Saturday, August 18, 2018

Tù nhân lương tâm Trần Thị Nga bị doạ đánh và giết

RFA-2018-08-18   
Nhà hoạt động nhân quyền Trần Thị Nga (giữa) tại phiên tòa phúc thẩm ở tỉnh Hà Nam hôm 22/12/2017
Nhà hoạt động nhân quyền Trần Thị Nga (giữa) tại phiên tòa phúc thẩm ở tỉnh Hà Nam hôm 22/12/2017-AFP
Vào sáng ngày 18/8, tù nhân lương tâm Trần Thị Nga từ trại giam Gia Trung ở tỉnh Gia Lai, đã gọi điện về cho gia đình và cho biết chị đang bị doạ đánh, thậm chí doạ giết chết trong tù. Người phối ngẫu của chị Trần Thị Nga là ông Phan Văn Phong cho đài Á Châu Tự Do biết tin này vào chiều cùng ngày.
Sáng nay Nga gọi điện về nói đợt này chúng nó đánh nhiều lắm và chúng còn doạ giết. Nga chỉ nói vội được thế thôi vì nói nhiều nó cắt”, ông Phan Văn Phong cho biết.
Theo ông Phong, chị Nga được phép gọi điện về nhà mỗi tháng một lần, mỗi lần 5 phút. Vì vậy chị không thể nói nhiều thông tin cụ thể với gia đình.
Ông Phong cho biết vào khoảng cuối tháng 7, chị Trần Thị Nga gọi điện báo cho gia đình biết trại giam sắp xếp cho chị ở chung với một phạm nhân khác là Hải hay còn gọi là Hải Hô.
Cựu tù nhân lương tâm Bùi Hằng, người đã từng bị giam giữ ở trại giam Gia Trung cho biết phạm nhân Hải Hô là người đã từng đe doạ bà ở trại giam Gia Trung. Bà Bùi Hằng nói với Đài Á Châu Tự Do: “Tôi biết tên và mặt của phạm nhân mà trại đang sắp xếp giam giữ chung với chị Nga. Đó là Nguyễn Thị Hải hay còn gọi là Hải Hô, là một phụ nữ rất đầu gấu. Chính trại đã sắp xếp cô ta ở với tôi. Thời gian đầu cô ta tỏ ra than thiện và nói với tôi nhiều bí mật nhưng một thời gian sau cô ta không lôi được thông tin gì từ tôi vì tôi rất cảnh giác, thì cô ta trở mặt. Cô ta lần lượt doạ đánh, doạ giết tôi
Bà Bùi Hằng cho biết những hành động doạ đánh, giết và truy bức từ những phạm nhân khác đã khiến bà phải tuyệt thực để phản đối. Bà Hằng nói: “Khi tôi ở đó họ cũng cho phạm nhân doạ đầu độc tôi bằng xianua, doạ đánh, giết tôi trước mặt quản giáo, và còn rất nhiều việc khác khiến tôi phải đập đầu và tuyệt thực suốt hai tháng trời. Gia đình ở bên ngoài không được thông tin, hình ảnh gì từ tôi. Trong giai đoạn đó họ cũng cắt cả điện thoại. Tôi đã phải đi cấp cứu vì đứng không vững mà gia đình cũng không biết
Theo bà Bùi Hằng, những hành động tấn công, doạ đánh, doạ giết của những phạm nhân khác nhắm vào các tù chính trị ở trại Gia Trung chắc chắn phải có sự đồng ý của quản lý trại giam. Bà nói : “Tất cả những việc này phải có cán bộ sắp xếp và bật đèn xanh chứ không phải tù nhân tự có những hành động đó. Khi sắp chúng tôi ở với ai có nghĩa là giám thị và quản giáo đã làm những điều này”
Đài Á Châu Tự Do đã tìm cách liên lạc với ban quản lý trại giam Gia Trung để tìm hiểu sự việc nhưng các cuộc gọi đều không có người trả lời.
Tù chính trị Trần Thị Nga là người bị kết án 9 năm tù vào ngày 25/7/2017 vì tội “Tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 88 Bộ Luật Hình sự Việt Nam năm 1999.
Việc tù chính trị bị sắp xếp ở chung với các tù hình sự khác và bị đe doạ, bị đánh đập là điều không phải mới.
Tù nhân lương tâm, blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người đang thụ án tù 10 năm vì tội theo điều 88 Bộ Luật Hình sự, mới đây cũng phải tuyệt thực nhiều tuần để phản đối những hành xử tại trại giam đối với chị. Bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, thân mẫu của blogger Mẹ Nấm cho biết blogger này đã bị ngược đãi, khủng bố, đe doạ đến mạng sống ở trại giam số 5, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá.
Cuộc tuyệt thực của blogger Mẹ Nấm bắt đầu từ ngày 6/7 và chỉ kết thúc vào ngày 23/7 sau khi đại diện đại sứ quán Hoa Kỳ đến trại giam thăm chị.
Cựu tù nhân lương tâm Bùi Hằng cho biết, trường hợp tương tự cũng xảy ra với bà vào tháng 10/2016 khi đại diện Đại sứ quán Mỹ vào thăm bà ở trại giam Gia Trung. Bà cho biết sau chuyến thăm, trại giam mới đáp ứng phần nào yêu cầu của bà và những ngược đãi, đe doạ đối với bà giảm hẳn.
Bà Bùi Hằng bị kết án 3 năm tù vì tội “gây mất trật tự công cộng” hồi năm 2014. Bà kết thúc án tù vào tháng 2/2017.
Bà Bùi Hằng cho biết, sau khi nghe nhưng thông tin đáng lo ngại về chị Trần Thị Nga, bà sẽ chuẩn bị những thông tin đầy đủ về các phạm nhân mà trại giam Gia Trung sắp xếp giam chung với tù chính trị để công khai cho mọi người biết.
Ông Phan Văn Phong cho biết, ông cũng sẽ chuẩn bị viết đơn gửi lên các cơ quan có thẩm quyền về tình hình của chị Trần Thị Nga ở trong tù.

Đừng thờ ơ khi đất nước đang lâm nguy

Cánh Dù lộng gió (Danlambao) - Chúng ta những người VN máu đỏ da vàng, mang trong người dòng máu Lạc Hồng có truyền thống giữ nước từ thời cha ông để lại qua bao đời. 

Như chúng ta đã biết hiện này giặc Tàu đã tràn lan trên khắp quê hương bằng đủ mọi cách, dưới hình thức công nhân, dưới hình thức du lịch, dưới hình thức đầu tư làm ăn, cả hình thức bất hợp pháp không có giấy tờ tuỳ thân mà không phải trình bất cứ một loại giấy tờ tuỳ thân nào khi qua cửa khẩu VN.

Các tỉnh thành khắp trong cả nước chỗ nào cũng thấy dân Tàu Cộng xuất hiện, nhất là những nơi danh lam thắng cảnh. 

Ai đã ra lệnh xả trạm hải quan, ai đã ra lệnh bỏ hết các loại giấy tờ, các loại thuế khi nhập vào cửa khẩu. Chính bọn Ba Đình bán nước đã cho mở cửa, đã cho Tàu Cộng tự do ra vào cửa khẩu như bên Tàu Cộng, đó là cách thức để người dân quen mắt trước khi sát nhập vào với Tàu Cộng năm 2020 sắp tới. 

Đẻ trả nợ khi tiền đã lấy VC ngấm ngầm giao 3 đặc khu cho Tàu Cộng, tuy cuốc hụi CSVN chưa chính thức ký thông qua. Đây cũng là cách sát nhập từ từ cho đến năm 2020 phải thực hiện cho xong hiệp ước Thành Đô đã ký kết với Tàu Cộng. 

Để cho mọi việc được thuận lợi không bị cản trở và chống đối, CSVN đã ký thông qua luật ANM để bịt miệng người dân dám nói lên sự thật và chính kiến của mình cũng như bưng bít thông tin về luật Đặc Khu và việc thực hiện hiệp ước Thành Đô tới đây. 

Chúng ta những người công dân của đất Mẹ VN chứ không phải là công dân của cái đảng phản quốc và cái nước có cái tên dài thòng CHXHCNVN, khi Mẹ chúng ta đang bị bọn bán nước xẻ thịt từng mảng, chúng ta phải làm gì? Trách nhiệm và bổn phận của chúng ta là phải lên tiếng, phải phản đối lũ người dở ngợm cõng rắn cắn lại đồng bào mình, rước voi về giày xéo quê hương, tàn phá đất nước, đầu độc người dân bằng những chất thải vô cùng nguy hại. 

Hãy lên tiếng, ngày 2-9 tới đây chúng kỷ niệm ngày khai sinh ra cái đảng phản quốc CSVN thì chúng ta cũng cùng nhau lấy mốc thời gian này để xoá đi cái chế độ vong nô phản quốc đang và tiếp tục 2 tay dâng tổ quốc thân yêu cho giặc. Chúng ta chủ trương đi biểu tình ôn hoà, nhưng chúng ta sẽ không thể làm ngơ khi bị đàn áp, khủng bố, vì chúng ta chỉ "tự vệ" chứ không bạo động, vì thế lần này nếu đám côn an và an ninh đàn áp, đánh đập một ai đó chúng ta hãy cương quyết bu lại và giải vây ngay cho người đó không để bọn chúng ra tay. 

Đây không chỉ là lời kêu gọi mà là trách nhiệm và bổn phận của mỗi người công dân khi Tổ Quốc lâm nguy, khi đất nước đang bị xâm lấn, nếu chúng ta làm ngơ và còn vô cảm thì chúng ta sẽ không còn cơ hội nào để cứu nguy Tổ Quốc khi đám khỉ đột Ba Đình thực thi hiệp ước Thành Đô năm 2020 tới đây. 

18.08.2018

Anh Phúc xài bảnh hơn anh Trump!

Tư nghèo (Danlambao) - Anh Trump tỉ phú đại tư bản nhưng xài không bảnh bằng anh Phúc dzô sản! Không tin bà con cứ dựa vào ngân sách của chính phủ anh Trump và chú phỉnh anh Phúc là... ta đã tỏ tường rồi... 

Trong năm 2018, vốn liếng mần ăn của anh Trump cho Toà Bạch Ốc và chính phủ của anh là 35,2 triệu đô. Ít hơn năm 2017 là 35,7 triệu đô. (1)

Trong năm nay, chú phỉnh Nguyễn Xuân Phúc dớt hết tiền thuế của dân là 1.262.810 triệu hồ tệ. Chuyển sang tiền đế quốc theo hối đoái bi giờ là khoảng 54,2 triệu đô

Giờ mới biết chú phỉnh Phúc xài bảnh hơn chính phủ Trump hở bà con. 

Liếc sang cái cột ngân sách của bộ máy "cô hồn các đảng" ở trong "Nghị Quyết Về Phân Bổ Ngân Sách Trung Ương Năm 2018" (2) thì thấy: 

Mấy chú "các đảng" (văn phòng TƯ đẻng) không dính líu gì tới chính quyền, chính quèn gì cả nhưng dớt hết 2.275.980 triệu hồ tệ. Tính ra khoảng 97,2 triệu đô

Bà con thấy có ngứa nách hôn!!! Cái đám "cô hồn" Phúc Niễng xài đã hơn cha nội Trump, nhưng lũ "các đảng" thì xài còn nhiều hơn đám "cô hồn"! 

Sang tới cái "thanh lâu" hội cuốc hội cò gì đó của mợ Kim Ngân thì chi phí một năm cho đám cu-hội gật gù này là 1497360 triệu hồ tệ. Tương đương với 64,2 triệu tiền bác Oa Sinh Tơn! 

Tụi Mẽo nó lạc hậu, không có chủ tịt nước. Nước ta văn minh vừa có tưởng thú vừa có luôn chủ nước. Chủ nước đang bị Lú cho tịt nhưng cũng mênh mông tiền dân hết 226.130 triệu hồ tệ, xêm xêm 9,7 triệu đô

Gom 4 thùng cám heo của những tên cô hồn các đảng này lại: 54,2 + 97,2 + 64,2 + 9.7 = 225.3 triệu đô

Đó là chưa tính đám ôn hoàng hột dzịt lộn ở dưới. Liệt ra cho bà con ngứa thêm nè: 

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chú Phỉnh, cơ quan khác ở Trung ương: 475.361.135 triệu hồ tệ = 20,427,338,506 USD, tức khoảng 20,4 tỉ đô

Nhìn vào con số 20,4 tỉ đô này bà con ta mới thấy cái thùng cám heo của các bộ nó bự cỡ nào. Mới hiểu tại sao Tổng bí Lú nhà nó phải làm người đốt lò dzĩ đại để bứng lũ bầy đàn Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh... và tìm cách thay thế đám cô hồn thuộc các đảng Nguyễn Tấn Dũng bằng cô hồn thuộc các đảng Nguyễn Phú Trọng. 

Còn đám côn an lá chắn của đảng thì tụi nó cần chừng này tiền dân để hành dân: 78.112.013 triệu hồ tệ. Chỉ 3.35 tỉ đô thôi. Hổng nhiều! Vì hổng nhiều, ăn hổng đủ, nuốt chưa ngon nên các tướng-côn-an mới chơi thêm sòng bạc cho nhà băng rũng rĩnh và các tá-côn-đồ mới làm anh hùng núp cho nhà cửa thêm sang. 

Riêng về đám cô hồn bút nô, loa nô bao gồm thông tấn xã dziệt Nam, đài tàn hình dziệt Nam, đài tiếng láo dziệt Nam - 3 tên cộng lại thành nồi cám heo trị giá 1.740.180 triệu hồ tệ = 74,7 triệu đô

Sau cùng - và dĩ nhiên còn nhiều thùng cám heo cho các đám cô hồn khác như mẹt trận tổ cu, hội phụ nữ của béc Hù, đoàn cháu ngoan của cha già dâm tặc... - nhưng đây là chi phí cho cô hồn thứ thiệt: Hồ Chính Mi. Chi phí để cho đám cô hồn các đảng canh giữ tên ma chê quỷ hờn này là 207.302 triệu hồ tệ. Tính ra là 8,9 triệu đô cho cái xác của tên ba Tàu Hồ Tập Chương. 

Đó! Sơ sơ để bà con ta có "khái niệm" về nồi cám heo vĩ đại được rúc rỉa từ mồ hôi, xương máu, nước mắt của bà con ta. Và đó chỉ là mới nói đến cô hồn các đảng trung ương thôi nghe. Chưa tính đến đám lăn tăn tỉnh huyện xã thôn xóm làng... Cộng lại hết bà con mới thấy tại sao tụi nó tự xưng là "cộng sản" và hiểu ra cái "quy trình" ra đi tìm đường cứu đói của cha con nhà họ sản: Cộng sản = Vô sản => Tư bản. 

Chú thích:



18.08.2018 

Như thế nào là bán nước?

Hermine Huynh (Danlambao) - Trước khi qua đời, ba tôi kể lại những ngày tháng trở lại Bình Tuy (nay là Hàm Tân, Phan Thiết, Bình Thuận) sau những năm tháng tù tội ở Mỹ Tho bởi mang phải tội tư bản, ngụy quyền (như tôi có viết lại trong cuốn 17 ème Parallèle) với chế độ cộng sản. 

Vì vẫn còn giữ giấy tờ, ông trở về lại Bình Tuy với mục đích xin đòi lại nhà cửa, tài sản mà nhà cầm quyền CS đã tịch thu ngay vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. Hắn nhiên, ông Hòa Hưng ở Bình Tuy của trước năm 1975 không còn, chỉ còn lại ông Huỳnh Kim Hồng đói khổ, yếu đuối, rất thảm thương! Niềm hy vọng trong ông là mong nhà cầm quyền trả lại một phần nào tài sản đã bị tịch thu.

Than ôi! một ngày kia, ông đến cơ quan nhà nước, người ông gặp tên Lâm Hồng Khánh, con, em, của một gia đình mà trước năm 1975, ông rất thân với người chị của cậu này, Lâm Hồng Nhạn. Và cậu này học cùng lớp với người con thứ 4 của ông. Khi ông vừa giáp mặt cậu này, khuôn mặt lạnh và chỉ vào mặt ông: "Mày là thằng ngụy bán nước". Và hất tay đuổi ông. 

Thưa các bạn, ba tôi chỉ là một trong triệu triệu người miền Nam Việt Nam đã mang tội bán nước trước nhà cầm quyền cộng sản. Bán nước nào? Bán cho ai? Ký với ai? Bán hết miền Nam Việt Nam? Hay chỉ bán một phần nào đó, một vài khu vực nào đó? Hay có thể mỗi người miền Nam chúng tôi thay mặt Tổng thống Ngô Đình Diệm, Tổng tổng Nguyễn Văn Thiệu ký bán cho một tên giặc nào đó... mà chính quyền miền Nam chúng tôi đã dấu diếm để chia cho nhau! Cho nên, khi vừa cướp được miền Nam, nhà cầm quyền cộng sản đã kết tội tất cả miền nam là "BỌN NGỤY QUYỀN BÁN NƯỚC ". Và hầu như 99% dân miền Nam ĐÁNG ĐƯỢC SỐNG ở những trại tù, rừng thiêng nước độc! 

Nhưng, với triệu triệu người như ông Hòa Hưng của miền Nam Việt Nam đã chưa bao giờ HẠ BÚT ký giao Hoàng Sa, Trường Sa cho Tàu cộng, chưa QUỴ LUỴ, CÚI ĐẦU, BƯNG BÔ cho giặc phương Bắc. Đất nước vẫn nguyên vẹn trước năm 1975. Những nước láng giềng vẫn nể phục. Người dân nước Việt Nam Cộng Hòa chúng tôi chưa hề bị mang tội ĂN CẮP với nhiều quốc gia, Nhật, Hồng Kông, hay cả ở Châu Âu hoặc Châu Phi. Người dân Việt Nam Cộng Hòa chưa phải bị đưa đi làm lao động để nuôi chính quyền. Chính quyền miền Nam chúng tôi năm 1973, vừa nghe tin, Campuchia giết dân Việt Nam, thì tức khắc trong 24 giờ, đã cho quân qua cứu người Việt Nam và đưa về nước. 

Thưa các bạn, để trở lại chuyện "bán nước" của bọn bán nước cộng sản Ba Đình, hãy nhìn xem, bọn cầm quyền cộng sản hiện nay là bọn nào? Có đủ trình độ không? Có lương tâm không? Có đạo đức không? Có biết sĩ diện là gì không? Có hiểu biết về sử ký của Việt Nam không? Hay chỉ là những kẻ nửa người nửa ngợm... Từ Hồ chí Minh mà sanh ra! 

Cho đến ngày hôm nay, 90 triệu người dân Việt Nam đã rõ tận tường những KẺ NÀO BÁN NƯỚC! 

Nhà cầm quyền cộng sản đẩy con dân đi ăn cắp, nhưng lúc bị bắt thì làm ngơ. Đẩy ngư dân đi ra biển, nhưng khi tàu của Tàu cộng bắn, giết, thì ngậm cám và hèn hạ chỉ dám nói là tàu "lạ". Đẩy dân đi lao động, nhưng khi bị bách hại thì vỗ đùi. Đẩy dân đi bán dâm, nhưng khi bị đẩy về nước thì nhìn cười toe toét. Đẩy dân đánh giặc, nhưng khi giặc bắn, thì ra lệnh không được nổ súng vì đó là người anh em khi Tàu cộng xâm chiếm Gạc Ma v.v... 

Những người nào hiện nay đang còn mù mờ về chế độ cũng như nhà cầm quyền cộng sản thì nên chống mắt để xem cho rõ. Hẳn nhiên, chúng tôi vẫn biết được, một số người đã từng PHÒ chế độ cộng sản, trước đây thuộc thành phần thiên tả. Đã từng ca tụng cộng sản, đã từng TÔN THỜ Hồ chí minh... Và hiện nay, cũng đang ngả người về với nhóm mà chế độ gọi là PHẢN ĐỘNG như chúng tôi. Tốt, người QUỐC GIA đã từng có chương trình CHIÊU HỒI trước năm 1975. Vì chúng tôi dựa trên NHÂN BẢN con người làm chính, đây là sự khác biệt giữa người QUỐC GIA và CỘNG SẢN. 

Nhưng một điều, chúng tôi xin các bạn, Người Quốc Gia chúng ta hãy luôn giữ vai trò là người có trình độ, có lượng tri, có giáo dục; vì thời quốc gia, nhà trường có dạy môn công dân giáo dục, có "tiên học lễ hậu học văn". Nên chúng ta có tư duy của người có học và biết liêm sỉ. Đừng để bị dẫn theo đám côn đồ, vô học bị băng đảng cộng sản đào tạo nữa người nữa ngợm để lên internet (mạng xã hội) vun vãi những ngôn từ... quá hạ cấp. Hãy để họ nói, hãy để họ phun ; nhưng sự thật vẫn là sự thật. Tôi còn nhớ một câu ngày 30 tháng 4 1975, ông tôi nói: "Đây là lúc vàng, thau lẫn lộn". Tư cách một người lính quốc gia không thể so sánh với người bộ đội. Vàng không thể lộn với thau. Và người yêu tổ quốc, thương giống nòi khác với bọn bán nước, hèn, cướp của dân. 

Vậy, nếu chúng ta không muốn SỐNG NHỤC, thì chính chúng ta hãy vùng đứng lên để thoát nhục và không phải mang tội bán nước. 

Việt Nam muôn năm!!! 

18.08.2018

Chế độ CSVN và khái niệm nhà nước khủng bố

Ls. Đào Tăng Dực (Danlambao) - Tại các quốc gia dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên chân chính, thì trật tự xã hội được duy trì bởi một bộ luật hình sự trong đó tội cố sát (murder) là trọng tội nặng nề nhất. Tuy nhiên, tội cố sát không phải là hình thức phát huy duy nhất hoặc tệ hại nhất của sự kiện hủy diệt mạng sống con người. Với sự khai sinh của những tôn giáo và ý thức hệ cực đoan (religious and ideological fundamentalism), thì 2 trọng tội liên hệ đến tội cố sát xuất hiện trong hệ thống hình luật của quốc gia và quốc tế. Đó là các tội khủng bố (terrorism) và diệt chủng (genocide). 

Tuy cùng phát xuất từ hành động cố sát, nhưng tội khủng bố có mục tiêu bao quát và chiến lược hơn. Kẻ thi hành tội khủng bố nhằm mục tiêu tạo ra sự sợ hãi cùng cực, hầu thống trị tâm thức và tạo ra sự phục tùng tuyệt đối. Trong khi đó, kẻ thi hành tội diệt chủng thông thường muốn quét sạch khỏi mặt đất mạng sống của hằng ngàn hoặc triệu người vì những người này hoặc không thuộc một chủng tộc nào đó, như trường hợp Đức Quốc Xã của Hitler giết 6 triệu người Do Thái. Cũng có thể vì cá nhân hoặc chế độ muốn hủy diệt toàn bộ một giai cấp xã hội này, hầu thay thế bằng một giai cấp xã hội khác như các đảng CS Liên Xô của Stalin hoặc đảng CS Trung Quốc của Mao Trạch Đông, giết 30 triệu dân Nga và khoảng 50 triệu dân TQ. 

Các nhóm Hồi Giáo cực đoan thường đính líu đến tội khủng bố và các chế độ Cộng Sản cũng như Phát Xít Đức Quốc Xã thì liên hệ đến tội diệt chủng. 

Tuy nhiên, không có tội nào có thể so sánh về mức độ tàn ác và dã man bằng tội nhà nước khủng bố (state terrorism). Lý do là vì tuy cũng phát xuất từ tác động giết người như trọng tội cố sát, nhưng khái niệm nhà nước khủng bố bao trùm yếu tính khủng bố của những phe nhóm tôn giáo cực đoan, lẫn yếu tính diệt chủng hầu loại bỏ hằng loạt, để xây dựng một nhân loại mới, của Đức Quốc Xã hoặc Đệ Tam Quốc Tế cộng sản. Tệ hại hơn nữa là thủ phạm lại chính là nhà nước tức chính quyền (the state). Chính quyền đại diện cho quốc gia (the nation- state). Quốc gia thì có chủ quyền (state sovereignty) và chủ quyền quốc gia mang tính tuyệt đối và bất khả xâm phạm. 

Hệ lụy đáng tiếc là theo luật quốc tế đương đại thì ngay cả khi một chính quyền như CSVN, CSLX, CSTQ công nhiên phạm tội nhà nước khủng bố, họ vẫn có thể nhởn nhơ núp bóng của khái niệm chủ quyền quốc gia và không thể bị truy tố về hình luật trước một pháp đình quốc tế (an international tribunal). 

Hậu quả của khuyết điểm này trong công pháp quốc tế là gì? 

Hậu quả thê thảm nhất cho nhân loại là sự hình thành và trường tồn của những nhà tù vĩ đại nhất lịch sử. Đức Quốc Xã tạo ra nhà tù vĩ đại giam giữ khoảng 100 triệu dân vào thời hoàng kim của nó. Cộng Sản Liên Xô là một nhà tù giam giữ khoảng 300 triệu dân. CSTQ là một nhà tù giam giữ 1.3 tỷ dân và CSVN là một nhà tù vĩ đại giam giữ gần 100 triệu linh hồn. 

Tại sao chúng ta có thể gọi Việt Nam là một trong những nhà tù vĩ đại. Lý do là vì: 

1. Qua bản hiến pháp 2013, với điều 4 hiến pháp hiến định hóa sự cai trị vĩnh viễn và vô điều kiện của đảng CSVN, sự vắng bóng của Tam Quyền Phân Lập, sự vắng bóng của những chính đảnh đối lập, sự vắng bóng của một định chế tư pháp phán quyết về tính hợp hiến hay vi hiến của một tác động của hành pháp hoặc một sắc luật của lập pháp. 

2. Qua một Bộ Luật Hình Sự hoàn toàn vi hiến với các điều khoản 79 (Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân), 88 (Tội tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN) và 258 (Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước…) mà không một quốc gia dân chủ nào hiểu nổi. Tuy số thứ tự các điều luật mới thay đổi từ ngày 1 tháng 1, 2018, trong BLHS tu chính, nhưng nội dung giữ nguyên. 

3. Luật An Ninh Mạng vừa được thông qua năm 2018 Điểm a, khoản 2 Điều 26 Luật An ninh mạng quy định: “Doanh nghiệp trong và ngoài nước … có trách nhiệm cung cấp thông tin người dùng cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an khi có yêu cầu bằng văn bản để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng”. 

Hậu quả là trong khi tại các quốc gia dân chủ, có một hệ thống tòa án độc lập với hành pháp, cảnh sát cần lệnh của tòa án mới tiếp cận được thông tin cá nhân, thì tại Việt Nam, không những tòa án là tay sai của đảng mà công an chỉ cần khởi động điều tra, là có thể tiếp cận thông tin cá nhân. 

Nêu trên chỉ là một vài yếu tố điển hình. Thực tế toàn dân Việt Nam là những tù nhân bị giam giữ, bóc lột và 3 triệu đảng viên và lực lượng công an là những cai ngục. 

Khi Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh hoặc Blogger Hùynh Thục Vy, hoặc nhà tranh đấu Trần Huỳnh Duy Thức bị giam giữ tạm thời hay dài hạn, họ chỉ bị chuyển từ một nhà tù lớn sang một nhà tù nhỏ mà thôi. 

Câu hỏi đặt ra là chúng ta phải làm gì? 

Trước hết, như những người dân Việt còn quan tâm đến vận mệnh đất nước, dù sống tự do tại hải ngoại hay trong nhà tù lớn tại Việt Nam, chúng ta cũng phải tích cực tham gia tiến trình dân chủ hóa và quyết tâm xây dựng một nền dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên cho dân tộc. 

Ngoài ra, trên bình diện quốc tế công pháp, khái niệm chủ quyền quốc gia tuyệt đối (absolute national sovereignty) nêu trên đã quá lỗi thời. Công pháp quốc tế, dưới sự giám định của Liên Hiệp Quốc cần phải được tu chính và một khi nhân quyền bị vi phạm thì khái niệm chủ quyền quốc gia tuyệt đối phải thối lui hầu công pháp quốc tế có thể chế tài các chế độ CS phạm tội. 

Có như thế nhân loại mới không còn phải trải nghiệm những kinh hoàng của các cuộc cải cách ruộng đất năm 1953-1956, trại cải tạo mà quân dân cán chính VNCH trải qua sau năm 1975 với hằng trăm ngàn nhân mạng chết oan khiên. 

Các thảm họa trên không phải chỉ xảy ra trong quá khứ. Ngay trong hiện tại Liên Hiệp Quốc cũng đang điều tra những trại Tập Trung tại Trung Quốc giam giữ cả triệu hoặc trăm ngàn người sắc tộc Uighur (tức Duy Ngô Nhĩ) trong những điều kiện khốc liệt hầu như diệt chủng, sau khi đảng CSTQ đã chiếm giữ đất đai bao la của dân tộc này. 

Giải thể đảng CSVN và tất cả những đảng CS trong truyền thống Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản còn sót lại là trách nhiệm của toàn nhân loại trong thế kỷ 21 là như thế. 

18.08.2018

Việt Nam đã có đảng đối lập?

Trần Thành (VNTB)

Tòa Án Nhân dân tỉnh Nghệ An đã đưa vụ án “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 Bộ luật Hình sự 1999 ra xét xử hình sự sơ thẩm đối với ông Lê Đình Lượng, với mức án tuyên 20 năm tù giam và 5 năm quản thúc. Với mức án gần kịch khung như thế này, nếu đúng tội trạng, cho thấy ở Việt Nam đã hình thành và phát triển những đảng phái đối lập với Đảng Cộng sản.
Nhìn từ bản án sơ thẩm đã tuyên
Điều 79, Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân: “Người nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau: 1. Người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình; 2. Người đồng phạm khác thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm”.
Như vậy, theo Hội đồng xét xử hình sự sơ thẩm của tỉnh Nghệ An, thì ông Lê Đình Lượng được xem là “người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực” trong các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
Về mặt tố tụng, hành vi nếu có của ông Lê Đình Lượng thuộc “Các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia”, và nằm trong nhóm các tội trực tiếp uy hiếp sự tồn tại của chính quyền nhân dân.
Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân được xem là là hành vi hoạt động thành lập, hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân các cấp từ Trung ương đến địa phương. Hoạt động thành lập tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân có thể được thể hiện bằng một số hành vi như đề xướng chủ trương đường lối hoạt động của tổ chức (viết cương lĩnh, điều lệ, kế hoạch, chương trình hoạt động,…), tuyên truyền, lôi kéo, tập hợp người vào tố chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
Hoạt động tham gia tổ chức lật đổ chính quyền nhân dân, là trường hợp người phạm tội nhận thức rõ mục đích của tổ chức nhưng đã tán thành và nhận lời tham gia vào tổ chức, thực hiện chương trình, kế hoạch và hoạt động của tổ chức.
Theo cáo buộc của công tố tại phiên hình sự sơ thẩm, thì “trong quá trình sử dụng Facebook, ông Lê Đình Lượng đã thể hiện rõ tình cảm, ý chí đồng lòng cùng tổ chức Việt Tân, tích cực theo dõi, đăng tải, chia sẻ nhiều bài viết tuyên tuyền cổ súy cho Việt Tân, trong đó có nhiều bài viết bình luận, ca ngợi Việt Tân, cổ vũ cho đường lối của tổ chức khủng bố Việt Tân, xuyên tạc về tình hình Việt Nam, nói xấu Đảng Cộng sản Việt Nam, lợi dụng các sự kiện chính trị, xã hội, phát triển kinh tế, an sinh xã hội, môi trường để xuyên tạc, bóp méo sự thật nhằm gây tâm lý hoài nghi, hoang mang trong quần chúng nhân dân.
Xét hành vi, tính chất, vụ án thuộc loại đặc biệt nghiêm trọng, hành vi phạm tội của bị cáo diễn ra trong thời gian dài, lôi kéo nhiều người tham gia, tiến hành cùng với việc có nhiều bài viết lợi dụng các vấn đề xã hội trong nước để xuyên tạc lịch sử, kích động quần chúng nhân dân, đưa tin, vu cáo, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước và hệ thống cơ quan công quyền, phá hoại tư tưởng, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với với vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước.
Bị cáo ý thức được việc làm của mình là vi phạm pháp luật nhưng không dừng ở đó mà còn dụ dỗ, lôi kéo nhiều người tham gia để phát triển tổ chức Việt Tân” (dừng trích).
Với cáo buộc nói trên, nếu đúng, có thể thấy rằng ở Việt Nam đã có sự tồn tại, phát triển của tổ chức Việt Tân, một tổ chức mà Bộ Công an Việt Nam cho rằng là “tổ chức khủng bố”.
Thẩm phán Trần Ngọc Sơn, chủ tọa phiên xét xử, có lời nhận định lúc tuyên án như thế này (trích): “Hội đồng xét xử cũng khẳng định qua vụ án này cho thấy các thế lực thù địch nói chung, tổ chức Việt Tân nói riêng cũng như những người phạm tội thuộc nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia có những phương thức, thủ đoạn khác nhau, khi thì kích động, khi thì xuyên tạc, khi thì đóng vai là người đi đầu trong các phong trào chống tiêu cực, nhìn bề ngoài chúng ta nghĩ rằng họ là những người yêu nước, yêu chế độ, yêu dân tộc, nhưng dù phương thức, thủ đoạn thay đổi nhưng bản chất không thay đổi, tất cả đều phục vụ cho mục đích cuối cùng là lật đổ nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam”.
“Xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam”, là một cách nói của việc đòi hỏi có sự cạnh tranh đa đảng phái trong các nhiệm kỳ của chính phủ.
Việt Tân là ‘tổ chức khủng bố’ và đã có ‘chi nhánh’ ở Việt Nam?
Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay, Việt Tân không bị liệt vào danh sách khủng bố theo luật Hoa Kỳ. Ông Katina Adams, phát ngôn viên văn phòng Đông Á của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói với thông tấn xã Reuters: “Chúng tôi đề nghị bạn nên liên hệ với Chính phủ Việt Nam để lấy thêm tin tức về lời cáo buộc này của họ” [https://www.reuters.com/article/us-vietnam-security-idUSKCN1271HZ]
Trong bản tin của mình, Reuters bình luận rằng mặc dù Đảng Cộng sản Việt Nam liên tục hô hào, cổ vũ về những cải cách kinh tế, cải cách các mối quan hệ xã hội dân sự, tuy nhiên Đảng Cộng sản Việt Nam lại luôn mạnh tay trấn áp, trừng trị những người bất đồng chính kiến [Despite steadily introducing more liberal social and economic reforms in recent years, the Communist Party has a zero-tolerance approach to criticism and has punished detractors harshly – nguồn đã dẫn].
Cũng theo Reuters, phản ứng với lời cáo buộc, Đảng Việt Tân ra thông cáo bằng tiếng Anh nói chính phủ Việt Nam “sợ đối lập có tổ chức” và phía cảnh sát thì “tung ra những tuyên truyền vô căn cứ” nhằm ngăn chặn người Việt Nam “cổ vũ chính trị hòa bình”, hãy để nhân dân Việt Nam quyết định Việt Tân có phải là một mối đe dọa hay không” [nguồn đã dẫn].
Theo tuyên bố chính thức từ trang mạng của Việt Tân thì tổ chức này tự đề ra phương thức hoạt động sau: “Chủ trương tiến hành cuộc cách mạng bằng chính sức mạnh và trí tuệ của dân tộc Việt Nam để giải phóng đất nước thoát khỏi ách độc tài Cộng sản hầu có điều kiện chấm dứt tình trạng nghèo nàn và lạc hậu của đất nước”. Chủ trương của đảng phái này được đăng tải công khai như một slogan trên website của họ: “Việt Tân là một tập hợp những người Việt yêu dân chủ với khát vọng canh tân con người và canh tân Việt Nam qua các hoạt động đấu tranh bất bạo động”.
Tuy có tên là “Đảng” Việt Tân, nhưng thực ra tổ chức này hoạt động tại Mỹ như một hội đoàn theo quy chế “unincorporated association” – hội đoàn không đăng ký pháp nhân (*). Như vậy, sẽ thuyết phục hơn nếu tại phiên xét xử sơ thẩm công dân Lê Đình Lượng, vị thẩm phán cùng bên đại diện Viện Kiểm sát giữ quyền công tố, chỉ ra được cụ thể những thành viên nào của Đảng Việt Tân đã cùng với ông Lê Đình Lượng trong hành động được gọi là “lật đổ chính quyền”? Nghĩa là cáo buộc cụ thể những công dân quốc tịch Hoa Kỳ nào đó đang cùng với ông Lê Đình Lượng thực hiện những hành động nhằm “lật đổ chính quyền”.
Luật sư Đặng Đình Mạnh nhận xét về thân chủ của mình như sau: “Bên cạnh tư cách là người bào chữa cho ông Lê Đình Lượng, thì với tư cách là đồng bào và là đàn ông với nhau, chúng tôi thật sự khâm phục và ngưỡng mộ về những điều ông ấy đã làm, đã dấn thân, kể cả thái độ mà ông ấy đã thể hiện trong phiên tòa mà ông ấy là bị cáo. Sự điềm tĩnh, ung dung của ông ấy khiến có những lúc chúng tôi đã phải tự hỏi “Có đúng ông ấy đang là bị cáo trong phiên tòa hay không?”…
Không chỉ ông, mà cả hai nhân chứng Nguyễn Văn Hóa và Nguyễn Viết Dũng (Dũng Phi Hổ) đều là những người tranh đấu quả cảm. Sự mất tự do trong hoàn cảnh hiện tại không hề làm giảm mất đi khí phách ngoan cường của họ.
Công chúng xứ sở này cần biết về họ…”.
Ông Lê Đình Lượng là ai?
Ông Lê Đình Lượng là một cựu chiến binh, và là người tham gia vận động đòi hỏi bồi thường thỏa đáng cho những ngư dân bị tác động bởi thảm họa môi trường biển từ tháng tư năm 2016 do Nhà máy Thép Formosa xả chất độc ra biển.
Thảm họa đó đã dẫn đến một phong trào xã hội vô cùng lớn tại Việt Nam. Ngoài việc tham gia đòi hỏi quyền lợi cho ngư dân, ông Lê Đình Lượng còn đấu tranh cho các tù nhân chính trị, cũng như phản đối các quy định hạn chế quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam.
“Các hoạt động của ông đối với xã hội, thực chất đó chỉ là những hành vi của một cựu quân nhân sống có trách nhiệm cao với cộng đồng, với địa phương và là một công dân thực hiện quyền tham gia xây dựng, quản lý Nhà nước theo hiến pháp mà thôi”. Luật sư Đặng Đình Mạnh nhận xét.
Liệu ông Lê Đình Lượng có ‘chống án’ lên tòa phúc thẩm?
(*) Quy chế unincorporated association là hợp pháp tại Hoa Kỳ. Với unincorporated association, các thành viên không chịu trách nhiệm chung, mà các cá nhân sẽ chịu trách nhiệm riêng. Mục đích của việc lập hội là đem lại một số lợi ích nào đó cho công cộng, và không tính đến chuyện lợi nhuận, do đó các thành viên hình thành một hội đoàn bất vụ lợi không đăng ký pháp nhân (unincorporated nonprofit association).

Nói về “chính trị”


Fb. Trương Nhân Tuấn|

Gần đây báo chí trong nước thường hay dùng từ “chính trị gia” để chỉ cho những cán bộ cao cấp nhà nước. Trường hợp bà Nguyễn Thị Kim Ngân được báo chí “bốc thơm” “nữ chính trị gia tài sắc vẹn toàn của Việt Nam” là thí dụ. Thỉnh thoảng ta cũng gặp báo chí sử dụng từ “làm chính trị” để chỉ những “nhân vật trẻ” mới ngồi vào được “ghế cao”. Người ngoài nhìn vào tưởng bở, VN có đầy “chính trị gia”, có sinh hoạt chính trị đủ thứ…
Lầm chết.
VNCH và Mỹ thua xiểng niểng, trước hết là thua về “nói dóc”, chớ không hề thua về quân sự. Thực ra về quân sự, quân VNCH bỏ súng đầu hàng. Nhưng đầu mối đưa tới các việc “đồng minh tháo chạy” cho tới việc Mỹ cúp viện trợ… đều là hệ quả của cách nói láo siêu quần bạt vía ở tầm quốc tế của cán bộ tuyên truyền cộng sản. Vừa ký kết hiệp ước đó thì cũng vừa sổ toẹt đó. Họ cam kết một đường, nhưng khi họ làm là làm ngược lại.
Thử nhìn lại, có ai nói láo cho bằng người cộng sản ? họ hứa hẹn dân chúng thiên đường, rốt cục họ đem lại địa ngục cho mọi người. Họ hứa hẹn đem lại “bình đẳng” cho xã hội, rốt cục họ “cào bằng” xã hội. Họ hứa hẹn bánh vẽ nhưng hàng triệu triệu người trí thức cũng tin theo và khen cái bánh rất ngon. Đến khi phong trào cộng sản thế giới sụp đổ, thì ngay ở những nước như Cuba, Bắc Hàn, Trung Quốc và VN… dân chúng vẫn sùng bái lãnh tụ, vẫn tin tưởng tuyệt đối vào tài lãnh đạo của “đảng”… “Đất nước ta chưa bao giờ xin đẹp thế này” là lời nói mới đây của Trọng. Thì cũng đúng thôi. Đối với tầng lớp lãnh đạo, vốn là bần nông trước kia, nay giàu sụ nhờ tham ô nhũng lạm, mua quan bán chức, bán nước buôn dân, hút máu dân nghèo… thì “chưa bao giờ đất nước xinh đẹp như thế này” phải đúng thôi.
Chính trị là gì ?
Nói tới “chính trị” là nói tới mọi sinh hoạt có quan hệ đến sự tồn vong, đến lợi ích của một cộng đồng nhân sự sinh sống trên một vùng lãnh thổ. Đó là các việc an ninh, quốc phòng, kinh tế, pháp luật, giáo dục v.v… Tức là, trong một xã hội (văn minh), tất cả những quan hệ, ở bất kỳ lãnh vực nào, giữa “công dân” với “công dân”, giữa “công dân” với nhà nước, giữa “công dân” với “tổ chức”, “đảng phái”… đều là “sinh hoạt chính trị”.
Vấn đề là các “quan hệ” trong xã hội, ở các lãnh vực riêng biệt, đều không giống nhau, đương nhiên do mâu thuẩn về quyền và lợi ích. Phe “chủ” thì có khuynh hướng “bóc lột”, trong khi phe “nhân công” thì có khuynh hướng “phản kháng”. Phe chủ và phe thợ không thể mặc chung bộ “đồng phục”, vì họ có quyền và lợi ích mâu thuẩn với nhau. (Vấn đề là cái gọi là “kinh tế thị trường định hướng XHCN của VN thì đang mặc đồng phục cho cả chủ lẫn thợ.)
Để những mâu thuẩn không làm suy vi cộng đồng, những bậc “trí giả” nhảy ra “làm chính trị”, đề nghị trước cử tri một “tư tưởng” hay “triết lý” chính trị, với những “chương trình hành động” cụ thể.
Nhưng một cá nhân khó có thể áp đặt một “chương trình chính trị”. Cá nhân cần phải được sự ủng hộ của số đông. Nhờ số đông (cử tri) “chính trị gia” này nắm được quyền hành. Từ đó mới áp dụng các chính sách, theo kiểu “trổ tài kinh bang tế thế”.
Vì vậy nói tới “chính trị” là phải nói tới “đảng phái chính trị”.
Nếu có thể so sánh, “làm chính trị” cũng như là “làm kinh tế”. Kinh tế có cạnh tranh thì chính trị cũng có cạnh tranh. Kinh tế không có cạnh tranh thì không phải là “kinh tế thị trường”. “Làm chính trị” theo kiểu độc đảng như VN, thì không có sinh hoạt “chính trị”.
Ở VN, ngay bây giờ, bất kỳ người nào vỗ ngực tuyên bố “làm chính trị” cũng đều có thể bị khép vào tội 88 BLHS.
Tội “chống đảng” đôi khi còn nặng hơn cả tội “phản bội tổ quốc”.
Vì vậy thấy báo chí sử dụng các từ “chính trị gia”, “làm chính trị” thiệt tức cười.
Bà Kim Ngân, hay như ông Nguyễn Xuân Phúc, đều không phải là “chính trị gia”. Họ chỉ là những đảng viên đảng cộng sản, nhận lãnh một chức vụ lãnh đạo nhà nước theo sự chỉ đạo của đảng (chính sách của đảng). Cách đây không lâu, nhân dịp ông Ba X bị loại khỏi cuộc chơi vì bị Trọng lú chơi trò gian lận ở việc thay đổi điều lệ đảng. Ông này nói rằng “đảng hết chính sách thì nghỉ”.
Chẳng có “chính trị gia” gì ráo. Lên ghế được hay không là “chính sách đảng” có hay không mà thôi.
Tất cả những cán bộ nhà nước đều là đảng viên. Họ tranh giành quyền lực trong đảng, một người lên là cả họ làm quan. Đảng viên cha kê ghế cho đảng viên con. Đảng viên anh kê ghế cho đảng viên em. Đảng viên chồng kê ghế cho đảng viên vợ. Dân chúng chỉ trích tới đâu thì cũng “đúng qui trình”. Bởi vì đấm đá, bỏ thuốc phóng xạ với nhau cho chết, họ đều là đảng viên đảng CSVN.
Không có “kinh tế thị trường” thì làm sao có “cạnh tranh” về kinh tế ?
Không có chế độ dân chủ thì làm sao có chuyện “làm” chính trị ? “Sân khấu chính trị” không có, thì làm gì có “chính trị gia” ?

Tại sao không dám ‘đối thoại’?


Blogger Mạnh Kim|

Ngày 18-5-2017, tại một hội nghị trực tuyến toàn quốc, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng nói: “Chúng ta không sợ đối thoại, không sợ tranh luận, bởi vì sự phát triển của mỗi lý luận và của học thuyết cách mạng nào rồi cũng phải dựa trên sự cọ xát và tranh luận. Và cũng chính sự tranh luận đó tạo ra cơ sở để hình thành chân lý”.
Nói thế thôi chứ “chúng ta” của Võ Văn Thưởng sợ đối thoại hơn tất cả thứ gì khác. Suốt chiều dài lịch sử đảng cộng sản lẫn nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, chẳng bao giờ tồn tại cái gọi là “đối thoại” và “lắng nghe ý kiến”. Ngày 30-10-1956, chỉ với bài diễn văn ngắn đọc tại một phiên họp Mặt trận Tổ quốc, về sai lầm của cuộc Cải cách ruộng đất, tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tường, một học giả tài năng xuất chúng, đã lãnh một hậu quả khủng khiếp là bị trù dập suốt đời. Ngay cả những người trong hệ thống chính quyền cộng sản, từ Hoàng Minh Chính, Trần Bách, Nguyễn Hộ, Nguyên Ngọc, Trần Độ, đến thậm chí Võ Nguyên Giáp, còn bị “đập” tơi tả khi “bày đặt có ý kiến” thì huống hồ “nhân dân” của một chính quyền “do dân, vì dân”!
Tại sao “chúng ta” của Võ Văn Thưởng không dám “đối thoại” với người dân? Không dám bởi vì không thể, không có khả năng, không đủ trình độ, và đặc biệt không đủ lý lẽ để giải thích hoặc biện minh cho những sai lầm chính sách, nhất là những gì liên quan cơ cấu bộ máy thể chế, từ “tam quyền phân lập” giả hiệu đến thậm chí cả Hiến pháp, trong đó luôn khẳng định “Bỏ điều 4 Hiến pháp là tự sát”. “Chúng ta” của Võ Văn Thưởng không muốn tự sát, như những cái chết oan khuất của những người đấu tranh bị bắt vào đồn và tử vong vì “tự ngã” hoặc “tự tử”. Cái chết bởi bạo lực nhân dân trong ngày cuối của một chế độ độc tài là nỗi ám ảnh đáng sợ. Tiếng kinh chiều tàn cầu hồn cho một cái chết đang đến gần cứ vọng bên tai, thường trực. U tối, rùng rợn, và ám ảnh. Cho nên làm sao họ đủ dũng cảm để đối mặt những “câu hỏi thời đại” của nhân dân, trong đó có câu hỏi “Việt Nam có chấp nhận mất nước khi nấp dưới cái bóng Trung Quốc?”.
Bối cảnh Việt Nam hiện nay không giống giai đoạn khối XHCN tan rã bởi “bọn xét lại” khiến Nguyễn Văn Linh phải hộc tốc sang Đông Âu kêu gọi “cứu nguy sự tan rã của khối anh em đoàn kết XHCN”. Tuy nhiên, nguy cơ sụp đổ bởi sự nổi dậy nhân dân ngày càng lớn hơn bao giờ. Bài học sức mạnh nhân dân trong các cuộc cách mạng Cam hoặc cách mạng Hoa nhài đã làm lạnh sống lưng những kẻ cai trị Việt Nam. Bằng mọi giá phải giữ thể chế – họ hoảng hốt lo sợ, khi mà sự mục ruỗng chế độ đã đến mức trầm trọng mà nguyên nhân của nó xuất phát từ chính những sai lầm căn bản mang tính nội tại hơn là từ “thế lực thù địch bên ngoài”. Bằng mọi giá phải siết lại tự do, đưa dân chủ vào khái niệm “dân chủ tập trung” do Đảng và Nhà nước giám sát chứ không thể thả lỏng tự do để tự do hình thành dòng chảy như là một xu hướng tất yếu. Bạo lực là giải pháp duy nhất cho sự bảo vệ chế độ ở thời điểm này.
Lãnh đạo VC (Photo credit should read HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images)
Nếu thật sự lắng nghe ý kiến người dân thì họ đã nghe và đã sửa. Ngày 22-1-1990, lá Tâm thư với chữ ký của hàng trăm trí thức kiều bào do giáo sư tiến sĩ Nguyễn Ngọc Giao đại diện, gửi về Việt Nam từ Pháp, đã cảnh báo:
“Do những đường lối, chính sách không phù hợp với tình hình thế giới cũng như với thực tế của Việt Nam, nước ta đã bị cô lập về mặt kinh tế cũng như ngoại giao và vẫn chưa thoát ra khỏi cảnh nghèo khó. Đau lòng hơn nữa, cuộc đổi mới khởi động năm 1986 đã bị trì hoãn, bỏ lỡ một cơ may lớn, làm tổn thương lòng tin của nhân dân mới phần nào được phục hồi. Những biến cố vừa xảy ra ở Đông Đức, Tiệp Khắc và nhất là Rumani cho thấy là trong một tình hình chính trị, kinh tế, xã hội bế tắc kéo dài quá lâu, sự thụ động bề ngoài của quần chúng mà sức kiên nhẫn chịu đựng dẫu sao cũng có giới hạn, nhiều khi chỉ là sự bình lặng trước cơn bão lớn. Để tránh cho đất nước khỏi rơi vào thảm kịch Thiên An Môn hay Rumani, trước tiên cần nhận thức rằng không thể dùng đàn áp hay bạo động để giải quyết những vấn đề trầm trọng hiện nay của đất nước mà phải tìm được những phương pháp chính trị thích nghi. Hãy vì quyền lợi tối cao của dân tộc, sớm cải tổ hệ thống chính trị hiện có bằng cách: Thực sự tách rời các định chế của Nhà nước ra khỏi bộ máy chính đảng để cho Nhà nước thu hồi trọn vẹn những quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp của mình, để cho không một ai cũng như không một tổ chức nào có thể đứng trên và chi phối Nhà nước; Thiết lập một nền dân chủ đa nguyên, thực sự bảo đảm an toàn cá nhân và các quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội, lập đảng…”.
Tâm thư đã được “đón nhận” và được “phản hồi”: Những trí thức kiều bào ký tên vào Tâm thư không được cấp visa về nước; có người thậm chí được “đăng tên” ở “Bảo tàng tội ác Mỹ-Ngụy” trong suốt 14 năm; danh sách 34 người ký tên đầu tiên được niêm yết ở trụ sở công an địa phương cũng như sứ quán một số nước! Từ năm 1990 đến nay, có bao nhiêu “tâm thư” của đồng bào trong nước lẫn hải ngoại? Có ý kiến nào được lắng nghe? Những người dân can đảm dám hành động và lên tiếng vì yêu nước đã luôn nhận lãnh một kết cục bi thảm: điểm dừng của họ là nhà tù, như Trần Huỳnh Duy Thức.
Khó có thể tưởng tượng một “lý thuyết gia” về “tư tưởng” như Võ Văn Thưởng sẽ “ăn nói” như thế nào khi đối mặt với Phạm Đoan Trang, với Trịnh Hữu Long, với Nguyễn Anh Tuấn… Khó có thể hình dung một nhân vật trong Bộ chính trị, kể cả “tiến sĩ Xây dựng Đảng” Nguyễn Phú Trọng, đủ khả năng và lý lẽ để “nói chuyện phải quấy” với những gương mặt trẻ đại diện cho “bọn phản động”. Ngày đó, ngày mà nhà cầm quyền chịu ngồi xuống, để bắt tay và nói chuyện với sinh viên, với công nhân, với những người đấu tranh, có thể chẳng bao giờ xảy ra. Thay vào đó là bạo lực đàn áp, là những bản án tù nghiệt ngã và những cái chết vì “tự sát” trong đồn công an. Hãy dừng lại đi! Dân tộc này đã đổ quá nhiều máu và đã gánh chịu quá nhiều đau thương. Hãy dừng lại những nắm đấm và chìa ra những bàn tay. Không dân tộc nào có thể đi lên phía trước, khi để lại sau lưng những gương mặt người dân bầm tím và những ánh mắt oán thù, bởi sự xuống tay của bạo lực cường quyền./.

Tướng Hùng ơi, truyền thông không thể là tấm gương thủng



Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng

Blogger Nguyễn Hùng|

Nghe tin Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng được cử làm quyền Bộ trưởng Thông tin Truyền thông tôi nghĩ ông ắt phải khá hơn người tiền nhiệm Trương Minh Tuấn. Tôi từng xem vài video trong đó Tướng Hùng có những phát biểu khá ấn tượng. Trong lần phát biểu ở một sự kiện của Vingroup khi còn là tổng giám đốc Viettel, ông đã nói về tầm quan trọng của sự khác biệt: “Nếu mình không tìm ra được một cách tiếp cận khác biệt thì cương quyết không làm.” Trong một video khác trên Facebook ông lại nói về chuyện Viettel có nhiều người giỏi vì tập đoàn hay làm những cái mới và khó nên ai dốt sẽ không thể làm được.
Ngay sau khi về Bộ Thông tin Truyền thông, ông Hùng lập tức nói ông chỉ muốn thấy 10% tin xấu trên báo chí. Về lý thuyết mà nói, bộ của ông Hùng và những người phụ trách văn hoá tư tưởng của Đảng quản lý tất tần tật các cơ quan truyền thông nên ông muốn gì mà chẳng được. Nhưng nếu ta coi truyền thông như tấm gương phản chiếu xã hội thì chuyện hạn chế tin xấu chẳng khác nào muốn có một tấm gương thủng. Đa số người dân và lãnh đạo nhìn vào đó sẽ chỉ thấy phần nào hiện trạng xã hội. Tôi nói đa số chứ không phải tất cả vì nhiều lãnh đạo còn có các nguồn tin tham khảo khác, đôi khi được coi như tài liệu không phổ biến rộng rãi. Và nhiều người dân giờ cũng đã đủ thông minh để đa dạng hoá nguồn thông tin thay vì chỉ xem VTV và đọc các báo trong nước. Thực tế người ta đã nghe BBC, VOA… từ lâu nhưng giờ lại có thể đọc tin của các hãng quốc tế trên internet và mạng xã hội.
Nói lý thuyết có thể trừu tượng nên xin dẫn hai ví dụ về hai tin xảy ra trong tuần này để Tướng Hùng dễ hiểu. Tối 15/8 ca sỹ Nguyễn Tín cùng bạn bè hát phục vụ vài chục người trong một quán cà phê ở quận 3, thành phố Hồ Chí Minh như khán giả Nguyễn Lân Thắng đã tường thuật trực tiếp. Một sự kiện văn hoá được những người yêu nghệ thuật trong đó có cả em nhỏ và người có tuổi tham dự cuối cùng đã bị phá hỏng. Đông đảo nhân viên an ninh và công an tới yêu cầu mọi người ra về một cách vô văn hoá sau khi đòi kiểm tra giấy tờ tuỳ thân và thậm chí đã hành hung ba người trong đó có nhà hoạt động Phạm Đoan Trang, ca sỹ Nguyễn Tín và nhà tổ chức Nguyễn Đại, theo lời kể lại của hai Facebooker Lê Bảo Nhi và Võ Hồng Ly. Chắc hẳn đây là tin vô cùng xấu vì không thấy báo nào trong nước đưa tin. Nhưng nó lại có trên Facebook và trên các trang tin nước ngoài như RFA mà ca sỹ Nguyễn Tín dẫn lại với lời bình “đêm kinh hoàng”. Đây là biểu hiện của sự lạm quyền của ngành công an mà đỉnh điểm của nó là vụ một loạt tướng công an bị xử lý gần đây. Nó cũng cho thấy xu hướng dùng bạo lực để giải quyết các mâu thuẫn trong xã hội. Nhưng chiếc gương truyền thông đã thủng lỗ chỗ từ trước khi Tướng Hùng về Bộ 4T tịnh không thấy đưa tin và chẳng có lý do gì để ông khoan thêm vài lỗ nữa.
Ví dụ thứ hai sẽ cho thấy không những gương truyền thông đã thủng mà có chỗ nó còn làm cho bộ mặt xã hội biến dạng, trông vậy mà chẳng phải vậy. Đó là vụ ông Lê Đình Lượng bị toà án ở thành phố Vinh tuyên án tới 20 năm tù giam vì “tội” lật đổ. Truyền thông trong nước nói là xử công khai, nhưng đâu phải ai muốn tới dự là được. Trên mạng xã hội đã có những cáo buộc về chuyện một số người tới dự bị bịt mặt đưa đi và bị đánh đập. Theo lời thuật lại của Luật sư Đặng Đình Mạnh, hai nhân chứng chống lại ông Lượng đều đã phản cung vì cho rằng bị ép cung và cũng không thể có mặt tại toà với lý do sức khoẻ. Và trong khi Viện Kiểm sát chỉ đề nghị tối đa là 18 năm tù giam, hội đồng xét xử đã kết án tới 20 năm. Phải chăng đây là một phần đòn trả thù cho việc ông Lê Đình Lượng là một trong những bị cáo quan trọng đầu tiên giữ quyền im lặng mà luật pháp Việt Nam đã công nhận? Nếu chỉ theo dõi truyền thông trong nước không thôi người ta sẽ có cách hiểu khác về sự nghiêm minh của công lý ở Việt Nam mà nhiều người nói thực ra “chỉ là một vở hài kịch”.
Tôi không kỳ vọng Tướng Hùng sẽ làm được gì nhiều để truyền thông Việt Nam trung thực hơn và có tính cạnh tranh hơn với truyền thông thế giới. Nhưng chính ông đã nói phải tìm sự khác biệt và phải làm cái gì mới. Chỉ mong ông thêm hai chữ ‘tử tế’ vào hai điều ông nói./.