Thursday, November 9, 2023

Nghề giáo sư

 Út Sài Gòn

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng bên hành lang Quốc hội chiều 2/4. Ảnh: Giang Huy

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng bên hành lang Quốc hội chiều 2/4. Ảnh: Giang Huy

(VNTB) – “Đảng viên – giáo sư” rất có thể cả đời không hề đứng trên giảng đường, song vẫn có thể rao giảng lý thuyết ở mọi lúc, mọi nơi…

Người ta hay nói :”Nếu để người cộng sản quản lý sa mạc Sahara, thì trong vài năm chúng ta sẽ thiếu cát…” Nước Việt Nam hôm nay không chỉ chuyện “cát sa mạc”, mà còn nhiều độc đáo khác nữa kìa. Ví dụ như khi đã là “đảng viên – giáo sư”, thì người ấy rất có thể cả đời không hề đứng lớp trên giảng đường, song vẫn có thể rao giảng lý thuyết ở mọi lúc, mọi nơi. Giáo sư Nguyễn Phú Trọng là đơn cử. 

Có ý kiến bàn luận nơi quán cóc hè phố rằng lẽ xuất phát từ việc sau khi giành chính quyền thì lực lượng trí thức quá mỏng, quan chức Hà Nội đi ngoại giao đàm phán với “địch” có vẻ yếu thế vì “chúng nó” toàn tiến sỹ các thể loại hoặc tướng tá chính quy cả.

Mà để đào tạo tiến sỹ thì quá lâu và không khả thi vì còn phải tốt nghiệp phổ thông, qua cử nhân, thạc sỹ… rồi mới đến tiến sỹ, lại phải có công trình khoa học (dù là chép lại hay “đạo” như bây giờ thì cũng phải có, nhỡ Tây nó hỏi), nên ai đó đã nghĩ ra cách “đi tắt đón đầu” lập lờ giữa giáo sư và tiến sỹ. 

Từ đó dẫn đến việc nhân danh nhà nước đứng ra phong giáo sư cho những người thậm chí còn chưa đi dạy ngày nào, hay không ai biết đã học hết lớp mấy, chẳng có công trình nghiên cứu nào đáng kể, để… in vào các-vi-zít.

Giáo sư thành ra một thứ phẩm hàm cấp nhà nước và nghe… oai như tiến sỹ của Tây vậy. Rồi có phó tiến sỹ nên lại “đẻ” ra phó giáo sư nữa cho nó tương đương. Chứ phó giáo sư chẳng qua là anh trợ giảng chứ là cái gì đâu? Cũng như lái xe thì có lơ xe, chứ ai gọi là phó lái xe bao giờ?

Nói vui, thử tưởng tượng với một người có tật nói ngọng như ngài Phùng Xuân Nhạ, không hiểu hồi ông làm giảng viên, tiếng Việt còn chưa tròn vành thì tiếng Tây, tiếng u ông nói ra sao? 

Oái oăm và độc đáo hơn là lúc có hàm phó giáo sư, tháng 4-2016, ông Phùng Xuân Nhạ được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo, thay ông Phạm Vũ Luận, nên sau đó ông được quyền ‘phiên ngang’ thành giáo sư. Tháng 7-2016, tại kỳ họp thứ ba của Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước khoá 2014-2019, ông Nhạ nhậm chức chủ tịch Hội đồng này, trong khi chưa thấy quyết định nào của Thủ tướng phê chuẩn việc ông Nhạ làm chủ tịch Hội đồng.

Tháng 10-2016, với tư cách Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước, ông Nhạ ký công nhận mình đạt chuẩn giáo sư chuyên ngành kinh tế. Cũng trong thời kỳ ông Phùng Xuân Nhạ là chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước, số lượng phó giáo sư, và giáo sư tăng vọt: năm 2017, số người đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư là 1.226, gấp 1,7 lần so với năm 2016, 2,3 lần năm 2015.

 Giới trí thức đang hành nghề ‘xe ôm công nghệ’, vốn là những ‘bác tài’ lận lưng bằng cấp đại học rất tử tế ở Sài Gòn, lúc tụ lại trên hè phố bàn chuyện thế sự đã… lý luận vầy: giáo sư ở Việt Nam oách xà-lách hơn mấy giáo sư đại học trên thế giới cả mấy cây số lận; bởi cả thế giới này coi giáo sư là một giảng viên đại học ở cụ thể trường nào đó đáng kính hay không mà thôi;  lối dân dã gọi là sư phụ trong nghề giáo – và cũng để phân biệt với gia sư, là… giáo sư dạy tại nhà (!). Còn các công trình, phát minh… thì gắn với các học vị tiến sĩ, thạc sĩ…. Mà tiến sỹ cũng rõ ràng về chuyên ngành như tiến sỹ vật lý, 

Ở Việt Nam thì do có luôn “Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước”, nên như tên gọi, khi được nhà nước cấp phẩm hàm, thì đó là giáo sư của không chỉ nhà nước nhiệm kỳ đó, mà còn là giáo sư vĩnh viễn ở các khóa tiếp theo, miễn là vẫn chịu sự “lãnh đạo Nhà nước và xã hội” toàn diện của Đảng Cộng sản theo Hiến định tại điều 4. 

Chính vinh hạnh cả đời ấy nên người Việt có thể đến xứ ngoại quốc để học hành thành tài, để làm giáo sư khoa bảng; thế nhưng chẳng có một nghiên cứu sinh phương Tây nào dù tài ba đến đâu đi nữa, có thể được Hà Nội cấp phong “giáo sư” ở nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa cả.

No comments:

Post a Comment