Sunday, September 14, 2014

Nghi ngờ nhà cầm quyền xử người lén lút, dân oan Dương Nội kéo đến vây hãm tòa án

CTV Danlambao - Sáng nay, 15/9/2014, rất đông nông dân Dương Nội đã đồng loạt kéo đến vây hãm trụ sở tòa án nhân dân quận Hà Đông (Số 2, Nguyễn Trãi) sau khi nhận được tin báo nhà cầm quyền CSVN đang lén lút mở phiên tòa kết án 2 dân oan mất đất.

Lực lượng công an sắc phục đủ loại đã lập tức được huy động, dựng hàng rào cách trụ sở tòa án khoảng 50 mét. Hành động này càng khiến những nghi ngờ của người dân là có cơ sở.

Hai dân oan bị nhà cầm quyền lén lút mang ra xử án là bà Nguyễn Thị Ngân và bà Nguyễn Thị Toàn. Thân nhân của họ không hề nhận được thông báo gì từ nhà cầm quyền.

Lúc 8:00 sáng, rất đông dân oan đã kéo đến trước tòa, hô to các khẩu hiệu:

- Phản đối phiên tòa bất công
- Phản đối bắt người vô tội để cướp đất
- Phản đối phiên tòa lén lút.

Toàn bộ các tuyến đường dẫn đến trụ sở tòa án quận Hà Đông đều bị phong tỏa.

* Tiếp tục cập nhật


VIDEO:Dân oan Miền Nam biểu tình trước Dinh Độc Lập Sài Gòn ngày 14/09/2014

Demonstration in front of The Independent Palace Saigon 14/09/2014

Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam (Danlambao) - Sáng ngày Chủ Nhật 14/09/2014 bà con ân oan Miền Nam đã tập hợp biểu tình trước Dinh Độc Lập, tố giác đảng và nhà nước cộng sản tại Việt Nam:

Không có chế độ nào trên thế giới tàn ác vô nhân như chế độ cộng sản tại Việt Nam”.

Hoan hô lòng quả cảm của các bà mẹ dân oan Miền Nam đã thay mặt toàn dân tố cáo trước công luận hành động cướp của giết người của con cháu Hồ chí Minh trong thế kỷ 21. Bọn chúng đang tái phát động chiến dịch man rợ “Cải Cách Ruộng Đất” - tội ác diệt chủng chống lại loài người của đảng cộng sản Việt Nam trong những năm 46-57 (không thua gì chế độ cộng sản Khmer đỏ tại Campuchia)- trên toàn quốc qua cuộc triển lãm “Thành quả của cuộc Cải Cách Ruộng Đất 1946-1957” mới đây tại Hà nội. Chúng cho triển lãm cổ vũ tội ác diệt chủng của HCM và đảng cộng sản Việt Nam đã giết hại hằng trăm ngàn người dân vô tội.

Mời mọi người xem đoạn video quay cảnh biểu tình trước Dinh Độc Lập và những biểu ngữ tố giác chế độ cộng sản tại Việt Nam của bà con dân oan Miền Nam.

Ngày 15/09/2014


Chặn nguy cơ một 'xã hội chết'

Báo điện tử Tầm nhìn- Mặc dù xây dựng nền tảng đạo đức xã hội luôn là điều cốt yếu, nhưng cũng cần có những quy định pháp lý để chống bệnh vô cảm. Một xã hội vô cảm sẽ là một "xã hội chết".

Không khó nhận ra bệnh vô cảm, nhưng làm sao để chữa được bệnh thì không hề đơn giản. Sự mất lòng tin trong xã hội, sự ích kỷ, tính thực dụng trong lối sống của một bộ phận xã hội làm cho bệnh thêm nặng.

Tạo cho xã hội sức đề kháng

Để chữa trị căn bệnh "ung thư tâm hồn" này,  cần phải kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp. Trước hết phải tạo cho xã hội một sức đề kháng. Đó chính là việc xây dựng và không ngừng nhân lên những yếu tố tích cực trong xã hội. Một môi trường xã hội tốt, lành mạnh sẽ tạo được sức đề kháng cao với căn bệnh này. Ngược lại, trong một môi trường xã hội xấu, nơi mà tiêu cực lấn át tích cực thì bệnh vô cảm sẽ lây lan.

"Một xã hội vô cảm sẽ là một "xã hội chết"- cái chết trước hết từ trong tâm hồn."

Phải bền bỉ xây dựng văn hóa ứng xử, tạo đời sống tinh thần phong phú, mà ở đó các giá trị tinh thần, đạo đức của xã hội được xác lập rõ ràng, thể hiện mạnh mẽ, để ai làm những điều xấu cũng phải sợ, cũng phải ngại. Nếu cái tốt, cái thiện ở thế thượng phong, nếu ở đâu người tốt cũng biết đoàn kết, hợp lực tạo nên sức mạnh thì ở đó chắc chắn cái xấu, cái ác sẽ từng bước bị đẩy lùi,  sự vô cảm sẽ mất dần đi.

Tất cả chúng ta đều phải day dứt trước câu hỏi: Bây giờ đời sống của người Việt Nam mình khấm khá hơn trước rất nhiều nhưng tại sao bệnh vô cảm lại nặng hơn?  Như thế càng thấy rõ, không phải cứ nghèo là vô cảm, không phải cứ túng là làm liều.

Thuốc chữa bệnh vô cảm nằm ở sự truyền phổ sâu sắc những giá trị truyền thống của dân tộc, thẩm thấu vào trong đời sống xã hội. Xã hội càng hiện đại thì những giá trị đó lại càng cần nhân rộng, không được để cho những làn sóng lai tạp, xô bồ che lấp, lấn át những giá trị truyền thống.

Khi bệnh vô cảm trong xã hội càng lây lan thì sự gắn kết, tình người càng bị mai một. Xã hội cần có ngọn lửa nhân ái lan tỏa, những người hoạn nạn càng cần ngọn lửa nhân ái sưởi ấm họ. Đó chính là tiêu chí của một xã hội văn minh, một xã hội có đạo đức.

Cuộc chiến chống bệnh vô cảm cần được triển khai trong từng gia đình, trước hết là giáo dục con cháu bằng các hành vi ứng xử mẫu mực của ông bà, cha mẹ, người lớn tuổi.

Tôi từng chứng kiến một việc đáng buồn: Hôm đó, chúng tôi đang đi trên một đường phố thì thấy một cụ già gầy guộc, quần áo cáu bẩn, ngồi bên vỉa hè chìa tay xin ăn. Một cháu bé chừng 8 tuổi đi cùng với bố mẹ liền đưa cho cụ già gói bánh cháu đang cầm trên tay. Cụ già nói, giọng thều thào: "Cảm ơn cháu". Lập tức, người mẹ sẵng giọng nói với cháu bé: "Ăn mày giả vờ đấy con ạ". Cháu bé ngơ ngác không hiểu mình đã làm sai điều gì.

vô cảm, cơ quan công quyền, tai nạn, tung clip, móc túi, xe điên, iPhone, công lý, ngược đãi trẻ, đút lót, phong bì, pháp luật, đạo đức công vụ

Vô cảm là một căn bệnh đáng sợ của xã hội. Ảnh minh họa


Cần những quy định pháp lý

 Mặc dù xây dựng nền tảng đạo đức xã hội luôn là điều cốt yếu, nhưng cũng cần có những quy định pháp lý để chống bệnh vô cảm. Nếu thấy bệnh nhân nguy kịch mà nhân viên y tế từ chối việc cứu chữa thì dù với bất cứ lý do gì cũng phải bị xử lý nghiêm minh; nếu gặp người bị nạn trên đường mà không cứu sẽ bị truy cứu với những chế tài riêng.

Trách nhiệm công vụ thể hiện đạo đức công vụ, đạo đức xã hội. Đối với hệ thống công quyền, để trị bệnh vô cảm, cần cải cách hành chính một cách mạnh mẽ hơn, đưa ra những quy định khoa học, cụ thể, rõ ràng về trách nhiệm của từng người trong guồng máy công vụ để nếu một người không làm đúng chức trách của mình thì lập tức bị bật ra khỏi hệ thống. Nếu một nền hành chính được thực thi một cách khoa học thì sẽ dần dần sẽ tạo ra một thói quen, buộc những ai ở trong guồng máy cũng phải làm hết chức phận của mình.

Bên cạnh việc xây dựng một nền hành chính khoa học để quản trị tốt thì cần tăng cường giáo dục để cho những "công bộc" - những người ăn lương của nhà nước bằng tiền đóng thuế của dân - phải cảm thấy mình có trách nhiệm đạo đức trong việc phục vụ dân; trước những đòi hỏi, những bức bách, thậm chí những bất hạnh của người dân thì không thể làm quay mặt làm ngơ. Và cần tăng cường thanh tra công vụ thường xuyên, bất chợt, đột xuất dưới nhiều hình thức khác nhau để bắt bệnh thật chính xác, kịp thời, từ đó sẽ thưởng phạt nghiêm minh.

Không gì có thể thay thế việc khơi dậy lòng nhân ái và dũng khí trong mỗi con người,   tinh thần trách nhiệm và dũng khí của các cơ quan chức năng trước những ngang trái và bất công.

Cần xây dựng một xã hội đồng cảm và chia sẻ. Các hoạt động nhân đạo, từ thiện được triển khai rộng khắp là hướng tới một xã hội như vậy.

Một xã hội vô cảm sẽ là một "xã hội chết"- cái chết trước hết từ trong tâm hồn.

16:27 | 14/09/2014
Hồ Quang Lợi-VNN

Hơn một triệu trẻ em Việt Nam không đi học

Báo điện tử Tầm nhìn Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc (UNICEF), có hơn 1,1 triệu trẻ em Việt Nam từ độ tuổi 5 -14 chưa từng đến trường hoặc đã bỏ học.


Ảnh minh họa (Nguồn: XNA)
Ngày 11/9, Bộ GD&ĐT phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc (UNICEF) tổ chức hội thảo báo cáo Trẻ em ngoài nhà trường của Việt Nam. Theo số liệu thống kê, tỷ lệ trẻ em 5 tuổi ngoài nhà trường chiếm 12,19% tổng số trẻ cùng độ tuổi, tỷ lệ trẻ ngoài nhà trường ở độ tuổi từ 6 - 10 là 3,97%; từ 11 - 14 tuổi là 11,17%.
 Nguyên nhân phần lớn khiến trẻ bỏ học là do gia đình nghèo, không có điều kiện đi học cộng thêm chi phí ở trường lớp phục vụ học tập đắt đỏ khiến nhiều gia đình không cho các em tới trường. Tại hội thảo các đại biểu còn chỉ ra những yếu tố khác như cơ sở vật chất, năng lực giáo viên, giản lý giáo dục …. Cũng có sự tác động đến việc nghỉ học của trẻ em.
Trong khuôn khổ buổi hội thảo, rất nhiều ý kiến được các vị đại biểu đưa ra nhằm đóng góp, tháo gỡ các khó khăn rào cản nhằm giúp trẻ em bình đẳng và thuận lợi khi tới trường.
10:28 | 12/09/2014
PV

Bộ Giáo dục & Đào tạo bắt học sinh tiểu học đấu tố nhau


Chuyện nhỏ nhưng không nhỏ. Một qui định “nhỏ” của Bộ Giáo Dục & Đào Tạo (GD & ĐT) sẽ ảnh hưởng xấu lâu dài và sâu rộng tới nhân quyền, và văn hóa của toàn thể xã hội. Báo Giáo dục điện tử ngày 4/9/2014 có đăng một bài về sự đổi mới trong giáo dục tiểu học với tựa đề “Chính thức áp dụng không chấm điểm cấp tiểu học,” của tác giả Xuân Trung (1). Theo bài báo, Bộ Giáo Dục & Đào Tạo chính thức ra thông tư qui định hủy bỏ việc chấm điểm học sinh tiểu học như hiện nay và thay vào đó là biện pháp đánh giá học sinh tiểu học bằng nhận xét. Với sự đổi mới này, ngoài biện pháp nhận xét, đánh giá học sinh của giáo viên, còn có đánh giá của cha mẹ, của bản thân, của đồng bạn, và của người khác nếu có (chưa biết là ai!). Bài báo viết, “Bên cạnh đó, học sinh cũng tự đánh giá và tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn.” Bài báo cũng viết tiếp, “Hàng tháng, giáo viên thông qua quá trình quan sát, ý kiến trao đổi với cha mẹ học sinh và những người khác (nếu có) để nhận xét học sinh, ghi vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục.” Dựa theo những qui định trên, ngoài biện pháp đánh giá của giáo viên, các biện pháp còn lại đều vi phạm luật pháp, xâm phạm quyền riêng tư (privacy), là một sự xách nhiễu tinh thần học sinh, có tính cách vô nhân đạo, vô văn hóa, và phản giáo dục.
Trước hết một cụm từ trong thông tư viện dẫn cần được tìm hiểu rõ đó là cụm từ “tự đánh giá và tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn.” Cụm từ này đương nhiên bắt học sinh sau khi viết bản tự đánh giá phải mang ra đọc trước lớp. Như vậy hành vi “tự đánh giá” ở đây không khác gì hành vi “tự kiểm điểm trước tổ, đội, cơ quan hay khu phố”; và đó cũng chính là hình thức “đấu tố trước tổ, đội, khu phố hay trước nhân dân”, một biện pháp được đảng Cộng sản áp dụng từ thời cải cách ruộng đất cho tới ngày nay thỉnh thoảng vẫn được chính quyền địa phương áp dụng đối với các nhà bất đồng chính kiến. Nói cách khác, cụm từ vừa nêu chính là hình thức bắt buộc mỗi học sinh tiểu học, theo thường kỳ, phải bị mang ra đấu tố trước toàn lớp.
Việc bắt buộc người công dân viết tự kiểm điểm mọi sinh hoạt hàng ngày của họ là một vi phạm pháp luật. Trong một xã hội pháp quyền, văn minh, người công dân không thể bị bắt buộc làm điều gì luật pháp không đòi hỏi; và luật pháp Việt Nam hiện hành thì không đòi hỏi người công dân phải viết tự kiểm điểm. Vậy thì hà cớ gì bộ GD& ĐT lại có quyền ra thông tư qui định bắt học sinh tiểu học viết tự kiểm điểm (tức tự đánh giá) thường kỳ?
Viết kiểm điểm khác viết bản tường thuật. Câu hỏi được đặt ra là khi học sinh vi phạm nội qui của trường thì giáo viên phải làm sao? Câu trả lời là nếu giáo viên chứng kiến thì sẽ cho học sinh biết hành động của học sinh là vi phạm nội qui. Học sinh có quyền hỏi vi phạm điều nào của nội qui thì giáo viên phải chỉ rõ. Và giáo viên chỉ có thể áp dụng biện pháp kỷ luật đã được qui định trong nội qui chứ không được có biện pháp kỷ luật nào khác. Trong trường hợp học sinh vi phạm kỷ luật mà giáo viên (hay hiệu trưởng) không chứng kiến, ví dụ một học sinh báo cáo bị học sinh khác hành hung trong trường (nếu sự việc xảy ra ngoài trường thì không thuộc thẩm quyền của nhà trường), thì giáo viên phải gọi học sinh bị tố cáo lên và yêu cầu tường thuật (miệng hay văn bản). Cần phân biệt đây là bản tường thuật chứ không phải bản tự kiểm điểm. Có nghĩa là trong bản tường thuật này, học sinh tác giả của hành động không bị buộc phải nhận khuyết điểm. Việc nhận xét tác giả của hành động có khuyết điểm hay không chính là và chỉ có thể là giáo viên, sau khi chỉ ra hành vi đó vi phạm điều thứ mấy của nội qui.
Ngoài vi phạm luật pháp, việc bắt học sinh đọc bản tự đánh giá trước bạn đồng lớp để các bạn đồng lớp góp ý lại là một vi phạm vào quyền riêng tư, vốn là một quyền quan trọng được luật pháp bảo vệ. Trong bài Sự riêng tư và luật pháp (Privacy and the Law) của Micheal McFarland, tác giả viết rằng “hầu hết các chính quyền đều công nhận sự cần thiết phải bảo vệ sự riêng tư của công dân, ít nhất ở một mức độ nào đó” (2). Sự bảo vệ sự riêng tư theo luật Anh – Mỹ thì “Việc tiết lộ những thông tin riêng tư là bất hợp pháp, nếu việc tiết lộ đó khiến người đó cảm thấy khó chịu, nếu người đó không phải nhân vật của công chúng (public figure) và nếu việc tiết lộ đó không vì quyền lợi công cộng một cách chính đáng (It is illegal to reveal private facts about someone if the average person would find it objectionable to have that information made public, provided that the subject of the information is not a public figure and there is no legitimate public interest in making the information known (3). Trong giáo dục thì Hoa Kỳ có đạo luật bảo vệ quyền và sự riêng tư trong giáo dục của gia đình (The Family Education Rights and Privacy Act (1974)). Đạo luật này kiểm soát việc tiếp cận hồ sơ của học sinh trong trường học. Những thông tin này gồm điểm học, các lần bị kỷ luật, tình trạng tâm lý, bệnh tật, lý lịch gia đình, các thông tin cá nhân khác và các nhận xét, phê bình của giáo viên. Luật này cho phép học sinh hay cha mẹ (nếu học sinh còn vị thành niên, tức dưới 18 tuổi) quyền được xem hồ sơ của học sinh và yêu cầu sửa đổi những điều cần thiết. Luật cũng giới hạn người ngoài tiếp cận hồ sơ học sinh (4). Theo đạo luật này, ngay cả cha mẹ cũng không có quyền tiếp cận hồ sơ con mình khi chúng đã đủ 18 tuổi. Bởi thế, việc qui định cho phép bạn học trong lớp tiếp cận thông tin đời tư của học sinh để nêu nhận xét, đánh giá và góp ý là hoàn toàn bất hợp pháp và vi phạm trầm trọng quyền riêng tư của học sinh.
Thông tư của bộ GD& ĐT lại còn cho phép người khác, không phải là cha mẹ và bạn đồng lớp biết và góp ý về các thông tin cá nhân của học sinh lại là một vi phạm nữa vào quyền riêng tư của học sinh. Trong trường học mọi cấp ở Hoa Kỳ, việc trả bài thi, bài trắc nghiệm của học sinh, sinh viên với điểm số và lời phê bình, nhận xét, giáo viên phải úp mặt có điểm và lời phê xuống bàn để không cho học sinh khác trông thấy điểm và lời phê, vì đó là những thông tin cá nhân, tuyệt đối có tính cách riêng tư. Hành động của giáo viên Hoa Kỳ như vậy là việc thực thi hàng ngày “đạo luật bảo vệ quyền và sự riêng tư trong giáo dục của gia đình.”
Ngoài việc vi phạm luật pháp, vi phạm quyền riêng tư, việc bắt học sinh viết tự đánh giá mọi sinh hoạt hàng ngày để đem ra cho bạn đồng lớp nhận xét, đánh giá, góp ý là một hành vi sách nhiễu tinh thần (mental abuse). Thế nào là sách nhiễu tinh thần là điều người Việt Nam quá thấu hiểu, mà không cần tìm một giải thích kinh điển (academic) nào khác. Người Việt Nam nào mà không thường xuyên bị chính quyền sách nhiễu tinh thần từ trong trường học, cơ quan và phường khóm, nhất là thời bao cấp. Ngay bây giờ, không còn bao cấp nữa, nhưng công an khu vực, an ninh thành phố, tổ dân phố, tổ an ninh, tổ văn hóa v.v… vẫn thường xuyên xâm nhập gia cư bất hợp pháp, không có sự đồng ý của chủ nhà, mà người dân có khiếu nại cũng không được giải quyết. Đặc biệt, trong trường học, học sinh thường bị sách nhiễu tinh thần dưới các hình thức như bị đòi hỏi quá đáng trong học tập và kỷ luật (abusive expectations), bị chỉ trích vô lý (criticism), (5). Theo Maria Bogdanos, có thêm hai trong nhiều hình thức sách nhiễu tinh thần là khi bạn bị nhắc nhở về khuyết điểm của mình và khi kẻ sách nhiễu tinh thần là kẻ không bảo vệ những thông tin riêng tư của bạn, mà lại chia sẻ những thông tin đó trong khi bạn không đồng ý (Do they remind you of your shortcomings? Do they not protect your personal boundaries and share information that you have not approved?) (6) Rõ ràng hai hình thức sách nhiễu tinh thần mà Maria Bogdanos đề cập là hai hình thức nằm trong sinh hoạt tự đánh giá của học sinh tiểu học theo đòi hỏi trong thông tư của bộ GD & ĐT.
Sách nhiễu tinh thần là hành vi vô nhân đạo và sẽ mang lại những chấn thương tinh thần có hậu quả lâu dài vì khiến người bị sách nhiễu luôn sống trong lo sợ. Người bị sách nhiễu tinh thần thường có các triệu chứng như trầm cảm (depression), tránh giao tiếp (withdrawal from social interaction), thiếu tự tin (low self-esteem), hay sợ sệt (fearfulness), luôn lo âu (increased anxiety, nervous), cảm thấy mình có lỗi (guilty feeling), không tin tưởng ai (not trusting others) (7) và mất tính độc lập (8). Hậu quả rõ ràng nhất của việc tự kiểm điểm trước tổ, đội, lớp, hay khu phố là dưới chế độ xã hội chủ nghĩa mọi người dù là dân hay cán bộ, đảng viên đều lo sợ sự theo dõi của công an, của đồng nghiệp trong cơ quan, của hàng xóm láng giềng, và của “bạn bè” trong trường học. Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, người ta không bao giờ tâm tình những chuyện bí mật riêng tư với đồng nghiệp trong cơ quan, với đồng chí trong cùng tổ đảng, với hàng xóm, vì sợ có nguy cơ một ngày nào đó chỉ vì một bất đồng hay tranh dành quyền lợi nhỏ, họ sẽ bị tố cáo trong cơ quan, trong tổ đảng hay trong tổ dân phố.
Không những vô nhân đạo, việc bắt người dân viết tự kiểm điểm định kỳ còn là biện pháp vô văn hóa vì nó gây chia rẽ, nghi kỵ, thậm chí hận thù giữa những người trong một lớp, trong một tổ, trong một cơ quan, trong một khu phố. Nó khiến người dân không còn dám tin ở ai. Có thể nói không ngoa, không có ai là bạn bè chí cốt dưới chế độ xã hội chủ nghĩa. Bạn bè hôm nay có thể chính là người sẽ tố cáo mình ngày mai. Bạn bè hôm nay, có thể sẽ là người ngoảnh mặt làm ngơ, thậm chí bước sang bên kia lề đường để tránh mặt, khi mình bị hoạn nạn do kết quả của tự kiểm điểm và “góp ý xây dựng” của tổ, lớp. Những ví dụ của hiện tượng này ngày nay đã được các nạn nhân phổ biến trên mạng quá nhiều khiến không cần trích dẫn. Tương tự, đòi học sinh viết bản tự đánh giá định kỳ để mang ra toàn lớp “góp ý xây dựng” chính là biện pháp đấu tố có hậu quả phá hủy văn hóa tốt đẹp của dân tộc vì sẽ tạo sự mất đoàn kết, nghi kỵ, lừa dối và hận thù trong toàn lớp.
Vừa vi phạm pháp luật, vừa vi phạm quyền riêng tư, vừa là sự sách nhiễu tinh thần, vừa vô nhân đạo, vừa vô văn hóa, biện pháp bắt học sinh tiểu học viết tự đánh giá thường kỳ còn là một biện pháp phản giáo dục. Để học sinh có thể phát triển toàn diện, học đường phải là môi trường thân thiện, trong đó giáo viên và bạn bè phải là những người được cá nhân học sinh tin tưởng, yêu thích. Trong bài Ước gì con tôi không phải đi du học của nhà báo Nguyễn Anh Thi, bà viết về môi trường giáo dục trung học ở Hoa Kỳ như sau, “các thày cô dạy chuyên môn thì sẵn sàng chào đón cháu ở văn phòng riêng khi cần và tận tâm chỉ dạy cháu học hành đến nơi đến chốn. Cháu luôn nói với gia đình là mọi người xung quanh rất tốt và thân thiện, con cảm thấy vui vẻ và thoải mái.” (9). Việc bắt học sinh viết tự đánh giá để mang ra đọc cho các bạn đồng lớp góp ý chỉ tạo mâu thuẫn, hận thù, nghi kỵ, chia rẽ giữa các học sinh. Một môi trường giáo dục như vậy rõ ràng đi ngược lại phương pháp giáo dục văn minh.
Với một biện pháp vừa vi phạm pháp luật, vừa vi phạm quyền riêng tư, vừa là sự sách nhiễu tinh thần, vừa vô nhân đạo, vừa vô văn hóa, vừa phản giáo dục như trong thông tư viện dẫn của bộ GD & ĐT, tại sao không thấy phụ huynh nào lên tiếng phản đối, mặc dù họ từng có nhiều kinh nghiệm đau thương của biện pháp đấu tố, kiểm điểm này? Điều này chỉ có thể hiểu được là vì quần chúng vẫn còn ngây thơ trước những ngôn từ lừa dối của cộng sản. Cũng là đấu tố nhưng có khi được gọi với tên khác là tự kiểm điểm, để rồi bây giờ lại được đổi thành một từ mới là tự đánh giá. Cộng sản vẫn là siêu lừa và người dân vẫn hết thế hệ này tới thế hệ kia mắc lỡm.
Thế thì cần phải đặt câu hỏi là tại sao giới lãnh đạo giáo dục lại áp dụng chính sách tàn bạo lâu đời như vậy với lớp học sinh tiểu học? Có quan điểm cho rằng cộng sản muốn rèn luyện dân chúng từ lúc mới lọt lòng. Người CS từng nói đi nói lại trồng người để mưu lợi trăm năm cơ mà! Nhưng cũng có quan điểm cho rằng giới lãnh đạo giáo dục thiếu trình độ. Quan điểm thứ hai này có vẻ hữu lý vì có nhiều bằng chứng cụ thể.
Giới gọi là trí thức xã hội chủ nghĩa nói chung đều thiếu trình độ. Đó là nhận xét của chính những con người xã hội chủ nghĩa đã từng được du học Liên Sô và các nước cộng sản Đông Âu. Đã có vài người trong số họ từng viết lên báo rằng con bò được mang sang Liên Sô cũng có thể trở thành tiến sĩ. Không ít bài báo của những người có hiểu biết mới đây cũng nhận định giới gọi là “trí thức xã hội chủ nghĩa” đều có trình độ kém cỏi và thiếu đạo đức khoa học, trong đó có một số bài của GS Nguyễn Văn Tuấn (dậy đại học Y Khoa Australia) (10), bài của Tiến sĩ Nguyễn Đình Đăng (hoạt động khoa học nguyên tử tại Nhật) (11), hay bài mới đây của luật sư Lê Công Định khi ông tự đánh giá kiến thức của chính ông (12). Thêm nữa, ngày nay môi trường đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ nhiều phần trăm là dùng luận án đạo văn. Chính các hội đồng chấm thạc sĩ, tiến sĩ cũng đồng ý không những cho đỗ mà còn đỗ hạng cao những luận văn có đạo văn. Đó là tiết lộ của Tiến sĩ ngữ văn Hà Thanh Vân (13).
Không những kém cỏi về chuyên môn, đạo đức, trí thức xã hội chủ nghĩa còn hoàn toàn thiếu kiến thức tổng quát, gọi là liberal arts, trong đó cái thiếu nhất và quan trọng nhất là tư duy độc lập (critical thinking), và khả năng lý luận (logic), tức là những kiến thức để một người đi học trở thành “người” chứ không chỉ trở thành một người máy robot. Trong nền giáo dục của Miền Nam Việt Nam trước 1975, cũng như nền giáo dục của các nước tiên tiến khác trên thế giới, ngoài chuyên môn, kỹ thuật, người ta chú trọng cung cấp cho học sinh, sinh viên những kiến thức tổng quát của các bộ môn nhân văn như âm nhạc, hội họa, văn chương, triết học, luật học (ở trung học người ta gọi là môn công dân, hay công quyền (government)), tâm lý học, xã hội học, các vấn đề xã hội (social problems), kinh tế học, thống kê học cơ bản, quản trị v.v… Và đặc biệt, học sinh được học tập suy nghĩ độc lập (critical thinking) và lý luận. Khả năng này hoàn toàn không có trong môi trường giáo dục xã hội chủ nghĩa. Một học sinh lớp 12 đang du học tại Hoa Kỳ đã nhận xét về trường học Việt Nam như sau, “Đối với Việt Nam, hầu hết các tiết học đều như sau: giáo viên đọc, học sinh chép, về học thuộc lòng, hôm sau kiểm tra. Mọi lời giáo viên nói ra đều là “chân lý” và không thể có bất cứ tranh luận gì thêm.” (14) Một học sinh lớp 12 trong nước cũng gửi bức thư lên Bộ Trưởng Giáo Dục & Đào Tạo nêu tình trạng như vậy (15). Đào tạo như thế thì bảo sao trí thức xã hội chủ nghĩa có khả năng để tìm ra những sáng kiến, đưa ra những giải pháp và hoạch định kế hoạch.
Kế hoạch kinh tế sai có thể sửa chữa sau một thời gian không lâu. Kế hoạch khoa học kỹ thuật sai có thể sửa chữa mau chóng hơn. Nhưng kế hoạch giáo dục mà sai thì di hại ít nhất vài chục năm. Ví dụ, sự sai lầm của chính sách giáo dục và những lần cải tổ kế tiếp từ sau 1975 đã di hại tới mãi bây giờ vẫn chưa tìm được giải pháp. Cái kém cỏi của trí thức giáo dục xã hội chủ nghĩa Việt nam đã được khẳng định bởi ông Trần đình Sử, tổng chủ biên SGK THPT từ năm 2002 đến năm 2008. Ông Sử thú nhận nhiều khuyết điểm lớn của chính ông, trong đó khuyết điểm “viết sách trước, hoàn chỉnh chương trình sau. Nguyên văn ông Sử viết, ” tổng chủ biên SGK THPT từ năm 2002 đến năm 2008, ròng rã hơn mười năm trời, tôi đã nhận ra nhược điểm lớn của cuộc đổi mới ấy. Ngoài các nhược điểm như việc biên soạn chương trình cắt khúc tiểu học, THCS, THPT, làm theo quy trình ngược, viết sách trước, hoàn chỉnh chương trình sau, xây dựng chương trình giáo dục toàn thể cuối cùng…” (16). Sự kém cỏi này thật khó ai có thể tưởng tượng được. Ngay một người có sức học bình thường, không tốt nghiệp trung học phổ thông, trong một nền giáo dục bình thường phi xã hội chủ nghĩa, cũng hiểu rằng, chương trình phải là một tổng thể thống nhất từ mẫu giáo tới tốt nghiệp trung học phổ thông và phải hình thành trước rồi mới dựa vào đó để soạn sách. Thế mà giới lãnh đạo cải tổ giáo dục xã hội chủ nghĩa Việt Nam lại làm ngược lại. Làm sao hiểu nổi mức độ ngu dốt của giới lãnh đạo giáo dục xã hội chủ nghĩa Việt Nam như vậy.
Một ví dụ phản giáo dục, vô nhân đạo của việc bắt buộc học sinh tiểu học phải viết bản tự kiểm điểm (tức tự đánh giá và nhận khuyết điểm trước lớp) là bản kiểm điểm của một học sinh lớp bốn dưới đây: Bản kiểm điểm với “tội danh” “nghịch bóng bay” và “không đứng thẳng”.(17)
Theo như bản kiểm điểm của em thì em chẳng có một vi phạm gì mà chỉ nghịch bóng bay, và không đứng thẳng hàng trong giờ khai giảng. Nhưng phải nhớ rằng em mới học lớp 4. Lớp tiểu học không phải là trại lính mà bắt học sinh kỷ luật như quân đội. Vả chăng, cứ cho là việc nghịch bóng bay và không đứng thẳng trong giờ khai giảng là điều cần chấn chỉnh, thì giáo viên chỉ cần chấn chỉnh bằng động tác nhắc nhở ngắn và nhẹ nhàng ngay tại chỗ, đâu cần phải về lớp bắt viết kiểm điểm nhận lỗi, một hình thức quá nghiêm trọng, khiến em học sinh trở nên sợ sệt. Tạo cho học sinh sự khiếp sợ là biện pháp phản giáo dục.
Giải pháp đề nghị:
Đối phó với biện pháp trong thông tư viện dẫn của bộ GD & ĐT, một biện pháp vừa vi phạm pháp luật, vừa vi phạm quyền riêng tư, vừa là sự sách nhiễu tinh thần, vừa vô nhân đạo, vừa vô văn hóa, vừa phản giáo dục như đã trình bày, để cứu con em mình, thì chính các phụ huynh phải lên tiếng đòi hỏi bộ GD & ĐT hủy bỏ tức khắc biện pháp này. Không những vậy, mọi người dân đều cần lên tiếng đòi hỏi chính quyền phải hủy bỏ mọi biện pháp có tính cách đấu tố người dân và cương quyết không chấp hành biện pháp viết tự kiểm điểm, đấu tố khi bị chính quyền đòi hỏi, nếu muốn xây dựng một nhà nước pháp quyền như chính quyền từng tuyên bố.
© Nguyễn Tường Tâm
© Đàn Chim Việt
—————————
Tham khảo:
(1) http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Chinh-thuc-ap-dung-khong-cham-diem-cap-tieu-hoc-post149428.gd
Chính thức áp dụng không chấm điểm cấp tiểu học
(2); (3); (4) http://www.scu.edu/ethics/practicing/focusareas/technology/internet/privacy/privacy-law.html
Privacy and the Law / By Michael McFarland, SJ
(5); (7); (8); http://www.buzzle.com/articles/emotional-abuse-signs-and-symptoms.html Emotional Abuse: Signs and Symptoms
(6) http://psychcentral.com/blog/archives/2013/02/20/signs-of-emotional-abuse/
Signs of Emotional Abuse / By MARIA BOGDANOS
(9)http://vnexpress.net/tin-tuc/goc-nhin/uoc-gi-con-toi-khong-phai-di-du-hoc-3072820.html?fb_action_ids=10204513860948217&fb_action_types=og.likes&fb_source=other_multiline&action_object_map=[721337434609524]&action_type_map=[%22og.likes%22]&action_ref_map=[]
Nguyễn Anh Thi – Ước gì con tôi không phải đi du học
(10)http://bolapquechoa.blogspot.com/2014/03/nhung-chuyen-kho-tin-trong-nghien-cuu.html?utm_source=BP_recent
Những chuyện khó tin trong nghiên cứu khoa học ở Việt Nam
Nguyễn văn Tuấn
(11)-http://nguyendinhdang.wordpress.com/2012/01/26/intelligentsia/
Trí thức / Nguyễn Đình Đăng
(12)-http://xuandienhannom.blogspot.com/2014/07/ky-niem-100-nam-ngay-sinh-hoc-gia-chinh.html
LS Lê Công Định: Tưởng niệm Giáo sư Vũ Văn Mẫu
(13) http://thethaovanhoa.vn/van-hoa-toan-canh/tien-si-ngu-van-ha-thanh-van-sat-thu-diet-dao-van-n20130613133657016.htm
Tiến sĩ ngữ văn Hà Thanh Vân: ‘Sát thủ diệt đạo văn’
(14) http://www.danluan.org/tin-tuc/20140828/phat-hien-kinh-ngac-cua-du-hoc-sinh-ve-ban-cung-lua-ben-my
Phát hiện kinh ngạc của du học sinh về bạn cùng lứa bên Mỹ (Theo VietnamNet)
(15) http://www.doisongphapluat.com/giao-duc/chuyen-hoc-duong/tam-thu-hoc-sinh-lop-12-gui-bo-truong-bo-gddt-a46031.html
Tâm thư học sinh lớp 12 gửi Bộ trưởng Bộ GD&ĐT
(16)-http://vanhoanghean.com.vn/van-hoa-va-doi-song27/van-hoa-hoc-duong40/can-phai-co-de-an-doi-moi-can-ban-toan-dien-ve-phuong-phap-day-hoc-thi-su-nghiep-doi-moi-giao-duc-moi-thanh-cong
CẦN PHẢI CÓ ĐỀ ÁN ĐỔI MỚI CĂN BẢN TOÀN DIỆN VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THÌ SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI GIÁO DỤC MỚI THÀNH CÔNG
TRẦN ĐÌNH SỬ
(17) https://danluan.org/tin-tuc/20131120/ban-kiem-diem-cua-hoc-sinh-lop-4-khien-nganh-giao-duc-viet-nam-phai-suy-ngam#comment-103778
Bản kiểm điểm của học sinh lớp 4 khiến ngành giáo dục Việt Nam phải suy ngẫm

Vâng, dĩ nhiên chỉ là ánh sáng

 Đợt triển lãm “Cải cách Ruộng đất” vừa khai mạc ngày 8 tháng 9/2014 tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Hà Nội, đã đột ngột đóng cửa 2 ngày sau đó, với lời giải thích rằng “trục trặc kỹ thuật về ánh sáng”.

Buổi triển lãm ở bảo tàng vào ngày cuối cùng, được mô tả là tràn ngập các nông dân miền Bắc mất đất vào xem, theo một lời mời tinh nghịch và cũng hết sức thông minh từ trang blog Xuân Việt Nam.

Trong bản video ghi lại, người ta nhìn thấy sự hốt hoảng của các nhân viên bảo tàng khi cố gắng ngăn chận những nông dân này vào xem một cuộc triển lãm công cộng. Rõ là các nhà tổ chức, đang vinh danh cho một chiến dịch về đất đai của Đảng lãnh đạo, đã cảm thấy mắc nghẹn khi bất ngờ gặp phải những hình ảnh đối chiếu sống động và quá sắc cạnh.

Trong lịch sử, Đảng Lao Động Việt Nam dưới quyền chỉ huy của ông Hồ Chí Minh đã tiến hành một cuộc cách mạng điền địa kéo dài 11 năm (từ 1946 đến 1957), tịch thu của cải và vườn tược của hàng trăm ngàn người ở miền Bắc Việt Nam, chuyển qua cho Nhà nước quản lý. Nhưng kể từ cuộc cách mạng đó, người ta chứng kiến đến nhiều thập niên sau, là quan chức và nhiều tầng lớp cán bộ, đảng viên Cộng sản lại giàu có hơn gấp triệu lần những người bị đấu tố trong quá khứ. Họ “địa chủ” hơn, “tư bản” hơn và đáng bị đấu tố hơn bao giờ hết.

Vâng, vấn đề chỉ là ánh sáng. Sự có mặt của những nông dân Việt Nam lang thang khắp các cơ quan công quyền, cầm trên tay những xấp đơn rách nát vì mưa gió để cầu xin công lý cho đất đai tổ tiên đã mất vào tay các “nhóm lợi ích” đầy quyền lực từ Đảng, chính là một ánh sáng của sự thật. Ánh sáng đối chiếu đó làm run sợ mọi ngôn luận cực hữu, bao gồm sự thô bỉ mạt hạng như lời phát biểu của ông giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia “không nhất thiết phải phơi bày sai lầm của lịch sử”.

Không chỉ sai lầm có tính lịch sử vừa được nhắc tới, mà hiện tại cũng đã đang rầm rộ trình diễn sự tối tăm đang diễn ra trên đất nước Việt Nam. Tháng 5/2012, hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo diễn ra dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, các bản báo cáo mở ra một khung cảnh Việt Nam tan nát: trong số hàng triệu các đơn khiếu kiện, kêu oan, tố cáo… Có đến 70% là liên quan về đất đai. Các con số này chưa bao giờ lạc hậu.

Theo thống kê của Thanh tra Chính phủ cho năm 2013, thì trung bình có 120.000 vụ/năm đệ đơn khiếu nại, tố cáo… về đất đai.

Chiến dịch Cải cách Ruộng đất đẫm máu trong lịch sử đã được chính quyền miền Bắc tuyên bố nhận sai, sửa sai. Nhưng thông tin minh bạch về một nửa Việt Nam kinh hoàng trong những ngày tháng đó, phần nhiều chỉ tìm thấy trong các bản tin không chính thức.

Hội PNVN có dám nhắc tới tên người phụ nữ này?
Hội PNVN có dám nhắc tới tên người phụ nữ này?

Việt Nam cũng có một ngày phụ nữ Việt Nam nhưng bao giờ có ai dám nhắc đến tên bà Cát Hạnh Long (Nguyễn Thị Năm) trong ngày Phụ nữ vinh quang ấy – người đã từng nuôi giấu ông Hồ Chí Minh, nhưng cũng là người bị giết đầu tiên trong chiến dịch ghê sợ này. Và cũng nửa thế kỷ trôi qua, người ta chưa bao giờ thấy một Đài tưởng niệm những nạn nhân Cải Cách Ruộng đất được hình thành. So với số lượng những nghĩa trang và đài tưởng niệm lính Trung Quốc ở Việt Nam, những linh hồn đồng bào Việt chắc chắn có quyền hờn tủi. Hãy tự hỏi, phải chăng chúng ta đã có và luôn chấp nhận một đoạn lịch sử tối tăm và thiếu ánh sáng?

Trong những ý kiến cực hữu tìm thấy trong các cuộc tranh cãi do cuộc triển lãm này mở ra, có ý cho rằng mọi phản ứng mang tính bất bình về chính sách Cải cách Ruộng đất trong quá khứ chỉ là “phong trào”, và những người lên tiếng không có liên hệ trực tiếp nào đến sự kiện đó cả. Những lập luận này cho thấy thái độ chưa đủ chân thành và thẳng thắn của Nhà nước trong việc nhìn nhận lịch sử, đã tạo cơ hội cho những suy nghĩ giòi bọ vô lương tâm đến đồng bào mình. Loại người mà ngạn ngữ Nga vẫn hay trả lời với đại ý rằng “chỉ có loại heo chết mới không bàn đến nước sôi luộc thịt”.

Cuộc triển lãm đóng cửa vì lý do ánh sáng, hay nói một cách khác là vết thương cũ đã hơn nửa thế kỷ lại bộc phát do thiếu minh bạch.

Bóng ma của câu chuyện Cải cách Ruộng đất vẫn còn ám ảnh, một khi cái gọi là sửa sai, nhận sai chưa đủ thuyết phục. Dù đó là giọt nước mắt xin lỗi hay hình thức đền bù theo kiểu chương hồi. Nói ám ảnh là không quá đáng, theo hồ sơ công bố của Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh, hiện tại chỉ trong 4 năm mà miền Nam đã có hơn nửa triệu đơn tố cáo, kêu oan… về đất đai. Có hay không một cuộc Cải cách Ruộng đất với hình thức khác đã chuyển từ Bắc vào Nam?

Cuộc triển lãm Cải cách Ruộng đất hôm nay đóng cửa vì thiếu ánh sáng, nhưng rồi có thể sẽ quay lại bằng một ánh sáng khác, một ngày nào đó. Và chúng ta cũng mong những vấn nạn về đất đai hôm qua cũng như hiện tại rồi sẽ được soi chiếu bằng một ánh sáng khác. Vâng, tất cả chỉ là chuyện ánh sáng mà thôi.

Theo blog NhacsiTuanKhanh

Cải cách hay Đấu tố?

Một hình ảnh trong CCRĐ
Thật khó để tìm ra chủ đích của nhà nước CSVN khi họ đem những hình ảnh, tài liệu về cuộc đấu tố, gọi là cải cách ruộng đất 53-56 ra triển lãm vào ngày 8-9-2114. Tuy nhiên, có nhiều dấu hiệu cho thấy, cuộc triển làm này không có chữ lương thiện.
Nó không có lương thiện không phải là vì nhà nước muốn đem những oan hồn các nạn nhân của cuộc cải cách ấy ra đấu tố thêm một lần nữa cho hả dạ, hoặc gây thêm lòng thù hận của dân chúng đối với thành phần này. Bởi vì, nếu có làm như thế, nhà nước cũng không thể tạo ra lòng căm thù của dân chúng đối với những nạn nhân đã chết. Trái lại, sự phẫn uất nếu có, sẽ đổ ngập lên đầu đảng và nhà nước CS. Lý do, xét trên cả hai diện. Sự giàu có của những người này gồm ít nẫu ruộng, mấy dàn trâu cày, nhà có người ăn kẻ ở thì đó cũng chỉ là những tài sản được vun đắp, tích lũy do nhiều đời để lại. Nó chẳng là gi nếu đem so sánh với cái giàu có, cực nhanh chóng của cán cộng. Chỉ trong vòng vài, ba chục năm làm cán, dù là một viên cán cấp thấp nhất ở phường, ở xã, thôn thì họ đã vơ vét được số tài sản, bao gồm đất đai nhà cửa, cơ sở kinh doanh đáng gía gấp cả trăm lần những viên phú hộ bị khép vào tội chết kia. Như thế, công bằng mà nói, những nhà phú hộ kia xem ra chưa đáng tội chết. Tội chết phải dành cho những kẻ khác. Kế đến, họ có độc ác, đánh đập gia nhân thì cũng chả thấm gì nếu đem so với cái tối độc ác và man rợ của Hồ chí Minh và các tầng lờp cán cộng hiện nay. Bởi vì khi người dân bị bắt vào đồn công an cộng sản thì còn khỏe mạnh. Nhưng sau vài ngày hỏi cung, người thì được báo là bị tự tử trong đồn. Lại có người khác được thân nhân đón về và đưa thẳng ra nghĩa địa!
Nó cũng thiếu lương thiện và đầy bất công. Bởi vì, khi nhà nước đem mái tranh vách đất của người bần cố nông ra so sánh với nhà cao cửa rộng, làm bằng gỗ lim lợp ngói của phú hộ cho mọi ngưòi xem, coi đó như là bằng chứng của sự bóc lột dã man sức lao động của bần nông do thành phân địa chủ thực hiện. Nhưng nhà nước lại không đem hình ảnh cái mái che nom thấy cả giời, cả trăng sao của ngườ dân oan, của người nông phu, của em bé, cụ già quanh năm sống nhờ vào đống rác thải bên đường để so sánh với hình ảnh của những ngôi biệt thự, dinh thự của các cấp quận ủy, huyện ủy viên trên toàn qưốc cho nhân dân chiêm ngưỡng, đánh gía xem sự bóc lột, trộm cướp của những quan cán này đã lên đến mức “ vinh quang” tột đỉnh hay chưa? Ở đây, tôi chỉ đan cử đến cấp quận, huyện trở xuống thôi, chứ không muốn đề nghị nhà nước đem hình ảnh những ngôi biệt thự, sơ đồ đất cát, rừng cao su, cơ sở kinh doanh của các quan cán từ cấp tình ủy viên trở lên đến trung ương, hay BCT ra mà so sánh nữa. Bởi vì sợ rằng, khi nhân dân nom thấy những dinh thự, của cải của ác quan cán thì họ hoảng loạn, vỡ mật, ngã lăn ra mà chết!
Rồi cuộc triển lãm cũng thiếu lương thiện đối với người dân (vì chỉ đánh nhân dân) và rất bất công với bác! Bất công vì bác đã lao nhọc, ròng rã không biết bao nhiêu đêm ngày, bao nhiêu tháng năm, quên ăn, quên… lấy vợ, mới viết ra được hai văn kiện làm nền cho cuộc đấu tố, gây ra cái chết cho 200 ngàn nhân mạng, tạo nên một chiến thắng long trời lở đất, mà nhà nước dấu nhẹm nó đi. Không hề đem nó ra cho dân chúng chiêm ngưỡng, để người dân có cơ hội thực tế đánh gía xem nó nhân đạo, nó tàn bạo, nó bất lương và vô đạo đến mức độ nào? Chẳng lẽ nhà nước lại không biết hai văn kiện này ư? Chẳng lẽ họ không biết, nếu không có hai văn kiện này thì làm gì có mùa đấu tố ở đây, làm gì có hàng quan cán như hôm nay? Hai văn kiện đó là:
1. Văn kiện thứ nhất. Đề án gởi Stalin xin tổ chức đấu tố và cải cách ruộng đất tại Việt Nam.
Sau tuần lễ vàng, lừa đảo lòng yêu nưóc của người dân, HCM vơ vét được 20 triệu đồng (tiền Đông Dương) và 370 ký lô Vàng. Sau đó một thời gian ngắn, HCM đã phải tháo chạy rời Hà Nội, trở lại vùng biên giới Trung Việt. Tại đây, do hồn thiêng Trung quốc thúc dục, HCM đã làm ra đề án này. HCM viết:” Xin gửi ngài chương trình cải cách ruộng đất của Đảng lao động Việt Nam. Chương trình hành động được lập bởi chính tôi dưới sự giúp đỡ của đồng chí Lưu Shao Shi, Văn Sha San.
Đề nghị ngài xem xét và cho chỉ dẫn. Gửi lời chào cộng sản. Hồ Chí Minh, 31/10/1952”
2. Văn kiện thứ hai: Bản cáo trạng đã được tuyên đọc vào ngày khai mạc mùa đấu tố ở Đồng Bẩm , nhân vụ xét xử bà Nguyễn thị Năm ở Thái Nguyện, là lao tâm, khổ trí của Hồ chí Minh tạo ra. Nguyên bản như sau,
“ Địa chủ ác ghê
Thánh hiền dạy rằng: “Vi phú bất nhân”. Ai cũng biết rằng địa chủ thì ác: như bóc lột nhân dân, tô cao lãi nặng, chây lười thuế khoá – thế thôi. Nào ngờ có bọn địa chủ giết người không nháy mắt. Đây là một thí dụ:
Mụ địa chủ Cát-hanh-Long cùng hai đứa con và mấy tên lâu la đã:
- Giết chết 14 nông dân.
- Tra tấn đánh đập hằng chục nông dân, nay còn tàn tật.
- Làm chết 32 gia đình gồm có 200 người – năm 1944, chúng đưa 37 gia đình về đồn điền phá rừng khai ruộng cho chúng. Chúng bắt làm nhiều và cho ăn đói. Ít tháng sau, vì cực khổ quá, 32 gia đình đã chết hết, không còn một người.
- Chúng đã hãm chết hơn 30 nông dân – Năm 1945, chúng đưa 65 nông dân bị nạn đói ở Thái Bình về làm đồn điền. Cũng vì chúng cho ăn đói bắt làm nhiều. Ít hôm sau, hơn 30 người đã chết ở xóm Chùa Hang.
- Năm 1944-45, chúng đưa 20 trẻ em mồ côi về nuôi. Chúng bắt các em ở dưới hầm, cho ăn đói mặc rách, bắt làm quá sức lại đánh đập không ngớt. Chỉ mấy tháng, 15 em đã bỏ mạng.
Thế là ba mẹ con địa chủ Cát-hanh-Long, đã trực tiếp, gián tiếp giết ngót 260 đồng bào !
Còn những cảnh chúng tra tấn nông dân thiếu tô thiếu nợ, thì tàn nhẫn không kém gì thực dân Pháp. Thí dụ:
- Trời rét, chúng bắt nông dân cởi trần, rồi dội nước lạnh vào người. Hoặc bắt đội thùng nước lạnh có lỗ thủng, nước rỏ từng giọt vào đầu, vào vai, đau buốt tận óc tận ruột.
- Chúng trói chặt nông dân, treo lên xà nhà, kéo lên kéo xuống.
- Chúng đóng gióng trâu vào mồm nông dân, làm cho gẫy răng hộc máu. Bơm nước vào bụng, rồi giẫm lên bụng cho hộc nước ra.
- Chúng đổ nước cà, nước mắm vào mũi nông dân, làm cho nôn sặc lên.
- Chúng lấy nến đốt vào mình nông dân, làm cho cháy da bỏng thịt.
- Đó là chưa kể tội phản cách mạng của chúng. Trước kia mẹ con chúng đã thông đồng với Pháp và Nhật để bắt bớ cán bộ. Sau Cách mạng tháng Tám, chúng đã thông đồng với giặc Pháp và Việt gian bù nhìn để phá hoại kháng chiến.
Trong cuộc phát động quần chúng, đồng bào địa phương đã đưa đủ chứng cớ rõ ràng ra tố cáo. Mẹ con Cát-hanh-Long không thể chối cãi, đã thú nhận thật cả những tội ác hại nước hại dân. Thật là:
Viết không hết tội, dù chẻ hết tre rừng,
Rửa không sạch ác, dù tát cạn nước bể!
(21-7-1953)
C.B….” ( Hồ chí Minh)
Nhìn chung, hai văn kiện này mang 2 đặc tính khác nhau. Cái thứ nhất: Là tư tưởng thành kế hoạch khủng bố giết người của một tên nô lệ máu lạnh, thủ ác và đầy lòng thù hận, Y viết gởi cho một chủ quan độc ác, xin duyệt, phê chuẩn. Xem ra, tư tưởng và hành vi cũng như kế hoạch của Y không có bất cứ một lý do nào, dù nhỏ, để bào chữa, chạy tội. Bởi lẽ, phàm là nguời thì phải biết qúy trọng sinh mệnh của con người. Không thể vin, viện ra bất cứ một lý do gì để viết thư xin phép một kẻ ngoại nhân để giết hại đồng bào của mình. Trừ ra một trường hợp duy nhất, kẻ làm ra cái đề án ấy không phải là người Việt Nam.
Cái văn bản thứ hai. Sự tích tụ của dòng máu lạnh và ác độc trong văn kiện thứ nhất, nay đã đến lúc nở hoa. Hoa của nó là bản cáo trạng đẫm máu vô tiền khoáng hậu trong lịch sử. Hoa của nó là sự kết tinh là sự tổng hợp của tất cả những gian dối, bịa đặt và vu khống cộng lại. Nó đáng bị lên án. Bất hạnh thay, nó lại triển nở rực rỡ trong lòng đảng cộng sản. Nó trở thành kim chỉ nam, trở thành người hướng dẫn đầy sáng tạo để cho các đoàn đảng viên nhuẫn nhiễn và thi hành. Nó trở thành khung, sưòn cho mọi cuộc đâu tố. Dù ở bất cứ làng nào, xã thôn nào, huyện nào, tỉnh nào, mọi cuộc đấu đều phải rập khuôn theo đúng nội dung trong “địa chủ ác ghê” do Hồ chí Minh đề ra. Nó rập khuôn gian dối, bịa đặt, vu khống đến nỗi, tất cả đều như một. Theo đó, Nó không chỉ là một bản cáo trạng khởi đầu mùa đấu tố, đọc trước mặt nạn nhân Nguyễn thị Năm, nhưng còn là một văn kiện khai mở ra nền tảng luân lý và đạo đức của chế độ cộng sản. Một chế độ phi nhân, sống dựa vào gian dối và tạo ra gian dối.
A. Về hình thức.
Đây là một bản cáo trạng, tuy ngắn, nhưng xem ra đã trình bày rõ ràng tất cả những tội của địa chủ Nguyễn thị Năm. Tuy nhiên, khi đọc, không một người nào mà không rùng mình rợn tóc gáy vì cái ác độc lang sói trong lòng người viết ra nó. Xin nh8ác qua, bà Nguyễn thị Năm còn được gọi là Cát Hanh Long, có thể không được coi là một người phụ nữ yêu nước dười mắt những người CS. Nhưng đã từng bỏ của, bỏ sức ra bao che, nuôi ăn nhiều cán bộ Việt Minh và cộng sản như Phạm văn Đồng, Trường Chinh, Hoàng văn Hoan, Nguyễn duy Trinh, Võ Nguyên Giáp , Hoàng quốc Việt… Chỉ riêng Tuàn Lễ Vàng, bà đã bỏ ra hơn100 lạng vàng để giúp cho quỹ kháng chiến. Nếu bà ác độc như bản cáo trạng nêu ra thì liệu mạng sống của những ngưòi tôi vừa kể ra ở trên có còn đến ngày bà bị đấu tố hay không?
Khi viết về cuộc đấu tố và văn bản này, Trần Đình, một tên tuổi mà tôi cho rằng, ông là người đã đứng vững trên đôi chân nhân bản của minh đúng như lời người mẹ yêu qúy của ông từng nhắc nhở. Ông đã sống, đã làm việc giữa những hạng mục voi giấy, ngựa giấy, khéo mà có cả chó giấy nữa chạy vòng quanh. Nhưng ông không bị lớp voi giấy, ngựa giấy và chó giấy này làm cho quay quất, tít mù theo chúng. Trái lại, vẫn chững chạc làm người nhân bản, thể hiện một nhân cách, một tầm nhìn chững chạc. Trong Đèn Cù, ông đã ghi lại cái ngày khởi đầu ấy như sau:
“ Cải cách ruộng đất chính thức nổ pháo hiệu đầu tiên ở xã Dân Chủ, Đồng Bẩm, Thái Nguyên. Đối tượng Nguyễn thị Năm, tức Cát Hanh Long, nhân sỹ tên tuổi trong Hội Liên Hiệp Phụ Nữ cũng như Trung Ương mặt trận Liên Việt, người cùng thường họp long trọng với Hồ chí Minh, Tôn đức Thắng, Hoàng quốc Việt. Nay bà trở thành địa chủ phản động, cường hào ác gian lợi dung tiếng thân Sỹ để phá hoại cách mạng…., có nhiều nợ máu với bần cố nông……” trang 82). Trần Đình tiếp: “ Để có phát phát mở đầu cuộc cải cách ruộng đất, Trường Chinh chỉ thị báo nhân dân tường thuật vụ đấu Nguyễn thị Năm. Tôi nhận nhiệm vụ( viết tường thuật) vỉ Trường Chinh phân công” Trần Đình không tham dự, nên Chinh bảo ” Chi tiết thì khai thác Văn, người anh nuôi, cấp dưỡngt đi theo Trường Chinh, còn tội ác thì cứ theo tài liệu” … …”Sở dĩ báo chí không tham dự vì ngại Đồng Bẩm cách Hà Nội có vài chục cây số, Pháp có thể nhảy dù xuống đó. Cụ Hồ bịt râu đến dự một buổi và Trường Chinh thì đeo kính râm suốt:”( Đèn Cù 82)
Như thế là cả hai nhân vật này đã đến dự cuộc đấu. Đây là câu chuyện kể khác biệt với những bài viết của nhiều tác giả đã viết đến chuyện này trước đây. Tuy khác, nhưng tôi cho rằng bài viết của ông đủ khả tìn. Khả tín vì lòng nhân bản và sự mực thước của ông hơn là việc ông là người đã viết phóng sự gần như tận mắt về ngày hôm ấy. Riêng về việc hậu sự, tống tiễn bà Nguyễn thị Năm, Trần Đĩnh kể :
“Dăm bữa sau bài” phóng sự nghe kể lại” tôi xuống Đồng Bẩm, tình cờ gặp Tiêu Lang báo Cứu Quốc, trong đội cải cách về đây còn ở lại lo hậu sự. Tôi hỏi chuyện hắn, anh lẻ lưõi lắc đầu mãi rồi mới kể lại: “
-:”Sợ lắm, tội lắm, đừng có nói với ai , chết tớ. Khi du kích đến đưa bà ta đi, bà ta cảm thấy có gì nên cứ van lạy” Các anhlàm gì thì còn bảo em trước để em còn tụng kinh”… Mình được đội phân công ra Chùa Hang để mua áo quan, chỉ thị mua áo tồi nhất…. Mua áo quan được thì không cho bà ta vào lọt. Du kích mấy người bèn đặt bà ta nằm trên miệng cỗ áo rồi nhảy lên vữa giẫm vừa hô: “Chết còn ngoan cố này, ngoan cố nổi với các ông nông dân không này?”. Nghe xương kêu răng rắc mà tớ không dám chạy…. cuối cùng bà ta cũng lọt vào nằm vẹo vọ….” ! (Đèn Cù trang 84),
Thê là quá đủ, Trần Đĩnh đã kể lại chân tướng và hành tung của Hồ chí Minh và Trường Chinh trong vụ đấu tố này. Tuy nhiên, khi đến dự, kẻ phải dấu râu che mặt, người phải đeo kính râm! Sự hiện diện của Hồ Quang ở đấu trường cho thấy chính Y nắm vai trò chủ chốt trong cuộc đấu tố này. Hoặc ít nhất là một động lực lớn để kích động những kẻ bát nháo điên cuồng kia, vì sự có mặt của Hồ chủ tịch nên phải đấu cho long trời lở đất. Đấu cho đến khi địa chủ phải nhận tội chết mới thôi! Đấy, tư cách Hồ chí Minh là thế đấy. Đủ man rợ chưa nào? Nay thì câu chuyện đã rõ trắng đen rồi nhỉ? Chính Hồ Quang viết bản cáo trạng ngậm máu phun người, rồi đích thân Hồ chí Minh che mặt đến tham dự cuộc đấu. Trường Chinh cũng đến dự đấu ngưòi làm ơn cho mình. Hỏi còn có ai bảo Hồ chí Minh không muốn giết bà Năm nữa hay không?
Từ câu chuyện này, tôi nghĩ, những ai còn mơ tưởng về nhân vật máu lạnh này, đừng bao giờ gian dối quanh co lừa dối chính mình và bào chữa cho Y nữa. Thay vào đó là một cách nhìn trực diện vấn đề mà viết. Hơn thế, nay thì cái thân phận, cái lý lịch gốc Tàu của Hồ Quang đã dần ra ánh sáng. Tôi nghĩ, những người này, dù là lớn hay nhỏ, hãy tỉnh ngộ, quay về với đồng bào và đất nước của mình mà vạch trần ra cái tội ác của một kẻ mang dòng máu Hán, Nguyên, Minh, Thanh,…. đã lợi dụng thời cuộc, ẩn mình vào trong tập thể cộng sản dưới danh nghĩa Việt Nam để tận diệt cuộc sống yên lành của dân ta. Hơn là tiếp tục, dù ở trong hay ngoài, làm những ống đu đủ bu quanh cái cái xác vô hồn này để ruớc hoạ cho dân tộc mình.
B. Về Nội Dung
Tuy nhà nước gọi là “ cải cách ruông đất”, trong thực tế lại khác. Theo nghĩa, cải cách là có thay đổi. Có thê là thay đổi lớn nhưng không bao hàm ý nghĩa có sự chết. Trong khi đó, cáo trạng, đấu tố lại là một âm mưu đưa đến việc giết ngưòi, mà có thể là một số lượng lớn.
Với “địa chủ ác ghê” chắc chắn từ người viết cho đến người đọc, tất cả đều nhận ra rằng đây toàn là những lời gian trá, tự nặn ra để vu không cho một người đàn bà. Rồi ai cũng thấy, nếu bài viết này không phải là của Hồ chí Minh thì nó đã bị vất vào thùng phân lâu rồi. Nó không có cơ hội để “ xuất chiêu” tàn ác như thế. Nhưng nó là của Hồ chí Minh nên đã không bị vất vào thùng phân. Trái lại nó nở hoa. Thãnh tài sản trân qúy của nhà nước. Nó không chỉ nhắm vào một mình bà nguyễn thị Năm, nhưng là sách lược chung cho mùa đấu tố với chủ đích là triệt tiêu nền luân lý đạo hạnh của Việt Nam. Rồi thay vào đó là một nền luân lý đạo tặc của Cộng sản đặt căn bản trên dối trá và bạo tàn do Hồ chí Minh chủ sướng.
Thật vậy, nếu không có bài viết này, không có HCM chủ trương, không ai đám đưa cái tên của bà Nguyễn thị Năm vào bảng phong thần địa chủ ác gian rồi đem ra đấu tố. Bởi vì theo Trần Đình “ bà Nguyễn Thị Năm, tức Cát Hanh Long, nhân sĩ tên tuổi trong Trung ương Hội Liên Hiệp Phụ Nữ cũng như Trung ương Mặt trận Liên Việt, người thường cùng họp long trọng với Hồ Chí Minh, Tôn Đức Thắng, Hoàng Quốc Việt…” (trang 82). Hỏi, ngoài bài viết này ra, ai dám đụng đến bà? Như thế, nếu bảo bài viết này đã trở thành khuôn mẫu. Trở thành kim chi nam trong mọi tư tưởng, sinh hoạt và cuộc sống của người cộng sản không có gì là quá đáng. Trái lại, phải xác định, nó là lịch sử, trở thành lẽ sống của cộng sản mà từ đó, mọi đoàn đảng viên phải nhuần nhiền và thực hành.
Rồi ở một khía cạnh nào khác, bản cái trạng này cũng chỉ ra rằng: Bất cứ một người nào, thành phần nào, một khi đã bị cán cộng vu khống, bị vu oan là cường hào, là ác bá, là phản động thì đều không thoát cái án như bà Nguyễn thị Năm, Có lẽ chính ở cái điểm lờn nhất này mà chỉ trong vòng có 3 năm, 1953-1956, Hồ chí Minh đã chặt đầu, xữ từ, chốn sống đến 200 ngàn người Việt Nam? Sự gian dối và tàn bạo này đã bao phủ lên trên hầu hết mọi phần đất ở miền bắc. Để ở đó chỉ còn lại là một sự sợ hãi. Ở đó, con ngưòi biến thành những cái máy vô tri, tuyệt đối tuân thủ những mệnh lênh của cái mã tấu. Ở đó, những nhân phẩm dần dần bị triệt hạ và được thay thế bằng những hình nộm. Con đấu cha, vợ đấu chồng, anh chị em, họ hàng, làng xóm đấu lẫn nhau theo lệnh đảng. Đấu cho tuyệt tình người. Đấu cho tuỵệt nghĩa đồng bào.
“Đội dạy: “Đấu tranh với địc chủ thì phải có khí thế, chưa quen thì phải tập, chưa có ai xuất hiện để mà đấu thì phải chỉ vào cái cột nhà thay thế. Giơ tay, xỉa xói vào cái cột nhà:” Mày đã cưóp của tao, mày đã đốt nhà tao, mày đã đánh đập ta thật tàn bạo….” Tất cả phải được học tập nhuẫn nhuyễn đê khi ghặp “người thật” thì không lúng túng…” Học đến nỗi, một ngưòi phụ nữ đứng tuổi, rất thương người cha gìa chị chăm xóc hàng ngày. Chỉ hõi ông” “ông có biết tôi là ai không”. Người cha ngậm ngùi trước nhìn đứa con dứt ruột của mình và nói ”Thưa bà, con là người đẻ ra bà a!” ( Chứng từ của một Giám Mục) Hỡi oi, chế độ gì đây? Chế độ CS đấy. “Đạo đức” Hồ chí Minh là thế đấy.
C. Về thành quả.
Kết quả của cái cách ruộng đất sau bài phát động:” địa chủ ác ghê” của Hồ chí Minh là có khoảng 200 trăm ngàn ngưòi bị giết. Họ bị giết chết bằng đủ mọi cách khác nhau. Người bị chặt đầu, người bị bắn, người bị chôn sống, bị treo ngược lên sàn nhà và chết khô. Và có khoảng trên 2 triệu người là thân thích của của các nạn nhân đã bị giết, bị đày lên rừng thiếng nưóc độ. Họ đã rơi vào cuộc khủng hoảng toàn diện. Tài sản bị tịch thu và cá nhân họ bị đẩy ra bên ngoài cuộc sống của xã hội. Giai cấp bị đấu tố là thế. Giai cấp được đôn lên hàng lãnh đạo của đất nước thì thế nào?
Từ năm 1953-1957, có khoảng 810,000 hecta tuộng đất ở đồng bằng và trung du miền bắc đã được lấy lại và chia cho hơn hai triệu nông dân canh tác, làm chủ (Wikipedia). Tuy nhiên, niềm vui của họ không tầy gang. Quyền tư hữu sớm rời tay họ. Năm 1958, Ủy ban Trung Ương Đảng CS quyết định tập thể hóa các mục tiêu phát triển nông thôn. Hiến pháp VNDCCH năm 1959 hợp thức hóa chính sách đó. Xóa bỏ quyền sở hữu ruộng đất tư nhân và thay vào đó là quyền sở hữu tập thể. Đất đai tập trung vào tay Nhà Nước qua việc thành lập những hợp tác xã do nhà nước quản lý. Người dân dị dồn ép gia nhập hợp tác xã . Thế là lại tay trắng. Bần cố nông lại trở về bần cố nông. Lúc trước, bần nông đi cày thuê cuốc mưón, làm canh điền, tá điền cho phú hộ thì còn có míếng cơm manh áo mà ăn mà mặc. Lúc no có, lúc đói có, nhưng niềm vui sau một ngày đồng áng thì không bao giờ thiếu. Họ có được một giấc ngủ thật ngon sau một ngày làm vất vả,
Nay họ được khoác mỹ từ làm chủ đất nước, nhưng thực phận thì không bằng một tên nô lệ. Cuộc sống của họ thì trông cậy vào công điểm được tính là lao động chính hay lao động phụ của nhà nước. Nhìn trưóc nhìn sau, người nông dân vẫn còng lưng trên cánh đồng cạn với đôi mắt trắng. Ở đó. Ngưòi làm “chủ đất nước” thì kéo cày thay cho trâu bò. Phận cán bộ, đảng viên được định nghĩa là những đầy tờ của nhân dân thì tay cầm cái roi dài quất mạnh trên lưng, trên xác của những “ con bò chủ” đã kiệt sức không thể bước đi theo những luống cày. Cơm ăn thì bữa đói nhiều hơn bữa no. Quần áo thì mặc để cả bác ra ngoài cho nó mát. Đã thế, mỗi buổi tối phải đến những địa diễm tập trung để học tập. Khi bước vào học tập thì chả lúc nào mà cán bộ không nhắc nhở phương cách rình rập và vu khống lẫn nhau.. “ Bà con nông dân phải đề cao cảnh giác đấy. vì thằng địch nó ngồi ngay ở sau lưng ta. “ nghe thế chẳng ai không quay lại nhìn xem người ngồi đằng sau mình là ai, Lại có tiếng nhắc nhở thêm: “Bà con nhớ cảnh giác, địch nó ngồi ngay trước mặt ta đấy” Chưa hết run, thì cán lại bảo “ Bà con để ý nhá, nó ngồi ngay bênh cạnh ta đấy” ( CTCMGM)!. Thế là trước sau, tả hữu đều là thằng địch. Nghe xong khi đêm xuống, chỉ còn mỗi đôi mắt trắng nhìn lên trần nhà. Khéo mà bà vợ, hay ông chồng của mình cũng là thằng địch nốt!
Tóm lại, sau 60 năm được tạm yên nghỉ, nay những hình ảnh cuộc đấu tố năm xưa lại được nhà nước đem ra trưng bày, triển lãm. Chẳng một ai tin đó là một hảo ý, trái lại nó còn là một cuộc phỉ báng thô bỉ đến vong linh những người đã chết. Phía dân sự cho là thế. Tuy nhiên, phần nhà nước họ cũng có lý lẽ của họ. Tuy họ không mang cái văn bản” Địa chủ ác ghê “ ra trưng bày, nhưng mọi đoàn đảng viên đã được đảng và nhà nưóc CS nhắc nhở một cách kín đáo và tích cực rằng: CS chì có một con dường duy nhất để tồn tại là gian dối và tạo ra gian dối theo đúng tinh thần của bản văn mà HCM đã vạch ra. Đi ngược lại đường lối này là tự sát, là tự hủy diệt.
Liệu CS có thể thành công với tư duy gian dối và tạo ra gian dối trong thời đại thông tin đại chúng này hay không? Tôi không tin sự bịp bợm, bưng bít ấy rồi ra sẽ lại là một chiến thắng long trời lở đất khác cho họ. Trái lại cha ông ta đã từng dạy ” đưòng đi muôn lối , nói dối có cùng” Và nay cái cùng ấy đã đến chỗ tận cùng của cộng sản. Bởi vì người Việt Nam vì quê hương vì đồng bào của minh hôm nay đã thóat ra khỏi cái áo choàng sợ hãi. Họ đã và đang đi xây dựng lại niềm tin cho nhau. Rồi cùng nhau đi tìm Công Lý cho xã hội, đi tìm sự Thật cho đất nước. Đường dẫu dài, triệu bàn chân vẫn bước, không ai có thể cản trở được sức sống của dân tộc trong ngày mai. Không ai có thể cản trở được điều người dân muốn biết. Họ sẽ đập cho tan những tảng đá cản trên đường mà đi. Tuy thế, dân tộc Việt Nam không bao giờ khép kín vòng tay khi những đứa con hoang trở về. Trái lại, nếu họ tự đắm chìm trong gian dối thì cũng sẽ chết trong sự dối trá!
9-2014
©Bảo Giang
© Đàn Chim Việt

Chu Tất Tiến: Tại sao chúng ta không kêu gọi hòa hợp hỏa giải dân tộc?

Gần đây, một vài cuộc tranh luận về chủ trương hòa hợp hòa giải đã tạo sự chú ý của dư luận cùng với việc nhiều nguời chuẩn bị mang phái đoàn thương mại về Việt Nam. Những lời kêu gọi trên, thật ra, không lạ lẫm gì với nguời Việt hải ngoại. Truớc đây, đã có nhiều nhà văn, nhà báo, nghệ sĩ, chính trị gia đã từng lên tiếng trực tiếp hoặc gián tiếp về vấn đề này và đã có rất nhiều nguời đã mang tiền về Saigon, Hà Nội… xin môn bài làm, ăn. Số nguời thành công lớn hay thất bại thê thảm đều được báo chí tường thuật. Còn những nguời khác thuộc nhóm kinh tài cho Hà Nội đang âm thầm tung hoành trên đất Mỹ, mở chợ, mở dịch vụ chuyển tiền, du học, du lịch… Người tị nạn có thể nghe giọng nói đặc biệt của “các đồng chí” đang chỉ tay năm ngón, và đồn đại chợ này của Phan văn Khải, chợ kia thuộc “nón cối”, hoặc chỉ suy luận cũng đủ biết sự hiện diện của Cộng Sản ở khắp nơi. Tuy nhiên, thực tế phũ phàng, những nguời chống Cộng đã phải chấp nhận Luật chơi “Dân Chủ” ở đất Tự Do, trọng Pháp luật này nên không thể làm gì khác hơn là lẳng lặng tẩy chay, không đến, không mua, không giao thiệp với những cơ sở mà nguời ta nói là kinh tài ấy, nhưng cũng có một số nguời vẫn cứ đến vì nhu cầu buôn bán.
Việc Hòa giải Hòa hợp, như mọi vấn đề tranh luận khác, có những điểm thuận và những điểm không thể chấp nhận:
A-BIỆN LUẬN CỦA NHỮNG NGƯỜI MUỐN HÒA HỢP HÒA GIẢI:
Để giải thích cho lời kêu gọi Hòa Hợp này, những nguời chủ trương thường dựa trên vài điểm thuận lợi như sau:
1-Chiến tranh đã chấm dứt lâu rồi, hiện nay đang hòa bình, không nên nhắc lại chuyện cũ. Nên quên hẳn ngày 30 tháng 4, coi như không xẩy ra bao giờ để nhìn về đất nước đau thương, đang cần hàn gắn, mà mau về xây dựng quê cha đất tổ. Yêu thương tốt hơn là hận thù mãi.
2-Thế kỷ hai muơi mốt là thế kỷ của Toàn cầu Hóa, nếu không nhanh chân cải tiến, sẽ tụt hậu với thế giới.
3-Người trong nước đang trông chờ chúng ta mang kiến thức về giúp đỡ họ.
4-Kẻ thù của dân tộc bây giờ là Đói, Nghèo, Lạc Hậu, không phải Cộng Sản.
5-Chế độ bây giờ đã cởi mở nhiều lắm. Nguời Cộng Sản rất tử tế, chỉ cần đừng nói chuyện chính trị là tha hồ yên ổn mà làm ăn. Không có ai theo dõi và bắt nạt Việt kiều nữa.
6-Cả hai miền Nam Bắc đều là nạn nhân của chiến tranh. Thôi, hãy quên đi quá khứ đau buồn, anh em cùng bắt tay làm lại cuộc đời…
7-Chế độ Cộng Sản nhất định sẽ chuyển biến, nếu nguời hải hoại không biết nắm lấy thời cơ, để cho những tổ chức xấu len chân vào thì mất cơ hội.
8-Tôi chỉ về nước để làm văn hóa, chứ không làm chính trị.
9-Tôi về để hát cho dân tôi nghe.
B-THỰC TẾ SAI LẦM:
Nhìn kỹ vấn đề, chúng ta sẽ thấy những lý do để kêu gọi Hòa hợp Hòa giải của những “Việt kiều yêu nước” là sai lầm nghiêm trọng qua cả ba phương diện: quan niệm bình dân, quan niệm thuần lý, và thực tiễn kinh nghiệm.
1-Quan niệm bình dân: Khi một nguời bị kẻ hàng xóm dùng sức mạnh xông vào chiếm lấy tài sản, phải bỏ nhà, bỏ cha mẹ, anh em mà chạy thoát thân, nguời đó là nạn nhân của một vụ cướp đoạt. Khi nạn nhân đó lên tiếng cầu hòa với kẻ cướp, xin cho trở về nhà để chia xẻ làm ăn, nạn nhân đó lại là kẻ không tự trọng, van xin, cầu cạnh. Khi nạn nhân đó nhân danh tình nguời để xin cho vào nhà đưa thuốc cho bà con còn kẹt lại trong nhà, nạn nhân đó là nguời không hiểu sự việc. Nếu nạn nhân đó lại đề nghị với kẻ cướp cho về cùng điều hành, cùng cai trị, quản lý việc nhà, nạn nhân đó là kẻ mê sảng. Trường hợp người Việt Nam di tản, chạy nạn Cộng Sản còn thê thảm hơn. Bao nguời đã phải liều thân rừng sâu, núi thẳm, sông ngòi, biển cả, để chạy thoát cho được họa tù ngục, xử lý. Ngàn nguời khác phải nhắm mắt nghiến răng nhìn mẹ, vợ, em gái, nguời yêu bị hãm hiếp trước mặt mình, phải che tai để khỏi nghe tiếng kêu cứu tuyệt vọng, tiếng la hét kinh hồn của những nguời sắp chết.
Hàng vạn kẻ khác nữa chứng kiến cảnh hải tặc Thái lan, công an Cộng Sản, lính Cam bốt, cướp biển Mã lai giương súng bóp cò liên thanh cho những thân hình thân quen chìm sâu trong lòng biển cả. Hàng trăm ngàn sĩ quan, công chức đã bị nhốt vào ngục tù, tẩy não, khổ sai. Hàng triệu nguời lưu vong còn hàng đêm mê thấy những ngày đói khổ, hãi hùng, chỉ vì chạy loạn Cộng Sản… Nhà cửa, ruộng vuờn vẫn còn trong tay kẻ chiếm đoạt, thân nhân vẫn nằm trong tù. Nay lại kêu gọi xin nguời Cộng Sản cho về “hòa hợp” chẳng khác gì mất lý trí. Xin về kiếm ăn thì còn được phép vì kẻ cầm quyền không mất vốn lãi gì, chỉ có được lợi về thuế và tham nhũng, nhưng xin về để giữ chức chưởng, nắm bộ này, chỉ huy bộ kia, thậm chí mong làm Thủ Tướng như có kẻ đã mơ tưởng thì thật là mê sảng, điên rồ.
Nguời Cộng Sản, khi thấy những kẻ bon chen như vậy, nhất định phải nổi nóng. Công trạng bao năm chiến tranh chưa hưởng đủ, giờ lại có kẻ ở nước ngoài, no cơm ấm cật, mưu định “áo gấm về làng”, dành chỗ thu lợi, hất cẳng tranh phần, thử hỏi nếu không gài cho xe đụng chết, cho cướp đâm lòi ruột, cũng phải làm cho thân bại danh liệt mới hả lòng! Trường hợp Việt kiều “biết điều chung góp” thì nguời Cộng Sản chỉ nhẹ tay đôi chút, chứ không thể tha thứ. Hơn nữa, một khi Việt kiều muốn về nổi đình nổi đám mà lại ở thế “hạ phong” thì nhất định phải lạy lục van xin, kẻ cầm quyền tha hồ tung hứng. Việt kiều lúc đó chỉ là quả banh cho các chuyên viên nhồi qua nhồi lại cho đến khi hết tiền thì một là “tù”, hai là mất mạng, ba là bị đuổi về ngoại quốc.
Nhiều kẻ nói “hãy quên quá khứ đi! Chuyện xưa tích cũ không nên nhớ, chỉ hướng về tương lai thôi! Nhớ làm chi cho khổ sầu triền miên!” Thật đúng là nhớ nhiều chỉ khổ não, nhưng, thực tế, thân phận một con nguời lại gồm ba giai đoạn: quá khứ, hiện tại, và tương lai. Thiếu một trong ba yếu tố trên, con nguời không còn là Nguời Sống nữa mà là Nguời Chết! Hơn nữa, nếu đã có lúc đến trường học, chắc đã phải học qua môn LỊCH SỬ. Mà, Lịch Sử lại chỉ gồm toàn Quá Khứ!
Quá Khứ của bất cứ dân tộc nào trên thế giới cũng có những giai đoạn anh hùng và những khúc quanh bại liệt, đáng xấu hổ. Ngoài những giai đoạn hưng thịnh, làm cho giặc ngọại xâm khiếp hãi, Nước Việt Nam chúng ta có nhiều thời kỹ kém cỏi: nô lệ, phục tùng xâm lăng, chia cắt, tranh chấp nồi da xáo thịt, mà có lẽ giai đọan đau đớn nhất là thời gian vừa qua. Nhưng đau đớn không phải lý do để cố xóa bỏ những năm tháng đó bằng cách tự lừa gạt mình. Kẻ có gan tự lừa mình nhất định sẽ lừa thiên hạ. Dù cho kẻ đó có danh vọng thế nào chăng nữa cũng chỉ là kẻ đáng xa lánh, hoặc đáng khinh bỉ.
2-Quan niệm thuần lý: Lý thuyết Cộng Sản từ xưa vẫn chủ truơng “chuyên chính vô sản”, đối lập hoàn toàn với chủ nghĩa Tư bản. Cũng xuất phát từ chủ nghĩa này, mọi quyền Tự do căn bản của nguời dân đều phải đặt duới quyền kiểm soát của chính quyền mà đại diện là Đảng Cộng Sản. Bởi vậy, ngay từ khi sinh ra, một con nguời mới đã trỏ thành một con số đặt duới quyền điều động của đảng cầm quyền, rồi đi học, lập gia đình, làm việc, rồi chết…tất cả mọi sinh hoạt của con nguời đó phải lệ thuộc vào ý định của Đảng. Nguời dân không có quyền tự bảo vệ mình một khi không tuân theo lệnh của Đảng, không nói gì đến việc đối lập với Đảng. Đảng có toàn quyền giới hạn đi lại, tụ họp, phát biểu, ngôn ngữ, hành động. Trước mặt nhân dân là Công An, Quân Đội. Sau lưng nhân dân là nhà tù, là pháp trường, là những nơi lưu đầy biệt tích mà con nguời rơi vào đó sẽ mất tăm như giọt nước rơi vào trong ly nước.
Duới chế độ Cộng Sản, không có luật pháp hiến định. Không có Luật Thuơng Mại, Luật Dân Sự, Luật Hành Chánh, chỉ có Luật Hình Sự do đảng tự đặt ra và bắt dân tuân thủ. Luật sư là những con bù nhìn của chế độ, chỉ nói cho có lệ vì trình độ của Chánh án nhiều khi thấp hơn thư ký. Có những Chánh Án mới đi học cấp Ba bổ túc tại chỗ. Do vậy, mà khi những con nguời Việt kiều quen tự do trở về chắc chắn sẽ trở thành những nhân vật đối kháng nếu không biết uốn mình theo cung cách của một người dân quen bị đàn áp, lưng còng, cổ cò, tay luôn giơ ra trước mặt. Trường hợp thứ nhất, nếu bị bắt vì ham làm giầu thì cả hải ngọai cuời chê, trường hợp thứ hai, tự mình làm nhục mình. Cả hai trường hợp đều đi đến chỗ mất nhân cách.
Mấy năm gần đây, vì muốn lôi kéo Việt kiều mang tiền về, nên nhà cầm quyền đã nới lỏng vài phần sự theo dõi ráo riết, đã ra một vài điều luật khích lệ nguời về quê, nhưng bản chất của họ không bao giờ thay đổi. Họ chỉ kêu gọi Việt kiều chuyển ngân làm thương mại chứ chưa hề mời ai về làm chính trị! Tự Do là Nước, Độc Tài là Lửa. Lửa chỉ chịu thua nước khi nước mạnh, lửa sẽ làm nước bốc hơi khi không đủ nước.
Viết đến đây, nhiều nguời ngây thơ sẽ lại hỏi: “Như vậy thì mãi mãi dân tộc mình không hòa hợp được ư? Mãi mãi hận thù sao?” Không hẳn như thế. Ý niệm Hòa Giải Hòa Hợp là điều mà phần đông những nguời có lòng tha thiết với đất nước rất muốn đạt tới, không một ai muốn bắn hết, giết hết nguời Cộng Sản, dù họ đã thủ tiêu, đã cho “mò tôm”, đã giết không biết bao nhiêu nguời từ 1930 tới nay. Nhưng Hòa Giải hòa Hợp như thế nào mới hợp lý?
Trước hết, phải chính người đã gây ra hận thù (Đảng Cộng Sản) xin Hòa giải với nạn nhân, chứ không phải Nạn nhân xin hòa giải với kẻ gây hận. Nếu có việc hòa giải, việc này lại phải được ưu tiên thực hiện với tám muơi triệu đồng bào trong nước là những nạn nhân trực tiếp, liên tục trong suốt mấy chục năm qua, sau đó mới đến nguời hải ngoại. Bởi vậy, trong khi Đảng cầm quyền chưa hòa giải với nguời trong nước mà người hải ngoại đã mong hòa hợp với Đảng cầm quyền thì chỉ là ước mơ của kẻ thời cơ chủ nghĩa, thấy tình thế có vẻ thuận lợi liền xung phong đi “cắm dùi”.
Ngòai ra, nếu có trường hợp Đảng cầm quyền muốn nói chuyện với Việt kiều, chắc chắn họ sẽ chọn nguời có uy tín, có tài năng tại hải ngoại, được đồng hương thuơng mến, (có thể là nguời lãnh đạo cộng đồng) để có thể kết hợp cả hai nơi, nhất định không mời kẻ đã bị đồng hương tẩy chay, khinh rẻ. Vì một khi đã mất tư cách với hai triệu nguời di tản, dứt khoát không có tư cách với bẩy chục triệu nguời còn lại. Một khi đã bất tài với một cộng đồng nhỏ bé, không thể chứng tỏ có tài với cả một dân tộc. Những kẻ kêu gọi hòa hợp một chiều này có lẽ nghĩ rằng họ sẽ dựa vào bằng cấp, tài sản, và sự giao thiệp rộng rãi. Nhưng, Bằng cấp cao không đồng nghĩa với tài đức.
Tài sản lớn không đồng nghĩa với lương tâm, trách nhiệm lớn. Một vài nhóm nguời không đồng nghĩa với một lực lượng đủ thế lực xoay chuyển đại cuộc. Ở trong nước còn hàng ngàn nguời dư tài dư đức đang ẩn nấp đâu đó, cần chi đến những kẻ áo mũ xênh xang ở nước nguời? Đảng Cộng Sản chỉ độc tài, tham lam chứ không điên mà phải nhờ đến những phong trào, những cá nhân có cùng chí huớng tham danh, hám lợi, thiếu cả những tri thức căn bản ở hải ngoại để làm chuyện đổi mới. Những nguời đòi Hòa giải một chiều đó đã không nhìn thấy mấu chốt của vấn đề.
3-Thực tế kinh nghiệm: Đảng và Chính Phủ Cộng Sản luôn thay đổi lập trường xử dụng nhân lực, không xử dụng những nguời không phải Đảng viên và không tin những Đảng viên có chiều huớng dung hòa hay đổi mới. Nếu có kết hợp, chỉ là kết giao tạm, sau đó là bỏ rơi hoặc thủ tiêu. Không nói gì đến lịch sử xa xưa mà chỉ nhìn ngay trước mắt. Sau 1975, những người thuộc Mặt trận Giải Phóng, từng vào sinh ra tử, bỏ hết gia đình, tài lộc vào bưng biền chống lại chế độ Dân Chủ miền Nam, đã bị bỏ phế chỉ vì không phải Đảng viên chính thống. Luật sư Nguyễn hữu Thọ, một chính trị gia tên tuổi lớn trên nhiều quốc gia, sau 1975, đã giữ chức vụ vô thưởng vô phạt, ngồi chơi xơi nước. Huỳnh tấn Phát chiến đấu như một anh hùng của Mặt trận, đã chết trong bất mãn. Nguyễn thị Bình, nguời ký bản Hiệp định Paris, sau chiến thắng, giữ một Bộ chẳng ảnh hưởng gì đến chính trị. Nguyễn thị Định, Phó Tư Lệnh Mặt Trận, một nữ anh thư cầm súng chiến đấu quên mình, nay chỉ là một bà chuyên lo chuyện phụ nữ. Lý quý Chung, Nguyễn chánh Trung, Dương quỳnh Hoa, cả Ngô bá Thành, những nguời góp tay phá chế độ cũ dữ dội, nay buông thả cuộc đời trong những công việc kiếm cơm. Huỳnh tấn Mẫm, đã vào tù ra khám, bị tra tấn mờ nguời, giờ chỉ lo bảo vệ cho bà vợ buôn thuốc phiện lậu. Dân biểu Ngô Công Đức, hãnh diện với tờ báo Tin Sáng sau 75, nhưng chỉ được ít lâu, thì nhận được thư cám ơn:“Nhiệm vụ chính trị đã chấm dứt, nay đóng cửa tờ báo.”
Tướng Đinh đức Thiện. Trần Bình, Chu Huy Mân, Chu văn Tấn… khi chiến đấu thì đuợc Bác ôm hôn thắm thiết, sau đó thì tên tuổi mờ dần đến khi chết. Hơn muời Tướng tá chết trong vụ nổ máy bay ở Lào giờ vẫn chưa điều tra ra thủ phạm. Riêng Anh Hùng Điện biên Phủ Võ Nguyên Giáp, vị Tướng nổi tiếng khắp thế giới, có bao nhiêu năm ôn lại kỷ niệm cay đắng với câu đồng dao của chính những nguời dân mà ông ta từng bảo vệ:”Ngày xưa Đại Tướng cầm quân, Ngày nay Đại Tướng cầm quần chị em!” Chức vụ đau đớn nhất mà ông phải nhận là Phó Thủ Tướng đặc trách sinh đẻ có kế hoạch!
Như thế, những nhóm nguời chỉ có chút đỉnh công lao là thảo một vài lá thư, tiếp đón một phái đoàn, chiêu đãi ông Đại Sứ, chi tiêu ăn ở mất vài ngàn đôla, viết bài ca tụng Đảng, hoặc tổ chức kinh tài cho Đảng không thể nào so sánh với công trạng của cả Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam và nhất định không có chỗ đứng trong chính giới tương lai. Chức vụ Bộ Trưởng, Thủ Tướng của Đảng Cộng Sản không thể nào lại quá rẻ đến như vậy.
Nguời Việt tị nạn, tuy vẫn mang trong lòng một mối hận cho đến khi nhắm mắt, mối hận mất quê hương, mất mồ mả tổ tiên, mất nơi chôn rau cắt rốn, mất tiếng sáo diều, mất con trâu uể oải, mất bụi tre già, mất bạn bè, và trên hết là mất đất đứng, nhưng không vì thế mà căm thù người Cộng Sản chỉ vì họ là người Cộng Sản. Việt Cộng cũng máu đỏ da vàng, cũng cùng tiếng gọi: “Cha, mẹ, quê hương…” chỉ khác tư tưởng và hành động. Người tị nạn, vì bất lực bởi hoàn cảnh, môi trường, không thể đem quân về giải phóng quê hương, chỉ còn biết chờ mong một thời điểm nào đó, một áp lực nào đó, một đổi thay nào đó khiến nguời Cộng Sản phải sám hối, từ bỏ đặc quyền đặc lợi đã bao lâu nay chiếm giữ bất hợp pháp, mà xin Hòa Hợp Hòa Giải với chính dân tộc của mình. Như Liên Xô, như Đông Âu, như Bắc Hàn. Lúc đó, chính những nguời Hòa hợp Hòa giải mới là Anh Hùng. Như Gorbachev đã một thời là anh hùng của cả Liên Xô vậy.
© Chu Tất Tiến
© Đàn Chim Việt