Saturday, August 22, 2015

Hình ảnh Giang Trạch Dân bị áp tải xuất hiện trên mạng xã hội

Tấm hình Giang Trạch Dân bị bắt đã bị TQ ra lệnh lấy xuống khỏi trang Xã Hội Weibo, tuy nhiên vẫn còn lưu ở nhiều diễn đàn tiếng Hoa dưới đây: 

(1) https://www-cnnews.rhcloud.com/ 
(2) http://www.acewings.com/cobrachen/forum/topic.asp?TOPIC_ID=9505&whichpage=6 
(3) http://www.bbsdigest.com/thread/index?bid=7&tid=33355187

Trên các trang mạng xã hội tiếng Trung xuất hiện hình ảnh Giang Trạch Dân đang bị áp tải hai bên, khả năng đã bị Tập Cận Bình bắt giữ.
giang-trach-dan
Hiện chưa có trang tin tức nào bình luận về vụ việc này.
Giang Trạch Dân được cho là đã âm mưu ám sát Tập Cận Bình , nhưng sự việc bị bại lộ nên đã cho nổ nhà kho thuốc súng khu Tân Hải , Thiên Tân nhằm xóa chứng cớ.
Sau sự việc này các nguồn tin cho biết Tập Cận Bình đã mất ngủ hai đêm, và ra lệnh quản thúc Giang Trạch Dân và 2 con trai.
Thế nhưng ngay sau đó xảy ra một vụ nổ lớn khác tại một nhà máy hóa chất ở Sơn Đông.
Hiện trường vụ nổ ở Sơn Đông. Ảnh: Weibo.com
Hiện trường vụ nổ ở Sơn Đông. Ảnh: Weibo.com
Các vụ bạo động diễn ra liên tiếp, khiến Tập Cận Bình có thể đã có động thái ra tay mạnh hơn, và trên các trang mạng xã hội tiếng Trung xuất hiện bức ảnh trên
Tin Đa Chiều sẽ tiếp tục đưa tin khi có diễn biến tiếp theo xảy ra
Ánh Sáng

Hiểm họa 'chết người' từ việc sử dụng bột ninh nhừ siêu tốc

Theo nguoiduatin-23.08.2015
Vốn là một chất được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm, thế nhưng với những tác dụng đáng kinh ngạc của bột nhừ (hay còn gọi là bột soda) khiến nhiều người lạm dụng, dẫn tới ảnh hưởng sức khỏe.
Bột soda là tên gọi phổ biến của Natri hyđrocacbonat hay Natri bicacbonat (có công thức hóa học là NaHCO3). Trong thực phẩm nó còn có tên gọi là thuốc muối, muối nở, chất bột nở, bột nhừ...
   Hiểm họa 'chết người' từ việc sử dụng bột ninh nhừ siêu tốc - Ảnh 1

Bột soda không rõ nguồn gốc xuất xứ được người bán hàng giới thiệu là bột ninh nhừ siêu tốc.

Thời gian trước, dư luận rất sửng sốt trước thông tin nhiều nhà hàng, quán ăn cơm, phở sử dụng chất bột nhừ soda để ninh nhừ xương, rút ngắn thời gian chế biến, đồng nghĩa với việc sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và nhiên liệu. Sau đó, các cơ quan chức năng đã vào cuộc kiểm tra, kiểm định loại chất này, thế nhưng sự việc vẫn còn tiếp diễn như một “thói quen” và được coi là “kinh nghiệm nằm lòng” của rất nhiều hàng quán.
Để tìm hiểu về loại chất này cũng như “con đường đi về” của nó, trong vai một người bán hàng ăn, PV đã có những thâm nhập, tìm hiểu về chất bột ninh nhừ siêu tốc này.
Tại chợ đầu mối thực phẩm Dịch Vọng Hậu (Xuân Thủy – Cầu Giấy), PV được nhiều người mách nước rằng loại bột này không còn được bày bán rộng rãi và công khai như trước mà buộc phải thân quen mới mua được. Lấy cớ mua bột về để ninh nấu chè đậu, PV đã hỏi một chủ ki-ốt bán hàng khô tại đây. Thế nhưng người này cho biết từ khi có những thông tin cho rằng loại chất này có những tác hại khôn lường tới sức khỏe, nhất là khi nhiều người thấy lợi mà lạm dụng, anh đã không còn nhập về để bán.
Tiếp tục hỏi thăm một ki-ốt bán hàng khô ở chợ thực phẩm Dịch Vọng Hậu về thứ bột ninh nhừ đậu trong một thời gian ngắn, sau khi trò chuyện hỏi han rất nhiều về các kinh nghiệm nấu nướng cũng như bán hàng, tỏ ra thân quen, chủ cửa hàng mới tiết lộ cho PV loại chất bột mà PV đang cần tìm để chế biến thức ăn và hầm đậu được nhanh hơn. Chị H., chủ cửa hàng cho hay: “Chị có bán thứ bột đấy, người ta còn gọi là bột soda, ninh nhừ đậu, xương, nhất là những người bán hàng phở, cháo, muốn ninh nhừ nhanh chỉ cần cho bột này vào là xong...”. Nói rồi, chị với tay lên quầy hàng của mình lấy một cái lọ màu xanh, có in chữ nước ngoài.
Theo quan sát của PV, vỏ hộp mà người bán hàng đưa có màu xanh, trông rất đơn giản, nắp không hề có niêm phong hay tem nhãn, chỉ cần cậy nhẹ là bật nắp. Không có ngày sản xuất và hạn sử dụng rõ ràng. Bên trong có một thứ bột màu trắng, khá mịn và không có mùi. Khi PV hỏi nó xuất xứ ở đâu, chị
H. trả lời ngay: “Nó là hàng tàu ấy mà em...?!”. Thế nhưng khi PV thắc mắc tại sao hàng tàu mà lại có chữ nước ngoài, chị H. ngay lập tức chống chế: “Thế chắc là nhập khẩu nước ngoài em ạ...?!”. Chính người bán hàng còn không biết nguồn hàng mình bán được nhập từ đâu, thì liệu chất bột này có được coi là an toàn khi sử dụng?
   Hiểm họa 'chết người' từ việc sử dụng bột ninh nhừ siêu tốc - Ảnh 2Gian hàng khô của chị H. bày bán những loạt bột ninh nhừ siêu tốc.

Trước khi rời đi, PV còn nhận được lời nhắc nhở của người bán hàng: “Khi hầm xương thì cho khoảng 1-2 thìa cà phê, sẽ rút ngắn thời gian hầm từ 4-5 tiếng xuống còn 30 phút đến 1 giờ đồng hồ. Còn nếu hầm đậu nấu chè thì nhanh hơn. Khi cho bột vào cùng nồi đậu thì cho ít, khoảng nửa thìa cà phê thôi, đừng cho nhiều, vừa không tốt cho sức khỏe mà hạt đậu cũng sẽ nhừ nát chứ không còn nguyên hạt, không đẹp mắt...”.
Tiếp tục tìm hiểu loại bột này ở chợ Đồng Xuân, thủ phủ hàng hóa của Thủ đô Hà Nội, PV được biết, khi hỏi hay mua hàng, không ai gọi đó là chất bột nhừ mà thường gọi là bột soda. Khi hỏi về bột soda thì người bán hàng nghiễm nhiên hiểu rằng đó là bột nhừ, bột nở hay muối diêm... rất nhiều tên gọi cho một sản phẩm.
Dừng lại tại một con phố nhỏ ở Đồng Xuân, nơi có rất nhiều cửa hàng bán đồ khô, nguyên liệu làm bánh, chè, trà sữa, PV hỏi có chất bột nhừ hay không, người phụ nữ bán hàng tỏ ra rất lưỡng lự và đầy nghi vấn. Thế nhưng khi biết rõ mục đích của PV là mua bột để ninh nhừ đậu làm chè bán hàng, người bán hàng hồ hởi nói: “Chỗ chị có bột đó, gọi là bột soda, 1kg giá 40 nghìn đồng”.
Hỏi lại về tác dụng của loại bột này, liệu có được sử dụng trong hầm xương, ninh nhừ xương hay không, PV nhận được một câu trả lời chắc nịch: “Hầm đậu, hầm xương, hầm thịt sẽ rất nhanh nhừ, tiết kiệm bao nhiêu. Dùng xanh, có in chữ nước ngoài. Theo quan sát của PV, vỏ hộp mà người bán hàng đưa có màu xanh, trông rất đơn giản, nắp không hề có niêm phong hay tem nhãn, chỉ cần cậy nhẹ là bật nắp. Không có ngày sản xuất và hạn sử dụng rõ ràng. Bên trong có một thứ bột màu trắng, khá mịn và không có mùi. Khi PV hỏi nó xuất xứ ở đâu, chị H. trả lời ngay: “Nó là hàng tàu ấy mà em...?!”. Thế nhưng khi PV thắc mắc tại sao hàng tàu mà lại có chữ nước ngoài, chị H. ngay lập tức chống chế: “Thế chắc là nhập khẩu nước ngoài em ạ...?!”. Chính người bán hàng còn không biết nguồn hàng mình bán được nhập từ đâu, thì liệu chất bột này có được coi là an toàn khi sử dụng?
Trước khi rời đi, PV còn nhận được lời nhắc nhở của người bán hàng: “Khi hầm xương thì cho khoảng 1-2 thìa cà phê, sẽ rút ngắn thời gian hầm từ 4-5 tiếng xuống còn 30 phút đến 1 giờ đồng hồ. Còn nếu hầm đậu nấu chè thì nhanh hơn. Khi cho bột vào cùng nồi đậu thì cho ít, khoảng nửa thìa cà phê thôi, đừng cho nhiều, vừa không tốt cho sức khỏe mà hạt đậu cũng sẽ nhừ nát chứ không còn nguyên hạt, không đẹp mắt...”.
Tiếp tục tìm hiểu loại bột này ở chợ Đồng Xuân, thủ phủ hàng hóa của Thủ đô Hà Nội, PV được biết, khi hỏi hay mua hàng, không ai gọi đó là chất bột nhừ mà thường gọi là bột soda. Khi hỏi về bột soda thì người bán hàng nghiễm nhiên hiểu rằng đó là bột nhừ, bột nở hay muối diêm... rất nhiều tên gọi cho một sản phẩm.
Dừng lại tại một con phố nhỏ ở Đồng Xuân, nơi có rất nhiều cửa hàng bán đồ khô, nguyên liệu làm bánh, chè, trà sữa, PV hỏi có chất bột nhừ hay không, người phụ nữ bán hàng tỏ ra rất lưỡng lự và đầy nghi vấn. Thế nhưng khi biết rõ mục đích của PV là mua bột để ninh nhừ đậu làm chè bán hàng, người bán hàng hồ hởi nói: “Chỗ chị có bột đó, gọi là bột soda, 1kg giá 40 nghìn đồng”. Hỏi lại về tác dụng của loại bột này, liệu có được sử dụng trong hầm xương, ninh nhừ xương hay không, PV nhận được một câu trả lời chắc nịch: “Hầm đậu, hầm xương, hầm thịt sẽ rất nhanh nhừ, tiết kiệm bao nhiêu. Dùng trong cơ thể, gây ra tác hại khôn lường như mệt mỏi, buồn nôn, sạm da, rụng tóc, sút cân, viêm dạ dày và ruột. Thậm chí còn gây tổn thương hệ thần kinh trung ương.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, viện Công nghệ Thực phẩm trường đại học Bách Khoa Hà Nội, bột hầm nhừ có công thức hóa học là NaHCO3, khi được đun ở nhiệt độ cao tạo ra môi trường kiềm, khiến quá trình phân hủy protein nhanh hơn. Theo ông, loại bột này được sử dụng trong thực phẩm, tuy nhiên phải là loại soda tinh khiết, có màu trắng, không mùi và được dùng với một liều lượng nhất định, đồng thời phải có nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ và hạn sử dụng đầy đủ. PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cũng cho hay: “Trên thị trường có bán những loại bột soda với giá rẻ, nhưng việc có chứa tạp chất hay không thì cần phải xét nghiệm mới biết được. Khi chưa xác định được tạp chất gì thì chưa biết rõ mức độ tổn hại đến sức khỏe người tiêu dùng. Bột soda làm nồi nước ninh xương sủi nhiều bọt là do quá trình tạo CO2 và tẩy các chất bẩn từ xương mà thành”.
   Hiểm họa 'chết người' từ việc sử dụng bột ninh nhừ siêu tốc - Ảnh 3

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, viện Công nghệ Thực phẩm trường đại học Bách Khoa.

GS.Thịnh cũng cảnh báo, nếu dùng loại bột không tinh khiết, lạm dụng quá nhiều thì thực phẩm sẽ có mùi nồng, khó ăn, gây đầy bụng, khó tiêu. Nhưng nếu mua bột của những cơ sở sản xuất có chất lượng, đồng thời sử dụng đúng liều lượng thì bột soda hoàn toàn được phép dùng.
Hiện nay, việc các nhà hàng, quán cơm, phở sử dụng bột soda trong công đoạn chế biến, ninh xương nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí thì không một cơ quan chức năng nào có thể kiểm soát được. Đồng nghĩa với điều đó là những ẩn họa ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Vì vậy, chính người tiêu dùng phải là những người thông thái để phân biệt đâu là loại được dùng bột nhừ, đâu là loại được chế biến tự nhiên.
Nguyệt Thư

“Hố tử thần”, “ổ voi khủng” xuất hiện: Hàng loạt ô tô gặp nạn

(Kiến Thức) - Nhiều “hố tử thần”, "ổ voi khủng" xuất hiện khiến hàng loạt xe ô tô gặp nạn khi lưu thông trên đường Lê Hồng Phong (TX. Dĩ An, Bình Dương).
Thời gian vừa qua, Báo điện tử Kiến Thức liên tục nhận được phản ánh của hàng trăm tài xế và người dân sống ở phường Tân Đông Hiệp và Tân Bình, thuộc thị xã Dĩ An, Bình Dương về tình trạng tuyến đường Lê Hồng Phong (đoạn ngã tư Chiêu Liêu) chạy qua địa bàn hai phường này bị xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều "hố tử thần", "ổ voi khủng" xuất hiện gây ra hàng loạt vụ tai nạn, làm người dân phải sống trong bất an.
“Ho tu than”, “o voi khung” xuat hien: Hang loat o to gap nan
Đoạn đường dài khoảng 100 mét nhưng xuất hiện nhiều "hố tử thần".
Ghi nhận thực tế cho thấy, khoảng 100m đường từ ngã tư Chiêu Liêu (P. Tân Đông Hiệp, TX. Dĩ An) hướng về vòng xoay An Phú (P.An Phú, TX. Thuận An, Bình Dương) xuất hiện rất nhiều hố sâu, rộng. Có những hố bị ngập nước gần 1 mét.
Chiều 19/8, chỉ trong vòng một tiếng, PV Kiến Thức đã ghi nhận được nhiều trường hợp xe ô tô, xe tải bị sụt bánh xuống những hố sâu nằm giữa đường. Thậm chí có những xe do bị sụp mạnh khiến cầu xe bị gãy, phải nhờ xe khác kéo lên.
“Ho tu than”, “o voi khung” xuat hien: Hang loat o to gap nan-Hinh-2
“Ho tu than”, “o voi khung” xuat hien: Hang loat o to gap nan-Hinh-3
Nhiều xe ô tô, xe tải gặp nạn khi đi qua đoạn đường này.
Không những gây tai nạn cho các phương tiện lưu thông mà còn xuất hiện tình trạng nước ứ đọng tràn vào nhà của các hộ dân mỗi khi trời mưa.
“Ho tu than”, “o voi khung” xuat hien: Hang loat o to gap nan-Hinh-4
Cứ mỗi lần trời mưa, khu vực này lại bị đọng nước rồi tràn vào nhà dân.
Mặc dù, người dân đã nhiều lần phản ánh lên chính quyền địa phương về trạng này nhưng cơ quan chức năng vẫn chưa có biện pháp nào để khắc phục triệt để. Tại khu vực có nhiều ổ gà, ổ voi "khủng" không hề có bất kỳ một biển cảnh báo nguy hiểm nào cho người tham gia giao thông cũng như các phương tiện khi lưu thông qua đây.
“Đường xuống cấp suốt 1 năm nay rồi mà chả thấy đơn vị nào đứng ra chịu trách nhiệm sửa chữa cả. Mỗi lần trời mưa to là chúng tôi phải tìm cách ngăn cho nước ngoài đường không tràn vào nhà, bên cạnh đó còn đứng hướng dẫn xe ô tô đi vào khu vực an toàn. Đã có nhiều xe ô tô gặp nạn khi đi qua đây rồi” – Ông Nguyễn Thế Hồng (người dân ngụ P. Tân Đông Hiệp) chia sẻ.
“Ho tu than”, “o voi khung” xuat hien: Hang loat o to gap nan-Hinh-5
Hố sâu xuất hiện dày đặc khiến các phương tiện khi đi qua đây đều bị mắc "bẫy".
Người dân cho biết, trước đây chính quyền thị xã đã tổ chức họp dân, đồng thời hứa sẽ khắc phục đoạn đường này trước khi mùa mưa đến. Tuy nhiên, lời hứa vẫn chỉ là lời hứa.
“Ho tu than”, “o voi khung” xuat hien: Hang loat o to gap nan-Hinh-6
Người dân rất bức xúc trước tình trạng đường xuống cấp nghiêm trọng suốt 1 năm qua nhưng chính quyền vẫn chưa có biện pháp khắc phục.
Trưa ngày 20/8, khi PV quay trở lại đoạn đường nói trên thì phát hiện một đống bê tông ngổn ngang được đổ chồng lên hố sâu nằm gần đèn tín hiệu giao thông ở ngã tư Chiêu Liêu.
Theo một số người dân chứng kiến vụ việc, sáng cùng ngày có một chiếc xe tải bị sụt xuống hố gây hư hỏng nặng. Sau khi tai nạn xảy ra, họ thấy có một nhóm người chở đống bê tông đến đổ vào hố đó nhằm cảnh báo cho các phương tiện không đi vào hố sâu này.
“Ho tu than”, “o voi khung” xuat hien: Hang loat o to gap nan-Hinh-7
Một đống bê tông được chở đến và đổ xuống hố sâu lớn nhất nằm gần đèn tín hiệu giao thông.
“Đi qua đoạn đường này mà cứ như leo đèo vậy. Có trăm mét mà xuất hiện bao nhiêu hố “tử thần”, các tài xế khi đi qua đây dù có thận trọng đến mấy thì cũng phải sụt hố vài lần vì các hố sâu nằm ngay sát nhau. Muốn tránh cũng không tránh được”- tài xế Trần Hoàng Thái(34 tuổi, ngụ Đồng Nai) nói.
“Ho tu than”, “o voi khung” xuat hien: Hang loat o to gap nan-Hinh-8
Đã có nhiều phương tiện bị hư hỏng nặng khi sụp xuống những hố sâu này.
Trước thực trạng trên, người dân mong muốn chính quyền địa phương sớm vào cuộc giải quyết triệt để tình trạng xuống cấp của tuyến đường, nhằm đảm bảo cuộc sống sinh hoạt cho nhân dân.
Thiên Dũng

Lo ngại về Trung Quốc nhấn chìm thị trường chứng khoán Wall Street

Theo RFI-Thụy My
Ngày 22-08-2015 17:03
media
Chỉ số sản xuất Trung Quốc xuống thấp làm chao đảo thị trường chứng khoán thế giới.REUTERS/Brendan McDermid
Thị trường chứng khoán Wall Street ngày 21/08/2015 đã xuống dốc rất mạnh, do chỉ số tệ hại về sản xuất của Trung Quốc gây lo ngại rằng nền kinh tế thế giới sẽ khựng lại.
Cả ba chỉ số quan trọng đã bị sụt giảm trên 3%. Chỉ số Dow Jones còn 16.459, 75 điểm, bị sụt đến 10,1% so với mức đỉnh ngày 19/05, mất đến 530,94 điểm. Chỉ số Standard & Poor 500 lần đầu tiên kể từ ngày 02/02 xuống dưới mức 2.000 điểm, còn 1.970, 89 điểm, sụt 3,19%. Chỉ số Nasdaq phức hợp giảm 3,52%, dừng ở mức 4.726,04 điểm. Nếu tính cả tuần, Standard & Poor đã mất 5,8%, tỉ lệ sụt giảm cao nhất kể từ tháng 9/2011 đến nay. Chỉ số Dow Jones bị sụt 5,8% và Nasdaq « bốc hơi » 6,8%.
Cổ phiếu tất cả các lãnh vực đều xuống giá. Các công ty trong lãnh vực năng lượng mất 3,48% với việc dầu nhẹ Mỹ sụt giá, lần đầu tiên ở dưới mức 40 đô la một thùng kể từ năm 2009. Sự kiện mới nhất trong một loạt các dấu hiệu tiêu cực về kinh tế vĩ mô, là chỉ số PMI về sản xuất công nghiệp vừa công bố hôm qua của Trung Quốc cho thấy trong tháng Tám hoạt động sản xuất đã sụt giảm mạnh nhất, càng tăng thêm lo sợ về một sự hạ cánh thô bạo của kinh tế Trung Quốc.
Các thị trường chứng khoán toàn cầu đều bị xuống dốc, sau khi đã bị ảnh hưởng từ sự sụp đổ chứng khoán Trung Quốc vào đầu mùa hè, tiếp đó là việc Bắc Kinh bất ngờ phá giá đồng nhân dân tệ hôm 11/08. Tổng giám đốc của Vere Group nhận định, xu hướng này có thể tiếp tục cho đến cuối năm.

Lầu Năm Góc tố cáo Trung Quốc tăng tốc xây đảo nhân tạo tại Biển Đông

Theo RFI-Thụy My
Ngày 21-08-2015 18:13
media
Ảnh vệ tinh cơ sở Trung Quốc xây dựng trên Đá Chữ Thập (Trường Sa).@CSIS
Hoạt động bồi đắp để xây các đảo nhân tạo tại Biển Đông đã tăng lên rất cao trong những tháng gần đây, và Bắc Kinh tăng cường tuần tra vùng biển này để xác quyết chủ quyền bằng vũ lực. Báo cáo của Lầu Năm Góc công bố hôm qua 20/08/2015 đã nhấn mạnh như trên.
Tờ Wall Street Journal số ra ngày hôm nay trích báo cáo mới nhất này cho biết, Trung Quốc đã bồi đắp khoảng 1.200 hecta tại quần đảo Trường Sa trong tháng Sáu. Như vậy, diện tích đã được mở rộng đến 50% so với tháng Năm.
Hoa Kỳ lo ngại các đảo này sẽ bị sử dụng cho mục đích quân sự, trở thành mối đe dọa cho tuyến đường hàng hải quan trọng. Bắc Kinh yêu sách chủ quyền hầu như toàn bộ Biển Đông, bất chấp sự phản đối của các nước láng giềng, và các viên chức quốc phòng Mỹ cho rằng sự quyết đoán của Trung Quốc có nguy cơ gây đối đầu với Hoa Kỳ.
Báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ được đưa ra vào thời điểm chỉ còn một tháng nữa Chủ tịch Trung Quốc
Tập Cận Bình sẽ đến thăm Washington, và hồ sơ Biển Đông sẽ là một trong những vấn đề được bàn đến. Trong khi đó các hoạt động bồi đắp của Trung Quốc trong khu vực lại được đẩy nhanh tiến độ một cách đáng ngại.
Hoa Kỳ đã nhiều lần đặt câu hỏi, liệu Bắc Kinh có thực sự chấm dứt hoạt động xây đảo nhân tạo như đã khẳng định trong tháng Tám hay không. Hôm qua phát ngôn viên đại sứ quán Trung Quốc Chu Hải Quyền (Zhu Haiquan) nói với Wall Street Journal rằng các dự án này đã ngưng trong tháng Sáu, và các công trình xây dựng trên các đảo có cả mục đích phục vụ công ích.

Ông Chu Hải Quyền cho biết: « Trung Quốc sẵn sàng mở cửa các công trình này cho các nước khác cho đến khi hoàn tất. Chúng tôi hy vọng phía Mỹ sẽ nhìn vấn đề này một cách khách quan, cân bằng, và tôn trọng các nỗ lực của các quốc gia trong khu vực để duy trì hòa bình và ổn định tại Biển Đông ».
Tuy không chỉ trích thẳng tham vọng của Trung Quốc, một phát ngôn viên Lầu Năm Góc chiều qua đòi hỏi làm sáng tỏ vấn đề này. Ông nói : « Chúng tôi khuyến khích Bắc Kinh nói rõ ra tuyên bố trên đây có được áp dụng cho tất cả các tiền đồn Trung Quốc ở Trường Sa và Hoàng Sa hay không, và liệu Trung Quốc có cam kết sẽ vĩnh viễn kết thúc các hoạt động bồi đắp không ».
Trước đây, các viên chức quốc phòng Mỹ nghĩ rằng Bắc Kinh chỉ đào đắp khoảng 200 hecta đất để xây các đảo nhân tạo tại Trường Sa, hầu hết là xây dựng trên các đảo đá ngầm nửa nổi nửa chìm bằng cách nạo vét từ đáy biển. Tuy nhiên số diện tích đất lấn ra này đủ lớn để xây lên các tòa nhà và thiết bị, trong đó có một địa điểm có thể xây được phi đạo dài 3.000 mét.
Các nước châu Á khác như Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan, Việt Nam cũng đòi hỏi chủ quyền. Nhưng các công trình bồi đắp ồ ạt của Trung Quốc rõ ràng đại quy mô, hơn hẳn các nước láng giềng.
Theo báo cáo của Lầu Năm Góc, trong không đầy hai năm, Trung Quốc đã bồi đắp một diện tích đất gấp 17 lần so với bất kỳ nước nào khác trong suốt 40 năm qua, chiếm đến 95% lượng đất bồi thêm. Trong khi đó Việt Nam chỉ bồi đắp 32 hecta, Malaysia 28 hecta, Philippines 5,6 hecta, Đài Loan 3,2 hecta.
Hồi tháng Năm, Wall Street Journal đã dẫn nguồn tin từ các cơ quan giám sát của Mỹ khẳng định Trung Quốc đã đặt hai đơn vị pháo cơ động trên Đá Gạc Ma - hòn đảo mà quân Trung Quốc đã chiếm được sau trận Hải chiến Trường Sa năm 1988, sát hại 64 lính hải quân Việt Nam.
Bắc Kinh nói rằng có quyền xây dựng trên các đảo cách xa đất liền Trung Quốc đến 700 hải lý vì thuộc chủ quyền của mình. Báo cáo của Lầu Năm Góc cho biết tại một số địa điểm, Bắc Kinh cho đào những kênh rất sâu và xây dựng các bến bãi mới giúp tàu lớn có thể vào được, có thể được sử dụng để áp đặt chủ quyền. Việc xây dựng của Trung Quốc hoàn toàn khác với các nước khác cả về tầm cỡ lẫn tác động. Các cơ sở hạ tầng đang xây giúp nâng tầm hoạt động lên rất mạnh, có thể can thiệp trên khắp Biển Đông.
Cũng theo Bộ Quốc phòng Mỹ, Trung Quốc còn tăng cường tuần tra « nhẹ nhàng, từng bước một » để tránh xung đột quân sự trên vùng biển tranh chấp, nhưng « tăng cường việc kiểm soát thực thụ » xung quanh các đảo. Đồng thời gia tăng huy động lực lượng tuần duyên để xác quyết chủ quyền trên cả Biển Hoa Đông lẫn Biển Đông. Báo cáo viết : « Trung Quốc thích sử dụng các tàu hải giám (nay gọi là tuần duyên) ở các khu vực tranh chấp và cho các chiến hạm lảng vảng ngoài khơi để sẵn sàng can thiệp khi có xung đột ».
Thái độ hung hăng của Trung Quốc gần đây khiến nhiều chỉ huy quân sự thúc đẩy Lầu Năm Góc phải tích cực hơn trong việc ngăn chận những hành vi của Bắc Kinh trong khu vực. Wall Street Journal cho biết, Hoa Kỳ muốn tuần tra thường xuyên hơn trên biển, tiến hành các chuyến bay thám sát trong phạm vi lãnh hải 12 hải lý xung quanh một số đảo mà Trung Quốc tự cho là sở hữu chủ.
Một số viên chức Bộ Quốc phòng và Nhà Trắng phản đối vì không muốn khiêu khích Bắc Kinh. Tuy nhiên nếu không kiểm tra, việc Trung Quốc ồ ạt xây đảo nhân tạo có thể gây bất ổn cho một trong những tuyến đường hàng hải nhộn nhịp nhất thế giới.
Hôm qua, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter đã nhắc lại trước báo chí là quân đội Mỹ có thể tuần thám trên không và trên biển ở nơi nào, vào lúc nào tùy ý. Nhưng vẫn chưa rõ là Hoa Kỳ có cho phi cơ và chiến hạm tuần tra trong phạm vi 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo, như một lời đáp trả các hành vi của Bắc Kinh hay không.
Ông Carter tuyên bố : « Hoa Kỳ sẽ tiếp tục các chuyến bay, chuyến hải hành ở bất kỳ nơi nào luật lệ quốc tế cho phép. Do chúng tôi luôn có quyền làm như thế, chúng tôi sẽ tiếp tục tiến hành, và không gì có thể thay đổi được cách ứng xử của chúng tôi ».

Trọng tâm Biển Đông nổi bật trong chiến lược biển mới của Mỹ

Theo RFI-Trọng Nghĩa
Ngày 22-08-2015 16:08
media
Tiêm kích F/A18 Hornet của Hải quân Mỹ trên không phận Biển Đông (ảnh wikipedia)
Ngày 21/08/2015, Bộ Quốc phòng Mỹ chính thức công bố tài liệu mang tựa đề Chiến lược an ninh hàng hải ở Châu Á Thái Bình Dương, phác họa những đường nét quan trọng trong chính sách của Hoa Kỳ nhằm bảo đảm an ninh tại vùng biển Châu Á. Dù cũng đề cập đến Biển Hoa Đông, nhưng rõ ràng là chiến lược biển mới của Mỹ đặt trọng tâm vào việc đối phó với các hành vi quá đáng của Trung Quốc tại Biển Đông.
Trong một cuộc họp báo tại Washington, ông David Shear, trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đặc trách Châu Á-Thái Bình Dương đã xác định ba trục chính trong chiến lược mới đó : (1) kiên trì dấn thân và tiếp tục sử dụng ngoại giao và các định chế đa phương để bảo vệ quyền tự do lưu thông và tiếp cận các vùng biển Châu Á ; (2) tập trung bảo vệ quyền tự do sử dụng các vùng biển, ngăn chặn xung đột và các hành vi cưỡng bức ; (3) phát huy việc tuân thủ pháp luật và chuẩn mực quốc tế.
Sau khi nhắc lại quan điểm từng được tuyên bố của Washington, theo đó Mỹ không thiên vị ai trong vấn đề chủ quyền ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ một lần nữa khẳng định là Hoa Kỳ « có lợi ích trong việc đảm bảo sao cho tranh chấp chủ quyền được giải quyết một cách hòa bình, không thông qua xung đột hay cưỡng chế ». Mối lo ngại của Hoa Kỳ tuy nhiên đang tập trung ở Biển Đông, khi ông David Shear nêu bật mối quan ngại của Mỹ về sự kiện Trung Quốc bồi đắp đảo nhân tạo ở Trường Sa và quân sự hóa các nơi này.
Trong bối cảnh đó, theo Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Washington sẽ duy trì một sự hiện diện quân sự cần thiết, đủ khả năng bảo vệ lợi ích của Mỹ cũng như của đồng minh và đối tác trong khu vực, chống lại các mối đe dọa tiềm tàng. Trên tinh thần đó, Hoa Kỳ đang tăng cường lực lượng quân sự trong vùng để trở thành một lực lượng răn đe, sẵn sàng đối phó với mọi tình huống. Theo ông David Shear, Bộ Quốc phòng Mỹ không chỉ chuyển qua Châu Á các phương tiện tối tân nhất, mà lại còn trải đều các phương tiện đó trên toàn khu vực.
Con chủ bài trong các phương tiện tối tân đó là hạm đội tàu chiến tuần duyên LCS (Littoral Combat Ship), loại chiến hạm nhỏ nhưng linh hoạt, với hỏa lực hùng hậu, được thiết kế để thực hiện nhiệm vụ tại những vùng nước nông ven bờ, đặc thù của Biển Đông : 4 chiếc sẽ được triển khai ngay tại Singapore, phụ trách trực tiếp Biển Đông, 4 chiếc khác sẽ được dùng làm lực lượng dự bị, sẵn sàng tung ra khi cần thiết.
Một hàng không mẫu hạm mới, chiếc USS Ronald Reagan sẽ qua thay thế chiếc George Washington, và trong vòng năm năm sắp tới, Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương sẽ có thêm một chiếc tàu đổ bộ tấn công mới, USS America, trong lúc thêm hai tàu khu trục Aegis được gửi đến túc trực tại Nhật Bản. Không quân cũng sẽ được tăng viện bằng loại chiến đấu cơ F-22 và F-35 tối tân hơn, không kể đến loại oanh tạc cơ chiến lược B-2 và B-52, và 47 chiếc phi cơ tuần thám đời mới P8 A Poseidon, có gắn thủy lôi. Lực lượng Thủy quân lục chiến túc trực trong vùng cũng sẽ được trang bị loại máy bay lên thẳng V-22.
Sau cùng, khu vực cũng sẽ có thêm các loại tên lửa hiện đại phóng đi từ chiến hạm hoặc phi cơ, cùng với các hỏa tiễn tầm xa có độ chính xác cao, trong đó có loại JASSM-ER và một loại tên lửa hành trình chống hạm tầm xa mới. Với các phương tiện răn đe đó, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục vai trò người bảo vệ ổn định và quyền tự do hàng không và hàng hải, đặc biệt là ở Biển Đông.
Hôm thứ Năm, 20/08/2015, như để nhắc nhở Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã khẳng định trở lại là Hoa Kỳ vẫn sẽ tiếp tục các hoạt động quân sự bên trong và chung quanh Biển Đông : « Phi cơ và chiến hạm Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép, như vẫn làm ở mọi nơi khác trên thế giới ».

Trung Quốc: Cá chết hàng loạt sau vụ nổ lớn ở Thiên Tân

Cá chết hàng loạt bên bờ sông Hải Hà gần khu vực xảy ra vụ nổ Thiên Tân, 20/8/2015.
Cá chết hàng loạt bên bờ sông Hải Hà gần khu vực xảy ra vụ nổ Thiên Tân, 20/8/2015.
VOA-22.08.2015
Một số lượng lớn cá chết được phát hiện gần khu vực xảy ra vụ nổ Thiên Tân. Tuy nhiên, chính quyền thành phố Thiên Tân cho biết đã xét nghiệm và không có hợp chất xyanua trong cá.

Mặc dù vậy, mức độ xyanua trong vùng tâm vụ nổ cao gấp 356 lần so với tiêu chuẩn an toàn quốc gia.

Các khu vực bên ngoài được giám sát chất lượng không khí và nước nhưng cũng không tìm thấy dấu hiệu ô nhiễm tăng bất thường.

Chính quyền cũng đã gia tăng giám sát ô nhiễm đất.

Hình ảnh cá chết hàng loạt bên bờ sông Hải Hà lan truyền trên mạng trực tuyến và có suy đoán rằng chất độc từ vụ nổ đã gây ô nhiễm nguồn nước.

"Tôi chưa bao giờ nhìn thấy bất cứ điều gì giống như vậy", ông Vương Lôi, 47 tuổi, một người quản lý công ty vận chuyển hàng hóa đeo một chiếc mặt nạ khảo sát cá chết làm tắc nghẽn vùng nước nông của con sông nói. "Phải có một mối liên hệ giữa việc cá chết và vụ nổ. Có lý do nào khác để giải thích cho việc cá chết hàng loạt này? "

Ông Nhan Siêu, một người dân sống ở Thiên Tân 15 năm, nói trước khi kết quả xét nghiệm nước được công bố, rằng ông thấy cá chết hàng năm nhưng không nhiều như năm nay. “Cũng dễ hiểu khi chúng tôi lo lắng về sự ô nhiễm sau vụ nổ. Tôi tin sẽ sớm có kết quả chính thức”, ông nói.

Ông Đặng Tiểu Văn, người đứng đầu bộ phận giám sát môi trường của Cục Bảo vệ Môi trường Thiên Tân, cho biết trong buổi họp báo hôm 20/8 rằng các chuyên gia đã đến khu vực trên thu thập mẫu nước để xét nghiệm.

8 giờ tối cùng ngày, chính quyền thành phố cho biết không có chất độc xyanua trong mẫu nước.

Ông Đặng nói các chuyên gia giám sát môi trường đã phát hiện một số hợp chất xyanua trong nước biển từ năm trạm quan trắc ở gần khu vực vụ nổ, nhưng vẫn trong giới hạn bình thường so với mức trung bình những năm qua.

Nhà chức trách đã thừa nhận rằng ít nhất 700 tấn natri xyanua được lưu trữ ở các kho trong vụ nổ ngày 12/8 ở Thiên Tân, giết chết hơn 100 người và làm bị thương hàng trăm người khác.

Ít nhất 65 người vẫn mất tích và được cho là đã chết. Hầu hết trong số họ là nhân viên cứu hỏa.
Theo China Daily, NYTimes

Ông Thứ trưởng bụng bầu

Điều hiu gió cuốn (Danlambao) -  Trong kỳ thi THPT vừa qua, việc xét tuyển phiền hà, tốn kém và tình trạng thí sinh và phụ huynh phải vất vả đến trường để rút - nộp hồ sơ đã làm dư luận than phiền, phẫn nộ.

Một trong những ông quan đứng sau cách thức phiền hà này là Thứ trưởng Bùi Văn Ga. Ông ta khăng khăng cho rằng "Chỉ một bộ phận thí sinh vất vả khi nộp - rút hồ sơ". (*) 

Tuyên bố của ông ta có thể làm cho nhiều người "bức xúc" chỉ muốn đem ông thứ trưởng này ra mà bức mà xúc. 

Tuy nhiên, xin mọi người thông cảm cho. Chuyện đi lại của mọi người có gì mà phiền hà! Chuyện ông thứ trưởng này đi đi lại lại mới là phiền. Không tin!? Xem nè: 


Sau 70 năm kể từ ngày bác mò ra khỏi hang Pắc Pó, chui về thành cướp chính quyền và trở thành đại diện của giai cấp vô sản, con cháu của bác đã nâng tầm vóc của những tên vô sản lên đến mức... vĩ đại.



_______________________________________

Chỗ nào cũng cướp, giết trộm, cũng giết, thì còn ai dám ra đường!

Điều hiu gió cuốn (Danlambao) - Đồng rận Lê Trọng Vinh - Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Nội vụ hôm 20 tháng 8 phán rằng: “Tôi ví dụ, vấn đề vi phạm pháp luật ở Việt Nam có thể nói là đáng báo động. Nhưng báo chí cần phải cân nhắc đưa thế nào, cứ lấy những cái tiêu cực để đưa, chỗ nào cũng cướp, giết trộm, cũng giết, thì còn ai dám ra đường. Mà đã không dám ra đường thì vận động, tuyên truyền pháp luật thế nào? Do vậy báo chí cần nhìn cái tiêu cực theo hướng tích cực, xây dựng để công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật được hiệu quả...” Nghe mà thấy... thương!

Chí và rận ơi! thương là vì:

- Sau 70 năm kể từ ngày bác Hồ cướp chính quyền, làm cuộc cách mạng long trời lở ghẻ, đảng loài sản trở thành đỉnh cao trí tuệ ba đình... mà người dân không dám ra đường thì có phải... mình phải ra sao người ta mới chửi chứ. Phải không nào?

- Dưới thiên tài thê thảm hơn thiên tai của đảng ta, chỗ nào cũng cướp - có đúng không hè. Căng con mắt ra nhìn thì đúng thật! Ở đâu cũng thấy cướp:

Tướng cướp con

Tướng cướp cha

Riêng cái tên tướng cướp cha thì cập nhật tình hình mới nhất là nó vừa tính ăn cướp 1.400 tỷ của dân nghèo Sơn La đó bà con.

Đồng chấy Lê Trọng Vinh trong buổi tập huấn kỹ năng phổ biến giáo dục pháp luật cho đội ngũ báo chí (*) còn dạy đám bút nô của đảng rằng: “Điều rất trớ trêu ở Việt Nam, không phải người dân không hiểu biết pháp luật. Họ hiểu nhưng họ vẫn cứ cố tình vi phạm pháp luật.”

Lê Trọng Vinh
Vậy sao!? vậy chứ mấy đứa này nó vừa làm luật vừa ngồi chồm hổm trên luật, vừa viết luật chống tham nhũng vừa rất nhũng và tham thì sao? Vậy chứ đứa nào nói:

""Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Nghe mà thấy xấu hổ, không nhẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là 'chết' cái đất nước này"

Rồi có đứa phụ hoạ thêm: 

"ăn của dân không từ một cái gì"

Rồi sau đó tên chúa đảng nó tỉnh bơ  rằng:

""đánh con chuột đừng để vỡ bình, làm sao diệt được chuột mà bảo vệ được bình hoa. Không phải xới tung lên tất cả, gây mất niềm tin, nghi kỵ lẫn nhau, rối loạn sẽ rất nguy hiểm"

thì có phải rõ ràng những đứa này mới là những tội đồ cố tình vi phạm pháp luật:


Và sau cùng, tên phó pháp chế này đi đến kết luận rằng: “Tôi ví dụ, vấn đề vi phạm pháp luật ở Việt Nam có thể nói là đáng báo động. Nhưng báo chí cần phải cân nhắc đưa thế nào, cứ lấy những cái tiêu cực để đưa, chỗ nào cũng cướp, giết trộm, cũng giết, thì còn ai dám ra đường. Mà đã không dám ra đường thì vận động, tuyên truyền pháp luật thế nào? Do vậy báo chí cần nhìn cái tiêu cực theo hướng tích cực, xây dựng để công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật được hiệu quả...”

Đúng là không ai khảo mà chúng tự khai cái bản mặt lẫn bản chất láo lếu truyền đời của Trần Dân Tiên: vi phạm pháp luật ở VN là đáng báo động, nhưng báo chí tuyên truyền sao cho từ tiêu cực biến thành tích cực.

Bò chạy!

Chó chê!



____________________________________