Sunday, April 28, 2019

Bộ Công Thương CSVN muốn đóng dấu ‘mật’ vào giá điện


Ngành điện đang gây xôn xao vì hóa đơn tiền điện của người dân tăng cao bất ngờ trong tháng đầu tiên tính theo mức giá điện mới. (Hình: Thanh Niên)
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Trong khi người dân đang xôn xao vì hóa đơn tiền điện tăng cao bất ngờ trong tháng đầu tiên tính theo mức giá điện mới, Bộ Công Thương CSVN lại có tham vọng “đóng dấu mật” vào thông tin giá điện bán ra cho người dân.
Báo Thanh Niên hôm 27 Tháng Tư, 2019, cho hay, trong dự thảo “Danh mục bí mật nhà nước ngành công thương” mà Bộ Công Thương CSVN đang lấy ý kiến, “có 13 thông tin, tài liệu thuộc diện tối mật và 30 thông tin, tài liệu thuộc danh mục mật.”
“Đặc biệt, trong báo cáo điều hành kinh doanh và phương án chỉ đạo điều chỉnh giá điện chưa công bố sẽ là những thông tin được đóng dấu mật. Theo đó, phương án chỉ đạo, điều chỉnh giá điện chưa công bố vào thuộc danh mục tài liệu mật,” báo này dẫn chứng.
Nhận định với báo Thanh Niên, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, cựu viện trưởng Viện Nghiên Cứu Thị Trường Giá Cả, nói rằng những gì liên quan đến giá cả đều là vấn đề “hết sức nhạy cảm.” Nguyên tắc chung là những mặt hàng nhà nước điều chỉnh giá nên được giữ bí mật trước khi thay đổi nhằm tránh gây hỗn loạn thị trường, tránh đầu cơ…
Tuy nhiên, với mặt hàng điện là vừa sản xuất vừa tiêu thụ nên lo ngại tình trạng đầu cơ như xăng dầu là không có. Vậy vấn đề lo ngại gây hỗn loạn thị trường có thể là một trong những lý do khiến Bộ Công Thương đề nghị đưa giá điện vào danh mục mật.
Ông Long nhấn mạnh, “điều này cũng không thuyết phục và không cần thiết bởi với mặt hàng điện, công cụ quản lý lẫn lực lượng hàng hóa đều nằm trong tay nhà nước quản lý.”
“Không có gì là không giải quyết được. Theo tôi, cơ chế thị trường đòi hỏi sự minh bạch. Riêng với mặt hàng điện, hiện giá thành sản xuất điện còn rất mơ hồ, bởi hệ thống điện hiện được phát từ nhiều nguồn, giá thành lại chưa từng được tính toán công khai, cụ thể, cân đối thế nào thì càng ‘mật’ càng gây bất bình với người tiêu dùng,” ông Long nhận xét.
Theo ông Long, trong bối cảnh giá điện đang thiếu minh bạch mà còn muốn “mật” nữa thì Bộ Công Thương đang quá “nuông chiều” ngành điện.
Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế, Tiến Sĩ Nguyễn Minh Phong cho rằng muốn minh bạch giá điện, trước tiên phải minh bạch được giá thành sản xuất điện. Giá thành sản xuất điện hiện nay chưa được tính toán cụ thể và cân đối bù trừ đối với từng nguồn phát điện trên hệ thống khi mà Tập Đoàn Điện Lực VN (EVN) vẫn còn chiếm tới hơn 70% nguồn phát của toàn hệ thống.
“Yêu cầu quan trọng thứ hai là phải minh bạch được giá truyền tải và phân phối điện. Khi EVN còn độc quyền trong khâu truyền tải và phân phối điện thì các khoản chi phí do quản lý yếu kém, hao hụt đường truyền, hay lương, thưởng lớn…; người tiêu dùng điện vẫn phải cõng vào giá điện. Thứ ba là không được phân biệt đối xử trong đàm phán mua bán điện với các đối tác, dù đó là nhà máy sản xuất thuộc EVN hay ngoài EVN,” ông Phong nói.
Tiến Sĩ Ngô Đức Lâm, chuyên gia năng lượng thuộc Liên Minh Năng Lượng Việt Nam, đánh giá nhiều năm qua, giá điện luôn là nỗi bất bình của người dân và doanh nghiệp, không phải do quá cao mà do chưa công khai, minh bạch cách tính.

Giá điện luôn là nỗi bất bình của người dân và doanh nghiệp do chưa công khai, minh bạch cách tính. (Hình: Thanh Niên)

Theo ông Lâm, tổng chi phí theo từng loại giá có từ 7 đến 9 yếu tố được tính vào đầu vào, gồm: khấu hao, nguyên nhiên liệu, vật liệu; lương (thưởng); sửa chữa lớn; dịch vụ mua ngoài; chi phí tài chính (lãi vay, chênh lệch tỷ giá); chi phí phát triển khách hàng và các chi phí bằng tiền khác. Trong các chi phí trên, có chi phí khấu hao và chi phí định mức lương là do nhà nước quy định, còn các chi phí khác do EVN tự quyết định. Việc EVN tự quyết định dẫn đến khả năng có nhiều yếu tố không khách quan, có lợi cho bên sản xuất, không minh bạch, ảnh hưởng nhiều đến yếu tố giảm giá thành.
“Còn rất nhiều khoản như lượng nhân công, tiền lương, hiệu suất thiết bị… đang bị lờ đi. Quan trọng nhất của các loại giá là cần công khai các khoản đầu vào để tính toán chi phí. Không công khai tức là giá không thực, có thể còn có những yếu tố chưa minh bạch, chưa đúng mà người tiêu dùng cần biết vì chính họ bị thua thiệt,” ông Lâm nói.
Ông Lâm nói thêm, ngành điện luôn nhắc nhiều đến giá đầu ra mà ít đề cập đến đầu vào. Nhiều luật sư đã tìm hiểu và kết luận rằng trong khoảng 10 năm trở lại đây, không có văn bản nhà nước nào quy định không công khai cách tính giá điện, chi phí đầu vào.
Tuy nhiên thực tế các doanh nghiệp điện đã tự thống nhất với nhau đưa những thông tin này vào “vùng cấm.” “Nay, Bộ Công Thương đề nghị đưa kế hoạch điều chỉnh giá điện chưa công bố vào danh mục bí mật nhà nước, nghĩa là đang chính thức chặn đường giám sát giá điện của người dân. Ngoài ra, điều này trái với Luật Giá vì theo nguyên tắc, giá cả của các mặt hàng phải được công khai cho cả hai phía người mua và người bán, bảo đảm đủ điều kiện chi trả của người dân,” báo Thanh Niên dẫn chứng.
“Ngành điện hiện nay cũng có BOT như các công trình BOT giao thông nhưng còn tệ hơn vì với mỗi trạm thu phí BOT, người dân có thể biết được tổng số tiền đầu tư của dự án, đếm được số lượng phương tiện qua lại, nhân với số tiền để biết được thời gian thu hồi vốn cho doanh nghiệp là bao lâu, từ đó phản ứng với những trạm BOT thu trái quy định. Còn ngành điện thì ‘bó tay,’ thu bao nhiêu, tăng bao nhiêu cũng phải chịu. Điều này là quá vô lý,” ông Lâm bất bình nói.
Luật Sư Bùi Quang Nghiêm, phó chủ nhiệm Đoàn Luật Sư ở Sài Gòn, cho rằng hiện ngành điện đang được độc quyền, đã độc quyền thì bắt buộc phải công khai cách tính giá, chi phí đầu vào để khách hàng kiểm soát.
“Mỗi lần điện tăng giá có hàng ngàn lý do mà người dân không thể phản biện vì có biết gì đâu mà phản biện. Điều này không thể chấp nhận được,” ông Nghiêm quả quyết.
Theo ông Nghiêm, Bộ Công Thương thống kê giá điện tại 25 nước, trong đó có các nước trong khu vực như Lào, Philippines, Trung Quốc, Ấn Độ… và cho rằng giá điện của Việt Nam ở mức thấp nhất. Tuy nhiên cách so sánh này không thuyết phục vì muốn so sánh, phải so tỷ suất giá điện tính đối với tổng thu nhập quốc dân và trên thu nhập bình quân của mỗi người dân là bao nhiêu. Chưa kể ở các nước khác, đặc biệt là các nước phát triển, nhân công trả cho ngành điện rất cao và họ tính cả phí tổn tác động tới môi trường vào cơ cấu giá điện.
Báo Thanh Niên cho hay, việc mập mờ, không công khai cách tính giá điện diễn ra trong nhiều năm qua, gốc rễ vấn đề là do một thị trường không có cạnh tranh, do độc quyền ngành điện.
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nói, chỉ có giải pháp duy nhất là sớm hình thành một thị trường điện, trong đó có sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp. Không thể cơ chế thị trường mà cho một doanh nghiệp nhà nước độc quyền phát đến 70% nguồn điện.
Theo các chuyên gia, cần cho phép nhiều doanh nghiệp bán buôn, phân phối cho nhiều đơn vị cơ sở bán lẻ. Khi đó, người mua sẽ được quyền mua điện từ bất cứ doanh nghiệp nào mà họ cảm thấy phù hợp. (Tr.N)

Saturday, April 27, 2019

Ông Lê Đức Anh và những đi đêm với Trung Cộng


Ảnh bên trái: Tàu HQ-604 của Việt Nam bị Trung Quốc bắn chìm tại phía Tây Nam bãi Gạc Ma ngày 14-3-1988. Ảnh bên phải: Lãnh đạo CSVN và Trung Quốc gặp gỡ tại Hội nghị Thành Đô ngày 3-9-1990. Ảnh: Internet
Lý Thái Hùng – Web Việt Tân

Ông Lê Đức Anh, nguyên Chủ tịch nước (1991-1997) vừa mới qua đời vào tối ngày 22 tháng 4 tại Hà Nội, thọ 99 tuổi (1920-2019). So với nhiều nhân vật lão thành ở trong đảng CSVN cùng thời như các ông Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt, Nguyễn Cơ Thạch, ông Lê Đức Anh có một số dấu ấn lịch sử đặc biệt liên hệ đến vụ “không nổ súng trước” ở Gạc Ma vào năm 1988 và là người “tiền trạm” chuẩn bị Hội Nghị Thành Đô năm 1990, đẩy Việt Nam vào quỹ đạo Trung Cộng từ thập niên 90 kéo dài đến nay.

Ra lệnh không nổ súng ở Gạc Ma

Khi Đặng Tiểu Bình xua hơn 300 ngàn quân và đại pháo tấn công vào 6 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam vào tháng 2 năm 1979, ông Lê Đức Anh đang là Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu 7 kiêm chỉ huy trưởng Cơ quan tiền phương của Bộ quốc phòng ở mặt trận Tây Nam. Nghĩa là ông Anh lúc đó đang đóng quân ở Campuchia.
Từ năm 1981 đến năm 1986, ông Lê Đức Anh được cử làm Thứ trưởng Quốc phòng, kiêm tư lệnh quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia. Năm 1982, được bầu vào Bộ Chính Trị khóa 5; được thăng quân hàm Đại tướng năm 1984; giữ chức Tổng Tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam từ năm 1986.
Dựa theo lời kể của Lê Đức Anh do Đại Tá Khuất Duy Hòa ghi lại, sau khi nhận chức Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng, ông Lê Đức Anh đã nhiều lần đi thị sát biên giới phía Bắc và thường xuyên nói với thuộc cấp rằng: “Anh em thôi không bắn, không chửi lại nữa”. Ông Anh còn nói: “Chừ họ chửi một, các đồng chí chửi lại mười; họ bắn một, các đồng chí bắn lại mười, cứ như thế này thì không làm được công tác tư tưởng, không giải quyết dứt điểm được tình hình”. Một cán bộ hỏi ông Anh rằng nếu không bắn, không chửi lại thì làm gì để giải quyết được tình hình. Ông Lê Đức Anh bảo, họ bắc loa chửi ta thì ta nhắc lại truyền thống và quá trình đoàn kết hữu nghị giữa hai nước; họ bắn sang ta bằng đạn pháo, thì ta “bắn lại” bằng tình hữu nghị!Sau Đại hội VI vào cuối năm 1986, ông Lê Đức Anh được đề cử giữ chức Bộ Trưởng Quốc Phòng vào tháng 2/1987. Chính từ thời gian này sự nghiệp chính trị của ông Lê Đức Anh đã thay đổi khi ông trực tiếp nhúng tay vào các quan hệ với Bắc Kinh.
Các chiến sĩ hải quân Việt Nam đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để bảo vệ chủ quyền Trường Sa năm 1988.
Quan điểm của ông Lê Đức Anh là chủ trương không bắn lại “quân xâm lược” Trung Quốc vào lúc đó, đủ để giải thích cho lý do vì sao ông Lê Đức Anh, Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng đã ra lệnh “không nổ súng” trước sự hiếu chiến và quyết tâm chiếm đảo Gạc Ma của Trung Cộng vào ngày 14 tháng 3 năm 1988, khiến cho 64 bộ đội công binh, thuộc hạ của ông Anh đã bị tàn sát dã man.
Sự kiện nói trên đã bị giấu kín. Thay vào đó, quân sử của CSVN lại viết rằng ngay sau khi Trung Quốc gây ra vụ thảm sát Gạc Ma (tháng 3/1988), Đại tướng Lê Đức Anh đã có chuyến thị sát đảo Trường Sa. Tại đây, ông có bài phát biểu tôn vinh chiến công của hải quân Việt Nam và khẳng định chủ quyền Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Sau này, trong cuộc tọa đàm kỷ niệm cuộc chiến Gạc Ma do Trung Tâm Minh Triết tổ chức vào năm 2015, Thiếu Tướng Lê Mã Lương, anh hùng lực lượng vũ trang đã kể lại rằng trong cuộc họp Bộ Chính Trị vào năm 1988, ông Nguyễn Cơ Thạch đã đập bàn và nói ai ra lệnh cho bộ đội không đuợc nổ súng. Tuy không ai trả lời cho ông Thạch, nhưng lúc đó ai cũng biết là Lê Đức Anh, trong vai trò không chỉ là Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng mà còn là Ủy viên Bộ Chính Trị, đã ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng vì đang muốn lấy lòng Trung Cộng. Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu đại sứ tại Trung Quốc đã cho rằng chỉ thị không nổ súng của Bộ Trưởng Lê Đức Anh là hành động phản động, phản quốc.

Đi đêm với Trung Cộng vụ Thành Đô

Cũng theo lời kể của ông Lê Đức Anh với Đại Tá Khuất Duy Hòa, sau Đại Hội VI vào cuối năm 1986, Bộ chính trị có buổi họp thu hẹp tại Nhà con Rồng, tức tổng hành dinh Bộ Quốc Phòng, vào đầu năm 1987. Tại cuộc họp này, ông Lê Đức Anh sau hai chuyến thị sát mặt trận biên giới phía Bắc đã cho rằng, Trung Cộng tấn công các tỉnh biên giới không có tham vọng xâm lược mà với một mục tiêu khác. Vì lý do đó, ông Anh đề nghị là đã đến lúc nên lôi kéo khối ASEAN và “làm lành” với Bắc Kinh để chấm dứt thù địch. Ông Anh cũng cho biết là ý kiến của ông đã được Trường Chinh và Bộ Chính Trị chấp thuận và giao cho ông Lê Đức Anh làm đoạn “mở đầu”.
Để tiếp cận với lãnh đạo Bắc Kinh, ông Lê Đức Anh đã kể rằng việc thăm dò được thực hiện qua hai kênh. Một là qua cộng đồng người Hoa ở Chợ Lớn vốn có những quan hệ chặt chẽ với nhà cầm quyền Trung Cộng. Hai là qua Tòa đại sứ Trung Cộng tại Hà Nội. Thái độ của ông Lê Đức Anh là tìm mọi cách “xuống nước” với phía Bắc Kinh để chứng tỏ thiện chí và sự biết ơn của CSVN đối với những giúp đỡ của Trung Cộng. Cuộc gặp ông Trương Đức Duy, đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội, tại nhà khách Bộ Quốc Phòng trong một buổi ăn tối cuối tháng 10 năm 1988 do ông Lê Đức Anh thiết đãi, được ông Anh đánh giá là bước ngoặt quan trọng, vì chính Bắc Kinh “không ngờ” phía lãnh đạo CSVN muốn nối lại quan hệ một cách “chân thành” như vậy, theo báo cáo của đại sứ Trương Đức Duy.
Ông Lê Đức Anh kể lại rằng sau cuộc gặp nói trên, hai phía đã xúc tiến các cuộc đàm phán để cùng nhau giải quyết vấn đề hòa bình tại Campuchia và bình thường hóa quan hệ giữa CSVN và Trung Quốc. Tuy những cuộc đàm phán có lúc gay gắt, nhưng theo ông Lê Đức Anh thì chủ trương của ông Nguyễn Văn Linh và của ông là cố nhượng bộ để vận động về “giải pháp đỏ”, tức là Trung Quốc chấp nhận lãnh đạo khối xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh tan rã của khối Đông Âu và Liên Xô.
Lúc này trong nội bộ Bộ Chính Trị CSVN chia làm hai phe: Phe chủ trương nhượng bộ Trung Cộng với “giải pháp đỏ” gồm có Nguyễn Văn Linh, Lê Đức Anh, Đào Duy Tùng, Đỗ Mười. Phe dè chừng và cảnh giác thái độ ngạo mạn của Trung Cộng là Nguyễn Cơ Thạch, Võ Văn Kiệt. Do sự phân hóa này mà trong tập Hồi Ức và Suy Nghĩ, ông Trần Quang Cơ đã tiết lộ là suốt nửa cuối năm 1990, sau khi Hội Nghị Thành Đô diễn ra (hai ngày 3-4 tháng 9 năm 1990) đến hết năm 1991, Trung Cộng không coi Bộ Ngoại Giao CSVN ra gì, kể cả việc đưa ra áp lực đòi CSVN phải thay thế ông Nguyễn Cơ Thạch.
Ông Trần Quang Cơ cũng nói thêm là vào thời điểm trước và sau Hội Nghị Thành Đô, Trung Cộng chỉ làm việc với ông Lê Đức Anh và Ban Đối Ngoại, do ông Hồng Hà đứng đầu.
Hội nghị Thành Đô ngày 3-9-1990 tại Tứ Xuyên, Trung Quốc. Ảnh: Internet
Tháng 7/1991 cũng theo lời kể của Lê Đức Anh, sau khi được đề cử làm Thường vụ Bộ Chính Trị, ông Anh được cử làm Phát ngôn viên của Bộ Chính Trị đi cùng với Hồng Hà sang Bắc Kinh bàn bạc những vấn đề cụ thể về việc bình thường hóa quan hệ hai nước. Ông Lê Đức Anh cho biết là sau khi đến Bắc Kinh, ông làm việc với Kiều Thạch, Ủy viên thường vụ Bộ Chính Trị của Trung Cộng, chuẩn bị cho những văn kiện căn bản sẽ được dùng cho cuộc Hội đàm chính thức giữa Giang Trạch Dân với ông Lê Đức Anh vào chiều ngày 31 tháng 7 năm 1991. Ông Lê Đức Anh không kể chi tiết những vấn đề cụ thể hai phía đã đồng ý, mà chỉ nói chung chung là Trung Quốc đã rất “phấn chấn” về thái độ hợp tác của phía CSVN đưa ra vì đáp ứng nhu cầu cải cách, mở cửa của Bắc Kinh.
Sau chuyến đi “đàm phán” của Lê Đức Anh, ông Nguyễn Cơ Thạch thôi không làm Bộ Trưởng Ngoại Giao, thay thế bởi ông Nguyễn Mạnh Cầm, cựu đại sứ CSVN tại Liên Xô, để chuẩn bị cho chuyến viếng thăm Trung Quốc của hai ông Đỗ Mười (Tổng Bí Thư) và Võ Văn Kiệt (Thủ Tướng) từ ngày 5 đến 10 tháng 11 năm 1991. Với công lao này, Lê Đức Anh được nâng vào hàng tứ trụ, trở thành Chủ tịch nước từ tháng 9 năm 1992.
Lê Đức Anh được coi là nhân vật bảo thủ nhất và gần với Trung Quốc. Ông Anh thường xuyên phản đối tham vọng cải cách kinh tế của ông Võ Văn Kiệt và luôn luôn đứng về phía Đỗ Mười để xây dựng hạt nhân thân Trung Quốc trong nội bộ đảng CSVN. Mặc dù về hưu năm 1997, nhưng tiếng nói của Lê Đức Anh và Đỗ Mười có những ảnh hưởng rất lớn trong nội bộ, đặc biệt là đối với Nông Đức Mạnh (Tổng Bí Thư) và Nguyễn Tấn Dũng (Thủ Tướng) từ năm 2000 đến năm 2011.

Sự kiện ông Lê Đức Anh qua đời hôm 22 tháng 4 cho thấy là những nhân vật liên hệ trong vụ mật ước Thành Đô của phía CSVN đã không còn ai. Cho đến nay, nội dung mật ước chưa được tiết lộ, nhưng Giang Trạch Dân và Lý Bằng bên Tàu còn sống. Điều này cho thấy là những nội dung đàm phán hai bên, được thi hành vào năm 2020 như dư luận tố cáo từ nhiều năm qua, thì Trung Quốc sẽ nắm dao đằng chuôi. Rất bất lợi cho Việt Nam.

Có ai muốn ‘nuôi báo cô’ các sinh viên sĩ quan không?


Báo Người Đưa tin đăng danh sách 44 thí sinh được nâng điểm thi ở Sơn La. Photo Báo Người đưa tin.
Trân Văn – VOA

Tuy chưa có thống kê cuối cùng nhưng từ kết quả điều tra scandal sửa bài – nâng điểm trong Kỳ thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông 2018 ở riêng Sơn La, có thể khẳng định, mục tiêu khiến đa số phụ huynh và học sinh tham gia kế hoạch gian lận trong kỳ thi vừa qua ở Sơn La, Hòa Bình, Hà Giang,… là trở thành sĩ quan “công an nhân dân” hoặc sĩ quan “quân đội nhân dân”.
Đến giờ, Bộ Công an đã trả về cho Sơn La 25 sinh viên sĩ quan (SVSQ) đang học tại: Học viện Cảnh sát nhân dân (16 SVSQ), Học viện An ninh nhân dân (7 SVSQ), Đại học Phòng cháy Chữa cháy (2 SVSQ) vì đã đủ bằng chứng để kết luận ba trường này đã tuyển lộn, nhận lầm những học sinh gian lận điểm. 55% (25/44) học sinh dính líu đến gian lận điểm chỉ nhằm trở thành sĩ quan “công an nhân dân” là tỉ lệ đáng ngẫm nghĩ (1).
Có một yếu tố khác cũng cần phải lưu ý: Do Bộ Quốc phòng không cho biết cụ thể số SVSQ của các học viện, đại học thuộc quân đội bị trả về địa phương cũng do tuyển lộn, nhận lầm những học sinh gian lận điểm, song theo báo chí Việt Nam, con số đó cũng không hề nhỏ. Sau khi sửa bài – nâng điểm bùng lên thành scandal, nhiều “Thủ khoa”, “Á khoa” của các trường đại học thuộc quân đội không làm thủ tục nhập học (2).
Ai cũng biết, học viện hay đại học không phải là chỗ để chơi, chơi chán, bước ra sẽ có một tấm bằng lận lưng. Nền tảng về học vấn không đủ vững, học lực không đạt yêu cầu, không thể đeo bám theo chương trình, nói gì đến tốt nghiệp. Thành ra gian lận điểm thi không đơn thuần chỉ để trở thành SVSQ của các học viện, đại học thuộc ngành công an, quân đội. Gian lận điểm thi là để tốt nghiệp, để trở thành sĩ quan “công an nhân dân”, sĩ quan “quân đội nhân dân”.***
Cần phải làm rõ, tại sao cả phụ huynh lẫn những học sinh mà học lực chỉ có thể giúp đạt điểm thi ba môn xét tuyển ở mức 0,45/30, 1/30 lại đủ tự tin để tham gia hoạt động gian lận điểm để vào các học viện, đại học thuộc ngành công an, quân đội? Thậm chí ngạo mạn tới mức sửa bài – nâng điểm nhằm trở thành những “Thủ khoa” của Học viện Cảnh sát nhân dân, “Thủ khoa” của Học viện Hậu cần, “Thủ khoa” của Sĩ quan Lục quân 1?…
Trong vòng mười năm gần đây, các học viện, đại học của công an và quân đội đột nhiên trở thành mục tiêu của nhiều học sinh và phụ huynh, đặc biệt là học sinh và phụ huynh cư trú ở các tỉnh phía Bắc. Lý do đầu tiên là nếu theo học tại những học viện, đại học này, sinh viên đã không phải đóng học phí lại còn được biệt đãi về ăn, ở, được chu cấp những chi phí như mặc, sinh hoạt phí,… Chưa kể khi tốt nghiệp sẽ có việc làm ngay lập tức.
Lý do thứ hai là sĩ quan “công an nhân dân” và sĩ quan “quân đội nhân dân” rõ ràng là những công việc có thể tìm kiếm bổng lộc từ vô số đặc quyền, đặc lợi. Thực tế cho thấy, “công an nhân dân” lẫn “quân đội nhân dân” đã và đang cố gắng nâng cao giá trị của mình thông qua hoạt động tuyển sinh vào hệ thống học viện, đại học của mình. Phải chăng đã đến lúc “công an nhân dân”, “quân đội nhân dân” đề cao học vấn, học lực?
Có vẻ là như vậy song không phải vậy!
Những người am tường lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam đã từng nêu thắc mắc: Tại sao đa số học sinh mà quá trình học tập tại bậc trung học cho thấy học lực thật sự xuất sắc, không chọn các học viện, đại học của công an, quân đội nhưng cuối cùng, điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông của những học sinh này thường là kém hơn, may lắm mới ngang ngửa điểm thi tốt nghiệp của những học sinh vốn dĩ học hành làng nhàng nhưng xin dự tuyển vào các học viện, đại học của công an, quân đội?
Scandal sửa bài – nâng điểm trong Kỳ thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông 2018 ở Sơn La, Hòa Bình, Hà Giang,… góp phần trả lời cho những thắc mắc vừa kể. Rõ ràng đó là một… phong trào. Đó cũng là lý do nhiều người am tường lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam yêu cầu tổ chức thẩm định bài thi của các Kỳ thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông những năm trước 2018. Yêu cầu này cho dù hữu lý nhưng bất khả thi vì thẩm định đại trà sẽ ngốn nhiều thời gian, công sức, kể cả tiền bạc.
Tuy nhiên, do đa số học sinh dính líu đến gian lận thi cử cùng xin dự tuyển vào các học viện, đại học của công an, quân đội, thành ra tổ chức thẩm định lại toàn bộ bài thi trong các Kỳ thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông những năm trước 2018 của những SVSQ đang theo học tại tất cả học viện, đại học của công an, quân đội lại là điều hết sức cần thiết. Toàn bộ hoạt động của bảy học viện, đại học thuộc ngành công an và 19 học viện, đại học của quân đội được duy trì bằng ngân sách.
Dân chúng không chỉ đóng thuế để công an, quân đội vận hành 26 học viện, đại học đó. Dân chúng còn phải đóng thuế để trả chi phí ăn, ở, mặc, kể cả sinh hoạt phí cho vài chục ngàn SVSQ đang theo học tại các học viện, đại học đó. Sẽ hết sức vô lý khi thường dân vừa phải đóng thuế để nuôi những SVSQ mà họ nghi ngờ bất xứng từ học lực tới hạnh kiểm, vừa phải thắt lưng, buộc bụng để nuôi con cái của mình học đại học, sinh viên các đại học khác phải vừa học, vừa làm thêm để đi cho xong con đường học vấn.
Không ai biết mỗi năm, công quỹ chi bao nhiêu cho 26 học viện, đại học của công an, quân đội nhưng kết quả điều tra scandal sửa bài – nâng điểm trong Kỳ thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông 2018 buộc người ta phải thắc mắc: 26 học viện, đại học của công an, quân đội đào tạo thế nào mà phụ huynh của những học sinh, học lực vốn chỉ có thể đạt 0,45/30 điểm, 1/30 điểm,… tự tin con họ có thể tốt nghiệp những học viện, đại học này để “chạy”?
Các học viện, đại học của công an cung cấp nhân lực cho công cuộc bảo vệ trật tự trị an, thực thi pháp luật. Các học viện, đại học của quân đội cung cấp nhân lực cho công cuộc bảo vệ lãnh thổ quốc gia, độc lập dân tộc. Nếu các học viện, đại học này chỉ là túi chứa, lò sản xuất những cá nhân khiếm khuyết cả về học vấn lẫn nhận thức, tư cách thì lấy gì bảo đảm cho quốc phòng, an ninh quốc gia, bảo vệ công lý, công bằng xã hội?
Nếu thật sự có trách nhiệm đối với vận mệnh quốc gia, tương lai dân tộc, thật sự tha thiết với mục tiêu “xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”, giới lãnh đạo đảng, nhà nước, quốc hội, chính phủ cần phải yêu cầu lãnh đạo ngành công an và quân đội thẩm định lại toàn bộ bài thi trong các Kỳ thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông những năm trước 2018 của những SVSQ đang theo học tại tất cả học viện, đại học của công an, quân đội. Thật sự tôn trọng dân chúng thì phải như thế. Phải như thế mới sòng phẳng về quyền và trách nhiệm.
Chú thích

Chỉ biết hút máu dân mà không lo cho dân

Thỉnh thoảng chúng ta lại đọc thấy tin một nghệ sĩ, một nhà văn, nhà báo có tiếng nào đó của VN bị lâm bệnh nặng hay qua đời. Và có nhiều người trong số họ khi lâm bệnh hay khi mất, đã phải nhờ cậy đến tình cảm và sự hỗ trợ từ bạn bè, đồng nghiệp, khán giả vì bản thân và gia đình không đủ sức cáng đáng viện phí hoặc chi phí cho đám tang.
Chẳng hạn, vào tháng 8.2018, thông tin về nữ diễn viên trẻ M.P, một người mẹ đơn thân đang chống chọi với căn bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối ở tuổi 33, khiến khán giả bàng hoàng. Ngay sau đó, bạn bè, đồng nghiệp, khán giả đã chung tay đóng góp tiền tỷ để cô có tiền chữa trị, giúp cô có thể trở lại với công việc và với đứa con gái bé bỏng. Sau nhiều tháng điều trị, nay M.P đã tạm có thể quay lại với công việc.
Cùng nằm điều trị với cô ở Bệnh viện Quân y 175, TP.HCM là diễn viên L.B bị ung thư phổi, phát hiện và âm thầm điều trị từ nhiều tháng trước, nhưng Lê Bình giấu giếm bệnh tình với khán giả và đồng nghiệp vì không muốn làm phiền đến mọi người. Chỉ đến khi hình ảnh ông nằm viện bị một bệnh nhân bên cạnh lén ghi lại và phát tán trên mạng thì dư luận mới biết. Tưởng đâu ông đã có hy vọng qua khỏi nhưng những ngày gần đây mọi người lại đọc thấy tin ông trở bệnh nặng, có những lúc hôn mê. Giới nghệ sĩ lại chia nhau đến thăm, chung tay giúp ông chữa trị. Tình cảm của khán giả, đồng nghiệp khiến nghệ sĩ L.B ứa nước mắt khóc mỗi lúc có người vào thăm.
Đây chỉ là hai trong vô số ví dụ về tình nghệ sĩ trong showbiz Việt. Còn nhiều, rất nhiều những câu chuyện khác. Như khi diễn viên hài Anh Vũ đột ngột qua đời trong một chuyến lưu diễn tại California, Mỹ tháng Tư vừa qua, đồng nghiệp đã tích cực đóng góp để đưa thi hài anh về nước, lo đám tang anh cho thật chu đáo, tình nghĩa. Trước khi qua đời vào tháng 1.2019 ở lứa tuổi 26 vì căn bệnh ung thư buồng trứng, người mẫu trẻ K.A. với hoàn cảnh khó khăn cũng nhận được sự hỗ trợ của bạn bè, đồng nghiệp. Hay diễn viên trẻ T.A, làm mẹ đơn thân, cảnh nhà đơn chiếc, túng thiếu, bị tai biến xuất huyết não sau khi sinh làm liệt nửa người cũng đang nhận được sự chia sẻ từ mọi người v.v…
Nhưng dù sao văn nghệ sĩ, nhất là nếu có tâm có tài, thì dù có rơi vào hoàn cảnh ngặt nghèo cũng còn có anh em, đồng nghiệp, khán giả chung tay chia sẻ, không chỉ vật chất mà quan trọng là tinh thần, tình nghĩa. Còn người dân thường?Nghệ sĩ, chỉ trừ giới ca sĩ, diễn viên hạng A hay giới hoa hậu, á hậu nhận được nhiều sô, đa phần thu nhập kiếm được chỉ vừa đủ trang trải cho cuộc sống, ít khi dành dụm được. Nếu lỡ bệnh nặng hay qua đời mà gia đình cũng không khá giả thì rất khó khăn. Chúng ta vẫn thường đọc được những tin anh em đồng nghiệp tổ chức đêm nhạc, buổi biểu diễn hay bán đấu giá tranh, bán sách để ủng hộ nghệ sĩ này, nhà văn kia đang bệnh hoặc mới qua đời.
Điểm sơ một số bài báo: “Không tiền cho con chữa ung thư, cha cắn răng đi vay nặng lãi” (VietnamNet), “Mẹ câm điếc, bé trai bỏng nặng cần được giúp đỡ” (VietnamNet), “Con nguy kịch cần 10 triệu đồng/ngày, mẹ khóc òa bất lực” (VietnamNet), “Lời khẩn cầu gấp gáp của bé gái bị ung thư xương”, (VietnamNet), “Cả gia đình bệnh nặng không tiền chữa trị” (Thanh Niên), “Hai trường hợp nhà nghèo, bệnh nặng mong được cứu giúp” (Đồng Tháp), “Con rớt nước mắt nghe cha ung thư nhường tiền chữa bệnh” (VietnamNet)…
Đó là những trường hợp lâm bệnh nặng, còn những người quanh năm phải sống trong những hoàn cảnh khốn khổ, cùng quẫn như “Xót xa mẹ già gần 70 tuổi nuôi con trai bệnh down và 2 cháu ngoại” (Nghệ An), “Mẹ già 86 tuổi lang thang bán vé số nuôi 3 con tâm thần” (Dân Việt), “Khốn cảnh cha què bán vé số nuôi con liệt giường” (Dân Trí)….
Cứ mỗi lần có một hoàn cảnh khó khăn, bi đát nào đó, báo chí lại đưa lên kêu gọi lòng hảo tâm của mọi người. Và người dân lại chia sẻ với nhau, như đã từng chia sẻ trong những lần bão lũ, thiên tai…Nhưng còn bao nhiêu số phận bi thảm khác mà báo chí, dư luận không biết đến? Đất nước quá nhiều mảnh đời bất hạnh, báo chí làm sao mà thông tin hết được. Lòng tốt của con người cũng có giới hạn. Nhưng quan trọng hơn, việc bảo đảm cho người dân, nhất là những người nghèo, thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn có thể tạm đủ sống, hoặc khi đau ốm có được sự chăm lo về mặt y tế là trách nhiệm của nhà nước.
Ở VN lâu nay cả y tế lẫn giáo dục người dân đều phải trả tiền. Và số tiền không hề nhỏ, ngay với một người có thu nhập trung bình, nếu lỡ bị ung thư hay phải nằm viện lâu dài cũng khó mà chi trả nổi. Cứ bước chân vào các bệnh viện ở VN là cái gì cũng tiền. Chưa kể, lắm khi ngoài tiền còn phải “bồi dưỡng” thêm cho y tá, bác sĩ để được chăm sóc tốt hơn.
Mà các bệnh viện lớn ở các thành phố lớn của VN từ bệnh viện phu sản, bệnh viện nhi cho tới ung bướu, lúc nào cũng đầy người, nằm la liệt, vài người một giường là chuyện bình thường. Facebooker Oanh Bùi bức bối viết trên facebook: “Có một điều mà các sếp bộ y tế trước khi phát ngôn ko nhớ hay cố tình quên là :
4-5 bệnh nhân / giường mà 1 bệnh nhân vẫn phải trả tiền 1 giường.
Vậy là 1 cái giường lãi 4-5 lần.
Việc chăm sóc là của điều dưỡng, trong gói điều trị chăm sóc mà bệnh nhân phải trả rồi.
Lấy thêm tiền của người nhà là phí chồng phí.
Nhẽ ra bệnh viện phải trả công chăm sóc cho người nhà bệnh nhân
Đây là bóc lột người nhà bệnh nhân x lần…”
VN cũng chẳng có một hệ thống an sinh xã hội. Tất nhiên với một số hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật, chính quyền địa phương cũng có chính sách hỗ trợ nhưng số tiền thường rất ít ỏi, chả thấm vào đâu. Mà có phải người dân không đóng thuế đâu.
Người Việt phải đóng đủ loại thuế, phí trên đời, ví dụ, chỉ riêng phí cầu đường từ Nam ra Bắc đã có không biết bao nhiêu trạm thu thuế, lâu nay nhờ báo mạng chúng ta vẫn đọc được những tin tức người dân phản đối với các dự án BOT giao thông vì thu thuế cao và vô lý.
Nào “Dân Việt Nam “gánh” thuế và phí trên GDP gấp 1,4 – 3 lần quốc gia khác” (VOV), “Đủ thứ thuế đánh vào túi tiền: dân còn lại bao nhiêu tiết kiệm?”: “Rất nhiều loại thuế được đề xuất tăng gần đây, cùng với đề xuất đánh thuế tài sản của Bộ Tài chính, đang khiến nhiều người lo ngại trước gánh nặng thuế phí ngày càng lớn. Thuế, phí cao sẽ làm người dân không có khả năng tiết kiệm, hoặc chán nản không muốn tiết kiệm nữa, kinh tế sao phát triển” (VietnamNet), “Người dân phải nộp những loại thuế gì?”: “Hơn 100 thuế, phí, lệ phí có mặt trong mọi ngành nghề, lĩnh vực mà đích đến cuối cùng là người tiêu thụ.” (VNEXpress)…
Rồi nào tiền xăng dầu, điện nước cứ thường xuyên tăng v.v.. Mọi món hàng sản xuất nhỏ nhất cũng cõng bao thứ thuế, phí: “Người tiêu dùng bị móc túi: Đường đi của giá”: Một ký gạo, bó rau hay lạng thịt đều phải qua ít nhất 4 – 5 tầng nấc trung gian với nhiều loại thuế, phí, hao hụt… đã đẩy giá lên cao” (Ndh.vn), cuối cùng lại đổ lên đầu dân.
Chính quyền phải biết khoan sức dân, nhưng ở VN thì nhà cầm quyền tha hồ bóc lột dân.
Thử so sánh với Na Uy và Anh, hai quốc gia mà người viết bài đã và đang sống. Ở Na Uy, thuế cũng thuộc loại cao so với thế giới nhưng bù lại giáo dục miễn phí và hệ thống an sinh xã hội rất tốt. Khi đi khám bệnh, thử máu, kiểm tra ung thư, tiến hành các biện pháp ngừa thai v,v…người dân vẫn phải trả tiền, nhưng số tiền đó tính trên thu nhập không phải là cao, còn khi vào bệnh viện, bất kỳ vì lý do gì, thì hoàn toàn không phải trả tiền. Đám tang, nếu thu nhập thấp thì nhà nước sẽ hỗ trợ lo gần như toàn bộ. Thất nghiệp thì có trợ cấp thất nghiệp. Người già có tiền già. Người tàn tật hoặc sức khỏe kém không làm việc được thì nhà nước nuôi cả đời.
Ở Anh hệ thống y tế còn hay hơn nữa, tôi mới đến Anh sống, không phải là công dân, cũng chưa đóng bất cứ thứ thuế nào cho nhà nước nhưng khi đi khám bệnh, thử máu, kiểm tra các loại…hoàn toàn không tốn một đồng nào.
Người dân lúc còn khỏe mạnh đi làm đóng thuế cho nhà nước chính là để mong những khi đau ốm, giả cả, tai nạn được trông cậy vào những chính sách an sinh xã hội của nhà nước, còn những người có vấn đề về tâm thần hoặc sức khỏe, không làm việc được thì lại càng phải trông cậy vào nhà nước. Nhưng ở VN thì nhà nước chỉ chăm chăm bóc lột dân đủ mọi cách, đè đầu cưỡi cổ dân mà không lo cho dân được cái gì.
Một sự vô lý như vậy suốt bao nhiêu năm nay mà người dân vẫn chấp nhận, cho thấy sức chịu đựng của người Việt quá “giỏi”! Và đó là điều đáng buồn, vì nó giúp cho chế độ thất nhân tâm ở VN vẫn tiếp tục tồn tại bao lâu nay!

Hùm chết để da, Lê Đức Anh để lại cái gì?


Nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng „không được nổ súng“ Lê Đức Anh.
Gió Bấc –RFA|

Theo truyền thống của chế độ cộng sản, báo chí lề phải Việt Nam đang tấu khúc hùng tráng bi ai ca ngợi công đức, phẩm chất của ông Lê Đức Anh, người từng giữ những chức vụ cao ngất ngưởng: Đại tướng, Chủ tịch nước, Bộ trưởng Quốc phòng như là lãnh tụ tướng lĩnh tài ba, liêm khiết… Nhưng với người dân, với mạng xã hội, nghi vấn về những gian trá trong cuộc đời và những tội lỗi của Lê Đức Anh với đất nước, nhân dân và quân đội lại có dịp được khơi dậy sôi nổi hơn, trong đó có không ít sự thật hiển nhiên, bóc trần sự tán tụng của nền báo chí bưng bô.
Sống trong căn hộ hay có nhiều vương phủ?
Báo Tuổi trẻ online đăng loạt bài hoành tráng về Lê Đức Anh trong đó ngày 24-4, có bài “Cái bắt tay của Chủ tịch nước trong giờ giải lao” ghi theo lời kể của tướng Hoàng Kiền về sự kiện Lê Đức Anh được bầu đi dự Đại hội Thi đua quyết thắng toàn quân tại Hà Nội và lên đọc báo cáo thành tích trước đại hội. Bài viết này dẫn ý kiến của đại tá Khuất Biên Hòa – thư ký của Đại tướng Lê Đức Anh suốt 7 năm là “Đại tướng là con người cách mạng không bao giờ dựa vào quyền chức của mình để đưa con cái vào chỗ này chỗ kia. Tất cả hoàn toàn phải noi gương bố phấn đấu”.{1}
Nhà báo Huy Đức, tác giả Bên thắng cuộc đã có bài viết CHUYỆN “BIỆT THỰ” CỦA CTN LÊ ĐỨC ANH & TƯỚNG HOÀNG KIỀN phản biện với báo Tuổi trẻ nguyên văn như sau: “Nghĩa tử nghĩa tận, giờ này mà ca ngợi cựu CTN Lê Đức Anh cũng là “truyền thống tốt đẹp của báo chí nhà nước ta”. Nhưng, một tờ báo chính trị như Tuổi Trẻ, ghi lời của thiếu tướng Hoàng Kiền (Kien Hoang) nói, Tướng Lê Đức Anh nói với ông ấy – “Tôi sống trong một căn hộ ở đây. Tôi không có biệt thự nào” – là rất bất cẩn.
Khác với nhiều nhà lãnh đạo có quê từ Vĩ tuyến 17 trở vô. Khi về hưu, Lê Đức Anh không trả nhà công vụ. Ông vẫn ở một dinh thự “trong Thành”, số 5a Hoàng Diệu. Chỉ thỉnh thoảng ông mới vào SG, ở căn nhà đã thuộc về mình, ở Pasteur. Tôi không nghĩ Lê Đức Anh nói dối với ông Kiền. Tôi cũng không nghĩ ông Hoàng Kiền nhớ nhầm. Cách nói của tướng Kiền cũng theo truyền thống “nghĩa tử là nghĩa tận”. Vấn đề là, báo Tuổi Trẻ hoàn toàn có thể xác minh để không hăm hở đưa chi tiết đó. Khen nhau như thế cũng bằng hại nhau” {2}Cho dù, mục tiêu của đại tướng Lê Đức Anh không phải là tiền bạc – ông có một vẻ ngoài giản dị gần giống như những nhà lãnh đạo cộng sản cùng thời – nhưng, về nhà cửa ông cũng không thua kém ai cả. Các con của ông, từ con của bà lớn ông để lại miền Nam, hay con của bà sau ông cưới khi ra Bắc, ai đủ tiêu chuẩn đều được cấp nhà, cấp đất. Bản thân ông, từ những ngày đầu về Sài Gòn, đã ở dinh thự mênh mông ở Pasteur.
Đúng như Huy Đức viết, một trong những hậu duệ của Lê Đức Anh là Lê Mạnh Hà, từng là Phó chủ tịch UBND THCM, Phó Văn phòng chính phủ vừa bị kỷ luật khiển trách vì liên quan đến sai phạm vụ mua bán AVG. Vai trò của Hà không phải nhỏ, khả năng bị chuyển hóa thành củi theo chân Phạm Nhật Vũ và hai bộ trưởng đang mở ra trước mắt.
Lệnh không nổ súng ở Gạc Ma!
Tuy nhiên, Huy Đức chỉ mới phản biện chi tiết cụ thể mà chưa chạm đến nội dung cốt yếu của bài viết là Tướng Hoàng Kiền ca ngợi Lê Đức Anh hỏi han dặn dò các sĩ quan Hải quân giữ đất giữ biển rất tâm huyết.
Tướng Hoàng Kiền cũng là người tố cáo, yêu cầu thu hồi quyển sách “Gạc Ma vòng tròn bất tử” – quyển sách duy nhất viết về sự kiện 64 chiến sĩ Hải quân bị Trung Quốc thảm sát và cưởng chiếm Gạc Ma. Nguyên nhân chính là trong sách có dẫn lời nhân chứng còn sống sót cho rằng có lệnh cấp trên không được nổ súng.
Trước đó, năm 2012, Thiếu tướng Lê Mã Lương, Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân, từng giữ chức Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam nói trước cuộc tọa đàm kỷ niệm cuộc chiến Gạc Ma do Trung tâm Minh triết tổ chức: “Nó có một câu chuyện như thế này: Có đồng chí lãnh đạo cấp cao ra lệnh bộ đội ta không được nổ súng nếu như đánh chiếm cái đảo Gạc Ma hay bất kỳ đảo nào ở Trường Sa. Không được nổ súng! Và sau này nó có một câu chuyện và nó đã được ghi vào tài liệu mà ta đã rõ rồi là khi trong một cuộc họp của Bộ Chính Trị, đồng chí Nguyễn Cơ Thạch đập bàn và nói là ai ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng?” Ông Nguyễn Khắc Mai Giám đốc trung tâm Minh Triết giải thích lãnh đạo cao cấp ra lệnh không nổ súng chính là Lê Đức Anh, Bộ trưởng Quốc phòng thời điểm đó. {3}
Cho đến nay, Nhà nước, Bộ Quốc phòng Việt Nam chưa hề có thông tin phản biện hay thừa nhận cáo buộc này, có lẽ nghi án này sẽ mãi mãi gắn với bia mộ của Lê Đức Anh.
Bán đứng Campuchia cho Trung Quốc
Không chỉ một nghi án Gạc Ma, Lê Đức Anh còn là tác nhân tham gia mật ước Thành Đô, đầu phục Trung Quốc và còn kéo cả Campuchia vào quỹ đạo của Trung Quốc. David W. P. Elliott, giáo sư ngành quản trị và quan hệ quốc tế tại Pomona College đã viết “Mặc dù phái đoàn Việt Nam ở Thành Đô đã đưa ra sự nhượng bộ lớn là chấp thuận đề xuất của Trung Quốc vốn có thể làm nghiêng cán cân sang hướng có lợi cho các đối thủ của Hun Sen, nhưng Nguyễn Văn Linh và Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh đã bay tới Phnom Penh và cố gắng thuyết phục Hun Sen đồng ý hợp tác với các lực lượng Pol Pot, do bức tranh toàn cảnh là các nước đế quốc đang cố gắng tiêu diệt chủ nghĩa xã hội, và Campuchia có thể tự cứu mình bằng cách đạt được hòa giải giữa phe cộng sản của Hun Sen và phe Khmer Đỏ. Nguyễn Văn Linh nói với lãnh đạo Campuchia, “Phải thấy giữa Trung Quốc và đế quốc cũng có mâu thuẫn trong vấn đề Campuchia. Ta phải có sách lược lợi dụng mâu thuẫn này. Đừng đấu tranh với Trung Quốc đến mức xô đẩy họ bắt tay chặt chẽ với đế quốc.” Lập luận này được Lê Đức Anh mở rộng thêm: “Mỹ và phương Tây muốn cơ hội này để xóa cộng sản. Nó đang xóa ở Đông Âu. Nó tuyên bố là xóa cộng sản trên toàn thế giới. Rõ ràng nó là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm. Ta phải tìm đồng minh. Đồng minh này là Trung Quốc.” Hậu quả của việc làm này là “Đại sứ Việt Nam thông báo rằng sau cuộc họp này thái độ của Hun Sen đối với Việt Nam đã thay đổi – điều này cuối cùng dẫn đến cảnh Đại sứ Ngô Điền “đơn độc” buộc phải chứng kiến sự tan rã của Đảng Cộng sản Campuchia. Kết cục là Việt Nam không còn nước cộng sản nào bảo trợ cho mình, và cũng không còn nước cộng sản nào để mình bảo trợ nữa. Trần Quang Cơ có lẽ đã không đơn độc khi kết luận rằng hội nghị Thành Đô là “vết nhơ về ngoại giao của Việt Nam.”
Với thành tích bán nước, bán bạn bè cho Trung Quốc, Lê Đức Anh đã được bầu làm Chủ tịch nước sau đó không lâu.
Tướng bất minh gây nợ máu
VOA có bài viết “Lê Đức Anh: làm tướng giỏi, làm chính trị tồi?” dẫn ý kiến của Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đồng tình với lĩnh vực này. Về tài năng quân sự, ông đề cao Lê Đức Anh trong lập trường tiếp tục tiến công ở quân khu 9 sau hiệp định Paris, làm tư lệnh cánh quân phía Nam trong chiến dịch Hồ Chí Minh và thắng lợi trong cuộc chiến ở Campuchia. Ông Cù Huy Hà Vũ vốn không phải nhà quân sự, lại ở quá xa chiến trường miền Nam và Campuchia nên không đủ thông tin và lập luận để đánh giá điều này. Thứ nhất, về tư tưởng tiến công quân sự sau hiệp định Paris chỉ thể hiện sự lật lọng, vi phạm hiệp ước quốc tế đã ký kết chứ không phải là tài năng. Thực tế, thời điểm ấy quân khu 9 cũng không có trận đánh nào có tiếng vang như trận Thường Đức ở Đà Nẵng hay trận Phước Long ở miền Đông Nam Bộ làm thay đổi tình thế, cục diện chiến trường. Ngược lại về phía VNCH, địa bàn này dưới sự chỉ huy của tướng Nguyễn Khoa Nam, quân đội đã giữ nguyên vẹn lãnh thổ, binh lực và hệ thống chỉ huy đến tận ngày 1-5 năm 1975 mới tan rã.
Về cánh quân hướng Tây Nam do Lê Đức Anh chỉ huy có hai nhiệm vụ là tấn công vào Sài Gòn và cắt đứt lộ 4 (Quốc lộ 1 hiện nay) ở đoạn Long An, Tiền Giang để chia cắt sự chi viện giữa Quân đoàn 4 của tướng Nam với Sài Gòn. Hồi ký của Lê Đức Anh và các tướng tá thuộc cấp đã tô vẽ với những lời có cánh về những thành tích ảo của cánh quân này, nhưng theo nghiên cứu tổng hợp của Nguyễn Đức Phương cho thấy cánh quân này đã không hoàn thành nhiệm vụ: Không đột phá sâu vào Sài Gòn trước khi TT Dương Văn Minh đầu hàng, chỉ gây gián đoạn thời gian ngắn mà không chia cắt làm chủ đươc lộ 4. Mãi sau khi dinh độc lập thất thủ, đại tá Trần Vĩnh Huyến, Tiểu khu trưởng Long An vẫn mở cuộc hành quân bộ đưa hơn 1 trung đoàn về Miền Tây để hợp quân với tướng Nguyễn Khoa Nam. Mãi đến 20 giờ ngày 30-4 do không liên lạc được với các đơn vị bạn cánh quân này tự tan rã.{4}
Về chiến trường Campuchia, cho tới nay vẫn chưa công bố chính thức số lượng binh sĩ thương vong là hai vạn, bốn vạn hay 10 vạn. Tư lệnh chiến dịch giải phóng Campuchia là tướng Lê Trọng Tấn. Mũi tiến công chiến lược giải phóng Phnom Penh là quân đoàn 4 của tướng Hoàng Cầm. Tướng Lê Đức Anh chỉ huy lực lượng quân khu 7 đánh một số tỉnh phía đông Campuchia chỉ là hướng thứ yếu. Trong thời gian làm tư lệnh quân tình nguyện ở Campuchia, Lê Đức Anh đã trúng kế phản gián của Pol Pot bức tử hàng chục cán bộ cấp tỉnh, Bí thư tỉnh Xiêm Riệp phải tự sát, gây ra vết rạn rất lớn trong mối quan hệ hai bên Việt Nam và Campuchia, tạo thuận lợi cho Pol Pot kéo dài chiến tranh và tổn hao xương máu quân đội Việt Nam.{5}
Gian trá hại người tiếm quyền, cố vị
Những dữ liệu ấy đủ đánh giá Lê Đức Anh có phải là tướng giỏi hay không. Việc năm 1974, Lê Đức Anh được phong vượt cấp từ đại tá lên Trung tướng được nhiều người giải thích chỉ là việc lợi ích phe cánh khi Lê Đức Anh ăn cánh với Lê Duẩn và Lê Đức Thọ.
Nếu xem chính trị theo nghĩa vương đạo làm ích nước lợi nhà, đất nước thanh bình nhân dân yên ấm thì Lê Đức Anh quả là nhà chính trị tồi. Nếu xem chính trị là kỹ thuật tranh giành quyền lực thì từ anh cai đồn điền thành chủ tịch nước và tiếp tục làm thái thượng hoàng đến khi trút hơi thở cuối cùng thì Lê Đức Anh thật sự không tồi. Trong số những lãnh đạo cộng sản Việt Nam thì người bị chính đồng đội, đồng chí tố cáo, bêu diếu ngay từ lúc đang còn sống nhiều nhất chính là Lê Đức Anh. Năm 2005, các cán bộ lãnh đạo kỳ cựu của miền Nam như Phạm Văn Xô, Nguyễn Văn Thi, Đồng Văn Cống,… liên tục có đơn tố cáo Lê Đức Anh khai man lý lịch, là cai đồn điền nhân viên phòng nhì của Pháp, không được kết nạp đảng viên. {6}
Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh, Trung tá Nguyễn Minh Ngọc và nhiều sĩ quan cao cấp khác kể cả đại tướng Võ Nguyên Giáp đã tố cáo vụ án gián điệp siêu nghiệm trọng ở Tổng Cục 2. Lê Đức Anh đã nâng Cục Quân Báo từ một đơn vị tình báo quân sự trực thuộc Bộ Tổng tham mưu thành Tổng Cục II, là đơn vi tình báo chiến lược trực thuộc Bộ Quốc Phòng và nguyên thủ quốc gia. Tổng cục II đã dựng ra điệp viên Sáu Sứ báo cáo hàng loạt cán bộ cao cấp liên quan đến CIA. Lê Đức Anh và đồng mưu đã sử dụng nguồn tin giả này để không chế, thanh trừng cán bộ. Mục tiêu chính của âm mưu này là triệt tiêu vai trò của tướng Giáp và giành quyền lực trong tay mình.
Ông Võ Viết Thanh, thứ trưởng Bộ Công An đã trực tiếp điều tra bắt được Sáu Sứ và phá vỡ âm mưu này và bị trả giá là mất chức và quay về TP.HCM làm Phó Chủ tịch.
Tiếp đó, Lê Đức Anh dựng Lê Khả Phiêu lên làm Tổng Bí Thư và giữ vai Cố Vấn để thao túng nhưng khi thấy Lê Khả Phiêu không thần phục còn lập ra tổ chức A 10 để theo dõi chính mình Lê Đức Anh đã lật đổ Phiêu.{7}
Con đường hoạn lộ của Lê Đức Anh tắm đầy máu của đồng đội và cấp trên. Hậu quả việc rước voi giày mả tổ, mở đường cho Trung Quốc xâm chiếm, khống chế Việt Nam của Lê Đức Anh đối với dân tộc, đất nước sẽ còn kéo dài.
Đảng cộng sản và nhà cầm quyền Việt Nam sẽ tổ chức quốc tang, báo chí lề phải đang sẽ rầm rộ tán tụng, điếu văn sẽ là lời xưng tụng có cánh công đức của Lê Đức Anh, nhưng sự thật lịch sử sẽ không bị che phủ. Ngôi đền rộng 4000 m2 mà chính quyền đang gấp rút trùng tu sẽ trở thành địa phủ của tội ác mà bia miệng người đời nguyền rủa.
Điều quan trọng là càng bưng bít những tội ác của lãnh đạo đời trước, lãnh đạo thế hệ sau của đảng cộng sản Việt Nam càng đào sâu hơn cái hố chôn vùi danh dự của mình./.

Quảng Trị: Làm việc thiện, bị ‘kẻ lạ’ vô cớ dùng chất bẩn tấn công

Ông Hoàng Hữu Mạnh trong một lần cắt tóc miễn phí cho trẻ em nghèo. (Hình: Dân Việt)
QUẢNG TRỊ, Việt Nam (NV) – Một ông chuyên làm từ thiện ở phường Đông Giang, thành phố Đông Hà, nghi bị kẻ xấu ganh ghét, dùng chất bẩn tấn công liên tục nơi làm việc khiến dư luận bất bình.
Chiều 26 Tháng Tư, 2019, ông Trần Trung Hà, trưởng Công An phường 1, thành phố Đông Hà (tỉnh Quảng Trị) cho biết đã tiếp nhận đơn trình báo của ông Hoàng Hữu Mạnh (43 tuổi, trú phường Đông Giang, thành phố Đông Hà) về việc bị côn đồ liên tục ném chất bẩn vào tiệm cắt tóc của gia đình ông.
Theo báo Dân Việt, khoảng 5 giờ sáng 21 Tháng Tư, ông Mạnh phát giác tiệm cắt tóc của mình ở đường Lê Quý Đôn (phường 1, thành phố Đông Hà) bị kẻ xấu tiếp tục ném chất bẩn, bốc mùi hôi thối.
Hai lần trước vào ngày 26 Tháng Ba và 17 Tháng Tư, tiệm này cũng bị “khủng bố” bằng cách tương tự. Việc này đã gây ảnh hưởng lớn đến kinh doanh của ông Mạnh và làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nhiều hàng quán, mọi người xung quanh.
Trong đơn trình báo, ông Mạnh cũng cho biết mình còn bị một bà tên Đông (ở phường 5, thành phố Đông Hà) và một người lạ nói giọng Bình Định gọi điện thoại đe doạ “sẽ xử lý” gia đình nếu không bảo em gái của ông trả nợ, trong khi việc vay tiền của người này không liên quan đến ông.
Tin cho biết, ông Mạnh là người tích cực tham gia công tác từ thiện tại địa phương, được nhiều người dân, tổ chức ghi nhận.
Ông Mạnh cũng là thành viên tham gia nấu cháo từ thiện phát cho bệnh nhân nghèo ở các bệnh viện tại Quảng Trị. (Hình: Dân Việt)
Cụ thể, từ năm 1996 đến nay ông Mạnh thường xuyên cắt tóc miễn phí cho trẻ em khuyết tật, mồ côi nghèo khó trên khắp tỉnh Quảng Trị.
Ông Mạnh còn tham gia các chương trình thiện nguyện như “Hơi ấm mùa đông,” “Đồng hành cùng em đến trường”… Đặc biệt, ông là thành viên tích cực trong Câu Lạc Bộ “Diễn Đàn Tuổi Trẻ và Nồi Cháo Nhân Tâm” tham gia nấu cháo từ thiện phát cho bệnh nhân nghèo ở Bệnh Viện Đa Khoa tỉnh Quảng Trị và Bệnh Viện Lao Quảng Trị. (Tr.N)

Gia đình Lê Đức Anh xoa dịu công luận, đề nghị quốc tang ‘giản dị’

Post thông báo của ông Lê Mạnh Hà về cái chết của cha ông có gần 5,000 lượt người nhấn icon “haha.” (Hình chụp qua màn hình)
SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Hôm 27 Tháng Tư, trong lúc vẫn chưa có loan báo chính thức về thời điểm diễn ra quốc tang cựu Chủ Tịch CSVN Lê Đức Anh, ông Lê Mạnh Hà, con trai ông Anh, đề nghị: “Lễ truy điệu Đại Tướng Lê Đức Anh tổ chức tại Hà Nội nhằm giảm chi phí đi lại của lãnh đạo các cấp, đại diện các cơ quan, đơn vị và tiết kiệm cho ngân sách.”
“Linh cữu đại tướng được chuyển vào an táng tại Nghĩa Trang TP.HCM bằng máy bay hành khách, các thành viên gia đình mua vé máy bay như các hành khách khác đi cùng chuyến bay,” ông Hà viết trên trang web lemanhha.vn, trang tin chính thức của cá nhân ông.
Trước đó, cựu phó chủ nhiệm Văn Phòng Chính Phủ CSVN cũng đề nghị “tổ chức quốc tang cho Đại Tướng Lê Đức Anh giản dị, giảm một ngày so với quy định về quốc tang. Lễ viếng, truy điệu tại Hà Nội và an táng tại Sài Gòn được thực hiện trong ngày 3 Tháng Năm. Gia đình cũng mong muốn các hoạt động khác diễn ra bình thường, không bị đình trệ!”
Phát ngôn của ông Hà được đưa ra trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp lo lắng quốc tang “chưa xác định ngày” của Lê Đức Anh có thể gây nhiều thiệt hại cho các sự kiện quảng bá thương hiệu hoặc live concert của nghệ sĩ bỗng nhiên bị hoãn hoặc hủy vào giờ chót.
Mặt khác, ông Hà và gia đình Lê Đức Anh có thể cảm nhận về phản ứng của công luận và “lòng dân” khi tính đến hôm 27 Tháng Tư, đã có gần 5,000 lượt người nhấn icon “haha” ngay bên dưới post thông báo của ông Lê Mạnh Hà về cái chết của cha ông trên trang cá nhân. Trong số này, người ta thấy có các luật sư nổi tiếng, tri thức, nhà hoạt động…
Việc gia đình Lê Đức Anh bày tỏ nguyện vọng chôn ông ở Nghĩa Trang TP.HCM gây ngạc nhiên vì trước đó, báo Tuổi Trẻ cho hay Nhà Văn Hóa Đại Tướng Lê Đức Anh ở làng Bàn Môn, xã Lộc An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế “đã sẵn sàng đón ông trở về đất mẹ.”
Cũng liên quan đến cái chết của ông Lê Đức Anh, từ một post của nhà báo Huy Đức, tức Facebook Truong Huy San, tác giả cuốn “Bên Thắng Cuộc,” mà nhiều blogger mau chóng phát hiện vị đại tướng vốn được các báo nhà nước hết lời ca tụng “liêm khiết, ở căn hộ công vụ đơn sơ” lại sở hữu một dinh thự đang cho thuê “rộng 1,300 mét vuông trung tâm Sài Gòn, ở 240 Pasteur, quận 3, Sài Gòn, gồm tầng hầm, trệt, năm lầu, có trang bị thang máy, giá thuê $18,000 hoặc 418 triệu đồng/tháng…”
Các mẩu rao cho thuê dinh thự này được đăng liên tục trên các trang web dịch vụ bất động sản hồi Tháng Chín, Tháng Mười, 2018. (T.K.)

Hứa Sài Gòn ‘sẽ không có biểu tình,’ Nguyễn Thiện Nhân bị chỉ trích ‘càng ngày càng bá láp’

Dân chúng biểu tình ở Sài Gòn hôm 10 Tháng Sáu, 2018 chống Luật Đặc Khu và Luật An Ninh Mạng. (Hình: Trương Duy Nhất)
SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Hôm 27 Tháng Tư, tuy báo Thanh Niên đã gỡ bài về việc ông Nguyễn Thiện Nhân, bí thư Thành Ủy ở Sài Gòn, hứa với Bộ Chính Trị CSVN rằng “sẽ không có biểu tình,” nhưng ông này vẫn là tâm điểm bị giới trí thức và hoạt động chỉ trích.
Bài báo bị gỡ tiếp tục được đăng lại trên báo Tiếng Dân và một số trang khác, có nội dung: “Thành Ủy, Ủy Ban Nhân Dân thành phố ở Sài Gòn yêu cầu Công An thành phố phối hợp với Bộ Tư Lệnh xây dựng phương án chống biểu tình, trong đó có phương án chống biểu tình bằng xe máy và đưa người từ các tỉnh về biểu tình… Theo ông Nguyễn Thiện Nhân, chính quyền cần có phương án sẵn sàng ứng phó, truyền thông tiếp cận tuyên truyền người dân không tham gia biểu tình, tách những người dẫn dắt biểu tình và biện pháp xử lý…”

“Thành Ủy thống kê có khoảng 600 người dẫn đầu, dẫn dắt, tổ chức biểu tình để có phương án phụ trách từng người, khi có biểu hiện lôi kéo, tụ tập sẽ có biện pháp xử lý ngay. Những người kêu gọi ra đường biểu tình cũng sẽ bị chính quyền, đoàn thể nhắc nhở ngay. Ông Nhân cho biết, nhờ làm cách này nên thời gian gần đây những đối tượng tổ chức biểu tình không thể kêu gọi, tổ chức biểu tình được nữa. Từ Tháng Sáu, 2018 đến nay ở Sài Gòn không có biểu tình,” theo Thanh Niên.
Thay cho bài báo bị gỡ vì gặp phải sự giận dữ của công luận, tờ báo này sau đó đăng một bài khác mang tính biện hộ: “Theo Bí Thư Nguyễn Thiện Nhân, để không có những vụ tụ tập đông người, phải lo cho dân, an dân, làm cho người dân và doanh nghiệp hài lòng. Đối với những thông tin xuyên tạc, kích động, chống đối chế độ thì phải có thêm những biện pháp khác, như: thông tin chính xác về tình hình thực tế, phản bác thông tin bịa đặt, vu cáo; chính sách đền bù tái định cư phải đúng pháp luật, đảm bảo lợi ích của dân; chống tham nhũng; tiếp thu ý kiến của nhân dân kể cả qua tin nhắn, hình ảnh…”
Luật Sư Lê Nguyễn Duy Hậu bình luận trên trang cá nhân: “Thật ra ông Nhân chỉ cần thêm ba từ ‘bất hợp pháp’ đằng sau từ ‘biểu tình’ thì phát ngôn của ông đỡ tào lao hơn rất nhiều. Bởi lẽ, Hiến Pháp Việt Nam đã quy định công dân có quyền biểu tình, do đó chuyện có biểu tình hay không không do ông Nhân hay chính quyền quyết định. Tia UV giờ cao lắm, không vì chính quyền tào lao thì chả ai điên mà ra đường biểu tình. Càng ngày càng ba láp.”
Phát ngôn của Bí Thư Nhân cho thấy biểu tình đang ngày càng trở thành nỗi ám ảnh “mất chế độ” của giới lãnh đạo CSVN. Nhất là sau cuộc biểu tình rầm rộ tại các thành phố lớn hôm 10 Tháng Sáu, 2018 chống Luật Đặc Khu và Luật An Ninh Mạng. Do vậy mà hàng chục người tham gia sự kiện này đã bị phạt tù vì bị khép tội “dây rối trật tự công cộng.”
Liên quan đến việc Luật Biểu Tình mãi không được đưa vào chương trình nghị sự tại Quốc Hội CSVN dù đây là quyền của người dân được quy định trong Hiến Pháp, báo Dân Việt hôm 10 Tháng Tư cho hay: “Dự Luật Biểu Tình đang được Bộ Công An tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu lý luận, cơ sở pháp lý và tổ chức khảo sát thực tế tại các đơn vị, địa phương để nghiên cứu, xây dựng dự luật nhằm bảo đảm thực thi quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tránh các thế lực thù địch lợi dụng biểu tình để gây rối mất trật tự, chống phá đảng, nhà nước.”
Phát ngôn mới nhất của ông Nhân lại khiến người dân Sài Gòn thêm một lần bất mãn về ông, người được bổ nhiệm làm bí thư ở Sài Gòn từ Tháng Năm, 2017. Từ thời điểm đó đến nay, thực trạng ngập nước và kẹt xe không có gì tiến triển, nếu không muốn nói là ngày một tồi tệ thêm. Thay vì có những chỉ đạo thiết thực để cải thiện đời sống người dân thành phố và quan tâm đến những người yếu thế tại Vườn Rau Lộc Hưng, ông Nhân được ghi nhận thích tham gia các hoạt động “làm màu” trên mặt báo như “tạo dáng” tham gia dọn rác trên kênh Rạch Lăng để báo chí chụp hình. (T.K.)