Mỹ Lan RFA-2018-04-11
Một đoạn đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông đang thi công dang dở-Vietnamnet
Chi phí đầu tư ban đầu của dự án đường cao tốc trên cao Cát Linh – Hà Đông được cho biết là là 553 triệu đô la Mỹ và dự kiến sẽ được hoàn thành vào tháng 6-2014; chạy thử từ tháng 10-2014 đến tháng 6-2015, từ ngày 30-6-2015 chính thức khai thác thương mại.
Tuy nhiên, đến năm 2016, tổng mức đầu tư của dự án đã tăng lên hơn 868 triệu USD, nghĩa là đội vốn lên tới hơn 315 triệu USD, tương đương khoảng 7.000 tỉ đồng. Trong đó, phần vốn vay Trung Quốc là 669 triệu USD, vốn đối ứng Việt Nam là 198 triệu USD.
Về tiền thì người ta tính toán ngoài viêc đội vốn lên thì mỗi ngày phải trả lãi suất là 1 tỷ 2, còn về ùn tắc giao thông thì nó gây thiệt hại lớn không những về mặt xã hội mà còn về mặt kinh tế. Theo tính toán của các chuyên gia thì nếu mà ùn tắc thì mỗi ngày Hà Nội mất chi phí khoảng 4 tỷ đồng Việt Nam thì một năm không biết là bao nhiêu - chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long từ Hà Nội cho rằng thời gian chậm tiến độ quá lâu cùng mức vốn đầu tư bị đẩy lên gấp rưỡi đã tác động rất tiêu cực đối với hiệu quả kinh tế xã hội, đặc biệt là đối với Hà Nội, trung tâm kinh tế, văn hoá và chính trị của Việt Nam. Điều này còn làm mất lòng tin của công chúng. Ông trình bày:
“ Nó chậm thì nó làm cho tiền tăng lên, tiền thì nó thiệt hại rồi mà nó còn làm cả ùn tắc thêm giao thông. Về tiền thì người ta tính toán ngoài viêc đội vốn lên thì mỗi ngày phải trả lãi suất là 1 tỷ 2, còn về ùn tắc giao thông thì nó gây thiệt hại lớn không những về mặt xã hội mà còn về mặt kinh tế. Theo tính toán của các chuyên gia thì nếu mà ùn tắc thì mỗi ngày Hà Nội mất chi phí khoảng 4 tỷ đồng Việt Nam thì một năm không biết là bao nhiêu?”
Còn theo nhà báo Đào Mạnh Hùng, một phóng viên kinh tế kỳ cựu trong nước thì đây là một dự án mà 99% người dân và kể cả các nhà khoa học cũng không đồng tình:
“Họ tính là mỗi ngày thu được 100 triệu. 100 triệu mà với cái giá cả mà mình mua của Trung Quốc và cái lãi suất hàng năm như vậy thì phải 10 nghìn năm mình mới thu hồi được vốn. Tôi đã đọc một bài báo trên tờ báo viết của Đài truyền hình NHK của Nhật Bản thì họ viết rằng đây là một tuyến đường tai tiếng nhất thế giới, vừa chậm, vừa xấu và sợ còn không đảm bảo an toàn. Đây là dự án mà “ném lao thì phải theo lao” mà thôi.”
Ông Hùng cũng cho biết, ngay từ buổi họp báo đầu tiên của dự án và liên tục sau này, nhiều chuyên gia và các nhà báo tâm huyết với ngành Giao Thông- Vận Tải đã có những ý kiến can ngăn với Bộ này là không nên sử dụng vốn vay ODA của Trung Quốc, bởi điều đó đồng nghĩa với việc bắt buộc phải cho nhà thầu Trung Quốc thi công. Ông Hùng nói tiếp:
“Họ bỏ thầu rất thấp, nhưng khi mà trúng thầu rồi thì giá lập tức đội lên 30%. Họ lý do là phải mua thiết bị dự phòng, rồi đồng nhân dân tệ giảm sút so với đồng đô la, rồi giá vật tư tăng… Họ liên tục thay đổi về giá cả. Đầu tiên tưởng rẻ nhưng đội lên 2,3 thậm chí có công trình tăng lên 5 lần và đắt hơn rất nhiều so với các công trình của Nhật xây. Thái Lan cách đây 4 năm họ cũng làm một tuyến đường dài hơn mình một chút mà giá thành có 350 triệu đô thôi. ”
Ngoài phát sinh vốn vay và thời gian thi công quá lâu thì công nghệ của dự án này cũng là một vấn đề khiến cho dư luận quan tâm bởi trên thực tế, công nghệ được sử dụng cho dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông là công nghệ Trung Quốc với những đoàn tàu được sản xuất theo tiêu chuẩn đường sắt Trung Quốc, đã lạc hậu và không còn được áp dụng trên thế giới. Chuyên gia Ngô Trí Long cho biết thêm:
“Công nghệ của Trung Quốc thì vốn đầu tư cao và sau này chi phí duy tu bảo hành cũng rất là cao thì liệu hiệu quả sử dụng của nó có tốt hay không? Ở các nước hiện nay người ta làm đường sắt đô thị trên cao thì người ta đã làm từ mấy chục năm trước rồi, hiện nay rất ít thậm chí là hầu như không có nước nào làm nữa mà Việt Nam lại lặp lại cái chuyện đó”
Họ tính là mỗi ngày thu được 100 triệu. 100 triệu mà với cái giá cả mà mình mua của Trung Quốc và cái lãi suất hàng năm như vậy thì phải 10 nghìn năm mình mới thu hồi được vốn. Tôi đã đọc một bài báo trên tờ báo viết của Đài truyền hình NHK của Nhật Bản thì họ viết rằng đây là một tuyến đường tai tiếng nhất thế giới, vừa chậm, vừa xấu và sợ còn không đảm bảo an toàn. Đây là dự án mà “ném lao thì phải theo lao” mà thôi - nhà báo Đào Mạnh Hùng
Nhà báo Đào Mạnh Hùng cũng cho rằng công nghệ của Trung Quốc quá lạc hậu và lấy làm tiếc vì công nghệ và các nhà thầu Nhật Bản đã không được lựa chọn cho dự án này.
“Những tàu này là những tàu đã lỗi thời rồi, làm cách đây từ 20 năm, nằm đắp chiếu ở bên Trung Quốc rồi. Nó làm xong không bán được cho ai cuối cùng Việt Nam phải mua những cái tàu đấy. Họ bán cho mình là mình buộc phải mua vì mình vay vốn của họ. Tàu này tôi nghĩ là sẽ không đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân đâu. “
Lý giải cho việc vì sao Bộ Giao Thông- Vận Tải lại vẫn chọn nhà thầu Trung Quốc mặc dù không còn lạ gì những chiêu trò của các nhà thầu Trung Quốc trong việc triển khai các dự án ở Việt Nam, chuyên gia Ngô Trí Long cho biết thêm:
“Mình quá coi trọng chỉ tiêu về giá. Nó bỏ với giá thấp xong cuối cùng nó lại dùng chiêu trò để nâng giá lên thì cuối cùng cũng lại bằng vô nghĩa. Bên cạnh đó thì nó lại có điều kiện là cấp cho mình vốn vay tín dụng thì đó là ưu điểm. Một cái nữa cũng phải hết sức thông cảm là cách làm ăn của Việt Nam với anh Trung Quốc là quan hệ lâu rồi thì cái đó nó cũng tác động. Tuy nhiên, phải nói thẳng ra là những dự án mà nhà thầu Trung Quốc thi công triển khai thì đều kém hiệu quả và gây lãng phí thất thoát”
Theo thông tin mới nhất của Bộ Giao Thông- Vận Tải, thì lần này dự kiến đường cao tốc Cát Linh – Hà Đông sẽ chính thức được đưa vào khai thác vào cuối năm nay. Theo tính toán của các nhà chuyên môn, với việc đầu tư trang thiết bị như vậy giá vé tối thiểu sẽ là từ 15 nghìn đồng/ vé. Tuy nhiên trong điều kiện Việt Nam với khí hậu nóng ẩm như hiện nay mà lại thiếu vắng một hệ thống kết nối hợp lý thì chắc chắn việc sử dụng sẽ rất hạn chế và không thể mang lại hiệu quả kinh tế như mong đợi.
No comments:
Post a Comment