Sunday, April 12, 2015

Mớm cung, dụ cung, bức cung, nhục hình là vì... thành tích?



(GDVN) - Bức cung nhục hình sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy và nguy hiểm nhất là gây mất niềm tin của nhân dân vào hệ thống hành pháp.

Theo báo cáo kết quả giám sát về “Tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật”, trên thực tế còn xảy ra một số trường hợp bức cung, dùng nhục hình trong hoạt động điều tra, vi phạm pháp luật nghiêm trọng, xâm phạm đến quyền con người, quyền công dân của người bị tình nghi thực hiện tội phạm và dễ dẫn đến oan, sai.
Đáng lưu ý thời gian gần đây đã xảy ra 3 vụ dùng nhục hình gây hậu quả nghiêm trọng, làm chết người, gây bức xúc trong dư luận như các vụ:
Vụ thứ nhất, 5 Công an ở Tuy Hòa (Phú Yên) nhục hình dẫn đến cái chết của Ngô Thanh Kiều.


5 bị cáo từng là sĩ quan công an tại thành phố Tuy Hòa (Phú Yên), bị khởi tố trong vụ làm chết Ngô Thanh Kiều. ảnh: LDO.

Vụ thứ hai, Điều tra viên (Công an Sóc Trăng) đã dùng nhục hình ép bị can Trần Văn Đở và 6 bị can khác phải khai theo ý chí của mình là đồng phạm trong vụ giết người, cướp tài sản dẫn đến việc khởi tố, bắt giam oan 7 người.
Vụ thứ ba, Điều tra viên (Bắc Giang) nhục hình nghiêm trọng đối với bị can Nguyễn Thị Nguyệt Nga.
Cả ba vụ nhục hình trên đều được khởi tố, điều tra xử lý hình sự.
Tại phiên làm việc trước đó của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thượng tướng Lê Quý Vương - Thứ trưởng Bộ Công an thẳng thắn cho biết, trên thực tế trong công tác điều tra có xảy ra bức cung nhục hình, nhất là đối với cơ quan điều tra cấp huyện. Thí dụ như vụ Ngô Thanh Kiều tại Tuy Hòa (Phú Yên) đã xảy ra nhục hình, đã phải xử lý cán bộ tư pháp.
“Qua xảy ra những việc này, Bộ Công an đều kiểm tra, xử lý rất nghiêm minh nhằm chống bức cung, nhục hình”, Tướng Vương khẳng định.
Tại sao xảy ra chuyện oan sai trong công tác điều tra? Thượng tướng Lê Quý Vương lý giải: “Cơ bản trong công tác này chủ yếu chưa tập trung vào chứng minh sự thật khách quan, chủ yếu coi trọng lời khai, tức là trọng cung hơn trọng chứng cứ, mà nguyên tắc là phải trọng cứ hơn, không dễ tin vào lời khai”.
Nguyên nhân về mặt chủ quan của cán bộ điều tra, Tượng tướng Lê Quý Vương nhận định, cơ bản là do năng lực, phẩm chất, đặc biệt đó là trách nhiệm trong công tác điều tra, không tuân thủ theo đúng quy trình điều tra.
“Thời gian vừa qua có một vài việc do có tư tưởng thành tích, nôn nóng nên dẫn đến sai phạm. Thí dụ vụ Ngô Thanh Kiều thì đối tượng này có một tiền án và tài liệu trinh sát đã chứng minh Ngô Thanh Kiều có tham gia trộm cắp cùng các đối tượng khác.
Cơ quan điều tra đã bắt giữ được 2 đối tượng khác và khai ra Ngô Thanh Kiều. Khi tìm ra Ngô Thanh Kiều lẽ ra chỉ cần làm một số động tác: Xem xét đánh giá, ra lệnh bắt khẩn cấp; quyết định ra lệnh tạm giữ; kiểm tra thương tích, sức khỏe; lấy lời khai; báo cho Viện kiểm sát ra lệnh bắt. Nhưng do anh em nôn nóng, đối tượng ngoan cố không khai nên dẫn đến nhục hình”, Tướng Vương cho biết.


Thượng tướng Lê Quý Vương - Thứ trưởng Bộ Công an. ảnh: Ngọc Quang.

Còn theo báo cáo giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về oan sai cho thấy, các hành vi bức cung, dùng nhục hình thường diễn ra ngay sau khi tạm giữ hoặc khi lấy lời khai đối tượng mà không nhận tội. Việc tố giác bức cung, nhục hình và việc điều tra chứng minh việc bức cung, dùng nhục hình thường gặp khó khăn do hành vi phạm tội xảy ra tại địa điểm, bối cảnh đặc biệt, khép kín.
Nhiều trường hợp khi ra tòa bị cáo mới khai bị bức cung, nhục hình hoặc khi người bị tạm giữ chết và có tố cáo gay gắt thì mới được phát hiện.
Nhìn chung, việc giải quyết các đơn tố cáo về bức cung, dùng nhục hình trong quá trình điều tra còn chậm, ảnh hưởng quyền con người, quyền công dân. Việc xử lý đối với cán bộ vi phạm pháp luật có biểu hiện nương nhẹ, kể cả một số trường hợp xử lý hình sự thì kết quả xét xử cũng thiếu nghiêm minh, chưa tương xứng với tính chất, mức độ hành vi vi phạm và hậu quả xảy ra.
Nguyên nhân của các trường hợp mớm cung, dụ cung, bức cung, dùng nhục hình chủ yếu là do tư tưởng nóng vội, bệnh thành tích và nhất là do yếu kém về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của một số cán bộ điều tra. Tại các địa phương xảy ra một số vụ nhục hình có phần trách nhiệm của Viện kiểm sát trong kiểm sát điều tra ngay từ khi bắt, tạm giữ.
Theo phản ánh của một số đoàn luật sư, việc tham gia tố tụng sớm của Luật sư sẽ hạn chế bức cung, nhục hình, nhưng nhiều nơi luật sư còn gặp khó khăn khi gặp, hỏi người bị tạm giữ, tạm giam.
Bức cung, nhục hình dẫn tới oan sai vẫn luôn là một vấn đề mà ngành công an kiên quyết đấu tranh loại bỏ.
Tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 13, Bộ trưởng Bộ Công an - Đại tướng Trần Đại Quang khẳng định, nghiêm cấm việc mớm cung, ép cung, bức cung, nhục hình. Nếu vi phạm thì phải xử lý nghiêm minh... Chúng tôi đã thường xuyên chỉ đạo kiểm tra phát hiện và khắc phục xử lý kịp thời những biểu hiện sai sót, vi phạm. Chính vì thế những sai sót, vi phạm trong hoạt động điều tra đã giảm rõ rệt, tuy nhiên cá biệt vẫn còn xảy ra ở một số đơn vị địa phương, thậm chí còn án oan sai gây bức xúc cho dư luận".
Theo Bộ trưởng Trần Đại Quang, những vụ án oan sai trên thực tế đã xảy ra, dẫu ít nhưng cũng có 5 việc cần phải làm:
Thứ nhất phải kịp thời minh oan cho người bị oan;
Thứ hai là tích cực phối hợp với cơ quan điều tra để làm sáng tỏ vụ án, tìm ra thủ phạm;
Thứ ba là triển khai trách nhiệm bồi thường theo quy định của luật;
Thứ tư là xem xét trách nhiệm cá nhân, tập thể để xảy ra oan sai, sai đến đâu xử tới đó;
Thứ năm là tổ chức rút kinh nghiệm, đánh giá nguyên nhân, ban hành các kiến nghị để khắc phục, nếu luật yếu thì sửa luật, nếu cán bộ yếu hoặc quá trình điều hành chỉ đạo có sai sót ở đâu thì xử lý ở đấy.

Vì sao VN bổ túc điều 'nhạy cảm' vào dự thảo Bộ Luật Hình Sự?

Theo Người Việt-04-12-2015 2:02:49 PM
Phạm Chí Dũng

“Người nào cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình và các quyền tự do, dân chủ khác của công dân, bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù 3 tháng đến 2 năm. Nếu phạm tội có tổ chức, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, gây hậu quả nghiêm trọng, thì có thể bị phạt tù đến 7 năm.”

Nội dung trên bất ngờ phát lộ trong bản dự thảo Bộ Luật Hình Sự sửa đổi - được Bộ Tư Pháp giải trình về trước Ủy Ban Tư Pháp Quốc Hội vào ngày cuối cùng của tháng 3, 2015.

Ngay lập tức, nữ đồng nghiệp của tôi đang làm cho một hãng thông tấn quốc tế gọi điện về: “Thật khó tin là nhà nước Việt Nam lại lấy dây tự buộc chân mình! Có phải mơ hay không vậy?”

Quả thực, lần đầu tiên những cơ quan hành pháp và lập pháp Việt Nam bày tỏ “lòng thành tâm” đột ngột đến bất thường khi cố gắng làm cho khái niệm “nhà nước pháp quyền” đỡ mù mờ hơn, cho dù những quyền cơ bản của người dân về tự do ngôn luận, tự do biểu tình, tự do báo chí đều đã được Hiến Pháp Việt Nam hiến định từ năm 1992.

Luật hóa các cam kết về nhân quyền

Những người theo sát các diễn biến vi phạm nhân quyền ở Việt Nam như nữ đồng nghiệp của tôi thậm chí còn kinh ngạc “Hay là ‘họ’ định giở trò gì khác nữa?”

Nếu thời gian trôi ngược từ năm 2012 trở về trước, hẳn không thiếu “trò” của chính quyền Việt Nam mị dân và mị cả quốc tế.

Nhưng lại có một câu trả lời khiến sự ngạc nhiên trở nên đáng tự tin hơn: Luật hóa các cam kết về nhân quyền.

Không gian nhà tù ở Việt Nam vẫn nguyên trạng co thít, nhưng những lỗ tò vò bắt đầu sáng nắng hơn. Từ năm 2013 đến nay, “luật hóa các cam kết về nhân quyền” là một trong những yêu sách quyết liệt của chính phủ, Quốc Hội Hoa Kỳ và các nước Tây Âu đối với nhà nước Việt Nam trên bàn đàm phán về tiến trình dân chủ hóa tại quốc gia “luôn quan tâm và bảo đảm các quyền con người.”

Phong cách lãnh đạo “nói nhiều làm ít” hoặc “chỉ nói không làm” ở Việt Nam đã vun đúc cho giới chính trị quốc tế một thâm niên dày dặn kinh nghiệm đối phó. Cho dù Việt Nam được tưởng thưởng bằng một cái ghế hầu như nghiễm nhiên tại Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc vào tháng 11, 2013, điều đó không có nghĩa là chính thể này sẽ êm ái mãi mãi trên nhung lụa. Một thành viên nhân quyền cần và phải tự biết tiến hóa ở mức độ tối thiểu về trách nhiệm và cung cách hành xử của chế độ đối với dân chúng.

Kỳ họp Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc lần đầu tiên dành cho phái đoàn Việt Nam đã diễn ra ở Geneva, Thụy Sĩ vào tháng 2, 2014 với hơn 200 câu hỏi và yêu cầu của gần 100 quốc gia đối với Việt Nam. Hầu hết những chủ đề bị vi phạm trầm trọng như quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tôn giáo, tự do đi lại, tiếp cận thông tin, tự do biểu tình, công đoàn độc lập, xã hội dân sự đã được nêu ra và truy buộc.

Tuy thế, chỉ đến gần cuối năm 2014, lần đầu tiên giới lãnh đạo Quốc Hội Việt Nam mới hé lộ ý định “giao lưu và hợp tác với nghị viện Châu Âu và Quốc Hội Hoa Kỳ.” Nhân vật đứng ra bày tỏ ý tưởng tốt đẹp đó là Nguyễn Sinh Hùng. Hành động này cũng diễn ra trong bối cảnh mà báo cáo viên đặc biệt Liên Hiệp Quốc về tự do tôn giáo - ông Heiner Bielefeldt - vừa kết thúc chuyến khảo sát Việt Nam để từ đó kết luận “vấn đề nghiêm trọng”, và tuyên bố “phạm vi của quyền tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng vẫn còn rất hạn chế và không an toàn” tại Việt Nam.

Ai là người “cải cách”?

Cách nào đó, có thể xem Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng - người thuộc “bộ tứ” trong Bộ Chính Trị - là chính khách “ghi điểm” với phương Tây về một chút cải cách luật pháp, cho dù còn hàng mớ điều mơ hồ trong Bộ Luật Hình Sự như Điều 79 (lật đổ chính quyền), Điều 88 (tuyên truyền chống nhà nước), Điều 258 (lợi dụng các quyền dân chủ) cần được thẳng tay loại bỏ.

Thậm chí với động tác bổ sung những điều khoản chế tài đối với hành vi cản trở nhân quyền vào dự thảo Bộ Luật Hình Sự lần này, ông Nguyễn Sinh Hùng còn có vẻ muốn “qua mặt” cả Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng - vốn được một số trí thức sốt ruột cải tổ xem là chính khách có đầu óc “cải cách” nhất.

Câu chuyện khá mới là vào trung tuần tháng 3, 2015, chính phủ của nhân vật từng ra trước Quốc Hội vào năm 2011 đề nghị cần có Luật Biểu Tình vừa dứt khoát đề nghị lùi việc trình luật này ra Quốc Hội đến cuối năm 2016, thay vì được hứa hẹn sẽ thông qua vào năm 2015. Không những thế, chính phủ còn đề nghị hoãn luôn cả Luật Lập Hội - một văn bản mà tính từ Hiến Pháp năm 1992 đến nay đã có “độ trễ” quá trống vắng liêm sỉ: 23 năm.

Nhưng với một động thái khá lạ lùng, Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội đã phản bác đề nghị của chính phủ về hành động trì hoãn chây ì trên. Một số quan chức quốc hội còn cho rằng ngay trước mắt phải có Luật Lập Hội.

Dường như tư duy của Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng đang biến chuyển theo từng quý chứ không còn nằm ở giai đoạn cuối 2013 - với Luật Đất Đai được thông qua mà không có bất kỳ một tiến hóa nào cho quyền sở hữu của người dân.

Bằng chứng gần gũi nhất là ngay sau Hội Nghị Đại Hội Đồng Liên Minh Nghị Viện Thế Giới- IPU 132 được tổ chức ở Hà Nội vào cuối tháng 3, 2015, trong đó vai trò của chủ tịch Quốc Hội Việt Nam dĩ nhiên được mọi con mắt dồn vào, Uy Ban Thường Vụ Quốc Hội đã phát ý kiến về dự án Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự (sửa đổi), trong đó có nội dung cụ thể của việc luật hóa một số biện pháp điều tra đặc biệt liên quan đến câu hỏi luôn nhức nhối của dân “Ai được đọc trộm thư, nghe lén điện thoại?”

Quan điểm của Uy Ban Tư Pháp của Quốc Hội là một số nội dung dự thảo quy định “chưa chặt chẽ.”

Những tin tức ban đầu trên báo chí cho biết dự thảo Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự sửa đổi còn dành hẳn một chương (Chương 19) quy định về biện pháp điều tra đặc biệt.

Chi tiết ấn tượng nhất là tại cuộc họp này, ngay cả một viên chức cao cấp của Bộ Công An - Thượng Tướng Thứ Trưởng Lê Quý Vương - cũng phải thừa nhận: “Biện pháp điều tra đặc biệt tôi cũng chưa biết nó là biện pháp gì. Có biện pháp điều tra tố tụng và biện pháp trinh sát điều tra của lực lượng công an (là bí mật). Xu hướng là luật hóa nhưng rất khó.”

Và ở một chiều kích khá trái ngược, ông Nguyễn Sinh Hùng cho rằng về nguyên tắc, gọi là đặc biệt hay bí mật, áp dụng khi trinh sát hay điều tra, thu thập chứng cứ hay tiến hành tố tụng mà xâm phạm đến quyền con người đều phải quy định trong luật.

“Có thể việc tổ chức nghe lén, quay lén không quy định chi tiết trong luật nhưng trường hợp nào được áp dụng, áp dụng biện pháp gì, ai có thẩm quyền cho phép áp dụng thì phải ghi cụ thể, phải quy định rõ ràng là việc áp dụng phải được VKS phê chuẩn” - Chủ Tịch Hùng tạm kết luận.

Không còn “song mã”

Sau câu chuyện pháp lý đầy nhạy cảm trên và sau chuyến công du Hoa Kỳ được xem là khá thành công của viên tướng Bộ Trưởng Công An Trần Đại Quang, trong khi chuyến đi Úc của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng có vẻ không đạt kết quả khả quan nào, bầu không khí tranh giành ảnh hưởng quốc tế và dĩ nhiên cho cuộc vận động “toàn đảng, toàn dân tiến tới Đại Hội Đảng 12” xem ra đang và sẽ “đa nguyên” hơn, cùng gay go hơn rất nhiều so với hình ảnh “song mã” trước đây.

Cuộc tái định cư của cựu tù nhân chính trị

Theo Người Việt-04-13- 2015 4:19:26 PM

Nhìn lại quãng đường tị nạn và hội nhập

Huy Phương & Võ Hương-An
(Chân Dung H.O. & Những Cuộc Ðổi Ðời)

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, Cộng Sản Bắc Việt, tức nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, núp dưới ngụy danh Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam, đã cưỡng chiếm nước Việt Nam Cộng Hòa và cai trị đến nay vừa đúng 40 năm (1975-2015).

Trong 40 năm độc tài toàn trị, Cộng Sản Việt Nam (CSVN) đã lập nên nhiều “thành tích” đáng xấu hổ trong lịch sử dân tộc cũng như trước mắt quốc tế, trong đó có hai “thành tích” lớn tới mức đánh động lương tâm dân tộc các nước dân chủ văn minh, khiến họ phải ra tay can thiệp. Ðó là việc bỏ tù hàng trăm ngàn người thua cuộc trong các nhà tù khổ sai, ngụy danh là trại cải tạo, mà không xét xử; và tạo nên một xã hội áp bức trong đói kém, bần cùng, khiến cả triệu người phải bỏ nước ra đi để tìm tự do, bất kể hiểm nguy đến tính mạng.


Gia đình H.O. Phan Cảnh Cho và H.O. Hoàng Văn Ngọ được nhân viên thiện nguyện Hội Tương Trợ Cựu Tù Nhân Chính Trị Nam Cali đón tiếp ngày 20 tháng 7, 1993 tại phi trường John Wayne. Chú ý đến chiếcrương sắt (X) phía dưới, vật dụng lên đường quen thuộc của nhiều gia đình H.O. (Ảnh tài liệu do Huy Phương cung cấp)

Chưa có một nước nào trên thế giới mà sau một biến động quân sự và chính trị lại đưa tới những làn sóng di dân tị nạn ào ạt lên đến hàng triệu người như Việt Nam dưới chế độ Cộng Sản, khiến thế giới phải phát sinh ra những từ ngữ mới để nói lên thực trạng bi thảm đó. Họ gọi những người liều chết ra biển lớn tìm tự do trên những con thuyền mỏng manh bất chấp sóng gió, hải tặc, là những boat people (thuyền nhân) và thời đại này của Việt Nam là the age of uprooting (thời đại trốc rễ). [1] Họ học được những từ ngữ mới, như trại tù khổ sai thì Cộng Sản gọi là trại học tập cải tạo, re-education camps và tù nhân được gọi là học viên! Thật là mỉa mai chữ nghĩa!

 Lịch sử tị nạn Việt Nam hoặc lịch sử cộng đồng người Việt hải ngoại vào hậu bán thế kỷ XX là một đề tài lớn, đòi hỏi sự nghiên cứu lâu dài và rộng rãi. Cuộc tái định cư của cựu tù nhân chính trị (ex-political prisoners) hay cựu tù cải tạo (ex-reeducation camp detainees) và gia đình, thường được gọi một cách dung dị là “đi H.O.” (đọc: hát-ô).

“Tại sao và từ bao giờ chúng ta có mặt trên nước Mỹ?” Tại Hoa Kỳ, sau tháng 4 năm 1975, mới chỉ có khoảng 125,000 người Việt, là số tị nạn đầu tiên do Hoa Kỳ giúp di tản hoặc tự tìm đường thoát thân khi Sài Gòn hấp hối; đến năm 1980, con số này lên 231,000 người; và đến năm 2012, cộng đồng Việt Nam tại Mỹ lên đến gần 1.3 triệu, trở thành di dân Châu Á đông vào hàng thứ 4 của nước Mỹ, chỉ sau Ấn Ðộ, Philippines và Trung Quốc. Cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ chiếm hơn một nửa tổng số người Việt có mặt trên thế giới và 72% trong số này đã mang quốc tịch Hoa Kỳ.[2]

Thành phần tạo nên cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ gồm có:

 - Thuyền nhân (vượt biên, vượt biển);

- Ðoàn tụ gia đình;

- Con lai;

- Cựu nhân viên chính phủ Mỹ, cựu nhân viên sở Mỹ;

- Cựu tù nhân chính trị (cựu tù cải tạo), thường được gọi là thành phần H.O.

Có thể nói rằng nước Mỹ là xứ sở của di dân và tị nạn. Ðầu thập thập niên 1990, sự nhập cư của lớp cựu tù chính trị và gia đình đã đẩy số người Việt di dân lên cao rõ rệt, và sau vài năm bở ngỡ, lúng túng ban đầu trong việc điều chỉnh cuộc sống mới trên đất mới, những gia đình H.O. bắt đầu đi vào ổn định nơi ăn chốn ở, học hành và công ăn việc làm. Lần hồi, bước vào thế kỷ 21, di dân tị nạn H.O. bắt đầu vươn vai đứng dậy, có những đóng góp cho quê hương mới cả về vật chất cũng như trí tuệ, khi lớp con cái H.O. được trang bị kiến thức đầy đủ ngang tầm cở bản xứ, đã hội nhập một cách tự tin và bình đẳng.

Mỗi một tù cải tạo là một số phận. Ðến khi được trở thành một H.O. và cùng gia đình đi tái định cư tại Hoa Kỳ cũng là mỗi H.O. một số phận. Có thể nói cuộc đời của mỗi H.O. mang dấu ấn hai lần “cải tạo” với ý nghĩa hoàn toàn trái ngược nhau.

 Lần đầu, CSVN “cải tạo” trong ý đồ tiêu diệt bằng cách đầy đọa tù nhân cho chết dần chết mòn trong tù để khỏi mang tiếng tàn bạo, dã man, đối với thế giới. Nếu người tù may mắn sống sót trở về với gia đình thì ý chí tự do, quật cường cũng đã bị thui chột để chỉ còn là một kiếp sống thừa; thêm vào đó, chính sách cải tạo cũng gián tiếp bần cùng hóa gia đình tù cải tạo bằng sự phân biệt đối xử ngoài xã hội.

 Lần “cải tạo” thứ hai, do Hoa Kỳ chủ trương, nhằm giúp đở tái tạo người cựu tù chính trị và gia đình, tái lập một cuộc đời mới, đầy đủ nhân cách và phẩm giá, với mọi điều kiện thuận lợi trong xã hội mới để khả dĩ vươn lên.

Trong khi cùng chịu chung một chính sách ngục tù nhưng mỗi một tù nhân là một số phận, mỗi một trại cải tạo là một thế giới, thậm chí, cái thế giới bé nhỏ đó khi thay đổi người điều hành hay thay đổi nơi chốn, cũng có thể trở thành là địa ngục trần gian hay một nơi giam giữ còn tính người, có thể sống qua ngày, nghĩa là có đa dạng tù đày.

Chú thích:
[1]: Hataipreuk Rkasnuam and Jeanne Batalova, Vietnamese Immigrants in the United States, http://www.migrationpolicy.org/article/vietnamese- immigrants- united- states

[2]: http://www.vietnam.ttu.edu/resources/vietnamese- american.php

Thẩm phán huyện bị tố “thường xuyên mua dâm”

ĐẮK LẮK (NV) .- Một ông thẩm phán của huyện Ea Kar tỉnh Đăk Lắk bị tố cáo với bằng chứng qua một đoạn video clip là từng vào nhà nghỉ mua dâm.

 
Hình cắt từ video clip ông thẩm phán tên B. mua dâm tại nhà nghỉ. (Hình: VietNamNet)

Dư luận địa phương, theo một bản tin trên Vietnamnet, đang xôn xao về vụ một ông thẩm phán của tòa án huyện Ea Kar huyện Ea Kar (Đắk Lắk) bị một người dân đưa bằng chứng tố cáo ông ta có quan hệ bất chính.

Vietnamnet cho hay, ông Triệu Đức Nhật, 55 tuổi, nguyên là chủ nhà nghỉ Nhật Linh, xã Ea Tý, Ea Kar, vào các năm từ năm 2008 đến năm 2011. Ông Nhật cáo buộc ông thẩm phán tên B. “đã nhiều lần vào nhà nghỉ do vợ ông Nhật làm chủ để mua dâm. Một trong những lần đó, vợ ông Nhật đã quay lại được một clip dài 35 phút cảnh cán bộ tòa án này mua dâm tại nhà nghỉ”.

Việc ông thẩm phán B. đi mua dâm sẽ chẳng trở thành tai tiếng nếu vợ chồng ông Triệu Đức Nhật không bị kẹt trong một vụ án mà vợ chồng ông hối lộ số tiền lớn cho chính ông thẩm phán B. nhưng vẫn tù tội. Tiền thì mất mà tật vẫn mang, ông Nhật tìm được chứng cớ cũ nay đem ra tố cáo.

Theo nguồn tin trên, năm 2011 vợ ông Nhật bị bắt và bị xử phạt 5 năm tù về tội chứa mại dâm. Vì vụ án này, ông Nhật đã bán nhà nghỉ và bỏ ra 200 triệu đồng để "chạy án" cho vợ. Ông thẩm phán B. là một trong số những người được ông Nhật đưa tiền chạy án, tuy nhiên vợ ông vẫn phải đi tù. “Ông Nhật nhiều lần tìm đòi lại số tiền chạy án nhưng không được”, nguồn tin nói.

“Ông Nhật cho biết, mới đây, trong quá trình dọn dẹp nhà cửa, ông vô tình tìm được băng quay lại clip mua dâm của cán bộ tòa án này nên làm đơn tố cáo lên cơ quan chức năng. Mục đích của ông là đòi lại tiền đã chạy án.” Vietnamnet viết.

“Clip tố cáo ông B. dài khoảng 35 phút, ghi rõ hình ảnh một người đàn ông, theo ông Nhật, chính là vị thẩm phán huyện đang cùng một cô gái trẻ có hành vi mua - bán dâm. Trong clip còn thể hiện người đàn ông sau khi hành sự xong đã rút tiền trả cho cô gái.”

Vietnamnet nói ông thẩm phán B. “không thừa nhận mình đang mua dâm trong nhà nghỉ như đoạn clip trên. Hiện cơ quan chức năng đang xác minh vụ việc”.

Chuyện xảy ra ở huyện Ea Kar tỉnh Đắk Lắk không phải là lần đầu tiên xảy ra vụ thẩm phán bị tai tiếng quan hệ tình dục bất chính tại “nhà nghỉ”.

Giữa Tháng Ba vừa qua, một ông thẩm phán của huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau tên Dương Thanh Tuấn bị cáo buộc “thản nhiên vào nhà nghỉ” cùng một phụ nữ đang làm thủ tục ly dị với chồng. Trước đó, vào Tháng 10, 2011, một thẩm phán khác ở ngay thành phố Cà Mau cũng đã bị bắt gặp vào nhà nghỉ với một phụ nữ đã có chồng. (TN)
04-12-2015 2:52:05 PM

Mưa đầu mùa người Sài Gòn bì bõm trong nước thối

Mua dau mua nguoi sai gon bi bom trong nuoc thoi
Mưa đầu mùa người Sài Gòn bì bõm trong nước thối

Cơn mưa đầu mùa kéo dài gần một giờ đồng hồ đã khiến nhiều tuyến đường Sài Gòn như Kinh Dương Vương (quận Bình Tân), Nguyễn Chí Thanh (quận 10), An Dương Vương (quận 8), Hùng Vương, Hồng Bàng (quận 5)… ngập ngụa nước khiến khiến người dân bì bõm trong dòng nước thối.

Cơn mưa đầu mùa nặng hạt như trút nước khiến nhiều người đi đường không mang theo áo mưa phải tấp vội vào lề trú. Bà Nguyễn Thanh Nga (56 tuổi) bán quán nước trên đường Hùng Vương, quận 5 sau một hồi chạy mưa cho biết: “Khi đó khoảng hơn 15 giờ cơn mưa đầu mùa lớn và bất chợt khiến tôi phải rất vất vả mới dọn kịp đồ đạc vào nhà”.
Mua dau mua nguoi sai gon bi bom trong nuoc thoi

Mua dau mua nguoi sai gon bi bom trong nuoc thoi
 Cơn mưa đầu mùa nặng hạt khiến nhiều ngôi nhà cao tầng bị che mờ
 Mua dau mua nguoi sai gon bi bom trong nuoc thoi
Mua dau mua nguoi sai gon bi bom trong nuoc thoi
Mua dau mua nguoi sai gon bi bom trong nuoc thoi
Cơn mưa đầu mùa khiến người Sài Gòn phải bì bõm trong dòng nước thối
Cũng theo bà Nga thì cứ mùa mưa bắt đầu là người dân Sài Gòn lại phải vất vả chống chọi trong dòng nước thối, mưa lớn nước tràn vào nhà lênh láng, có khi ngập cao hơn nửa mét. “Dân ở đây quen rồi, vào mùa mưa gần như không làm ăn gì được. Chỉ mỗi việc trực chống ngập. Sau mỗi lần ngập, phải dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa, có khi mất cả nửa ngày”, Bà Nga than thở.
Mua dau mua nguoi sai gon bi bom trong nuoc thoi

Mua dau mua nguoi sai gon bi bom trong nuoc thoi
 Nước lênh láng trên nhiều tuyến đường người dân phải dùng gậy thông cống thoát nước
Mua dau mua nguoi sai gon bi bom trong nuoc thoi
 Đường Tân Hóa (quận 11) là điểm ngập úng mỗi khi trời mưa nhưng sau khi cải tạo, nâng cấp bây giờ không còn tình trạng ngập nước
Sau một hồi vất vả dắt được chiếc xe chết máy qua dòng nước thối ở đường Kinh Dương Vương (quận Bình Tân) vợ chồng chị Thắm ngán ngẩm nói: “Con đường này hễ mưa là ngập, tình trạng này không biết kéo dài tới khi nào mới được khắc phục. Chỉ tội cho người dân và học sinh phải bì bõm trong dòng nước”.
18:24 12-04-2015
Lê Quyết

Mở lạch “rước”... lũ vào làng!

(LĐ) - Số 80 NGUYỄN PHƯỚC TÍN 

Xe tải và nhân công đào đất bãi bồi ven sông Vu Gia (thôn Mỹ Thuận, xã Đại Nghĩa, Đại Lộc) cho lên xe đi bán. Ảnh: P.T

Vùng đất rộng hơn 30.000m2 kề sông Vu Gia (thôn Mỹ Thuận, xã Đại Nghĩa, huyện Đại Lộc, Quảng Nam) đã bị doanh nghiệp xới tung, tận thu đất cát pha để cải tạo đất sản xuất. Hiệu quả chưa thấy, nhưng con lạch lớn “rước” lũ vào làng là khó tránh khỏi trong mùa lũ năm nay.

    Dân than mặc dân!
    Chiều 31.3, chúng tôi chứng kiến 3 xe tải cùng nhiều công nhân đang hì hục đào đất cát cho lên xe. Cách mép sông Vu Gia chừng 40m, khoảng 1/3 diện tích khu vực này đã bị bóc mặt, hàng ngàn mét khối đất bị lấy đi. Chủ doanh nghiệp (DN) được huyện Đại Lộc “bật đèn xanh” cho tận thu đất cát bán là ông Đặng Văn Mịch (em trai ông Đặng Văn Lộc - Phó Chủ tịch xã Đại Nghĩa).
    Người dân tiếp xúc chúng tôi đều bất bình trước việc làm này. Ông Doãn Tường nói thẳng: “Họ đào đất để bán chứ không phải cải tạo đất. Bờ sông này thường xuyên bị xói lở sao lại đào đi. Cải tạo là làm cho khu vực này bằng khu vực kia để người dân sản xuất chứ đâu phải đào nơi này sâu hơn nơi kia. Chúng tôi không thống nhất nhưng xã, huyện vẫn làm”.
    Theo ông Phan Văn Ha - Trưởng thôn Mỹ Thuận, nơi này đào bao nhiêu cũng cát. Lấy hết lớp trên, tầng dưới càng không sản xuất được. Từ 6 năm trước, ông Ha thay mặt gần 30 hộ dân ký hợp đồng thuê đất sản xuất (đất 5%) 2 năm 1 lần với xã Đại Nghĩa với tổng diện tích hơn 190.000m2. Trồng dưa, bí… một thời gian ngắn, thấy không hiệu quả, họ vay vốn ngân hàng mở trang trại nuôi bò. “Trang trại bò hiện có trên dưới 150 con. Thu nhập từ bò cao gấp 10 lần so với sản xuất nông nghiệp. Chính quyền không ủng hộ việc này, mà lại nghĩ ra việc cải tạo đất” - ông Ha nói.
    Mở lạch “rước”… lũ!
    Ông Đặng Văn Lộc - Phó Chủ tịch xã - khẳng định: “Việc cải tạo đất là hợp lý. Khu vực đó đất bồi nên cằn cỗi, người dân không thể sản xuất được, cần bóc lớp mặt để trả lại tầng đất trồng trọt cho họ”. Trong khi đó, người dân khẳng định, bãi bờ này nguyên thủy như vậy và bị xói lở thêm chứ không bồi.
    Thuận theo “sáng kiến” của xã, tháng 3.2013, huyện Đại Lộc phê duyệt dự án cải tạo đất bồi cát, mở rộng đất sản xuất, đất màu tại đây. Diện tích cải tạo hơn 3ha, khối lượng đào hơn 37.000m3, thời gian thực hiện từ 4.2013 - 5.2014.
    DN chỉ được “bóc lớp đất bồi cát trên bề mặt trung bình 1m”, nhưng hiện trường, có nơi bị đào sâu đến hơn 2m. Nôi dung phê duyệt cũng “trái khoáy”, đào bãi bờ sông, nhưng giúp “hạn chế xói mòn vào mùa mưa lũ”? Tháng 5.2014, huyện Đại Lộc tiếp tục gia hạn cho DN thời gian cải tạo đến tháng 5.2015.
    Suốt quá trình thực hiện, bị dân phản ứng dữ dội, DN không dám đào vào vị trí trang trại bò. Và dù thời gian gia hạn sắp hết nhưng còn hơn 1ha đất chưa được “cải tạo”. “Cách đây 3 năm, chính xã vận động chúng tôi trồng tre chắn lũ phía trên khu vực đang tận thu đất cát khoảng 500m, nhưng không hiểu sao lại cho đào bới bãi bờ phía dưới” - ông Ha nói.
    Trước thực tế hiển nhiên như vậy, ông Hồ Ngọc Mẫn - Trưởng phòng NNPTNT huyện Đại Lộc - vẫn có thể nói: “Khu vực cải tạo nếu có biến động dòng chảy thì do quy luật tự nhiên thôi, có tạo lạch hay không thì không nói trước được (!?)”.
    Lời ông quả lạ và chắc nó không phải ngẫu nhiên trùng hợp với việc lãnh đạo xã Đại Nghĩa “tự chọn” DN là người nhà của mình dù không đủ năng lực cải tạo, mà chỉ “chú tâm” đào đất cát bán san nền. Vì vậy, người dân có quyền đặt câu hỏi: “Mục đích cải tạo có thực sự vì cơm áo của họ hay vì tư lợi của một ai đó?”.

    40 đối tượng côn đồ tấn công đoàn bảo vệ công trình làm hàng chục người bị thương

    (LĐO) CHÍ HẢI 

    Nhóm côn đồ ném chai xăng gây bỏng cho lực lượng bảo vệ (ảnh minh họa).

    Chiều nay (12.4), nguồn tin Công an tỉnh An Giang, Cơ quan CSĐT huyện Tri Tôn đã tạm giữ hình sự 16 đối tượng, hiện đang tiếp tục sàng lọc và truy xét nhiều đối tượng khác trong vụ 40 đối tượng côn đồ, dùng mã tấu, gậy, lưỡi hái… và xăng tấn công lực lượng chức năng bảo vệ công trình…

      Cùng ngày hôm nay (12.4), Cơ quan điều tra Công an huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang đã khởi tố vụ án để điều tra về hành vi “chống người thi hành công vụ”. Theo điều tra ban đầu, vào lúc 8h sáng 10.4, tại ấp Cà Nà, xã Lương An Trà, huyện Tri Tôn, Cty Nông Trại Xanh tiến hành thi công theo dự án sản xuất nông, lâm nghiệp kết hợp tại xã Lương An Trà, huyện Tri Tôn.
      Khi công trình đang tiến hành thi công, thì xuất hiện khoảng 40 đối tượng ra chiếm đất, ngăn cản, dùng gậy, lưỡi hái, mã tấu, chai đựng xăng… tấn công lực lượng bảo vệ thi công.

      Vụ côn đồ tấn công lực lượng chức năng bảo vệ thi công công trình gồm công an, dân quân xã, dân phòng và các đoàn thể… gây cảnh náo loạn. Nhiều đối tượng hung tợn đã xông thẳng vào lực lượng bảo vệ, tấn công manh động, khiến nhiều người bị thương.
      Sau khi được hỗ trợ lực lượng, đến 10h cùng ngày, sự việc mới được vãn hồi, hậu quả vụ chống người thi hành công vụ làm một cán bộ bị bỏng nặng do bom xăng tự chế, một người bị thương ở đầu hiện đang cấp cứu tại bệnh viện Đa khoa huyện Tri Tôn và 40 người thuộc lực lượng bảo vệ công trình bị thương nhẹ.
      Hiện Cơ quan CSĐT đã bắt giữ 16 đối tượng để điều tra, sàng lọc, khởi tố bị can về hành vi “chống người thi hành công vụ” và tiếp tục truy xét các đối tượng liên quan còn lại.

      Bắc Kinh nóng mặt vì du khách Trung Quốc vô văn hóa

      Theo RFI-Tú Anh
      Ngày 12-04-2015 15:57
      media
      Du khách Hoa lục gây nhiều tiếng xấu do cư xử kém văn minh khi ra nước ngoài - DR

      Du khách Trung Quốc ra nước ngoài làm mất mặt quốc gia sẽ bị đưa vào danh sách đen. Sau hàng loạt vụ tai tiếng như viết bậy lên các tượng đài cổ ở Ai Cập, tiểu vào hồ bơi, Tổng cục du lịch Trung Quốc sẽ lập “ngân hàng dữ kiện” mà tên tuổi công dân hành xử “kém văn hóa” sẽ được thông báo cho cảnh sát, hải quan và ngân hàng.

      Theo Tân Hoa Xã, Tổng cục du lịch Trung Quốc đưa ra một danh sách khá dài gồm các hành vi được gọi là “không tôn trọng xã hội" trong các phương tiện chuyên chở công cộng, gây thiệt hại cho tài sản tư nhân hay của chung, không tôn trọng phong tục địa phương, phá hoại triển lãm lịch sử, chơi cờ bạc và phô diễn tình dục…”. Tên tuổi của những du khách Trung Quốc làm xấu mặt dân tộc sẽ bị lưu trên danh sách đen trong vòng hai năm.

      Do ăn nên làm ra, thành phần trung lưu ở Trung Quốc đông dần lên và rất thích đi ra nước ngoài. Theo số liệu chính thức, trong năm 2014, người Trung Quốc đã thực hiện 100 triệu lượt xuất ngoại kể cả sang Hồng Kông và Macao.

      Tuy nhiên, chính quyền Trung Quốc cảm thấy xấu hổ, nhục nhã vì một số du khách Trung Quốc có tác phong khiếm nhã. Những cử chỉ thường thấy như to tiếng, ồn ào, chọt nhón tay ngoái lổ mũi, khạc nhổ đã được cơ quan đặc trách du lịch Trung Quốc cảnh cáo cách nay hai năm.

      Theo AFP, gần đây, du khách người Hoa đã gây tai tiếng vì phơi quần áo ở phi trường, tiêu tiểu nơi công cộng, tiểu vào hồ bơi, hoặc đá vào quả chuông khi viếng chùa.

      Trên máy bay, hành khách Trung Quốc cũng gây nhiều tiếng xấu như ném tô mì gói vào nhân viên phi hành, ăn cắp phao cứu hộ, hay nhậu say đòi mở cửa máy bay để bước …. ra ngoài.

      Cũng trong chiều hướng này, Bắc Kinh cho biết sẽ giới hạn công dân sang Hồng Hông du lịch, tiếp theo những phong trào phản đối tại Hồng Kông.

      Tin này do báo chí Hồng Kông và một nhà chính trị thân Bắc Kinh thông báo: số du khách sẽ được giới hạn từ 47 triệu trong năm 2014 xuống còn 4,6 triệu.

      Dân chúng Hồng Kông rất bất bình chống lại thành phần “du khách” bị xem là những kẻ đi buôn trá hình, trốn thuế, mua sản phẩm từ sữa cho trẻ con cho đến điện thoại di động ở Hồng Kông đem về Hoa lục bán lại.

      Biển Đông : Trung Quốc nêu ví dụ Việt Nam để đả kích Obama

      Theo RFI-Trọng Nghĩa
      Ngày 11-04-2015 18:32
      media
      Ảnh chụp vệ tinh ngày 08/04/2015 cho thấy hành động cải tạo các bãi đá ngầm trong quần đảo Trường Sa trên Biển Đông.REUTERS/CSIS's Asia Maritime Transparency

      Đúng như chờ đợi, Trung Quốc đã để cho báo chí đả kích dữ dội Tổng thống Barack Obama sau khi lãnh đạo Mỹ công khai lên tiếng chỉ trích Bắc Kinh bắt nạt các láng giềng trên vấn đề Biển Đông. Đáng chú ý là bài viết tiếng Anh đề ngày 10/04/2015 của hãng tin chính thức Trung Quốc, lấy « đồng chí » Việt Nam làm ví dụ để phản bác lời tố cáo của Hoa Kỳ.

      Trong bài bình luận mang tựa đề : « Obama thực sự quan ngại hay làm dấy lên quan ngại ? », Tân Hoa Xã đã nhắc lại câu nói của Tổng thống Mỹ tại Jamaica ngày 09/04/2015 rằng ông « quan ngại » trước việc Bắc Kinh đang sử dụng « tầm vóc to lớn cũng như sức mạnh cơ bắp » để đẩy các quốc gia khác vào thế lệ thuộc. Tổng thống Obama đã có lời chỉ trích trên đây đối với các hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo của Trung Quốc tại Biển Đông.

      Theo hãng tin Nhà nước Trung Quốc, lập luận của Tổng thống Mỹ theo đó Bắc Kinh đang có hành vi bắt nạt kẻ yếu tại Biển Đông là một điều « khôi hài », tương đương với một gáo nước lạnh dội lên quan hệ mà hãng tin này cho là đang ấm áp giữa Trung Quốc và các láng giềng.

      Và Tân Hoa Xã nêu bật trường hợp quan hệ Việt Trung để tố cáo Mỹ. Theo hãng tin này, nhân các cuộc hội đàm với giới lãnh đạo Bắc Kinh trong khuôn khổ chuyến công du đang diễn ra, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã nói rằng hai nước cần tiếp tục một mối quan hệ « đồng chí và anh em ». Theo Tân Hoa Xã, quan hệ đó « khó có thể được mô tả như là một mối quan hệ lệ thuộc ».

      Đối với Tân Hoa Xã, Washington đã nhiều lần vi phạm cam kết của mình không đứng về phe nào trong tranh chấp Biển Đông, và có thái độ bên trọng bên khinh khi nói đến các công trình xây dựng của Trung Quốc và của các nước khác trong quần đảo Nam Sa (tên Trung Quốc đặt cho Trường Sa), mặc dù Trung Quốc đã nói rõ là công việc cải tạo đất chỉ nhằm " mục đích phòng thủ và cải thiện các dịch vụ dân sự ".

      Bài viết một lần nữa trở lại ví dụ về chuyến thăm Trung Quốc của ông Nguyễn Phú Trọng, và khẳng định rằng « phía Việt Nam đã đánh giá đó là một thành công lớn ». Và với lời lẽ mỉa mai, Tân Hoa Xã, đã cho rằng « Trong tư thế là một kẻ ngoại cuộc…, Hoa Kỳ đừng nên khuấy động các vùng biển yên tĩnh bằng lời nói và hành động gây bất hòa », để yên cho Trung Quốc giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán trực tiếp với các nước liên quan.

      'Mỹ sẽ giải được nước cờ cao của TQ'

      Theo BBC-2 giờ trước

      Giáo sư Tương Lai, nguyên thành viên Ban Tư vấn Thủ tướng chính phủ Việt Nam thời của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt và cựu Thủ tướng Phan Văn Khải, cho rằng Trung Quốc đã đi nước cờ 'cao, sâu' khi mời Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tới Bắc Kinh tuần này.
      Tuy nhiên, nhà phản biện độc lập cho rằng Hoa Kỳ sẽ hóa giải được nước cờ này và rằng hình thức đón tiếp của người Mỹ ra sao với ông Trọng dù có đáng quan tâm ra sao cũng không quan trọng bằng việc hai nước sẽ nhận thức và thực hiện được lợi ích chung thế nào trong chuyến thăm Hoa Kỳ sắp tới của nhà lãnh đạo Đảng CSVN.
      Trước câu hỏi của BBC hôm 11/4/2015 về việc lãnh đạo Trung Quốc mời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới nước này trước sẽ có tác động gì tới chuyến thăm tới Mỹ được dự kiện cùng năm nay của ông Trọng, Giáo sư Tương Lai nói:
      "Chắc chắn là phải có tác động rồi, vì đây là một món võ Tàu rất cao cường, cái việc Nguyễn Phú Trọng nhận lời và kéo một bộ sậu đông như thế sang ngay, để nói rằng đây là một nước cờ rất cao của Trung Quốc.
      "Nhưng mà người Mỹ, tôi nghĩ, cũng chẳng lạ gì món võ tàu, họ nghiên cứu Trung Quốc chắc còn nhiều hơn Việt Nam.
      "Họ hiểu rằng họ cần phải có đối sách gì đối với những ngón đòn kiểu này của Tập Cận Bình, của Trung Quốc.
      "Cho nên việc nếu sắp tới có chuyến đi của Nguyễn Phú Trọng, thì chắc cũng có nhiều chuyện, nhưng chuyện mà tôi quan tâm nhất là vấn đề TPP (Hiệp định Hợp tác Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương).
      "Dù ông Obama có đón Nguyễn Phú Trọng hay không, đón tiếp ở phòng Bầu dục hay ở đâu, chuyện đó đứng về nghi lễ ngoại giao chắc là cũng đáng quan tâm.
      "Nhưng quan tâm hơn hết là lợi ích của nước Mỹ và lợi ích của nhân dân Việt Nam làm cho cả hai bên đều phải đi tới, vượt qua tất cả những thủ đoạn, những chướng ngại mà người ta đặt ra, trên con đừờng đi tới mục tiêu," nhà phản biện nói với Quốc Phương của BBC.
      Mời quý vị đón theo dõi phần đầu cuộc trao đổi của BBC với GS Tương Lai tại đây.

      Ông Trọng và những 'hố bẫy' do TQ cài


      Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được lãnh đạo Trung Quốc tiếp đón đặc biệt trong chuyến thăm của ông Trọng từ 7-10/4/2015.
      “Thụt hố” truyền thông là một thuật ngữ độc đáo do một tờ báo điện tử đã 'duy danh', đặt tên cho việc chính quyền Hà Nội, nơi mà Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng, từng là Bí thư Thành ủy, đề ra chủ trương chặt, thay 6.700 cây xanh vừa qua.
      Có điều, trong chiến dịch khổng lồ chặt, thay cây xanh ấy… những cái hố truyền thông này là do chính quyền Hà Nội tự đào để tự mình độn thổ, còn trong chuyến du xuân thăm Trung Quốc kỳ tuần này, chuẩn bị đón đoàn Việt Nam do ông Tổng bí thư Trọng dẫn đầu, Trung Quốc đã “đào” những cái “hố bẫy" sâu hiểm, nguỵ trang tinh vi để tìm cách đẩy VN vào tình thế “sa hố”…
      Xin được nêu lên một vài cái “hố chữ nghĩa” được bày ra để bẫy đó, từ hố 'Biển Đông' cho tới bẫy về 'đại cục, tiểu cục'.
      Trước hết, là cái "hố bẫy" của đài CRI của Trung Quốc khi họ viết “chuyện quan hệ hữu nghị hai nước xưa nay” là “ giai thoại”, ngầm ý không có thật.

      Giai thoại thôi ư?

      Trong bản tin “Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng ngày 7/4/1975 bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc”, Đài phát thanh quốc tế của Trung Quốc, CRI viết:
      “Trong chặng đường lịch sử dài dằng dặc, quan hệ giao lưu hữu nghị giữa nhân dân hai nước đã để lại biết bao giai thoại…”
      Sao lại viết như thế nhỉ? Chuyện quan hệ giữa lãnh đạo hai nhà nước, hai đảng lãnh đạo là chuyện nghiêm túc; văn kiện nhà nước, sử sách đã và sẽ phải ghi chứ không thể là chuyện thêu dệt, bịa tạc, đàm tiếu, đầu đường xó chợ, thế mà CRI lại đưa tin như vậy là ý gì?
      Phải chăng cơ quan ngôn luận này của Trung Quốc đã coi chuyến thăm Trung Quốc của ông Tổng bí thư Đảng CSVN rồi đây cũng chỉ như một thứ “giai thoại”, không có thực chất gì?
      Cái 'hố bẫy' về chữ nghĩa thứ hai là việc Trung Quốc dùng cụm từ “hợp tác” để 'giữ hoà bình' trên Biển Đông.
      Thực vậy, hãng thông tấn của Trung Quốc, China News Service, tuần này loan tin rằng trong cuộc họp tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, ông Tập Cận Bình nói với Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng rằng 'hợp tác có lợi' cho cả 2 nước.
      Ông Tập được hãng tin Anh Reuter và đài VOA trích lời nói:
      “(Chúng ta) phải hoàn toàn chấp hành sự đồng thuận quan trọng mà các nhà lãnh đạo của hai đảng đã đạt được, cùng kiểm soát và giải quyết thích đáng các tranh chấp lãnh hải, duy trì các mối quan hệ rộng rãi hơn, và hòa bình và ổn định trong vùng biển Nam Trung Hoa.”
      Thiết nghĩ, đáng lẽ ra lãnh đạo Đảng của Việt Nam phải yêu cầu Trung Quốc hãy chấm dứt những việc làm sai quấy trên Biển Đông vừa qua như xâm lấn lãnh hải, mở rộng xây dựng đảo trong vùng quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, cho quân bắt giữ, đánh đập ngư dân Việt Nam đang đánh bắt cá trong vùng biển Việt Nam.
      Nhưng đằng này, ông Trọng lại một lần nữa tỏ ra chịu nghe “chỉ thị“ và hợp tác với Trung Quốc trong việc để yên cho Trung Quốc xâm lấn và gây hấn trên Biển Đông.
      Cái hố bẫy thứ ba là cái hố hai bên tuyên bố “lấy đại cục làm trọng.”
      Biển Đông
      Trung Quốc được cho là vẫn đang có những động thái củng cố các khu vực biển và đảo chiếm được ở Biển Đông, kể cả xây 'đảo nhân tạo'.
      Thực chất, cái “hố bẫy đại cục” này đã được nguy trang, che đậy bằng những đám sương mù chữ nghĩa trong bản Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc.
      Mục 3 của Tuyên bố chung này nói:
      ”Việt Nam và Trung Quốc là láng giềng quan trọng của nhau, nhất trí cho rằng hai nước có chế độ chính trị tương đồng, có con đường phát triển gần gũi, có tiền đồ vận mệnh tương quan, sự phát triển của nước này là cơ hội quan trọng cho nước kia.” “…”hai nước Việt Nam - Trung Quốc có lợi ích chung rộng rãi làm cơ sở cho đại cục quan hệ hai nước,
      "Hai bên cần luôn kiên trì tôn trọng lẫn nhau, hiệp thương chân thành, cầu đồng tồn dị, kiểm soát bất đồng; tin cậy chính trị Việt - Trung là cơ sở cho quan hệ song phương phát triển lành mạnh, ổn định…"

      'Cầu đồng, tồn dị'

      Như thế, đằng sau màn hoả mù ngôn từ đủ để che tai bịt mắt du khách "cầu đồng tồn dị", "hiệp thương chân thành" v.v..., có thể làm cho Việt Nam mất cảnh giác, mất tập trung mà mải ngắm trời, ngắm đất, ngắm mây, ngắm “đại cục” tươi sáng mà quên trên đường đi, dưới lớp sương mù đang che đậy những cái “hố”, “bẫy” được cài đặt tinh vi chăng?
      Xin hỏi “cầu đồng tồn dị, kiểm soát bất đồng” thực chất là cái gì?
      Có cái gì là "dị" là "bất đồng" khi mà, ví như, Trung Quốc bắt, đánh ngư dân Việt Nam đang đánh cá trong lãnh hải của mình (Việt Nam); rồi khi Trung Quốc ngang nhiên cho quân đánh chiếm xây mở rộng đảo?
      Lẽ ra Việt Nam phải có những hành động mạnh mẽ, bảo vệ kiểm soát lãnh hải, hải thổ của mình, chứ sao lại theo Trung Quốc để mà chỉ được ngồi trên bờ hoặc vào đền chùa mà “cầu cúng” cho sự đồng thuận với câu thần chú mới là "cầu đồng tồn dị.
      Rồi cầu nguyện để 'Trung Quốc thôi đừng làm thế nữa'; và răm rắp theo lời của Bắc Kinh để Việt Nam không được sử dụng các giải pháp bằng luật pháp, chính trị, kinh tế, ngoại giao thậm chí bằng quân sự để giải quyết nếu và ngay cả khi Trung Quốc cứ ngang ngược lấn tới.
      Tiếp theo còn chiếc “hố bẫy” này nữa. Ở Mục 5, Tuyên bố chung nói:
      “Hai bên trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhấn mạnh tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”;
      "Sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt - Trung, kiên trì thông qua hiệp thương và đàm phán hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, tích cực nghiên cứu giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, bao gồm tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển.
      "Cùng kiểm soát tốt bất đồng trên biển, thực hiện đầy đủ có hiệu quả 'Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông' (DOC) và sớm đạt được "Bộ quy tắc về ứng xử của các bên trên Biển Đông" (COC) trên cơ sở hiệp thương thống nhất;
      Trung Quốc - Việt Nam
      Trung Quốc khuyên Việt Nam tôn trọng 'đại cục', nhưng đang 'gặm nhấm' Việt Nam bằng 'tiểu cục', theo tác giả.
      "Không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp; xử lý kịp thời, thỏa đáng vấn đề nảy sinh, duy trì đại cục quan hệ Việt - Trung và hòa bình, ổn định ở Biển Đông…”

      Đại cục, tiểu cục

      Xin thưa, thỏa thuận trong tuyên bố chung như thế là không ổn và không được.
      Chuyện tranh chấp trên Biển Đông thực chất không phải do hai bên 'hiểu nhầm' nhau, không nhận đâu là lãnh hải nước mình dẫn tới tranh chấp, va chạm mà theo tôi là do Trung Quốc cứ cố tình nhận vơ là của mình, đưa quân vào lấn chiếm lãnh hải Việt Nam…
      Trong Tuyên bố chung ở chuyến thăm Trung Quốc của ông Trọng, vô tình hay hữu ý, không rõ theo ý của ai, người ta đã 'quên' để không đưa vào đó Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 10/12/1982 vốn quy định và phân quyền lãnh hải cho các quốc gia;
      Tại sao tuyên bố chung Nguyễn Phú Trọng - Tập Cận Bình chỉ nhắc đến COC và DOC như thế?
      Phải chăng những người ký kết Tuyên bố chung này đã biến hành động xâm lấn của Trung Quốc thành chuyện giữa hai anh em trong một nhà do 'không hiểu nhau', nên 'sinh ra tranh chấp, bất đồng' trên Biển Đông? Để rồi nhờ thế, chuyện lớn, nguyên tắc, hệ trọng thành chuyện nhỏ, có thể bỏ qua, xuề xòa?
      Còn nữa, khi lãnh đạo cao cấp hai nước đã thống nhất cao về đại cục như họ nói hai nước đều là và vẫn là xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng Sảng lãnh đạo; Đảng Cộng sản Việt Nam hình thành và phát triển có nhờ sự giúp đỡ của Đảng CS Trung Quốc; hai nước núi vẫn liền núi sông liền sông không chạy đi đâu cả; quan chức hai nước vẫn thăm nhau đều đều và luôn mồm “ní hảo…” với nhau;
      "Do vậy mà nếu có tàu hải giám nào của Trung Quốc, hay 'tàu lạ' phương Bắc đuổi đánh ngư dân Việt, tàu thuyền của quân khu nào đó của Trung Quốc ra Biển Đông lấn xây kè, mở rộng hòn đảo nào đó, kể cả lập đảo nhân tạo, trên Biển Đông thì đó sẽ luôn là chuyện vặt, chuyện tiểu cục, chuyện lẻ tẻ, không ảnh hưởng gì tới đại cục…
      Tôi không nghĩ như thế, mà thực ra, theo tôi trong khi Trung Quốc khuyến dụ Việt Nam là nhớ phải “kiên trì”, phải “tin cậy”, phải tự kiềm chế và kiểm soát mà thực chất là đang bị xô, đẩy vào cái “hố bẫy” hợp tác, cái “bẫy nhử” giữ gìn tinh thần đại cục; thì Trung Quốc lại cứ nhằm cái “tiểu cục” mà mần, mà gặm nhấm dần Biển Đông theo kiểu con tằm ăn rỗi.
      Xem ra những hố bẫy của Trung Quốc đối với Việt Nam thật sâu và hiểm làm sao!

      Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả, một nhà văn và blogger đang sinh sống ở Hà Nội.