Tuesday, November 7, 2023

Nhiều gia đình ở Huế sống thấp thỏm lo sông sạt lở mất nhà

 THỪA THIÊN HUẾ, Việt Nam (NV) – Nhiều gia đình ở phường Hương Hồ, thành phố Huế, đang sống thấp thỏm hằng ngày bên bờ sông Hương, sông Bồ trong nỗi lo không biết lúc nào “hà bá” cuốn trôi nhà cửa, vườn rẫy.

Báo Tuổi Trẻ hôm 7 Tháng Mười Một dẫn lời anh Hoàng Đình Tài, có nhà nằm sát sông Hương, cạnh bên chùa Thiên Mụ ở phường Hương Hồ, thành phố Huế, cho biết trước đây quán ăn của gia đình cách bờ sông Hương gần 10 mét, có một hàng tre hơn 20 năm tuổi được trồng để giữ đất, chống sạt lở.

Một đoạn sạt lở nghiêm trọng, uy hiếp nhà dân ở sát sông Bạch Yến, thành phố Huế. (Hình: Sơn Thùy/Tuổi Trẻ)

Thế nhưng sau trận mưa hồi cuối Tháng Mười vừa qua, nước sông Hương đã cuốn trôi cả bụi tre già, uy hiếp đến hàng quán, nhà cửa.

“Đêm đó, tôi đang ngủ trong nhà thì nghe ngoài bờ sông có tiếng như bom nổ. Chạy ra xem thì thấy cả một mảng đất và bụi tre già bị lở, trôi xuống lòng sông, hở nguyên một hàm ếch to tướng. Bây giờ, nhà tôi chỉ cách sông Hương có vài mét nên mỗi bận nghe đài báo mưa to là lo lắm,” anh Tài kể.

Ngược dòng sông Hương lên khu vực thượng nguồn, hàng chục gia đình ở tổ dân phố Long Hồ Thượng 2, phường Hương Hồ, cũng ăn ngủ không yên vì nỗi lo sạt lở.

Anh Nguyễn Văn Vĩnh đang sống nơi này kể rằng, trước đây mảnh đất gia đình rộng hơn 2,500 mét vuông trồng toàn cây thanh trà, cách bờ sông Hương hơn 10 mét, nhưng nay chỉ còn gần 2,000 mét vuông đất. Ấy vậy mà bờ sông cứ sạt lở, ngày một lấn dần đến gần căn nhà đang sống, buộc anh Vĩnh phải dời nhà vào sâu trong khu đất.

Sợ gánh trách nhiệm sạt lở gây chết người, mỗi bận mưa lớn, các hồ thủy điện, thủy lợi đầu nguồn sông Hương xả nước, giới hữu trách địa phương chỉ biết mõi việc mang dây đến rào, cắm bảng cấm luôn con đường độc đạo sát sông.

“Mỗi lần đài báo mưa to là nhà tôi gần như bị cô lập trong nhiều ngày, chẳng làm gì được vì chính quyền giăng dây cảnh báo sạt lở. Thế nên khi nghe dự báo mưa to là tôi lại hối hả đi mua mì tôm, gạo, mắm muối để dự trữ sẵn trong nhà, cực vô cùng,” anh Vĩnh ngao ngán nói.

Không chỉ có sông Hương mà trên nhiều con sông khác ở Huế như sông Bồ, sông Bạch Yến…cũng đang có nhiều gia đình sống trong cảnh lo âu vì sạt lở.

Xác nhận với báo đài, ông Đặng Văn Hòa, chánh văn phòng Ban Chỉ Huy Phòng Chống Thiên Tai và Tìm Kiếm Cứu Nạn Tỉnh Thừa Thiên Huế, cho biết tình hình sạt lở bờ sông, đặc biệt là ở sông Hương và sông Bồ đã diễn ra nhiều năm qua và ngày càng nghiêm trọng sau mỗi đợt thiên tai, ảnh hưởng đến đời sống của hàng chục gia đình trong tỉnh.

Nói về giải pháp ngăn chặn, theo ông Hòa, trước mắt, sau mùa mưa bão năm nay, nhiều điểm sạt lở nghiêm trọng trên sông Hương, sông Bạch Yến… thuộc thành phố Huế “sẽ được xử lý khẩn cấp” bằng cách đắp kè bằng tre, bao cát chống sạt lở tạm thời.

Sợ gánh trách nhiệm, mỗi bận mưa bão, chính quyền chỉ đến cắm biển, giăng dây cảnh báo sạt lở. (Hình: Nhật Linh/Tuổi Trẻ)

Về lâu dài, tỉnh đã yêu cầu các địa phương lập dự án làm kè bê tông tại các bờ sông sạt lở vào kế hoạch đầu tư công.

“Tuy nhiên, do nguồn lực còn hạn chế nên nhiều dự án xây kè chống sạt lở đoạn bờ sông đến hiện nay vẫn chưa thực hiện được,” ông Hòa cho biết. (Tr.N)

Thêm một sự thật về thần tượng Hồ Chí Minh, lại gây sốc cho những kẻ sùng bái?

Liên tiếp trong những ngày gần đây, không chỉ truyền thông nhà nước, mà cả trên mạng xã hội, từ khóa “Hồ Chí Minh” trở thành một hot trend được xuất hiện nhiều lần.

Xin bắt đầu bằng bản tin, “Người đóng giả Bác Hồ vào quán bar ở Hà Nội có thể đối mặt vi phạm hình sự?”, của báo Dân Việt ngày 3/11/2020. Bài báo cho biết, Cơ quan Công an đã triệu tập nam thanh niên đóng giả Bác Hồ vào một quán bar ở Hà Nội, để làm rõ động cơ, mục đích, để xử lý nghiêm minh.

Theo đó, “… một clip được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội cho thấy, nam thanh niên đóng giả Bác Hồ đã đến quán bar có địa chỉ tại phố Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội)”.  Cùng đó, báo Dân Việt còn khuyến cáo, việc đóng giả, “nhái” hình ảnh lãnh tụ một cách thiếu nghiêm túc, khiến rất nhiều người bức xúc.

Theo báo Dân Việt, sau khi bị dân mạng phản ứng gay gắt, đoạn clip đã được chủ nhân xóa khỏi trang cá nhân, quán bar cũng khóa trang Facebook của mình. Tuy nhiên, đoạn clip đã được nhiều người sao chép và chia sẻ ở các diễn đàn.

Công luận và giới quan sát thấy rằng, chuyện vừa kể xảy ra trong đêm Halloween, một lễ hội truyền thống được tổ chức vào ngày 31/10 hàng năm. Theo ý nghĩa truyền thống của lễ hội Halloween, chủ đề là xoay quanh việc sử dụng “sự hài hước và chế giễu, để đối đầu với quyền lực của cái chết”.

Trong một xã hội tự do thì hành động như trên chỉ là quyền biểu đạt của công dân, sẽ không có bất kỳ vấn đề gì. Rất nhiều người dân xứ tự do nhái hình ảnh lãnh đạo của họ với mục đích chế giễu, thậm chí là bôi nhọ, nhưng chẳng có ai bị xử lý.

Nhưng ở Việt Nam, hành động này lại là điều “không bình thường”, khi hình ảnh của ông Hồ Chí Minh được sử dụng như “sự hài hước và chế giễu để đối đầu với quyền lực của cái chết”.

Câu chuyện thứ hai liên quan đến cuốn sách “Thư gửi nước Mỹ” của ông Hồ Chí Minh, do Nhà xuất bản Hội nhà Văn ấn hành. Được biết, cuốn sách này được xuất bản nhân sự kiện Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden sang thăm Việt Nam, vào trung tuần tháng 9/2023.

Nội dung cuốn sách gồm 32 bức thư, điện văn, công hàm, đối thoại… của ông Hồ Chí Minh, gửi cho các Tổng thống, các bộ trưởng, các tổ chức, các cá nhân… của nước Mỹ, trong suốt 24 năm, từ năm 1945, đến năm 1969. Nhiều tư liệu lần đầu được công bố.

Nhà văn Tạ Duy Anh phát hiện thông tin có thể coi là chấn động, sau khi đọc cuốn sách. Cụ thể:

“Trong bức thư gửi Tổng thống Mỹ đề ngày 22/11/1945, ông [Hồ] không ngại dùng từ “cầu xin” với ông Tổng thống Mỹ: “Vì thế tôi tha thiết cầu xin ngài về bất cứ sự giúp đỡ nào có thể được”.”

Tác giả Tạ Duy Anh, với thân phận một nhà văn đang sống ở Việt Nam, đã cẩn thận “rào trước đón sau” về một thực tế, là: “Ngày nay vẫn có rất nhiều người sùng bái Hồ Chí Minh, coi việc chửi nền chính trị Mỹ như một đảm bảo (dù thô thiển) cho lòng trung thành của họ với ông. Họ có thể sẽ rất sốc, khi trong hầu hết những bức thư, Hồ Chí Minh đều ca ngợi hết lời những giá trị Mỹ, như Tự do, Dân chủ, Tôn trọng nhân quyền, Thượng tôn công lý.”

Lâu nay, báo chí, truyền thông nhà nước của Đảng Cộng sản Việt Nam thường có các bài viết lên án việc “bôi nhọ Hồ Chí Minh”, từ các thông tin ngoài luồng, không chịu sự kiểm duyệt của họ.

Nhưng đó chỉ là những thông tin phơi bày những sự thật vẫn bị dấu kín, đồng thời đưa ra một hình ảnh trái ngược với chân dung một Hồ Chí Minh, mà từ trước tới nay vẫn được sách vở và truyền thông nhà nước tuyên truyền, mô tả như một vị thánh.

Kể cả những câu chuyện được kể từ những nhân chứng từng sống bên cạnh ông Hồ trước đây, như cựu Đại tá Bùi Tín, nhà văn Vũ Thư Hiên… thì báo Đảng đều chụp mũ cho họ, rằng “họ là những kẻ đào tẩu khỏi Tổ quốc, phản bội lý tưởng đã theo đuổi, nhiều chục năm nay không ngừng viết sách, viết báo, lên các đài phát thanh nước ngoài vu cáo, bôi nhọ, xuyên tạc về Hồ Chí Minh.”

Có nghĩa là, những sự thật thì nhà nước Cộng sản Việt Nam ra sức chối bỏ, ngược lại, họ còn bịa đặt các thông tin giả để lừa bịp dân chúng. Ví dụ, vụ Hồ Chí Minh là danh nhân văn hóa thế giới, sau khi bị dư luận vạch trần là thông tin bịa đặt, không có thật.

Hay chuyện ông Hồ có mấy vợ, có con rõ rành rành, là ai, tên gì, đang ở đâu, kể cả trang Wikipedia cũng thừa nhận, biết không cãi được thì Đảng và chính quyền lờ đi, coi như… “quên”.

Nhưng vụ ông Hồ với bút danh là Trần Dân Tiên” và “T. Lan”, viết sách “Vừa đi đường vừa kể chuyện” để tự sướng, dư luận thấy rằng, dù có muốn bác bỏ, thì Đảng Cộng sản Việt Nam cũng phải chịu botay.com, vì bằng chứng quá rõ ràng, không đỡ nổi cho Bác./.

Trà My – Thoibao.de

https://thoibao.de/blog/2023/11/05/them-mot-su-that-ve-than-tuong-ho-chi-minh-lai-gay-soc-cho-nhung-ke-sung-bai

Vì sao đa số người dân có muốn cũng không dám tin vào Đảng?


Sau khi Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh ban hành quy định về việc “mua tin”, với mức không quá 10 triệu đồng/tin từ người dân, để phục vụ công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, đồng thời hứa đảm bảo giữ bí mật thông tin, bảo vệ người tố cáo, cung cấp thông tin.

Dư luận xã hội thấy rằng, dân tình nghe qua thì sướng lắm, vì vừa có tiền vừa góp phần chống giặc nội xâm. Nhưng sự sung sướng ấy chả được bao lâu, trên mạng xã hội có nhiều ý kiến cảnh báo rằng, bà con đừng có dại mà tin, rồi làm đơn tố giác, tố cáo. Có khi, kẻ bị tố cáo chưa làm sao, thì người tố cáo đã bị bắt giam hoặc bị tai nạn giao thông bất thường rồi tử vong.

Người ta còn dẫn chứng phát biểu của ông Phạm Trọng Đạt – Cục trưởng Cục Chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ, nói tại Hội nghị chống tham nhũng do Bộ Tư pháp tổ chức ngày 4/3/2016, rằng, “Chống lại họ có khi chúng tôi chết trước!”, kèm theo lời nhắc nhở, “miếng pho mát ngon chỉ có trong chiếc bẫy chuột”.  Thậm chí, có ý kiến còn nói toạc móng heo, “Mấy ông bỏ ra 10 triệu tiền thuế của dân để “bẫy” kẻ thù tố cáo mình, thì quá hời, Cộng sản đúng là khôn hết phần của thiên hạ.”

Liệt kê dài dòng như vậy để thấy, đa số người dân Việt Nam, có muốn tin cũng không dám tin vào cái Đảng Cộng sản Việt Nam này – một đảng chuyên nói một đàng, làm một nẻo.

Ngoài mặt thì họ vận động tuyên truyền, kêu gọi nhân dân tham gia phòng chống tham nhũng, làm tai mắt cho Đảng trong công cuộc chống giặc nội xâm… Nhưng sau lưng, họ triệt hạ không thương tiếc những người “dám” tố cáo cũng như chống tham nhũng.

Không chỉ riêng bài học của cựu Đại úy Công an Lê Chí Thành, vì tố cáo Giám thị Trại giam Thủ Đức tham nhũng tiêu cực, hay việc quay clips làm bằng chứng của hành vi tham nhũng của lực lượng cảnh sát giao thông để tố cáo trên mạng xã hội. Kết cục không chỉ bị công an đánh cho thân tàn, ma dại, mà còn bị bị khởi tố bắt giam và bị kết án nhiều năm tù giam với cáo buộc ‘Chống người thi hành công vụ’ và tội ‘Lợi dụng các quyền tự do- dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự năm 2015.

Song chuyện của Đại úy Công an Lê Chí Thành là quá nhỏ nhoi, với chuyện của cụ Lê Đình Kình Chủ tịch ở xã Đồng tâm, huyện Mỹ Đức thành phố Hà Nội, một người 84 tuổi đời, 56 tuổi đảng.

Bởi cụ Kình “ngây thơ”, cả tin vào lời kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, để cuối cùng, lực lượng Cảnh sát Cơ động thuộc Bộ Công an, với hàng trăm tay súng, nửa đêm đã tấn công vào thôn Hoành và bắn chết cụ Kình trong phòng ngủ.

Dù rằng, đến trước khi chết, cụ Lê Đình Kình luôn luôn nói rõ, cụ không chống Đảng, không chống nhà nước, chỉ chống bọn tham nhũng, chống lợi ích nhóm theo lời kêu gọi của Tổng Bí thư Trọng.

Vậy mà, lực lượng “công an nhân dân còn Đảng còn mình lại”, lại quyết không tha cho cụ, họ giết cụ bằng một phát súng bắn thẳng vào tim.

Thử hỏi, một nhà nước lại đối xử thô bạo với một thành viên “lão làng” trong chính Đảng cầm quyền của mình, mà không cần tòa án xét xử.

Giáo sư Mạc Văn Trang, người từng có hơn 54 năm tuổi Đảng, và đã quyết định bỏ Đảng, vì mất lòng tin. Giáo sư Mac Văn Trang từng nhận định rằng, “Chưa bao giờ, người ta cảm thấy mất niềm tin vào Đảng Cộng sản Việt Nam như bây giờ, nhất là sau vụ Đồng Tâm, họ đã giết ông cụ [Kình] ấy nên dư luận xã hội người ta bất bình.”

Cho nên đừng hỏi, vì sao đa số người dân Việt Nam không tin vào Đảng Cộng sản Việt Nam.

Vậy mà, báo Quân Đội Nhân Dân số đặc biệt ngày 20/1/2020, đã đăng một bài viết với tựa đề “Đảng khai xuân khải hoàn”. Trong đó, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nói: “… có lẽ hiếm có dân tộc nào trên thế giới, khi nói đến Đảng cầm quyền, nhân dân lại dành cho một sự trân trọng, tự hào, yêu thương như dân tộc Việt Nam đối với Đảng Cộng sản Việt Nam.” Ông Trọng còn nói thêm, đại ý, không có đảng cầm quyền nào trên thế giới được dân tin yêu như Đảng ta.

Đó là nguyên văn lời của ông Nguyễn Phú Trọng, tuyên bố sau ít ngày ông ra lệnh cho công an giết chết cụ Lê Đình Kình, vào ngày 9/1/2020.

Theo Đài Á Châu Tự do, Tiến sĩ Nguyễn Quang A nhận xét về phát biểu “đi trên mây” của ông Trọng, cho biết:

“Tôi nghĩ, đi lang thang trên các xe buýt ở Hà Nội, hay lang thang quán trà, quán nhậu, quán ăn, rồi vểnh tai lên nghe, thì số người dân ghét chế độ này, ghét Đảng Cộng sản Việt Nam của ông Nguyễn Phú Trọng, chắc phải lên đến 70%.”

Khi đó, dư luận đồng tình cho rằng, nhân dân nào mà ủng hộ cho một cái “đảng” giết đồng chí của mình, hả ông Trọng?./.

Trà My – Thoibao.de

https://thoibao.de/blog/2023/11/05/vi-sao-da-so-nguoi-dan-co-muon-cung-khong-dam-tin-vao-dang

Bao giờ Việt Nam mới hết trở thành bản sao của Trung Quốc?

 


Đài tiếng nói nước Pháp RFI đưa tin, chính quyền Trung Quốc ngày 1/11 thông báo, tất cả các tài khoản mạng xã hội của những nhân vật gây ảnh hưởng, có nhiều người theo dõi, sẽ phải công khai danh tính thật.

Theo đó, chính quyền Trung Quốc vừa bắt buộc người dân phải công khai danh tính đối với các tài khoản của những nhân vật gây ảnh hưởng trên mạng xã hội.

Cụ thể, “Những người nổi tiếng gây ảnh hưởng sẽ là những đối tượng liên quan đến chiến dịch chấm dứt các tài khoản ẩn danh trên mạng xã hội. Từ nay trở đi, các “tài khoản lớn” với tên giả sẽ bị các nền tảng mạng xã hội ở Trung Quốc, bao gồm Wechat, Weibo, Baidu, Douyin, Kuaishou và Bilibili được yêu cầu công khai danh tính thật.”

Được biết, chỉ riêng trên mạng Weibo, theo giới quan sát cho biết, quyết định này liên quan đến trên 500.000 người đăng ký, và trên một triệu người theo dõi sẽ bị ảnh hưởng.

Theo RFI, quyết định này được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc nỗ lực ngăn chặn những tin đồn trên mạng internet, và điều này có thể sẽ ảnh hưởng đến quyền tự do ngôn luận, quyền tự do biểu đạt của người dân Trung Quốc, vốn đã bị siết “rất chặt”. Kể từ nay, “những người bình thường ở Trung Quốc bây giờ sẽ không dám bày tỏ quan điểm trên mạng xã hội nữa”.

Theo giới quan sát quốc tế, kể từ đây, những tài khoản chuyên đưa các thông tin về thời sự, hay kể cả tin kinh tế, sẽ bị ảnh hưởng nhiều bởi quyết định mới này. Trước đây, những người nổi tiếng hay có ảnh hưởng đối với công chúng ở Trung Quốc, nhiều người lo ngại việc sử dụng danh tính thật lên mạng xã hội, có thể bị thóa mạ, bởi những người không đồng tình.

Nhưng đến nay, những người nổi tiếng ở Trung Quốc lại cho rằng, những đe dọa trước đây không đáng ngại bằng quyết định mới, quy định các trang mạng xã hội Trung Quốc sẽ bị siết chặt hơn.

Theo giới phân tích và quan sát chính trị ở Việt Nam cũng như quốc tế, người ta lập tức liên tưởng tới những sự kiện bất thường ở Việt Nam trong thời gian gần đây. Đó là câu chuyện liên quan đến những người của công chúng, cũng như các doanh nghiệp kinh doanh thành công, có tên tuổi, liên tiếp bị khởi tố hình sự hay gây khó dễ.

Như vụ CEO Nguyễn Phương Hằng nhận bản án 3 năm tù, sau khi livestream thu hút một số lượng người theo dõi đông đảo chưa từng thấy, tới hàng triệu lượt views cho mỗi clip. Nội dung các clips livestream cũng chỉ là những chuyện của “bà tám” rảnh rỗi, chuyên bóc phốt nhau trong giới showbiz.

Hay chuyện người mẫu Ngọc Trinh bị bắt vì tội “gây rối trật tự công cộng”, sau khi đăng tải các video clips quay cảnh biểu diễn xe phân khối lớn trên đường, thu hút hàng triệu người xem.

Rồi mới đây nữa là việc điều tra để xử lý nhà xe Thành Bưởi, một doanh nghiệp vận tải hành khách nổi tiếng ở miền Nam.

Nhà hoạt động xã hội tên tuổi của Việt Nam, ông Nguyễn Anh Tuấn, hiện bị chính quyền thúc ép đến mức phải sang tỵ nạn chính trị ở Canada, trong bài viết mới đây với tiêu đề “Bóng ma chuyên chính” trên trang cá nhân, đưa ra nhận xét đáng quan tâm khi cho rằng:

“Vụ bắt giữ bà Nguyễn Phương Hằng và người mẫu Ngọc Trinh, sau đó là việc điều tra nhà xe Thành Bưởi, báo hiệu một bóng ma đang quay trở lại đời sống xã hội Việt Nam. Những vụ án như thế này đang xuất hiện thường xuyên hơn [trong] những năm gần đây, không khỏi khiến cho dư luận thắc mắc, điều gì đang xảy ra với cơ quan thực thi pháp luật vậy?”

Lâu nay, công luận và giới quan sát có nhận xét chung rằng, Trung Quốc và Việt Nam là 2 trong những quốc gia còn sống sót sau sự phá sản của Chủ nghĩa Cộng sản vào những năm 1990 – 1991. Và nhà nước Việt Nam đã tiến hành các chính sách kinh tế, chính trị, giống hệt như Trung Quốc. Thậm chí nói không ngoa, Việt Nam là một bản copy gần như 100% của Trung Quốc trên mọi khía cạnh.

Nhà nước Việt Nam luôn khẳng định rằng, “Chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ trong hội nhập quốc tế là chính sách nhất quán trong đường lối đối ngoại.” Có nghĩa là, Việt Nam khẳng định là một quốc gia độc lập tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ, không phụ thuộc vào “nước lạ”.

Vậy tại sao tới việc mới nhất trong việc quản lý người nổi tiếng trên mạng xã hội, Việt Nam cũng rập khuôn y như của Trung Quốc?

Câu thành ngữ, “Bắc Kinh đổ mưa thì Hà Nội giương ô” có lẽ là câu trả lời./.

Trà My – Thoibao.de


Đại sứ Mỹ cam kết tìm cách trùng tu Nghĩa trang Biên Hòa

 VOA Tiếng Việt-07/11/2023Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc Knapper (trái) cùng Tổng lãnh sự Tổng Lãnh sự Susan Burns thắp hương tại Nghĩa trang Biên Hòa (còn gọi là Nghĩa trang Bình An) hôm 13/10.

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc Knapper (trái) cùng Tổng lãnh sự Tổng Lãnh sự Susan Burns thắp hương tại Nghĩa trang Biên Hòa (còn gọi là Nghĩa trang Bình An) hôm 13/10.

Giới tranh đấu hoan nghênh chuyến công tác Việt Nam của Báo cáo viên LHQ

 VOA Tiếng Việt-07/11/2023

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt (phải) tiếp Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc về quyền phát triển, ông Surya Deva. Photo Baotintuc.vn

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt (phải) tiếp Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc về quyền phát triển, ông Surya Deva. Photo Baotintuc.vn

Giới tranh đấu cho nhân quyền hoan nghênh chuyến công tác của Báo cáo viên Đặc biệt LHQ tại Việt Nam, chuyến thăm đầu tiên từ năm 2017. Ông Surya Deva, chuyên gia nhân quyền phụ trách Quyền Phát triển, đang có mặt tại Việt Nam, và sẽ làm việc tại Hà Nội, Hà Tĩnh, và Thành phố Hồ Chí Minh, từ ngày 6 đến 15 tháng 11.

Trong chuyến thăm Việt Nam lần đầu kể từ khi bắt đầu nhiệm kỳ vào tháng 05/2023, ông Deva sẽ đánh giá các nỗ lực của quốc gia trong việc thực hiện quyền phát triển, việc thúc đẩy hoàn thành các Mục tiêu phát triển bền vững, và xác định những thách thức còn tồn tại, Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ cho biết trong một thông cáo hôm 6/11.

Ông cũng sẽ tìm hiểu việc Chính phủ Việt Nam thúc đẩy và đảm bảo sự tham gia hiệu quả của người dân vào quá trình xây dựng chính sách, và ra quyết định liên quan đến phát triển kinh tế, xã hội, chính trị và văn hóa ra sao. Chuyến thăm của Báo cáo viên đặc biệt nhằm hỗ trợ Chính phủ củng cố luật pháp, chính sách và thực hành phù hợp với Tuyên bố về Quyền phát triển (năm 1986) và các tiêu chuẩn liên quan khác.

Báo cáo viên Deva viết trên trang X (Twitter) ngay khi đến Việt Nam: “Rất mong được gặp gỡ các quan chức chính phủ và các bên liên quan khác để đánh giá việc thực hiện Quyền Phát triển. Tôi sẽ xác định sự tiến bộ cũng như những thách thức đang diễn ra và đưa ra những khuyến nghị thiết thực!”.

Từ Tp. Hồ Chí Minh, cựu tù nhân chính trị Huỳnh Thị Tố Nga, chia sẻ ý kiến với VOA về chuyến công tác của ông Deva.

“Chuyến thăm của một chuyên gia LHQ như vậy thì rất đáng hoan nghênh để chúng ta có thể có những thảo luận về vấn đề nhân quyền nghiêm túc và thúc đẩy được nhân quyền ở Việt Nam. Đây là một vấn đề rất tốt cho đất nước của chúng ta”.

Bà Tố Nga, người mãn án tù hồi đầu năm nay, sau khi bị kết án 5 năm tù vì cáo buộc “Tuyên truyền chống Nhà nước”, cho biết thêm:

“Tôi mong rằng LHQ sẽ thúc đẩy vấn đề nhân quyền và dân quyền để vấn đề này được rõ ràng và minh bạch, bởi vì nhà cầm quyền Việt Nam trước cộng đồng quốc tế họ cam kết nghiêm túc chấp hành và đề cao nhân quyền, nhưng thực tế ở trong nước thì họ không làm như cam kết. Trái lại, họ đang bóp nghẹt quyền được nói, quyền được đưa ra ý kiến mang tính xây dựng của người dân ở trong nước”.

Từ Nghệ An, nhà tranh đấu Nguyễn Viết Dũng, chia sẻ với VOA về tính thực tiễn của các chuyến khảo sát như thế này từ LHQ:

“Việc xuất hiện của một báo cáo viên đặc biệt (Special Rapporteur - SR) tại Việt Nam không phải là điều gì mới. Từ trước đến nay đã có nhiều xuất hiện của các SR của các lĩnh vực khác nhau tại Việt Nam nhưng các kết quả thu được sau chuyến thăm so với trước chuyến thăm cũng không quá khác biệt. Tôi đang nhắc đến các kết quả nhằm cải thiện môi trường thực sự cho Việt Nam, chứ không phải là các kết quả nằm trên các báo cáo được in trên các trang giấy”.

“Tuy nhiên, là một người hoạt động vì tự do cho Việt Nam, tôi luôn chào đón mọi chuyến thăm của các SR, đặc biệt là chuyến thăm VN của báo cáo viên đặc biệt của LHQ về quyền phát triển, ông Surya Deva”.

Tổ chức nhân quyền Hiến Chương 19 (Article 19) gửi kiến nghị đến ông Deva hôm 2/11, nhấn mạnh rằng chuyến công tác này “là cơ hội đáng hoan nghênh để gây sức ép với chính quyền Việt Nam về mối quan hệ giữa tự do internet và quyền phát triển”.

“Chuyến thăm của ông Surya Deva là cơ hội tốt nhất để giải quyết các rào cản đối với việc thúc đẩy quyền phát triển ở Việt Nam, xem xét những thách thức đáng kể đặt ra đối với lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) và việc phủ nhận quyền tự do ngôn luận người dân Việt Nam”, tổ chức này cho biết trong một thông cáo.

Tổ chức này nói rằng quyền phát triển ở Việt Nam “hiện đang bị đe dọa bởi những nỗ lực của chính phủ nhằm hạn chế không gian công cộng, đặc biệt là trực tuyến. Trong khi internet và phương tiện truyền thông xã hội từng tạo điều kiện cho không gian dân sự rộng lớn hơn, thì những phát triển về pháp lý và công nghệ gần đây đã cho phép chính phủ đàn áp mạnh mẽ hơn”.

Một số gia đình tù nhân lương tâm Việt Nam hôm 3/11 cũng có buổi gặp gỡ trực tuyến với ông Deva, theo đài BBC và các trang Facebook của gia đình tù nhân Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư và Cấn Thị Thêu.

Trước khi hết thúc chuyến công tác tại Việt Nam, ông Deva sẽ tổ chức họp báo vào ngày 15/11/2023 tại một khách sạn ở Hà Nội. Đến tháng 9/2024, ông sẽ trình bày báo cáo của ông tại Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 6/11 cho biết chuyến công tác của ông Deva được thực hiện theo lời mời của bộ này. Khi tiếp ông Deva, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt nói rằng “cách tiếp cận của Việt Nam là tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người”, theo Báo Tin tức. Ông Việt đồng thời “khẳng định Việt Nam luôn đặt con người ở vị trí trung tâm, là chủ thể và động lực của quá trình phát triển”.

Nhiều năm qua Việt Nam dường như không chấp nhận yêu cầu các chuyến thăm của báo viên đặc biệt phụ trách lĩnh vực nhạy cảm như tình hình của những người bảo vệ nhân quyền, quyền tự do lập hội và nhóm họp ôn hòa, về thúc đẩy và bảo vệ quyền tự do bày tỏ quan điểm và biểu đạt, về tra tấn, hạ nhục…

Theo thống kê của Văn phòng Cao uỷ Nhân quyền LHQ, kể từ năm 2010 đến nay, có 24 lượt Báo cáo viên đặc biệt của LHQ đề nghị thăm Việt Nam nhưng chỉ mới có 7 trong số này đến Việt Nam. Trong khi đó, các lĩnh vực ít nhạy cảm hơn thì được Hà Nội chấp thuận viếng thăm như nợ nước ngoài, nghèo đói cùng cực, văn hoá, lương thực, y tế…Lần gần nhất, năm 2017, Báo cáo viên Đặc biệt của LHQ về quyền lương thực Hilal Elver, có chuyến thăm Việt Nam.

Ông Surya Deva bắt đầu đảm nhận vai trò Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về Quyền phát triển từ ngày 01/05/2023.

Ông Deva là Giáo sư tại Trường Luật Macquarie, đồng thời là Giám đốc Trung tâm Luật Môi trường tại Đại học Macquarie, Australia.

Các Báo cáo viên đặc biệt là một phần của Thủ tục đặc biệt (Special Procedures) của Hội đồng Nhân quyền LHQ, đó là một cơ chế độc lập của Hội đồng nhằm giám sát và tìm hiểu tình hình thực tế để giải quyết các tình huống cụ thể của quốc gia, hoặc các vấn đề chuyên đề ở tất cả các khu vực trên thế giới.

Các chuyên gia của Thủ tục đặc biệt làm việc trên cơ sở tình nguyện; họ không phải là nhân viên LHQ và không nhận lương khi làm việc. Họ độc lập không liên quan đến bất kỳ chính phủ hoặc tổ chức nào, và thực hiện công việc với tư cách cá nhân.

Trung Quốc giúp Việt Nam chống tham nhũng, đảm bảo ‘Con đường Tơ lụa sạch’

VOA Tiếng Việt07/11/2023Ông Trần Cẩm Tú, chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, (trái) và ông Lý Hy, Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, tại cuộc gặp ở Bắc Kinh hôm 6/11.

Ông Trần Cẩm Tú, chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, (trái) và ông Lý Hy, Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, tại cuộc gặp ở Bắc Kinh hôm 6/11.

Trung Quốc chia sẻ kinh nghiệm về chống tham nhũng cho Việt Nam khi những người đứng đầu cơ quan phòng chống tham nhũng của hai nước nhất trì tăng cường hợp tác để đảm bảo một “Con đường Tơ lụa trong sạch.”

Quan chức chống tham nhũng hàng đầu của Trung Quốc, ông Lý Hy, đã tiếp đón Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Trần Cẩm Tú tại Bắc Kinh hôm 6/11 và đưa ra cam kết tăng cường trao đổi liên Đảng cũng như hợp tác chống tham nhũng, theo tin từ chính phủ Trung Quốc và Việt Nam.

“Đảng Cộng sản Trung Quốc sẵn sàng… thúc đẩy chia sẻ kinh nghiệm về quản lý các đảng chính trị và quốc gia, tăng cường trao đổi giữa các cơ quan kiểm tra và giám sát kỷ luật, đồng thời tăng cường hợp tác trong các cơ chế đa phương chống tham nhũng cũng như hợp tác tư pháp và thực thi pháp luật,” ông Lý, bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, nói với ông Tú trong cuộc hội đàm, theo bản tin của Tân Hoa Xã được China Daily đăng tải.

Ông Tú, một ủy viên của Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, đang ở thăm Bắc Kinh và đã gặp ông Lý, Ủy viên Thường trực Bộ Chính trị của Ủy ban trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, để trao đổi kinh nghiệm về “công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật, phòng chống tham nhũng,” theo báo Đảng Cộng sản Việt Nam.

Cả Đảng Cộng sản Trung Quốc và Việt Nam đều đang tiến hành các chiến dịch chống tham nhũng, trong đó nỗ lực hơn 10 năm qua của Bắc Kinh được gọi là chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” của Chủ tịch Tập Cận Bình. Còn tại Việt Nam, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát động cuộc chiến chống tham nhũng, được báo chí trong nước gọi là “đốt lò”, khi ông giành được nhiệm kỳ lãnh đạo Đảng Cộng sản lần thứ 2 liên tiếp vào năm 2016.

Trong khi chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Tập đã bắt giữ hàng chục nghìn quan chức thì cuộc chiến ‘đốt lò’ của ông Trọng đã đưa nhiều quan chức chính phủ, gồm cả ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng, và nhiều lãnh đạo các ngành từ công an tới ngân hàng, vào tù. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và hai phó thủ tướng, Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam, đã phải thôi chức vì những trách nhiệm liên quan đến các vụ đại án tham nhũng ở Việt Nam.

Ông Lý cho biết Trung Quốc cam kết “Con đường Tơ lụa trong sạch”, ý muốn nói đến tầm quan trọng của việc duy trì Sáng kiến Vành đai và Con đường, một dự án đầu tư toàn cầu khổng lồ của Bắc Kinh, không có hối lộ và tham nhũng, theo China Morning Post trích dẫn Tân Hoa Xã.

Theo các nhà phân tích, công cuộc ‘đốt lò’ của ông Trọng được thúc đẩy bởi những lo ngại tương tự như ông Tập rằng Đảng Cộng sản cầm quyền cần giải quyết những lo ngại của các nhà đầu tư nước ngoài về tính liêm chính. Ông Tập và ông Trọng đã vài lần gặp nhau, và lần gần đây nhất là khi ông Trọng tới thăm Bắc Kinh hồi cuối tháng 11 năm ngoái, ngay sau Đại hội 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Ông Tú, tại cuộc gặp với ông Lý, mô tả Trung Quốc là “anh em” của Việt Nam và cho biết Hà Nội coi việc phát triển quan hệ với Bắc Kinh là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của mình, theo Tân Hoa Xã.

Trong khi đó, báo Đảng Cộng sản cho biết rằng Việt Nam và Trung Quốc “tiếp tục tham khảo kinh nghiệm trong công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng” cũng như “công tác phòng, chống tham nhũng…ở cả hai nước” trong cuộc gặp của ông Tú và ông Lý.

Ông Tú đề nghị phía Trung Quốc tiếp tục hỗ trợ, giúp đỡ Việt Nam “đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong lĩnh vực công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng” trong lĩnh vực này.

Tổ chức Hiến chương 19: Đàn áp tự do ngôn luận đe dọa quyền phát triển ở Việt Nam

 RFA-2023.11.07

Tổ chức Hiến chương 19: Đàn áp tự do ngôn luận đe dọa quyền phát triển ở Việt NamHình minh hoạ: Công an và an ninh ngăn cản người biểu tình ở Hà Nội đòi bảo vệ môi trường năm 2016-Reuters

Những nỗ lực của Chính phủ trong việc hạn chế không gian dân sự, đặc biệt là ở môi trường không gian mạng, đe doạ quyền phát triển ở Việt Nam, tổ chức Hiến chương 19 (Article 19) khẳng định trước chuyến thăm của Báo cáo viên đặc biệt về quyền phát triển của Liên Hiệp quốc (LHQ) tới quốc gia Đông Nam Á này.

Trong tuyên bố ngày 2/11, tổ chức nhân quyền có trụ sở ở Vương quốc Anh cho rằng, chuyến thăm mười ngày (từ ngày 06/11) của ông Surya Deva là cơ hội để gây sức ép với Hà Nội về mối quan hệ giữa tự do Internet và quyền phát triển, là cơ hội tốt nhất để giải quyết các rào cản đối với việc thúc đẩy quyền phát triển ở Việt Nam, xem xét những thách thức đáng kể đặt ra đối với lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) và việc phủ nhận quyền tự do ngôn luận của người dân Việt Nam.

Quyền phát triển ở Việt Nam hiện đang bị đe dọa bởi những nỗ lực của Chính phủ nhằm hạn chế không gian dân sự, đặc biệt là trực tuyến. Trong khi Internet và phương tiện truyền thông xã hội từng tạo điều kiện cho không gian dân sự rộng lớn hơn, thì những phát triển về pháp lý và công nghệ gần đây đã cho phép Chính phủ đàn áp mạnh mẽ hơn,” tổ chức Hiến chương 19 nói.

Dẫn Báo cáo Biểu đạt Toàn cầu năm 2023 của mình, tổ chức nhân quyền chỉ ra rằng Việt Nam đang ở trong tình trạng khủng hoảng về quyền tự do ngôn luận, với gần 200 người bảo vệ nhân quyền hiện đang bị cầm tù, nhiều người trong số đó bị tù đày là do các hoạt động trực tuyến của họ.

Theo tổ chức này, việc các cơ quan chức năng lạm dụng Luật An ninh mạng và các quy định về tin giả, gây tác động tiêu cực đến quyền tự do ngôn luận và thông tin, gây hại trực tiếp đến quyền phát triển vì nó làm hạn chế những thảo luận công khai về nhu cầu và giải pháp phát triển, đồng thời hạn chế khả năng tiếp cận thông tin quan trọng của người dân.

Chính phủ Việt Nam sử dụng các công cụ theo dõi kỹ thuật số để giám sát và đe dọa công dân của mình, nuôi dưỡng bầu không khí sợ hãi trên nền tảng xã hội. Hơn nữa, các nhà hoạt động và nhân viên tổ chức phi chính phủ phải đối mặt với sự quấy rối liên tục, trong đó nhiều tổ chức bị đe dọa đóng cửa hoặc cáo buộc nguỵ tạo về trốn thuế.”

Nhà hoạt động xã hội Nguyễn Tuấn Khanh cho rằng từ trước tới nay, các cơ quan của LHQ thường hời hợt trong việc tìm hiểu thực tế ở Việt Nam.

Ông nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong tin nhắn ngày 07/11:

Điều đáng trách của tất cả những hệ thống kiểm tra tìm hiểu của LHQ ở Việt Nam thường chỉ dừng ở các cấp quan chức, các cơ quan của chính quyền chứ không phải trực tiếp với những người dân hay những người thực sự đang cất tiếng nói.”

Nói về chuyến thăm của ông Surya Deva, nhạc sỹ này cho rằng:

Nếu chỉ có những trao đổi ở ngoại giao cấp cao, xem xét các văn bản với nhau, thì điều đó không cần thực hiện ở Việt Nam làm gì.”

Cho rằng quyền phát triển con người mang một nội hàm rất rộng lớn, là chính sách và cũng là số phận của từng công dân cụ thể, ông đề nghị:

Tôi nghĩ nếu ông Surya Deva chỉ cần công khai mời vài gia đình của những tử tù đang chờ thi hành án như gia đình Nguyễn Văn Chưởng, Hồ Duy Hải, thậm chí cả gia đình của tử tù Lê Văn Mạnh … để tìm hiểu tuyên bố Việt Nam rằng không có án oan của Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hoà Bình, thì may ra mới có một giá trị thực tế, và thuyết phục được người dân Việt Nam là chuyến đi này không tốn kém vô ích và hình thức.”

Hiến chương 19 kêu gọi ông Surya Deva phát huy vai trò Báo cáo viên đặc biệt của LHQ để truyền đạt tầm quan trọng của việc tuân thủ các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế, bảo vệ quyền tự do Internet và tạo điều kiện phát triển kỹ thuật số ở Việt Nam theo cách hoàn toàn tôn trọng và đề cao nhân quyền.

Tổ chức có tên gọi lấy cảm hứng từ Điều 19 của Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền thúc giục ông Surya Deva kêu gọi nhà nước độc đảng ở Việt Nam tôn trọng quyền tự do ngôn luận như là điều kiện tiên quyết của quyền phát triển cho người dân Việt Nam.

Tổ chức nhân quyền này nói Việt Nam cần sửa đổi hoặc bãi bỏ toàn bộ Luật An ninh mạng và các Điều 117, 318, 331 của Bộ luật Hình sự cũng như các quy định khác vốn được sử dụng để hạn chế một cách tùy tiện quyền tự do ngôn luận và thông tin hoặc bắt giữ và bỏ tù công dân Việt Nam chỉ vì thực hiện các quyền này.

Tổ chức này nói Báo cáo viên đặc biệt của LHQ cần thúc giục chính quyền trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho tất cả những người đã bị cầm tù tùy tiện vì vận động nhân quyền, nhiều người trong số họ đã bị cầm tù chỉ vì nghiên cứu và cung cấp tài liệu về các dự án phát triển và môi trường ở Việt Nam, trong đó có nhà báo Phạm Đoan Trang và luật sư Đặng Đình Bách.

Báo cáo viên Đặc biệt cần tiếp xúc thực tế ở Việt Nam

Theo thông cáo báo chí của Thủ tục đặc biệt thuộc Hội đồng Nhân quyền LHQ ngày 6/11, trong thời gian ở Việt Nam, ông Surya Deva sẽ đánh giá các nỗ lực của Hà Nội trong việc thực hiện quyền phát triển, việc thúc đẩy hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững, và xác định những thách thức còn tồn tại.

Ông cũng sẽ tìm hiểu việc Việt Nam thúc đẩy và đảm bảo sự tham gia hiệu quả của người dân vào quá trình xây dựng chính sách, và ra quyết định liên quan đến phát triển kinh tế, xã hội, chính trị và văn hóa.

Chuyến thăm của Báo cáo viên đặc biệt nhằm trợ giúp Chính phủ Việt Nam củng cố luật pháp, chính sách và thực hành phù hợp với Tuyên bố về Quyền phát triển (năm 1986) và các tiêu chuẩn liên quan khác.

Trong chuyến thăm Việt Nam lần đầu kể từ khi bắt đầu nhiệm kỳ vào tháng 5/2023, Báo cáo viên đặc biệt này dự tính sẽ thăm ba nơi gồm: Hà Nội, Hà Tĩnh và thành phố Hồ Chí Minh.

Một tuần trước chuyến thăm Việt Nam, ông Surya Deva gặp gỡ trực tuyến với thân nhân của một số tù nhân lương tâm, trong đó có gia đình ba người đi tù của bà Cấn Thị Thêu, để nghe trình bày về việc họ bị bắt giam một cách tuỳ tiện và kết án một cách không công bằng.

Các Báo cáo viên đặc biệt là một phần của Thủ tục đặc biệt (Special Procedures) của Hội đồng Nhân quyền LHQ. Thủ tục đặc biệt, cơ quan lớn nhất gồm các chuyên gia độc lập trong hệ thống nhân quyền của LHQ, là tên gọi chung để chỉ các cơ chế độc lập của Hội đồng nhằm giám sát và tìm hiểu tình hình thực tế để giải quyết các tình huống cụ thể của quốc gia, hoặc các vấn đề chuyên đề ở tất cả các khu vực trên thế giới.

Các chuyên gia của Thủ tục đặc biệt làm việc trên cơ sở tình nguyện; họ không phải là nhân viên LHQ và không nhận lương khi làm việc. Họ độc lập không liên quan đến bất kỳ chính phủ hoặc tổ chức nào, và thực hiện công việc với tư cách cá nhân.

Cộng đồng mạng Việt Nam kêu gọi tẩy chay Snapchat vì bản đồ “đường lưỡi bò”

 RFA-2023.11.07

Cộng đồng mạng Việt Nam kêu gọi tẩy chay Snapchat vì bản đồ “đường lưỡi bò”Hình ảnh "đường lưỡi bò" phi pháp trên bản đồ của ứng dụng Snapchat.- Vietnamnet

Nhiều người dùng mạng xã hội tại Việt Nam kêu gọi tẩy chay ứng dụng mạng xã hội Snapchat vì hiển thị bản đồ có đường lưỡi bò phi pháp, xâm hại chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông trên không gian mạng.

Đường lưỡi bò do Trung Quốc tự vẽ ra trên Biển Đông, đòi chủ quyền gần 90% diện tích vùng biển quan trọng này ở khu vực Đông Nam Á.

Nhiều người dùng trong ngày 6/11 cho truyền thông hay, “đường lưỡi bò” xuất hiện trong tính năng bản đồ ở chế độ vệ tinh trên ứng dụng Snapchat. Bản đồ phi pháp này xuất hiện kể từ khi mạng xã hội này tiến hành cập nhật từ cuối tháng 10, đầu tháng 11 vừa qua.

Trong họp báo chiều 6/11, ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử - Bộ Thông tin và Truyền thông, cho biết đã ghi nhận thông tin về việc bản đồ của ứng dụng Snapchat chứa đường lưỡi bò. Nhưng theo ông Tự Do, mạng xã hội này chưa có đầu mối liên hệ tại Việt Nam. Tuy vậy, ông Cục trưởng khẳng định Cục sẽ tìm cách xử lý.

Từ sáng 6/11, nhiều người dùng Snapchat tại Việt Nam phát hiện bản đồ của ứng dụng hiển thị đường lưỡi bò phi pháp. Ứng dụng này có ba kiểu bản đồ, gồm bản đồ điểm nóng, vệ tinh và kỷ niệm. Trong đó, đường lưỡi bò xuất hiện ở kiểu bản đồ vệ tinh.

Một quản trị viên một nhóm phản đối đường lưỡi bò trên Facebook cho biết trên tờ VNExpress rằng đây có thể không phải nhầm lẫn thông thường vì bản đồ sai lệch nằm trong chế độ vệ tinh, không có trong bản mặc định. Đây là bản quốc tế, rất nhiều người dùng trên thế giới cùng thấy, không riêng ở Việt Nam.

Theo thông tin trên ứng dụng, Snapchat sử dụng dữ liệu của OpenStreetMap. Đây cũng là nền tảng bản đồ đã nhiều lần bị phát hiện hiển thị đường lưỡi bò.

Sau một ngày kêu gọi tẩy chay ứng dụng này trên các hội nhóm mạng xã hội, đến ngày 7/11, tờ VietNamNet cho biết trên chợ ứng dụng Google Play của Android, điểm đánh giá trung bình của Snapchat đã tụt xuống còn 3,5 sao. Trên chợ App Store của Apple, điểm trung bình của Snapchat hiện chỉ còn ở mức 2,8 sao.

Snapchat là ứng dụng mạng xã hội của Mỹ, hiện có gần 400 triệu người dùng trên toàn cầu. Tuy nhiên, số lượng người dùng ở Việt Nam không nhiều.