Friday, April 18, 2014

Số khiếu kiện đông người tăng mạnh

RFA-2014-04-18
mass-complaint
Một quang cảnh khiếu kiện đông người tại trụ sở tiếp dân của MTTQ, 46 Tràng Thi, Hà Nội- Courtesy of lamtamnhu.blogspot
Số lượng những đoàn khiếu kiện đông người gia tăng, có ngày trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước Cộng Sản phải tiếp xử lý 7 – 8 đoàn đông người, có đoàn lên đến vài trăm người.
Đó là thông tin trong báo cáo của Vụ trưởng Vụ tiếp dân và xử lý đơn thư Nguyễn Hồng Điệp với Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hôm qua 18/4.
Theo thống kê của cơ quan này, trong cả năm 2013 và 3 tháng đầu năm 2014, số lượng người khiếu nại tố cáo tại trụ sở tăng cả về người và vụ việc so với năm 2012 là xấp xỉ 30%.
Nội dung khiếu nại chủ yếu tập trung vào lĩnh vực: đòi lại đất cũ, chính sách bồi thường, hỗ trợ khu tái định cư khi nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế địa phương.
Theo báo cáo, thì những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên là do: các vụ việc chưa được giải quyết dứt điểm, đeo bám kéo dài; cơ chế chính sách chưa phù hợp với thực tế đặc biệt là lĩnh vực đất đai, nhà ở; xử lý chưa nghiêm và thiếu công khai các trường hợp sai phạm; công tác tiếp dân lòng vòng gây bức xúc và cuối cùng là lý do trình độ, năng lực và ý thức trách nhiệm của cán bộ thiếu công tâm.

PICS:Em gái thẫn thờ nhìn xác chị dưới gầm xe buýt

theo Zing | 18/04/2014 12:59


"Lúc đứng chờ đèn đỏ để tàu qua, chị ấy tranh thủ gọi điện báo sắp đi đến chỗ tôi bán hàng và dặn trưa nay sẽ về nhà tôi ăn cơm", người em gái thổn thức.

Khoảng 6h ngày 18/4, chiếc xe buýt của công ty CP Vận tải ô tô Thanh Hóa đang lưu thông trên phố Bà Triệu, phường Đông Thọ, TP Thanh Hóa thì bất ngờ mất lái cuốn hai người dân đi cùng chiều vào gầm. Cú va chạm mạnh khiến cả hai nạn nhân (một nam, một nữ) tử vong tại chỗ.
Khoảng 6h ngày 18/4, chiếc xe bus của công ty CP Vận tải ô tô Thanh Hóa đang lưu thông trên phố Bà Triệu, phường Đông Thọ, TP Thanh Hóa, bất ngờ mất lái cuốn hai người dân đi cùng chiều vào gầm. Cú va chạm mạnh khiến cả hai nạn nhân (một nam, một nữ) tử vong tại chỗ.
Các nhân chứng cho biết, chiếc xe lưu thông theo hướng ngã ba Đình Hương vào trung tâm thành phố Thanh Hóa. Khi chạy đến gần điểm giao cắt với đường sắt sắp có tàu qua, tài xế luống cuống đánh lái tấp lên vỉa hè. Do tài xế xử lý kém khiến chiếc xe buýt mất lái, cuốn hai người đang đứng chờ đèn đỏ vào gầm.
Các nhân chứng cho biết, chiếc xe lưu thông theo hướng ngã ba Đình Hương vào trung tâm thành phố Thanh Hóa. Khi chạy đến gần điểm giao cắt với đường sắt sắp có tàu qua, tài xế luống cuống đánh lái tấp lên vỉa hè và mất kiểm soát.
Vụ tai nạn khiến hai nạn nhân bị kéo lê nhiều mét.
Vụ tai nạn khiến hai nạn nhân bị kéo lê nhiều mét.
Theo nhiều nhân chứng, trước lúc gây tai nạn, chiếc xe buýt trên chạy rất ẩu. “Nếu không bị cản bởi một gốc cây, chiếc xe này đã lao vào nhà dân rồi”, một nhân chứng cho hay.
Theo nhiều nhân chứng, trước lúc gây tai nạn, chiếc xe buýt trên chạy rất ẩu. “Nếu không bị cản bởi một gốc cây, chiếc xe này đã lao vào nhà dân rồi”, một nhân chứng cho hay.
Nạn nhân còn lại tên là Lê Thị Thắng (41 tuổi, trú xã Đông Cương, TP. Thanh Hóa). Sau khi tai nạn xảy ra, chiếc xe đạp của người phụ nữ này biến dạng, nằm cách điểm va chạm gần 10m.
Nạn nhân nữ tên là Lê Thị Thắng (41 tuổi, trú xã Đông Cương, TP. Thanh Hóa). Sau khi tai nạn xảy ra, chiếc xe đạp của người phụ nữ này biến dạng, nằm cách điểm va chạm gần 10 m.
Một trong hai nạn nhân là nam giới, ngoài 50 tuổi, ông đang ngồi trên xe máy đứng chờ đèn đỏ thì bất ngờ gặp nạn, chiếc xe buýt hất xe máy nạn nhân văng vào cột điện rồi tiếp tục chồm lên vỉa hè trước khi dừng lại trước cửa một nhà dân.
Một trong hai nạn nhân là nam giới, ngoài 50 tuổi, ông đang ngồi trên xe máy đứng chờ đèn đỏ thì bất ngờ gặp nạn, chiếc xe bus hất xe máy nạn nhân văng vào cột điện.
Nạn nhân Thắng có em gái đang bán hàng hoa quả trong nội thành. Sau khi nghe tin chị mình gặp nạn, người em chạy đến nơi gào khóc thảm thiết. “Chị tôi nay mới ngoài bốn mươi tuổi và vẫn chưa có chồng. Hằng ngày, chị buôn rau má để kiếm tiền nuôi mẹ già ở nhà”, người em gái nữ nạn nhân nói. 8.
Nạn nhân Thắng có em gái đang bán hàng hoa quả trong nội thành. Sau khi nghe tin chị mình gặp nạn, người em chạy đến nơi gào khóc thảm thiết. “Chị tôi mới ngoài bốn mươi tuổi và vẫn chưa có chồng. Hằng ngày, chị buôn rau má để kiếm tiền nuôi mẹ già bệnh tật”, người em gái nạn nhân nói.
Cô em gái thẩn thờ ngồi cạnh xác chị.
“Lúc đứng chờ đèn đỏ, chị ấy tranh thủ gọi điện báo sắp đi đến chỗ tôi bán hàng và dặn trưa nay sẽ về nhà tôi ăn cơm…”, người em gái nạn nhân thổn thức.
Chứng kiến tai nạn thương tâm, nhiều người qua đường đã gom tiền mua quan tài đưa xác nạn nhân về quê mai táng.
Chứng kiến tai nạn thương tâm, nhiều người qua đường đã gom tiền mua quan tài đưa xác nạn nhân về quê mai táng.
Vụ tai nạn khiến giao thông bị hỗn loạn.
Vụ tai nạn khiến giao thông bị hỗn loạn.

Phó chủ tịch huyện Chư Pảh: “Cầu tạo hình chữ V chứ không sập” (!?)

Sau khi báo Pháp luật Việt Nam số 35 ra ngày 4/2 đăng bài “Huyện Chư Pảh (Gia Lai): Cầu sập liên tiếp, dân kêu, chính quyền làm ngơ?”,  rất nhiều độc giả đã điện thoại đến số máy đường dây nóng của toà soạn bày tỏ sự bất bình trước cách hành xử của các cơ quan có thẩm quyền tại địa phương.
Sau khi báo Pháp luật Việt Nam số 35 ra ngày 4/2 đăng bài “Huyện Chư Pảh (Gia Lai): Cầu sập liên tiếp, dân kêu, chính quyền làm ngơ?”,  rất nhiều độc giả đã điện thoại đến số máy đường dây nóng của toà soạn bày tỏ sự bất bình trước cách hành xử của các cơ quan có thẩm quyền tại địa phương.
Để tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân sập cầu và trách nhiệm của các cấp chính quyền, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Ngọc Quang - Phó chủ tịch UBND huyện Chư Pảh, ông Quang cho biết: Sau khi cầu sập huyện đã báo cáo tỉnh, tỉnh đã chỉ đạo Thanh tra tỉnh điều tra nguyên nhân cầu sập nên huyện không nắm về vấn đề này. Nhưng theo nhận định khách quan, cầu sập là do mưa lũ tạo dòng lớn làm trống chân trụ giữa của cầu làm cầu tạo thành chữ V chứ không sập. Với lại cả hai cây cầu đều là vốn của tỉnh và trung ương nên huyện không quản lí.
Ông Nguyễn Ngọc Quang - Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Pảh: “Cầu tạo hình chữ V chứ không sập”!?
Ông Nguyễn Ngọc Quang - Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Pảh: “Cầu tạo hình chữ V chứ không sập”!?
Khi được hỏi về nạn khai thác cát bừa bãi cách cầu chỉ chừng trăm mét có phải do huyện không quan tâm hay không, ông Quang cũng khẳng định là không có chuyện đó và cho rằng tất cả các cơ sở đó đều đã được tỉnh cấp giấy phép khai thác.
Trả lời chúng tôi về Kết luận thanh tra, ông Phạm Minh Trung - Phó trưởng Phòng Nội chính, được ông Ngô Ngọc Sinh, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Gia Lai giao quyền phát ngôn về vấn đề này - cho biết: Sau khi được UBND huyện Chư Pảh báo cáo, UBND tỉnh đã chỉ đạo Thanh tra tỉnh làm rõ vấn đề. Ngày 24/10/2011 Thanh tra tỉnh có báo cáo. Hai cây cầu đã được làm đúng tiêu chuẩn, chất lượng và đầy đủ các thông số kỹ thuật như trong thiết kế đã được phê duyệt.
Nguyên nhân cầu sập là do mưa lũ làm rỗng đế trụ giữa của chân cầu. Sau khi có kết luận UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND huyện kiểm điểm trách nhiệm trước tỉnh.
Về hướng khắc phục, tỉnh đã chỉ đạo làm cầu tạm cho dân ngay sau khi sự cố xảy ra được 5 ngày. Về việc xây lại hai cây cầu mới thì chắc chắn sẽ làm nhưng thời gian thì chưa có kế hoạch cụ thể.
Như vậy, nạn khai thác cát bừa bãi và xe chở cát quá tải ở đây đã không được nhắc tới mặc dù đến lúc này những đống cát to đùng vẫn còn nằm bên bờ sông, một vài máy hút cát vẫn đang còn hoạt động không biết các cấp chính quyền nơi đây có biết?
Chỉ còn mấy tháng nữa là lại đến mùa mưa lũ, những cây cầu mới không biết đến khi nào mới được xây dựng? Chỉ có một điều mà chúng tôi, cũng như những người dân nơi đây biết rằng, khi những cây cầu được đúc bằng bê tông, cốt thép có thiết kế vĩnh cửu, mới đưa vào sử dụng mà còn sập, thì đối với  những cây cầu, rõ ràng đời sống sẽ mong manh, tính mạng người dân đi qua cầu cũng khó lòng nói trước?.
Ngọc Anh

Cháy nhà làm than đá, 2 công nhân thành "ngọn đuốc sống"

 Thanh Trà - theo Trí Thức Trẻ | 19/04/2014 07:38


Giao thông qua khu vực ùn tắc nghiêm trọng


(Soha.vn) - Sau tiếng nổ lớn, ngọn lửa bùng lên từ nhà làm than đá khiến 2 công nhân trong xưởng bị cháy như "ngọn đuốc".

    Đến tối nay (18/4), lực lượng chức năng vẫn đang tiến hành điều tra làm rõ nguyên nhân 1 hỏa hoạn xảy ra trong hẻm 473 đường Lê Văn Quới (phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân, TP. HCM) khiến 2 công nhân bị bỏng nặng.
    Nhà làm than đá, nơi xảy ra vụ hỏa hoạn làm 2 công nhân bị bỏng nặngNhà làm than đá, nơi xảy ra vụ hỏa hoạn làm 2 công nhân bị bỏng nặng
    Trước đó, vào khoảng 17 giờ 30 phút cùng ngày, người dân xung quanh khu vực nghe tiếng nổ lớn phát ra từ căn nhà được dùng làm than đá. Ngay sau đó, lửa và khói bốc lên ngùn ngụt.
    Người dân địa phương liền dùng các thiết bị chữa cháy tại chỗ để tiến hành dập lửa nhưng lúc này ngọn lửa bùng phát dữ dội và lan quá nhanh khiến mọi người đành bất lực. 

    Lúc này, bên trong nhà, 2 công nhân chạy ra ngoài trong trạng thái cơ thể cháy như "ngọn đuốc sống" và được mọi người lao vào dập lửa trên người rồi nhanh chóng đưa đi cấp cứu.
    Vựa phế liệu gần đó bị cháy lan
                                              Vựa phế liệu gần đó bị cháy lan
    Nhận được tin báo, 4 xe nước cùng cảnh sát PCCC quận Bình Tân được điều đến hiện trường. 
    Các y bác sĩ bệnh viện quận Bình Tân có mặt ngay sau đó để túc trực tại hiện trường nhằm cấp cứu khi có trường hợp người bị nạn xảy ra. 
    Vụ hỏa hoạn làm hai công nhân trong căn nhà làm than bị bỏng nặng là anh Phan Tấn Phát (SN 1994) và Tôn Thất Đỉnh. Bên cạnh đó, nhiều tài sản và vật dụng trong căn nhà làm than, một phòng trọ và kho phế liệu bị thiêu rụi hoàn toàn.
    Được biết, căn nhà xảy ra cháy do bà Nguyễn Thị Ngọc Anh (SN 1960) làm chủ. Bà Anh tận dụng để sản xuất than.

    Bức xúc hình ảnh bác sĩ khám bệnh nhưng "quên" đeo tai nghe

    10:16 AM, 19-04-2014
    (ĐSPL) – Hình ảnh nữ bác sĩ khám bệnh “quên” đeo tai nghe đang được dân mạng truyền tay nhau một cách chóng mặt. Không ít dân mạng thắc mắc vì sao không đeo tai nghe mà bác sĩ vẫn phán như thường?

    Bức hình được đăng tải cùng với dòng status “Em có nghe thấy tim nói gì không? Em 
    có nghe thấy phổi nói gì không?”, ngay lập tức thu hút được đông đảo sự quan tâm của dân mạng. Nhiều người thắc mắc không hiểu vì sao một bác sĩ lại có thể quên việc quan trọng như thế này được?
    Bức xúc hình ảnh bác sĩ khám bệnh nhưng "quên" đeo tai nghe - Ảnh 1
    Hình ảnh bác sĩ khám quên đeo tai nghe khiến nhiều người bức xúc.

    Những câu hỏi liên tiếp được đặt ra “vì sao không đeo tai nghe mà vẫn khám được bệnh”, “phải chăng đây là tai nghe công nghệ mới”, “làm sao có thể quên việc quan trọng như thế được?”,….

    Cũng không ít người tỏ ra bức xúc với cách làm việc tắc trách của bác sĩ. Họ cho 
    rằng, bác sĩ này làm việc qua loa cho có thủ tục chứ không chú tâm gì tới sức khỏe của em bé trong bức hình. 
    Bức xúc hình ảnh bác sĩ khám bệnh nhưng "quên" đeo tai nghe - Ảnh 2

    Nhiều dân mạng cho rằng đây là kiểu khám bệnh công nghệ mới.

    Nick name Canh Minh chia sẻ: “Mình không hiểu bác sĩ đang khám bệnh kiểu gì nữa, không đeo tai nghe mà cũng không biết. Chả hiểu là quên hay cố tình làm cho nhanh, cho xong và cho có thủ tục nữa”.

    Còn bạn Kiến Còm bức xúc: “Bác sĩ khám như thế này làm sao biết được đúng bệnh. Xong đâu lại phán như đúng rồi. Chẳng hiểu những người xung quanh sao không góp ý mà cứ để như vậy?”.

    Cũng không ít người buông lời mỉa mai bác sĩ trong bức hình, họ cho rằng bác sĩ đang khám bệnh nhờ công nghệ mới có Bluetooth nên chẳng cần đeo tai nghe làm gì cho vướng. Và họ thẳng thắn chia sẻ "Đây là việc làm không có tâm".
    Bức xúc hình ảnh bác sĩ khám bệnh nhưng "quên" đeo tai nghe - Ảnh 3
                          
                             Nhiều người cho rằng, đây là việc làm không có tâm của bác sĩ.

    Một số dân mạng bình tĩnh hơn cho rằng, có thể bác sĩ quên chưa kịp đeo thì đã bị người khác ghi hình lại chứ không cố tình để như thế khám cho bệnh nhân. Những người này cũng khéo léo đưa ra những chi tiết bào chữa cho vị bác sĩ kia “chỉ là quên thôi”, “mình là bác sĩ có lúc cũng quên”, “các bạn đừng trách người ta vội như thế”,…

    Bức hình đã tạo nên những luồng dư luận trái chiều trong dân mạng, nhưng dù sao đã là bậc lương y khi khám chữa cho bệnh nhân cũng nên lưu tâm tới những chi tiết quan trọng dù là nhỏ nhất. Bởi tính mạng con người luôn là trên hết. Sự vội vàng qua loa không chỉ làm mất sự tín nhiệm của bệnh nhân, mà còn vô tình bỏ qua những suy đoán quan trọng về bệnh tình của bệnh nhân.

    CHƯƠNG TƯƠNG

    Phụ huynh khóc nức ngóng tin con mắc sởi trên giường bệnh

     H.Sơn-T.Long - theo Trí Thức Trẻ | 19/04/2014 09:00

    (Soha.vn) - Nhiều phụ huynh tỏ vẻ lo lắng, ngóng tin con em mình bị mắc sởi trên giường bệnh mà không cầm nổi nước mắt.

    Cho đến thời điểm hiện tại đã có trên 8.000 ca mắc bệnh và trên 100 bệnh nhi tử vong từ dịch sởi bùng phát. 
    Theo ghi nhận của PV tại Khoa Nhi của Bệnh viện Bạch Mai, số bệnh nhân mắc dịch sởi đến nhập viện vẫn tăng. Từ hành lang đến bên trong khu điều trị của viện luôn trong tình trạng... không có chỗ ngồi, chật kín giường bệnh. Trung bình từ 2-3 bệnh nhi nằm chung một giường bệnh xảy ra từ mấy ngày hôm nay. Thậm chí, kể cả những bệnh nhân không mắc bệnh sởi cũng đành chấp nhận nằm chung giường bệnh với các bệnh nhân sởi.
    Khoa Nhi - Bệnh viện Bạch Mai đã chật cứng chỗ.
    Khoa Nhi - Bệnh viện Bạch Mai đã chật cứng chỗ.
    Chị Triệu Thị Út (quê ở Hà Giang) cho biết, vợ chồng anh chị đưa con đi khám bệnh tim từ mấy hôm trước tại Khoa Nhi - Bệnh viện Bạch Mai. Ba bốn hôm nay con anh chị dù không bị mắc bệnh sởi nhưng đành phải chấp nhận ở chung phòng, chung buồng với các bệnh nhân nhi đang điều trị sởi khác.
    "Dù con chúng tôi không mắc sởi nhưng vẫn phải nằm chung giường với các cháu khác, vợ chồng tôi rất lo lắng. Tôi không rõ bệnh sởi nhưng nghe nói nếu biến chứng sẽ rất nguy hiểm. Bệnh viện quá tải như vậy cũng đành phải chấp nhận chứ biết làm sao đâu. Chúng tôi lo lắm!", chị Út tâm sự.
    Chị Hằng khóc nức ngóng tin con ngoài phòng điều trị.
    Chị Hằng khóc nức ngóng tin con ngoài phòng điều trị.
    Đứng cạnh bên, chị Nguyễn Thị Hằng (xã Thạch Đà, huyện Mê Linh, Hà Nội) sụt sùi cho hay: "Cháu nhà tôi sốt cao từ khoảng 1 tuần trước nên gia đình đã đưa cháu đến Bệnh viện Đa khoa khu vực Phúc Yên để chữa trị. Tuy nhiên, lúc đầu các bác sĩ vẫn chưa cho biết cháu bị sởi. 3 hôm nay, cháu sốt cao phát ban của bệnh sởi nên chúng tôi được giới thiệu đến đây. Gia đình chúng tôi rất lo lắng vì diễn biến dịch sởi năm nay khó lường quá. Ngày nào chúng tôi cũng thấy bệnh nhân nhập viện và có cháu không qua khỏi. Đáng sợ quá đi mất".
    Cũng giống với những phụ huynh đang có con/cháu mắc bệnh sởi trong bệnh viện, bà Hà (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cho hay: "Từ nhiều năm rồi chúng tôi không nghe thấy dịch sởi phức tạp như vậy. Trước kia dịch sởi được khống chế có vẻ dễ hơn, nhưng giờ cứ loáng hết ngày lại có cháu tử vong. Chúng tôi không dám nghĩ tới điều kinh khủng ấy, nhưng đành phải phụ thuộc vào số phận, số trời thôi. Lạy trời, cầu mong các cháu sẽ qua khỏi...".
    Xem thêm clip những giọt nước mắt phụ huynh ngóng tin con ngoài phòng điều trị:

    Bị chê quá già, bà lão 70 tuổi mới thoát khỏi động mại dâm


    (ĐSPL) - Mỗi phụ nữ Việt Nam chuyển sang động mại dâm Trung Quốc sẽ nhận được 3 triệu đồng. Chính vị vậy, bọn buôn người đã không từ bất cứ thủ đoạn nào, kể cả lừa cụ già 70 tuổi.

    Ngày 18/4, TAND TP Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử với Vũ Thị Thiệp (SN 1956, ở xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội) và đồng bọn về hành vi mua bán người.

    Bị chê quá già, bà lão 70 tuổi mới thoát khỏi động mại dâm - Ảnh 1

    Những giọt nước mắt muộn màng của các bị cáo tại phiên tòa xét xử

    Theo tài liệu điều tra, vào cuối năm 2011, Thiệp được Nguyễn Xuân Hải (SN 1963, ở huyện Gia Lâm, Hà Nội) rủ sang Trung Quốc chơi. Tại đây, Thiệp làm quen với người tên A Pản (kinh doanh ăn uống, tổ chức mại dâm tại cửa hàng).

    Thấy Thiệp không có tiền nhưng rất thích chơi bời, đàn đúm, vì vậy, A Pản đặt vấn đề, nếu Thiệp chuyển phụ nữ sang cho hắn, sẽ nhận về 1.000 nhân dân tệ (khoảng 3 triệu đồng/người).

    Sau khi trở về Việt Nam, Thiệp cùng Nguyễn Thị Lợi và một số đối tượng khác đã lên kế hoạch lừa phụ nữ sang Trung Quốc để kiếm tiền bất chính. Cả nhóm đồng tình dùng chiêu bài “xin việc hộ” cho những phụ nữ đang thất nghiệp, với mức lương "trên trời".

    Tháng 3/2012, Thiệp, Lợi lừa chị Nguyễn Thị Tâm (SN 1966, ở xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội) và bà Nguyễn Thị Tuyến (SN 1948) sang Trung Quốc xin việc làm.

    Đích thân Thiệp đưa chị Tâm và Bà Tuyến qua cửa khẩu Lạng Sơn để bán cho “ổ nhền nhện”. Tuy nhiên, do chứng minh thư nhân dân của bà Tuyến đã quá hạn nên cơ quan chức năng yêu cầu về làm lại.

    Không dừng lại ở đó, khoảng 2 tháng sau Thiệp lại hẹn bà Tuyến lên biên giới. Nhưng may mắn cho bà Tuyến, do bị A Pản chê “già quá” nên để cho bà lão ra về.

    Nhận thấy hành vi của các bị cáo rất nguy hiểm cho xã hội, ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của người Việt Nam, HĐXX tuyên phạt bị cáo Vũ Thị Thiệp mức án 11 năm tù giam. Các đồng phạm còn lại nhận mức án từ 6 đến 8 năm tù.

    LOAN HOÀNG

    Món ăn, bài thuốc có ích cho trẻ bị sởi

    16/04/2014, 13:34 GMT+7
    Gần đây, bệnh sởi xuất hiện nhiều và có chiều hướng gia tăng ở trẻ em. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý và chế độ dinh dưỡng đúng cách sẽ mang lại lợi ích trong việc phòng và chữa bệnh này.

    Thực phẩm nên dùng khi trẻ bị sởi
    Trẻ em bị sởi nên dùng các thực phẩm như củ năng, đậu hũ, cháo đậu đỏ, cháo đậu xanh, cháo cà rốt, bắp cải, cải bó xôi, mía lau, nấm hương, củ cải đường, hoa hiên (hoa kim châm), bí đỏ, bông cải xanh, bí đao, rau dền đỏ, dưa hấu, dưa chuột, lê, giấm gạo, cá chép, cá da trơn (cá ba sa, sa ba, cá bông lau), cá hồi, cá trích, thịt heo nạc, nho, trà xanh, rong biển, cà chua, cà rốt, chuối, táo, lê, đậu xanh, hạt sen, hạt mè, hạt ý dĩ…
    Thực phẩm không nên dùng:
    Trẻ em đang bị bệnh sởi thì không nên dùng các loại gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu, quế, hành tây, tỏi, cà ri, rau thì là… Những thực phẩm này có tác dụng trợ nhiệt, động huyết, gây ra những phản ứng bất lợi cho người bệnh.
    Hạn chế các thức ăn chứa nhiều chất béo, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn nướng, xông khói, nội tạng động vật, bánh kem, chocolate… Đây là những thức ăn rất dễ sinh đàm nhiệt, thấp nhiệt, động hỏa, cũng không có lợi cho người bệnh sởi.
    Nếu trẻ bị dị ứng khi ăn các thức ăn (như trái cây sấy khô, các loại hải sản như cua, ốc, nghêu, sò, mực, cá biển, đậu phộng, chocolate, pho mát, sữa, trứng, phụ gia thực phẩm, các chất cay nóng, gây kích thích) thì nên tránh, không được dùng.
    Một số món ăn, bài thuốc có ích cho trẻ em bị bệnh sởi
    1. Rau mùi (còn được gọi là rau ngò, ngò rí, hương thái...)
    Theo Đông y rau mùi có vị cay, tính ấm, mùi thơm, tác dụng phát tán thấu chẩn (làm ra mồ hôi, làm cho nốt ban mau phát ra ngoài), giảm độc, làm nhẹ trạng thái nhiễm độc toàn thân, nhất là đối với bệnh sởi trẻ em, có ích cho hệ tiêu hóa.
    Thường dùng cho trẻ em mắc bệnh sởi thời kỳ đầu, sởi chưa phát, hoặc sau khi sởi đã mọc nhưng không hoàn toàn.
    Món ăn, bài thuốc có ích cho trẻ bị sởi - hình 1
    Chủ yếu lúc sởi mới mọc, sởi mọc không đều, hoặc sốt kéo dài mà sởi chưa mọc hoặc mọc quá ít, dễ sinh những biến chứng nguy hiểm, dùng cây rau mùi có tác dụng thúc sởi mọc nhanh và đều, tăng tuần hoàn ngoại vi làm cho độc sởi được phát ra ngoài, trạng thái nhiễm độc được giảm nhẹ.
    Dùng ngoài: Hạt giống rau mùi tươi 100-150g, nấu với 150-200ml nước, để sôi khoảng 5 phút (hoặc cả thân lá giã nát để sắc, không sắc lâu). Dùng nước thuốc hơi ấm, tẩm vào gạc bông sạch để lau khắp, cổ, chân tay, lưng, ngực và bụng, (theo thứ tự trên trước dưới sau, lau lưng trước, bụng sau), lau ở chỗ kín gió, không để trẻ bị lạnh.
    Uống trong: Hạt mùi 12g, nấu với 100ml khoảng 5 phút, chia 1-2 lần, cho uống ấm trong ngày.
    - Phòng ngừa bệnh sởi: Dùng 4-8g hạt rau mùi, sắc nước cho trẻ uống 7-10 ngày, trong thời gian có tiếp xúc với trẻ mắc bệnh sởi.
    Lưu ý không dùng rau mùi, hạt mùi, lúc sởi đã mọc đều, thời kỳ toàn phát và hồi phục của bệnh sởi. Không dùng đối với bệnh nhân ra nhiều mồ hôi, cơ thể suy nhược. Bệnh nhân có loét dạ dày thì chỉ dùng ngoài, không dùng uống trong.
    2. Củ năng
    Theo Đông y, củ năng thường được dùng trong các trường hợp bệnh nhiệt, sốt cao mất nước, vàng da, đi tiểu ra máu do huyết nhiệt, đại tiện ra máu do trĩ hoặc lỵ, sỏi đường tiết niệu, đau mắt đỏ, viêm phế quản, viêm họng, ho sốt do phế táo, đàm nhiệt, mụn nhọt, viêm loét da niêm mạc… Người ta thường ép củ năng, lấy nước dùng làm thuốc hạ nhiệt, trừ ho, tiêu đàm, rất tốt cho trẻ em bị sởi sốt cao, ho, khát nước, người bứt rứt.
    - Ở trẻ mới mắc bệnh sởi hoặc sởi không phát được, có thể sử dụng 100ml nước ép củ năng phối hợp với hạt rau mùi 10-12g, sắc uống, có hiệu quả giải được nhiệt độc, hạ sốt, trừ ho.
    - Hoặc dùng củ năng 500g, gọt bỏ vỏ ngoài, rửa sạch, xắt miếng nhỏ rồi ép lấy nước, lọc qua vải sạch rồi hòa với đường phèn vừa đủ, chia uống vài lần trong ngày. Dùng cho trẻ bị sởi, nóng sốt, ho, các bệnh viêm nhiễm cấp tính đường hô hấp trên như viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản...
    - Hoặc dùng củ năng 200g, củ sen tươi 200g, trái lê 200g. Tất cả rửa thật sạch, xắt lát rồi ép lấy nước, lọc qua vải sạch, hòa với 15ml mật ong để uống. Dùng uống để phòng chống một số bệnh như viêm đường tiết niệu, viêm họng, viêm phế quản, trĩ, sốt cao mất nước...
    - Trường hợp bệnh nhiễm trùng có sốt cao, khát nước nhưng không có mồ hôi: Dùng củ năng 200g, lê 1 trái, rễ lau 100g, củ cải đường 50g, củ sen tươi 100g. Tất cả rửa thật sạch, ép lấy nước uống để hỗ trợ trị liệu có hiệu quả.
    - Trường hợp trẻ bị sởi, sốt cao li bì, rối loạn tiêu hóa: Dùng củ năng 200g, củ khoai mài (hoài sơn) 25g, hạt sen 25g, hạt bo bo (ý dĩ) 25g, rễ đinh lăng 15g, long nhãn nhục 15g. Tất cả rửa sạch, nấu với 1 lít nước, sắc còn 650ml, để nguội, chia 2-3 lần uống trong ngày. Tác dụng thanh nhiệt sinh tân dịch, lương huyết giải độc, hạ sốt, hóa đàm, trừ ho, tiêu thực tích, mát gan, sáng mắt.
    Ngoài ra, món chè củ năng, hạt sen cũng rất tốt cho trẻ bệnh sởi.
    Lưu ý, củ năng có tính mát nên không dùng cho những người có thể chất hàn hoặc bệnh lý thuộc thể hư hàn, có các triệu chứng như sợ lạnh, tay chân lạnh, dễ bị cảm lạnh, ăn kém tiêu, dễ đau bụng khi ăn đồ sống lạnh, đại tiện phân lỏng hoặc nát...
    3. Củ cải đường
    Đây là thực phẩm bổ dưỡng, kích thích ăn ngon miệng, giải nhiệt và lợi tiểu. Có ích cho những người thiếu ngủ, người bệnh thần kinh, bệnh lao và cũng rất có ích khi có dịch cúm. Theo Đông y, củ cải đường thường được dùng điều trị bệnh sởi mà nốt ban mọc không nhanh hoặc ban không phát ra được.
    Món ăn, bài thuốc có ích cho trẻ bị sởi - hình 2
    Dùng củ cải đường 100-150g, gọt vỏ, rửa thật sạch, giã nát nhuyễn, vắt lấy nước cốt, uống để giải khát, hạ nhiệt, để chữa bệnh ôn dịch, sốt cao. Hạt củ cải đường có tác dụng làm mát và ra mồ hôi. Lá có tác dụng tiêu sưng viêm.
    Kinh nghiệm dân gian điều trị trẻ em bệnh sởi khi ban chưa phát bằng cách dùng củ cải đường, hạt rau mùi, mỗi thứ 10g, nấu nước cho trẻ uống.
    Vào mùa hè, người ta thường luộc củ cải đường 100-150g, ăn để giải khát, giải nhiệt. Hằng ngày, dùng một cốc nước dịch củ cải đường hay phối hợp với dịch các loại củ quả khác.
    Không dùng củ cải đường cho người bị bệnh đái tháo đường.
    4. Nấm hương (còn gọi là nấm đông cô, hương cô...)
    Đây là thức ăn lý tưởng cho những người bị thiếu máu do thiếu sắt, cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu, trẻ em suy dinh dưỡng. Nấm hương có thể dùng cho trẻ em bị bệnh sởi, nốt sởi không phát hoặc phát không hoàn toàn.
    Một số món ăn nên dùng như cá chép hấp nấm hương, canh cá chép nấu nấm hương, canh nấm hương, đậu hủ, giá đậu...
    5. Rễ lau
    - Chữa trẻ bị bệnh sởi mà nốt sởi không mọc được: Dùng thân rễ lau tươi 30-50g, phối hợp với củ cải đường tươi 120g, hành lá 7 cây, quả trám xanh 7 quả, nấu với 1 lít nước, sôi khoảng 15 phút, lọc lấy nước chia uống 2-3 lần trong ngày.
    - Trường hợp trẻ bị bệnh sởi, sốt, khát nước, người bứt rứt, có biểu hiện ho, khạc đờm vàng đặc và viêm phổi: Dùng rễ lau 15-30g, kim ngân hoa 10-12g, rau diếp cá 20-30g, hột bí đao 10-12g. Tất cả rửa sạch, nấu với 750ml nước, sắc còn 500ml, chia 2 lần uống trong ngày.
    Thận trọng khi dùng trong những trường hợp tỳ vị hư hàn, bụng lạnh, đi cầu lỏng.
    6. Mía lau
    Mía lau rất tốt cho trẻ em bị sởi, phát sốt, làm thương tổn đến tân dịch, khát nước, tâm phiền, nôn ói, ho do phổi khô ráo, đại tiện táo kết, hầu họng sưng đau.
    - Mía lau nấu củ năng, hạt sen: Rất có ích cho trẻ em bị sởi, ban không phát được, sốt cao, mất ngủ, người bứt rứt, khát nước.
    Củ năng 200g, hạt sen 50g, 1 bó mía lau, lá dứa 10g, rễ tranh 20g, râu bắp 20g, đường cát 50g. Củ năng gọt vỏ, rửa sạch, xắt làm 4 hoặc 5 phần. Bó mía lau, lá dứa, rễ tranh, râu bắp rửa sạch. Tất cả cho vào nồi đun sôi với 2 lít nước. Khi nước sôi, cho đường vào khuấy tan. Đun sôi lại, tắt bếp, lọc bỏ bã, lấy nước cho vào nồi, cho củ năng vào rồi nấu chín.
    Nếm lại thấy có vị ngọt dịu, thanh là được. Hạt sen ngâm mềm, cắt bỏ đầu, bỏ tim. Đem luộc hoặc hấp chín. Múc nước mía lau, củ năng và hạt sen vào ly, dùng khi khát nước.
    Theo vnexpress

    Cư dân mạng chung tay góp tiền mua thiết bị hỗ trợ bệnh nhi nhiễm sởi

    19/04/2014 - 00:50

    Trước tình trạng các bệnh viện đang quá tải và thiếu trầm trọng máy thở cho các bệnh nhi nhiễm sởi, một số cư dân facebook đã đứng ra kêu gọi quyên góp để mua máy thở loại nhỏ cho các bé.
    Tối 17/4, một máy trợ thở loại tốt giá 19 triệu đã được anh Minh mang đến giao Viện nhi Trung Ương và 3 máy khác cũng sẽ được giao sau đó.
    Do có quá nhiều bệnh nhi nhiễm sởi bị biến chứng nặng và cần dùng máy thở, trong khi số lượng máy thở tại các bệnh viện quá ít ỏi. Vài ngày qua facebooker Minh Do, Lan Le… đã đứng ra kêu gọi quyên góp tiền mua máy thở giúp các bệnh nhi nhiễm sởi và được cộng đồng ủng hộ
     
    Tính tới 12h ngày 18/4, anh Minh và bạn bè đã quyên góp được gần 300 triệu đồng. Sau khi tham khảo ý kiến các bác sỹ tại 3 bệnh viện: Nhi Trung Ương, Saint Paul, Truyền Nhiễm Quốc gia, nhóm đã quyết định sử dụng số tiền quyên này để mua máy hỗ trợ thở và máy bơm tiêm tự động- những máy móc mà các bệnh viện đang rất thiếu.
     
    Máy thở CPAP do nhóm quyên góp lựa chọn là máy thở công suất nhỏ, được sử dụng cho các bệnh nhi mới bị sở nhưng nếu không được chăm sóc kịp thời thì sẽ thành nặng.
     
    Ngoài quyên góp máy thở một facebooker khác cũng đã chia sẻ công văn kêu gọi sự giúp đỡ của Bệnh viện Nhi trung ương để mua 10 kim tiêm điện trị giá 250 triệu đồng.
     
    Sau vài ngày quyên góp cư dân mạng đã mua được 1 chiếc kim tiêm điện ủng hộ cho bệnh viện. Và hoạt động quyên góp vẫn đang được tiếp tục.
     
    Dường như quá đau xót khi nhìn thấy quá nhiều bệnh nhi đang đối mặt với tử thần chỉ vì căn bệnh vốn lành tính mang tên sởi cùng với đó là sự thiếu thốn về máy móc cơ sở vật chất cư dân mạng đã nhanh chóng bù đắp các lỗ hổng quản lý và thiếu thốn của ngành Y tế. Những việc làm này vô cùng đáng quý đặc biệt trong thời điểm tính mạng, sức khỏe của hàng trăm bệnh nhi đang bị đe dọa từng giờ.
     
    Trước đó, do bệnh sởi lây lan nghiêm trọng tại miền Bắc Thủ tướng Chính Phủ đã quyết định cho Bộ Y tế cấp 12 máy thở chức năng cao thuộc hàng dự trữ quốc gia để trang bị cho 3 bệnh viện phục vụ công tác cấp cứu. Ngoài ra Bộ Y tế cũng xuất cấp (miễn phí) 30 máy thở (gồm 22 máy thở chức năng cao và 8 máy thở chức năng trung bình) thuộc hàng dự trữ quốc gia để trang bị cho 4 bệnh viện là Bệnh viện Bạch Mai, Nhi Trung ương, Xanh-pôn và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương phục vụ công tác cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân nhiễm sởi.
     
    Tối ngày 16/4 BV Bạch Mai đã nhận được 10 chiếc máy thở từ Bộ Y tế, trong đó có 2 máy thở chức năng trung bình và 8 máy thở chức năng cao. Một số báo đã có thông tin cho hay cả 10 máy này đều bị hỏng sensor cảm biến và ắc quy. Tuy nhiên ngày 18/4, ông Bùi Xuân Vinh, kỹ sư cao cấp, trưởng phòng vật tư và thiết bị y tế của bệnh viện lý giải trên tờ Đất việt, các máy chưa đưa vào sử dụng ngay do các kỹ sư của còn phải thay thế các vật tư tiêu hao, sau khi thay thế xong, các thiết bị này đều hoạt động bình thường.
     
     

    Trao trả nhóm người xả súng ở cửa khẩu cho Trung Quốc



    Thứ bảy, 2014-04-19 02:33:04 - Nguồn: Internet
    Chiều nay (18/4), sau khi vụ xả súng xảy ra, cơ quan chức năng của Việt Nam đã trao trả số đối tượng còn lại cho Trung Quốc.
    Trao trả nhóm người xả súng ở cửa khẩu cho Trung Quốc
    Cửa khẩu Bắc Phong Sinh, huyện Hải Hà, Quảng Ninh.
    Chiều nay (18/4), trả lời chúng tôi, ông Đặng Huy Hậu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh – cho biết, cơ quan chức năng của Việt Nam đã làm thủ tục trao trả những đối tượng còn lại trong vụ xả súng cho Trung Quốc.
    Như đã đưa tin, trưa nay (18/4), một vụ xả súng đã xảy ra tại cửa khẩu Bắc Phong Sinh (huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh) làm 7 người chết (trong đó có 2 chiến sỹ biên phòng Việt Nam) và một số người bị thương.
    Ông Hậu cho biết, sau vụ xả súng, tình hình an ninh tại cửa khẩu Bắc Phong Sinh (huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh) đã được lập lại bình thường. Bốn chiến sỹ biên phòng Việt Nam bị thương nhẹ đang được điều trị tại bệnh viện địa phương.
    Theo ông Hậu, ngoài 5 đối tượng người Trung Quốc đã chết, 11 người còn lại đã bị lực lượng biên phòng bắt giữ và trao trả cho nước bạn.
    Ông Đặng Huy Hậu khẳng định, nhóm 16 người Trung Quốc gây ra vụ xả súng là nhóm vượt biên trái phép.
    Khi được hỏi, tại sao nhóm 16 người Trung Quốc gây án tại Việt Nam, cơ quan chức năng trong nước không bắt giữ, truy tố xét xử, ông Hậu cho rằng, theo quy định và thông lệ quốc tế, Việt Nam có thể trao trả và hai nước phối hợp giải quyết.
    Trước đó, khoảng 4h20 sáng nay (18/4), một nhóm 16 người Trung Quốc gồm 10 nam, 4 nữ và 2 trẻ em đã nhập cảnh trái phép vào Việt Nam qua khu vực cửa khẩu Bắc Phong Sinh. Sau khi bị cơ quan chức năng của Việt Nam bắt giữ và đang làm thủ tục trao trả cho nước bạn, một vài đối tượng đã xả súng tấn công lực lượng biên phòng Việt Nam.
    Sau một thời gian cố thủ, đập phá trụ sở của bộ đội biên phòng, các đối tượng đã bị khống chế và bắt giữ. Một số đối tượng vẫn chống trả quyết liệt và tự sát.
    Ngay sau khi vụ việc xảy ra, Thường trực Tỉnh ủy tỉnh Quảng Ninh khẳng định đây không phải là một vụ khủng bố. Ông Nguyễn Văn Đọc, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, đã phải lên tận nơi chỉ đạo các cơ quan chức năng ổn định lại trật tự tại cửa khẩu Bắc Phong Sinh.
    Theo Khampha

    VIDEO: Dịch sởi: Bộ trưởng Y tế không cho phóng viên quay phim mình


    (Tinmoi.vn) "Người ta đề nghị tôi không xuất hiện” là lý do Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đưa ra để từ chối phóng viên ghi hình khi nói về dịch sởi.

    Một số trang điện tử vừa đăng tải clip Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến từ chối phóng viên ghi hình khi bà xuất hiện tại khu vực bệnh nhân mắc sởi ở Bệnh viện Nhi trung ương chiều 16/4, sau chuyến "thị sát" của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Trong Clip, rất đông phóng viên báo đài vây xung quanh Bộ trưởng Tiến để “xin hỏi mấy câu” nhưng bị làm khó.

    Bộ trưởng Tiến từ chối ghi hình nói về dịch sởi: “Người ta đề nghị tôi không xuất hiện”
    Bộ trưởng Tiến một mực từ chối phóng viên ghi hình khi nói về dịch Sởi khi xuất hiện tại Bệnh viện Nhi Trung ương

    Từ đầu đến cuối clip, Bộ trưởng Tiến luôn “mặc cả”: Chỉ phỏng vấn, không ghi hình, có thẻ nhà báo mới trả lời được, báo viết mới trả lời, báo hình không quay được, không ghi hình”. Kết thúc clip là hình ảnh nhân viên bảo vệ đóng cửa và nói với đồng nghiệp: “Tất cả máy quay cho hết ra ngoài”.
    Chú ý hơn cả là câu nói “người ta đề nghị tôi không xuất hiện” của Bộ trưởng Tiến khi bà cố tìm lý do để từ chối các phóng viên ghi hình. 

    Clip Bộ trưởng Bộ y tế từ chối phóng viên ghi hình nói về dịch sởi

    Chi tiết này khiến nhiều người xem đoạn clip không khỏi thắc mắc “người ta” – người mà không cho bà Tiến xuất hiện là ai?
    Đoạn clip cũng cho thấy thái độ của bà Tiến khá bình thản, thậm chí "hơi cười" mặc dù bà đang xuất hiện ở nơi mà hàng nghìn bệnh nhân, người nhà thấp thỏm lo âu sau sự ra đi của gần trăm bệnh nhân nhi vì bệnh sởi và biến chứng sởi và các phóng viên cũng rất căng thẳng, mong mỏi phỏng vấn được Bộ trưởng để giải đáp những trăn trở của dư luận. 
    H.M
    Nguồn : Tin Mới / Nguoiduatin.vn

    Bản chất của chế độ qua việc bắt và thả người

    VOA-Nguyễn Hưng Quốc-17.04.2014
    Trại giam số 5 của Bộ Công an tại Thanh Hóa, nơi tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ từng bị giam giữ.

    Trại giam số 5 của Bộ Công an tại Thanh Hóa, nơi tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ từng bị giam giữ.

    Thời gian gần đây, chính quyền Việt Nam quyết định trả tự do cho khá nhiều người bị xem là bất đồng chính kiến, trong đó, được dư luận chú ý nhất là việc thả ông Vi Đức Hồi và Nguyễn Tiến Trung vào ngày 12/4; trước đó gần một tuần, thả và cho phép luật sư Cù Huy Hà Vũ cùng vợ được sang Mỹ với lý do “chữa bệnh”; trước đó nữa, ông Nguyễn Hữu Cầu cũng được thả sau 38 năm bị giam cầm; và trước đó nữa nữa, nhà giáo Đinh Đăng Định cũng được thả khi sức khỏe đã hoàn toàn cạn kiệt (mấy tháng sau đó, ông mất).
     
    Theo nhà bình luận Phạm Chí Dũng, “đầu năm 2014 đã chứng kiến một đợt thả tù nhân chính trị lớn nhất và mang tính ‘Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước’ sắc nét nhất tính từ thời điểm năm 1975 đến giờ”.
     
    Với một sự kiện đáng chú ý như thế, không có gì lạ khi số người tham gia tranh luận, đặc biệt trên các diễn đàn mạng, rất đông. Nhiều vấn đề, đặc biệt lý do khiến chính quyền Việt Nam trả tự do cho năm “tù nhân chính trị” trong một quãng thời gian ngắn ngủi như thế, đều có tính chất phỏng đoán. Không có ai có đủ thông tin từ trong Bộ Chính trị hoặc Trung ương đảng để có thể khẳng định được một cách chính xác. Bởi vậy, thay vì phỏng đoán tìm nguyên nhân, tôi chỉ ghi nhận một số phân tích từ các sự kiện ai cũng thấy.
     
    Mô tả bản chất độc tài của một chế độ, người ta có thói quen tập trung vào các vụ án. Các phiên tòa trở thành tụ điểm của sự áp bức. Tuy nhiên, phần lớn người ta chỉ chú ý đến giai đoạn đầu: giai đoạn buộc tội và kết án. Thì cũng đúng. Tất cả các phiên tòa liên quan đến chính trị ở Việt Nam đều có hai đặc điểm nổi bật: Một là bắt bớ và buộc tội một cách vô cớ hoặc, nếu có cớ, những chứng cớ ấy không có chút chính đáng gì cả. Lý do để bắt: hoặc “hai cái condom đã qua sử dụng” hoặc trốn thuế. Lý do để buộc tội thường là “tuyên truyền chống phá nhà nước”, một cái tội vô duyên không thể tìm thấy ở bất cứ một quốc gia tự do nào trên thế giới, nơi người ta hợp thức hóa và hợp pháp hóa vai trò đối lập, một hình thức “chống phá chính phủ” bất bạo động. Hai là án lệnh dành cho những người bất đồng chính kiến bao giờ cũng nặng, nặng đến mức vô nhân đạo.
     
    Với hai đặc điểm ấy, không có gì đáng ngạc nhiên khi thế giới thường quan tâm đến các phiên tòa xét xử các nhân vật bất đồng chính kiến tại Việt Nam.
     
    Tuy nhiên, theo tôi, khi quá chú ý vào các phiên tòa với những lời buộc tội và kết án oan ức, người ta mắc phải một sai lầm là ít chú ý đến những gì xảy ra sau các phiên tòa, trong đó, bao gồm cả việc trả tự do một cách bất bình thường.
     
    Liên quan đến việc thả năm tù nhân chính trị vừa rồi, nhiều nhà bình luậncho nguyên nhân chính là chủ trương hòa hoãn của nhà cầm quyền Việt Nam trước yêu sách của nước ngoài, đặc biệt là Mỹ. Nếu đúng, điều đó lại có rất nhiều ý nghĩa. Thứ nhất, nói theo lời của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo Quốc tế (CPJ) mới đây, nhà cầm quyền Việt Nam đã sử dụng các nhân vật đối lập như những “con tin để đổi lấy sự nhượng bộ của cộng đồng quốc tế về kinh tế hay quân sự”.

    Thứ hai, bằng những sự “trao đổi” dã man như vậy, nhà cầm quyền cũng mặc nhiên thú nhận cái gọi là tòa án, hay rộng hơn, pháp luật ở Việt Nam, không có chút giá trị gì cả: Người ta muốn bắt lúc nào thì bắt, muốn thả lúc nào thì thả, tùy theo các ý đồ chính trị chứ không phải là căn cứ vào pháp luật. Nếu những việc bắt giữ và kết tội một cách oan ức, thậm chí, vô lý, tố cáo sự tàn bạo của nhà cầm quyền, ngay cả việc trả tự do để đáp ứng một đòi hỏi của nước ngoài, tự nó, cũng là một việc làm tàn bạo: Nó không coi trọng những giá trị căn bản của con người. Nó chỉ xem con người như một phương tiện hay một món hàng.
     
    Thật ra, đàng sau sự tàn bạo ấy là một sự yếu đuối đến hèn hạ. Trấn áp những người tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền bất bạo động, không có một vũ khí gì trong tay trừ ngôn ngữ là một sự sợ hãi bệnh hoạn. Khuất phục trước các yêu sách thả tù nhân chính trị trong nước để hy vọng nhận được một ân huệ gì đó từ nước ngoài cũng là một việc làm rất thiếu tự tin. Sự thiếu tự tin ấy lại làm phô bày bản chất bất nhân và trơ tráo của chế độ: Nó trở thành hèn hạ.
     
    Nhưng điều quan trọng mà chúng ta cần chú ý không phải ở phạm trù đạo đức với những sự tàn bạo hay hèn hạ mà là ở phạm trù chính trị: Một chế độ sử dụng luật pháp để trấn áp dân chúng trong nước và để trao đổi với nước ngoài nhất định không phải là một chế độ dân chủ.
     
    Một trong những đặc điểm lớn nhất trong chính trị thế giới từ nửa sau thế kỷ 20 trở lại đây là luật pháp không còn là tiêu chí để phân biệt một chế độ dân chủ với một chế độ độc tài. Bởi, mọi chế độ đều có luật pháp và đều nhân danh luật pháp cho mọi chính sách và mọi hành động của mình. Nói cách khác, mọi chế độ độc tài thời hiện đại đều mang bộ mặt dân chủ: Họ cũng có hiến pháp và luật pháp. Họ cũng có bầu cử và tòa án. Họ có tất cả những gì các nước dân chủ có.
     
    Sự khác biệt giữa một chế độ dân chủ và một chế độ độc tài không phải ở những cái có mà ở những cách thức thực thi những cái có ấy. Ví dụ, liên quan đến luật pháp. Một, ở các nước dân chủ, luật pháp là tối thượng. Không có ai ở trên và/hoặc ở ngoài luật pháp. Hai, ở các nước độc tài, ngược lại, luật pháp được sử dụng như một công cụ để hợp thức hóa các hành động độc quyền và trấn áp của họ: những người hoặc nguyên cả tầng lớp lãnh đạo đều ở trên và/hoặc nằm ngoài luật pháp. Trường hợp trên được gọi là pháp quyền (rule of law); trường hợp dưới gọi là pháp trị (rule by law).
     
    Chính quyền Việt Nam, trên mọi thứ giấy tờ chính thức, đều tự nhận là một nhà nước pháp quyền. Thực chất, họ chỉ là pháp trị: Họ sử dụng luật pháp để cai trị: Luật pháp chỉ có tác dụng đối với tầng lớp bị trị. Còn với tầng lớp thống trị thì không: Ở đó, họ chỉ có các “điều lệ đảng”. Mà các điều lệ đảng thì do họ viết và họ có thể thay đổi từ điều lệ đến cách diễn dịch các điều lệ một cách dễ dàng.
     
    * Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.