Thursday, March 26, 2020

Trung Quốc “giấu bớt” 43.000 ca nhiễm Covid -19

Trung Quốc thống kê sót 43.000 ca nhiễm bênh covid-19. Do đó thực tế ở tâm dịch Vũ Hán tồi tệ hơn nhiều
Ém đi 43.000 ca nhiễm bệnh
Theo tờ Bưu Điện Hoa Nam buổi sáng, Trung Quốc cũng báo cáo thiếu hơn 43.000 ca nhiễm corona. Theo đó những ca dương tính với Covid-19 hồi cuối tháng 2 đã không được đưa vào báo cáo. (1)
Đây là các ca dương tính nhưng không có các triệu chứng khởi phát bệnh hay khởi phát bệnh chậm. Họ cũng được đưa đi cách ly và theo dõi nhưng không được đưa vào báo cáo thống kê.
WHO xếp loại tất cả những ai dương tính với Covid-19 đều được xem là các ca xác nhận nhiễm bệnh. Tuy nhiên Trung Quốc đã thay đổi hướng dẫn xếp loại vào ngày 7 tháng Hai và chỉ tính những người nào có triệu chứng khởi phát bệnh là ca xác nhận Covid-19.
Mỹ, Anh, Ý, Hà lan là những quốc gia không xét nghiệm những người không có triệu chứng trừ nhân viên y tế.
Các nghiên cứu bên ngoài Trung Quốc giờ đây đang đặt nghi vấn về tuyên bố trước đây của WHO rằng lây nhiễm không triệu chứng là “cực hiếm”. Báo cáo của uỷ ban quốc tế của WHO sau khi đi đến Trung Quốc ước tính chỉ có 1-3% các trường hợp lây nhiễm không triệu chứng.
Một nhóm nghiên cứu Nhật nhận xét hồi tháng 2 rằng trong khi số ca nhiễm Covid-19 trên thế giới tăng nhanh, thì lỗ hổng giữa báo cáo ở Trung Quốc và số liệu ước lượng dựa vào các ca bệnh bên ngoài Trung Quốc cho thấy Trung Quốc đã không chẩn đoán nhiều ca bệnh. Họ nhận thấy tỷ lệ 30,8% người Nhật lây nhiễm không triệu chứng được đưa ra khỏi Vũ Hán tương đương với số liệu phân loại của Trung Quốc.
Hàn Quốc ghi nhận trên 20% ca lây nhiễm không triệu chứng, ở Ý tỉ lệ này là 44%. Trên tàu Diamond Princess có trong só 712 ca dương tính thì có 334 người không có triệu chứng, Hồng Kong là 16/138. Tất cả những tỷ lệ này đều cao hơn so với báo cáo của Trung Quốc vào ngày 11 tháng Hai với 889 trường hợp lây nhiễm không triệu chứng trong số 44.672 ca dương tính.
Một nghiên cứu của các chuyên gia Trung Quốc, Mỹ, Anh và Hông Kông ước tính các trường hợp nhiễm bệnh nhẹ hoặc không triệu chứng là nguồn lây nhiễm cho 79% các ca nhiễm xác nhận ở Vũ Hán trước khi thành phố này bị phong toả vào ngày 23 tháng 1.
Dữ liệu giả
Theo tài liệu mật mà tờ Đại Kỷ Nguyên có được thì dữ liệu thống kê kết quả xét nghiệm chẩn đoán trong ở Vũ Hán vào ngày 14 tháng 3 có 91 bệnh nhân mới. Tuy nhiên Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc chỉ báo cáo bốn trường hợp cho ngày đó.
Theo tài liệu có được ngày 14 tháng 3, Vũ Hán đã thu thập mẫu từ 43 cơ quan xét nghiệm: 32 bệnh viện và 11 phòng thí nghiệm. Tổng cộng, họ đã thử nghiệm 16.234 mẫu vào ngày 14 tháng 3, phần lớn được kiểm tra vào ngày 13 tháng 3. Trong số đó, 373 mẫu dương tính.
Trong số các ca dương tính, có 91 ca dương tính lần 1. Do đó, 91 mẫu này có thể được hiểu là 91 bệnh nhân mới.
Mặc dù Trung Quốc đã báo cáo không có ca nhiễm mới ở Trung Quốc kể từ ngày 18 tháng 3, nhưng dân cư địa phương lại tiết lộ thực trạng khác.
Vào ngày 20 tháng 3, cư dân sống quận Qiaokou ở Vũ Hán đã đăng tải hình ảnh bản thông báo của ủy ban khu phố Hanjiadun.
Ủy ban cho biết: “Đêm qua [ngày 19 tháng 3], có vài trường hợp được lây nhiễm mới ở khu dân cư Lishuikangcheng.”
Một thông báo khác nêu rõ, “một cư dân tại Tòa nhà 12 của Lishuikangcheng đã nhiễm bệnh [ngày 19 tháng 3].
Ủy ban khu phố Meigui Xiyuan ở quận Hanyang, cũng ở Vũ Hán, đã đưa ra một thông báo cho cư dân vào ngày 20 tháng 3, nói rằng hai cư dân sống tại toà nhà 116 đã được chẩn đoán nhiễm vi-rút vào ngày 19 tháng 3.
Trong khi đó, nhu cầu nhân viên y tế vẫn còn rất lớn ở Vũ Hán.
Dù báo chí nhà nước đưa tin 3.675 nhân viên y tế đã rời khỏi Vũ Hán, thì tờ Guang Minh Nhật báo số ra ngày 19 tháng 3 lại đưa tin rằng Bệnh viện Vũ Hán đã yêu cầu 453 bác sỹ và y tá đến giúp đỡ cho họ.
Theo Uỷ ban Sức khoẻ Quốc gia Trung Quốc, tới ngày 8 tháng 3 đã có 42.600 nhân viên y tế được điều tới Vũ Hán và các thành phố khác ở Hồ Bắc để chữa trị cho các bệnh nhân nhiễm Covid-19. (2)
______________
Chú thích

Nên xuất khẩu hay tích trữ?

Quy trình tích trữ vì mục đích an ninh lương thực là gì? Đó là người nông dân bán gạo cho đại lý thu mua, đại lý thu mua bán cho nhà nước, nhà nước cho vào kho dự trữ. Đó là đường đi của lúa gạo, ngược lại, đường đi của tiền sẽ từ nhà nước xuất ra cho đại lý, đại lý sẽ chi trả cho nông dân. Tất cả đều dùng tiền nội tệ.
Quy trình cứu đói là gì? Đó là nhà nước xuất lúa gạo từ kho dự trữ bán cho dân hoặc hỗ trợ miễn phí cho dân. Mục đích là để tránh cho toàn dân rơi vào tình trạng khan hiếm gạo hoặc tệ hơn là đói kém. Mà khi nạn khan hiếm lương thực xảy ra thì thị trường trở nên rối loạn khó kiểm soát, xã hội rối ren.
Quy trình tích trữ và quy trình cứu đói là 2 quá trình tưởng như ngược nhau, nhưng không phải vậy, chính xác đó là 2 quá trình tương hỗ. Nguyên tắc của nó là tích trữ lương thực lúc thừa để bù đắp cho lúc thiếu. Từ đó chính phủ sẽ kiểm soát rủi ro tốt hơn, xã hội sẽ ổn định hơn.
Quy trình xuất khẩu gạo là gì? Đó là người nông dân bán lúa gạo cho người thu mua, người thu mua sẽ bán cho nước ngoài. Và tất nhiên khi lúa gạo chảy xuôi thì đồng tiền sẽ chảy ngược. Tiền từ nước ngoài sẽ chuyển cho người thu mua bằng ngoại tệ, và người thu mua sẽ chi trả cho nông dân bằng nội tệ.
Nếu nói quy trình tích trữ lương thực và quy trình cứu đói là 2 quy trình mang tính thuận nghịch, thì quy trình xuất khẩu gạo là quy trình chỉ có một chiều. Nghĩa là khi lúa gạo đã được bán cho nước ngoài rồi thì sẽ không còn lúa gạo để cứu đói cho dân nếu đất nước cần. Đó là cái giá phải trả khi quyết định xuất khẩu lúa gạo.
Như vậy hãy so sánh, giữa quá trình tích trữ và quá trình xuất khẩu thì người nông dân có bị mất mát gì không? Hoàn toàn không. Người nông dân không mất gì cả. Vì sao? Vì trong cả 2 quá trình đó, người nông dân đều bán được gạo và thu tiền. Chẳng ai cướp không của nông dân cả. Trong trường hợp này, chỉ cần nhà nước đừng ép giá nông dân là mọi vấn đề sẽ ổn. Việc này nếu Nguyễn Xuân Phúc làm không nổi thì chỉ đáng là đồ vứt đi.
Tiếp theo ta hãy so sánh, quyền lợi người thu mua trong 2 trường hợp đó có thiệt thòi gì không? Người thu mua không mất mát gì cả. Vì sao? Vì trong 2 trường hợp ấy, người thu mua vẫn mua kẻ này bán cho kẻ khác và lấy giá trị chênh lệch để kiếm lời. Có chăng là khi bán cho nước ngoài thì những người thu mua sẽ kiếm lời đậm hơn vì lúc này cầu của thị trường rất lớn, nhưng khi bán cho nhà nước họ lại kiếm lời ít hơn vì giá cả được nhà nước mua theo sự quyết định của chính phủ. Nên nhớ, trong lúc này, khi mà nhân dân đang gặp khốn khó thì điều mà chính phủ cần làm ngay là phải ra tay chặn đứng hiện tượng vét lúa gạo xuất khẩu. Vì sao? Vì nếu không chặn rất có thể toàn dân sẽ phải chịu đói để cho con buôn làm giàu, như thế là không được. Lúc đất nước khó khăn, nhiệm vụ của chính phủ là phải bắt những nhà buôn cùng xìa vai gánh vác khó khăn với toàn dân chứ không thể để họ tước lấy quyền lợi của toàn dân làm giàu cho mình được.
Như vậy qua đây chúng ta thấy quyền lợi của nông dân và người thu mua đều không có gì thiệt hại gì cả. Vậy sự khác nhau trong 2 trường hợp này là gì? Ở đây có 2 sự khác nhau cơ bản, và chính sự khác nhau ấy nó sẽ dẫn đến quyền lợi của dân sẽ khác nhau rất lớn:
Sự khác nhau thứ nhất, đó là khi các người thu mua lúa gạo bán cho nước ngoài thì họ sẽ thu về ngoại tệ, còn khi bán cho nhà nước họ thu về nội tệ. Hay nói cho rõ là khi xuất khẩu gạo thì sẽ có nguồn ngoại tệ rót vào trong nước, còn khi họ bán cho nhà nước thì không có nguồn ngoại tệ chảy về. Mà khi nhà buôn thu được ngoại tệ thì tất nhiên họ sẽ bán một phần để mua nội tệ trả cho nông dân. Khi đó, với hệ thống thu gom ngoại tệ bủa khắp, thì trước sau gì lượng ngoại tệ đó cũng rót về nhà nước bằng cách này hay cách khác. Mà khi tiền thuộc về nhà nước thì chắc chắn một phần không nhỏ sẽ được rót vào túi quan chức dưới dạng tham nhũng. Và từ đó, quan chức có nhiều ngoại tệ để cho con du học, mua nhà mua xe, đầu tư thẻ xanh vv… Vậy nếu xuất khẩu, đảng có lợi còn dân thì đối diện với rủi ro.
Sự khác nhau thứ nhì, đó là khi nhà buôn bán cho nước ngoài thì xã hội sẽ có nguy cơ mất an ninh lương thực. Nếu dịch bệnh kéo dài thì cũng đến lúc kho dự trữ cạn kiệt. Mà thực sự có ai biết dịch bệnh kéo dài trong bao lâu không? Hoàn toàn không biết. Như vậy sẽ không ai có thể tính toán được lượng lương thực tích trữ là bao nhiêu để cho vừa cả. Chỉ biết, cần phải tích trữ càng nhiều càng tốt mà thôi. Nên đừng ai phán bừa là lương thực dự trữ đã đủ. Có thể nó sẽ đủ trong trường hợp không có dịch bệnh, nhưng khi có dịch bệnh thì bao nhiêu cũng không đủ.
Như vậy qua phân tích 2 sự khác biệt ấy, chúng ta có thể tóm tắt như sau. Nếu nhà buôn bán cho nhà nước thì đời sống nhân dân được đảm bảo, còn nếu họ bán cho nước ngoài thì đời sống người dân sẽ đối diện với nguy cơ thiếu đói và bù vào đó là nhà nước có nhiều ngoại tệ hơn, và quan chức cũng có điều kiện cưa lấy một phần lượng ngoại tệ đó bằng cách chạy chính sách cho những con buôn gạo ra nước ngoài, và hình ảnh Trần Tuấn Anh muốn hoãn thi hành lệnh cấm xuất khẩu của thủ tướng là một ví dụ. Như vậy khi xuất khẩu gạo lợi cho ai hại cho ai và khi tích trữ lợi ai hại ai chắc mọi người đã rõ.
Thực ra để cho vẹn toàn, thì hôm nay nhà nước phải thu mua để tích trữ. Nếu dịch bệnh kéo dài thì sẽ có đủ lương thực ứng phó, còn nếu bệnh dịch tắt sớm thì khi đó xuất kho lưu trữ ra để xuất khẩu cũng chưa muộn. Khi dịch tắt thì nước ngoài cũng vơi đi khá nhiều lương thực dự trữ của họ, lúc đó cầu của thị trường nước ngoài vẫn còn rất cao và việc xuất khẩu thu lợi lớn lúc đó là an toàn nhất. Vậy nên, kế sách vẹn toàn là tích trữ trước ứng phó sau. Nếu dốc hết cho xuất khẩu, không những đây là hành động thiếu sáng suốt mà là còn là việc làm ác với dân nữa.
Hiện nay trên mạng xã hội có một số người đã viết, lương thực thừa rất nhiều và nông dân cần xuất khẩu. Ủa? Không xuất khẩu thì nông dân vẫn bán lúa thu tiền chứ họ có bị cướp đâu mà nhất thiết phải xuất khẩu nhỉ? Và cũng có người cho rằng, lúa gạo hiện đang thừa đủ để dự trữ. Ủa? Chứ có ai biết dịch bệnh sẽ kéo dài trong bao lâu đâu mà bảo lúa gạo đủ để dự trữ nhỉ? Xin đừng phán bừa mà hãy phân tích cho thật kỹ và lấy quyền lợi của toàn dân làm ưu tiên hàng đầu.
Thực ra có một số người bênh vực cho quyết định cho xuất khẩu gạo hoặc họ không nhìn thấy vấn đề vĩ mô hoặc họ cố tình lý luận nhập nhằng để bảo vệ những con buôn gạo thời dịch bệnh này. Họ đã nhập nhằng điều gì? Đó là họ đã lấy sự thừa thãi của nông dân để ủng hộ xuất khẩu. Họ cố tình đồng hóa từ “nông dân” và “toàn dân”. Thực ra nông dân thừa nhưng chưa chắc gì toàn dân thừa. Vậy nếu nông dân thừa mà toàn dân thiếu thì tại sao nông dân không bán phần thừa ấy cho nhà nước, để nhà nước phân phối lại cho toàn dân mà đi mang gạo bán cho nước ngoài? Lúc này, khi mà cả thế giới như tê liệt vì dịch cúm, thì chính phủ hãy đừng xuất khẩu. Nếu dốc hết gạo xuất khẩu thì điều đó là ác với dân lắm. Thật đấy!

Dân tộc tính và cuộc chiến coronavirus


Mạnh Kim|
Chủ nghĩa xã hội hay tư bản gì “nó” chẳng “quan tâm”. “Nó” dường như san phẳng tất cả, từ hệ thống chính trị (dân chủ lẫn độc tài) đến các hệ thống xã hội kiến tạo nên nền chính trị quốc gia đó. Có lẽ cũng nhờ vậy mà trận dịch đã làm bật ra những ưu điểm lẫn khiếm khuyết của nền chính trị và cách thức điều hành quốc gia của từng nước. Nó đồng thời làm trỗi lên các yếu tố định tính dân tộc, trong đó có văn hóa và cả cách sống, thể hiện ở các giải pháp đối phó dịch bệnh mà từng quốc gia thực hiện.
“Cách” của Hàn Quốc
Ngày càng có thể thấy rõ không quốc gia nào giống quốc gia nào trong cuộc chiến chống coronavirus. “Cách của Hàn Quốc”, “cách của Trung Quốc”, “cách của Nhật”, “cách của Mỹ”, “cách của Pháp” hoặc “cách của Đức” (dù hai nước này đều có thể cùng chia sẻ những giải pháp chung để tạo nên “cách của EU”). Trên bề mặt, gần như tất cả các quốc gia đều có những giải pháp chung chẳng hạn cách ly, khoanh vùng, phong tỏa, khóa cửa… nhưng trong thực tế thì mỗi nước khi áp dụng đều “bản địa hóa” để phù hợp quốc gia mình.
Hàn Quốc đang được đánh giá rất cao trong cuộc chiến chống dịch. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron lẫn Thủ tướng Thụy Điển Stefan Löfven đều điện Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in để hỏi về cách “đánh” coronavirus. Cựu viên chức Cơ quan quản lý dược-thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) Scott Gottlieb cũng đề cao Hàn Quốc như một hình mẫu. Điều căn bản nhất mang lại thành công cho Hàn Quốc là phản ứng cực nhanh. Chỉ một tuần sau khi phát hiện ca nhiễm đầu tiên vào cuối tháng 1-2020, giới chức chính phủ đã gặp những đại diện các hãng thiết bị y tế, yêu cầu họ nhanh chóng sản xuất hàng loạt bộ thử coronavirus. Chỉ trong hai tuần, dù số ca nhiễm lúc ấy vẫn chưa đến 100, hàng ngàn bộ thử đã xuất xưởng mỗi ngày. Tính đến hạ tuần tháng 3-2020, Hàn Quốc đã có thể sản xuất 100.000 bộ thử/ngày và bắt đầu thừa đến mức đang đàm phán bán cho hơn 17 nước.
Hàn Quốc không đóng cửa chặn người nhập cảnh từ Trung Quốc nhưng họ tự tin kiểm soát cực tốt các nguồn lây bệnh. Tất cả trong khoảng 10.000 thành viên giáo phái Tân Thiên Địa (Shincheonji) ở Daegu đều được xét nghiệm, bất luận có dấu hiệu bệnh hay không. Cảnh sát truy lùng thành viên Tân Thiên Địa nào không trả lời điện thoại; dò GPS và xem camera an ninh để biết họ trốn ở đâu. Hàn Quốc cũng lập ra 50 địa điểm xét nghiệm công cộng để có thể thực hiện hơn 15.000 xét nghiệm mỗi ngày; và đưa ra mức phạt khoảng 8.300 USD cho những ai từ chối nhập viện nếu bị nhiễm.

Khử trùng trên một tàu điện ở Seoul (Getty Images)
Việc ứng dụng kỹ thuật được tận dụng tối đa. Điện thoại di động sẽ báo tin bất cứ khi nào khu vực đang sống có ca nhiễm mới. Các website và ứng dụng điện thoại cập nhật từng phút cho thấy người bị nhiễm đi đâu và lúc nào (họ đón xe bus nào, lúc mấy giờ, lên và xuống xe ở đâu, thậm chí có mang khẩu trang không). Bất cứ ai nghi mình đi ngang những con đường mà một bệnh nhân vừa đi qua đều được khuyến khích thông báo cho trung tâm giám sát dịch bệnh để có thể được xét nghiệm nếu cần thiết.
Người dân không chỉ tuân thủ các biện pháp nghiêm ngặt mà còn hỗ trợ chính quyền. Sinh viên Lee Dong-hun đã tạo website “Coronamap” để cung cấp tất cả thông tin đáng tin cậy về dịch bệnh. Website được đưa lên mạng ngày 30-1 và lập tức được truy cập 2,4 triệu lượt vào hôm sau (hiện là 37 triệu lượt). Lee Dong-hun còn tạo ra bản đồ trực tuyến chia sẻ những thông tin đại loại địa điểm nào đang bán khẩu trang. Trong khi đó, Choi Hyoung-bin, 15 tuổi, lập ra website “Coronanow” với thông tin dựa vào dữ liệu các cơ quan y tế chính phủ, đồng thời dùng website để kêu gọi sự ủng hộ dành cho nhân viên y tế…
Có thể thấy tinh thần quyết liệt của dân tộc Hàn Quốc trong tình huống khẩn cấp. Nó không chỉ cho thấy sự gắn kết cao trong xã hội Hàn Quốc, nhiệt huyết ái quốc (điều kiến tạo nên một quốc gia kỹ trị thành công với những Samsung hay Huyndai) mà còn là thái độ luôn chuẩn bị đối phó với hiểm họa. Nhiều bài báo phương Tây khi khen ngợi Hàn Quốc trong cuộc chiến chống dịch đã nhắc đến kinh nghiệm của họ rút ra được từ trận dịch MERS năm 2015.
Nhận xét đó không sai nhưng chỉ đúng một phần. Chính sự đe dọa thường trực từ Bắc Hàn mới là điều tạo nên ý thức đoàn kết cộng đồng. Ngoài ra, báo chí phương Tây cũng quên một yếu tố quan trọng: truyền thống kỷ luật trong “văn hóa công ty” của Hàn Quốc. Khi sự tuân thủ kỷ luật và tôn trọng kỷ luật trở thành thói quen thì việc thực hiện nghiêm túc yêu cầu chính quyền trong tình huống đe dọa sự sống còn quốc gia hẳn nhiên chẳng phải là một ép buộc nặng nề, mà có lẽ với người dân nước khác, họ không dễ dàng chấp nhận và thích ứng nhanh chóng. Kỷ luật là một phần trong tính cách người Hàn Quốc và là một phần trong bản thể dân tộc Hàn Quốc.
Tương tự, Đài Loan cũng đang chống dịch tốt và họ cũng có nhiều điểm giống Hàn Quốc. Sức mạnh của nền chính trị dân chủ-kỹ trị đã được tận dụng rất tốt trong cuộc chiến coronavirus. Ngay khi dịch bệnh bắt đầu tấn công, Bộ trưởng Kỹ thuật số Audrey Tang đã làm việc chặt chẽ với các tập đoàn kỹ thuật để tung hàng loạt ứng dụng điện thoại giúp người dân đối phó dịch bệnh và giúp chính quyền kiểm soát lây nhiễm. Đài Loan chỉ khác Hàn Quốc ở chỗ họ áp dụng nghiêm ngặt biện pháp hạn chế nhập cảnh. Và nếu Hàn Quốc không chủ quan trước mối đe dọa Bắc Hàn thì Đài Loan luôn cảnh giác trước mối đe dọa Trung Quốc. Điều đó giúp Đài Loan dễ thích ứng với một tình huống tương tự thảm họa chiến tranh đe dọa an ninh quốc gia và sinh mạng toàn bộ người dân.
Image may contain: 3 people, text

Bộ trưởng Y tế Đài Loan phát biểu trên truyền hình. Đài Loan chống dịch xuất sắc nhờ… không tin ĐCSTQ.

“Dân chủ” và coronavirus
Rất nhiều bình luận phương Tây đang mổ xẻ khái niệm dân chủ khi đặt dân chủ lên bàn cân so với các giải pháp đối mặt dịch bệnh, rằng “giá trị dân chủ” bị xói lở khi những quyền tự do căn bản bị tước đoạt, khi người dân bị “nhốt trong nhà”, khi thành phố khóa cửa, khi biên giới bị phong tỏa, khi các chính phủ (phương Tây) biến thành nhà cầm quyền độc tài… Tuy nhiên, đối mặt tình trạng lây nhiễm tràn lan, các giải pháp cứng rắn tránh lây lan dẫn đến hỗn loạn xã hội là sự chọn lựa duy nhất, trừ phi có thể nắm chắc được khả năng kiểm soát dịch bệnh như Hàn Quốc.

Image may contain: one or more people, people standing and shoes
Nước Ý đã phản ứng rất chậm với dịch bệnh (ảnh: kiểm dịch tại một nhà ga ở Milan – AP)

Cả hai nước, Hàn Quốc và Ý, đều là quốc gia dân chủ. Tuy nhiên, mô hình dân chủ của bộ máy chính quyền Ý đã thất bại trong những ngày đầu chống dịch, dẫn đến tình trạng không thể kiểm soát như hiện nay. Thất bại của Ý không bắt nguồn từ sự thất bại của chính trị dân chủ như cách nói của vài nhà bình luận phương Tây mà đến một phần từ tính cách dân tộc họ. Một trong những nét truyền thống của văn hóa Ý là “furbo” (đại khái kiểu như “láu lỉnh”, “láu cá vặt”), khi họ luôn thích thú với “kỹ năng” lách luật – một “di sản” hàng thế kỷ của người dân sống từ thế hệ này sang thế hệ kia với những chính quyền bất tài, ích kỷ và “ham vui”. Không phải tự nhiên khi kêu gọi toàn dân tuân thủ lệnh phong tỏa, Thủ tướng Ý Giuseppe Conte đã nói: “Chúng ta đừng nghĩ đến việc “furbo”.
Ngày 27-2, Nicola Zingaretti – thủ lĩnh một trong hai đảng chính trị chính trong liên minh cầm quyền Ý và là thủ hiến vùng Lazio – đã post lên Instagram bức ảnh ông cụng ly vui vẻ với nhiều người trong một quán rượu ở Milan. “Đừng đánh mất thói quen chúng ta. Không thể đóng cửa Milan và nước Ý. Nền kinh tế chúng ta mạnh hơn sợ hãi. Cứ đi ăn nhậu, càphê cà pháo, và xơi pizza cái đã” – Zingaretti nói. Không đầy 10 ngày sau, nhân vật này được xét nghiệm dương tính với coronavirus.
Trận dịch thật ra đã giúp nhìn thấu đáo và chi tiết hơn về các hệ thống chính trị dân chủ mở mà tưởng chừng luôn giống nhau. Trong thực tế, cho dù đi theo mô hình chính trị dân chủ mở nào, cho dù lá phiếu bầu cử đặt trên tinh thần dân chủ như thế nào, mỗi quốc gia đều có những hệ giá trị riêng khi dựng lên bộ máy chính quyền cai trị quốc gia mình. Những hệ giá trị đó được đặt trên căn bản văn hóa dân tộc và dân tộc tính. Và chỉ khi chạm mặt một tình huống nguy cấp cực kỳ nghiêm trọng thì tất cả giá trị đó, ưu lẫn khuyết, mới “bung” ra đầy đủ.
Nó giúp thấy rõ sự khác biệt mô hình dân chủ mở của phương Tây khác với châu Á như thế nào; và thậm chí cho thấy lý do xảy ra sự va chạm và rạn nứt trong khối EU về sự tương trợ cũng như cách thức chống dịch dù trên lý thuyết EU là một mô hình dân chủ phổ quát: đó chính là sự trỗi dậy và xen vào của yếu tố dân tộc tính. Dĩ nhiên dân tộc tính không là thứ duy nhất để giải đáp và giải quyết tất cả vấn đề liên quan trận dịch nhưng một quốc gia biết tận dụng tối đa các nguồn lực từng có nhờ những giá trị dân tộc mình xây dựng nên trong suốt quá trình kiến tạo quốc gia, cho dù là bộ máy chính quyền, hệ thống y tế hay trình độ kỹ thuật, thì họ dường như nhanh chóng hơn trong việc tìm được cách đối phó. Coronavirus đang san phẳng mọi giá trị trong đó có giá trị dân chủ. Có lẽ điều còn lại tạo nên tinh thần và ý chí, trong một cuộc chiến chưa từng có tiền lệ như cuộc chiến này, là yếu tố dân tộc và sự khơi dậy được tinh thần gắn kết dân tộc./.

Thế nào mới là vĩ đại?

Điều làm nên nước Mỹ vĩ đại không phải vì họ có nhiều Hàng Không Mẫu Hạm tối tân nhất thế giới. Cũng không hẵn họ có nhiều Tàu Ngầm Nguyên Tử khổng lồ, Máy Bay ném bom siêu thanh, hoặc tên lửa Tomahawk…
Yếu tố làm nên sự vĩ đại, chính là:
– Dù quý vị ngày đêm ra rả chửi Mỹ, luôn xem Mỹ là kẻ thù. Nhưng, quý vị vẫn phải đưa con cháu mình qua Mỹ để học cái văn minh của họ. Đó, mới là sự vĩ đại của nước Mỹ!
– Quý vị mở miệng ra là chê nước Mỹ không an toàn, thường bị bạo loạn, bị xả súng, khủng bố… Nhưng quý vị luôn tìm cách mua đất, mua nhà đưa con cháu qua định cư vĩnh viễn bên ấy. Đó, mới là sự vĩ đại nước Mỹ!
– Quý vị sống trên quê hương mình bị cường quyền bắt bớ, bỏ tù, xua đuổi. Mỹ, là nước dang tay cưu mang, giúp đỡ quý vị. (Từ thuyền nhân đến tù nhân). Và, dù yên vị sống trong môi trường được pháp luật Mỹ bảo hộ, che chở, nhưng mồm mép quý vị vẫn cứ xoen xoét chửi Mỹ, mà họ không thèm chấp. Đó, là sự vĩ đại của nước Mỹ.
– Ở VN, quyền con người còn chưa có. Công dân bị đánh chết trong đồn công an xảy ra như cơm bữa mà chẳng có biện pháp nào ngăn chặn. Trong khi đó, ở nước Mỹ, người nào hành hạ Chó, Mèo sẽ bị phạt. Đó, cũng là sự vĩ đại của họ.
– Lực lượng DLV, ANM, AK47 luôn nói xấu nước Mỹ, rủa xả đế quốc Mỹ. Nhưng chúng đâu có biết nhục khi ngày đêm túc trực trên facebook của Mỹ, mò vào Google của Mỹ nhờ giúp đỡ, dán mắt vào Youtube của Mỹ để xem tin, truy cập… Nhưng với sự ngu dốt cố hữu, nên chúng đâu có nhìn thấy sự vĩ đại của nước Mỹ nó như thế nào!
Sự vĩ đại của nước Mỹ đơn giản là thế! Không phải vì thiếu hụt khẩu trang y tế trong lúc dịch bùng phát toàn cầu mà đem nước Mỹ ra so sánh với Vũ Hán. Để rồi khẳng định, nước Mỹ không vĩ đại như mọi người lầm tưởng.
Nhận thức sai lầm!

Sự “sáng suốt” của quan thầy ĐCS Việt Nam

Hiện nay Italia đã vượt rất xa Trung Quốc về số người chết vì dịch Cúm Tàu, 4125 so với 3144. Trong khi đó người nhiễm ở Italia chỉ bằng 68% số người nhiễm tại Trung Quốc, điều này làm cho rất nhiều người nghi ngờ con số ca nhiễm và tử vong mà phía chính quyền Trung Cộng thông báo.
Người ta nghi ngờ Trung Quốc cũng hoàn toàn hợp lý, bởi vì như ta biết, chính quyền Trung Cộng đã phơi bày hành động chống lại những thông tin trung thực từ rất sơm khi mà họ đã bắt bỏ tù bác sỹ báo động dịch cúm. Và sau đó thực tế đã cho thấy, vị bác sỹ kia đã đúng còn chính quyền Trung Cộng đã lộ rõ bản chất một chính quyền cố tình bưng bít thông tin. Thêm vào đó là mới đây, 3 nhà mạng điện thoại di động của Trung Cộng bị sụt giảm gần 15 triệu thuê bao. Một sự sụt giảm bất thường qua 2 tháng mùa dịch đã cho thấy, con số mà chính quyền Trung Cộng đưa ra là không đáng tin cậy.
Như tôi đã phân tích trong bài “Bí Ẩn Trong Sự Thành Công Của Việc Kiểm Soát Dịch Bệnh” rằng, nỗ lực chống dịch của chính quyền chỉ là điều kiện cần chứ chưa đủ, điều kiện đủ là ý thức của toàn dân trong công tác phòng ngừa dịch bệnh. Mà để cho dân không chủ quan thì trước hết chính quyền phải trung thực và minh bạch thông tin. Ở đây chính quyền Trung Quốc đã giấu diếm thông tin vì họ xem bản thân ĐCS Trung Quốc hoàn toàn có thể làm được tất cả mà không cần đến sự tự chống dịch của nhân dân và họ đã sai. Họ sai phần vì thiếu tầm nhìn, phần thì thói kiêu ngạo CS.
Điều mà chúng ta thấy ở chính quyền CS Trung Quốc là họ cứ luôn luôn bưng bít thông tin, chỉ thừa nhận sai không còn đường chối cãi. Hành động này của quan thầy ĐCS Việt Nam xuất phát từ tư tưởng là phải tạo ổn định chính trị bằng mọi giá, cứ có tin tức xấu là tự động ém hoặc chế số liệu dù đó là nguyên nhân chủ quan hay khách quan. Chính vì cách làm kiểu con vẹt như vậy mà đã đưa đến những hệ lụy không thể nào lường hết được.
Nếu thừa nhận sự cảnh báo của bác sỹ Lý Văn Lượng sớm thì rất có thể lúc đó cả chính quyền và nhân Trung Quốc đã kiểm soát được dịch bệnh tốt hơn rồi. Để đến khi dịch bùng phát làm chính quyền mất kiểm soát thì mới thừa nhận thì lúc này đã quá muộn. Dịch đã nhanh chóng lan khắp Trung Quốc và lan ra toàn thế giới. Nếu thừa nhận dich cúm đúng với thực tế xảy ra thì chính quyền Trung Quốc có 2 cái lợi: thứ nhất là không bị lộ chân tướng dối trá trước dân; thứ nhì là có thể khống chế được dịch bệnh tốt hơn để tránh thiệt hại lớn về sau.
Được biết, khi cơn dịch bùng phát, chính quyền Trung Cộng đã vất vả đối phó. Họ đã cho phong tỏa tất cả 14 tỉnh và thành phố. Chỉ tính trong phạm vi 14 tỉnh và thành phố này thôi thì nó đã đóng góp đến 69% GDP cũng và chiếm đến 78% xuất khẩu của Trung Quốc. Và thêm vào đó là 5 tỉnh thành lớn khác chiếm 50% tổng số việc làm và 48% tổng doanh thu bán lẻ của nền kinh tế Trung Quốc là Quảng Đông, Giang Tô, Chiết Giang, Bắc Kinh, Sơn Đông cũng nhận hậu quả nặng nề. Hậu quả là có đến gần 90% các doanh nghiệp nằm ở khu vực này gặp khó khăn. Ước tính có đến một nửa số lao động trên toàn Trung Quốc hiện không ở trong các nhà máy. Đấy chỉ là mới thiệt hại kinh tế bên trong nội địa Trung Quốc, ngoài ra khi mà để dịch bệnh lan ra thế giới, Trung Quốc sẽ thiệt hại nhiều hơn nữa khi bị thế giới mà đặc biệt là các thị trường lớn tác động ngược trở lại nền kinh tế Trung Quốc.
Như ta biết, nền kinh tế Trung Quốc phụ thuộc xuất khẩu rất nhiều. Hiện nay tất cả các cường quốc kinh tế trên thế giới đều có đầu tư rất lớn vào nước đông dân này. Nhờ đó mà Trung Quốc trở thành công xưởng của thế giới, là nơi khởi đầu của rất nhiều chuỗi cung ứng toàn cầu. Như ta biết, chuỗi cung ứng toàn cầu là một chuỗi liên tục có điểm xuất phát là nơi nguyên liệu thô ở nước này nhưng điểm tiêu thụ cuối cùng là ở nước khác. Được biết năm 2019, Trung Quốc là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới với tổng kim ngạch là 2.500 tỷ USD vượt xa nước thứ nhì là Mỹ chỉ có 1.700 tỷ USD. Điều này cho thấy, Trung Quốc quốc gia xuất phát rất nhiều chuỗi cung ứng nhất.
Khi mà Mỹ và EU bùng phát dịch thì điều đó kéo theo các đơn đặt hàng từ các thị trường này sẽ bị cắt giảm hoặc bị hoãn. Chính điều này nó sẽ làm cho nền sản xuất Trung Quốc đình trệ một thời gian dài sau khi Trung Quốc đã kiểm soát dịch và lực lượng lao động của đất nước này đã hoàn toàn để sẵn sàng làm việc trở lại. Đây chính là cách mà thế giới tác động ngược trở lại nền kinh tế Trung Quốc khi mà chính cách xử lý vô cùng yếu kém của ĐCS Trung Quốc khi đã để con virus Corona xuất khẩu sang Mỹ và EU. Sự tác động ngược này được xem là cú hồi mã thương do Trung Quốc đã để virus dịch bệnh bắn vào người ta. Không phải cứ xuất khẩu những thứ xấu xa mà không nhận hậu quả đâu, mà ngược lại có nhân thì ắt có quả. Nếu cộng với những thiệt hại trực tiếp bởi dịch cúm gây ra nữa thì có phải Trung Quốc phải chịu thiệt hại kép không? Năm 2019 được biết là năm tăng trưởng thấp nhất trong 30 năm qua của nền kinh tế Trung Quốc, nên rất có thể thiệt hại kép này sẽ kết thúc luôn giai đoạn tăng trưởng cao của Trung Quốc và đưa đất nước này vào quỹ đạo trì trệ lâu dài.
Có người cho rằng, khi dịch cúm bùng phát thì cả Âu Châu và Mỹ chỉ đóng cửa biên giới là để kiểm soát dịch bệnh lây lan do sự di chuyển của các cá nhân, chứ họ hoàn toàn không phải đóng cửa giao thương hàng hóa hay ngừng nhập khẩu hàng từ các nước này. Vâng! Lập luận này mới nghe có vẻ như đúng nhưng thực ra đây là cái nhìn hạn hẹp chỉ thấy 1 mà không thấy 2. Biết rằng Mỹ và EU không cấm giao thương buôn bán với Trung Quốc, nhưng nên nhớ, trong chuỗi cung ứng toàn cầu tính từ khâu làm ra nguyên liệu thô ở Trung Quốc cho đến điểm cuối cùng là khách hàng tiêu thụ ở Mỹ và EU, thì khi mà điểm cuối bị nghẽn thì ắt điểm đầu cũng ứ. Như ta biết, một khi Mỹ và EU có dịch người dân xứ này sẽ bị cách ly, điều đó kéo theo nhu cầu của họ cũng bị cắt giảm đi rất nhiều. Mà ta biết điểm cuối cùng của chuỗi cung ứng là người tiêu dùng.
Như vậy, giả sử như, nếu chính quyền Trung Cộng ủng hộ cảnh báo của bác sỹ Lý Văn Lượng thì rất có thể đã tránh được sự thiệt hại kép này. Sự cứng đầu, hành động máy móc như con vẹt, tự cho mình làm trái quy luật tự nhiên đã đưa Trung Quốc đến với khủng hoảng lâu dài. Cái gì cũng có cái giá của nó. Như vậy qua đây chúng ta thấy rằng, ĐCS Tàu cũng vô minh làm bừa và phải trả giá đắt chứ nó có phải là sáng suốt đâu? Có chăng nó chỉ sáng suốt hơn ĐCS Việt Nam mà thôi. Thật bất hạnh khi mà nhất cử nhất động của ĐCS Tàu đều được ĐCS Việt Nam bê nguyên si về áp trên đầu nhân dân mà không biết chọn lọc. Quan thầy đã vô minh thì kẻ bắt chước nó có thể “chí minh” được sao? Dân tộc Việt Nam đúng là một dân tộc bất hạnh!
-Đỗ Ngà-
Tham khảo:

“Em đã làm gì cho Tổ quốc hay chưa?” – Một vài ngộ nhận

COVID -19 là một đại dịch, có diễn biến vô cùng phức tạp và chưa biết rồi sẽ như thế nào. Đó là một đại họa và là điều chẳng ai muốn.
Mấy ngày nay báo chí liên tục đưa tin về việc “Việt kiều đổ bộ về nước trốn dịch” rồi rộ lên clip một phụ nữ từ châu Âu về tránh dịch to tiếng, làm loạn ở sân bay Nội Bài. Tiếp theo là bài thơ “Em đã làm gì cho Tổ quốc hay chưa?” của cô giáo Lê Thị Thúy được truyền thông trong nước đăng tải, mạng xã hội tung hứng.
Trước khi có đôi lời về bài thơ tôi cũng xin nói luôn quan điểm của mình.
– Tôi không đồng tình với cách hành xử thiếu suy nghĩ và không văn hóa của người phụ nữ trong clip.– Với những vụ việc khác không biết nhưng trong vụ Covid-19 nhà nước Việt Nam đã nỗ lực hết mình và đã có những thành công bước đầu rất đáng khích lệ. Đại dịch có thể còn kéo dài với những diễn biến khó lường, kết quả cuối cùng ra sao khó đoán nhưng những gì nhà nước đã làm được xứng đáng được ghi nhận.
Quay lại bài thơ “Em đã làm gì cho Tổ quốc hay chưa?” của cô giáo Lê Thị Thúy. Bài thơ đọc khá mùi mẫn, bắt được trend và được nhiều người tung hứng ca ngợi. Cảm xúc của tác giả có thể là chân thành, cũng có thể trong một phút ngẫu hứng thiếu thận trọng hay vì mục đích câu likes, tôi không biết nên không phát biểu. Tuy nhiên tôi thấy cần nói lại về một vài ngộ nhận trong bài:
1.Ngộ nhận thứ nhất – ngộ nhận chung. Cùng với “định hướng” của truyền thông trong nước, bài thơ đã làm dấy lên cái không khí kì thị, tạo ra cái cách nghĩ rất không đúng về Việt kiều, coi họ là cái đám người vô ơn bội nghĩa. Lúc bình thường thì chê đất nước, cha mẹ nghèo, bỏ đi đến những “chân trời hoa lệ” đến lúc có chuyện mới quay về, cha mẹ đã giang tay ra đón lại còn lên giọng đòi hỏi này nọ. Cách nghĩ, cách hiểu này có thể thấy qua khá nhiều bình luận, comments trên mạng xã hội.
Cảm xúc chủ đạo này của bài thơ rất không hay và quan trọng hơn là không đúng! Hành xử không phù hợp của người phụ nữ, hay thậm chí một nhóm người nào đó không thể là đại diện cho toàn bộ Việt kiều, những người Việt đang sống xa tổ quốc. Về hình thức, tuy tác giả bài thơ chỉ dùng đại từ “Em” nhưng với ngôn từ của thơ ca, với bối cảnh đại dịch đang hoành hành, ngữ nghĩa của đại từ không còn bó hẹp về một con người cụ thể mà đã thành biểu trưng cho Việt kiều nói chung.
2.Ngộ nhận thứ 2: sang châu Âu nghiễm nhiên sẽ có cuộc sống sang giàu. “Châu Âu bao la cuộc sống sang giàu hiện đại” không có nghĩa là người Việt sang đấy cũng sẽ được như vậy. Người Việt bên trời Âu cũng đủ loại, cũng có một số thành công, khá giả nhưng số người phải bươn trải, lam lũ, cảnh đời “chị Dậu” cũng không thiếu. Sống đất khách quê người, tự thân vận động, không ai giúp đỡ, không ai bảo vệ thì để có được một cuộc sống sang giàu chắc cũng không phải dễ dàng. Tỉ lệ thành công không lớn. Nhiều người tán gia bại sản, nợ chất chồng, kiếm được đồng tiền phải đổ mồ hôi, đôi khi phải trả giá bằng cả máu. Có khá nhiều bài viết về những cảnh đời trớ trêu của người Việt ở nước ngoài.
So sánh sẽ là khập khiễng, ở đâu cũng có người giàu, kẻ nghèo nhưng nhiều người sống ở nước ngoài về thăm nhà đều có nhận xét chung là Việt Nam giờ có rất nhiều người giàu, mang tiếng đi tây mà không bằng một phần người ở nhà.
3.Ngộ nhận thứ 3: người Việt cứ ra nước ngoài là sẽ “Em tự hào, em được học rộng hiểu cao”. Không tính du học sinh (sau một vài năm học đa phần quay về nước) một tỉ lệ rất lớn người Việt ở nước ngoài sống bằng nghề tiểu thương, làm việc chân tay, cửu vạn, osin … lấy đâu ra mà học rộng, hiểu cao?
4.Ngộ nhận thứ 4: có phải vì được sang châu Âu sang giàu hiện đại mà “Chê đất nước mình nghèo dân trí thấp, em ơi?” hay “Nói về Việt Nam, em thẹn thùng e ngại”. Người phụ nữ trong clip có những phát ngôn, hành xử phản cảm nhưng nguyên nhân nằm ở chỗ khác – văn hóa thấp, chợ búa. Người Việt ở nước ngoài là một xã hội Việt Nam thu nhỏ, có đủ hết mọi tầng lớp. Trí thức có học cũng có nhưng chợ búa cũng nhiều, lưu manh đĩ điếm cũng không thiếu. Những hành động vô văn hóa ở trong nước xảy ra như cơm bữa thì trong cộng đồng người Việt sống ở nước ngoài những hiện tượng này tại sao lại không có? Xem clip, tôi nghĩ cách hành xử người phụ nữ nguyên nhân là bởi trình độ văn hóa chứ không phải vì sang “thế giới văn minh” rồi hợm mình chê đất nước. Càng không đúng khi khái quát hóa lên cho tập hợp người Việt sống ở nước ngoài.
5.Ngộ nhận thứ 5: có phải người Việt ra đi vì “Chê đất nước mình nghèo…”? Số phận, hoàn cảnh mỗi người một khác, chuyện ra đi sang đất nước người cũng rất khác nhau. Đúng là vì hoàn cảnh nghèo khó mà một số rất đông đã phải vay nợ, bỏ nhà bỏ cửa, xa lìa người thân để ra nước ngoài với hi vọng về một tương lai tốt đẹp hơn. Với rất nhiều người, cái tương lai đang chờ đón là mờ mịt, đầy bất an nhưng vì muốn thoát khỏi đói nghèo mà họ chấp nhận đánh bạc với đời. 39 người chết trong xe đông lạnh, những vụ chết cháy trong các xưởng may ở Nga, những cô gái trẻ làm vợ cho những ông già Đài Loan hay những cô gái bán thân nơi xứ người … là những ví dụ buồn minh chứng.
Nhiều người ra đi vì đói nghèo nhưng chắc chắn với hầu hết mọi người quê hương đất nước là nỗi nhớ, là chỗ dựa tinh thần của họ. Cũng là cùng bất đắc dĩ chứ chắc chắn không có chuyện vì chê đất nước nghèo!
6.Ngộ nhận thứ 6: “Em đã làm được gì cho Tổ quốc hay chưa?” được lấy làm tiêu đề rồi lặp lại 2 lần trong bài thơ. Câu này và cả bài thơ đã đưa ra cái thông điệp: Việt kiều đã làm được gì cho đất nước mà có quyền đòi hỏi? Có rất nhiều phát biểu tạo nên cảm nghĩ là chỉ những người ở nhà mới đóng góp cho Tổ quốc còn Việt kiều thì không. Tổ quốc là của chung, chẳng phụ thuộc anh sống ở đâu, trong nước hay ngoài nước. Người sống trong nước đóng góp kiểu trong nước, đóng thuế cho nhà nước. Người sống ở nước ngoài cũng đóng góp theo cách của họ. Họ vất vả làm ăn, com cóp gửi tiền về giúp đỡ gia đình, đầu tư về nước… Dòng ngoại hối (1) mỗi năm vẫn đổ về mười mấy tỉ usd chẳng là đóng góp cho đất nước đó sao? Cũng là mồ hôi nước mắt cả đấy, thưa cô giáo!
Câu hỏi “Em đã làm được gì cho Tổ quốc hay chưa?” có lẽ là câu hỏi rất hay nếu mỗi người con đất Việt tự đặt cho mình chứ không phải dùng nó để tạo nên những hình ảnh không đúng về người Việt sống ở nước ngoài. Và ai là người có tư cách, có quyền thay mặt Tổ quốc để hỏi người khác? Cô giáo với tư cách gì để đặt câu hỏi đó?
Tôi đã nói xong về những ngộ nhận trong bài thơ của cô giáo Lê Thị Thúy. Bây giờ xin có đôi lời về việc “Việt kiều đổ bộ về nước trốn dịch”.
Một mặt, như đã nói ở trên, Việt Nam đã có những thành công nhất định, tuy mới chỉ là tạm thời. Đó là điều đáng mừng. Mặt khác, tâm lí con người khi gặp hoạn nạn thường có tâm lí chạy nạn, nhất là chạy về nhà, sướng khổ có nhau. Nếu có chuyện Việt Kiều lũ lượt kéo nhau về thì cũng là bình thường, cũng là đồng bào ruột thịt của mình, đừng vội vã có tâm lí hay cách nghĩ phân biệt không đúng.
Cũng cần làm rõ 2 vấn đề:
– Những người nhập cảnh Việt Nam những ngày qua đa phần có phải là Việt kiều hay không?
Việt kiều là khái niệm tương đối mờ nhưng phải hiểu là những người định cư lâu dài và ổn định, có quốc tịch nước ngoài hay giấy phép định cư lâu dài. Tôi có khá nhiều người quen thuộc diện này, sống ở các nước khác nhau nhưng chưa thấy ai “đổ bộ về Việt Nam trốn dịch”. Tôi nghĩ, số Việt kiều về trốn dịch nếu có thì cũng chỉ là một tỉ lệ rất nhỏ. Đơn giản vì họ đều có bảo hiểm y tế và thành công bước đầu của Việt Nam chưa đủ thay đổi niềm tin về sự ưu việt của y tế Việt Nam so với các nước tiền tiến châu Âu, khi mà trong nhiều năm đã bộc lộ rất nhiều bất cập. Những người nhập cảnh Việt Nam trong những ngày qua chắc đa phần là du học sinh, người xuất khẩu lao động, người sang làm ăn tạm thời chưa có giấy tờ cư trú ổn định, … Họ là người Việt Nam thì khi gặp khó khăn họ trở về nhà là chuyện bình thường và nhà nước có tránh nhiệm đón họ.
– Không biết những ngày qua có bao nhiêu người Việt quay về, nhiều chắc cũng vài nghìn. Cứ cho toàn bộ họ là Việt kiều thì trên tổng số 4-5 triệu Việt kiều cũng chỉ là một tỉ lệ vô cùng nhỏ. Cách truyền thông tạo nên cảm nghĩ về việc Việt kiều đổ xô kéo nhau về nước trốn dịch vừa bậy bạ, vừa không đúng.
Nhìn ảnh những người bộ đội, công an nhường lán trại để làm khu cách li, sống trong rừng rất vất vả tôi cũng thấy thương và trân quí sự hi sinh của họ. Tôi cũng hiểu nước mình còn nghèo, nhà nước và người dân đã phải gồng mình lên để chống đỡ đại dịch. Thiếu thốn rất nhiều, khó khăn còn lắm. Nhưng tự dưng tôi lại có cảm nghĩ, giá mà nhiều vị công bộc của dân cùng tham gia đóng góp, thay vì sống trong rừng, ngủ bờ ngủ bụi những người lính có thể sống tạm trong các khu biệt phủ rộng lớn của họ (nghe nói có nhiều vô kể) thì sẽ tốt biết bao.
Moscow, 21-03-2020
  1. Theo Forbes Việt Nam, ngày 17-12-2019, lượng kiều hối về Việt Nam năm 2019 là 16,7 tỉ usd.

Trung quốc lại đóng vai “người hùng“!

Khó có thể biết chính xác Trung Quốc khống chế được dịch bệnh chưa vì những con số của họ đưa ra không thể kiểm chứng độc lập nhưng Bắc Kinh đang khai thác tối đa điều này để thực hiện một chiến dịch mới nhằm biến hình ảnh họ từ một kẻ gieo rắc thảm họa cho nhân loại trở thành nạn nhân rồi bây giờ là người hùng cứu thế giới!
Khi Mỹ đang tối tăm mặt mũi với việc chống trận dịch và Liên minh châu Âu (EU) hỗn loạn bởi coronavirus, Trung Quốc đã nhanh chân “điền vào chỗ trống”. Chiến dịch truyền thông “Trung Quốc chiến thắng trận dịch” bắt đầu tăng mạnh từ sau chuyến kinh lý của Tập Cận Bình đến Vũ Hán ngày 10-3-2020, được thực hiện cùng lúc với chiến dịch tuyên truyền biến Trung Quốc từ “thủ phạm” thành “nạn nhân”, rằng nguồn gốc trận đại dịch không phải bắt nguồn từ nước họ và “cho dù như vậy đi nữa” thì Trung Quốc vẫn sẵn sàng giúp thế giới.
Trong khi không quốc gia nào thuộc EU đáp lại lời khẩn cầu của Rome thì Trung Quốc tuyên bố gửi đến Ý 1.000 máy thở, hai triệu khẩu trang, 100.000 mặt nạ phòng chống độc, 20.000 trang phục bảo hộ và 50.000 bộ xét nghiệm. Cùng ngày loan bố hứa giúp Ý, Trung Quốc gửi 2.000 bộ xét nghiệm nhanh đến Philippines. Đồng thời, Bắc Kinh đưa chuyên gia y tế và gửi 250.000 khẩu trang đến Iran; chuyển hàng viện trợ đến Serbia, nơi Tổng thống nước này, Aleksandar Vučić, nói rằng sự đoàn kết EU chỉ là “một chuyện cổ tích” và rằng “quốc gia duy nhất giúp chúng tôi là Trung Quốc”. Người đồng sáng lập tập đoàn Alibabab, Jack Ma (Mã Vân), cũng hứa gửi nhiều bộ xét nghiệm và khẩu trang tặng Mỹ, và gửi 20.000 bộ xét nghiệm và 100.000 khẩu trang cho mỗi nước trong tất cả 54 quốc gia châu Phi (Foreign Affairs 18-3-2020).

Hàng viện trợ y tế Trung Quốc nhập cảng Rome (Italian Red Cross Press Office, via Shutterstock)
Chiến dịch “ngoại giao coronavirus” đang tăng tốc dữ dội. Trung Quốc tổ chức liên tục các hội thảo trực tuyến để chia sẻ kinh nghiệm chống dịch với hàng chục quốc gia. Có điều, như chính sách và chiến lược ngoại giao lâu nay của họ, Trung Quốc chỉ “trao đổi” và “chia sẻ” với những quốc gia thuộc “phe ta” – chủ yếu với những nước Trung và Đông Âu qua cơ chế “17+1” (17 quốc gia khu vực trên và Trung Quốc), qua Tổ chức hợp tác Thượng Hải, và với những nước nằm trên chuỗi “Nhất đới Nhất lộ”. Tin tức và hình ảnh chiến dịch “ngoại giao coronavirus” được phát rầm rộ trên các phương tiện truyền thông trong nước, tạo ra hình ảnh một Trung Quốc đang đứng tuyến đầu với vị trí lãnh đạo toàn cầu, giúp người dân “phấn chấn”, giúp dư luận bớt chỉ trích chính quyền và đặc biệt giúp Tập giữ thăng bằng lại cái ghế quyền lực chao đảo trên thượng tầng Trung Nam Hải kể từ khi vụ dịch bùng nổ.
Bởi sự bưng bít thông tin nước ngoài nên người Trung Quốc có thể chỉ thấy được sự hào phóng của Trung Quốc đối với thế giới mà không biết rằng sự “tử tế” trong việc gửi tặng khẩu trang cho nhiều nước đã đến sau một sự láu cá khác: chỉ trong tuần đầu tiên sau khi Vũ Hán bị phong tỏa vào tháng 1-2020, Trung Quốc đã nhập 56 triệu mặt nạ và khẩu trang để tích trữ. Ngày 30-1-2020, chỉ trong vòng 24 tiếng, Trung Quốc nhập 20 triệu mặt nạ và khẩu trang y tế. Không phải tự nhiên mà thế giới bỗng khan hiếm khẩu trang đến mức bây giờ thế giới lại cần Trung Quốc giúp viện trợ khẩu trang.
UPS chuyển hai triệu khẩu trang đến Trung Quốc (UPS)
Dân chúng Trung Quốc cũng chỉ thấy sự “hào phóng” và “nhân đạo” từ những gì báo chí tuyên truyền mô tả mà nhiều chi tiết liên quan chiến dịch trợ giúp Trung Quốc trước đó của thế giới đã được cố tình làm mờ nhạt. Chẳng hạn chuyện công ty Honeywell của Mỹ tặng nửa triệu mặt nạ phòng chống độc N95; công ty 3M cũng tặng số mặt nạ-khẩu trang tương tự. Bristol Myers Squibb tặng 220.000 mặt nạ N95 cho bác sĩ-y tá Vũ Hán. Tổng cộng, hai tổ chức phi chính phủ của Mỹ – MAP International và MedShare – đã tặng Trung Quốc hơn hai triệu mặt nạ, 11.000 trang phục bảo hộ và 280.000 găng tay. Bây giờ, Trung Quốc “xua” lực lượng dư luận viên trong nước lên các diễn đàn mạng xã hội cười cợt rằng một nước như Mỹ mà không sản xuất được khẩu trang và phải cần Trung Quốc hỗ trợ những thiết bị y tế căn bản.
Dĩ nhiên truyền thông Trung Quốc nói chung cũng lờ đi việc hồi tháng 2-2020, Mỹ đã gửi đến Vũ Hán 17 tấn hàng viện trợ. Đó là chưa kể số hàng trị giá 1,4 triệu USD mà Hiệp hội bóng rổ quốc gia Hoa Kỳ (NBA) tặng tỉnh Hồ Bắc cùng một thiết bị y tế hiện đại trị giá 285.000 USD dùng cho Bệnh viện thứ tư Vũ Hán (Vũ Hán thị đệ tứ y viện). Đó là chưa kể các tập đoàn khổng lồ của Mỹ như Microsoft, Dell, Boeing và L’Oreal cũng tặng tổ chức Hồng Thập Tự Trung Quốc và tỉnh Hồ Bắc 1,4 triệu USD bằng hiện vật lẫn hiện kim…
Tận dụng cơ hội và khai thác tối đa yếu tố thời điểm để chứng tỏ vị trí xứng đáng lãnh đạo thế giới là điều mà Bắc Kinh luôn khao khát và bằng mọi giá thực hiện. Một thế giới đang phân mảnh và rối ren đã giúp họ dễ dàng thủ đắc điều này. Một thế giới hỗn loạn với việc đối phó dịch bệnh trong nước dường như cũng dễ dàng quên đi nguồn gốc trận dịch đến từ đâu và sự bùng phát của nó là từ Bắc Kinh chứ không phải Vũ Hán, rằng tấm thảm kịch nhân loại đang hứng chịu là hậu quả từ chính sách bưng bít và dối trá của một đảng cai trị chứ không phải từ sai lầm riêng của một quốc gia./.

Cộng sản không thể thay đổi


Đỗ Ngà|

"Only when the last tree has died, the last river been poisoned, and the last fish been caught will we realise we cannot eat money”, câu này tạm dịch là “Chỉ khi mà cái cây cuối cùng bị đốn xuống, dòng sông cuối cùng bị nhiễm độc, và khi con cá cuối cùng bị đánh bắt thì chúng ta mới nhận ra rằng, tiền không thể ăn được”.


Vâng! Đó là câu châm ngôn nổi tiếng của một Người Mỹ bản xứ- người Indian. Và cho nến nay nước Mỹ đã quá văn minh nhưng câu châm ngôn ấy vẫn sống mãi. Nó sống mãi vì đơn giản nó chính là chân lí, chân lí muôn đời. Câu nhắc nhở này giúp mọi người hiểu rằng, dù xã hội có hiện đại đến đâu thì tiền cũng chỉ là phương tiện để chúng ta có được lương thực và nước uống để duy trì sự sống. Xin khẳng định chỉ có lương thực và nước uống mới nuôi sống chúng ta chứ không phải tiền. Khi lương thực đã hết, nước sông đã cạn thì có ai nhét tiền vào mồm để sống không? Không.
Hiện nay khi dịch bệnh bùng phát trên khắp thế giới thì hậu quả rõ ràng là giao thông bị hạn chế và sản xuất bị đình trệ. Khi ấy, an ninh lương thực trở thành vấn đề sống còn với quốc dân đồng bào. Có thể nói, với tình hình dịch bệnh khó lường như hiện nay thì rất có thể đất nước sẽ đến lúc phải nhận ra rằng “À! Hóa ra tiền không thể ăn được”. Nếu hôm nay chưa nhận ra điều đó thì ngày mai có hối hận sẽ là quá muộn. Lúc đó cái đói ập đến cho hàng triệu người thì ai chịu trách nhiệm?
Được biết vào ngày 23 tháng 3, sau cuộc họp thường trực Chính Phủ thì Văn Phòng Chính Phủ đã ra Thông báo số 121/TB-VPCP cho ngưng xuất khẩu gạo để đảm bảo an ninh lương thực. Nội dung của bản thông báo chủ yếu là nằm ở điểm b và điểm c của khoản 2 mà thôi. Nội dung của 2 điểm này như sau: (xin trích)
“b) Đồng ý với đề xuất của Bộ trưởng Bộ Công Thương tạm dừng việc xuất khẩu gạo đến hết tháng 5 năm 2020 nhằm đảm bảo các mục tiêu, nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo, góp phần ổn định giá gạo trong nước. Giao Bộ Công Thương khẩn trương xây dựng, ban hành Thông tư hướng dẫn cụ thể hóa việc tạm dừng xuất khẩu gạo theo trình tự thủ tục rút gọn (có hiệu lực ngày ký).
c) Bộ Tài Chính chỉ đạo Tổng Cục Dự trữ Nhà nước khẩn trương mua đủ số lượng lương thực dự trữ theo kế hoạch được giao để đảm bảo đáp ứng các nhu cầu đột xuất, cấp bách; chỉ đạo Tổng Cục Hải Quan dừng việc mở tờ khai hải quan xuất khẩu gạo từ 0 giờ ngày 24 tháng 3, đối với những lô hàng đã được đăng ký mở tờ khai hải quan trước 0 giờ ngày 24 tháng 3 năm 2020 thì tiếp tục được thực hiện” (hết trích)
Theo Thông báo từ Văn Phòng Chính Phủ thì đề nghị ngưng xuất khẩu gạo là của ông Bộ Trưởng Trần Tuấn Anh, nhưng không hiểu sao chỉ sau 1 ngày ra thông báo thì ông Bộ Trưởng này lại cho gởi một công văn hỏa tốc đến Thủ tướng và yêu cầu ngưng thực hiện điểm b và một phần điểm c của khoản 2 trong Thông báo số 121/TB-VPCP? Mà nói cho cùng, nội dung chính của Thông Báo 121/TB-VPCP chính là điểm b và c của khoản 2 này thôi. Vậy nếu ngưng thi hành 2 điểm này có khác nào hủy Thông Báo 121/TB-VPCP của thủ tướng? Trần Tuấn Anh chơi trò gì đây? Có kẹo thơm nào vừa đút vào miệng ông ngay sau khi Thông báo vừa kí hay sao mà ông quay ngoắt 180 độ một cách khó hiểu như vậy?
Thực tế có nhiều bằng chứng cho thấy, những số liệu mà phía Trung quốc đưa ra là những con số không phản ảnh đúng thực tế đang diễn ra trong nội địa Trung Quốc. Và không loại trừ khả năng hiện nay Trung quốc vẫn chưa kiểm soát được dịch bệnh. Bằng chứng là ngay sau khi Trung Quốc cho thấy đã kiểm soát được dịch thì họ lại mua tích trữ gạo một cách đột biến. Hành động tích trữ gạo nó tự tố cáo tình hình dịch bệnh chưa hề bị dập tắt. Đứng trước miếng mồi béo bở này. Có lẽ ông Trần Tuấn Anh đã quên mất hàng triệu con người trong nước đang đứng trước nguy cơ thiếu lương thực, nên ông đề nghị được xuất gạo sang cứu dân “nước bạn” chăng? Tất nhiên theo quy luật cung cầu, nếu xuất khẩu gạo lúc này là sẽ lời khẳm, và tất nhiên nếu ông Bộ Trưởng hóa giải được Thông báo của Văn phòng Thủ tướng thì ắt phần “công” của ông ta là không nhỏ đối với bọn con buôn gạo. Với hành động chỉ sau 1 ngày mà ông bộ trưởng này đã thay đổi 180 độ thì nói thật, ông ta cũng là một thứ con buôn cao tay chứ không phải hạng vừa.
Trần Tuấn Anh được ông Trần Đức Lương cho đi Tây học hành, nhưng không biết ông này học như thế nào mà ngày nay ông ta đã trở thành một con buôn hám lợi vô nhân tính, nhẫn tâm phớt lờ những tai họa đang trao lơ lửng trên đầu đồng bào mình. Người CS được cho đi học ở xứ tự do, dường như họ không học gì về những tính nhân bản ở xứ này. Dù đi Tây học thì trong họ chỉ toàn là những dã tâm của người CS, đó là một thực tế đã được chứng minh trên hàng loạt ông lãnh đạo Tây học của CS chứ không riêng gì Trần Tuấn Anh. Vậy nên, đừng hy vọng gì ở lớp trẻ Tây học của con cháu CS. CS không thể thay đổi mà chỉ thay thế, Boris Yeltsin nói quả không sai tí nào./.
-Đỗ Ngà-

Về chuyện quyên góp

Phạm Minh Vũ|

Hôm nay mình có ngồi cùng 2 tay giám đốc doanh nghiệp tư nhân, họ đều thành đạt trong lĩnh vực kinh tế. Bề ngoài sống rất căn bản, nhìn giản dị, tuy có điều kiện nhưng sống rất dễ gần, không chơi Golf như đám quan chức lương 3 cọc 3 đồng, ở nhà tầm trung mặc dù đủ sức mua biệt phủ, khác với bọn lý luận lương chục triệu tháng mà nhà mấy căn liền kề, mua chung cư cao cấp cho vợ bé.
Nhìn bên ngoài ít ai nghĩ họ có điều kiện, nhưng họ dành phần nhiều tiền bạc kiếm ra để làm từ thiện. Trong đợt dịch Virus Trung cộng này, chính phủ VN do thủ tướng Phúc mở lời kêu gọi “ai có tiền góp tiền, ai có hiện vật thì góp hiện vật”. Thiết nghĩ, với doanh nghiệp thành công trong làm ăn, doanh nhân chuyên làm thiện nguyện như thế thì sẽ hưởng lời kêu gọi của thủ tướng. Nhưng không!
Hai tay giám đốc này họ trao đổi thẳng thắn cùng tôi, không phải họ không muốn quyên góp cho chính phủ, vì họ tin số tiền và hiện vật quyên góp ấy sẽ chẳng đến được người cần đến nó. Họ sẽ ra sức ủng hộ cho chính phủ, nhưng không phải là chính phủ độc tài hiện nay.
Lời kêu gọi của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mới đây, đã gợi lại cho người ta một ký ức khủng khiếp trong lịch sử, các nhà tư sản cách bảy thập niên trước đã tin vào lời kêu gọi góp tài sản góp hiện vật của hồ chí minh, họ tin vào ông hồ và sau đó phải trả giá bằng cả sinh mạng bởi những người mình từng tin và nuôi nấng họ.
Hàng loạt đạn tiểu liên bắn sau lưng Bà Cát Hanh Long và đạp bà xuống cái quan tài nhỏ hơn thân thể bà, hay Đảng nhà nước mượn căn nhà của nhà tư sản Trịnh Văn Bô rồi cướp luôn là những bằng chứng cho thấy sự đốn mạt của nhà cầm quyền cộng sản VN không thể nào khác, chẳng thể nào thay đổi bản chất lưu manh ấy.
Nếu không có công cụ tìm kiếm (google), thế hệ tôi sẽ chẳng hiểu Ông Cộng sản Ba-son Nguyễn Hộ, cả nhà và cả đời làm Cộng sản, đã từng sát cánh với ông Nguyễn văn Linh, Võ văn Kiệt, lại kiên quyết ly khai đảng vì đã “chọn nhầm lý tưởng”. Cũng sẽ chẳng hiểu vì sao ông Cộng sản trí thức Ba-Lê Nguyễn Khắc Viện , người đã rời nước Pháp hoa lệ để theo cụ Hồ về nước kháng chiến, bỗng dưng lại kêu lên “Hãy bước vào cuộc kháng chiến mới”!
Cuộc kháng chiến ấy là kháng chiến nào?
Rõ ràng, từ lời kêu gọi xây dựng đất nước của hồ chí minh đến lời kêu gọi chống Virus Vũ Hán tuy 2 thời điểm, nhưng tất cả chúng ta đều biết chỉ là một mục đích.
Mục đích của các lời kêu gọi ấy là lợi dụng lòng yêu nước, thương dân của các nhà tư sản, trong các đợt thảm họa của đất nước để quan chức cộng sản, thời HCM cũng như thời Nguyễn Phú Trọng chỉ để mà ăn chia, mà đục khoét để làm giàu, vinh thân cho phì gia thôi chứ họ đâu có thực tâm lo cho Nhân dân.
Cuộc kháng chiến Nguyễn Xuân Phúc phát động quyên góp ấy không chỉ là chống dịch bệnh, mà đó là phép thử, liệu Nhân dân có thật sự tin vào đảng như tuyên giáo ra rả hàng ngày không.
Lẽ dĩ nhiên, Nhân dân VN hiện nay chẳng còn ai tin vào chính phủ VN mà ủng hộ như cái thời 45 ấy đâu. Họ trải qua, họ chứng kiến bao nhiêu thăng trầm của đất nước họ đủ hiểu, tất cả những gì cộng sản các ông nói ra chỉ là dối trá, chỉ là mị dân. Vì thế, người cộng sản hầu như cô độc, tiếng kêu Nguyễn xuân phúc vừa qua chẳng có mấy ai thật sự quyên góp và ủng hộ. Các doanh nhân chẳng ai ủng hộ lời kêu gọi ấy, thậm chí quan chức đảng giàu nứt vách cũng chẳng mấy ai đem tiền, tài sản ra cho chính phủ.
Lời kêu gọi của Phúc, như tiếng kêu chìm nghỉm của tiếng sỏi rơi xuống ao tù lạnh tanh!
Đơn giản, chẳng ai tin cộng sản. Thế thôi!