Wednesday, May 16, 2018

Thực thi pháp luật không chính danh, não trạng "an ninh nhân dân"

 Kính Hòa RFA-2018-05-16 
Một vụ dẹp biểu tình tại Hà Nội có sự tham gia của lực lượng dân phòng (trái). 5/2014.
 Một vụ dẹp biểu tình tại Hà Nội có sự tham gia của lực lượng dân phòng (trái). 5/2014. AFP  
An ninh nhân dân là gì?
Tính chất pháp lý của các tổ chức bán chính thức, hoặc hoàn toàn không chính thức như dân phòng, bảo vệ dân phố, hiệp sĩ đường phố cũng đã được nêu lên từ khá lâu. Vào năm 2010, trên trang mạng Boxit Việt Nam do một số nhân sĩ trí thức chủ trương, có bài viết nhan đề Cơ sở pháp lý nào cho các lực lượng dân phòng trong các đô thị hiện nay? Tác giả Hà Đình Sơn, sau khi tìm hiểu các bộ luật về quốc phòng của Việt Nam đã thấy rằng lực lượng dân phòng không nằm trong bất cứ biên chế của lực lượng vũ trang, lực lượng công an của quốc gia, ngoài ra tác giả còn thấy rằng do thiếu những kiến thức về luật pháp, đã có chuyện lực lượng dân phòng phạm phải những hành động phi pháp đối với dân chúng.
Trả lời chúng tôi từ Bình Dương, một người tên Hải, thuộc đội “hiệp sĩ Bình Dương” nói rằng về mặt pháp luật thì không có biên chế nào cho đội này cả, nhưng đội được sự quan tâm của các cấp chính quyền và cơ sở đảng cộng sản tại địa phương.
Luật sư Lê Công Định giải thích cho chúng tôi nguyên nhân của việc hình thành các lực lượng không chính thức trong lĩnh vực thực thi pháp luật tại Việt Nam dưới chế độ của những người cộng sản:
Đó là do suy nghĩ từ thời xa xưa của họ, cái khái niệm về an ninh nhân dân. Từ rất lâu, kể cả trong thời kỳ mà họ còn kháng chiến chống người Pháp, người Mỹ, thì họ đã xây dựng một mạng lưới gọi là an ninh nhân dân, tức là những người tự nguyện làm những công việc có tính cách bảo vệ trật tự công cộng, hoặc làm theo chỉ thị của chính họ, trong việc bảo vệ sự an toàn của một cơ sở đảng chẳng hạn.”
Theo Luật sư Định, mạng lưới an ninh nhân dân này giúp cho nhà cầm quyền thu thập thông tin trong dân chúng. Cũng như tác giả Hà Đình Sơn, ông Lê Công Định cho rằng những tổ chức không chính thức như vậy thiếu những kiến thức về pháp luật, sẽ dẫn tới việc vi phạm quyền tự do của người khác, và điều quan trọng hơn, theo ông là sẽ làm xã hội đi thụt lùi trên phương diện pháp luật:
Những hiệp sĩ đường phố cũng chỉ là những công dân bình thường, họ hoàn toàn không có tư cách công chức hay viên chức trong bộ máy chính quyền, vậy họ lấy cơ sở nào để cho phép mình được tự vệ theo cái hướng là tấn công những người mà họ đang nhận định là vi phạm pháp luật?
Nếu chúng ta duy trì một cái não trạng như vậy thì có thể kéo xã hội Việt Nam trở lại vào một thời kỳ xa xôi trong lịch sử, trong đó là một xã hội vô chính phủ, vô luật pháp, thì người ta tha hồ trả đũa những hành vi mà người ta cho rằng đang xâm phạm lợi ích cá nhân của mình một cách bất chấp là nhà cầm quyền có tồn tại hay không ?”
Nếu chúng ta duy trì một cái não trạng như vậy thì có thể kéo xã hội Việt Nam trở lại vào một thời kỳ xa xôi trong lịch sử, trong đó là một xã hội vô chính phủ, vô luật pháp.
-Luật sư Lê Công Định.
Sau khi sự việc hai thành viên của hội “hiệp sĩ đường phố” tại Sài Gòn bị giết chết, đã có rất đông ý kiến phản đối sự tồn tại của những tổ chức phi chính thức này, vì nó không phải là sự thể hiện của một nhà nước pháp quyền.
Trên báo mạng Tuần Việt Nam có bài Xã hội pháp quyền phải quản lý bằng pháp luật chứ không phải bằng nghĩa khí của tác giả Nguyễn Anh Thi. Tác giả có trích lời ông Đinh Thế Hưng của Viện Nhà nước và pháp luật, cho rằng việc cổ vũ các "hiệp sĩ" rồi nhân rộng điển hình thành phong trào, sẽ khiến cho người ta có cảm giác xã hội quay về thời kỳ chưa có nhà nước khi công lý và trật tự trông chờ vào cá nhân xuất chúng và rất gần với cách hành xử theo kiểu tự xử hoang dã.
Nhưng cũng có những ý kiến cho rằng nên giúp đỡ và hỗ trợ cho các nhóm “hiệp sĩ đường phố”, như ý kiến của đại biểu quốc hội Đặng Thành Phong trả lời cho báo mạng Một Thế giới. Trong đó có sự thiết lập điều mà ông gọi là hành lang pháp lý cho các nhóm này. Tương tự như vậy Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh nói với đài RFA rằng cần một thiết chế pháp luật cho những hội nhóm này.
Hai ý kiến tạo nhiều phản ứng nhất là của Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân, và Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong. Ông Nguyễn Thiện Nhân cho rằng cần trang bị áo giáp cho các “hiệp sĩ đường phố”, còn ông Nguyễn Thành Phong cho rằng công an cần đi bảo vệ những “hiệp sĩ” này.
Luật sư Lê Công Định nhận xét:
“Cả hai ông này đều thể hiện một kiến thức tôi tạm gọi rất là thấp, bởi vì họ không hiểu được rằng hiệp sĩ đường phố chỉ là một tổ chức tự phát, duy trì nó có nghĩa là chúng ta đang chống lại nền tảng pháp luật của xã hội này.”
Lạm dụng quyền lực và quan niệm về luật pháp
Ngoài chuyện lạm dụng quyền lực do không hiểu biết, như tác giả Hà Đình Sơn và Luật sư Lê Công Định đã nêu ra, blogger Huỳnh Công Thuận tại Sài Gòn còn cho chúng tôi biết rằng việc gia nhập các đội “hiệp sĩ” đối với nhiều người là để được có quan hệ với lực lượng công an, từ đó có thể có được những ưu đãi, đặc biệt là việc gia nhập hộ khẩu ở các thành phố lớn.
Một số người đã tìm thấy trên mạng xã hội mối liên hệ giữa nhóm “hiệp sĩ đường phố” tại Sài Gòn và nhóm một số người đã hành hung bà Lê Mỹ Hạnh, một người hoạt động xã hội, vào tháng 5/2017. Từ đó đưa đến những lời đồn đoán rằng cơ quan công an, an ninh có thể sử dụng các nhóm “hiệp sĩ đường phố” vào mục đích trấn áp những người bất đồng chính kiến. Chúng tôi đặt vấn đề này với Luật sư Lê Công Định:
Điều đó là quá tệ, nhưng nếu có điều đó thì tôi cũng không ngạc nhiên lắm là bởi vì trước sao gì họ cũng sử dụng đến biện pháp đó thôi, vì chúng ta thấy rằng bây giờ cái việc tấn công vào những người bất đồng chính kiến, tấn công vào nhà thờ, chùa chiền, công an đều sử dụng những tổ chức côn đồ, tất nhiên hiệp sĩ đường phố không phải là côn đồ, nhưng rõ ràng bây giờ công an đang sử dụng côn đồ để tấn công những người bất đồng chính kiến, điều đó đã xảy ra rồi, đang xảy ra và ngày càng gia tăng.”
Hình ảnh những cuộc đàn áp biểu tình chống Trung Quốc, hay vì môi trường trong những năm gần đây cho thấy bên phía lực lượng đàn áp có nhiều sắc phục khác nhau, trong đó có lực lượng dân phòng, bảo vệ khu phố, và cả lực lượng thanh niên xung phong, một tổ chức chủ yếu lo về hoạt động sản xuất. Trong văn liệu của Đảng Cộng sản từ khi bắt đầu nắm chính quyền đến nay, người ta cũng thường thấy cụm từ “lực lượng quần chúng” trong nhũng vụ bắt bớ thời cải cách ruộng đất 1955, hay trong những vụ xung đột với giáo dân Công giáo miền Trung mới đây.
Bình luận về quan điểm luật pháp của Đảng Cộng sản, Tiến sĩ Hà Sĩ Phu, nhà bất đồng chính kiến hiện sống tại Đà Lạt nói với chúng tôi:
Cái suy nghĩ nguyên thủy của người cộng sản xuất phát từ cái lý thuyết đó (cộng sản), cái thể chế đó.
-Tiến sĩ Hà Sĩ Phu.
Cái suy nghĩ nguyên thủy của người cộng sản xuất phát từ cái lý thuyết đó, cái thể chế đó, mà tôi nghĩ cái câu của ông Phạm Văn Đồng là điển hình nhất. Khi ông Nguyễn Mạnh Tường nói với ông ấy rằng thưa Thủ tướng, chỉ huy cơ quan hành pháp thì điều chính yếu phải nghĩ tới một bộ luật văn minh, thì ông ấy trả lời rằng luật để làm gì, để nó trói tay mình à.”
Ông Phạm Văn Đồng là Thủ tướng của chính quyền cộng sản từ năm 1947 đến 1987. Ông Nguyễn Mạnh Tường là một luật sư tham gia kháng chiến chống Pháp, sau 1954 từng làm hiệu trường Đại học luật Hà Nội, nhưng sau đó bị loại ra khỏi guồng máy nhà nước miền Bắc Việt Nam, sống nghèo khổ cho đến cuối đời.
Hiện nay Bộ Công An Việt Nam đang tiến hành cải cách bộ máy, được cho là để có hiệu quả hơn. Chúng tôi đặt câu hỏi với Luật sư Lê Công Định rằng liệu điều đó sẽ tăng tính chất pháp quyền của việc thi hành pháp luật tại Việt Nam hay không, ông trả lời rằng không chắc điều đó vì việc cải tổ là nhằm mục đích chính trị phe nhóm, và vì ngân sách cạn kiệt.
Trả lời báo chí ngay sau sự việc hai “hiệp sĩ đường phố” bị tử nạn, Giám đốc Sở Công an Thành phố Hồ Chí Minh, Đại tá Phan Anh Minh nói rằng cơ quan công an không quán xuyến hết việc trấn áp tội phạm và sẽ gặp khó khăn vì bị giảm biên chế tới đây.

Giải quyết ‘biệt thự, biệt phủ’ trăm tỷ ra sao?

Theo VOA-Bùi Tín/16/05/2018 
Hình ảnh "biệt phủ" của ông Phạm Sỹ Quý ở Yên Bái.
Hình ảnh "biệt phủ" của ông Phạm Sỹ Quý ở Yên Bái.
Vấn đề các biệt thự, biệt phủ của một số quan chức có giá trị rất cao, mà người chủ không chứng minh được nguồn thu nhập lương thiện, đang đặt ra cho toàn xã hội góp ý giải quyết.
Hiện con số các biệt thự, biệt phủ loại khủng này đã được phát hiện lên đến 40, 50 ngôi nhà cầu kỳ hoành tráng, như những lâu đài cổ ở giữa vùng nông thôn và núi rừng nghèo khổ, làm nổi bật cảnh phân chia giai cấp, giàu nghèo, bất công trong xã hội.
Đây là một hiện tượng bất thường, rất bất thường trong một xã hội mang danh xã hội chủ nghĩa, đang chống tham nhũng quyết liệt, triệt để trừng trị từ « ruồi muỗi đến hổ báo, hươu nai tham lam vô độ », xà xẻo của chung, ăn cắp của những người dân lương thiện.
Đã có những người lên tiếng đòi giải quyết vấn đề nóng hổi này, một hình ảnh chướng mắt nói lên cảnh bất công xã hội.
Và đã có những lời phân trần, cố thanh minh rằng đó là kết quả lao động cần cù khó nhọc của cả gia đình, từ trồng trọt, chăn nuôi, làm chổi đót, chạy xe ôm, tắc-xi, tích lũy dần mà làm nên cơ nghiệp.
Nhưng phần lớn chỉ là thanh minh cuội. Vì không ít là bí thư tỉnh ủy, bí thư thành ủy, chủ tịch UBND huyện, cầm đầu cơ quan thuế, hải quan, cầm đầu ngành lâm nghiệp, cầm đầu cơ quan thanh tra nhà nước, cơ quan tổ chức lo việc kiểm soát, đề bạt cán bộ… tức là những chức vụ lượm hái ra tiền bạc vô kể, ra đất đai, ra gỗ quý hiếm, nắm và lợi dụng quyền lực để cho cấp dưới chạy chức, chạy quyền, chạy tội, vơ vét tài sản cho riêng mình.
Riêng trong Công an và Quân đội, gần 1 ngàn tướng lĩnh và hơn 2 ngàn thượng tá, đại tá cũng có 1 số biến chất, tham ô, cá nhân hưởng thụ, quay lưng lại với nhân dân, không ít xây nhà cửa quá mức, ăn chơi sa đọa, Quân ủy TƯ và đảng ủy Công an, cơ quan kiểm tra CA và QĐ cũng như các Tòa án quân sự còn quá lỏng lẻo yếu ớt, không mảy may xứng tầm trong duy trì kỷ luật nghiêm minh. Biệt phủ hơn 10 tỷ của thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa là một minh chứng.
Luật phòng chống tham nhũng chỉ ra rằng kẻ tham nhũng lên đến một tỷ đồng là ngang bằng thu nhập của một lao động phổ thông trong suốt một trăm năm, một số tiền quá lớn, có thể bị xử án tử hình. Huống gì có những biệt phủ được đánh giá trên một trăm tỷ thì không thể do lao động cần cù lương thiện mà đạt được.
Tôi khẩn thiết yêu cầu cuộc họp quốc hội sắp đến, rất nên bàn kỹ đến vấn đề nhức nhối nổi cộm này, cử ra một số chuyên viên, luật sư nghiên cứu những phương án có tính chất luật để giải quyết không thể vì nó phức tạp, đụng chạm mà buông trôi.
Nếu mở cuộc điều tra toàn quốc thì số biệt thự khủng như trên có thể lên đến vài trăm, hàng ngàn, không phải chỉ 50, không cho lọt lưới. Phải ngăn chặn đề phòng kẻ bị đánh động, tẩu tán đất đai nhà cửa, cây cối, vật dụng để thoát thân.
Cần có Tòa án để xem xét, xét xử từng trường hợp, đánh giá lại tài sản cụ thể, có thể kiến nghị tịch thu toàn bộ hay bộ phận, tổ chức bán đấu giá cho vào công quỹ, hoặc chuyển thành tài sản Nhà nước để dùng cho Thư Viện, Bảo tàng, nhà Văn hóa, Trường học, nhà trẻ mẫu giáo, Trạm xá y tế, nhà dưỡng lão, công sở… hay thành nhà ở tập thể cho cán bộ địa phương.
Thế mới là cách làm đột phá theo luật pháp và trên tinh thần XHCN, vì xã hội.
Rất mong ông tổng bí thư đưa vấn đề quan trọng này ra thảo luận kỹ trong Bộ Chính trị, trong Ủy ban phòng chống tham nhũng TƯ do ông chủ trì, đưa ra quốc hội sắp họp thảo luận đến nơi đến chốn.
Chắc chắn một việc làm như thế sẽ được hoan nghênh rộng rãi, được nhân dân tán thưởng, và thu về cho công quỹ một tài sản khá lớn, giải quyết triệt để một bất công, ung nhọt xã hội hiển nhiên rất khó coi.

Hội nghị trung ương 7 và dấu hỏi Đinh Thế Huynh

Theo VOA-Phạm Chí Dũng/16/05/2018 
Đinh Thế Huynh và cưu ngoại trưởng Mỹ, John Kerry, trong cuộc họp báo tại D.C. hồi tháng 10, 2016. [State Department photo/ Public Domain]
Đinh Thế Huynh và cưu ngoại trưởng Mỹ, John Kerry, trong cuộc họp báo tại D.C. hồi tháng 10, 2016. [State Department photo/ Public Domain]
Hội nghị trung ương 7 của đảng Cộng sản Việt Nam đã trôi qua êm đềm vào đầu tháng Năm năm 2018 mà không có sự xáo trộn lớn trong ‘tứ trụ’, thậm chí cũng chẳng có thay đổi nào trong Bộ Chính trị như một số dự đoán trước đó của giới quan sát chính trị.
Đinh Thế Huynh vẫn ‘sống sót’
Tâm điểm được chú ý nhất trong Hội nghị trung ương 7 là nhân vật chủ tịch nước Trần Đại Quang. Nhưng ông Quang vẫn yên vị, bất chấp nhiều đồn đoán về việc viên cựu đại tướng công an này sẽ ‘nghỉ vì lý do sức khỏe’ sau hội nghị này.
Rập khuôn theo hình ảnh thăm viếng nơi này nơi kia trong Hội nghị trung ương 6 vào tháng Mười năm 2017, một ngày trước khi kết thúc kỳ họp Hội nghị trung ương 7, Trần Đại Quang đã có một cuộc “gặp mặt thân mật các nhà khoa học” tại phủ chủ tịch nước.
Tình trạng yên vị, có thể là tạm thời, của Trần Đại Quang đã được chứng minh rõ hơn cả khi vào ngày cuối của Hội nghị trung ương 7, ông Quang đã “thay mặt Bộ Chính Trị điều hành phiên họp” trong khi Tổng bí thư Trọng đọc bài phát biểu kết thúc.
Ấn tượng gần như duy nhất về sự thay đổi trong Bộ Chính trị chỉ là việc khai trừ cựu ủy viên Bộ Chính Trị là ông Đinh La Thăng ra khỏi đảng - điều mà lẽ ra đã phải làm từ tháng Mười Hai năm 2017 khi ông Thăng bị khởi tố và tống giam. Mặc dù đã bị truy tố và phải nhận hai bản án với tổng cộng 31 năm tù giam tại tòa án, ông Đinh La Thăng vẫn còn là ủy viên trung ương cho đến Hội nghị trung ương 7.
Tuy nhiên, câu chuyện khó hiểu nhất lại thuộc về trường hợp Ủy viên bộ chính trị Đinh Thế Huynh.
Sự thể kỳ lạ là Đinh Thế Huynh đã ‘sống sót’ qua cả hai Hội nghị trung ương 6 và Hội nghị trung ương 7, cho dù từ quý một năm 2017 đã rộ lên tin tức về ông Huynh ‘bị bệnh nặng’, thậm chí ‘khó qua khỏi’.
Vào đầu tháng 8-2017 và trước Hội nghị trung ương 6, ông Trần Quốc Vượng - Ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Trung ương Đảng, chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương- đã được Bộ Chính trị phân công tham gia Thường trực Ban bí thư trong thời gian Thường trực Ban bí thư Đinh Thế Huynh điều trị bệnh. Vào lúc đó, nhiều dư luận đánh giá rằng sự nghiệp chính trị của ông Đinh Thế Huynh đã có thể bị xem là chính thức chấm dứt.
Nổi lên và biến mất
Sau khi đại hội 12 kết thúc vào đầu năm 2016, cựu tổng biên tập báo Nhân Dân Đinh Thế Huynh đã trở nên nổi bật trên chính trường khi được xem là “người Bắc, có lý luận” và ứng với vị trí kế thừa chức vụ tổng bí thư của Nguyễn Phú Trọng, dù rằng trong thực tế ông Huynh còn không được dư luận đánh giá dù ở mức độ trung bình về thành tích lãnh đạo chính trị, càng không khá trên phương diện điều hành kinh tế - xã hội.
Trên cương vị Thường trực Ban bí thư - vị trí số 5 của đảng, Đinh Thế Huynh hoạt động khá lặng lẽ trong năm 2016. Không có nhiều dấu hiệu chứng tỏ ông Huynh là người có thực quyền hoặc có nhiều ảnh hưởng đối với giới công an và quân đội.
Ấn tượng gần như duy nhất mà ông Huynh gây ra ở các cơ quan đảng chỉ là vẻ ‘kiên định xã hội chủ nghĩa’ và ‘đọc bài’ không biết mệt mỏi về chủ nghĩa kinh viện Mác - Lê cùng tư tưởng Hồ Chí Minh.
Lần xuất hiện có tiếng vang nhất nhưng cũng là lần cuối cùng hiện ra của Đinh Thế Huynh là vào tháng Mười năm 2016, khi ông Huynh đột ngột công du đến Washington đến gặp Bộ trưởng ngoại giao Mỹ khi đó là John Kerry. Nhiều nhà quan sát cho rằng chuyến đi này chỉ mang tính thăm dò chủ yếu về Hiệp định TPP và cũng có thể “chúc mừng sớm” tổng thống tương lai của nước Mỹ là bà Hillary Clinton.
Tuy nhiên, có vẻ chuyến đi Mỹ trên của ông Đinh Thế Huynh đã trở nên vô nghĩa khi Trump bất ngờ giành chiến thắng và trở thành tổng thống Mỹ.
Trở về Việt Nam sau đó, ông Huynh… biến mất cho tới nay.
Đến đầu năm 2018, ông Trần Quốc Vượng đã được Bộ Chính trị chỉ định chính thức làm Thường trực Ban bí thư. Với quyết định này, vai trò Thường trực Ban bí thư của ông Đinh Thế Huynh cũng chính thức kết thúc.
Không những thế, ông Đinh Thế Huynh còn không giữ được chức vụ Chủ tịch Hội đồng lý luận trung ương - một vị trí rất được coi trọng bởi Tổng bí thư Trọng. Chức vụ này đã được giao cho Nguyễn Xuân Thắng - Giám đốc Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, một gương mặt mới nổi và đang được xem là một ứng cử viên mới cho chức vụ tổng bí thư tại đại hội 13 của đảng cầm quyền, nếu còn có đại hội này.
Khủng hoảng nhân sự tổng bí thư?
Trước Hội nghị trung ương 6 vào tháng Mười năm 2017, có tin cho biết Đinh Thế Huynh đã phục hồi sức khỏe và mong muốn được tiếp tục công tác. Tuy nhiên nguyện vọng này, nếu có, đã không đạt kỳ vọng. Ông Huynh tiếp tục ‘biến mất’.
Một dấu hỏi lớn đang nổi lên là vì sao trong tình cảnh không còn được đảng ‘tin yêu’ và giao cho bất kỳ chức vụ quan trọng nào, ông Đinh Thế Huynh vẫn còn nằm trong Bộ Chính trị mà lẽ ra đã được thay thế bằng một người khác, nếu không phải tại Hội nghị trung ương 6 thì cũng phải tại Hội nghị trung ương 7?
Với việc vẫn giữ ‘ghế’ cho Đinh Thế Huynh trong Bộ Chính trị, Nguyễn Phú Trọng - người nắm toàn bộ quyền ‘sinh sát’ trong thể chế chính trị độc đảng tại thời điểm này - muốn chơi ‘bài’ gì?
Trước Hội nghị trung ương 7, đã có những dự đoán rằng hội nghị này sẽ bầu bổ sung hai ủy viên bộ chính trị là Nguyễn Xuân Thắng và Phan Đình Trạc - Trưởng ban Nội chính Trung ương.
Tuy nhiên, việc cả hai nhân vật Nguyễn Xuân Thắng và Phan Đình Trạc chưa được nhận ghế trong Bộ Chính trị đã cho thấy có vẻ ý đồ của ông Trọng là cho hai người này có thêm thời gian để ‘thử thách’, trong lúc vẫn giữ nguyên hai cái ghế trống trong Bộ Chính trị - để lại bởi hai người họ Đinh.
Việc vẫn giữ một cái ghế danh nghĩa cho Đinh Thế Huynh có thể phác ra hàm ý ông Trọng vẫn còn để cho ông Huynh một cơ hội tái tham gia chính trường theo cách mà ông Trọng hay nói ‘mở đường cho người ta tiến’.
Hoặc tựa như trò chơi ‘tắt nhạc giành ghế’.
Vấn đề là Đinh Thế Huynh có được cho ‘khỏi bệnh’ hay không…
Việc vẫn giữ nguyên sĩ số Bộ Chính trị là 18 người (giảm một người sau khi loại Đinh La Thăng) có thể cho thấy ông Trọng không thực sự tin cậy dàn ‘tân binh’, sau trường hợp ‘thái tử đảng’ Đinh Thế Huynh - từng được ông Trọng kỳ vọng -nhưng lại gặp phải một vấn đề lớn nào đó, khiến kế hoạch tìm kiếm ‘lãnh đạo chiến lược’ của ông Trọng có nguy cơ phá sản.
Trong quá khứ không xa, đã từng có một ‘thái tử đảng’ khác được Nguyễn Phú Trọng sủng ái. Đó là Phạm Quang Nghị - Bí thư Hà Nội.
Tuy nhiên ngay sau chuyến công du âm thầm đến Mỹ vào nửa cuối năm 2014, Phạm Quang Nghị trở về Hà Nội mà không còn được dư luận đánh giá là người sẽ kế vị chức vụ tổng bí thư của ông Trọng. Đến đại hội 12, ông Nghị phải chính thức giã từ sân khấu chính trị và trở vể làm thứ dân.
Phải chăng Phạm Quang Nghị, và sau đó là Đinh Thế Huynh, là hai thất vọng sâu sắc của ông Trọng về người kế vị, để sau đó ông Trọng không còn tin tưởng được một nhân tố nào khác?
Và nếu không còn tin được ai thì phía trước ông Trọng là một cơn khủng hoảng nhân sự kế thừa ông ta, cho dù vẫn còn đó những Trần Quốc Vượng, Phạm Minh Chính, Nguyễn Xuân Thắng, Ngô Xuân Lịch…

Metro Cát Linh – Hà Đông ‘êm’

Theo VOA-Trân Văn/16/05/2018 
Dự án Metro Cát Linh - Hà Đông.
Dự án Metro Cát Linh - Hà Đông.
Sau năm năm ngóng chờ, cuối cùng, Bộ trưởng Giao thông – Vận tải của Việt Nam cũng đã được nhà thầu Trung Quốc tạo điều kiện để “kiểm tra và đi thử” trên tuyến metro Cat Linh – Hà Đông.
Theo tường thuật của báo giới Việt Nam, ông Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Giao thông – Vận tải Việt Nam rất hào hứng với sự kiện vừa kể. Ông không chỉ khen: “Đường sắt Cát Linh - Hà Đông êm hơn đường sắt quốc gia”, mà còn nhắn nhủ dân chúng Hà Nội rằng, họ… sắp có “một tuyến đường sắt rất tốt và hiện đại”. Cứ như lời ông Thể thì tuyến metro Cát Linh – Hà Đông sẽ vận hành kỹ thuật vào tháng 10 và vận hành thương mại vào tháng 12 năm nay…
Ông Thể nói vậy thì biết vậy bởi ai mà biết đường sắt Cát Linh – Hà Đông có vận hành kỹ thuật vào tháng 10 và vận hành thương mại vào tháng 12 năm nay hay không!..
***
Trên giấy tờ, tuyến metro Cát Linh – Hà Đông có chiều dài 13 cây số và phải hoàn tất hồi 2013, tuy nhiên đến năm 2014, nhà thầu Trung Quốc thề sẽ hoàn tất tuyến metro Cát Linh – Hà Đông vào tháng 6 năm 2015.
Đến tháng 6 năm 2015, thời điểm khánh thành được dời lại tới cuối năm 2015. Cuối năm 2015, báo giới Việt Nam cho biết phải đến hết quí 1 năm 2016, công trình xây dựng tuyến metro Cát Linh – Hà Đông mới hoàn tất và có thể chạy thử.
Sang năm 2016, sự kiện duy nhất liên quan tới tuyến metro Cát Linh – Hà Đông là chính phủ Việt Nam đề nghị Trung Quốc cho vay thêm tiền để nhà thầu Trung Quốc hoàn tất tuyến metro Cát Linh – Hà Đông.
Các chuyên gia, báo giới và dân chúng từng tỏ ra hết sức phẫn nộ trước sự tráo trở của nhà thầu Trung Quốc (lúc đầu, tính toán chi phí thực hiện dự án metro Cát Linh – Hà Đông chỉ có 553 triệu Mỹ kim, nửa chừng đòi đưa thêm 339 triệu Mỹ kim).
Thông thường, không hoàn tất công trình đúng hạn, nhà thầu sẽ bị phạt. Thế nhưng đối với công trình xây dựng tuyến metro Cát Linh – Hà Đông, tuy nhà thầu trễ ba năm so với thời hạn đã cam kết, không những không áp dụng bất kỳ hình thức chế tài nào đối với nhà thầu, chính quyền Việt Nam còn đề nghị Trung Quốc cho vay thêm để thỏa mãn yêu cầu của nhà thầu.
Thương lượng tới lui, giữa năm 2016, Trung Quốc đồng ý cho Việt Nam vay thêm 250 triệu Mỹ kim để giao cho nhà thầu Trung Quốc hoàn tất công trình metro Cát Linh – Hà Đông. Đáp lại, nhà thầu Trung Quốc hứa sẽ đẩy nhanh tiến độ thi công tuyến metro Cát Linh – Hà Đông để “chạy thử liên động toàn hệ thống” vào tháng 10 năm 2017.
Tới tháng 10 năm ngoái, nhà thầu Trung Quốc bảo rằng chỉ có thể cho “tàu công trình chạy trên một số đoạn” của tuyến metro này. Cam kết “chạy thử liên động toàn hệ thống” được dời tới quý 1 năm nay. Đến cuối tháng 3 năm nay – không phải nhà thầu Trung Quốc mà Bộ Giao thông – Vận tải Việt Nam chủ động đề nghị chính phủ Việt Nam cho dời hẳn chuyện “chạy thử liên động toàn hệ thống” tới... cuối năm!
Có một điểm đáng lưu ý là cách nay chưa đầy hai tháng, lúc chủ động đề nghị chính phủ Việt Nam cho nhà thầu Trung Quốc dời hẳn chuyện “chạy thử liên động toàn hệ thống” tới... cuối năm, Bộ Giao thông – Vận tải Việt Nam từng phỏng đoán, phải đến năm 2021, công trình xây dựng tuyến metro Cát Linh – Hà Đông mới hoàn tất và cũng phải đến thời điểm đó mới có thể khai thác – sử dụng công trình này.
Chưa hết, theo một văn bản do Bộ Tài chính Việt Nam gửi cho Bộ Giao thông – Vận tải và Ngân hàng Đầu tư – Phát triển Việt Nam (BIDV) hồi đầu năm nay thì chỉ tính riêng 250 triệu Mỹ kim mà Việt Nam hỏi vay thêm Trung Quốc hồi giữa năm 2016 để hoàn tất công trình metro Cát Linh – Hà Đông, từ 2018 trở đi, mỗi năm, Việt Nam phải trả cho Trung Quốc 650 tỉ đồng gồm cả vốn lẫn lãi.
Bộ Tài chính Việt Nam không cho biết, hàng năm, Việt Nam phải trả thêm bao nhiêu tiền cho vốn và lãi của khoản 553 triệu Mỹ kim mà trước đó Việt Nam đã vay Trung Quốc cũng để thực hiện dự án metro Cát Linh – Hà Đông. Cứ cho là mức độ… “ưu đãi” mà Trung Quốc dành cho cả hai khối nợ (553 triệu Mỹ kim và 250 triệu Mỹ kim) giống nhau, mỗi năm, Việt Nam sẽ phải trả cho Trung Quốc chừng… 2.000 tỉ đồng.
Liệu sự bất bình của dân chúng về chuyện mỗi năm Việt Nam phải trả chừng… 2.000 tỉ đồng tiền lãi cho một công trình trễ hạn đã năm năm, không mang lại bất kỳ lợi ích nào về kinh tế, xã hội, có liên quan gì đến chuyện ông Thể trấn an, cuối năm nay truyến metro Cát Linh – Hà Đông có thể “vận hành thương mại” hay không?
Nếu thật sự tuyến metro Cát Linh – Hà Đông có thể “vận hành thương mại” vào cuối năm nay thì vì sao tháng 3 vừa rồi, Bộ Giao thông – Vận tải lại đề nghị chính phủ Việt Nam cho phép “điều chỉnh” thời điểm “kết thúc dự án” là… 2021. Từ 2018 đến 2021 là ba năm, mỗi năm công khố mất chừng 2.000 tỉ để trả lãi cho những khoản đã vay nhằm thực hiện công trình metro Cát Linh – Hà Đông, vì lẽ gì mà Bộ Giao thông – Vận tải tính sai tới ba năm? Do thiếu kinh nghiệm, tính toán kém hay do có biệt nhãn với nhà thầu Trung Quốc, thành ra cố tình kéo thời điểm phải hoàn tất công trình giãn ra thêm ba năm?
***
Công trình xây dựng tuyến metro Cat Linh – Hà Đông từng được quảng bá như một… “điển hình” cho sự hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc về vốn, nhà thầu, công nghệ… Đến nay, tuy “điển hình” ấy cung cấp hàng loạt bằng chứng cho thấy, Việt Nam luôn là phía phải “ngậm đắng, nuốt cay”! Thế nhưng chỉ sau một chuyến “kiểm tra và đi thử”, ông Thể quên hết những đắng cay mà Việt Nam nói chung và Bộ Giao thông – Vận tải nói riêng từng phải nếm. Theo ông, công trình xây dựng tuyến metro Cát Linh – Hà Đông: “Không chỉ mang lại ý nghĩa về giao thông mà còn tạo đột phá về kinh tế xã hội, đặc biệt thắt chặt tình nghĩa giữa Việt Nam và Trung Quốc”.
Thậm chí ông còn nói thêm rằng: Chúng tôi đã yêu cầu phía Trung Quốc cung cấp những thiết bị tốt nhất để có sự cạnh tranh với những nhà đầu tư khác, tạo dựng niềm tin để còn thực hiện những dự án đường sắt đô thị khác!
Do vay tiền của Trung Quốc để xây dựng tuyến metro Cát Linh - Hà Đông, ngoài việc phải dùng nhà thầu Trung Quốc xây dựng hạ tầng cho tuyến metro, Việt Nam còn phải mua những thứ còn lại của Trung Quốc (hệ thống đường ray, hệ thống thông tin – tín hiệu và 13 đoàn tàu có tổng trị giá là 200 triệu Mỹ kim). Tháng 2 năm ngoái, dư luận Việt Nam rúng động khi giới hữu trách Việt Nam loan báo, họ sẽ tuyển 600 người để vận hành tuyến metro Cát Linh - Hà Đông và đến thời điểm đó đã tuyển, gửi 200 người sang Trung Quốc nhờ đào tạo. Nhiều người thắc mắc, chỉ một tuyến metro dài 13 cây số mà cần chừng đó lao động, thế thì khi hoàn tất 300 cây số metro ở Hà Nội như dự kiến sẽ cần bao nhiêu. Chẳng lẽ phải tuyển 10.000 người? Tại sao những tuyến metro ở các quốc gia Đông Nam Á khác đã được tự động hóa gần như hoàn toàn thì tuyến metro Cát Linh – Hà Đông lại cần nhiều nhân lực đến vậy, liệu công nghệ của Trung Quốc có lạc hậu quá không?
Trừ ông Thể và một số viên chức hữu trách vừa tham dự chuyến “kiểm tra và đi thử”, chẳng ai tỏ tường tuyến metro Cát Linh – Hà Đông vận hành ra sao. Ông Thể khen nó “êm hơn”, “rất tốt và hiện đại” thì cứ hy vọng nó sẽ như thế. Không hy vọng, nuôi bất bình thì làm được gì? Ngoài tư cách Bộ trưởng Giao thông – Vận tải, ông Thể còn là Ủy viên Dự khuyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN, Đại biểu nhân dân tại Quốc hội Việt Nam. Dự án metro Cát Linh – Hà Đông rõ ràng là rất “êm”. Nếu không, làm gì có chuyện trễ hạn năm năm, mỗi năm, cả trăm triệu người chia nhau trả thêm 2.000 tỉ tiền lãi mà không cần phải truy cứu trách nhiệm của ai.

Việt Nam ‘lúng túng’ xử lý khách Trung Quốc mặc áo đường lưỡi bò

Theo VOA-16/05/2018 
Tuổi Trẻ gạch chéo phần hình ảnh đường "lười bò" 9 đoạn in trên áo của nhóm khách du lịch Trung Quốc tại sân bay Cam Ranh, Khánh Hòa, trong tấm ảnh lan truyền trên mạng Facebook.
Tuổi Trẻ gạch chéo phần hình ảnh đường "lười bò" 9 đoạn in trên áo của nhóm khách du lịch Trung Quốc tại sân bay Cam Ranh, Khánh Hòa, trong tấm ảnh lan truyền trên mạng Facebook.
Các quan chức Việt Nam đang lúng túng trong việc xử lý nhóm khách du lịch Trung Quốc mặc áo in hình “đường lưỡi bò” 9 đoạn mà Việt Nam cho là bất hợp pháp.
Nhóm 14 du khách Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam tại sân bay Cam Ranh của Khánh Hòa hôm 13/5 trên người mặc áo phông in bản đồ với đường lưỡi bò mà Việt Nam cho là “xâm phạm chủ quyền của Việt Nam” đã gây phẫn nộ trong công chúng Việt Nam, theo truyền thông trong nước.
Tỉnh Khánh Hòa cho rằng mặc áo in hình “đường lưỡi bò” nhập cảnh Việt Nam là “phi pháp” nhưng chưa có quy định xử lý đối với hành vi này.
Phó Chủ tịch tỉnh Trần Sơn Hải được VNExpress trích lời cho biết đây là lần đầu tiên phát hiện ra du khách Trung Quốc mặc áo in hình “đường lưỡi bò” nhập cảnh Việt Nam.
Ông Hải nói: “Địa phương đã có bộ quy tắc ứng xử về du lịch, nhưng trong đó không quy định rõ về vấn đề này nên khá lúng túng trong xử lý bởi đây đặc thù có câu chuyện về chủ quyền.”
Luật sư Nguyễn Thiện Hùng, Phó Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh Khánh Hòa và là một đại biểu của Hội đồng Nhân dân tỉnh miền Trung, cho biết hành vi này có thể được xử lý theo luật Du lịch.
“Luật Du lịch có quy định rõ là các hoạt động du lịch xâm phạm đến an ninh chủ quyền đều thuộc về điều cấm,” ông Hùng nói với VOA nhưng cũng cho biết tỉnh “không giao cho Hội Luật gia trực tiếp xử lý vụ việc này.”
Nhiều người dân đã thể hiện sự bất bình của họ trên mạng xã hội về vụ việc. Nhiều người, cả Việt Nam và nước ngoài, kêu gọi các quan chức tỉnh trục xuất những du khách Trung Quốc mặc áo in hình “đường lưỡi bò.”
Ông Hoàng Quốc Thái, chủ tịch Hội Văn hóa, Du lịch tỉnh Quảng Ninh nói: “Là người Việt, mình bất bình với việc làm của họ.”
“Rõ ràng là không ai đồng tình chuyện đó,” theo LS Hùng. Ông cho rằng tôn trọng chủ quyền thì “ở dân tộc nào, người dân của đất nước nào” cũng phải làm như vậy.
Tuy nhiên ông Thái, một người phục vụ trong ngành du lịch nhiều năm ở Quảng Ninh, lại cho rằng không dễ để xử lý việc này. “Về pháp lý, chưa có quy định, chưa có điều khoản nào trong luật cấm khách mặc quần này áo kia.”
Để tránh những trường hợp tương tự xảy ra, Phó Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa nói cần phải có quy định và biện pháp xử lý rõ ràng.
VNExpress dẫn lời Phó giám đốc Công an tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Viết Định xác nhận rằng toàn bộ số áo in hình “đường lưỡi bò” đã bị công an thu giữ.
Cơ quan điều tra đang làm việc với các đơn vị liên quan để làm rõ động cơ của nhóm khách Trung Quốc, theo Đại tá Định.
Truyền thông trong nước tường thuật rằng Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã chỉ đạo các quan chức tỉnh Khánh Hòa có các biện pháp xử lý và yêu cầu Bộ Công an và Bộ Ngoại giao vào cuộc.
Theo lịch trình, nhóm du khách Trung Quốc sẽ lưu lại 5 ngày ở Nha Trang trong tour du lịch này.
Du khách Trung Quốc chiếm hơn phân nửa lượng khách nước ngoài tới thăm Nha Trang trong năm nay. Có khoảng 750.000 khách nước ngoài tới Nha Trang trong 4 tháng đầu năm, trong đó khách Trung Quốc vượt mức 465.000 người.
Theo số liệu chính thức của ngành du lịch thì trong quý đầu năm nay, lượng khách du lịch Trung Quốc tới Việt Nam đã tăng 40%, với tổng cộng 1.77 triệu khách, tới các địa điểm du lịch trên cả nước.

Gương mặt nhem nhuốc của chế độ

Cái lò ông Trọng đốt lên chưa đầy nửa năm, nghe ra đã rơi vào tình trạng “tức củi”, dường như củi tươi củi khô ngày càng nhiều, nó nhiều đến mức giả sử như cái lò này đốt nổi thì chắc chắn không còn bất kì cái cây chế độ nào tồn tại.
Từ một quan chức cấp xã cho đến cấp huyện, cấp trung ương đều có thể thành củi trong cái lò “chống tham nhũng” của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng.
Từ Ecopark, Văn Giang đến Sơn Trà, Đà Nẵng, Thủ Thiêm, Sài Gòn… Từ đồng bằng lên núi cao, từ những con hẻm nhỏ nhất với những căn nhà chuồng cu, chuồng chó rộng chưa đầy 10 mét vuông cho đến những khu biệt thự ngàn tỉ… Dường như đụng vào bất kì chỗ nào cũng có thể thấy một đống củi tươi, củi khô nằm chờ vào lò.
Từ lĩnh vực giáo dục cho đến y tế, kinh tế, văn hóa… Đi đâu, đụng đâu cũng thấy củi. Mà toàn củi gộc!
Nhưng đáng sợ hơn cả là bây giờ củi thay nhau lộ diện, củi không còn sợ lò. Có nghĩa là có một cuộc chiến ngấm ngầm giữa củi và lò, củi tìm cách làm cho người đốt lò cảm thấy mệt mỏi, lúng túng trước một núi củi trước mắt và chẳng biết nên đốt từ cây nào, chỗ nào.
Trong thời gian qua, sau khi cái lò chống tham nhũng của Tổng Trọng đốt lên vài tháng thì có hai hiện tượng rất rõ nét: Yêu cầu Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng phải công khai tài sản và; Mọi ngóc ngách sai phạm tự thân nó vén lên khắp mọi nơi.
Sở dĩ gọi đây là hiện tượng bởi nó không bình thường, nó có dự tính và có chiến thuật, chiến lược hẳn hoi. Một mặt thì công khai tấn công vào người đốt lò Nguyễn Phú Trọng để ông này tự biết, tự hiểu mà chùng tay. Mặt khác cho tất cả mọi thứ lộ diện như một tất yếu của chế độ. Trong trường hợp này, nếu người đốt lò chấp nhận luật chơi đã đặt ra là đốt tất cả thì e rằng sẽ không đủ sức và đặc biệt là không thể đốt xong rồi tự biến mình thành củi, nếu may mắn thì thành cây củi sau cùng.
Những người yêu cầu Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng công khai tài sản không phải là những kẻ vất vơ không biết gì, nói cho thỏa chí, cho sướng miệng. Mà có thể, họ đã có một danh sách tài sản chìm, nổi của Tổng Trọng. Điều mà họ mong đợi là khi Tổng Trọng tuyên bố công khai tài sản thì đó cũng là cơ hội để họ, trong một vai diễn truyền thông, sẽ đứng lên lần lượt điểm danh từng khối tài sản chìm, nổi của người đốt lò.
Có vẻ như đã nhìn thấy được đối phương muốn gì, hoặc giả nhìn thấy sự thất bại phía trước một khi chấp nhận lời thách đấu của đối phương nên Tổng Trọng im hơi lặng tiếng, không dám công khai tài sản. Nhưng có vẻ như Tổng Trọng có một lựa chọn khác, bởi ông là người kiến tạo và chủ trì cuộc chơi đốt lò nên ông đã có những đấu pháp chưa trình diễn.
Về phía “củi”, gần như số lượng tăng đột ngột kể từ khi cái lò ông Trọng nổi lửa. Điều này, nếu nhìn từ bên ngoài, người ta dễ dàng lạc quan và tin rằng nhờ cái lò chống tham nhũng mà mọi chuyện được công khai, mọi cái xấu được tố giác và trật tự xã hội, công bằng sẽ dần được lấy lại.
Kẻ ấu dâm có trên 50 năm tuổi đảng Nguyễn Khắc Thủy
Nhưng thực tế, mọi chuyện không phải vậy. Hãy nhìn vào vụ án của kẻ ấu dâm có trên 50 năm tuổi đảng Nguyễn Khắc Thủy, y không những bị trừng phạt đích đáng mà y được hưởng một mức án salon với 18 tháng tù treo. Mà với kẻ có tiền, có quyền và lộng dâm như Thủy, 18 tháng không được đi ra khỏi nơi cư trú cũng chẳng khác nào 18 tháng đi nghỉ mát và chơi bời. Và cái bản án này cho thấy điều gì?
Nó không đơn giản cho thấy sự bất minh, dốt nát và tăm tối của nền chấp pháp Việt Nam, bởi điều này không cần chứng minh thêm nó vẫn tồn tại mạnh mẽ. Vấn đề là nó cho thấy cái lò chống tham nhũng, chống tiêu cực của ông Trọng không đủ nóng, không làm rát mặt bất kì cây củi nào nếu như chúng không nằm trong tầm vói của Tổng Trọng.
Nghĩa là nó không thuộc phe nhóm đối thủ, nó không thuộc những nhóm quyền lực đối lập của Tổng Trọng. Ngược lại, nếu cái lò ông Trọng nhằm bảo vệ sự trong sạch của đảng thì chắc chắn tòa án Vũng Tàu có ăn gan trời cũng không dám tuyên án chẳng khác gì con nít chơi đồ hàng như vậy.
Bởi để sổng một con dê già từng hãm hại nhiều số phận trẻ em, đã giết chết nhiều tương lai của quốc gia là một trọng tội. Đặc biệt đây là con dê có tới hơn 50 năm là đảng viên Cộng sản. Nếu để sổng con dê này thì đảng Cộng sản chẳng còn mặt mũi nào mà ngẩng mặt.
Nhưng không, tòa án Vũng Tàu dường như chẳng sợ sệt gì cái lò ông Trọng, họ sẵn sàng đạp qua dư luận, đạp qua lương tri, đạo đức và đạp qua pháp luật, thậm chí đạp qua cả điều lệ đảng Cộng sản để làm cho được chuyện động trời. Mà cái chuyện động trời ở đây là lấy tay che mặt trời, toa rập, bảo vệ cho một kẻ ấu dâm, kẻ phá tan nát điều lệ đảng và đạp đổ giá trị đạo đức, đổ dơ lên mặt đảng.
Sở dĩ tòa án Vũng Tàu dám tuyên án qua loa chiếu lệ cho Thủy bởi vì họ biết và tin rằng họ còn lâu lắm mới vào lò ông Trọng. Vì Ông Trọng có cố gắng tăng công suất đốt lò lên gấp năm, gấp mười lần hiện tại thì cho đến khi hết nhiệm kì, về vườn, số củi ông đốt được cũng chưa đầy 10%. Và số củi thừa này sẽ là tai họa cho Tổng Trọng cùng phe nhóm của ông ta.
Điều đáng sợ nhất là củi đang chơi trò đánh đố với người đốt lò, chúng thi nhau, nhao nhao gọi “củi đây, củi đây, đốt tao đi, đốt em đi, đốt ông đi…”. Người đốt lò vã mồ hôi vì nhìn đâu cũng thấy củi, cả một rừng xanh đảng viên Cộng sản là một rừng củi và cây nào cũng nhao nhao chực nhảy vào lò hoặc xông tới để đẩy người đốt lò vào lửa bởi ông ta cũng là cây củi!
Chiến thuật này không có gì mới mẽ, nhân dân dùng để đối phó với chính quyền cũng nhiều, ví dụ như trong làng có người bị kết tội đánh kẻ bắt chó trộm dẫn đến chết người thì cả làng kéo đến tòa, ai cũng nhận mình từng đánh kẻ trộm chó. Kết quả là không thể bắt nhốt tất cả dân làng và càng không thể bắt nhốt người vừa bị kết tội. Bởi làm vậy là đang chọc giận đám đông dân làng và dư luận.
Cái kiểu chơi nhận tội tập thể hoặc lộ tội tập thể và ngầm gửi thông điệp đến “quan tòa” về những liên lụy của ông ta trong tội lỗi đã giúp không ít đám đông giảo hoạt nắm phần thắng. Và hiện nay, dù có mắt nhắm mắt mở, người ta cũng dễ dàng nhận ra là tổng Trọng đang chịu sức ép “lộ tội tập thể” và mối nguy xâu chuỗi tội lỗi có thể dẫn đến tình trạng người đốt lò chết ngộp vì khói lò.
Điều này chỉ cho thấy người dân Việt Nam thật đau khổ và tội nghiệp, dường như chúng ta đã quen với chịu đựng khổ nhục, quen với bất công, quen với việc bị đè đầu cưỡi cổ và quen với mọi khổ ải… Nhưng chưa hề quen với tỉnh thức nhìn lại thân phận mình, chưa bao giờ quen với tự vấn, tự đặt câu hỏi vì sao mình khổ? Chính vì vậy mà nhân dân còn khổ dài, khổ mãi, vừa khổ vừa vỗ tay trước màn kịch của kẻ thống trị mình!

Cướp ơi ! Xin đừng giết hiệp sĩ

Một vụ trộm xảy ra, người suýt bị mất trộm là một phóng viên, một người quay phim…đại loại anh ta làm cho báo chí, truyền hình. Đồ vật mà anh ta bị mất là chiếc xe SH.
Xe SH là chiếc xe khá nhiều tiền so với mức lương của một bộ trưởng, nhưng ở Việt Nam người ta không sống bằng đồng lương, người ta sống bằng nhiều nghề khác nhau như ăn cướp, trộm cắp. Quan chức, công chức ăn cướp, ăn trộm kiểu của họ. Còn trộm cướp thì theo kiểu nguyên thuỷ của trộm cướp.
Nếu vấn đề chỉ có anh phóng viên và băng trộm, mọi thứ sẽ đơn giản hơn. Anh phóng viên nếu mất chiếc xe trị giá lớn so với một người dân thường ấy, anh ta sẽ gọi bạn bè đến quán bar và gọi hai chai rượu ngoại ăn mừng với lý do của đi thay người.
Anh ta nghĩ, cái xe không bằng cái mạng của anh ta. Cái này hoàn toàn đúng với anh ta và với tất cả chúng ta.
Mấy hôm trước có một chị lãnh đạo một đơn vị cơ sở của đảng uỷ Hải Phòng, chị lái xe tông vào hai sinh viên và phán:
– Mạng người không quan trọng bằng xe tôi.
Nếu nói theo quan điểm của các anh, các chị trên thì hiệp sĩ là những người không coi mạng mình bằng cái xe, mà chẳng phải xe của mình, xe của người khác.
Nếu họ coi mạng mình bằng cái xe của người khác, thì trong vụ việc vừa qua, họ đã cản được bọn trộm cướp lấy xe, chiếc xe còn nguyên. Chẳng việc gì phải đuổi theo.
Nhưng họ đuổi theo và bị bọn trộm cắp lâm đường cùng quay lại đâm chết 2 và làm thương 3 người bên họ.
Hai trong ba người tử vong trong tối 13/5 tại đường Cách mạng tháng Tám (P.10, Q.3, TP.HCM) được xác định là Nguyễn Hoàng Nam và Nguyễn Đăng Khôi. Được biết đây là 2 thành viên trong nhóm hiệp sĩ Tân Bình. (Ảnh: FB Đội Hiệp sĩ TP.HCM)
Dư luận dấy lên tranh luận nhiều vấn đề, ai nói cũng đúng, cũng có lý cả. Người bảo phải để công an làm, người khác cãi lại bắt cướp là hành vi nghĩa hiệp của anh Ba Nam Bộ, từ thời trẻ trâu đã nghe tiền bối truyền thụ bí kíp Lục Vân Tiên, nên đã nhập tâm trong lòng. Lý do nghĩa hiệp này rất bố láo, thế nhưng khối người Nam Bộ lại thấy được tự hào. Vì sao bố láo, vì bí kip Lục Vân Tiên được truyền thụ từ trước đó bao đời, thời VNCH cướp cũng nhiều, du đãng nhiều làm gì thấy băng hiệp sĩ nào săn bắt cướp đâu. Chả lẽ thời VNCH các anh Ba Nam Bộ không có khí chất Lục Vân Tiên, đến thời CNXH bây giờ mới có à?
Tất nhiên chẳng phải, vì thời ấy VNCH là tư bản, tư bản nó giáo dục việc đó là của cảnh sát.
Nhưng mà thôi, tranh luận việc này cũng như thiên hạ đang tranh luận, phải làm thế này, làm thế không được, phải làm thế kia, thế kia cũng không đúng…ông lãnh đạo cao cấp của đảng bảo phải trang bị áo giáp, người dân bảo phải trang bị súng, phải tăng cường cảnh sát…cãi nhau như mổ bò song song với lòng xót thương các hiệp sĩ đã tử nạn hay đã hy sinh, cái này cũng tranh cãi nốt.
Tình hình có vẻ chả đi đến đâu, tức cái chuyện làm giảm mức độ thương vong cho các hiệp sĩ không đi đến đâu.
Chính sách, tinh thần, luật pháp bùng nhùng chưa biết cách nào khắc phục tình trạng hiệp sĩ bị trộm đâm chết.
Nếu bùng nhùng giữa các biện pháp như vậy, tại sao không nghĩ đến biện pháp xin bọn trộm cướp đừng giết các hiệp sĩ.
Giữa cái xã hôị loạn lạc về niềm tin, quái thai về tinh thần như vậy, xin bọn cướp đừng giết người truy đuổi chúng cũng chẳng có gì phải ngạc nhiên cả.
Cướp ơi ! Đừng giết hiệp sĩ nhé !
Cướp ạ, xã hội này cướp nhiều lắm, cướp đất, cướp quyền con người, cướp bằng chính sách, bằng luật, bằng quân đội…
Nói cướp đây là cướp vi mô, không phải cướp vĩ mô. Cướp vi mô nếu chạy được thì chạy, không chạy được thì quỳ xuống giơ tay chịu trói, để tránh bị ăn đòn hội đồng của đám dân thích đánh hôi, thì cướp nhè đồn công an xông vào, có gì sau này kêu tự thú.
Số mình đen, không chạy được thì hạn chế tối thiểu thiệt hai. Đừng gây thêm tội ác, như thế sẽ bị xử nặng hơn, cần phải xác định điều này trước khi đi ăn cướp, ăn trộm những bạn cướp ạ.
Tội trộm cướp chỉ vài năm tù, nhưng tội giết người như thế, lãnh án tử hình dễ lắm.
Mong cướp vi mô nghĩ kỹ trước khi đi ăn cướp, bản lĩnh nằm ở chỗ toan tính được chứ không phải là liều lĩnh làm không suy nghĩ.
Trong khi xã hội còn tranh luận tìm nguyên nhân và giải pháp để cướp khỏi đâm chết hiệp sĩ, mình ở phương xa xin gửi vài lời xin cướp đừng manh động đâm chết người truy đuổi, thôi thì chưa có cách nào, mình có lời xin cướp như vậy./.

Thủ Thiêm


Blogger Nguyễn Thông

Có lẽ tra trên Gu gồ thời điểm này, Thủ Thiêm là từ nóng sốt nhất. Nóng cháy mạng.
Thằng con tôi bình luận toàn dân đang quan tâm đến những gì đã và đang xảy ra ở Thủ Thiêm. Giống như người ta từng hồi hộp, lo âu, buồn đau theo dõi những thứ diễn ra ở tỉnh Thái Bình năm 1997, Tiên Lãng Hải Phòng năm 2012, Dương Nội Hà Đông năm 2013, Văn Giang Hưng Yên năm 2014, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức ở Hà Nội năm 2017… Những trang sử viết bằng đất thấm máu và nước mắt người dân cứ nối ngày một dày, không biết bao giờ mới chấm dứt. Tất cả đều xảy ra dưới chính thể treo câu slogan “của dân, vì dân, cho dân, do dân” được cả bộ máy cai trị tụng niệm hằng ngày. Đổ bao nhiêu xương máu cốt xóa được một đồng Nọc Nạn nhưng sau đó lại sinh ra muôn nghìn đồng Nọc Nạn khác.
Tôi tận mắt thấy Thủ Thiêm cách nay vừa đúng 41 năm, hình như hơi bị sớm so với nhiều người bắc. Chả là cuối tháng 4.1977 tôi khăn gói ba lô (toàn bộ hành trang chỉ có một chiếc ba lô lép kẹp, đựng 2 bộ quần áo, cái màn đơn và chăn đơn, vài quyển sách quý) xuống tàu biển khách Thống Nhất trực chỉ Sài Gòn. Lên bến Nhà Rồng được ông anh trung úy biên phòng Nguyễn Quốc Vương bạn của anh trai tôi đón, cho tắm rửa ăn uống tử tế, sáng hôm sau đưa đi một vòng chiêm ngưỡng Sài Gòn hoa lệ trước khi về nơi nhận việc. Tôi khoác ba lô ngồi sau ba ga, hai anh em rong ruổi xe đạp trên đường Hàm Nghi, vòng tới chợ Bến Thành, ngược lên đường Nguyễn Huệ, ra bến Bạch Đằng. Chỉ cái cột cao cao, anh Vương bảo đó là cột cờ Thủ Ngữ, nhích xuống dưới tí nữa là bến đò Thủ Thiêm. Ngó sang bên kia sông, anh nói đó là Thủ Thiêm, đò nối sang bên ấy. Ôi cái con đò Thủ Thiêm mà tôi từng được nghe từ hồi nảo hồi nào.
Tôi ngắm Thủ Thiêm trong lúc mặt trời đã lên hơn con sào, cả một vùng mênh mông chỉ um tùm cây cối xanh ngắt, vài ba căn nhà thấp lè tè, đường ven sông thưa thớt người đi. Giống như một vùng đất bị bỏ hoang, đất chết, thiếu sinh khí. Thật lạ, bên này, bờ tây sông Sài Gòn nhà cao cửa rộng, lô nhô chọc trời, phố phường xe cộ người ngợm chen chúc đi lại nườm nượp như mắc cửi, còn bên kia, chỉ cách một con sông rộng gần 200 mét lại là xứ đìu hiu xơ xác nghèo nàn thảm hại. Anh Vương bảo bên ấy là đất của Việt cộng, làm sao mà phát triển như bên này được. Phải công nhận Việt cộng giỏi, bám ngay sát nách thủ đô mà chính quyền Sài Gòn không làm gì được. Giờ bần thần nhớ lại lời bác cựu sĩ quan biên phòng, sực nghĩ hóa ra dân bên ấy phần lớn đều có công với cách mạng cả, họ đã chở che mấy anh giải phóng, biệt động, đặc công; nay con cháu thế hệ kế tiếp mấy anh lại xuống tay chiếm đất đuổi họ ra khỏi nơi đã “che bộ đội, vây quân thù”. (còn tiếp)

Ông Nguyễn Thiện Nhân có dính âm mưu chiếm đất Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm?


Nguyễn Thiện Nhân thăm chùa Thiền Tịnh, quận 2. Ảnh: VIỆT DŨNG

Thiền Lâm – Cali Today news

Hơn 15 năm trước tôi là người cực kỳ ái mộ, xem ông Nguyễn Thiện Nhân như thần tượng. Nhưng thời gian và hiện tình đất nước giúp tôi mở mắt. “Tôi nhận ra, một cá nhân dù có giỏi đến đâu, dù đạo đức cao vợi thế nào, nhưng nếu ở trong “tổ quỷ” lâu ngày rồi thì cũng phải thỏa hiệp để tồn tại, và như vậy dần biến chất đến mất chất. Nếu có tỉnh táo cố gắng giữ mình lương thiện để không hại dân hại nước thì sẽ chẳng làm được việc gì ra hồn, còn nếu dụng tâm chứng tỏ “năng lực”, leo cao luồn sâu trong bộ máy cai trị ấy thì chẳng chóng thì chầy, hắn sẽ tha hóa. Vì sao? Vì không có “người cộng sản tốt”; Chỉ có người tốt chọn nhầm cộng sản và khi đã chọn nhầm thì sớm muộn cũng thành người không tốt’ – lời tự bạch của một facebooker là Nguyễn Hồng.
Vào những ngày cận tết nguyên đán 2018, Bí thư thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân đã bất ngờ đến thăm Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm. Trong cuộc thăm viếng đột ngột này, ông Nhân còn chúc các xơ ‘giữ vững đức tin’.
Nguyễn Thiện Nhân đã bất ngờ đến thăm Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm.

Khi đó, có ý kiến đánh giá rằng Nguyễn Thiện Nhân lại là người thuộc trường phái “chính trị gia co thủ”, vốn hết sức thận trọng với các giao tiếp “nhạy cảm chính trị” và càng tránh xa những hoạt động bề nổi chẳng có lợi gì cho mình. Do vậy, cuộc thăm Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm của ông Nhân vào những ngày cận tết nguyên đán 2018 đã cho thấy cơ sở tôn giáo này tạm thời không bị rủi ro của âm mưu giải tỏa.
Nhưng chẳng bao lâu sau đó, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân đã trở lại quá khứ Bộ trưởng giáo dục Nguyễn Thiện Nhân với lời hứa như đinh đóng cột vào năm 2006: ‘Năm 2010 giáo viên sẽ sống được bằng lương’.
8 năm sau cái mốc 2010 đó, hàng ngàn giáo viên ở nhiều vùng thôn quê phải nghỉ việc vì lương không đủ sống, vì bị nợ lương, và vì bị cho nghỉ việc.
Tuyệt đối không thấy cựu bộ trưởng giáo dục Nguyễn Thiện Nhân cải chính một lời nào về sự cam kết của mình.
Vào đầu tháng Năm năm 2018, khi xuất hiện tin tức về Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm và Nhà thờ Thủ Thiêm nằm trong số 9 lô đất mà Chủ tịch TP.HCM Nguyễn Thành Phong chuẩn bị đưa ra đấu giá và tin tức này đã bị nhiều dư luận phản ứng mãnh liệt, có tin vỉa hè nói rằng Bí thư Nhân có ý kiến không đồng tình với việc giải tỏa Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm và Nhà thờ Thủ Thiêm. Tuy nhiên sau đó, đã chẳng có một biểu hiện công khai nào của Nguyễn Thiện Nhân nhằm khẳng định cái ý tứ tốt lành đó.
Thậm chí Nguyễn Thiện Nhân đã hành động ngược lại.
Cuối tuần trước, ngay sau khi trở về Sài Gòn từ Hội nghị Trung Ương 7 ở Hà Nội, một trong những việc đầu tiên mà ông Nguyễn Thiện Nhân làm là dẫn đầu một đoàn đi thăm và tặng quà cho các cơ sở tôn giáo trên địa bàn Thủ Thiêm vào chiều tối ngày 12/5/2018. Các cơ sở tôn giáo ông Nhân đi thăm lần này là các cơ sở Phật giáo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam “quốc doanh”.
Báo đảng TP.HCM cho biết Bí thư Quận 2 Nguyễn Hoài Nam đã báo cáo rằng đã có khoảng 22 cơ sở tôn giáo trong khu vực qui hoạch đã “đồng thuận di dời, bàn giao mặt bằng”, chính quyền thành phố đã hoán đổi cho các cơ sở tôn giáo nhưng vị trí vị trí mới ở nơi có đầy đủ cơ sở hạ tầng, diện tích được tăng thêm 20%, giá trị bồi thường vật kiến trúc xây dựng được áp dụng cao hơn so với nhà dân 2,8 lần, hỗ trợ thêm 4 triệu đồng/m² đối với phần diện tích chính điện (của cơ sở phải di dời), tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục cấp phép xây dựng, hỗ trợ kéo điện, nước…cho quá trình thiết kế, xây dựng lại chỗ mới. v.v.
Tường thuật của báo đảng còn cho biết các chùa mà ông Nhân đến thăm rất vui khi được hỗ trợ thêm 20% đất, hỗ trợ tiền di dời, xây dựng lại chùa mới to đẹp hơn và Phật tử sẽ đông hơn.
Nguyễn Thiện Nhân đi thăm các chùa Phật giáo ở Quận 2 để làm gì, nếu không phải nhằm gián tiếp gửi thông điệp cho Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm về một vị trí mới sẽ ‘đàng hoàng hơn, to đẹp hơn’ nếu cơ sở Công giáo này chịu di dời?
Cũng có nghĩa là Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm vẫn còn nằm nguyên trong một âm mưu chiếm đất của cơ sở tôn giáo này.
Trong khi đó, sự biến mất của Bản đồ gốc quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm càng tạo điều kiện để chính quyền và các nhóm lợi ích lấp liếm rằng Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm và Nhà thờ Thủ Thiêm ‘nằm trong quy hoạch giải tỏa’.
Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm tọa lạc tại một vị trí sát sông Sài Gòn, nhìn thẳng sang khu trung tâm quận 1, quá đủ để khêu gợi con mắt thèm thuồng của những đại gia và quan chức “2 Đ” (đất và đô la), và hứa hẹn không biết bao nhiêu lợi lộc nếu ai đó “chiếm” được. Diện tích này lại lọt thỏm trong quy hoạch của dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm mà chính quyền luôn lấy cớ quy hoạch để giải tỏa đất tôn giáo.
Nhiều thông tin cho biết chính quyền TP.HCM và quận 2 (đứng đằng sau là Phó bí thư thường trực thành ủy Tất Thành Cang) cùng những tổ hợp nhóm lợi ích sẽ hưởng một nguồn lợi trực tiếp và khổng lồ từ việc giải tỏa Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm.
Đến lúc này, trên sân khấu lợi ích nhóm đất vàng Thủ Thiêm không chỉ là những cái tên quá quen mặt trong quá khứ như Lê Thanh Hải, Nguyễn Văn Đua, Lê Hoàng Quân, Tất Thành Cang, mà còn hé lộ cả những ‘diễn viên’ mới là Nguyễn Thành Phong và Nguyễn Thiện Nhân./.

Ông Trọng thực sự lo lắng về quan điểm ‘đánh nhau chính trị’?


Đại biểu quốc hội Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri quận Tây Hồ ở Hà Nội vào chiều 13/5/2018 và lần đầu tiên đề cập khái niệm ‘đánh nhau chính trị’. Ảnh: Người Lao Động


Mặc dù từ những năm 2015 và 2016 đã xuất hiện rất nhiều dư luận xã hội về cuộc chiến trong nội bộ đảng Cộng sản – khởi đầu bằng trận chiến Trọng – Dũng từ năm 2012 đến đại hội 12 vào đầu năm 2016, và sau đó là cuộc chiến ‘chống tham nhũng một bên’ của ông Nguyễn Phú Trọng nhắm vào các thế lực còn lại của ông Nguyễn Tấn Dũng, nhưng chỉ đến gần đây ông Trọng mới lần đầu tiên đề cập công khai đến khái niệm ‘đánh nhau chính trị’.
“Bên ngoài xuyên tạc phe nọ đánh phe kia. Chẳng hạn như nói đây là “đánh nhau về chính trị” chứ không phải chống tham nhũng. Nghe như thế là nguy hiểm! Không đánh ai trong nội bộ. Ai sai thì phải xử nhưng tốt nhất là tiếp thu, tay nhúng chàm rồi thì gột rửa đi” – Tổng Bí thư Trọng nói bức bối khi tiếp xúc cử tri quận Tây Hồ ở Hà Nội vào chiều 13/5/2018.
Ngoài khái niệm ‘đánh nhau chính trị’ nghe có vẻ khá thô thiển, còn một thuật ngữ chính trị mang nội hàm tương đương mà các giới chức trong đảng cầm quyền ưa dùng để nói và để viết báo cáo: ‘phe cánh chính trị’.
Phát biểu công khai của ông Trọng về ‘đánh nhau chính trị’ cho thấy một khả năng là ông ta không những đã khắc phục được căn bệnh cố hữu là không chịu vào Internet và đọc mạng xã hội, mà còn đang đặc biệt chú ý đến những thông tin của mạng xã hội bình luận và bình phẩm ra sao về mình và chiến dịch ‘đốt lò’ của mình.
Cũng có nghĩa là ông Trọng có thể đang duy trì chế độ nghe báo cáo hàng ngày từ dàn trợ lý báo chí về hoạt động mạng xã hội.
Phát biểu công khai trên của ông Trọng cũng cho thấy nỗi bức bối của ông đã không còn giấu kín được mà bộc lộ ra ngoài.
Chỉ mới vào giữa năm 2017, cũng trong một cuộc tiếp xúc cử tri Hà Nội, Nguyễn Phú Trọng đã đề cập về những ‘thông tin xuyên tạc’ trên mạng xã hội, nhưng chỉ nói với vẻ phớt qua mà không dành mối quan tâm đặc biệt như lúc này.
Còn vào lúc này, ông Trọng đang không thể bỏ qua dư luận trên mạng xã hội, ở một đất nước có tới ít nhất 70% dân số vào Internet mỗi ngày.
Vào những ngày này, bất chấp chiến dịch tấn công “phe củi” thậm chí đã được cả quốc tế biết đến, người ta vẫn tự hỏi liệu Nguyễn Phú Trọng có “chống tham nhũng công bằng,” hoặc phải “chống tham nhũng cả phe ta” như người dân mong mỏi và đòi hỏi? Hay ông Trọng chỉ “chống tham nhũng một bên” nhằm thanh trừng nhân sự và thu hồi một phần tài sản tham nhũng nhằm kéo được ngày nào hay ngày nấy chế độ độc đảng của ông ta?
Bởi tới nay vẫn còn khá nhiều dư luận cho rằng những kẻ đã phải tra tay vào còng như đại gia Trầm Bê, cựu ủy viên Bộ Chính Trị Đinh La Thăng là những người gần gũi với cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và do đó ông Trọng chỉ “chống tham nhũng thời kỳ trước,” tức “thời kỳ Nguyễn Tấn Dũng,” hay “chống tham nhũng một bên.”
Nhưng lại có quá ít ví dụ để có thể chứng minh cho việc ông Trọng “chống tham nhũng cả phe ta.”
Cho tới giờ này vẫn còn sờ sờ ra đó những Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng y tế liên đới trách nhiệm vụ nhập thuốc ung thư giả; Võ Kim Cự, cựu bí thư Hà Tĩnh và Trần Hồng Hà, Bộ trưởng tài nguyên môi trường liên đới trách nhiệm vụ thảm họa xả thải của Formosa; Trịnh Văn Chiến – Bí thư Thanh Hóa bị quá nhiều dư luận về tài sản, làm ăn riêng và bồ bịch, cùng hàng lô hàng lốc quan chức đầu tỉnh thành bị dư luận xem là “cánh hẩu” với những quan chức cận thần ở các ban đảng của Nguyễn Phú Trọng.
Bất chấp vụ “trảm” Đinh La Thăng đã phần nào gây được tiếng vang trong công luận, lôi kéo được sự ủng hộ của một số người dân và khiến nhiều người thỏa mãn tâm lý “cuối cùng thì cũng có thằng phải dựa cột,” vẫn còn nhiều dư luận chê trách Nguyễn Phú Trọng về thái độ nể nang và thỏa hiệp của ông ta đối với giới quan chức “phe ta.”
Trong thời gian tới, sẽ có một bằng chứng hiển lộ nhất để cho thấy ông Trọng có chống tham nhũng cả “phe ta” hay không là trường hợp Bộ Trưởng Thông Tin và Truyền Thông Trương Minh Tuấn. Vào Tháng Ba, 2018, đã nổ ra vụ “Mobifone mua AVG,” đặc biệt liên đới trách nhiệm của Trương Minh Tuấn – nhân vật từng được ông Trọng sủng ái và chỉ định kiêm phó trưởng ban tuyên giáo trung ương vào năm 2016. Với bản kết luận thanh tra khá rõ ràng về mối liên đới của Trương Minh Tuấn khi ký phê duyệt chủ trương mua bán giữa Mobifone mua AVG, trách nhiệm hình sự của Trương Minh Tuấn là rõ ràng không kém. Nhưng nếu Trương Minh Tuấn được cho “hạ cánh an toàn” trong vụ này, ông Trọng sẽ đương nhiên bị dư luận đánh giá rất thiếu công tâm khi bao che cho “phe ta”, khiến ông ta có thể bị mất mát chút uy tín còn sót lại trong đội ngũ đảng viên lão thành bảo thủ nhất của đảng./.