Thursday, November 9, 2023

Cắt giảm 45.000 công an, điều gì đang xảy ra?

 Cảnh Chân   

Bộ trưởng Tô Lâm trình bày Tờ trình của Chính phủ, sáng 27/5 - Ảnh: VGP/LS

(VNTB) – Sau khi cắt giảm 44.525 người thì tổng chi ngân sách của Bộ Công An sẽ giảm tổng cộng khoảng 65 tỷ đồng. Ngân sách quốc gia như dòng sông đã cạn, bộ công an không còn tiền trả lương hai tháng cuối năm, phải trình dự luật cắt giảm 44.525 cán bộ trong thời gian tới, tình hình xã hội đang ở mức báo động? 

Bộ công an đang nợ cán bộ chiến sĩ hai tháng lương

Một văn bản bị lộ ra ngày 03/11 cho thấy quỹ lương bộ công an năm 2023 hiện không đủ trả lương hai tháng cuối năm cho cán bộ cảnh sát. Văn bản này được cho là của phòng tài chính (thuộc công an Hà Nội) thông báo tới tất cả lực lượng công an trên địa bàn thủ đô.

Cần nhớ bộ công an là bộ được chi ngân sách cao thứ hai chỉ sau Bộ Quốc phòng và gấp gần 8 lần so với bộ y tế và bộ giáo dục cộng lại. Năm 2023, bộ công an được phân bổ số tiền 99.954 tỷ đồng, bộ y tế chỉ gần 7,5 ngàn tỷ, còn bộ giáo dục chỉ hơn 6.200 tỷ.

 Kết hợp với việc bộ công an muốn thông qua dự luật tinh giảm 44.525 người trong biên chế, có thể khẳng định tình hình tài chính đang rất bất ổn. Như lời chủ tịch quốc hội nói năm 2019 thì “ngân sách quốc gia như dòng sông đã cạn”. Đồng thời cũng cho thấy việc thừa thải nhân sự trong ngành này, vừa tốn tiền thuế trả lương cho những kẻ ăn không ngồi rồi, vừa kéo theo nhiều hệ luỵ tiêu cực cho xã hội.

Cắt 44.525 người nhưng chỉ giảm được 65 tỷ ngân sách

Theo báo cáo chính phủ, tính tới tháng 12/2022, cả nước có 84.721 thôn, tổ dân phố. Với 298.688 người đang tham gia hoạt động trong lực lượng bảo vệ dân phố, dân phòng, công an xã bán chuyên trách. Gồm 66.723 bảo vệ dân phố, 70.867 công an xã bán chuyên trách, 161.098 đội trưởng, đội phó dân phòng. 

Trong dự thảo luật “Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự (TGBVANTT) ở cơ sở”, bộ công an muốn hợp nhất các lực lượng bảo vệ dân phố; dân phòng và công an xã bán chuyên trách này lại còn 254.163 người (mỗi tổ cần ít nhất 3 người). Dự kiến tổng kinh phí cần bảo đảm là 3.505 tỷ đồng/năm. 

Ngân sách hiện nay chi cho lực lượng này là khoảng 3.570 tỷ đồng/năm. Mức chi này đã được điều chỉnh tăng lên theo mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng từ ngày 01/7/2023. Trung bình mỗi tỉnh, thành phố chi trả khoảng 56,7 tỷ đồng/năm, tương ứng khoảng 4,7 tỷ đồng/tháng.

Như vậy, sau khi cắt giảm 44.525 người thì tổng chi ngân sách sẽ giảm tổng cộng khoảng 65 tỷ đồng. Mỗi tỉnh, thành phố có thể giảm được khoảng 1 tỷ, tức là từ 56,7 tỷ/năm còn 55,6 tỷ/năm. 

Tinh nhuệ để tiện đàn áp người dân 

Một số bình luận đánh giá rằng cắt tới 44.525 người mà ngân sách chỉ dự kiến giảm chi được 65 tỷ là quá phi lý. “Có thể là cắt giảm người để chia lại “khẩu phần” cho các quan chức tướng tá trong ngành”, anh Đ.G, một người dân ở Sài Gòn đánh giá với Việt Nam Thời Báo. 

Cần biết rằng đây chỉ là mức giảm chi ngân sách cao nhất trên lý thuyết. Vì thực tế mấy mươi năm (dưới sự lãnh đạo của đảng) đã chứng minh rằng những kế hoạch sau đều làm tốn tiền ngân sách nhiều hơn trước chứ không có bớt đi.

Việc cắt giảm tới gần 45 ngàn nhân sự cũng cho thấy hệ thống công an hiện nay rất rườm rà, đông nhưng vô dụng. Chia đều ra, mỗi tỉnh, thành có hơn 700 người đại diện cơ quan công quyền đang ăn không ngồi rồi. Tệ nạn xã hội thì càng ngày càng nhiều và càng có tính chất nguy hiểm hơn. 

Thậm chí các lực lượng bảo vệ an ninh trật tự lại chính là nhóm gây rối trật tự nhất; lưu manh nhất. Đây cũng là lực lượng bảo kê cho các tệ nạn cờ bạc, mại dâm, ma tuý, và nhiều hoạt động phi pháp khác tại địa phương. 

“Tình hình kinh tế đi xuống, nhiều người thất nghiệp, túng quẫn, dễ suy nghĩ tiêu cực, dẫn tới nhiều nguy cơ nổi loạn. Nên tôi nghĩ công an muốn chuyên nghiệp hoá các lực lượng vũ trang để tiện bề đàn áp người dân hơn”, chị T.H., một người bất đồng chính kiến nói với phóng viên Việt Nam Thời Báo.

No comments:

Post a Comment