Monday, November 27, 2023

Từ tội ác đến buôn người ở Việt Nam



“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”

Đó là nội dung trong Báo cáo của Viện Kiêm sát nhân dân tối cao (KSNDTC) với Quốc hội đầu tháng 11/2023, sau 5 tháng có nhận xét của Bộ Ngoại giao Mỹ về tình trạng buôn người ở Việt Nam, theo đó: “Chính phủ Việt Nam chưa đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn tối thiểu về xóa bỏ nạn mua bán người nhưng hiện đang thực hiện những nỗ lực đáng kể để thực hiện mục tiêu này.”

Tội ác các loại

Qua lời đại biểu Lê Hữu Trí (đoàn Khánh Hòa), công luận được biết: “Các loại tội phạm nguy hiểm tăng mạnh như tội phạm giết người, cướp tài sản, cướp giật, lừa đảo chiếm đoạt tài sản; cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự gây rối trật tự công cộng tội phạm ma túy ngày càng tăng cao và nguy hiểm hơn.”  (Đai Tiếng nói Việt Nam (VOV, Voice of Vietnam), ngày 1/11/2013)

VOV loan tiếp: “Bên cạnh đó, sự xuất hiện một số loại ma túy núp bóng thuốc lá, điện tử, đồ uống thực phẩm gây tác hại nhiều mặt đến người sử dụng, nhất là thanh thiếu niên và đe dọa đến an ninh trường học, vi phạm pháp luật và tội phạm trên không gian mạng diễn biến khá phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi.” 

Theo một báo cáo của Chính phủ hồi tháng 09/2023 thì: “Trong các loại tội phạm, số vụ tội phạm ma túy phát hiện tăng 18,42%; số ma túy tổng hợp thu giữ tăng đặc biệt cao (1.484,19%), cho thấy diễn biến hết sức phức tạp của tội phạm ma túy.”

Báo cáo viết: “Tình trạng sử dụng trái phép ma túy, nhất là ma túy tổng hợp diễn ra ở nhiều địa phương; xuất hiện một số loại ma túy được “núp bóng” thuốc lá điện tử, đồ uống, thực phẩm, … gây tác hại nhiều mặt đến thanh, thiếu niên.”

Thứ trưởng Bộ Công an Lê Văn Tuyến nói với Quốc hội: “Số vụ và số ma túy thu giữ tăng, tuy nhiên trong đó nhiều vụ là vận chuyển, trung chuyển qua địa bàn Việt Nam, không chỉ thuần túy qua đường bộ mà còn qua đường biển, đường hàng không. Các đường dây ma túy không chỉ từ khu vực “Tam giác vàng”, mà còn cả từ châu Phi trung chuyển qua Việt Nam sang nước thứ ba. Theo thống kê thì hơn 37,8% các vụ ma túy là trung chuyển qua địa bàn Việt Nam.”

Tam giác Vàng (tiếng Anh: Golden Triangle) là khu vực rừng núi hiểm trở nằm giữa biên giới 3 nước Lào, Thái Lan, Myanmar, nổi tiếng là nơi sản xuất thuốc phiện lớn nhất thế giới trước đây.

Buốn người lan rộng

Bước sang lĩnh vực buôn người, báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ viết:”Tội phạm mua bán người lừa đảo đưa người Việt Nam ra nước ngoài cưỡng bức lao động cưỡng ép tham gia các hoạt động lừa đảo trên không gian mạng diễn ra phức tạp. Tội phạm xâm hại trẻ em diễn ra ngày càng tăng. Vẫn còn những băn khoăn, lo lắng trước những hạn chế, sai sót, vi phạm trong hoạt động tố tụng của các cơ quan thực thi pháp luật.”

Theo lời trình bầy của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí thì có nhiều yếu tố chung quanh thắc mắc “Vì sao khi chúng ta càng chống, càng đấu tranh quyết liệt, thì tình trạng vi phạm pháp luật, phạm tội lại càng tăng?”

Ông Trí nói: “Việc quan tâm, coi trọng và tập trung cho công tác phòng ngừa để có thể chủ động ngăn chặn kịp thời có lẽ một trong những giải pháp ngăn chặn tội phạm từ gốc”.

Theo ông Trí thì: “Công tác phòng ngừa tội phạm liên quan đến công tác xây dựng pháp luật. Bên cạnh đó, cả hệ thống chính trị và cộng đồng xã hội phải cùng tham gia thì công tác đấu tranh mới hiệu quả.”

Tuy nhiên, Viện trưởng Viện KSND không đưa ra đề nghị cụ thể nào.

Chủ quan các loại tội phạm

Cùng trả lời chất vấn của Quốc hội, Bộ trưởng Công an Tô Lâm chi tiết hơn những nguyên nhân của tội ác:

– “Một là, “nhóm nguyên nhân thuộc về chủ quan của các cơ quan chức năng như vấn đề triển khai thực hiện các giải pháp phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật; các vi phạm trong điều tra, xử lý tội phạm; về phối hợp giữa các cơ quan chức năng; về tinh thần, trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, cá biệt có những trường hợp sai phạm, tiêu cực, vi phạm pháp luật.”

Nhưng tại sao lại “chủ quan”, có nghĩa tự cho mình có khả năng chống tội phạm hay thờ ơ nên không đối phó kịp?

– “Hai là, “những khó khăn, vướng mắc về mặt pháp luật, cơ chế chính sách.”

– “Ba là, “những khó khăn về nguồn lực trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật.”

Ông Tô Lâm nói với Quốc hội: “Những vấn đề tồn tại, khó khăn, vướng mắc nêu trên có những vấn đề có thể khắc phục được ngay nhưng có vấn đề cũng cần phải có thời gian.”

Bên cạnh đó, theo báo cáo của ông Lâm thì:” Tình hình tội phạm tham nhũng, kinh tế, buôn lậu còn diễn biến rất phức tạp.”

Ông Tô Lâm cho biết: “Tình hình tội phạm tham nhũng, kinh tế, buôn lậu còn diễn biến rất phức tạp; số vụ phạm tội về trật tự quản lý kinh tế được phát hiện nhiều hơn 11,69%; số vụ phạm tội về tham nhũng và chức vụ được phát hiện nhiều hơn 51,63%…số vụ phạm tội về trật tự xã hội tăng 18%, trong đó nhiều loại tội phạm tăng cao và có xu hướng phức tạp trở lại.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm báo cáo: “Tình hình tội phạm tham nhũng, kinh tế, buôn lậu còn diễn biến rất phức tạp; số vụ phạm tội về trật tự quản lý kinh tế được phát hiện nhiều hơn 11,69%; số vụ phạm tội về tham nhũng và chức vụ được phát hiện nhiều hơn 51,63%. Tội phạm về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm còn xảy ra phổ biến trên nhiều lĩnh vực, địa bàn; số vụ được phát hiện nhiều hơn 18,87%.”

Ngoài ra: “Tình hình tội phạm ma túy tiếp tục diễn biến phức tạp; số vụ được phát hiện nhiều hơn 17,68%; trong đó có một số đường dây vận chuyển ma túy với khối lượng lớn. Tình trạng sử dụng trái phép ma túy còn diễn ra ở nhiều địa phương…”

Chưa làm tốt

Về tình trạng buôn người, một loại tội tác tồn tại lâu năm ở các Tỉnh biên giới va vùng quê Việt Nam đã được báo cáo với Quốc hội nhưng không có chi tiết.

Vì vậy, trong Báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ hồi tháng 6/2023, những thiếu sót của Chính phủ Việt Nam đã được nêu ra như: “Chính phủ Việt Nam chưa đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn tối thiểu về xóa bỏ nạn mua bán người nhưng hiện đang thực hiện những nỗ lực đáng kể để thực hiện mục tiêu này…”

Nhận xét của Bộ Ngoại giao Mỹ về Việt Nam được công bố trong “Báo cáo Buôn người 2023” (2023 Trafficking in Persons Report), ngày 15/6/2023

Lên một bậc

Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, vì Việt Nam đã có những cố gắng nên được “nâng hạng lên Nhóm 2 trong Danh sách theo dõi”, đứng trên Trung Quốc, Cao Miên, Miến Điện và Bắc Hàn. Tuy nhiên Việt Nam lại đứng sau Đài Loan, Tân Gia Ba, Phi Luật Tân, Hồng Kông, Nam Dương, Nhật và Lào.

Lý do Việt Nam được ra khỏi Danh sách hạng 3 “tồi tệ” là nhờ đã:” Tiến hành điều tra, truy tố và kết án nhiều đối tượng mua bán người hơn, tăng cường hợp tác thực thi pháp luật quốc tế và khởi tố vụ án hình sự đối với các quan chức bị cáo buộc tiếp tay cho tội phạm mua bán người. Chính phủ cũng xác định và hỗ trợ nhiều nạn nhân hơn và thực hiện các biện pháp bảo vệ cho người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài.”

Tuy vậy, Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn nói thẳng với Việt Nam rằng: “Chính phủ vẫn chưa chủ động nhận diện các nạn nhân bị cưỡng bức lao động trong các đường dây lừa đảo trên mạng là nạn nhân bị mua bán để cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho họ, trong đó có cả các nạn nhân là người nước ngoài được xác định tại Việt Nam. Các cơ quan có thẩm quyền đã tiến hành kiểm tra hàng ngàn cơ sở có nguy cơ cao xảy ra tội phạm mua bán người vì mục đích bóc lột tình dục nhưng chỉ xác định được hai nạn nhân, mặc dù trên thực tế các cơ sở như vậy rất phổ biến.”

Nhìn chung, lực lượng Công an đồ sộ của Việt Nam đã thiếu kê hoạch chống nạn buôn người từ gốc, trong khi các “tai mắt quốc tế”, trong đó có Mỹ, đã nhìn thấy rất rõ các tổ chức và mánh lới của bọn buôn người khiến dự luận nghi ngờ có tình trạng “tiếp tay” hay “cố tình làm ngơ để tham nhũng” của các viên chức chính quyền. -/-

(11/2023)
Phạm Trần

No comments:

Post a Comment