Tuesday, December 25, 2018

Nguyên nhân “nhạt Đảng, khô Đoàn”

“…cả đảng/đoàn viên tốt và đảng/đoàn viên xấu đều không còn mặn mà với Đảng. Đó là nguyên nhân “nhạt Đảng, khô Đoàn” mà Tổng Bí thư Trọng từng nhận xét…”
 “Nhạt Đảng, khô Đoàn” là câu kết luận xót xa của Tổng Bí thư Đảng CSVN trước Đại hội Đoàn Thanh niên Cộng sản toàn quốc hôm 11/12/2018. “Đảng chưa tan nhưng đã rã” là tựa đề bài viết của Phạm Trần đăng trên trang Dân Quyền VN hôm 21/12/2018. Cả ông Trọng và ông Trần đều nhận xét đúng về hiện tượng rệu rã trong Đảng/Đoàn viên. Với cảm nhận chủ quan, bài viết nầy Tùng tôi chỉ góp phần truy nguyên về những hiện tượng rệu rã ấy.
dang_dinh_huong
Ảnh minh họa
Dựa vào thế thượng phong, Đại hôi lần IV năm 1976, Đảng Lao động Việt Nam đổi tên thành Đảng CSVN, loại bỏ các Đảng và Tổ chức đối lập, giành độc quyền lãnh đạo Nhà nước và Xã hội. Đảng CSVN trở thành tổ chức “làm quan” – Đảng chỉ cơ cấu đảng viên của mình vào đội ngũ lãnh đạo. Chính từ đó, người ta “tranh tối tranh sáng” tìm cách chui vào Đảng CSVN để được làm quan.  Hễ quan thì có quyền, hễ có quyền mới dễ dàng trục lợi - Quyền chỉ là phương tiện, lợi mới là mục đích. Từ đó, quan chức Cộng sản ỷ thế cậy quyền thi nhau tham nhũng bắt đầu từ đây.
Khi học thuyết “Cộng sản” không còn “ăn khách”, chỉ gây thảm họa cho nhân loại, đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, thế giới thi nhau từ bỏ chủ thuyết Cộng sản. Những người Cộng sản già trẻ (Đảng. Đoàn) Việt Nam cố giữ xác nhưng không có   hồn  – không có mục tiêu, lý tưởng. Đảng hay Đoàn Cộng sản chỉ còn là tổ chức bình phong, hư vị. Bọn gian thần nịnh tặc cấu kết với quan chức cấp cao, hình thành những băng nhóm maphia tha hồ “làm mưa làm gió”. Những người, kể cả đảng viên, chân chính không được trọng dụng, không có chỗ đứng trong xã hội, thậm chí không còn đường sống. Bởi vậy TS Hà Sĩ Phu (Nguyễn Xuân Tụ) mới khắc họa bằng mấy câu thơ vừa xót vừa cay:
Những người Đảng ghét, Dân yêu,
Ngẫm ra không ít bậc “siêu anh tài”.
Những người Đảng đến khoác vai,
Xem ra phần lớn là loài bất lương.
Độc  tài và tham nhũng là đôi song sinh. Thế mà, năm 2011, khi lên nắm quyền Tổng Bí thư Đảng CSVN, Nguyễn Phú Trọng chuyển Ban “Phòng chống tham nhũng” từ hệ Nhà nước sang hệ Đảng, do Nguyễn Bá Thanh làm tướng tiên phuông, mở chiến dịch “đốt lò” trị tội tham nhũng. Từ đó,  Đảng CSVN không còn là nơi  lý tưởng cho bọn cơ hội chui vào “kiếm ăn” và cũng không còn là chỗ dựa đáng tin cậy cho bọn tham quan hiện hành.
Như đã nói, dưới chế độ Độc tài Đảng trị, quan quyền chỉ là phương tiện, lợi ích mới là mục đích . Tổng Trọng quyết chống tham nhũng là triệt tiêu mục đích (lợi ích) thì thử hỏi còn mấy ai muốn vào Đảng, muốn làm quan?. 
Những năm tháng gần đây, hiện tượng “nhạt Đảng, khô Đoàn”, ngoài số “tuy đảng/đoàn viên nhưng tốt” bỏ sinh hoạt hoặc tuyên bố ly khai  Đảng  hay Đoàn vì sợ ô danh;  số còn lại đa phần dính vào tham nhũng, họ cũng không còn xem tổ chức Đảng hay Đoàn là chỗ dựa đáng tin cậy, bởi Tổng Trọng quyết tảo trừ tội tham nhũng của họ.
Chỉ cần Tổng Trọng tuyên bố bỏ “đốt lò trị tham nhũng” thì, ngoại trừ người chân chính, bọn cơ hội sẽ ào ào xin vào Đảng, vào Đoàn, tìm mọi  cách ngồi vào ghế quan, hiện tượng “ghế ít đít nhiều” sẽ tái hiện. Bằng không, việc cơ cấu cán bộ chiến lược cho Đại hội Đảng lần thứ XIII hay cho tương lai lâu dài sẽ gặp không ít khó khăn, rơi vào cảnh“ghế nhiều đít ít”.
Chính nạn độc tài, tham những làm cho uy tín Đảng CSVN sa sút gần như hết phương cứu chửa. Đảng/Đoàn viên tốt bỏ sinh hoạt hoặc ly khai tổ chức để giữ phẩm giá cho mình; bọn quan tham cũng không còn xem Đảng là chỗ dựa đáng tin cậy, vì đảng trưởng đang truy sát chúng. Vậy là cả đảng/đoàn viên tốt và đảng/đoàn viên xấu đều không còn mặn mà với Đảng. Đó là nguyên nhân “nhạt Đảng, khô Đoàn” mà Tổng Bí thư Trọng từng nhận xét. 
21/12/2018
Thiện Tùng

Phan Rí và Biểu Tình Chống Luật Đặc Khu

34 Thanh niên Phan Ri Cửa tham gia biểu tình bị đấu tố với án tù tổng số 109 năm, gia đình bị đảng cộng sản Việt cộng cướp cạn tiền cứu trợ.

Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam (Danlambao) - Trước tin hành động cấu kết của lãnh đạo đảng cộng sản Việt Cộng với nước lạ để cho ra luật hợp thức hóa trước cộng đồng thế giới về ý đồ trao khoán ba vùng lãnh thổ trải dài từ điểm tuyến đầu Quảng Ninh đến Phú Quốc điểm tận cùng của đất nước Việt, người dân Việt trên cả nước và toàn thế giới đã tức thời lên án việc làm tán tận lương tâm bán nước của đảng cộng sản Việt cộng.

Ngày 10 tháng 6 năm 2018 cả nước và trên khắp thế giới cùng nhau đồng loạt biểu tình quyết liệt lên án hành động tay sai bán đứng lãnh thổ cho bọn ngoại bang người nước lạ mà ai ai đều biết bọn đó là bọn bành trướng Tàu cộng phương Bắc.

Khắp nơi từ thành thị đến các làng mạc xa xôi, hằng chục, hằng trăm ngàn người dân già trẻ bé lớn đã đồng loạt xuống đường lên án hành động phản quốc của lãnh đạo đảng cộng sản Việt cộng. Có những làng quê ngay cả người dân trong nước chưa bao giờ nghe thấy tên nói chi đến vị trí của nó ở đâu trên dải đất Việt Nam hình chữ S.

Trong số này có một làng chài ven biển với số dân chưa được 50 ngàn dân nhưng có đến cả chục ngàn người đồng loạt xuống đường biểu tình lên án chống luật bán nước mà đảng Việt công gọi là “Luật Đặc Khu Hành Chánh 99 Năm”, làng quê này có tên là “Phan Rí”. Người dân tại đây không chỉ biểu tình một ngày mà biểu tình liên tiếp hai ngày 10 và 11 tháng 06 năm 2018. Đảng Việt cộng đã đưa đến đây lực lượng cảnh sát cơ động hùng hậu với hằng trăm tên, được trang bị vũ khí tận răng. Họ hung hăng hành hung và trấn áp không nương tay người dân biểu tình. 

Tưởng rằng người dân sẽ sợ hãi và cuộc biểu tình sẽ bị giải tán trong một thời gian ngắn. Nhưng sự thực thì ngược lại, lực lượng “còn đảng còn mình” tưởng như bất bại đã phải đối đầu sự chống đối quyết liệt từ phía người dân Phan Rí chỉ với đôi tay trần và những viên đá ven đường. 

Lần đầu tiên trong lịch sử cộng sản Việt Nam từ khi họ cướp được chính quyền, lực lượng trấn áp người dân của đảng cộng sản bị người dân đánh bại tan tác không còn manh giáp, phải tháo bỏ khiên giáp để được cho tháo chạy thoát thân.


Đương nhiên là đảng Việt cộng không để yên cho người dân Phan Rí. Không khí khủng bố của lực lượng công an Việt cộng phủ trùm lên toàn thể dân chúng Phan Rí. Nhiều thanh niên bị bắt nguội và tra khảo trả thù.


Đến hôm nay đảng cộng sản Việt cộng đã thực hiện ba đợt đấu tố kết án tù những thanh niên nam nữ tham gia biểu tình trong hai ngày 10-11/06/2018:

Đợt một: 10 thanh niên với tổng số năm bị án tù 27 năm:

Phạm Sang (26 tuổi-3.5n), Ngô Đức Duyên (20 tuổi - 2.5n), Nguyễn Chương (23 tuổi - 3n), Đỗ Văn Ngọc (22 tuổi - 3.5n), Nguyễn Minh Kha (18 tuổi - 2n), Nguyễn Văn Mẹo (43 tuổi - 2n), Phan Thanh Nam, (28 tuổi - 2.5n), Ngô Văn Đạt (29 tuổi - 3n), Nguyễn Ngọc Sang (22 tuổi - 2.5n), Lê Văn Liêm (23 tuổi - 2.5n).


Đợt hai: 15 thanh niên với tổng số năm bị án tù 52 năm:

Phạm Thành (31 tuổi - 4.5n), Đặng Ngọc Tấn (18 tuổi - 4n), Đặng Văn Tuấn (33 tuổi - 4n), Bùi Thanh Tư (28 tuổi - 4n), Trần Văn Xị (23 tuổi - 3n), Hồ Văn Tâm (29 tuổi - 3n), Nguyễn Văn Tiến (20 tuổi - 4n), Nguyễn Văn Thuận (19 tuổi -3.5n), Nguyễn Ngọc Bình (27 tuổi - 3.5n), Nguyễn Văn Tân (28 tuổi - 3.5n), Nguyễn Văn Hiếu (20 tuổi - 3n), Nguyễn Tấn Vũ (18 tuổi - 3.5n), Nguyễn Văn Hưng (23 tuổi - 3n), Đỗ Văn Thắng (19 tuổi - 3.5n), Ngô Đức Thuận (18 tuổi - 2n)


Đợt ba: 9 thanh niên nam nữ với tổng số năm bị án tù 30 năm:

Dương Văn Ngoan (40 tuổi - 5n), Phan Văn Lành (30 tuổi - 3,5n), Nguyễn Thị Hòa (46 tuổi - 3,5n),Võ Mến (18 tuổi - 3n), Đặng Văn Tùng (18 tuổi - 3n), Lê Văn Tâm (17 tuổi - 3n), Hồ Đặng Văn An (20 tuổi - 3n), Nguyễn Văn An (28 tuổi - 3n), Nguyễn Xí (45 tuổi - 3n)


Tổng số năm của 34 thanh niên nam nữ Phan Rí Cửa bị Việt cộng đấu tố và kết án tù vì biểu tình chống luật đặc khu bán đứng đất nước cho Tàu cộng của đảng cộng sản Việt cộng của ba đợt đấu tố là 109 năm.


Gia đình của hơn 30 thanh niên chắc chắn sẽ phải không chỉ đối đầu với những khó khăn trong cuộc sống sau khi người lao động chính của gia đình bị bắt và bị kết án tù nhiều năm vì biểu tình và chống lại hành động đàn áp của đảng cộng sản Việt cộng mà còn bị đảng cộng sản Việt cộng và lực lượng công an vì đảng khủng bố và phân biệt đối xử.

Bà con đồng hương Phan Rí đang sống tại các nơi trong và ngoài nước cảm thông hoàn cảnh khó khăn của gia đình các thanh niên đang bị tù tội chỉ vì họ hành động yêu nước. Bà con đồng hương Phan Rí cùng chung chắt mót đóng góp nhằm làm quà gởi tặng bà con chút đỉnh để mang đến cho bà con một chút an ủi và niềm vui nho nhỏ trong nổi cơ cực và người thân bị tù tội.

Việc tặng quà ủy lạo bà con Phan Rí có thân nhân là những thanh niên yêu Tổ quốc biểu tình bị án tù chỉ là việc làm từ thiện nhường cơm sẻ áo, lá lành đùm lá rách, tưởng là không có gì trở ngại nhưng lại là công việc gay go hầu như không thể thực hiện được vì phải đối diện với sự cấm đoán, hăm dọa và triệt các nguồn gởi quà tư nhân từ các cơ quan thuộc đảng cộng sản Việt cộng tại địa phương, theo chỉ thị từ trung ương. Đảng cộng sản Việt cộng quyết tâm bóp chặt bao tử của các gia đình tại Phan Rí bị đói khổ để khuất phục họ, và dùng nó làm thí dụ nhằm dập tắt từ trong trứng nước những hành động chống đối của dân chúng đối với việc làm phản dân hại nước của đảng cộng sản Việt cộng.

Mọi liên lạc với gia đình bà con Phan Rí có người thân bị án tù đều bị ngăn cản, điện thoại liên lạc bị theo dõi, dịch vụ gởi tiền bị kiểm soát chặt chẽ. Nhóm đồng hương Phan Rí đã cố gắng trong gần như tuyệt vọng khi tìm mọi phương cách, tìm nhờ những người quen biết có lòng và sẵn sàng chung tay giúp bà con Phan Rí để bà con vững tâm tiếp tục sống trong sự bao vay ngày đêm của lực lượng an ninh vì đảng.

Bức tường sợ hãi, ngờ vực của bà con Phan Rí lần lần được xuyên thủng qua sự kiên trì thuyết phục của các vị ân nhân, bà con đã lần lần biết được quyền của mình, bắt đầu từng bước mạnh dạng tiếp xúc với thế giới bên ngoài và một số bà con bắt đầu công khai nhận quà ủy lạo từ bà con đồng hương Phan Rí đang sống khắp nơi trong nước và trên thế giới. Họ bắt đầu biết được việc nhận quà cứu trợ không phải là hành động phi pháp dù đang sống dưới chế độ toàn luật rừng của đảng cộng sản Việt cộng đặt ra. Hành động cản trở và cướp đoạt quà tặng gởi cho ho là việc là tán tận lương tâm, việc làm vô nhân đạo, vô pháp cần bị bà con phản đối và tố giác.

Hành động ngăn và chận công khai cướp đoạt phần quà nhỏ nhoi ít ỏi của anh chi em đồng hương gởi cho gia đình các thanh niên Phan Rí đang bị tù tội của lực lượng công an của đảng cộng sản Việt cộng tại Phan Rí đã thực sự xảy ra vào ngày 30/10/2018. An ninh chìm nổi Phan Rí đã thường xuyên theo dỏi các gia đình tại Phan Rí, và khi họ nhận quà được gởi về từ Sài Gòn qua các xe chuyên chở hành khách thì bị họ chặn ngay tại bến xe và ngang ngạnh cướp đoạt số quà này. 

Số tiền gởi tặng cho 8 gia đình với tổng số 24 Triệu bị lực lượng công an của đảng cộng sản Việt cộng tại Phan Rí tịch thu ngày 30/10/2018. 

Số tiền này cho đến hôm nay, sau hai tháng, vẫn chưa được nhà nước cộng sản tại Phan Rí trả lại cho 8 gia đình bà con Phan Rí, và không biết số tiền này đang nằm trong tay cơ quan đảng hay cá nhân nào. Đảng cộng sản Việt cộng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về hành động phi pháp vô nhân đạo này và phải nhanh chóng trả lại toàn bộ số tiền 24 Triệu cho 8 gia đình bà con Phan Rí. 


Bà con đồng hương Phan Rí chúng tôi cực lực lên án hành động vô nhân đạo của nhà nước đảng cộng sản Việt cộng, khi cho đảng viên ra mặt công khai cướp đoạt tiền cứu trợ chúng tôi gởi tặng bà con Phan Rí. 

Yêu cầu đảng cộng sản Việt cộng chấm dứt việc làm phi pháp bất nhân đối với gia đình bà con Phan Rí Cửa. Quan chức của đảng cộng sản Việt cộng, trong trường hợp này ít nhất phải tỏ ra là con người của thế giới văn minh tiên bộ mà lãnh đạo đảng luôn luôn khoe đảng là người văn minh tiến bộ, trả lại số tiền nhỏ nhoi mà chúng tôi chung góp bằng chính sức lao động của chúng tôi tặng cho gia đình của 8 thanh niên đang bị tù đày.

Ngày 26 tháng 12 năm 2018

Y án sơ thẩm với nhà hoạt động Nguyễn Trung Trực

CTV Danlambao – Sáng ngày 26/12/2018, phiên toà phúc thẩm xét xử nhà hoạt động Nguyễn Trung Trực đã diễn ra tại TAND tỉnh Quảng Bình. Trong một phiên xử nhanh, gọn với cáo buộc tội danh “Hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân” theo khoản 1, Điều 79 BLHS năm 1999, toà đã tuyên y án sơ thẩm12 năm tù giam, 5 năm quản chế đối với nhà hoạt động nhân quyền này.

Ông Nguyễn Trung Trực, 44 tuổi, ngụ tại Quảng Bình. Trước khi bị bắt giữ vào tháng 08 năm 2017, ông là Phát ngôn nhân, Trưởng Ban đào tạo và Trưởng đại diện Hội Anh Em Dân Chủ - phân hội miền Trung. Ông là thành viên thứ 9 của Hội này bị nhà cầm quyền CSVN đưa ra xét xử.

Nhà hoạt động Nguyễn Trung Trực bình thản bước vào phiên toà. Ảnh bạn đọc DLB

Tham dự phiên toà phúc thẩm lần này có hai con trai của nhà hoạt động Nguyễn Trung Trực tham dự. Như thường lệ, lực lượng an ninh thường phục có mặt khắp nơi, trà trộn trong quán cà phê để theo dõi tình hình tại hiện trường. Bất kỳ ai sử dụng điện thoại đều bị cấm và bị tịch thu nếu họ phát hiện được.

Người thân của nhà hoạt động Nguyễn Trung Trực đi tham dự phiên toà. Ảnh Bạn đọc DLB

Việc xét xứ nhà hoạt động Nguyễn Trung Trực đã gập rất nhiều chỉ trích từ các tổ chức quan sát nhân quyền quốc tế.



Côn đồ với ngáo đá?

Ông Bút (Danlambao) - Hiện nay tại Việt Nam, tiệc sinh nhật tuổi trẻ, phải có ma túy, thì mới "hoành tráng," hợp với thời đại mới XHCN, ma túy trở thành "món ăn" thông thường ngày nay. Vậy ai buôn ma túy?

- Kiểm lâm, kẻ tiên phuông, có toàn quyền phá rừng.

- Công An, lực lượng bảo kê đánh bạc vững chắc nhất, vững chắc gấp triệu lần vững chắc tiến lên XHCN, chính CA đưa ma túy vào VN, CA thần độ mạng, cho trùm giang hồ bảo kê các chợ, bến xe, kiêm luôn các sòng bài, động đĩ.

- Thanh tra tham nhũng, có quyền ăn tham nhũng, báo chí tố giác tham nhũng, có quyền ăn đút lót.

- Chánh án xử tham nhũng, có quyền tuyệt đối ăn tham nhũng v.v... và v.v...

Thông tin mới vụ trung tá công an bị kẻ ngáo đâm tử vong

"Theo thông tin mới nhất, lúc 9 giờ 30 sáng nay, nam thanh niên đâm chết Trung tá Trần Văn Dũng, Trưởng Công an xã Tiến Lợi, TP Phan Thiết, Bình Thuận, cũng đã tử vong.

Hiện cơ quan chức năng vẫn chưa xác định được danh tính của kẻ gây án."

Những dòng trên, trích từ báo Việt Cọng, chưa biết danh tính, làm sao biết người gây án ngáo đá? Ngáo đá làm sao biết CA là kẻ thù nhân dân để giết?

Báo Việt Cọng cho biết, người giết tên CA nói giọng Bắc, Bắc nào? Bắc di cư, thuộc bên ông Diệm, dù không chọn Việt Cọng, nhưng chống Cộng bằng cách khác, có trình độ văn minh hơn, có thể Bắc ba ke, thuộc phe Hồ tặc, mới chọn cách kết liễu CA bằng búa! Nhưng phe nào cũng được, cách nào cũng tốt, diệt được một kẻ thù của nhân dân, vui quá rồi, xin được nói lời cảm ơn ông Ngáo Đá (viết hoa) 

Tin khác: 

Một bí thư xã ở Đồng Nai bị côn đồ chặn đường chém đứt gân tay

Trích báo Việt Cọng: "Ngày 25-12, 2018 theo nguồn tin Công an huyện Trảng Bom, Đồng Nai, đang điều tra làm rõ vụ côn đồ chém ông Nguyễn Văn Thành, Bí thư xã Bình Minh.

Theo thông tin ban đầu, sáng 24-12, ông Thành đang đi trên đường thì bất ngờ có một nhóm người bao vây. Một người trong nhóm đã dùng dao lao vào chém nhiều nhát bí thư xã. Một số thông tin ban đầu cho hay nguyên nhân dẫn đến vụ chém bí thư xã Bình Minh, có khả năng liên quan tới đất đai" (hết trích).

Ủ sao kỳ vậy? Đảng CS, có sức mạnh đi cướp đất của người dân, bị chủ đất chém, viết báo gọi họ côn đồ là sao? Biết rằng họ hành xử không đúng pháp luật, thậm chí phạm pháp, thử hỏi: Từ 03/2/1930 đến nay, đảng CS làm điều gì hợp pháp, đơn cử xem?

Trước Giáng Sinh 3 ngày, nghe Video Clip, của ông Mặc Lâm, phải rướm lệ. Năm 1959 Hồ Chí Minh và Cộng đảng, bắt lên Cổng Trời 72 người, chỉ có Nguyễn Hữu Đang, và ông Kiều Duy Vĩnh, còn sống sót, vì "nhờ" hai người này không theo đạo Công Giáo, còn tất cả bị CS đọa đày cho tới chết, chết hết 70 người, trong đó có một Linh Mục, Một ông Thầy, và 68 Giáo Dân, không một ai trở về, không một tin tức.

"Tiếng chuông nhà thở đỗ, Giáng Sinh năm 1959, không phải báo hiệu Chúa Hài Đồng ra đời, mà tiếng chuông cầu cứu của Cha nhà thờ chánh xứ Hà Nội, kêu cứu Giáo Dân, đến giúp cha vì bọn côn đồ xông vào nhà thờ phá phách, hành hung cha xứ." Video Mặc Lâm nói như vậy, kèm theo mô tả, tiếng kèn trong video nghe thê thảm quá!

Một Video khác, không giới thiệu tổ chức và danh tính người phỏng vấn, một Video rất hay, phỏng vấn Biệt Kích nhảy Bắc, ông Tống Văn Thái, ông Nông Văn Hinh, hai ông Biệt Kích bị bắt, bị tù hàng chục năm, cũng tại Cổng Trời, đã chứng kiến và kể lại tương tự chuyện 70 Giáo Dân bị CS bắt, vì "tội" theo đạo Công Giáo. Ngoài ra ông Hinh cho biết, không có đạo nào tồn tại trên đất Bắc, Phật Giáo trước tiên, Thầy nào về đời, cưới vợ thì yên, "ngoan cố" nấn ná cửa Chùa, không chịu lấy vợ, chúng đì tới chết, tất cả Nhà Chùa, chúng lấy làm kho đụn, Tin Lành thì xóa sổ, không còn một bóng hình, Công Giáo còn giữ được nhà thờ, nhưng chỉ có các cụ già đi lễ, Thanh Niên đi lễ chúng kè theo bắt, dẫn đi mất tích biền biệt, Tiểu và Đại Chủng Viện, chúng dẹp ngay từ đầu, theo chúng tính 40 năm sau Công Giáo không tài nào tồn tại, vì cơ sở đào tạo Linh Mục, đã bị triệt tiêu, xóa sổ.

Ông Vĩnh nói, miền Bắc nghèo xác, nghèo xơ. Nhà chủ tịch xã, "nột thất" toàn bằng tre, giường tre, bàn thờ tre, kệ úp chén bác bằng tre, chén bác tìm đỏ mắt không có một cái lành, nồi niêu, son chảo méo móp trông dị hình, tấm màn ngủ hàng trăm mảnh vá, đếm cả ngày không hết, đủ màu sắc, đói ăn thiếu mặc triền miên, ông còn đặt câu hỏi: Chủ tịch xã mà nghèo đến thế, thì toàn dân nghèo tới mức nào?

Từ khi có đảng tới hôm nay, CS làm việc gì hợp pháp?

Toàn những việc độc ác hại người. Dù gian manh tột bậc, CS không thể nào thoát được lưới trời, tội ác của chúng, sẽ bị trả cho tới đời con, đời cháu chắt, "tạm ứng" hôm nay có "đại biểu" Ngáo Đá, Côn Đồ, làm thoả thê nhân dân "vài trống canh." Há không phải mừng vui sao?

Chân thành thắp một nén nhang cho ông Ngáo Đá Phan Thiết, cầu mong linh hồn ông siêu thoát chốn vô ưu.

Cầu xin ơn trên độ trì mấy bác Côn Đồ xã Bình Minh, Huyện Trảng Bom, Đồng Nai, may mắn thoát bàn tay trả thù của bọn đảng cướp Cộng Sản, ác ôn.


‘Cặp đôi hoàn hảo’ Tân Sơn Nhất và Long Thành giờ ra sao?

Phạm Chí Dũng – VOA
Sau hàng chục năm trời tồn tại một cách bất hợp pháp, hoặc đạp trên đầu pháp luật, thách thức dư luận xã hội và gây nỗi thống khổ cho sân bay dân sự bằng nạn kẹt giao thông kinh hoàng cả dưới đất lẫn trên trời, phải đến cuối năm 2018 số phận của sân golf Tân Sơn Nhất (TSN) đã được định đoạt,
Một văn bản ‘lạ’ của Sở Quy hoạch – Kiến trúc TP HCM
Nhưng thật trớ trêu và cay đắng, bản án số phận đó không phải được phán quyết bởi áp lực chưa đủ lớn của một xã hội mà có đến hàng triệu người xuống đường diễu hành ăn mừng chức vô địch của đội tuyển bóng đá quốc gia nhưng lại không muốn hoặc không dám bước qua ngưỡng cửa nhà mình để tham gia vào những cuộc biểu tình đòi quyền sống, mà vẫn phụ thuộc phần lớn và chỉ được quyết định vào những cuộc điều đình, hoặc một thỏa thuận ngầm giữa các nhóm lợi ích với nhau.
Đề xuất loại bỏ sân golf Tân Sơn Nhất chỉ có thể được ‘cho phép’ hiện ra với tín hiệu bật đèn xanh từ Bộ Quốc phòng – cơ quan chủ quản của chính sách kinh tế quốc phòng kiêm hoạt động kinh doanh sân golf Tân Sơn Nhất, Bộ GTVT – cơ quan được xem là tồn tại một nhóm lợi ích giao thông khổng lồ mà đã không ít lần ‘trùm mền’ cả Bộ Chính trị, và từ chính phủ ‘kiến tạo và hành động’ của Nguyễn Xuân Phúc.4 tháng sau quyết định điều chỉnh quy hoạch chi tiết Cảng hàng không quốc tế TSN của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), vào đầu tháng 12 năm 2018 Sở Quy hoạch – Kiến trúc TP HCM bỗng có một động thái lạ: cơ quan này gửi một văn bản cho Ủy ban nhân dân TP.HCM đề nghị loại bỏ sân golf Tân Sơn Nhất khỏi quy hoạch của thành phố. Văn bản này lấy cơ sở là quyết định hồi tháng 8 năm 2018 của Bộ GTVT về điều chỉnh quy hoạch chi tiết Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Phần diện tích sân golf sẽ được làm nhà ga, khu hangar và một phần cây xanh hồ điều tiết.
Kẻ nào “bảo kê” sân golf TSN?
Dù diện tích đủ để thiết lập một sân bay khổng lồ với hơn 3.000 ha thời Việt Nam Cộng Hòa để lại, nhưng từ sau 1975 sân bay TSN đã bị thẳng tay lấn chiếm diện tích bừa bãi khi đại gia nhóm lợi ích quân đội đã chiếm 157 ha đất vàng làm sân golf, nhà hàng, khách sạn, chung cư.
Tập đoàn Him Lam của đại gia Dương Công Minh – người mà giờ đây đang ngự trị ở Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – bị xem là thủ phạm chiếm dụng 157 ha đất của sân bay dân sự TSN từ hàng chục năm qua. Dự án sân golf TSN cũng do tập đoàn này làm chủ đầu tư. Tập đoàn này còn tai tiếng với loạt scandal như: xây không phép sân tập golf và nhà hàng Him Lam; tự ý lấn chiếm hành lang sông Sài Gòn, xây vượt tầng trái phép; coi thường pháp luật, ngang nhiên cưỡng đoạt tài sản của doanh nghiệp khác; lọt danh sách đen cưỡng chế nợ của Bộ Tài chính với số tiền nợ lên tới 34,8 tỷ đồng…. Theo nhà báo Nguyễn Đình Ấm là người có thâm niên trong ngành hàng không và hiện nay là hội viên Hội Nhà báo độc lập Việt Nam, thậm chí chủ tập đoàn này còn nhẫn tâm “đầu độc” người dân Sài Gòn bằng 200 tấn thuốc trừ sâu đổ xuống sân golf TSN mỗi năm nhưng vẫn không hề bị truy cứu trách nhiệm.
Từ tháng 7 năm 2017 khi bị dư luận phản ứng dữ dội về thực tồn sân golf TSN gây ra nạn kẹt cứng ở sân bay dân sự cùng tên, có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy vai trò “bảo kê” cho sân golf TSN đã cấp tập được chuyển từ một số quan chức Bộ Quốc phòng sang một số quan chức Bộ GTVT.
Bộ trưởng GTVT vào thời đó là ông Trương Quang Nghĩa, hiện là bí thư Đà Nẵng sau khi bí thư cũ là Nguyễn Xuân Anh bị ‘văng’ sau cuộc đấu đá sinh tử thất bại với Huỳnh Đức Thơ – chủ tịch thành phố này và được xem là ‘người thân’ của Thủ tướng Phúc.
Trương Quang Nghĩa là quan chức khư khư giữ quan điểm ‘chỉ mở rộng sân bay TSN về phía Nam’ (tức toàn bộ các khu dân cư của các quận Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Bình và cả Công viên Gia Định – một trong hiếm hoi lá phổi xanh cuối cùng của Sài Gòn), mà không phải là phía Bắc (nơi ngự trị sân golf TSN).
Trương Quang Nghĩa cũng là người bị nghi ngờ lớn về mối quan hệ chằng chịt và sâu đậm với các nhóm lợi ích ODA và giao thông ở Bộ GTVT.
Từ năm 2017 đến nay, đường vào sân bay TSN đang trở nên nỗi kinh hoàng với tất cả hành khách. Rất nhiều lần tuyến chính dẫn vào sân bay là đường Trường Sơn cùng các đường nhánh bị kẹt suốt 3-4 tiếng đồng hồ, khiến nhiều hành khách phải bỏ xe hơi, ôm hành lý chạy vội vào nhà ga phi trường để khỏi lỡ chuyến bay.
Vào đầu năm 2018, trước bầu không khí búa rìu dư luận ngày càng sắc bén và nguy hiểm chính trị, ông Trương Quang Nghĩa có thể đã phải chọn lựa “giải pháp tình thế” là xin trung ương cho chuyển về Đà Nẵng làm bí thư thành ủy như một cách “hạ cánh an toàn”.
Nhưng thay thế cho ông Nghĩa lại là một nhân vật mà đã gây tai tiếng đủ lớn về nạn “bảo kê BOT” chỉ vài tháng sau khi nhậm chức Bộ trưởng GTVT: ông Nguyễn Văn Thể.
Cùng lúc với việc để mặc cho các trạm BOT tha hồ ‘hút máu’ lái xe và doanh nghiệp mà đã khiến gây ra một phong trào phản đối rộng khắp từ Bắc chí Nam, tân bộ trưởng Nguyễn Văn Thể còn kế thừa nhiệm vụ “thuê tư vấn ngoại” của cựu Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa, tức thuê Công ty tư vấn ADP-I của Pháp.
Vào đầu tháng Ba năm 2018, ADP-I đã công bố đánh giá “mở rộng sân bay TSN về phía Nam”. Nhưng ngay lập tức, công bố này bị dư luận xã hội phản ứng và nghi ngờ là tổ chức tư vấn này “đi đêm” với Bộ GTVT.
Một con số ước tính của giới chuyên gia cho biết nếu mở rộng sân bay TSN về phía Nam, kinh phí giải tỏa đền bù các khu dân cư sẽ lên đến hơn 9 tỷ USD, tương đương hơn 200 ngàn tỷ đồng. Ngân sách đang cạn kiệt sẽ tìm đâu ra con số đó?
Trong khi đó, phương án dễ nhất là thay vì mở rộng sân bay TSN về phía Nam, Chính phủ hoàn toàn có thể lấy lại 157 ha sân golf TSN để làm sân bay mà còn không tốn một đồng ngân sách nào.
Nhưng nếu làm theo phương án trên, ai sẽ đền bù cho nhóm lợi ích quân đội về tất cả chi phí nổi lẫn “ngầm” mà nhóm này đã bỏ ra?
Mắc nghẹn ‘cặp đôi hoàn hảo’
Hai sân bay TSN và Long Thành có một mối ‘tham duyên’ sâu kín. Không phải bỗng dưng mà từ năm 2015, các nhóm lợi ích ODA, giao thông và chính sách đã ‘hiệp đồng tác chiến’ một cách bài bản trên hai mặt trận thủ tục hành chính và truyền thông nhằm tống tiễn càng nhanh càng tốt trọng điểm sân bay từ TSN về Long Thành như mô hình ‘cặp đôi hoàn hảo’.
Trong thâm ý lẫn tham ý của các nhóm lợi ích, dự án sân bay Long Thành không chỉ nhằm “nuốt gọn” 18 tỷ USD đầu tư với phần lớn trong số đó dự kiến là vốn vay ODA, mà còn được khuếch trương tính tầm cỡ “khu vực châu Á” của nó để giúp giới quan chức đang “kẹt hàng” có điều kiện bán đất giá cao.
Trước đây vào thời thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và vào lúc ODA vẫn còn được giới quan chức tham nhũng Việt xem là ‘bò sữa’ và ‘tiền từ trên trời rơi xuống’, ý đồ này đã được hoạch định theo chiêu thức vay nguồn ODA ưu đãi để xây dựng sân bay Long Thành, đồng thời “đánh lên” bất động sản quanh khu vực này để giới quan chức dễ dàng “thoát hàng”. Một khi đã chuyển được ga hàng không chính về Long Thành, toàn bộ 800 ha đất vàng của sân bay TSN sẽ có thể rơi vào tay nhóm đặc quyền đặc lợi.
Nhưng người tính không bằng trời tính. Từ tháng 7 năm 2017, các nguồn vốn vay ODA ưu đãi hầu như đã đóng cửa với Việt Nam. Với các chủ nợ lớn nhất là Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng phát triển Á châu, Việt Nam sẽ phải vay vốn ODA của quốc tế với mặt bằng lãi suất tăng gấp ba lần trong lúc thời gian ân hạn giảm đi một nửa.
Trong tình thế quá khốn khó, Chính phủ lại không dám bảo lãnh cho vay. Nếu những năm trước số bảo lãnh cho vay lên đến 4-5 tỷ USD, thì năm 2017 chỉ còn khoảng 700 triệu USD. Với dự toán “vẽ” của sân bay Long Thành lên đến hơn 18 tỷ USD, cho dù chính phủ có bảo lãnh vay thì “quota” 700 triệu USD cũng chẳng làm được trò trống gì.
Từ năm 2017 đến nay, trong khi nguồn ODA từ quốc tế bị siết lại thì khu vực sân bay TSN lại “đổ đốn’ đến mức kẹt cả dưới đất lẫn trên trời, khiến phát sinh làn sóng bức xúc trong kỳ họp quốc hội tháng 5- 6 năm 2017 đòi sân golf TSN phải trả lại 157 ha cho sân bay cùng tên.
Ý đồ thực hiện “cặp đôi hoàn hảo” của hai nhóm lợi ích ODA và giao thông dành cho hai sân bay TSN và Long Thành ngày càng phải đối mặt với nguy cơ phá sản thấy rõ.
Chiến dịch “dời Tân Sơn Nhất về Long Thành” của các nhóm lợi ích cũng bởi thế càng thêm đổ bể.
Chỉ đến lúc này mới hiện ra một văn bản ‘lạ’ của Sở Quy hoạch – Kiến trúc TP HCM đề nghị loại bỏ sân golf TSN khỏi quy hoạch của thành phố.
Ăn không được thì phải nhả.
Trong khi đó và nếu không vay được ngoại tệ, tương lai của sân bay Long Thành vẫn chỉ là… bản vẽ. Vô số đất đai của giới đại gia và quan chức vẫn không cách nào hóa phép thành tiền hay ngoại tệ để tẩu tán ra nước ngoài…

Lại đổ lỗi

Đỗ Ngà

Khi còn ngồi ở ghế nhà trường, những thầy cô dốt nát hay nhồi cho học sinh bọn tôi tin rằng “tình trạng tội phạm gia tăng là do mặt trái của cơ chế thị trường”. Thế rồi khi lớn lên qua tìm hiểu, những nước như Nhật, Úc, Canada cũng kinh tế thị trường sao ở đó thái bình, con người hiền hòa thế? Thậm chí như ở Hà Lan, người ta phải đóng cửa nhiều nhà tù vì vắng bóng tội phạm.
Câu hỏi đặt ra là, cơ chế thị trường nó là một cơ chế tự điều chỉnh giá cả theo quy luật cung cầu một cách tự nhiên, nó thuộc phạm trù kinh tế hoàn toàn không liên quan gì đến phạm trù tội phạm. Chuyện buôn bán, thương mại một cách tự nhiên lại sinh ra tội phạm? Nghe nực cười không? Thế mà với CS, họ vẫn vớ lấy nguyên nhân vô lí đó để đổ tội cho sự kém cỏi của họ. Tương tự vậy, họ cũng phao tin rằng “nước ta còn nghèo do hậu quả của chiến tranh”, mặc dù Việt Nam đã hết chiến tranh từ 3 đến 4 thập kỷ, trong khi Hàn Quốc chỉ cần 2 thập kỷ là cất cánh thành nước phát triển. Vớ lấy một đối tượng không liên qua để đổ tội là bản chất của CS.
Cùng một điều kiện như nhau, anh cho ra kết quả tồi tệ hơn người ta thì chính anh là kẻ yếu kém chứ không thể đổ lỗi vì điều kiện mà anh thua thiệt. Đó là nguyên tắc cơ bản nhất để vạch mặt kẻ ngụy biện. Ví dụ, cùng là cơ chế thị trường sao Singapore xây dựng được đất nước yên bình còn Việt Nam lại đầy rẫy tội phạm? Thậm chí, Singapore còn áp cơ chế thị trường triệt để chứ không nửa vời như Việt Nam. Như vậy, tội phạm nhiều là do cách điều hành đất nước của ĐCS. Đơn giản vậy thôi.
Giáo dục là biện pháp phòng tội phạm, luật pháp là biện pháp chống tội phạm. Nền giáo dục tốt thì sẽ cho ra đời những con người có ích cho xã hội, biết sống có trách nhiệm với cộng đồng và tránh xa tội phạm. Giáo dục tốt là cách phòng ngừa tội phạm tốt nhất. Luật pháp nghiêm minh, thì sẽ trị được những thành phần phạm tội. Phải làm tốt 2 yếu tố đó thì sẽ giảm tội phạm. Nhưng ở Việt Nam thì sao? Họ đã làm “tốt” tới mức nào?
Ở Việt Nam, cả phòng và chống tội phạm đều thất bại. Ai cũng biết, nền giáo dục XHCN quá nát, điều này quá rõ ràng không cần phải dẫn chứng nữa vì nó đã được báo chí nói quá nhiều. Còn sự nghiêm minh của pháp luật thì sao? Ở Việt Nam có tồn tại không? Không! Khẳng định là không. Lực lựợng công an thì nuôi côn đồ để phục vụ cho mình, công an phòng chống tội phạm công nghệ cao thì tổ chức đánh bạc online, công an bắt người tạm giam rồi tự ý giết người trong đồn mà không bị truy cứu vv… Nói thẳng ra, lực lượng chấp pháp của Việt Nam là lực lượng phạm tội kinh khủng nhất. Còn ngành tòa án cũng vậy, cũng như ngành công an cũng thối quắc. Tòa án ở Việt Nam là nơi buôn bán công lý chứ không phải nơi thực thi công lí.
Như đã nói, CS sẽ tìm cách ngụy biện cho sự bất lực của nó bằng cách đổ lỗi cho một nguyên nhân chẳng liên quan gì. Internet là phổ biến toàn cầu, mạng xã hội cũng phổ biến trên toàn cầu chứ không chỉ ở Việt Nam mới bị “đầu độc”. Tại sao ở Úc, Canada, Thụy Sỹ vv… học sinh và giáo viên cũng tiếp cận mạng xã hội nhưng bạo lực học đường ở đó cực hiếm còn ở Việt Nam thì dày đặc? Nguyên nhân thật do đâu chắc không cần phải nói thêm nữa./.

Phẫn nộ: Chính quyền vắt kiệt sức dân bằng thuế phí!


Đã thu thuế môi trường còn thu thuế khí thải
Ánh Liên (VNTB) ừa qua, Bộ Tài chính cho hay việc đề nghị các bộ ngành liên quan nghiên cứu đề xuất thu phí bảo vệ môi trường (BVMT) đối với khí thải ngày 26.11.2018 của Bộ Tài chính là xuất phát từ kiến nghị của cử tri tỉnh Lào Cai và Hà Nội.
Tuyên bố này gây ra nhiều tranh cãi, ngay sau đó báo điện VNN vào cuộc làm rõ, hóa ra ‘đúng là có việc cử tri Lào Cai kiến nghị về thu phí đối với khí thải. Thế nhưng cử tri Lào Cai chỉ kiến nghị thu phí đối với khí thải công nghiệp’. Thế nhưng, khi Bộ Tài chính tiếp nhận, thì đã loại bỏ chữ công nghiệp, và kiến nghị của cử tri Lào Cai đã trở thành một kiến nghị thuế phí mới, với đối tượng, phạm vi áp dụng rộng rãi hơn.

Chưa bao giờ, người ta nhận thấy Bộ Tài chính lại ‘năng nổ’ trong tiếp nhận và triển khai kiến nghị của cử tri đến thế. Nhưng sự năng nổ này lại áp dụng khi cử tri muốn ‘tăng’ thay vì giảm. Có quá nhiều lý do để giải thích cho sự việc này, và một trong số đó là: ngân khố trong tình trạng suy kiệt. Và thay vì giải quyết triệt để vấn đề thâm thủng ngân sách theo hướng siết chặt chi tiêu cơ bản, minh bạch hóa ngân sách, chống tham nhũng trong lĩnh vực đầu tư công thì ngược lại, tiến hành đẻ các loại thuế phí (đặc biệt là thuế gián thu) để bổ sung ngân sách.

Đó là lý do vì sao rất nhiều Facebooker bày tỏ sự phẫn nộ, Facebooker Nguyễn Đăng Giang cho biết, việc lắng nghe cử tri là điều cần làm, nhưng lắng nghe phải cho đúng, cho đủ, thay vì cố tình xuyên tạc lời người dân. Còn Facebooker Ngan Cao Trọng phải thừa nhận trong một phản hồi liên quan đến tin tức trên rằng: giữ túi tiền quốc gia nhưng không quản lý được thì chỉ còn biết đè dân đen ra thu chứ biết làm gì nữa. Chỉ một tỉnh miền núi Lào Cai có là đại diện cho 63 tỉnh thành cả nước không? Và đặc biệt là tỉnh miền núi nên không phải là tỉnh có tỉ lệ xe quá cao so với các tỉnh thành cả nước.

Ngoài ra, liệu có đáng phẫn nộ hay không khi mà đã có thuế bảo vệ môi trường, giờ đây lại có phí môi trường? Có sự khác nhau gì ngoài cái tên và bản chất bóc lột đồng tiền của người dân?

Nhưng tại sao một số cơ quan nhà nước lại tìm cách lắp-ghép quan điểm của người dân theo ý mình? Câu trả lời là vì, bấy lâu nay không có công cụ nào để kiểm tra và giám sát việc làm của họ, và họ dựa vào tính quyền lực (thông qua cưỡng chế) nhà nước và bộ máy truyền thông khổng lồ để ‘nhân danh nhân dân’ và ‘bóc lột nhân dân’.

Điều mà Bộ Tài chính không hề nghĩ tới (dù họ bỏ qua sự liêm sỉ) là, người dân đã khôn ngoan hơn xưa, đã có mạng xã hội để họ nhận diện phát ngôn và hành động thực của từng ‘IQ cao’. Thế nên, họ mới phát hiện ra bà lãnh đạo Bộ Tài chính đánh tráo khái niệm nhằm đạt được mục tiêu. Một trạng thái mà dân gian ví đó là ‘hở ra là đớp’, hay theo ngôn ngữ chính trị của bà Phó Chủ tịch nước thì ‘ăn của dân không từ một cái gì’.

Đặt vấn đề, giả như ngay cả khi người dân muốn có thuế phí đối với khí thải, thì người dân cũng mong muốn nó được áp dụng đúng, đủ và đầy. Tuy nhiên thực tế cho thấy, trong các loại thuế phí, thì thuế phí môi trường được coi là loại vô dụng nhất, bởi nó không trợ giúp kiểm soát môi trường cho cộng đồng dân sinh, mà là nguồn để bổ túc cho các nguồn chi khác, nói chính xác là thu chi sai mục đích. Trong khi đó, tình hình ô nhiễm môi trường Việt Nam bởi các hoạt động công nghiệp, đô thị hóa đang ‘tăng trưởng’ nhanh chóng. Nói cách khác, môi trường Việt Nam đang bị bán rẻ đến mức rẻ mạt, những nhà máy nhiệt điện vẫn cứ xả thải vô tội vạ; những khu công nghiệp vẫn phun khói độc và dòng thải chưa qua xử lý vào lòng đất, song và biển,… Tuyệt nhiên, không bao giờ thấy tác dụng của nguồn thuế bảo vệ môi trường nào xuất hiện. Trong khi bản thân người dân bị bóc lột đến mức ‘phí chồng phí, thuế chồng thuế’.

Trong một báo cáo vào đầu năm 2018, tổ chức phi chính phủ – Green ID, cho biết 91% số ngày trong 3 tháng đầu năm 2018, mức độ ô nhiễm không khí của Hà Nội vượt tiêu chuẩn cho phép của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Anh Trọng à, đừng diễn nữa

Sau hàng chục năm trời tồn tại một cách bất hợp pháp, hoặc đạp trên đầu pháp luật, thách thức dư luận xã hội và gây nỗi thống khổ cho sân bay dân sự bằng nạn kẹt giao thông kinh hoàng cả dưới đất lẫn trên trời, phải đến cuối năm 2018 số phận của sân golf Tân Sơn Nhất (TSN) đã được định đoạt,
Một văn bản ‘lạ’ của Sở Quy hoạch – Kiến trúc TP HCM
Nhưng thật trớ trêu và cay đắng, bản án số phận đó không phải được phán quyết bởi áp lực chưa đủ lớn của một xã hội mà có đến hàng triệu người xuống đường diễu hành ăn mừng chức vô địch của đội tuyển bóng đá quốc gia nhưng lại không muốn hoặc không dám bước qua ngưỡng cửa nhà mình để tham gia vào những cuộc biểu tình đòi quyền sống, mà vẫn phụ thuộc phần lớn và chỉ được quyết định vào những cuộc điều đình, hoặc một thỏa thuận ngầm giữa các nhóm lợi ích với nhau.
Đề xuất loại bỏ sân golf Tân Sơn Nhất chỉ có thể được ‘cho phép’ hiện ra với tín hiệu bật đèn xanh từ Bộ Quốc phòng – cơ quan chủ quản của chính sách kinh tế quốc phòng kiêm hoạt động kinh doanh sân golf Tân Sơn Nhất, Bộ GTVT – cơ quan được xem là tồn tại một nhóm lợi ích giao thông khổng lồ mà đã không ít lần ‘trùm mền’ cả Bộ Chính trị, và từ chính phủ ‘kiến tạo và hành động’ của Nguyễn Xuân Phúc.4 tháng sau quyết định điều chỉnh quy hoạch chi tiết Cảng hàng không quốc tế TSN của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), vào đầu tháng 12 năm 2018 Sở Quy hoạch – Kiến trúc TP HCM bỗng có một động thái lạ: cơ quan này gửi một văn bản cho Ủy ban nhân dân TP.HCM đề nghị loại bỏ sân golf Tân Sơn Nhất khỏi quy hoạch của thành phố. Văn bản này lấy cơ sở là quyết định hồi tháng 8 năm 2018 của Bộ GTVT về điều chỉnh quy hoạch chi tiết Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Phần diện tích sân golf sẽ được làm nhà ga, khu hangar và một phần cây xanh hồ điều tiết.
Kẻ nào “bảo kê” sân golf TSN?
Dù diện tích đủ để thiết lập một sân bay khổng lồ với hơn 3.000 ha thời Việt Nam Cộng Hòa để lại, nhưng từ sau 1975 sân bay TSN đã bị thẳng tay lấn chiếm diện tích bừa bãi khi đại gia nhóm lợi ích quân đội đã chiếm 157 ha đất vàng làm sân golf, nhà hàng, khách sạn, chung cư.
Tập đoàn Him Lam của đại gia Dương Công Minh – người mà giờ đây đang ngự trị ở Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – bị xem là thủ phạm chiếm dụng 157 ha đất của sân bay dân sự TSN từ hàng chục năm qua. Dự án sân golf TSN cũng do tập đoàn này làm chủ đầu tư. Tập đoàn này còn tai tiếng với loạt scandal như: xây không phép sân tập golf và nhà hàng Him Lam; tự ý lấn chiếm hành lang sông Sài Gòn, xây vượt tầng trái phép; coi thường pháp luật, ngang nhiên cưỡng đoạt tài sản của doanh nghiệp khác; lọt danh sách đen cưỡng chế nợ của Bộ Tài chính với số tiền nợ lên tới 34,8 tỷ đồng…. Theo nhà báo Nguyễn Đình Ấm là người có thâm niên trong ngành hàng không và hiện nay là hội viên Hội Nhà báo độc lập Việt Nam, thậm chí chủ tập đoàn này còn nhẫn tâm “đầu độc” người dân Sài Gòn bằng 200 tấn thuốc trừ sâu đổ xuống sân golf TSN mỗi năm nhưng vẫn không hề bị truy cứu trách nhiệm.
Từ tháng 7 năm 2017 khi bị dư luận phản ứng dữ dội về thực tồn sân golf TSN gây ra nạn kẹt cứng ở sân bay dân sự cùng tên, có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy vai trò “bảo kê” cho sân golf TSN đã cấp tập được chuyển từ một số quan chức Bộ Quốc phòng sang một số quan chức Bộ GTVT.
Bộ trưởng GTVT vào thời đó là ông Trương Quang Nghĩa, hiện là bí thư Đà Nẵng sau khi bí thư cũ là Nguyễn Xuân Anh bị ‘văng’ sau cuộc đấu đá sinh tử thất bại với Huỳnh Đức Thơ – chủ tịch thành phố này và được xem là ‘người thân’ của Thủ tướng Phúc.
Trương Quang Nghĩa là quan chức khư khư giữ quan điểm ‘chỉ mở rộng sân bay TSN về phía Nam’ (tức toàn bộ các khu dân cư của các quận Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Bình và cả Công viên Gia Định – một trong hiếm hoi lá phổi xanh cuối cùng của Sài Gòn), mà không phải là phía Bắc (nơi ngự trị sân golf TSN).
Trương Quang Nghĩa cũng là người bị nghi ngờ lớn về mối quan hệ chằng chịt và sâu đậm với các nhóm lợi ích ODA và giao thông ở Bộ GTVT.
Từ năm 2017 đến nay, đường vào sân bay TSN đang trở nên nỗi kinh hoàng với tất cả hành khách. Rất nhiều lần tuyến chính dẫn vào sân bay là đường Trường Sơn cùng các đường nhánh bị kẹt suốt 3-4 tiếng đồng hồ, khiến nhiều hành khách phải bỏ xe hơi, ôm hành lý chạy vội vào nhà ga phi trường để khỏi lỡ chuyến bay.
Vào đầu năm 2018, trước bầu không khí búa rìu dư luận ngày càng sắc bén và nguy hiểm chính trị, ông Trương Quang Nghĩa có thể đã phải chọn lựa “giải pháp tình thế” là xin trung ương cho chuyển về Đà Nẵng làm bí thư thành ủy như một cách “hạ cánh an toàn”.
Nhưng thay thế cho ông Nghĩa lại là một nhân vật mà đã gây tai tiếng đủ lớn về nạn “bảo kê BOT” chỉ vài tháng sau khi nhậm chức Bộ trưởng GTVT: ông Nguyễn Văn Thể.
Cùng lúc với việc để mặc cho các trạm BOT tha hồ ‘hút máu’ lái xe và doanh nghiệp mà đã khiến gây ra một phong trào phản đối rộng khắp từ Bắc chí Nam, tân bộ trưởng Nguyễn Văn Thể còn kế thừa nhiệm vụ “thuê tư vấn ngoại” của cựu Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa, tức thuê Công ty tư vấn ADP-I của Pháp.
Vào đầu tháng Ba năm 2018, ADP-I đã công bố đánh giá “mở rộng sân bay TSN về phía Nam”. Nhưng ngay lập tức, công bố này bị dư luận xã hội phản ứng và nghi ngờ là tổ chức tư vấn này “đi đêm” với Bộ GTVT.
Một con số ước tính của giới chuyên gia cho biết nếu mở rộng sân bay TSN về phía Nam, kinh phí giải tỏa đền bù các khu dân cư sẽ lên đến hơn 9 tỷ USD, tương đương hơn 200 ngàn tỷ đồng. Ngân sách đang cạn kiệt sẽ tìm đâu ra con số đó?
Trong khi đó, phương án dễ nhất là thay vì mở rộng sân bay TSN về phía Nam, Chính phủ hoàn toàn có thể lấy lại 157 ha sân golf TSN để làm sân bay mà còn không tốn một đồng ngân sách nào.
Nhưng nếu làm theo phương án trên, ai sẽ đền bù cho nhóm lợi ích quân đội về tất cả chi phí nổi lẫn “ngầm” mà nhóm này đã bỏ ra?
Mắc nghẹn ‘cặp đôi hoàn hảo’
Hai sân bay TSN và Long Thành có một mối ‘tham duyên’ sâu kín. Không phải bỗng dưng mà từ năm 2015, các nhóm lợi ích ODA, giao thông và chính sách đã ‘hiệp đồng tác chiến’ một cách bài bản trên hai mặt trận thủ tục hành chính và truyền thông nhằm tống tiễn càng nhanh càng tốt trọng điểm sân bay từ TSN về Long Thành như mô hình ‘cặp đôi hoàn hảo’.
Trong thâm ý lẫn tham ý của các nhóm lợi ích, dự án sân bay Long Thành không chỉ nhằm “nuốt gọn” 18 tỷ USD đầu tư với phần lớn trong số đó dự kiến là vốn vay ODA, mà còn được khuếch trương tính tầm cỡ “khu vực châu Á” của nó để giúp giới quan chức đang “kẹt hàng” có điều kiện bán đất giá cao.
Trước đây vào thời thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và vào lúc ODA vẫn còn được giới quan chức tham nhũng Việt xem là ‘bò sữa’ và ‘tiền từ trên trời rơi xuống’, ý đồ này đã được hoạch định theo chiêu thức vay nguồn ODA ưu đãi để xây dựng sân bay Long Thành, đồng thời “đánh lên” bất động sản quanh khu vực này để giới quan chức dễ dàng “thoát hàng”. Một khi đã chuyển được ga hàng không chính về Long Thành, toàn bộ 800 ha đất vàng của sân bay TSN sẽ có thể rơi vào tay nhóm đặc quyền đặc lợi.
Nhưng người tính không bằng trời tính. Từ tháng 7 năm 2017, các nguồn vốn vay ODA ưu đãi hầu như đã đóng cửa với Việt Nam. Với các chủ nợ lớn nhất là Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng phát triển Á châu, Việt Nam sẽ phải vay vốn ODA của quốc tế với mặt bằng lãi suất tăng gấp ba lần trong lúc thời gian ân hạn giảm đi một nửa.
Trong tình thế quá khốn khó, Chính phủ lại không dám bảo lãnh cho vay. Nếu những năm trước số bảo lãnh cho vay lên đến 4-5 tỷ USD, thì năm 2017 chỉ còn khoảng 700 triệu USD. Với dự toán “vẽ” của sân bay Long Thành lên đến hơn 18 tỷ USD, cho dù chính phủ có bảo lãnh vay thì “quota” 700 triệu USD cũng chẳng làm được trò trống gì.
Từ năm 2017 đến nay, trong khi nguồn ODA từ quốc tế bị siết lại thì khu vực sân bay TSN lại “đổ đốn’ đến mức kẹt cả dưới đất lẫn trên trời, khiến phát sinh làn sóng bức xúc trong kỳ họp quốc hội tháng 5- 6 năm 2017 đòi sân golf TSN phải trả lại 157 ha cho sân bay cùng tên.
Ý đồ thực hiện “cặp đôi hoàn hảo” của hai nhóm lợi ích ODA và giao thông dành cho hai sân bay TSN và Long Thành ngày càng phải đối mặt với nguy cơ phá sản thấy rõ.
Chiến dịch “dời Tân Sơn Nhất về Long Thành” của các nhóm lợi ích cũng bởi thế càng thêm đổ bể.
Chỉ đến lúc này mới hiện ra một văn bản ‘lạ’ của Sở Quy hoạch – Kiến trúc TP HCM đề nghị loại bỏ sân golf TSN khỏi quy hoạch của thành phố.
Ăn không được thì phải nhả.
Trong khi đó và nếu không vay được ngoại tệ, tương lai của sân bay Long Thành vẫn chỉ là… bản vẽ. Vô số đất đai của giới đại gia và quan chức vẫn không cách nào hóa phép thành tiền hay ngoại tệ để tẩu tán ra nước ngoài…

Đôi lời với Thạc Sĩ bưng bô Nguyễn Thị Thành về mạng xã hội

Nguyễn Việt Nam |

Chị Thành này, chị là Thạc sĩ mà sao bưng bô kém vậy? Tôi có đọc bài báo của chị về vấn đề Facebook hay Google có rời khỏi Việt Nam hay không đăng trên baomoi. Chị có đề cập đến việc các lãnh đạo của Google và Facebook đối thoại với lãnh đạo Việt Nam về vấn đề mạng xã hội. Chị đưa bằng chứng chung chung là bên lãnh đạo hai mạng xã hội cam kết, ủng hộ luật an ninh mạng và giúp đỡ công nghệ số ở Việt Nam.
Xin thưa với chị là lãnh đạo của họ chỉ cam kết bảo mật thông tin người dùng, đảm bảo chống xâm nhập trái phép các tài khoản của cá nhân, tổ chức khỏi các mối hiểm họa tấn công mạng nhé chị Thành nhé. Nó giống như luật an ninh mạng ở bên chấu Âu và Mỹ ấy. Chị đọc lại đi. Và tiện thể chị cũng đọc lại cái luật an ninh mạng của Việt Nam đi. Chị đưa ra bằng chứng rằng Google và Facebook đồng thuận với các điều khoản trong luật an ninh mạng đang vi phạm nhân quyền, tự do thông tin tôi xem nào.
Họ không bao giờ chấp thuận để đảng cộng sản kiểm soát thông tin người dùng, lục lọi nội dung giao tiếp , xóa hoặc chặn các nội dung bất đồng chính kiến hoặc kiểm duyệt từ khóa . Họ cũng không bao giờ yêu cầu người dùng phải đăng ảnh thật, thông tin thật mà thích thì đăng, không đăng cũng không sao. Cũng chẳng có chuyện họ gỡ thông tin bất đồng chính kiến đâu nhé. Và lại càng không có chuyện họ đồng ý gỡ bỏ các bài đăng liên quan đến cái xấu xa của chế độ, lãnh đạo, lãnh tụ hay tham nhũng. Tất cả là do cái Bộ tác chiến không gian mạng, đội dư luận viên báo cáo nội dung tập thể để em Lê Diệp Kiều Trang chặn và xóa thông tin, tài khoản. Làm gì có cái chuyện họ đồng thuận với đảng cộng sản về những điều luật vô lý ấy. Đừng có chém gió.
Chị bảo là kinh doanh ở Việt Nam thì phải chơi theo luật của Việt Nam. Nhưng nó trái với chuẩn mực ứng xử chung trên toàn thế giới. Thế giới ai người ta nghe cái trò độc tài đó. Nếu dễ dàng thỏa thuận như thế thì Facebook và Google đã ở lại Trung Quốc rồi chứ không phải ra đi khỏi thị trường nửa tỷ người dùng đâu. Gấp 10 lần Việt Nam đó chị Thành à. Facebook và Google có thể ở lại và cũng có thể đi. Họ ở lại và chỉ thỏa thuận những điều luật không đi ngược lại giá trị tự do, nhân quyền chung của thế giới. Còn cứ ép họ phải làm thì họ không bao giờ có chuyện là tham bát bỏ mâm đâu. Đồng thuận với độc tài nghĩa là họ tự giết mình. Thằng Facebook đang thê thảm lắm rồi, nó chưa muốn chết đâu.Nếu họ đồng ý thì tại sao đảng cộng sản phải lăm le ra cái bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội để làm gì? Tại sao phải ép công nhân viên chức , cán bộ nhà nước công khai và không tham gia vào các luồng thông tin bất đồng chính kiến và tài liệu nội bộ? Rõ ràng rằng không có thỏa thuận nào liên quan đến vấn đề tự do nhân quyền, ngôn luận đạt được ở đây nên mới phải dùng biện pháp bộ quy tắc ứng xử.
Nếu Facebook còn ở lại thì còn là cái gai trong mắt đảng cộng sản. Để lại càng tốt, ra bộ quy tắc ứng xử chỉ là giải pháp đối phó một bên. Facebook và Google hoặc Youtube họ chẳng bận tâm. Nó cung cấp dịch vụ mở như vậy, còn đảng cộng sản ép dân dùng như thế nào đấy là việc của đảng cộng sản, họ đâu có liên quan. Nhưng cái khốn nạn là kiểu gì đảng cộng sản cũng bắt cán bộ, công chức ký cam ứng xử kiểu độc tài cho mà xem. Nhưng không giải quyết được gì nhiều đâu. Bịt làm sao được mồm dân. Còn tôi còn chị, rồi đảng cộng sản cũng phải đẩy Facebook, Google hay Youtube ra khỏi lãnh thổ Việt Nam thôi. Vì để lại thì họ sẽ còn mệt hơn nhiều đấy./.