Thursday, April 16, 2020

“Chết dưới tay Trung Quốc”

Diễm Thi (VNTB)Không vì dịch bệnh mà Trung Quốc bỏ quên mộng Trung Hoa, Biển Đông vì thế vẫn nổi sóng.
Trung Quốc càng cường thịnh, nhu cầu bá quyền càng cao, ý thức hệ không ngăn được dã tâm Trung Quốc trong các vấn đề mà Bắc Kinh coi là “cốt lõi quốc gia”.
Chúng ta có virus Vũ Hán khiến hàng ngàn người chết, nhưng virus nguy hiểm nhất chính là virus đỏ bá quyền Bắc Kinh.
Người Mỹ và lục địa già Âu châu bị lừa trong ít nhất ba thập niên trở lại đây, họ không tin rằng Trung Quốc lại có thể trở thành đối thủ khác trong một cuộc chiến tranh lạnh giống như Liên Xô, bắt đầu từ thời điểm Nixon kết bạn với Trung Quốc.
Năm 1999, ít người quan tâm rằng Trung Quốc Cộng sản đang trở thành cường quốc thế giới. Và giờ ít người biết rằng
Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày nay lớn hơn cả Đảng Cộng sản Liên Xô và Trung Quốc cộng lại trước thời điểm 1970.
Thế giới đang đối mặt với hệ thống chủ nghĩa tư bản kinh tế và chủ nghĩa độc đoán về chính trị. Dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình, Trung Quốc trở thành đế chế tà ác mới với mục tiêu bá chủ thế giới bằng cách gây ảnh hưởng đến từng quốc gia và tổ chức liên khu vực.
Trung Quốc có chân quan trọng trong Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Bắc Kinh cũng là ‘ông chủ’ của tổ chức Y tế thế giới hiện thời.
Bắc Kinh đã lợi dụng niềm tin ngây thơ của giới phương Tây, khiến giới tinh hoa phương Tây tin rằng việc kết hợp kinh tế thị trường vào hệ thống chính trị của Trung Quốc sẽ dẫn đến một Trung Quốc tự do hơn, với mối quan hệ chặt chẽ và mật thiết với Mỹ, thân thiện với các nước phương Tây và các nước láng giềng châu Á. Thực tế hoàn toàn khác, Trung Quốc là vùng đất dữ của nhân quyền, ăn cắp sở hữu trí tuệ, và dần trở thành một đế quốc trong mắt các nước láng giềng khu vực.
Đảng cộng sản đang cai trị Trung Quốc, một nhóm nhỏ những người nắm giữ quyền lực. Và bắt đầu nazichina được xướng danh như cảnh báo về tính phát xít ẩn chứa bên trong chính quyền Tập Cận Bình.
Trung Quốc phát triển thành một quốc gia phi tự do, là mối đe dọa với thế giới. Bằng cách tích luỹ nguồn của cải từ sự cưng chiều và ngây thơ của giới Âu Mỹ, Trung Quốc hình thành tự do kinh tế và cho phép những người cộng sản thực thi các chính sách dùng tiền bẻ cong các tiêu chuẩn luật pháp hiện đại, nền tảng đạo đức.
Trung Quốc giương cao ngọn cờ của Mao Trạch Đông! Và Mao Trạch Đông là người khiến hàng triệu người trong nước lẫn bên ngoài Trung Quốc chết oan trong nạn đói, lao động cưỡng bức và chiến tranh.
Tập Cận Bình từng đe doạ những người tự do ở Hồng Công với ngôn từ sắt máu, ông ta thề sẽ “giết, nghiền nát thi thể và xương” những ai có ý đồ tách vùng lãnh thổ này ra khỏi đại lục, ám chỉ các cuộc biểu tình diễn ra tại Hồng Công. Lời đe doạ này không khác gì cách Trung Quốc từng thể hiện ở quảng trường Thiên An Môn. Và Trung Quốc sẽ sử dụng ý chí sắt máu này ngay tại Biển Đông bới tưu duy cốt lõi như thế.
Nhân loại đang trở thành nạn nhân và chết dưới tay Trung Quốc nếu như không thức tỉnh kịp thời, kể cả Việt Nam.
Trước là Made in China với công xưởng giá rẻ khiến cả thế giới phụ thuộc, nay là Mộng Trung Hoa với lợi ích cốt lõi..

Tản mạn về việt kiều, doanh nhân, giang hồ và chế độ cs độc tài tham nhũng



Hoa Mai Nguyen|

Trong một chuyến du lịch về phép quê nhà cũng là có dịp thăm lại mồ mả ông cha tại một vùng quê hẻo lánh.
Vào một buổi chiều , tôi và người anh con ông bác đang ngồi ở hiên nhà cùng nhau uống nước chè và đàm chuyện thì một anh Chủ tịch xã đến chơi, tiện thể hắn ngồi uống chè cùng với hai anh em chúng tôi.
Người anh con ông bác giới thiệu về tôi là một chú em họ đang định cư ở nước ngoài nay về phép thăm lại quê hương và mồ mả ông cha, sau một hồi giới thiệu qua loa cùng với những câu chuyện nhạt nhẽo thì hắn bắt đầu khơi mào để đi vào nội dung chính.
Hắn hỏi tôi rằng, anh trở về thăm quê hương có cảm nhận thấy đất nước ta đã thay đổi rất nhiều so với thời kỳ anh cất bước ra nước ngoài sinh sống không?. Đó cùng là những chủ trương đúng đắn của đảng và nhà nước VN. Nhờ đảng mà bà con ở vùng quê này đã được ấm no và hạnh phúc, cuộc sống ngày một cải thiện tốt hơn v.v.
Trong lúc đó tôi cứ ngồi im để nghe hắn tuyên truyền sự dối trá nhằm mục đích gì, và cuối cùng thì hắn hỏi tôi một điều rằng. Anh có ý định trở về quê làm ăn kinh doanh sản xuất gì không?, nếu anh muốn kinh doanh sản xuất ở xã Nam Tiến này thì anh muốn thuê bao nhiêu đất và bất cứ ở chỗ nào tôi cũng có thể đáp ứng cho anh, Nghe đến điều đó tôi liền hỏi lại, thế những mảnh ruộng, nhà cửa của bà con trong xã này thì sao, hắn trả lời rằng vấn đề đất đai của bà con, xã sẽ có chính sách đền bù vì vậy anh không phải lăn tăn. Tôi hỏi tiếp nếu xã đền bù không thỏa đáng cho bà con, gây nên sự chậm trễ thi công xây dựng và sản xuất thì sao. Hắn trả lời rằng anh an tâm chúng tôi đã có lực lượng công an xã để đứng ra đàn áp trong lúc bà con bức xúc gây cản trở công việc.
Qua câu chuyện có thật ở trên, chúng ta nhận thấy rằng chỉ có một tay Chủ tịch xã ở một vùng quê hẻo lánh cũng đã nghĩ tới chuyện làm ăn chia chác với các doanh nghiệp để lấy cưỡng chế đất của bà con trong xã với mức đền bù rẻ mạt. Khi tay Chủ tịch xã ngửi thấy mùi tiền có thể kiếm ăn được là hắn lao như con thiêu thân và không cần biết cá nhân tôi hiện đang ở nước ngoài là thành phần như thế nào, và cho dù tôi là thành phần buôn thuốc phiện, hay là cướp nhà băng, xã hội đen đi chăng nữa, hắn không thèm quan tâm, với hắn chỉ coi tôi là miếng mồi để làm giàu cho hắn.
Nhiều năm qua đã có nhiều ACE Việt kiều trở về quê hương kinh doanh chỉ làm mồi cho đám quan thầy CS mà thôi, cuối cùng đành phải bỏ của để chạy lấy người, nhiều doanh nghiệp ở trong nước cấu kết ăn chia với chính quyền tham nhũng, khi làm ăn thua lỗ, hoặc phi pháp, bị giam giữ thì tự phải gánh chịu còn bọn chúng vẫn ung dung và được thăng quan tiến chức ở một guồng máy độc tài và tham nhũng.
Vừa qua ngày 11/4, Công an tỉnh Thái Bình cho biết bị can Đường bị bắt lúc 21h ngày 10/4 tại thôn 8, xã Hào Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.
Đường bị cáo buộc liên quan vụ án cố ý gây thương tích cho tài xế do vợ Nguyễn Thị Dương (40 tuổi) chỉ đạo. Ngày 7/4, Dương và hai nhân viên Nguyễn Đức Mạnh (28 tuổi, trú thành phố Thái Bình, lái xe) và Phạm Ngọc Quý (17 tuổi, trú huyện Vũ Thư, Thái Bình) bị khởi tố, tạm giam để điều tra tội Cố ý gây thương tích, theo khoản 2 điều 134 Bộ luật Hình sự.
Những người dân ở Thái Bình khi nghe đến tên vợ chồng Đường Dương đều khiếp sợ, đó là một băng đảng xã hội đen có một hệ thống chính quyền bảo kê những việc làm đen tối như sử dụng côn đồ, giang hồ xã hội đen để chèn ép, hăm dọa buộc các nhà thầu khác phải “bán sới” khỏi các cuộc đấu giá đất trong suốt chục năm qua.
Rõ ràng chúng ta thấy vợ chồng Dương Đường và đàn em của hắn đã bị bắt, nhân dân Thái Bình tỏ ra phấn khởi nhưng không ai chú ý tới kẻ bao kê cho băng nhóm này đã ngang nhiên hoạt động trong suốt nhiều năm qua, tuy có nhiều đơn tố cáo của bà con nhưng Công an TP Thái Bình không hề giải quyết đã thế chồng Dương Đường còn chia sẻ hình ảnh gặp gỡ, giao lưu với một số lãnh đạo, chụp ảnh chung với cựu Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
Kết luận
Cuối cùng chúng ta khẳng định một điều rằng, những Việt kiều trở về nước kinh doanh, cũng như các doanh nghiệp ở trong nước và băng đảng trùm xa hội đen đều là nạn nhân của một guồng máy độc tài tham nhũng đã và đang nuôi béo chúng nó, khi làm ăn thua lỗ, phá sản hoặc bị bắt giữ thì bọn chúng phủi tay, cùng lắm thì một số cán bộ đảng viên nhỏ bé bị kiểm điểm đình chỉ công tác hoặc bị bắt giữ như một con vật tế thần, còn đám chóp bu vẫn ung dung tại vị.
Hãy nhìn những vụ án mang tầm cỡ quốc gia như án Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh, Trần Bắc Hà, v.v, đó là tay chân của cựu TT Nguyễn Tấn Dũng đã bị bắt và chết trong tù nhưng ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn ung dung tự tại và không ai dám động đến hắn.
Chế độ CS độc tài là guồng máy nảy sinh ra tham nhũng, cửa quyền và quan liêu, nhiều năm qua ĐCSVN phát động phong trào quyết tâm chống tham nhũng bằng miệng để lừa gạt nhân dân, có khi nào kẻ tham nhũng lại chống lại chính mình đang tham nhũng không nhỉ? chúng ta cứ nhìn vào khối tài sản kếch xù của đám cán bộ đảng viên cao cấp trong Ủy viên BCT thì sẽ rõ.
Đất nước VN chỉ có xóa bỏ được chế độ CS độc tài thì những tệ nạn tham nhũng, bảo kê cho các xã hội đen, bao che lậu thuế cho các doanh nghiệp sẽ tan biến đi rất nhiều.
Xóa bỏ được chế độ CS, đất nước VN có tự do, dân chủ, xã hội công bằng, pháp luật công minh thì nhân dân VN ta sẽ có một cuộc sống ấm no và hạnh phúc.
13.04.2020
HMN.

Chính phủ ở đâu?

Ảnh: Người Dân chen lấn ngày hôm qua tại thủ đô để đi nhận gạo, từ “ATM gạo” do một tổ chức thiện nguyện phát cho dân, còn chính phủ nói thì Dân lên tivi mà nhận nhé.
Phạm Minh Vũ|
Thiên tai hạn hán, thủy điện xả lũ làm dân chết, tài sản nhà cửa trôi theo. Lúc dân khó khăn nhất chính phủ ở đâu? Hay chỉ có những nhà hảo tâm quyên góp rồi cứu trợ dân, có khi chính quyền địa phương phải có phần thì cuộc cứu trợ mới suôn sẻ.
Chính phủ nói tung gói cứu trợ 350 tỷ cứu 5 tỉnh miền Tây khỏi hạn hán, tiền đó về tay dân chưa hay về nhà quan hết cả rồi? Có ai thấy chính phủ cứu dân chưa hay là chỉ có các nhà hảo tâm mua máy lọc cứu dân? Mà mua cho máy rồi, chính quyền còn tiếc tiền điện để đắp chiếu máy, mặc cho dân chết khát, vai trò chính quyền làm được gì cho dân?
Trong khi các nước khác đã chuyển tiền vào tài khoản hỗ trợ cho dân, còn chính phủ VN thì sao? Ngoài bánh vẽ để mị dân ra có ai thấy gói 62 ngàn tỷ ở đâu không? Có ai nhận được một đồng từ gói cứu trợ khẩn cấp đó chưa?
Tôi thấy, ở VN tất cả những hội đoàn chính phủ rót tiền kinh khủng để nuôi đám đó nhưng chỉ ăn hại, không giúp gì thiết thực cho dân nhất là chẳng có tập đoàn nào phát gạo cho dân như những máy ATM gạo này, chỉ do các tổ chức thiện nguyện mua gạo, mua thức ăn cứu dân trên khắp cả nước, trong khi đó có tổ chức nào do chính phủ dựng lên đã làm như vậy chưa?
Chính phủ ở đâu? Sao lại để dân đói dân chen lấn đi nhận gạo từ các nhà hảo tâm như thế?
Tôi chẳng hiểu, ngoài ăn hại, tàn phá tài nguyên quốc gia thì chính phủ VN đã làm được gì cho Nhân dân, ít nhất một kg gạo lúc dân đói, phải chăng chúng ta nuôi chúng thật phí tiền thuế của ta!

Hỗ trợ Covid-19: lên đài truyền hình VN mà nhận tiền


Hoa Mai Nguyen|

TẢN MẠN VỀ MÙA DỊCH COVID-19 (Tựa của tác giả)

Hôm nay (15.4.2020), Chính phủ Đức họp về vấn đề cho phép một số Bộ ngành, cơ sở sản xuất được phép hoạt động trở lại, tính từ ngày 19.04, theo cá nhân tôi nhận định rằng CP Đức sẽ cho phép học sinh đi học lại bình thường và các quán xã cũng có thể được phép mở cửa.
Trong những thời giai này, người dân đang sinh sống ở nước Đức ngồi nhà tránh dịch cũng có thời gian để sửa chữa, dọn dẹp nhà cửa như quét vôi tường nhà, phụ nữ có thời gian thể hiện những món ăn ngon cho gia đình, còn vấn đề mức lương, những người hưởng trợ cấp xã hội vẫn được hưởng bình thường cho người dân ngồi nhà tránh dịch và không phải lo lắng vì đã có nhà nước Đức đã lo thay.
Nhưng cũng thời gian này thì ở đất nước VN lại hoàn toàn khác, Chính phủ VN lợi dụng đại dịch đã đục nước thả câu để hô hào nhân dân chung tay cứu giúp với tinh thần tương thân tương ái nhưng số tiền đó đã chạy hết vào túi riêng của đám chóp mu lãnh đạo, gần 3 triệu USD do Mỹ giúp đỡ cho đợt dịch bệnh này cũng chạy hết vào túi bọn chúng, cho nên đám tham nhũng này đang được hưởng những số tiền NO BÉO.
Bọn chúng ăn no béo còn rửng mỡ, lấy tiền thuế của nhân dân tiếp tục hỗ trợ lương thực và nhu yết thiết phẩm các nước có dịch bệnh, trong khi đó nhân dân VN đang thiếu thốn mọi thứ.
Nhân dân VN lúc này đang lo lắng bởi ngồi nhà nhưng chưa nhận được đồng tiền hỗ trợ của Chính phủ VN, theo cái đà này thì ngồi nhà tránh dịch bệnh và không biết đến dịch bệnh Covid 19 đến khi nào mới hết, nhưng hết tháng này thì người dân VN sẽ có rất nhiều người chết đói và không có khả năng chi trả tiền nhà, tiền điện nước v,v.
Mấy hôm nay nhân dân đã nghe thấy TT Nguyễn Xuân Phúc triển khai gói cứu trợ 62 nghìn tỉ đồng tới nhân dân trong cả nước trên các phương tiện truyền thông báo chí.
Nhân dân VN chỉ biết nghe và đọc thấy như thế nhưng cho tới nay chưa nhận được một đồng xu cắc bạc nào từ trong gói cứu trợ, rất nhiều người tỏ ra chán nản và thất vọng với lời hứa suông của Phúc nổ, còn có nhiều người thốt nên rằng, ông Phúc nói trên ti vi thì ngày mai chúng ta lên đài truyền hình VN để mà nhận tiền.
Rõ ràng chúng ta thấy, cũng là một con người sinh sống trên trái đất này nhưng sống ở 2 thể chế khác nhau được đối xử cũng hoàn toàn khác nhau.
Nhân dân VN đi làm và đóng thuế cho một đám ăn hại và không hề quan tâm đến cuộc sống của người dân, chúng chỉ muốn cướp đoạt thêm những đồng tiền nhỏ bé của nhân dân để làm giàu cho chúng. Vì vậy nhân dân ta đóng thuế nuôi bọn lãnh đạo CS độc tài thật là quá lãng phí. Nuôi con chó, con mèo có khi còn lợi hơn nuôi một đám cán bộ lãnh đạo ăn hại đái khai này.
Còn người dân đang sinh sống ở một đất nước tự do dân chủ, họ đóng thuế nuôi Chính phủ, mà CP đó thực sự đang làm việc để chăm lo và phục vụ người dân. Cuộc sống của người dân luôn ấm no và hạnh phúc, những đồng tiền thuế đóng cho Chính phủ ở một thể chế dân chủ không hề bị thất thoát, cho nên người dân họ dân hài lòng với một thể chể chế dân chủ và đa nguyên.
*Kẻ viết bài này cũng rất hài lòng khi đóng những đồng thuế của mình để nuôi Chính phủ Đức.
*Còn các bạn ở VN đang đóng thuế nuôi Chính phủ có thấy hài lòng hay không?
15.04.2020
HMN

Nước, nước nhà, nhà nước và CSVN


Nước – một từ trung tính, không phân biệt xu hướng tình cảm hay xu hướng chính trị. Nước dùng để chỉ một vùng lãnh thổ có chủ quyền, kể từ khái niệm “nhà nước” ra đời. Ví dụ: nước Mỹ, nước Tàu, nước Việt Nam v.v…

“Nước nhà” còn được gọi bằng nhiều cách khác nhau như: đất nước, quê hương, tổ quốc, đất mẹ, quê cha đất tổ v.v… để bày bỏ tình cảm, như: yêu nước, yêu tổ quốc, đất nước mến yêu, nơi chôn nhau cắt rún v.v…

“Nhà nước”, gọi theo chữ Hán – Việt là quốc gia – một tổ chức do dân lập ra bằng phương cách bầu cử (phải tự do – công bằng mới đảm bảo sự bền vững và chính danh). Điều này có nghĩa, nhà nước là một tổ chức, nó được lập ra để phụng sự tất cả yêu cầu của người dân sao cho xã hội an hòa, thịnh vượng và bảo đảm “nước nhà” được vẹn toàn lãnh thổ.

Báo Mới số ra ngày 10 tháng Tư năm 2020 cho hay, Bộ Giáo dục – Đào tạo định đưa khái niệm “yêu nước” vào tiêu chí xếp loại học trò vừa phi sư phạm vừa chính trị hóa bởi:

– Đặt dấu “bằng” giữa chủ nghĩa Yêu Nước và lòng yêu nước sẽ dẫn đến phép ngụy biện dựa vào dân chúng (Fallacy of argumentum ad populum). Sai lầm của phép ngụy biện này, thông thường là cách kêu gọi về tình cảm nhằm hướng người dân đến một kết quả (ngỡ rằng tốt đẹp) bằng tình cảm hơn là lý trí. Tức là, mọi “quốc đề” được giải quyết bằng tình cảm và cảm tính chứ không phải bằng lý trí và khoa học. Theo đó, sự mù quáng tất yếu phải lên ngôi. Khi mù quáng ngập tràn trong dân chúng với bối cảnh xã hội hiện nay, thật khó khăn để ngăn cản sự giận dữ bùng nổ trong mọi thành phần và mọi hoàn cảnh.

– Xã hội từ đó hỗn loạn về mọi mặt, đặc biệt về nhân cách và đạo đức, vì bất kỳ ai (cũng được) chỉ cần nhân danh “lòng yêu nước”, phát hiện “bọn phản động” là “mạnh dạn” thay thế tất cả mọi giá trị và chuẩn mực để hành xử cá nhân và không loại trừ yếu tố nhằm trả thù vì những lý do nào đó.

– Lòng yêu nước chi phối toàn diện, tất nhiên pháp luật sẽ bị bỏ xó. Một xã hội vô chính phủ hiện nguyên hình bằng những hành vi hoang dã nhân danh “lòng yêu nước gắn liền yêu CNXH”, từ đó sẽ làm đảo lộn toàn bộ mọi lãnh vực từ kinh tế – chính trị, an ninh quốc phòng cho đến giáo dục – y tế, văn hóa – thể thao v.v…

KẾT:
Bộ Giáo dục – Đào tạo đưa khái niệm trừu tượng “yêu nước” vào nhà trường để xếp loại học trò ngay từ cấp tiểu học, tức là tiếp tục chủ trương NHỒI SỌ – một thứ độc dược ghê gớm nhất mà loài người từng biết đến, với sức phá hủy mãnh liệt và liên tục NHÂN CÁCH dân tộc Việt Nam!

Người CSVN phải chấm dứt gây tội ác ngay lập tức!

Ăn theo virus Vũ Hán: Bầy khủng long hút máu nông dân

RFA – Gió Bấc’s blog 

Do sức ép của dư luận và các doanh nghiệp, hậu trường màn kịch cấm xuất gạo bảo đảm an ninh lương thực trong đại dịch hạn hán đã hé lộ. Tổng Công ty Lượng thực1, Tổng Cục Dự trữ quốc gia tác đông cấm xuất để dìm giá gạo, Bộ Tài Chính, Tổng Cục Hải Quan đắc lực tham gia vở diễn. Muốn thật sự bảo đảm an ninh lương thực cần thanh tra ngay hai con khùng long này. Bác Tổng muốn nung lò chuẩn bị cho đại hội 13 thì đây chính là cơ hội tốt. Ít nhất 13 tỉnh đảng bộ, hơn 80 triệu nông dân sẽ vô cùng biết ơn và tôn phò người nào trảm tham quan, cứu nguy cho giá lúa.

Gần đây báo chí trong nước phê phán một số người ăn mặc tươm tất, chạy xe máy tay ga đến nhận quà từ thiện cho người nghèo trong mùa dịch virus Vũ Hán và gọi đây là nhũng “ký sinh trên lưng người nghèo”. Lạm dụng lòng tốt, ăn chận của người nghèo thật là hành vi bất nhẫn đáng trách nhưng đó chỉ là hành vi cá biệt, cơ hội sự tham vặt của cá nhân. Kinh tởm hơn, khủng khiếp hơn, có những tổ chức, cơ quan được giao quyền lực, trách nhiệm quản lý vĩ mô những vấn đề hề trọng của quốc gia lại chớp thời cơ đại dịch, dựng chiêu bài, danh nghĩa vì an ninh lương thực o ép nông dân, doanh nghiệp trên quy mô cả nước để trục lợi. Đó là cốt lỏi sâu xa bên trọng chuyện lằng nhằng cho, cấm xuất khẩu gạo.

Thừa 3 triệu tấn gạo cứ “sợ” thiếu ăn
Gần một tháng qua, cuộc tranh luận gay gắt cấm hay cho xuất khẩu gạo diễn ra trên dư luận báo chí, mạng xã hội và ngay trong chính phủ. Cao điềm từ ngày 23-3 khi chính phủ chỉ thị ngừng xuất khẩu gạo và ngay ngày sau đó Bộ Công Thương xin dừng cấm.
Phía đề nghị cấm xuất khẩu gạo nêu lý do phải bảo đảm an ninh lương thực trong điều kiện hạn mặn xâm nhập Miền Tây và đại dịch virus Vũ Hán. Tổng Cục Hải Quan đưa ra thông tin sốt nóng, chỉ trong 2 tháng đầu năm, Trung Quốc đã mua của ta lượng gạo bằng 600% so cùng kỳ 2019. Nạn thiếu gạo thời bao cấp vẫn còn là mối ám ảnh của nhiều ngươi, thảm họa đại dịch và hạn mặn đang là thời sự, yếu tố Trung Quốc và con số 600% rất ấn tượng nên thoạt đầu đề xuất này được nhiều người đồng tình.
Ngày 23-3 chính phủ chỉ đạo ngừng xuất khẩu gạo lập tức trên thị trường nội địa, giá lúa giảm hơn 500 đồng/kg người nông dân chưa kịp mừng đã rơi vào điệp khúc lúa được mùa mất giá. Các doanh nghiệp kinh doanh lương thực ở các tỉnh phía Nam cũng lao đao vì ách tắc không thể xuất hàng theo hợp đồng đã ký với nước ngoài. Gạo lúa bị ùn ứ từ đồng ruộng đến kho bãi của doanh nghiệp thậm chí cả bến cảng.
Nhưng các doanh nghiệp, lãnh đạo các tình Long An, An Giang đã có văn bản kiến nghị Chính phủ cho xuất gạo vì lúa đông xuân đang trúng mùa, giá gạo thế giới đang tăng mà trong nước bị khê đọng hạ giá không tiêu thụ được. Theo thống kê của Bộ Công Thương lượng gạo ùn ứ trong kho bãi và ngay các bến cảng của các doanh nghiệp là trên 1,3 triệu tấn.
Về con số Trung Quốc mua tăng 600% so với năm 2019, nghe thật lớn nhưng thực tế chỉ là 20.000 tấn, rất nhỏ so với khả năng, sản lượng gạo hàng hóa của Việt Nam. Do năm 2019 Trung Quốc có khách hàng mới mua gạo của ta rất ít.
Nhiều nhà kinh tế như Nguyễn Đức Thành nguyên Thành viên tổ tư vấn chính phủ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) ,Vũ Kim Hạnh nguyên TBT báo Tuồi trẻ, hiện phụ trách Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hồ trơ doanh nghiệp (BSA) lên tiếng ủng hộ việc xuất khẩu gạo trong thời cơ giá gạo thế giới đang tăng.
Giáo sư Tiến sĩ Võ Tòng Xuân người cha đờ đầu hàng trăm giông lúa của Việt Nam khẳng định “Chúng ta biết rất rõ lượng lúa gạo Việt Nam hiện có sau vụ đông xuân trúng mùa, dù đã dành lại 1,5 triệu tấn dự phòng cho an ninh lương thực, vẫn dư ra ít nhất trên 3 triệu tấn gạo trong kho và bồ lúa của dân, trong khi hiện giá gạo trên thị trường thế giới tăng cao là dịp để cho nông dân bán lúa giá cao. Hai tháng nữa miền Tây Nam Bộ lại bắt đầu thu hoạch vụ lúa hè thu, vì vậy Việt Nam khó có thể thiếu gạo” (1)
Cơ hội khẳng định vị thế cường quốc gạo!
Giáo sư Võ Tòng Xuân phân tích hệ quả tích cực của việc xuất khẩu gạo trong thời điểm dịch bệnh không chỉ có lợi cho người dân mà còn nâng vai trò vị thê và hiệu quả kinh tế quốc gia “ Không cho các doanh nghiệp ký hợp đồng bán gạo cho Philippines, Indonesia, Trung Quốc… trong lúc họ đang cần, không chỉ chúng ta mất cơ hội bán gạo giá cao mà còn mang tiếng là quốc gia không có tinh thần giúp đỡ các nước trong lúc khó khăn.
Tôi vẫn đề xuất Chính phủ cho xuất trên 3 triệu tấn gạo bởi theo tính toán kỹ lưỡng của chuyên gia, chúng tôi nghĩ rằng là một cường quốc về xuất khẩu gạo, Việt Nam hoàn toàn làm chủ được an ninh lương thực, đồng thời có dư để giúp các quốc gia thiếu gạo trên thế giới. 
Trong đại dịch COVID-19, không riêng gì Việt Nam mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều bị thiệt hại. Nền kinh tế đi vào khủng hoảng khiến chính phủ mỗi nước phải tốn kém rất nhiều nguồn lực, tung ra nhiều chính sách kích cầu để vực dậy nền kinh tế và hỗ trợ doanh nghiệp, việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo thành công chính là “cú hích” giúp doanh nghiệp có lãi, ngân sách nhà nước cũng có lợi.”
Thủ tướng run tay, xuất nhỏ giọt
Ngày 31-3 Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT chính thức đề nghị cho xuất khẩu gạo những vẫn còn có ý kiến không đồng tình.
Trước những đề xuất mạnh mẽ này, Thủ tướng kiến tạo Nguyễn Xuân Phúc dùng dằng mãi đến ngày 10-4 mới cho xuất khẩu gạo với mức độ nhỏ giọt 400.000 tấn trong tháng 4, yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ liên quan báo cáo tình hình xuất khẩu gạo tháng 4/2020 và đề xuất Thủ tướng Chính phủ phương án điều hành xuất khẩu gạo tháng 5/2020 trước ngày 25/4/2020. ..… (2)
Với người dân, quyết định này là niềm vui không trọn vẹn. Giáo sư Tiến sĩ Võ Tòng Xuân, bày tỏ ý kiến xác đáng là “Tôi mừng vì Thủ tướng đã lắng nghe ý kiến của chuyên gia, chính quyền và doanh nghiệp cho phép xuất khẩu gạo trở lại, tuy nhiên quyết định cho xuất khẩu 400.000 tấn gạo trong tháng 4 mới chỉ tháo gỡ được một phần cho doanh nghiệp. Còn bà con nông dân trồng lúa của miền Tây Nam Bộ lại một lần nữa chưa được hưởng trọn niềm vui trúng mùa được giá. Theo tôi, quyết định chỉ cho xuất 400.000 tấn gạo trong tháng 4 vì sợ ta thiếu gạo trong thời COVID-19 là chưa hợp lý…”
Tại sao xuất khẩu gao thời điểm này thật sự an toàn, ích nước lợi dân nhưng người ta cố tình cản trở và ai có lợi trong việc cấm xuất khẩu gạo?  Phó Giáo sư, Tiên sĩ Nguyễn Đức Thành đã chỉ rỏ đích danh kẻ thủ lợi “Theo tôi Việt Nam không nên áp dụng chính sách cấm xuất khẩu gạo hoặc chế độ quota lúc này. Tất cả chỉ làm lợi cho các nhóm lợi ích núp bóng nhà nước như Hải quan, VFA, VinaFood, v. v… đồng thời gây thiệt hại và phân hóa các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, khiến thị trường bị đẩy lùi hàng chục năm”. (3)
Cấm xuất vì Vinafood 1 lở ký hợp đồng giá rẻ!
Đây là nhận định chính xác và dũng cảm nêu đúng bản chất thực trạng Việt Nam hàng chục năm qua. Mặc dù luật doanh nghiệp cho phép hàng trăm công ty xuất khẩu gạo nhưng quyền lực trong hoạt động này vốn nằm trong tay hai Tổng Công Ty Lương Thực Miền Bắc (Vinafood 1) và Miền Nam (Vinafood 2) những doanh nghiệp nhà nước do các cựu quan chức được đảng bổ nhiệm. Hiệp Hội Lương Thực Việt Nam VFA cũng do chính các quan chức này lãnh đạo.
Các Vinafood được ưu tiên ký kết xuất khẩu các hợp đồng chính phủ, ưu tiên chì định cung cấp lương thực cho Tổng Cục dự trữ quốc gia được tham gia các cuộc họp chính phủ trong lĩnh vực có liên quan… Trong trường hợp này, Vinafood 1 là doanh nghiệp duy nhất có mặt trong cuộc họp đưa đến quyết định cấm xuất khẩu gạo ngày 23-3.
Lý do Vinafood 1 tác động chính phủ cấm xuất khẩu gạo được nhà báo Mai Bá Kiếm cựu Thư Ký Tòa soạn báo Phụ Nữ TP. HCM viết trên Fb như sau:“Số là năm 2019, Vinafood 1 xuất gạo cho Cuba và Malaysia với giá 355 USD/tấn, rồi ép giá thu mua của nông dân: 4.200 đ/kg lúa 504, nên lời to! Quen ăn trên mồ hôi nông dân, đầu năm 2020, Vinafood 1 ký HĐ bán gạo cho Cuba – giá 365 USD/tấn, Malaysia giá 334 USD/tấn, tổng cộng 490.000 tấn.
Ai dè, năm 2020, nông dân giảm diện tích trồng lúa 504 để trồng lúa thơm. Nên đầu tháng 3/2020, giá lúa 504 lên 5.100 đ/kg – 5.300 đ/kg, quy gạo phải 380 USD/ tấn. Vinafood 1 cầm chắc lỗ 400 tỷ đồng, nên xúi bộ Công thương xin Thủ tướng dừng xuất khẩu gạo, để giá lúa trong nước giảm!” (4)
Không phải lần đầu những con khủng long vì lợi ích riêng tác động cấm xuất khẩu gạo ngay lúc giá thế giới đang tăng mà các nhà kinh tế, các doanh nghiệp đã nhiều lần nhắc nhở tiền lệ tương tự vào năm 2008. Chính quyết sách sai lầm này không chỉ gây thiệt hại hàng trăm triệu đô la giá trị xuất khẩu năm đó mà còn làm giá gạo Việt Nam luôn thấp hơn giá gạo Thái Lan cùng chủng loại từ 70 đến 80 USD/tấn.
Tổng Cục dự trữ trống kho vì ưu ái sân sau
Không chỉ Vinafood 1, con khủng long thứ hai cũng cần cấm xuất khẩu gạo để ép giá nông dân trục lợi là Tổng Cúc dự trữ quốc gia. Được chính phủ giao chỉ tiêu dự trữ lương thực tống cộng 280.000 tấn gạo nhưng vào giữa tháng 3 khi kiểm tra các kho của Tổng Cục mới chỉ có 8000 tấn gạo. Giá gạo nội địa lúc này đã lên cao hơn giá trước đó nên Tổng Cục cũng có nguy cơ không hoàn thành chỉ tiêu, cần cấm xuất gạo để hạ giá gạo trong nước. Đau đớn thay, đỡ đầu và tiếp sức cho âm mưu hút máu nông dân ấy là Bộ Tài Chính được chính phủ giao trách nhiệm phối hợp quản lý xuất khẩu gạo và bảo đàm an ninh lương thực.
Ngay trong ngày 10-4, ngày chính phủ cho xuất khẩu gạo, âm mưu cấm để ém giá bất thành, Bộ Tài Chính đã có công văn đề nghị kéo dài thời gian cấm xuất khẩu gạo, lần này không còn nhân danh an ninh lương thực mà lộ liễu hơn là để cứu Tổng Cục Dự trữ Quốc gia và các doanh nghiệp sân sau. Do việc mua gạo dự trữ quốc gia đang khó khăn, Bộ Tài chính đề nghi Bộ Công Thương dừng xuất khẩu gạo tẻ đến giữa tháng 6. Dư luận cho rằng với công văn này Bộ Tài Chinh đã ngáng chân Bộ Công Thương,
Trong văn bản, Bộ Tài chính cho rằng kế hoạch Thủ tướng giao mua dự trữ 190.000 tấn gạo và 80.000 tấn thóc tẻ loại thường. Các doanh nghiệp đã bỏ thầu và trúng thầu cung cấp khoảng 178.000 tấn. Tuy nhiên, khi thấy nhu cầu xuất khẩu gạo tăng, một số doanh nghiệp lại trì hoãn ký hợp đồng, không thương thảo dù đã trúng thầu.
Vì thế, Bộ Tài chính đề nghị dừng xuất khẩu gạo tẻ đến 15/6 để đảm bảo công tác mua dự trữ quốc gia. Các mặt hàng gạo nếp, gạo đồ, gạo hữu cơ, gạo thơm vẫn được xuất khẩu bình thường. Sau khi cơ quan dự trữ quốc gia đã mua đủ theo kế hoạch, sẽ tiếp tục để xuất khẩu linh hoạt.
Ưu tiên mua gạo ở nơi thiếu gạo!
Thực tế qua kiểm kho, Tổng cục dự trữ mới nhập được hơn 7000 tấn gạo trên chì tiêu đã giao. Theo Tổng cục Dự trữ Nhà nước, ngày 11/4, Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nam Tây Nguyên đã phải thông báo về việc hủy kết quả lựa chọn nhà thầu các gói thầu cung cấp gạo nhập kho dự trữ quốc gia năm 2020. Lý do các nhà thầu từ chối ký hợp đồng cung cấp gạo dự trữ (5)
Vì sao đã được giao thầu gần 1 tháng mà các doanh nghiệp này mới chỉ thức hiện được hơn 0,2% khối lượng, các doanh nghiệp này là ai? Nhà báo Mai Bá Kiếm đã lý giải, “theo thói quen, Tổng cục Dự trữ Nhà nước “mở thầu” cho cả chục “DN sân sau” tại “3 tỉnh thiếu gạo” trúng thầu là: Lạng Sơn, Hà Nam, Hà Tĩnh.
Giá “lúa thường” lên 5.000 đ/kg, các “DN sân sau” phải “bỏ cọc (tiền bảo lãnh thực hiện HĐ) chạy lấy người”. Cục Dự trữ gom “cọc” được 803.272.000 VNĐ, mua được hơn 160 tấn gạo, đủ bảo đảm an ninh lương thực trong vòng… một nốt nhạc!”
Vì sao tại vựa lúa ĐBSCL có trên 180 DN kinh doanh lương thực đều không được giao thầu, cơ quan Dư trữ quốc gia lại giao cho DN thuộc ba tỉnh Lạng Sơn, Hà Nam, Hà Tỉnh đều là miền Núi lúa không đủ ăn nhiều năm phải cứu đói, xa địa bàn thu mua sản phẩm.
Thực hiện nhiệm vụ dự trữ quốc gia mà bê trễ, lơi lỏng như vậy rỏ là nguy hiểm. Hợp đồng cung ứng lương thực dư trừ quốc gia là lĩnh vực an ninh lương thực sao điều kiện hủy bỏ quá dễ dàng? Luật sư Trần Hồng Phong đã bình luận rằng “Biện pháp khắc phục vi phạm” chỉ là thu số tiền bảo lãnh dự thầu là quá nhẹ. Vì nếu họ xù thầu, dẫn đến ảnh hưởng an ninh lương thực là ko thể chấp nhận được, tiềm ẩn hậu quả nghiêm trọng. Chả lẽ Nhà nước phải xuất tiền ra mua chăng?”
Cần cho củi vào lò!
Vì sao Bộ Tài Chính lại bảo kê cho sai phạm của cơ quan dự trữ quốc gia và các doanh nghiệp hủy thầu ? Chỉ vì 160.300 tấn gạo chưa được nhập kho lưu trữ quốc gia mà 1.434.000 tấn gạo hiện đang nằm chờ xuất khẩu phải bị ách lại liệu có phải là cách điều hành vì lợi ích quốc gia?!
Rõ là việc xuất khẩu gạo không ảnh hưởng gì tới an ninh lương thực. Với cung cách mượn danh nghĩa an ninh lương thực để cho doanh nghiệp sân sau trục lợi của Tổng Cục Dự trữ quốc gia, thì dù lượng gạo hàng hóa dư thừa hàng năm không phải là 6,7 triệu tấn như hiện nay mà có lên đến vài ba chục triệu thì đất nước vẫn có nguy cơ mất an ninh lương thực.
Tác nhân gây rối loạn ách tắc hoang mang, mất an toàn vừa qua chính từ hai con khủng long Vinafood1 và Tổng Cục dự trữ quốc gia. Muốn thật sự bảo đảm an ninh lương thực cần thanh tra ngay hai con khủng long này. Bác Tổng muốn nung lò chuẩn bị cho đại hội 13 thì đây chính là cơ hội tốt. Ít nhất 13 tỉnh đảng bộ, hơn 80 triệu nông dân sẽ vô cùng biết ơn và tôn phò người nào trảm tham quan, cứu nguy cho giá lúa.
Dung dưỡng kéo dài guồng máy, cơ chế quản lý điều hành việc xuất khẩu gạo hiện nay vừa duy trì bất công, nông dân nghèo khổ nuôi béo bầy khủng long hút máu vừa tự đánh mất vai trò thế mạnh cường quốc lương thực trên trường quốc tế. Không lẽ gì với sản lương xuất khẩu đứng thứ nhì thứ ba thế giới mà giá gạo Việt Nam cứ đeo đít giá gạo Thái Lan với khoảng cách 70-80 USD tấn, Cứ nhìn bài học từ bóng đá, thay huấn luyện viên mọi thứ sẽ thay đổi.

Của dân hãy trả cho dân!

Năm 2019, Việt Nam dự toán thu thuế Bảo vệ môi trường là 69.758 tỷ đồng, tuy nhiên chi Bảo vệ môi trường chỉ có 2.290 tỷ đồng. Tức là dôi ra hơn 3 tỷ USD (67 nghìn tỷ đồng) thu vào ngân sách mà không được sử dụng đúng mục đích. Nói thẳng là 3 tỷ USD này dùng để bù lỗ cho các tập đoàn nhà nước và cân đối thu chi!
Đáng nói hơn, dự toán thu từ thuế bảo vệ môi trường tăng liên tục trong 3 năm gần đây. Từ 45 nghìn tỷ năm 2017, đến 47 nghìn tỷ năm 2018. Trong khi đó chi bảo vệ môi trường trong 2 năm này không tăng bao nhiêu. Chỉ tính riêng 3 năm gần nhất, thì đã có khoảng 7 tỷ USD được thu từ tiền thuế nhân dân trên danh nghĩa “bảo vệ môi trường” nhưng được sử dụng cho mục đích khác. Nói thuế phí của Việt Nam không hề rẻ là chính vì lí do đó!
Ngày cuối năm 2019, Việt Nam “hân hoan” tuyên bố thu ngân sách vượt dự toán hơn 128.000 tỷ đồng. Nhưng thực tế khu vực tăng mạnh nhất là thu từ dầu thô vượt 26,2% dự toán. Tức là vẫn nhờ lực đẩy của khai thác tài nguyên và khoáng sản. Mà tài nguyên khoáng sản quốc gia thì có hạn! Trữ lượng than khai thác được đã cạn kiệt, phải nhập khẩu từ nước ngoài. Việc Việt Nam dựa ngày càng nhiều vào nguồn thu từ khai thác dầu thô còn mang nhiều nguy cơ chính trị, đặc biệt là khi Trung Quốc đã liên tục tăng cường sức ép trên Biển Đông những năm gần đây.
Thu thuế từ dân nhưng sử dụng không đúng mục đích, cân đối thu chi bằng việc khai thác tài nguyên quốc gia là hai trong số nhiều đặc điểm của việc phát triển không bền vững. Bài học nhãn tiền là Venezuela với trữ lượng dầu thô lớn nhất thế giới nhưng vẫn trở thành nước đói nghèo, từ nước giàu nhất Châu Mỹ La-tinh với GDP cao hơn Tây Ban Nha những năm 1970, Venezuela bắt đầu đi vào vòng xoáy khủng hoảng khi trao quyền khai thác dầu thô cho các tập đoàn nhà nước.
Người dân có thể chưa chết vì con Virus có nguồn gốc từ “anh bạn vàng”, nhưng đang chết vì dịch, chết vì thiếu sự hỗ trợ, chết vì ngân sách quốc gia như dòng sông đã cạn! Số tiền mà các tập đoàn nhà nước phung phí của nhân dân chỉ trong những năm gần đây đã lên đến hàng chục tỷ USD!
Thái Lan, Malaysia đã giảm tiền điện cho dân, Indonesia miễn giảm tiền điện cho 31 triệu hộ nghèo, tất cả các nước này đều có những gói hỗ trợ tài chính. Khi các chính sách hỗ trợ còn rất hạn chế và chủ yếu nằm trên giấy, chính phủ Việt Nam đang đòi hỏi nhân dân phải ở nhà, đồng nghĩa với việc ngưng kế sinh nhai! Mà không phải chỉ khống chế được dịch, mở cửa lại là đủ vì kinh tế thế giới sẽ còn tiếp tục suy trầm, người nghèo Việt Nam biết trông đợi vào đâu?
Những gì của dân hãy trả lại cho dân, chỉ có tiếp tục cải tổ cơ chế mới có thể giảm được lượng tài sản quốc gia đang bị phung phí cho các nhóm lợi ích, chỉ có cải tổ mới có thể đưa nền kinh tế tư nhân cất cánh, tận dụng được cơ hội bằng vàng khi các nước phát triển dời chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc!
Không làm được điều đó, thì cũng xin đừng tự hào ngạo nghễ, xin đừng duy ý chí với những tuyên bố lấy được, cũng đừng nói lên 2 chữ “vì dân”.
Anh Vũ Ngô
………..
Nguồn số liệu: Cổng thông tin Điện tử nhà nước

Họ dạy lòng yêu nước như thế nào?

Yêu nước là một khái niệm rất rộng, khó ai định nghĩa rõ ràng về nó được. Tuy nhiên nói về lòng yêu nước thì từ cổ chí kim, bao giờ cũng có 2 xu hướng rõ rệt: xu hướng thứ nhất, yêu nước là chỉ yêu những gì đem lại tốt đẹp cho đất nước cho dân tộc mình mà thôi; thứ nhì, yêu nước là phải yêu tất cả những gì đang hiện hữu trên đất nước của mình. Như vậy thì yêu nước dạng thứ nhất đòi hỏi con người phải có cái đầu để suy xét rồi mới thể hiện lòng yêu nước của mình. Nó hoàn toàn ngược lại với xu hướng thứ nhì.
Ở xu hướng thứ nhất, đôi khi yêu nước lại là phê phán, thậm chí chống đối lại một thể chế chính trị đương thời. Những con người yêu nước dạng này họ không hề nhập nhằng giữa tổ quốc và thể chế chính trị. Họ biết, tổ quốc là mãi mãi còn thể chế chính trị là nhất thời, và thể chế chính trị được lập ra phải để phục vụ cho tổ quốc chứ không phải ngược lại. Như vậy mới có chuyện chỉ có người yêu nước chân chính mới bất chấp hiểm nguy để nói lên cái sai của một chế độ. Và xa hơn nữa, người ta đòi nó phải thay đổi.
Còn ở xu thế thứ nhì, nó hình thành nên những lớp người yêu nước lệch lạc. Loại yêu nước này nó rất dễ chuyển sang dạng yêu nước là yêu thể chế chính trị hay yêu triều đại đương thời, bất kể triều đại đó là tốt hay xấu, là lợi hay hại cho dân tộc và cho đất nước. Những con người theo xu hướng này chính là thành phần ngu trung trong xã hội. Một thể chế chính trị xấu xa, mang lại nhiều tai ương cho đất nước nó luôn nghĩ cách nhân giống loại yêu nước này để phục vụ cho mục đích cai trị của nó. Đến người phản quốc như Lê Chiêu Thống khi tháo chạy thì cũng có một số kẻ ngu trung chạy theo chứ nói gì một triều đại đang nắm quyền cai trị như ĐCS?! Chính vì thế triều đại nào dù thối nát đến đâu cũng đều có thành phần ngu trung, nó tựa như chó với chủ vì đơn giản, chó nó không biết đánh giá chủ của nó là người có đáng cho nó trung thành hay không?!
Để hiểu thế nào là thời đại thì từ xưa đến nay nhiều người đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau. Ví dụ như nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng Pháp François Marie Charles Furier thì chia lịch sử phát triển xã hội loài người thành bốn giai đoạn, mỗi giai đoạn là một thời đại gồm: mông muội, dã man, gia trưởng, văn minh. Nhà nhân chủng học Mỹ là Lewis Henry Morgan lại phân chia thành ba giai đoạn: mông muội, dã man và văn minh. Nhà tương lai học người Mỹ, Alvin Toffler lại dựa vào trình độ phát triển công cụ sản xuất, chia lịch sử phát triển nhân loại thành ba nền văn minh và ông đã chia lịch sử nhân loại ra 3 thời đại là: thời đại văn minh nông nghiệp, thời đại văn minh công nghiệp và thời đại văn minh hậu công nghiệp.
Còn Karl Marx nói về thời đại như thế nào? Ông này thì cho rằng, thời đại là một khái niệm chính trị, là sự khái quát chiến lược ở tầng nấc cao nhất về tiến trình phát triển và xu thế cơ bản của thế giới. Về mặt thời gian, nó chỉ một giai đoạn tương đối dài trong tiến trình phát triển lịch sử thế giới. Về mặt không gian, nó lấy đặc trưng phát triển xã hội của đại đa số quốc gia và khu vực trong phạm vi toàn thế giới làm căn cứ.
Như vậy thì rõ ràng là dù cho mỗi người đưa ra một khái niệm khác nhau, nhưng tựu chung là họ luôn quan niệm rằng, thời đại là cái gì đó mang tính đặc trưng của xã hội loài người ở một giai đoạn lịch sử. Thời đại nó không mang phạm vi quốc gia mà nó mang phạm vi toàn cầu. Ví dụ, người ta hay nói “thời đại internet” hay “thời đại 4.0” đều nói về một xu hướng của thế giới chứ không riêng cho một quốc gia nào cả. Thời đại khác với triều đại, thời đại là nói đến phạm vi toàn cầu và nó không hề bị bó hẹp ở lĩnh vực chính trị, còn triều đại là ám chỉ về một thời nắm quyền của một nhóm chính trị nào đó và nó chỉ bị bó hẹp trong phạm vi quốc gia mà thôi. Như vậy ĐCS Việt Nam dùng từ “Thời đại Hồ Chí Minh” là đúng hay sai? Rõ ràng là sai. Họ đã cố tình đánh tráo khái niệm giữa thời đại và triều đại. Vậy câu hỏi đặt ra là họ cố tình làm thế để làm gì? Để phục vụ mục đích cai trị mà chứ chẳng giúp ích được gì cho sự tiến bộ đất nước cả.
Trong các giáo trình chính trị của CS, họ rất hay dùng câu đại ý rằng: “Thời đại Hồ Chính Minh là thời đại mà lòng yêu nước gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội”. Như vậy ở đây chúng ta thấy rằng, người CS đã cố tình đánh tráo đến 2 khái niệm: thứ nhất, họ đã đánh tráo giữa khái niệm “triều đại” và “thời đại”; thứ nhì là họ cố tình đánh tráo giữa khái niệm “đất nước” và “thể chế chính trị”. Mà như ta biết, để tách biệt những khái niệm như vậy thì đòi hỏi con người phải có một trình độ nhất định. Với học sinh tiểu học, đầu óc còn non nớt không đủ tri thức để làm công cụ phân tích đúng sai thì tất nhiên, qua 12 năm học phổ thông, chúng sẽ bị nhồi sọ và khi lớn lên não của chúng sẽ luôn mặc định như thế. Đánh tráo khái niệm, sau đó nhồi đi nhồi lại hàng chục năm hoặc hơn để não mặc định thứ chân lý được quy định riêng của đảng, đó chính là cách mà ĐCS tạo ra những con robot yêu nước theo cách của đảng. Thực tế nền giáo dục XHCN là nền giáo dục nhằm mục đích tạo ra những kẻ ngu trung phục vụ chế độ như thế đấy!
Được biết hiện nay Bộ Gáo Dục và Đào Tạo đang cho lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Thông tư quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học. Dự thảo này được xây dựng trong bối cảnh từ năm học 2020 – 2021, Việt Nam sẽ triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, bắt đầu từ lớp 1 cấp tiểu học. Theo đó, học sinh sẽ được đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực theo thứ tự ưu tiên là: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
Vâng! Những tiêu chí được liệt kê thì không có gì bàn cãi, chỉ có điều là tiêu chí “yêu nước” của Cộng Sản nó không mang ý bản chất yêu nước đúng nghĩa mà lồng bên trong nó là chương trình nhồi sọ có tính toán để nhào nặn ra những thế hệ ngu trung phục vụ cho đảng. Thực ra chương trình đó không hề đổi mới gì cả mà nó chỉ là tìm cách hữu hiệu hơn để không cho trí tuệ học sinh được mở mắt trước thời đại thông tin toàn cầu. Chỉ vậy thôi./.

Người Mỹ gốc Việt tham gia kiện Trung Quốc về đại dịch Corona

VOA Việt Ngữ/16/04/2020
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới thị sát công tác kiểm soát và ngăn ngừa virus Corona tại Bắc Kinh hôm 10/2.
 Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới thị sát công tác kiểm soát và ngăn ngừa virus Corona tại Bắc Kinh hôm 10/2.
Người Mỹ gốc Việt đang cùng "hàng nghìn nguyên đơn" tham gia kiện chính phủ Trung Quốc vì để virus Corona lây lan và “đòi bồi thường hàng tỷ đôla” cho các thiệt hại về thể xác cũng như tài chính.
Theo hồ sơ do Công ty Luật Berman đệ trình lên tòa án ở tiểu bang Florida, vụ kiện đầu tiên nhắm vào Trung Quốc và nhiều cơ quan chính quyền của quốc gia đông dân nhất thế giới này vì “vai trò trong thất bại ngăn chặn COVID-19”.
Đơn kiện này cho rằng “thay vì cung cấp thông tin chính xác cho các nước khác trên thế giới, Trung Quốc tích cực che giấu mối nguy hiểm, bóp méo thông tin quan trọng và bịt miệng các y bác sĩ lên tiếng về sự nghiêm trọng của virus này” và “vì thế, virus đã gây ra sự tàn phá ở phần còn lại của thế giới”.
Công ty Luật Berman còn nộp đơn kiện thứ hai “thay mặt cho tất cả các nhân viên chăm sóc y tế đang ở tuyến đầu chống đại dịch COVID-19”.
Nội dung đơn kiện cho rằng “khi các người hùng này gấp rút tới tuyến đầu để cứu người thì Đảng Cộng sản Trung Quốc và Trung Quốc trực tiếp làm tổn hại tới sức khỏe và sự an toàn của họ bằng cách tích trữ và cố tình chèn ép thị trường đồ bảo hộ” và “trực tiếp cấm các nhà máy ở Trung Quốc, kể cả các nhà máy do các tập đoàn Mỹ sở hữu, xuất khẩu đồ bảo hộ sang Hoa Kỳ”.
Theo tìm hiểu của VOA Việt Ngữ, tới ngày 16/4, Trung Quốc chưa có bất kỳ phản ứng nào đối với hai vụ kiện được Công ty Luật Berman công bố lần lượt vào ngày 12/3 và 8/4.
Tuy nhiên, trong một cuộc họp báo hôm 15/4, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên tuyên bố rằng “với thái độ cởi mở, minh bạch và có trách nhiệm, Trung Quốc đã cập nhật cho Tổ chức Y tế Thế giới, các nước và khu vực liên quan về sự bùng phát dịch bệnh”.
“Những ai cáo buộc Trung Quốc thiếu minh bạch là không công bằng và là sự sỉ nhục đối với những hy sinh to lớn của nhân dân Trung Quốc”, ông Triệu nói thêm, theo nội dung buổi họp báo đăng trên trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Ông Vinh Vương, phát ngôn viên về hai vụ kiện của Công ty Luật Berman, “xác nhận” với VOA Việt Ngữ rằng cũng có người Mỹ gốc Việt tham gia vào bước đi pháp lý chống Trung Quốc này, nói thêm rằng “vụ kiện đầu tiên đã có hơn 5 nghìn nguyên đơn, trong khi vụ thứ hai đã có hàng trăm y tá và bác sĩ tham gia”.
Phóng viên VOA Việt Ngữ không thể kiểm chứng độc lập con số “hơn 5 nghìn nguyên đơn” mà ông Vinh nêu lên.
Theo thống kê của Reuters, tính tới tối ngày 15/4, Hoa Kỳ đã ghi nhận 636 nghìn ca nhiễm virus Corona và gần 31 nghìn người tử vong. Con số nhiễm trên toàn cầu là gần 2 triệu người và hơn 131 nghìn người chết.
Ông Vinh nói rằng hai vụ kiện trên nhắm mục tiêu buộc chính quyền cộng sản Trung Quốc phải “công bố hơn 20 tài liệu và dữ liệu quan trọng họ đang giữ lại, mà chính phủ các nước và lãnh đạo y tế đang cần để hiểu rõ hơn về virus Corona” cũng như phải “bồi thường cho các hành động sai trái của họ cho các nạn nhân ở Mỹ”.
Theo hồ sơ vụ kiện, Công ty Luật Berman sử dụng Đạo luật Miễn trừ Chủ quyền Nước ngoài (FSIA), vốn cho phép các tòa án Hoa Kỳ thụ lý và xét xử ở Mỹ các vụ kiện chính phủ nước ngoài, làm căn cứ pháp lý để đâm đơn kiện chính quyền Trung Quốc.
Trả lời VOA tiếng Anh, Giáo sư Chimene Keitner từ Trường Luật Hastings thuộc Đại học California ở San Francisco nói rằng từ các vụ đã xử liên quan tới thương tật cá nhân theo FSIA, “hành xử của một quan chức Trung Quốc cần phải xảy ra trên lãnh thổ Hoa Kỳ” thì mới “áp dụng” được đạo luật này. Bà nói thêm rằng “ta không thể kiện các nước khác vì các quyết sách của họ”.

Việt Nam ra hình phạt cho việc phát tán ‘tin giả’ và ‘bí mật nhà nước’

VOA Tiếng Việt/15/04/2020 
Người dân đeo khẩu trang đi qua một áp phích cảnh cáo về việc phát tán "tin giả" trên mạng về virus corona ở Hà Nội hôm 14/4. Một nghị định mới vừa được đưa ra để xử phạt những người vi phạm điều này.
Người dân đeo khẩu trang đi qua một áp phích cảnh cáo về việc phát tán "tin giả" trên mạng về virus corona ở Hà Nội hôm 14/4. Một nghị định mới vừa được đưa ra để xử phạt những người vi phạm điều này.
Một nghị định mới nhằm xử phạt việc phát tán “tin giả” hoặc tin đồn “gây hoang mang dư luận” trên mạng xã hội vừa có hiệu lực ở Việt Nam hôm 15/4 giữa lúc những bình luận về đại dịch COVID-19 ngày càng lan nhanh trên mạng ở quốc gia Đông Nam Á này.
Kể từ khi dịch viêm phổi cấp do virus corona gây ra bùng phát ở Việt Nam hồi cuối tháng 1, chính quyền đã xử phạt hàng trăm người vì đưa thông tin mà họ cho là “tin giả” – một thuật ngữ trở nên nổi tiếng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump dùng để chỉ trích các tin tức mà ông nói là bịa đặt trên truyền thông Mỹ – về loại virus đang làm hàng trăm nghìn người thiệt mạng trên toàn thế giới. Tuy nhiên nghị định mới này, được soạn thảo vào tháng 2 vừa qua, thay thế một nghị định ban hành năm 2013, trong đó không có quy định về xử phạt “tin giả.”
Nghị định 15/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong nhiều lĩnh vực, có hiệu lực từ ngày 15/4, đã cụ thể hoá và “ưu tiên” một mục để quy định các hành vi vi phạm thông tin trên mạng, theo truyền thông trong nước, theo Thanh Niên.
Theo Điều 101 của nghị định mới, hành vi cung cấp thông tin “sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân” sẽ bị xử phạt lên đến 20 triệu đồng. Mức phạt tương tự sẽ được áp dụng cho hành vi cung cấp và chia sẻ thông tin “bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc…”
Việc tiết lộ thông tin mà chính quyền cho là “bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự” có thể bị phạt đến 30 triệu đồng, theo nghị định được Thanh Niên trích dẫn.
Các mức phạt này còn áp dụng cho những ai dùng mạng xã hội để “cung cấp, chia sẽ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia” hay “chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm,” theo trích dẫn của Tuổi Trẻ.
Nghị định này không chỉ nhắm tới việc đối phó với những thông tin và bình luận trên mạng xã hội về đại dịch COVID-19 ở Việt Nam nên nó đang gây ra những quan ngại cho các nhóm đấu tranh cho nhân quyền mà trước đây thường lên tiếng chỉ trích luật an ninh mạng của Việt Nam, được áp dụng từ đầu năm ngoái.
“Nghị định này lại cho các giới chức Việt Nam thêm một vũ khí để đàn áp trên mạng,” Giám đốc về Công nghệ của tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) Tanya O’Carroll, nói với Reuters. “Nó bao gồm nhiều điều khoản vi phạm trắng trợn nghĩa vụ nhân quyền quốc tế của Việt Nam.”
Mark Little, CEO và nhà sáng lập công ty công nghệ Kinzen và phóng viên của TRE News ở Ireland, cho rằng những bộ luật như vậy không bảo vệ xã hội khỏi những thông tin sai sự thật. Ông viết trên trang Twitter cá nhân rằng đây là một sự tấn công vào “những tin giả” mà chúng ta gọi là một nền báo chí tự do.
Ngoài việc ngăn chặn thông tin “sai sự thật” về virus corona, chính quyền Việt Nam vào tháng trước đã phát động một chiến dịch tuyên truyền bằng hình ảnh trên các áp phích với khẩu hiệu “Tin giả gánh hậu quả thật.”
Tổ chức Người bảo vệ Nhân quyền gần đây đã lên tiếng việc hơn 650 Facebooker tại Việt Nam bị triệu tập và tra khảo về các bài viết của họ về bệnh dịch Covid-19, và hơn 150 người bị phạt tiền tới 15 triệu đồng vì những bài viết bị coi là “không đúng sự thực,” trong đó có cả giới văn nghệ sĩ.

Facebook sửa bản đồ có Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Trung Quốc

VOA Tiếng Việt/16/04/2020  
Hình ảnh bản đồ của Facebook trước và sau khi sửa lỗi về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. (Ảnh chụp màn hình VietNamNet)
Hình ảnh bản đồ của Facebook trước và sau khi sửa lỗi về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. (Ảnh chụp màn hình VietNamNet) Hình ảnh bản đồ của Facebook trước và sau khi sửa lỗi về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. (Ảnh chụp màn hình VietNamNet)
Người dùng Facebook Việt Nam phát hiện rằng mạng xã hội này đã dùng bản đồ không có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong lãnh thổ Việt Nam nhưng lại đưa chúng vào bên trong đường biên giới của Trung Quốc.
Theo truyền thông trong nước, bản đồ “mô tả sai về chủ quyền của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” mà Việt Nam nói thuộc lãnh thổ của mình được người dùng mạng Facebook phát hiện tối ngày 15/4.
Trong phần tạo quảng cáo của mạng xã hội này, theo VnExpress và Thanh Niên cho biết, nếu xác định khu vực là Việt Nam thì sẽ không có Hoàng Sa và Trường Sa trên bản đồ nhưng khi xác định khu vực là Trung Quốc thì hai quần đảo này lại xuất hiện.
Có hơn 60 triệu người dân Việt Nam đang dùng mạng xã hội phổ biến nhất thế giới này.
Trước sự phản đối mạnh mẽ của cộng đồng mạng Việt Nam lần này cũng như những động thái đấu tranh quyết liệt của Bộ Thông tin và Truyền thông, Facebook đã phải lập tức gỡ bỏ Hoàng Sa và Trường Sa ra khỏi bản đồ xác định thị trường quảng cáo của Trung Quốc, theo Tuổi Trẻ.
Ông Lê Quang Tự Do, cục phó Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, được VnExpress trích lời cho biết Cục đã yêu cầu Facebook sửa. “Họ đã kiểm tra và thông báo đây là lỗi khi cập nhật bản đồ,” ông Tự Do nói.
Tuy nhiên, bản cập nhật của Facebook, theo VietNamNet, chỉ không làm nổi bật đường biên giới của các quốc gia và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều không thuộc về Việt Nam hay Trung Quốc khi chọn xác định khu vực quảng cáo.
“Facebook giữ quan điểm trung lập tại những khu vực tranh chấp lãnh thổ hoặc các vùng địa lý nhạy cảm khác,” người phát ngôn của mạng xã hội này cho VnExpress biết như vậy.
Đây không phải lần đầu tiên Facebook dùng sai bản đồ về lãnh thổ Việt Nam.
Cuối năm 2018, người dùng Facebook Việt Nam cũng phát hiện rằng mạng xã hội này đưa thông tin sai lệch về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo mà Việt Nam và Trung Quốc luôn có tranh chấp trong nhiều thập kỷ qua. Đại diện mạng xã hội này lúc đó đã thừa nhận đây là lỗi kỹ thuật và sửa lại bản đồ.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng yêu cầu Bộ TTTT chỉ đạo, giám sát chặt chẽ việc xử lý của Facebook, kiên quyến không để xảy ra các trường hợp tương tự.
Một nghị định nhằm xử phạt việc phát tán thông tin sai lệch trong đó áp dụng cả cho những ai dùng mạng xã hội để “cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia” đã có hiệu lực hôm 15/4. Theo đó những ai hoặc tổ chức nào vi phạm có thể nhận mức phạt lên đến 30 triệu đồng.

Ma túy tràn ngập khắp nơi, Bộ Công An CSVN muốn sửa luật


446 bánh heroin bị thu giữ ở Sài Gòn hồi Tháng Mười Hai, 2019. (Hình: Sơn Hà/VNExpress)

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Bộ Công An CSVN cho rằng một số quy định của Luật Phòng Chống Ma Túy ở Việt Nam đã lạc hậu so với thực tế, trong khi tội phạm liên quan đến ma túy đang gia tăng từng ngày.
Liên tục những ngày qua, công an các tỉnh ở Việt Nam liên tục phát giác và bắt giữ nhiều đường dây, cá nhân vận chuyển, mua bán ma túy trái phép với số lượng lớn.
Theo báo Người Lao Động, khoảng 2 giờ 15 sáng ngày 15 Tháng Tư, Bộ Đội Biên Phòng Hà Tĩnh đã bắt quả tang nghi can Kha Văn Mun (28 tuổi, xã Na Loi, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An) đi từ trong rừng ra, mang theo ba lô đựng ma túy tổng hợp đưa từ Lào vào huyện Hương Sơn, tỉnh Nghệ An.
Tại hiện trường, công an thu 60,000 viên ma túy tổng hợp (hồng phiến) được bọc trong nhiều gói trà khô cùng một số tang vật. Nhà chức trách xác định lô ma túy trị giá hơn 10 tỷ đồng ($426,594).
Khai với công an, nghi can Mun cho biết được một người ở Lào thuê vận chuyển số ma túy trên đưa qua biên giới giao cho đối tác người Việt Nam, khi hoàn thành sẽ trả tiền công. Hiện giới hữu trách đang hoàn thiện hồ sơ để bàn giao nghi can cùng tang vật cho Công An Hà Tĩnh thụ lý.
Trước đó chiều 14 Tháng Tư, Công An tỉnh Quảng Bình cho biết đã bắt giữ bốn người gồm: Vàng A Thênh (24 tuổi, ngụ thị trấn Mường Chà, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên); Hồ A Mạnh (20 tuổi, ở xã Sa Lông, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên); Nguyễn Văn Thắng (26 tuổi, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh); và Đinh Ngọc Đô (42 tuổi, ở xã Đăk D’Rông, Cư Jút, tỉnh Đắk Nông); đồng thời ra lệnh truy nã toàn quốc Hồng Văn Páo (46 tuổi, ở xã Hòa Phong, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk) về tội vận chuyển hơn 307 kg ma túy đá.

Công An tỉnh Quảng Bình kiểm tra một chiếc xe vận chuyển hơn 307 kg ma túy đá. (Hình: Văn Tình/ Công An TP.HCM)

Theo hồ sơ vụ án, lúc 2 giờ 20 trưa ngày 14 Tháng Ba, giới hữu trách bắt giữ xe hơi do nghi can Vàng A Thênh và Hồ A Mạnh lái đang chạy theo hướng Bắc-Nam trên quốc lộ 1 đoạn qua xã Đại Trạch (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình), thu giữ trên xe 15 bao lác bên trong chứ 310 gói tinh thể màu trắng, với tổng trọng lượng hơn 307 kg, 30 triệu đồng ($1,279) và một số tài liệu liên quan.
Khai với công an, hai nghi can cho biết toàn bộ số tinh thể màu trắng này là ma túy dạng đá đang vận chuyển thuê từ cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (tỉnh Hà Tĩnh) đi Sài Gòn tiêu thụ với số tiền công là 300 triệu đồng ($12,796).
Mở rộng điều tra đến ngày 20 Tháng Ba, Công An tỉnh Quảng Bình bắt khẩn cấp  Nguyễn Văn Thắng, Đinh Ngọc Đô và ra quyết định truy nã Hồng Văn Páo vì liên quan đến vụ buôn bán, vận chuyển số lượng ma túy nêu trên.
Báo VNExpress dẫn tin từ Bộ Công An cho biết trong năm năm gần đây, trung bình mỗi năm Việt Nam phát hiện khoảng 20,000 vụ với trên 30,000 trường hợp, khối lượng chất ma túy thu giữ tính bằng tấn. Số người nghiện và người sử dụng trái phép ma túy tăng cao, song tính pháp lý về các biện pháp ngăn chặn ma túy “còn hạn chế, chưa theo kịp thực tiễn…”
Bộ Công An cho rằng một số quy định của Luật Phòng Chống Ma Túy của Việt Nam đã lạc hậu so với thực tế, trong khi tội phạm đang gia tăng.
Do vậy ngày 14 Tháng Tư, bộ này đã bắt đầu lấy ý kiến đóng góp cho Dự Thảo Luật Phòng Chống Ma Túy sửa đổi, trong hai tháng để thay đổi luât.
Theo đó, Bộ Công An đề nghị chính phủ “tạo cơ chế đặc thù giao cho cảnh sát, hải quan, biên phòng, y tế chuyên trách phòng chống ma túy được tiếp quản, sử dụng các phương tiện, tài sản bị tịch thu trong các vụ án ma túy để tiếp tục phục vụ công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Đồng thời, gắn trách nhiệm của gia đình, công an cấp xã, chính quyền địa phương phải giáo dục, giám sát, báo cáo và quản lý người sử dụng ma túy. Công an cấp xã khi bắt quả tang một người đang sử dụng trái phép chất ma túy sẽ được phép lập biên bản quả tang và đưa người đó đến cơ quan y tế để xác định tình trạng nghiện…” (Tr.N) [qd]