Sunday, October 7, 2018

Quyền lực của chủ tịch nước Việt Nam?

Thảo Vy (VNTB) Dường như chính cụm từ “nhất thể hóa” đã tạo nên tranh luận rằng đảng đang ra mặt công khai lấn quyền của Quốc hội.

Ông Nguyễn Phú Trọng có thể ngồi vào ghế Chủ tịch nước đúng luật

Bởi nếu chỉ căn cứ vào Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, chỉ cần mỗi thủ tục đề cử với Ủy ban Thường vụ Quốc hội về ông Nguyễn Phú Trọng với tư cách đại biểu Quốc hội, sẽ ứng cử vào chức danh Chủ tịch nước, là hợp lý và không cần phải viện dẫn thêm bất kỳ văn kiện nào từ phía cơ quan đảng.

“Quốc hội bầu Chủ tịch nước trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội”. Điều 8.2, Luật Tổ chức Quốc hội đã quy định rõ như vậy. Trong tất cả 102 điều ở luật này, không có bất kỳ điều khoản nào mang tính giới hạn liên quan đến việc hạn chế quyền lựa chọn đảng phái của cá nhân chủ tịch nước.

Một khi ông Nguyễn Phú Trọng đắc cử chức danh Chủ tịch nước, thì công việc là người đứng đầu đảng chính trị của cá nhân ông, nếu như vẫn được sự tín nhiệm của số đông thành viên Bộ Chính trị, ông có thể tiếp tục giữ chức vụ Tổng Bí thư theo đúng nghĩa là chủ tịch của đảng phái chính trị.
Ảnh minh họa. 
Người viết thực sự hoang mang khi cuối giờ chiều ngày 6-10, báo chí đưa tin với trích dẫn phát biểu: “Phó Chánh Văn phòng Trung ương Lê Quang Vĩnh cho biết: “Tổng Bí thư đồng thời là Chủ tịch nước là việc hết sức tự nhiên trong đời sống chính trị của nhiều nước, không phải là cái gì lạ và càng không phải chúng ta học ai. Chúng ta đã có sẵn định chế chủ tịch đảng kiêm chủ tịch nước”. [Nguồn: http://bit.ly/2zW8526]

Hoang mang còn là vì lục tìm toàn bộ văn bản trên trang https://thuvienphapluat.vn, vẫn chưa tìm ra “định chế chủ tịch đảng kiêm chủ tịch nước” nằm trong văn bản pháp quy nào.

Người viết cũng không đủ dữ liệu để đánh giá vì sao phương thức phù hợp với Hiến pháp và pháp luật như nói trên không được ưu tiên lựa chọn, mà lại viện dẫn Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, do Tổng Bí thư ký ban hành cho việc “nhất thể hóa” ở cấp cao nhất – hợp nhất chức danh của Tổng Bí thư và Chủ tịch nước. Đã vậy còn mạnh dạn tuyên bố “định chế chủ tịch đảng kiêm chủ tịch nước” là có sẳn.

Chắc chắn mức lương không phải là vấn đề của ‘nhất thể hóa’, vì mức lương tháng từ ngày 1-7-2018 của Tổng Bí thư ngang bằng với Chủ tịch nước: 18.070.000 đồng. [Các văn bản pháp lý liên quan về lương của quan chức, có thể tải về http://bit.ly/2y3nEDLhttp://bit.ly/2Cx3A08]

Vì sĩ diện hay đam mê quyền lực?

Câu hỏi đặt ra là những quyền lực nào mà Chủ tịch nước có, nhưng chức vụ Tổng Bí thư thì không có, dẫn đến việc ông Nguyễn Phú Trọng kiên quyết bằng mọi giá phải ngồi vào được ghế Chủ tịch nước?

Trong quy định tại Điều 88, Hiến pháp 2013, Chủ tịch nước có lẽ chỉ hơn Tổng Bí thư mỗi thẩm quyền mang tính hành chính là ký ban hành ‘Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh’. Còn tất cả chuyện cơ cấu nhân sự bộ máy chính phủ, tòa án, viện kiểm sát… thì lâu nay ai cũng rõ đều thuộc quyền ‘cơ cấu’ của Bộ Chính trị, của Ban Bí thư.

Nội dung ở Điều 90, Hiến pháp 2013: “Chủ tịch nước có quyền tham dự phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội, phiên họp của Chính phủ. Chủ tịch nước có quyền yêu cầu Chính phủ họp bàn về vấn đề mà Chủ tịch nước xét thấy cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước”.

Tháng 12-2017, báo chí đưa tin: “Tổng bí thư được mời dự họp Chính phủ cuối năm. Việc Chính phủ mời Tổng bí thư tham dự một cuộc họp tổng kết được xem là việc chưa có tiền lệ...” [Nguồn:http://bit.ly/2IGQe1G], là một ví dụ cho thấy quyền lực của ghế Tổng Bí thư.

Theo thông lệ ‘nguyên thủ quốc gia’ là Người đứng đầu Nhà nước. Theo Hiến pháp Việt Nam, thì Chủ tịch nước là Nguyên thủ quốc gia của Việt Nam. Do đó có lẽ tính chính danh là lý do dễ thấy nhất, mà ông Nguyễn Phú Trọng cần có trong những chuyến công cán nước ngoài.

Ở Việt Nam ai cũng biết vai trò của Chủ tịch nước, phần nhiều mang tính lễ nghi và hình thức, song khi ra nước ngoài, với tư cách là người đứng đầu đảng phái chính trị, cho dù là độc đảng toàn trị, thì quan hệ ngoại giao vẫn chưa thể coi ông Nguyễn Phú Trọng là nguyên thủ quốc gia.

Ông Nguyễn Phú Trọng khi công cán quốc tế (ngoại trừ Trung Quốc), dù rất muốn thể hiện quyền lực thực tế, song ông không thể thực hiện đầy đủ chức năng của một nguyên thủ quốc gia, là thay mặt Nhà nước về đối ngoại. Giả dụ nếu như vài tuần lễ tới, Quốc hội vẫn chưa làm các bước thủ tục để ông Nguyễn Phú Trọng ngồi vào ghế Chủ tịch nước, thì trong chuyến sang Mỹ vào cuối năm nay, ông không được đón tiếp theo nghi thức “thăm nhà nước”, mà chỉ có thể là “thăm làm việc chính thức”, hoặc tệ hơn khi chỉ là “thăm làm việc”.

Theo quy định của Bộ Ngoại giao Mỹ, các chuyến thăm của lãnh đạo nước ngoài được phân thành 5 cấp từ cao đến thấp gồm: thăm nhà nước, thăm chính thức, thăm làm việc chính thức, thăm làm việc và thăm cá nhân. Trong đó, thăm nhà nước là chuyến thăm của nguyên thủ nước ngoài, còn thăm chính thức được thực hiện bởi người đứng đầu chính phủ, thường là Thủ tướng.


Người viết tin rằng người dân sẽ ủng hộ ông, khi bằng quyền lực đối ngoại của tân Chủ tịch nước, ông Nguyễn Phú Trọng thực sự giúp được nền kinh tế lẫn chính trị của Việt Nam thoát được sự lũng đoạn của Trung Quốc. Khi đó, ông sẽ được lịch sử ghi nhận là một Gorbachev ở Việt Nam (tham khảo thêm tại

Tăng giá ngày quốc tang: 'đánh đĩ phải chừa một phương chứ'?

Ánh Liên (VNTB) 

Câu chuyện quốc tang hay chuyện tưởng niệm người đã chết sẽ không được nhắc nhiều đến hiện nay, khi mà trong giờ phút đó, một doanh nghiệp nhà nước đã tìm cách tranh thủ tăng giá xăng dầu.


Khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang mất đi, Petrolimex tăng giá xăng lên 300 đồng; khi TBT Đỗ Mười mất, giá xăng tăng lên 700 đồng. Nếu như thêm 2 lần quốc tang nữa, thì có thể xăng dầu tăng thêm gần 2.000 đồng. 

Dân mạng sửng sốt, vì đây không phải là một việc làm đúng tình, đúng nghĩa, cả về mặt ứng xử với đời sống sinh hoạt người dân cũng như đối với người vừa mất. Bởi nếu làm như thế, không khác gì việc đẩy tâm lý người dân vào việc ghét quốc tang, bởi mỗi lần quốc tang là mỗi lần giá xăng dầu lại tăng.
Giá xăng tăng giá đúng ngày Quốc tang TBT Đỗ Mười.
Xăng tăng giá mạnh quá, rồi lại kéo theo hàng loạt mặt hàng khác tăng giá theo, điều này nói thẳng ra là 'bóc lột sức dân, móc túi dân'. Trong khi đó, giá dầu thế giới ngày 6.10 (thời điểm mà Petrolimex tăng giá xăng) thì giảm mạnh, sau khi sự kiện Nga công bố mức sản lượng dầu thô đạt kỷ lục. Những gì diễn ra là sự đảo lộn mọi giá trị, nhưng nó lại vô cùng hợp lý với quan điểm của ông Phan Thế Ruệ, Chủ tịch Hiệp hội xăng dầu Việt Nam, người từng tuyên bố: ủng hộ sớm tăng thuế để các loại thuế chiếm trên 50% giá xăng nhằm bù đắp vào ngân sách.

Nếu cho đây là phương cách để phục hồi lại ngân sách bằng mọi giá, thì đây rõ ràng là một việc làm phi nhân đạo.

Facebooker Lê Hoài Anh, và cũng là một doanh nhân có tiếng ở phía Nam bày tỏ trên trang cá nhân: Trong không khí Quốc tang vô cùng bi ai, thương tiếc các lãnh đạo vừa ra đi của đất nước. Chợt giật mình khi đọc tin xăng dầu lại lên giá, trùng hợp quá, toàn rơi tõm vào đúng những dịp quốc tang. Tổn thất này thật là lớn lao! Đau thương này thật là vô hạn.

Tăng xăng là hậu quả của sự tham nhũng và yếu kém trong công tác quản lý kinh tế - xã hội quốc gia, nhưng người dân buộc phải gánh chịu điều đó. Quốc tang lại là những người từng đưa ra hoặc góp phần làm nên vấn nạn tham nhũng và yếu kém đó. Có phải lãnh đạo đang muốn người dân phải thực sự khóc lóc trong những ngày quốc tang, nên nghĩ ra trò tăng giá?

Sự kiện tăng giá trong ngày quốc tang không chỉ tăng lạm phát và làm tổn thương các doanh nghiệp trong nước; mà còn làm tổn thương người dân lẫn lãnh đạo đã khuất. Bởi người dân sẽ ghi nhớ sự kiện quốc tang của một 'đồng chí lãnh đạo đảng, nhà nước' như là một cơ hội để bóp lấy sức dân. Đến mức, nhà báo Hoàng Hải Vân phẫn nộ: 'Đánh đĩ' mười phương thì phải chừa ra một phương chứ, sao nhằm vào ngày quốc tang mà trục lợi?.

Người dân buộc phải cầu trời rằng, các vị lãnh đạo đảng và nhà nước sống mãi trong sự nghiệp cách mạng, hoặc bản thân các vị lãnh đạo phải trường tồn với dân tộc như là một biện pháp để giữ giá xăng dầu ổn định và tránh lạm phát. Điều này nghe thật kỳ cục, nhưng trong hệ thống chính trị - xã hội – kinh tế hiện nay, mọi điều kỳ cục đều có khả năng trở thành một thực tế.


Một nghịch lý tồi tệ, đầy chướng khí, khôi hài của một xã hội đảo điên mọi thứ. Một thời thổ tả lên ngôi, trong một màu áo mới! Người dân từ nay, thay vì hát vang bài ca 'thôi đừng chiêm bao tiến lên XHCN', thì họ có thể bày tỏ, 'thôi đừng quốc tang!'.

Một bức thư gây bão

Tâm Don (VNTB) Vào trưa ngày 5-10, facebooker Đoàn Quý Lâm đã cho đăng tải “Thư Gửi Ông Nguyễn Phú Trọng” lên tài khoản cá nhân của mình. Ngay lập tức bức thư này đã gây bão trên mạng, chỉ trong vòng một ngày đã có 2500 lượt chia sẻ, hàng ngàn lượt copy, 300 bình luận và gần 4000 thể hiện yêu thích.

Facebooker Đoàn Quý Lâm trước đây là một nhà báo chuyên nghiệp, có một thời kỳ dài làm phóng viên trong hệ thống báo chí nhà nước với vai trò biên tập viên ở Đài truyền hình Việt Nam, phóng viên ở báo Người Lao Động, và hiện làm quản lý cho một công ty truyền thông ở Sài Gòn. Tài khoản facebook Đoàn Quý Lâm có hơn 4000 bạn và gần 10.000 người theo dõi.

Trong dòng trạng thái “Thư gửi ông Nguyễn Phú Trọng”, ông Đoàn Quý Lâm tự giới thiệu: “Tôi là một nhà báo gần như đã giải nghệ. Tuy vậy, tôi vẫn đáu đáu với vô vàn ngang trái bủa giăng trên đầu nhân dân và sự thối nát của các cơ quan công quyền, từ trung ương đến từng cơ sở. Tôi chứng kiến những điều đó trong quãng thời gian 10 năm tác nghiệp báo chí ở Sài Gòn. Rất rõ nét”.
Ảnh chụp màn hình lá thư của Nhà báo Đoàn Quý Lâm gửi ông TBT Nguyễn Phú Trọng.
Trong “Thư gửi ông Nguyễn Phú Trọng”, ông Đoàn Quý Lâm nhìn nhận về tình hình quốc tế, mà cụ thể là các nước áp dụng lý thuyết chủ nghĩa cộng sản: “Chính quyền Bắc Kinh với những chính sách vô đạo, gieo sự ô nhiễm, bẩn thỉu và sợ hãi cho nhân loại, giờ đang giãy dụa dưới các đòn trừng phạt đến từ thế giới văn minh.

Bắc Triều Tiên đã nắm chặt tay Nam Hàn. Hai bên đang chờ một ngày thống nhất để giải phóng sự thống khổ của một nửa dân tộc bị mắc kẹt trong ý thức hệ dã man, tàn bạo.

Cuba, Venezuela không chóng thì chầy, nhất địch sẽ quay đầu. "Sức khỏe” họ quá yếu, không thể duy trì được lâu”.

Từ hiện tại, ông Đoàn Quý Lâm nhìn nhận về quá khứ: “Khi Liên Xô-nơi mà chúng ta gọi là anh cả, sụp đổ, vị lãnh đạo cộng sản cuối cùng của họ là ông Mikhail Gorbachev thốt lên rằng: "Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng Cộng Sản. Ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng: Đảng Cộng Sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá".

Ông là một giáo sư, một nhà trí thức, ông có nhận ra giống Gorbachev hay không?”.

Ông Đoàn Quý Lâm kêu gọi ông Nguyễn Phú Trọng dũng cảm từ bỏ chủ nghĩa cộng sản: “Thực lòng mà nói, giờ đây hầu hết người Việt đã ngán tận cổ cái gọi là Chủ nghĩa Cộng sản, Chủ nghĩa xã hội rồi. Tôi biết là các ông cũng cố giữ hoặc là chưa đủ dũng cảm buông bỏ thôi, chứ các ông cũng đã mất niềm tin dữ dội lắm. Nếu ông dọn được mấy thứ ảo tưởng, huyễn hoặc, lừa dối này ra khỏi Việt Nam, chắc rằng cả đất nước này sẽ tôn thờ ông, mãi mãi”.

Ông Đoàn Quý Lâm kêu gọi ông Nguyễn Phú Trọng thực hiện ngay ba vấn đề cấp bách : “Về giáo dục, hãy giải phóng cho học sinh, sinh viên. Xin làm ơn. Cho các em, các cháu bớt học những thứ vô bổ để cái đầu được tỉnh táo, thông minh một chút. Tất cả giáo viên cần được học lại về đạo đức nhà giáo và kỹ năng sư phạm đích thực để truyền thụ thay vì tra tấn.

Về kinh tế, rất đơn giản là bỏ quách những thứ gọi là “Thu hút vốn FDI”, “công nghiệp hóa, hiện đại hóa”… v…v… Tất cả những thứ đó, không biết mang lại bao nhiêu tiền thuế cho nước Việt, nhưng nó là tác nhân gây ra ô nhiễm môi trường và bần cùng hóa một bộ phận đông đúc công nhân, con em của nông dân.

Về giao thông, chỉ đạo dẹp ngay 2 thứ này: Một là đám người mặc sắc phục đứng đường chuyên gài bẫy ăn mãi lộ, “bóp cổ” cánh tài xế ở khắp mọi nơi; Hai là dẹp hết tất cả các trạm thu phí không thuộc phạm vi đường cao tốc”.

Hầu hết các bình luận về bức thư gửi ông Trọng đều nhất trí về cách nhìn nhận và đánh giá thời cuộc của ông Đoàn Quý Lâm, và tỏ ý có sự thay đổi về thể chế chính trị ở Việt Nam, tỏ ý mong mỏi ông Nguyễn Phú Trọng trở thành một Gorbachov của Việt Nam. Nhưng mong ước là một chuyện còn hiện thực lại là câu chuyện khác. Nhiều chủ tài khoản đã có những bình luận khá tỉnh táo. Họ cho rằng, ông Nguyễn Phú Trọng là một người giáo điều và bảo thủ nên ông sẽ không thể tiến hành thay đổi thể chế chính trị ở Việt Nam, ông Trọng không có viễn kiến chính trị nên không thể trở thành một Gorbachov.

Có nhiều chủ tài khoản tếu táo rằng, ông Nguyễn Phú Trọng không dùng mạng xã hội, không chơi Facebook nên bức thư tâm huyết này cũng sẽ là đá ném ao bèo. Cũng có một số tài khoản khuyên ông Đoàn Quý Lâm nên gửi thẳng đến email của ông Trọng.

Khi nhiều người đã đặt câu hỏi: “Anh không sợ khi viết những dòng này à?”, ông Đoàn Quý Lâm thẳng thắn trả lời: “Tôi không sợ vì tôi viết sự thật, vì tôi viết với sự tâm huyết”.


Nhiều người cho rằng, ông Đoàn Quý Lâm đã thể hiện sự can đảm, dũng cảm, yêu ghét rõ ràng khi viết thư gửi ông Nguyễn Phú Trọng.

‘Trọng bạc Phúc’? (Phần 2)

Minh Quân

(VNTB) - “Bỉnh chúc vô minh, quang tự diệt; trọng ngân bạc phúc, sản tất vong


   ‘Trọng bạc Phúc’ chăng?

Xem lại phần 1:

http://www.vietnamthoibao.org/2018/10/vntb-trong-bac-phuc-phan-1.html


Từ giữa năm 2017 và trùng với thời điểm Trần Đại Quang bất thần bị ‘bệnh lạ’ mà đã ‘biến mất’ lần đầu tiên trong gần hết tháng Tám năm đó, người ta nhận ra Thủ tướng Phúc đã bắt đầu chiến dịch vận động cho chức vụ tổng bí thư tại đại hội 13 vào năm 2021. Ngoài thành tích ‘GDP tăng trưởng vượt bậc’, ông Phúc đi nhiều địa phương và nơi nào cũng được ông ta xem là ‘đầu tàu’, cùng những từ ngữ đầy hoa mỹ mà đã khiến giới lãnh đạo những địa phương này ‘tự sướng’ đến mức có thể sẵn lòng bỏ phiếu cho ông Phúc trong một hội nghị trung ương ‘thăm dò uy tín tổng bí thư cho đại hội 13’ và kể cả tại đại hội 13… Cùng lúc, nhiều dư luận bắt đầu đề cập nhiều hơn đến ‘nhóm sân sau’ của Thủ tướng Phúc - một câu chuyện rất tương đồng với các nhóm lợi ích sân sau của Nguyễn Tấn Dũng trong 9 năm trời ông ta làm thủ tướng. Tuy chưa đến mức thao túng chính phủ và ‘đớp hốt’ ghê gớm như các nhóm sân sau của Nguyễn Tấn Dũng, những nhóm kinh tài được cho là sân sau của Thủ tướng Phúc lại được cho là ‘rất nhiều triển vọng’ để trở thành nhóm lợi ích có sức ảnh hưởng lớn nhất đến chính phủ và cả đường lối của đảng Cộng sản Việt Nam trong tương lai không xa.  

Vượt trên các ứng cử viên khác, Thủ tướng Phúc là người bộc lộ tham vọng chính trị rõ hơn hết trong vài năm qua.  

Trong khi đó, khác hẳn với vẻ xởi lởi có vẻ dễ chịu khi còn làm chủ tịch quốc hội, Nguyễn Phú Trọng ngày càng giống với một lãnh đạo quyền biến và không hề ‘lú’. Tính cách gia trưởng, khe khắt, ‘làm nhân sự’ đến khó tin và đa nghi đang là những đặc tính nổi trội của ông Trọng để khiến ông ta chẳng ưa gì thói tráo trở chính trị và những kẻ mượn danh nghĩa ‘đốt lò’ của ông ta để trục lợi cá nhân.

Vào tháng Tám năm 2018, hiện tượng đơn thư tố cáo nội bộ lại xuất hiện trên mạng xã hội. Một lần nữa sau hai lần nửa cuối năm 2015 và nửa đầu năm 2017, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lại được những tác giả vừa khuyết danh vừa nặc danh nhắc tới với vụ việc cũ ‘Sai phạm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng gây thất thu thuế hàng nghìn tỉ ở dự án Ciputra như thế nào?’, nhưng tô điểm thêm bằng một vụ việc có vẻ mới hơn: ‘Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã giúp tập đoàn Vinaconex cướp hàng nghìn tỉ đồng như thế nào?’, với một số đánh giá chưa rõ cơ sở. Có dư luận cho rằng chính thủ tướng Phúc đã ‘ra tay’ trong vụ tố cáo nặc danh này, tuy chưa có cơ sở nào để kiểm chứng về tính đúng sai của nội dung thư tố cáo lẫn đối với luồng dư luận đó.

Ở một động thái trái ngược, cú khai hỏa mới nhất và độc đáo nhất được mạng xã hội đề cập là một bức thư của một người được cho là nhà giáo Nguyễn Cảnh Bình từ Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tố cáo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về nhiều vấn đề, trong đó nổi cộm là chuyện ông Phúc để cho một số cấp dưới, đại gia và người thân trong gia đình ông Phúc thao túng chính trường và trục lợi cá nhân, đồng thời đang tổ chức một chiến dịch vừa chạy đua vừa tranh giành chức vụ tổng bí thư tại đại hội 13 vào năm 2021, với ‘liên danh’ Nguyễn Xuân Phúc - Trương Hòa Bình - Nguyễn Văn Bình để đối chọi với một ‘trục’ khác là Trần Quốc Vượng - Vương Đình Huệ…

Cho tới nay người ta vẫn chưa thấy ông Nguyễn Cảnh Bình lên tiếng phản bác về bức thư trên hay tố cáo kẻ nào đó đã mạo danh ông. Sự im lặng như thể công nhận ấy càng khiến dư luận tin rằng bức thư trên, tuy chưa biết những nội dung của nó đáng tin cậy đến đâu, nhưng có vẻ xuất phát từ ‘người thực việc thực’.

Sau đó, động thái ‘Quang chết’ - Trọng thế’ thình lình xảy ra vào hai tháng Chín và Mười năm 2018 có thể khiến một số ứng cử viên cho chức tổng bí thư, trong đó có Nguyễn Xuân Phúc, rơi vào tình trạng ‘đụng trần’, bị triệt tiêu động lực chạy đua làm tổng bí thư tại đại hội 13.

Thậm chí vào năm 2021, nếu Nguyễn Phú Trọng muốn và còn giữ được quyền lực độc tôn trước ‘đàn cừu’ của mình, ông ta hoàn toàn có thể làm như Tập Cận Bình đã làm tại đại hội 19 của đảng Cộng sản Trung Quốc vào cuối năm 2019: không biết làm cách nào mà Tập đã khiến cả Ban chấp hành trung ương lẫn Quốc hội chấp thuận bỏ thẳng điều khoản ‘chủ tịch nước làm không quá hai nhiệm kỳ’ trong hiến pháp, để từ đó hướng đến tương lai ‘ngồi, ngồi nữa, ngồi mãi’.

Chính vào lúc này, trong dân gian đương đại đang dậy lên một lời sấm được cho là tiên tri của Trạng Trình Nguyễn Bình Khiêm 500 năm về trước Bỉnh chúc vô minh, quang tự diệt; trọng ngân bạc phúc, sản tất vong”, như một cái gì đó đang ứng nghiệm với thời nay, dù có thể chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên.

Vế đầu tiên của lời sấm trên, thật kinh khủng, đã ứng nghiệm vào năm 2018. Còn vế sau thì thế nào?

‘Trọng bạc Phúc’ chăng?

Trung Hoa nhờ Mỹ mới tiến bộ

“…đảng Cộng sản Việt Nam đến nay vẫn chủ trương “kinh tế thị trường theo định hướng chủ nghĩa xã hội”, vì thế không có gì ngạc nhiên khi nghe Tổng Thống Trump phát biểu nhiều người Việt rất vui mừng và ủng hộ ông…”
phat_quangson_dailoan
Trung Hoa Dân Quốc nay gọi là Đài Loan phát triển được là nhờ nước Mỹ điều này chúng ta đều đã biết.
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa còn được gọi là Trung cộng tăng trưởng kinh tế cũng chính nhờ dựa trên mô hình xuất cảng thúc đẩy tăng trưởng của Mỹ và nhờ Mỹ mở cửa cho hàng hóa giao thương thì ít người biết đến.
Biết được lịch sử phát triển xã hội Trung Hoa giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vai trò của nước Mỹ trong việc phát triển kinh tế toàn cầu và hậu quả của “chủ nghĩa xã hội mang bản sắc Trung Quốc” mà Bắc Kinh đang theo đuổi.
Khu công nghiệp xuất cảng đầu tiên
Puerto Rico đảo quốc thuộc khối Thịnh Vượng Chung Hoa Kỳ đã nhanh chóng chuyển đổi từ một quốc gia nông nghiệp sang công nghiệp dựa trên giáo dục và xuất cảng.
Trước tiên, Hoa Kỳ giúp Puerto Rico có một nền giáo dục phổ thông tương đương với Mỹ. Nếu sống ở Hoa Kỳ, dân Puerto Rico được công nhận là công dân Mỹ vì thế nhiều người đã gởi con em sang Mỹ du học.
Trước đây nguồn lợi chính Puerto Rico là trồng mía và xuất khẩu đường. Đến năm 1942, Hoa Kỳ xây dựng Puerto Rico thành một khu công nghiệp, sử dụng nguồn nhân công rẻ và xuất cảng miễn thuế sang Mỹ.
Puerto Rico hiện có thu nhập bình quân đầu người cao nhất châu Mỹ La Tinh. Nông nghiệp chỉ còn chiếm 1%, công nghiệp chiếm 45% và dịch vụ chiếm 54%.
Thành công tại Puerto Rico đã được người Mỹ áp dụng cho nhiều quốc gia khác như Đài Loan, Nam Hàn, Nhật bản, Trung cộng,… và cả cho Việt Nam. Nhưng kết quả chỉ vài quốc gia thực sự thành công trong đó có Đài Loan.
Công bằng, thịnh vượng và tiến bộ
Năm 1949 khi cộng sản chiếm được lục địa, chính phủ Tưởng Giới Thạch phải rút sang Đài Loan và nhờ sự giúp đỡ của Mỹ xây dựng hòn đảo này thành một quốc gia tiến bộ.
Phát triển xã hội Đài Loan dựa trên kinh tế tự do và chủ trương dân sinh hạnh phúc của Tôn Dật Tiên.
Chính phủ cho cải cách ruộng đất để nông dân có ruộng cấy cày. Những điền chủ bán ruộng đất cho chính phủ lại được khuyến khích đầu tư vào các kỹ nghệ nhẹ phục vụ tiêu dùng quốc nội.
Chính phủ cho phát triển giáo dục từ bậc phổ thông lên đến đại học. Nhiều sinh viên được gởi sang Mỹ du học để khi về nước có thể phục vụ phát triển kinh tế Đài Loan.
Đến năm 1966, Mỹ cho phép hàng hóa Đài Loan được miễn thuế hay nhập cảng vào Mỹ với thuế quan nhẹ, đồng thời cho đầu tư vào kỹ nghệ sản xuất phục vụ xuất cảng tại Đài Loan.
Khu Chế Xuất (Export Processing Zone) đầu tiên của thế giới được xây dựng tại phía Nam của thành phố Cao Hùng.
Đài Loan khởi đầu bằng kỹ nghệ may mặc, chế biến nông phẩm bao bì và đóng hộp xuất cảng.
Rồi từng bước phát triển sản xuất các mặt hàng như đồng hồ, quạt máy, tủ lạnh, truyền hình,... hầu hết các mặt hàng công nghệ xuất cảng đều rẻ tiền nhưng tiện dụng.
Nhiều hãng xưởng nhỏ sau đó được xây dựng khắp nơi nhằm phục vụ chính sách xuất cảng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Đài Loan.
Đồng thời là một số khu kỹ nghệ nặng như lọc dầu hay sắt thép chủ yếu phục vụ cho phát triển kinh tế quốc gia.
Hoa Kỳ cũng đã có những kế hoạch giúp đỡ xây dựng Việt Nam Cộng Hòa không khác gì Đài Loan.
Hoa Kỳ giúp cải cách ruộng đất, nâng cao việc giáo dục, phát triển kinh tế tự do, xây dựng công nghiệp nhẹ và đặc biệt các khu công nghiệp hướng đến xuất khẩu như khu kỹ nghệ Biên Hòa - Thủ Đức.
Đáng tiếc, Bắc Việt đã xâm nhập miền Nam và chiến tranh ngày càng trở nên khốc liệt.
Chiến tranh Việt Nam lại tạo điều kiện cho kỹ nghệ Đài Loan phát triển mạnh. Nhiều mặt hàng được sản xuất tại Đài Loan nhằm phục vụ quân đội Việt Nam Cộng Hòa và quân đội Mỹ đóng tại miền Nam.
Đến năm 1980, Đài Loan mở ra Khu Kỹ Nghệ Hsinchu cách Đài Bắc 45 dặm, là nơi quy tụ các tài năng kỹ thuật Trung Hoa du học các nước quay về đóng góp cho Đài Loan.
Khu kỹ nghệ khi đó đã có 25,000 công nhân với 125 xí nghiệp điện tử sản xuất các mặt hàng kỹ thuật cao, chẳng khác gì Thung Lũng Silicon của miền Bắc California, Hoa Kỳ.
Nhờ chủ trương dân sinh hạnh phúc, khoảng chênh lệch giữa người giầu và người nghèo và trình độ kiến thức giữa nông thôn và thành thị không mấy cách biệt.
Từ đầu những năm 1990, Đài Loan cải cách để có được một nền tảng chính trị dân chủ và tiến bộ.
Năm 2017, GDP (PPP) dựa trên sức mua bình quân đầu người của Đài Loan là 49.901 Mỹ kim, đứng hạng 16 trên thế giới.
Đài Loan đã tận dụng sự nâng đỡ của Hoa Kỳ để phát triển thành một nước tự do, dân chủ, công bằng, thịnh vượng và tiến bộ.
Bắt chước Đài Loan
Năm 1979, khi Hoa Kỳ chính thức nối lại bang giao và mở cửa giao thương với Trung cộng, cũng là lúc Đặng Tiểu Bình cho thử nghiệm Khu Chế Xuất Thâm Quyến giáp ranh với Hong Kong.
Ý tưởng xây dựng Khu Chế Xuất Thâm Quyến xuất phát từ sự thành công của Khu Chế Xuất Cao Hùng của Đài Loan.
Mặc dù chính trị giữa Bắc Kinh và Đài Bắc còn căng thẳng, giới tư bản Đài Loan vẫn muốn đầu tư vào lục địa Trung Hoa là nơi dư thừa nhân công, giá nhân công rẻ, cùng chung ngôn ngữ và văn hóa, lại được ưu đãi của nhà cầm quyền Bắc Kinh.
Qua ngã Hong Kong, giới tư bản Đài Loan đã tích cực đầu tư, cố vấn xây dựng Khu Chế Xuất Thâm Quyến cũng như xây dựng ngoại thương giữa Trung cộng và thế giới tự do.
Thành công của Khu Chế Xuất Thâm Quyến là động lực để Trung cộng xây dựng thêm các Khu Chế Xuất Châu Hải, Hạ Môn và Sán Đầu, đồng thời xây dựng mô hình xuất cảng thúc đẩy tăng trưởng cho đến ngày nay.
Nhiều cơ xưởng kỹ nghệ của Đài Loan đã di chuyển dần dần qua lục địa, sản phẩm được hoàn tất ở Đài Loan trước khi xuất cảng qua Mỹ hay thế giới.
Đến năm 1993, đầu tư của Đài Loan tại Trung cộng đã lên tới 8.9 tỷ Mỹ kim và doanh số giao thương giữa hai miền vượt qua 7 tỷ Mỹ kim.
Trung cộng lợi dụng Mỹ
Tổng thống Ronald Reagan theo khuynh hướng tân tự do nên tin rằng việc mở rộng thương mãi sẽ mang lại lợi ích chung cho toàn nhân loại.
Dựa vào đó Trung cộng cho mở rộng thương mại với Mỹ. Đến năm 1989 Mỹ xuất cảng 5,7 tỷ Mỹ Kim hàng hóa sang Trung cộng và nhập cảng 12 tỷ Mỹ Kim từ nước này.
Sang thời Tổng Thống George Bush (Cha) và Bill Clinton thương mại tiếp tục gia tăng giữa hai nước. Năm 2000 Mỹ xuất cảng 16,1 tỷ Mỹ Kim hàng hóa sang Trung cộng và nhập cảng 25,7 tỷ Mỹ Kim từ nước này.
Giữa năm 2000, Tổng Thống Bill Clinton ban quyền “tối huệ quốc” và cho phép Trung cộng gia nhập WTO.
Ông Clinton tin rằng Trung cộng sẽ tôn trọng luật chơi chung và như thế cả hai quốc gia cùng có lợi. Điều đó đã không bao giờ xảy ra.
Trung cộng lợi dụng WTO thao túng thị trường tiền tệ, gia tăng các khoản trợ cấp, mở rộng các rào cản hợp pháp và bất hợp pháp nhắm vào nhập cảng, bán phá giá, đánh cắp bản quyền, ép các công ty Hoa Kỳ chuyển giao tài sản trí tuệ, và hạn chế tiền lương và các quyền lao động công nhân.
Dựa vào WTO, hàng hóa Trung cộng xuất cảng vào Mỹ tăng mạnh trong thời Tổng Thống Bush (Con). Năm 2008 Trung cộng xuất cảng lên tới 337,7 tỷ Mỹ Kim hàng hóa sang Mỹ nhưng chỉ nhập cảng 69,7 tỷ Mỹ Kim từ Mỹ.
Tổng Thống Barack Obama đòi hỏi Trung cộng chấm dứt thao túng tiền tệ nhưng kết quả rất giới hạn, cán cân thương mãi tiếp tục mất cân bằng, hãng xưởng tiếp tục rời sang Trung cộng, công nhân Mỹ tiếp tục mất công ăn việc làm.
Đến năm 2016 đã có trên 20.000 công ty Mỹ thiết lập doanh nghiệp ở Trung cộng.
Các kỹ nghệ và các nghiệp đoàn bị thua thiệt từ thương mãi vận động bầu cho Tổng Thống Trump dẫn tới việc Hoa Kỳ dùng thuế quan trừng phạt Trung cộng.
Với thặng dư thương mãi Trung cộng đã trở thành mối đe dọa đến an ninh và quân sự toàn cầu vì thế việc Hoa Kỳ trừng phạt kinh tế Trung cộng được hầu hết các quốc gia trên thế giới tán thành.
Chủ nghĩa xã hội theo bản sắc Trung Quốc
Nhà cầm quyền Bắc kinh thặng dư thương mãi và ngân sách nhưng Trung cộng vẫn là nước thu nhập trung bình.
Năm 2017, GDP (PPP) dựa trên sức mua bình quân đầu người của Trung cộng là 16.676 Mỹ kim, chỉ bằng 1/3 của Đài Loan và đứng hạng 83 trên thế giới, thua cả Thái Lan 17.750 Mỹ kim.
Công nghệ Trung cộng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Theo báo cáo của tổ chức nghiên cứu môi trường Berkeley Earth, việc sử dụng than đá làm nguồn năng lượng chính đã gây ô nhiễm không khí làm tổn hại 1,6 triệu sinh mạng mỗi năm.
Chính sách “một con” trước đây để người trẻ không mất quá nhiều thời gian chăm sóc con cái, dành thời giờ tham gia sản xuất, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nay phản tác dụng.
Trung cộng đang lâm vào hiện trạng lão hóa, thiếu người trẻ tham gia lực lượng lao động sản xuất. Nhiều người trẻ có học và khá giả còn di dân sang các quốc gia có cuộc sống tốt hơn.
Vừa thiếu đầu tư vào phát triển, y tế và giáo dục tại nông thôn, vừa đất đai thường xuyên bị cưỡng chế, nên đời sống nông dân vô cùng nghèo khổ. Khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị càng ngày càng mở rộng.
Khoảng chênh lệch lợi tức cũng càng ngày càng cách xa giữa người giàu và người nghèo. Theo hãng nghiên cứu tài sản Hurun, Trung cộng hiện có 819 tỷ phú, trong khi đó Mỹ chỉ có 535 tỷ phú.
Chỉ riêng trong năm 2017 Trung cộng đã có thêm hơn 200 người sở hữu tài sản trên 1 tỷ Mỹ Kim, tương đương thêm 4 tỷ phú mỗi tuần.
Chưa kể tới số tỷ phú tham quan làm giàu nhờ tham nhũng. Nhiều người bị phát hiện, bị xử tử nhưng tình trạng tham nhũng ở cấp cao vẫn không thể ngăn chặn được.
Trung cộng vẫn duy trì một hệ thống doanh nghiệp nhà nước vừa cồng kềnh vừa tham nhũng vừa thiếu hiệu quả.
Nhà nước không kiểm soát được hệ thống ngân hàng “ngầm” với trị giá ước tính lên đến 20.000 tỷ Mỹ Kim. Không ai biết ai nợ ai và nợ bao nhiêu. Chỉ khi doanh nghiệp phá sản thì mọi thứ mới bắt đầu lòi ra.
Điều đáng nói là ngay các doanh nghiệp nhà nước và chính quyền địa phương cũng sử dụng hệ thống ngân hàng “ngầm” này.
Nhìn chung Trung cộng vẫn chưa thay đổi nhiều cả về kinh tế lẫn chính trị. Biểu hiện một quốc gia chậm tiến bộ.
Mô hình “chủ nghĩa xã hội theo bản sắc Trung Quốc” tự nó đã gặp nhiều rủi ro dễ gây ra đổ vỡ.
Nay Trung cộng lại đối đầu với chiến tranh thương mãi Mỹ - Trung, từ bỏ chủ nghĩa xã hội để hội nhập cùng chia sẻ thịnh vượng chung là điều Trung cộng khó có thể tránh khỏi.
Vì thịnh vượng chung…
Tối Chủ Nhật 30/9/2018, Mỹ và Canada ký hiệp định thương mại ba nước Hoa Kỳ - Mexico - Canada (USMCA) để có được thị trường tự do hơn, thương mại công bằng hơn và tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn trong khu vực.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau vui mừng cho biết “Hôm nay là ngày tốt đẹp cho Canada”.
Còn Ngoại trưởng Mexico Luis Videgaray cho hay “Đây là một đêm tuyệt vời cho Mexico”.
Theo mô hình Trung cộng, đảng Cộng sản Việt Nam đến nay vẫn chủ trương “kinh tế thị trường theo định hướng chủ nghĩa xã hội”, vì thế không có gì ngạc nhiên khi nghe Tổng Thống Trump phát biểu nhiều người Việt rất vui mừng và ủng hộ ông:
“Gần như ở nơi nào mà chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng sản đã được thử nghiệm, chúng cũng gây ra đau khổ, tham nhũng và mục nát.
Cơn khát quyền lực của chủ nghĩa xã hội dẫn đến sự bành trướng, thôn tính và đàn áp.
Tất cả các quốc gia trên thế giới cần chống lại chủ nghĩa xã hội và sự bần cùng mà nó mang lại cho tất cả mọi người.”
Rõ ràng thịnh vượng Hoa Kỳ gắn liền với thịnh vượng của thế giới tự do.
Con đường tự do thoát khỏi chủ nghĩa xã hội là con đường cho Việt Nam hội nhập và chia sẻ thịnh vượng cùng nhân loại.
2/10/2018
Melbourne, Úc Đại Lợi
Nguyễn Quang Duy

Phạm Nhật Vượng cai trị nước VN mới

“…Bác Nhân kính yêu Táo nướng chả biết gì về ô tô, chỉ hóng hớt và cảm nghĩ về cái tên hãng ô tô rất nhà quê lố bịch, quá thô, lại kkông có mối liên hệ cảm xúc tự nhiên: đã Vin lại còn Phét, hoá ra là trò giả hình…”
LTSBài của Lê Thị Công nhân post được vài tiếng thì fb bị đánh sập, đúng như dự đoán của Lê Thị Công Nhân. Sân sau của Trọng Lú là Vượng Vin (Vượng=Phạm Nhật Vượng, chủ tịch hội đồng quản trị Vingroup ; Vin = Vinfast = cty chê' tao xe hơi Việt Nam nằm trong Vingroup của Phạm Nhật Vượng.
phamnhatvuong02
Phạm Nhật Vượng
Trọng Lú lên đại vương hoàn thành bán nước 2020, thì chuyển giao cho Vượng làm thái thú.
Bọn lợn Việt cộng miền Nam chỉ cần ăn đớp đẫy là được, không làm và cũng không dám ý kiến ý cò về số phận đất nước. Dễ hiểu thôi, lũ ngu đang yên lành lại chui lủi rước Bắc Việt vào rồi bị nó mặc định luôn "người nam không bao giờ được làm tổng bí". Nhục!
Lòng dân nam tan hoang sau 1975 đến giờ chưa phục hồi được. Mải miết làm kinh tế nuôi 2/3 cả nước. Dòng di cư từ Bắc vào Nam từ 1975 đến giờ vẫn không ngưng nghỉ.
Bọn Việt cộng nhà quê Tây Bắc gốc bần cố, dân trí thấp nhất, tuyệt đối ngu trung. Bọn này vẫn chỉ ước mơ lâu đài biệt phủ, nên đến giờ lò tôn vĩ đại vẫn mặc kệ, tránh xa nó 1 cách trắng trợn vô sỉ.
Đám Việt cộng miền trung lai giữa nam và bắc. Vì quá khôn lỏi, sĩ diện ấu trĩ, chỉ nhăm nhăm tính toán thiệt hơn nên cái xấu của 2 đám kia đều có, nhung không vươn tới đỉnh cao quyền lực và giàu có như bọn đấy.
Vượng mặt lạnh lẽo, tàn bạo, tăm tối (về thần thái, chứ không phải ngu dốt ít học), thật nặng nề đáng sợ. Tuyệt đối kín tiếng về gia đình & cố tỏ ra không mảy may dính đến chính trường. Cả nhà tham nhũng tàn bạo, em trai Phạm Nhật Vũ tham nhũng vụ Mobifone mua lại AVG khống 9 ngàn tỉ.
Có 1 nỗi sợ khủng khiếp đối với Vượng vin tràn ngập toàn bộ nền báo chí xứ Việt cộng. Hơn ngàn tờ báo với mấy chục ngàn nhà báo và cộng tác viên: không rò rỉ 1 hình ảnh nào về gia đình hay 1 bài báo nói xấu VinGr. Duy nhất 1 bài cách đây 2 năm nói VinGr thực chất nợ đầm đìa hàng chục ngàn tỉ ở nhiều ngân hàng, bài đăng được hơn 2 tiếng thì biến mất.
Ai làm được việc này và tại sao phải làm vậy ở xứ độc tài này, nếu không phải do tên Việt cộng quyền lực nhất, và chắc chắn liên quan chính trị tầm "đại cục", với những âm mưu kinh hoàng !?
Trong khi scandal của VinGr dù ít so với nơi khác, nhưng cũng đủ nhiều để tưng bừng trên báo chí vì số lượng khổng lồ các dự án của nó. Nếu chỉ kinh doanh, tỉ phú nọ kia... không cần phải bảo toàn hình ảnh hoàn hảo kín bưng như vậy, không tự nhiên.
Trọng cố ý hướng dư luận tưởng sân sau của mình chỉ có Mường Thanh, để VinGr được tuyệt đối an toàn phục vụ cho công cuộc bán nước.
Vụ xe ô tô Vin như 1 cơn rồ được ấn nút đồng loạt trên mọi mặt trận. Chắc chắn những gì được phân tích về nó Vượng cũng biết cả thôi, nhưng vẫn làm là sao ?! Bởi vụ xe cộ này không phải là kinh doanh, mà là chính trị.
Đừng tưởng ngẫu nhiên đại hội Việt cộng chỉ sau 2 ngày ra mắt ô tô Vin. Ánh sáng sân khấu đó sẽ là vầng hào quang làm loá mắt bọn Việt cộng già nhưng vẫn còn tầm ảnh hưởng, và nhất là đám dân ngáo ngơ, để Trọng Lú chắc cú làm đại vương.
Hai tháng nữa là sang 2019, nhoằng phát hết 2019 là 2020. Vượng phải cố chết thể hiện khả năng ma đầu phù thuỷ, nhất là sự tàn bạo bất chấp tất cả để thực hiện ý đồ của các đại ma đầu Trung cộng và Việt cộng đã chọn hắn. Và tất nhiên, vẫn phải im ỉm tuyệt đối tránh xa chính trường công khai, để an toàn chờ đúng cơ hội đã được sắp đặt trước.
Khi Trọng Lú hoàn thành cuộc bán nước, con yêu tinh cũng đã quá già, cần nghỉ ngơi tận hưởng thành quả. Tỉnh Việt cộng khi ấy cũng như Tứ Xuyên, hoàn toàn không cần tự chủ chút nào về chính trị đối với trung ương Trung cộng. Lãnh đạo chỉ cần danh tiếng làm kinh tài giỏi, và lạnh lẽo tàn bạo, bất chấp thủ đoạn để đàn áp dân trong nước. Vượng đã được lựa chọn cho điều ấy.
Về đối ngoại, Việt cộng bán nước cho Trung cộng, không chính quyền nước ngoài nào có thể can thiệp sâu. Giao hàng xong, Vượng đã có danh tiếng quốc tế về giàu có, kỹ trị trong nhiều lĩnh vực kinh doanh... quả là phù hợp làm thái thú.
Rất nghiêm túc và khách quan: có 1 định mệnh còn lớn hơn vượt qua mọi bằng chứng dễ hiểu, dễ trình bày của xã hội ngu tối này:

- Tướng pháp: Vượng hậu vận xấu: lạnh lẽo, tàn bạo, tăm tối và nặng nề. Sao bay thoát trở thành ánh sáng cho được !?

-Tên gọi (1 dạng của Ngôi Lời): Vin rất kém về mọi mặt nghe, nhìn, cảm: vô nghĩa, không đẹp, vón cục ti hin, không nhân văn, không mở, không nhuận, không sáng, không có "hậu".
"Hậu" theo lời Chúa còn là mãi mãi, chứ không chỉ là đoạn cuối/đoạn sau/kéo dài/nối tiếp... tóm lại không ổn chút nào, chỉ là giả hình.
Cái tên đó không có những giá trị tốt đẹp thông thường, thì ắt phải có chủ ý ngầm, mà thế nào kẻ giả hình cũng phải lộ ra, dù khó nhận ra ! Đây là quy luật tự nhiên Đấng Tạo hoá đã ban ra. Cũng như tham nhũng, không phô trương dù ít nhiều, thì tham nhũng làm gì ?
Lẽ nào Vin là: V(Vượng)+Vi(Việtnam)+N(new) = Vượng cai trị nước VN mới (sau khi bị Việt cộng bán cho Trung cộng).
Việt Nam đừng sợ, dù chỉ còn 1 người tốt, Thiên Chúa cũng sẽ cứu thành đó. Việt Nam còn khoảng 7% dân số tử tế. Hãy cầu nguyện.
Nếu tút này bị FB xoá hay trang này sập, có nghĩa tôi đúng 97%.

Nếu vẫn còn, tôi đúng 99%, vì bọn nó đã đọc điều trên và không biết làm gì hơn.

Bác Nhân kính yêu Táo nướng chã bíêt gì về ô tô, chỉ hóng hớt và cảm nghĩ về cái tên hãng ô tô rất nhà quê lố bịch, quá thô, lại kkông có mối liên hệ cảm xúc tự nhiên: đã Vin lại còn Phét, hoá ra là trò giả hình.
Lê Thị Công Nhân

Hòa hợp dân tộc ở Việt Nam: Con đường xa ngái

 “…Một khi niềm tin của người dân đã không còn thì dù anh có cấm đoán thế nào thì cũng không ngăn được những nỗi bức xúc cần được giải tỏa của họ. Và một khi những bức xúc ấy bị dồn nén lên đến đỉnh điểm thì một sự bùng nổ tất yếu sẽ xảy ra…”
“...Gia tài của mẹ để lại cho con là nước Việt buồn!” - Trịnh Công Sơn
binh_minh
1. Khi niềm tin của người dân không còn
Có thể nói, từ cổ chí kim không một quốc nào phát triển và thịnh vượng mà bên trong quốc gia ấy không có sự thống nhất, hòa hợp của cả cộng đồng dân tộc. Và thước đo cho sự hòa hợp này chính là chỉ số niềm tin của mỗi cá nhân trong xã hội dựa trên ba mối quan hệ căn bản sau:
Thứ nhất, niềm tin giữa đại bộ phận dân chúng với chính quyền Nhà nước;
Thứ hai, niềm tin giữa những người dân với nhau;
Thứ ba, niềm tin hay đức tin tôn giáo của mỗi cá nhân trong xã hội.
Nếu như niềm tin giữa người dân với chính quyền là nền tảng quan trọng nhất tạo nên sự ổn định cho toàn xã hội dựa trên nguyên tắc bình đẳng và thượng tôn pháp luật thì niềm tin giữa những người dân với nhau chính là động lực để xã hội và đất nước phát triển bền vững trong sự kế thừa và sáng tạo, đa dạng và hài hòa, tôn trọng và chia sẻ, tương kính và bao dung...
Bên cạnh đó, để đất nước và xã hội ngày một trở nên văn minh và đáng sống, được bè bạn thế giới tôn trọng, kính nể thì mỗi cá nhân trong xã hội cần phải tự xây dựng cho mình có một niềm tin hay đức tin về một tôn giáo nào đó trong sự thông tuệ chứ không phải sự dị đoan, mê muội.
Từ những vấn đề trên, nhìn lại những gì đã và đang diễn ra ở xã hội Việt Nam hôm nay, có thể nói dân tộc này đang có nguy cơ kẻ trước người sau cùng kéo nhau xuống địa ngục nếu không kịp thời thức tỉnh.
Trước hết, nói về niềm tin của người dân với chính quyền Nhà nước, cho dù là người lạc quan nhất cũng phải thừa nhận tất cả mọi thứ đang gần trở về với con số 0. Có 2 vấn đề lớn mà người dân đã và đang cạn kiệt niềm tin với chính quyền Nhà nước hiện nay là: quốc nạn tham nhũng từ Trung ương đến địa phương và mối quan hệ mập mờ không rõ ràng với người “bạn vàng” Trung Quốc của thành phần lãnh đạo chóp bu.
Về quốc nạn tham nhũng, tuy không thể phủ nhận nỗ lực của ông Tổng Bí Thư trong công cuộc “nhóm lò đốt củi” hiện nay để lấy lại tin của nhân dân, tuy nhiên, câu chuyện này xem ra không dễ dàng chút nào nếu như bản thân ông vẫn không sẵn sàng “tử vì đạo”. Ví như người dân nhìn chung vẫn không biết liệu những cây củi to trong các vụ như Formosa - Hà Tĩnh, Thủ Thiêm – TP Hồ Chí Minh, hay vụ Vũ Nhôm – Bộ Công an, Út Trọc – Bộ quốc phòng, Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn – Bộ thông tin và truyền thông... đang được tiến hành như thế nào? Vì tất cả những chuyện này cho đến nay vẫn luôn là chuyện bí mật “nộ bộ”, chưa có dấu hiệu nào cho thấy tinh thần thượng tôn pháp luật và sự công khai, minh bạch được phát huy và đề cao để người dân theo dõi, giám sát, tránh những sự bàn tán, đồn thổi, suy diễn không có căn cứ... Nói cách khác, với những gì đang diễn ra như hiện nay cũng không thể trách người dân đặc biệt là “các thế lực thù địch” của Đảng đồn thổi rằng công cuộc “nhóm lò đốt củi” này thực chất là cuộc thanh trừng lẫn nhau giữa các phe nhóm nhằm tranh giành quyền lực mang “màu sắc” Tập Cận Bình.
Về mối quan hệ với Trung Quốc thì gần như ai cũng nhìn thấy, tất cả mọi thứ đang lệ thuộc và rập khuôn cả về thể chế chính trị lẫn kinh tế. Dĩ nhiên không ai phản đối việc hai nước phải quan hệ ngoại giao với nhau vì đó là lẽ tất yếu, hơn nữa Trung quốc là một nước lớn lại có chung đương biên giới như một định mệnh về địa chính trị. Tuy vậy, vấn đề là mấy chục năm qua người dân chẳng bao giờ được biết những thỏa thuận, qua lại giữa hai bên diễn ra như thế nào vì tất cả đều bị chính quyền bưng bít, giấu kín. Điều duy nhất mà người dân nhìn thấy là sự bất bình đẳng và thiệt thòi cho sự phát triển đất nước hay thậm chí là nhu nhược của giới lãnh đạo nước nhà trong tất cả mọi vấn đề nhất là về chủ quyền biển đảo. Nói khác đi, với những gì đang diễn ra người dân hoàn toàn có cơ sở để nghi ngờ lãnh đạo chính quyền hiện nay chỉ biết đặt lợi ích của “Đảng ta” lên trên hết. Vì hơn ai hết, tuy thừa biết sự đểu cáng và mưu mô chước quỷ của người “bạn vàng” bên kia biên giới nhưng để bảo vệ và duy trì sự thống trị tuyệt đối của mình, “Đảng ta” đã và đang phải cố “chịu đấm ăn xôi” và nhất là bất chấp nguyện vọng của nhân dân. Đây cũng là nguyên nhân quan trọng nhất làm cho Việt Nam mấy mươi năm qua, tuy là một quốc gia có đầy đủ điều kiện, tiềm năng để phát triển nhưng lại “không chịu phát triển” và đang có nguy cơ tụt hậu xa hơn nữa.
Từ đây, nếu lấy sự thất vọng, bức xúc và phản ứng lại của người dân với chính quyền làm thước đo về chỉ số niềm tin trong cả hai vấn đề sẽ thấy hàng loạt vụ việc như: vụ Đoàn Văn Vương – Hải Phòng, vụ người dân xuống đường biểu tình vì “người bạn vàng” ngang ngược mang giàn khoan vào vùng biển Việt Nam, vụ Đồng Tâm – Hà Nội, BOT – Tiền Giang, vụ Thủ Thiêm – TP Hồ Chí Minh, và gần đây nhất là vụ người dân ở Bình Thuận liên quan đến Luật Đặc khu... âu cũng là một hệ quả tất yếu khi “lòng dân ý Đảng” đã không còn là một.
Như đã nói, niềm tin giữa người dân với chính quyền là nền tảng rất quan trọng để duy trì trật và tạo nên sự ổn định xã hội. Khi niềm tin giữa người dân với chính quyền cạn kiệt tất yếu sẽ kéo theo sự đổ vỡ niềm tin của hàng loạt mối quan hệ khác. Có một vấn đề mà ai cũng nhìn thấy là rất nhiều người Việt hôm nay (từ quan tới dân) rất siêng năng lui tới các cơ sở tôn giáo (nhất là vào các dịp Lễ, Hội và Tết cổ truyền hàng năm); hoặc tổ chức làm từ thiện một cách rất tự phát và rầm rộ. Thế nhưng, tất cả những điều này có vẻ như là một nghịch lý rất đáng phải suy ngẫm vì cả xã hội giờ đây đang vô cùng phức tạp và lộn xộn. Có lẽ rất khó để nói rằng người Việt hôm nay thật sự biết tương kính và yêu thương nhau thật lòng nếu nhìn vào hàng loạt những vụ án giết người rất man rợ (các hung thủ với tuổi đời còn rất trẻ nhưng không ngần ngại ra tay sát hại cả gia đình người khác); hoặc không thì đầu độc lẫn nhau bằng việc sản xuất và tiêu thụ thực phẩm bẩn, thực phẩm giả - vấn đề gần như không cách nào kiểm soát được.
Hay dễ thấy nhất hiện nay là nhiều người Việt sẵn sàng lao vào nhau, hoặc không thì ném ra tất cả những lời lẽ cay nghiệt và độc địa nhất dành cho nhau trên mạng xã hội về bất kỳ một vấn đề nào đó – một kiểu bạo lực tinh thần rất khủng khiếp.
Nghịch lý trên đây phải chăng cho chúng ta thấy rõ hơn sự bấn loạn về tinh thần, và rối loạn về nhân cách của người Việt trong xã hội hôm nay? Hay nói khác đi, vì mất niềm tin vào bản thân cũng như các mối quan hệ xã hội khác nên người Việt giờ đây đang cố ngụy tạo và che giấu bản chất thật của mình bằng những việc làm mà nếu chỉ nhìn bề ngoài sẽ thấy tất cả đều rất hoàn hảo, nhân ái, nhân văn nhưng bên trong thì hoàn toàn trái ngược. Người Việt hôm nay, phần nhiều nếu không phải đang mất phương hướng, không biết đâu là ý nghĩa của cuộc đời thì cũng là đang cố bám víu vào những niềm tin mù quáng, mê muội và tàn nhẫn. Từ quan tới dân, tất cả tìm đến các cơ sở tôn giáo không phải vì đức tin và sự chân thành sám hối, phục thiện mà trái lại những chốn linh thiêng ấy là nơi để họ trình diễn và phơi bày tất cả sự thô thiển và tham lam của mình. Các cơ sở tôn giáo giờ đây nếu không phải là chỗ để họ “hối lộ”, ra giá với “thần thánh” thì cũng là tấm bình phong để che đậy những âm mưu, thủ đoạn mượn thần thánh để “kinh doanh niềm tin” và kiếm chác từ sự mê muội của đồng bào mình.
Nói tóm lại, xã hội và con người Việt Nam hôm nay nhìn bề ngoài tưởng là rất trật tự, nề nếp và êm ấm nhưng kỳ thực bên trong là một xã hội vô pháp, vô thiên và cực kỳ hỗn tạp.
2. Hòa hợp dân tộc: con đường xa ngái
Khi con người không còn niềm tin vào bất cứ điều gì thì tất yếu sẽ sinh ra những hoài nghi và đố kỵ từ đó dẫn đến sự bất hợp tác hay thậm chí kích động lòng thù hận, sẵn sàng lao vào hành xử bạo lực (cả thể xác lẫn tinh thần) với nhau. Điều đó cũng có nghĩa sự thống nhất và hòa hợp dân tộc mãi mãi chỉ là giấc mơ không tưởng. Có hai vấn đề, hai sự kiện xảy ra gần đây nhất cho thấy người Việt hôm nay rất khó có sự hòa hợp và thống nhất để cùng nhau chung tay xây dựng và phát triển đất nước bền vững trong tương lai:
Một là, sự thờ ơ và lạnh nhạt của dân chúng trước sự ra đi của 3 vị những lãnh đạo cấp cao nước nhà từ đầu năm đến nay (gần nhất là 2 vị trong vòng 10 ngày). Trong cái nhìn quan so sánh với sự ra đi của Chủ tịch Hồ Chí Minh cách đây mấy mươi năm hay gần đây nhất là sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, rõ ràng có thể thấy phần lớn dân chúng hôm nay đã hiểu ra rằng không có lý do chính đáng nào để họ phải nhỏ nước mắt khóc “người dưng” cho dù đó là những ông quan to nhất của Đảng và chính quyền. Và dù rằng những “người có trách nhiệm” có cố gồng mình làm nên những cuộc tuyên truyền hay bày binh bố trận cho các nghi lễ quốc tang thêm hoành tráng thì trong mắt dân chúng đa phần chỉ là cái nhìn hắt hủi, ghẻ lạnh. Sự thật này cho thấy mối quan hệ giữa đại bộ phận dân chúng với chính quyền Nhà nước hôm nay dang vô cùng hời hợt và lỏng lẽo. Cũng không hẵn là dân chúng hôm nay đã bớt ngây thơ hơn về những vấn đề “chính chị, chính em” nhưng có một điều chắc chắn là họ đã không còn niềm tin và thiện cảm để có thể cùng nhau chia sẻ với nỗi đau chung với chính quyền và quốc gia dân tộc. Đây là sự tan rã đáng tiếc nhưng có lẽ là rất cần thiết để những người đang độc quyền cai trị đất nước hôm nay tự vấn lại lương tâm mình nếu như họ vẫn còn điều này.
Hai là, cuộc tranh cãi xung quanh đến sự ra đời của quyển sách “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” và những vấn đề liên quan đến cách dạy học trong sách “Công nghệ giáo dục” lớp 1 của GS Hồ Ngọc Đại. Nếu như, cuộc tranh cãi về sách “Gạc ma- vòng tròn bất tử” cho thấy sự cực đoan và bảo thủ của một bộ phận những người cộng sản và chống cộng sản thì vụ tranh cãi liên quan đến GS Hồ Ngọc Đại cho thấy sự chia rẽ và suy thoái của “tầng lớp trí thức”, “tinh hoa” trong xã hội liên quan đến vấn đề “đổi mới” nền giáo dục. Tất cả những vấn đề này một lần nữa cho thấy dân tộc Việt Nam hôm nay thật ra chỉ là một dân tộc rời rạc và ích kỷ, chưa bao giờ biết yêu thương và tương kính nhau thật lòng.
Có thể thấy, cùng thời điểm với những sự kiện trên thì nhân loại trên thế giới lại bất ngờ chứng kiến một sự kiện mang tính biểu tượng trên bán đảo Triều Tiên. Tuy tất cả vẫn còn ở thì tương lai nhưng với những gì đang diễn ra những người yêu chuộng hòa bình thế giới có quyền hi vọng về một sự thống nhất và hòa hợp giữa những người Triều Tiên trong một ngày không xa. Nếu điều này thực sự xảy ra, thì với sự phát triển thịnh vượng sẵn có của người dân miền Nam kết hợp với sự đoàn kết, giỏi chịu đựng và cần cù của người miền Bắc tin rằng dân tộc và quốc gia Triều Tiên thống nhất sẽ còn vươn xa hơn nữa. Và nếu điều này xảy ra thì những người Việt hôm nay có cảm thấy xấu hổ không khi quốc gia, dân tộc hòa bình thống nhất hơn 40 năm nhưng sự hận thù và nghi kỵ lẫn nhau vẫn không có dấu hiệu dừng lại?
3. Thay lời kết
Người Việt đang mất niềm tin và ngày một trở nên bấn loạn, từ đó đưa đến sự nghi ngờ, nghi kỵ lẫn nhau. Đây là một sự thật cần được nghiêm túc nhìn nhận. Không những vậy, nó còn là một rào cản có tác động và ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình hội nhập và phát triển của đất nước. Vì dân tộc không có sự hòa hợp cũng đồng nghĩa với nội lực quốc gia bị suy yếu, là cơ hội cho các thế lực bên ngoại lợi dụng.
Tuy nhiên đáng tiếc thay, có không ít người, đặc biệt là giới lãnh đạo chính quyền ở Việt Nam hiện nay không dám dũng cảm nhìn nhận thực tế này mà trái lại luôn đổ lỗi cho nguyên nhân khách quan từ bên ngoài. Hoặc không thì lại tư duy và lập luận rất hời hợt rằng, sự ra đời và bùng nổ của công nghệ truyền thông nhất là mạng xã hội đang gây ra những phiền lụy nhất định đối với sự phát triển của đất nước. Hay “bên cạnh những tiện ích thì mạng xã hội cũng có nhiều mặt trái...”. Chỉ vậy thôi là họ dàn cảnh để tuyên truyền sau đó là bấm nút thông qua luật an ninh mạng để dễ bề kiểm soát dân chúng nhằm củng cố quyền lực của mình.
Thực ra, thì cho dù có mạng hay không có mạng xã hội thì người Việt hôm nay cũng đã và đang bị mất phương hướng, mất niềm tin và ngày một trở nên bấn loạn hơn trong cuộc sống. Mạng xã hội chẳng qua chỉ là phương tiện hữu dụng và tiện lợi để tất cả mọi người trong xã hội trình diễn và phơi bày tất cả sự bấn loạn của mình. Lãnh đạo, chính quyền lẽ ra phải thấy được điều này và quan trọng hơn hết là phải làm sao sốc dậy và vực lại niềm tin cho người dân chứ không phải chỉ biết nghĩ cho mình một cách ích kỷ như vậy. Một khi niềm tin của người dân đã không còn thì dù anh có cấm đoán thế nào thì cũng không ngăn được những nỗi bức xúc cần được giải tỏa của họ. Và một khi những bức xúc ấy bị dồn nén lên đến đỉnh điểm thì một sự bùng nổ tất yếu sẽ xảy ra. Đất nước khi ấy có khi lại rơi vào cảnh loạn lạc, binh biến, anh em lại “nồi da xáo thịt” theo một kịch bản chẳng ai lường trước được.
CT, 0102018
Nguyễn Trọng Bình