Wednesday, October 4, 2017

Đảng Cộng Sản và Đảng Lao Động

Trần Gia Phụng (Danlambao) - ...Ồn ào rùm beng, nhưng cuối cùng đúng như câu thành ngữ quen thuộc là “Đi vô đi ra cũng thằng cha hồi nãy”.

“Thằng cha hồi nãy” là ai, thì ai cũng biết cả rồi. Khỏi cần minh danh và cũng chẳng cần cải danh. Cộng sản hay Lao Động, hay tên gì đi nữa, mà còn theo chủ nghĩa cộng sản thì cũng thế mà thôi. Nghị quyết 1481 của Quốc hội Âu Châu họp tại Strasbourg (Pháp) ngày 25-1-2006 đã kết án chủ nghĩa cộng sản là tội ác chống nhân loại và các chế độ cộng sản toàn trị đã vi phạm nhân quyền tập thể. Rõ ràng như vậy thì còn gì mà bám víu? Có cải danh cũng chẳng lừa phỉnh được ai thêm một lần nữa...

*

Hiện nay, đang có dư luận bàn tán về danh xưng đảng Cộng Sản và đảng Lao Động. Dưới đây xin sơ lược về hai danh xưng này.

1.- Đảng Cộng Sản Đông Dương

Tài liệu của cộng sản Việt Nam cho rằng Đệ tam Quốc tế Cộng sản cử Nguyễn Ái Quốc (NAQ), về sau có tên là Hồ Chí Minh (HCM), từ Xiêm La (Thái Lan ngày nay) đến Hồng Kông, tổ chức cuộc họp ngày 6-1-1930, thành lập đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN). Theo báo cáo chính trị HCM viết ngày 11-2-1951, đảng CS thành lập ngày 6-1-1930. (Hồ Chí Minh toàn tập [tập] 6, xuất bản lần thứ hai, Hà Nội: Nxb. Chính Trị Quốc Gia, 2000, tr. 154.) Về sau tại Đại hội III đảng Lao Động từ 5 đến 10-9-1960, bộ chính trị trung ương đảng yêu cầu đại hội thông qua quyết định thay đổi ngày thành lập đảng là 3-2-1930 theo lệnh của Liên Xô.

Tuy nhiên, một tài liệu khác cho biết rằng trong khi NAQ hoạt động ở Xiêm La, thì Đệ tam Quốc tế Cộng sản (ĐTQTCS) cử Trần Phú và Ngô Gia Trì (Ngô Đức Trì?) là hai người đã học ba năm ở Moscow, mang chỉ thị về Việt Nam để thành lập đảng Cộng Sản Đông Dương (CSĐD). Hai người nầy qua đường Pháp và gặp trở ngại giấy tờ tại đây. Biết được tin nầy, NAQ liền qua Hồng Kông, triệu tập cuộc họp lập đảng CS Việt Nam ngày 6-1-1930. Hai người kia ngày 8-2-1930 mới về đến Sài Gòn. (Nguyễn Minh Cần, Đảng Cộng Sản Việt Nam qua những biến động trong phong trào cộng sản quốc tế, Arlington, VA: Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ, 2016, tr. 145.)

Tài liệu nầy đưa ra hai chứng lý: 

Thứ nhứt, sau khi thành lập đảng CSVN, NAQ báo cáo cho ĐTQTCS ngày 18-2-1930. Trước sự đã rồi, ĐTQTCS liền ra lệnh sửa sai, cử Trần Phú, chứ không phải NAQ, làm tổng bí thư đầu tiên và buộc đổi tên đảng CSVN thành đảng CSĐD.

Trần Phú triệu tập hội nghị trung ương đảng CSVN lần thứ nhứt ngày 10-10-1930 tại Kowloon (Cửu Long) thuộc Hồng Kông, và đổi tên đảng thành đảng CSĐD. Câu hỏi đặt ra là nếu NAQ được ĐTQTCS ủy nhiệm việc lập đảng, thì tại sao NAQ không đặt ngay tên là đảng CSĐD mà lại đặt là đảng CSVN? Và NAQ cũng không được cử làm tổ bí thư đảng CSVN?

Thứ hai, khi ra khỏi tù ở Hồng Kông năm 1933, NAQ trốn đi Moscow. Đệ tam QTCS mở cuộc điều tra về hoạt động của NAQ trong thời gian bị tù. Tổ điều tra gồm ba người: Dmitry Manuilsky, Khang Sinh và Vera Vasilieva. Trong báo cáo của bà Vera Vasilieva, có một đoạn viết như sau: “...Khi thống nhất đảng, Nguyễn Ái Quốc đã tự nhận mình là đại diện của QTCS mặc dù QTCS không trao ủy quyền...” (Nguyễn Minh Cần, sđd. tr. 146.)

Ngoài ra, có câu chuyện của một người dự họp ngày 6-1-1930 ở Hồng Kông kể lại rằng khi hội nghị nầy diễn ra, có người hỏi NAQ có giấy ủy nhiệm không, thì NAQ trả lời rằng: “Nếu tôi có mang theo giấy đó, thì thử hỏi tôi có thể ngồi đây với các đồng chí được không?” (Nguyễn Minh Cần, sđd. tr. 146.) Tại sao một người nhân danh QTCS đứng ra triệu tập hội nghị thành lập đảng CS mà không có giấy tờ ủy nhiệm của QTCS?

2.- Hồ Chí Minh giải tán Đảng Cộng Sản Đông Dương

Nhờ cộng tác với O.S.S, cơ quan tình báo Hoa Kỳ, HCM biết tin Anh và Trung Hoa sẽ gởi quân đến Việt Nam giải giới quân đội Nhật theo quyết định hội nghị Potsdam (26-7-1945), và biết tin Hoa Kỳ thả bom nguyên tử xuống Nhật Bản, nên Nhật Bản sẽ thất bại. Vì vậy, NAQ tức Hồ Chí Minh (HCM) và Việt Minh (VM) nhanh tay cướp chính quyền ở Hà Nội, vận động quần chúng yêu cầu vua Bảo Đại thoái vị, và thành lập gấp chính phủ lâm thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) ngày 2-9-1945, nhằm tạo cơ cấu hành chánh có sẵn, đã rồi, trước khi quân đội Anh và Trung Hoa vào Việt Nam.

Trong khi Pháp theo quân Anh, mở các cuộc hành quân tái chiếm Nam kỳ, Lâm ủy hành chánh của Việt Minh (VM) cộng sản (CS) rất lúng túng phải co cụm và lẫn tránh vào các vùng bưng biền, thì tại miền Bắc, HCM và mặt trận VM, lúc đó chỉ có khoảng 5,000 đảng viên CS (Philippe Devillers, Histoire du Viêt-Nam de 1940 à 1952, Editions Du Seuil, Paris 1952, tr. 182), gặp ba áp lực cùng một lúc.

Đó là: 1) Các tướng lãnh Quốc Dân Đảng Trung Hoa đưa khoảng 200,000 quân vào Bắc kỳ theo tuyên bố chung hay tối hậu thư Potsdam ngày 26-7-1945. Quân Trung Hoa rời căn cứ vào cuối tháng 8 và nhập vào Việt Nam đầu tháng 9-1945. 2) Các lãnh tụ Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội (Việt Cách) và Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ) từ Trung Hoa trở về Việt Nam sau thế chiến thứ hai, quyết liệt chống đối HCM và mặt trận VMCS. 3) Sau khi tái chiếm miền Nam, người Pháp tiến quân từ miền Nam ra miền Bắc, dự tính tái chiếm toàn bộ Đông Dương

Đối với các lãnh tụ và các đảng phái chính trị Việt Nam, HCM và VM thực hiện một kế hoạch hai mặt. Bề ngoài, VM tỏ ra hòa hoãn, nói chuyện với tất cả các phe phái, kêu gọi lòng yêu nước, đoàn kết và liên hiệp để cùng nhau chống ngoại xâm. Bề trong, VM thực hiện các cuộc khủng bố ngầm, thủ tiêu lẻ tẻ những địch thủ chính trị và đe dọa những ai không theo VM.

Khi cùng với tướng Tiêu Văn (Trung Hoa), từ Quảng Châu về Việt Nam, Nguyễn Hải Thần, lãnh tụ Việt Cách, liên lạc và hội họp với Jean Sainteny, đại diện Pháp ngày 12-10 và 15-10-1945 tại Hà Nội, để thảo luận về tương lai chính trị Bắc kỳ. Thấy thế, ngày 23-10-1945, HCM liền mời Nguyễn Hải Thần họp tay đôi giữa hai bên, và ký thỏa thuận hợp tác giữa VM và Việt Cách.

Để gây lòng tin nơi các đảng phái theo chủ trương dân tộc, nhứt là các tướng lãnh Trung Hoa Quốc Dân Đảng đang ở Hà Nội, HCM và ban chấp hành trung ương đảng CSĐD công bố GIẢI TÁN ĐẢNG CSĐD NGÀY 11-11-1945 và thành lập Hội Nghiên Cứu Chủ Nghĩa Mã Khắc Tư [Mác-xít] do Trường Chinh Đặng Xuân Khu làm tổng thư ký. (Chính Đạo, Việt Nam niên biểu, tập A: 1939-1946, Houston: Nxb Văn Hóa, 1996, tt. 286-287.). Tuy vậy, theo lời HCM, “dù là bí mật, đảng [CSĐD] vẫn lãnh đạo chính quyền và nhân dân.” (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, xuất bản lần thứ hai, Hà Nội: Nxb. Chính Trị Quốc Gia, 2000, tr. 161.)

Ngày 23-12-1945, HCM họp cùng đại diện Việt Cách và VNQDĐ tại số 40 đại lộ Gia Long (Hà Nội), dưới sự chủ tọa của tướng Tiêu Văn trong phái bộ Trung Hoa sang Việt Nam giải giới quân Nhật, ký thỏa thuận gọi là “hợp tác tinh thành”, đại khái là từ ngày 1-1-1946, một chính phủ liên hiệp sẽ được thành lập do HCM làm chủ tịch, Nguyễn Hải Thần làm phó chủ tịch. Nội các gồm VM (2 ghế), Việt Cách (2 ghế), VNQDĐ (2 ghế), Dân Chủ (2 ghế), độc lập (2 ghế). Ngày 6-1-1946 sẽ tổ chức bầu cử quốc hội. VNQDĐ giữ 50 ghế, Việt Cách 20 ghế. Các đảng cam kết không gây hấn với nhau. Đây là kiểu hòa giải hòa hợp bịp bơm của HCM nhằm phỉnh gạt các đảng phái theo chủ trương dân tộc nhằm vượt thoát qua giai đoạn khó khăn lúc đó.

3.- Đảng Lao Động

Chiến tranh giữa Việt Minh với Pháp bùng nổ ngày 19-12-1946. Lúc đầu VM thua chạy về nông thôn, vào bưng biền hay lên rừng núi. Mùa thu năm 1949, Mao Trạch Đông (Mao Zedong) cùng đảng CS thành công ở Trung Hoa và thành lập nhà nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (CHNDTH) hay Trung Cộng ngày 1-10-1949.

Được tin nầy, HCM liền cử hai đại diện đến Bắc Kinh xin viện trợ vào cuối năm 1949. Sau đó HCM bí mật đến Bắc Kinh ngày 30-1-1950. Lúc đó, MTĐ đang ở Moscow (từ 16-12-1949 đến 17-2-1950) để thương thuyết với Joseph Stalin. Hồ Chí Minh phải làm kiểm thảo trước Lưu Thiếu Kỳ (Liu Shaoqi), xử lý công việc bộ Chính trị đảng CSTH. (Trần Đĩnh, Đèn Cù, California: Người Việt Books, 2014, tr. 49.) Không biết khi qua cầu viện nhà Thanh năm 1788, bà thái hậu nhà Lê có hành động như HCM, kiểm điểm trước kẻ thù truyền kiếp của dân tộc? Theo yêu cầu của HCM, do phía Trung Cộng chuyển đạt, Stalin chấp thuận cho HCM qua Moscow. (Qiang Zhai, China & Vietnam Wars, 1950-1975, The University of North Carolina Press, 2000, tr. 17.)

Khi gặp HCM, Stalin nói rằng: “Đảng Cộng Sản Liên Xô và nhân dân Liên Xô hoàn toàn nên viện trợ cho cuộc đấu tranh chống Pháp của các đồng chí. Song, chúng tôi đã trao đổi với các đồng chí Trung Quốc, công việc viện trợ chiến tranh chống Pháp của Việt Nam chủ yếu do Trung Quốc phụ trách thích hợp hơn...” (Một nhóm tác giả, Hồi ký những người trong cuộc, ghi chép thực về việc đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp, Bắc Kinh: Nxb Lịch sử đảng Cộng Sản Trung Quốc, 2002, Trần Hữu Nghĩa, Dương Danh Dy dịch, đăng lại trên tạp chí Truyền Thông Montreal, Canada, số 32 và 33, Hạ-Thu 2009, tr. 45.) Như thế có nghĩa là tuy thừa nhận nhà nước VMCS, nhưng Liên Xô vẫn chưa giúp đỡ gì cả.

Hồ Chí Minh phải quay qua cầu cạnh Trung Cộng, Nhờ sự giúp đỡ về mọi mặt của Trung Cộng, lực lượng VM lớn mạnh và bắt đầu phản công dần dần. Từ đó, “viện trợ quân sự, vũ khí đạn dược vào như nước.” (Đặng Văn Việt, Người lính già Đặng Văn Việt, chiến sĩ đường số 4 anh hùng (hồi ức), Tp. HCM: Nxb. Trẻ, 2003, tr. 179.) Ngoài viện trợ, CSTH còn bổ nhiệm cả cố vấn quân sự từ trung ương xuống đến cấp tiểu đoàn cho bộ đội VM.

Một năm sau khi nhờ viện trợ của Trung Cộng, HCM qua Nam Ninh (Trung Cộng) ngày 5-2-1951, vừa chúc mừng Tết nguyên đán Tân Mão (6-2- 1951) các lãnh tụ Trung Cộng, vừa cảm ơn đảng CSTH, vừa xin thêm viện trợ để mở những chiến dịch mới. (Chính Đạo, Việt Nam niên biểu, tập B, Houston: Nxb. Văn Hóa: 1997, tr. 228.)

Sau cuộc viếng thăm và chúc Tết ở Trung Cộng trở về, HCM triệu tập Đại hội lần thứ II đảng CSĐD tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang từ 11 đến 19-2-1951. Trong đại hội nầy, HCM tuyên bố đảng CSĐD hoạt động công khai trở lại và chia thành ba đảng CS riêng biệt của ba nước Đông Dương là Việt Nam, Miên và Lào.

Đảng CS Cao Miên là Nhân Dân Cách Mạng Khmer (Khmer People's Revolution Party). Đảng CS Lào là Nhân Dân Cách Mạng Lào (Phak Paxaxon Lao tức Lao's People Revolutionary Party). Còn đảng CSVN từ nay lấy tên là đảng Lao Động Việt Nam (LĐVN).

Danh xưng nầy được đặt theo ý kiến của Stalin. (Nguyễn Văn Trấn, Viết cho Mẹ và Quốc hội, California: Nxb. Văn Nghệ, 1995, tt. 149-150.) Theo cách tổ chức của đảng CSTH, lần đầu tiên đảng LĐ lập thêm chức chủ tịch và bộ chính trị. Bộ chính trị mới thành lập gồm bảy người. Hồ Chí Minh (chủ tịch), Trường Chinh Đặng Xuân Khu (tổng bí thư) và các ủy viên là Lê Duẩn, Hoàng Quốc Việt (tức Hạ Bá Cang), Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Chí Thanh. (http://www.cpv.org.vn). Làm việc cho bộ chính trị là ban bí thư trung ương và dưới bộ chính trị là ủy ban trung ương đảng LĐ, gồm những đại diện do các đảng bộ địa phương bầu ra.

Hồ Chí Minh tuyên bố: “Về lý luận, đảng Lao Động Việt Nam theo chủ nghĩa Mác-Lênin. Về tổ chức, đảng Lao Động Việt Nam theo chế độ dân chủ tập trung. Về kỷ luật, đảng Lao Động Việt Nam phải có kỷ luật sắt, đồng thời là kỷ luật tự giác. Về luật phát triển, đảng Lao Động Việt Nam dùng lối phê bình và tự phê bình để giáo dục đảng viên, giáo dục quần chúng.” (Hồ Chí Minh toàn tập, [tập 6], xuất bản lần thứ hai, Hà Nội: Nxb. Chính Trị Quốc Gia, 2000, tr. 174.)

Nhân dịp thành lập đảng LĐ, trong điện văn gởi đảng CSTH, HCM viết: “Đảng Lao Động Việt Nam nguyện noi gương anh dũng đảng Cộng Sản Trung Quốc, học tập tư tưởng Mao Trạch Đông...” (Hoàng Văn Hoan, Giọt nước trong biển cả, hồi ký. Nhóm tìm hiểu lịch sử, Portland, Oregon xuất bản, 1991, tr. 357.)

Như thế, tuy không còn giữ tên đảng CS, nhưng đảng Lao Động vẫn theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông, dùng kỷ luật sắt, tập trung quyền lực tuyệt đối vào lãnh đạo đảng theo kiểu Trung Cộng, có nghĩa là tổ chức chặt chẽ và kỷ luật nghiêm khắc hơn cả đảng CSĐD. Quyền lực càng tuyệt đối thì đảng Lao Động càng độc tài tuyệt đối hơn nữa.

4.- Trở lại tên Đảng Cộng Sản

Sau ngày 30-4-1975, cộng sản Bắc Việt Nam kêu gọi sĩ quan, công chức cao cấp Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) trình diện và chuẩn bị lương thực, để học tập trong ba ngày, hay một tuần hay một tháng tùy cấp bậc và tùy địa phương. Khi toàn thể sĩ quan công chức VNCH theo lời kêu gọi của CS, trình diện đầy đủ, thì tất cả bị bắt giam trên các vùng rừng thiêng nước độc không tuyên án và không thời hạn.

Cộng sản phỉnh gạt để bắt giam trọn gói sĩ quan, công chức VNCH nhằm mục đích triệt tiêu vĩnh viễn quân đội VNCH, đồng thời đe dọa, cầm chân gia đình những người có thân nhân bị tù, vì nếu họ vọng động thì thân nhân của họ khó có cơ hội trở về đoàn tụ gia đình.

Theo lệnh của Hà Nội, từ ngày 15 đến 21-11-1975, đoàn đại biểu Bắc Việt Nam (25 người) do Trường Chinh, ủy viên Bộ chính trị đảng Lao Động, chủ tịch quốc hội, dẫn đầu vào Sài Gòn họp với đoàn đại biểu miền Nam Việt Nam (25 người) do Phạm Hùng, ủy viên Bộ chính trị đảng Lao Động, bí thư Trung ương cục miền Nam lãnh đạo. Vì cộng sản miền Nam hoàn toàn do đảng Lao Động miền Bắc điều khiển, nên đây chỉ là thủ tục hình thức và hai bên quyết định dễ dàng việc thống nhất về mặt nhà nước.

Ngày 25-4-1976, cuộc tổng tuyển cử bầu quốc hội chung cho cả nước được tổ chức. Kết quả là 492 đại biểu được bầu lên, đại đa số là đảng viên CS, chỉ có một số rất ít là cảm tình viên CS. Quốc hội khai mạc ngày 24-6-1976, họp đến ngày 3-7-1976, đi đến các quyết định sau đây: Đổi tên nước từ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thành Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, bầu Tôn Đức Thắng giữ chức chủ tịch nước, Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Hữu Thọ làm phó chủ tịch nước, Phạm Văn Đồng tiếp tục giữ chức thủ tướng, đổi tên thành phố Sài Gòn thành Thành phố Hồ Chí Minh.

Sau khi sắp xếp công việc hành chánh, đảng Lao Động tổ chức đại hội lần thư IV tại Hà Nội từ ngày 14 đến ngày 20-12-1976, quy tụ 1,008 đại diện, thay mặt trên 1,5 triệu đảng viên CS toàn quốc. Ngoài việc thông qua các báo cáo chính trị, phương hướng hoạt động, sửa đổi điều lệ đảng..., đại hội quyết định đổi tên đảng Lao Động Việt Nam thành đảng Cộng Sản Việt Nam, bầu ban chấp hành trung ương đảng, bộ chính trị, bỏ chức chủ tịch đảng (trước đây do HCM đảm nhận), đổi chức bí thư thứ nhứt thành tổng bí thư, và bầu Lê Duẩn giữ chức vụ nầy.

Đại hội IV lần nầy giữ theo nghị quyết và điều lệ đảng Lao Động trong đại hội lần thứ III năm 1960 tại Hà Nội. Điều lệ đảng Lao Động sau đại hội III có đoạn viết như sau: “Đảng Lao động Việt Nam lấy chủ nghĩa Marx - Lenin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của đảng. Đảng Lao động Việt Nam đi đường lối quần chúng trong mọi hoạt động của mình. Đảng Lao động Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ và có kỷ luật rất nghiêm minh. Tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức căn bản của đảng.” (Điều lệ đảng Lao Động do đại hội toàn đảng Lao Động thông qua. Báo Điện tử đảng Cộng Sản Việt Nam ngày 21-2-2011.) (Internet)

Như thế, đại hội III đảng Lao Động bỏ bớt phần tư tưởng Mao Trạch Đông của Đại hội II và chưa thêm phần tư tưởng Hồ Chí Minh như sau nầy. Nói chung, bản chất cốt yếu không có gì thay đổi. Đảng Lao Động năm 1951 chẳng khác gì đảng Cộng Sản Đông Dương năm 1930. Đảng Lao Động năm 1960 chẳng khác gì đảng Lao Động năm 1951. Đảng Cộng Sản Việt Nam năm 1976 cũng chẳng khác gì đảng Lao Động năm 1960. Các đảng nầy là một hệ thống cộng sản xuyên suốt từ năm 1930 cho đến ngày nay. Ồn ào rùm beng, nhưng cuối cùng đúng như câu thành ngữ quen thuộc là “Đi vô đi ra cũng thằng cha hồi nãy”.

“Thằng cha hồi nãy” là ai, thì ai cũng biết cả rồi. Khỏi cần minh danh và cũng chẳng cần cải danh. Cộng sản hay Lao Động, hay tên gì đi nữa, mà còn theo chủ nghĩa cộng sản thì cũng thế mà thôi. Nghị quyết 1481 của Quốc hội Âu Châu họp tại Strasbourg (Pháp) ngày 25-1-2006 đã kết án chủ nghĩa cộng sản là tội ác chống nhân loại và các chế độ cộng sản toàn trị đã vi phạm nhân quyền tập thể. Rõ ràng như vậy thì còn gì mà bám víu? Có cải danh cũng chẳng lừa phỉnh được ai thêm một lần nữa.

05.10.2017

Bị cách chức vì liên quan thảm họa Formosa, nhưng lại được bổ nhiệm kiểm tra Formosa

Hải Âu (Danlambao) - Rõ ràng đảng cộng sản đang làm trò cười với cách xử lý kỷ luật những kẻ đồng phạm gây ra thảm họa Formosa. Có thể nói ngoài những nhân vật thuộc Bộ Tài Môi, đảng cộng sản chính là đồng phạm dẫn đến thảm họa môi trường biển tồi tệ nhất trong lịch sử Việt Nam. Điều này chỉ chứng minh thêm một lần nữa là những Võ Kim Cự, Lương Duy Hanh hay những kẻ đã bị nhà cầm quyền cộng sản "xử lý kỷ luật" chính là những kẻ phục tùng Bắc Kinh và nắm giữ những mảng tối trong việc thực hiện dự án giết biển của Formosa...

*

“Lương Duy Hanh từng nắm giữ chức vụ Cục trưởng cục kiểm soát hoạt động môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hanh cùng một số nhân vật cốt cán tại Hà Tĩnh bị dính án kỷ luật trong vụ việc gây ra thảm họa xả thải của Formosa. Tuy nhiên sau khi áp dụng hình thức kỷ luật đối với Lương Duy Hanh, cộng sản một lần nữa cho thấy tính chất của việc kỷ luật chỉ là màn kịch cơ cấu lại hệ thống nắm quyền trong đảng. Dù đã không còn chức vụ gì trong đảng nhưng Hanh vẫn được bổ nhiệm làm Phó đoàn kiểm tra Formosa với tư cách là một chuyên viên Vụ Pháp chế Bộ Tài nguyên và Môi trường” (*).

Bộ Tài nguyên và Môi trường, còn được gọi là bộ Tài Môi, trở thành tâm điểm của sự căm phẫn trong dư luận vì liên quan đến thảm họa biển chết tại 4 tỉnh miền Trung vào tháng 4/2016. Với cách quản lý vô cảm, mang nặng yếu tố trục lợi và nhiều "tài-môi" lưỡi các quan chức cộng sản, Bộ Tài Môi đã trở thành đồng phạm giúp Formosa thực hiện dự án tồi tệ dẫn đến thảm họa môi trường biển tại Việt Nam. Từ việc vội vã cấp phép, khả năng yếu kém trong công tác quản lý tác động môi trường, cho đến những hành vi láo khoét, mị dân, vô trách nhiệm sau khi người dân phát hiện cá chết, Bộ Tài Môi đã khiến hàng ngàn ngư dân thất nghiệp cùng hàng triệu nhân khẩu khốn đốn sau thảm họa xả thải đầu độc môi trường biển của Formosa.

Sau những áp lực to lớn của người dân từ các cuộc biểu tình phản đối Formosa và yêu cầu minh bạch nguyên nhân thảm họa, đảng cộng sản đã buộc phải xử lý một số quan chức được xem là “dê tế thần” nhằm xoa dịu sự căm phẫn của người dân. Một số nhân vật đã được đảng cộng sản đem ra xử lý với hình thức kỷ luật, cảnh cáo, rút kinh nghiệm sâu sắc, cách tất cả các chức vụ đảng dù đương thời hay đã mãn nhiệm. Trong số đó Võ Kim Cự được xem là “con dê” nổi trội nhất trong chiến dịch xoa dịu quần chúng.

Những hình thức kỷ luật của cộng sản đối với những kẻ như Võ Kim Cự chỉ là động thái mị dân. Bởi ngay sau đó, những kẻ tội đồ này lại được chính đảng cất nhắc vào một vị trí khác do lãnh đạo cộng sản chỉ đạo. Võ Kim Cự sau khi “mất tất cả” các chức vụ do đảng ban phát, bỗng dưng lại trở thành Phó Trưởng ban chỉ đạo Hợp tác xã. Cũng giống như Kim Cự, một con “dê tế thần” khác là Lương Duy Hanh đã bị đảng cộng sản cách tất cả các chức vụ đảng do có trách nhiệm để xảy ra thảm họa Formosa.

Lương Duy Hanh từng nắm giữ chức vụ Cục trưởng cục kiểm soát hoạt động môi trường thuộc Bộ Tài Môi. Hanh cùng một số nhân vật cốt cán tại Hà Tĩnh bị dính án kỷ luật trong vụ việc gây ra thảm họa xả thải của Formosa. Tuy nhiên sau khi áp dụng hình thức kỷ luật đối với Lương Duy Hanh, cộng sản một lần nữa cho thấy tính chất của việc kỷ luật chỉ là màn kịch cơ cấu lại hệ thống nắm quyền trong đảng. Dù đã không còn chức vụ gì trong đảng nhưng Hanh vẫn được bổ nhiệm làm Phó đoàn kiểm tra Formosa với tư cách là một chuyên viên Vụ Pháp chế Bộ Tài Môi.

Hậu quả tồi tệ sau thảm họa Formosa cho đến nay vẫn đang gây bao khốn đốn cho người dân miền Trung. Số tiền 500 triệu USD do nhà cầm quyền cộng sản tự ý nhận đền bù thiệt hại vẫn chưa được giải quyết và vẫn là vấn đề gây khó khăn cho người dân tại 4 tỉnh miền Trung. Đảng cộng sản vẫn tiếp tục trấn áp, bắt bớ những người tham gia tuần hành bất bạo động phản đối Formosa và yêu cầu minh bạch, bồi thường thỏa đáng.

Thế nhưng đảng lại tỏ ra ưu ái cho Formosa tiếp tục đổ thêm vốn đầu tư vào Việt Nam. Không những thế đảng cầm quyền dẫn đầu là Nguyễn Phú Trọng còn bao che những sai phạm trong quá trình vận hành các lò luyện vôi của Formosa bất chấp sự ô nhiễm môi trường ngày càng tồi tệ. Bên cạnh đó, việc nhà cầm quyền xử lý kỷ luật, cách chức những cá nhân liên quan trách nhiệm gây ra thảm họa biển, nhưng sau đó lại “phục hồi” quyền lực cho những kẻ tội đồ này bằng hình thức đề cử vào chức vụ khác.


Rõ ràng đảng cộng sản đang làm trò cười với cách xử lý kỷ luật những kẻ đồng phạm gây ra thảm họa Formosa. Có thể nói ngoài những nhân vật thuộc Bộ Tài Môi, đảng cộng sản chính là đồng phạm dẫn đến thảm họa môi trường biển tồi tệ nhất trong lịch sử Việt Nam. Điều này chỉ chứng minh thêm một lần nữa là những Võ Kim Cự, Lương Duy Hanh hay những kẻ đã bị nhà cầm quyền cộng sản "xử lý kỷ luật" chính là những kẻ phục tùng Bắc Kinh và nắm giữ những mảng tối trong việc thực hiện dự án giết biển của Formosa.

05.10.2017



__________________________________

Không thấy cái mặt... mẹt nào ngoài bác Lú trong ngày đầu Hội nghị TƯ 6!

Tư nghèo (Danlambao) - Hôm nay các đỉnh cao đầu thấp của đẻng ta đóng cửa hang, họp kín với nhau để... đọc cho nhau nghe về phương hướng cai trị cho công cuộc "hèn với giặc, ác với dân" trong thời gian sắp tới. Tư tui cả ngày chạy rông khắp Hồ Chí Minh tìm đường cứu đói đến thúi cả móng tay, về nhà cũng ráng lướt mạng xem cha con nhà đảng khai mạc hội nghị đảng cướp sạch ra sao.

Cái điều "sao kỳ vậy ta" đầu tiên là toàn bộ khung cảnh ngày đầu khai mạc chỉ có hình ảnh của đảng trưởng đảng cướp sạch. Lú, Lú, Lú... chỉ có một mình bác Lú làm hoa hậu toàn cầu!

Đọc chương trình thì thấy nào là chú Quang chủ tịt điều hành toàn bộ ngày họp, tưởng thú Phúc đọc tờ trình, chú Vượn có dê đọc báo cáo... và nhiều chú khác nhưng túm lại chẳng thấy có hình ảnh nào của các chú mà chỉ có một mình chân dung bác Lú được phép đú đởn trên các bài báo lề đẻng.

Ngoài bác Lú ra thì chỉ thấy hình chụp toàn cảnh, lờ mờ, thấy đầu, không thấy mặt, không biết các mợ các cậu lâu la ngồi dưới đang gật gù đồng ý với đảng trưởng hay sao vàng... sáu cánh mộng hồn quanh với béc Hù. Và béc Hù... cũng cha già DT "tàu lao" nằm chình ình giữa sân khấu để chứng kiến đám con hoang phương nam đang tính chuyện phục tùng quê hương và các cha già phương Bắc ra sao.

Nhìn hình đoán chuyện! Nhìn đâu cũng chỉ thấy lú. Cho nên, Tư tui cá độ với anh Năm xe ôm là bảo đảm hoa hậu già Nguyễn Thị Lú sẽ đeo tiếp vương miện hoa hậu hang pắc pó và tổng thái thú Ba Đình cho đến hết nhiệm kỳ.

04.10.2017

Lê Công Định: Từ bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin do một đảng độc tài thống trị để Việt Nam đổi mới

Trần Quang Thành (Danlambao) - Năm 2016 là năm nổi bật của các hoạt động xã hội dân sự, nhất là trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, mà tiêu biểu là vụ phản đối nhà máy Formosa xả thải chất độc gây ô nhiễm biển miền Trung làm cá chết hàng loạt, dẫn đến tình trạng đời sống người dân các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình lâm vào cảnh khốn khổ. Hàng loạt cuộc biểu tình đã nổ ra đòi Formosa phải đóng cửa, nổi bật là cuộc biểu tình trước trụ sở Formosa vào ngày 2/10/2016 đã gây chấn động dư luận trong ngoài nước.

Bước sang năm 2017 hầu như các hoạt động xã hội dân sự đã chìm lắng hơn. Trong các nguyên nhân có việc tăng cường đàn áp bắt bớ mang tính chất khủng bố trắng của nhà cầm quyền và chế độ công an trị CSVN.

Từ Sài Gòn, luật sư nhân quyền Lê Công Định đã trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành về hiện trạng của hoạt động xã hội dân sự và hướng đi sắp tới.

Nội dung như sau, mời quí vị cùng nghe:



Trần Quang Thành

Cộng sản là ai và từ đâu chui ra?

Nguyễn Thiên (Danlambao) - Giới trẻ bị nhồi sọ (cuồng đảng sảng Hồ) "đảng CSVN quang vinh muôn năm". Vậy tôi hỏi các bạn, nếu các bạn tổ chức cướp nhà của các quan tham CS mà thành công, các bạn có ăn mừng và tự sướng với nhau là "chiến thắng quang vinh" không?

Đối với những người lớn tuổi, ai cũng biết, lý thuyết và thực hành của đảng cộng sản là cướp của giết người, và để hợp thức hóa cho tội ác này, CS đã mở chiến dịch tuyên truyền, đưa vào chủ nghĩa Mác – Lê (đấu tranh giai cấp bằng bạo lực) cùng với thuyết tiến hóa duy vật vô thần (con người bởi khỉ mà ra), cộng thêm lời hứa (ai theo đảng) sẽ không có người bóc lột người (làm theo khả năng, hưởng theo nhu cầu). Với những lời quảng cáo mật ngọt hấp dẫn sống còn này, một số người vì ít học nhẹ dạ đã cầm súng đi theo, trong khi hầu hết dân chúng, giới sĩ phu trí thức, các tôn giáo (nhất là Công Giáo) phản đối.

Để đối phó với thái độ bất hợp tác (phản đối) nguy hiểm này, CSVN đã áp dụng chiến dịch thứ hai, nghệ thuật khủng bố bằng bạo lực (luật rừng, Hồi Giáo khủng bố IS phải gọi CSVN là sư phụ). Với tội ác này, những ai có lương tâm bình thường không bao giờ dám nghĩ tới. Và nếu những thành phần phản đối trên, cũng chống lại CS bằng bạo lực (súng đạn), thì chẳng khác nào đổ dầu vào lửa, nên họ đã im lặng hoặc bỏ trốn (đào vi thượng sách). Vụ gần 1 triệu người di cư vào Nam 1954 và vụ dân chúng nổi dậy ở Quỳnh Lưu Nghệ An (1956) tại miền Bắc, là hai dẫn chứng điển hình. Tại Miền Nam, nhiều nơi, các nhóm du kích Việt Cộng đều xử dụng phương pháp khủng bố rất tàn bạo để răn đe dân làng đừng theo chính quyền VN Cộng Hòa (chống CS). Xác chết của viên xã trưởng (tại Định Tường 1965), cùng người vợ và 12 đứa con vừa trai, vừa gái kể cả cháu bé bị treo lủng lẳng trên các cây sào trong sân làng. Tất cả nạn nhân nam giới đều bị cắt bộ phận sinh dục nhét vào mồm, còn phụ nữ thì bị cắt nhũ hoa. Dân làng kể lại, họ bị Việt cộng bắt tập họp lại để chứng kiến cảnh tàn sát này. Việt cộng bắt đầu giết em bé nhất rồi lần lượt giết các em lớn hơn, kế tới người mẹ và sau cùng là người cha, viên xã trưởng. Việt cộng đã giết cả nhà 14 người, giết một cách lạnh lùng như thể bấm cò súng đại liên bắn máy bay...

Lịch sử đã chứng minh, người CS (vô thần), một tay cầm súng, một tay giả vờ cầm cờ độc lập dân tộc (chống ngoại xâm), là một đại thảm họa cho dân tộc ấy. Dân tộc VN ta cũng đã và đang giãy giụa trong cái ách CS ấy.

Tất cả những điều trên rất phù hợp với câu nói thứ hai về CS, của một Lãnh Tụ Phật Giáo Tây Tạng (cách đây gần 70 năm, lúc Ngài chưa được 10 tuổi, hiện nay Ngài đang lưu vong tại Ấn Độ), Đức Đạt-Lai-Lạt-Ma: “Cộng sản là loài trùng độc, sinh ra từ đói nghèo và ngu dốt, lớn lên bằng dối trá và bạo lực (luật rừng), chết đi trong sự khinh bỉ và nguyền rủa… của nhân loại”.

Nhà Văn Hào Pháp Victo Hugo (1801-1885, lúc Bác Hồ chưa mở mắt chào đời) đã từng tuyên bố: “Chủ nghĩa cộng sản là giấc mơ của một vài người, nhưng là cơn ác mộng của mọi người”.

Hiện nay, muốn thực hiện mục tiêu dân giầu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ đạo đức văn minh... phải thừa nhận sự thật: Tổng Thống Ngô Đình Diệm (chống cộng), một chí sĩ yêu nước thương dân. Chủ tịch HCM (thờ cộng), một thằng đểu giết dân bán nước. Và muốn đổi mới chính trị, phải thành lập nền đệ tam cộng hòa (cờ vàng), nghĩa là công khai thừa nhận sự thật : "giải phóng Miền Nam 1975" vừa là một tội ác diệt tộc diệt chủng, vừa là một sai lầm lịch sử đối với dân tộc VN, vì bị rơi vào cái bẫy made in China.

Cảnh cáo hơn 500 tướng CSVN chưa bỏ đảng, là tướng cướp, tướng đâm thuê chém mướn, tướng đểu, tướng nhục, tướng hèn (made in China). Trong khi tướng tá của quân đội VN Cộng Hòa tuy thua trận... nhưng vinh quang vì đã chiến đấu bảo vệ chính nghĩa quốc gia dân tộc.

Tóm lại, nếu không giải tán đảng CS, nước mất nhà tan... đã đang và sẽ phải đến.

4/10/2017

Xây dựng tượng đài để lãng mạn hóa mặt trái của lịch sử?

Người lang thang (Danlambao) - ...Đằng sau các tượng đài thường là mặt trái của lịch sử. Bài học từ những vụ đập phá tượng đài trong lịch sử các quốc gia cho thấy hậu quả khi sự dối trá đã bị lột trần như thế nào. Lịch sử thường bị bóp méo vo tròn bởi các chính trị gia và tượng đài thường được xử dụng để tô điểm cho quan điểm của họ. Đám đông chỉ là con số không bị nhồi sọ, giật giây để rồi trở thành cuồng tín chủ nghĩa, căm thù, bạo hành vô cảm. Vì vậy, trách nhiệm của những nhà viết sử là phải truy tìm sự thật, độc lập và khách quan trong nhận định của mình. Công tội phải phân minh. Bàn tay nhuộm máu không thể dược che đậy hay tìm cách chạy tội khi đã đem sinh mạng con người ra làm vật tế thần cho trò chơi chủ nghĩa...

*

Biến cố xảy ra ở Charlottevilles, tiểu bang Virginia, ngày 12.08.2017 do chuyện tượng tướng Robert E. Lee bị di dời cho thấy sự chia rẽ sắc tộc ngấm ngầm trong xã hội Hoa Kỳ đã đến mức báo động.

Tượng của tướng Lee và hàng ngàn tượng đài khác được dựng lên ở các khuôn viên đại học, các công viên và các địa điểm trung tâm thành phố lớn, phần nhiều thuộc các tiểu bang miền Nam để tưởng nhớ những người đã nằm xuống trong cuộc nội chiến Bắc Nam. Các tượng đài này gắn liền với một quá khứ đầy sự kỳ thị chủng tộc, chế độ nô lệ và các vụ treo cổ giết người không cần sự xét xử của tòa án. Các tượng đài này đã làm nhiều người da trắng hiểu sai về một giai đọan lịch sử đen tối của miền nam Hoa Kỳ.

Chúng ta phải hiểu các tượng đài được dựng lên với mục đích gì nếu muốn hiểu những gì đã và đang xảy ra ở các tiểu bang phía Nam.

Tướng Robert Edward Lee, tổng tư lệnh quân đội Liên Minh Miền Nam luôn là tâm điểm trong các cuộc thảo luận, tranh cãi của các nhà nghiên cứu, các chính trị gia và những người ngoài phố. Ông là biểu tượng của một anh hùng hay của sự chia rẽ sắc tộc. Công và tội của ông trong cuộc nội chiến Bắc Nam. Tượng của ông được dựng lên mang ý nghĩa văn hóa để gợi nhớ lại một chính nghĩa đã bị bỏ quên. Nó đại diện cho những điều tốt đẹp để lưu truyền cho hậu thế hay đại diện cho sự tàn ác trái ngược với lương tri nhân loại.

Tượng của ông và các tượng đài khác lần lượt được dựng lên từ năm 1920, đúng 50 năm sau khi ông qua đời. Nguyên nhân sự ly khai của 11 tiểu bang miền Nam được giải thích lại là do sự bất đồng quan điểm trong bản hiến pháp được ban hành bởi tổng thống Abraham Lincoln và cuộc nội chiến Bắc Nam đã xảy ra dưới vỏ bọc chiêu bài giải phóng nô lệ của miền Bắc. Quan điểm xét lại này được nhiều người ủng hộ.

Xây dựng, di dời hay phá bỏ tượng đài là chuyện vẫn xảy ra từ xưa đến nay. Thảm kịch ở Charlottevilles, nơi các phần tử cực đoan da trắng dùng bạo lực để chống lại việc di dời tượng tướng Lee, cho thấy nhu cầu kiến thức rất cần thiết trong việc phải làm gì với những tượng đài để có được kết quả tốt nhất cho xã hội, nhất là với những công trình điêu khắc phản ảnh một giai đoạn đen tối trong quá khứ.

Hàng ngàn tượng đài được chính thức đặt ở các địa điểm trung tâm thành phố lớn tại các tiểu bang miền Nam, ngoài mục đích tưởng nhớ những người đã nằm xuống, còn là một tín hiệu ngầm đầy kiêu hãnh của người da trắng thượng đẳng tiếc nhớ về một quá khứ với chế độ nô lệ, kỳ thị, người da đen là món hàng trao đổi. Bằng cách xây dựng tượng đài người ta tạo ra hình ảnh một miền Nam bi hùng trong cuộc chiến. Tượng đài cống hiến thêm chuyện sự thua trận là anh hùng và người ta không cần phải xấu hổ khi chiến đấu cho việc chiếm hữu nô lệ. Nhiều năm sau cuộc nội chiến, những người da trắng ở các tiểu bang miền Nam đã cố tránh không nhắc đến chế độ nô lệ mà lại giải thích chiến tranh đã xảy ra vì những lý do khác. Chính vì thế, ngày nay, nhiều người da trắng ở phía Nam cho rằng các tượng đài là biểu tượng của sự lãng mạn và vẻ đẹp hùng tráng. Trận chiến về các pho tượng là trận chiến của những câu chuyện lịch sử miền Nam đã đượcc kể lại như thế nào. Khi lịch sử bị ngụy tạo, bóp méo sai lệch và chuyện nô lệ bị giảm nhẹ thì các tượng đài càng có vẻ vô tội đầy nét quyến rũ.

Di dời hay phá bỏ một tượng đài là cần thiết khi nó biểu tượng cho một quá khứ đen tối không thể chấp nhận được, ví dụ như các tượng đài do Đức Quốc Xã xây dựng trong thế chiến thứ 2. Tổng thống Trump cho rằng việc di dời tượng tướng Lee là xóa bỏ lịch sử và di sản văn hóa. Ở đây ta cần nhấn mạnh là lịch sử và ký ức là 2 chuyện khác nhau. Chúng ta không cần tượng Hitler để nhớ đến thế chiến thứ 2 và vụ thảm sát Holocaust. Xóa bỏ một tượng đài không có nghĩa là xóa bỏ lịch sử nhưng là để thay đổi cách ghi nhớ lịch sử.

Trường hợp ở Hoa Kỳ là để sửa đổi sự bất công bằng cách xóa bỏ những công trình vinh danh chế độ nô lệ, ca ngợi sự kỳ thị và sự áp bức của người da trắng thượng đẳng. Di dời hay phá bỏ các tượng đài rất quan trọng trong việc hàn gắn vết thương vẫn âm ỉ từ một quá khứ đau buồn và để dân tộc đoàn kết tiến lên.

Từ biến cố Charlottevilles, một câu hỏi được đặt ra là tương lai nào cho các tượng đài ở Việt Nam

Sau ngày 30. 04. 1975, rất nhiều tượng đài ở miền Nam VN bị phá bỏ. Phe thắng trận muốn xóa sạch những gì họ cho là tàn tích của chế độ cũ. Kể từ ngày đó đến nay, vô số những đề án xây dựng tượng đài lớn nhỏ đã, đang và sắp được thực hiện bất chấp sự nghèo đói của dân tộc, khó khăn của đất nước. Lịch sử đượcc viết lại bởi kẻ chiến thắng. Các hình tượng anh hùng được thêu dệt bằng những câu chuyện kể hoang đường. Những đề án xây dựng tượng đài với kinh phí khổng lồ được hiểu như để vinh danh chủ nghĩa cộng sản cùng những người đã có công xây dựng và hy sinh cho nó. Các tượng đài được khai thác triệt để với mục đích nhồi vào ký ức của tập thể quần chúng bằng những câu chuyện kể ngụy tạo có lợi cho nhà cầm quyền qua cách tái tạo lại quá khứ. Những câu chuyện về một quá khứ oai hùng, những trang sách lịch sử sai lệch, những anh hùng chưa hề sinh ra đời được dùng để tô son điểm phấn các tượng đài. Những tượng đài ở VN đã góp phần nhồi vào ký ức tập thể của rất nhiều người Việt sinh trước và sau năm 1975 một cuộc chiến thần thánh, oai hùng, đầy lãng mạn. Nhà cầm quyền đã thành công trong việc biến Hồ Chi Minh thành thánh và đẩy óc tưởng tượng của đám người vô tri lên cao đến mức tận cùng của sự lãng mạn.

Phải cực kỳ lãng mạn mới làm nên lịch sử. Một câu nói bất hủ của Lenin. Đúng vậy! Một lịch sử được làm bằng sự dối trá, ngu dốt và xác người.

Đằng sau các tượng đài thường là mặt trái của lịch sử. Bài học từ những vụ đập phá tượng đài trong lịch sử các quốc gia cho thấy hậu quả khi sự dối trá đã bị lột trần như thế nào. Lịch sử thường bị bóp méo vo tròn bởi các chính trị gia và tượng đài thường được xử dụng để tô điểm cho quan điểm của họ. Đám đông chỉ là con số không bị nhồi sọ, giật giây để rồi trở thành cuồng tín chủ nghĩa, căm thù, bạo hành vô cảm. Vì vậy, trách nhiệm của những nhà viết sử là phải truy tìm sự thật, độc lập và khách quan trong nhận định của mình. Công tội phải phân minh. Bàn tay nhuộm máu không thể dược che đậy hay tìm cách chạy tội khi đã đem sinh mạng con người ra làm vật tế thần cho trò chơi chủ nghĩa.

10.04.2017

Yes or no đây?

VNCH-Ngoc Truong (Danlambao) - Đọc tin SBTN sáng 3 tháng 10, 2017 nói về Hoàng Văn Cương, bán cổ vật của Trung Hoa được 10 triệu USD, và đóng góp trọn số tiền này giúp ngư phủ Việt Nam đối đầu với Trung cộng. Đồ cỗ bán ra có từ đời nhà Thanh, cũng như đồ mỹ nghệ Trung hoa (thú thật tôi cũng không ưa cái tên Trung quốc - nhưng giữ nguyên chữ SNTN dùng).

Khá xúc động vì có người trong nước còn lương tâm, ưu tư đến đau khổ của đồng bào, giàu có nhưng không quên cứu giúp tha nhân. Xem ra ông Cương, ở lại Việt Nam chịu cay đắng với cộng sản, vẫn còn giữ nhân tính và lương tâm, quý giá hơn con gái Nguyễn Tấn Dũng, trộm cắp tiền tỷ, làm chủ bốn công ty, bỏ ra vài trăm ngàn đô la, rồi quay phim chụp "phình" tự quảng cáo. Dĩ nhiên ông Cương sáng giá hơn hàng trăm hàng ngàn ông/bà "khúc ruột ngàn dặm" trở về để hưởng thụ, ăn nhậu, mua sắm, đóng góp sung mãn cho "nhà nước" và làm giàu cho cộng sản Hà Nội.

Định viết một bài về người "còn sót nhân tính", nên save link của SBTN, tìm thêm chi tiết, hình ảnh ông Cương nếu có, nói chung là đào bới lý lịch trên internet xem đương sự là ai, có để lại cái nón sắt, hay cái nón cối bên bờ lau sậy này không?

May quá, kết quả search cho một số link, nhào vồ độc ào ào bằng tiếng... Việt, tóm tắt cho bà con độc giả như sau (đoạn này paste zing.vn):

"Từ năm 1966, ông Hoàng Văn Cường (SN 1949 ở Huế) là phóng viên của Hãng thông tấn UPI tại Sài Gòn được giao nhiệm vụ tường thuật chiến tranh Việt Nam. Ông đã có mặt ở những chiến trường khốc liệt như thành cổ Quảng Trị, đồi 719, Khe Sanh, cánh Đồng Chum hạ Lào và cả Campuchia. Trong đợt tổng tiến công mùa xuân năm 1975 của quân giải phóng, từ cuối tháng 3/1975 ông có mặt ở chiến trường Buôn Mê Thuột đưa tin.

Đến năm 1978, sau 3 năm giải phóng, Hãng UPI đóng cửa văn phòng tại Sài Gòn và muốn được bảo lãnh ông qua Mỹ. Ông đã từ chối vì muốn được sống trên quê hương mình ngay cả khi thất nghiệp và không còn được làm cái nghề mà ông rất đam mê."

Vậy ông là Hoàng Văn Cường, chứ không phải là Cương như SBTN (cái bọn chuyên chống đối loài khỉ tiến bộ Hà Nội). Từ bây giờ gọi đúng tên ông Cường.

Chi tiết nói thêm rằng ông là vua đồ cỗ thành Hồ, 2014 tài sản 70 triệu u ét đô na, sang năm 2015 tăng lên 100 "chiệu, đấy cơ!"

Báo chí Việt (nam) cộng đăng tin, phóng sự, điều tra rần rần, báo "Cảnh sát toàn cầu" cũng đưa tin, ảnh, bài về Hoàng Văn Cường. Tôi thắc mắc hoài không biết "Cảnh sát toàn cầu" từ đầu ra phải chăng International police, hay International Gendarmerie, nhớ khi xưa Việt cộng gọi Mỹ là "tên sen đầm quốc tế", sen đầm âm từ chữ Pháp Gendarmerie. Nếu tiếng Pháp của tôi đủ giỏi làm bồi trên tàu viễn dương như "ai đó", phải hiểu "Cảnh sát toàn cầu" tức là "Sen đầm quốc tế" dịch kiểu word by word (mot à mot), vậy là tờ báo của Mỹ viết tiếng Việt cho dân Việt coi chơi sao!?

YouTube cũng có clip "Chương trình Thành Phố Hôm Nay - Chuyên mục: Chuyển Động Phát sóng ngày 14.05.2014 trên HTV9" cho Việt kiều và dân trong nước coi chơi cho biết vua đồ cỗ thành phố HcM.

Không biết đám dân nghèo (nền tảng của xhcn) ăn không đủ, không tiền mua TV, làm sao có computer vô in tờ nét lên YouTube? Thật là "Unsolved mysteries".

Nói cho vui thôi, bây giờ chuyện ông Cường:

- Trường hợp 1:

Ông có lòng thương người, nghĩ đến người khác. Có tâm huyết, đáng khen. Năm 2014, ông cho Mặt trận tổ quốc (MTTQ) hay, 70% tài sản sẽ hiến cho ngư phủ Việt Nam tiếp tục đánh cá, bù lại thiệt hại thuyền bè, ngư cụ bị Trung cộng phá. Tiền giúp ngư phủ bị nạn, có gì đoan chắc sẽ tới tay họ, hay lại làm giàu cho mấy tên cs mua xe mới, xây thêm nhà, cho con du học Mỹ.

- Trường hợp 2:

Phải chăng, Hà Nội muốn đưa ra một hình ảnh đẹp cho chế độ cộng sản. Chúng lựa cựu phóng viên UPI Hoàng Văn Cường, người dẫn đường cho xe tăng Việt cộng vào dinh Độc Lập ngày 30/4/1975, xe Peugeot 404 chạy trước chiếc xe tăng đi đầu do Tô Văn Trang lái, Việt kiều ở Pháp về, làm việc tại Công ty Điện Lực Việt Nam, hai vợ, tên nầy thân cộng lúc còn ở Pháp. Ngày 19/5/1975, Cường chụp hình chung trong lễ ra mắt của UB Quân Quản Saigon, Trần Văn Trà (thượng tướng) làm chủ tịch. Có bao nhiêu dân "ngụy Saigon" chụp hình với Quân Quản thời điểm đó, hay là sợ nơm nớp bị giết tới nơi.

Đa số đồ cỗ ông bày bán thuộc vua chúa Tàu ngày xưa, khi TC trực tiếp ra mặt thống trị Việt Nam ngày nào đó, tài sản của ông thuộc loại quốc cấm, bị tịch thu đem về Bắc Kinh là cái chắc. Thôi cho bây giờ có khi hay hơn, phòng khi con cháu du học, định cư ở Mỹ, Pháp, Anh, Úc, được an toàn không bị người Việt khinh bỉ?

Ông cũng muốn trích một số tiền trong bảy chục triệu đô la, phân nữa giành để mua vũ khí, trang bị hải quân Việt cộng, bọn tướng, tá chia nhau, còn lại chừng 1-2 triệu, liệu mua sắm gì được với số tiền này. Mua xăng, dầu cho tàu chạy được bao lâu?

Khấu trừ cho UB nhân dân TP HcM, đến MTTQ các cấp, ủng hộ địa phương, liên hoan yến tiệc, quay phim, chụp hình, bao nhiêu cho đủ.


Không phải ai ra đi cận ngày mất nước 30/4/1975, hay vượt biên sau đó đều chống cộng sản, Việt cộng nằm vùng không thiếu gì. Tháng 10/1975 tàu Việt Nam Thương tín trở về với hơn 1500 người, chưa chắc tất cả thích cộng sản. Họ bị Việt cộng giam giữ nhiều năm, có người ra tù lại vượt biên đi Mỹ. Con cái VC cao cấp đều "du học" ngoại quốc cả, không thấy đi Nga, Tàu, đông Âu như xưa, trái lại toàn các xứ tư bản hạng nặng.

Riêng tôi không biết ông Cương/Cường thuộc trường hợp nào 1 hoặc 2.

Nên tránh nói oan cho người khác, nói không căn cứ không công bằng và ngay thẳng.

Cũng không vội vàng kết án, cho rằng quan điểm của mình luôn luôn đúng.

Không nói ra lại càng ấm ức, muốn chia sớt thông tin cho mọi người, không để cộng sản ra tay lừa bịp, lợi dụng, tuyên truyền lòng người dễ tin.

Khi xưa liên bộ Nội vụ và Tư pháp của VNCH, có thông tư về Việt công nghe cũng có vần, có điệu lắm:

"... Không tha cho kẻ gian.
không oan cho người ngay."

Độc giả, nghĩ sao về trường hợp này.

"Two heads are better than one" / Hai cái đầu tốt hơn là một.

10.04.2017



__________________________________