Sunday, January 10, 2021

“Chính quyền nằm trên nòng súng”

 Ls. Nguyễn Văn Đài|

Ngày 3 tháng Giêng, 2021 vừa qua tại cuộc gặp mặt kỷ niệm 75 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (6/1/1946-6/1/2011) tại thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam, ông Nguyễn Xuân Phúc có đề cập đến nhóm từ “Chính quyền nằm trên nòng súng” khiến cho nhiều người lùng bùng. Câu hỏi đặt ra là nhóm từ này từ đâu và tại sao có câu này?

Câu này là do ông Phúc học và biến tấu từ câu nói của Mao Trạch Đông “Họng súng sinh ra chính quyền” thành là “Chính quyền nằm trên nòng súng.”

Triết lý của Mao Trạch Đông về “Họng súng sinh ra chính quyền” bắt đầu từ cuộc đối đầu với Tưởng Giới Thạch để độc chiếm đại lục trong giai đoạn 1945-1949. Câu chuyện như sau:

Tưởng Giới Thạch là một lãnh tụ độc tài với bàn tay sắt, ông thực hiện hình thức thống trị “tam nhất” (ba một): một chính đảng, một chủ nghĩa, một lãnh tụ, đó là Quốc Dân Đảng, chủ nghĩa tam dân và có lẽ mỗi một Tưởng Giới Thạch mà thôi. Tháng Bảy, 1945, tại Diên An, Mao Trạch Đông đã nói “Tưởng tiên sinh cho rằng thiên vô nhị nhật, dân vô nhị chủ (Trời không có 2 mặt trời, đất nước không có 2 chủ), tôi, không tin là thuyết nên cứ để hai mặt trời mọc lên cho ông ấy xem sao.”

Hai người sinh cùng thời, Tưởng Giới Thạch lớn hơn Mao Trạch Đông 5 tuổi, và chết trước 1 năm. Tưởng Giới Thạch thọ 88 tuổi, Mao Trạch Đông thọ 84 tuổi. Như vậy trong đó họ có những 83 năm từng “chung sống với nhau trên thế gian này.”

Luận về khí chất, hai người quả nhiên khác nhau. Tưởng Giới Thạch khí chất quân nhân, mỗi sớm tinh mơ đều thức dậy luyện tập, luôn đọc tam bảo thư: “Truyện Bismarck”, “Tằng hồ trị binh ngữ lực” và “Tằng văn chính công gia thư”. Tưởng Giới Thạch không hút thuốc, không uống rượu, thậm chí không ẩm trà, chỉ dùng nước trắng đun sôi, ưa các hải sản tươi, rau muối xào cá hoặc rau khô Thiệu Hưng.

Mao Trạch Đông tư chất thi nhân, thiện nghệ sáng tác thơ ca, thảo chương, đề từ, thức khuya dậy muộn, sách vở không rời tay, ông đã đọc không biết đến bao nhiêu lần cuốn “Tư trị thông giám”, muôn từ trong rối loạn của lịch sử tìm ra đôi điều kinh bang tế thế. Mao Trạch Đông chỉ uống chút ít rượu nho, nhưng liều mạng hút thuốc, ưa uống trà đậm, ăn ớt cay, và thường lấy thịt nướng làm thuốc “bổ não”.

Hai người có hành trình chính trị tương tự.

Năm 1924, Tưởng Giới Thạch được bổ nhiệm làm hiệu trưởng Trường sĩ quan lục quân Quốc dân đảng Trung Quốc (vì trường đóng quân tại Hoàng Phố – Quảng Châu, nên người ta thường gọi là Trường quân sự Hoàng Phố), và từ đó thế lực của ông trong quân đội ngày một phát triển, nắm dần quân quyền, từ uỷ viên hội đồng quân sự trở thành Tổng giám, rồi Tổng Tư lệnh Quân cách mạng Quốc dân đảng. Tưởng Giới Thạch xem quân đội là mạng sống của đời mình.

Còn Mao Trạch Đông, mùa thu năm 1927, phát động khỏi nghĩa nông dân ở Hồ Nam, đảm nhận chức bí thư ban chấp hành tiền phương, sau đó cùng Chu Đức hội sự tại Tĩnh Cương Sơn – Giang Tây, thành lập Quân cách mạng công nông Trung Quốc, Chu Đức làm chỉ huy, Mao Trạch Đông là người đại diện của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Từ đó Hồng quân Chu – Mao bắt đầu đổi địch với Tưởng Giới Thạch và một danh ngôn của Mao Trạch Đông – “họng súng đẻ ra chính quyền” cũng bắt đầu lưu truyền cùng thời.

Mao Trạch Đông từng nói, Tưởng Giới Thạch “xem quân đội như sinh mạng”, “có quân đội là có chính quyền, đấu tranh giải quyết tất cả”. Ông cười mà cho rằng: quân đội đối với Tưởng Giới Thạch như hòn đá treo trên cổ của Giả Bảo Ngọc, “về điểm này cần phải học tập ông ấy, và Tưởng Giới Thạch quả là tiên sinh của chúng ta!”

Mao Trạch Đông lại nói, “Đảng viên cộng sản không dành binh quyền cho cá nhân, mà vì đảng và nhân dân”. Ông cho rằng “họng súng đẻ ra tất cả”, “thế giới chỉ có thể cải tạo bằng súng ống”.

Đó là nguồn gốc của triết lý “họng súng sinh ra chính quyền”

Trở lại với Nguyễn Xuân Phúc.

Một điều thực sự bất ngờ là bước sang thập niên thứ 3 của thế kỷ 21, Nguyễn Xuân Phúc vẫn còn thấm nhuần tư tưởng của Mao Trạch Đông về quân đội và chính quyền.

Đại ý phát biểu của Phúc ngày 3 tháng 1 ở Quảng Nam:

“Muốn thay đổi đất nước thì lực lượng đối lập phải đối đầu với quốc hội và chính phủ. Và nếu không có quân đội bảo vệ thì gặp khó khăn. Bởi vậy không được phi chính trị hóa quân đội. Vì “chính quyền nằm trên nòng súng”.

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem tại sao NXP lại nói như vậy?

Để có được quyền lực tuyệt đối cai trị đất nước và Nhân dân, chế độ độc tài CSVN đã xây dựng quân đội được định hướng cho mục đích dùng bạo lực để xây dựng nhà nước độc tài CSVN. Tạo ra 1 quân đội chỉ biết nghe theo và thực hiện tham vọng cho tầng lớp chop bu của chế độ độc tài CSVN. Và họ đã dùng quân đội thực hiện cuộc chiến tranh đẫm máu chiếm VNCH vào 30.4.1975.

Sau khi đoạt được quyền lực, chế độ độc tài CSVN tiếp tục dùng quân đội để trấn áp Nhân dân nhằm bảo vệ sự cai trị tuyệt đối của họ.

Ở các quốc gia dân chủ đa đảng văn minh, quân đội là trung lập, không thuộc về bất kỳ đảng phái chính trị nào.

Đảng nào nắm quyền thì sẽ lãnh đạo quân đội để bảo vệ đất nước và Nhân dân trong nhiệm kỳ đó.

Trong nhiệm kỳ của mình, đảng cầm quyền không được sử dụng quân đội để đàn áp các đảng đối lập.

Hết nhiệm kỳ thì quân đội sẽ được lãnh đạo bởi đảng thắng cử trong nhiệm kỳ tiếp theo.

Đảng thất cử phải chuyển giao quyền lực trong hòa bình theo Hiến pháp.

Nhưng ở chế độ độc tài CSVN thì ngược lại hoàn toàn.

Đảng CSVN đã xây dựng các tổ chức đảng trong quân đội, chỉ huy các cấp trong quân đội đều là đảng viên đảng CSVN. Quân đội thì của đảng, nuôi quân đội lại bằng tiền thuế của dân. Đây là bất công.

Ngày nay, trong xu hướng hội nhập quốc tế và trào lưu dân chủ hóa diễn trên toàn cầu. Đáng lẽ ra đảng CSVN phải triệt thoái các tổ chức của họ ra khỏi quân đội.

Nhưng đảng và chế độ độc tài CSVN ngày càng tham nhũng, hủ bại và thối nát như một căn bệnh ung thư di căn chỉ còn liều thuốc duy nhất là sự trung thành và bảo vệ của quân đội.

Nên NXP phát biểu có ý rằng thiếu sự trung thành và bảo vệ của quân đội thì đảng và chế độ độc tài CSVN sẽ bị diệt vong.

Bởi vậy chính quyền độc tài cộng sản VN nằm trên nòng súng là vậy.

Qua đây chúng ta thấy đảng CSVN hèn nhát và phi nghĩa như thế nào./.

No comments:

Post a Comment