Monday, January 4, 2016

Những sự kiện nổi bật đáng ghi nhớ của ngành giáo dục năm 2015

THÙY LINH 01/01/16 08:37
(GDVN) - Năm 2015 được coi là năm giáo dục có nhiều sự kiện “gây bão” thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Dưới đây những sự kiện giáo dục nổi bật nhất năm 2015.
LTS: Kết thúc năm 2015 với rất nhiều sự kiện giáo dục gây tác động mạnh mẽ bên cạnh những thành tựu, thì vẫn còn đâu đó những nỗi lo, trăn trở xuất phát từ học sinh, từ phụ huynh và ngay cả chính những nhà quản lý, thầy cô giáo khắp nơi trong cả nước.

Dưới đây là những sự kiện được các chuyên gia và Báo điện tử Giáo dục Việt Nam bình chọn.
Tòa soạn hoan ngênh và tiếp thu các ý kiến đóng góp của độc giả cả nước vè các bình chọn này, cũng như bổ sung khác!
Kỳ thi THPT quốc gia 2015

Lần đầu tiên Bộ GD&ĐT tổ chức kỳ thi hai trong một, tức là một kỳ thi nhưng kết quả được sử dụng vào hai mục đích xét tốt nghiệp và xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng.

Từ nhiều kỳ thi, thí sinh chỉ còn kỳ thi duy nhất cần vượt qua; từ vài cụm thi ở thành phố lớn, hàng chục cụm thi được tổ chức ở khắp các tỉnh thành đã giảm được áp lực cho thí sinh và toàn xã hội. Cơ hội vào đại học của học sinh cũng tăng lên khi biết kết quả mới làm hồ sơ xét tuyển vào trường phù hợp.

Tuy nhiên, kỳ thi cũng bộc lộ nhiều yếu kém khi để "vỡ trận" ở những khâu công bố điểm thi và rút-nộp hồ sơ ở những phút chót.

Ngay sau đó, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận phải đứng ra nhận trách nhiệm vì tình trạng xáo trộn trong đợt xét tuyển đầu tiên và đưa ra các biện pháp khắc phục cho những đợt sau.

Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội

Đại học Quốc gia Hà Nội là trường duy nhất được Bộ GD&ĐT giao thí điểm thiđánh giá năng lực lấy kết quả tuyển sinh vào Đại học. Bài thi gồm 140 câu hỏi trắc nghiệm, chia làm 3 phần riêng biệt gồm: Tư duy định lượng, tư duy định tính và tự chọn, thời gian làm bài 195 phút trên máy tính.

Kết quả bài thi có giá trị dùng để đăng ký xét tuyển vào Đại học Quốc gia Hà Nội trong thời gian 24 tháng kể từ ngày thi.

Sau hai đợt thi vào tháng 5 và 8, các trường thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội đã tuyển đủ chỉ tiêu. Kỳ thi được đánh giá là thành công khi đạt được các mục tiêu đặt ra, kết quả thi đánh giá năng lực tương ứng với kết quả thi THPT quốc gia.

Tích hợp môn Lịch sử

Sau khi công bố, dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể nhận được sự quan tâm của xã hội khi môn Lịch sử không còn tên trong chương trình học bắt buộc.

Theo Dự thảo môn Lịch sử lại bị tích hợp vào các môn khác, cụ thể ở lớp 1, 2, 3 là môn "Cuộc sống quanh ta"; lớp 4, 5 là "Tìm hiểu xã hội", THCS là "Khoa học xã hội" và THPT là môn "Công dân với Tổ quốc".
Trong khi các giáo sư đầu ngành lên án mạnh mẽ và yêu cầu Bộ GD&ĐT giữ Lịch sử là môn bắt buộc, độc lập, nhất là trong điều kiện chủ quyền biển đảo đang bị đe dọa nghiêm trọng, Bộ GD&ĐT vẫn giữ quan điểm cho rằng Lịch sử không bị xóa bỏ, thậm chí còn xuất hiện nhiều hơn, trong nhiều môn học khác nhau. 
Những sự kiện nổi bật của ngành giáo dục năm 2015
Sức nóng của sự kiện này lan đến cả nghị trường Quốc hội khi trong phiên chất vấn trực tiếp, đại biểu Lê Văn Lại gửi câu hỏi đến Bộ trưởng Phạm Vũ Luận:

"Gần đây dư luận xôn xao, hay nói đúng hơn là có sự xáo trộn tận tâm can về một vấn đề nhạy cảm, đó là thay đổi việc giảng dạy môn Lịch sử từ môn học độc lập thành môn tích hợp. Xin Bộ trưởng nêu chính kiến, nhất là tính ưu việt và tính đúng đắn của nó".

Bộ trưởng Luận tái khẳng định "dự thảo đang lấy ý kiến không có ý định giảm môn Lịch sử. Vấn đề thảo luận là để riêng môn Lịch sử hay để Lịch sử gắn bó với các môn học khác".

Tuy nhiên, cuối kỳ họp Quốc hội đã nêu rõ "tiếp tục giữ môn học Lịch sử trong chương trình sách giáo khoa mới".

Bộ GD&ĐT cấm thi tuyển vào lớp 6

Đầu tháng 3, Bộ GD&ĐT phát đi thông báo cấm các trường (cả trường công lẫn trường tư) tổ chức thi tuyển sinh vào lớp 6.

Nếu cơ sở giáo dục có số lượng học sinh đăng ký vào lớp 6 nhiều hơn so với chỉ tiêu tuyển sinh thì phải xây dựng phương án tuyển sinh phù hợp, trình cấp có thẩm quyền ở địa phương quyết định.

Quy định này lập tức gây xôn xao dư luận, bởi nhiều trường ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh có lượng hồ sơ đăng ký rất lớn. Các năm trước, kỳ thi vào lớp 6 ở những trường này diễn ra khá căng thẳng với tỷ lệ chọi cao.

Một số trường sau đó đã trình phương án đo chỉ số IQ (chỉ số thông minh), EQ (chỉ số cảm xúc), phỏng vấn bằng tiếng Anh, nhưng không được chấp nhận vì vẫn tạo ra áp lực mới cho học sinh.

Mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN)

Năm học 2015 - 2016 có 2.508 trường tiểu học đăng ký. Theo Bộ GD&ĐT, kể cả các trường nhân rộng từng phần (trên 2.000 trường), trong năm học 2015 - 2016, đã có hơn 1/3 số trường tiểu học trên cả nước tổ chức lớp học theo VNEN.

Mô hình này cũng đã được áp dụng thí điểm ở cấp THCS với số lượng tăng lên rất nhiều so với năm học trước.
Ông Nguyễn Vinh Hiển, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, nếu năm học 2014-2015 cả nước có 24 trường trung học cơ sở thuộc 6 tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Hòa Bình, Khánh Hòa, Đắc Lắc, Kon Tum áp dụng thực hiện VNEN thì năm học 2015-2016 cả nước có 1.600 trường THCS đăng ký thực hiện.

Ở nhiều địa phương đã thấy thành công mà mô hình mang lại như giúp học sinh tự tin, sôi nổi trong các giờ học, chủ động, tích cực trong các hoạt động tập thể, các lớp học được cấp kinh phí để trang trí lớp, được tự mua bàn ghế phù hợp, được sửa chữa về điện, nước, sửa cửa lớp, sơn lại tường…được cấp máy tính, máy in, máy chiếu, ti vi.
Học sinh toàn trường được cấp đủ sách, học sinh ở điểm trường lẻ được hỗ trợ ăn trưa tại trường nên đi học đều.
Học theo VNEN, học sinh chủ động tiếp nhận kiến thức, sáng tạo trong cách tiếp cận bài học, được nhìn sự vật trực quan, sinh động... Mô hình trường học mới hoạt động trên nguyên tắc lấy học sinh làm trung tâm. Giáo viên sẽ là người cụ thể hóa mục tiêu, thiết kế và tổ chức các hoạt động học phù hợp với học sinh. 
Trong khi đó, học sinh được chia thành các ban tự quản và chủ động, sáng tạo hơn trong việc tiếp nhận, chia sẻ kiến thức.
Mô hình này đề cao việc cá nhân tự trải nghiệm, khám phá và cũng chấp nhận sự khác biệt về thời gian, tốc độ học của học sinh. Giáo viên sẽ là người chủ động quan sát, phát hiện và kịp thời hỗ trợ cho những học sinh yếu.
Được biết, mô hình trường học mới bắt nguồn từ Colombia vào những năm 1995 - 2000 với những lớp ghép ở miền núi khó khăn.
Thay vì nhìn lên bảng xem cô giảng bài, mô hình trường học mới cho phép học sinh ngồi quây quần theo nhóm và tự tìm tòi, khám phá kiến thức mới trên cơ sở “hướng dẫn học tập” của giáo viên.

Tuy nhiên, triển khai áp dụng rộng rãi chương trình VNEN vào giảng dạy với mong muốn xóa bỏ cách dạy truyền thống xưa nay là đọc, chép để học sinh tự tìm kiến thức nhưng tự tìm theo kiểu mớm sẵn bài bằng cách học sinh chỉ cần điền vài từ, vài số là đã hoàn thành bài tập làm văn, bài toán. Nhiều ý kiến cho rằng ngành giáo dục đang tự tạ ra những bản photocopy.

Mà việc tu sửa phòng học, trang trí lớp theo mô hình VNEN, tổ chức lại lớp, sách giáo khoa, phân công chuyên môn, thiết bị dạy học…rất tốn kém mà ngân sách trong trường thì không có khiến nhiều trường rơi vào cảnh vay nợ để triển khai VNEN.

Hơn nữa, hiện hầu hết bàn, ghế học sinh ở các lớp VNEN hiện nay không đúng chuẩn nên trẻ học ở trường thực hiện mô hình trường học mới VNEN mà để học sinh cong vênh cột sống và loạn thị...
Vụ Tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiếp thu các ý kiến đóng góp nêu trên và đang trong quá trình tìm hiểu để có các giải pháp phù hợp.
Du học sinh nên ở hay về?

Câu hỏi “Vì sao 13 cháu du học, 12 cháu không về?” của đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Hòa (TP.Hồ Chí Minh) sáng 2/11 tại diễn đàn Quốc hội một lần nữa thu hút sự quan tâm, mổ xẻ của nhiều người.

Theo ông Hòa, chuyện 13 học sinh nhận học bổng của cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” đi du học, 12 cháu ở lại nước ngoài làm việc chỉ là một ví dụ minh họa cho tình trạng bức xúc trong sử dụng nhân tài.

Vấn đề này càng được hâm nóng dịp cuối năm qua câu chuyện của TS Doãn Minh Đăng – người từng thi Đường lên đỉnh Olympia – có nguy cơ bị Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ buộc thôi việc sau khi nói xấu trường trên Facebook.

Sau đó, Á quân Đường lên đỉnh Olympia mùa đầu tiên Nguyễn Thành Vinh cho rằng, về nước là sự lãng phí khi môi trường và cơ chế làm việc ở Việt Nam chưa phù hợp cho người tài phát triển.

Nhiều du học sinh khác chia sẻ quan điểm này và cho rằng, ở đâu cũng tốt nếu có đóng góp cho quê hương.

Trường Đại học Tôn Đức Thắng tự phong giáo sư


Giữa tháng 9, Đại học Tôn Đức Thắng, TP.Hồ Chí Minh chủ trương phong giáo sư, phó giáo sư cho cán bộ giảng viên trong trường, nhận được sự quan tâm của dư luận.

Theo lãnh đạo nhà trường, hướng dẫn được soạn ra để làm nguồn tham khảo cho việc bổ nhiệm và đề bạt các chức vụ chuyên môn (trợ lý giáo sư, phó giáo sư, giáo sư) của trường. Sau đó, nhiều ý kiến trao đổi liệu trường đại học có được tự phong giáo sư, phó giáo sư?

Ngày 13/10, Đại học Tôn Đức Thắng công bố tiêu chuẩn bổ nhiệm giáo sư, phó giáo sư. Đến ngày 18/11, nhà trường thay đổi chức vụ thành giáo sư trợ lý, giáo sư dự bị, giáo sư thực thụ và bỏ tên gọi giáo sư, phó giáo sư.

Tuy nhiên, ông Bùi Mạnh Nhị, Chánh văn phòng Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước khẳng định việc này không đúng quy định và cần dừng lại.
Đáp lại, giáo sư Lê Vinh Danh, Hiệu trưởng Đại học Tôn Đức Thắng cho rằng trường không làm sai và sẽ không dừng việc bổ nhiệm giáo sư.

Bạo lực học đường

Năm 2015 xảy ra nhiều vụ việc bảo mẫu, cô giáo mầm non bạo hành trẻ. Một trong những vụ việc nghiêm trọng là nhóm giáo viên tại điểm trông giữ trẻ Sơn Ca (đường Hữu Nghị, TP Đồng Hới, Quảng Bình) trói chân, nhét khăn vào miệng trẻ ngay trong lớp học.

Ngày 9/10, cơ quan điều tra Công an TP Đồng Hới (Quảng Bình) đã khởi tố 2 bảo mẫu.

Theo thống kê của Tổ chức phát triển cộng đồng tập trung vào trẻ em (Plan Internationnal) và Trung tâm nghiên cứu quốc tế về phụ nữ (ICRW), Việt Nam có tỷ lệ bạo hành thứ hai (71%) trong số các quốc gia Campuchia, Indonesia, Nepal, Pakistan. 

Kinh tế nhà nước còn chủ đạo thì không thể có kinh tế thị trường

Kinh te Nha nuoc chu dao thi khong co nen kinh te thi truong

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định: "Nếu chúng ta vẫn cho rằng kinh tế nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo thì không có được kinh tế thị trường đầy đủ và đúng nghĩa".

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đã có cuộc trao đổi với báo điện tử Một Thế Giớixung quanh chủ để tổng kết lại nền kinh tế Việt Nam trong năm 2015 và dự báo cho năm 2016.
Chưa có nền kinh tế thị trường đúng nghĩa
Bà có thể đưa ra đánh giá tổng quan về nền kinh tế Việt Nam năm qua?
- Năm 2015, nền kinh tế Việt Nam có những chuyển động theo hướng bình ổn hơn, phục hồi dần tốc độ tăng trưởng. Các con số thống kê về kinh tế năm qua đều cho thấy sự tăng trưởng cao mà những năm gần đây chưa có được.
Hạ tầng có sự phát triển khá tốt với việc hoàn thành được nhiều dự án giao thông lớn, làm cho bức tranh giao thông Việt Nam có được một dấu ấn. Kinh tế vĩ mô Việt Nam tăng trưởng ổn định, kiểm soát được lạm phát ở mức thấp, trong khi đó tăng trưởng lại được duy trì ở mức độ cao, cơ cấu nền kinh tế tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực...
Xét về tổng cầu của nền kinh tế, chỉ số tiêu dùng tăng 9,12%, cao nhất trong 5 năm trở lại đây. Hoạt động của các doanh nghiệp cũng có những chuyển biến tích cực, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và số vốn tăng cao.
Xếp hạng về năng lực cạnh tranh và điều kiện kinh doanh của Việt Nam được cải thiện. Việt Nam cũng tham gia vào hàng loạt các hiệp định thương mại tự do với thế giới, đánh dấu một bước hội nhập mới và tạo được đà tăng trưởng trong những năm tới. Quá trình tái cơ cấu kinh tế cũng đã có được những chuyển biến nhất định, dù còn chậm chạp.
Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn ở một số ngành. Số doanh nghiệp ngừng hoạt động tăng cao, số doanh nghiệp đăng ký mới chưa biết bao giờ họ sẽ bắt tay vào hoạt động và tạo được bao nhiêu sản phẩm thực, việc làm thực cho xã hội. Tôi quan tâm không chỉ là số lượng doanh nghiệp thành lập mới mà còn quan tâm đến chất lượng khởi nghiệp của doanh nghiệp.
Hơn nữa, quá trình tái cơ cấu còn dang dở, nợ công cao, đầu tư công tràn lan… cũng là những thách thức lớn.
Bà có nói thành công lớn trong năm qua là việc chúng ta hội nhập sâu hơn với thế giới qua các Hiệp định thương mại tự do (FTA). Có ý kiến rằng, quá trình hội nhập được cho là cơ hội để chúng ta bớt lệ thuộc vào kinh tế Trung Quốc. Bà nghĩ sao về ý kiến này?
- Quá trình hội nhập cũng là cơ hội để Việt Nam điều chỉnh lại các mối quan hệ với các nền kinh tế khác trên thế giới. Trung Quốc là một thị trường lớn mà tất cả các nước đều hướng tới. Việt Nam ở bên cạnh thì không thể nói thoát Trung một cách thuần túy mà Việt Nam cần phải cải thiện quan hệ kinh tế với Trung Quốc, đặt nó trong mối quan hệ cùng có lợi, bình đẳng hơn.
Việt Nam không thể để rơi vào sự lệ thuộc với kinh tế Trung Quốc, vì đã lệ thuộc thì không thể có được sự bình đẳng, không thể cùng có lợi cho cả 2 bên. Bên bị lệ thuộc sẽ là bên thua thiệt. Ví dụ như ở Việt Nam, 90% tổng thầu các công trình lớn rơi vào tay Trung Quốc, điều này là không hợp lý.
Việt Nam tham gia các FTA cũng là cơ hội để có thể cân bằng lại các mối quan hệ với các quốc gia khác. Từ đó, tạo cơ hội cho Việt Nam có vị thế khác trong quan hệ kinh tế với Trung Quốc, tránh được sự lệ thuộc sâu hơn về kinh tế. Việt Nam cũng có nhiều sức ép, động lực để cải cách thể chế kinh tế trong nước, đưa Việt Nam đi sâu hơn vào kinh tế thị trường đầy đủ.
Liệu hội nhập có tạo ra được sức ép, động lực để chúng ta có được một nền kinh tế thị trường thực sự, được các quốc gia phát triển công nhận hay không?
- Ở đây không chỉ so với 5 tiêu chí mà Mỹ nêu ra hoặc 6 tiêu chí mà như EU đưa ra mà ngay cả ở trong nước, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng mình chưa có được một nền kinh tế thị trường đầy đủ và đúng nghĩa. Hội nhập này giúp cho Việt Nam có được cái chuẩn của nền kinh tế thị trường theo những cam kết chung và theo đó mà thực hiện.
Không thể có chuyện mình cứ cải cách được một chút rồi nói tiến thêm một bước đến kinh tế thị trường mà không biết bước đó dài hay ngắn,  còn cần bao nhiêu bước nữa mới đến được mục tiêu kinh tế thị trường. Nếu chúng ta vẫn cho rằng kinh tế Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo thì không có được kinh tế thị trường đầy đủ và đúng nghĩa.
Khái niệm “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” cũng cần phải hiểu khác, không thể giữ tư duy kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Nhà nước chỉ làm nhiệm vụ điều tiết, phân bổ nguồn lực thay vì can thiệp quá sâu vào thị trường như hiện nay.
Lâu nay chúng ta cũng đặt ra mục tiêu cải cách cho mình rồi, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 11 cũng đưa ra 3 đột phá chiến lược cho Việt Nam, trong đó thể chế là ưu tiên số 1 nhưng cũng làm chưa đến đâu. Trong nước chưa đủ động lực, chưa đủ sức ép để mà làm cải cách thể chế. Chúng ta có cải cách trong một thời gian khá dài nhưng vẫn chưa có thể chế kinh tế thị trường đầy đủ.
Những cam kết trong hội nhập lần này đều rất mạnh mẽ và có sự giám sát đầy đủ, nhất là với TPP. Do đó, chúng ta không thể cứ làm theo cách mà Việt Nam vẫn làm lâu nay, nhấn mạnh quá nhiều vào đặc thù của mình mà cho phép mình phát triển kinh tế một cách không giống ai. Hội nhập cũng tạo được nhiều động lực mới để Việt Nam phát triển kinh tế của mình.
Độc quyền làm trì trệ nền kinh tế
Kinh tế Việt Nam có nhiều động lực phát triển nhưng vẫn không ít vướng mắc, vướng mắc lớn nhất có lẽ là độc quyền kinh tế bởi nó làm trì trệ nền kinh tế. Bà nghĩ sao về điều này?
- Rõ ràng là thế! Ở bất kỳ quốc gia nào cũng đều chống độc quyền trong kinh tế chứ không phải chỉ Việt Nam. Ở Việt Nam tình hình độc quyền kinh tế phổ biến hơn bởi vì nó lớn quá, nhiều quá.
Độc quyền nằm trong tay các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) hiện nay quá lớn, nhất là so sánh về việc sử dụng nguồn lực của các DNNN. Hiện nay Việt Nam chỉ có khoảng 800 DNNN nhưng vẫn sử dụng tới khoảng 50% tổng nguồn lực của quốc gia. Mức sử dụng đó là quá lớn, tạo thêm cho họ thế độc quyền trong sử dụng cũng như vận hành và cung cấp sản phẩm.
Dó đó, xã hội và doanh nghiệp không có sự lựa chọn mà vẫn phải dùng những sản phẩm của họ với giá thành cao, chất lượng không tương ứng. Những gánh nặng về thua lỗ, nợ nần do quản trị kém của họ thì cả xã hội lại phải gánh nợ.
Độc quyền ở Việt Nam còn gây ra rất nhiều hệ lụy khác như tham nhũng, lãng phí và sự quản lý yếu kém. Nếu Nhà nước mà quản trị trong một môi trường cạnh tranh nhiều hơn, bình đẳng hơn thì buộc họ phải có công cụ, chính sách tốt để quản trị.
Những người làm công tác lãnh đạo các DNNN cũng phải trăn trở hơn, có phương pháp điều hành tốt hơn chứ không chỉ dựa vào ưu đãi để hoạt động thua lỗ. Độc quyền cũng liên quan nhiều đến việc đầu tư công tràn lan và kém hiệu quả, nhất là trong bối cảnh nợ công tăng cao như hiện nay.
Chúng ta cũng đã nhìn nhận được vấn đề này và đã bắt tay thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế. Tuy nhiên, quá trình tái cơ cấu vẫn chưa được như kì vọng. Bà có bình luận gì về điều này?
- Tái cơ cấu kinh tế đã có nhiều đề án, chính sách đưa ra và trong các đề án đó cũng nêu khá đầy đủ những điều cần phải làm. Tuy nhiên, cái thiếu vắng, nút thắt lớn nhất có lẽ là quyết tâm chính trị. Để thực hiện công cuộc tái cơ cấu phải xuất phát từ tư duy đổi mới thực sự của Nhà nước.
Tái cơ cấu chủ yếu nằm trong khu vực công, gồm cả DNNN, đầu tư công, hệ thống ngân hàng thương mại… Tuy nhiên, bản thân khu vực công tự tái cơ cấu mình mà vẫn giữ tư duy kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo thì sẽ không thể nào có hành động mạnh mẽ được.
Nhà nước đưa ra chủ trương, đề án nhưng quyết tâm chính trị lại chưa có đầy đủ. Ngay như Quốc hội, phải là cơ quan có vai trò rất lớn trong việc tái cơ cấu đầu tư công nhưng ở các diễn đàn Quốc hội cũng vẫn thấy nhân nhượng cho nhau rất nhiều ở việc phân bổ ngân sách, quyết định các dự án đầu tư lớn, giám sát chi tiêu thường xuyên… Như vậy sẽ không có được tái cơ cấu tốt.
Rất tiếc là đề án tái cơ cấu đặt ra thì hay nhưng việc thực hiện lại èo uột và không đáp ứng được kỳ vọng của nền kinh tế cũng như mong đợi của xã hội.
Bà có nghĩ chúng ta nên quy định về trách nhiệm cá nhân chứ tình hình hiện nay, rất ít người phải chịu trách nhiệm về sự điều hành của mình?
- Điều đó là cần thiết bởi cái khó quy trách nhiệm ở Việt nam là ở trách nhiệm tập thể, quyết định tập thể. Khi không có một quyết định làm rõ cá nhân nào, cơ quan nào chịu trách nhiệm về toàn bộ quá trình, từng khâu 1 thì rất khó có thể quy kết trách nhiệm về ai. 
Nhiều lắm thì mấy ôngbộ trưởng chỉ xin lỗi ở diễn đàn Quốc hội là cùng. Các lời hứa của bộ trưởng qua năm này, năm khác cũng không thực hiện được nhiều. Quốc hội phải có quyền “không tín nhiệm” chứ không thể chỉ “tín nhiệm thấp” như hiện nay.
Bà có dự đoán gì về kinh tế 2016? 
- Rất khó để nói kinh tế năm tới ra sao. Chúng ta cũng có những lạc quan nhất định như nhiều người đang có dự đoán về kinh tế 2016 dựa vào đà của năm 2015. Tuy nhiên, 2016 vừa chứa đựng nhiều cơ hội và cũng có không ít thách thức.
Về bình diện kinh tế toàn cầu, thế giới đang có thêm những biến động khiến chúng ta cảm thấy lo lắng nhiều hơn là lạc quan. Đó là nạn khủng bố, di cư ở châu Âu khiến nhiều hoạt động kinh tế bị giới hạn. Rồi vấn đề giá dầu thấp, mặt lợi là giảm đầu vào cho nền kinh tế, tuy nhiên, ở Việt Nam, việc giảm sức ép về đầu vào chưa nhiều, chi phí đầu vào vẫn cao trong khi tác hại về giá dầu thì đã thấy rõ. Nông nghiệp cũng đang khó khăn, người nông dân thua thiệt trong cuộc chơi chung.
Sự biến động của đồng tiền cũng như đồng đô la Mỹ cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến chúng ta trong thời gian tới. Cơ hội từ hội nhập cũng rất nhiều nhưng liệu chúng ta có tận dụng được cơ hội đó hay không mới là vấn đề. Có thị trường xuất khẩu lớn những các thị trường kia đều có yêu cầu lớn về chất lượng, thương hiệu chứ không chỉ đơn giản là chúng ta có nhiều hàng, có giả rẻ là chúng ta cạnh tranh được.
Hoặc việc như đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, liệu được bao nhiêu nhà máy vào Việt Nam đem được công nghệ mới vào và chuyển giao công nghệ hay vẫn là công nghệ lạc hậu và gây ra nhiều hệ lụy? Nhất là cơ chế đầu tư ở Việt Nam cũng chưa được thay đổi theo hướng trọng chất lượng thay vì số lượng dự án đầu tư.
Những năm tới, cần phải rốt ráo hơn nữa quá trình tái cơ cấu về doanh nghiệp Nhà nước, đặt doanh nghiệp Nhà nước vào kỉ luật thị trường. Cải cách đầu tư công, nâng cao tính minh bạch, giải trình, cải thiện môi trường pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp…
15:42 04-01-2016
Trí Lâm thực hiện

Loay hoay tìm cách chống tham nhũng?

  - 

Loay hoay tim cach chong tham nhung

Nhiều lúc thấy các cơ quan chống tham nhũng địa phương nước ta báo cáo rằng "năm nay không có trường hợp tham nhũng nào bị phát hiện (?!)", tôi thấy hơi lạ. Hơi lạ bởi tôi cũng như nhiều người dân khác không tin là không có .

Tôi cảm thấy có phần thất vọng khi hết tỉnh này, thành phố kia trong cả nước đánh giá về kết quả đấu tranh phòng chống tham nhũng của địa phương mình trong năm qua. Nếu nói chúng ta không chống được tham nhũng thì cũng không hẳn đã đúng bởi thực tế cho thấy năm nào số tiền thất thoát thu hồi được cũng là... con số đi lên (?!). Năm sau tăng hơn năm trước.
Song nếu lấy chỉ con số "tăng trưởng" đó mà phân tích và cho rằng nó tích cực hơn năm trước thì chưa hẳn đúng. Đó chẳng qua là do sự tinh vi và sự táo tợn của kẻ tham nhũng ngày một nguy hiểm hơn. Nói nó khó phát hiện ra thì đúng hơn.
Hoặc như trường hợp thu hồi tài sản ở 2 đại án tham nhũng của 2 người đứng đầu ở Vinashin và Vinalines thì lại còn quá thấp, không đáng kể . Phạm Thanh Bình (Chủ tịch Vinashin) bị buộc bồi thường 542 tỉ mà mới thu được 1,73 tỉ đồng; còn Chủ tịch Vinalines bị buộc bồi thường 110 tỉ mà thu mới được 5,2 tỉ đồng bao gồm cả án phí (theo Thanh Niên ngày 1.1.2016) thì xem như đã bất lực?
Lấy ví dụ ở TP.Hồ Chí Minh, tại phiên họp HĐND thành phố ngày 5.12.2015 vừa rồi, một báo cáo của Thanh tra thành phố đã cho biết trong 9 tháng đầu năm, thành phố cả chục triệu người này không phát hiện được một trường hợp tham nhũng nào. Nếu quả vậy thì thật tốt! Song liệu có ai đảm bảo đó là một thực tế không thể phủ nhận? Tôi hơi hoài nghi chuyện này. Có chăng là với cách làm như hiện nay, các cơ quan chức năng của chúng ta đang tỏ rõ sự bất lực nhiều hơn chứ không phải không có tham nhũng...
Tờ Tuổi Trẻ ( 28.12.2015) mới đây đã dẫn lời tiến sĩ Terry F.Buss, Viện sĩ Học viện Hành chính quốc gia Hoa Kỳ, một  chuyên gia khá am tường về địa chính trị Việt Nam, bày tỏ:"Nếu Việt Nam muốn chống tham nhũng hiệu quả, thì có 3 giải pháp chính: Một là trả lương cao cho những người làm việc trong bộ máy công quyền. Hai là chú trọng bồi dưỡng tư cách đạo đức cho cán bộ, công chức. Cuối cùng, ba - nhưng quan trọng nhất - là các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam phải đặt việc phòng chống tham nhũng là ưu tiên hàng đầu, đừng nên chỉ nhận định “Tham nhũng là quốc nạn, làm xói mòn niềm tin của nhân dân và đe dọa sự tồn vong của chế độ” nhưng lại không đề ra những biện pháp quyết liệt để phòng chống tham nhũng. Tôi cho rằng các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng đã tìm hiểu kinh nghiệm phòng chống tham nhũng của các nước rồi".
Rồi ông Buss nhận xét : "Cá nhân tôi rất ấn tượng với hệ thống phòng chống tham nhũng của Singapore. Nhiều người sẽ đồng ý với tôi rằng Singapore có mức độ tham nhũng thấp hơn nhiều so với các quốc gia khác. Họ trả lương rất cao cho các quan chức chính phủ, đồng thời đặt ra tiêu chuẩn rất cao về tính chuyên nghiệp của bộ máy công vụ. Singapore mong muốn có một bộ máy công vụ minh bạch và trong sạch nhất, do đó họ không tha thứ cho những hành vi sai trái. Chúng ta phải nhắc đến cố lãnh đạo Lý Quang Diệu vì ông đã góp phần tạo ra một bộ máy công quyền tốt và hiệu quả như thế".
Cũng trên báo Tuổi Trẻ ra ngày 28.12.2015, ông Sarah Dix và ông Jairo Acuna Alfaro - hai cố vấn chính sách của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) cho biết "phòng chống tham nhũng hiệu quả sẽ giúp Việt Nam tạo ra một xã hội công bằng hơn cho tất cả người dân, phù hợp với mục tiêu phát triển thiên niên kỷ”.
Ông Sarah Dix và ông Jairo Acuna-Alfaro dẫn kết quả hai nghiên cứu về phòng chống tham nhũng ở Việt Nam mới đây của UNDP để lưu ý Việt Nam 4 điểm chính sau đây: 1. Việt Nam không cần phải đợi phát triển hơn nữa rồi sau đó mới tập trung chống tham nhũng; 2. Chống tham nhũng là hành động khẩn thiết nếu muốn phát triển bền vững; 3. Dẫu hệ thống quản trị có phức tạp thì sự minh bạch, trách nhiệm giải trình và sự tham gia của người dân trong phòng chống tham nhũng sẽ giúp giảm tham nhũng; 4. Cam kết cải thiện hệ thống quản trị của Chính phủ là yếu tố quan trọng trong việc chống tham nhũng.
Để làm được những việc này, có những việc phải tiến hành đồng thời, đó là chặn đứng cho được việc chi tiêu tiền mặt mà hiếm có nước nào lại như Việt Nam hiện nay. Người ta mua nhà cả chục tỉ, mua ô tô cũng vài tỉ đồng mà vẫn cứ điềm nhiên chi 100% bằng tiền mặt thì có mà tài thánh chúng ta cũng không thể kiểm soát được việc chi tiêu của các vị gọi là "công bộc của dân". Trong khi đó, lương của họ cũng chỉ vài triệu cho tới mươi lăm triệu đồng đã là cao lắm. Có nhiều chuyên gia kinh tế chuyên sâu về tài chính, ngân hàng cũng đã đề cập chuyện này và xem đó như "gót chân Asin" của Việt Nam. Đó là điểm yếu chí mạng mà Nhà nước cùng các cơ quan phòng chống tham nhũng rất khó kiểm soát .
Nên chăng, nếu cứ chi tiêu khoảng 10-20 triệu đồng trở lên, bất kể ai cũng buộc lòng phải chi qua tài khoản. Đây là điều rất khó với người Việt Nam mình lâu nay. Song không lẽ chỉ vì vậy mà chúng ta đành bất lực? Và, cái gì ban đầu không quen thì quyết tâm thực hiện lâu rồi cũng sẽ dần thành nếp.
Câu chuyện ngày nào người ta đi máy bay từ Nam ra Bắc mà để quên cả túi tiền lên tới vài trăm ngàn đô la trên máy bay do đãng trí liệu có gợi cho ta suy nghĩ điều gì trong đó?
Minh bạch tài sản và công khai thu nhập hằng năm là điều hết sức quan trọng, đồng thời có sự giám sát chặt chẽ của đồng nghiệp trong cơ quan và ở khu dân cư. Điều này nghe ra cũng đã thấy phức tạp, khó thực thi bởi có thể dễ nể nang cho qua. Nhưng hãy thử dán tờ giấy kê khai tài sản của mình lên bảng tin cơ quan mỗi dịp cuối năm, trước đồng nghiệp về sự tăng giảm tài sản để người khác đánh giá thực hư, tôi nghĩ rằng nó sẽ làm cho người có chức có quyền phải ý tứ trong chi tiêu, mua sắm hơn... Và như vậy, nó cũng rất tốt chứ sao? Ít nhất, vị công bộc đó cũng sẽ không dám ngông nghênh xài sang quá sức so với đồng lương của họ.
Có nhiều người nói với tôi: Ở đất nước mình, cách kê khai tài sản còn rất hình thức, chiếu lệ. Vì thế, người sắp nhậm chức sẽ khai vống tài sản mình lên cho thật nhiều. Khi đã ngồi ở cương vị dễ có điều kiện tham nhũng, lợi dụng chức vụ quyền hạn để mưu lợi cá nhân, họ vẫn chi tiêu, mua sắm thì ai làm gì được họ? Đúng là kiểu "đối phó" này cũng "sáng tạo" thật. Song, con người ta ai cũng có lòng tự trọng, dù thấp hoặc cao. Đó còn là nhân cách của mỗi người.
Việc giáo dục đạo đức công dân cho trẻ nhỏ phải xem đó là việc rất hệ trọng và phải làm ngay từ bây giờ. Chỉ có vậy, khi công dân đó trở thành công bộc thực thụ của dân, họ sẽ nghiêm túc hơn trong đạo đức, lối sống. Lâu nay chúng ta phát động rất nhiều kỳ cuộc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhưng thử hỏi có khi nào ta mở diễn đàn để cho dân góp ý những cái tốt nhờ có cuộc vận động mà nên? Những cái "học tập" còn rất hình thức, giả tạo, rất lãng phí thời gian, tiền bạc của dân mà sao mãi không bỏ?
Chống tham nhũng là một việc khó. Ai cũng biết vậy. Song, không phải là điều không thể! Hãy nhìn một số nước láng giềng, họ đã và đang làm. Ở Singapore đâu dễ gì tham nhũng, vì cơ chế, chính sách và những chế tài của họ rất hoàn hảo. Vi phạm là ngồi tù và đương nhiên mất việc, mà lương thì trả rất xứng đáng nên họ không dám tham nhũng, không cần tham nhũng.  Ở Trung Quốc, hàng loạt các quan tham cỡ "đỉnh" phải chịu tội nặng như vài năm qua chứng tỏ họ rất mạnh tay chống tham nhũng và chống có hiệu quả.
Nhiều lúc thấy các cơ quan chống tham nhũng địa phương nước ta báo cáo rằng "năm nay không có trường hợp tham nhũng nào bị phát hiện (?!)", tôi thấy hơi lạ. Hơi lạ bởi tôi cũng như nhiều người dân khác không tin là không có .
Nhân đại hội Đảng toàn quốc 12 sắp khai mạc, với trí tuệ tập thể của những đảng viên ưu tú thay mặt cho 4,5 triệu đảng viên cả nước, chúng ta hy vọng sẽ có một sự bàn thảo kỹ càng, khoa học để có cách làm bài bản hơn, căn cơ hơn trong vấn đề hệ trọng mang tính chất sống còn của đất nước này. Phải làm sao để có thể đẩy lùi tệ nạn này ra khỏi đời sống chính trị với mức cao nhất. Chỉ có triệt tiêu (tuy không bao giờ tận gốc được thứ "giặc nội xâm" nguy hiểm này), đất nước ta mới có tương lai sáng sủa lên được. Và đương nhiên, đất nước mới yên ổn và phát triển bền vững được.
Quốc Phong

CSVN bảo vệ ngư dân bằng... miệng

Sau vụ tàu cá bằng gỗ QNg 98459TS của ngư dân Huỳnh Thạch bị tàu cá bằng vỏ thép của Trung Cộng đâm, một lần nữa cho thấy chính quyền CSVN chỉ bảo vệ ngư dân bằng miệng chứ không hề có bất cứ việc làm cụ thể nào.

Tàu của ông Huỳnh Thạch bị tàu Trung Cộng đâm hư hại. Ảnh: Người Lao Động
Bà Võ Thị Cẩm, vợ của thuyền trưởng Huỳnh Thạch nghẹn ngào nói với phóng viên báo Người Lao Động rằng:
"Tàu bị đâm thủng, buồng lái đã sập, máy chính hỏng, ICOM, điện đài đều không dùng được nữa. Vợ chồng tôi vay tiền để đóng con tàu này, mới đi biển được 2 năm, nợ ngân hàng vẫn còn khoảng 1 tỷ đồng. Tàu bị họ đâm hư như vậy, vợ chồng tôi lấy đâu mà trả nợ! Tiền sửa tàu giờ cũng không vay được nữa, chắc phải bỏ nghề thôi".
Không chỉ riêng vợ chồng ông Huỳnh Thạch muốn bỏ nghề, mà rất nhiều nạn nhân của hải quân, ngư dân Trung Cộng cũng đã muốn bỏ nghề. Họ phải bỏ nghề vì không được chính quyền CSVN bảo vệ, bảo đảm cho việc đánh bắt được an toàn, mà luôn luôn phải đối mặt trước những rủi ro từ con người đến thiên nhiên.
Chính từ việc bảo vệ ngư dân bằng miệng, đã khiến cho ngay cả ông Phó Giáo sư- Tiến sỹ Võ Văn Trác, phó Chủ tịch Thường trực Hội nghề cá Việt Nam phải bực tức. Trả lời phỏng vấn báo Người Lao Động trong chiều ngày 3/1, ông Trác cho biết:
"Chúng ta nói nhiều rồi, hay rồi nhưng lời nói phải đi đôi với việc làm, đi đôi với hành động cụ thể, rõ ràng, hữu hiệu hơn nữa".
Song, có lẽ sự bực tức của ông Trác cũng chẳng được phía chính quyền CSVN quan tâm đến. Chứng tỏ là từ lâu nay hành dộng đâm chìm, giết hại, cướp tài sản mà phía chính quyền và ngư dân Trung Cộng cứ diễn ra liên tục, lặp đi lặp lại nhiều lần. Trong những lần xung đột hoặc xô xát, ngư dân Việt Nam chẳng bao giờ nhìn thấy bóng dáng của lực lượng duyên phòng của quân đội ở đâu cả.
Cách đây không lâu, báo chí trong nước cho hay, chỉ riêng trong năm 2015, chính quyền Indonesia đã thả 666 ngư phủ Việt Nam trở về nước. Cùng với đó, phía chính quyền Indonesia cho hay, trong năm vừa qua, số ngư phủ, tàu cá bị họ bắt giữ tăng gấp 3 lần so với những năm trước đó. Đây chính là hậu quả từ việc chính quyền CSVN chỉ biết bảo vệ ngư dân bằng miệng mà không có bất cứ hành động cụ thể, khiến cho họ không dám đánh bắt trên ngư trường truyền thống là vùng biển Hoàng Sa- Trường Sa như trước đây. Song, để nuôi sống gia đình, ngư dân Việt phải đi đến vùng biển xa hơn nhưng tính mạng, tài sản của họ được an toàn hơn.
Đáng lên án hơn, đã không có hành động thiết thực nhằm bảo vệ ngư dân, nhưng chính quyền CSVN luôn hô hào, kêu gọi ngư dân bám biển để bảo vệ chủ quyền. Bằng cách làm này chẳng khác nào kêu gọi người dân đi vào chỗ nguy hiểm, còn việc của lực lượng duyên phòng chỉ là bám bờ để mưu cầu sự an toàn.
Từ năm 1998, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã cho thành lập Cục Cảnh sát biển. Đến năm 2013, Cục Cảnh sát biển đổi thành Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển được trang bị, tài trợ rất nhiều tàu bè, khí tài nhằm bảo vệ ngư dân, vùng biển Việt Nam. Tuy nhiên, bằng từng ấy thời gian, ngư dân chỉ thấy hình ảnh lực lượng duyên phòng trên báo chí, bandroll tuyên truyền chứ trong những lần bị gặp nạn, bị lực lượng kiểm ngư Trung cộng tấn công, ngư dân không hề thấy lực lượng duyên phòng của Việt Nam. Nói cách khác hơn, lực lượng duyên phòng của Việt Nam được thành lập chỉ để trưng bày.
01/03/2016 - 21:28
Ngọc Quân/SBTN

Người dân khắp nơi phản đối Bộ Tài Chính tăng thu phí đường bộ

Năm 2016 sẽ là một năm khốn khó đối với cánh tài xế, nhất là với những người kinh doanh vận tải. Theo một quy định có từ năm 2013, bắt đầu từ 1/1/2016, giá vé thu phí đường bộ mỗi khi qua trạm sẽ tăng gấp đôi, thậm chí gấp 3.



Tài xế phản đối tăng giá thu phí đường bộ của trạm Quán Hàu. Ảnh: Thanh Niên
Việc tăng giá vé ở các trạm thu phí sẽ hứa hẹn có rất nhiều cuộc biểu tình của người dân và giới kinh doanh vận tải trên khắp cả nước. Chỉ vài ngày sau khi phí đường bộ được tăng giá, người dân ở một số nơi đã bày tỏ sự tức giận của mình.
Tại trạm thu phí xã Điện Thắng Bắc (thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) do chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Xây dựng 545 (tại Đà Nẵng) được đưa vào hoạt động từ ngày 1/1/2016 đã xảy ra tắc nghẽn đường. Rất nhiều người từ Đà Nẵng về Quảng Nam thăm gia đình đã dừng lại, cãi nhau với nhân viên thu phí. Họ không chấp nhận giá vé thu phí quá cao.
Rất nhiều chủ xe dưới 12 ghế nói việc tăng giá từ 15,000 đồng lên 35,000 đồng là điều không thể chấp nhận được. Cùng với đó, họ đã tắt máy, dừng xe dẫn đến kẹt xe kéo dài cả 1km.
Cũng trong ngày 1/1, để tránh việc ùn tắc kéo dài, phía cơ quan có trách nhiệm đã yêu cầu trạm thu phí xã Điện Thắng Bắc phải mở chắn lên cho các phương tiện đi qua, lúc đó mới giải quyết được tình trạng kẹt xe.
Trước những tức giận của người dân, ông Thân Hóa- Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xây dựng 545 nói: "Tài xế, nhà xe kêu ca thì kệ họ, chúng tôi thu phí tại trạm xã Điện Thắng Bắc theo đúng Thông tin của Bộ Tài chính. Còn xe đi qua trạm thì chúng tôi thu, chứ nói đi xa, đi gần kiểu đó sao được".
Cũng tương tự, vào sáng ngày 4/1 tại Trạm thu phí Quán Hàu (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) nhiều doanh nghiệp kinh doanh vận tải và chủ xe đã đưa xe của họ đến tập trung tại trạm thu phí để phản đối mức phí mà Bộ Tài chính cho phép thu.
Việc làm này cũng đã khiến hai đầu trạm kẹt xe kéo dài. Mãi đến khi các lực lượng có trách nhiệm đến giải quyết tình trạng kẹt xe mới được vãn hồi.
Bộ Tài chính Việt Nam đang chơi trò hai mặt. Cách đây hơn 10 ngày, chính họ đã có văn bản đề nghị Bộ Giao Thông Vận Tải, yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh vận tải phải hạ cước phí vận chuyển do giá xăng giảm. Trước đó, Bộ Giao Thông Vận Tải cũng có công văn đề nghị phía Bộ Tài chính lùi thời hạn tăng giá thu phí đường bộ đến ngày 1/6. Tuy nhiên, Bộ Tài chính vẫn nhắm mắt cho các trạm thu phí tăng giá theo đúng lộ trình.
Theo thống kê, có tất cả 23 trạm thu phí trên khắp cả nước được Bộ Tài chính cho phép tăng giá thu phí đường bộ khi qua trạm. Cùng với những khó khăn của nền kinh tế hiện nay, chính quyền CSVN đang coi người dân Việt là những "chùm khế ngọt", để họ thoải mái bòn rút đến tận xương tủy.
Trong năm 2015 đã xảy ra tình trạng người dân biểu tình liên tục để phản đối các trạm thu phí tăng giá. Nổi bật nhất là việc người dân ở huyện Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình) liên tục trong trong nhiều ngày chặn xe ở hai đầu trạm thu phí trên Quốc lộ 6. Cho dù bị người dân phản ứng dữ dội nhưng ngay trong ngày 1/1/2016, trạm thu phí này vẫn quyết định tăng giá theo đúng lộ trình.
Năm 2016 sẽ là năm hứa hẹn rất nhiều cuộc biểu tình của người dân nhằm phản ứng lại quyết định tăng giá thu phí đường bộ của chính quyền CSVN.
01/04/2016 - 07:22
Ngọc Quân/SBTN


Ngư dân bỏ biển vì ngân hàng “ngâm tôm” rồi “lắc đầu”

“4 tháng ròng rã, ngân hàng chưa động tĩnh gì…Đến 7 tháng họ điện nói trả hồ sơ… Tàu sắp xong mà ngân hàng nói không chấp thuận dự án, giờ biết làm răng?”. Đi đâu cũng nghe ngư dân bỏ biển ngồi chờ ngân hàng và chửi đổng.
Ngư dân Đoàn Ngọc Nhi
Trong khi đi tìm hiểu vụ tàu cá Quảng Ngãi bị tàu đánh bắt ghẹ của Trung cộng đâm chìm hôm 01-01-2016, phóng viên nghe rất nhiều tiếng than van của ngư dân là ra biển sợ tàu Trung cộng, còn trên bờ thì sợ ngân hàng.
Tháng 8-2014, thủ tướng CSVN ký ban hành Nghị định 67/2014/NĐ-CP, cho biết ngân hàng sẽ hỗ trợ vốn vay ưu đãi cho ngư dân đóng tàu vỏ thép, công suất từ 400 Mã lực trở lên. Vậy là nhiều ngư dân coi ngày tốt để khởi công đóng tàu theo thiết kế đã được gửi trong bộ hồ sơ vay vốn ngân hàng.
Tuy nhiên các ngư dân đã chờ từ tháng này qua tháng khác mà không thấy ngân hàng gọi để cho vay vốn. Ngư dân Phạm Đạo ở xã Tam Hải, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, kể: “Chọn ngày lành tháng tốt, vợ chồng tôi đóng tàu dài 31.6m, cao 3.2m, máy 822 Mã lực, tổng dự toán gần 10 tỷ đồng. Nhưng từng ngày trôi qua, con tàu đã đóng gần xong mà ngân hàng vẫn không thấy đâu. Mới đây, sau 4 tháng vợ chồng tôi nộp hồ sơ, ngân hàng mới điện thoại nói là hồ sơ không được giải quyết”.
Ông Đạo cũng không thể hiểu được lý do vì sao ngân hàng không cho vay. “Họ trả lời miệng qua điện thoại mà thôi. Giờ tiến không được mà thoái cũng không xong” - ông Đạo buồn bã. Rơi vào thế kẹt, ông Đạo quyết định “cầu khẩn” một ngân hàng khác trên địa bàn. Ông lại tiếp tục nuôi hy vọng bởi cán bộ ngân hàng này hứa sẽ xem xét và giải ngân trong tháng 1 này.
Còn trường hợp của ông Đoàn Ngọc Nhi, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi thì nộp hồ sơ vay vốn tại chi nhánh ngân hàng Vietcombank Dung Quất. Ngân hàng có biên bản làm việc, có thư phúc đáp, nội dung yêu cầu bổ sung các loại giấy tờ và hướng dẫn rất chi tiết. Tuy nhiên hồ sơ đã kéo dài cả năm đến nay vẫn chưa xong.
Khi bắt tay vào làm hồ sơ vay tiền, các ngư dân còn ngã ngửa khi biết rằng phải đóng khoản thuế giá trị gia tăng 10%. “Tàu thép của tôi có tổng dự toán là 12.3 tỷ đồng. Tôi phải bỏ ra thêm 1.2 tỷ đồng nộp thuế giá trị gia tăng. Đây là một khoản quá lớn. Với ngư dân nghèo sao xoay xở nổi?” - Ông Đoàn Ngọc Nhi than. Ông Nhi bỏ biển 1 năm, ôm đống hồ sơ chạy tới chạy lui nhưng vẫn chưa vay được vốn (ảnh).
Tàu vỏ thép của Trung cộng đang đánh bắt ở ngư trường Hoàng Sa của Việt Nam to gấp 4 lần tàu cá QNg98459 TS của ông Huỳnh Thạch bị đâm chìm hôm 01-01-2016. “Bấy lâu nay, ngư dân tại địa phương ra khơi hành nghề đánh bắt bằng tàu vỏ gỗ, công suất còn thấp nên hiệu quả không được bao nhiêu. Có tàu lớn, thời gian hoạt động trên biển sẽ kéo dài, năng suất đánh bắt sẽ được nâng lên đáng kể, và cũng không phải e sợ tàu của ngư dân Trung cộng”, ngư dân Đoàn Ngọc Nhi nói.
01/04/2016 - 08:09
Vũ Minh Ngọc / SBTN

CSVN tạo điều kiện dễ dàng hơn để xuất khẩu cô dâu Việt

Bắt đầu từ ngày 1/1/2016, Luật Hộ tịch mới bắt đầu có hiệu lực. Luật này bỏ nhiều rào cản trong việc người Việt Nam kết hôn với người nước ngoài.
Cụ thể, Luật Hộ tịch này giao quyền giải quyết đăng ký kết hôn có liên quan nước ngoài về cho cấp quận / huyện, và bỏ thủ tục phỏng vấn khi kết hôn. Khác với quy định cũ, việc tiếp nhận thủ tục kết hôn có yếu tố nước ngoài là Sở Tư pháp cấp tỉnh / thành phố trực thuộc trung ương; đương sự phải trải qua thủ tục phỏng vấn để được cấp chứng nhận độc thân, phỏng vấn trước khi cấp chứng nhận kết hôn cho cô dâu Việt và người nước ngoài.
Theo đánh giá của giới luật sư, quy định mới về việc kết hôn có yếu tố nước ngoài ảnh hưởng nhiều nhất tới phụ nữ Việt Nam. Bởi thực trạng người nước ngoài tới Việt Nam tìm vợ, đặc biệt là từ Nam Hàn, Đài Loan và Trung Cộng trong nhiều năm nay trở thành một vấn đề xã hội lớn. Các cuộc hôn nhân có yếu tố nước ngoài này thường vì nhu cầu xuất ngoại và nhu cầu kinh tế, chứ xuất phát từ tình cảm còn ít. Điều này làm tổn hại nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm người phụ nữ, chưa kể tới vi phạm nguyên tắc trong pháp luật hôn nhân gia đình.
Theo nhận định của Luật sư Đào Thị Bích Liên – Đoàn Luật sư Sài Gòn chia sẻ trên báo Tuổi trẻ, những quy định dễ dãi này “sẽ biến Việt Nam thành một “cường quốc” xuất khẩu cô dâu”.
Luật sư Bích Liên chứng minh, giao quyền cho chính quyền cấp quận / huyện nhận hồ sơ và cấp giấy chứng nhận kết hôn cho người nước ngoài trong điều kiện các quận / huyện, đặc biệt là những vùng sâu vùng xa, nơi vấn nạn lấy chồng ngoại phổ biến thì thiếu nguồn lực có chuyên môn, trình độ ngoại ngữ ; sự kết nối với sở, ban ngành để xác minh hồ sơ không có.
Mặt khác, chưa có các văn bản hướng dẫn và quy trình thẩm định (giống như phỏng vấn đương sự theo quy định cũ) để xác định đâu là hôn nhân hợp pháp, đâu là hôn nhân vì động cơ khác, để căn cứ vào đó cấp hoặc từ chối cấp giấy chứng nhận kết hôn.
Cô dâu Việt Nam và người nước ngoài khi kết hôn chỉ cần nộp giấy chứng nhận độc thân và các bên chỉ cần chờ không quá 15 ngày thì được chính quyền quận / huyện cấp giấy chứng nhận kết hôn.
Điều này sẽ loại bỏ đi tất cả các rào cản góp phần chống lại vấn nạn “xuất khẩu cô dâu” Việt Nam. Sẽ còn có nhiều người phụ nữ Việt bị coi rẻ, làm dâu xứ người và chịu nhiều đắng cay.
01/04/2016 - 07:36
Nhật Nam / SBTN