Friday, February 8, 2019

Cơ Đồ Của Dân Tộc

1. Định mệnh và kiếp nạn?
Tết cổ truyền của dân tộc đang đến gần, cũng không biết nói sao (cũng có thể là định mệnh và kiếp nạn của dân tộc này?) vì những ngày cận Tết cũng trùng với dịp kỷ niệm ngày thành lập Đảng. Năm nay “Đảng ta” đã bước qua “tuổi” 89 (03/02/1930 – 03/02/2019), lẽ thường, nếu là con người ở độ tuổi này sẽ rơi vào tình trạng lú lẫn, không kiểm soát được suy nghĩ và hành vi của bản thân, nhớ trước quên sau, không nói có, có nói không… Đây là quy luật của tạo hóa, không cãi được.
Thật lòng thì tôi cũng không thấy phiền toái gì lắm (như một vài người có những phản ứng khá cực đoan) về cái khẩu hiệu “Mừng Đảng, mừng Xuân” được giăng mắc khắp nơi mỗi độ xuân về. Trịnh Công Sơn nói “cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ”, thôi thì, ai vui được cứ vui, ai sướng được cứ sướng. Với tôi, đơn giản chỉ coi đây như là sự không may (vì Xuân và Đảng ở xứ sở này như đã nói ở trên, không hiểu sao định mệnh đã bắt “về” cùng một lúc) hay có khi là trò đùa của số phận. Nói không may là vì Xuân về Tết đến lẽ ra, phải được yên tĩnh và tự do thụ hưởng trọn vẹn niềm vui khi đất trời thì phải/bị nghe những lời dối gian (trong suốt một năm chưa bao giờ ngơi nghỉ). Giống như năm nay, nếu là người có lương tri, có tấm lòng với quốc dân đồng bào và nếu còn minh mẫn, tỉnh táo, không lú lẫn thì tôi tin nhiều người sẽ không tùy tiện cho phép mình mở miệng nhai đi nhai lại cái điệp khúc: “đất nước có bao giờ được như thế này không!?”; “giáo dục nước nhà chưa bao giờ được như bây giờ”; hay “cơ đồ dân tộc chưa bao giờ được như hôm nay?”…
Hãy nhìn mà xem, biển đảo cha ông rơi vào tay của người “bạn vàng” chẳng biết bao giờ mới lấy lại được; đồng bào thì hết Tiên Lãng – Hải Phòng lại đến Formosa – Hà Tĩnh, Đồng Tâm – Hà Nội, Cai Lậy – Tiền Giang, Thủ Thiêm – Sài Gòn… chẳng lúc nào được yên vậy mà khi tổng kết chỉ thấy nói về những thành tựu vượt bậc thì có phải sự dối gian đã ăn sâu vào máu rồi không? Về bản chất, nhìn nhận vấn đề như thế thì có khác gì các “thế lực thù địch” đã “nói xấu” và “xuyên tạc”, “chống phá”… mình theo chiều ngược lại. Nghĩa là bên này thì ra sức thổi phòng những “thành tựu” và che giấu những khuyết tật, còn bên kia thì thổi phòng các khuyết tật và lờ đi những “thành tựu” để công kích lẫn nhau.
- Quảng Cáo -
Không dừng lại ở đó, cả nước sâu mọt đục khoét khắp nơi, lòng dân oán thán ngút trời, thế nhưng công cuộc “nhóm lò đốt củi” càng ngẫm chỉ càng thấy ngao ngán và thất vọng thêm hơn. Vì tất cả xét đến cùng cũng chỉ là những mưu toan nhằm triệt hạ vây cánh, “quân mày quân tao” để củng cố quyền lực và sự độc đoán của kẻ “thắng làm vua”. Hoặc không thì là tìm một vài “con chốt thí” để che mắt nhân dân. Kêu gào chống tham nhũng, chống suy thoái mà bật đèn xanh để cho các ông quan tòa chà đạp lên hệ thống luật pháp, lợi dụng sự lơ là không chú ý của người dân dịp xuân về để “xử chạy Tết” những kẻ sâu mọt nhưng có “nhiều đóng góp cho ngành công an”. Hóa ra, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa chỉ có tác dụng với những người dân thường, ít học còn gần như hoàn toàn bất lực trước bọn quan tham – những kẻ có chức có quyền mà nhà thơ Nguyễn Duy gọi là “điếm cấp cao” (Điếm cấp thấp bán trôn nuôi miệng/ Điếm cấp cao bán miệng nuôi trôn)…
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”, những kẻ lãnh đạo nhân dân, lãnh đạo đất nước mà để cho lòng dân không yên hay thù hận, oán thán ngút trời (vì không “trừ bạo”) thì theo cụ Nguyễn Trãi đó là những kẻ vô đạo, thiếu lòng nhân và sự nghĩa tình. Cơ đồ, vận mệnh tương lai của dân tộc, của đất nước vì thế, đứng trước nguy cơ ngày một xấu đi hơn bao giờ hết. Nếu không lú lẫn thì cũng không nên hoang tưởng cho mình là sáng suốt hay đỉnh cao trí tuệ.
2. Tai nạn giao thông và sự thất bại của nền quản trị quốc gia
Những ngày cuối năm 2018, trong phiên họp thường kỳ của Chính phủ (ngày 27/12), ông Nguyễn Xuân Phúc – người đứng đầu Chính phủ đã rất vui mừng thông báo về tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức kỷ lục trong nhiều năm qua. Thông tin nay được hầu hết các phương tiện truyền thông đưa tin và sau đó cũng được một số người bình chọn là một trong những điểm nhấn về tình hình kinh tế xã hội của đất nước trong năm 2018. Rõ ràng, nếu chỉ nhìn ở khía cạnh bài toán kinh tế đơn thuần thì không thể không ghi nhận nỗ lực và cố gắng của cả ê kip trong Chính phủ của ông Nguyễn Xuân Phúc. Thế nhưng, xét trong cái nhìn về mối quan hệ giữa sự phát triển kinh tế và xây dựng nền văn hóa đặc biệt là thảm trạng tai nạn giao thông hiện nay thì có nhiều vấn đề cần nhận thức và suy nghĩ lại. Nói khác đi, trong cuộc sống chúng ta cần nỗ lực và siêng năng lao động để kiếm tiền nhưng kiếm tiền xong rồi mà không được hoặc không kịp thụ hưởng thì mọi nỗ lực cố gắng cũng là vô nghĩa. Trong cái nhìn này, những người thuộc “Chính phủ kiến tạo và phục vụ” rõ ràng vẫn đang nợ người dân Việt Nam một lời xin lỗi vì thảm trạng tai nạn giao thông trong những năm qua vẫn không hề thuyên giảm cả là về số vụ lẫn tính chất và mức độ nghiêm trọng của nó.
Dĩ nhiên, tai nạn giao thông là điều không ai mong muốn. Nhưng trong thời bình mà số người chết vì tai nạn giao thông trong một năm lên đến vài ngàn người (hơn cả thời chiến) thì dù muốn dù không phải thừa nhận đó là sự thất bại trong quản trị và điều hành quốc gia. Thế nên, ở góc nhìn văn hóa, nếu nói sinh mạng con người là quý nhất và cứu người như cứu hoả thì những người trong “Chính phủ kiến tạo và phục” thay vì sung sướng và tự hào về sự “tăng trưởng vượt bậc” hay “đạt mức kỷ lục chưa từng có” của nền kinh tế hãy biết xấu hổ vì đã để trung bình mỗi ngày có gần 30 người dân thiệt mạng vì tai nạn giao thông.
Nói cho cùng, có hai nguyên nhân lớn và cơ bản nhất liên quan đến vấn đề tai nạn giao thông ở Việt Nam hiện nay đó là: cơ sở hạ tầng giao thông còn nhiều hạn chế và ý thức, văn hóa của người dân khi tham gia giao thông. Trong hai nguyên nhân lớn này thì vấn đề cơ sở hạ tầng giao thông nếu muốn cải thiện khắc phục nhất định cần có lộ trình và nhiều yếu tố phức tạp khác như tầm nhìn về quy hoạch đô thị hay tiềm lực, sức sống của nền kinh tế đất nước… Dẫu vậy đây không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra các vụ tai nạn thảm khốc và làm chết nhiều người như nguyên nhân thứ hai. Bởi lẽ, tuy vấn đề hạ tầng, đường sá còn nhiều hạn chế nhưng nếu ý thức và văn hóa giao thông của người Việt tốt hơn thì tin chắc rằng sẽ không có nhiều vụ tai nạn giao thông thảm khốc và khủng khiếp như vừa rồi.
Có nhiều yếu tố liên quan đến ý thức và văn hóa giao thông của người Việt hiện nay, tuy vậy có hai vấn đề cụ thể và quan trọng nhất đó là: ý thức chấp hành luật pháp về giao thông và sự yêu thươngtôn trọng, nhường nhịn lẫn nhau của người Việt khi tham gia giao thông. Ở giác độ văn hóa, đây là hai vấn đề người Việt kém nhất. Từ thực tế các vụ tai nạn giao thông cho thấy, có những tài xế chỉ vì một tích tắc giành đường, vượt ẩu, hoặc sử dụng ma túy và uống rượu bia nhưng vẫn ngồi sau tay lái để rồi sau đó tông xe vào người khác… gây ra những cái chết rất thương tâm. Đây là gì nếu không phải là sự coi thường luật pháp và thiếu tôn trọng, không biết quan tâm, chia sẻ với những người xung quanh mình? Nhìn rộng ra, đây phải chăng cũng là biểu hiện của sự suy đồi và xuống cấp về đạo đức, văn hóa trong xã hội hiện nay – vấn đề mà đã rất nhiều lần các chuyên gia văn hóa, giáo dục đã lên tiếng cảnh báo. Một xã hội mà con người không có tinh thần thượng tôn pháp luật cũng như không biết yêu thương, nhường nhịn và tôn trọng lẫn nhau thì sự hỗn loạn, bấn lạon xảy ra âu cũng là một lẽ tất yếu.
Như vậy, từ thảm trạng tai nạn giao thông có thể thấy, một “Chính phủ kiến tạo và phục vụ” mà chỉ lo, chỉ quan tâm đến việc kiếm tiền mà bỏ qua hay gạt sang một bên vấn đề văn hóa (trong đó quan trọng nhất là giáo dục) thì cơ đồ dân tộc nhìn về tương lai có thể lạc quan và tin tưởng được không?
3. Thay lời tết
Xuân về, Tết đến lẽ ra không nên nói những lời không hay, không may. Tuy vậy, cũng không nên vì những mong ước tốt lành gửi đến nhau mà chỉ toàn thốt ra những lời giả trá, dối gian. Một cá nhân tử tế thì không nên “tốt khoe xấu che”. Một lãnh đạo tử tế thì không nên mỵ dân bằng những lời chải chuốt, giao điều, sáo rỗng… Một dân tộc tử tế thì không nên ảo tưởng về tầm vóc, trí tuệ của dân tộc mình. Tất cả phải chân thành và dũng cảm nhìn thẳng vào các khuyết tật của mình để từng bước khắc phục, thay đổi và phấn đấu. Đây là mới thật sự là con đường, là điều kiện và cơ sở vững chắc để cái cơ đồ và tiền đồ của dân tộc, của đất nước thêm nhiều khởi sắc, hi vọng và lạc quan hơn.
Cần Thơ, 02/02/ 2019 (28 Tết)
Q.H.N

Ngồi yên không làm gì cả thì sẽ không bao giờ có kết quả

LỜI ĐẦU NĂM
Hình như có người nói chủ nghĩa cộng sản là cơn ác mộng của nhân loại. Cơn ác mộng đó, khi cực thịnh, đã tràn lan ra hơn một nửa “nhân loại”. Và sau một thế kỷ tung hoành, cho đến nay thì hầu hết “nhân loại” đã tỉnh ngộ. Chỉ riêng ba cái “cẩu loại” Tầu cộng, Hàn cộng và Việt cộng là vẫn chưa chịu tỉnh.
Chúng ta, người Việt, có bổn phận phải góp một bàn tay tiêu diệt “cơn ác mộng” đó trên đất nước VN.
*
Cuộc tranh đấu nào cũng phải có tổn thất; và có lẽ cuộc tranh đấu bằng truyền thông là ít tổn thất nhất. Chúng ta, mỗi cá nhân, hãy làm một con kiến tha thông tin, tha sự thật đến cho đồng bào. VC sống được đến bây giờ vì nhờ trước đây có thể bịt kín mọi thông tin để tuyên truyền dối trá, mị dân. Trong thời đại thông tin toàn cầu hiện nay, chúng không thể bịt kín thông tin được nữa. Nhưng, VC vẫn tìm cách tuyên truyền dối trá, vẫn che giấu sự thật; và bổn phận của chúng ta là phải góp sức, góp công để những trò dối trá, mị dân của VC phải được vạch trần ra, để sự thật phải được phơi bày ra cho mọi người thấy.
Năm mới, xin chúc tất cả các bạn tôi giữ vững niềm tin, tiếp tục làm một thân kiến tha thông tin, tha sự thật đến cho đồng bào. Đất nước và dân tộc VN không thể bị tiêu diệt.
Xin hãy kiên trì. Công cuộc tranh đấu bằng truyền thông với VC không thể ngày một, ngày hai là xong; và khi nào có kết quả thì không ai dám nói chắc. Nhưng chắc chắn một trăm phần trăm là nếu chúng ta ngồi yên không làm gì cả thì sẽ không bao giờ có kết quả.

BOT: miếng mồi béo bở khó nhả!

RFA-2019-02-08 
Bot An Sương - An Lạc
 Bot An Sương - An Lạc-Photo: RFA
Vụ việc Trạm thu phí BOT Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành – Dầu Dây ở Đồng Nai bị cướp hơn 2 tỷ đồng vào sáng mùng 3 Tết Kỷ Hợi làm lộ ra khoản thu phí cao khiến công luận bàn tán.
Ngay hôm sau, đại diện của chủ đầu tư phải lên tiếng giải thích nhưng không được thuyết phục vì bất nhất.

BOT: miếng mồi béo bở?

Khi vụ án vừa xảy ra, báo chí trong nước đưa tin số tiền bị mất thu được từ ca làm việc thứ ba trong ngày 7/2, nhưng phía chủ đầu tư sau đó lại thông tin rằng 2 tỷ 200 triệu đồng bị cướp đi từ két sắt sau khi giao nhận phí thu được trong 3 ngày.
Chính từ vụ cướp này lại nêu lên 1 câu hỏi là số thực mà các trạm BOT thu được là bao nhiêu? Theo báo chí, trạm BOT này nói mỗi ngày chỉ thu được 1 tỷ, nhưng bây giờ lại cướp được 2,2 tỷ.  - TS. Lê Đăng Doanh
Nhận xét về việc thông tin bất nhất này, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện quản lý Kinh tế Trung ương đưa ra nghi vấn:
“Chính từ vụ cướp này lại nêu lên 1 câu hỏi là số thực mà các trạm BOT thu được là bao nhiêu? Theo báo chí, trạm BOT này nói mỗi ngày chỉ thu được 1 tỷ, nhưng bây giờ lại cướp được 2,2 tỷ. Đây cũng là một câu hỏi cần giải đáp rất nghiêm túc. Trên cơ sở giải đáp trường hợp này, tôi đề nghị cần có sự điều tra và khảo sát toàn diện, có hệ thống và khoa học tất cả các trạm BOT.”
Đồng quan điểm phải điều tra rõ ràng về vụ việc này, nhưng Phó giáo sư, Tiến sĩ Đinh Trọng Thịnh, thuộc Học viện Tài chính Việt Nam lại cho rằng việc số tiền chênh lệch khi truyền thông đưa tin là có cơ sở vì về mặt nguyên tắc của cơ quan quản lý đòi hỏi phải nộp tiền sau mỗi ngày làm việc, do đó một số cán bộ nói rằng chỉ mất tiền ngày hôm đó. Nhưng trong thực tế, thời gian bị cướp nằm trong dịp Tết cổ truyền nên có thể việc giao nộp bị chậm trễ do thiếu nhân lực.
Tuy nhiên ông vẫn khẳng định cần cơ quan chức năng điều tra công khai minh bạch để từ đó làm rõ cho người dân cũng như các cơ quan quản lý biết được sự thực của vấn đề là thế nào.
“Bởi vì có một trạm BOT trong thời gian trước đây đã kê khai không trung thực số tiền thu được trong một thời gian tương đối dài chứ không phải một vài ngày. Vì lẽ đó nên họ đòi hỏi thười gian thu phí BOT phải kéo dài ra để thu được lợi ích cao hơn. Chính vì điều này nên cũng cần sự vào cuộc của cơ quan điều tra làm rõ thực sự là do dịp Tết mà các doanh nghiệp này chậm nộp tiền về cơ quan quản lý hay là họ cố tình trốn tránh để khai thấp số tiền thu được từ trạm BOT, từ đó biển thủ tiền cũng như tăng thời gian thu phí của trạm BOT đó.”

Chỉ định thầu BOT: Lợi ích nhóm?

Theo thống kê của Bộ Giao thông – Vận tải, hầu hết các dự án BOT trong nước hiện nay đều theo hình thức chỉ định nhà đầu tư chứ không theo phương thức đấu thầu.
Lý giải vì sao phải chỉ định thầu, Phó giáo sư, Tiến sĩ Đinh Trọng Thịnh cho biết:
Cảnh sát cơ động được huy động trong ngày 30/11 tại trạm BOT Cai Lậy.
Cảnh sát cơ động được huy động trong ngày 30/11 tại trạm BOT Cai Lậy.Courtesy of Facebook Ban hữu đường xa.
“BOT là một vấn đề mới ở Việt Nam, vì thế có một thời gian tương đối dài người ta muốn các doanh nghiệp làm BOT nhưng hầu như không có doanh nghiệp nào tham gia đấu thầu vì có nhiều yêu cầu đòi hỏi phức tạp. Nhu cầu phát triển kinh tế cấp bách mà nguồn vốn ngân sách nhà nước lại ít. Vì thế trong một khoảng thời gian dài vừa qua, hầu hết các dự án BOT buộc các cơ quan chức năng Việt Nam chỉ định thầu.”
Tuy nhiên, có nhiều ý kiến quan tâm cho rằng việc chỉ định thầu như vậy sẽ dẫn đến tình trạng lợi ích nhóm.
Nói rõ hơn về vấn đề này, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho rằng trong kinh tế thị trường thì việc cạnh tranh công khai minh bạch và bình đẳng là yếu tố rất quan trọng để tránh những hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh và các nhóm lợi ích.
“Vì vậy các BOT ở Việt Nam cho đến nay chưa được thực hiện thông qua đấu thầu mà có rất nhiều trường hợp chỉ định thầu đã gây ra sự nghi ngờ hoặc những câu hỏi của người dân và các chuyên gia về sự công khai minh bạch của cá dự án đó và liệu rằng có những nhóm lợi ích nào đứng đằng sau hay không. Tôi nghĩ câu hỏi đó là dễ hiểu đối với bất kỳ nền kinh tế thị trường nào.”
Về phía Phó giáo sư, Tiến sĩ Đinh Trọng Thịnh, ông cho rằng từ việc chỉ định thầu như vậy tất nhiên sẽ nảy sinh vấn đề, đặc biệt trong đó là lợi ích nhóm của những người có thẩm quyền và liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng các dự án BOT này. Do đó, ttrong một khoảng thời gian dài vừa qua có rất nhiều vấn đề liên quan tới các trạm BOT, từ chi phí xây dựng tới chất lượng đường xá, thời gian thu hồi vốn…

Giải pháp

Vẫn theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Đinh Trọng Thịnh, Chính phủ Hà Nội hiện đang tìm cách giải quyết bài toán BOT đang gây nhiều tranh cãi này bằng cách siết chặt và có cơ chế để thực hiện đổi mới công tác đầu tư BOT.
Cũng cần sự vào cuộc của cơ quan điều tra làm rõ thực sự là do dịp Tết mà các doanh nghiệp này chậm nộp tiền về cơ quan quản lý hay là họ cố tình trốn tránh để khai thấp số tiền thu được từ trạm BOT, từ đó biển thủ tiền cũng như tăng thời gian thu phí của trạm BOT đó. - PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh
“Trong đó đặc biệt nhấn mạnh cơ chế đấu thầu các dự án một cách công khai minh bạch để thực hiện các yêu cầu về đầu tư như thỏa thuận Việt Nam đã ký kết với các quốc gia trong các hiệp định thương mại song phương và đa phương, đặc biệt là trong Hiệp định CPTPP, liên quan đến việc mua sắm các tài sản công và việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Vì thế việc siết chặt kỷ cương, thực hiện cơ chế đấu thầu một cách công bằng, công khai minh bạch cũng đang trở thành một đòi hỏi không chỉ riêng với các dự án BOT mà với hầu hết công trình liên quan đến mua sắm công và xây dựng cơ sở hạ tầng ở Việt Nam hiện nay. Đây là điều mà bắt buộc chính phủ Việt Nam phải làm và đang làm một cách ráo riết.”
Mới đây nhất, trong bài phỏng vấn với trang báo điện tử của Đài Tiếng nói Việt Nam, Bộ trưởng Giao thông – Vận tải Nguyễn Văn Thể có nói sẽ xử lý tổng thể bài toán BOT trong năm 2019.
Ông Thể cũng cho biết hướng xử lý đã trình Quốc hội và nếu Quốc hội đồng ý thì có thể chi vài chục ngàn tỷ đồng để giải quyết dứt điểm một số dự án đang gây bức xúc trong giới tài xế và người dân. Đồng thời bày tỏ hy vọng được bố trí vốn từ ngân sách nhà nước nhiệm kỳ 2020-2025.
Theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, cần phải có nghiên cứu chi phí thực tế là bao nhiêu, cần điều tra nghiên cứu một cách có hệ thống khoa học và phù hợp với thực tế. Có thể đi đến kết luận như ông Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải nêu lên nhưng cũng có thể có những ý kiến bổ sung từ phía các chuyên gia và Quốc hội.
Việc giải quyết các trạm thu phí BOT sao cho hợp lý đang là vấn đề nan giải đối với chính phủ Hà Nội, nhất là trong thời gian gần đây, khi ngày càng nhiều người dân và tài xế lên tiếng phản đối mạnh mẽ.
Mặc dù các đại diện chính phủ cùng với Bộ Giao thông – Vận tải và chính quyền địa phương nhiều lần lên tiếng sẽ giải quyết thỏa đáng các trạm thu phí BOT, nhưng đến nay hướng thực hiện những lời hứa đó vẫn chưa thấy cụ thể.

Xã hội bất an thì mê tín nhiều hơn

Diễm Thi, RFA-2019-02-08  
Các bạn trẻ cầu khấn tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám ở Hà Nội vào ngày 5 tháng 2 năm 2019 tức mùng Một Tết Kỷ Hợi.
Các bạn trẻ cầu khấn tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám ở Hà Nội vào ngày 5 tháng 2 năm 2019 tức mùng Một Tết Kỷ Hợi.AFP
Trước đây thành phần cúng bái, cầu khấn, đi chùa, xem bói thường là những người già và phụ nữ… Bây giờ nhiều người trẻ cũng tham gia vào việc cầu xin, cầu may. Một trong những nơi thu hút giới trẻ đến để cầu xin những điều may mắn trong việc học hành, thi cử là Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội). Thống kê của Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Hà Nội cho biết chỉ trong mấy ngày Tết năm 2018, Văn Miếu -  Quốc Tử Giám đã đón hơn 100.000 lượt khách đến tham quan và “xin chữ” đầu năm.
Ngoài ra, các chùa chiền hay những nơi tổ chức lễ hội để người tham gia xin ấn, xin lộc cũng rất đông các bạn trẻ tham gia.
Truyền thông trong nước trích dẫn lời giáo sư Ngô Đức Thịnh rằng khi số lượng người trẻ, người có học thức đặt niềm tin vào tâm linh quá nhiều là điều đáng lo:
“Tất nhiên thời nào cũng có tình trạng mê tín dị đoan. Nhưng hiện điều đáng lo lại là số lượng người trẻ, người có học thức đặt niềm tin vào tâm linh khá nhiều. Không khó để thấy các sĩ tử trước ngày thi vào Văn Miếu thi nhau sờ đầu rùa, dùng tiền quết lên bia tiến sĩ để mong làm bài được trúng tủ.”
Nhà nghiên cứu xã hội học, Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương cho rằng một khi xã hội không an toàn thì người ta tìm chỗ bấu víu khác, bất kể là người già hay người trẻ. Bà nói:
Cái này thuộc về tâm linh tín ngưỡng nên cũng tùy thuộc vào từng người. Có người tin nhiều, có người tin ít, người già hay người trẻ cũng thế thôi. Ở Việt Nam bây giờ người ta cầu khấn, cúng bái không hẳn chỉ do tín ngưỡng, mà họ muốn cầu cho một sự an toàn nào đó. Nếu một xã hội không bảo đảm an sinh, cuộc sống nhiều bấp bênh thì mức độ người dân phải cầu, cúng, bấu víu vào một cái gì đó để có chút niềm tin sẽ càng tăng. Còn nếu một xã hội an toàn hơn thì mức độ cầu cúng của người dân chắc sẽ giảm xuống.”
Bà nói thêm rằng tâm lý của người Việt Nam là có kiêng có lành cho nên người ta cầu khấn bất cứ đâu, bất cứ tôn giáo nào, miễn sao họ thấy an lành là được.
Cứ vào những ngày rằm, mùng một thì các ngôi chùa ở Việt Nam luôn có đông người đến lễ bái. Còn những ngày đặc biệt trong năm như rằm tháng giêng, đêm giao thừa hay sáng mùng một Tết thì không chỗ chen chân. Người ta đến xin lộc, hái lộc, xem quẻ đầu năm…
Bà Minh, một người dân thường xuyên đi lễ chùa nói với RFA:
"Xã hội bây giờ bệnh tật thì nhiều, ra đường thì người dân không có ý thức đi ẩu  gây ra tai nạn giao thông, ăn uống thì thực phẩm bẩn, môi trường thì ô nhiễm… đâm ra cũng chẳng biết trông chờ gì. Thôi tốt nhất là cứ theo mặt tâm linh đi lễ cầu mong sức khoẻ, bình an cho gia đình mà thôi."
Nhà báo Võ Văn Tạo thì cho rằng chuyện cúng bái, cầu khấn, xin lộc thì rõ ràng là mê tín dị đoan chứ không phải đức tin về đạo đức, tôn giáo.
Trong cuốn ‘Believing in Magic’, tác giả Stuart Vyse viết rằng “gốc rễ của mê tín dị đoan là sự thiếu kiểm soát. Con người luôn muốn được kiểm soát tốt hơn trong các hoàn cảnh bất an. Khi gặp điều gì đó quan trọng nhưng không chắc chắn, mê tín dị đoan sẽ được dùng để lấp vào khoảng trống sợ hãi và làm con người cảm thấy tốt hơn”.
Ở Việt Nam những năm sau này, người ta dường như cúng bái nhiều hơn. Báo chí trong nước thường xuyên đưa những bài viết, hình ảnh những quan chức cao cấp hay vợ con của họ, trước đây theo chủ thuyết cộng sản là vô thần, bây giờ cũng đi chùa, dâng mâm cúng chùa. Nhà báo Võ Văn Tạo cho rằng có ba nguyên nhân dẫn đến chuyện này:
Thứ nhất là những năm chiến tranh trước đây, nhà nước cộng sản miền Bắc chủ trương diệt những gì mà gây phân tán tư tưởng xã hội. Họ chỉ muốn người dân tập trung căm thù Mỹ, đánh Mỹ giải phóng miền Nam. Với học thuyết Mac – Lenin thì họ rất ghét các niềm tin khác, họ chỉ muốn người dân tuyệt đối vào ĐCSVN thôi.
So với trước đây thì bây giờ có khác, tất nhiên ĐCSVN vẫn muốn độc quyền cai trị đất nước, nhưng khách quan mà nói thì họ cũng có nới lỏng khi người dân đặt niềm tin chỗ khác.
Nguyên nhân thứ hai là khi cuộc sống đỡ thiếu thốn về vật chất thì ‘phú quý sinh lễ nghĩa’, hay đi chùa, đi đền, cúng sao giải hạn…đặc biệt ở ngoài bắc phát triển mạnh trong vài thập niên trở lại đây.
Nguyên nhân thứ ba là đạo đức xã hội xuống cấp, người dân đã mất hết niềm tin vào ban lãnh đạo đất nước. Không chỉ với giới chóp bu mà ngay cả cán bộ phường khóm, thôn, xã tiếp xúc hàng ngày với dân cũng ăn hối lộ, gây khó dễ cho dân, nói một đằng làm một nẻo. Nhu cầu cuộc sống luôn phải có chỗ để gửi gấm niềm tin. Bây giờ họ phải đặt niềm tin chỗ khác. Đó cũng là nhu cầu tự nhiên thôi.”
Facebooker Đỗ Ngà trong một bài viết vào ngày 7 tháng 2 cho rằng đa số người Việt khi bị bế tắc thì cầu thánh thần ban riêng cho họ sự giàu sang mà quên mất một điều là nếu đất nước thịnh vượng thì tất cả mọi người, trong đó có họ và cả con cháu họ sau này cũng được hưởng sự thịnh vượng đó.

‘Quán’ thế nào mới không bị ‘triệt’?

Theo VOA-Trân Văn/09/02/2019 
Tưởng niệm chiến tranh biên giới 1979 - 2016.
Tưởng niệm chiến tranh biên giới 1979 - 2016.
Từ 1 tháng 2 đến 5 tháng 2, ông Vũ Mão (cựu Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương đảng CSVN - BCH TƯ đảng CSVN - suốt từ khóa 5 tới khóa 9, cựu Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam liên tục trong ba khóa 9, 10 và 11) đưa lên trang facebook của ông năm bài trong loạt bài có tựa là “Một thời Đông Bắc” (1).
Ông Mão giải thích, ông viết “Một thời Đông Bắc” vì đã cận kề 17 tháng 2, thời điểm mà cách nay đúng 40 năm, Trung Quốc xua đại quân tràn sang Việt Nam để “dạy cho Việt Nam một bài học”. Tuy không nhiều nhưng “Một thời Đông Bắc” có không ít chi tiết cho thấy, Trung Quốc chưa bao giờ tử tế, kể cả khi đang giúp Việt Nam đánh Mỹ.
Từ khi Việt Nam “bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc” hồi đầu thập niên 1990, đây có lẽ là lần đầu tiên, một Ủy viên BCH TƯ đảng CSVN, tường thuật công khai về cuộc chiến vệ quốc, ca ngợi những cá nhân hữu công trong việc kháng cự cuộc xâm lược của Trung Quốc.
***
Cũng thời điểm này, ông Nguyễn Đình Bin (một cựu Ủy viên khác của BCH TƯ đảng CSVN, đồng thời từng là Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Việt Nam), cũng dùng trang facebook của mình để “Kỷ niệm 40 năm Trung Quốc xâm lược biên giới phía Bắc”.
Khác với ông Mão, ông Bin không kể nhiều, bình nhiều mà trích dẫn hai bài phát biểu của Fidel Castro. Một vào ngày 26/7/1978 – bảy tháng trước khi Trung Quốc xua quân xâm lược Việt Nam. Một vào ngày 21/2/1979 – lúc quân đội Trung Quốc đang phá sạch, đốt sạch mọi thứ, giết sạch những người Việt cư trú sát biên giới, không kịp chạy trốn.
Trước khi quân đội Trung Quốc tràn sang Việt Nam, ông Castro đã nhấn mạnh: Chẳng ai không biết, phía sau chủ nghĩa cực đoan Campuchia là chủ nghĩa Maoist và bè lũ cầm quyền Trung Quốc. Không ai không biết bè lũ cầm quyền ấy đứng sau các cuộc khiêu khích chống phá Việt Nam.
Sau đó, lúc quân đội Trung Quốc đang gieo rắc đau thương trên lãnh thổ Việt Nam, ông Castro nhấn mạnh, nỗ lực “dạy cho Việt Nam một bài học” ấy của Trung Quốc là một trong những hành vi đáng tởm nhất, hèn hạ nhất, khốn nạn nhất mà chúng ta chưa từng chứng kiến và nó sẽ khó lòng bị kẻ khác vượt qua…
***
Đã có không ít người hoan nghênh ông Mão, ông Bin. Một số người khác thì tin rằng, hệ thống… đèn của Ban Tuyên giáo thuộc BCH TƯ đảng CSVN vẫn còn… xanh, chưa chuyển sang… đỏ. Trung tuần tháng trước, từng có rất nhiều cơ quan truyền thông chính thức lên án Trung Quốc cưỡng đoạt quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam cách nay 45 năm.
Ở Việt Nam, chỉ trích Trung Quốc, khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa ngoài biển Đông, không phụ thuộc vào yếu tố có ái quốc hay không mà lệ thuộc hoàn toàn vào hệ thống… đèn tín hiệu của giới lãnh đạo đảng CSVN. Không chịu nhìn… đèn là… vỡ mặt.
Cũng bởi như thế, cách nay năm năm, ông Đoàn Văn Thuận, nhân viên Đội Trật tự giao thông và giữ xe của Công ty Dịch vụ công ích Thanh niên xung phong, mới được Chủ tịch TP.HCM tặng bằng khen vì “xuất sắc trong công tác đấu tranh phòng, chống biểu tình phản đối Trung Quốc hạ, đặt giàn khoan trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố tháng 5 năm 2014” (3).
Hệ thống… đèn tín hiệu lúc xanh, lúc đỏ trong việc đụng đến Trung Quốc, khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại biển Đông, chưa phải là yếu tố duy nhất khiến dân chúng Việt Nam thập phần hoang mang, không biết đường nào mà lần. Thực tế cho thấy, sự… “tài tình” của giới lãnh đạo đảng CSVN nằm ở chỗ, ngay cả khi đèn đang… xanh, muốn đi tới cũng phải nhìn trước, ngó sau.
***
Trung tuần tháng trước, giữa lúc mạng xã hội và hệ thống truyền thông chính thức cùng nhau tưởng niệm, bày tỏ sự tri ân 75 người Việt hi sinh tính mạng khi bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa, cách nay đúng 40 năm (19/01/1974 – 19/01/2019), một số sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam như ông Hoàng Kiền, Thiếu tướng, cựu Tư lệnh Công binh của Quân đội nhân dân Việt Nam, một trong các Anh hùng Lực lượng vũ trang, đăng đàn, khẳng định, “cần lên án mạnh mẽ, vạch trần tội lỗi” của cả chính quyền lẫn quân đội… “ngụy Sài Gòn” và “ghi vào quốc sử” vì đã để mất quần đảo Hoàng Sa.
Ông Kiền phê phán mạnh mẽ một số nhà sử học, nhà báo, cựu chiến binh Quân đội nhân dân Việt Nam, không chịu tìm hiểu kỹ, nhận thức chưa đúng nên “hùa theo giọng điệu” các đối tượng chống đối đảng CSVN. Việc ca ngợi những tử sĩ bỏ mình cách này 40 năm là “sai lầm nghiêm trọng, cần bác bỏ”, thậm chí “ai đòi vinh danh ‘chúng’ là phản bội tổ quốc” (4).
Năm ngoái, “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử”, ấn phẩm đầu tiên hệ thống hóa những dữ kiện liên quan tới chuyện Trung Quốc cưỡng đoạt các bãi đá ngầm thuộc chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa hồi đầu năm 1988, được… in - xuất bản – phát hành một cách… hợp pháp trên… lãnh thổ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bị thu hồi cũng vì phản ứng dữ dội của một số ông tướng quân đội như ông Hoàng Kiền.
Cho dù chính quyền Việt Nam từng thành lập một hội đồng cấp quốc gia để thẩm định nội dung của riêng “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử”. Sau khi nâng lên, đặt xuống nhiều lần, hội đồng này mới gật đầu, giấy phép xuất bản mới được cấp cho nhà xuất bản thứ 14 (Nhà Xuất bản Văn học) nhưng chỉ cần một số ông tướng quân đội cáo buộc, “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử”… tiếp tay cho âm mưu ‘bài Trung, phò Mỹ, lật sử, dựng cờ vàng, thay chế độ’ của các thế lực thù địch, tiến hành ‘diễn biến hòa bình’ chống phá chế độ ta” thì bất kể ai thẩm định, thẩm định kỹ lưỡng cỡ nào cũng… vô giá trị.
***
Kể về “Một thời Đông Bắc”, ông Mão nhận định, dẫu Trung Quốc hỗ trợ Việt Nam cả khi chống Pháp lẫn lúc chống Mỹ nhưng “nhìn sâu vào vấn đề, có thể thấy họ không muốn các thế lực đế quốc đánh thắng Việt Nam để áp sát biên giới phía Nam của Trung Quốc (6)”.
Rõ ràng không thể bảo một người như ông Mão thiếu vững vàng về... tư tưởng và thiếu kiên định về… lập trường, song nếu ông Mão đúng và nhìn lại quá khứ, đúng là ông Mão không sai thì phải xếp những cá nhân thuộc giới lãnh đạo đảng CSVN, liên tục bày tỏ sự biết ơn vô hạn với Trung Quốc vì đã giúp đỡ Việt Nam tận tình trong sự nghiệp giải phóng dân tộc vào loại nào?
Tại sao giới lãnh đạo đảng CSVN luôn ca tụng Fideo Castro nhưng lại bỏ ngoài tai những cảnh báo của Castro về Trung Quốc cách nay 40 năm. Thậm chí hết ông tướng quân đội này đến ông tướng quân đội khác, đồng thanh minh định, sự tương đồng ý thức hệ (một đảng lãnh đạo) là “di sản quý báu của cả Việt Nam lẫn Trung Quốc” như tướng Nguyễn Chí Vịnh.
Những ông tướng như ông Vịnh còn không ngừng nhắc đi, nhắc lại, “điểm tương đồng đó đã tạo ra mối quan hệ đặc biệt giữa Việt Nam và Trung Quốc”, “chi phối cách ứng xử của hai nước” bởi “nếu có được một người bạn xã hội chủ nghĩa rất lớn bên cạnh ủng hộ và hợp tác cùng có lợi thì sẽ vô cùng thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”. Những tuyên bố kiểu đó khác gì chửi cha Fidel Castro?
***
Người Việt giờ chẳng lạ gì hai chữ “quán triệt” nhưng cách nhìn, lối hành xử với Trung Quốc đầy mâu thuẫn, phức tạp và khó hiểu như vậy thì phải “quán” thế nào mới không bị “triệt”?
Chú thích

Một Trịnh Xuân Thanh thứ hai?

Theo VOA-Mặc Lâm/09/02/2019
Blogger Trương Duy Nhất thời điểm ra tòa tại Đà Nẵng, 4 tháng Ba, 2014.
 Blogger Trương Duy Nhất thời điểm ra tòa tại Đà Nẵng, 4 tháng Ba, 2014.
Những ngày này cộng đồng mạng bàn tán nhiều về sự mất tích cuả nhà báo, blogger Trương Duy Nhất với nhiều giả thiết căn cứ trên những thông tin từ nhiều phía. Tuy nhiên câu hỏi ai bắt Trương Duy Nhất và tại sao lại bắt anh là câu hỏi lửng lơ không ai có thể giải mã được ít nhất là trong lúc này.
Trương Duy Nhất vắng bóng tại Việt Nam hơn 1 tháng về trước, nhiều người tin rằng trong thời gian đó anh đã bí mật chạy sang Campuchia bằng con đường bất hợp pháp và ít lâu sau anh tiếp tục theo đường dây đưa người sang Thái Lan, bắt đầu cho cuộc chạy đua với an ninh Việt Nam để cuối cùng anh gõ cửa Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (United Nations High Commissioner for Refugees, UNHCR) chính thức nộp đơn xin tỵ nạn chính trị. Nhiều nguồn tại Thái Lan xác nhận trong đó có cả sự xác nhận của UNHCR về lá đơn của anh nộp tại đây.
Và vào chiều tối ngày 26 tháng 1 năm 2019 trong khi đến Future Park, thuộc quận Rangsit ngoại ô Bangkok anh biến mất không để lại chút tăm tích nào.
Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan được thông báo về vụ việc và họ nói không hay biết gì về sự mất tích của anh. Từ đó, người ta lần tới một giả thiết khác: Có lẽ lực lượng an ninh Việt Nam đã theo dõi Trương Duy Nhất từ khi anh bắt đầu rời Việt Nam và bắt anh tại Thái Lan, nơi người Việt sinh sống bất hợp pháp khá nhiều, rồi sau đó mang anh về Việt Nam.
Câu hỏi đặt ra, lý do gì làm cho Trương Duy Nhất trở thành một phạm nhân mang trọng tội đến nỗi phải trốn tránh sang đất Thái và tại sao an ninh Việt Nam bắt anh mà không phải là cảnh sát Thái Lan?
Nhiều người cho rằng Trương Duy Nhất dính líu đến vụ án Vũ Nhôm, vì anh từng làm việc cho báo Đại Đoàn kết và có thời gian đại diện chính thức tại Đà Nẵng, trong khi báo này chuyển nhượng Văn phòng đại diện ở miền Trung, mà tờ báo xin mua theo diện công sản nhà nước vào năm 2004, cho Công ty Xây dựng 79 của Vũ “nhôm” vào năm 2011 để Vũ biến nơi đây thành nhà riêng của mình, trong thời gian này Trương Duy Nhất có chấm mút gì tới Vũ Nhôm hay không vẫn lại nằm trong giả thiết khiến anh phải bỏ trốn.
Nhưng nhìn kỹ lại chi tiết này thì Trương Duy Nhất không phải là một chuyên gia về móc nối cho Vũ Nhôm khuynh đảo đất đai tại Đà Nẵng mặc dù trong thời gian Nguyễn Bá Thanh còn hét ra lửa tại đây thì Trương Duy Nhất là người có thể quàng vai bá cổ “anh Thanh” với tính cách nhà báo thân thiết cho tới khi Nhất bỏ bút không làm báo nữa mà về nhà viết Blog.
Nếu Trương Duy Nhất chịu làm ăn với Vũ nhôm thì anh không buông bút và chịu 2 năm tù về tội “Lợi dung các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”. Bởi lý do dễ hiểu khi đã viết bài chống lại chế độ thì anh không thể làm ăn phi pháp núp bóng người của chế độ mà anh đang phản biện mạnh mẽ như trang “Một góc nhìn khác” của blogger Trương Duy Nhất.
Vậy anh còn giữ bí mật nào khác đối với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, là đồng hương của anh và anh cũng từng phê phán ông này cật lực sau khi mãn hạn tù về sinh sống tại Đà Nẵng? Giả thiết này cũng không đứng vững vì Trương Duy Nhất không phải là một “ngôi sao” trong làng báo chí Việt Nam để có trong tay những câu chuyện thâm cung bí sử, hay bí mật cá nhân của tứ trụ triểu đình. Sau hai năm tù tội, thật khó thể cho rằng anh nắm được bí mật của bất cứ ai trong những chiếc ghế cao nhất nước, vì làm sao anh tiếp cận được với những nhân vật sau lưng hậu trường để có được những thông tin mà một nhá báo thường thường không thể nào nắm được?
Vậy thì một lần nữa: Ai bắt Trương Duy Nhất và tại sao?
Lần theo dấu vết của câu chuyện từ khi anh trình báo xin tỵ nạn với UNHCR cho tới khi mất tích anh đã xuất hiện nhiều lần tại một khách sạn ở ngoại ô Bangkok với giấy tờ tùy thân không hợp lệ vì anh không dùng hộ chiếu Việt Nam để vào Thái Lan. Một người Việt đang sống ở Thái đã giúp anh đăng ký khách sạn và vì vậy cảnh sát Thái không thể có dữ liệu về sự xuất hiện của anh ngoại trừ chính người giúp anh lên tiếng. Tuy nhiên không ai dám lên tiếng việc này nếu không muốn vào nhà giam của Thái.
Trương Duy Nhất trước khi mất tích đã gọi vài cuộc gọi cho người thân, bạn bè tại Thái nhưng do sử dụng điện thoại không an toàn anh bị nghe lén và đã có người gọi cho anh một cách lơ lửng như thăm dò sự nghi ngờ của họ. Trương Duy Nhất đã cho người quen biết về hiện tượng này trước khi anh bị bắt.
Đặc vụ Việt Nam rất giỏi về tiếp cận con mồi thông qua tay chân, cảm tình viên và ngay cả sự vô tình của nhân viên nước sở tại. Vụ án Trịnh Xuân Thanh trước đây so với việc bắt giữ Trương Duy Nhất phức tạp hơn nhiều, tuy nhiên nó cùng chung một bản chất nếu thực sự do Tình báo Việt Nam chủ mưu. Nếu Trịnh Xuân Thanh là chìa khóa mở chiếc tủ sắt bằng chứng phạm tội của đường dây tham nhũng thì Trương Duy Nhất không là gì so với đệ tử ruột của Nguyễn Tấn Dũng là Đinh La Thăng. Nếu Việt Nam dám một lần nữa lập lại vết xe cay đắng Trịnh Xuân Thanh thì chắc chắn Trương Duy Nhất phải có bí mật gì ghê gớm lắm đáng để người ta hy sinh “khủng hoảng ngoại giao” một lần nữa.
Nhưng cũng không ngoại trừ giả thiết rằng Việt Nam đánh giá Thái Lan thấp hơn Đức nhiều vì chế độ của Thủ tướng Prayuth Chan-ocha tuy được tiếng là một thể chế dân chủ nhưng vấn đề đối phó với thành phần đối kháng không thua gì Việt Nam. Từ hiện thực này Việt Nam có quyền nghĩ rằng Thái sẽ dễ dàng phớt lờ cho hành động bắt người trên đất nước của mình, nếu có cũng không đáng ngại như phản ứng quá mạnh mẽ của chính phủ Đức.
Nhưng dù sao, giả thiết vẫn là giả thiết cho tới khi truyền thông quốc tế khui ra sự thật. Chỉ mong rằng nhà báo, blogger Trương Duy Nhất không dính sâu vào bí mật thâm cung bí sử, nếu dính tới Vũ Nhôm thì may ra anh còn thấy ánh sáng bên trong song sắt nhà tù, bằng ngược lại người ta sẽ không từ bỏ một hành động nào để trừng phạt anh, hoặc bịt miệng anh trước khi bí mật ấy bị phơi bày.

Tài xế Hà Văn Nam: “…Tụi nó đánh là nhằm truyền thông điệp tôi phải dừng chống BOT “bẩn”…”


Minh Hải – VNTB – Quyết tâm đấu tranh với những trạm BOT sai phạm, rất nhiều tài xế từ Nam ra Bắc phải đối diện nhiều khó khăn và nguy hiểm. Điển hình mới đây nhất là trường hợp của tài xế Hà Văn Nam (SN 1/1/1981. Cư trú Thụy Phương, Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội) vào ngày 28/1/2019, bị một tốp người giả danh Công an tấn công thô bạo, gây thương tích nghiêm trọng tại Hà Nội…

Chia sẻ với Việt Nam Thời Báo (VNTB), tài xế Hà Văn Nam cho biết đến thời điểm hai, ba ngày cận Tết Nguyên đán Kỷ Hợi gia đình anh và bản thân anh vẫn còn bị những kẻ “lạ mặt” nhắn tin đe dọa, mắng chửi. Anh Nam nói:
“Tụi nó dọa là chửi gia đình mình, đòi chặt cánh tay mình”
Nhớ lại thời điểm bị tốp người giả danh Công an bắt bớ và hành hung, anh Nam cho biết hôm ấy là nhằm vào ngày 28/1, đang ngồi uống cà phê gần nhà thì bất ngờ có một tốp người “lạ mặt” đi xe ô tô có biển số 29B 409.60 tự xưng là công an nói anh Nam đang bị truy nã. Ngay sau đó là họ dùng túi bọc chụp đầu, khóa miệng và tay chân anh Nam, bắt anh Nam tống lên xe và đưa đến chỗ đất trống hành hung thô bạo.
Sau khi bị hành hung xong, anh Nam cho biết là anh tự đón xe đến bệnh viện. Tình trạng thương tích của anh Nam được bác sĩ xác định là gãy xương sườn và nhiều vết thương trên cơ thể. Cho đến thời điểm anh Nam chia sẻ thông tin với VNTB, những vết thương trên cơ thể chuyển sang màu tím đen.“Tôi đang ngồi ở quán nước, tụi nó tới giả vờ là công an nói là tôi đang bị truy nã, nó bịt đầu tôi, khóa kín miệng tôi và khóa cả chân tay rồi đưa đến chổ đất trống là tụi nó đánh tôi. Đánh xong một lúc thì tụi nó thả.”
“Các vết bầm tím thì nó vẫn tím đen, còn xương sườn thì gãy hai cái.”
Anh Nam không rõ những kẻ hành hung anh là ai? Nhưng cách họ bắt người và hành hung người khá chuyên nghiệp. Bản thân anh Nam cho biết từ trước giờ anh không có mâu thuẫn với ai. Những kẻ này cũng không cướp tài sản của anh bởi sau khi thu giữ điện thoại của anh xong là họ gửi trả lại nhà anh. Anh Nam cho rằng bản thân bị hành hung có chăng ai vì tham gia đấu tranh chống những trạm thu phí BOT “bẩn” như BOT An Sương-An Lạc, BOT Bắc Thăng Long, BOT 38…đây là những BOT đặt sai vị trí, thu phí cao hoặc thu quá thời hạn… nên mới xảy ra cớ sự.
“Lúc bị đánh…tốp người mặc thường phục, bắt khá chuyên nghiệp và đánh khá chuyên nghiệp, không biết thật giả thế nào…tự bắt xe ôm vào bệnh viện.”
“Không. Mục đích tụi nó bắt tôi, đánh tôi không phải vì cướp tài sản. Nó sợ thêm tội cướp tài sản nên tụi nó trả, tụi nó gửi điện thoại về nhà tôi.”
Là một tài xế sinh sống ở Hà Nội nhưng anh Nam được bạn bè ghi nhận là một tài xế tích cực tham gia đấu tranh chống BOT “bẩn” ở nhiều tỉnh thành của Việt Nam.
“Tôi tham gia phản đối các BOT bất công. Nó làm đường một nơi, thu một nơi ví dụ như BOT An Sương-An Lạc, BOT 38 (Bắc Ninh) hoặc BOT Bắc Thăng Long…. Trong quá trình đó tụi nó nói với tôi là không được phản đối BOT 38 với BOT An Sương-An Lạc, rõ ràng tụi nó đánh là tụi nó phải có mục tiêu chứ không phải đánh dọa không thì mình đặt câu hỏi lạc hướng. Nhưng ở đây tụi nó đánh là nhằm truyền thông điệp là tôi phải dừng cái việc ấy.”
“Chủ yếu mình phản đối BOT 38, mình đang yêu cầu Sở Giao thông Vận tải dịch chuyển điểm và miễn phí cho người dân vùng lân cận nhưng mà họ không làm điều này. Bây giờ họ còn cắm tấm biển phía đối diện là tất cả các xe đi qua đều phải vòng qua BOT mới đi được, vừa xa vừa tốn tiền.”
Cùng với anh Nam, VNTB ghi nhận thời gian qua có khá nhiều tài xế và những nhà hoạt động xã hội vì tích cực tham gia phản đối trạm thu phí BOT sai phạm nên đã bị những kẻ chủ yếu là mặc thường phục bắt bớ và hành hung vô cớ.
Tuy vậy, dẫu biết là công cuộc đấu tranh còn rất dài và lắm gian nan bởi lợi ích nhóm tại các trạm BOT là rất lớn nhưng VNTB ghi nhận các cánh tài xế ngày càng thể hiện tinh thần đoàn kết hơn, bởi lẽ chống BOT “bẩn” là góp phần giúp dân giúp nước.
“Mình nghĩ rằng những điều mà Thanh tra Chính phủ và Kiểm tóan Nhà nước đã chỉ ra những sai phạm thì người dân có quyền đòi hỏi minh bạch các vấn đề về những dự án đó”.

Trả lời báo Kiến Thức liên quan đến vụ việc anh Hoàng Văn Nam bị hành hung, ông Nguyễn Tuấn Hoàng –Trưởng Công an phường Thụy Phương, nơi anh Nam cư trú cho biết là đơn vị đang điều tra, xác minh thông tin vụ việc. . /.

Bác hồ với chủ nghĩa cá nhân: Thôi đừng nói phét nữa


Nguyễn Việt Nam|

Từ quét sạch chủ nghĩa cá nhân thời ông hồ cho đến trò chống tham nhũng hiện nay đều là lừa đảo hết. Tất cả chỉ là dùng để mị dân. Ngay chính bản thân ông hồ ngày xưa cũng dính vào chủ nghĩa cá nhân nhưng bên đảng cộng sản lại hết lời chém gió về nhân vật này như một vị thánh sống.
Thứ nhất: ông hồ thích quyền lực và mắc bệnh cuồng vĩ:
Ông ấy lúc còn trẻ đã tự cho treo ảnh chân dung của mình cùng với đội Mac, Le cùng với hàng chữ “hồ chủ tịch muôn năm”. Một con người luôn mở miệng dạy đời là khiêm tốn, đạo nghĩa mà hợm hĩnh, ngạo mạn vậy ư? Thực ra ông ấy chỉ là một phần, còn đây là bài dựng lên lãnh tụ đặc trưng của quốc tế cộng sản nhằm lừa đảo nhân dân. Có những bức hình lúc ông ấy chưa già lắm nhưng đã để râu và thích người ta gọi bằng “bác” và hay xưng bác với các chú…Ý đồ làm cha già dân tộc là một tham vọng lộ liễu và được thực hiện có bài bản, quy trình đàng hoàng. Ba tuổi ranh mà đã râu ria rồi đòi làm bác của cả nước thì không còn gì láo toét hơn.
Thứ hai: Hưởng thụ cá nhân:
Nhân dân những năm 1969 còn rất đói khổ nhưng bữa ăn hằng ngày của ông ấy thực sự là rất sang trọng. Cơm tám, súp gà đậu hột, cá bống kho lá gừng, đậu đũa om nước dùng, tráng miệng táo nướng. Với cương vị là lãnh tụ một quốc gia thì đó cũng bình thường nhưng nó quá sang trọng với nhân dân thời đó. Nếu lặng im mà ăn thì không sao nhưng mình thì ăn ngon trong khi nhân dân đói khổ mà lại há miệng dạy đời rồi tự khen mình giản dị thì thật là quá tởm lợm. Với lại Nam không tin rằng ông ấy chỉ ăn chơi hưởng lạc chỉ có vậy. Đều có tham sân si cả. Rượu chè, gái mú có hay không là câu hỏi ai cũng thắc mắc. Rất nhiều câu chuyện về việc ông ấy gian díu với Nông Thị Xuân hoặc chuyện cấy hạt giống đỏ cho các cháu ở Miền Nam ra hoặc tò mò chuyện kinh nguyệt của phụ nữ…
Thứ ba: Tự ca ngợi mình:
Ông hồ có rất nhiều bút danh như Trần Dân Tiên, Lý Thụy…với một số tác phẩm tự lăng xê mình như “vừa đi đường, vừa kể chuyện” với bút danh T.Lan . Nội dung tác phẩm là tự “kể khổ” về bản thân của ông hồ trong quá trình đấu tranh abc gì đó(mọi người lên mạng đọc giùm).

Khiêm tốn, thật thà là như vậy ư? Một kẻ leo lẻo miệng lưỡi dạy đời mà chính mình lại là kẻ hạ tiện như vậy thì có ra gì không?
Đó, chỉ ba thứ đó thôi là ông hồ đã thấy ông hồ đã vướng phải chủ nghĩa cá nhân rồi. Ở mức độ rất nghiêm trọng đây nhé. Chính mình là kẻ phạm tội mà lại lẻo mép dạy đời thì đúng thật là vô liêm sỉ hết mức. Sự thật về ông hồ còn nhiều ,mọi người tìm trên mạng mà đọc thì có cả tá luôn những thứ tởm lợm./.

Không có tượng đài nào bằng tượng đài trong lòng dân

TRỜI SINH DU SAO CÒN SINH LƯỢNG
Sống mỗi người một kiểu mà chết mấy ai giống ai . Có người sống trong xa hoa nhung lụa như các vị quan chức tham nhũng . Có người sống kiếp nghèo nàn , lây lất xin ăn . Có người sống lương thiện . Có kẻ sống thiệt ác nhân .
Hết sống thì lại chết . Có những cái chết làm người ta tiếc . Có những cái chết làm người ta bàng hoàng . Có những cái chết làm người ta hụt hẫng . Có những cái chết làm người ta đớn đau . Có những cái chết làm người ta ray rứt . Có những cái chết làm người ta hả hê . Đổ Phủ đã từng viết , Nhân sinh thất thập cổ lai hi . Người sống đến tuổi 70 xưa nay hiếm . Thế nên những người đã thất thập hoặc trên thất thập có qua đời thì con cháu chỉ thương chứ không tiếc . Già quá rồi , sống chỉ làm khổ cho bản thân mà cũng là gánh nặng cho con cháu và xã hội . Những người tóc còn xanh , tuổi đời còn phơi phới , giấc mộng chưa thành thì cái chết của họ để lại bao tiếc thương.
Hôm nay qua FB , tôi được biết facebooker Trương Quang Thi vừa mới qua đời. Cả cộng đồng mạng đều nhỏ giọt lệ tiếc thương . Thi có trên 20 ngàn người theo dõi . Điều đó không hề đơn giản , ngay cả những nhà báo chuyên nghiệp có lương tâm , viết hay , phản biện giỏi cũng không có số lượng người theo dõi đông đảo như vậy . Tôi không kết bạn với Thi , nhưng vào trang của em , đọc bài em viết mới hiểu đuọc vì sao nhiều người đã nhỏ nước mắt khi em ra đi .
Đối với những kẻ thủ ác , cướp của giết người không gớm tay phải chịu án tử hình như Lê văn Luyện , Nguyễn Hải Dương hay những kẻ độc tài như Saddam Hussein , Gaddafi thì cái chết của họ đuọc xem như là 1 sự trừng phạt , sự đền tội đối với những gì họ gây ra .
Cái chết cũng mỗi người mỗi kiểu . Chết vì đói . Chết vì no . Chết vì tình . Chết vì tiền . Chết vì uống thuốc quá liều . Chết vì lạnh . Chết vì nóng . Chết vì tai nạn giao thông . Chết vì đột quỵ . Chết vì uất như Chu Du với câu nói để đời , trời sinh Du sao còn sinh Lượng .Chết đã vậy mà cách chôn cũng không giống nhau . Ở Tây Tạng người ta thường Thiên táng hay còn gọi là Điểu táng . Xác người chết đuọc cắt nhỏ thành từng miếng rồi đem bỏ trên núi cao để cho kền kền đến rỉa . Người thân chỉ khóc khi kền kền không chịu rỉa vì điều đó có nghĩa là người chết không siêu thoát . Thật là 1 kiểu mai táng lạ đời . Đa phần người chết đuọc chôn xuống đất . Kiểu chôn này gọi là địa táng . Ngày nay đất chật , không đủ cho người sống thì lấy đất đâu dành cho người chết ? Ngày mồng một tôi thăm mộ chồng ở Đà Nẵng . Ngày mồng hai lại đi thăm mộ cha mạ tôi ở Huế . Đường lên mộ mỗi năm mỗi khó khăn do mộ mỗi lúc mỗi nhiều . Tôi đã dặn con cháu sau này hỏa táng cho tôi rồi rải tro xuống sông Hàn . Thiên táng . Địa táng . Hỏa táng và giờ có thêm Thủy táng .
Năm ngoái khi chính phủ duyệt chi 1.400 tỷ để xây nghĩa trang cán bộ cao cấp thì nhiều người rất phản đối bởi họ muốn số tiền đó được dùng để xây bệnh viện , trường học , cầu cống… những thứ mà dân mình vẫn còn thiếu lắm. Nhìn hình ảnh những bệnh nhân chen nhau dưới gầm giường ở bệnh viện Ung Bướu thành phố HCM và bác sĩ phải ngồi xuống để tiêm . Hình ảnh những bệnh nhân nghèo sắp hàng chờ xin cơm từ thiện ở bệnh viện Ung Bướu Quận Bình Thạnh , hình ảnh những em bé ở vùng cao đi học trong giá rét với cái bụng xẹp lép vì đói và cũng những em bé đó phải lội qua sông , qua suối ,áo quần và sách vở đội trên đầu để đi tìm con chữ mà lòng ai cũng thắt và để thấy nghĩa trang trên nghìn tỉ thiệt tình là rất vô nghĩa .Táng kiểu gì cũng đuọc mà đừng giành đất của dân , xây lăng đắp mộ thật to như ai kia để lòng dân phải ta thán . Mộ táng càng to thì càng dễ làm mồi cho trộm cướp . Những ngôi cổ mộ của các vua chúa Ai Cập là một điển hình .
Có thể nói Lênin là linh hồn của chủ nghĩa xã hội . Vậy mà ngày nay , tượng đài của ông đã bị giật sập ngay trên quê hương của ông . Thế mới biết , không có tượng đài nào bằng tượng đài trong lòng dân . Khi còn sống , có khi nào ông Chavez, lãnh tụ cộng sản của Venezuela nghĩ rằng có ngày tượng đài của mình bị người dân đập nát không ?

Dân tộc không biết tự cứu


Đỗ Văn Ngà|

Dân tộc Việt Nam đang bị nhốt trong cái lồng cai trị của ĐCS. Với số lượng lên đến 100 triệu người, lẽ ra dân tộc Việt Nam có sức mạnh vô biên, nhưng cuối cùng chỉ là bầy cừu ngoan ngoãn. Với sức mạnh đó, họ dư khả năng tự phá bỏ xiềng xích để giải thoát cho mình thay vì cầu thánh thần đến mở cho.
ĐCS như là cái lồng nhốt cả dân tộc này vào đấy. Nhân dân đói nghèo cũng bởi sự cai trị của ĐCS; doanh nghiệp chân chính bị o ép, bị làm khó bởi luật, bị vòi vĩnh tiền do hối lộ cũng bởi sự cai trị của ĐCS; cuộc sống người dân phải chịu vô số những rủi ro như tai nạn giao thông cao, chết vì ung thư nhiều, thuế má nặng nề vv.. Tất cả đều bởi sự cai trị của ĐCS mà ra cả. Đứng trước những khó khăn như thế, dân tộc nào sáng suốt họ đã chọn cách bày tỏ thái độ chính trị để đi đến giải quyết rốt ráo nguyên nhân làm cho 100 triệu người phải cơ cực, cuộc sống bất ổn. Nhưng dân tộc Việt Nam lại cầu thánh thần.
Cái tử huyệt của dân tộc Việt Nam là tính cá nhân đến cực đoan, nhưng tính tập thể thì gần như không có. Với người Việt, khi bị bế tắc, đa phần là họ cầu thánh thần chỉ ban riêng cho họ sự giàu có mà quên rằng, nếu đất nước thịnh vượng thì tất cả mọi người, trong đó có họ con cháu của họ sau này cũng được hưởng. Khi người Việt đứng vào tổ chức, họ nghĩ ngay đến cách đấu người này, đè người kia để họ ngoi lên, cho nên hầu hết các tổ chức hoặc không thể lớn mạnh, hoặc bị mục rữa và giải tán. Sức mạnh của một dân tộc không chỉ nằm ở sự thông minh mà con phụ thuộc vào tính hy sinh vì cộng đồng và tinh thần trách nhiệm của cá nhân với cộng đồng đó, với tổ chức đó. Theo tôi, tính tổ chức cao quyết định thành công nhiều hơn sự thông minh tính toán lợi hại cho riêng mình. Thông minh kiểu như thế, nếu gộp lại thì chỉ là một cộng đồng yếu, chắc chắn là vậy.
Chuyện kể rằng, một anh chàng bị ngã xuống nước. Hoảng quá anh ta vẫy vùng la hét kêu cứu, nhưng chẳng ai nghe thấy. Và cuối cùng anh ta chết chìm. Khi vớt anh ta lên, người ta lội xuống ao kéo anh ta vào bờ một cách dễ dàng, vì đơn giản, cái ao chỉ sâu đến vai. Vâng! Anh ta chết vì anh ta không hề biết, chính anh ta có thể tự cứu được mình. Dân tộc Việt Nam réo gọi thánh thần cầu cứu cho mình trong khi chính mình không biết tự cứu trong tường hợp như thế. Muốn được cứu, phải thay đổi nhận thức và tìm cách tự cứu, đó là bài toán cho dân tộc Việt Nam, không có cách giải khác./.Trăm triệu dân, nếu biết sức mạnh của mình và sử dụng đúng, thì đủ để bẻ gãy xiềng xích CS như bẻ củi mục. Nhưng cuối cùng thì hoàn toàn thất vọng, cả dân tộc chỉ biết quỳ lạy khóc lóc van xin thánh thần cởi xiềng xích cho mình. Với một dân tộc như thế, thánh thần nào cởi xích cho? Lúc đó thánh thần sẽ nói “các ngươi dư sức bẻ gãy xiềng xích sao lại cầu đến ta?”. Và chắc chắn, thánh thần sẽ để cho dân tộc ấy chết trong cái xiềng xích đó mà thôi.