Sunday, July 31, 2016

Tác dụng phán quyết của Tòa trọng tài về bản đồ lưỡi bò

Cảnh sát cố gắng ngăn cản người biểu tình chống Trung Quốc trong một cuộc biểu tình trước đại sứ quán Philippines ở Hà Nội, ngày 17/7/2016.
Cảnh sát cố gắng ngăn cản người biểu tình chống Trung Quốc trong một cuộc biểu tình trước đại sứ quán Philippines ở Hà Nội, ngày 17/7/2016.

Trà Mi-VOA31.07.2016 
Phán quyết của Tòa án trọng tài quốc tế ngày 12/7 phủ nhận bản đồ 9 đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông là một thắng lợi lịch sử không chỉ đối với nguyên đơn là Philippines mà với cả các nước nhỏ khác có tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông bao gồm Việt Nam lâu nay bị lưỡi bò của nước lớn Bắc Kinh chèn ép, lấn lướt.
Tuy nhiên, quyết định được trông đợi lại không có tính cách cưỡng hành buộc Bắc Kinh phải hủy hoặc ngưng các động thái chủ quyền hóa Biển Đông hiện nay. Vậy tác dụng thực tế của phán quyết này là gì? Những gì sẽ xảy ra sau phán quyết ấy?
Tạp chí Thanh Niên VOA hôm nay mời các bạn cùng tìm hiểu qua cuộc thảo luận với 3 luật sư nghiên cứu về vấn đề Biển Đông tại Việt Nam, Mỹ, và Canada.
- Luật sư Vi Trần, một trong những sáng lập viên Tạp chí Luật Khoa, một tờ báo mạng độc lập chuyên đề về luật do các nhà hoạt động trong và ngoài nước khởi xướng. Luật sư Vi có nhiều bài viết về vấn đề Biển Đông đăng trên Tạp chí này và cũng có nhiều mối quan hệ với chính trị gia và các tổ chức xã hội dân sự tại Philippines vận động chống lại đường lưỡi bò Trung Quốc.
- Luật sư Vũ Đức Khanh kiêm Giáo sư luật tại Đại học Ottawa (Canada) chuyên nghiên cứu về chính trị Việt Nam, quan hệ quốc tế, và luật pháp quốc tế. Từ năm 2009, ông bắt đầu nghiên cứu vấn đề Biển Đông với nhiều bài đóng góp bằng Anh ngữ, Việt ngữ đăng trên nhiều tờ báo tiếng Anh, tiếng Việt về đề tài Biển Đông. Năm 2011, ông từng đưa ra sáng kiến đề nghị giải pháp cho Biển Đông và gửi kiến nghị thư cho Chủ tịch Trung Quốc lúc bấy giờ là ông Hồ Cẩm Đào.
- Luật sư Lê Công Định, học giả từng nhận học bổng danh giá Fulbright của Mỹ tại Trường Luật của Đại học Tulane, chuyên nghiên cứu công pháp quốc tế. Từ năm 2008, ông tham gia Quỹ Nghiên cứu Biển Đông do các trí thức trong và ngoài nước thành lập chuyên phân tích về tranh chấp Biển Đông dựa trên cơ sở khoa học, pháp lý, và học thuật.

No comments:

Post a Comment