Saturday, February 6, 2016

Cải cách chính sách thị trường lúa gạo: Nông dân “đứng” ở đâu?

Phi Hùng-Chủ Nhật, 7/2/2016 06:30 
(PLO) - Theo Viện Nghiên cứu kinh tế và Chính sách (VEPR), một số chính sách của ngành lúa gạo như: thu mua tạm trữ, xây dựng kho dự trữ, chính sách quy định điều kiện doanh nghiệp xuất khẩu gạo… được thiết kế chỉ mới hướng tới giải quyết  lợi ích trực tiếp của một chủ thể mà chưa tính toán đến lợi ích toàn cục của ngành này. 

Cải cách chính sách thị trường lúa gạo: Nông dân “đứng” ở đâu?
Người nông dân làm ra hạt lúa chưa được hưởng lợi từ những chính sách lớn của ngành.
Không rõ ràng
Theo Viện VEPR, chính sách thu mua tạm trữ được thực hiện song hành với chính sách đảm bảo người nông dân có lãi ít nhất 30%. Tuy nhiên, hiệu quả của chính sách này không thực sự rõ ràng, thậm chí người nông dân không được hưởng lợi trực tiếp. 
Một nghiên cứu của Viện VEPR chỉ ra, khác với các chính sách thu mua tạm trữ của Thái Lan và Ấn Độ, nơi các doanh nghiệp nhà nước thu mua lúa ở mức giá tối thiểu trực tiếp từ nông dân, ở Việt Nam các doanh nghiệp thu mua lúa gạo tạm trữ từ thương lái. Vì thế, chính sách chỉ mang lại lợi ích gián tiếp cho người nông dân nếu như giá lúa gạo tăng trở lại. 
Ngoài ra, trợ cấp dưới hình thức hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp thu mua tạm trữ trong khoảng thời gian 3 tháng thực chất là trợ cấp miễn phí chi phí lưu kho cho doanh nghiệp (bởi bất kỳ doanh nghiệp kinh doanh nào cũng phải lưu kho một lượng gạo nhất định). Thêm nữa, doanh nghiệp lại có lựa chọn là có thể bán luôn cả phần lưu kho trong quỹ dự trữ và chấp nhận không hưởng lãi suất. 
TS. Nguyễn Đức Thành, chuyên gia của Viện VEPR cho rằng, với chính sách này, lượng lúa thu mua gia tăng thêm từ chính sách dữ trự, thực chất không nhiều. Giá thu mua vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng ký được hợp đồng xuất khẩu của doanh nghiệp. Và đó chính là lý do tại sao trong bốn lần thu mua tạm trữ từ năm 2009 đến năm 2012 thì có đến 2 lần thất bại, giá lúa thu mua tiếp tục giảm thay vì tăng trở lại. 
Để chính sách thu mua tạm trữ mang lại lợi ích cho nông dân, ông Thành đề nghị Chính phủ, thông qua hệ thống kho trữ lúa gạo của các công ty lương thực nhà nước cần thu mua lúa tạm trữ trực tiếp từ nông dân khi giá lúa trên thị trường xuống thấp hơn giá lúa sàn do Ủy ban Lúa gạo công bố. 
“Trong trường hợp hệ thống kho trữ lúa gạo của các công ty lương thực nhà nước chưa sẵn sàng đảm nhận chức năng này, Nhà nước nên cho phép các hợp tác xã (HTX) nông nghiệp vay tiền theo khối lượng lúa của các xã viên đang tạm trữ được ứng trước một số tiền để đáp ứng cho các nhu cầu cấp bách của nông hộ. Đến khi giá lúa tăng trở lại thì họ sẽ bán lúa và trả tiền tạm ứng của Nhà nước. Số lượng lúa tạm trữ sẽ được hỗ trợ 100% lãi suất cho HTX nông nghiệp”- TS. Thành khuyến nghị.    
Lợi cho lực lượng thu gom
Ngày 4/11/2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 109 về kinh doanh xuất khẩu gạo. Theo đó, thương nhân Việt thuộc mọi thành phần kinh tế, nếu đáp ứng đủ các điều kiện và được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo. 
Tuy nhiên, doanh nghiệp muốn kinh doanh xuất khẩu gạo phải đảm bảo ít nhất hai điều kiện cần: Một, có ít nhất 1 kho chuyên dùng dự trữ tối thiểu 5000 tấn lúa. Hai, sở hữu ít nhất 1 cơ sở xay xát thóc với công suất tối thiểu 10 tấn thóc/giờ tại tỉnh, thành phố có thóc, gạo hàng hóa xuất khẩu hoặc có cảng biển xuất khẩu thóc, gạo. 
Theo chuyên gia Thành, mục tiêu của chính sách này là giảm bớt các đầu mối xuất khẩu (mà nhiều doanh nghiệp chỉ thuần túy môi giới) nhằm tránh hiện tượng tranh mua, tranh bán. Hệ quả của chính sách này là tập trung xuất khẩu vào một số doanh nghiệp lớn, loại bỏ các doanh nghiệp nhỏ vì khó đáp ứng được hai điều kiện trên. Tuy nhiên, chính sách này không đạt được mục tiêu liên kết nhà xuất khẩu với nông dân. Vô hình trung tạo ra thêm một tầng lớp giữa nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu. Đó là các doanh nghiệp thu gom cho các doanh nghiệp xuất khẩu. 
Ngoài ra, cũng theo ông Thành, việc tập trung xuất khẩu vào một số ít doanh nghiệp khiến các doanh nghiệp lớn này có xu hướng tìm các thị trường xuất khẩu các lô lớn các loại gạo chất lượng thấp với giá rẻ thay vì tìm kiếm xuất khẩu tại các thị trường các loại gạo có chất lượng cao, với giá bán cao hơn.
“Chính sách này cũng gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhỏ có liên kết với nông dân để sản xuất các giống lúa chất lượng cao, lúa hữu cơ, đặc sản địa phương, có thị trường đầu ra ổn định, lợi nhuận cao và tính cạnh tranh cao, nhưng lại không thể trực tiếp xuất khẩu do không đủ điều kiện về khó chứa, hệ thống xay xát, chủ yếu vì quy mô không cho phép sỡ hữu các công đoạn đó”- TS. Thành nêu vấn đề. 
Đại diện Viện VEPR khuyến nghị Chính phủ cần phải đẩy mạnh thực hiện cổ phần hóa Vinafood và các công ty thành viên, công ty lương thực nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả quản trị của các doanh nghiệp này, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp. Tổ chức lại Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) để đảm bảo hiệp hội phải có đại diện đầy đủ của doanh nghiệp tư nhân, chính quyền địa phương và nông dân trong thương mại lúa gạo./.

Đường cong, cầu cong: lách nhà quan, đâm vào nhà dân

Theo VNTB-7.2.16
Phong Linh (VNTB) Con đường vốn chạy thẳng, nhưng tại Việt Nam, nó buộc phải bẻ cong, theo quan chức đó là đường cong mềm mại vì nó giúp nhà quan chức, anh em họ họ hàng quan chức không bị giải tỏa khỏi trục đường. Nhưng đối với dân, nó là đường cong của con đường cùng, phận con đen bỏ giỏ…

Đường cong và 3 triệu đồng

Bốn hộ dân ở khu vực cầu Rạch Chùa, khóm 2, thị trấn U Minh (huyện U Minh, Cà Mau) bị cưỡng chế ngay trước thềm tết dân tộc. Hệ quả của con đường cong “có thiết kế, thẩm định” nhưng lại vô tình né nhà chị ruột của Chủ tịch thị trấn là bà Sáu Cảnh. 

Ông Chủ tịch huyện U Minh khẳng định, việc cưỡng chế này là đúng pháp luật. Cứ cho rằng, việc cưỡng chế này là đúng luật định, thì liệu ông có thể giải thích vì sao con đường lại bẻ cong ngay đoạn nhà chị ruột chủ tịch thị trấn vốn là điểm đen giao thông? Trong khi đó, nguyên tắc xây dựng các dự án giao thông là nhằm xóa “điểm đen” và giảm ùn tắc giao thông?

Là do nhà thầu dự án yếu kém trong tầm nhìn và quên mất nguyên tắc cơ bản trong xây dựng cơ bản hay là vì điểm đen lợi ích nhóm trong mắt quan huyện và quan thị trấn?

Đường cong mềm mại Trường Chinh.
Câu trả lời không nằm đâu xa, mà chính vì bốn hộ dân là “tốt thí” để tránh đụng chạm đến chị ruột quan thị trấn, bởi nếu căn cứ tính chất “vi phạm hành chính” thì chính quyền phải giải tỏa hàng chục căn nhà khác cũng trong diện nêu trên.

Chính vì thế mới có cái chuyện, khi trao đổi với giới truyền thông, ông chủ tịch huyện – Du Bé Ba cho biết, phía chính quyền “vận động” bà chủ máy xay xát (chị ruột Chủ tịch thị trấn) nhưng “bà chủ” không đồng ý. Chính cái lắc đầu quyền uy đó của “bà chủ” đã làm nảy sinh cái gọi là “định vị cầu không vướng vào các hộ dân nhưng khi làm hàng lang bảo vệ cầu thì mới vướng”, mặc cho trước đó ông Du Bé Ba đã cho biết, công trình đã có “thiết kế, thẩm định”.

Đó là chưa đề cập đến việc, “đền bù, hỗ trợ” – khâu quan trọng trong thực hiện dự án có dính dáng đến giải tỏa, cưỡng chế lại bị chính quyền thờ ơ, bất nhất. Đó là khi ông Chủ tịch huyện chia sẻ về “dự định” cấp đất định cư cho các hộ dân bị cưỡng chế nhưng đồng thời từ chối cho biết về “thủ tục cấp phát đất” khi phía báo chí yêu cầu. Ngoài ra, khi cưỡng chế các hộ dân liên quan hoàn toàn không biết về cái gọi là “đền bù”.

Nói thẳng ra, đó là “dự định ảo” mà ông Chủ tịch huyện vẽ ra để đối phó với giới báo chí về đường cong chị ruột chủ tịch huyện. Còn với người dân, ông hoàn toàn thờ ơ đến đời sống của người dân.

Ông Chủ tịch thị trấn và huyện U Minh liệu có thấy ngượng không, khi cũng trong vấn đề giảit tỏa – cưỡng chế nhà dân dọc bờ Kênh Tẻ để chỉnh trang đô thị, nhưng chính quyền phường Tân Kiểng (Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh) cư xử một cách văn minh hơn, khi đã bà con lao động đang ở trong những ngôi gần sắp giải tỏa an tâm có chỗ ăn tết.

Điều “nhân văn” còn sót lại ở chính quyền cấp thị trấn, huyện U Minh lại chính là căn nhà đổ nát trước Tết nguyên đán, và 3 triệu đồng trợ cấp!.

Quan nể quan, dân than trời

Câu chuyện diễn ra của chính quyền thị trấn U Minh, huyện U Minh không hề xa lạ, khi tại Việt Nam, quan phụ mẫu luôn có những đặc quyền – đặc lợi gắn liền với những nhóm lợi ích. Các dự án công ích không chỉ bị rút ruột theo cách truyền thống, mà còn sẵn sàng biến hóa để đảm bảo lợi ích của những quan ông, quan bà và gia đình quan.

Trước đó không lâu, tại thủ đô ngàn năm văn hiến, con đường Trường Chinh từ Ngã Tư Sở đến Ngã Tư Vọng đáng ra là thẳng tắp, nhưng khi lên bản đồ chi tiết quy hoạch thì lại xuất hiện hai đoạn bị uốn cong. Vấn đề đáng nói “đoạn cong” ngẫu nhiên xuất hiện ở dãy nhà cựu tướng lĩnh, sỹ quan quân đội, trong đó có nguyên chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Thượng tướng Phạm Thanh Ngân; Trung tướng, Anh hùng phi công Phạm Tuân...

Mặc dù dư luận và các chuyên gia có trách nhiệm lên tiếng, bởi điểm cong gây ảnh hưởng đến sự điều tiết giao thông, làm mất mỹ quan đô thị nhưng đáp lại, chính quyền Hà Nội quyết định sẽ không điều chỉnh trở lại. Trơ trẽn hơn, Phó Chánh văn phòng UBND Hà Nội khẳng định làm nghiêm túc, và đây là phương án kinh tế nhất, đúng quy hoạch, đảm bảo tiêu chuẩn,…

Con đường vốn thẳng, nay lại cong, mà cong theo một cách đúng quy chuẩn, nên được Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội gọi là đường “cong mềm mại”.

Do đó, chiếc cầu cong, con đường cong… là biểu hiện rõ nét nhất của lợi ích nhóm trong mối quan hệ của giới lãnh đạo thời XHCN, khi dự án công không những bị ăn theo cách thông thường qua thâm hụt nguyên vật liệu, mà còn ăn qua cách tương hỗ lợi ích nhóm với nhau qua những “đường cong”. 


Còn Dân. Họ chỉ biết than trời.

Minh bạch ngân sách càng tồi tệ, chi tiêu càng bạt mạng

02/05/2016 - 20:17
Việt Nam chỉ đạt 18 trên thang điểm 100 về mức độ minh bạch ngân sách, thấp hơn khá nhiều so với mức trung bình khoảng 45 điểm ở hơn 100 quốc gia khác. Đây là kết quả khảo sát "mức độ công khai ngân sách" đưa ra cho kỳ ngân sách năm 2015 được Tổ chức Hợp tác Ngân sách Quốc tế (IBP) thực hiện trong 18 tháng (tháng 3/2014 đến tháng 9/2015) tại 102 quốc gia trong đó có Việt Nam. Kết quả này được phía IBP công bố vào giữa tháng Giêng năm 2016.


Ông Joel Friedman, Nghiên cứu viên cao cấp của IBP cho hay, có 3 trụ cột cơ quan khảo sát đặt ra: mức độ minh bạch, sự tham gia của công chúng và sự giám sát của cơ quan lập pháp trong đó "minh bạch" là yếu tố đầu tiên.
Tuy nhiên, theo ông, "minh bạch" cũng là trụ cột phía Việt Nam được chấm điểm thấp nhất, chỉ 18/100 điểm. Với số điểm này, Việt Nam hiện thuộc nhóm thứ 5, tức là nhóm yếu nhất với đánh giá là "ít" hoặc "không" công khai thông tin ngân sách.
Cụ thể, một trong các yếu tố cơ quan khảo sát tính tới là việc công khai các tài liệu ngân sách. Dù Việt Nam hiện đã công khai một số tài liệu theo IBP là chủ chốt như định hướng xây dựng ngân sách, dự toán, báo cáo quý, báo cáo cuối năm, tuy nhiên ông Joel Friedman thẳng thắn rằng một số tiêu chí đã đánh tụt điểm của Việt Nam là dự thảo dự toán ngân sách, báo cáo giữa kỳ và báo cáo kiểm toán.
Mức độ thiếu công khai, minh bạch về ngân sách VN luôn đứng gần chót bảng xếp hạng lại không gây ngạc nhiên với nhiều người, trong đó có Trưởng đại diện Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam (JICA), ông Mori Mutsuya. Trong nỗ lực tìm kiếm thông tin về ngân sách để phục vụ cho nghiên cứu gần đây về nợ công, nợ trong nước, nợ nước ngoài của Việt Nam mà JICA quan tâm, ông đã không khỏi thất vọng. Các số liệu ngân sách nhà nước mà Bộ Tài chính thường công khai trên cổng thông tin điện tử, ông nhận xét, không thể hiện được gì nhiều.
Ở cấp địa phương, vấn đề công khai, minh bạch ngân sách còn tồi tệ hơn nhiều. Một khảo sát gần đây với hơn 1,100 người dân tại năm tỉnh là Bắc Giang, Hòa Bình, Nam Định, Quảng Trị và Bà Rịa - Vũng Tàu của năm tổ chức xã hội dưới sự bảo trợ của Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho thấy điều đó.
Kết quả tham vấn tại Bắc Giang cho thấy, hơn 43% người dân được hỏi không biết rằng ngân sách được chi cho phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng và đảm bảo hoạt động của bộ máy nhà nước; tới hơn 63% số người được hỏi không biết rằng ngân sách được chi trả nợ của nhà nước và chi viện trợ. Trong khi đó, có gần 43% người dân ở các tỉnh Hòa Bình, Quảng Trị, Vũng Tàu và Nam Định cho biết họ có nghe hoặc có nhìn thấy báo cáo thu - chi ngân sách của xã nhưng không nhớ hoặc không hiểu được những thông tin này.
Đặc biệt, chi đầu tư xây dựng cơ bản - thường chênh lệch tới 50% so với dự toán, vượt xa so với hướng dẫn về thông lệ tốt là duy trì chênh lệch chi tiêu ở mức không quá 5% dự toán. Bình quân các tỉnh miền núi phía Bắc chi cao hơn dự toán đến 42%, các tỉnh ở Tây Nguyên chi cao hơn 35%. Còn tại khu vực Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long, mức chi bình quân cao hơn lần lượt là 7% và 9%.
Bội chi ngân sách nhà nước năm 2013 đã vọt lên 6.6% GDP, từ mức 5.3% GDP được phê duyệt trước đó. Bội chi năm 2015 cũng tồi tệ không kém.
Đáng chú ý, bản dự thảo đầu tiên của Luật Ngân sách nhà nước từng có điều khoản xử lý trách nhiệm cá nhân của những người chi tiêu sai ngân sách nhà nước, tuy nhiên nội dung này không còn xuất hiện trong luật được Quốc hội thông qua tại kỳ họp 2015. 
Lê Dung / SBTN

Chúc Mừng Năm Mới



Kính chúc cô chú , anh chị , các em và các cháu Năm Mới vạn sự như ý , phát tài phát lộc, an khang thịnh vượng , sức khỏe dồi dào.

Em gái Trung Tuấn ‘không có Tết’

Theo BBC- 6 tháng 2 2016 

Image copyrightFacebook
Image captionNguyễn Mai Trung Tuấn và cha mẹ đều đang bị giam mỗi người một nơi
Nguyễn Mai Thảo Vy, 14 tuổi, em gái của Nguyễn Mai Trung Tuấn, nói với BBC rằng năm nay ‘không có Tết’ vì anh trai, cha mẹ đều bị giam mỗi người một nơi.
Hôm 24/11/2015, Nguyễn Mai Trung Tuấn, 15 tuổi, bị Tòa án Nhân dân huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An, tuyên án 4 năm 6 tháng tù đồng thời yêu cầu bồi thường cho bị hại là công an Nguyễn Văn Thủy 42 triệu 600 ngàn đồng.
Ông Thủy tham gia đoàn công tác cưỡng chế giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án đê bao chống lũ trong địa bàn huyện được thực hiện ngày 14/4/2015.
Gia đình Nguyễn Mai Trung Tuấn gồm cha mẹ và bản thân Tuấn bị buộc tội chống người thi hành công vụ và gây thương tích.
Hôm 5/2, luật sư Nguyễn Văn Miếng cho biết trên mạng xã hội: “Chánh án Tòa án Nhân dân tỉnh Long An vừa có công văn trả lời các luật sư rằng Tòa từ chối cho Tuấn tại ngoại về ăn Tết “vì sau khi bị khởi tố Tuấn đã bỏ trốn”.
“Trả lời của Chánh án là ngụy biện, tước bỏ quyền lợi chính đáng của con người, đặc biệt là quyền trẻ em."
"Theo cáo trạng, sau khi vụ án xảy ra ngày 14/4/2015, bà ngoại và cậu của Tuấn cũng bị bắt, được cho tại ngoại và bảo lãnh cho Tuấn. Ngày 29/4/2015 Tuấn rời khỏi địa phương đi kiếm sống. Ngày 12/6/2015 Tuấn bị khởi tố bị can. Ngày 06/8/2015 Tuấn bị bắt theo lệnh truy nã tại Bình Thuận khi đang chăn vịt."
"Vậy không thể nói Tuấn bỏ trốn sau khi bị khởi tố được”, luật sư viết.
Image copyrightFacebook Huy Phan
Image captionNguyễn Mai Trung Tuấn bị Tòa án Nhân dân huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An, tuyên án 4 năm 6 tháng tù trong phiên sơ thẩm cuối năm 2015
Hôm 6/2, tức ngày 28 tháng Chạp, qua điện thoại, Nguyễn Mai Thảo Vy nói với BBC: “Cháu không đón Tết dù năm nay ở nhà dì ruột trong những ngày Tết. Cháu đang đợi Tòa thông báo phiên xử anh trai sau Tết.”
“Cháu dự định mùng Hai sẽ đi thăm mẹ ở trại giam Long Hòa, Long An, vì ngày Tết người ta cho thăm thoải mái. Còn cha đang bị giam ở trại Thủ Đức, Bình Thuận thì một, hai tháng nữa cháu mới đi thăm được”, Thảo Vy nói thêm.
Thảo Vy hiện đang theo học lớp 9 tại Long An. “Ước nguyện lớn nhất của cháu trong năm mới là cha mẹ và anh trai được thả ra và Việt Nam thả hết những tù nhân lương tâm”, Thảo Vy nói.
Hôm 3/2, báo Tuổi Trẻ đã có bài nói việc giám định thương tật công an Nguyễn Văn Thủy ‘bất nhất’.
“Theo hồ sơ vụ án, ban đầu thương tích của trưởng công an xã bị tạt axit được xác nhận là 10% nhưng sau đó kết luận giám định pháp y lại cho rằng thương tích 35%”, báo này viết.
Hôm 1/2, Tòa án Nhân dân huyện Thạnh Hóa, Long An đã tạm hoãn phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án Nguyễn Mai Trung Tuấn.
Thẩm phán Lê Quang Hùng nói rằng “cần xem xét thêm nhiều yếu tố mới có thể tiếp tục phiên phúc thẩm”.

‘Thức tỉnh người dân’ về quyền ứng cử

Theo BBC-5 tháng 2 2016 


Image copyright
Ngày 04/02/2016, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, một nhà quan sát và vận động cho xã hội dân sự ở Hà Nội, đã kêu gọi người dân ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
Bản thân ông cũng tuyên bố tự ứng cử đại biểu Quốc hội khóa này.
Tại Điều 27, Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam đã thể hiện sự dân chủ và bình đẳng khi nêu rõ mọi công dân Việt Nam đủ 18 tuổi có quyền bầu cử và công dân trên 21 tuổi có quyền tự ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật, khi đạt đủ các tiêu chuẩn.
Vậy nhưng, Tiến sỹ Nguyễn Quang A nói với BBC rằng quyền chính trị cơ bản - bầu cử và ứng cử của công dân- vẫn còn là “quyền hão” và không được xem trọng trên thực tế.

‘Tác động để thay đổi từ từ’

Trả lời BBC Tiếng Việt, Tiến sỹ Nguyễn Quang A chia sẻ mục đích chính của việc tự ứng cử của mình là cổ động những người cảm thấy mình có đủ năng lực ra ứng cử.
Ông mong muốn tạo ra một “đợt học tập”, để “mọi người biết rằng bầu cử là thế nào, dân chủ là ra sao”.
“Tôi không đặt việc trúng cử, hay vào sâu các vòng sau là mục tiêu chính. Tôi muốn dấy lên một phong trào để người dân học hỏi, các cơ quan nhà nước cũng phải học hỏi, từ đó tác động thay đổi nhận thức một cách từ từ.”

Có nhiều cơ hội thành công?

Trước tiến sỹ Nguyễn Quang A, đã từng có một số người tự ứng cử vào Đại biểu Quốc hội nhưng không trúng cử.
Khi được hỏi hy vọng thành công của việc làm lần này, ông Quang A cho rằng: “Tôi không đánh giá thành công của những người ứng cử trước bằng việc trúng hay không trúng cử”.
“Tôi đánh giá thành công bằng những việc làm trong quá trình ứng cử thông qua qua những luật định rối rắm, phức tạp hiện hành, và sự giám sát của người dân theo sát các quá trình ấy”.
“Chính phủ vẫn hay nói với người dân rằng ‘họ có rất nhiều quyền’, và tôi tin nếu họ làm hết những quyền của mình thì sẽ có rất nhiều thay đổi xảy ra. Tất nhiên, những thay đổi sẽ diễn ra một cách từ từ, và kết quả không thể đến trong một sớm một chiều”.
“Nhưng nếu ngại nó không thành công, mọi người chỉ làm một cách đơn lẻ, không có sự phối hợp để nâng cao nhận thức của người dân, cũng như quan chức, thì thật khó để có sự thay đổi.”
“Tôi xem đây là một ‘cuộc học tập lớn’ và muốn mọi người tham gia vào tất cả các khâu, xem thành quả là sự thức tỉnh của dân chúng, sự học hỏi của cử tri."
Ông Quang A nhấn mạnh ông muốn “mọi sự diễn ra thật đường hoàng, đúng quy định hiện hành của nhà nước Việt Nam."
“Dẫu biết luật định còn nhiều khiếm khuyết, chúng ta phải yêu cầu sửa đổi dần dần trên tinh thân xây dựng và tôn trọng luật.”
“Trong khuôn khổ đó, chúng ta sẽ tìm mọi cơ hội hợp pháp để nói lên tiếng nói của mình, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của đất nước.”
Nhà vận động cho rằng “nếu thuyết phục được thêm chỉ một người hiểu hơn về chuyện này”, ông nghĩ “cũng bõ công”.
“Tôi không ảo vọng. Trong bụi rậm, không có người đi thì chẳng bao giờ thành con đường cả. Tôi tin dẫu có một người, năm người, mười hay trăm người đi thì tôi cũng thỏa mãn”, ông Quang A nói.
Bầu cử Quốc hội khóa 14 sẽ diễn ra vào ngày 22/05/2016.
Dự kiến vị trí Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia là Chủ tịch Quốc hội khóa 13 - Ông Nguyễn Sinh Hùng.
Các công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 14 và đại biểu Hội động Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 cũng đang được triển khai.
Đây được xem là sự kiện chính trị quan trọng nhất sau khi Đại hội 12 của Đảng Cộng sản kết thúc.

Mỹ: Thượng đỉnh ASEAN không nhằm ‘bài Trung Quốc’

Tổng thống Mỹ Barack Obama (giữa) chụp hình cùng với các lãnh đạo ASEAN, trong đó có Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng (phải), tại Thượng đỉnh Đông Á năm 2014.
Tổng thống Mỹ Barack Obama (giữa) chụp hình cùng với các lãnh đạo ASEAN, trong đó có Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng (phải), tại Thượng đỉnh Đông Á năm 2014.
VOA-06.02.2016
Cuộc họp thượng đỉnh với lãnh đạo các nước Đông Nam Á do Tổng thống Mỹ Barack Obama chủ trì vào cuối tháng này ‘không bài Trung Quốc’, một giới chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết hôm thứ Năm.
“Hội nghị thượng đỉnh này không phải về vấn đề Trung Quốc. Đây là về Mỹ và ASEAN”, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về Đông Á Daniel Russel cho biết về thượng đỉnh sắp diễn ra vào ngày 15 – 16/2 tại khu nghỉ mát Sunnylands ở bang California, Mỹ, với sự tham dự của các lãnh đạo từ 10 nước trong khối ASEAN.
Mỹ: Không bài Trung Quốc
Ông Daniel Russel nhấn mạnh trong buổi trả lời phỏng vấn của AP, Reuters và AFP, rằng “Hội nghị thượng đỉnh này không nhằm bài Trung Quốc”.
Kể từ năm 2009, chính quyền của Tổng thống Obama đã đề ra chiến lược xoay trục châu Á, tập trung củng cố mối quan hệ với các nước ASEAN, xem đây như một đối trọng quyền lực với cường quốc trong khu vực là Trung Quốc.
“Tôi nghĩ nó chứng minh là việc tái cân bằng đã đạt tới đỉnh cao”, ông Russel nói.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ cũng nhấn mạnh rằng những tranh chấp chủ quyền giữa một số quốc gia ASEAN, trong đó có Việt Nam, với Trung Quốc ở Biển Đông ‘không phải là một trò chơi một mất một còn’, cũng không phải là ‘một cuộc chiến ủy nhiệm giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ’.
“Đây là một thách thức trực tiếp đối với câu hỏi rằng liệu các quốc gia trong khu vực và các bên tranh chấp ở Biển Đông, và đặc biệt là Trung Quốc… có tuân thủ các luật lệ và nguyên tắc chung”.
Ông Russel cũng khẳng định châu Á ‘chắc chắn không phải là một chiến trường cho sự cạnh tranh của các cường quốc’.
Bắc Kinh: Để xem!
Trả lời trong cuộc họp báo hôm 4/2, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói Trung Quốc hy vọng mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và ASEAN sẽ ‘thực sự có lợi cho sự phát triển, hòa bình và ổn định trong khu vực’. Mặc dù đã có khẳng định của giới chức Hoa Kỳ rằng thượng đỉnh không nhằm vào Trung Quốc, nhưng theo Phát ngôn viên Lục Khảng, Trung Quốc hy vọng sau khi cuộc họp kết thúc, thì 'những tường trình trên các phương tiện truyền thông đại chúng sẽ cho chúng tôi biết là cuộc họp này có thực sự là không nhắm vào Trung Quốc hay không'.
Trước khi thượng đỉnh giữa Tổng thống Obama và các lãnh đạo ASEAN diễn ra, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã đi thăm Lào và Campuchia, là hai đồng minh chính của Trung Quốc, như là một nỗ lực để thúc giục các nước ASEAN phải có lập trường thống nhất chống lại yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông, nơi có đến hơn 5 nghìn tỷ đôla lưu lượng thương mại mỗi năm.
Dù không liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông, Washington luôn khẳng định lập trường rằng tuyến hàng hải quan trọng này nên được xem là vùng biển quốc tế.
Theo AFP, Today, MOFA.

Gia đình cô dâu Việt mắc kẹt trong nhà sập vì động đất ở Đài Loan

Một em nhỏ được giải cứu khỏi tòa nhà bị đổ sập vì trận động đất mạnh 6,4 độ richter ở thành phố Đài Nam, Đài Loan, hôm 6/2.
Một em nhỏ được giải cứu khỏi tòa nhà bị đổ sập vì trận động đất mạnh 6,4 độ richter ở thành phố Đài Nam, Đài Loan, hôm 6/2.
Hai người con nhỏ cùng em gái của một cô dâu Việt lấy chồng ở Đài Loan đã bị kẹt trong chung cư 17 tầng, sau khi tòa nhà này đổ sập trong trận động đất mạnh 6,4 độ richter ở thành phố Đài Nam sớm 6/2.
Ông Trần Duy Hải, Chủ nhiệm Văn phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc, cho biết rằng ba nạn nhân trên thuộc gia đình cô dâu người Việt Trần Thị Ngọc Mỹ đang thuê nhà tại đó.
Theo báo chí Việt Nam, hai người con nhỏ của cô Mỹ gồm một bé gái 7 tuổi và bé trai 2 tháng tuổi. Bản thân cô Mỹ đi làm khi xảy ra trận động đất mạnh nên đã thoát nạn.
Hiện chưa rõ số phận của ba nạn nhân trên, trong khi các lực lượng Đài Loan vẫn đang thực hiện công tác cứu hộ.
Trong khi đó, thông cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết có tới bốn người Việt gặp nạn tại tòa nhà 17 tầng. Không rõ người thứ tư, ngoài 3 thân nhân của cô dâu Việt, là ai.
Thông cáo có đoạn: "Ngay sau khi nhận được thông tin, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã yêu cầu Văn phòng Kinh tế - Văn hoá Việt Nam tại Đài Bắc ngay lập tức phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng sở tại bằng mọi cách đưa những công dân Việt Nam ra khỏi khu vực toà nhà”.
Đài Loan là nơi có cộng đồng người Việt đông đảo, bao gồm các cô dâu đi lấy chồng xứ người cũng như các công nhân lao động xuất khẩu.
Theo thông tin mới nhất, ít nhất 11 người, trong đó có một em bé mới chào đời được 10 ngày, đã thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương.
Hiện còn có hàng chục người khác vẫn còn bị mắc kẹt bên trong tòa nhà đổ sập.
Các nhà địa chấn học Đài Loan nói trận động đất có cường độ tương đương với hai quả bom nguyên tử, và nó bắt đầu làm rung chuyển các toà nhà vào khoảng 4 giờ sáng, giờ địa phương.
Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ cho biết, tâm chấn của cơn địa chấn 6,4 độ Richter nằm ở độ sâu 23 kilomét này nằm cách thành phố Đài Nam gần 43 kilomét về hướng đông nam.
Hãng thông tấn Trung ương của Đài Loan cho biết ít nhất 250 người có mặt bên trong toà nhà khi động đất xảy ra. Tuy nhiên, vì ngày hôm nay là ngày cận Tết, nhiều người tin rằng số người trong toà nhà đó có thể đông hơn.

Sẽ không có cách mạng từ dưới lên hay từ trong ra…

Sau nhiều năm dài nắm giữ vị trí độc quyền lãnh đạo, đảng cộng sản VN, như tất cả những ai có hiểu biết đều nhận thức được, đã gây ra vô số sai lầm, tai hại nghiêm trọng cho đất nước, dân tộc; không những thế, đảng cộng sản đã thực sự trở thành nguyên nhân kìm hãm sự phát triển và đẩy đất nước ngày càng lún sâu vào mối quan hệ lệ thuộc, đầy nguy hiểm với Trung Cộng.
Nhưng chỉ có hai điều mà đảng cộng sản đã làm được thành công. Một, khi chưa nắm được quyền lực thì phải giành, phải cướp quyền lực đến cùng, bằng bạo lực, bằng chiến tranh, bất chấp cái giá phải trả. Hai, khi đã giành được quyền lực, thì giữ đến cùng, bằng mọi giá. Quyền lợi của đảng là trên hết, quyền lợi của đất nước, của dân tộc chả là cái gì. Lịch sử đảng cộng sản VN từ lúc ra đời cho đến bây giờ, là minh chứng sống động cho sự thật này.
Đối với nhân dân, đảng cộng sản giữ quyền lực bằng bạo lực-đàn áp, tiêu diệt mọi hành vi phản kháng ngay từ trong trứng nước, kết hợp với chính sách ngu dân triệt để-một nền giáo dục ngu dân, nặng tính tuyên truyền nhồi sọ, một hệ thống truyền thông cũng chỉ để phục vụ cho đảng, là công cụ của đảng; bên cạnh đó, nhà cầm quyền mặc kệ, thậm chí dung túng mọi xu hướng lệch lạc trong xã hội và trong tư duy, nếp sống của người dân như chạy theo vât chất, chạy theo những giá trị ảo, ích kỷ, không biết nghĩ tới cái chung…Tệ hại cỡ nào cũng được, miễn là đừng quan tâm đến chính trị…
Hệ quả là sau nhiều năm dưới sự cầm quyền của đảng cộng sản, người dân hoặc trở nên thờ ơ, vô cảm với chuyện chính trị, với vận mệnh đất nước, chỉ quan tâm đến đời sống của mình và gia đình; hoặc sợ hãi, khiếp nhược và chấp nhận tình trạng độc tài độc đảng, chấp nhận thực trạng của đất nước như là “cái nước mình nó thế”.
Chính vì vậy, niềm hy vọng vào sự nổi dậy bừng bừng khí thế của người dân hay một cuộc cách mạng nào đó thực sự là rất khó.
Đảng cộng sản đã khống chế được người dân. Bằng sự sợ hãi. Bằng sự tuyệt vọng đến trở thành thờ ơ. Nhưng đối với một đảng cầm quyền trong một thể chế độc tài, những nguy cơ đe dọa cho sự tồn vong không chỉ đến từ phía người dân mà nhiều khi từ trong lòng bộ máy của đảng, từ những con người do bộ máy ấy tạo ra. Và với điều này, đảng cộng sản cũng có cách để kiểm soát, khống chế.
Không còn như cái thuở mê muội ban đầu, khi đảng cộng sản lôi kéo mọi người đến với đảng, đi theo đảng bằng lý tưởng, lý thuyết, bằng những từ ngữ đao to búa lớn, những hình ảnh, lời hứa hẹn, giấc mơ về một tương lai đất nước muôn vạn lần hơn, một “thiên đường xã hội chủ nghĩa” tươi đẹp, dân chủ gấp nghìn lần các nước tư bản v.v…
Bây giờ họ khống chế, ràng buộc với nhau bằng quyền lợi và quyền lực. Từ những cấp nhỏ nhất mà quyền lợi được cụ thể hóa một cách thô thiển là cái “sổ hưu” trở đi. Bảo vệ đảng, bảo vệ tổ quốc XHCN là để bảo vệ cái sổ hưu như lời ông Đại tá, Phó Giáo Sư, Giáo sư, Nhà giáo Ưu tú Trần Đăng Thanh, Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng giảng về Biển Đông cho các lãnh đạo Đảng ủy khối, lãnh đạo Đảng, Tuyên giáo, Công tác chính trị, Quản lý sinh viên, Đoàn, Hội thanh niên các trường Đại học-Cao đẳng Hà Nội trong tháng 12.2012 rằng:
“Hiện nay các đồng chí đang công tác chưa có sổ hưu nhưng trong một tương lai gần hoặc một tương lai xa chúng ta cũng sẽ có sổ hưu và mong muốn mỗi người chúng ta sau này cũng sẽ được hưởng sổ hưu trọn vẹn. Và tôi đi giảng bài cho tất cả các đối tượng, bảo vệ tổ quốc Việt Nam thời XHCN hiện nay có rất nhiều nội dung, trong đó có một nội dung rất cụ thể, rất thiết thực với chúng ta đó là bảo vệ sổ hưu cho những người đang hưởng chế độ hưu và bảo vệ sổ hưu cho những người tương lai sẽ hưởng sổ hưu, ví dụ các đồng chí ngồi tại đây. Cho nên ta phải nói rõ luôn, hiện nay chúng ta phải làm mọi cách để bảo vệ bằng được Tổ quốc Việt Nam thời XHCN…”
(đường link bài nói chuyện của ông Trần Đăng Thanh trên trang Anh Ba sàm:https://anhbasam.wordpress.com/2012/12/19/1481-dai-ta-tran-dang-thanh-gi...)
Càng leo cao thì quyền lợi càng nhiều, quyền lực càng lớn, càng khó mà dứt bỏ. Dù có bất đồng, đấu đá gay gắt đến đâu, kể cả chơi nhau sát ván, cuối cùng họ cũng sẽ tìm được cách thu xếp, thỏa thuận với nhau để giữ được sự ổn định bề mặt. Còn nếu không thu xếp được thì sẽ có những cái chết bất ngờ với một lý do trên trời rơi xuống nào đó như đột quỵ, ung thư…Từ xưa tới giờ là thế.
Chỉ xin đơn cử một ví dụ gần đây nhất. Trong cuộc đấu đá tranh giành ghế giữa ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng qua đại hội đảng cộng sản lần thứ XII vừa rồi, trước và trong đại hội đảng, nhiều người cứ hy vọng ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ lên chức Tổng Bí thư, sau đó sẽ giải tán đảng cộng sản và thành lập một chế độ theo kiểu của Nga bây giờ, bởi vốn là người hám danh hám lợi, ông Nguyễn Tấn Dũng có vẻ rất khao khát trở thành một kiểu “Putin của VN”.
Lần đầu tiên tình hình đấu đá quyết liệt một mất một còn trong nội bộ đảng bị lộ hết ra bên ngoài từ đầu đến cuối, thêm vào đó sự xuất hiện của xe tăng, quân đội…với lý do “bảo vệ đại hội đảng” cứ như là sắp có “biến” xảy ra đến nơi. Rồi đến khi ông Dũng bị ngã ngựa, nhiều người vẫn cố tin rằng ông Dũng sẽ không đầu hàng, sẽ làm một cái gì đó, kể cả đảo chính. Nhưng chẳng có bất cứ chuyện gì như vậy xảy ra cả.
Và chừng nào mà cái đảng cộng sản này còn nắm quyền, thì chuyện dùng bạo lực lật đổ nhau hay đảo chính gì đó là rất khó xảy ra. Bởi vì một khi đã leo cao đến những vị trí như vậy thì “hồ sơ cá nhân, quá trình công tác” của tay nào cũng đầy những tì vết rất dễ bị các đồng chí của mình khui ra và khống chế; thứ hai, sau nhiều năm ngồi những chỗ ngon lành trên đầu trên cổ nhân dân, tay nào cũng có quá nhiều thứ để mất, khi buộc phải chọn lựa, họ chắc chắn sẽ chọn sự đầu hàng hoặc rút lui để bảo toàn tính mạng, tài sản, và cả tương lai của con cái.
Đó là chưa nói đến thực tế không có ai trong số họ có đủ bản lĩnh, tầm vóc, uy tín chính trị và cả thế lực để làm được những việc như vậy. Cho nên, đừng có hy vọng họ sẽ làm “kách mạng”, họ sẽ dàn xếp xong xuôi với nhau cả thôi, thậm chí nhiều khi kẻ phải rút lui còn mừng vì được hạ cánh an toàn, mặc cho kẻ khác ngồi vào chỗ của mình phải “đổ vỏ” nữa là khác.
Nghĩa là đảng cộng sản đã khống chế được cả hai nguy cơ gây sụp đổ từ phía nhân dân và từ trong nội bộ đảng. Có lẽ đó là lý do vì sao mà cho đến nay, đảng cộng sản vẫn tiếp tục nắm quyền. Mà không chỉ riêng VN, các đảng cộng sản trên thế giới nói chung thường có thời gian “cai trị” lâu, nguyên nhân chính yếu nhất như đã nói, mọi việc đảng cộng sản làm luôn luôn chỉ vì quyền lợi và sự sự tồn vong của chính nó.
Nhưng, lịch sử thế giới từ xưa đến nay cũng cho thấy rằng mọi chế độ độc tài dù sắt máu đến đâu, dù mưu mô đến đâu, cũng không thể tồn tại mãi. Với hoàn cảnh đất nước và tính cách của con người VN hiện tại, sự thay đổi tốt nhất và cũng thực tế nhất, có lẽ không phải bằng con đường bạo lực, dù bạo lực do nhân dân nổi dậy hay do những người trong đảng tranh giành quyền lực với nhau, thanh trừng nhau. Mà là sự thay đổi bằng con đường bất bạo động, kết hợp từ cả hai phía-sự thức tỉnh của nhà cầm quyền (do nhiều lý do) và sức ép từ phía nhân dân, trong đó sức ép từ nhân dân phải là động lực chính.

Quê tôi đổi đời!

Bảo Giang (Danlambao) - ...Ai cũng biết, tập đoàn bán nước hiện nay với những cái tên Trọng, Sang, Hùng, Dũng, Thảo, Lưu, Hải,… không phải là những kẻ mở ra chương gian ác đó. Trái lại, chúng chỉ là những kẻ đi theo và vẽ ra thêm những trò gian trá mà thôi. Ngược dòng thời gian, cuộc CCRD do HCM phát động với khẩu hiệu "đào tận gốc, trốc tận rễ" Trí, Phú, Địa, Hào làm cho hàng trăm ngàn nạn nhân chết tức tưởi, và chúng thu về trọn vẹn tài sản của nhân dân, chính là chương hướng dẫn để chúng vào bất cứ lúc nào, bất cứ địa điểm nào, chúng đều có thể tổ chức cuộc đấu tố tại chỗ và thu hồi lại đất của nhân dân để chúng thực hiện ý đồ của mình...

*
Nhà tôi đã giột mấy niên rồi,
Hổ bạn tới chơi chẳng chỗ ngồi.
Dưới mái trông lên sao lốm đốm.
Giữa nhà nắng xuống vẽ hoa chơi.
Mấy vì kèo cột đều hư nát,
Bức vách bao quanh cũng hỏng rồi.
Nhắc bạn sang chơi bàn bạc giúp,
Phen này dựng lại một lần thôi. 

Trong những ngày cộng sản kéo nhau về Hà Nội hành lạc bầu cua, tôi chẳng viết gì, chỉ đọc lại mấy bài báo cũ. Sự yên lặng này là một đánh cuộc của chính tôi với nhiều bài báo và nguồn tin cho rằng, phe Dũng - “thân” Mỹ thắng lớn, phe theo Trung cộng (Trọng) thua thảm! Trong khi đó, tôi vẫn đinh ninh rằng, chẳng có phe Mỹ, phe Tàu nào trong tập thể đỏ. Chỉ có một tập hợp hỗn tạp, u mê, gian trá và độc ác, rắp tâm đẩy dân tộc Việt Nam vào đường cùng khốn, làm nô lệ cho Tàu cộng. Từ đó, cuộc bầu bán, hội nghị của chúng chẳng qua chỉ là tuồng diễn của những kẻ phản phúc với dân tộc Việt Nam. Ở đó, theo gương của Hồ Chí Minh, Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc, chúng dàn cảnh chém nhau và bày tỏ lòng trung thành của mình với phương bắc hơn kẻ khác để kiếm ăn mà thôi. Ngoài ra, chẳng có một điều gì đáng nói đến. Tại sao ư? 

1. Kể chuyện Thái Hà 

Trước hết, tôi xin mượn một nửa cái tựa "Quê tôi đổi đời sau vụ Thái Hà" của tác giả Hương Biển Cửa Lò, để làm cái tựa cho bài này. Tôi xin mượn vì trong bài viết này, tác giả cho rằng: Từ vụ Tòa Khâm Sứ, người ta đã nhìn ra được sự thật. Đã biết rõ cái bộ mặt dã nhân của các cấp lãnh đạo cộng sản ra sao. Hơn thế, còn khẳng định rằng, sự thật đã không đến với họ từ đài phát thanh hay đài truyền hình của nhà nước CSVN. Trái lại, đến từ đôi mắt người và cái máy vi tính có tính nhân bản!

Chuyện kể, khi nghe đài nhà nước truyền đi bản tin từ cuộc họp giữa tòa TGM Hà Nội với UBNDTP/HN, nhiều người Công Giáo ở trong vùng, cũng như bà con trên toàn quốc, đều chưng hửng rồi thất vọng, nếu như không muốn nói là xấu hổ với lời tuyên bố của TGM Kiệt. Họ thất vọng vì một người họ hằng quý mến, tin tưởng. Không ngờ, lại nhăng cuội, nếu như không muốn nói lại là kẻ phản bội tổ quốc Việt Nam khi tuyên bố: “Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam...”

Hỡi ơi! Trời xa xuống đất và cơn đau tự thắt! Nhiều người công giáo Việt Nam bị ù tai, chán nản. Có người lặng lẽ, kẻ vung tay buột miệng! Nếu đúng ông ta nói gọn như thế thì khéo mà... thôi, thôi, đường ai nấy bước! Dù có là con chiên, bổn đạo, chúng tôi cũng không thể theo Ngài nữa! Bởi lẽ dòng máu này, màu da này là truyền nhân của Nhị Trưng, Ngô Quyền, Lê Lợi, Quang Trung, Trần Hưng Đạo... chúng tôi hãnh diện vì tiền nhân và dòng máu Việt Nam của mình. Nay Ngài nói thế thì khác gì sỉ nhục cả cha ông chúng tôi? Lại có người bốc hỏa, lăn tay áo lên. Nếu câu chuyện đúng như nhà nước đưa tin thì tôi xin bỏ luôn... nhà thờ, tự vác búa đi theo Việt cộng, dù rất căm thù chúng, để bảo vệ Việt Nam còn hơn là theo Ngài đi đòi lại Công Lý, đòi lại Tòa Khâm Sứ! 

Giữa lúc dân chúng hoang mang, những bản tin trái chiều với bản tin của nhà nước cũng vùn vụt lao đi. Người tin kẻ ngờ. Sau cùng, những lời nói của Ngài rồi cũng được in ra giấy trắng mực đen và gởi về tận các xứ đạo từ bắc đến nam. Nhiều nơi còn được nghe nguyên văn bài nói chuyện được chuyển qua bản ghi âm, truyền qua hệ thống của in tờ nét! Khi đó, mọi người mới bàng hoàng, trắng mắt ra để biết rõ cái bản mặt chuột, đểu cáng, bất lương của bọn Nguyễn Thế Thảo và tập đoàn thông tin nhà nước cộng sản. Rõ thật, đã bị chúng lừa nhiều lần rồi mà vẫn vấp ngã! Bực mình, nhiều người ra đứng giữa đường chửi cha cái thằng gọi là Thủ Tướng, chủ tịch thành phố; nó mới hôm nào đến thăm và hứa với Ngài là sẽ giải quyết những nguyện vọng chính đáng của Tòa TGM với những bằng chứng cụ thể; nay nó lại cắt ngang, ghép dọc bài nói chuyện của Ngài, tạo nên đoạn văn của loài dã nhân để giết người như thế thì ai dám tin chúng nữa? 

Nhưng từ đâu câu chuyện của Tòa Khâm Sứ, Thái Hà cũng như Tam Tòa, Loan Lý, rồi Đồng Chiêm, Cồn Dâu, Thủ Thiêm... tiếp tục nổ ra tan tác như thế? Tôi cho rằng tất cả những khổ nạn đổ xuống đầu người dân Việt Nam đều bắt đầu từ ngày 3-2-1930 với dòng chữ Đảng Cộng Sản Việt Nam xuất hiện. Đây là một tập hợp do Hồ Quang sau đổi là Hồ Chí Minh thủ diễn vai tổ chức và lãnh đạo, đã đưa dân tộc Việt Nam qua những nẻo đường cùng khốn từ chiến tranh, đấu tố, nghèo đói để tiêu hao toàn thể sinh lực của dân tộc. Tiêu hao không phải chỉ bằng sinh mạng của chiến sĩ, của nhân dân trên chiến trường, nhưng chính là cuộc hủy diệt nhân sinh quan và đạo đức trong sinh hoạt của xã hội, làm người. Xa là vụ án bà Nguyễn Thị Năm và nay là vụ Tòa Khâm Sứ với TGM Ngô quang Kiệt. Cái tài của CS là thời nào cũng nuôi dậy được một tập đoàn phò tá bất lương để sinh mệnh của nhân dân sẵn sàng bị chúng quăng vào vạc dầu với những ngôn từ xảo trá, lừa bịp, không một liêm sỉ: 

Trích “Hướng dẫn số 500HD/TGCP, ngày 4 tháng 12 năm 1993 của ban tôn tôn giáo chính phủ về việc thực hiện chỉ thị 379/TTg của Thủ Tướng chính phủ về hoạt động tôn giáo nêu rõ: Nơi thờ tự của của các tôn giáo cho mượn có thời hạn nay đã hết hạn thì phải trả lại. Nếu còn nhu cầu sử dụng phải thỏa thuận với Giáo hội. Nếu chưa hết hạn mà sử dụng không đúng mục đích thì phải trả lại... Không để dân lấn chiếm nơi thờ tự. Ở những nơi do tồn tại của quá khứ, nơi thờ tự có dân đang ở thì chính quyền địa phương phải có kế hoạch giải tỏa trong một thời gian nhất định.”

Đọc xong bản tin này. Ai không cho đó là sự tử tế bình thường của một con người có giáo dục. Nhưng chính vì tin rằng kẻ viết cũng như những người có trách nhiệm thi hành bản văn này là những kẻ có được một nền giáo dục cơ bản làm người mà câu chuyện đòi lại nhà đất ở Toà Khâm Sứ, Thái Hà và nhiều nơi khác đã nổ ra. Kết quả, chỉ có những cái mỏ chuột chu lên sau bản văn này, và con người không nghe được sự đáp lễ của nó. Quả thật, cho đến đời đời, chúng không bao giờ giải trừ được lời tuyên bố của ông Nguyễn Văn Thiệu về chúng: “Đừng nghe những gì cộng sản nói, hãy nhìn kỹ những gì chúng làm!”

Dĩ nhiên, thành tích bất hảo của tập đoàn cộng sản này không phải chỉ có bấy nhiêu. Trái lại, nó luôn luôn được báo chí trích dẫn như những bằng chứng cho thấy là tội ác của chúng không bao giờ ngưng, nói chi đến chấm hết: “Nguyễn Tấn Dũng ra đi trong nhục nhã để sống đời sống mới, nhưng tội ác của Dũng thì không bao giờ cũ”. Sau cái tựa dài, bài báo viết tiếp: “Thành tích của NTD sau 10 năm độc tài toàn trị vẫn còn đó một nhà nước tham nhũng được báo cộng sản gọi là quốc nạn và một VN nghèo đói do chính Dũng thú nhận (9). Và thân phận người phụ nữ VN vẫn "nổi tiếng" đứng đầu danh sách gái bán dâm quốc tế (10). do báo cộng sản đưa tin… Chính NTD đã dùng quyền lực để cướp đất giáo xứ Thái Hà sau khi giả nhân nghĩa đến gặp Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt và sau đó là thủ đoạn ép buộc Giám mục Ngô Quang Kiệt phải từ chức trong vụ đòi lại đất đai tại TKS, Thái Hà…” (Thảm họa bắc thuộc, Người Đưa Tin). 

2. Chuyện vải thưa che mắt thánh

Từ câu chuyện tráo trở ở trên, người ta có dịp bảo nhau “Tội ác của CS không phải chỉ có bấy nhiêu. Nhưng mỗi ngày một dày thêm. Dẫu chúng có chết đi thì tội ác ấy vẫn còn truyền lại!” Có thật như thế hay không?

Ai cũng biết, tập đoàn bán nước hiện nay với những cái tên Trọng, Sang, Hùng, Dũng, Thảo, Lưu, Hải,… không phải là những kẻ mở ra chương gian ác đó. Trái lại, chúng chỉ là những kẻ đi theo và vẽ ra thêm những trò gian trá mà thôi. Ngược dòng thời gian, cuộc CCRD do HCM phát động với khẩu hiệu "đào tận gốc, trốc tận rễ" Trí, Phú, Địa, Hào làm cho hàng trăm ngàn nạn nhân chết tức tưởi, và chúng thu về trọn vẹn tài sản của nhân dân, chính là chương hướng dẫn để chúng vào bất cứ lúc nào, bất cứ địa điểm nào, chúng đều có thể tổ chức cuộc đấu tố tại chỗ và thu hồi lại đất của nhân dân để chúng thực hiện ý đồ của mình. Bởi lẽ, ngay trong bản văn gọi là Hiến Pháp của chúng cũng đã ghi rõ về vấn đề này: 

Điều 17. Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời.... mà pháp luật quy định là của Nhà nước! 

Điều 18. Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật. Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng.

Theo điều 17, 18 với những chỉ dẫn ẩn ý, không rõ ràng này, người có nhà ở và đất chưa bị trưng dụng phải hiểu là: Khu vực đó chưa nằm vào trong vòng tính toán, giải tỏa, bán buôn của nhà nước trong thời điểm này mà thôi. Nó không hề xác định nơi đó là tài sản tư của công dân theo hiến định. Hoặc giả, nó không hẳn là phần đất Độc Lập của Việt Nam, nhưng là phần đất lệ thuộc vào xã hội chủ nghĩa do Trung cộng lãnh đạo! Tại sao ư? Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam đã được Phạm Văn Đồng ký giao cho Trung cộng từ 1958 như là lời báo trước cho cái ngày mà Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng đã đính ước về số phận của Việt Nam vào 2020 tại hội nghị Thành Đô sẽ đến! Ngoài ra, chẳng có một cách giải thích nào khác. Theo đó, các loại quyền hạn của người công dân Việt Nam dưới thời cộng sản chỉ là trình diễn, tạm bợ, chỉ để đọc cho vui trên mặt giấy tờ, nó không hề là một điều khoản thực dụng, khả thi. Nó như giọt nước trên cái lá môn. Thấy đó, rồi mất!

Điều 69: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.

Điều 70: ...Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ.

Đất đai có quy định là thế, đến thân phận của con người lại càng bèo bọt hơn, nói chi đến Tôn giáo. Nghĩa là, cái tàn bạo và độc ác của tập thể này không chỉ nằm ở trong lãnh vực thôn tính, chiếm đoạt tài sản của công cũng như tư. Nó còn nằm trong việc phục vụ riêng cho lợi ích cá nhân đảng viên với mục đích chà đạp nhân phẩm con người nữa: 

"Tôi được chị Nhàng dẫn đi qua một hành lang, và tới phòng ngủ của bác, chị Nhàng gõ cửa ba tiếng cánh cửa mở ra. Chị Nhàng bảo tôi đi vào và chị xoay lưng bỏ đi. Khi tôi vào phòng, Bác ôm chầm lấy tôi, hôn môi tôi, hai tay bác xoa nắn khắp người tôi. Bác Bóp hai bờ ngực nhỏ của tôi, bác bóp mông tôi, bác bồng tôi lên, thều thào vào trong tai tôi:

- “Để bác cấy hạt giống đỏ cho cháu, cháu mang về miền nam cho bác”.

Bác bồng tôi lên gường hai tay bác đè tôi ra và lột áo quần tôi. Bác như một con cọp đói mồi. sau một hồi kháng cự tôi biết mình không thể nào làm gì hơn nên đành nằm xuôi tay... Hai hàng lệ của một cô gái miền Nam vừa tròn 15 tuổi tuôn chảy…." (Hồi ký của Huỳnh thị Thanh Xuân QNDN, 2005).

Nếu đây là một chuyện có thật thì cũng chẳng có gì là lạ. Bởi lẽ, Nông Thị Xuân đã bị Hồ Chí Minh hiếp đến có bầu, đẻ con, còn bị Hồ Chí Minh che mặt giết chết và quăng xác ra ngoài đường giả làm tai nạn lưu thông thì chuyện của Thanh Xuân có đáng gì để nhắc đến? Tuy nhiên, với những hình ảnh hiếp dâm thô bạo và đáng tởm này mà cộng sản gọi là đạo đức bác Hồ, sau đó, thi đua nhau học tập, tôn thờ và noi gương Y mà người Việt Nam chưa chết, chưa tận thì phải được coi là một chuyện lạ, quái lạ. Hoặc giả, Trời còn dành cho chúng ta một hướng đi khác! 

3. Xuân đến, người Việt Nam có ước nguyện gì? 

- Ấm ớ theo bọn Cộng sản thi đua triệt hạ luân thường đạo lý, giết cha giết mẹ, giết anh giết em, giết thân thuộc rồi vác dao, vác búa theo phương bắc, lừa mình, dối người, cướp đoạt của người mà sống, mà sang? 

- Hay cùng nhau cương quyết một lần theo gương tiền nhân, cùng đứng lên tiêu trừ tội ác của những kẻ bán nước để, trước là cứu lấy bản thân và gia đình. Sau là hợp chung với sức mạnh của toàn dân, cứu đất nước ra khỏi vòng vây của cộng sản. Để từ đó, Việt Nam Quê Ta Đổi Đời. Ta có được những ngày chen vai sát cánh cùng đồng bào và cùng đi lên với năm châu bốn bể. Ta được sống trong yên vui, hạnh phúc và cùng hòa minh với cuộc sống của trời đất theo bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông!

Bạn hãy trả lời đi. Sự chọn lựa của bạn hôm nay là cuộc sống của Dân Tộc Việt Nam trong ngày mai đấy.

Chiều 28 tết.


___________________________________

(9) Thủ tướng: Việt Nam vẫn là nước nghèo

(10) Gái mại dâm Việt đứng đầu ‘danh sách bán dâm quốc tế’.

(11) Chị ruột của Nguyễn Tấn Dũng "chê" tiền bồi thường hơn 10 triệu đô la khi bị thu hồi 185 hecta đất vườn cao su

(12) Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến thăm Tòa Tổng Giám mục Hà Nội