Monday, December 17, 2018

Đồ mặt thởt

“…Đẩy cả một dân tộc đến bước đường cùng, đến độ phải xin ăn để sống qua ngày mà Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân vẫn thản nhiên “ngẩng mặt lên nhìn bạn bè năm châu bốn biển” thì quả đúng là đồ mặt thớt…”
Một chế độ gồm toàn khuôn mặt thớt. - Phan Huy
nguyenthikimngan_tapcanbinh02
“Tôi đã từng rất ngạc nhiên khi được biết quyền tự do đi lại và cư trú, đặc biệt là quyền tự do xuất nhập cảnh dành cho chính công dân Việt là điều kiện tiên quyết mà Chính phủ Việt Nam phải chấp nhận để nhận được các khoản vay từ World Bank.” Tôi nghe thạc sĩ Trần Kiên nói vậy, và cũng “ngạc nhiên” không kém.
Hoá ra tại vì World Bank nên nhiều câu ca dao (mới) của VN đã chóng bị thời thế vượt qua, và sắp chìm vào quên lãng:
Trăm năm trong cõi người ta
Ở đâu cũng được đi ra đi vào
Xa xôi như xứ Bồ Ðào
Người ta cũng được đi vào đi ra
Ðen đủi như An - Go -La
Người ta cũng được đi ra đi vào
Chậm tiến như ở nước Lào
Người ta cũng được đi vào đi ra
Chỉ riêng có ở nước ta
Người ta không được đi ra đi vào
Sau khi được đi đứng lung tung thì lắm kẻ lại sinh tật ăn nói rất linh tinh. Thưở sinh tiền, trong một cuộc phỏng vấn dành cho BBC, nhà văn Bùi Ngọc Tấn đã phát biểu (đôi điều) không mấy tốt đẹp về đất nước:
“Tôi sang châu Âu, tôi quan sát dáng người đi, nét mặt của họ khác dân mình lắm. Bên nhà chúng ta vừa đi vừa nghĩ mưu, thành ra ấn tượng nhất cho tôi là sự tự tin của bước chân, nét mặt người bên đó. Đi thì mới biết mình bị mất những gì.”
Mới đây, diễn viên Hồng Vân cũng thế:
“Người dân Nhật Bản được hưởng chế độ an sinh tuyệt vời nhất... Chỉ thương người dân Việt Nam mình Được hưởng toàn những điều giả dối.”
Chả riêng gì ông nhà văn, hay bà nghệ sĩ, ngay cả mấy cô bán hàng rong cũng ăn nói linh tinh thấy mồ luôn – theo tường trình (“Tâm Tình Của Hai Phụ Nữ Việt Bán Hàng Tại Thái”) của phóng viên Chân Như, RFA, từ Bangkok:
“Chính quyền Thái họ đối xử tương đối tốt. Chị có coi trên mạng cảnh nhiều người bán hàng rong ở Việt Nam, thấy phức tạp hơn so với bên đây nhiều, bên này họ nói vậy thôi chứ họ bắt vào thôi rồi họ phạt ít trăm Bath thôi, chứ họ không thu giữ gì cả. Chứ không phải như bên mình đâu, chị coi trên mạng cảm thấy thương người bán hàng rong như chị lắm. Bên này cảm thấy thích hơn, tốt hơn.”
Hễ cứ có dịp bước chân ra nước ngoài là dân Việt đều “biết mình bị mất những gì.” Tổ quốc nhìn từ xa khiến ai cũng ai cũng phải ái ngại – trừ qúi vị lãnh đạo đất nước:
-  Nguyễn Minh Triết: “Ngày nay, chúng ta ngẩng cao đầu, sánh vai cùng cường quốc...”
Trương Tấn Sang: “Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của gần 30 năm đổi mới mà nhân dân ta đạt được khiến chúng ta hãnh diện và tự hào, bạn bè quốc tế ngưỡng mộ.”
Nguyễn Thị Kim Ngân: “Đất nước này được như thế này, ngẩng mặt lên nhìn với bạn bè năm châu bốn biển như thế này, vai trò vị thế như thế này đó là do chúng ta duy trì được sự ổn định chính trị và trật tự an toàn trong cả nước.”
Ông nhà văn, bà nghệ sĩ, cô bán hàng rong đều là những nhân vật mà ai cũng có thể nhận diện hay sờ mó được. Chớ “bạn bè bốn biển năm châu” thì thiệt khó biết là thằng cha hay con mẹ (rượt) nào, và “bạn bè quốc tế ngưỡng mộ chúng ta” gồm những ai (e) cũng là điều khó đoán.
May mà có cuộc Bầu Cử Lãnh Đạo UNESCO vào ngày 10 tháng 10 năm ngoái. Kết quả, theo BBC“Tuy được báo chí truyền thông Việt Nam đánh giá cao sau cuộc phỏng vấn ứng tuyển hồi tháng Tư, Đại sứ Phạm Sanh Châu của Việt Nam chỉ giành được 2 phiếu bầu, thấp nhất cùng hạng với Azerbaijan.”
Cũng BBC, hai ngày sau, buồn bã cho hay: “VN rút khỏi cuộc đua lãnh đạo Unesco.”
Về sự kiện này, Tiến Sĩ Dương Hồng Ân (VOA) có đôi lời bình nghe không được “tử tế” gì cho lắm:
“Nói về phương diện văn hóa, chúng tôi nghĩ là (Việt Nam) không có đủ khả năng nói chuyện văn hóa với các nước trên toàn thế giới. Tôi không bàn đến cá nhân ông ứng cử viên mà tôi chỉ nói là chế độ Cộng sản hiện nay không có đủ tư cách, không có đủ khả năng nói chuyện về văn hóa đối với toàn cầu và thế giới.”
Đã thế, trên trang RFA, nhà báo Trương Duy Nhất còn hân hoan ra mặt:
“Mừng. Khi hay tin Phạm Sanh Châu chỉ được vỏn vẹn 2 phiếu, là một trong hai ứng viên ít phiếu nhất cuộc bầu vòng 1 cho chiếc ghế Tổng giám đốc UNESCO.
Có lẽ không chỉ riêng tôi. Nhiều, rất nhiều người Việt không giấu nổi sự vui mừng… ”
Trong số “nhiều người Việt” này, chắc chắn, không có ông qúi vị lãnh đạo CSVN. Có lẽ, họ đều hơi “ngỡ ngàng” khi biết sự thực là bạn bè bốn biển năm châu hay bạn bè quốc tế, té ra, không “ngưỡng mộ chúng ta” gì ráo.
Bằng chứng mới nhất không chỉ ở vỏn vẹn hai phiếu bầu cho ông Phạm Sanh Châu mà còn ở thái độ lạnh nhạt của Ngân Hàng Thế Giới (WB) trước những lời nài nỉ “xin hổ trợ” của ngài Thủ Tướng. Thái độ của ông Nguyễn Xuân Phúc tuy có hơi trơ tráo nhưng hoàn toàn không sai lệch, so với cung cách và truyền thống lãnh đạo của giới “chính khách Việt Nam” – theo nhận xét của T.S Nguyễn Văn Tuấn:
“VN cũng là nước chuyên xin xỏ: suốt năm này sang năm khác, quan chức VN ngửa tay xin viện trợ từ rất nhiều nước trên thế giới. Xin nhiều đến nỗi có quan chức nước ngoài phàn nàn nói ‘Sao chúng mày nói là chúng mày rất thông minh và cần cù mà cứ đi xin hoài vậy. Dân xứ tao phải làm lụng vất vã mới có tiền cho chúng mày’. Thật là nhục...”
Bị xỉ vả tới cỡ đó, nói nào ngay, cũng chưa “nhục” mấy. Nhà văn Trần Đĩnh còn dẫn lời của một vị quan chức ngoại giao Ba Lan (nghe) còn nhục nhã hơn nhiều: “Với chúng mày tốt nhất là đưa chúng mày ra một hòn đảo hẻo lánh giữa Thái Bình Dương rồi thế giới góp tiền nuôi và mọi người nhờ thế mà được yên ổn.”
Chả biết đến khi nào “thế giới” mới thực hiện được giải pháp “một hòn đảo hẻo lánh giữa Thái Bình Dương” cho Việt Nam để “mọi người nhờ thế mà được yên ổn” hơn? Trong khi chờ đợi, tôi xin có một lời đề nghị nhỏ, rất nhỏ và cũng rất dễ thực hiện, là từ nay xin qúi vị lãnh đạo đất nước (làm ơn) nổ nhỏ bớt lại chút xíu – mỏng mỏng thôi – cho nó đỡ kỳ.
Đẩy cả một dân tộc đến bước đường cùng, đến độ phải xin ăn để sống qua ngày mà Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân vẫn thản nhiên “ngẩng mặt lên nhìn bạn bè năm châu bốn biển” thì quả đúng là đồ mặt thớt.
Tưởng Năng Tiến

Sao lại cản trở chút quà Xuân cho người TPB VNCH?

“…Những vết thương đã để lại sau cuộc chiến đã bước sang năm thứ 44, lẽ nào giờ đây lại là mối đe dọa mà chính quyền một số địa phương phải lo ngại, đến độ tìm cách ngăn trở chút quà Xuân…”
Cuối tháng 12 này, Phòng Công lý và Hòa bình thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn tổ chức buổi lễ tặng quà Xuân 2019 cho các ông thương phế binh của Việt Nam Cộng Hòa (TPB VNCH).
Nhiều thân nhân của các ông TPB cho biết họ đã được công an khu vực nơi cư trú đến tận nhà ‘khuyên’ rằng không nên nhận tiền bạc, quà cáp từ Nhà Thờ, vì dễ bị ‘thế lực xấu’ lợi dụng. Không ít người đã sợ hãi đúng như tác giả Hoa Nghi đã viết: “Xiềng xích ở Việt Nam khiến một nhóm dân Việt Nam trở nên mù quáng đến khó tin, họ từ chối sự minh bạch và tự do” [ http://www.vietnamthoibao.org/2018/12/vntb-pha-tan-xieng-xich-bang-nhan-thuc.html ] .
Chương trình mang tên “Bên nhau đi nốt cuộc đời” do Phòng Công lý và Hòa bình thực hiện công khai, minh bạch mọi đóng góp, bao gồm cả tên mạnh thường quân và số điện thoại của người quản lý nguồn quỹ này.
thuongphebinh_vnch01
Một thương phế binh thời VNCH. Ảnh: Ym
Linh mục Lê Ngọc Thanh, người phụ trách chương trình cho biết tại Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn (38 Kỳ Đồng, quận 3, Sài Gòn) các buổi sáng và chiều những ngày 26, 27, 28 và 31 tháng 12 năm 2018, mỗi buổi dự kiến tiếp đón 500 ông bà TPB VNCH, khoảng 4 ngàn vị.
Linh mục Lê Ngọc Thanh tường trình chi tiết: “Chương trình Tri Ân TPB VNCH đã quy tụ và viếng thăm trực tiếp được 5.530 quý ông bà đã ghi danh, trao tận tay quý ông bà món quà nghĩa tình, với tấm lòng quý trọng danh dự. Riêng 685 ông ở miền Trung được chia sẻ phần quá nhiều gấp đôi các nơi khác, do gặp nhiều khó khăn hơn.
Trong năm 2018, Chương trình đã mua bảo hiểm y tế cho 1.055 ông và tổ chức tầm soát sức khỏe cho 902 ông. Cấp 684 cặp kính thuốc, 437 máy đo huyết áp, 113 xe lăn, 130 cặp nạng, 113 gậy, lắp 91 chân giả,… cho quý ông được các bác sĩ khám bệnh chỉ định. Hỗ trợ viện phí cho 240 trường hợp, có trường hợp phải hỗ trợ hàng tháng. Đặc biệt đã xây mới được 11 căn nhà, và sửa 10 căn nhà cho các ông TPB VNCH.
Ngoài ra từ gợi ý của các bạn trẻ Úc châu, Chương trình đã dồn nhiều nguồn lực để mua đất là dựng lên đươc một khu nhà TPB đơn thân có thể tiếp nhận được 24 ông. Hiện nay đã có 18 ông ở thường trú nơi nhà đơn thân này.
Tính đến 31-10-2018, Chương trình đã nhận được sự đóng góp của quý ân nhân khắp nơi là 10 tỷ 344 triệu đồng cùng nhiều hiện vật, thuốc men, thực phẩm. Chương trình đã chi cho các hoạt động hết 9 tỷ 376 triệu đồng.
Trong năm 2018, chúng tôi đón nhận thêm 528 quý TPB VNCH mới ghi danh tham gia chương trình, nâng tổng số tính tới 15-11-2018 quý ông TPB VNCH do Phòng Công lý Hòa bình thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn đồng hành lên 6.375 ông bà”.
Với sự minh bạch như vậy, xem ra nếu đó thực sự là những khoản tiền không rõ nguồn gốc, hoặc được có từ ‘thế lực phản động’, thì không mấy khó cho lực lượng chức năng của công an Việt Nam từng được khoe là ‘giỏi nhất thế giới’ sớm ‘phá án’. [ http://bit.ly/2SzxpRV ] 
“Chỉ trong 10 tháng của năm 2018, chúng tôi đã phải phúng điếu và cùng với gia quyến lo hậu sự cho 140 ông TPB VNCH. Do vậy “Bên nhau đi nốt cuộc đời” lúc này với các ông phải nhanh nhanh, để chút hơi ấm tình người, chút danh dự tổ quốc được gởi đến các ông trước lúc những vành khăn trắng, phướng cờ đen phủ đầy”.Linh mục Lê Ngọc Thanh chia sẻ. 
Hòa thượng Thích Không Tánh nhớ lại: “Thời chùa Liên Trì chưa bị chính quyền giải tỏa ở Thủ Thiêm, trước khi mời anh em về chùa Liên Trì để phát quà, thì tôi có ra ngoài Quảng Trị, vùng xa xôi mà tôi đi cứu trợ bão lụt. Ra ngoài đó nhiều anh em TPB họ khổ quá họ cũng đến xin cứu trợ. Phải nói thẳng TPB rất khổ, đã có người phải lê lết đi bán vé số, đi xin ăn... khổ lắm. TPB ở Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng và mấy vùng sâu rất khổ bởi vì sau 1975 thì phần đông người ta phải ẩn lánh ở vùng xa để sống, rất tội nghiệp…”.
Phòng Công Lý Hòa Bình bắt đầu tiếp nối thay cho chùa Liên Trì trong nghĩa cử hỗ trợ vật chất cho TPB VNCH từ tháng Bảy 2013. Như vậy 5 năm đã đi qua. Mọi việc đều diễn ra trong minh bạch với sự hiện diện đến nay là 6.375 ông, bà TPB VNCH.
Chiến tranh nào cũng ghi lại những dấu tích không thể nào quên. Lại càng nghiệt ngã hơn cho số phận bị bỏ rơi của những người lính. Những vết thương đã để lại sau cuộc chiến đã bước sang năm thứ 44, lẽ nào giờ đây lại là mối đe dọa mà chính quyền một số địa phương phải lo ngại, đến độ tìm cách ngăn trở chút quà Xuân mà các tấm lòng thiện nguyện đến với họ vào những ngày còn lại cuối cùng này của năm 2018?
Minh Châu

Những người anh em bị lãng quên

“…Cuộc đấu tranh này là để thay đổi tiền đồ của hơn 90 triệu người dân Việt Nam, trong đó có hơn 10 triệu người sắc tộc. Mười triệu (10) triệu người đó đứng ở đâu trong lý tưởng đấu tranh và trong các đề án dân chủ hóa của chúng ta?...”
nhung_anhem_bi_langquen

Những người anh em bị lãng quên (ảnh FB Phung Mai)
Hôm nay, tôi viết những dòng này trong bối cảnh đất nước nằm trước nguy cơ Bắc thuộc, hàng ngàn ngư dân khốn đốn vì Formosa, hàng chục nhà hoạt động nhân quyền tên tuổi đang trong lao tù..., quả thật có thể đoán trước rằng những tâm tư dưới đây sẽ bị phớt lờ đi vì những điều tôi chia sẻ "có vẻ" chẳng quan trọng mấy so với hàng chục vấn đề nổi cộm khác. Nhưng tôi nhận thấy trách nhiệm của chính mình ở đây và sự cần thiết phải nêu bật câu chuyện không chỉ mang tính lương tâm mà còn là biểu hiện của tư duy này.
Năm 2004, Việt Nam chứng kiến hàng nghìn người sắc tộc ba tỉnh Tây nguyên: Đăk Lăk, Đăk Nông, Gia Lai từ các buôn làng, đi trên xe máy và xe công nông đổ ra các ngã đường dẫn vào trung tâm các tỉnh lị để phản đối sự kỳ thị sắc tộc, đòi quyền tự do tôn giáo (Tin Lành) và quyền tư hữu đất đai. Cuộc biểu tình nhanh chóng trở thành bạo động vì công an dùng súng và dùi cui để đối phó với sự ôn hòa của người sắc tộc chất phác và bần cùng.
Hãy nhìn lại sự việc ở Phan Rí để hiểu về cuộc biểu tình sắc tộc 2004. Người dân, mà lại là những người sắc tộc đa số không được đến trường và không biết tiếng Kinh, phản ứng thụ động trước các tình huống được tạo ra bởi một lực lượng được đào tạo chính quy để chống lại họ, công an là những kẻ châm ngòi bạo lực và hệ thống tuyên truyền của họ, như chúng ta đã biết, vẽ ra hình ảnh người sắc tộc biểu tình như là những kẻ hung hãn, mọi rợ. Và tất nhiên họ không quên định danh kẻ chủ mưu của "bạo loạn" 2004 là Nhà nước Dega (Montagnard Dega Association), tương tự như cách dùng con ngáo ộp Việt Tân trong hầu hết các vu khống về các cuộc biểu tình, các cuộc lập hội của người Kinh vậy. Sau này, khi làm bạn với nhiều người Thượng TN, tôi mới nhận ra rằng, hầu hết họ không biết cái gì là Nhà nước Dega cả, họ chỉ biết đất đai tổ tiên họ bị cướp, họ bị bần cùng hóa và nhiều anh em họ bị đánh đập dã man vì dám thực hành tôn giáo mà không xin phép chính quyền.
Người dân cả nước, đặc biệt là miền Trung hồi đó, nói rất nhiều về "bạo động" ở Tây nguyên. Người Kinh (tạm gọi vậy) dân thường hầu hết vẫn thầm hả dạ vì vốn không ưa chính quyền chuyên hà hiếp dân lành, nhưng mặt khác, vẫn để bụng dè chừng người sắc tộc vì đồng nhất tất cả những người Thượng ở Tây nguyên là những kẻ đòi ly khai, là Fulro...Hồi ấy, tôi chỉ mười chín đôi mươi, nghe người lớn bàn tán về cuộc biểu tình với tâm thế người ngoài cuộc. Người Kinh ở cả nước đã vậy, người Kinh ở Tây nguyên cũng không hơn, họ nín thinh, họ thờ ơ trước hàng trăm anh em người Thượng ngã xuống dưới bánh sắt thiết giáp, hàng trăm người bị bỏ tù hàng chục năm trời (có hoặc không có xét xử), hàng trăm người khác bị đưa vào rừng thủ tiêu...Người Kinh đã đứng ngoài trong cuộc đấu tranh đòi Công lý của anh em mình năm ấy.
Đến hôm nay, trong ý thức của đa số những người đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam, cuộc đấu tranh chống độc tài này chỉ thuộc về những: Nguyễn Văn, Trần Thị...chứ không có Y, H'...Thật vậy, việc không ý thức sự hiện diện rất sống động của người Thượng Tây nguyên nói riêng hay người sắc tộc cả nước nói chung, trong cuộc đấu tranh cho tự do này là do chúng ta bất cẩn, vô tâm, thiếu hiểu biết, hay là biểu hiện của một hình thức kì thị (gạt ra ngoài lề là kì thị chứ không gì khác). Hãy tự hỏi, chỉ có chúng ta mới là những người đấu tranh cho tự do (tự do biểu đạt, tự do lập hội, tự do tôn giáo...)? Chỉ có dân oan Dương Nội, dân oan Cần Thơ, dân oan Thủ Thiêm mới là dân oan, mới là những người đấu tranh cho quyền tư hữu đất đai? Chỉ có các linh mục, các sư thầy của các nhà dòng, các nhà chùa...mới đấu tranh cho tự do tôn giáo?
Không. Những người Thượng ở Tây nguyên gần 50 năm nay đã phải chịu cảnh cướp bóc trắng trợn từ chính quyền độc tài và cả từ những người Kinh được sự hẫu thuẫn của chính quyền. Đất đai của tổ tiên họ, chính quyền không cấp sổ đỏ dù vẫn để họ canh tác. Đến một ngày, họ nhận ra rằng mảnh đất nhà họ đang sống, đang trồng trọt nằm trong sổ đỏ của một người hàng xóm người Kinh. Nhiều câu chuyện như thế, không kể hết. Đó là chưa nói, sau cuộc bạo động 2004, nhiều người đàn ông trong các gia đình sắc tộc bị tù đày hoặc bị thủ tiêu, hoặc chết tại hiện trường biểu tình, những người phụ nữ phải chống chọi cuộc sống đầy sự khủng bố, với cả đàn con nheo nhóc mà bán rẻ dần đất đai của gia đình. Có hàng ngàn trường hợp như thế.
Rồi vì tổ chức họp nhóm Tin Lành tại gia (có khi phải họp ngoài rừng) không do chính quyền kiểm soát nên họ vẫn đang hằng ngày hằng giờ bị trù dập, đánh đập, sách nhiễu. Công an có thể chặn đường cướp điện thoại của bất cứ người nào họ thấy khả nghi, có thể xông vào nhà cướp máy tính, đánh người, bắt người mà thế giới bên ngoài không hay biết. Không ai hay biết một phần do chính người sắc tộc không có phương tiện thông tin (riêng phần này trong nỗ lực cá nhân của mình, tôi đã giúp được một số ít anh em có được phương tiện cần thiết); một phần khác là do chúng ta không chủ động, sốt sắng tìm kiếm thông tin về họ. Nhiều người trong chúng ta khó mà tưởng tượng được lễ Giáng sinh của các anh chị em Tin lành sắc tộc ở Gia Lai, Đắc Lắc, Kon Tum hàng chục năm nay diễn ra trong trấn áp, trong nước mắt và máu.
Ngoài một vài mục sư người Kinh (mục sư Nguyễn Công Chính, Nguyễn Hồng Quang, Phạm Ngọc Thạch...) có liên kết và sống gần gũi với người Thượng để hỗ trợ, dẫn dắt họ trong lĩnh vực tôn giáo và nhân đạo, phần lớn chúng ta vẫn xem họ là những người ngoài trong cuộc đấu tranh "của chúng ta". Ngoài Quỹ Tù nhân Lương tâm Úc châu ra, có nhà hoạt động nào trong nước hỗ trợ họ và thực lòng nghĩ đến những người anh em này với tư cách những người "cùng hội cùng thuyền", cùng là những người bị bách hại vì đấu tranh cho Nhân quyền, cũng là những (cựu) tù nhân lương tâm chứ không chỉ là những nạn nhân đáng thương ở vùng sâu vùng xa vô danh nào đó? Chúng ta thỉnh thoảng than thở với nhau về lực lượng đấu tranh chống độc tài còn mỏng. Mỏng chỉ vì chúng ta không biết hay không chịu liên kết với những người anh em này thôi. Chúng ta lên án chính quyền cộng sản kỳ thị sắc tộc nhưng bao nhiêu người trong chúng ta thực tâm coi người sắc tộc là những người đồng đẳng, là bạn, là chiến hữu trong cuộc đấu tranh cho tự do hiện tại, và đồng hành trên con đường đi tới tương lai? Thiếu sót này không những làm cho các nỗ lực chung của chúng ta khó hoàn thành hơn, mà còn có nguy cơ làm thay đổi bản chất của lý tưởng mà chúng ta ôm ấp.
Con số nhiều triệu người không quyết định được một cộng đồng có phải là một dân tộc hay không. Một cộng đồng chỉ được xem là một dân tộc thực sự nếu họ đủ đồng thuận để sống chung, có những quyền lợi chung và có những đề án chung đi tới tương lai. Nếu không có những biểu hiện này, hơn 90 triệu người trên đất nước hình chữ S không phải là một cộng đồng dân tộc đúng nghĩa, và nhiều khả năng sẽ thất bại với các kế hoạch chỉ dành cho một dân tộc thực sự.
Cuộc đấu tranh này là để thay đổi tiền đồ của hơn 90 triệu người dân Việt Nam, trong đó có hơn 10 triệu người sắc tộc. Mười triệu (10) triệu người đó đứng ở đâu trong lý tưởng đấu tranh và trong các đề án dân chủ hóa của chúng ta? Chính quyền cộng sản trù dập người sắc tộc, nhưng ít nhất họ có cô hoa hậu H'Hen để mua chuộc lòng người, để tạo ảo tưởng về bình đẳng sắc tộc. Những người đấu tranh cho tự do dân chủ người Kinh đã làm gì để giúp anh chị em người Thượng cảm thấy mình được dự phần vào các dự án tương lai của "dân tộc" này? Rất nhiều câu hỏi như thế buộc chúng ta phải trả lời nghiêm túc và thực lòng.
Buôn Hô 3/7/2018
Huỳnh Thục Vy

Bài học chính sách ngoại giao của bầy kiến lửa

Giáo sư sinh vật học Bert Hölldobler chuyên nghiên cứu về kiến và tác phẩm nổi tiếng của ông là Kiến (Ants).
Danh ngôn của Bert Hölldobler hay được trích dẫn cũng về kiến. Ông nhân cách hóa kiến và áp dụng vào chính sách đối ngoại:
“Mục tiêu trong chính sách đối ngoại của kiến có thể được tóm tắt như sau: xâm lược không ngừng nghỉ, chinh phục lãnh thổ, tận diệt chủng tộc của các thuộc địa láng giềng bất cứ khi nào có thể. Nếu kiến có vũ khí nguyên tử, có lẽ chúng sẽ xóa bỏ thế giới trong vòng một tuần lễ.”
Nhà sinh vật học người Đức này có thể không ám chỉ Trung Cộng. Tuy nhiên, người Việt nào có quan tâm cho tương lai đất nước sẽ nghĩ ngay đến Trung Cộng.
Bầy kiến lửa trên một tỉ đang tập trung bên kia biên giới phía Bắc chờ có lịnh sẽ tràn sang Việt Nam và thực hiện đúng chủ trương xâm lược, chinh phục lãnh thổ, tận diệt nòi giống Việt đúng như cách Bert Hölldobler nhân cách hóa.
Bầy kiến lửa Trung Cộng không thể không tràn.
Bởi vì, bành trướng là một đặc điểm có tính bản chất của mọi đế quốc. Dù Mông Cổ hay Mughal ở Á Châu, Ottoman hay Liên Sô ở Âu Châu đều tồn tại trên cơ sở bành trướng.
Khi một đế quốc không bành trướng được nữa đế quốc đó sẽ sụp đổ. Đế quốc Anh là một trường hợp dễ thấy nhất vì mới diễn ra vào cuối thập niên 1960 khi tất cả thuộc địa của Anh, ngoại trừ Hong Kong, giành lại độc lập hay được trao trả độc lập.
Tầng lớp cai trị ở Trung Nam Hải dĩ nhiên đã học từ lịch sử các hậu quả đầy tai họa của chính sách bành trướng. Nhưng hiểu là một chuyện dừng lại được hay không là chuyện khác. Trung Cộng không thể dừng lại. Trung Cộng phải bành trướng bằng mọi cách dù là bóc lột sức lao động của người dân nghèo khổ ở Phi Châu hay ăn cắp trí tuệ của các nước tiên tiến tây phương.
Về đối ngoại, Trung Cộng chỉ có thể áp dụng các chính sách một cách linh động, uyển chuyển, thỏa hiệp khi cần để sự bành trướng không dẫn tới các xung đột quốc tế có khả năng làm sụp đổ chế độ.
Về đối nội, Trung Cộng thay đổi các phương pháp tuyên truyền để kiểm soát và hướng dẫn nhận thức của người dân phù hợp với đường lối và mục tiêu bành trướng của đảng.
Sau biến cố Thiên An Môn, bộ máy tuyên truyền Trung Cộng chuyển hướng từ “yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội” sang “yêu nước là yêu đảng CSTQ” và đảng CS là một chọn lựa tự nhiên, không có chọn lựa nào tốt đẹp hơn. Một triều đại phong kiến đỏ đang được hình thành tại Trung Cộng. Không ngạc nhiên khi Khổng Tử, một hình tượng bị đạp đổ trong “Cách Mạng Văn Hóa”, đã sống lại và trở thành một đảng viên CS.
Trong vị trí của Việt Nam thoát khỏi ổ kiến lửa Trung Cộng là một thách thức vô cùng khó khăn.
Nhưng nhiều quốc gia đã thoát được khỏi cac cường quốc láng giềng có mục tiêu bành trướng tương tự. Thổ Nhĩ Kỳ, Phần Lan đã thoát ra khỏi vòng ảnh hưởng của bành trướng Liên Sô và mới đây các quốc gia vùng Baltic cũng thoát ra được khỏi chính sách bành trướng của Nga dù dân số nước họ chỉ bằng một phần trăm của Nga.
Dư luận thế giới thường để ý đến các nhân vật tên tuổi nhưng cách mạng dân chủ không phải bao giờ cũng được dẫn đầu bằng những người tên tuổi. Những người bước lên chuyến xe lịch sử mở đường cho hành trình phục hưng dân tộc thường khác nhau về gốc gác, nghề nghiệp, thế hệ, trình độ hiểu biết chính trị và cả mục đích cuối cùng của đời họ, tuy nhiên họ có định hướng rõ ràng trong từng giai đoạn nhất định.
Boris Yeltsin, một cựu ủy viên bộ chính trị và Andrei Sakharov, một cựu tù nhân lương tâm. Họ khác nhau gần như trong mọi so sánh, nhưng trong năm 1988 họ chỉ có chung một mục tiêu thôi, đó là giới hạn đảng CS khỏi vị trí cầm quyền. Họ đã thành công.
Việt Nam không phải thiếu những người không đồng ý với đảng CS, chê bai đảng CS, khinh bỉ đảng CS, chống đảng CS, căm thù đảng CS nhưng câu hỏi đặt ra những người không đồng ý, ghét, khinh, chống, thù CS đó họ có một định hướng chung chưa, câu trả lời có thể là chưa.
Ngày nào những người Việt quan tâm chưa gác qua bên được những khác biệt nhỏ để định hướng cho một mục đích lớn, ngày đó lại phải chấp nhận để đảng CS dắt đi vòng vòng trong ngõ cụt tối tăm như đã đi suốt 43 năm qua và có thể còn dài nữa./.

Cơ hội thương chiến Mỹ-Trung: Anh Phúc mà tham là chết

Căng thẳng Mỹ-Trung ngày càng leo thang mạnh mẽ sau cuộc gặp G20. Tập Cận Bình đã vỡ đòn với Mỹ. Mặc dù bên Trung Quốc đã có nhiều hành động cụ thể để chuộc lỗi nhưng căng thẳng vẫn gia tăng khi các vụ bắt giữ công dân đã diễn ra. Việc này dấy lên lo ngại khủng hoảng quan hệ giữa Mỹ-Trung và gói thuế 267 tỷ USD sẽ được thực hiện theo kế hoạch khiến các nhà đầu tư đang tháo chạy khỏi Trung Quốc. Và Việt Nam là điểm đến số một mà họ nhắm tới với nhiều ưu đãi, lợi thế như thuế, thể chế hay nhân công giá rẻ. Tuy nhiên phải cẩn trọng.
Cái đáng cẩn trọng ở đây không phải là các doanh nghiệp phương Tây hay tư bản mà là các doanh nghiệp của Trung Quốc. Họ sẽ kéo sang Việt Nam để né thuế. Mà các doanh nghiệp Trung Quốc lại là tâm điểm chú ý, cảnh giác của thế giới . Nếu cho họ sang quá nhiều không chỉ đơn giản là ảnh hưởng đến an ninh quốc gia mà còn là mối nguy về kinh tế. Các doanh nghiệp này sang có thể mang theo công nhân Trung Quốc sang(việc này rất nguy hiểm), nguyên vật liệu đầu vào cũng đều nhập từ Trung Quốc. Đây là hai việc mà chính phủ anh Phúc cần chú ý. Nếu anh không bắt họ cam kết chỉ sử dụng lao động Việt Nam và đánh thuế tương đối với nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc mà để thuế rất thấp hoặc bằng 0% là anh chết. Vì vô tình anh chỉ là chỗ để rửa hàng mà không thu được gì ngoài chút thuế con con. Trong khi anh mất rất nhiều từ an ninh quốc gia, môi trường, rác thải công nghệ và quan trọng nhất sẽ ăn điều tra và bị áp thuế “vạ lây” của Mỹ và nhiều nước đồng minh của Mỹ.
Đừng có tham mà rửa hàng cho bọn nó. Nhưng tôi e rằng để giữ chế độ thì các anh không từ nan gì đâu. Bám vào thằng Trung Quốc mà phải chịu sai khiến . Nếu anh tiếp tay cho chúng nó tuồn hàng qua để né thuế hay không tạo được việc làm cho người Việt Nam cũng như miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất từ Trung Quốc là anh chết chắc đấy. Mỹ và các nước đồng minh không phải dễ qua mắt đâu. Tôi thấy các anh hồ hởi lắm, nhưng nên chọn lọc đi vì sắp thực thi CPTPP rồi, không thiếu gì dòng vốn tốt để chọn. Đừng vì chế độ mà đánh đổi./

Tui “chê Cali

Tâm lý mọi người nói chung, khi đến nơi giàu sang tốt đẹp hơn quê nhà thì khen hết lời, khen để học tập. Đó là chuyện đương nhiên. Tuy nhiên người Việt sống trong chế độ cộng sản, thì việc khen chê phải có định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nhớ hồi năm chín mấy của thế kỷ trước, lúc ông phó thủ tướng Trần Đức Lương mới đi thăm Mỹ về, tui phỏng vấn ông ta về nước Mỹ. Ông vô tư khen nước Mỹ nhiều thứ lắm, nhưng sau đó chợt nhớ ra, ông tự chấn chỉnh lại, “nhưng nước Mỹ cũng có nhiều cái xấu lắm”, tui hỏi cụ thể xấu cái gì thì ông lúng túng nói chung chung, nó bóc lột công nhân ghê lắm, nó tự do dân chủ quá trớn nên xã hội luôn mất ổn định…

Cũng vào thập niên 90, tui có mặt trong đoàn nhà báo đi thăm Hàn Quốc do anh Võ Như Lanh, tổng biên tập TBKTSG làm trưởng đoàn. Từ trong quê mùa của những năm 90, thấy Hàn Quốc, ai cũng choáng ngợp, đi đến đâu, thấy cái gì cũng khen ngất trời. Khen nhiều đến mức mà một nhà báo tiến bộ như anh Lanh cũng thấy không ổn, anh chấn chỉnh: khen nhiều rồi, bây giờ chúng ta phải tìm ra cái chi xấu, cái chi thua VN để chê. Vậy mà cả đoàn nhà báo gần 10 người, trong ba ngày còn lại không tìm ra một cái gì xấu, cái gì thua VN để chê. Cuối cùng tui bông phèn một câu rất mất quan điểm lập trường: Thằng Hàn quốc tệ hơn VN là không chịu để cho Triều Tiên giải phóng.
Bây giờ tui qua Cali ở gần một tháng, mới khen phở Cali ngon và khen chuyện quản lý chăm sóc trẻ con tốt đã bị nhiều người Việt XHCN, cháu ngoan bác Hồ nhảy bổ vào chửi bới, đ*t mẹ thằng bu càng nịnh Mỹ, khen cả cứt Mỹ cũng thơm hầu xin xỏ suất tị nạn hoặc lợi lộc gì đó.

Chừ tui sợ quá, bằng tự điều chỉnh, tìm cách chê Cali đây.

Thời tiết, đất đai và thổ nhưỡng Cali tệ hơn VN rất nhiều. Bay từ San Francisco xuống Los Angeles, nhìn xuống thấy cả một vệt đất khô cằn, núi đồi trùng điệp phủ toàn một màu vàng khô của cỏ cháy hoặc của đất đá trơ cằn, mỏi mắt tìm một chút màu xanh không thấy.

Khi máy bay hạ thấp xuống mới thấy được cây xanh trong các khu dân cư và trong các thành phố. Trái với VN, bay ra khỏi thành phố là thấy màu xanh ngút ngàn.

Cali mưa ít, phía tây tiếp giáp với sa mạc nên thiếu nước trầm trọng. Hầu hết đồi núi đều khô trọc, nơi nào có rừng thì phần lớn là các loại cây có dầu như thông, tùng, sồi và cây gì đó rất giống cây bạch đàn…không khí lại rất khô nên cháy rừng xảy ra thường xuyên dù không bị đốt. Ngược lại ở VN ta rừng bị cố ý đốt liên miên nhưng cũng chỉ cháy chút chút rồi tự tắt chẳng cần phải cứu chữa khổ sở như ở Cali.

Chủng loại cây đã ít mà chủng loại chim thú càng ít hơn VN. Tuy nhiên số lượng của chúng thì nhiều vô cùng. Chim ở đây thịt rất dở nên không ai thèm bắt ăn. Ngỗng, ngan, vịt trời, le le mập ú tràn ngập các hồ nước, công viên, có lẽ thịt nó tanh lắm và máu nó hôi hơn ngỗng vịt ở VN nên không bị bắt làm món tiết canh. Tự dưng rất tự hào khi nhớ đến lời ngài phó thủ tướng tiến sĩ kinh tế Vương Đình Huệ khi ngài cho rằng vịt trời là mũi nhọn xuất khẩu đặc sản của VN.

Con người ở Cali bị khó dễ mọi điều, bị cấm đoán đủ thứ như cấm uống rượu bia nơi công cộng, cấm hành hạ thú cưng và gia súc, cấm cả việc đụng chạm đến chim muông đến cả con sò con ốc, viên đá vô tri. Hôm qua tui mới đến chơi ở bãi biển Laguna và Dana Point, thấy có biển cấm to đùng cắm ngay bên mỗi cổng xuống biển với nội dung: Không dắt chó xuống biển, không dẫm đạp nghêu sò và tất cả các loại sinh vật biển, không nhặt lượm vỏ nghêu sò ốc hến, không nhặt sỏi đá, không thay đổi vị trí của các viên đá sạn… Vì thế mà nhà cầm quyền Mỹ rất tệ khi đã bắt phạt một vị đường đường đại sứ Việt Nam chỉ vì vị nầy vô tư mò ốc trên suối để cải thiện.

Cali rất thiếu bê tông, hầu hết nhà cửa phải làm bằng gỗ và vật liệu tổng hợp đã đành đến các ao hồ sông suối ngay trong lòng thành phố cũng hiếm khi được kè bê tông hoành tráng như Hồ Tây của Hà Nội. Các khu hoang dã thì để dưới mức hoang dã, đường đất quanh co, cây cối mọc nghiêng ngã lộn xộn, um tùm. Nơi nào buộc phải làm đường bê tông để du khách đi lại cho dễ thì hai bên đường trồng cây cối lau lách lên um tùm che khuất người với chim thú bên trong, thỉnh thoảng lắm mới bố thí cho người một chỗ nhòm chim thú hai bên đường bằng cách cắt thấp cây cỏ một ô chừng vài mét. Hồ Tây và các bờ sông vào thành phố ở VN sạch tưng, đố hòng tìm thấy một bụi lau sậy hoang dã… làm bẩn cả mắt.

Đất đai Cali rộng hơn VN nhưng toàn đất hoang đồi trọc, dân số thì ít hơn rất nhiều lại không thuần và ngoan như dân VN.

Dân Cali là một tập hợp hổ lốn phức tạp gồm da trắng, da đen, da vàng, da đỏ… đến từ mọi phương trời, ngôn ngữ thì hầm bà lằng gồm tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Tàu, tiếng Việt… Hì hì, lại không có tiếng Mỹ, thế có ốt dột không.

Dân Cali không ngoan vì họ chẳng sợ thằng nào kể cả thống đốc hay tổng thống và cũng chẳng thằng nào sợ họ. Họ chỉ sợ mỗi pháp luật, đứng trước pháp luật thằng nào cũng như thằng nào, cũng xanh mặt, thun cu kể cả thằng tổng thống. Nghe ngài Trump đang bị thế. Ngược lại dân VN tuy ngoan ngoãn nhưng rất anh hùng, chẳng sợ pháp luật, chỉ sợ thằng lãnh đạo cấp trên và thằng chí phèo thôi.

Dân số Cali chỉ gần 40 triệu, đất đai cằn cỗi, tài nguyên không nhiều, nhưng nó làm ra tiền khủng khiếp, GDP nó đứng thứ 6 toàn cầu nghĩa là nó chỉ thua 5 nước Mỹ, Tàu, Nhật, Đức, Anh mà thôi. Điều đó chẳng tốt lành gì, vì của cải đó phần lớn do bóc lột người lao động mà ra. Chỉ 40 triệu người mà làm ra lượng của cải khổng lồ đứng thứ 6 thế giới thì cường độ bóc lột, vét kiệt tâm sức người lao động đến mức cùng cực như thế nào khó mà kể siết. Do vậy nhận định của ngài Trần Đức Lương hoàn toàn không sai.

Nhà cầm quyền tư bản Cali nói riêng và nước Mỹ nói chung, rất lạnh lùng và vô ơn. Viết bài bưng bô ca ngợi nó bao nhiêu nó cũng chẳng thèm biết ơn tặng cho người viết phong bì hoặc ưu tiên cho một chút lợi lộc nào đó như ở VN. Ngược lại, nói xấu nó hay nói xấu làm mất uy tín lãnh đạo của nó, nó cũng rất vô cảm, chẳng thèm care.

Do vậy tui viết bài chê Cali này là nhằm phục vụ cái sướng cho các vị cháu ngoan bác Hồ, những con người mới xã hội chủ nghĩa, mong các vị tha thứ mà cho tui một suất trở về VN quê hương an toàn.

PS: Tui chỉ quanh quẩn Cali nên chỉ dám chê Cali, tui mà đi hết nước Mỹ thì phải biết, tui chê không còn manh giáp nào.

Theo FB Huỳnh Ngọc Chênh

Chính trị và đá bóng


Bầu Đức và HLV Park Hang Seo

Nguyễn Hồng Phúc (VNTB) Việt Nam vô địch AFF Cup 2018, bầu Đức được những gì?

Sở dĩ hỏi như vậy vì chính ông chủ đội bóng Hoàng Anh Gia Lai thông qua các đối tác của mình, đã giới thiệu huấn luyện viên Park Hang Seo với Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF); và ông Đoàn Nguyên Đức, hay còn gọi là bầu Đức, đã móc tiền túi của mình để trả lương trong hợp đồng với huấn luyện viên trưởng đội tuyển bóng đá Việt Nam Park Hang Seo, từ cuối năm 2017 đến cuối năm 2019, khoảng tiền là 17 tỷ đồng.

Liệu có liên quan gì chuyện bầu Đức trả lương cho ông huấn luyện viên bóng đá xứ Hàn với luận bàn chính trị của nước Việt?

Ông chủ tư nhân đã nhìn đúng người và chi tiền đúng chỗ. Điều này xem ra có khác so với phương thức chọn người tài kiểu ‘cơ cấu’ mà đảng cộng sản Việt Nam đang tiếp tục thực hiện cho nhiệm kỳ sắp tới của đảng và chính phủ.

Mới đây nhiều Câu lạc bộ bóng đá đã bày tỏ nỗi thất vọng khi ông Cấn Văn Nghĩa, nguyên giám đốc Khu liên hợp thể thao quốc gia, bất ngờ được thông báo là trúng cử làm phó chủ tịch VFF phụ trách tài chính.

Có ý kiến đã lo ngại điều này sẽ mang lại thảm hoạ tài chính cho VFF, khi ông Nghĩa đang vướng vào lùm xùm Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình đang nợ tiền thuê đất 314 tỉ đồng không có khả năng chi trả dưới thời ông làm giám đốc. Trong lịch sử làm quan chức, ông Nghĩa chưa từng được biết tới là người có khả năng vận động tài chính.

Tương tự, Thứ trưởng Thường trực Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch Lê Khánh Hải, ứng viên duy nhất cho chức danh Chủ tịch VFF và sau đó ‘trúng cử’ cũng không mang tính thuyết phục; vì ngay khi đương nhiệm chức danh thứ trưởng, phụ trách trực tiếp Tổng cục Thể dục thể thao, ông Lê Khánh Hải chưa thấy làm được bất kỳ vấn đề gì cho nền thể thao nước nhà, trong đó có môn bóng đá.

Thứ trưởng Lê Khánh Hải có một người chú khá nổi tiếng trong giới thể thao – đặc biệt là môn golf, đó là ông Lê Kiên Thành. Ông Thành sinh năm 1955, là người con thứ sáu của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn. Hiện ông Thành là phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Golf Việt Nam.

Tổng Bí thư Lê Duẩn sinh được 7 người con, người con trưởng là ông Lê Hãn – nguyên Cục trưởng Cục Quản lý các nhà trường quân đội, Tư lệnh Bộ Tư lệnh bảo vệ lăng của ông Hồ Chí Minh. Thứ trưởng Lê Khánh Hải, sinh năm 1965 là con trai cả của ông Lê Hãn.

“Nếu ông Lê Khánh Hải không là cháu đích tôn của cố tổng bí thư Lê Duẩn thì liệu có cơ cấu vào ghế Chủ tịch VFF?”. Không ít nhà báo chuyên trách thể thao thắc mắc như vậy.

Điểm giống nhau giữa ông Cấn Văn Nghĩa và ông Lê Khánh Hải trong chuyện đá bóng, là cả hai đều là đảng viên và không hề có chuyên môn gì về môn thể thao vua này.

Còn điểm giống nhau giữa bầu Đức và huấn luyện viên Park Hang Seo là đều không phải đảng viên. Cả hai đều chọn lựa cầu thủ ra sân mà không cần biết có đảng, đoàn, đội gì hay chăng; chẳng quan tâm đó là cháu, con của ai, chả bận lòng thuộc phe nhóm nào… Miễn là đá hay, đá giỏi, có khát khao cống hiến và xả thân vì niềm vui của người hâm mộ, vì chiến thắng, vì màu cờ sắc áo, có tính đồng đội là được tuyển chọn. Dĩ nhiên là cần phải biết đúng lúc xuất hiện trên sân cỏ.

Để đăng quang AFF Cup, dĩ nhiên là cần đến sự may mắn, nhưng chiến thắng của huấn luyện viên Park Hang Seo, trước tiên là chiến thắng của biết dụng người tài. Bầu Đức cũng vậy, ông đã ‘nhìn ra’ huấn luyện viên Park Hang Seo là người cần cho bóng đá Việt Nam. Bầu Đức là dân kinh doanh, ông hiểu rằng trong đầu tư không thể chỉ biết chăm chăm vớt ngọn. Câu lạc bộ bóng đá Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức đã cung cấp đến 9 cầu thủ cho đội tuyển U23 của Việt Nam. Những lứa cầu thủ này được Hoàng Anh Gia Lai đào tạo bài bản thuở họ còn là các cậu học trò phổ thông…
Từ chuyện tuyển bóng đá Việt Nam đăng quang AFF Cup 2018, đôi chút lạm bàn về huấn luyện viên Park Hang Seo.

Có thể thấy rằng ông thầy người Hàn Quốc sở dĩ giỏi ‘nhìn người’, vì ông có nền tảng của một quốc gia mà sự phát triển vượt bậc được dựa trên sự minh bạch. Chính sức mạnh của sự minh bạch mà dân tộc của ông Park Hang Seo đã vượt qua mọi rào cản, để lần lượt đưa hai vị từng là nguyên thủ quốc gia phải vào tù với mức án hàng chục năm tù giam về tội tham nhũng: cựu tổng thống Lee Myung Bak và cựu tổng thống Park Geun.

Chiến thắng của Park Hang Seo là chiến thắng của dụng người tài. Đây là điều mà những nhà làm chính trị ở Việt Nam cần học hỏi, thay cho chuyện chỉ biết vỗ tay hò reo, rồi ôm hôn vị huấn luyện viên này trong đêm đăng quang của tuyển bóng đá Việt Nam, cúp AFF 2018 ở sân Mỹ Đình.

Ngôi trường quỷ ám

Thực ra nghĩ về kẻ được gọi là hiệu trưởng một trường trung học đã dâm ô tới hàng chục học sinh nam trong suốt một thời gian dài, có một tình tiết đáng sợ hơn là nhiều kẻ là giáo viên mặc dù đã biết sự việc nhưng vẫn coi như không có và còn “thản nhiên” đùa cợt những học sinh khi họ rời khỏi căn phòng quỷ ám đó, mới thấy được cái sự khốn nạn đến tột cùng của những kẻ mang danh nhà giáo.
Tôi vẫn thấy rùng mình. Nó không khác gì một trại tù thiếu thốn tình dục và căn phòng của tay hiệu trưởng như là một buồng của tên cai ngục vậy. Làm sao mà các bạn trẻ đó có thể học tập và đủ tinh thần chịu đựng suốt một thời gian dài như vậy và trước sự thinh lặng của nhiều kẻ đến thế? Làm sao mà các em ấy có thể sống bình thường như một con người được?
Vậy mới biết, giữa vô vàn những cái ác, các em đã không được dạy về sự phản kháng và chống lại những hành vi không chỉ đồi bại về mặt giáo dục mà còn là vi phạm luật pháp đến mức cực kỳ nghiêm trọng. Tại sao các em lại có thể âm thầm chịu đựng mà không nói gì với nhau hay nói gì với phụ huynh của mình? Hay vì phải chăng chính phụ huynh cũng không đủ tâm lý và sự quan tâm đến tương lai của chính con cái mình? Và rồi để cho lũ quỷ ấy cứ nhởn nhơ thực hiện nó ngày này qua tháng khác?
Giáo dục rồi sẽ đẩy những đứa trẻ về đâu? Hàng chục trẻ phải tát bạn và giáo viên trực tiếp tát học sinh đến đi viện. Hàng chục trẻ phải chứng kiến cảnh một bạn khác tát bạn theo lệnh của giáo viên và chỉ đến khi đau quá mới cho dừng lại. Hàng chục học sinh phải phục vụ tình dục cho một kẻ làm thầy trong suốt những năm tháng ngây thơ và đẹp nhất của đời học sinh và tuổi mới lớn?
Phải chăng nhiều khi tôi đành phải tự đặt một câu hỏi hoài nghi về chính mình, rằng: có phải tôi đang trét quá nhiều màu xám vào một bức tranh đẹp hay là tôi đang bóc từng lớp sơn trắng đang phủ lên trên một nền đen huyền? Tôi rùng mình kinh hãi về cuộc sống đang hiện hữu và phơi bày đầy đủ mọi sắc thái ngay trước mắt mình./.

Phản ứng

Đỗ Ngà

Đầu năm 2019 ông điện thông báo tăng giá điện, ông y tế thông báo tăng giá dịch vụ y tế vv.. Năm nào cũng bội chi, năm nào nhà nước cũng bơm tiền ra thị trường. Nó như là một dây thòng lọng thít vào cổ người dân. Khi trượt giá, người ta phải cố tăng giá để bù vào giá trị bị mất đi do trượt giá gây nên. Với hàng không độc quyền, nếu tăng giá mạnh bao giờ cũng đồng nghĩa với việc mất khách. Cho nên những doanh nghiệp chân chính, họ cũng không dám tăng giá mạnh, nghĩa là họ cũng phải gánh chịu một phần thiệt hại chứ họ không thể nào đẩy hết cho người tiêu dùng. Cho nên họ cũng là nạn nhân của chính sách tiền tệ như CC của chính quyền CS.
Riêng mặt hàng độc quyền lại khác, tăng giá sẽ không có chuyện khách hàng quay lưng vì họ không có quyền chọn lựa. Chính vì thế điện tăng giá để hốt tiền bù vào các khoảng hoang phí mà đám quan chức ngành điện đã vung vãi một cách vô tội vạ. Dịch vụ y tế tăng giá cũng làm cho người dân phải chấp nhận vì họ không có chọn lựa. Thế là sợi dây thòng lọng chính phủ tung ra thít vào toàn xã hội, thì những ông doanh nghiệp nhà nước vui vẻ nhặt nó đưa ra khỏi cổ mình. Cuối cùng chỉ có người dân và doanh nghiệp tư nhân là chịu thiệt.
Dân Việt đã nghèo mà họ cứ chịu mãi thói chi tiêu vô trách nhiệm của chính phủ thì sao họ khá lên nổi? Năm nào cũng bội chi ngân sách nhưng rốt cuộc ai chịu? Dân chịu hết. Cái thòng lọng thít vào cổ mình mà mình chẳng thèm quan tâm đúng là “nể” dân Việt mình thiệt. Có người nhìn sang Pháp và chê “Đấy! Thấy chưa? Đa đảng và cho biểu tình đấy! Được gì khi biểu tình đập phá và thiệt hại?”. Đấy là điển hình cho cách nhìn nhận rất thiển cận của người Việt. Có thể nói cũng vì dốt nát mà họ nhìn nước Pháp với con mắt như thế.
hòng lọng đang thít vào cổ anh, anh phải làm mọi giá để vứt nó đi. Đó là nguyên tắc tự vệ để tồn tại. Con chó khi bị thòng lọng thít cổ nó sẽ lấy hết sức để cắn xé mọi thứ xung quanh nhằm thoát ra, nếu có cơ hội cắn luôn tên đã thít cổ nó để giải thoát cho mình. Đó là nguyên tắc sinh tồn của muôn loài, và loài người cũng thế. Cho nên một khi dân tộc chấp nhận bị thít cổ bằng những nụ cười thoả mãn thì đó là một dân tộc không có khả nặng sinh tồn nếu không thay đổi từ hôm nay. Đập phá để đòi yêu sách, đòi xong xây lại mấy hồi? Không việc gì phải nhẫn nhịn cả./

Đất nước hình chữ S(ầu) nhưng chỉ được phép vui

Theo VOA-Nguyễn Hùng/17/12/2018 
Huấn luyện viên Park Hang Seo và các học trò nâng cao Suzuki Cup sau trận chung kết gặp Malaysia tại Mỹ Đình, 15 tháng 12, 2018. (AP Photo/Minh Hoang)
Huấn luyện viên Park Hang Seo và các học trò nâng cao Suzuki Cup sau trận chung kết gặp Malaysia tại Mỹ Đình, 15 tháng 12, 2018. (AP Photo/Minh Hoang)
Với hai bàn thắng trên sân khách và một bàn trên sân nhà, các cầu thủ trẻ Việt Nam đã lần thứ hai vô địch giải đấu bóng đá của các nước ASEAN. Khu vực này là vùng trũng của bóng đá châu Á khi chưa từng có đội tuyển quốc gia nào lọt vào World Cup. Mà tại vùng trũng ấy Việt Nam cũng phải mất 22 năm mới vô địch được hai lần, lần đầu tiên cách đây đúng 10 năm. Trong khoảng thời gian đó người Thái chạm cúp năm lần, Singapore bốn lần và Malaysia một lần, bằng với Việt Nam cho tới hôm 15/12 vừa qua.
Ấy vậy mà người dân ăn mừng cứ như Việt Nam vừa thắng World Cup. Ăn mừng tới mức một thanh niên Sài Gòn ngã ra đường bị xe bồn cán chết. Ăn mừng tới mức hai người khác ở Bà Rịa – Vũng Tàu chết khi “bàn nhậu nát bét dưới gầm xe khách”. Ăn mừng tới mức ở Lâm Đồng “nam thanh niên bị đâm chết khi xuống đường mừng chiến thắng”. Nhưng nếu người ta sẵn sàng chết trong ngày đại thắng thì tôi tuổi gì mà bàn.
Tôi cũng không có ý nói không nên ăn mừng. Cảm xúc ta thế nào cứ thể hiện như thế thôi. Miễn là thể hiện xong nên gói rác mang về nhà mà vứt chứ đừng để lại sân bóng hay dưới lòng đường. Thể hiện nhưng chịu khó đội cái nồi cơm điện để bảo vệ não. Thể hiện nhưng đừng chập mạch tới mức để mất mạng hay làm người khác mất mạng.
Tôi không xem được hiệp một trong trận Việt Nam – Malaysia ở Mỹ Đình nhưng xem hết hiệp hai qua Facebook Live của một kênh Malaysia. Quả thực các cầu thủ Việt Nam ở cả hàng công và hàng thủ đều chơi chắc chắn, xem đỡ thót tim hơn nhiều so với trước đây. Có bạn dè bỉu nói Việt Nam ăn may vì Anh Đức ghi bàn trong tình huống việt vị. Nhưng một số bạn am hiểu bóng đá nói nếu Anh Đức không ghi bàn trước thì Việt Nam đã không đá thiên về phòng ngự trong phần còn lại của trận đấu và tỷ số có khi còn cao hơn. Thực tế là các cầu thủ Việt Nam đã ghi được hai bàn trên sân khách trong khi Malaysia không ghi được bàn nào ở Mỹ Đình. Dù có hoà 0-0 hay 1-1 thì Việt Nam vẫn thắng.
Trở lại với chuyện người Việt chỉ được phép xuống đường khi vui, còn khi sầu xin cứ ở nhà, tôi xin được giải thích rõ thêm. Tôi có đọc ở đâu đó người ta xử lý hàng chục trường hợp không đội mũ bảo hiểm khi ra đường đi bão đêm 15/12, nhưng tôi tin hôm đó số người không đội mũ có lẽ lên tới hàng ngàn hay hàng vạn. Có những clip trên mạng xã hội cho thấy cảnh sát thậm chí còn đập tay ăn mừng với cả những người đi xe máy không mang mũ bảo hiểm. Vui là chính mà. Chấp gì.
Thế nhưng mai bạn buồn cứ thử xuống đường mà xem. Nếu bạn bị tư bản truyền thống hay tư bản đỏ bóc lột mà lại trả lương thấp bạn thử xuống đường kêu xem thế nào. Nếu bạn muốn bảo vệ rừng, bảo vệ cây xanh, bạn thử tụ tập lấy 20 bạn và diễu phố xem công an sẽ đập tay với bạn hay thượng cẳng chân, hạ cẳng tay. Nếu bạn có người thân bị đánh cho tới mức phải nhận tội và bị kết án từ tù nhiều năm tới tử hình, bạn thử xuống đường kêu oan xem sao.
Tôi từng có dịp nói chuyện với cây viết Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và thương bạn vô cùng khi thấy bạn bị trục xuất sang Hoa Kỳ sau vài năm ở tù. Cũng chỉ vì bạn hay xuống đường vì những người thấp cổ bé họng, vì những hàng cây, những con sóng biển không biết nói. Mà xuống đường là việc làm được Hiến Pháp khuyến khích các bạn nhé. Chỉ có điều chính quyền sợ các bạn quá nên không dám viết luật hướng dẫn các bạn làm theo đúng hiến pháp thôi.
Cũng chẳng phải vô cớ mà họ sợ đâu. Vừa rồi cháy lò mới ra một đống mặt chuột đấy. Từ uỷ viên Bộ Chính trị tới bộ trưởng, thứ trưởng, tới tướng, tới tá. Thuế bạn đi làm mửa mật mới có mà đóng nhưng chúng đốt hàng tỷ, chục tỷ, ngàn tỷ. Nhưng bạn đừng mơ xuống đường phản đối. Từ nhà tù lớn bạn sẽ vào ngay các nhà tù nhỏ với những cai ngục sẵn sàng chửi mắng và tát vào mặt bạn như Mẹ Nấm đã kể. Hay nếu họ không đánh thì sẽ sai “đại bàng” tẩn bạn. Cho chừa cái thói đủ thông minh để dùng quyền hiến định.
Cách hành xử thô bạo của những người chưa quên “bạo lực cách mạng” làm nhiều người nhụt chí. Nhưng xưa họ chẳng sợ như bạn đâu, họ liều lắm vì họ bảo “đời cách mạng từ khi tôi đã hiểu, dấn thân vô là phải chịu tù đày”. Mà bạn có làm gì đâu? Bạn xuống đường đi dạo thôi mà. Dạo bộ vì người nghèo, dạo bộ vì môi trường, dạo bộ vì chó mèo. Giống như hàng vạn người dạo bộ vì quyền của người đồng tính hay hàng triệu người vỡ oà với niềm vui vô địch bóng đá trên mọi nẻo đường.
Bóng đá Việt Nam cứ 10 năm mới vô địch một lần trong 22 năm qua. Ở khoảng giữa có lẽ bạn cứ thoải mái ca “đời là vạn ngày sầu, biết tìm vui chốn nào”. Trong khoảng thời gian chờ được xuống đường mà không bị đánh đập đó, bạn ra đường có nguy cơ bị cảnh sát đòi tiền, bị tai nạn giao thông. Tới chỗ làm có thể bị bắt nạt, bị trả lương thấp một cách bất công mà chẳng có công đoàn nào giúp bạn. Nếu không may bạn có mảnh đất lọt vào mắt quan chức như đã xảy ra ở Thủ Thiêm, Văn Giang hay nhiều nơi khác, bạn sẽ chẳng cãi lại được miệng nhà quan đâu. Còn các quan làm đường theo kiểu vừa làm đã có ổ voi, quy hoạch thành phố cứ mưa là ngập, bệnh viện cứ đến là quá tải. Con bạn đến mẫu giáo không ăn có thể bị ăn tát. Còn đến lớp lớn hơn thì có khi ăn cả trăm cái tát nếu lỡ miệng văng tục. Rừng người ta đã và đang đốn khiến lũ lụt ngày một trầm trọng. Biển ô nhiễm khiến có lúc người ta không còn dám ăn hải sản.
Đấy chỉ là danh sách những thứ ai cũng thấy sờ sờ trước mắt. Còn dưới tấm thảm xã hội chủ nghĩa còn vô số thứ khác mà ông đốt lò đang đổ mồ hôi hột để xử lý. Nhưng tấm thảm đó xét về mặt đẻ ra những thứ vô văn hoá và đồi bại thì phải nói nó đúng là thảm thần. Nên ông đốt lò một mình chống lại mafia có lẽ chẳng được lâu đâu. Còn bạn nếu chỉ khi nào vui mới xuống đường thì những ngày còn lại cứ thoải mái ca “đời là vạn ngày sầu” đi nhé.

Vụ xâm hại học sinh ở Phú Thọ: ‘Sự tha hóa đã xuống đến đáy’

VOA Tiếng Việt/17/12/2018
Hiệu trưởng Đinh Bằng My ở Phú Thọ bị cáo buộc xâm hại tình dục nhiều học sinh
 Hiệu trưởng Đinh Bằng My ở Phú Thọ bị cáo buộc xâm hại tình dục nhiều học sinh
Ông hiệu trưởng bị cáo buộc xâm hại tình dục hàng chục nam học sinh ở tỉnh Phú Thọ mới đây đã bị bắt giam. Thày giáo chống tiêu cực Đỗ Việt Khoa nói với VOA rằng vụ này cho thấy “sự tha hóa đã xuống đến đáy”, trong khi Facebooker nổi tiếng Bạch Hoàn viết trên trang cá nhân rằng vụ việc là “tận cùng sự khốn nạn” trong nền giáo dục Việt.
Tin tức đăng hôm 16/12 trên nhiều báo Việt Nam cho hay, công an huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ đã bắt tạm giam ông Đinh Bằng My, hiệu trưởng một trường phổ thông dân tộc nội trú về tội “dâm ô đối với người dưới 16 tuổi”.
Trước đó, nhiều cơ quan báo chí lớn, trong đó có VTV, Tuổi Trẻ, Dân Trí, đưa tin rằng hàng chục nam sinh tại trường tố cáo với các phóng viên rằng ông My, 57 tuổi, đã xâm hại tình dục các em trong nhiều năm. Một phóng viên của VTV đã theo dõi, tìm hiểu về vụ việc trong nhiều tháng trước khi chính thức đưa tin.
Dẫn lại lời kể chi tiết của các học sinh từ 12 đến 14 tuổi, các bài báo dùng những từ như “tàn nhẫn”, “ghê rợn”, “kinh hoàng”, “rùng mình” để nhận xét về việc nghi phạm Đinh Bằng My bị cáo buộc đã ép các học sinh phải “quan hệ tình dục bằng tay, bằng miệng” với ông.
Các trích đoạn phỏng vấn với các học sinh xin giấu tên được VTV, Tuổi Trẻ và nhiều báo khác công bố cho biết rằng các em buộc phải làm “nô lệ tình dục” cho vị hiệu trưởng vì các em “quá sợ hãi” khi bị ông ta “dọa phạt” hoặc “dọa đánh”.
Nhiều em nói việc “phục vụ tình dục” cho ông My đã làm các em rơi vào tình trạng “tâm lý bị đảo lộn”, “ghê”, “mất ngủ” hay “phải bỏ học”.
Ở Việt Nam mà tìm được người hành xử quyết liệt, không sợ trù dập, không sợ mất nghề thì ít lắm. Người ta đe dọa giáo viên kinh lắm. Nó cắt lương, trừ điểm thi đua. Rồi nó thuê xã hội đen đánh ...
Thày giáo Đỗ Việt Khoa
Vẫn dẫn lời các học sinh, tường thuật của báo chí còn cho hay rằng thày cô giáo trong trường “biết” về vụ việc nhưng đã “nhắm mắt làm ngơ”.
Theo các báo, hiệu trưởng My từng phát biểu tại một cuộc tuyên truyền phòng chống xâm hại trẻ em hồi tháng 5/2018 ở ngay trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Trung học Cơ sở huyện Thanh Sơn. Các báo đã đăng lại ảnh trên trang web của trường cho thấy ông My đã đứng nói trước các học sinh của ông về phòng chống xâm hại trẻ em.
Những tin tức kể trên đã gây chấn động dư luận trong suốt 5 ngày qua, dẫn đến nhiều thảo luận và những lời chỉ trích Bộ Giáo dục trên các diễn đàn mạng xã hội. Bà Bạch Hoàn, một cây bút gắn bó với báo Tuổi Trẻ, viết hôm 17/12 trên trang Facebook cá nhân rằng “ngành giáo dục lại vung một cái tát vào mặt nhân dân”.
Nữ Facebooker có tổng cộng trên 180.000 người theo dõi dùng những từ ngữ nặng nề bày tỏ quan điểm của bà rằng “một lũ súc sinh hành nghề giáo đã biến môi trường giáo dục thành một trại súc vật”.
Theo góc nhìn của nữ nhà báo, những gì đã diễn ra ở trường nội trú đó với việc các thày cô “im lặng, làm ngơ, đồng loã” với hành vi “ấu dâm, lạm dụng những đứa trẻ non nớt” chính là “sự khốn nạn đến tận cùng”.
Hiệu trưởng Đinh Bằng My từng phát biểu về phòng chống xâm hại tình dục trẻ em
Hiệu trưởng Đinh Bằng My từng phát biểu về phòng chống xâm hại tình dục trẻ em
Thày giáo Đỗ Việt Khoa, vốn nổi tiếng về chống tiêu cực trong ngành giáo dục, nói với VOA rằng việc hàng chục giáo viên, nhân viên và hàng trăm học sinh tại ngôi trường nội trú ở huyện Thanh Sơn, Phú Thọ không lên tiếng là điều “không có lạ” và “diễn ra ở hầu hết các trường, hầu hết các nơi”.
Thày Khoa kể lại rằng tại trường trung học phổ thông Vân Tảo, nơi thày từng dạy trước năm 2010, cũng từng có vụ một thày giáo xâm hại học sinh. Nhưng khi thày Khoa giúp học sinh đó tố cáo thày giáo kia, thay vì được bảo vệ, được khen ngợi, điều ngược lại đã diễn ra.
Thày Khoa cho biết:
“Khi tôi đưa sự việc ra thì cả trường khủng bố, đe dọa tôi các kiểu. Ở Việt Nam mà tìm được người hành xử quyết liệt, không sợ trù dập, không sợ mất nghề thì ít lắm. Người ta đe dọa giáo viên kinh lắm. Nó cắt lương, trừ điểm thi đua. Rồi nó thuê xã hội đen đánh, như trường hợp của tôi”.
Trong cả nghìn lời bình luận dưới bài viết của Facebooker Bạch Hoàn cũng như trong các cuộc thảo luận khác trên mạng xã hội về vụ việc hiện nay, nhiều người đòi Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ “phải từ chức hoặc bị cách chức”.
Khi các anh ở các cấp mà nói dối, không xử lý, bao che sai phạm cho nhau thì cái xấu, cái ác sẽ bùng nổ và không bao giờ chúng ta chấm dứt được tệ nạn ở trong bất cứ môi trường nào chứ không chỉ môi trường giáo dục.
Thày giáo Đỗ Việt Khoa
Thày giáo Đỗ Việt Khoa nói với VOA rằng Bộ trưởng Nhạ “đáng phải rời khỏi chức vụ” do bị đánh giá tín nhiệm thấp ở quốc hội. Ngoài ra, ông cũng phải chịu trách nhiệm về nhiều “bê bối” của ngành trong thời gian gần đây, bao gồm gian lận thi cử, bằng cấp, hay các vụ đánh đập, xúc phạm, xâm hại học sinh.
Tuy nhiên, theo thày Khoa, các vấn đề của ngành giáo dục có nguyên nhân sâu xa hơn là trách nhiệm riêng của ông Nhạ:
“Nó là kết quả của cả một hệ thống, kéo dài sự tha hóa, sự xuống cấp của cả một nền chính trị, nền văn hóa của Việt Nam, kéo dài hàng chục năm nay. Đến bây giờ nó đang ở giai đoạn hạ thấp đến đáy, thì nó bùng nổ. Bản chất nó có từ lâu rồi, có nhiều lắm rồi”.
Để sửa chữa những vấn đề này, thày Khoa cho rằng sẽ mất rất nhiều năm vì “tuy những cái xấu, cái ác vẫn đang dần dần bị phanh phui, song số những người tốt, những người dũng cảm dám lên tiếng tố cáo vẫn còn ít ỏi”.
Người thày đã phải nghỉ dạy vì “cô đơn trong đấu tranh chống tiêu cực” nói thêm với VOA:
“Cái nói dối, cái nhắm mắt làm ngơ cho cái xấu, cái ác tồn tại là xuất phát từ chính bộ máy lãnh đạo. Khi các anh ở các cấp mà nói dối, không xử lý, bao che sai phạm cho nhau thì cái xấu, cái ác sẽ bùng nổ và không bao giờ chúng ta chấm dứt được tệ nạn ở trong bất cứ môi trường nào chứ không chỉ môi trường giáo dục”.
Cuộc điều tra về hành vi phạm tội của Hiệu trưởng Đinh Bằng My hiện vẫn đang diễn ra. Tùy theo các bằng chứng thu thập được, ông này đối diện với mức án từ 7 đến 10 năm tù, theo một số luật sư.
Theo trang tin Zing News, Bộ trưởng Nhạ hôm 17/12 đã tới thăm một trường nội trú nhưng không phải ở Phú Thọ mà tại Yên Bái. Người đứng đầu ngành giáo dục Việt Nam được trích lời nói rằng vụ việc liên quan tới ông My “cần bị lên án” và “pháp luật phải xử lý nghiêm”.
Ông Nhạ được dẫn lời nói tiếp: “Tuy nhiên, ngành giáo dục, nếu chỉ dừng lại ở đó, là chưa đủ, bởi đi từ gốc, bản thân học sinh phải được giáo dục giới tính tốt, có kỹ năng phòng chống xâm hại. Chính học sinh phải là người tự bảo vệ mình”.