Monday, October 1, 2018

Nhất thể hóa



Fb. Nguyễn Việt Nam|

Nhất thể hóa ở góc nhìn của Nam


Nhất thể hóa chức danh Tổng bí thư/bí thư kiêm Chủ tịch nước/chủ tịch địa phương là một vấn đề nan giải và đầy hệ lụy. Nó đòi hỏi cao về mặt trình độ nhân sự và kiểm soát quyền lực. Câu chuyện này ta cần phân tích nó lợi và hại như thế nào đối với quốc gia. Hãy cùng Nam đi đến một số phân tích sau đây:
1) Kiểm soát quyền lực:

Việc ở nước ngoài có chức danh tổng thống kiêm nhiệm nhiều chức năng, nhiệm vụ từ điều hành chính phủ, đối ngoại, quản lý nhà nước, quân sự..Nhưng quyền lực được kiểm soát rõ ràng và được giám sát chéo bởi họ có chế độ đa nguyên, đa đảng và các cơ quan pháp luật. Ông không thể độc tài được. Còn nếu ở nước ta mà hợp nhất hai chức danh kia thì việc điều hành đảng với điều hành đất nước sẽ bị gộp lại làm một. Nhìn thì nó có vẻ không nhiều quyền lực, nhiệm vụ hơn Tổng Thống nhưng với đặc thù chính trị ở Việt Nam thì lại hoàn toàn khác:
+) Bản chất của chế độ cộng sản vốn dĩ đã là độc tài. Cũng có tam quyền: Hiến pháp, lập pháp và hành pháp. Nhưng tất cả đều nằm dưới sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và hầu hết nhân sự trong ba cơ quan này đều là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Điều này ta thấy sự độc đoán, chuyên quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam là rất lớn. Nó không hề có kiểm soát chéo dẫn đến không có công bằng, minh bạch.
Trước giờ các phương hướng, kế hoạch phát triển đất nước đều theo chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Bộ Chính trị. Nghiễm nhiên Chính Phủ, Quốc Hội đều phải theo và chỉ là có làm vì mà thôi hay gọi cách khác đó là bù nhìn và không có lập trường, quyết định chính trị riêng cho từng cơ quan. Đều nhất quán theo chủ trương, đường lối của Đảng mà. Vậy ta đã đủ thấy là sự độc tôn quyền lực của Đảng Cộng sản Việt Nam như thế nào rồi.
+) Nếu hợp nhất hai chức danh kia lại thì chuyển từ độc tài tập thể (tức là độc tài đảng trị) sang độc tài cá nhân. Người giữ chức danh Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước sẽ vừa điều hành đảng và điều hành luôn cả đất nước. Vậy thì khác gì vua. Lại còn kiêm thêm cái chức vụ Bí thư quân ủy trung ương và Trưởng ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng nữa thì trời đất trong tay cả. Ai giám sát, ai dám phản đối, ai dám can thiệp? Điều này không chỉ là độc tài chính trị mà còn nguy hại rất lớn cho quốc gia. Nguy hại thế nào ta đi đến phần tiếp theo:
2) Nhân sự:
Để kiêm nhiệm và làm tốt chức năng, nhiệm vụ của hai chức danh này đòi hỏi một dàn nhân sự rất ưu tú, tài năng, toàn diện trong mọi mặt. Từ quản lý đảng, đối ngoại, kiến thức, trình độ quản lý nhà nước…và còn kiêm luôn cả kiến thức về kinh tế và bên quốc hội vì là người phê duyệt chủ trương, đường lối mà. Thủ tướng và Chủ tịch quốc hội chỉ là con robot làm theo chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam mà thôi. Với trách nhiệm, chức năng nhiệm vụ nặng nề như vậy thì nhân sự hiện này có đủ khả năng để nắm giữ quyền lực này không? Xin thưa là không.
Chúng ta chẳng lạ gì trình độ, bằng cấp hay đầu óc lưu manh, manh mún, chộp giật của hàng ngũ lãnh đạo cộng sản cả. Bằng mua, học hộ, khai man trình độ, tầm nhìn hạn chế, đi sau thời đại và luẩn quẩn trong cái vòng kìm hãm, ngu dân để trị. Nói đơn cử như anh Trọng, trong đầu chẳng có gì ngoài mớ kinh ảo Marx- Le và thủ đoạn chính trị do bên Tàu chỉ đạo. Vậy thì liệu có đảm đương nổi những nhiệm vụ đó không? Không. Tấm gương bên Tàu còn đó:
3) Gương hậu quả nhãn tiền:
Đảng cộng sản vốn đã độc tài. Tập Cận Bình sau khi thống nhất hai ngai lại còn độc tài hơn. Ghi luôn tên mình và tư tưởng của cá nhân và hiến pháp để điều hành một đất nước. Và hậu quả các chiến lược của ông ta đã phải trả giá. Từ việc lập chiến dịch một vành đai, một con đường, kế hoạch 2025, xâm lược mềm bằng việc cho vay đầu tư, hay điều hành kinh tế kiểu ăn cắp, gian manh. Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung đã khiến Tàu phải trả giá rất nặng nề.
Nguyên nhân là độc tài thì chỉ đưa ra các chiến lược độc tài mà thôi. Có ai dám đảm bảo rằng bên Việt Nam làm theo đường lối của Tàu mà không có chuyện độc tài và các chiến lược độc tài không được đưa ra hay không? Và chiến lược độc tài không ảnh hưởng đến nhân dân, đất nước hay không? Có quá đi chứ. Gương Tàu đó. Dân Tàu phải chịu những gì, nước Tàu chịu những gì ta nhìn rõ cả mà.
4) Cái lợi là giảm nhân lực, chi phí, cồng kềnh bộ máy là đúng. Nhưng nó chỉ là cái vỏ, tấm bình phong cho độc tôn quyền lực. Nó chỉ đưa đất nước càng lún sâu vào thảm họa cộng sản mà thôi. Sẽ chỉ có đau thương, bóp nghẹt dành cho nhân dân mà thôi. Sẽ chỉ có những áp bức, bóc lột, lầm than hơn cho nhân dân mà thôi.
Quyền lực thống trị được nâng cao và cụ thể hơn thì nhân dân, đất nước sẽ chỉ có một lựa chọn bất khả kháng đó là cúi đầu chịu bóc lột. Nhân quyền, tự do cơ bản như thế giới sẽ chẳng còn đâu
Kết:
Việc nhất thể hóa này lợi bất cập hại. Lợi thì ít mà hại thì nhiều và lâu dài. Chúng ta cũng chẳng thể chống lại được ý định của họ vì hiện tại họ đang độc tài mà. Họ không nghe chúng ta đâu. Chỉ có một cách giải quyết chuyện này đó là: Lật đổ chế độ độc tài này, đưa đất nước đến đa nguyên, đa đảng. Đây mới là con đường cứu vớt dân tộc và phát triển đất nước. Chỉ có như vậy nước mới giàu mạnh, nhân dân mới được ấm no, tự do và hạnh phúc./.

Vì sao người dân Việt chỉ phản đối Trung Quốc?

Hàng ngàn người dân Sài Gòn biểu tình chống luật đặc khu vào ngày 10/6/2018, trước khi luật an ninh mạng được thông qua ngày 12/6/2018. Ảnh: AFP

Phạm Chí Dũng – Người Việt


Tom Fawthrop đã làm việc với tư cách một nhà báo ở Cambodia trong 8 năm, Đông Timor, Philippines và Thái Lan trong khoảng thời gian 30 năm, và thực hiện một loạt các phim tài liệu về vùng Mekong và xuất bản một cuốn sách về Cambodia.
Có lần Tom Fawthrop hỏi tôi: “Việt Nam có một lịch sử lâu dài về cuộc đấu tranh giành độc lập – Trung Quốc, thực dân Pháp và chiến tranh Hoa Kỳ. Bạn có thấy những phản đối mạnh mẽ trong những năm gần đây về vai trò ngày càng tăng của Trung Quốc tại Việt Nam, vai trò của nó trong các đảo Biển Đông và kiểm soát sông Mekong như là một sự liên tục với quá khứ? Hay là hiện tượng hoàn toàn khác với niềm đam mê định kỳ về độc lập chống lại bất kỳ kẻ xâm lược nước ngoài nào hay các mối đe dọa hiện tại mà Trung Quốc đặt ra cho sự độc lập của Việt Nam?”

Một câu hỏi khóThực ra, để đánh giá một cách khách quan và tương đối chính xác về cái nhìn và quan niệm của người dân Việt Nam đối với Trung Quốc và Mỹ, có thể dựa vào kết quả khảo sát của Trung Tâm Nghiên Cứu Pew của Mỹ vào Tháng Sáu năm 2015 về khảo sát quan điểm toàn cầu về Mỹ, Trung Quốc. Theo đó, có đến 78% người Việt Nam được khảo sát cho biết họ có cái nhìn tích cực về nước Mỹ. Nhưng lại có đến 74% người Việt Nam có quan điểm tiêu cực về Trung Quốc, trong khi chỉ 19% người Việt Nam có quan điểm tích cực về Trung Quốc.
Cần chú ý rằng từ trước đến nay không có một cơ quan quản lý hay cơ quan nghiên cứu nào của chính quyền Việt Nam công bố kết quả khảo sát nào về người Việt Nam “thích Trung Quốc” và “không thích Trung Quốc,” cũng không có khảo sát nào so sánh thái độ của người Việt Nam đối với Trung Quốc và Mỹ. Cũng từ trước đến nay, đã không có một tổ chức khảo sát độc lập (phi nhà nước) nào ở Việt Nam được phép nghiên cứu về vấn đề này hay công bố kết quả khảo sát về vấn đề bị chính quyền xem là rất nhạy cảm chính trị này.
Trung Quốc từng có lịch sử xâm lược Việt Nam, và Mỹ cũng từng có lịch sử can dự vào chiến tranh Việt Nam. Nhưng kết quả khảo sát của Pew có thể là bằng chứng rõ nhất cho thấy một quy luật về quan điểm chính trị – xã hội của người Việt Nam đối với nước ngoài: nước nào xâm lược hoặc đô hộ Việt Nam càng lâu thì càng bị người Việt Nam căm ghét hoặc căm thù.
Lịch sử xâm lược của Trung Quốc đối với Việt Nam là khoảng 1000 năm, trong khi lịch sử can dự chiến tranh của Mỹ vào Việt Nam là chưa đầy 30 năm.
Trong các chuyến thăm của các tổng thống Mỹ Clinton và Obama đến thủ đô Hà Nội của Việt Nam vào các năm 2001 và 2016, hình ảnh hàng chục ngàn người dân Việt Nam đứng chật kín hai bên đường với biểu ngữ ủng hộ và thân thiện, cười rất tươi và reo hò và vẫy tay chào đón cho thấy phần lớn người Việt Nam đã quên lãng quá khứ chiến tranh và trở nên thân thiện với Mỹ, đặc biệt khi đại đa số người Việt Nam đang khao khát một chế độ dân chủ, hoặc tối thiểu là một chế độ cải cách để thay thế cho chế độ độc tài bảo thủ trong nước. và ẩn chứa cả một chiều dài lẫn chiều sâu lịch sử.
Còn các chuyến thăm Việt Nam của các tổng bí thư Trung Quốc như Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình đều nhận được sự đón tiếp rất lạnh nhạt từ người dân Việt Nam, trái ngược hoàn toàn với cảnh người Việt Nam đón tiếp các tổng thống Mỹ.
Với Pháp có lịch sử đô hộ Việt Nam 100 năm, và Nhật Bản có một ít năm xâm lược Việt Nam, nhưng cũng nhận được thái độ thân thiện của người dân Việt Nam, đặc biệt là sự đồng cảm với văn hóa Pháp.
Những dẫn chứng trên cho thấy người dân Việt Nam không phải sẵn sàng xuống đường biểu tình phản đối bất cứ kẻ thù quá khứ nào như một truyền thống, một thói quen hay một niềm đam mê “bài ngoại,” mà họ phản đối một cách có chọn lọc.
Từ năm 1975 đến nay, đã chưa từng diễn ra cuộc biểu tình nào của người dân Việt Nam chống Mỹ, chống Pháp hay chống Nhật Bản, mà hầu hết chỉ chống Trung Quốc.
Điều hiển nhiên là phần lớn người dân Việt Nam, trừ những quan chức Việt Nam bị xem là “cõng rắn cắn gà nhà” khi khiến Việt Nam bị phụ thuộc nặng nề vào Bắc Kinh về kinh tế và chính trị, đã phân biệt rất rõ là Mỹ, Pháp, Nhật Bản đã mang lại cho Việt Nam những lợi ích kinh tế và giá trị văn hóa nào, trong khi Trung Quốc đã và đang biến Việt Nam thành một bãi rác thải công nghệ khổng lồ, một thị trường nhập siêu đến khoảng $50 tỷ hàng năm từ Trung Quốc, một nền chính trị bị Trung Quốc chi phối, thao túng về đường lối đối ngoại, đối nội và cả về nhân sự chủ chốt, và Trung Quốc ngày càng lộ rõ ý đồ cùng hành động độc chiếm Biển Đông, biến phần biển thuộc lãnh hải Việt Nam thành “ao nhà” của họ.
Các cuộc phản đối và biểu tình chống Trung Quốc của người dân Việt Nam đã trở nên quy mô về số lượng, có chiều sâu về kỹ thuật và gia tăng phạm vi ở Việt Nam từ năm 2011. Các cuộc biểu tình này được khởi xướng từ giới đấu tranh dân chủ và nhân quyền ở Hà Nội, Sài Gòn và đã lan nhanh đến các tầng lớp dân chúng.
Vào năm 2014, cuộc biểu tình ở Sài Gòn phản đối giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc xâm phạm Biển Đông đã lần đầu tiên lên tới 10,000 – 12,000 người.
Vào năm 2018, cuộc biểu tình ở Sài Gòn phản đối Luật Đặc khu đã lần đầu tiên lên tới hàng trăm ngàn người và lan rộng trên 50% tỉnh và thành phố ở Việt Nam.
Trong trường hợp giàn khoan Hải Dương 981 (năm 2014) và Luật Đặc Khu (năm 2018), cùng với mạng xã hội phát triển mạnh, hệ thống báo chí nhà nước (hơn 800 tờ) cũng tham gia vào việc lên án Trung Quốc, ảnh hưởng của truyền thông đã tác động rộng rãi đến dân chúng và tạo nên những cuộc biểu tình khổng lồ.
Không biết vô tình hay hữu ý, đúng vào ngày quốc khánh 2 Tháng Chín năm 2018 và gần như ngay sau khi xuất hiện thông tư “Nhân dân tệ hóa biên giới phía Bắc” của Ngân Hàng Nhà Nước, trang báo điện tử VietNamNet chợt nổi lên một bài lược sử với tiêu đề: “Kết cục bi thảm của những kẻ bán nước nhà Trần” (http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/trac-nghiem/ket-cuc-bi-tham-cua-nhung-ke-ban-nuoc-nha-tran-va-bai-hoc-cho-hau-the-474526.html).
Tuy nhiên, có một thực tế đáng ngao ngán là dù mạng xã hội ngày càng chiếm vai trò quan trọng và có đến 60 – 70% người Việt Nam dùng mạng xã hội, song tỷ lệ người Việt Nam quan tâm đến các vấn đề chính trị, dân chủ và nhân quyền lại khá thấp, và họ thường đọc các nội dung chính trị trên báo nhà nước chứ không phải trên mạng xã hội là nơi họ chủ yếu dùng để giải trí. Vậy nên bài học cần rút ra là: nếu nhiều tờ báo nhà nước đồng thuận với mạng xã hội trong việc đưa tin bài về phản đối Trung Quốc, chắc chắn sẽ có nhiều người dân quan tâm và tự tin xuống đường biểu tình hơn.
Nhưng cho đến nay, toàn bộ hơn 800 tờ báo nhà nước vẫn bị siết cứng về tư tưởng và nội dung bởi Ban Tuyên Giáo Trung Ương và Bộ Thông Tin và Truyền Thông. Tất cả những gì mà một ít tờ báo nhà nước còn chất phản biện và còn dám lên tiếng cũng chỉ giống như một hòn đá nhỏ ném xuống cái ao tù bị đùn lên mặt nước hàng đống bọt ô nhiễm hôi thối.

Hãy nhớ lấy!

Lãnh đạo tphcm đề nghị xây nhà hát giao hưởng với tổng vốn đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng. Họ lập luận rằng, đây là công trình rất cần thiết và cấp bách…
Sic! Nếu nói sự cần thiết và cấp bách hiện nay phải là xây viện điều dưỡng, trường học cho trẻ khuyết tật, đào tạo giáo viên, điều dưỡng, bác sĩ chăm lo dạy dỗ trẻ khuyết tật mới đúng. Đó là nhiệm vụ hết sức cấp bách và rất cần thiết mà lãnh đạo các người phải làm trong giai đoạn này. Vì sao?
Chỉ riêng tỉnh Nghệ An trong 10 tháng qua đã phát hiện trên 700 ca phụ nữ mang thai có dị tật (đây là trường hợp những phụ nữ có điều kiện đi khám định kỳ, còn biết bao gia đình nghèo khổ, nông thôn, miền núi…họ không đi khám thì ai biết con số đó còn bao nhiêu nữa)?!
Dù rằng, còn rất nhiều người không muốn quan tâm đến chính trị, muốn xa lánh chính trị để được yên thân. Dù rằng, một số người đã biết, đã nghe, đã thấy…nhưng không dám lên tiếng vì nói đến chính trị thì sợ liên lụy. Cho dù mọi người có trốn tránh hay giả lơ thì sự liên lụy của chính trị luôn gắn bó với các người. Tôi tin rằng, trong 700 phụ nữ mang thai dị tật ở Nghệ An, hầu hết, họ không hề quan tâm đến chính trị!
Nguyên nhân quái thai, dị tật do đâu thì tất nhiên mọi người đã quá rõ. (Chính trị là đây chứ đâu). Chỉ riêng tỉnh Nghệ An trong 10 tháng đã phát hiện chừng đó. Vậy, 63 tỉnh thành còn lại là bao nhiêu nữa? Gánh nặng này ai gánh? Đau khổ này ai chịu? Tương lai dân tộc này, giống nòi này sẽ ra sao khi tỷ lệ quái thai, dị tật tăng lên mỗi ngày?
Mỗi một đảng viên cộng sản VN phải chịu trách nhiệm về những đứa trẻ tàn tật kia và phải chịu trách nhiệm về sự tồn vong của dân tộc này. Đừng phủ nhận rằng, chuyện đó không liên quan đến tôi, khi đất nước thay đổi.

Sao lại lên giọng ‘dạy dỗ’ Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc?


Thảo Vy (VNTB) Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự và có bài phát biểu tại Phiên thảo luận cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 73. Góc nhìn là một thư ký từng soạn diễn văn cho quan chức cấp hàm thứ trưởng, ông N.C.K nói rằng người chấp bút bài phát biểu cho ông thủ tướng tại phiên họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, dường như đã quá sơ sảy khi quen dùng giọng điệu tuyên giáo để huấn thị…

Tầm nhìn đến đâu?

Ông N.C.K có trong tay bài diễn văn tiếng Việt của ông Nguyễn Xuân Phúc dùng để cho người phiên dịch chuyển ngữ [tải về tại http://bit.ly/2ImOURp].

Trong bài diễn văn này, cách diễn đạt của ông thủ tướng Việt Nam dễ làm quan khách nước ngoài bật cười, khi ông sử dụng kiểu câu mệnh lệnh: “Tôi đề nghị vấn đề ‘trách nhiệm kép’, mỗi quốc gia có thêm trách nhiệm đối với các vấn đề toàn cầu, mỗi cá nhân có thêm vai trò công dân toàn cầu”“Các quốc gia cần tiếp tục đề cao vai trò của Liên hợp quốc và cùng nhau đoàn kết, phấn đấu Vì một thế giới hoà bình, công bằng, và phát triển bền vững”.

Bật cười vì những ‘đề nghị’ đó của ông Thủ tướng giống như thành ngữ ví von của người Việt: “Chân mình thì lấm mê mê…”.

“Nhiều sáo ngữ mang tính xu nịnh và không tôn trọng lịch sử”. Ông N.C.K nhận xét. Đây là điểu tối kỵ của thư ký soạn diễn văn dành cho chính khách đọc trên các diễn đàn quốc tế, vì nó sẽ gây tranh cãi và tạo phản cảm tức thì đối với người nghe.

Trong bài diễn văn có những đoạn không đúng sự thật lịch sử như sau: “Việt Nam đã đồng hành và đóng góp cho các mục tiêu cao cả của Liên hợp quốc trong hơn 70 năm qua”“Như phát biểu của Tổng Thư ký Liên hợp quốc tại Phiên khai mạc đã nhắc lại phát biểu của cố Tổng Thư ký Kofi Annan kính mến: “Chúng ta chỉ có thể làm chủ số phận của mình khi nào chúng ta cùng nhau đối diện với nó. Đó là lý do tại sao chúng ta có Liên hợp quốc”. Đó cũng là lý do vì sao, sau khi tuyên ngôn thành lập nước ngày 2/9/1945, tháng 1/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của nhân dân Việt Nam, đã gửi đơn gia nhập Liên hợp quốc”.

Vào ngày 20/9/1977, tại Kỳ họp thứ 32 Đại hội đồng Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), đã thông qua Nghị quyết công nhận Việt Nam là thành viên của Liên hợp quốc. Khi ấy, tham dự kỳ họp của đoàn đại biểu Việt Nam, do Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh dẫn đầu, và lễ kéo cờ Việt Nam tại trụ sở Liên hợp quốc ngày 20/9/1977, đánh dấu sự kiện Việt Nam chính thức là thành viên của Liên hợp quốc. Điều đó cho thấy Việt Nam chỉ ‘đồng hành’ với Liên Hiệp Quốc mới có 41 năm.

Thông tin chi tiết hơn, thì vào năm 1957, Việt Nam Cộng hòa đứng đơn gia nhập Liên hiệp quốc do Hoa Kỳ đề cử. Đại hội đồng (General Assembly) bỏ phiếu 40 thuận, 8 chống. Việc này chuyển lên Hội đồng Bảo an quyết định. Liên Xô muốn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cùng gia nhập, nhưng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ chối việc này với lý do đất nước Việt Nam là thống nhất, và chỉ có thể có một chính phủ đại diện ở Liên Hiệp quốc. Vì vậy, đề nghị này bị Liên Xô phủ quyết. Cho đến khi chấm dứt tồn tại (năm 1975), Việt Nam Cộng hòa vẫn không phải là thành viên của Liên Hiệp quốc. [Nguồn:http://bit.ly/2zBh6gF]

“Tôi nghĩ rằng ngoài tình tiết số liệu thiếu tôn trọng lịch sử, thì khó phù hợp ngữ cảnh khi chuyển ngữ cụm mỹ từ ‘… kính yêu của nhân dân Việt Nam, đã gửi đơn gia nhập Liên hợp quốc’. Phát biểu này khiến người ta được quyền nghi ngờ về tính xác thật của những lời mà ngài thủ tướng Việt Nam đã đọc trước diễn đàn”.

Xỏ lá…

“Tôi nghĩ rằng nếu chụp mũ chính trị, thì thư ký soạn diễn văn này cho ngài thủ tướng phải chịu án hình sự về tội tạo điều kiện để các thế lực thù địch lợi dụng”. Ông N.C.K nhận xét.

“Việt Nam đang nỗ lực phấn đấu hơn nữa cho công bằng và phát triển bền vững; thúc đẩy bình đẳng, hỗ trợ các nhóm yếu thế; bảo vệ tốt môi trường; bảo đảm quyền cho mọi người dân, đồng thời đề cao tinh thần đối thoại và hợp tác trong vấn đề quyền con người. Việt Nam cũng đã nỗ lực bảo vệ tốt các di sản văn hóa và thiên nhiên, gìn giữ bản sắc dân tộc” – trích diễn văn của ông Nguyễn Xuân Phúc đọc tại Phiên thảo luận cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 73.

Các nhà máy nhiệt điện than của Trung Quốc đang đầu tư rải khắp Việt Nam, Nhà máy Formosa Hà Tĩnh, Nhà máy Giấy Lee & Man tại Hậu Giang… là những dẫn chứng dễ thấy nhất cho sự thật của phát biểu “hỗ trợ các nhóm yếu thế; bảo vệ tốt môi trường” của ngài thủ tướng Việt Nam.

Theo nghiên cứu công bố hồi cuối quý 1-2018 của Amnesty International (Ân Xá Quốc Tế), đã có ít nhất 97 tù nhân lương tâm trong các trại giam ở Việt Nam, đa số phải sống trong các điều kiện tệ hại và bị ngược đãi; trong đó có 40 nhà hoạt động xã hội và môi trường, 57 tín đồ các tôn giáo. Về độ tuổi, có hai người dưới 25 tuổi, và 18 người trên 65 tuổi, số còn lại từ 25 đến 64 tuổi.

Thế nhưng ngài thủ tướng lại đọc diễn văn rằng Việt Nam “bảo đảm quyền cho mọi người dân, đồng thời đề cao tinh thần đối thoại và hợp tác trong vấn đề quyền con người”.

“Xỏ lá nữa còn là chuyện thư ký soạn đoạn Việt Nam tham gia vào Liên Hiệp Quốc mà ngài thủ tướng đã tỉnh bơ đọc, mà không biết rằng mình đang bị chơi đòn đau về kiến thức”. Ông N.C.K nói thêm.

Số là ngày 30/4/1975, chế độ Việt Nam Cộng Hòa bị thay thế bởi chính quyền của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam (CHMN), nhưng vẫn giữ vị thế một nhà nước độc lập đối với Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) tại miền Bắc. Điều này được thể hiện rõ qua hai lá đơn xin tham gia Liên Hiệp Quốc riêng biệt của VNDCCH – Bắc Việt và CHMN – Nam Việt vào năm 1975. Đến ngày 8/8/1975, Hội đồng Bảo an đã đồng thuận chấp nhận và đề cử với Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc cho cả hai quốc gia VNDCCH – Bắc Việt lẫn CHMN – Nam Việt được tham gia vào Liên Hiệp Quốc.

Sau khi hai nhà nước VNDCCH và CHMN thống nhất và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ra đời vào ngày 2/7/1976, thì Việt Nam mới trở thành một quốc gia với một chính phủ duy nhất. Sau đó, CHXHCN Việt Nam đã chính thức gia nhập Liên Hiệp Quốc vào tháng 9 năm 1977 như đã nói ở phần trên của bài viết.

Bản lãnh chính trị của một chính khách còn thể hiện qua những gì họ đăng đàn. Phải chăng ở đây ông Nguyễn Xuân Phúc đã được Bộ Chính trị cho sắm vai vượt quá tầm?

CSVN khoe lợi tức đầu người trung bình hơn $2,500/năm

Một bà cụ nhặt bao nylon, giấy hay bất cứ thứ gì có thể bán được để mưu sinh trên hè phố Hà Nội. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/GettyImages)
HÀ NỘI 1-10 (NV) – Chế độ Hà Nội khoe nền kinh tế tăng trưởng tốt chín tháng đầu năm 2018 với tỉ lệ gần 7% và lợi tức đầu người trung bình lên được $2,540 một năm.
Một số báo tại Việt Nam tường thuật lời ông phó thủ tướng CSVN Vương Đình Huệ nêu các con số thống kê về tình hình kinh tế tài chính để khoe thành tích và tuyên truyền.
Tờ Dân Trí hôm Thứ Hai thuật lời ông Huệ cho biết “tốc độ tăng trưởng GDP (tổng sản lượng quốc gia) 9 tháng đầu năm 2018 ước đạt 6.98%. Quy mô nền kinh tế tăng mạnh, năm 2018 đạt 5.5 triệu tỷ đồng (tương đương 240.5 tỷ USD), gấp 1.33 lần năm 2015. GDP bình quân đầu người ước đạt 2,540 USD (khoảng hơn 59 triệu đồng), tăng 440 USD so năm 2015.”
Dịp này, cũng thấy ông khoe “Nợ công giảm từ 64.8% cuối năm 2015 xuống còn khoảng 61.4% năm 2018, thời gian trả nợ được kéo dài.” Nói khác, tổng số tiền nợ nước ngoài và của khu vực tư mà chính phủ đi vay gọi là “nợ công” tuy mỗi ngày một phình ra to hơn nhưng tỉ suất nợ so với GDP lại giảm xuống nhờ thời gian trả nợ kéo dài ra, không phải trả được nhiều nợ hơn.
Lời khoe thành tích kinh tế “khởi sắc và đã được quốc tế đưa vào danh sách theo dõi nâng hạng lên thị trường mới nổi” của ông Huệ được báo chí đăng tải cùng ngày với bản tin của tờ báo Giáo Dục Việt Nam cho hay, khoảng 20 bác sĩ tại các bệnh viện công ở tỉnh Lâm Đồng đã xin nghỉ việc vì lương tiền đã không đủ sống, họ lại còn bị cắt mất tiền phụ cấp “ưu đãi” dành cho các bác sĩ chịu tới những thành phố hay quận lỵ xa xôi nghèo nàn.
Tờ Giáo Dục Việt Nam kể ra vài trường hợp của một số bác sĩ trẻ với mức lương gồm cả phụ cấp từ 3,042,000 đồng đến 3,472,170 đồng một tháng. Một cặp vợ chồng mà cả hai đều ở trong ngành y lương của hai người cộng lại, kể cả phụ cấp, chỉ có 6,240,000 đồng một tháng, nay bị cắt phụ cấp, chỉ còn 4,919,360 đồng. Lại thêm phải nuôi con nữa, số tiền này chỉ đủ rau dưa tạm bợ qua ngày cho một cặp vợ chồng bác sĩ.
Lương bổng của họ như vậy chỉ bằng khoảng hơn 60% mức lương trung bình mà ông Huệ khoe thành tích. Bác sĩ tại nhiều nơi khác cũng thấy từng xin nghỉ vì không đủ sống. Đây chỉ là một thí dụ nhỏ trong rất nhiều thí dụ chứng tỏ cái lợi tức đầu người trung bình không phản ảnh đúng thực tế xã hội Việt Nam. Chỉ có tầng lớp tư bản đỏ thượng lưu mới mỗi ngày một giàu nhanh trong khi đa số quần chúng sống trong nghèo khó.
Hồi Tháng Tư 2018, Ngân Hàng Thế Giới (WB) đưa ra một bản phúc trình báo động khoảng cách giàu nghèo tại Việt Nam ngày càng lớn, trong đó chỉ có “13% thuộc tầng lớp trung lưu” là tương ứng “theo chuẩn thế giới”.
Một nghiên cứu khác của tổ chức Oxfam nói về tình trạng bất bình đẳng xã hội cũng cho thấy, khoảng cách giàu nghèo tại Việt Nam ngày càng tăng. Với khoảng 1.5 triệu người gia nhập tầng lớp trung lưu mỗi năm, lợi tức một năm của nhóm 210 người siêu giàu tại Việt Nam đủ khả năng đưa 3.2 triệu người nghèo thoát nghèo, chấm dứt cảnh đói giáp hạt hàng năm mà nhiều tỉnh vẫn thấy xin trung ương cấp gạo cứu đói. (TN)

Ông Đỗ Mười, cựu tổng bí thư CSVN được tuyên bố qua đời, thọ 101 tuổi

Ông Đỗ Mười, cựu tổng bí thư CSVN được tuyên bố qua đời, thọ 101 tuổi. (Hình chụp năm 2009: Getty Images)
VIỆT NAM (NV) – Ông Đỗ Mười, cựu Tổng bí thư CSVN được tuyên bố qua đời vào lúc 11 giờ 12 phút khuya ngày 1 Tháng Mười, 2018 (giờ Việt Nam) tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, sau một thời gian rộ lên tin đồn ông chết cùng ngày với chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Thông tấn xã Việt Nam dẫn tin từ ‘Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung Ương’ cho biết ông Đỗ Mười mất vì “lâm bệnh nặng kéo dài, tuổi già sức yếu.”

Ông Đỗ Mười tên thật là Nguyễn Duy Cống, sinh ngày 2 Tháng Hai, 1917, tại xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội, là tổng bí thư đảng CSVN từ năm 1991 đến 1997.
Tên tuổi của ông Đỗ Mười vốn rất quen thuộc với người dân Sài Gòn và miền Nam những năm sau 1975, bởi vì có nhiều tài liệu ghi rằng ông là “tác giả” của cuộc “đánh tư sản,” đẩy hàng ngàn gia đình “đi kinh tế mới” dẫn đến “làn sóng thuyền nhân” vượt biển tìm tự do.
Trước đó, một số blogger lan truyền tin ông Đỗ Mười qua đời cùng ngày với Chủ Tịch Nước CSVN Trần Đại Quang vào hôm 21 Tháng Chín, và do vậy, quốc tang cho ông Mười phải bị hoãn lại để tránh dị nghị về việc trùng tang lãnh đạo chóp bu.
Hơn một tuần trước đây, trang Facebook Chú Tễu cho hay: “Gia đình Đỗ Mười đã chuẩn bị xong hậu sự tại quê nhà: Làng Đông Phù; xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội.”
“Được biết lúc đầu con gái ông và thầy địa lý đòi san phẳng trường tiểu học khang trang để làm khu lăng mộ. Dân làng phản đối rất dữ dội. Sau lấy đất khu Vườn Đào 1,500 m2 để làm khu lăng mộ. Đường vào và huyệt chờ đã sẵn sàng,” Facebooker Chú Tễu viết.
Sau khi có tin Đỗ Mười qua đời, nhà báo tự do Phạm Đoan Trang đã viết trên trang Facebook cá nhân của mình bài “Vài ấn tượng của tôi về Đỗ Mười” được khá nhiều người chia sẻ.
“Ấn tượng” đầu tiên của nhà báo này về cựu Tổng bí thư CSVN này là “Đồng chí không những xuất thân từ một anh hoạn lợn (thiến heo), mà còn là một anh hoạn lợn tay nghề vụng về, có lần làm chết lợn nhà người ta, bị bắt đền, phải tháo chạy. Đồng chí là kiến trúc sư của công cuộc cải tạo tư sản ở miền Nam sau 1975, xóa bỏ mọi tàn tích của hòn ngọc Viễn Đông một thuở, tích cực góp phần tập cho dân chúng miền Nam biết ăn bo bo thay cơm.”
Không chỉ vậy, “ấn tượng” về vẻ bề ngoài của ông Đỗ Mười được cô mô tả, “Đồng chí là người có hành động chém bàn tay vào không khí rất quyết liệt khi phát biểu, gợi cảm hứng cho sự ra đời thuật ngữ ‘chém gió’ – để chỉ sự nói phét. Đồng chí có mái tóc rẽ ngôi kinh điển, được dân nuôi chó (thời mà dân thành phố phải vật lộn làm kinh tế qua các trào lưu từ nuôi lợn đến nuôi chó cảnh, gà úm, chim cút… trong phòng ngủ, phòng khách) lấy làm ví dụ để rỉ tai khuyên nhau: Chó Nhật giống tốt là phải có quả đầu Đỗ Mười.”
Cô kết luận, “Với tuổi thọ đạt hơn 100 (già như hoá thạch), đồng chí đã trở thành người lìa đời cuối cùng của thế hệ cộng sản đầu tiên. Ơn Đảng Chính phủ.”
Hiện chưa có thông tin về tang lễ của cựu Tổng bí thư này. (N.L)

100 đảng viên tại Đà Nẵng bị kỷ luật trong 9 tháng đầu năm 2018

RFA-2018-10-01 
Phan Văn Anh Vũ (áo trắng) đảng viên, sĩ quan công an, bị bắt vì tham nhũng đất đai.
 Phan Văn Anh Vũ (áo trắng) đảng viên, sĩ quan công an, bị bắt vì tham nhũng đất đai.AFP
Đã có 100 đảng viên đảng cộng sản Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng bị kỷ luật trong 9 tháng đầu năm 2018.
Báo chí Việt Nam loan tin này trích dẫn nguồn tin từ Thành ủy Đà Nẵng của Đảng Cộng sản. Cụ thể, trong số 100 người đó có 79 người bị khiển trách, 20 người bị cảnh cáo, một người bị cách chức.
Đất đai cũng là lĩnh vực mà nhiều đảng viên cộng sản bị sai phạm tại thành phố Đà Nẵng.
Vụ việc lớn nhất là vụ án Phan Văn Anh Vũ, còn gọi là Vũ Nhôm. Một đảng viên cộng sản, có quân hàm thượng tá công an đã bị bắt hồi năm ngoái và bị đưa ra tòa với tội danh lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi trong việc mua bán tài sản công cộng.
Trước đó ông Nguyễn Xuân Anh, bí thư thành ủy cũng đã bị cách chức liên quan đến chuyện quản lý và nhân sự.

Không lãnh đạo địa phương nào bị quy trách nhiệm trong tai nạn đường sắt

RFA-2018-10-01 
Ảnh minh họa: Trong tổng số vụ tai nạn đường sắt, từ năm 2005 đến năm 2017, có đến 60% xảy ra trên các lối đi tự mở và đường ngang.
  Ảnh minh họa: Trong tổng số vụ tai nạn đường sắt, từ năm 2005 đến năm 2017, có đến 60% xảy ra trên các lối đi tự mở và đường ngang.Courtesy: Ảnh chụp màn hình nld.com.vn
Các vụ tai nạn đường sắt xảy ra tại Việt Nam xảy ra suốt 12 năm qua, từ năm 2005 đến năm 2017, ở các địa phương có tuyến đường này đi qua; thế nhưng vẫn chưa có một lãnh đạo địa phương nào bị xử lý trách nhiệm.
Truyền thông trong nước, vào ngày 1 tháng 10 dẫn nhận định vừa nêu của Phó Tổng giám đốc Đường sắt Việt Nam, ông Nguyễn Văn Minh tại cuộc họp bàn về Đề án xử lý các vị trí đường ngang, lối đi tự mở đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến đường sắt quốc gia, diễn ra trong những ngày cuối tháng 9 năm 2018.
Cục trưởng Cục Đường Sắt, thuộc Bộ Giao thông-Vận tải, ông Nguyễn Văn Khôi cho biết từ năm 2005 đến năm 2017 có đến 60% trong tổng số vụ tai nạn đường sắt là xảy ra trên các lối đi tự mở và đường ngang, trong đó tai nạn xảy ra trên lối đi tự mở chiếm hơn 42%. Hiện, tuyến đường sắt quốc gia có gần 4200 lối đi tự mở và hơn 1500 đường ngang các loại.
Phó Tổng giám đốc Đường sắt Việt Nam, ông Nguyễn Văn Minh nhấn mạnh mặc dù những giải pháp trong Đề án được thực hiện trong nhiều năm, thế nhưng qua địa phương bị xóa bỏ gần hết và nhiều địa phương không làm đường gom, hàng rào do kinh phí duy tu, bảo dưỡng quá lớn và chưa có một giới chức lãnh đạo địa phương nào bị xử lý trách nhiệm khi xảy ra tai nạn đường sắt, thậm chí là chủ tịch xã.
Bộ trưởng Bộ Giao thông-Vận tải Nguyễn Văn Thể đồng ý đề xuất về Đề án liên quan xử lý trách nhiệm đối với cơ quan nhà nước và chính quyền địa phương các cấp, cá nhân lãnh đạo trong tai nạn đường sắt.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết đề án vừa nêu sẽ được hoàn tất trong tháng 10 và trình lên Chính phủ trong tháng 12 tới đấy.

8.000 ca tử vong vì ung thư dạ dày mỗi năm

RFA-2018-10-01   
Các tô thức ăn được bày dọn tại một quán ăn vỉa hè ở trung tâm thành phố Hà Nội.
Các tô thức ăn được bày dọn tại một quán ăn vỉa hè ở trung tâm thành phố Hà Nội.AFP
Số người nhiễm bệnh về tiêu hóa ở Việt Nam chiếm đến 10% dân số. Trung bình mỗi năm có từ 11.000 tới 12.000  người bị phát hiện ung thư dạ dày, phần lớn ở giai đoạn cuối, trong đó có 8.000 ca tử vong.
Đó là số liệu do Giáo sư Tiến sĩ Lê Ngọc Thành, giám đốc Bệnh viện E, công bố tại Hội thảo khoa học nội soi tiêu hóa can thiệp và siêu âm nội soi mật tụy được tổ chức tại Bệnh viện E hôm 1/10.
Ông Lê Ngọc Thành cho biết mỗi ngày Bệnh viện E thường xuyên có khoảng 150 bệnh nhân mắc bệnh về đường tiêu hóa được chẩn đoán và điều trị nội trú. Trong số các ca bệnh về đường tiêu hóa, chứng loét dạ dày được nói tăng khá nhanh, chiếm tỷ lệ 10% các ca nhập viện.
Các bệnh về đường tiêu hóa thường xảy ra do các vấn đề về nhiễm khuẩn, vệ sinh thực phẩm.

Chợ đêm tiền tỷ ở Lý Sơn vắng cả người bán lẫn khách mua

Toàn khu chợ đêm với 38 gian hàng nhưng chỉ có một quầy mở cửa, bán nước và đồ ăn vặt sau ba tháng khai trương. 
Gần đây, nhiều du khách đến huyện đảo của Quảng Ngãi thắc mắc khi thấy khu Chợ đêm Lý Sơn luôn sáng đèn nhưng không có người mua bán. "Tôi là khách du lịch, nghe nói ở đây có khu chợ đêm muốn đến thăm quan, nhưng khi đến thì quầy hàng chưa mở, khách chưa đến nhiều nên hơi thất vọng", chị Ngô Ngọc Diệp, một du khách từ Hà Nội, chia sẻ.
cho dem tien ty o ly son vang ca nguoi ban lan khach mua
Chợ đêm Lý Sơn. (Ảnh: Thạch Thảo)
Một số du khách đọc thông tin về chợ đêm trước khi đi, đến nơi thì không phân biệt được đâu mới là chợ đêm. Lý do là, khu chợ hải sản đêm ở gần cầu cảng Lý Sơn, hình thành tự phát 3 năm trước thì đông khách, còn khu chợ được tổ chức tập trung thì lại trống vắng.
Với ý tưởng tạo không gian mua sắm cho du khách, công ăn việc làm cho người dân, đầu tháng 7, UBND huyện Lý Sơn khai mạc chợ đêm với diện tích 1.000 m2, dài 500 m, ở vị trí trung tâm huyện. Chợ có 38 gian hàng trưng bày và bán các sản phẩm đặc thù như hành, tỏi, hải sản, đồ lưu niệm, ẩm thực, quần áo...
Chợ có tổng vốn đầu tư 1,5 tỷ đồng, trong đó mỗi hộ kinh doanh góp một lần 30 triệu đồng, còn lại là vốn đầu tư hạ tầng của địa phương. Nhưng sau đêm khai trương, các tiểu thương không đến bán. Hiện chỉ có một gian hàng mở cửa, bán nước và đồ ăn vặt.
Trước tình trạng này, một số người dân cho rằng vị trí xây chợ không hợp lý, tuy ở trung tâm huyện nhưng lại giữa cánh đồng hành, tỏi, không tập trung đông dân cư.
cho dem tien ty o ly son vang ca nguoi ban lan khach mua
Các gian hàng trống trơn, không có người bán. (Ảnh: Thạch Thảo)
Các tiểu thương thì cho rằng thời điểm này khách du lịch đã bắt đầu giảm, lại sắp tới mùa mưa bão nên không dọn hàng ra bán. "Thấy các gian hàng khác không bán nên chị cũng không bán nữa", chị Trần Thị Mai, người đăng ký một ki ốt bán hành tỏi nói.
Bà Võ Thị Hậu, người duy nhất mở cửa gian hàng ở chợ đêm cho biết, các tiểu thương đóng tiền đầu tư ki ốt một lần là 30 triệu đồng, sau đó chỉ tốn tiền điện nước, bảo vệ. "Họ đã đăng ký ki ốt ở đây thì không chê vị trí. Bà con chưa bán vì khai trương gần mùa mưa bão thôi", bà nói.
Trong khi đó, lãnh đạo huyện Lý Sơn cho rằng về chiến lược lâu dài, địa điểm xây chợ rất phù hợp vì gần cảng Bến Đình, đang được thi công để chuyên biệt chức năng cảng vận tải và hành khách.
"Khi đưa vào hoạt động, cảng khách chuyển về đây thì du khách rất đông và chợ đêm sẽ phát huy được. Chúng tôi đã giao các phòng, địa phương khuyến khích các hộ đăng ký khẩn trương bán để chợ hoạt động đúng như ý tưởng ban đầu", bà Phạm Thị Hương - Phó chủ tịch huyện Lý Sơn nói.
Lý Sơn là đảo tiền tiêu của tỉnh Quảng Ngãi. Là quê hương Hải đội Hoàng Sa, đảo liên tục tăng trưởng về du lịch. Năm 2017, đảo đón 200.000 lượt khách. Lễ Quốc khánh vừa qua, có khoảng 4.000 du khách đến đảo Lý Sơn.
Thạch Thảo

CSVN muốn ‘xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục’

Học sinh bị cô giáo tại huyện Gia Lâm, Hà Nội đánh bầm tím cả lưng và cánh tay. (Hình: Dân Trí)
HÀ NỘI 30-9 (NV) .- Bộ Giáo dục- Đào tạo CSVN đang chuẩn bị một dự thảo nghị định “xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục”.
Không biết có bao nhiêu nước trên thế giới có cái loại xử phạt hành chính như thế này hay không.
Theo tin một số báo tại Việt Nam hôm Chủ Nhật, bản dự thảo “Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục” hiện đang được gửi luân luu trong nước “lấy ý kiến” để điều chỉnh trước khi đem thi hành. Trong đó, quy định hình thức, mức xử phạt, thẩm quyền xử phạt “theo từng chức danh đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục”.
Dự thảo nghị định gồm 44 điều gói trong 4 chương nhằm phạt tiền và có thể cấm hành nghề có thời hạn cho nhà giáo nếu vi phạm. Lần đầu tiên, người ta thấy chế độ Hà Nội cho xử phạt hành chính với những số tiền tương đối to đối với đồng lương bèo bọt của những ông bà làm nghề dạy học từng được gọi là “bán cháo phổi” trước kia.
Theo cái dự thảo nghị định nêu trên, nếu thầy cô mà mở lớp dạy thêm “không đúng quy định về công khai thông tin tổ chức dạy thêm” hay “tổ chức hoạt động dạy thêm khi không đảm bảo cơ sở vật chất” bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 4 triệu đồng.
Nếu “giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường” bị phạt từ 3 đến 5 triệu đồng, trong khi “người dạy thêm không đạt chuẩn” bị phạt tới 6 triệu đồng. Phạt tiền từ 8 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi “ép buộc học sinh học thêm”. Và phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng nếu tổ chức hoạt động dạy thêm khi chưa được cấp phép.
Đáng để ý trong cái nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục có thể sắp ban hành, nếu đánh giáo viên hoặc viên chức cơ sở giáo dục bị phạt từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng. Đánh học trò cũng bị phạt từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng trong khi chửi “xúc phạm nhân phẩm, danh dự” học trò bị phạt từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
Trong nghị định đó, còn quy định cả chuyện phạt tiền đối với người “viết thuê” luận án tiến sĩ vốn cũng là một loại chuyện thường ngày tại Việt Nam. Nạn sao chép, ăn cắp từng phần luận án của người khác, xào xáo lại làm thành một luận án tiến sĩ của mình rồi cũng được tuyên bố “bảo vệ luận án thành công” từng thấy tố cáo nhiều lần trên mặt báo trong nước.
Bị phạt tiền từ 8 đến 12 triệu đồng nếu “tổ chức đánh giá khóa luận, đồ án tốt nghiệp, báo cáo thực hành tốt nghiệp, luận văn, luận án không đúng quy định về thành phần hội đồng hoặc chuyên môn của thành viên hội đồng hoặc điều kiện để được phép bảo vệ của người học”, và bị phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng cho kẻ nào “viết khóa luận, đồ án tốt nghiệp, báo cáo thực hành tốt nghiệp, luận văn, luận án thuê cho người khác hoặc thuê người khác viết khóa luận, luận văn, luận án cho mình”.
Tại Việt Nam, mỗi đầu niên học mới đều rộ lên chuyện nhà trường “lạm thu”, bắt cha mẹ học trò phải đóng những khoản tiền ngoài quy định dưới hình thức tự nguyện nhưng không “tự nguyện” thì không xong. Trong niên học thì đầy những chuyện thầy cô giáo bị đánh hay bị phụ huynh học sinh bắt quỳ, học sinh bị thầy hay cô giáo đánh dã man hoặc bị xử phạt bằng nhiều cách phản giáo dục.
Khi khai giảng niên học mới đầu Tháng 9 vừa qua, cả nước lại rộ lên chuyện dạy đánh vần kiểu mới cho học sinh lớp 1. Thiên hạ chia làm hai phe bênh, chống đả kích nhau kịch liệt trên mạng. (TN)

‘Cãi ý lãnh đạo,’ Long An chỉ muốn đầu tư nhà máy nhiệt điện khí hóa lỏng

Hệ thống truyền tải điện tại nhà máy Nhiệt Điện Duyên Hải ở tỉnh Trà Vinh. (Hình: SaigonTimes.vn)
LONG AN, Việt Nam (NV) – Trong lúc các nước có xu hướng bỏ nhiệt điện than do lo ngại về ô nhiễm môi trường thì Việt Nam dự trù phát triển đến 80 nhà máy loại này vào năm 2030.
Việt Nam hiện có khoảng 30 nhà máy nhiệt điện than đang vận hành, chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc và một số tại miền Nam, miền Trung như: Vĩnh Tân 2, Vĩnh Tân 4, tổ máy 1 của Vĩnh Tân 1; Duyên Hải 1 và 3.
Các địa phương thường khó cưỡng lại chỉ thị từ phía Bộ Công Thương CSVN khi phân bổ nhà máy nhiệt điện than ở cả ba miền. Lập luận chung của giới chức Việt Nam khi thuyết phục về các dự án này là: “Nhiệt điện than rẻ nhất, nhanh nhất về xây dựng và vận hành.”
Tuy vậy, hôm 29 Tháng Chín, theo Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn, một văn bản do tỉnh Long An gửi đến Bộ Công Thương thể hiện quan điểm muốn đầu tư dự án nhiệt điện bằng công nghệ khí hóa lỏng thay cho điện than theo lời khuyên của Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng Điện 2 (PECC2).
“Trước Tháng Năm, 2017, thời điểm đơn vị tư vấn đưa ra lời ‘khuyên’ đầu tư nhà máy nhiệt điện bằng công nghệ đốt than, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Long An đã đề nghị Bộ Công Thương cho chuyển dự án nhiệt điện than sang sử dụng công nghệ khí hóa lỏng do lo ngại vấn đề ô nhiễm môi trường,” tờ báo viết.
Ông Trần Đình Sính, phó giám đốc Trung Tâm Phát Triển Sáng Tạo Xanh (GreenID) được Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn dẫn lời: “Đầu tư nhiệt điện than chẳng những không rẻ, mà còn ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, cho dù có sử dụng công nghệ hiện đại nhất.”
Các vị trí dự trù xây dựng nhà máy nhiệt điện ở tỉnh Long An. (Hình: ThegioiHoinhap.vn)
Trung Tâm Điện Lực Long An được Bộ Công Thương quy hoạch với hai dự án nhiệt điện gồm Long An 1 và Long An 2 với tổng công suất 2,800 MW và “có tổng vốn đầu tư lên tới $5 tỷ,” theo báo Việt Nam.
Theo báo Thanh Niên, đến nay dường như đề xuất chuyển sang làm nhiệt điện khí hóa lỏng của tỉnh Long An không mấy suôn sẻ. Báo này dẫn văn bản trả lời của Bộ Công Thương do Thứ Trưởng Hoàng Quốc Vượng ký, ghi: “Căn cứ thực trạng địa điểm dự kiến quy hoạch Trung Tâm Điện Lực Long An tại xã Long Hựu Đông, không phù hợp để quy hoạch sử dụng nhiên liệu khí hóa lỏng nhập khẩu. Do vậy Bộ Công Thương không có đủ cơ sở để phê duyệt quy hoạch mới này như kiến nghị của tỉnh.”
“Trong trường hợp không thể phát triển nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu khí hóa lỏng ở vị trí này thì xóa quy hoạch. Có nghĩa là Tỉnh Ủy, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Long An dứt khoát nói ‘không’ với nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu than,” báo Thanh Niên cho nay.
Điều khiến công luận quan tâm là tại sao Bộ Công Thương CSVN “mặn mà” với việc làm nhà máy điện than tại các địa phương? Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn hồi Tháng Tám, 2018 tiết lộ: “Trung Quốc đầu tư 50% vào các dự án điện than ở Việt Nam thông qua các ngân hàng của họ, tiếp theo là Nhật Bản với 23%, Nam Hàn với 18%, còn lại 9% của các nước khác. Trung Quốc sẵn vốn, sẵn than, sẵn công nghệ, sẵn luôn cả chính sách ‘Một vành đai, một con đường.’ Họ cần bán, họ cần khách hàng. Và họ không khó để tập hợp quanh họ các ‘nhà tư vấn.’ Trong khi đó, Mỹ và các nước phát triển ở Châu Âu đã từ chối góp vốn vào các dự án nhiệt điện vì lý do môi trường.”
Hồi Tháng Tám, 2018, Sở Tài Nguyên Môi Trường tỉnh Bình Thuận phát đi cảnh báo: “Ba năm nữa, bãi xỉ chung của hai nhà máy Nhiệt Điện Vĩnh Tân 2 và 4 sẽ hết chỗ chứa.” Hai nhà máy này đã hoạt động và dùng chung bãi thải tro, xỉ có diện tích 38.37 héc ta, sức chứa khoảng 9.3 triệu mét khối.
Mỗi khi đề cập về Nhiệt Điện Vĩnh Tân, để tránh phản ứng của công luận, truyền thông trong nước gần như tránh nhắc đến chi tiết các nhà máy thuộc dự án này đều do Trung Quốc đầu tư hoặc góp vốn với tỷ lệ lớn để kiểm soát.

Việt Nam hiện đứng thứ tư trên thế giới trong việc xây dựng các nhà máy điện than, theo khảo sát của các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực năng lượng và môi trường CoalSwarm, Greenpeace và Sierra Club. (T.K.)