Saturday, June 29, 2019

Cái... lon của mợ Hương

Tư nghèo (Danlambao) - Cuối tuần, mạng xã hội rạo rực bốc lửa với cái lon của mợ Ninh Thị Thu Hương. Với lòng yêu nước nồng nàn, mợ đã nhảy cỡn lên bàn, cực lực phản đối mấy đứa tư bổn đã dám rộn rã kêu gọi dân ta hãy "Mở Lon Việt Nam".

Theo mợ Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở Ninh Thị Thu Hương thì: 

"Từ "lon" đứng một mình, không gắn với từ Coca-Cola hay bia... có thể được hiểu theo rất nhiều nghĩa. Ví dụ, nếu thêm dấu, thêm mũ vào cho từ đó... thì từ "LON VIỆT NAM" có rất nhiều vấn đề." 

Chuyện rằng thì là: 

Mấy ông bà chiến lược gia tiếp thị Công ty TNHH Nước Giải Khát Coca-Cola Việt Nam  ngồi buồn gãi háng dế lăng tăng đã phọt ra một khẩu hiệu quảng cáo cực kỳ ấn tượng: "MỞ LON VIỆT NAM"

Lời kêu gọi "MỞ LON VIỆT NAM" này vang dội khắp xứ trên truyền hình và các phương tiện quảng cáo khác, thiếu điều biến thành dòng thác cách mạng... mở lon

Dzậy là mợ cục trưởng ra ngay công văn cấm Cô ca Cô la, không được tiếp tục... mở lon

Lý do: 

"Mở lon" có dấu hiệu về hành vi quảng cáo thiếu thẩm mỹ, không phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam và coi như đã vi phạm các quy định tại khoản 3 Điều 8 và khoản 1 Điều 19 Luật Quảng cáo về tính phù hợp thuần phong mỹ tục. 

Đưa ra lý do thiếu thẩm mỹ, không phù hợp thuần phong mỹ tục thì thì chắc cú rằng mợ Hương nghĩ rằng mấy tên trời đánh Cô ca Cô la nó có ý xúi bậy dân ta đi mở cái... đi nhai đứng ngậm ngồi cười... 

Phải hông bà con!? 

Nếu bà con mà gật đầu phải phải thì coi chừng nghe! Từ giờ trở đi đứa nào mở miệng xổ ra những cụm từ như mua lon, bán lon, khui lon, chơi lon, rửa lon, đá lon... là thấy mẹ với mợ Hương cục trưởng rất ư là nhạy cảm này. 

Lon coi như đã bị xếp vào thành phần... phản động. 

Riêng Tư tui thì từ nay, mỗi khi chui vào mùng với con mẹ lựu đạn thì Tư chỉ cần thỏ thẻ "khui lon ăn mừng ngay thôi" nghe em là lựu đạn sẽ nổ vang trời ăn mừng cuộc cách mạng mở lon chiến thắng! 

30.06.2019

Thêm một người Hồng Kông dùng cái chết để phản đối Dự luật dẫn độ (*)

Tom Grundy * Hành Nhân (Danlambao) dịch - "Tôi hy vọng sẽ đánh đổi cuộc sống của mình để thực hiện mong muốn của 2 triệu người. Xin hãy tiếp tục kiên trì!" là thông điệp phản đối Dự luật Dẫn độ của một sinh viên 21 tuổi ở Thượng Thuỷ (Sheung Shui) để lại.

Một sinh viên 21 tuổi ở Thượng Thuỷ (Sheung Shui) đã để lại thông điệp phản đối Dự luật dẫn độ sau khi chết.

Cô sinh viên 21 tuổi đã chết sau khi rơi xuống từ một tòa nhà chung cư Thượng Thủy vào chiều thứ Bảy. Tại hiện trường, người ta phát hiện ra thông điệp chỉ trích Dự luật Dẫn độ của chính phủ Hồng Kông, và thông điệp này cũng được tìm thấy trên trang Instagram của cô gái đó.

Cảnh sát nói với Hong Kong Free Press (HKFP) rằng họ nhận được một cuộc gọi lúc 3:55 chiều tại trung tâm bất động sản Gia Phúc (Ka Fuk Estate) ở Thượng Thủy. Cô sinh viên họ Lưu được phát hiện đã chết tại hiện trường.

“Kết quả điêu tra ban đầu được công bố cho thấy cô gái đó đã ngã xuống từ cầu thang tại toà nhà Phúc Tài (Fuk Tai House) và vụ việc không có những yếu tố đáng ngờ”, phát ngôn viên của cảnh sát trả lời HKFP.

Theo Apple Daily, tin nhắn được để lại trên các bức tường tầng thứ 24 của tòa nhà viết rằng: "Tôi hy vọng sẽ đánh đổi cuộc sống của mình để thực hiện mong muốn của 2 triệu người. Xin hãy tiếp tục kiên trì!"

Thông điệp đã được viết bằng màu đỏ và nhắn gửi đến người dân Hồng Kông: “Mặc dù chúng ta đã kháng cự lại trong một thời gian dài, chúng ta sẽ không bao giờ mất hy vọng và phải tiếp tục kiên trì… Chúng tôi mạnh mẽ yêu cầu rút bỏ hoàn toàn luật dẫn độ, rút lại sự gán nhãn 'bạo loạn', phóng thích các sinh viên và người biểu tình, Đặc khu trưởng Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) phải từ chức, và sự trừng phạt của cảnh sát”.

Một số người đã đến để đặt hoa tưởng niệm tại hiện trường vào tối thứ Bảy.

Vào ngày 15 tháng 6, một người đàn ông 35 tuổi phản đối Dự luật Dẫn độ đã chết sau khi anh ta nhảy từ một tòa nhà ở Kim Chung (Admiralty). Trong những tuần sau đó, người dân Hồng Kông đã để lại những đồ tưởng niệm cho người đàn ông họ Lương (Leung) ấy, ngay tại hiện trường vụ tai nạn và gần cơ quan lập pháp.

Thành phố đã bị náo động bởi hàng loạt các cuộc biểu tình trước các sửa đổi pháp lý được đề xuất hồi tháng Hai, cho phép thành phố xử lý các yêu cầu dẫn độ từng trường hợp từ các khu vực tài phán mà không có thỏa thuận trước - đáng chú ý nhất là Trung Quốc. 

Các sửa đổi pháp lý sẽ cho phép Đặc khu trưởng và các tòa án địa phương xử lý các yêu cầu dẫn độ mà không cần sự giám sát của pháp luật. Mặc dù những sự chỉ trích từ các giới đã đặt ra những mối lo ngại về nguy cơ cư dân bị dẫn độ vào đại lục, nơi thiếu sự bảo vệ nhân quyền. 

Dự luật dẫn độ đã bị đình chỉ vào ngày 15 tháng 6, nhưng không bị rút bỏ.

Vào tối thứ Bảy, cư dân mạng Hong Kong đã phổ biến những tấm hình với thông điệp: “Hãy chiến đấu cùng nhau, không một ai bị bỏ lại phía sau” và “2 triệu + 2 người”, có ý nhắc đến hai người đã chết.


Nguồn:


Người dịch:

#HongKong 2019: Thông điệp văn minh của những người yêu tự do!

Hành Nhân (Danlambao) - Một nhóm công dân mạng đã thiết kế những poster này để chia sẻ tâm tình của người dân Hồng Kông với tất cả mọi người, những người xuống đường, những bậc cha mẹ, những du khách và cả những tài xế... Thật cảm động!

#HongKong2019

"Thương gởi những anh chị em không hề sợ hãi khi đứng lên vì công lý, xin thứ lỗi cho chúng tôi vì sự bất lực.

Cám ơn tất cả các bạn đang đứng ở nơi tuyến đầu của Hồng Kông, phải đối mặt với một quyền lực bất chính khổng lồ. Các bạn đã mạo hiểm ngay cả tính mạng và tương lai của mình để tranh đấu cho những người đồng bào khi trong tay không có khí giới. Chúng tôi sẽ mãi mãi mắc nợ các bạn, nhưng chúng tôi hứa rằng chúng tôi sẽ không bao giờ bỏ cuộc. Cùng nhau chúng ta sẽ tìm ra phương cách để giải thoát cho Hồng Kông.

Thân mến,

Những người vẫn luôn tin tưởng #StandStrong"

"Mến gởi cư dân Hồng Kông, xin thứ lỗi cho những sự xáo trộn mà chúng tôi đã gây ra.

Chúng tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm cho thời kỳ hỗn loạn này, nhưng đó là bổn phận phải bảo vệ sự tự do vốn là nét đặc trưng, làm nên tính cách của người Hồng Kông.

Chính quyền đã quyết định làm ngơ với 1.300.000 cư dân Hồng Kông đã xuống đường biểu tình hôm 9/06, Với 2.000.001 người Hồng Kông đã xuống đường vào ngày 16 tháng 6, vậy mà chỉ nhận được lời xin lỗi nửa vời của chính quyền.

Mặc dù chúng ta đã có nhiều cuộc xuống đường biểu tình ôn hòa, nhưng chính quyền vẫn không đáp ứng. Đây là lúc chúng ta cần phải nhiều hơn thế nữa.

Có thể những nỗ lực của chúng tôi mang lại sự xáo trộn, nhưng việc dừng tranh đấu sẽ để mặc cho chính quyền gây ra những sự bất công xã hội, lộn xộn, náo loạn...lớn lao hơn nữa.

Mọi việc chúng tôi làm chỉ nhắm đến một mục đích duy nhất: trả lại cho Hồng Kông dáng vẻ ban đầu mà chúng ta đã yêu quý.

Thân mến,

Những người vẫn luôn tin tưởng #StandStrong"


"Mến gởi quý vị du khách, xin thứ lỗi cho chúng tôi Hồng Kông không như quý vị mọng đợi,

Tất cả mọi thứ diễn ra trong suốt tháng vừa qua chắc chắn đã mâu thuẫn với kế hoạch du lịch của quý vị. 

Quý vị đã gặp phải một thành phố đổ vỡ, hỗn loạn. 

Quý vị đã không thể nhìn thấy được một Hồng Kông như quý vị vẫn hằng mong được thấy. 

Tuy vậy hình ảnh mà quý vị dự đoán chính xác đó là cái mà chúng tôi đang tranh đấu để bảo vệ nó. Chúng tôi đang đấu tranh để hàn gắn lại những mảnh vỡ này, để duy trì những gì khiến cho thành phố này trở thành mái nhà của chúng tôi. 

Xin hãy thông cảm cho chúng tôi! Bởi vì hy vọng trong vài năm nữa, khi quý vị đến thăm lại, chúng tôi có thể đem lại cho quý vị vẻ đẹp say đắm, lộng lẫy và sống động của Hồng Kông mà quý vị đã luôn tưởng tượng ra.

Thân mến,

Những người vẫn luôn tin tưởng #StandStrong".


"Kính gởi các vị phụ huynh, xin thứ lỗi cho chúng con vì đã mạo hiểm sinh mạng của chúng con"

Cha mẹ đã làm việc vất vả cực nhọc để mang lại cho chúng con những điều tốt đẹp nhất, dạy dỗ chúng con những điều phải trái từ khi còn nhỏ dại. 

Xin hãy thứ lỗi cho chúng con vì đã đưa mình ra giữa sự tàn bạo của cảnh sát và sự sợ hãi sắp xảy đến vì điều luật tà ác. 

Chúng con chống cự lại, không phải là không suy nghĩ đắn đo hay nổi loạn gì cả đâu, nhưng chính là tiếp nối những bước đi của cha mẹ để mang lại cho những thế hệ sau chúng con những điều tốt đẹp nhất, để cho họ thấy được những gì là đúng-sai phải-trái.

Thân mến,

Những người vẫn luôn tin tưởng #StandStrong".


"Mến gởi những bác tài xế, xin thứ lỗi vì chúng cháu đã chiếm đóng đường phố của quý vị".

Chúng cháu sẽ mãi mãi biết ơn vì sự kiên nhẫn của các bác tài, đã nhường cho chúng cháu những con đường để tranh đấu cho thành phố chúng ta yêu. 

Chúng cháu không biết được chúng cháu sẽ có thể đi xa được đến đâu, hoặc khó khăn gặp phải sẽ ra sao; nhưng chúng cháu biết rằng, ngay sát cạnh bên mình, là 2 triệu người dân chia sẻ cùng một giấc mơ. 

Cùng nhau, chúng ta sẽ giải thoát Hồng Kông, mang lại sự tự do cho Hồng Kông.

Thân mến,

Những người vẫn luôn tin tưởng #StandStrong".

*


Người dịch:

Ở tù 8 năm vì phát nước và bánh mì cho dân phản đối Dự luật Đặc khu

CTV Danlambao - Ông Trương Hữu Lộc thuê 2 taxi để chở bánh mì và nước uống đến hỗ trợ cho đồng bào biểu tình chống Dự luật Đặc khu đã bị bắt vào ngày 10/06/2018 và bị bạo quyền CSVN bỏ tù 8 năm vào ngày 28/06/2019.

Toà án Hồ Chí Minh đã gọi vụ án của ông là “Phá rối an ninh”, kết tội ông "là người có tư tưởng bất mãn, hận thù chế độ, thường xuyên sử dụng Facebook kết nối và được sự cổ động của các đối tượng chống đối chính trị trong và ngoài nước." 

Dưới chế độ độc tài toàn trị CSVN: 

- Chỉ cần bày tỏ lòng yêu thương hỗ trợ đồng bào yêu nước là bị bắt giam. 

- Chỉ cần có tư tưởng, thái độ ngược với ý đảng, chỉ cần có ai đó cổ động là vào tù. Và tù đến 8 năm. 

Côn an bắt giam ông Trương Hữu Lộc vào ngày 10/06/2018

Nhà cầm quyền còn buộc tội ông đã thực hiện những video phản đối Luật Đặc khu và phổ biến trên mạng. Trong khi đó thì chính Quốc hội cộng sản đã tạm hoãn thông qua Luật Đặc khu vì đã "tiếp thu và ghi nhận ý kiến đóng góp của nhân dân." 

Trong bản cáo trạng, toà kết tội ông là đã "nói xấu lãnh đạo cấp cao để kích động, lôi kéo người dân tham gia biểu tình chống chính quyền vào ngày 10/6/2018, đồng thời kêu gọi giải thể Đảng. Trong số này có những bài thu hút hàng trăm ngàn lượt xem." 

Toà án Hồ Chí Minh đã đem hành vi "chống chính quyền" để đội vào đầu chuyện "chống đặc khu", đồng thời đã xác nhận rằng có hàng trăm ngàn người đã quan tâm theo dõi những bài viết của ông về việc lãnh đạo đảng, và Luật Đặc khu. 

Quan toà côn an kết án tù ông Trương Hữu Lộc vào ngày 28/06/2019 

Những bản án trước đây dành cho những công dân Việt Nam yêu nước chống Dự luật Đặc Khu và bản án 8 năm tù vừa xảy ra cho thấy 1 điều: Đảng CS và tập đoàn cai trị của nó đang từng bước để diệt trừ mọi chống đối của người dân để dâng Vân Đồn, Phú Quốc, Bắc Vân Phong cho Tàu cộng. 

Mỗi bản án là một bước dọn đường cho Luật Đặc khu bán nước. 

29.06.2019

Hong Kong - Từ biểu tình trên đường phố đến G20-Osaka

Dân Làm Báo - Cuộc tranh đấu chống Luật Dẫn độ và Bảo Vệ Nền Dân Chủ của người dân đã được những người tranh đấu Hong Kong mở rộng ra thế giới. Mặt trận để tấn công nhà cầm quyền Bắc Kinh đã loan tỏa đến Osaka - Nhật Bản, nơi mà 20 lãnh tụ quốc gia hội họp với sự theo dõi của truyền thông thế giới.

Sử dụng truyền thông quốc tế để kêu gọi sự quan tâm của G20 

Trước ngày khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh G20, Phong trào tranh đấu tại  Hong Kong đã cậy đăng một thư ngỏ gửi đến các lãnh đạo quốc gia tham dự G20 để kêu gọi "Stand With Hong Kong" "Sát cánh với Hong Kong". Thư ngỏ này đã được đăng tải trên hơn 10 trang báo lớn, nổi tiếng quốc tế, điển hình như The New York Times ở Hoa Kỳ, The Guardian ở Anh, Japan Times ở Nhật, The Globe and Mail ở Canada, Süddeutsche Zeitung ở Đức, The Chosun Ilbo ở Nam Hàn. 




Chi phí đăng tải thư ngỏ đến từ một chiến dịch gây quỹ công cộng trên mạng "crowdfunding". Trong thời gian ngắn đã có hơn 20 ngàn người đóng góp với tổng số tiền gây được là 5 triệu đô la HK. 

Biểu tình trước các lãnh sự quán ngoại quốc tại Hong Kong và tại Osaka 

Thứ Tư, 2 ngày trước khi G20 khai mạc, hàng trăm người dân Hong Kong, mặc áo đen, đã biểu tình trước nhiều lãnh sự quán ngoại quốc ở Hong Kong để yêu cầu các nguyên thủ quốc gia tại G20 quan tâm và giải quyết những vấn đề của Hong Kong. Hàng ngàn người cũng đã biểu tình tại Toà Thị Chính với thông điệp “Free Hong Kong! Democracy now!” 

CreditCredi





















Một cuộc biểu tình nhỏ cũng đã được tổ chức tại Osaka một ngày trước khi G20 khai mạc. Những khẩu hiệu "Save Hong Kong", "No Extradition", "Anti-Supression" đã được sử dụng. 


Thứ 6, trong khi G20 đang diễn ra, hàng ngàn người đã xuống đường tại Osaka để kêu gọi sự ủng hộ của các nguyên thủ quốc gia tham dự G20 đối với cuộc tranh đấu của Hong Kong. Đối tượng vận động chính của đoàn biểu tình là Tổng thống Donald Trump. 


Cùng lúc, người lãnh đạo trẻ nổi trội của phong trào là Joshua Wong cũng đã lên tiếng bày tỏ rằng những nguyên thủ quốc gia tại G20 có thể hỗ trợ công cuộc bảo vệ tự do cho Hong Kong và yêu cầu những nhà lãnh đạo quốc gia hãy lên tiếng, bày tỏ quan ngại đối với tình hình tại Hong Kong và những đe doạ đến từ Bắc Kinh. Joshua Wong cũng đã kêu gọi các nguyên thủ, đặc biệt là Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hãy tiếp nối hành động mở đầu của Thủ tướng Nhật đã lên tiếng những quan tâm của ông đối với Tập Cận Bình về vấn đề Hong Kong. 


Thủ tướng Nhật bày tỏ quan tâm vấn đề Hong Kong với Tập Cận Bình 

Vào thứ Năm, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đưa ra những quan tâm của ông về Hồng Kông với Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Trung cộng Tập Cận Bình. 

Thư ký báo chí của Bộ Ngoại giao Nhật Bản - ông Takeshi Osuga cho biết Thủ tướng Shinzo Abe đã nhấn mạnh tầm mức quan trọng của một “Hồng Kông tự do và cởi mở” trong hệ thống “Một quốc gia, hai chế độ”. Thủ tướng Nhật Bản cũng đã yêu cầu Bắc Kinh tôn trọng nhân quyền đối với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. 

Từ những đường phố tại Hong Kong, sang đến diễn đàn báo chí quốc tế, đến ngay tại Osaka, phong trào tranh đấu của Hong Kong tiếp tục lan toả và dâng cao. 

Nguồn tham khảo: 






https://www.aa.com.tr/en/asia-pacific/protesters-urge-g20-leaders-to-discuss-hong-kong-issue/1516561

28.06.2019

Nhóm phóng viên điều tra tập đoàn Asanzo bị đe dọa khủng bố

 RFA-2019-06-28  
Công nhân công ty Asanzo đang làm việc. (Ảnh minh họa)
Công nhân công ty Asanzo đang làm việc. (Ảnh minh họa)-Courtesy kinhtemoitruong.vn
Một số phóng viên thực hiện phóng sự điều tra về việc lừa đảo của tập đoàn Asanzo – hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt liên tục bị tấn công khủng bố, đe dọa.
Truyền thông trong nước loan tin hôm 28/6 cho biết như vừa nêu.
Tin cho biết, nhóm phóng viên đã bị liên tục nhắn tin đe dọa qua mạng xã hội Facebook lẫn tin nhắn điện thoại với nội dung yêu cầu nhóm phóng viên không thực hiện việc điều tra tập đoàn Asanzo nữa nếu không sẽ giết cả gia đình.
Mạng báo Tuổi Trẻ loan tin cho biết nhiều người lạ mặt đi trên xe hơi đến trước tòa soạn báo này và nhóm này cử người ngồi canh tại các quán nước xung quanh khu vực toàn soạn báo nhằm theo dõi các phóng viên.
Ban biên tập báo Tuổi Trẻ đã có văn bản gửi giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh, Hội nhà báo Việt Nam và Thành phố đề nghị triển khai phương án hỗ trợ và bảo vệ nhóm phóng viên.
Được biết, nhóm phóng viên này thuộc báo Tuổi Trẻ sau nhiều tháng thâm nhập điều tra về việc tập đoàn Asanzo lưa đối người tiêu dùng Việt Nam, sau đó Văn phòng Chính phủ gửi văn bản yêu cầu các cơ quan chức năng kiểm tra xác minh thông tin về loạt bài điều tra do báo Tuổi Trẻ thực hiện.
Trước đó ngày 21/6, báo Tuổi Trẻ trong nước cho công bố loạt bài Điều tra: ‘Asanzo - hàng Trung Quốc 'đội lốt' hàng Việt’. Loạt bài này gây chấn động trong dư luận vì theo quảng cáo của Asanzo thì công ty này sử dụng 'đỉnh cao công nghệ Nhật Bản' để sản xuất hàng điện tử gia dụng và sản phẩm của Asanzo được chứng nhận ‘Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn’.
Phóng sự điều tra của báo Tuổi Trẻ thì vào cuối năm 2018, hải quan từng phát hiện một doanh nghiệp nhập lò nướng thủy tinh nhãn hiệu Asanzo từ Trung Quốc khai báo gian dối. Từ thông tin này, sự việc bị phanh phui không chỉ nhập hàng nguyên chiếc khai báo linh kiện, nay Asanzo còn gỡ tem ‘made in China’ rồi dán đè tem ‘xuất xứ Việt Nam’ lên sản phẩm bán ra thị trường.

Việt Nam muốn thử phản ứng của Mỹ bằng các bản án tù nặng nề cho công dân Mỹ

RFA-2019-06-28   
Công dân Mỹ gốc  Việt Michael Phương Minh Nguyễn tại Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh hôm 24/6/2019
Công dân Mỹ gốc Việt Michael Phương Minh Nguyễn tại Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh hôm 24/6/2019-AFP
Trước khi Michael Phương Minh Nguyễn, công dân Mỹ gốc Việt, phải ra tòa tại Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 24/6 với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”, gia đình ông ở California và những người quan tâm, trong đó có những dân biểu Mỹ, đã hy vọng rằng ông sẽ được trục xuất về Mỹ để đoàn tụ với gia đình ngay sau phiên tòa. Nhưng mọi hy vọng đã bị dập tắt ngay sau phiên tòa khi Michael Phương Minh Nguyễn bị tòa tuyên 12 năm tù và chỉ bị trục xuất sau khi đã thi hành án.
Ngay sau phiên tòa, Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Việt Nam đã lên tiếng bày tỏ sự thất vọng và cho biết Đại sứ quán sẽ tiếp tục đấu tranh cho trường hợp của Michael Phương Minh Nguyễn.
Dân biểu Hoa Kỳ Alan Lowenthal, người đã nhiều lần lên tiếng cùng với những dân biểu khác, đòi trả tự do cho Michael Phương Minh Nguyễn, ra thông cáo báo chí lên án Việt Nam. Thông cáo của dân biểu có đoạn viết: “Sự thật trong vụ việc này rất đơn giản: một công dân Hoa Kỳ, ông Michael Phương Minh Nguyễn, bị chính quyền Cộng sản Việt Nam kết án nặng nề chỉ vì họ mong muốn răn đe những người Mỹ gốc Việt khác đừng về thăm Việt Nam và đừng truyền đạt đến người dân Việt Nam những tư tưởng mà Cộng sản Việt Nam cho là ‘cực đoan’ như Dân Chủ, Tự Do, Nhân Quyền.”

Thử phản ứng của Hoa Kỳ

Trong khoảng 2 năm trở lại đây, Việt Nam liên tục tuyên những bản án tù nhiều năm cho các nhà hoạt động nhân quyền trong nước và thậm chí cả những công dân Mỹ, điều không thấy trước đây.
Trước Michael Phương Minh Nguyễn, vào tháng 8 năm 2018, tòa án ở Việt Nam cũng tuyên án hai công dân Mỹ gốc Việt khác mỗi người 14 năm tù về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”, và phải bị trục xuất về Mỹ sau khi thi hành án.
Ông Nguyen James Han, công dân Mỹ gốc Việt tại phiên tòa ở Thành phố Hồ Chí Minh hôm 22/8/2018. Ông bị kết án 14 năm tù về tội "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền".
Ông Nguyen James Han, công dân Mỹ gốc Việt tại phiên tòa ở Thành phố Hồ Chí Minh hôm 22/8/2018. Ông bị kết án 14 năm tù về tội "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền". AFP
Ông Brad Adams, Giám đốc điều hành khu vực Châu Á của tổ chức nhân quyền quốc tế Human Rights Watch, nói với Đài Á Châu Tự Do:
Chính phủ Việt Nam luôn tìm cách thử giới hạn. Cách họ làm là họ sẽ thử xem phản ứng thế nào. Nếu phản ứng không đủ mạnh thì họ sẽ làm mạnh hơn…. Trong vòng hai năm trở lại đây, chúng ta thấy họ liên tục tuyên các án tù nhiều năm, thậm chí 12 năm, 20 năm chứ không phải 4 hay 5 năm như trước kia. Họ muốn xem họ có mất gì không trong quan hệ với Mỹ và Châu Âu hay Úc. Nhưng họ chỉ thấy những phản ứng không nhất quán. Đôi khi họ thấy những lên tiếng mạnh mẽ từ Đại sứ quán Mỹ, đôi khi là từ Quốc Hội. Nhưng cuối cùng họ muốn xem là Nhà Trắng làm gì. Và Nhà Trắng đã không làm gì.
Sau khi Michael Phương Minh Nguyễn bị bắt vào tháng 7 năm ngoái trong chuyến về thăm người thân ở Việt Nam, gia đình ông đã vận động các dân biểu và thượng nghị sĩ Mỹ gây sức ép lên Bộ Ngoại giao Mỹ và chính quyền Việt Nam, đòi phía Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức cho ông.
Vợ của Michael Phương Minh Nguyễn, bà Helen Nguyễn, thậm chí đã được Dân biểu Katie Porter mời đến dự buổi Thông điệp Liên bang của Tổng thống Donald Trump ở Quốc hội vào ngày 5/2. Vào lúc đó gia đình Michael Nguyễn đã hy vọng, với sức ép của Quốc hội, Tổng thống Donald Trump sẽ nêu vấn đề của Michael Nguyen trong chuyến thăm Việt Nam vào cuối tháng 2 nhân Thượng Đỉnh Mỹ và Bắc Hàn ở Hà Nội. Bà Helen Nguyen lúc đó đã nói với Đài Á Châu Tự Do về hy vọng này:
Tại buổi Thông điệp Liên bang, tôi đã được gặp Chủ tịch Hạ Viện, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại. Họ sẽ chuyển thông điệp của tôi đến Tổng thống vì Tổng thống sẽ đến Việt Nam vào cuối tháng 2 này. Tôi hy vọng là với việc tôi ở đây và gặp bên Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội và Ủy ban đối ngoại thì trường hợp của anh ấy sẽ gây chú ý và giúp anh ấy sớm được trả tự do.
Tại cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Hà Nội khoảng vài tuần sau đó, hai bên đã chứng kiến lễ ký các hợp đồng thương mại trị giá hơn 20 tỷ đô la. Tuy nhiên vấn đề nhân quyền, và tất nhiên bao gồm cả chuyện của Michael Phương Minh Nguyễn đã không được nói tới.

Nhân quyền có còn là trụ cột trong quan hệ Việt Mỹ?

Kể từ khi bình thường hóa quan hệ vào năm 1995, quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ đã phát triển nhanh chóng. Kim ngạch thương mại hai chiều đã tăng từ khoảng 200 triệu đô la trong những 1990s lên xấp xỉ 60 tỷ đô la vào năm 2018. Hoa Kỳ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và  Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng chứng kiến lễ ký các hợp đồng thương mại giữa các công ty hai nước ở Hà Nội hôm 27/2/2019
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng chứng kiến lễ ký các hợp đồng thương mại giữa các công ty hai nước ở Hà Nội hôm 27/2/2019 AFP
Năm 2013, Hoa Kỳ và Việt Nam đã nâng quan hệ hai nước thành Đối Tác Toàn Diện với 9 trụ cột bao gồm nhiều lĩnh vực từ an ninh quốc phòng, kinh tế thương mại đến môi trường, văn hóa, giáo dục. Trong số này nhân quyền cũng được coi là một trụ cột.
Tuy nhiên, theo ông Brad Adams, nhân quyền chưa bao giờ thực sự được coi là trụ cột trong cái nhìn của Việt Nam, mà chỉ là sự trao đổi để Việt Nam đạt được những thỏa thuận khác với Hoa Kỳ.
Vấn đề nhân quyền là một trụ cột trong quan hệ Việt Mỹ nhưng chỉ có Mỹ coi đây là trụ cột còn Việt Nam thì không. Họ không bao giờ nghĩ như vậy. Họ chỉ ký kết các văn bản để có được các trụ cột khác. Thách thức về phía Hoa Kỳ là duy trì đòi hỏi về vấn đề nhân quyền như điều kiện cho các thỏa thuận khác.”
Dưới sức ép của quốc tế trong đó có Hoa Kỳ, và để hội nhập quốc tế, Việt Nam đã có giai đoạn được nhìn nhận là có tiến bộ nhất định trong vấn đề nhân quyền, nhất là vào giai đoạn trước khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO vào năm 2007. Kết quả là vào năm 2006, Hoa Kỳ bỏ Việt Nam khỏi danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo, và vào năm 2007, Việt Nam được chính thức gia nhập WTO.
Tuy nhiên, vấn đề nhân quyền tại Việt Nam trong 2 năm gần đây đã bị cho là xấu đi với hàng loạt các án tù nhiều năm dành cho các nhà bất đồng chính kiến. Theo Ân Xá Quốc Tế, hiện Việt Nam vẫn còn giam giữ ít nhất 128 tù nhân lương tâm, tăng hơn 30 người so với năm trước đó.
Ông Brad Adams nhìn nhận vấn đề nhân quyền ở Việt Nam luôn là một thách thức đối với Hoa Kỳ và giờ đây còn là thách thức lớn hơn nữa:
Nhân quyền luôn là một thách thức đối với Hoa Kỳ, ngay cả đối với những chính quyền trước đây vốn gây sức ép nhiều về vấn đề nhân quyền. Và nó thực sự là một thách thức lớn khi mà bạn không quan tâm và chúng tôi không thấy Nhà Trắng có mấy quan tâm đến vấn đề này.”
Tổng thống Donald Trump trong lần thăm Việt Nam nhân hội nghị APEC hồi tháng 11/2017 cũng đã bị chỉ trích vì không nêu vấn đề nhân quyền với Việt Nam. Thượng Nghị sĩ John McCain lúc đó đã viết về điều này ngay trên Twitter của mình.

Thương mại và Trung Quốc

Theo ông Brad Adams, điều mà chính phủ của Tổng thống Trump quan tâm nhiều nhất trong quan hệ với Việt Nam là thương mại và an ninh khu vực, mà cụ thể là quan hệ với Trung Quốc.
Chính phủ của Tổng thống Trump cũng quan tâm đến vấn đề quan hệ với Trung Quốc. Họ muốn Việt Nam đứng về phía Mỹ để đối trọng với Trung Quốc. Nhưng điều này không thực tế vì Việt Nam sẽ luôn giữ thế cân bằng trong quan hệ với Mỹ và Trung Quốc. Việt Nam sẽ không nghiêng hẳn về Mỹ hay Trung Quốc.”
Quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc thời gian gần đây đã trở nên căng thẳng do những tranh chấp trong vấn đề thương mại và an ninh khu vực mà cụ thể là việc Trung Quốc lấn lướt vai trò của Mỹ ở Biển Đông và Hoa Đông.
Chiến lược An ninh Quốc gia dưới thời Tổng thống Trump xác định Biển Đông là khu vực cạnh tranh tiềm năng giữa Mỹ và Trung Quốc. Chiến lược này cũng xác định Việt Nam là một đối tác an ninh đang lên của Mỹ trong khu vực.
Tổng thống Trump cũng nhiều lần lên tiếng phàn nàn về vấn đề thâm hụt cán cân thương mại giữa Việt Nam và Mỹ hiện đang ở mức khoảng 35 tỷ đô la, theo con số thống kê của Tổng cục Hải quan.
Trong các chuyến thăm và làm việc của lãnh đạo cấp cao hai nước thời gian qua, Việt Nam đã ký nhiều hợp đồng thương mại lên đến hàng chục tỷ đô la với Mỹ.
TNS Tim Kaine ở Trung tâm giao lưu văn hóa người Mỹ gốc Triều Tiên ở VA hôm 29/4/2019
TNS Tim Kaine ở Trung tâm giao lưu văn hóa người Mỹ gốc Triều Tiên ở VA hôm 29/4/2019 Photo: RFA
Trong khi, Nhà Trắng bị chỉ trích là coi nhẹ vấn đề nhân quyền của Việt Nam vì đặt ưu tiên cho vấn đề an ninh và thương mại, Quốc hội Hoa Kỳ hiện được coi là nơi gây sức ép mạnh nhất về vấn đề này đối với cả Bộ Ngoại giao Mỹ và chính phủ Việt Nam.
Phát biểu sau chuyến thăm Việt Nam hồi tháng 4 vừa qua, Thượng Nghị sĩ Tim Kaine nói, Hoa Kỳ cần phải tiếp tục duy trì vấn đề nhân quyền là trụ cột trong mối quan hệ hai nước:
Chúng ta (Hoa Kỳ) phải đưa vấn đề nhân quyền và cải thiện nhân quyền là một cột trụ trong quan hệ hai nước. Tôi rất mừng khi thấy quan hệ hai nước đã có những điểm mạnh. Hoa Kỳ đang cố gắng để giải quyết các vấn đề về di sản của chiến tranh. Chúng ta đã làm đúng và chúng ta có quyền đòi hỏi chiều ngược lại và điều mà chúng ta đòi hỏi đổi lại đó là nhân quyền”
Dân biểu Alan Lowenthal, trong thông cáo báo chí mới đây đã yêu cầu Việt Nam phải bỏ mọi phán quyết và trả tự do ngay lập tức cho Michael Phương Minh Nguyễn. Ông nói việc Việt Nam tiếp tục giam giữ công dân Mỹ “sẽ làm suy giảm quan hệ Mỹ - Việt và khiến Việt Nam bị xa cách với cộng đồng quốc tế”.