Sunday, December 13, 2015

'Trận đánh' nhà hàng Mỹ Cảnh

Theo Người Việt-12-13-2015 1:38:05 PM 
Tạp ghi Huy Phương


(Để nhớ lại, nhân vụ khủng bố giết 129 người ở Paris)

Ngày 14 Tháng Mười Một, sau vụ khủng bố ở Paris làm thiệt mạng 129 người, ông Trương Tấn Sang, chủ tịch nhà nước CSVN, gửi điện chia buồn và thăm hỏi tới Tổng Thống Pháp Francois Hollande; Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng gửi điện chia buồn và thăm hỏi tới Thủ Tướng Pháp Manuel Valls. Cùng ngày, ông Phạm Bình Minh, phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Ngoại Giao, cũng gửi điện chia buồn tới Ngoại Trưởng Pháp Laurent Fabius. 
Nhà hàng Mỹ Cảnh trên sông Sài Gòn. (Hình minh họa: pronto.au104.org)

Trong khi đó, phát ngôn viên của chính phủ Việt Nam đã lớn tiếng: “Chúng tôi hết sức bàng hoàng và lên án mạnh mẽ các cuộc tấn công đẫm máu nhằm vào dân thường xảy ra vào ngày 13 Tháng Mười Một, 2015 tại Pháp khiến nhiều người bị thiệt mạng và bị thương. Việt Nam xin chia sẻ những đau thương, mất mát to lớn mà chính phủ, nhân dân Pháp cũng như gia đình những nạn nhân đang phải hứng chịu. Chúng tôi tin tưởng rằng với những nỗ lực mà chính phủ và nhân dân Pháp đang triển khai, những kẻ thủ ác phải bị trừng trị đích đáng!”
Đây là những giọt “nước mắt cá sấu” của tập đoàn CSVN, đồng minh anh em, dùng cùng sách lược với ISIS, nhỏ lệ thương xót Paris.

Chúng ta cũng đã biết bọn khủng bố tấn công vào Paris, ngoài các mục tiêu có đông người như nhà hát Bataclan, sân vận động Stade de France, bọn chúng còn dùng súng bắn xối xả vào các nhà hàng ăn, quán cà phê gồm Bar Le Carillon: một người chết, Le Petit Cambodge: 12 người chết, La Belle Equipe: 18 người chết, La Casa Nostra: năm người chết.

Bắn súng để giết người, thủ phạm có thể bị bắt, còn đặt mìn định hướng để giết người rồi chạy trốn, còn ghê tởm hơn ngàn lần.

“Chiến công” của ISIS đánh vào những mục tiêu phi quân sự ở Paris, có khác gì “chiến công” đánh vào nhà hàng Mỹ Cảnh trên bến Bạch Đằng, Sài Gòn, 50 năm về trước, đêm 25 Tháng Sáu, 1965 khi Việt Cộng đặt chất nổ để giết khách hàng ăn đang có mặt trên nhà hàng nổi, và giết luôn thường dân ngồi hóng mát hay đi dạo mát bên ngoài hoặc đang đứng chờ phà qua sông, tất cả là 42 người chết và khoảng 81 người bị thương.

Ngay sau đó đài phát thanh Hà Nội đã tuyên dương “thành tích vẻ vang của đội biệt động thành Sài Gòn” và cho rằng “...Nhà hàng nổi Mỹ Cảnh tại bến Sài Gòn là một chỗ thu hút về đêm của những người Mỹ xâm lược... hàng trăm người Mỹ xâm lược và tay sai đã bị giết hoặc bị thương... Thêm nữa, nhiều xác chết của kẻ xâm lược vẫn còn bị đè dưới bàn ghế và mảnh vỡ của nhà hàng... Nhà hàng nổi Mỹ Cảnh bị thiệt hại nặng. Một tầu chiến của Mỹ đậu bên cạnh cũng bị nổ tung...”

Năm tên đặc công khủng bố của Việt Cộng đều được tặng thưởng huân chương chiến công. Tên Huỳnh Phi Long (bí danh Huỳnh Anh Dũng) 45 năm sau mới được ra Hà Nội và người ta phải “thốt lên kinh ngạc và thán phục về tài mưu trí, dũng cảm đã thực hiện thắng lợi trận đánh vang dội nhà hàng Mỹ Cảnh Sài Gòn năm 1965.”
Xin dẫn chứng một vài dòng “sử” khủng bố của Việt Cộng để các bạn đọc xa gần, nhất là những người lớn tuổi ở Sài Gòn có thể nhận ra sự láo khoét, trơ tráo của những cái loa tuyên truyền bịp bợm của Cộng Sản:

- “Chủ nhà hàng là một người tên Phú Lâm, một tay sai đắc lực của tình báo CIA.”

- “Cấp trên nhận định phá hủy được nhà hàng này coi như ta đã triệt được một cái vòi của Mỹ-Ngụy và sẽ khoét sâu được mâu thuẫn giữa Mỹ và Ngụy.”

- “Địch lại thường xuyên bố trí hai cảnh sát mang súng tiểu liên canh gác bên cầu thang.”
- “Trên bờ sông bốn tên cảnh sát đứng dàn hàng ngang súng tiểu liên cầm tay, hai tên công an chìm đi lại ngay bãi trống đối diện nhà hàng.”

- “Dưới sông, an ninh hải quân của địch tuần tra liên tục.”

- “Tại các ngã tư địch tăng cường xe bọc thép và bọn lính dã chiến hình thành thế bảo vệ quanh mục tiêu.”
- “Một tầu chiến của Mỹ đậu bên cạnh nhà hàng Mỹ Cảnh cũng bị nổ tung!”

- “Vài phút sau, đại sứ Mỹ ở Sài Gòn cũng có mặt và chứng kiến cảnh tan nát này đã lắc đầu thất vọng và ủ rũ cúi đầu!”

Một cái nhà hàng ăn tầm thường trong trăm nghìn nhà hàng ở Sài Gòn vào năm 1965, mà được bố trí cẩn mật như thế sao?

Đánh mìn vào một nhà hàng ăn để giết người không khó. Để phịa ra chiến công, truyền thông Việt Cộng đã tô vẽ cho nhà hàng này thành một chiến lũy hay một pháo đài bằng thép. Sử Cộng Sản mô tả Mỹ Cảnh có cảnh sát chìm nổi, có xe thiết giáp và binh sĩ dã chiến bảo vệ, có an ninh hải quân tuần tra liên tục và một tàu chiến của Mỹ đậu bên cạnh!

Xin thưa với bạn đọc, cũng như những người Sài Gòn có sự hiểu biết và có đôi mắt quan sát, ngay cả Phủ Tổng Thống VNCH hay Tòa Đại Sứ Mỹ ở Sài Gòn cũng không thể nào được bảo vệ cẩn mật như nhà hàng Mỹ Cảnh được Việt Cộng mô tả trong sử sách như thế! Điều này, khốn nạn thay, có thể lừa được người dân sống trong vùng “giải phóng” bên kia sông Bến Hải và lũ trẻ con mang “khăn quàng thắp đỏ bình minh” (lời nhạc TCS) mà thôi.

Tôi chỉ nêu ra một trong trăm nghìn chiến công của “cách mạng.” Đặt mìn xe đò, tàu lửa, nửa đêm vào nhà cắt cổ người hoặc thả trôi sông, pháo kích vào trường tiểu học, ám sát các viên chức miền Nam Việt Nam như Giáo Sư Nguyễn Văn Bông và Luật Sư Trần Văn Văn, đập đầu chôn sống dân Huế tay không trong Tết Mậu Thân, cho pháo binh bắn vào đoàn thường dân di tản như “đại lộ kinh hoàng” hay tỉnh lộ 7B, không phải là những cuộc ra quân đối đầu quân sự, mà chính là những sự giết chóc khủng bố.

Hy vọng là chính phủ Việt Nam không treo cờ rũ hay gửi điện văn, hoa, nến để chia buồn và tưởng niệm những nạn nhân của các vụ khủng bố ở Paris, ở Ankara, ở Kuwait... Tôi chỉ yêu cầu một điều, xin các “đồng chí” chịu khó cúi xuống nhìn lại hai bàn tay của mình.

Đảng viên, nhân sĩ, trí thức kêu gọi dẹp đảng CSVN

HÀ NỘI (NV) - Hơn 100 đảng viên, sĩ quan, nhân sĩ, trí thức nổi tiếng tại Việt Nam vừa gửi một bức thư kêu gọi chế độ Hà Nội “cải cách chính trị toàn diện và triệu để” theo hướng dân chủ.

Dân chúng biểu tình tại Hà Nội nhân Ngày Nhân Quyền Quốc Tế, 10 Tháng Mười Hai, 2015. (Hình: Tễu Blog)

Trên các mạng xã hội đang được phổ biến rộng rãi “Thư gửi Bộ Chính Trị, Ban Chấp Hành Trung Ương khóa XI, các đại biểu dự Đại Hội lần thứ XII và toàn thể đảng viên đảng Cộng Sản Việt Nam.” Bức thư giãi bày tâm huyết đối với dân tộc và đất nước của những người từng gắn bó với chế độ nhưng đã nhận ra sự sai lầm của chủ trương, đường lối chính trị của CSVN.

“Trong bối cảnh quốc gia và quốc tế hiện nay, đảng Cộng Sản Việt Nam phải đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết và dựa hẳn vào nhân dân, tự giải thoát khỏi ý thức hệ giáo điều, tự giải phóng chính mình khỏi tình trạng tha hóa của một đảng độc quyền toàn trị, dứt khoát từ bỏ đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác-Lênin, chủ động tiến hành cải cách chính trị triệt để và toàn diện theo con đường dân tộc và dân chủ,” Bức thư kêu gọi của 127 người viết.

Bức thư phê phán đảng và nhà nước CSVN rằng “Đảng Cộng Sản Việt Nam bám giữ thể chế độc tài toàn trị với bộ máy cầm quyền hết sức nặng nề, thiên về dùng bạo lực và dối trá, vi phạm nhiều quyền tự do dân chủ và lợi ích chính đáng của nhân dân, tạo thuận lợi cho tệ tham nhũng, ức hiếp dân và sự thao túng của các nhóm lợi ích bất chính.”

Họ lên án: “Đường lối sai lầm theo ý thức hệ cùng với bộ máy cầm quyền nhiều khuyết tật cũng không dựa vào sức mạnh của toàn dân tộc để có đối sách đúng đắn bảo vệ độc lập, chủ quyền chống mưu đồ và hành vi bành trướng của Trung Quốc.”

Để có thể cứu nước Việt Nam khỏi nguy cơ tụt hậu và sự đe dọa an nguy từ phương Bắc, bức thư kêu gọi chế độ Hà Nội “đổi tên đảng (không gọi là đảng Cộng Sản); đổi tên nước (không gọi là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa); trả lại tự do cho những người khác chính kiến đang bị giam giữ; chấm dứt sự trấn áp và ngăn chặn nhân dân thực hiện quyền tự do dân chủ theo Hiến Pháp.”

Theo các tác giả bức thư, “Đó là những việc có thể làm ngay, quy tụ được lòng người, khơi dậy niềm tin và khí thế đồng tình ủng hộ của nhân dân đối với công cuộc đổi mới chính trị và kinh tế ở tầm cao hơn.”

Họ kêu gọi chính quyền Việt Nam hiện nay sửa Hiến Pháp, hoàn thiện hệ thống luật pháp theo hướng bảo đảm thật sự các quyền của công dân, guồng máy công quyền phải tinh gọn và tách biệt ba ngành hành pháp, lập pháp và tư pháp.

Bức thư đề ngày 9 Tháng Mười Hai, với sự đứng tên tập thể của 127 nhân vật, hầu hết đều sống tại Việt Nam. Họ gồm mọi thành phần khác nhau từ tướng lãnh, sĩ quan cao cấp quân đội, đảng viên từng đảm nhiệm chức vụ cao trong guồng máy cầm quyền CSVN, giáo chức đại học, khoa học gia, nhà báo, nghệ sĩ nổi tiếng v.v...
Bức thư được gửi ra vào dịp này, chỉ khoảng một tháng trước khi Đại Hội Đảng CSVN dự trù diễn ra tại Hà Nội. Tại đại hội này, giới chức lãnh đạo đảng sẽ bầu các nhân vật lãnh đạo, nhưng thực sự đã thỏa hiệp sẵn với nhau từ trước.

Hồi năm 2012, chính quyền kêu gọi toàn dân “góp ý” để sửa lại bản hiến pháp 1992 đã không còn hợp thời. Tuy nhiên, sự góp ý của nhiều giới đều bị tảng lờ. Vào dịp này, 72 nhân sĩ, trí thức và đảng viên cấp cao kêu gọi bỏ Điều 4 Hiến Pháp, dành độc quyền cai trị cho đảng Cộng Sản, cũng như guồng máy công quyền phải “tam quyền phân lập” minh bạch, nhưng cho tới nay, vẫn không có gì thay đổi. (TN)
12-13-2015 6:21:53 PM 

Bắc Giang: Bố đẻ đánh con gái 14 tuổi nhập viện

Vũ Bằng-20:45 13/12/2015
(Kiến Thức) - Người bố đẻ đánh con gái bằng trận đòn “thập tử nhất sinh”, cháu N.T. T. nhanh chóng được những người hàng xóm đưa đi bệnh viện cấp cứu.
“Dạy dỗ” con đến nỗi nhập viện
Những người dân ở xã Liên Chung, huyện Tân Yên, Bắc Giang vẫn chưa hết xôn xao về sự việc cháu N.T.T (SN 2001, ở xã Liên Chung) bị bố đẻ là ông Nguyễn V. D. (SN 1979) đánh bị thương khắp cơ thể, rạn xương tay đến nỗi phải đưa vào Bệnh viện Đa khoa huyện Tân Yên để điều trị.
Theo ông Phạm Văn Dũng (trưởng thôn nơi cháu T., sống) cho hay, sự việc bố đẻ đánh con gái đến nhập viện xảy ra vào trưa ngày 11/12, lúc này cháu T. đang ở nhà ngồi trông hàng thì người bố đi làm về bỗng dưng cầm cán chổi lau nhà lao vào đánh liên tiếp lên người cháu mà chẳng nói, chẳng rằng mặc cho cháu van xin, khóc lóc.
Bác Giang: Bó dẻ dánh con gai 14 tuoi nhạp viẹn
Bé gái 14 tuổi N.T.T bị bố đẻ đánh nhập viện, còn nguyên những vết bầm tím khiến thấy cũng xót thương.
“Đánh cháu T., xong D., vẫn đi làm như bình thường và coi chuyện vừa xảy ra giống như dạy dỗ cháu T.. Cháu T., được bà con hàng xóm đưa đi bệnh viện Đa khoa huyện Tân Yên cấp cứu sau khi họ phát hiện cháu trong tình trạng gần như ngất xỉu, và không còn nhớ ai đã đưa cháu đi cấp cứu”, ông Dũng cho biết.
Theo tìm hiểu của PV Kiến Thức, sau khi chịu trận đòn “thập tử nhất sinh” của bố đẻ cháu T., phải nhập viện trong tình trạng thâm tím khắp tay, chân, bụng. Đặc biệt là phía bàn cánh tay trái của cháu bị rạn xương và phải bó bột.
Thông tin từ những người thân cháu T., cho hay, bình thường cháu T., rất ngoan ngoãn và được bố rất cưng chiều. Bố của cháu T. vẫn ngày ngày cố gắng chăm sóc cho con gái đến nơi đến chốn không để thua thiệt bạn bè. Tuy nhiên đây không phải lần đầu tiên cháu T., bị bố “dạy dỗ” kiểu roi vọt nhưng lần này có thể do bố hơi “nặng tay” nên dẫn đến sự việc đáng tiếc nói trên.
Hoàn cảnh sống bất hạnh
Hỏi về hoàn cảnh sống của cháu T., tại xã Liên Chung thì mọi người ở đây ai nấy cũng cảm thấy xót thương cho cháu bé 14 tuổi này.
Năm lên cháu T., lên 2 tuổi thì bố mẹ ly dị do mâu thuẫn gia đình. Người mẹ cháu T., về sống với gia đình bà ngoại ở Lục Ngạn rồi sang nước ngoài làm ăn để cháu T., cho ông D., nuôi dưỡng. Khi cháu T., lên lớp 2, 3 thì người bố cưới thêm vợ nữa. Tuy nhiên cuộc sống giữ người đàn ông này với cô vợ hai cũng chẳng được bao lâu thì máu ghen nổi lên khiến cả hai đường ai người nấy đi, mặc dù họ cũng có với nhau một cô con gái.
Bác Giang: Bó dẻ dánh con gai 14 tuoi nhạp viẹn-Hinh-2
Ngôi nhà, nơi mà cháu T., bị bố đẻ đánh phải nhập viện.
Mặc dù thiếu thốn tình cảm từ mẹ nhưng cháu T., vẫn luôn lạc quan cô bé cố gắng tự bản thân vượt qua tất cả những nỗi buồn, mọi sự dị nghị của những ai ganh ghét xung quanh để sống vui vẻ bên bố đẻ.
Để giúp đỡ bố, ngoài thời gian không đi học cháu T., ở nhà bán hàng, trông nhà cho bố đi làm kiếm thêm thu nhập. Thế nhưng cuộc sống yên bình của hai bố con “gà trống” chưa được bao lâu thì người mẹ đẻ của cháu T., tìm về thăm con.
“Đầu tháng 9, mẹ cháu về thăm cháu và mua đồ cho cháu, sau khi mẹ cháu đi bố liền đánh cháu rất đau”, cháu T., khẽ cúi đầu kể lại.
Cũng theo lời của cháu T., cũng từ khoảng thời gian người mẹ đẻ của cháu tìm về thăm cháu bắt đầu phải chịu những trận đòn vô cớ từ bố. Dã man hơn là lúc người bố này say rượu không làm chủ được bản thân cũng ra tay đánh đập cháu T., không thương tiếc.
Chia sẻ với phóng viên Kiến Thức, ông B – Chú ruột của cháu T., cho biết, cháu T., sống bất hạnh lắm!Từ nhỏ cháu đã không có tình thương của mẹ, sống với bố nay lại bị bố đánh đập đến nông nỗi này thì thật là không biết phải nói như thế nào nữa.
Thông tin ban đầu mà PV Kiến Thức tìm hiểu được, nguyên nhân khiến ông D., ra tay đánh con đẻ một cách dã man như vậy có thể là do nhà trường, nơi cháu T., đang học có gửi giấy mời phụ huynh đến trường họp vì cho là cháu T., có liên quan đến một vụ xô sát giữa các học sinh trong trường. Tuy nhiên, cháu T., chưa kịp đưa giấy mời cho bố đã bị bố đánh vì người bố biết được thông tin từ một thầy giáo dạy ở trường T., kể lại.
Hiện sức khỏe của cháu T., đang dần hồi phục trở lại, nhưng các vết bầm tím trên cơ thể vẫn chưa lành lặn. Cháu vẫn tiếp tục được các y bác sĩ tại bệnh viện Đa khoa huyện Tân Yên chăm sóc.
Quay trở lại sự việc, ngay sau khi tiếp nhận thông tin các cơ quan chức năng huyện Tân Yên đã nhanh chóng vào cuộc xác minh, điều tra làm rõ.

Cháy chung cư Hồ Gươm Palaza , hàng trăm người tháo chạy giữa đêm

 Vũ Bằng-05:18 14/12/2015
(Kiến Thức) - Tại thời điểm xảy ra vụ cháy chung cư, chuông báo động của Hồ Gươm Plaza không hoạt động, mọi người tháo chạy ra ngoài bằng cách gọi nhau.

Vụ cháy chung cư, hàng trăm người tháo chạy xảy ra khoảng 0h45 ngày 14/12, tại khu chung cư Hồ Gươm Palaza – Hà Đông Center (số 110 đường Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội).

Thời gian trên, nhiều người sống trong khu chung cư Hồ Gươm Palaza – Hà Đông Center bỗng ngửi thấy mùi khét lẹt bốc lên từ bên trong căn hộ 1805A, tầng 18A, sau đó là ngọn lửa lớn bốc lên dữ dội.

Phát hiện ra vụ cháy, người dân liền hô hoán nhau tháo chạy khỏi khu chung cư tạo nên cảnh hỗn loạn. Một số người khác còn giữ được thái độ bình tĩnh liền gọi điện báo cho lực lượng chức năng.

Cháy chung cu Guom Palaza , hàng tram nguòi tháo chạy giua dem
Chung cư Hồ Gươm Palaza – Hà Đông Center, nơi xảy ra vụ cháy khiến hàng trăm người dân chạy toán loạn.

Nhận được tin báo, lực lượng cảnh sát PCCC Công an TP Hà Nội đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường phối hợp với các đơn vị chức năng tiến hành dập lửa và đưa những người dân bên trong khu chung cư nhanh chóng di chuyển ra phía bên ngoài. Đến khoảng 1h30, đám cháy cơ bản đã được khống chế.

Theo lời của đa số người dân sống trong khu chung cư, thời điểm xảy ra hỏa hoạn hệ thống chuông báo động được lắp đặt trong khu chung cư không hề hoạt động, thang máy để chế độ chạy bình thường.

“Lúc nghe mọi người hô cháy chúng tôi chỉ biết mở cửa nhà và tìm lối thoát ra phía bên ngoài chứ không nghe thấy tiếng chuông báo động”, anh H., một người dân kể lại.

Rất may vụ cháy không gây thiệt hại về người, còn thiệt hại về tài sản vẫn chưa thể ước tính. Nguyên nhân vụ cháy đang được lực lượng chức năng điều tra, làm rõ.

Một số hình ảnh mà PV Kiến Thức ghi nhận được tại hiện trường.

Cháy chung cu Guom Palaza , hàng tram nguòi tháo chạy giua dem-Hinh-2
Ngay sau khi nhận được thông tin về vụ cháy, lực lượng cảnh sát PCCC đã huy động lực lượng cùng xe cứu hỏa tới hiện trường phối hợp với các đơn vị chức năng khẩn trương dập lửa, đưa những người mắc kẹt phía trong ra ngoài

Cháy chung cu Guom Palaza , hàng tram nguòi tháo chạy giua dem-Hinh-3
 Lực lượng chức năng nhanh chóng phong tỏa hiện trường để tiến hành cứu hỏa.
Cháy chung cu Guom Palaza , hàng tram nguòi tháo chạy giua dem-Hinh-4
Đến khoảng 1h30, đám cháy cơ bản đã được khống chế.
Cháy chung cu Guom Palaza , hàng tram nguòi tháo chạy giua dem-Hinh-5
Vụ cháy khiến cho hàng trăm người dân sống trong chung cư hồ Gươm Palaza – Hà Đông Center hoảng loạn.
Cháy chung cu Guom Palaza , hàng tram nguòi tháo chạy giua dem-Hinh-6
 Nhiều người vẫn chưa hết hoảng loạn vì phải tháo chạy cháy ra khỏi nhà lúc nửa đêm.
Cháy chung cu Guom Palaza , hàng tram nguòi tháo chạy giua dem-Hinh-7
Cảm giác mệt mỏi, lo lắng vẫn còn hiện rõ trên khuôn mặt mỗi người.


Pháp luật lệch lạc dẫn đến án oan?

 Luật sư Ngô Ngọc Trai Gửi cho BBC từ Hà Nội 

13 tháng 12 2015 

Image copyrightAFP
Image captionTác giả đặt vấn đề về những nguyên nhân sâu xa và bất hợp lý dẫn tới án oan sai ở Việt Nam.
Vừa rồi ở tỉnh Bình Thuận ông Huỳnh Văn Nén được minh oan xin lỗi sau khi đã đi tù oan 17 năm. Trước đó năm 2013 ở tỉnh Bắc Giang ông Nguyễn Thanh Chấn cũng được minh oan xin lỗi sau khi đã đi tù 10 năm.
Hai vụ án oan nghiêm trọng đặt ra nghi vấn về chất lượng của nền tư pháp, nhiều giải pháp được đưa ra để ngăn ngừa cán bộ tiến hành tố tụng làm sai.
Nhưng ngoài những nguyên nhân từ người thực thi pháp luật thì bản thân các quy định pháp luật đã hợp lý đúng đắn hay chưa? Phải chăng còn tồn tại những quy định sai lệch khiến dẫn đến án oan?

Vấn đề chứng cứ

Hai vụ án oan của ông Nén và ông Chấn người ta đều đã bắt được hung thủ gây án thực sự.
Như thế đã rõ ràng là ông Nén ông Chấn không phải thủ phạm, và như vậy đương nhiên không có chứng cứ chứng minh họ phạm tội.
Nhưng thực tế họ đã vẫn bị kết tội, vậy tòa án và các cơ quan tiến hành tố tụng đã căn cứ vào đâu?
Có một mối mâu thuẫn phi lý xung quanh vấn đề này.
Một mặt ông Nén, ông Chấn không phải là hung thủ cho nên không có chứng cứ kết tội họ.
Mặt khác tòa án kết tội hẳn phải dựa vào chứng cứ, chẳng lẽ tòa án cấp tỉnh và tòa án cấp tối cao lại xử án không có căn cứ?
Ngoài ra thì cơ quan điều tra và viện kiểm sát cấp tỉnh, viện kiểm sát tối cao với những cán bộ tư pháp cao cấp đâu dễ làm sai?
Image copyrightFacebook LS Tran Van Dat
Image captionÔng Huỳnh Văn Nén mới được minh oan và xin lỗi sau khi đi tù 17 năm vì án 'oan sai'.
Như vậy, một điều phi lý là một hệ thống tư pháp gồm nhiều cơ quan như vậy mà lại cùng sai lầm trong đánh giá chứng cứ và làm oan người ta, và sự sai lầm có hệ thống đó lại xảy ra ở nhiều tỉnh thành khác nhau, vậy nguyên nhân là gì, điều gì đã che mắt họ?
Nguyên nhân sâu xa được chỉ ra dưới đây xuất phát từ nhận thức sai lệch của những nhà soạn luật về khoa học pháp lý, từ đó dẫn đến quy định pháp luật sai trái để rồi cán bộ tư pháp hàng ngày thực thi áp dụng mà vẫn xem là thường.

‘Trọng chứng hơn trọng cung’

Không rõ từ khi nào trong lịch sử tố tụng hình sự xuất hiện câu nói trọng chứng hơn trọng cung, có ý nghĩa như một sự nhắc nhở trong việc xét xử tội phạm cần coi trọng chứng cứ hơn những lời cung khai.
Mặc dù vậy thực tế câu nói này thực ra cũng ít thấy được nhắc đến. Phải chăng vì nó không còn quan trọng do nội dung không còn phù hợp với môi trường pháp lý và quan điểm xét xử hiện nay? Trong bối cảnh giai đoạn hiện nay, khi mà vấn đề án oan sai đang nổi cộm đòi hỏi cần tìm ra nguyên nhân giải pháp khắc phục, thì xem ra câu nói lại cung cấp một ‘mã khóa’ quan trọng.
Tìm hiểu kỹ thì thấy, câu nói quan trọng ở chỗ đó là ở thời điểm hình thành câu nói thì trong nhận thức người ta đã phân biệt sự khác nhau giữa chứng cứ và lời khai. Chứng cứ và lời khai cùng được sử dụng trong việc tìm kiếm sự thật vụ án, nhưng chứng cứ lại được đánh giá quan trọng hơn lời khai, và chính sự so sánh quan trọng hơn cho thấy tồn tại sự phân biệt khác nhau.
Vì nếu đánh đồng giống nhau thì đã không phân biệt, ví như nhân chứng và vật chứng cùng là chứng cứ và cùng quan trọng cho nên không có sự phân biệt. Không có sự phân biệt giữa nhân chứng và vật chứng, nhưng lại phân biệt giữa chứng cứ và lời khai, như vậy đã xác lập sự khác nhau giữa chứng cứ và lời khai. Vậy sự phân biệt khác nhau có ý nghĩa gì và tại sao câu nói lại quan trọng ở giai đoạn hiện nay?
Là vì theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện tại thì thay vì phân biệt khác nhau, nhà làm luật đã đánh đồng trộn lẫn chứng cứ với lời khai khi quy định lời khai cũng chính là chứng cứ.
Image copyrightTuoi Tre Online
Image captionÔng Nguyễn Thanh Chấn (trái, ngoài cùng) ở tỉnh Bắc Giang ngồi tù mười năm sau khi bị kết án sai với tội danh 'giết người'.
Cụ thể Điều 64 Bộ luật hình sự quy định: Điều 64. Chứng cứ: 1. Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án.
2. Chứng cứ được xác định bằng: A) Vật chứng; B) Lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; C) Kết luận giám định; D) Biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ vật khác.

Không nhắc 'nhân chứng'

Theo quy định trên thì lời khai cũng được xác định là chứng cứ và được xem xét đánh giá ngang hàng với vật chứng, trong khi rất lạ điều luật về chứng cứ lại không nhắc đến ‘nhân chứng’ như một phần tương ứng với ‘vật chứng’.
Thay vì nêu ra ‘nhân chứng’ điều luật lại quy định về ‘lời khai của người làm chứng’ trong khi đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.
Một đằng là ‘nhân chứng’ nói về chủ thể con người, còn đằng kia ‘lời khai’ là nói về một dạng thức biểu đạt của chủ thể trong môi trường hồ sơ pháp lý.
Tại sao nhà làm luật lại lẫn lộn giữa chủ thể và một dạng thức biểu đạt của nó?
Sự nhầm lẫn xem ra không phải là vô ý mà có mục đích, vì khi quy định như vậy và bằng cách tương tự nhà làm luật đã có thể đánh đồng trộn lẫn lời khai của người làm chứng và lời khai của bị can bị cáo để cùng được coi là chứng cứ.
Mục đích là nhằm sử dụng được cái có sẵn trong các vụ án đó là lời khai của bị can bị cáo.
Trong khi bị can vì đã là nghi phạm rồi thì không thể coi là nhân chứng được nữa (một chủ thể không ở hai tư cách), song khi tách bị can ra khỏi dạng thức biểu đạt là lời khai thì lại có thể sử dụng lời khai để kết tội.
Bằng cách đó nhà làm luật đã xác lập bổ sung thêm một loại chứng cứ mới là lời khai ngoài cái nguyên gốc chỉ bao gồm nhân chứng và vật chứng.
Image copyrightAude GENET AFP Getty Images
Image captionKhông có nhân chứng, vật chứng, nhưng nhà chức trách Việt Nam vẫn có thể kết tội 'nhờ dựa vào lời khai', theo tác giả.
Điều này trái ngược với các nguyên lý khoa học tư pháp, làm giảm sút sự chính xác trong việc phán đoán, từ đó dẫn đến nhầm lẫn oan sai.
Và do pháp luật quy định như vậy cho nên các cán bộ tư pháp hàng ngày vận dụng điều luật mà không thấy được đó là nguyên nhân gây ra oan sai.

Nguyên nhân gây oan giống nhau

Trên thực tế nhiều vụ án thực chất không hề có nhân chứng vật chứng nhưng người ta vẫn kết tội được do sử dụng lời khai. Trong các bản án tòa án thường viện dẫn các bút lục lời khai của bị can bị cáo làm cơ sở bằng chứng để kết tội.
Khi đó tòa án không những không thực hiện theo lời khuyến cáo trọng chứng hơn trọng cung mà thực chất chỉ sử dụng lời cung vì không có chứng cứ.
Một ví dụ đó là vụ án giết người và hiếp dâm trẻ em xảy ra ở Bắc Giang hồi năm 2005 bị can là Hàn Đức Long, ông Long bị kết án tử hình mà không hề có nhân chứng, vật chứng và tới nay 10 năm tròn ông Long kêu oan.
Khi tội phạm xảy ra không có ai nhìn thấy, tức là vụ án không có nhân chứng. Ngoài ra cơ quan điều tra thu thập được ở hiện trường một số lông, tóc, tinh trùng, nhưng giám định không cho ra được kết quả do chất lượng mẫu dấu vết kém, như vậy vụ án cũng không có vật chứng.
Không có nhân chứng, vật chứng, đúng ra không thể kết tội được ai, nhưng thực tế người ta vẫn kết tội được nhờ dựa vào lời khai, và bởi vì pháp luật quy định lời khai cũng là chứng cứ.
Những vụ như ông Nén, ông Chấn việc kết tội gây oan cũng vì những nguyên do tương tự.
Cho nên một trong những nguyên nhân gây ra oan sai đó là nhận thức sai của nhà làm luật đã quy định đánh đồng trộn lẫn lời khai với chứng cứ.
Dó đó, để giảm tránh oai sai cần thay đổi nhận thức và xác lập lại điều luật về chứng cứ.
Bài viết thể hiện văn phong và phản ánh quan điểm riêng của tác giả, một luật sư đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam.

Cựu giám đốc Sở thiệt mạng vì ăn tiết canh dơi

Theo Bạc Liêu - Hoài Thanh/VNN-ngày 13/12/2015 - 20:30
Đang nhậu và ăn tiết canh dơi cùng bạn, cựu giám đốc một Sở ở Bạc Liêu có nhiều triệu chứng bất thường, rồi tử vong khi đang trên đường đưa đến bệnh viện.
Ngày 13/12, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa huyện Phước Long (Bạc Liêu), ông H.M.H (59 tuổi, ngụ TT Phước Long) tử vong nghi do ngộ độc thực phẩm.
tiết canh dơi, giám đốc sở, tử vong, cấp cứu, Bạc Liêu
Các bác sĩ khuyến cáo không ăn tiết canh vì có thể nguy hiểm tính mạng (ảnh minh họa)
Trước đó, tối 11/12, ông H. cùng vài người bạn tổ chức tiệc nhậu với món thịt dơi. Sau khi uống được vài ly rượu và ăn chưa hết một chén tiết canh dơi thì ông H. cảm thấy khó chịu, bụng đau dữ dội và tiêu chảy liên tục, rồi ngất trong nhà vệ sinh.
Mọi người phát hiện đã nhanh chóng đưa ông H. vào Bệnh viện Đa khoa huyện Phước Long cấp cứu. Tuy nhiên, ông này đã tử vong trước khi đến bệnh viện.
Các bác sĩ chuẩn đoán có thể ông H. bị ngộ độc thức ăn vì tiết canh dơi. Được biết, ông H. nguyên là giám đốc một Sở ở Bạc Liêu. Ông này mới nhận quyết định nghỉ hưu trước tuổi cách đây vài tháng.
Tiết canh dơi là món ăn khoái khẩu của nhiều người dân miền Tây, tuy nhiên các bác sĩ khuyến cáo không nên ăn tiết canh, nhất là những loại động vật lạ.
Hiện cơ quan chức năng đang tiến hành làm rõ vụ việc.