Monday, December 19, 2016

Tổng bí thư Trọng có níu giữ được nạn “chảy máu nhân tài PVN”?

Tổng bí thư Trọng có níu giữ được nạn “chảy máu nhân tài PVN”?
Ảnh: Dân Việt
Nhân vật mới nhất có nhiều dấu hiệu tẩu thoát thành công ra nước ngoài là Lê Chung Dũng – thuộc “gia đình” Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).
Cũng cho đến nay, đảng không biết Vũ Đình Duy ở đâu. Cũng chẳng có dấu hiệu nào hứa hẹn là Duy sẽ trở về “đoàn tụ”, dù “Ngày hội đại đoàn kết dân tộc” với cảm xúc “đất nước có bao giờ được thế này không” của Tổng bí thư đã lặng lẽ trôi qua.
Những cái tên Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đình Duy, Lê Chung Dũng đầy hứa hẹn cho một con sóng bỏ trốn vô hồi của giới quan chức đã quá no đủ bằng tiền tham nhũng.
Mất bò mới lo làm chuồng, chính trị Việt Nam luôn là vậy. Chỉ sau những vụ bỏ trốn ngoạn mục trên, Bộ Công Thương mới tăng cường kiểm soát việc đi nước ngoài của nhiều lãnh đạo doanh nghiệp trong ngành.
Một thông tin úp mở cho biết số lượng cán bộ doanh nghiệp bị hạn chế xuất cảnh hiện nay không phải là con số nhỏ. Dân trí – một trong ít tờ báo có nhiều dấu hiệu được Trung ương đảng của ông Nguyễn Phú Trọng đặc cách cấp tin, dẫn một nguồn tin không tiết lộ cụ thể, cho biết đó là con số khá lớn. “Không thể tiết lộ cụ thể nhưng số người được yêu cầu theo dõi, kiểm soát không dưới 100 người”.
Nhưng trong thực tế, 100 vẫn là ít. Cũng trong thực tế, “Gia đình PVN” đông đúc bất thường. Có dư luận cho biết một bản danh sách điều tra các nhân vật trong PVN dài đến 192 người. Nghĩa là vẫn còn lại đến 189 đối tượng tình nghi.
Nhưng làm sao có thể đoan chắc là con số 189 trên sẽ không bị hao hụt trong những ngày tháng tới, nhất là sau khi Tổng bí thư Trọng đã đích thân tham gia vào Thường vụ Đảng ủy công an trung ương mà Vũ Đình Duy và Lê Chung Dũng vẫn ung dung “ra nước ngoài chữa bệnh”?
Hàng loạt bê bối về “chảy máu nhân tài” từ dàn nhân sự PVN, cộng với thế bế tắc khá toàn diện của chiến dịch liên quan các vụ Núi Pháo, MibiFone đang phác ra một triển vọng quá đáng âu lo đối với Tổng bí thư Trọng: ngay cả có bắt được Trịnh Xuân Thanh cũng chưa chắc làm gì được những nhân vật đứng phía sau Thanh.
Cũng cho tới nay, vụ Vũ Huy Hoàng – sếp của Trịnh Xuân Thanh – đang có chiều hướng lắng lại sau kỳ họp quốc hội cuối năm 2016. Làn sóng báo chí nhà nước đấu tố Vũ Huy Hoàng cũng không còn khẩn trương quyết liệt như trước. Ai cũng hiểu rằng Hoàng chẳng qua là một kiểu “chết thế” cho Thanh, và giờ có bỏ tù Vũ Huy Hoàng thì dù quá xứng đáng nhưng cũng chẳng làm cho Trịnh Xuân Thanh tự nguyện về nước để “tiếc thương”.
6 tháng sau khi phát lệnh “việc cần làm ngay”, và ra lệnh điều tra trực tiếp Trịnh Xuân Thanh, chiến dịch được tuyên truyền là “chống tham nhũng” của tổng bí thư Trọng không chỉ được triển khai một cách chậm chạp đáng ngạc nhiên, mà còn xuất hiện những dấu hiệu bị khựng lại, kể cả bế tắc.
Bức tranh “lưới trời lồng lộng” đối với Trịnh Xuân Thanh cũng bởi thế đang thưa lọt đến não nề. Tất cả đều phải chờ… Interpol quốc tế. Nhưng lại chẳng có gì chắc chắn là Interpol quốc tế sẽ ra tay nhanh chóng. Thậm chí, việc bắt Trịnh Xuân Thanh ở nước ngoài còn có thể còn được “quốc tế” tính toán kèm với một điều kiện đánh đổi nào đó đối với chính phủ CSVN.
Ngay cả có truy tố toàn bộ 189 nhân vật còn lại trong PVN, tình hình cũng có thể chẳng mấy khả quan, bởi “cá lớn” đã bơi đi hết.
Lê Dung / SBTN

Hoa Kỳ lên án CSVN bỏ tù người bất đồng chính kiến

Hình chụp ông Trần Anh Kim ra tòa sơ thẩm cuối năm 2009. Ngày 16 Tháng Mười Hai, 2016, ông lại bị kết án 13 năm trong khi ông Lê Thanh Tùng bị 12 năm tù vì bị vu cho tội “Hoạt động lật đổ.” (Hình: Internet)
HÀ NỘI (NV) – Hoa Kỳ lên án CSVN vi phạm nhân quyền khi bò tù hai ông Trần Anh Kim và Lê Thanh Tùng chỉ vì họ sử dụng quyền tự do phát biểu và lập hội mà hiến pháp chế độ công nhận.
“Tôi quan ngại sâu xa khi thấy hai ông Trần Anh Kim và Lê Thanh Tùng bị án tù 13 và 12 năm theo điều 79 của Luật Hình Sự Việt Nam.”
Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius tuyên bố như vậy qua bản thông cáo báo chí phổ biến hôm Thứ Hai, 19 Tháng Mười Hai, 2016.
Theo bản tuyên bố, ông Osius nói rằng: “Tất cả mọi công dân đều có quyền tự do phát biểu và lập hội.” Chính vì vậy “Những vụ bắt giam và kết án tù những người vận động (quyền con người) ôn hòa là điều quan ngại và đe dọa che phủ các tiến bộ về nhân quyền tại Việt Nam.”
Theo ông, bản án rất dài mà nhà cầm quyền Việt Nam áp đặt lên các ông Trần Anh Kim và và Lê Thanh Tùng làm nổi bật sự trầm trọng của vấn đề nhân quyền tại Việt Nam. Đây không phải là lần đầu hai ông bị nhà cầm quyền độc tài đảng trị tại Việt Nam kết án tù dù Hiến Pháp của chế độ viết rất rõ là mọi công dân có đủ mọi thứ quyền căn bản như tự do hộp họp, lập hội, tự do thông tin, tự do phát biểu, tự do tôn giáo…
“Hoa Kỳ kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do cho những cá nhân nói trên và các tù nhân lương tâm khác cũng như để cho họ phát biểu các quan điểm chính trị cá nhân mà không sợ bị trả thù.” Bản tuyên bố của ông Ted Asius viết. “Chúng tôi kêu gọi nhà cầm quyền bảo đảm rằng luật lệ và hành động của họ phải phù hợp với các điều khoản về quyền con người ghi trong Hiến Pháp Việt Nam cũng như các nghĩa vụ và cam kết quốc tế của Việt Nam.”
Trong phiên tòa sơ thẩm ngày 16 Tháng Mười Hai, 2016, cựu sĩ quan Trần Anh Kim, 67 tuổi, bị kết án 13 năm tù và ông Lê Thanh Tùng, 48 tuổi, bị kết án 12 năm tù vì bị vu cho tội “hoạt động lật đổ…” theo điều 79 của Luật Hình Sự CSVN vì thành lập một tổ chức gọi là “Lực lượng quốc dân dựng cờ dân chủ.” Cả hai ông đã từng bị chế độ Hà Nội bỏ tù những năm gần đây.
Hoa Kỳ lên án CSVN bỏ tù người bất đồng chính kiến
Ông Lê Thanh Tùng ra khỏi tù cuối Tháng Sáu, 2015, chỉ ba tháng sau bị bắt lại. Bây giờ bị bản án nặng hơn trước. (Hình: Internet)
Hai ông chỉ sử dụng quyền lập hội, quyền tự do phát biểu theo quy định của điều 25 Hiến Pháp CSVN được sửa đổi và thông qua năm 2013 “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình…”
Bà Nguyễn Thị Thơm, vợ ông Trần Anh Kim, nói với đài BBC sau phiên xử rằng: “Trong lời sau cùng, chồng tôi nói tất cả những gì ông ấy làm đều theo luật pháp chứ không có gì sai. Ông ấy nói mình và ông Tùng chỉ đưa ra ý tưởng muốn Việt Nam thịnh vượng và được toàn vẹn lãnh thổ chứ không hề bạo động. Luật Sư Trần Thu Nam, người bào chữa cho chồng tôi cũng chất vấn Viện Kiểm Sát về việc không điều tra cho rõ hành vi của hai bị cáo cũng như không có nhân chứng về việc họ phạm tội. Nhưng rồi thì tòa vẫn cứ tuyên bản án ấy.”
Trong năm nay, nhà cầm quyền Việt Nam đã tống giam và bỏ tù nhiều người nổi tiếng dùng Internet phổ biến thông tin hoặc phát biểu quan điểm cá nhân về các vấn đề của quốc gia nhưng khác với chủ trương của nhà cầm quyền như Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Ngọc Già. Luật Sư Nguyễn Văn Đài và người cộng sự Lê Thu Hà bị bắt giam từ cuối năm 2015 đến nay chưa biết số phận ra sao.
Tuần trước, sáu quốc tế như phóng viên không biên giới, văn bút quốc tế, luật sư cho luật sư,… đã gửi một văn bản tới Ủy Hội Chống Giam Giữ Bất Công, Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc, kêu gọi họ áp lực với Hà Nội, đòi phải thả Luật Sư Nguyên Văn Đài và người cộng sự Lê Thu Hà. (TN)

Sau lũ, 50,000 học sinh Bình Định không còn sách vở đến trường

Trường tiểu học số 2 Cát Tài, huyện Phù Cát, bị lũ tràn vào làm hư hại gần như 100% thiết bị, tài liệu, sách vở học sinh trong đợt lũ vừa qua. (Hình: Báo Tuổi Trẻ)
BÌNH ĐỊNH (NV) – Mưa lũ kéo dài liên tiếp hơn 1 tháng qua đã cuốn trôi toàn bộ sách, vở của hơn 50,000 học sinh trong tỉnh. Trong số đó, nhiều em có hoàn cảnh khó khăn nên nguy cơ bỏ học rất cao.
Ngày 19 Tháng Mười Hai, loan báo với truyền thông Việt Nam, ông Hồ Quốc Dũng, chủ tịch tỉnh Bình Định cho biết, đã có văn bản kiến nghị chính phủ xem xét hỗ trợ khẩn cấp cho địa phương 500 tỉ đồng để khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra. Đồng thời miễn học phí học kỳ II năm học 2016-2017 cho học sinh trên toàn tỉnh. “Sau lũ nhiều gia đình kiệt quệ, không còn tiền để đóng học phí,” ông Dũng nhấn mạnh.
Ông Đào Đức Tuấn, giám đốc Sở Giáo Dục cũng cho biết, có đến hơn 50,000 học sinh bị lũ cuốn mất sách vở. Lũ cũng làm 8 học sinh chết, hư hỏng hàng ngàn bộ bàn ghế, hơn 2,000 bộ máy vi tính và nhiều tài sản khác, tổng thiệt hại ước tính khoảng 31 tỷ đồng.
“Chúng tôi mới đi khảo sát các nơi bị lũ, nước vẫn còn ngâm đường, ngâm trường nên chưa thể cho học sinh đi học lại, do đó ngày 19 Tháng Mười Hai, nhiều trường chưa thể tổ chức dạy và học,” ông Tuấn nói.
Theo mô tả của phóng viên báo Tuổi Trẻ, nhiều trường hiện vẫn ngập sâu trong lũ, chưa thể mở cửa trở lại. Cho đến trưa ngày 18 Tháng Mười Hai, dòng lũ vẫn phăng phăng chảy tràn trên đường vào trường cấp 2 Nhơn Hòa, phường Nhơn Hòa, thị xã An Nhơn.
Bà Nguyễn Thị Bích Hải, hiệu trưởng trường tiểu học số 1 Cát Trinh, xã Cát Trinh, huyện Phù Mỹ cho biết: “Trường ngập nặng từ mấy ngày nay, học sinh phải nghỉ học. Chúng tôi dọn trường ngay từ lúc nước bắt đầu rút nhưng vẫn chưa đâu vào đâu. Khắp trường, ở đâu cũng thấy sách vở bục ướt, bàn ghế bê bết bùn,” bà Hải nói.
Tương tự, ba ngày sau khi lũ quét qua, sân trường tiểu học số 2 Cát Tài, huyện Phù Cát vẫn nhầy nhụa bùn non, sách vở bị nước cuốn vương vãi, các cô giáo phải đi nhặt từng chiếc một, gom lại rồi ngồi bên lạch nước để rửa.
Trong khi đó, học sinh của trường cấp trung học phổ thông số 1 Tuy Phước, huyện Tuy Phước cũng đang lau chùi, quét dọn từng phòng học khi nước lụt còn ngập sân trường. (Tr.N)

Thủ tướng xả cho sướng miệng!

CTV Danlambao - "Không để dân đói khát, bệnh tật vì mưa lũ" (1). Đó là lời được xả ra từ cái miệng ô nhiễm của Nguyễn Xuân Phúc.

"Có gạo, có mì tôm nhưng ngặt nỗi không nước, không điện, không củi lửa thì sao mà ăn" (2). Đó là lời của "nhiều cánh tay, tiếng kêu từ những ngôi nhà bị ngập nước vọng ra" được đăng tải không phải bởi một blogger thù địch, lợi dụng thiên tai để tuyên truyền nói xấu chống lại đảng tai, mà do chính báo lề đảng thông tin.

Chừng nào thì Nguyễn Xuân Phúc và các quan chức đảng và nhà nước đang giành độc quyền "vinh quang cai trị muôn năm" tuyên bố rằng sẽ có biện pháp, có kế hoạch, có cam kết để... hết thế kỷ này chấm dứt tình trạng trời hành (và đảng hành) cơn lụt mỗi năm?

Chừng nào thì đất nước của những dòng sông uốn khúc với những ốc đảo là những mái nhà không còn phải chứng kiến những cánh tay giơ lên từ nước cuốn, những cái nón cối và cây gậy mị dân của những quan chức như bà Ngân đi xuống vùng lụt để chụp hình?

Chừng nào thì mỗi năm người dân không còn phải vừa ngửi những mùi hôi thối sau những cơn lũ của trời, những cơn xả lũ của các quan chức và những lời xả nồng nàn từ các cửa miệng ô nhiểm của loài sản?

Chừng nào chúng ta hết phải nghe những cái gọi là "chỉ đạo" hết năm này qua tháng khác bởi những kẻ cướp quyền lãnh đạo ngồi ở Ba Đình dửng mở và ấm cật và thể hiện tài cai trị bằng mồm: “Tiếp tục ứng phó, cứu trợ kịp thời khu vực đang chịu ảnh hưởng bởi mưa lũ, không được để thiệt hại tiếp tục xảy ra. Đảm bảo an toàn cho các hồ đập, các di sản văn hóa tại các địa phương vùng lũ…”

Cứ mỗi năm, nước dâng, xả lũ, vài thùng mì, vài bao gạo mốc, vài tuyên bố chỉ đạo, vài cú thăm dân chụp hình rồi sau đó đời sống của người dân với những thiệt hại, mất mát vẫn là... chuyện của dân. Sống chết mặc bây sau khi nước đã rút, những đạo quân "thăm dân cho biết sự tình rồi thôi" cũng rút và những cái loa Ba Đình vẫn tiếp tục hát bài "đảng là cuộc sống của ta".

Ngày này năm sau, lại sẽ có những "hội nghị trực tuyến ứng phó, khắc phục hậu quả" mưa lũ miền Trung diễn ra tại Ba Đình và vẫn sẽ không bao giờ có một hội nghị để chấm dứt tình trạng cả nước Việt Nam, từ nông thôn đến thành thị là những cái "Hồ" dơ bẩn mỗi độ mưa về.

Ngày này năm sau, lại sẽ ""nhiều cánh tay, tiếng kêu từ những ngôi nhà bị ngập nước vọng ra" như lời ai oán:

Ai ơi hãy nhớ nằm lòng
Thiên tai là một, đảng tai là mười.

20.12.2016



___________________________________

Chú thích:


Ban phát quyền lực, quyền lợi không phải là giải pháp chính trị cho VN

Le Nguyen (Danlambao) - Đến hôm nay hậu quả của việc ban phát bổng lộc, thăng cấp tiến chức, cấp đất phong hầu bừa bãi trong thời kỳ đổi mới cho cán bộ, đảng viên của đảng cộng sản Việt Nam giống như thời quân chủ độc tài, chuyên chế thực hiện nhằm mua chuộc sự trung thành của thuộc hạ, bảo vệ chế độ chứ không chú trọng đến chuyên môn, tài năng và chính tầm nhìn thiển cận, ngu muội của lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam, đi ngược tiến trình tiến hóa của nhân loại là nguyên nhân gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, không thể khắc phục cho dân cho nước như đã, đang tồn tại trên đất nước Việt Nam.

Thời bộ lạc loài người sống trong hang động, sống giữa núi rừng bao la trùng điệp, trí óc còn mông muội chưa mở mang, sự hiểu biết còn giới hạn nên đa số tù trưởng, người nắm quyền sinh sát trong các bộ tộc, ngoài cách cai trị bộ lạc bằng sức mạnh cơ bắp, bằng nắm đấm, họ còn kết hợp, lợi dụng sự linh thiêng, huyền bí tự xưng là con thần, con thánh để hù dọa, mua chuộc lòng trung thành của thuộc hạ nhằm bảo vệ sự độc quyền cai trị của họ.

Đến khi các bộ lạc nhỏ, yếu bị các bộ lạc lớn sử dụng vũ lực đánh chiếm thành lập quốc gia, hình thành tổ chức nhà nước cai trị vùng cưỡng chiếm, quyền hành tập trung vào một người đại diện cho một giòng tộc lãnh đạo quốc gia được gọi là Vua - được gọi là thời quân chủ chuyên chế. Từ việc tù trưởng tự xưng là con thần linh, con của đấng siêu nhiên để răn đe lẫn mua chuộc lòng trung thành của thuộc hạ nhằm bảo vệ độc quyền cai trị, rồi từ thời bộ lạc chuyển sang thời quân chủ chuyên chế, quan điểm cai trị cũng thay đổi. Các ông vua, độc quyền lãnh đạo nhà nước “nâng cấp” từ con thần linh lên thành “thiên tử,” thành con trời do trời sai xuống thống trị, cai trị giai cấp bị trị.

Thời quân chủ chuyên chế kéo dài khá lâu, mãi cho đến khi đầu óc con người phát triển bớt mê muội, văn minh tiến bộ hơn và yếu tố thần linh, huyền bí, con trời không còn sức hấp dẫn, không còn bảo đảm để các thuộc hạ trung thành bảo vệ vua, giòng họ vua. Do đó, các ông vua độc tài chuyên chế ngoài việc sử dụng vũ lực khủng bố trấn áp, diệt trừ mầm móng chống đối, phản loạn âm mưu lật đổ vương triều, họ còn đem quyền lực, quyền lợi ra dụ dỗ, mua lòng trung thành của thuộc hạ. 

Mặc dù vậy, những thứ chức tước, bổng lộc của “vua” ban, vẫn không ngăn được lòng tham không đáy của con người vốn có và uy lực siêu hình của con trời, thế thiên hành đạo cũng không ngăn được lòng dũng cảm của những con người uy vũ bất năng khuất đứng lên chống lại chế độ độc ác, độc tài của hôn quân bạo chúa. Thế cho nên để bảo vệ quyền lực lãnh đạo tối cao của vua buộc lòng vua phải cắt đất phong hầu cho thuộc hạ cai trị riêng như là thưởng công và mặt khác là đẩy mầm phản loạn ra xa nhằm bảo vệ vương quyền, bảo vệ sự tồn tại của chế độ, của hoàng tộc.

Những ai đọc lịch sử chính trị, chú tâm nghiền ngẫm tiến trình phát triển tổ chức cai trị của nhân loại, không khó để nhận ra các hình thái, mô hình tổ chức nhà nước luôn cải tiến, biến đổi, thay đổi để phù hợp, thích nghi với nhu cầu phát triển, tiến hóa theo hướng văn minh tiến bộ của cộng đồng nhân loại trên nền tảng xã hội công bằng, người dân hạnh phúc, ấm no... và những giòng vua nào, quốc gia nào đi ngược lại quy luật phát triển chính trị tự nhiên đều đi vào chỗ dân tộc bị diệt vong, quốc gia bị xóa tên trên bản đồ thế giới.

Chế độ cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, một chính thể độc tài toàn trị do đảng cộng sản Việt Nam độc quyền lãnh đạo là chế độ phản động đúng thật với nghĩa phản động, đi ngược lại giòng tiến hóa chính trị của lịch sử phát triển xã hội loài người. Nó đi ngược lại với tiến trình, quy luật phát triển kinh tế, chính trị tự nhiên của cộng đồng nhân loại.

Cụ thể là trong lúc nhân loại hướng về dân chủ, kiện toàn chính thể dân chủ thì đảng cộng sản Việt Nam, đảng chính trị cầm quyền - một giai cấp thống trị, cực kỳ phản động, củng cố độc tài đi ngược lại khát vọng chung của loài người. 

Những thập niên trước, đứng trước sự sụp đổ của mô hình cai trị cộng sản quốc tế, đảng cộng sản Việt Nam không thay đổi thể chế chính trị theo trào lưu chung của nhân loại, chúng ra sức bảo vệ độc quyền lãnh đạo của đảng bằng cách gia tăng độc tài, chuyên chế hơn cả thời quân chủ, vua chúa xa xưa dưới hình thức ban phát bổng lộc chức tước, quyền lực quyền lợi cho các các bộ, quan chức đảng viên cộng sản giống như vua chúa thời quân chủ cắt đất phong tước cho tay chân bộ hạ cai trị riêng để mua lòng trung thành, xả thân bảo vệ chế độ của họ.

Câu chuyện “cắt đất, phong tước” cho cán bộ đảng viên cộng sản bắt đầu từ lúc mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa phá sản, chết lâm sàng buộc đảng cộng sản phải “đổi mới hay là chết” với các khẩu hiệu kinh tế nhiều thành phần... kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa... Thực chất đổi mới kinh tế chỉ là khẩu hiệu mang màu sắc tuyên truyền chính trị của Việt Cộng. Đổi mới chỉ là trở lại cách làm ăn sinh sống theo truyền thống phát triển kinh tế tự nhiên của xã hội loài người và khẩu hiệu đổi mới kinh tế của đảng cộng sản, đích thực chỉ là trở lại cách làm kinh tế “kiểu cũ”, là che giấu thất bại không thể chối cãi của nền kinh tế chỉ huy, mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa. 

Có lẽ hô hào đổi mới của đảng cộng sản Việt Nam, không chừng con nít còn biết là bịp bợm. Vì không ai là không biết, kể cả “dân ngu khu đen” cũng biết nhờ vào cách làm kinh tế kiểu cũ nên người dân thoát cảnh ăn độn bo bo, mì chín, rau cỏ... vượt qua nguy cơ chết đói và sau một thời gian ngắn “đổi mới” đời sống người dân có khá hơn, người dân đã không còn thiếu thốn nhu yếu phẩm, hàng tiêu dùng, lại còn dư thừa lúa gạo xuất cảng, bơm sức sống vào nền kinh tế chỉ huy xã hội chủ nghĩa đã chết lâm sàng. Chính sự hiệu quả khi thực hiện kinh tế truyền thống, phù hợp với bản chất con người, tạo cơ hội cho nguyên tổng bí thư Đỗ Mười vênh váo, hô hoán không biết ngượng mồm rằng: “...Có đảng cộng sản mới có đổi mới...” 

Rồi cũng từ lúc đảng cộng sản thực hiện cái gọi là đổi mới đã gần ba thập niên người dân Việt Nam và cán bộ, quan chức, đảng viên đảng cộng sản được gì, mất gì?

Có lẽ mọi người đều thấy sau nhiều chục năm đổi mới người dân Việt Nam không còn nguy cơ chết đói “hàng loạt” do mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa của những năm chưa “đổi mới” gây ra. Bên cạnh điều được vừa đề cập, là người dân Việt Nam vẫn nằm ở ngưỡng cận nghèo khá đông và có nguy cơ sẽ trở về ngưỡng nghèo đói bất cứ lúc nào, nếu không có sự viện trợ nhân đạo, xóa đói giảm nghèo của các tổ chức từ thiện ngoài chính phủ lẫn của các chính phủ dân chủ giàu mạnh, của cộng đồng nhân loại khắp nơi trên thế giới. 

Riêng cán bộ, quan chức đảng viên được đảng cộng sản ban bổng lộc, quyền hạn có thể nói là vô giới hạn để mua chuộc lòng trung thành trong thời kỳ được gọi là đổi mới và tiếp diễn cho đến tận ngày nay đã đổ đốn, sinh ra nhiều biến chứng hết thuốc chữa, chỉ có một loại thuốc để giải thoát tổ chức cho cán bộ, quan chức cộng đảng Việt và chế độ là “độc dược” cho đi êm mà thôi! 

Những quyền lực, quyền lợi mà người dân ai cũng biết như chúng được cấp siêu xe, vô tư tiêu cực để xây nhà siêu sang, được đảng làm ngơ cho suy thoái đạo đức với siêu mẫu chân dài và được hưởng ưu đãi siêu quyền lực đứng trên, đứng ngoài luật pháp để ăn cướp của dân, ăn cắp của nước, tranh nhau xẻ thịt quốc gia như băng đảng lưu manh sống ngoài vòng pháp luật. 

Điển hình là các cán bộ, đảng viên “hồng hơn chuyên” trí tuệ, kiến thức, chuyên môn về phát triển kinh tế, xã hội dưới trung bình được cơ cấu vào các vị trí béo bở lãnh đạo các tập đoàn kinh tế nhà nước, được chỉ định, đề bạt làm quan đầu tỉnh, thành phố với quyền sinh sát vô giới hạn như các lãnh chúa của thời quân chủ phong kiến xa xưa. Song song đó là việc thăng cấp tiến chức cho các đảng viên trong ngành công an, quân đội – hai bệ đỡ thanh gươm và lá chắn bảo vệ sự lãnh đạo độc tài, toàn trị của đảng.

Đến hôm nay hậu quả của việc ban phát bổng lộc, thăng cấp tiến chức, cấp đất phong hầu bừa bãi trong thời kỳ đổi mới cho cán bộ, đảng viên của đảng cộng sản Việt Nam giống như thời quân chủ độc tài, chuyên chế thực hiện nhằm mua chuộc sự trung thành của thuộc hạ, bảo vệ chế độ chứ không chú trọng đến chuyên môn, tài năng và chính tầm nhìn thiển cận, ngu muội của lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam, đi ngược tiến trình tiến hóa của nhân loại là nguyên nhân gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, không thể khắc phục cho dân cho nước như đã, đang tồn tại trên đất nước Việt Nam. 

Cụ thể là các tập đoàn kinh tế “mũi nhọn” của nhà nước được đảng thúc bách vươn ra biển lớn đã bị các đảng viên lãnh đạo “suy thoái đạo đức, lối sống...” xẻ thịt làm cho tan nát, vỡ vụn. Song song với sự sụp đổ, chìm đắm không sủi tăm của hàng loạt các tập đoàn Vina, là các ngành kinh tế quốc phòng, các mặt hàng xuất cảng chiến lược nông, thủy, hải, sản bị các cái đầu không óc “hồng hơn chuyên” thiếu hiểu biết chuyên môn. Nếu không nói là ngu dốt về nguyên tắc vận hành của nền kinh tế thị trường được đảng tưởng thưởng, đặt để vào các vị trí lãnh đạo đầu ngành thừa tham, dư dốt, kém tài tranh nhau giành giật thị phần vô nguyên tắc lẫn gây ra khủng hoảng thừa, trở thành miếng mồi cho các doanh nhân cáo già của nền kinh tế tự do nuốt gọn, khiến cho nông dân điêu đứng trong vòng luẩn quẩn, đi đâu cũng trở về chốn cũ “được mùa mất giá, được giá mất mùa”. 

Bên cạnh đó là sự điều hành, lãnh đạo yếu kém mọi mặt, mọi ngành như giáo dục, y tế, luật pháp, thuế khóa, nhân dụng... rơi vào tình trạng hỗn loạn do hối lộ, tham nhũng, lãng phí hoành hành mất kiểm soát bởi do đảng ban phát thả lỏng khiến cho bằng thật học giả tràn lan, tiến sĩ, giáo sư, bác sĩ... không năng lực chạy đầy đường, bệnh viện xuống cấp trầm trọng. Xuống cấp từ y đức đến điều kiện vệ sinh tối thiểu cũng không được bảo đảm nhưng tình trạng đút lót phong bì, phong bao để được phục vụ y tế tốt hơn là rất phổ biến, cùng với việc nhận thức rừng rú vô luật pháp, vô chính phủ ai cũng nghĩ mình là vua trong đầu óc cán bộ đảng viên cộng sản không còn là cá biệt.

Không khó để nhận ra ý đồ xấu của cộng đảng Việt là chúng vô tư phong hàm tướng cho ngành công an, quân đội rất không bình thường cũng như việc chúng phong chức phó cho các ban bệ trực thuộc chính phủ cũng rất bất thường. Nhất là cách chúng tiến cử cán bộ, đảng viên ưu tú “cung ứng” nhân sự làm cảnh cho việc bầu bán nhân sự làm đại biểu của cơ quan quyền lực cao nhất nước là quốc hội, cũng rất tầm thường. Không kể là có không ít ông bà đại biểu quốc hội phát ngôn linh tinh, thiếu trí tuệ lẫn có biểu hiện của người bệnh tâm thần! Tất cả những việc đảng cộng sản Việt Nam thực hiện trong thời kỳ gọi là đổi mới và tiếp diễn cho đến hiện nay đều không ngoài mục đích giữ lấy độc quyền lãnh đạo nhà nước, xã hội của đảng.

Qua mấy thập niên đổi mới hay là chết và lập lại “phương án” ban phát bổng lộc, cắt đất phong hầu để mua lòng trung thành của cán bộ đảng viên, bảo vệ độc quyền lãnh đạo chính trị như các ông vua ở thời đại quân chủ, đi ngược trào lưu tiến hóa chính trị của xã hội loài người đã diệt vong trong quá khứ. 

Thời nay là thời đại dân chủ mọi giải pháp đều phải hướng đến thiết chế chính thể dân chủ nhưng lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam vì thiếu trí tuệ, tầm nhìn nên tái diễn sai lầm chính trị như vua chúa xa xưa, cứ nghĩ rằng “cắt đất phong hầu” cho tay chân thuộc hạ là có thể muôn năm trường trị. Thế nhưng thực tế lịch sử đã chứng minh, ban phát bổng lộc, cắt đất phong hầu... không phải là giải pháp tối ưu, nó không mang lại hiệu quả trong cai trị mà còn gây ra nhiều hỗn loạn, biến tướng để lại hậu quả nghiêm trọng không thể khắc phục như mọi người đều thấy hậu quả “...suy thoái đạo đức, xã hội băng hoại, đất nước tan nát...” đã, đang xảy ra trong nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.


Vài tin liên quan đến Formosa Plastics làm bài học cho Việt Nam

Thục Quyên (Danlambao) - Theo tin ngày 6/12/2016 của tờ Metal Bulletin (1) các quan chức hãng China Steel Corporation (CSC) Đài Loan cho biết đã cử một nhóm 16 chuyên gia, nhân viên của hãng, tới Formosa Hà Tĩnh tại Việt Nam để đánh giá tình trạng và chuẩn bị vận hành lò cao số 1. Nhóm này còn có nhiệm vụ giúp ban lãnh đạo Formosa Hà Tĩnh kiểm kê nhân lực và trang thiết bị để đi vào họat động.

Tuy CSC chưa ước tính được ngày khởi công chính thức, thay cho dự tính vào tháng 12 năm 2016 trước khi xảy ra vụ thảm hoạ môi trường biển, nhưng các báo cáo tin tức địa phương cho rằng sẽ vào quý đầu tiên của năm 2017.

Tin trên nằm trong chiều hướng chương trình tuyển mộ nhân viên của Formosa Hà Tĩnh đăng trên Facebook của hãng này vào ngày 15 và 16 /12/2016

Hien truong phong van DH cua cty FHS ngay 15.12.2016



Thông báo cho những bạn ngày mai đến nhận việc tại công ty trong đợt phỏng vấn 30/11 và 1/12 vừa qua nhớ mang theo đầy đủ những gì đã thông báo từ trước nhé.
Lịch phỏng vấn tiếp theo bọn mình sẽ úp lên sau nhé, các bạn chú ý theo dõi bài đăng nha.


Mối quan hệ giửa chính phủ Đài Loan với China Steel Corporation hoặc với Formosa Plastics Group (Tập đoàn Nhựa Đài Loan)

Formosa Hà Tĩnh gồm 70% thuộc sở hữu của tập đoàn công nghiệp Đài Loan Formosa Plastics Group, 25% thuộc sở hữu của CSC ,và JFE Steel của Nhật Bản sở hữu 5% còn lại.

China Steel Corporation

Là công ty thép lớn nhất Đài Loan nắm giữ hơn 50% thị phần nội địa với mức sản xuất khoảng 14.8 triệu tấn trong năm 2015 và là công ty thép lớn thứ 23 trên thế giới.(2)

Từ một công ty tư (3) chính thức bắt đầu tháng 12/1971, CSC chuyển thành công ty nhà nước tháng 7/1977 rồi từ tháng 4/1995 lại được tư hữu hóa, nhưng trên thực tế chính phủ Đài Loan vẫn giữ số cổ phần cao nhất do đó có quyền chỉ định chủ tịch của công ty.

Ông Wong Chao-tung (4), vị chủ tịch mới được bổ nhiệm tháng 6/2016 là người đã điều hành công ty China Steel Sumikin Vietnam từ năm 2010 tới cuối 2015, tuyên bố khi nhậm chức là ông sẽ theo 

"Chính sách hướng Nam mới" của chính phủ, nhằm tăng cường và mở rộng khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp thép Đài Loan tại các quốc gia ASEAN, Nam Á, Australia và New Zealand,

Formosa Plastics Group (Tập đoàn Nhựa Đài Loan)

Theo tờ Focustaiwan News Channel ngày 3/10/2016, mặc dù gặp khó khăn với dân chúng vì gây ô nhiễm môi trường tại Đài Loan cũng như Việt Nam, cổ phiếu FPG vẫn tăng 0,51%. (5)

FPG là công ty tư hữu lớn nhất của Đài Loan với gía trị vốn hóa thị trường (Market Cap) vào cuối năm 2015 lả 21Tỷ với 78,565 nhân viên nội địa và 32,112 nhân viên tại các quốc gia khảc trên thế giới(6), do đó đang dùng thế mạnh kinh tế để "giao chiến" với những nhóm bảo vệ môi trường Đài Loan và cả những chính phủ địa phương họ không ảnh hưởng được, thí dụ như tình trạng hiện nay tại Changhua.

Chính quyền vùng Changhua (Chương Hoá) sau nhiều lần cảnh cáo Formosa Chemicals & Fibre Corporation (Formosa Hóa chất và Sợi) đã từ chối không gia hạn hoạt động cho công ty này sau ngày 28/9/2016 vì đã không giải quyết vấn đề giảm lượng lưu hùynh trong khí thải theo đúng tiêu chuẩn. Phó Chủ tịch Formosa Chemicals, ông Hong Fu-yuan phản công tuyên bố quyết định đóng cửa nhà máy sẽ ảnh hưởng đến 1.000 lao động và kết án chính quyền địa phương cố tình không chấp thuận đơn xin gia hạn của Formosa 37 lần trong vòng 3 tháng qua và loan báo đưa nội vụ ra trước tòa án.

Khoảng 3000 người tranh đấu bảo vệ môi sinh đã biểu tình (7) yêu cầu chính quyền Changhua giữ vững đòi hỏi chính đáng trước áp lực phản công của Formosa Chemicals. Trong khi đó dù thẩm phán Wei Ming-ku của toà án Changhua đích thân đến gặp và hứa chính quyền sẽ bảo vệ quyền lợi lao động, 1000 nhân viên Formosa Chemicals đã đem theo gia đình đi biểu tình đòi gia hạn hoạt động cho công ty, gây xô xát lớn với cảnh sát (8) đưa tới hơn 60 người bị thương và khoảng 12 người phải nhập viện.

Trong khi đó tại Renwu (quận Nhân Vũ thuộc thành phố Cao Hùng), bà Joan Tsai thuộc nhóm Mercy on the Earth, Taiwan (MET) cho biết nhóm của bà đã cộng tác với một giáo sư đại học National Kaohsiung Marine University (Đại học hàng hải quốc gia Cao Hùng) lấy mẫu từ 14 giếng nước ngầm tại Renwu và sông Houjing, trong suốt thời gian 5 tháng, để thử nghiệm. Kết qủa từ 1800 mẫu thử nghiệm cho thấy lượng hợp chất hữu cơ bay hơi như chloroform, vinyl chloride monomer, 1,2-dichloroethane và dichloromethane cao 1,3 tới 7,35 lần hơn tiêu chuẩn Cơ quan Bảo vệ Môi trường Đài Loan (EPA) cho phép (9)

MET đòi hỏi nhà máy Formosa Plastics Renwu phải lập tức ngừng hoạt động trong khi chờ đợi chính quyền địa phương xác định mức ô nhiễm và khởi động chương trình đánh giá sức khỏe cũng như điều tra dịch học tại vùng hạ lưu sông Houjing.

Khác với tại Changhua, ông Tsai Meng-yu ,Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ môi trường thành phố Cao Hùng, tỏ thái độ đứng về phe Formosa, phê bình là cần một thời gian dài hơn nhiều để xác định các chất ô nhiễm đã lan và có thể là các nước trong giếng đã bị ô nhiễmdo ô nhiễm tích lũy từ quá khứ . Ngoài ra theo ông, thanh tra định kỳ mỗi 2 tháng cho thấy mức độ ô nhiễm đã thực sự giảm thiểu.

Bài học cho Việt Nam.

Theo dõi sự tranh đấu của những người bảo vệ môi sinh Đài Loan cho thấy công việc khó khăn, đòi hỏi một chương trình hoạt động khoa học, có tổ chức vững vàng. Chính phủ Đài Loan bị ràng buộc kinh tế, bị Formosa Plastics đem vấn đề thất nghiệp và hỗn lọan xã hội làm áp lực.

Tại Việt Nam, qua China Steel Corporation CSC, chính phủ Đài Loan lại có cổ phần trong Formosa Vũng Áng, do đó dân Việt Nam không thể đặt qúa nhiều hy vọng ở sự ủng hộ của chính phủ Đài Loan để đối đầu với Formosa Plastics. Thêm vào đó, đằng sau Formosa Plastics là MCC, Metallurgical Corporation of China Ltd. Tập đoàn Công ty Luyện kim Trung Hoa.

Bên cạnh những liên kết với những chính trị gia /nhóm/ hội bảo vệ môi trường Đài Loan, người Việt phải gấp rút liên kết với nhau để tìm phương cách kêu gọi sự chú ý và giúp đỡ của quốc tế về mặt tích cực bảo vệ môi sinh và về mặt luật pháp. Muốn vậy cần phải nhẫn nại và nghiêm chỉnh thu thập bằng chứng trong tay để hành động.

Phó mặc cho vài cuộc biểu tình của những nạn nhân nghèo khổ để mong đòi được công lý hoặc chấm dứt được tình trạng ô nhiễm nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh đã và sẽ tiếp tục gây ra là điều không tưởng. Không một dân tộc trưởng thành nào ( và tự cho mình là anh hùng) lại nhắm mắt, bó tay, chờ chết như vậy.



__________________________________________________________________________


Học viện Phật Giáo Việt Nam TPHCM tuyển sinh thạc sĩ Phật học bằng môn… triết học Mác Lênin

Học viện Phật Giáo Việt Nam TPHCM tuyển sinh thạc sĩ  Phật học bằng môn… triết học Mác Lênin
Học viện Phật Giáo Việt Nam TPHCM (cơ sở Lê Minh Xuân). Ảnh: Giác Ngộ
Thêm một bằng chứng về thời mạt pháp của Phật Giáo đang diễn ra trên đất nước Việt Nam, khi việc thi tuyển sinh thạc sĩ Phật học lại có môn… triết học Mác Lê Nin!
Một thông báo tuyển sinh thạc sĩ Phật học khóa II (2017-2019),  được ký ngày 16/12/2016 bởi đại đức Thích Quang Thạnh – tổng thư ký hội đồng điều hành của Học Viện Phật Giáo Việt Nam TPHCM . Thông báo này có đăng trên trang web của học viện có ghi rõ: “…các môn dự thi:  gồm 3 môn: 1- Phật Học, 2- Triết học Phật giáo và Mác Lê Nin, 3- ngoại ngữ (Anh văn hoạc Hoa Văn).
Trên trang web của đài BBC, đã đăng trả lời phỏng vấn BBC của  đại đức Thích Quang Thạnh về vấn đề này như sau : “…Thông báo tuyển sinh thạc sĩ Phật học mới chỉ là dự trù, còn phải đợi nhà nước cấp phép thì Học viện mới công bố chính thức môn thi sau…Tuy nhiên, trong đợt tuyển sinh thạc sĩ Phật học lần trước [năm 2012] có môn Mác-Lênin mà không thấy ai phản ứng gì…Việc đưa môn Mác-Lênin vào kỳ thi của Học viện Phật giáo là tư duy tập thể…”
Cũng trả lời phỏng vấn cho đài BBC hôm 19/12, Hòa thượng Thích Không Tánh- viện chủ chùa Liên Trì nay đã bị chính quyền CSVN phá bỏ- nói: “…Học viện Phật giáo Việt Nam là một tổ chức tôn giáo trực thuộc nhà nước thì đương nhiên họ phải giảng dạy và thi tuyển môn Mác-Lênin rồi. Đây là động thái cho thấy chính quyền muốn nô lệ hóa người của Phật giáo, và đào tạo các học viên tốt nghiệp Học viện Phật giáo trở thành cán bộ tuyên truyền tôn giáo nhằm đưa môn Mác-Lênin đến rộng rãi cộng đồng Phật tử…”.
Học viện Phật Giáo Việt Nam TPHCM có cơ sở mới khánh thành vào ngày 8/5/2016 tại xã Lê Minh Xuân, Huyện Bình Chánh, TPHCM.  Học viện này đặt dưới sự điều hành của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, dưới sự kiểm soát của chính quyền CSVN.  Học viện cũ là Viện Phật Học Vạn Hạnh, tọa lạc tại 750, Nguyễn Kiệm, P4. Quận Phú Nhuận, trước đây đã từng được giảng dạy giảng bởi những vị cao tăng, ni của Phật Giáo Việt Nam: cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Minh Châu, cố Hòa Thượng Thích Chơn Thiện, Ni Sư Thích Nữ Trí Hải…
Những ai đã từng học triết học Mác Lê Nin đều biết rõ rằng, chủ nghĩa Mác Lê Nin gọi tôn giáo là “thuốc phiện để ru ngủ người dân” của xã hội phong kiến, tư bản. Chủ nghĩa cộng sản bài bác vai trò của tôn giáo trong xã hội loài người.
Đoàn Hưng / SBTN

Đại biểu chất vấn bộ trưởng: tới chết vẫn chưa được trả lời

Đại biểu chất vấn bộ trưởng: tới chết vẫn chưa được trả lời
Ảnh: Tuổi Trẻ
Một đại biểu quốc hội cộng sản Việt Nam vừa qua đời, khiến báo chí trong nước nêu nghi vấn về thực chất của những phiên “chất vấn bộ trưởng” trong cái gọi là cơ quan đại diện cho người dân dưới chế độ độc đảng toàn trị.
Ông Ngô Văn Minh, ủy viên thường trực Ủy Ban Pháp Luật, qua đời hôm 16 tháng 12 năm 2016 tại quê nhà Quảng Nam vì bạo bệnh, hưởng dương 57 tuổi. Báo Tuổi Trẻ hôm Thứ Bảy nhắc lại sự việc xảy ra đúng một tháng trước, vào ngày 17 tháng 11, khi ông Ngô Văn Minh giơ bảng sử dụng quyền tranh luận để chất vấn Bộ Trưởng Nội Vụ CSVN. Hiện nay, quy luật trong quốc hội cộng sản Việt Nam là đại biểu phải giơ một tấm bảng lên mỗi khi muốn phát biểu. Hôm đó ông Ngô Văn Minh chất vấn Bộ Trưởng Nội Vụ về vụ ông Trịnh Xuân Thanh. Ông muốn biết bộ này sẽ phải chịu trách nhiệm như thế nào trong việc tặng thưởng huân chương anh hùng lao động cho một người đã để công ty bị lỗ hàng trăm triệu Mỹ kim, rồi đề bạt người đó vào một vị trí lãnh đạo tại tỉnh Hậu Giang. Ông Ngô Văn Minh cũng yêu cầu Bộ Công An trả lời về vấn đề hễ có nghi án tham nhũng là người bị điều tra trốn ra nước ngoài dễ dàng.
Các câu hỏi của ông đã được chủ tọa phiên họp yêu cầu bộ trưởng trả lời bằng văn bản. Cho đến nay, chưa ai biết vị đại biểu ba nhiệm kỳ từ xứ Quảng có nhận được văn bản trả lời trước khi từ trần hay không.
Huy Lam / SBTN

Hà Nội đa nguyên qua cuộc thí nghiệm bảng hiệu

Hà Nội đa nguyên qua cuộc thí nghiệm bảng hiệu
Ảnh: BizLive
Hơn 6 tháng sau khi thành phố Hà Nội bắt buộc mọi cửa hàng trên đường Lê Trọng Tấn thuộc quận Thanh Xuân phải lắp những bảng hiệu cùng kích thước, màu sắc và kiểu chữ, nhiều cửa hàng nay bắt đầu tìm cách vượt ra khỏi sự đơn điệu của những bảng hiệu “đồng phục”.
Theo một số chủ cửa hàng thì họ thực sự không có chọn lựa nào khác ngoài “chủ nghĩa đa nguyên” về bảng hiệu, sau một thời gian gặp nhiều khó khăn trong việc kinh doanh vì các cửa hàng quá giống nhau. Báo Dân Việt hôm Chủ Nhật 18/12 phỏng vấn một số chủ cửa hàng trên con phố được đưa ra làm mẫu thí nghiệm về thiết kế bảng hiệu. Bà Nguyễn Thu Hàng, chủ một hệ thống tiệm quần áo, nói rằng dù đại lý của bà trên con phố này có mặt đường và vỉa hè rất thuận tiện, nhưng số lượng hàng hóa bán ra thấp hơn nhiều so với các điểm khác. Bà quyết định thay bảng hiệu khác để khách hàng nhận biết đây là cửa hàng quần áo.
Chủ một tiệm làm tóc tên Minh thì cho biết, hầu hết chủ cửa hàng ở đây ủng hộ việc sử dụng bảng hiệu cùng kích thước. Tuy nhiên, ông không đồng ý với việc nhà cầm quyền bắt buộc mọi bảng hiệu phải có cùng một màu và cùng một kiểu chữ. Ông Minh cho biết thương hiệu tiệm làm tóc của ông phải mất nhiều năm mới gầy dựng được với những hình ảnh và màu sắc riêng biệt đã được đệ nạp cho nhà chức trách.
Từ khi thành phố Hà Nội bắt đầu cuộc thí nghiệm bảng hiệu “đồng phục” trên phố Lê Trọng Tấn vào tháng 5 năm nay, một số cửa hàng đã phải dọn đi vì kinh doanh ế ẩm.
Huy Lam / SBTN

Trường đại học ép giáo sư vay tiền và bán điểm cho sinh viên

Trường đại học ép giáo sư vay tiền và bán điểm cho sinh viên
ẢNh: soha
Câu chuyện lạ lùng trên diễn ra tại Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai (thành phố Biên Hòa). Theo như những phản ánh của giáo sư tại trường cho biết, lãnh đạo trường này đã gửi thông báo, trong đó yêu cầu các giáo sư đang giảng dạy tại trường phải đồng ý để cho nhà trường lấy hợp đồng lao động đem vi vay ngân hàng. Chưa hết, một cán bộ của trường còn bị công an phát hiện bán điểm cho những sinh viên học hành yếu kém để kiếm tiền.
Những giáo sư bị buộc phải vay tiền ngân hàng cho biết, cứ mỗi hợp đồng lao động của họ với trường đại học sẽ đem đi cầm cố để vay số tiền với giá từ 50-100 triệu đồng (từ 2,200-4,400 Mỹ kim). Lãnh đạo nhà trường giải thích rằng, số tiền ấy được vay dưới dạng tín chấp, dùng vào việc “xây dựng và phát triển nhà trường”. Cùng với đó, trong bản thông báo nói, việc vay mượn dùm trường trên “tinh thần tự nguyện”, nhưng rõ ràng đây là hình thức bắt buộc, nếu không muốn gặp rắc rối với lãnh đạo.
Giữa giáo sư và nhà trường ký khế ước với nhau, các khoản vay và trả lãi sẽ do nhà trường làm việc với ngân hàng đối với từng trường hợp.
Điều này khiến cho các giáo sư không khỏi lo lắng, vì ngộ nhỡ khi nhà trường không có khả năng chi trả, ngân hàng căn cứ vào hợp đồng để bắt các giáo sư phải trả.
Cũng tại trường Đại học Công nghệ Đồng Nai, ngày 15/12, Cảnh sát kinh tế và chức vụ của công an tỉnh này cho biết đang thụ lý hồ sơ một cán bộ của trường này đã sửa điểm cho sinh viên để kiếm tiền.
Cán bộ đó được xác định là ông Hoàng Văn Điệp (35 tuổi, cựu Phó Khoa kế tóa- tài chính). Với chức vụ mà mình đang nắm, ông Điệp đã chỉnh sửa điểm cho các sinh viên rớt tốt nghiệp thành đậu; học lực trung bình thành khá giỏi và giúp cả việc đạt chứng chỉ ngoại ngữ để đủ điều kiện thi tốt nghiệp. Từ những tin tức sơ khởi, tổng số tiền mà ông Điệp thu được từ việc sửa điểm cho sinh viên là 113 triệu đồng.
Ngọc Quân/SBTN

Quan chức CSVN Lâm Đồng đến tận phi trường tặng hoa du khách Trung Cộng

Quan chức CSVN Lâm Đồng đến tận phi trường tặng hoa du khách Trung Cộng
Ảnh: vietnamplus.vn
Tin từ Việt Nam cho hay, chuyến phi cơ của hãng hàng không VietJet Air chở 240 du khách Trung Cộng sáng sớm hôm 18/12 đã hạ cánh xuống phi trường Liên Khương của huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.
Đây là chuyến bay đầu tiên nối liền tỉnh Vũ Hán của Hoa Lục với thành phố Đà Lạt của tỉnh Lâm Đồng, kéo dài 3 tiếng đồng hồ. Điều đáng nói là cán bộ lãnh đạo Cộng sản Việt Nam tại tỉnh Lâm Đồng đã đến tận phi trường để tặng hoa và chào đón đoàn du khách đến từ Hoa Lục.
Báo mạng vietnamplus dẫn tuyên bố của bà Nguyễn Thị Hải Nam, phó giám đốc công ty Lữ hành Quốc tế Trung Quốc – Việt Nam cho biết, mỗi tuần sẽ có 3 chuyến bay từ Hoa Lục đến Đà Lạt trong thời gian tới, và chặng bay này được thiết lập để giảm bớt lưu lượng các chuyến bay từ Hoa Lục đến thành phố Nha Trang đã quá đông.
Trong khi cán bộ lãnh đạo Cộng sản Việt Nam tỉnh Lâm Đồng và thông tấn xã Cộng sản Việt Nam ca ngợi đây là biện pháp lôi cuốn du khách Hoa Lục, thì cư dân mạng Việt Nam bàng hoàng, lo ngại. Họ cho rằng sớm muộn gì thì du khách Trung Cộng cũng sẽ làm mất đi vẻ thanh lịch của Đà Lạt một thời mộng mơ, cũng như họ đã làm tại hầu hết các thắng cảnh du lịch trên thế giới mà họ đặt chân đến.
Các thành phố du lịch nổi tiếng khác của Việt Nam như Đà Nẵng, Nha Trang nay cũng báo động vì tràn ngập du khách Trung Cộng. Và các công ty Trung Cộng đang tìm cách lũng đoạn các dịch vụ du lịch tại những nơi này, để phục vụ cho công dân của họ.
Song Châu / SBTN

Nạn nhân Formosa chuẩn bị đón Noel như thế nào?

Thông tín viên Việt Nam 2016-12-18 
Một phiên chợ ở Quảng Bình trước Giáng Sinh.
 Một phiên chợ ở Quảng Bình trước Giáng Sinh.  RFA photo
Lễ Giáng Sinh hằng năm là kỳ lễ hội lớn cho những giáo dân gắn bó với biển. Thảm họa môi trường Formosa khiến họ mất kế sinh nhai. Vậy Giáng Sinh năm nay họ chuẩn bị lễ thế nào?
Về với Hà Tĩnh và Quảng Bình nơi thảm họa môi trường ảnh hưởng đến từng bữa ăn và giấc ngủ. Hơn 9 tháng đã trôi qua một mùa Giáng Sinh nữa lại đến và cận kề với Tết.
Vào thời điểm này của những năm trước, người dân đã nô nức đi chợ để sắm sửa hay tham gia công tác chuẩn bị trang trí Giáng Sinh rất rầm rộ, không khí háo hứng thể hiện trên từng khuôn mặt. Lúc đó người dân tập trung sửa soạn và trang trí hang đá rồi đèn sao nhộn nhịp. Thế nhưng năm nay, Giáng Sinh cận kề nhưng không khí không còn như trước.
Người dân tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh đang dang dỡ chặt tre, gói gém bao bi măng để trang trí hang đá chia sẻ:
“Giáng Sinh năm trước thì giáo xứ họ của chúng tôi ở đây rất OK với lý do hầu như tất cả giáo dân biển được, tất cả đều được từ A tới Z”.
“Bên họ chúng tôi đây bình thường kinh tế có thể vững vàng như năm ngoái thì làm rất khang trang, nhưng năm nay bà con làm ăn rất eo hẹp kinh tế rồi thiếu thốn nhiều cái”.
Còn Quảng Bình, thảm họa đi qua chưa kịp ổn định, thế nhưng người dân còn phải gánh chịu thêm 2 trận lũ lụt liên tiếp. Gánh nặng đè lên từng gia đình làm cho kinh tế chả còn gì. Thường hằng năm giờ này đám trẻ con đang ngóng trông bố mẹ mua sắm quần áo mới. Thế mà giờ đây chúng chỉ biết tụ nhau lại chơi đùa như chẳng biết Giáng Sinh sắp đến.
Phiên chợ giờ đây héo hắt đến buồn. Tiếp cận tiểu thương nơi đây ai ai cũng buồn vì thảm họa rồi lũ lụt:
“Như thường năm khi chưa có thảm họa, sang tháng 11 là mùa Noel đến là mỗi người ai cũng có tiền rồi tưng bừng đón Noel rồi, có hang đá có đầy đủ rồi, nhưng thời điểm này là không cái gì gọi là đón Noel hết”.
“2015 có đón giáng sinh niềm nở tại vì không có bị Formosa, mọi năm giờ này họ làm hang đá nồng nhiệt rồi chứ năm nay không có tiền để làm”.
Cảnh tượng hiu quạnh của một xứ đạo, những cánh đồng hư hại sau lũ cùng những xáo trộn đang diễn ra trong xã hội khiến người dân dường như mất niềm tin.  Thế nhưng theo những vị linh mục quản xứ, thì giáo dân trong xứ đạo vẫn nghe theo giáo huấn của Hội thánh: luôn ôn hòa trong việc đòi hỏi lẽ phải và công bằng.

Việt Nam siết chặt quyền tự do tôn giáo

RFA 2016-12-19  
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại Hà Nội vào ngày 21 Tháng 3 năm 2016.
 Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại Hà Nội vào ngày 21 Tháng 3 năm 2016.
Thủ tướng CSNguyễn Xuân Phúc chỉ đạo ngăn chặn những điều gọi là các hành vi vi phạm pháp luật, lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để kích động chia rẽ nhân dân, gây rối an ninh trật tự, lợi dụng chống phá Nhà nước. Người đứng đầu chính phủ Việt Nam đã phát biểu như vừa nêu trong Hội nghị mang tên “Thủ tướng với các tổ chức tôn giáo” được tổ chức sáng ngày 19/12/2016 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Luật Tín ngưỡng, tôn giáo sẽ có hiệu lực từ tháng 1/2018 sắp tới, từ nay tới thời điểm đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo nghiêm túc thực hiện pháp lệnh Tín ngưỡng tôn giáo hiện hành.
Ông Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, Việt Nam cần có thêm động lực để lấy lại đà tăng trưởng cho đất nước phát triển bền vững. Theo lời ông,  nguồn động lực đó phải đến từ đổi mới thể chế  trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân.

Hệ thống ngôn quyền và trách nhiệm các cấp

Cát Linh, phóng viên RFA 2016-12-19  
Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng (trái) trò chuyện với ông Võ Kim  Cự tại Hà Nội hôm 20/5/2014.
  Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng (trái) trò chuyện với ông Võ Kim Cự tại Hà Nội hôm 20/5/2014.  AFP photo
Trong thời gian qua, báo chí trong nước không ngừng đăng tải những phát ngôn của các quan chức cấp cao liên quan đến những vấn đề đã và đang gây ra hậu quả nghiêm trọng cho môi trường ở Việt Nam. Những phát ngôn đó đa phần là trái chiều, không thể hiện sự đồng nhất trong việc nhìn nhận nguyên nhân phát sinh và cách xử lý.
Những bất nhất
Hàng loạt sự kiện nổi bật trong nước liên quan đến môi trường và tham nhũng trong thời gian qua vẫn gây rất nhiều tranh cãi. Không những riêng về tính chất của sự việc, mà chính những phát ngôn của các vị quan chức có liên quan trực tiếp và gián tiếp cũng làm cho dư luận hoang mang về vấn đề đó.
Điều đáng nói, tất cả những phát ngôn ấy bắt nguồn từ những ban ngành khác nhau trong hệ thống chính trị và cơ cấu của bộ máy nhà nước. Từ thảm hoạ môi trường của bốn tỉnh ven biển miền Trung do nhà máy gang thép Formosa, Hà Tĩnh xả thải trực tiếp xuống biển gây ra, cho đến dự án nhà máy thép Cà Ná, tỉnh Ninh Thuận sau đó, và nhiều sự việc khác… đều cho thấy sự bất nhất trong phát ngôn của các vị lãnh đạo khi lên tiếng với truyền thông trong nước.
Trước hết phải nhắc đến câu chuyện của Formosa Hà Tĩnh và ông Võ Kim Cự, người được cho là “con chốt” đầu tiên của vụ việc này.
Người được báo chí Việt Nam đồng loạt trích lời là Thường trực Ban Bí thư của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Đinh Thế Huynh cho biết “Uỷ ban kiểm tra Trung ương đang kiểm tra mức độ vi phạm của ông Võ Kim Cự.” Trước đó thì chính ông Võ Kim Cự, là người đầu tiên lên tiếng với truyền thông về vụ Formosa, nói rằng “ông không có gì sai”.
Khi Thanh tra chính phủ xác định Hà Tĩnh cấp phép chưa đúng thẩm quyền, ông Võ Kim Cự khẳng định “Không đơn giản mà Hà Tĩnh cấp phép cho Formosa” và báo vnexpress trong nước trích dẫn nguyên văn câu trả lời của ông:
"Ở đây là một quá trình, trước hết cấp có thẩm quyền chấp nhận chủ trương đầu tư, sau đó các bộ ngành cho ý kiến, rồi địa phương làm các bước theo quy định pháp luật, trong đó có bước hoàn thiện việc cấp giấy chứng nhận đầu tư. Sau khi Thanh tra Chính phủ nêu vấn đề, cấp có thẩm quyền đã họp có sự tham gia của các bộ ngành. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có ý kiến đề nghị tiếp tục giữ nguyên quy định thời hạn là 70 năm và ý kiến này được cấp có thẩm quyền đồng ý.”
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có ý kiến đề nghị tiếp tục giữ nguyên quy định thời hạn là 70 năm và ý kiến này được cấp có thẩm quyền đồng ý.
- Ông Võ Kim Cự
Vụ việc kế tiếp là dự án nhà máy thép Cà Ná, tỉnh Ninh Thuận. Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng vào ngày 8 tháng 9 năm 2016 yêu cầu "Xử lý nghiêm, kể cả việc dừng hoạt động hoặc đóng cửa các nhà máy thép không đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường".
Thế nhưng, khoảng ba tháng sau đó, đầu tháng 12, Bộ Công thương  đã có dự thảo quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch hệ thống sản xuất thép đến năm 2025. Trong các dự án được nêu ra, dự án thép Cà Ná của Tập đoàn Hoa Sen chính thức được đề cập.
Luật sư Trần Quốc Thuận, người từng có 14 năm làm Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho chúng tôi biết hệ thống ngôn quyền bất nhất ở các cấp như thế là do trong nước có nhiều tầng nhiều nấc. Và mọi người có một cách nói khác nhau ở cương vị của người đó.
“Vừa qua, đứng trước sự việc đó thì Thủ tướng nói rằng nếu sai phạm nữa thì cương quyết đóng cửa, còn ở địa phương thì ông Võ Kim Cự nói rằng câu chuyện cho Formosa làm việc như thế thì không phải một mình tôi mà còn nhiều người, nhiều bộ ngành. Cụ Tổng thì vào (nhà máy Formosa) khen. Những câu nói đó tuỳ mỗi người mà liều lượng khác nhau.”
Trách nhiệm cho Bộ Chính trị
Nguyên Vụ trưởng vụ Dân vận Trung Ương, ông Nguyễn Khắc Mai, nêu ý kiến cụ thể đối với vấn đề Formosa rằng theo ông đó là trách nhiệm của Bộ Chính trị, khoá 11, và thậm chí khoá 12. Thế nhưng, qua những sự việc vừa qua thì có thể nói là sự đùn đẩy trách nhiệm cho người cấp dưới. Thế nhưng, những diễn biến vừa qua cho thấy tính “đùn đẩy” không có trách nhiệm với dân với nước.
000_Hkg10250076-400.jpg
Từ trái qua: Bộ trưởng Trần Đại Quang, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại Quốc Hội hôm 28/1/2016. AFP photo
“Còn bây giờ đổ trách nhiệm cho các lão như ông Võ Kim Cự, Nguyễn Thanh Bình, Bí thư chủ tịch Hà Tĩnh, chủ tịch huyện Kỳ Anh… thì chỉ là những anh cấp dưới thôi. Chúng tôi đã từng đề nghị quốc hội phải có uỷ ban độc lập, nghiêm túc nghiên cứu vấn đề này từ đầu đến đuôi làm rõ trách nhiệm của từng cấp, cấp Bộ chính trị là thế nào? cấp thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngày xưa là thế nào? Cấp Nguyễn Xuân Phúc ngày nay là thế nào? Các Bộ trưởng… phải làm cho rõ.”
Luật sư Trần Quốc Thuận đưa ra nhận định rằng ở Việt Nam, trách nhiệm của người đưa ra chủ trương về một dự án nào đó không được nhắc đến, mặc dù để chủ trương đó được thực hiện thì phải có sự đồng ý của người đứng đầu.
“Ngay cả tình trạng chủ trương của đất nước này thì đâu có chủ trương nào mà không báo cáo những dự án với cấp uỷ Đảng mà cao nhất là Bộ chính trị. Nhưng khi báo cáo rồi thì câu chuyện nó đổ bể ra thì không biết đi về đâu. cho nên cũng có người  nói rằng trách nhiệm của người chủ trương, người theo dõi đôn đốc kiểm tra như thế nào?”
Giáo sư Nguyễn Khắc Mai đã cho rằng Bộ chính trị là cơ quan chịu trách nhiệm cao nhất trong những vấn đề gây thiệt hại cho đất nước, mà cụ thể là vấn nạn môi trường do Formosa gây ra. Tuy nhiên, Việt Nam không có điều luật nào để buộc chế tài đối với Bộ chính trị.
Điều này cũng là nguyên nhân gây ra sự bất nhất trong hệ thống ngôn quyền trong bộ máy lãnh đạo.
“Những người lãnh đạo phải chịu trách nhiệm với tất cả những quyết định của mình. hiện nay không có một điều luật nào để buộc Bộ chính trị phải chịu trách nhiệm trước những quyết định của họ. Vì họ hoạt động không có khuôn khổ luật pháp nào cả, chỉ có một Điều 4 hết sức chung chung, đó là Đảng lãnh đạo. Mà Đảng thì người Đảng viên thường cũng lãnh đạo được.”
Chuẩn bị 5 năm nữa rồi, nhưng người ban hành nghị quyết, triển khai nghị quyết, đôn đốc thực hiện nghị quyết không thấy nói đến trách nhiệm.
- Luật sư Trần Quốc Thuận 
Khi nhắc đến “trách nhiệm”, luật sư Trần Quốc Thuận đề cập đến những nghị quyết của trung ương về chống suy thoái, chống tham nhũng, chống diễn biến, chống chuyển hoá từ 20 năm nay.
“Chuẩn bị 5 năm nữa rồi, nhưng người ban hành nghị quyết, triển khai nghị quyết, đôn đốc thực hiện nghị quyết không thấy nói đến trách nhiệm.
Trên đất nước này, tất cả chủ trương từ Vinashin đến Vinaline thì làm sao mà không có trách nhiệm? Đảng thì hay nói đến trách nhiệm của người đứng đầu, nhưng vụ Trịnh Xuân Thanh vừa qua thì không thấy xử người đứng đầu, chỉ thấy xử người phó và người giúp việc, kể cả thư ký cũng bị kỷ luật.”
Ông nhấn mạnh thêm rằng, đất nước này chưa từng thấy xử lý trách nhiệm người đứng đầu.
“Vì Trịnh Xuân Thanh để làm được phó chủ tịch thì phải có chữ ký phê chuẩn của Thủ tướng. Tôi làm 14 năm Phó chủ nhiệm tôi biết rằng không có chuyện gì mà ông chủ nhiệm không kiểm soát cả. Nếu ký sai thì bị kỷ luật hoặc mất chức. Có nghĩa là tất cả cái gì ông đứng đầu cũng gật đầu hết chứ không có gì, nhất là vấn đề nhân sự, vấn đề chủ trương, tiền bạc mà không có người đứng đầu gật đầu. Mà trách nhiệm thì không thấy.”
Nếu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã không dưới hai lần đã khẳng định “Phải kiên định chủ nghĩa Mác-Lenin”, thì ông Nguyễn Khắc Mai cũng nhấn mạnh rằng theo ông họ (Đảng Cộng sản Việt Nam) đang thực hiện rất đúng cái tư tưởng Mac-Lenin, một tư tưởng chuyên chính vô sản không cần luật pháp; chính phủ tự mình quyết định vượt lên trên lập pháp.