Tuesday, October 27, 2015

Dùng dư luận viên khủng bố dọn đường họ Tập tới sắp xếp bù nhìn

Lê Hải Lăng (Danlambao) - Một khi mà cái đảng dùng luật rừng để cai trị dân thì chính cái đảng đó dùng dư luận viên côn đồ khủng bố những ai chống lại đường lối đảng. Chuyện ông Nguyễn Lân Thắng là một ví dụ. Đảng có quân đội khoanh tay nhìn biển đảo mất. Đảng có công an trong tay lo dàn trận đánh cướp đất dân oan từ thôn quê tới thành thì cho quan tham triều đình đảng. 70 năm rồi đảng lấy cái tấm áo Hồ Chí Minh treo giữa ruộng đồng Việt Nam hăm dọa chim chóc châu chấu phá hại mùa màng. Đảng dựng tượng HCM trong thành phố để nhân dân lội bì bõm giữa đường mà bị che mặt không thấy chuột đàn lúc nhúc chia lô dưới chân tượng.

Phàm là người của công chúng dù là chính trị gia, văn nghệ sĩ, ca sĩ, kịch sĩ, diễn viên điện ảnh, cầu thủ sân banh… Họ là những người có kẻ khen ngưỡng mộ có kẻ chê về hành động, tư cách này nọ thế kia. Nếu là Chủ tịch một nước độc tài đảng trị. Họ có thể tự lừa dối viết bài ký tên khác để khen mình. Nhưng chính họ cũng không thể bắt người cộng sự phục tùng triệt để. Họ bị ép buộc mất quyền lực tối cao. Họ bị bắt phải thủ tiêu vợ để tôn sùng hóa vai trò lãnh đạo.

Khi hàng chục triệu con người bị tẩy não tư tưởng, bị chủ nghĩa không tưởng lừa lọc thì chuyện nhân phẩm nhân quyền chỉ là cái bánh vẽ trong bức tranh đồng quê mục đồng nói chuyện với trâu.

Chuyện xã hội văn minh hiện đại khác với nếp sống bộ lạc cung đình rừng rú do tập đoàn man rợ cai trị. Không có gì dấu mãi dưới ánh mặt trời. Sự thật HCM đã được phơi bày chính những hạt giống đỏ sống trong chăn. Thề cho nên khi đảng biết thế giới vứt Mác Lê vào thùng rác, đảng vẫn tuyên truyền và nhai đi nhai lại cái giẻ rách với cụm từ trống trơn định hướng xã hội chủ nghĩa.

Một chế độ mà nhà báo tố cáo quan to tham những bị đi tù. Phóng viên viết lên cái nhìn khách quan của mình về hình ảnh lãnh tụ bị tước đoạt thẻ hành nghề. Dân biểu tình chống Trung Cộng cướp biển bị bắt vào tù. Nhà nước độc tài chỉ biết nuôi đám hoạn quan tham nhũng, đưa nền kinh tế xuống bên bờ vực thẳm.

Một chế độ coi dân của mình là kẻ thù và xem giặc cướp Trung Cộng là bạn bè anh em. Thế thì chẳng ai lấy làm lạ khi một số thành phần tay sai lấy cớ này cớ kia để chận đứng phong trào không tiếp đón tên ăn cướp họ Tập.

Trong mắt của những tên đứng sau hậu trường giật dây đẩy bầy đoàn Dư luận viên vào nhà các blogger tranh đấu để khủng bố, không ngoài mục đích gặp dịp tung chưởng dọn đường lấy điểm họ Tập tới thăm sắp xếp nhân sự bù nhìn trong bộ chính trị Đại hội 12. Chuyện bêu xấu ông Hồ lâu nay không thấy DLV tới khủng bố khi ông Trần Đĩnh vẽ chân dung trưng bày trong sách phân phối khắp thế giới với cảnh ông Hồ bịt râu đi xem đấu tố giết bà Nguyễn Thị Năm, người đã từng nuôi báo cô tay chân bộ hạ bầy đàn của ông. Không thấy báo đảng đứng trên luật pháp đua nhau viết bài đánh hội đồng doạ giết tác giả Đèn Cù vì dám xúc phạm cha già dâm tặc à quên cha già của đảng.

Không dâm tặc cho được khi dùng con nuôi Nông Thị Xuân 22 tuổi làm đĩ riêng cho mình và bộ hạ là Bộ trưởng công an Trần Quốc Hoàn. Không cha già ác độc sao được “Lúc mỗi tuần đôi ba lần ông Hoàn đưa cô Xuân vào Phủ Chủ tịch ngủ qua đêm với Bác. Ông Hoàn cũng nhiều lần cưỡng dâm cô Xuân. Cuối năm 1956, cô Xuân sinh con trai. Bác đặt tên con là Nguyễn Tất Trung. Khoảng thời gian này cô Xuân ngỏ lời với Bác là muốn công khai mối quan hệ, và dọn vào Phủ Chủ tịch ở hẳn với Bác như vợ chồng. Bác bảo để Bác hỏi ý kiến Bộ Chính trị. Vài tháng sau, rạng sáng ngày 12 tháng 2 năm 1957, người ta thấy cô Xuân chết trên đường Cổ Ngư, gần dốc Chèm, ngoại thành Hà Nội, hiện trường là một tai nạn giao thông.”

Không ham mê vẻ đẹp sao được khi tìm cách câu mồi tìm hiểu ai có tháng ai không, như trên trang công an Nghệ An vào năm 2010 có đăng bài HCM và sự nghiệp phụ nữ, tác giả Nguyễn Minh Châu nhắc tới HCM hỏi thăm các cháu gái nhân lúc các cháu từ Nam ra Bắc thăm. Khi đoàn phụ nữ miền Nam vượt Trường Sơn ra thăm Bác, các chị được đón tiếp thân tình. Thấy các chị gầy, xanh hốc hác, Bác hỏi: “Các cháu kinh nguyệt có đều không…”

Một chị nhẹ nhàng thưa với Bác như đứa con riêng với mẹ:

“Thưa bác do điều kiện ăn uống, vệ sinh kham khổ, thiếu thốn nên chúng cháu rất thất thường.”

Chuyện Nguyễn Lân Thắng vẻ mặt ông Hồ phình ra một tí còn thua xa ngàn vạn dặm chuyện ông Hồ dùng cái tên Trần Dân Tiên để vẽ chân dung cho mình.

“Nhiều nhà văn, nhà báo Việt Nam và ngoại quốc muốn viết tiểu sử của vị Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhưng mãi đến nay, chưa có người nào thành công. Nguyên nhân rất giản đơn: Chủ tịch Hồ Chí Minh không muốn nhắc lại thân thế của mình”.

Chuyện Nguyễn Lân Thắng và những người yêu nước chống Trung Cộng xâm chiếm đất đai biển đảo Việt Nam với tấm hình không Welcome chào đón Tập Cận Bình. Họ bị đảng đánh cho bể đầu, phá cho sập nhà, sơn cho đỏ tường, gây rối xóm làng. Lòng yêu nước của họ bị đảng tay sai cướp đi thì cũng không lấy gì làm lạ khi HCM được Đèn Cù mô tả lại:

"Chu Ân Lai giải đáp ngắn gọn, thẳng thắn. Viện trợ cho Việt Nam là nghĩa vụ quốc tế nhưng có lợi cho Trung Quốc: nên đẩy chiến tranh và đế quốc ra xa Trung Quốc hay để cho chúng nó áp sát bên cạnh?”

Chính Stalin đã phân công cho Trung Quốc “phụ trách” Việt Nam, mà trong ngôn ngữ cộng sản “phụ trách” đồng nghĩa với chỉ đạo, định hướng, kể cả ra lệnh.

Tác giả Đèn Cù viết: “Hệ lụy đã nằm lại sâu bền trong vô thức đảng viên cộng sản Việt Nam: vị trí đàn em, bên dưới, yên phận biết ơn đã thành nền móng cho một tư thế ứng xử với Trung Quốc. Xuân Trường cho biết Bác nhà mình chủ động khẳng định với Bác Mao quan hệ môi răng giữa Việt Nam và Trung Quốc.”

Cái não trạng ngu dốt tạo ra tôn thờ lãnh tụ mù quáng là một cái vết nhơ cần dùng thuốc giặt để tẩy uế. Cái thuốc giặt đó là nền văn minh nhân loại nhan nhản hàng ngày trên thế giới, điển hình là trưng bày qua mạng lưới hoàn cầu. Phải dùng thuốc giặt để mở mắt ra khỏi bóng đen ngụp lặn trong vũng lầy quỉ đỏ 70 năm dài đằng đẳng.

Tại sao phải dựng bia nơi “Bác” từng tắm giặt làng Dương Nỗ, câu cá ở Cao Bằng, rửa chân ở Bắc Giang, tắm biển ở Quảng Bình. Tại sao không dựng bia Bắc bộ phủ “bác” nằm trên giường với người tình mất chân dung. Tại sao không dựng bia “bác” khóc thương quá đái trong quần khi 172 ngàn người bị tay “bác” giết. Tại sao không dựng di tích mà báo Dailymail Anh quốc là trùm diệt chủng tàn ác nhất thế kỷ 20.

Hiện tượng “Bác” trong bầy bò Dư luận viên và báo chỉ tuyên giáo tấn công khủng bố Nguyễn Lân Thắng. Giữa thanh thiên bạch nhật Nguyễn Lân Thắng phải tới khai báo công an địa phương sự kiện. Tình trạng có chính phủ như vô chính phủ đã hiện nguyên hình.

Té ra câu đầu môi chót lưỡi “do dân vì dân” cần phải thay lại “do đảng vì đảng” mới đúng chính sách đảng trị... Cũng như Hoàng Sa, Trường Sa cứ để mất dần dà trong tay giặc vì “để đảng lo”.

Khủng bố đòi giết gia đình Nguyễn Lân Thắng. Di họa HCM trong CCRĐ tái diễn.

Khủng bố đòi giết người trưng hình ảnh “Đả đáo bè lũ Tập Cận Bình” chính là những kẻ bán nước.

27/10/2015

Việt Nam đã đổi tên nước

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Trên văn bản thì chưa, nhưng trong thực tế, Việt Nam đã đổi tên nước. Từ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thành nước Cộng hòa Côn đồ Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Thoạt đọc qua cái tên nước mới - Cộng hòa Côn Đồ Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (CHCĐXHCNVN) - ai cũng nghĩ đó là luận điệu nói xấu tổ quốc xã hội chủ nghĩa do bác Hồ đã có công ra đi tìm đường kíu nước dựng nên. Lý do đơn giản: nước CHXHCNVN là một đất nước của hòa bình và ổn định, bằng chứng là đảng ta ngăn cấm tất cả mọi cuộc tụ tập kể cả khiếu nại kêu oan, hoặc xuống đường biểu tình chống Tàu xâm lược; những ai ngoan cố cứ khư khư một hai đòi bằng được Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam ta là bị bắt tức thì vào trại Phục hồi Nhân phẩm của người CS. Tuy nhiên trong khi các lực lượng Công an Nhân dân chỉ biết còn đảng còn mình ra công giữ ổn định tình hình, nếu có cảnh ai đó bị bắt khiêng chỏng bốn vó cho người ta đạp mặt, đó chỉ là việc làm của bọn côn đồ; xảy ra hoàn toàn ngoài chủ trương của đảng và nhà nước CHXHCNCC.

Nhưng đó là chuyện quá khứ, "xưa rồi diễm ơi". Tên nước mới bây giờ là Cộng hòa Côn đồ Xã hội Chủ nghĩa VN. Cứ trông “thành tích Kách Mạng” của “phái đoàn” côn đồ dẫn đầu bới đồng chí côn đồ Trần Nhật Quang trong mấy ngày qua tại “thủ đô của phẩm giá con người”, “thành phố của hòa bình”, thì biết ngay luật pháp về an ninh, trật tự xã hội đang nằm trong tay ai, nhà nước nào.

Là nhà nước Côn Đồ XHCN rồi, rõ ràng là như thế chứ còn bày đặt hỏi làm gì nữa. Nếu không phải là nhà nước Côn đồ thì đám côn đồ Trần Nhật Quang làm sao có thể công khai hành hung gia đình công dân Nguyễn Lân Thắng, gây náo động cả khu xóm ngày đêm suốt tuần qua mà không bị ai bị Cơ quan công quyền “mời làm việc”.

Nghe đâu với thành tích Kách Mạng vừa rồi, Trần Nhật Quang sẽ được 99,99% nhân dân bầu lên làm chủ tịch nước CHCĐXHCNVN.

Sự nghiệp Côn đồ của Chủ tịch Trần Nhật Quang sống mãi trong quần chúng ta.

27.10.2015

Xây dựng con người văn hóa XHCN? (1)

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao)Hưởng ứng lời: “Mời nhân dân góp ý văn kiện Đại hội Đảng 12” - Theo bà Phạm Thị Tố (đảng viên CS) Phó Chủ tịch Hội An toàn thực phẩm Việt Nam, muốn có con người văn hóa XHCN thì (trích nguyên văn): “ngày xưa, năm 1969 mọi người (có văn hóa) đều hiểu được và thấy mình phải làm gì khi nghe thư chúc Tết của Bác: “Vì độc lập, vì tự do - Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào -Tiến lên! Chiến sĩ, đồng bào” (1)… Đánh cho Tàu Cộng nhảy vào Biển Đông… Đánh cho con gái chổng mông… Làm bia cho “súng” đàn ông” xứ Hàn.

Buổi sáng, mở laptop lướt tin trên mạng, ngụm café chưa kịp nuốt thì sặc sụa văng tung tóe khi mắt tôi chạm phải lời phát biểu xuất thần như “lên đồng” (nói trên) của một vị nữ lưu “trí thức” CSVN: Bà Phạm Thị Tố… buồn cười quá tôi (kẻ gõ bài này) không thể không chấp bút họa theo… thơ “bác” cho nó phù hợp xuôi vần, căn cứ vào thực tế diễn ra… 

Bà Phạm Thị Tố- Phó Chủ tịch Hội An toàn thực phẩm Việt Nam

Bởi dù có là thơ thẩn gì… thì vì văn hóa con người, nói cũng phải có sách mách cho có chứng để bà Phạm Thị Tố thấy rằng trước khi “Mỹ cút, ngụy nhào”…

Tàu Cộng không thể tự vào biển Đông

Và Phụ nữ Việt Nam chưa biết nối đuôi xếp hàng xin đi… Làm bia cho “súng” đàn ông xứ Hàn như hiện nay. 

Hơn nữa cái “thư chúc Tết của Bác” mà bà Phạm Thị Tố “lên đồng” đó, chính là hiệu lệnh đêm giao thừa cho bộ đội CS Bắc Việt tại miền Nam đồng loạt khai hỏa, nổ súng phát động cuộc tổng tấn công vận động dân chúng miền Nam nổi dậy chiếm chính quyền miền Nam vào dịp tết Mâu Thân 1968 - Nhưng…

Hơn 100.000 bộ đội phơi thây “sinh Bắc phải tử Nam” mà không có một thôn ấp làng xã nào của miền Nam nổi dậy… Trước khi tháo chạy về Trường Sơn họ đã kịp giết hơn 6000 đồng bào TP/Huế (vì không chịu hưởng ứng nổi dậy)…

Mà sau 1975 hồi tưởng lại nhà thơ bộ đội CS (Chế Lan Viên) còn phải ngậm ngùi đau đớn qua bài thơ “Ai? Tôi!” (2) nói lên những bi thương trong trận chiến Mâu Thân 1968 hàng trăm ngàn người lính Bắc Việt đã phải trả giá cho sai lầm chiến lược “trái non chưa già mà đảng bắt chín ép”. Chế Lan Viên chua chát qua những câu thơ của mình về trận chiến Mậu Thân mà đơn vị của ông: 2.000 người xuống đồng bằng - Chỉ một đêm, còn lại 30 người… trở về…Và…

“Một trong ba mươi người còn sống
Ở mặt trận về sau mười năm
Ngồi bán nước bên đường nuôi đàn con nhỏ
Quán treo huân chương đầy, mọi cỡ”. 

Tiếp theo, cũng trong phần hưởng ứng chỉ đạo của Bộ Chính trị đảng CSVN “Mời nhân dân góp ý văn kiện Đại hội Đảng 12” - phát động từ 15/9/ đến hết ngày 31/10/2015. 

PGS.TSKH Trịnh Thị Kim Ngọc, nguyên trưởng phòng nghiên cứu con người và văn hóa, Viện Hàn lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam góp ý: 

(Trích)… “Trong Đại hội Đảng XII tới chúng ta cần đầu tư để phát triển con người, phát triển văn hóa vì đó là sự tồn vong của đất nước. Chúng ta tiến lên XHCN thì phải xây dựng được con người XHCN. Đây là lĩnh vực then chốt, cốt yếu nhất trong mọi lĩnh vực của cuộc sống”- PGS.TSKH Trịnh Thị Kim Ngọc đề nghị.” (1)

Nghe vị tiến sĩ Viện “Hàn lâm” Khoa Học Xã Hội này phán mà lùng bùng cái lỗ tai… Nếu tính từ năm 1917 (Lenin chiếm được chính quyền Nga) đến lúc sụp đổ (1991) thì đảng CS Liên Xô một đảng chính trị “xã hội chủ nghĩa” lớn nhất và hùng mạnh hàng đầu thế giới có hơn 2/3 thế kỷ cầm quyền thống trị quốc tế CS cũng không xây dựng nỗi hình tượng “con người XHCN” mà phải tự đào thải sụp đổ… Còn CHXHCN/VN… khi chỉ mới nói về “định hướng XHCN” thôi, thì Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã khẳng định: 

“Chúng ta cứ nghiên cứu mô hình đó mãi mà có tìm ra nó đâu. Làm gì có cái thứ (Tư Bản lai Cộng Sản) đó mà đi tìm”.

Không biết PGS.TS Trịnh Thị Kim Ngọc và Viện Hàn lâm Khoa Học Xã Hội- CS/Việt Nam có dám nhìn nhận một thực tế sau 40 năm gọi là “giải phóng” phá hủy toàn bộ cấu trúc chế độ Tư Bản kinh tế thịnh vượng Miền Nam (VNCH) để áp đặt chủ nghĩa xã hội thì bây giờ đảng CSVN lại âm thầm bới lại cái “Tư Bản kinh tế Miền Nam” trước kia để lấy đó làm nguyên liệu xây dựng chủ nghĩa xã hội cộng sản hiện nay thì nền kinh tế toàn dân mới được ăn ngon mặc đẹp!? Vậy thì:“Chúng ta tiến lên XHCN thì phải xây dựng được con người XHCN.” (PGS.TS Trịnh Thị Kim Ngọc) nào nữa đây? Có cái thứ viện “Hàn Lâm” nào sản xuất ra những tiến sĩ “ăn ngang nói ngược” bất bình thường, rất “Hàn Lâm” như thế này không?.

Riêng bà Phạm Thị Tố, còn “tố” thêm: (trích): “văn kiện (Đại hội Đảng 12) cũng cần chỉ rõ xây dựng lối sống con người Việt Nam, một trong những yếu tố có tính dẫn dắt hành động, nhận thức là các tác phẩm nghệ thuật." (1)


“Văn kiện Đại hội Đảng 12 cũng cần xây dựng lối sống con người Việt Nam có tính dẫn dắt hành động, nhận thức là các tác phẩm nghệ thuật” (1) Tạo ra các bức tranh “CH/XHCN/Tạt Sơn”!? (Nhà riêng kỹ sư Nguyễn Lân Thắng một blogger hoạt động dân chủ trên mạng xã hội bị khủng bố tạt sơn) 

Một góc nhìn trong toàn cảnh của chế độ cộng sản Việt Nam đã tạo ra những con người “văn hóa” từ “hàn lâm” cho đến lục lâm thảo khấu mà khó tìm thấy ở bất cứ quốc gia văn minh dân chủ nào.

27/12/2015


_____________________________________________

Chú thích:


Chiến hạm Hoa Kỳ áp sát Trường Sa từng nằm dưới quyền chỉ huy của một người Việt tị nạn cộng sản


CTV Danlambao - USS Lassen - một tàu khu trục hạm hùng mạnh nhất của Hoa Kỳ vừa được điều động áp sát đến các đảo nhân tạo bị Trung Cộng xây dựng phi pháp tại Trường Sa.

Chiến hạm có biệt danh "Sea Devils" – tức “Quỷ Biển” này từng nằm dưới quyền chỉ huy của một người Mỹ gốc Việt. Vị hạm trưởng này không ai khác chính là Hải quân Đại tá Lê Bá Hùng, một hậu duệ của Việt Nam Cộng Hòa.

Lê Bá Hùng là con trai của ông Lê Bá Thông, người cũng từng là một Hải quân Trung tá dưới thời Việt Nam Cộng Hòa. Ngày 30/4/1975, ông Lê Bá Thông đã đưa cả gia đình rời khỏi Việt Nam trên một chiếc tàu cá cùng với trên 400 người tị nạn chen chúc.

Nước Mỹ đã mở ra nhiều cơ hội giúp Lê Bá Hùng trở thành người gốc Việt đầu tiên mang cấp bậc Đại tá trong Hải quân Hoa Kỳ.

Năm 2009, hạm trưởng Lê Bá Hùng đã chỉ huy chiến hạm USS Lassen cập cảng Đà Nẵng trong chuyến trở về Việt Nam lần đầu tiên sau 34 năm trốn chạy cộng sản.

Hải quân Đại tá Lê Bá Hùng - niềm tự hào của Việt Nam Cộng Hòa

Sau khi thôi làm hạm trưởng USS Lassen, ông được điều động sang làm phụ tá điều hành cho Phó đô đốc Scott R. Van Buskirk, Tư lệnh Hạm Ðội 7 tại Thái Bình Dương. Gần đây nhất, ông được bổ nhiệm làm phó hạm trưởng Khu trục hạm USS Curtis Wilbur (DDG 54).

Đối với những người Việt tị nạn cộng sản, Hải quân Đại tá Lê Bá Hùng được coi là một niềm tự hào vì sự thành danh của ông trên nước Mỹ. 

Nếu như kẹt lại ở Việt Nam, với lý lịch có bố là Trung tá của ‘Mỹ - Ngụy’, có lẽ Lê Bá Hùng chưa chắc đã được vào biên chế quân đội, hoặc nếu có thì may lắm vẫn chỉ là một anh ‘lính quèn’ trong chế độ cộng sản.

Nhân sự kiện đặc biệt này, mời bạn đọc xem lại video “Một người tị nạn cộng sản chỉ huy 2 chiến hạm Hoa Kỳ trở lại Việt Nam” do kênh truyền hình ABC thực hiện vào năm 2009, nói về Lê Bá Hùng lúc ấy còn đang trong vai trò là hạm trưởng USS Lassen.

CSVN im lặng trước sự kiện chiến hạm Hoa Kỳ áp sát Trường Sa

Tàu khu trục USS Lassen được coi là một tàu chiến tối tân và hùng mạnh nhất của hải quân Hoa Kỳ
CTV Danlambao - Ngày 27/10/2015, tàu khu trục tên lửa USS Lassen của Hoa Kỳ đã đi vào khu vực 12 hải lý quanh đá Subi và Vành Khăn, nơi Trung Cộng đang ráo riết bồi đắp để làm ác căn cứ quân sự phi pháp.

Ngay lập tức, chính phủ hai nước Úc và Philippines đã lên tiếng ủng hộ Mỹ trong vấn đề bảo vệ tự do hàng hải trên Biển Đông.

Tại Việt Nam, người dân tỏ thái độ hoan nghênh trước việc Hoa Kỳ công khai thách thức tham vọng bành trướng lãnh thổ của Trung Cộng. 

Trên các mạng xã hội, sự kiện này đã được chia sẻ liên tục và trở thành một chủ đề ‘nóng’ nhất trong ngày.

Tuy vậy, trái ngược với sự hứng khởi của người dân, các quan chức chop bu cộng sản cho đến thời điểm này vẫn tỏ thái độ im lặng.

Trong phát biểu sang 27/10 tại ‘đại hội thi đua yêu nước’ của bộ ngoại giao, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm ra vẻ ‘không biết, không nghe, không thấy’ trước sự kiện đang rất nóng bỏng này.

Điều này được thể hiện rõ qua phát biểu rất qua loa của ông Dũng khi nói về Biển Đông: “Tranh chấp lãnh thổ, đặc biệt là trên Biển Đông diễn biến phức tạp, gay gắt và rất khó lường”.

Xét cho cùng, trong sự kiện tàu chiến Hoa Kỳ tuần tra tại Trường Sa, bên được hưởng lợi nhiều nhất vẫn là Việt Nam.

Tuy nhiên, đã không hề có một tuyên bố thể hiện quan điểm rõ ràng nào được đưa ra. Thậm chí, một lời tố cáo Trung Cộng leo thang gây hấn cũng không!

Nguyễn Tấn Dũng dường như đang e sợ làm phật lòng quan thầy Trung Cộng, đặc biệt là trước thời điểm Tập Cận Bình dự kiến có chuyến đi Việt Nam vào tháng 11 sắp tới.

Thái độ im lặng này có thể khiến Việt Nam rơi vào tình thế bị cho đứng ngoài cuộc trong các vấn đề tranh chấp chủ quyền tại Trường Sa. Sự hèn hạ nào cũng phải có cái giá của nó.

Trong thời điểm quan trọng nhất, lá bài Nguyễn Tấn Dũng – nhân vật được dựng lên như một ‘lá cờ đầu chống Tàu’ xem như đã chính thức bể quẻ. Đây là cũng kịch bản đã được dư báo trước, nhưng vẫn lắm người mù quáng tin theo.

Tổng thống Mỹ muốn dành nhiều thời gian hơn tại Việt Nam

Kiều Oanh-27/10/2015 16:24
(TNO) Tổng thống Mỹ Barack Obama muốn dành nhiều thời gian hơn tại Việt Nam là lý do khiến ông quyết định không đến Việt Nam trong chuyến công du châu Á vào tháng 11 tới đây.
Trong buổi tiếp Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã cam kết sẽ đến thăm Việt Nam trước khi kết thúc nhiệm kỳ - Ảnh: Reuters
Trong buổi tiếp Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã cam kết sẽ đến thăm Việt Nam trước khi kết thúc nhiệm kỳ - Ảnh: Reuters
Thư ký báo chí Nhà Trắng Josh Earnest hôm 26.10 đã chính thức công bố lịch trình công du của Tổng thống Barack Obama, cho biết ông sẽ đến thăm Thổ Nhĩ Kỳ, Philippines và Malaysia vào tháng 11 tới. “Tại Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Obama sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo G-20, nơi ông sẽ thúc đẩy các nỗ lực quốc tế để đảm bảo kinh tế toàn cầu tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững và cân bằng”, ông Earnest nói. Chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ sẽ diễn ra từ 22-24.11.
Sau đó, ông Obama sẽ đến Philippines để tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Tại Malaysia, ông sẽ dự Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - ASEAN và hội nghị thượng đỉnh Đông Á.
Trước đó, Tổng thống Obama đã cam kết sẽ đến thăm Việt Nam trước khi kết thúc nhiệm kỳ. Dẫu ông không đưa ra một thời điểm cụ thể nào nhưng giới thạo tin lúc đó cho rằng tháng 11, giữa chuyến công du châu Á là thời điểm thích hợp nhất.
Tuy nhiên, theo nguồn tin riêng mà Thanh Niên Online nhận được hôm 27.10, Tổng thống Obama không muốn đến Việt Nam quá vội vã giữa lịch trình làm việc dày đặc ở châu Á, mà ông muốn dành một dịp khác với nhiều thời gian hơn.
Một số nguồn tin cho rằng Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ đến Việt Nam vào tháng 5.2016, thời điểm ông đến Nhật Bản để dự Hội nghị thượng đỉnh khối G-7.

'Sẽ không có xung đột quân sự trên Biển Đông'

Nhật Đăng-27/10/2015 22:12 
(TNO) Trung Quốc vẫn sẽ thể hiện sự phản đối "vừa phải" về những chuyến tuần tra thường xuyên sắp tới của tàu chiến Mỹ ở Biển Đông, và khó có xảy ra xung đột vũ trang, GS Carl Thayer trả lời Thanh Niên Online.
Tàu khu trục USS Lassen của Hải quân Mỹ - Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ/Reuters
Tàu khu trục USS Lassen của Hải quân Mỹ - Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ/Reuters
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 27.10 tuyên bố rằng các cơ quan chức năng nước này theo dõi và cảnh báo tàu khu trục USS Lassen về việc xâm nhập “bất hợp pháp” vào các đảo nhân tạo Trung Quốc xây phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà “không có sự cho phép của chính phủ Trung Quốc”, Reuters ngày 27.10 cho biết.
Không có phản ứng thái quá
Các hãng tin và báo chí quốc tế trước đó đều nhận định động thái của Mỹ lần này nhằm “thử” Trung Quốc về những tuyên bố chủ quyền phi lý và cách Bắc Kinh đặt ra giới hạn 12 hải lý tại các đảo nhân tạo xây dựng phi pháp ở Biển Đông.
'Sẽ không có xung đột quân sự trên Biển Đông' - ảnh 2
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Lục Khảng, cho rằng Trung Quốc không hài lòng với động thái tuần tra của Mỹ, nhưng khẳng định mong muốn giải quyết vấn đề trong hòa bình - Ảnh: Reuters
“Lý do thực sự cho sự xuất hiện của tàu USS Lassen là nhằm thách thức mọi tuyên bố chủ quyền quanh các đảo nhân tạo và không phận trên Biển Đông”, Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về các vấn đề Đông Nam Á, Trung Quốc, Biển Đông tại Học viện Quốc phòng Úc, nói với Thanh Niên Online.
Phát ngôn viên của Nhà Trắng John Earnest không nêu rõ hoạt động cụ thể của Mỹ, song cho biết Washington mong muốn làm rõ về tầm quan trọng của tự do thương mại trên Biển Đông, theo Reuters.
Trước việc Mỹ đưa tàu vào các khu vực do Trung Quốc xây dựng phi pháp trên Biển Đông, Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định sẽ “phản ứng quyết liệt với bất kỳ hành động khiêu khích có chủ ý nào”, nhưng không đề cập tới vị trí của các tàu Mỹ, Reuters cho biết.
Phát biểu tại Bắc Kinh vào chiều 27.10, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Lục Khảng nói Trung Quốc không hài lòng với hành động của Mỹ, nhưng từ chối nói về một phản ứng quân sự. Thay vào đó, ông ta nói “hy vọng phía Mỹ cũng không có hành động gây phản tác dụng”, theo The Guardian.
Chỉ là những màn thể hiện
Tính đến chiều ngày 27.10, Trung Quốc đã có một số động thái mới sau khi triệu tập Đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh Max Baucus, và cáo buộc Washington có những hành động “cực kỳ vô trách nhiệm” thể hiện qua chuyến tuần tra của tàu USS Lassen.
'Sẽ không có xung đột quân sự trên Biển Đông' - ảnh 3
Giới quan sát nhận định cả Mỹ và Trung Quốc đều thăm dò nhau trên Biển Đông, và có hướng giải quyết để tránh xung đột quân sự - Ảnh: Reuters
Tuy nhiên, tất cả đều dừng lại ở những lời kêu gọi, và trước đó Reuters dẫn lời một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết hành động vừa qua sẽ lặp lại, không phải một “sự kiện lạ lẫm” đối với Trung Quốc.
Trả lời Thanh Niên Online, Giáo sư Carl Thayer cũng cho rằng tình hình trong khu vực sẽ không căng thẳng lâu dài qua sự kiện này. “Việc Mỹ điều tàu tuần tra khu vực sẽ không kéo theo hậu quả gì. Nó sẽ tiếp diễn và Trung Quốc sẽ tiếp tục cảnh báo. Có một nguy cơ đối đầu trên biển nhưng hai bên sẽ ngăn chặn điều này xảy ra. Cả hai đều không muốn mất mặt”, Giáo sư Thayer nhận định.
Thêm một chi tiết nữa cho thấy sẽ khó có trường hợp xảy ra xung đột quân sự là việc Trung Quốc cũng sử dụng tàu tuần tra của Cảnh sát biển để theo dõi diễn biến. Giáo sư Carl Thayer nói thêm rằng sẽ không có chuyện tàu của Cảnh sát biển Trung Quốc dám thách thức một tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường của Mỹ.
“Những con tàu của Cảnh sát biển Trung Quốc có thể được sử dụng cho các mục đích tuyên truyền, nhằm hiển thị hình ảnh tàu chiến Mỹ đi gần một tàu dân sự của Trung Quốc. Tàu của Cảnh sát biển cũng được vũ trang, nhưng không có chuyện họ hay các tàu chiến của Trung Quốc sẽ đối đầu tàu Mỹ”, ông nói thêm.
Điều này cũng được ông Chu Phong, giám đốc Trung tâm Hợp tác nghiên cứu về Biển Đông của Đại học Nam Kinh (Trung Quốc), đồng tính. Ông cho biết mình hy vọng sẽ thấy Bắc Kinh hạn chế phản ứng, vì sau cùng họ cũng không hề muốn có cuộc đối đầu nào.
"Cả hai sẽ khá mạnh mẽ trong lời nói, nhưng về mặt hành động, tôi hy vọng rằng sẽ có dấu hiệu của sự kiềm chế", Reuters dẫn lời ông Chu.

Đài Loan, Trung Quốc phản ứng về tàu Mỹ

Theo BBC-38 phút trước 

Khu trục hạm USS LassenImage copyrightAFP
Image captionKhu trục hạm USS Lassen của Hải quân Hoa Kỳ trong một lần thăm cảng Đà Nẵng của Việt Nam hồi tháng 11/2009.
Cần có giải pháp hòa bình với các tranh chấp trên Biển Đông đó là quan điểm của Đài Loan đưa ra sau khi Hoa Kỳ đưa tàu chiến tuần hành tại khu vực Trường Sa đang có tranh chấp trên Biển Đông.
Trong khi đó, Trung Quốc coi động thái của tàu chiến Mỹ là một hành động 'khiêu khích' và một 'trò chơi nguy hiểm' đối với 'ổn định ở khu vực', một bài báo trên trang mạng của Tân Hoa Xã, hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc, cho hay.
Hôm 27/10/2015, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Đài Loan, Eleanor Wang, lên tiếng nói:
"Đài Loan muốn thấy tất cả các bên có liên quan có một ứng xử đóng góp cho hòa bình và ổn định ở khu vực," phát biểu từ Đài Bắc của bà Wang, đáp lại việc Mỹ cử một tàu khu trục vào vùng biển nằm trong phạm vi 12 dặm biển của các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây ở Biển Đông.
Người phát ngôn của Đài Loan cũng nói thêm:
"Đài Loan cũng hy vọng các bên liên quan sẽ thể hiện sự tôn trọng các nguyên tắc và tinh thần luật pháp quốc tế phù hợp, bao gồm Hiến chương của Liên Hợp Quốc và Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển."
Bà Eleanor Wang cũng tái khẳng định tuyên bố chủ quyền của Đài Loạn với một số đảo tại vùng biển vốn có nhiều tranh chấp đan xen về chủ quyền.
Bà nói Đài Loan "có tất cả các quyền đối với chúng phù hợp với luật pháp quốc tế".
Đài Loan "sẽ không thừa nhận quyền của bất cứ quốc gia nào tuyên bố hoặc chiếm đóng chúng vì bất cứ lý do gì hoặc bằng bất cứ biện pháp nào".

'Khiêu khích, nguy hiểm'

Image copyrightEPA
Image captionKhu trục hạm USS Lassen của Hoa Kỳ trong một hoạt động phối hợp trên biển
Trong khi đó, một bài báo trên trang điện tử của Tân Hoa Xã, hãng thông tấn nhà nước của Trung Quốc, hôm 27/10 chạy một bài báo với tựa đề dài: "Khiêu khích của Mỹ ở Nam Hải (tức Biển Đông, theo cách gọi của Trung Quốc), một trò chơi thiếu trách nhiệm".
Bài báo viết: "Hành vi xâm lăng này có tính chất vô trách nhiệm và nguy hiểm cao độ. Trước hết, nó đã vi phạm cam kết của Washington không đứng về bên nào trong các tranh chấp ở Nam Hải.
"Đồng thời, nó đi ngược lại thỏa thuận mà Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Barack Obama đã xây dựng củng cố mô hình mới trong các quan hệ chính yếu quốc gia giữa hai người khổng lồ toàn cầu được đặc trưng hóa bởi không xung đột, không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng thắng.
"Những khiêu khích này đe dọa làm xấu đi khoảng cách vốn đã rộng sẵn trong sự tin cậy lẫn nhau giữa Bắc Kinh và Washington, xuất phát một phần từ hành động thám sát chặt chẽ và thường xuyên trên không và trên biển của Washington chống lại Trung Quốc.
"Hành động này cũng nhắm tới việc làm khuấy động vùng biển và hủy hoại các nỗ lực tìm kiếm giải quyết một cách hòa bình và mau sớm các cuộc tranh cãi kinh niên ở Nam Hải và nhờ đó xóa bỏ vĩnh viễn các nguyên nhân cội rễ gây ra các căng thẳng và rắc rối".
Bài báo trên Tân Hoa Xã hôm thứ Ba phản ứng lại việc Hoa Kỳ điều tàu khu trục Lassen vào bên trong khu vực 12 hải lý tính từ các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng ở khu vực Trường Sa kết thúc bằng việc tuyên bố:
Tàu USS Lassen của MỹImage copyrightUS Navy
Image captionHoa Kỳ cho rằng nước này có lợi ích cốt lõi trong việc đảm bảo các quyền tự do hàng hải ở các vùng biển quốc tế theo các luật pháp và công ước quốc tế hiện hữu.
"Tính đến tầm quan trọng của Nam Hải đối với mậu dịch thế giới, đây là lúc cao điểm để Hoa Kỳ chú ý đến những lời kêu gọi và cảnh báo của Bắc Kinh và chấm dứt việc gây sóng gió, gây ra những sóng gió vô lối, ở vùng biển bận rộn này," Tân Hoa Xã viết.
Hôm 27/10, tàu khu trục Mỹ USS Lassen đã thâm nhập khu vực biển có phạm vị 12 hải lý mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền tại bãi Vành Khăn và Subi ở Trường Sa.
Cùng ngày, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng đã đưa ra tuyên bố tại Bắc Kinh:
"Hành động liên quan của tàu chiến Mỹ đe dọa đến chủ quyền và lợi ích an ninh của Trung Quốc, nguy hại đến an toàn của nhân viên và cơ sở trên các đảo và bãi đá, phương hại đến hoà bình và ổn định của khu vực".
"Trung Quốc cực lực bất bình và kiên quyết phản đối việc này," người phát ngôn này nói.
Hiện chưa rõ tàu USS Lassen có quay trở lại khu vực này hay không, hoặc Hoa Kỳ có còn phái tiếp một lực lượng hải quân nào trở lại đó cũng với lộ trình tuần tiễu tương tự như tàu khu trục nói trên.

Trường ‘ế’ do quy chế, 118 giảng viên có nguy cơ mất việc

QUẢNG NAM (NV) - Do quy chế bất hợp lý, gần 120 giảng viên một trường cao đẳng ở tỉnh Quảng Nam sắp mất việc do trường không tuyển được sinh viên dẫn đến thiếu tiền hoạt động.



Việc tuyển sinh của trường cao đẳng Kinh Tế Kỹ Thuật Quảng Nam gặp nhiều khó
khăn trong những năm gần đây. (Hình: Người Lao Động)

Trao đổi với báo Người Lao Động, ngày 26 tháng 10, ông Tấn Thành, chánh văn phòng tỉnh Quảng Nam cho biết, “Hiệu trưởng trường cao đẳng Kinh Tế Kỹ Thuật Quảng Nam (trường CĐKT) gởi đề án tinh giảm biên chế và xin kinh phí hỗ trợ trong giai đoạn khó khăn. Hiện nay, chúng tôi đã chuyển đề án này cho chủ tịch tỉnh để xin ý kiến chỉ đạo.”

Trong khi đó, ông Nguyễn Anh Dũng, trưởng phòng tổ chức hành chính trường CĐKT Quảng Nam xác nhận, trường vừa ra thông báo về việc sẽ không tiếp tục ký hợp đồng với một số giảng viên trong thời gian tới do trường đang gặp khó khăn, không có kinh phí để trả lương.

“Tuy nhiên, 118 giảng viên sẽ bị chấm dứt hợp đồng lao động chỉ là một thông báo, kế hoạch của trường. Theo đó, từ nay đến cuối năm sẽ có 44 giảng viên phải nghỉ việc. Năm 2016, có hơn 40 giảng viên. Và số còn lại sẽ bị cho nghỉ trong năm 2017. Hiện chúng tôi chờ ý kiến chính thức từ Ban Giám Hiệu của trường về vấn đề này,” ông Dũng nói.

Theo ông Dũng, trong những năm gần đây, việc tuyển sinh liên tục giảm và không ổn định ở các ngành nghề khiến cho nhà trường gặp nhiều khó khăn về kinh phí. Đã vậy, trong năm 2015, cơ chế tuyển sinh mới của Bộ Giáo Dục còn quy định điểm vào đại học thấp nên việc tuyển sinh bậc cao đẳng, trung cấp rất khó khăn.
Tính đến thời điểm này, nhà trường mới tuyển được hơn 1,300/3,750 chỉ tiêu, trong khi đội ngũ cán bộ viên chức của trường lên đến 326 người, dẫn đến tình trạng thừa người thiếu việc.

Tin cho hay, mỗi năm trường được tỉnh Quảng Nam cấp 11 tỷ đồng, nguồn thu của trường khoảng 17 tỷ đồng. Tuy nhiên, mỗi tháng phải trả khoảng 1.5 tỷ đồng tiền lương, chưa tính bảo hiểm. Do lượng giảng viên đông trong khi sinh viên ít nên trong năm 2015, trường bị thâm hụt ngân sách đến 1.3 tỷ đồng.

Đại điện tỉnh Quảng Nam cũng cho biết, trong số các trường công lập của tỉnh, theo phúc trình về việc tuyển sinh năm nay, ngoài trường CĐKT Quảng Nam, còn 3 trường khác cũng gặp phải khó khăn tương tự nhưng số sinh viên tạm ổn nên chưa tinh giảm biên chế.“Hiện nay tỉnh chưa có ý kiến chính thức về vấn đề này, tại vì giải quyết một số lượng lớn lao động như vậy đòi hỏi nó phải pháp luật, cho nên không thể đùng một cái cho nghỉ hàng loạt giáo viên,” ông Thành cho hay.(Tr.N)