Thursday, March 7, 2019

Một quốc Gia không có đường đi!

”...Đất nước này có ngóc đầu nổi không khi để các nhóm lợi ích ngang nhiên tồn tại? Xuất nhập khẩu có thể cạnh tranh hay không khi mà phí chồng lên phí? Và đất nước này có vô lý hay không khi không có con đường đi cho người dân?..”
bot_vietnam
Việt Nam có thể là quốc gia duy nhất không có đường đi cho quốc dân đồng bào mình, theo một cái nghĩa nào đó vì lẽ đơn giản là muốn đi, người dân phải bỏ tiền ra mua đường, nếu không thì họ không bao giờ đi đâu được. Ai cho họ qua trạm BOT?

Có một nỗi buồn cay đắng hơn khi người ta lấy tên vị lãnh tụ kiệt xuất của dân tộc, là danh nhân văn hoá thế giới, vì người ấy mà hàng triệu người sẵn sàng hy sinh tính mạng và của cải để xả thân chiến đấu giành lại độc lập, tự do cho dân tộc, để đặt tên cho một con đường, đó là đường Hồ Chí Minh. Ấy vậy mà con đường ấy không bất kỳ ai có thể đi được nếu không phải móc tiền ra.

Nếu đi từ thành phố Hồ Chí Minh lên Gia Lai thì người ta thấy trên đất Bình Dương có hai trạm BOT thu phí 15000đ/ lượt đối với xe ô-tô con,các trạm còn lại, cứ cách nhau 70km là có một trạm, mỗi tram thu 35000đ/lượt đối với ô-tô con, 140000đ/ lượt đối với ô-tô tải. Trên đoạn đường trên dưới 800 km này, người ta phải chi vào khoảng 500.000đ tiền thu phí (đối với ô-tô con), số tiền này tương đương với một nửa tiền xăng dầu của chiếc xe.

Câu hỏi đặt ra là nếu người ta không muốn đi trên đường BOT thì còn có con đường nào để đi không? Nếu không thì rõ ràng quốc gia không có đường đi. Vậy là đường đi là tài sản riêng của những người có tiền? Ai cho phép họ tự tiện tiếm quyền của đất nước? Đây là việc làm tệ hại hơn thời kỳ phong kiến, thực dân!

Một khía cạnh khác là ai mà không biết Ban Quản lý đường Hồ Chí Minh đã sử dụng hàng trăm ngàn tỷ ngân sách vào việc xây dựng con đường này, mà sao giờ nó lại biến thành tài sản của các nhà mạo nhận BOT? Vì lý do họ cơi nới ra thêm một chút mà tất cả đều thành sở hữu của họ?

Cái lắc léo là nó nằm ở chỗ cơi nới, thêm thắt chút đỉnh này. Nó có ý đồ và kịch bản ngay từ đầu. Một thứ chủ trương xấu xa, bẩn thỉu của lợi ích nhóm mà trong đó chỉ “nhà đầu tư” trá hình, những kẻ nắm tiền và Bộ Giao thông. Họ kê khống cho cố sát những khoảng đầu tư bổ sung mà đôi lúc cũng chưa thật sự cần thiết, để chia chát ngay từ khi dự án vừa chuẩn bị đầu tư và ngay lúc khởi công. Họ đổi chác nhau thời gian thu phí với những tính khác xa thực tế và viễn cảnh phát triển kinh tế đất nước. Đây cũng lại là một khoản tiền bỏ túi không nhỏ của những kẻ có thẩm quyền.

Sự lộ mặt sau vụ việc trạm BOT Dầu Giây bị cướp, cho đến việc thanh tra vào cuộc và kết luận rằng “không có gì bất thường”, người ta nhắm mắt cũng biết nó là cái gì. Giờ đây người dân bò ra đường để đếm xe qua trạm, làm lộ rõ những toan tính khốn nạn của những nhóm lợi ích thì Nhà nước trả lời như thế nào đây? Do tính toán dở, tính không sát thực tế ư? Láo! Các ông là những kẻ gian hùng đầy mưu ma chuớc quỷ, khôn lỏi và lọc lừa chứ đừng nói là thơ ngây.

Bây giờ biết hết rồi thì tính sao đây hay tiếp tục lì lợm và chay mặt chịu đấm để tiếp tục ăn xôi? Nhân dân đòi hỏi Quốc hội, Chính phủ phải nhìn thẳng vào sự thật để có biện pháp tức thì chứ không thể để cho bọn đầu trâu mặt ngựa ngang nhiên tung hoành xâm phạm tài sản quốc gia và lợi ích của nhân dân. Trước mắt là giảm giá xăng dầu, trừ ngay cái khoản tiền cầu đường cấu thành trong giá đó.

Đất nước này có ngóc đầu nổi không khi để các nhóm lợi ích ngang nhiên tồn tại? Xuất nhập khẩu có thể cạnh tranh hay không khi mà phí chồng lên phí? Và đất nước này có vô lý hay không khi không có con đường đi cho người dân? Có ngôi nhà nào được xây lên ở chỗ không có lối đi? Có kiến trúc sư nào ngu ngốc đến thế không? Có Chính phủ nào kiến tạo như thế không?

Tôi đang nói đến không chỉ là con đường Hồ Chí Minh mà muốn nói đến tất cả con đường trên toàn lãnh thổ Việt Nam nhưng cay đắng nhất vẫn là con đường mang tên Hồ Chí Minh (QL14).

Hay là đến một ngày nào đó con đường Hồ Chí Minh trên biển cũng sẽ có trạm BOT?
4-3-2019
Trần Mã Thượng

Vì sao “buôn thần bán Thánh” nở rộ như nấm sau mưa?

”...Gieo gì gặt nấy, việc làm đó, gây ra trào lưu nhiều công dân trong xã hội không còn tin ở chính mình, ở Nhà nước, ở gia đình, ở nhà trường, ở bệnh viện…, mà chỉ thực tin và ngưỡng vọng, cầu cứu và biết ơn các thế lực siêu nhiên...”
hailoc_chua
Nhiều người dân, kể cả các đại biểu Quốc hội đều quan tâm lo lắng và bức xúc trước thông tin về việc một số đại gia đầu tư xây các công trình tâm linh, nhưng được giao đất quá nhiều so với công trình. Ngoài ra, có những công trình nhà nước (sử dung tiền thuế của dân) đầu tư cơ sở hạ tầng như đường, điện, nước, cũng như các lực lượng quản lý, giữ trật tự, an ninh phục vụ cho việc “buôn thần-bán thánh” nở rộ như nấm sau cơn mưa!
Chùa chiền, nhà thờ, miếu mạo, lăng tẩm càng nhiều… là dấu hiệu về sự mất lòng tin vào thể chế và u mê của dân chúng, báo hiệu điều không lành về văn hoá của ta. Cứ thế này, thì đám đông chỉ còn tin vào Chúa, vào Phật, vào Thánh vào Thần, chứ sao tin vào Đảng vào Chính quyền được.
Việt Nam là một quốc gia đa sắc tộc, đa tôn giáo. Người dân luôn ủng hộ bảo tồn và phát huy giá trị di sản của cha ông để lại. Tuy nhiên, chùa chiền và các khu tâm linh đã và đang xây dựng ồ ạt với quy mô rất lớn lại chủ yếu là cho dân tộc Kinh, cho đạo Phật. Vậy điều này có làm cho các dân tộc khác, các đạo khác (đặc biệt là đồng bào và chức sắc đạo Thiên chúa) chạnh lòng không? Có ảnh hưởng tiêu cực đến chủ trương đại đoàn kết dân tộc không? Vai trò tham mưu của Bộ Văn hóa Thông tin du lịch, và Ban tôn giáo Chính phủ ở đâu? Phải chăng đây là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước vượt tầm nhìn của các cơ quan tham mưu?
Nhìn lại lịch sử
Phật giáo Viêt Nam nhất là Phật giáo ở miền Bắc đang trong giai đoạn phục hồi, sau giai đoạn bị “đánh tơi bời” thời cải cách ruộng đất. Tuy Phật giáo vào Việt nam trên 2000 năm nay nhưng Phật giáo Việt Nam vẫn là một nền Phật giáo trẻ, đang phát triển mạnh về lượng, chứ còn rất yếu về chất –  cùng chung với trào lưu phục dựng hàng ngàn lễ hội mà báo chí đã viết nhiều.
Nhiều chùa, nhiều sư, nhiều phật tử nhưng chưa có một nền Phật giáo mạnh và lành mạnh. Hiện nay, có hiện tượng đua nhau xây chùa, xây các khu tâm linh, tín ngưỡng, rồi khai thác, thu lời. Không phải vô cớ mà trên ngay cả các báo chính thống của Nhà nước cũng có một loạt bài lên án việc lợi dụng này như:  “Công ty chùa và giai cấp phú tăng”; ”Ồ ạt xây chùa kinh doanh-chủ đầu tư ngôi chùa lớn nhất thế giới tại Hà Nam thu lời như thế nào”?; “Kinh doanh văn hóa tâm linh phải xem đây là những dự án kinh tế”; “Tâm linh và nhiều hệ lụy không thể đong đếm”; “Xin các người hãy buông tha cho Yên Tử”; “ Đội quân giữ tiền công đức ở chùa Bái Đính”: “Đầu tư nạo vét sông Sao Khê Ninh Bình đội vốn lên 36 lần”; “Có hay không buông lỏng quản lý đầu tư luật nhân quả không từ một ai” vv… 
Theo tôi hiểu, những cao tăng đức cao, vọng trọng khá ít ỏi như Sư Ông Thích Nhất Hạnh, Hòa thượng Thích Thanh Từ (các cụ cũng trăm tuổi cả rồi) mới cố thủ trong dòng phái của mình, chứ sân khấu chính của Phật giáo lại do những người khác còn rất xa với phẩm hạnh của các cụ chủ trì. Trong nội bộ giới Phật giáo cũng còn nhiều tam độc (Tham – Sân – Si) và nhiều chuyện phức tạp lắm. vv… Đó là chưa kể đến câu chuyện cài cắm người vào hệ thống sư sãi tạo ra một tầng lớp “sư giả” có thể góp phẩn làm hỏng Phật giáo – một thế giới lẽ ra không còn thế tục.
Buông lỏng quản lý 
Việc phục hồi Phật giáo do chính quyền nhận ra không thể “đối đầu” với niềm tin tôn giáo như đã từng làm trong quá khứ. Thậm chí, chính quyền còn có vẻ thiên vị Phật giáo hơn các tôn giáo khác vì Phật giáo  có vẻ an phận hơn, hiền lành hơn, và thậm chí chính quyền dễ “điều khiển” hơn. Nhiều vị quan chức cao cấp cũng rất “tín”. Nhiều sư tìm cách thu nạp đệ tử, tiếp cận các quan chức thông qua các “quan bà” vốn cũng rất “tín”. Nhiều sư trở nên bóng bẩy như các đại gia, và cũng tham gia chính sự như một thế lực ngầm. Xu hướng dịch chuyển từ “đối đầu” chuyển sang “nuông chiều” thái quá.  Nhiều biểu hiện chưa đúng xung quanh việc xây chùa, lễ phật, lễ hội, dịch vụ cúng sao giải hạn… thường được bỏ qua.
Có lẽ các quy định pháp lý xung quanh câu chuyện Phật giáo của Nhà nước không được chặt chẽ nên quản lý nhà nước đang ở trạng thái “buông lỏng”, trong đó có câu chuyện khá tù mù về quyền sở hữu tài sản của chùa gồm cơ sở thờ tự, tiền công đức…. Riêng chủ đề này cũng cần có một khảo sát nghiên cứu riêng để đánh giá. Hiện tượng các đại gia bỏ tiền xây chùa và nhận những ưu đãi khủng từ phía Nhà nước điển hình như đại gia Xuân Trường bị công luận “chiếu tướng” cũng không có gì lạ!
Thế giới đang đầu tư cho cách mạng, công nghệ, giáo dục… trong khi tại VN lại có những dự án khủng cho một lĩnh vực mà lằn ranh giữa tâm linh và mê tín dị đoan là khá mỏng manh. Xem ra hướng phấn đấu của dân tộc ta đang rất có vấn đề.
Ngôi chùa truyền thống của VN là những ngôi chùa làng nhỏ, phục vụ nhu cầu tâm linh của cộng đồng ngôi làng ấy. Không phải vô cớ mà bao đời nay các đời Vua của ta không bao giờ cho xây chùa to cả. Vì chùa hoàn toàn do dân tự bỏ tiền và mua đất xây. Nhà nước cấp thì rất ít. Đấy là ngày xưa mình còn là đất rộng người thưa, nhưng bây giờ cấp hàng ngàn hecta thì thành ra vương phủ rồi. Từ góc độ văn hóa, những ngôi chùa quá khủng không phải là nét văn hóa tâm linh truyền thống của người Việt. Việc các dự án khủng này được chính quyền ưu đãi thực sự đáng đặt dấu hỏi.
Doanh nghiệp tư nhân đi làm chùa, sở hữu chùa, thu tiền công đức như Xuân Trường thật bất thường. Chùa là thiết chế tôn giáo khác với doanh nghiệp, nơi người ta trao gửi niềm tin, tâm linh. Doanh nghiệp có giàu cỡ nào mà muốn ủng hộ phật giáo thì cúng dường, dựng tượng… hoặc nếu có phát tâm xây chùa thì cũng là cúng dường – tài sản ấy nên được chuyển giao quyền sở hữu cho Phật giáo chứ không phải doanh nghiệp xấy chùa và sở hữu chùa.
Chùa và kinh doanh du lịch: Nếu đã có chùa sẵn rồi, du khách tâm linh kéo đến và doanh nghiệp phát triển cung cấp các dịch vụ phục vụ khách thì cũng bình thường. Đằng này là xây các cơ sở dịch vụ là chính, sau đó xây thêm một ngôi chùa vào đó để tăng yếu tố “tâm linh” là bất thường. Phật giáo là để giác ngộ chúng sinh chứ không phải là yếu tố phục vụ cho các cơ sở kinh doanh.
Việc cấp hàng ngàn ha đất tại Ninh Bình, Thái Nguyên, Hải Phòng… cho cho các doanh nghiệp tư nhân có biểu hiện rõ của lợi ích nhóm – nếu cho điều tra có khi lại trở thành các đại án. Tử chuyện quy hoạch, từ diện tích cần thiết để xây chùa quá nhỏ so với diện tích tổng thể đất được cấp, sự chồng chéo các dự án, các dự án đầu tư công… rất tù mù, rất thiếu minh bạch. Căn cứ nào cho việc cấp hàng ngàn ha đất cho các doanh nghiệp xây chùa như vậy?
Thay cho lời kết
Nhà bác học thiên tài Albert Einstain và Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhiều nhân vật nổi tiếng khác đều rất tin vào thượng đế. Trên mạng xã hội có câu nói rất đáng suy ngẫm “Các nhà khoa học tin vào thần thánh, thượng đế còn các nhà vô thần lại tin vào cácnhà khoa học“ để suy ra cách ứng xử cần thiết và đúng mực trong cuộc sống đời thường đối với cả quá khứ, hiện tại và tương lai.
Tín ngưỡng là nhu cầu hợp pháp và cần thiết cho một bộ phận dân chúng xã hội. Một số đại gia lợi dụng chính sách và có kẻ “chống lưng”, lấy nhiều đất côn, đất của dân, kể cả sử dụng nguồn ngân sách để đua nhau xây cơ sở hạ tầng phục vụ chính cho việc xây chùa chiền lớn, rồi thu lời, không ai kiểm soát nổi. Gieo gì gặt nấy, việc làm đó, gây ra trào lưu nhiều công dân trong xã hội không còn tin ở chính mình, ở Nhà nước, ở gia đình, ở nhà trường, ở bệnh viện…, mà chỉ thực tin và ngưỡng vọng, cầu cứu và biết ơn các thế lực siêu nhiên.
Tô Văn Trường

“Siêu” chùa và công nghiệp tâm linh

”...nếu không chấm dứt việc xây dựng chùa chiền tràn lan núp bóng những dự án “du lịch tâm linh” để trục lợi; nếu không loại bỏ những lễ hội mang tính bạo lực, phản cảm, khích lệ mê tín dị đoan; nếu không… thì văn hóa dân tộc sẽ đi về đâu?..”
Bài “Siêu” chùa và công nghiệp tâm linh vừa được Vietnamnet đưa lên sáng nay thì vài tiếng sau bài đã bị gỡ. Mình xin đăng lại bài đã gửi báo qua email. Tít bài theo báo đã đưa.
“Siêu” chùa và công nghiệp tâm linh
Những cái nhất không hợp lòng dân
Thời gian gần đây, xứ mình “đoạt” được nhiều cái nhất thế giới, từ vật bé mọn như bánh chưng, bánh phồng tôm, tô phở, ly cà phê,… đến cái to lớn như đường sá, cáp treo, chùa chiền,…
chua_baidinh01
Ảnh trên GDVN: Ngôi chùa được coi là chùa to nhất thế giới.
(Ảnh: NB)
Không bao lâu nữa, bạn bè quốc tế sẽ phải ngả mũ thán phục trước một công trình đồ sộ mà có lẽ trong tương lai chưa một nước nào đủ sức vượt qua: Ngôi chùa lớn nhất thế giới, tọa lạc trên một diện tích 5.100 ha (tương đương 51km2), xấp xỉ bằng diện tích một xã lớn ở miền núi hay một huyện nhỏ ở đồng bằng Bắc bộ.
Những cái “nhất” như thế, liệu có đáng để tự hào? Liệu có phải là minh chứng cho sự phát triển, phồn thịnh của đất nước trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa?
Bánh chưng nặng hàng tấn không sử dụng được, tô phở vừa làm xong phải đổ đi, ly cà phê có dung tích cả ngàn lít, xong giây phút kỉ lục rùm beng thì cũng rơi vào quên lãng.
Chùa tuy to nhất châu lục, lớn nhất thế giới nhưng “hoành tráng không tôn nghiêm/ồn ào không tĩnh lặng/Phật vẫn buồn ngàn năm”.
Rõ là những cái “nhất” như thế không làm nên thương hiệu Việt kiểu như Honda, Yamaha của Nhật Bản, Samsung, Hyundai của Hàn Quốc hay Vivo của Trung Quốc.
Có cái nhất vô bổ, chỉ để thõa danh hão nhất thời của một số ít người nhưng cũng có cái nhất khiến ông chủ của nó hốt bộn tiền.
Đua xây chùa to có phải vì thành tâm với Đức Phật?
Dư luận không khỏi ngỡ ngàng trước một loạt những dự án du lịch tâm linh siêu khủng đang mọc lên như nấm.
Những siêu dự án ấy được chính quyền cấp hàng ngàn héc ta nhưng chỉ một phần rất nhỏ dành cho việc xây dựng chùa chiền, còn lại chủ yếu là để xây các tổ hợp kinh doanh giải trí, tham quan – nghỉ dưỡng như nhà hàng, khách sạn, biệt thự, sân golf,… Toàn những thứ xa xỉ, cao cấp không có chỗ cho người lao động đang vất vả với cuộc mưu sinh.
Để mọc lên những khách sạn, nhà hàng, resort, sân golf trên diện tích hàng ngàn héc ta như thế, thật không dễ nếu tách khỏi dự án khoác áo “du lịch tâm linh”.
Có một ngành “công nghiệp không khói” mới mẻ đang hình thành mà lợi nhuận của nó không một ngành nghề nào có thể theo kịp, vượt xa cái gọi là “một vốn bốn lời”.
Đó là ngành “công nghiệp tâm linh” với những “Công ty nhà chùa”, “thị trường thần thánh”, “doanh nhân sư sãi”,….
Hàng vạn, hàng vạn người đang bị dẫn dụ, cuốn vào vòng xoáy vận hạn: Cầu may, cầu tài cầu lộc, cầu chức tước, dâng sao giải hạn,…
Cả một xã hội chìm trong khói hương, sì sụp quì lạy, chen chúc, giành giật để mong đạt được điều không tưởng. Nó hoàn toàn xa lạ đối với giáo lý tốt đẹp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Câu răn “Phật tùy tâm” chẳng còn nghĩa lý gì giữa thời buổi kim tiền.
Đức Phật nào ở trong những ngôi chùa hào nhoáng, hoành tráng với những kỉ lục vô đối?
Tôi bỗng nhớ đến hình ảnh ngôi chùa một thời khi tóc còn để chỏm. Những ngôi chùa của làng thường tọa lạc giữa đồng không mông quạnh, mái ngói rêu phong. Cảnh chùa tĩnh lặng, bình yên, có cái gì đó khiến cho mọi người kể cả những đứa trẻ như tôi tin ở chốn linh thiêng khiêm nhường ấy có Ngài (Đức Phật) ngự, để rồi tự răn mình luôn làm điều thiện, tránh xa cái ác, lo tu tâm tích đức.
Rồi chiến tranh đi qua, những ngôi chùa gắn bó bao đời với làng quê không còn nữa, phần vì do bom đạn, phần vì do chính bàn tay con người với tư duy một thời quyết xóa sạch những gì được cho là tàn tích của phong kiến.
Bây giờ thì, không chỉ chùa cũ được phục dựng, người ta còn đua nhau xây chùa mới. Những ngôi chùa hoành tráng, siêu khủng, lòe loẹt mọc lên như nấm. Nó quá xa lạ so với những ngôi chùa cổ kính bé nhỏ nhưng đậm chất văn hóa của ông cha.
Phú quí sinh lễ nghĩa! Đành là thế, nhưng lễ nghĩa nào thì cũng phải tiếp nối dòng chảy muôn đời trong truyền thống văn hóa dân tộc.
Nhưng buồn thay, hình như mọi giá trị đang bị đảo lộn.
Nếu không chấn chỉnh việc dung dưỡng những hành vi trái với giáo lí tốt đẹp của nhà Phật; nếu không chấm dứt việc xây dựng chùa chiền tràn lan núp bóng những dự án “du lịch tâm linh” để trục lợi; nếu không loại bỏ những lễ hội mang tính bạo lực, phản cảm, khích lệ mê tín dị đoan; nếu không… thì văn hóa dân tộc sẽ đi về đâu?
Nguyễn Duy Xuân

Những điều chưa thấy

”...Tôi không ngại đưa ra dự đoán về nguyên nhân có thể chấm dứt chế độ hiện hữu chính là hậu quả của ô nhiễm phát tác không kềm lại được. Cảnh báo này không đồng nghĩa với bảo vệ chế độ mà vẫn từ nỗi lo lớn hơn: thoái hoá giống nòi...”
chebien_rac
Các hội viên phụ nữ xã Nghi Thạch, huyện Nghi Lộc tích cực tham gia mô hình “Biến rác thải thành thẻ BHYT”. Một diểm sáng đáng ghi nhận dù những điểm sáng như thế còn quá ít tại Việt Nam.
(Nguồn ảnh: Phụ nữ Việt Nam)
Người Việt nặng cảm tính, ít trọng khái niệm nên các thông số môi trường khô khan ít khi lấy động được đám đông. Nhưng nếu xâu chuỗi lại các tác động của ô nhiễm thì có lẽ là một câu chuyện khác mà ở đó, không chỉ đám đông mà các chính trị gia cũng phải quan tâm và thay đổi.
Nghiên cứu mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chỉ ra tại Việt Nam có đến 98% dân số đang bị phơi nhiễm với nồng độ bụi PM2.5 (bụi mịn) cao hơn mức khuyến cáo của WHO. Những bệnh như tim mạch và đột quỵ là những nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tử vong sớm có liên quan đến ô nhiễm không khí. Nó chiếm tới 80% số ca tử vong sớm liên quan đến bệnh này tại Việt Nam. Tiếp theo đó là các bệnh về phổi và ung thư phổi.
So với các tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn về an toàn không khí của WHO thì chỉ số chất lượng không khí (AQI) năm 2017 nhiều lần vượt ngưỡng. Cụ thể, tại Hà Nội có 99 ngày vượt quá quy chuẩn quốc gia và 257 ngày vượt quá tiêu chuẩn của WHO; tại TPHCM có 14 ngày vượt quá quy chuẩn quốc gia và 222 ngày vượt quá tiêu chuẩn của WHO.
Những điều này cho thấy tiêu chuẩn quốc gia về an toàn không khí (lẫn các chỉ số an toàn khác) là thấp nhiều so với mặt bằng chung thế giới. Và ô nhiễm dạng phơi nhiễm chính là cách tích tụ bệnh tật rất từ từ, rất rộng, hậu quả cũng rất rất lớn.
Không phải là chuyện “trời kêu ai nấy dạ”. Càng chẳng phải “sống chết có số”. Những quan niệm lỗi thời ấy bị khoa học bẻ gãy về luận cứ với các phát hiện sự liên quan giữa ô nhiễm với các bệnh có nguy cơ tử vong cao. Lấy ví dụ về bệnh tiểu đường- một bệnh dị truyền và liên quan đến chế độ ăn uống, thì nay đã có nghiên cứu chứng minh ô nhiễm không khí cũng gây ra tiểu đường.
Một máy lọc không khí chỉ giúp “pha loãng” thứ không khí ô nhiễm trong phòng. Một khẩu trang chống bụi PM2.5 chỉ bảo vệ tạm người dùng khi đi chuyển trên đường. Đó không phải là vấn đề gốc cần giải quyết trước thực trạng ô nhiễm hiện nay!
Ngăn chặn bằng chính sách đối với việc nhập công nghệ lạc hậu tạo ra các nguồn thải, trồng lại rừng và thay thế chôn lấp rác bằng công nghệ tái chế mới xử lý được vấn đề.
Nhưng vấn đề đầu tiên không phải tiền đâu để nhập công nghệ hiện đại hay công nghệ tái chế rác. Mà ở cách hệ thống chính trị này nhận định ra sao về phát triển. Những bản báo cáo đẹp về thu hút đầu tư, phát triển GDP mà “quên” các hậu quả về ô nhiễm chỉ có tác dụng tô điểm nhiệm kỳ của chính trị gia trước Đại hội Đảng XII (đầu năm 2021).
Quá trình “rút sợi dây kinh nghiệm” ấy chỉ tạo ra một số tỉ phú, triệu phú đô la và cũng tạo ra vô số các bệnh tật do ô nhiễm, nhiều cái chết bởi bệnh tật do ô nhiễm. Nếu nhìn xa hơn, các khoản “lãi vay” mang tên bệnh tật, tăng gánh nặng bảo hiểm y tế, giảm cơ hội cạnh tranh cá nhân lẫn cạnh tranh quốc gia sẽ khiến đất nước suy yếu. Kể cả yếu tố nhạy cảm là an ninh quốc phòng không thể không tính đến những núi chất thải sẽ bị kẻ thù “lạ mà quen” bắn vào và phát tán ra sao theo gió, theo nguồn nước…
Trên thực tế, đất nước đang suy yếu và không có một nghiên cứu toàn diện nào để đánh giá ngưỡng chịu đựng về ô nhiễm của quốc gia. Các bản báo cáo giàu tính từ hay các sáo ngữ của chính trị gia trước Quốc hội không chút tác dụng nào để giảm thiểu được ô nhiễm.
Tôi không ngại đưa ra dự đoán về nguyên nhân có thể chấm dứt chế độ hiện hữu chính là hậu quả của ô nhiễm phát tác không kềm lại được. Cảnh báo này không đồng nghĩa với bảo vệ chế độ mà vẫn từ nỗi lo lớn hơn: thoái hoá giống nòi.
Đó là một quá trình vô cùng đáng sợ!
Quá trình ấy sẽ không dừng lại bởi cách mà chúng ta thờ ơ với suy nghĩ “trời kêu ai nấy dạ” như đã nhắc ở trên. Quá trình ấy vẫn cứ đau đớn bởi sự thiếu thông tin của người dân và thiếu minh bạch của quan chức. Quá trình ấy cũng chính là hiện thực hóa những điều chưa thấy hoặc thấy nhưng im lặng, thờ ơ của hôm nay.
Chưa thấy, thì rồi cũng bắt buộc phải thấy thôi…
Mai Quốc Ấn
Chú thích: Các hội viên phụ nữ xã Nghi Thạch, huyện Nghi Lộc tích cực tham gia mô hình “Biến rác thải thành thẻ BHYT”. Một diểm sáng đáng ghi nhận dù những điểm sáng như thế còn quá ít tại Việt Nam. (Nguồn ảnh: Phụ nữ Việt Nam)

Phụ nữ Việt ý thức về quyền của họ đến đâu?

Trung Khang, RFA-2019-03-06  
Ảnh minh họa chụp tại Hà Nội trước đây.
 Ảnh minh họa chụp tại Hà Nội trước đây.AFP
Theo quan niệm Á Đông từ xưa nay, người phụ nữ thường bị xem là nhân vật đứng sau người chồng, chăm lo công việc gia đình và chỉ là tác nhân góp phần cho sự thành công của người chồng ngoài xã hội. Tuy vậy xã hội đang thay đổi và ngày càng có nhiều phụ nữ ý thức được về vai trò, quyền của họ rồi tự vươn lên làm chủ cuộc sống.
Nhân dịp 8 tháng 3, chúng tôi ghi nhận ý kiến của một số phụ nữ tại Việt Nam về vấn đề liên quan.
Ngày 8 tháng 3 là Ngày Quốc Tế Phụ Nữ trên nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Để có được ngày này nữ giới trên nhiều nước đã phải tranh đấu cho quyền lợi của nữ giới qua nhiều giai đoạn, hàng thế kỷ trước.
Đã hơn 1 thế kỷ, những đòi hỏi chính đáng của phụ nữ đã được giải quyết bằng cách này hay cách khác trên nhiều quốc gia. Còn tại Việt Nam hiện nay, người phụ nữ được hưởng quyền lợi của mình như thế nào?
Chị Nguyễn Thị Kim Tiến nhận định:
“Đã năm 2019 rồi, tôi thấy cũng có nhiều phụ nữ Việt Nam ý thức được cái quyền của họ. Ở Việt Nam thì đặt nặng tư tưởng phong kiến nhưng ngày nay đã có chuyển biến rất là nhanh, có nhiều phụ nữ hiểu về cái quyền của mình. Riêng tôi nghĩ thì con người sinh ra vốn đã không bình đẳng, nhưng mình phải hướng đến việc đòi hỏi sự bình đẳng cho giới tính của mình.”
Khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 6 tháng 3 năm 2019, từ Nha Trang, Chị Nguyễn Lai thì cho rằng:
"Từ xưa đến nay, người phụ nữ vẫn luôn được tôn vinh, được ca ngợi không chỉ bởi vẻ đẹp bên ngoài mà còn bởi vẻ đẹp của nội tâm bên trong. Đó là cái đẹp của đức tính cần cù, chịu thương, thịu khó, cam chịu và hy sinh. Đó cũng là đặc tính của người phụ nữ Việt. Nhưng trong xã hội ngày nay, người phụ nữ VN chịu thiệt thòi quá nhiều trong đời sống , định kiến của xã hội, một xã hội chuyên hô hào khẩu hiệu nhưng luôn làm ngược lại với những điều luật đã đưa ra."
Cùng quan điểm, Chị Trang ở Hòa Bình nói:
“Thật ra phụ nữ ở Việt Nam không hẳn được bình đẳng mà vẫn phải phụ thuộc nhiều vào đàn ông, không được nói lên tiếng nói của mình, nhiều mặt khác cũng không được thể hiện rõ ràng. Thật ra tôi thấy những cái không công bằng đối với phụ nữ cũng rất là nhiều cái, người có tiền thì không sao, còn không có tiền thì lúc nào cũng phải chịu thiệt.”
Theo Chị Nguyễn Lai, quyền lợi của đa số người phụ nữ Việt Nam rất là thua thiệt, hầu như không có. Vẫn còn tình trạng chồng đánh vợ, không những trong gia đình, ngoài xã hội cũng có những người đàn ông đánh phụ nữ rất vô cớ:
"Thật nực cười khi hiện tại luật bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ khá nhiều như Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Hôn nhân gia đình… Tuy nhiên, phụ nữ vẫn chịu thiệt thòi, yếu thế. Chưa có nơi nào nạn bạo hành phụ nữ lại nhiều như ở Việt Nam, nhất là những người bất đồng chính kiến, chuyện 4,5 thằng đàn ông giả danh côn đồ đánh một người phụ nữ đến ngất xỉu là chuyện thường tình, chuyện đối xử bất công đối với các tù nhân nữ về tội chính trị xảy ra ở nhiều trại tù cộng sản." 
Ảnh minh họa chụp tại Hà Nội trước đây.
Ảnh minh họa chụp tại Hà Nội trước đây. AFP
Trong lịch sử xã hội Việt Nam, quyền của người phụ nữ rất hạn chế, bởi vì Việt Nam nằm trong chế độ phong kiến thực dân. Nhưng nhìn lại quá trình lịch sử thì vai trò của người phụ nữ lúc nào cũng muốn vượt trội lên để thể hiện quyền phụ nữ của mình. Đó nhận định của Bà Bùi Thị Minh Hằng. Theo bà, người phụ nữ Việt Nam đều có sự kế thừa những truyền thống từ xưa cho đến nay. Tuy nhiên, trong xã hội cộng sản cai trị như hiện nay thì quyền con người hầu như không có, vì vậy rất ảnh hưởng đến quyền của người phụ nữ:
“Bản thân tôi, những năm tháng trong nhà tù Gia Trung, tôi đã từng làm nhiều việc yêu sách về nữ quyền, như chuyện có nhiều phụ nữ ở tù cả hai mươi năm nhưng chưa từng được chăm sóc sức khỏe phụ nữ, khám phụ khoa. Tôi đã hướng dẫn các chị em đòi hỏi cái quyền của họ, đầu tiên phải cho những người xung quanh biết cái quyền mà mình phải được hưởng, trong đó có quyền đòi hỏi phải được chăm sóc sức khỏe y tế. Dù là bị cầm tù nhưng chúng tôi cũng đưa ra những yêu sách để đòi bằng được những quyền đó. Cuối cùng trại giam Gia Trung cũng phải chấp nhận đưa các đoàn bác sĩ bên ngoài về khám, bao gồm khám phụ khoa cho phụ nữ.”
Nhìn chung, đa số phụ nữ Việt Nam là những người giúp việc của gia đình, bị nhiều bất công. Những ai chịu hết nổi sự bất công, dám đấu tranh thì có thể dẫn đến gia đình đổ vỡ.
Vậy các Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam hay các hội, ngành địa phương có giúp đỡ gì cho các chị em phụ nữ phải chịu bất công. Để tìm hiểu, chúng tôi liên hệ số điện thoại đường dây nóng bảo vệ phụ nữ và trẻ em được quảng bá trên Trang Chủ của Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, tuy nhiên không ai nghe máy. Thử hỏi nếu có trường hợp khẩn cấp, thì người gọi phải làm sao?
Liên quan vấn đề này, Chị Nguyễn Thị Kim Tiến nhận định:
“Các ban ngành hội phụ nữ của chính phủ thì đa phần họ lập cho có, chưa thật sự quan tâm đến quyền của phụ nữ cũng như đời sống của người phụ nữ trong xã hội hiện nay.”
Chị Nguyễn Lai cho biết kinh nghiệm khi viết bài hướng dẫn các các bé gái vị thành niên hay phụ nữ tránh bị bạo hành, xâm hại:
"Ở Việt Nam, nạn bạo hành và xâm hại tình dục trẻ em - phụ nữ ngày càng gia tăng . Có những trường hợp hiếp xong rồi thủ phạm giết chết luôn. Thật đau lòng. Mặc dù chính quyền đã thành lập các hội phụ nữ, hội bảo vệ bà mẹ và trẻ em, nhưng thật chất chỉ là các hội ăn hại. Họ đã làm gì khi tệ nạn bạo hành phụ nữ và trẻ em ngày càng tăng???"
Trong xã hội Việt Nam hiện nay, chính phủ hầu như không thực hiện hầu hết quyền con người nói chung, đặc biệt nữ quyền còn bị hạn chế hơn nữa, ngay cả có những quyền phụ nữ bị tước đoạt. Vì vậy, theo Bà Bùi Thị Minh Hằng, phải hướng dẫn những người xung quanh phải biết nhận thức, hiểu biết về pháp luật, những quy định đó cụ thể ra sao. Bà nói tiếp:
“Tôi từng đi nhiều nơi, ngay cả ở thành thị, có những người phụ nữ, có lẽ do đặc thù công việc, cuộc sống họ cũng không hiểu những quyền của họ nữa. Vì vậy việc tuyên truyền đến mọi tầng lớp người dân rất quan trọng.”
Theo bà, không cần phải quảng bá không thực tế như các hội ngành thuộc nhà cầm quyền hay làm, mà chỉ cần từ những câu chuyện trong cuộc sống, hướng dẫn cho nhau để đòi hỏi quyền lợi chính đáng của mình.
Còn Chị Nguyễn Lai thì cho rằng phụ nữ Việt Nam phải biết mình luôn có cái quyền: Quyền được yêu thương, quyền được bình đẳng. Hãy biết sống cho bản thân mình và biết dứt áo ra đi nếu ai đó không làm mình hạnh phúc để tự trả lại tự do cho chính bản thân mình và nhất là tự do chọn người đại diện đấu tranh cho quyền lợi phụ nữ.

Dân và chính quyền chưa thuận nhau trong cách giám sát cán bộ

RFA-2019-03-07   
Trụ sở tiếp công dân thành phố Hà Nội.
Trụ sở tiếp công dân thành phố Hà Nội.-Courtesy of baomoi.com
Vào ngày 3/1/2019, ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch Thành phố Hà Nội đã ký vào Quyết định 12/QĐ-UBND ban hành nội quy về việc tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân thành phố.
Theo đó, ở điều 7 mục ‘Đối với công dân’ có quy định rõ không được quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân.
Công luận sau đó có phản ứng. Cục Kiểm Tra Văn Bản Pháp Luật của Bộ Tư Pháp cũng lên tiếng.
Đây là 1 hình thức mang tính đối phó của chính quyền Hà Nội bởi vì họ vẫn xuất phát từ quan điểm là việc người dân quay phim hay livestream là làm khó khăn cho họ.  - Lã Việt Dũng
Đến đầu tháng 3 vừa qua, Thành phố Hà Nội có văn bản hướng dẫn Quyết định 12/QĐ-UBND. Trong đó cho biết không cấm ghi hình, chụp ảnh, ghi âm nữa, mà thay vào đó là bổ sung việc cấm livestream hoặc các hình thức phát hình ảnh, âm thanh trực tiếp ra ngoài phòng tiếp dân.
Nhận xét về qui định mới này dưới quan điểm cá nhân, từ Hà Nội, Luật sư Hoàng Văn Hướng cho rằng việc này không sai:
“Vì livestream và quay hình chỉ là biện pháp cách thức thực hiện việc giám sát thôi, mà quyền giảm sát có nhiều hình thức: có thể qua cử tri của mình tiếp xúc trực tiếp, gửi văn bản khiếu nại. Nhưng mà nơi tiếp công dân theo quan điểm của mình là phải bảo vệ tính tôn nghiêm của nó, nhưng mà livestream thì người tốt livestream có khi lại ít nhưng mà người mà vì bức xúc đưa lên gây ra một trật tự xã hội không tốt. Việc bảo đảm cho quyền giám sát cũng đưa vào đó những cách thức, biện pháp và nguyên tắc, nhưng ngược lại cũng trong hệ thống pháp luật Việt Nam còn phải bảo đảm tính văn minh, tính tôn nghiêm ở nơi công cộng, đặc biệt là nơi tiếp công dân và nơi công quyền.”
Giải thích rõ hơn, Luật sư Nguyễn Văn Hậu ở Sài Gòn cho rằng:
“Luật cấm ghi hình được quy định trong Luật tiếp công dân, mà Luật tiếp công dân được giao cho Ủy ban nhân dân các tỉnh thành có những nơi tiếp công dân theo đặc thù thì họ có quyền có những quy định, ví dụ như ghi hình một buổi tiếp công dân thì phải có sự đồng ý của người tiếp công dân.
Sau khi Bộ Tư Pháp xem lại thì thấy rằng trong luật tiếp công dân có quy chế tiếp công dân thì Ủy ban nhân dân có quyền quy định những điều đó.”
Tuy nhiên, không đồng tình với quan điểm trên, Luật sư Đặng Đình Mạnh cho rằng việc cấm livestream của chính quyền thành phố Hà Nội  thể hiện sự lẩm cẩm, tức là cho phép ghi âm, ghi hình nhưng lại cấm livestream.
Livestream trên Facebook.
Livestream trên Facebook. RFA
“Sự khác biệt của nó không lớn, nó vẫn là một hình thức ghi được hình ảnh trong quá trình làm việc giữa hai bên. Chỉ có điều livestream phổ biến hình ảnh ngay trực tiếp ra ngoài cho công chúng xem. Và thật ra điều này đối với pháp luật thì cũng không có quy định nào cấm như vậy cả. Cho nên riêng ở Hà Nội, họ ra quy định này giống như Hà Nội có luật lệ riêng vây. Điều này không đúng, theo quy định của pháp luật là không thể chấp nhận được.”
Vẫn theo Luật sư Mạnh, nếu cán bộ làm việc nghiêm túc thì không có gì phải e dè chuyện người dân phát hình trực tiếp buổi làm việc lên mạng.
Đồng quan điểm trên, nhà hoạt động Lã Việt Dũng, một công dân từng làm việc với cơ quan công quyền Hà Nội nhiều lần, cũng cho rằng quy định mới này cũng chỉ là sự cấm đoán trá hình nhằm làm khó cho người dân:
“Đây là 1 hình thức mang tính đối phó của chính quyền Hà Nội bởi vì họ vẫn xuất phát từ quan điểm là việc người dân quay phim hay livestream là làm khó khăn cho họ. Nhưng thực ra mình nghĩ rằng nếu họ làm đúng, không làm gì sai thì họ không việc gì phải sợ. Nếu mình là chính quyền Hà Nội thì mình sẽ cho quay phim thoải mái, livestream thoải mái.”
Vẫn theo nhà hoạt động Lã Việt Dũng, việc công dân được quyền phát hình trực tiếp sẽ giúp hạn chế những mặt tiêu cực của chính quyền:
“Đã có lần ngay từ thời trước khi mà chưa có livestream thì mình cũng đã có vài lần làm việc với cơ quan công quyền, thì họ vòi tiền và làm ăn rất tắc trách, nhưng lúc đó không có công cụ để quay lại, để phát tán lên mạng thời đấy cả.”
Trong văn bản hướng dẫn những quy định mới, ngoài việc cấm livestream, đối với việc ghi âm, chụp ảnh thì yêu cầu sử dụng dữ liệu đúng pháp luật cũng khiến nhiều người bày tỏ lo ngại sử dụng thế nào thì mới đúng pháp luật?
Trao đổi với RFA, Luật sư Nguyễn Văn Hậu cho rằng:
“Khi sử dụng một hình ảnh, câu chuyện, sự việc thì phải đúng sự thật. Thí dụ nó xâm phạm quyền riêng tư, phỉ báng người khác, thì pháp luật sẽ có những chế tài.”
Ngoài ra, Luật sư Hậu cũng cho rằng việc tiếp công dân là công khai, người dân trong quá trình tiếp công dân nếu không đồng ý với quyết định hành vi hành chính của cơ quan nhà nước, họ có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện những quyết định hành vi hành chính đó.
Cho nên riêng ở Hà Nội, họ ra quy định này giống như Hà Nội có luật lệ riêng vây. Điều này không đúng, theo quy định của pháp luật là không thể chấp nhận được. - LS. Đặng Đình Mạnh
Luật sư Hoàng Văn Hướng thì cho rằng Thành phố Hà Nội có bố trí camera ghi lại không gian nơi tiếp công dân, nên theo ông, chính quyền Hà Nội cũng sẵn sàng tạo điều kiện cho những người thu thập chứng cứ, chứ không hề gây khó khăn.
Bằng kinh nghiệm nhiều năm làm việc với cơ quan công quyền, nhà hoạt động Lã Việt Dũng lại có cách nhìn khác:
“Thực ra mình chưa bao giờ yêu cầu việc chiết xuất đó cả, và nếu mình có yêu cầu thì họ cũng không làm, đấy là điều chắc chắn.”
Còn đối với Luật sư Đặng Đình Mạnh, do những quy định này chưa đưa vào thực hiện nên không thể biết được diễn biến, tuy nhiên ông vẫn giữ quan điểm:
“Tôi chỉ có thể nói một điều mang tính nguyên tắc thôi là suốt tất cả những quy định của họ về vấn đề có dấu hiệu mà ngăn cản, cấm người dân thực hiện quy định giám sát, kiểm tra khi mà cán bộ nhà nước làm việc theo tôi căn bản điều đó là sai rồi.”
Những quy định được ban hành gần đây của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội thường vấp phải những phản đối mạnh mẽ từ phía người dân với nguyên nhân được nói là thiếu tính thuyết phục, không có tính thực tế và hạn chế quyền công dân, hay như lời Luật sư Đặng Đình Mạnh là “Hà Nội có luật lệ riêng”.

Chùa lớn có làm cho đạo đức lớn theo?

Theo VOA-Mặc Lâm/08/03/2019 
Trong khi nhiều chùa xây ngày càng lớn, có những chùa đã bị san bằng. Hình: Đại đức Thích Thiện Phúc và các phật tử chùa An Cư sau khi chùa bị cưỡng chế và san bằng sáng ngày 09/11/2018. Facebook Thich Thien Phuc.
Trong khi nhiều chùa xây ngày càng lớn, có những chùa đã bị san bằng. Hình: Đại đức Thích Thiện Phúc và các phật tử chùa An Cư sau khi chùa bị cưỡng chế và san bằng sáng ngày 09/11/2018. Facebook Thich Thien Phuc.
Mạng xã hội vài hôm nay nóng lên với hình ảnh của một tu sĩ đứng chụp hình chung với hơn một chục phụ nữ phía sau là tấm biểu ngữ chức mừng sinh nhật của sư thầy.
Không khó lắm để biết đó là Đại đức Thích Thanh Cường, người trước đây được báo chí chú ý vì thích iPhone, đến nỗi Đại đức chịu khó xếp hàng để được là người thứ nhất sở hữu chiếc iPhone đời mới nhất tại Việt Nam. Từ chiếc iPhone đó Thích Thanh Cường tung lên mạng xã hội những hình ảnh của chính mình mà tấm ảnh mặc đồ trận đứng trước chiếc xe Jeep quân đội đã vang vọng danh tiếng của Đại đức.
Người ta cũng lần ra rằng Đại đức Thích Thanh Cường hiện đang là Ủy viên Nghi lễ Trung ương Giáo hội, Chánh văn phòng Phật giáo tỉnh Hải Dương, Trưởng ban trị sự Phật giáo huyện Tứ Kỳ.
Một tu sĩ khác nổi tiếng còn hơn Thích Thanh Cường đó là Thượng tọa Thích Chân Quang. Trong một bài thuyết pháp được tung lên Youtube trước đây đã nói “Theo lịch sử không chối cãi được, Trung Quốc là anh, Việt Nam là em… mà Lý Thường Kiệt mang quân đánh là hỗn.”
Thượng tọa Thích Chân Quang từng tuyên bố mình là cháu gọi Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng bác ruột và thật ngạc nhiên cả hệ thống tuyên giáo cũng như công quyền chưa thấy lên tiếng xác nhận hay phủ nhận về khẳng định này.
Một vị tu sĩ Phật giáo khác, có danh phận lớn trong guồng máy quyền lực là Thượng tọa Thích Thanh Quyết, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII, thuộc đoàn đại biểu Quảng Ninh, Ủy viên Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội, Phó chủ tịch Hội đồng Trị Sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Quyền Trưởng ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương cùng các chức vụ khác đang giữ trong GHPG Việt Nam. Ông đã và đang trụ trì 3 ngôi chùa nổi tiếng nhất nhì miền Bắc đó là chùa Yên Tử, chùa Phúc Khánh và chùa Non Nước.
Trong phiên họp quốc hội được truyền hình trực tiếp, Thích Thanh Quyết kiến nghị Việt Nam phải xây dựng quân đội mạnh như quân đội Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Phát biểu này bị dư luận lên án gay gắt vì đã là một tu sĩ Phật giáo thì yếu tố từ bi phải đặt lên hàng đầu vì vậy đề nghị phát triển guồng máy chiến tranh làm cho Đạo Phật vốn tích đức, từ bi nay trở thành bạo lực, giết người không khác với hồi giáo cực đoan là mấy.
Cả ba vị tu sĩ vừa nêu đều có liên quan mật thiết tới guồng máy nhà nước, vì vậy người dân nhìn họ dưới nhãn quan là tu sĩ quốc doanh cũng là điều bình thường.
Nhưng câu hỏi đặt ra tại sao nhà nước lại dung túng cho những con sâu trong một tôn giáo lớn nhất nước, ban cho họ chiếc áo đảng viên, mà hành động, lời nói đi ngược lại với những gì đẹp đẽ nhất mà đạo Phật giảng dạy cho chúng sinh, phải chăng đây là cách hạ bệ Phật giáo bằng cách dung tục hóa tu sĩ để từ đó Phật tử bị định hướng có những cái nhìn sai trái về đạo của mình đang phụng sự hay thờ kính?
Không những dung tục hóa, đảng hóa tu sĩ, nhà nước còn có chính sách kinh doanh hóa đạo Phật qua chiêu bài du lịch tâm linh bằng cách cho phép, khuyến khích đầu tư vào việc xây chùa thật lớn thật hoành tráng. Trong khuôn viên những ngôi chùa này là chốn ăn chơi trá hình, những nhà nghỉ, sòng bài công khai thu hút khách du lịch và hệ quả mà nó mang tới đang được báo chí mổ xẻ, phản biện gay gắt.
Trong 10 năm trở lại đây hàng loạt các ngôi chùa to lớn được hình thành, như chùa Bái Đính ở Ninh Bình, khu Đại Nam quốc tự ở Bình Dương, chùa Ba Vàng thuộc TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh hay mới đây nhất là ngôi chùa được cho là vĩ đại nhất thế giới: Chùa Tam Chúc, Ba Sao, Hà Nam.
Ngôi chùa Bái Đính là một trong các chùa được cho là hoành tráng nhất nước đang thu hút khách du lịch với con số đáng nể. … với số vốn đầu tư lên tới hơn 1.000 tỷ đồng do đại gia Nguyễn Xuân Trường bỏ tiền ra xây dựng. Ông Trường là tổng giám đốc Doanh nghiệp Xuân Trường, chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Du lịch Hoa Lư, Giám đốc Khách sạn Hoa Lư. Thu nhập từ khách du lịch đến Bái Đính hàng ngày được cho là không dưới hai tỷ từ thu phí cho tới những hòm công đức mà báo chí phanh phui.
Chùa Tam Chúc ở Kim Bảng, Hà Nam rộng 5.100 héc ta, là khu du lịch tâm linh lớn nhất Việt Nam sau khi hoàn thành. Tuy rộng hơn 5.000 héc ta nhưng mặt bằng xây dựng chùa Tam Chúc chỉ chiếm 144 héc ta. Phần đất còn lại sẽ thành khu trung tâm ẩm thực, khách sạn 5 sao, bến xe điện, khu nghỉ dưỡng, bến du thuyền, khu vui chơi tổng hợp, casino, cùng hàng trăm biệt thự cao cấp...
Khi nói đến Chùa người ta nghĩ ngay đến chốn thanh tịnh có khả năng giúp Phật tử tịnh tâm tu học, nhưng các ngôi chùa tổ chức du lịch đi kèm làm lệch lạc tôn chỉ của một ngôi chùa truyền thống và ảnh hưởng xấu của nó tuy không được các tăng ni Phật tử ra mặt chống đối nhưng tiềm ẩn bên trong là bất mãn, xấu hổ của những người tu hành chân chính.
Câu chuyện cúng sao giải hạn ầm ỉ một thời gian sau Tết cho thấy số tiền mà ngôi chùa Phúc Khánh do nhà sư Đại biểu Quốc hội Thích Thanh Quyết trụ trì đáng để người dân suy gẫm. Mỗi một sao giải hạn giá là 150 ngàn đồng, với người xin sao lên tới con số hàng trăm ngàn người thì nguồn thu vô tận ấy được chi vào đâu cho hết? Dĩ nhiên số tiền “bán” sao giải hạn không phải chịu thuế và vì vậy nhà chùa hưởng trọn còn nghĩa vụ đóng thuế thì kể như quên bẵng.
Các ngôi chùa như Bái Đính hay Tam Chúc … có hình thức như BOT đó là nhà nước góp vốn bằng quỹ đất còn nhà đầu tư thì góp tiền xây dựng và thu phí trong vòng bao nhiêu năm….vì vậy báo cáo thu nhập khác với số tiền thu thật sự là có khả năng xảy ra. Nếu người dân vì bức xúc như BOT bẩn tự động ngồi đếm xe, nhưng do niềm tin tôn giáo không ai dám công khai ngồi đếm số khách du lịch thập phương để báo cáo cho nhà nước do đó các khu du lịch tâm linh còn sống mạnh sống khỏe và sẽ không bao giờ… lỗ cả.
Chùa là nơi huấn dụ những bài thuyết pháp khiến con người trở về với tính thiện nhưng các ngôi chùa vừa kể chỉ chuyên tâm tới chuyện ăn chơi, vốn đi ngược lại với ý thức hành thiện thì liệu Phật tử tới đó để hành hương thu hoạch được gì cho đạo đức bản thân?

Nhân quyền của phụ nữ Việt Nam

Thắng Bùi|

International Women’s Day hay Ngày Quốc Tế Phụ Nữ (8/3) hàng năm cho chúng ta cơ hội tôn vinh những đóng góp của người phụ nữ từ văn hóa, chính trị đến giáo dục, kinh tế và xã hội vì mục tiêu phục vụ nhân loại. Ngày này còn mang ý nghĩa  quan trọng nữa là nhắc chúng ta hãy tôn trọng quyền con người, chống phân biệt giới tính, đặc biệt là đối với phụ nữ và trẻ em cần được bảo vệ và yêu thương.
Những đóng góp tích cực và quan trọng của người phụ nữ trong xã hội ngày nay đã không chỉ góp phần đưa xã hội tiến bộ và xác định các giá trị nhân bản, đặc biệt là ở những nước có dân chủ và nhân quyền, mà còn khuyến khích sự lớn mạnh của những phong trào chống lại bất công, kỷ thị và áp bức tại những xã hội độc tài, độc đảng.
Nhân ngày Quốc Tế Phụ Nữ, chúng ta cùng nhìn lại vị thế cùa người phụ nữ Việt Nam, họ có được đối xử công bằng và được luật pháp bảo vệ?
- Quảng Cáo -
Khi thế giới văn minh và nhân loại có những bước tiến quan trọng trong việc chống bạo hành, chống phân biệt đối xử về giới tính, chống bất công cũng như bảo vệ quyền lợi, khuyến khích, giúp đỡ, cổ võ cho phụ nữ luôn được đề cao, nhất là những người phụ nữ đấu tranh cho quyền bình đẳng, lên tiếng cho bất công trong xã hội v.v…, họ cần được xã hội ủng hộ và quan tâm một cách tối đa cả về vật chất và tinh thần.
Ngược lại ở đất nước Việt Nam của chúng ta nhưng do Đảng Cộng Sản Việt Nam cầm quyền và lãnh đạo, cho nên nhân quyền con người không có, và bị tước đoạt một cách trắng trợn. Nhân quyền, tự do, bình đẳng chỉ nằm trên giấy, trong luật mà thôi.
Bất công trong xã hội tràn lan, người dân lại sợ lên tiếng vì cốt lõi của vấn đề là do sự cai trị hà khắc của chế độ, gieo rắc sự an phận cùng nỗi sợ hãi vào quần chúng nhân dân. Mà nếu có ai đó dám đứng về phía công lý và sự thật thì sẽ bị nhà cầm quyền đàn áp, sách nhiễu, cùng với đó là những bản án nặng nề.
Những tù nhân lương tâm can đảm tại Việt Nam ngày nay, mà không ít trong số họ là những phụ nữ, là những con người sống có trách nhiệm với xã hội, muốn có một Việt Nam thật sự có nhân quyền, bình đẳng, muốn cho các em trẻ có cơ hội biến những ước mơ đẹp thành hiện thực… mà can đảm, tự nguyện dấn thân.
Những người vợ, người mẹ, người chị đó là Trần Thị Nga, Mẹ Nấm (Nguyễn Ngọc Như Quỳnh), em Nguyễn Đặng Minh Mẫn, chị Huỳnh Thục Vy… Chị Nga người Hà Nam, từng có thời gian đi lao động xuất khẩu ở Đài Loan. Trong thời gian làm việc tại đây, chị bị tai nạn và phải nằm viện hơn một năm nhưng công ty ký hợp đồng lao động đưa chị qua Đài Loan lại không trả khoản tiền, bồi thường bảo hiểm an toàn lao động mà chị đáng được hưởng. Từ đó chị tìm hiểu và tham gia đấu tranh khi quay lại Việt Nam.
Chị tham gia vào nhiều hoạt động đòi công bằng, chống oan sai, tuần hành bảo vệ môi trường… tất cả những việc làm của chị đều mong muốn có một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, nhưng nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam lại cho rằng chị chống đối nhà nước. Một người phụ nữ thì lấy gì chống lại một nhà nước? Để thỏa mãn việc đàn áp người dân, nhà cầm quyền đã bắt và tuyên một bản án hết sức nặng nề 9 năm tù và 5 năm quản chế, trong một phiên toà chóng vánh vào ngày 25/7/2017 cho bà mẹ 2 con nhỏ, với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 88 Bộ Luật Hình Sự Việt Nam 1999 (nay là điều 117 Bộ Luật Hình Sự 2015).
Với bản án dành cho chị Trần Thị Nga, nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đã nhận rất nhiều chỉ trích từ nhiều tổ chức và cá nhân trong giới đấu tranh vì nhân quyền. Một điều nữa là Việt Nam đã ký hầu hết những công ước quốc tế về nhân quyền nhưng lại phớt lờ, không thực hiện một cách nghiêm túc và đầy đủ.
Nhưng đó chỉ là một phần trong muôn vàn bất công mà phụ nữ Việt Nam đã và đang phải đối diện.
Bất công và oan trái sẽ còn được nhắc đến nhiều khi chế độ Cộng Sản còn ngự trị trên đất nước Việt Nam./.

Biển đâu phải là cái bãi rác!



Cảng chuyên dụng của Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất. Ảnh: Báo Mới
Ngô Đồng – Web Việt Tân


Thời gian gần đây, hàng loạt các tỉnh như Bình Thuận, Bình Định, Quảng Ngãi, Bà Rịa – Vũng Tàu… xin cấp phép nhận chìm “vật chất” trong quá trình xây dựng nhà máy nhiệt điện, thép, cảng biển. Trong đó, dự án nạo cảng ở Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất là dự án lớn nhất, và đang bị công luận phản đối kịch liệt, do những lo ngại về hậu quả nặng nề với môi trường, sinh thái biển, đặc biệt là hệ sinh thái san hô.
Vừa qua, Bộ Tài Nguyên Môi Trường cấp phép cho Công ty Thép Hòa Phát Dung Quất được nhận chìm 15,3 triệu mét khối bùn, cát từ hoạt động nạo vét cảng ở dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất xuống vùng biển có diện tích 180ha thuộc xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Trong giấy phép, thành phần của vật chất nhận chìm cát chiếm khoảng 86,4%, bùn sét chiếm khoảng 13,6%. “Chất được phép nhận chìm không chứa chất phóng xạ, chất độc, chất thải nguy hại vượt quy chuẩn an toàn bức xạ, quy chuẩn kỹ thuật môi trường.”
- Quảng Cáo -
Tuy nhiên, tin tức nói trên đã tạo ra nhiều ý kiến trái chiều. Qua các trang mạng xã hội, dư luận đồng loạt lên tiếng kêu gọi dừng ngay dự án, vì lo ngại lượng bùn thải khổng lồ đó sẽ bức tử hệ sinh thái biển, và nguy cơ xảy ra “thảm họa môi trường.”
Ở nhiều nước phát triển, việc nhận chìm chất thải là rất hiếm, và là “phương án cuối cùng,” nếu không còn cách nào khác. Khi đó, phải quy hoạch không gian, kiểm tra cẩn thận và chất thải được đóng thành khối bê tông, bỏ hộp chì, thả xuống độ sâu 4.000-5.000 m dưới biển để chất thải bị chôn vùi mãi mãi, không thể trồi lên được. Còn Việt Nam, việc nhận chìm chất nạo vét chỉ đơn giản là dùng xà lan xả xuống biển. Gọi “nhận chìm” nhưng thực tế là xả thải trực tiếp.
Bên cạnh đó, nguyên tắc nhận chìm là không cho tạo thành nguồn ô nhiễm thứ cấp. Tuy nhiên, với cách làm của Việt Nam, chất nạo vét sẽ trùm lên đáy biển, phủ kín tầng mặt thì coi như toàn bộ vùng san hô, nơi có đa dạng sinh học rất cao sẽ chết và nhiều loài sinh vật cũng sẽ chết theo. Đây là sự xáo trộn rất lớn cho thảm thực vật và động vật dưới đáy biển.
Ngoài ra, bùn thải nạo vét là chất lắng đọng từ tự nhiên. Những cơn mưa, lũ xảy ra, nước chảy từ đất liền ra biển cuốn theo tất cả rác, thuốc trừ sâu và rất nhiều chất độc hại. Những thứ này gây đục nước, còn các chất độc hòa tan vào nước và dòng chảy biển tự nhiên sẽ mang nó đi khắp nơi. Vô hình chung sẽ tác động tiêu cực tới các khu vực xung quanh, gây thiệt hại tới các trang trại nuôi hải sản, đặc biệt là nuôi tôm. Đồng thời, ô nhiễm thứ cấp sẽ tác động sinh thái rất dữ dội, có thể kéo dài hàng chục năm. Khi đó, chắc chắn cuộc sống của hàng ngàn người dân địa phương sẽ bị đảo lộn.

Trước những phê phán của dư luận, nhà cầm quyền CSVN lại ngụy biện rằng đã đánh giá tác động môi trường và được thông qua, mọi thứ sẽ nằm trong tầm kiểm soát. Nhưng việc đánh giá tác động môi trường của nhiều dự án tại Việt Nam không đúng với thực tế. Có thể kể đến dự án nhà máy rác Nghĩa Kỳ, hay nhà máy thép Formosa. Những dự án trên cũng do Bộ Tài Nguyên Môi Trường cấp phép, với dấu kiểm định đỏ chót. Nhưng các dự án này nhanh chóng tàn phá môi trường nghiêm trọng và bị người dân kịch liệt phản đối.
Một vấn đề đáng bàn khác là, theo như nhà cầm quyền nói, “vật chất nhận chìm cát chiếm khoảng 86,4%, bùn sét chiếm khoảng 13,6%.” Nghĩa là về nguyên tắc, chủ đầu tư có thể tận dụng đến 86,4% của 15,3 triệu mét khối vật chất được nhận chìm. Trong khi tài nguyên cát xây dựng đang thiếu hụt nghiêm trọng, vì sao Hòa Phát và chính quyền Quảng Ngãi không tận dụng nguồn lợi kinh tế này, mà phải xin phép và tốn công sức mang xả ra biển? Tại sao không nhìn chúng như là tài nguyên để xây dựng công trình chống sạt lở, làm kè chắn sóng, lấn biển, san lấp xây dựng các khu đô thị, nếu chúng không độc hại như trong báo cáo?
Tại nhiều nước châu Âu, vật chất nạo vét được tái sử dụng cho xây dựng, bồi đắp các khu vực ven biển. Như ở cảng Truro ở Cornwall ở Anh. Còn tại Hà Lan, ưu tiên vật chất nạo vét tái sử dụng, sinh lợi. Mỗi năm, Hà Lan dùng khoảng 30 triệu m3 vật chất nạo vét để mở rộng lãnh thổ. Đối với Nhật Bản, họ đổ vật chất nạo vét lên một vị trí nhất định, sau đó trồng những loại thực vật thích hợp để bảo vệ. Vài năm sau, khu vực này tự nhiên trở thành đất nền. Còn Singapore, việc mở rộng diện tích lãnh thổ đã tăng đến 20% so với trước kia. Vật chất dùng để mở rộng, một phần không nhỏ là từ hoạt động nạo vét.
Mỗi năm, Việt Nam xây dựng rất nhiều công trình mới ven biển. Khi thi công, các nhà đầu tư ra sức đào rừng, phá núi để lấy đất san lấp. Trong khi đó, nhiều nhà đầu tư khác lại chỉ nhắm một phương án duy nhất là xả bùn cát xuống biển, vì như vậy vừa tiện vừa tiết kiệm tối đa chi phí xây dựng bến bãi của họ. Rõ ràng, Việt Nam đang thiếu một quy hoạch tổng thể. Vì chưa có quy hoạch nên thiếu chiến lược bài bản, dài hơi. Và chưa biết cách phát triển có liên kết về các vị trí cần sử dụng vật chất nạo vét.
Phát triển kinh tế biển, muốn có cảng lớn, thì phải nạo vét cảng là điều hiển nhiên. Tuy nhiên, cần phải tính toán kỹ lưỡng, phát triển thì phải phát triển bền vững, để có thể duy trì cho nhiều đời sau. Ở các nước phát triển, họ có đủ cảng biển lớn, nhưng không có những vấn đề về môi trường, là vì khi làm các dự án, những nước này đã đánh giá tác động rất khoa học, trung thực. Học cách làm của thế giới là đúng quy luật phát triển. Do vậy cần phải có kế hoạch phương án xử lý bài bản, lâu dài với các vật chất này.
Trong đó, Việt Nam phải tính đến khả năng bỏ luôn việc cấp phép nhận chìm vật chất xuống biển. Bởi nếu cấp phép cho một doanh nghiệp rồi, thì sẽ tạo tiền lệ cho tất cả các dự án ở ven biển sau này. Khi đó, sẽ lại có đơn vị khác đang đề xuất đổ thải với số lượng lớn hơn.
Biển đâu phải là cái bãi rác để chứa chất thải!

Chống BOT bẩn: đất nước đứng lên nhờ những người như thế!

An Viên (VNTB)|

Một ‘nhóm người lạ’ mà chủ đầu tư và cánh báo chí ám chỉ về một nhóm người dân không đeo khẩu trang, đeo CMND trước ngực, tay cầm sổ và bút để… đếm lượt xe qua BOT Ninh Lộc.
Không một ai trong số ‘nhóm người lạ’ đó tin tưởng kết quả đếm lưu lượng xe mà Tổng cục đường bộ công bố. Và họ phải gánh chịu nắng mưa, khói bụi,… để thực hành cái gọi là quyền giám sát của nhân dân.
Cuộc chiến chống BOT bẩn đã đưa những con người ‘vì đại cục’ thực sự đi vào trận chiến thầm lặng. Và ‘đất nước đứng lên nhờ những con người như thế’, theo sự chia sẻ trên trang Facebook của nhà báo Trương Châu Hữu Danh.
Facebooker Việt Võ cho rằng, ‘nhóm người lạ’, bằng phương pháp thủ công của mình đã ‘chỉ ra được sai phạm hết sức nghiêm trọng của tập đoàn BOT bẩn, điều mà Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán nhà nước không làm được’. Và đây có thể là lý do vì sao, BOT đang được hiểu là sân sau của nhóm quan chức địa phương lẫn trung ương, nơi mà lực lượng vũ trang, bán vũ trang và côn đồ (đeo khẩu trang xanh) được huy động để trấn áp tinh thần của những người phản đối sự thiếu minh bạch, tại một địa điểm vốn thuần túy là giao dịch dân sự.Đếm xe thủ công, nhưng những công dân dấn thân đã phát hiện ra, con số thu về ở BOT lớn hơn con số mà Tổng cục đường bộ kiểm soát được và chủ đầu tư báo cáo, số liệu có thể vượt mức hàng ngàn tỷ đồng.
Khởi đầu bằng vụ cướp trạm BOT (2,22 tỷ đồng) làm lộ ra cả một đường dân lợi ích nhóm, cấu kết giữa quan chức và đội nhóm tư nhân. Và hàng ngàn tỷ đồng tiền thuế của nhà nước đã bị chảy vào túi nhóm lợi ích, trong khi người dân bị ‘vặt lông’ theo cách không ai ngờ tới.
Trong cuộc chiến chống BOT bẩn cũng trở thành một hình mẫu cho những câu chuyện ngược đời tại Việt Nam: cơ quan công quyền đứng ngoài cuộc; người dân nhúng tay vào chống BOT bẩn; đeo khẩu trang để hung hãn phá xe, đánh người; không đeo khẩu trang để thực hành quyền giám sát nhân dân.

Vào ngày 4.3.2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lên tiếng chỉ đạo Bộ GTVT, Thanh Tra Chính phủ kiểm soát chặt chẽ hoạt động thu phí BOT. Đây là sự chỉ ‘kịp thời’, bởi ít nhất nó cho thấy dấu hiệu kiến tạo và liêm chính mà bản thân Chính phủ nhiều lần nhấn mạnh. Nhưng khi tin mừng chỉ đạo còn chưa được được phổ biến rộng rãi, thì tin anh Hà Văn Nam (người chống BOT bẩn và từng bị côn đồ đánh đập) đã bị công an huyện Quế Võ (Bắc Ninh) bắt giữ với tội gây rối trật tự công cộng (?) và việc ‘khám nhà khẩn cấp’ được đồn đoán là cơ sở để mở rộng tội danh. Việc bắt giữ này không chỉ cho thấy tính chất kỳ lạ trong vấn đề BOT ở Việt Nam, mà cho thấy tính chất lợi ích nhóm gắn kết chặt chẽ, xuyên suốt.
Trở lại cuộc chiến chống BOT bẩn, đây là sức mạnh của xã hội dân sự, bởi nếu không có những người như nhóm anh Trương Châu Hữu Danh hay Hà Văn Nam cùng hàng chục người khác, thì vấn đề lạm thu – thu sai – thu trái quy định tiếp tục tồn tại.
Thế nhưng, ‘xã hội dân sự’ lại được ông Tổng Bí thư – Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí của ông xếp vào quy định ‘cấm’ trong đảng viên. Cái làm nên sự chia sẻ với công việc Nhà nước, điều làm nên giá trị của sự minh bạch trong xã hội lại là điều cấm tại Việt Nam.
Một sự học hỏi không hề khôn ngoan của Việt Nam trước Trung Quốc. Bởi nó khiến cho tính lợi ích nhóm tiếp tục được quy kết, trong khi quyền dân chủ cơ sở của nhân dân bị giảm xuống (đảng viên vẫn là một công dân trong xã hội và việc cấm đảng viên bàn về xã hội dân sự đã gián tiếp ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của số đông người dân còn lại).
Có lẽ, khi đoàn xe của ông Nguyễn Phú Trọng hay các thành viên gia đình ông đi qua các trạm BOT thì ông và gia đình ông đã nợ ‘xã hội dân sự’ một lời xin lỗi. Khi ngân sách nhà nước tăng lên, bức xúc xã hội về BOT giảm xuống, và nạn tham nhũng tiếp tục bị diệt trừ,… thì Chính phủ kiến tạo Nguyễn Xuân Phúc hay những Ủy viên Bộ Chính trị thực tâm chống tham nhũng đã nợ anh Hà Văn Nam, nhóm Trương Châu Hữu Danh và ‘nhóm người lạ’ đeo CMND, không bịt khẩu trang… một lời cảm ơn.
Và giá như các vị ‘tinh hoa’ của Bộ máy chính trị hiện thời có đủ sự can đảm, trung thực, thẳng thắn,… Có đủ lương tâm, trách nhiệm, và nhu cầu minh bạch,… Có đủ ý chí bước qua sự kiêu ngạo chức quyền. Thì có lẽ, cuộc chiến chống BOT bẩn nên được coi là bài học đáng giá về quyền giám sát nhân dân, về cái ‘dân chủ cơ sở’ đã được hô khẩu hiệu hàng triệu lần, và về tiền đề cho ‘đất nước đứng lên nhờ những người như thế’./.