Wednesday, July 29, 2020

Nước, nắng và quyền lực

Phạm Phú Khải/Theo VOA/27/07/2020 

Đập Tam Hợp, ngày 19 tháng Bảy, 2020.

Đập Tam Hợp, ngày 19 tháng Bảy, 2020.

Nước và nắng, cái nào sẽ cho ra năng lượng tái tạo cần thiết và bền vững cho con người hôm nay và mai sau?

Câu trả lời là nắng, ánh nắng mặt trời [1]. Năng lượng tái tạo do ánh nắng mặt trời không cho ra khí thải CO2, không làm ô nhiễm môi trường hay làm nóng địa cầu. Trong khi đó, các thủy đập có thể phá vỡ hệ sinh thái sông và cộng đồng xung quanh, gây hại cho động vật hoang dã và làm cho người dân phải dời nơi ở.

Đặc biệt đúng cho lưu vực sông Mekong.

Một nghiên cứu quy mô vào năm 2017 của cơ quan 

Điều đáng lo hơn nữa là năm quốc gia ở hạ nguồn, bao gồm Thái Lan, Miến Điện, Lào, Campuchia và Việt Nam, đều độc tài, tuy hình thức khác nhau. Thái Lan và Miến Điện thì quân đội vẫn nắm quá nhiều quyền lực trong tay. Campuchia, Lào và Việt Nam thì do một cá nhân hay một nhóm người thuộc đảng cộng sản hay từng là đảng viên cộng sản nắm quyền hành trong tay.

Bốn chính phủ này, không kể Miến Điện, thành lập 

Vì sao lại có chuyện như trên? Tất cả vì lợi ích của nước mình thay vì xem nguồn lực sông Mekong là lợi ích chung. Nhưng lý do chính là do có bàn tay Trung Quốc đứng đàng sau.

Ngoài những thủ đoạn của Trung Quốc được trình bày trong ba bài trước, từ Biển Đông đến sông Mekong, từ giữ nước hay xả nước qua các đập và ngăn cản phù sa chảy xuống hạ nguồn, Trung Quốc còn sử dụng tuyệt chiêu khác. Khuyến khích các nước Lào và Campuchia 

Lancang-Mekong Cooperation framework (LMC), một tổ chức do Trung Quốc thành lập mà mục tiêu là vô hiệu hóa MRC, hứa sẽ chi và cấp 12 tỷ đô la năm 2018 cho các dự án, từ tuyến đường xe lửa cao tốc nối hai nước Lào – Trung Quốc, rồi nối với thành phố Côn Minh của Trung Quốc đến tận Singapore. Trung Quốc đã gửi người của họ đi khắp năm quốc gia hạ nguồn tìm cách thuyết phục các nước này ký kết vào các dự án lớn thuộc Sáng kiến Vành đai Con đường (BRI). Hầu như tất cả năm nước này, ít hay nhiều, đều dọn dẹp chuẩn bị nghênh đón các nhà đầu tư từ Trung Quốc sang. Việt Nam thừa biết các chiến lược bao vây của Trung Quốc, nhưng rồi vì lợi ích bè nhóm, không phải vì đất nước, mà thông qua dự luật Đặc Khu để chào đón Trung Quốc cách đây hai năm. Cũng may người dân phản đối quá nên chưa thông qua. Những người đấu tranh tại Việt Nam hay các nước khác chống các đặc khu hay bảo vệ môi trường đều bị các chính quyền của họ đàn áp thẳng tay. Không những thế, khi mực nước sông Mekong xuống thấp nhất vào giữa năm 2019, làm hàng triệu người dân sống dọc bờ sông Mekong hoang mang tột độ, thì các chính phủ Lào và Campuchia 

Trung Quốc muốn kiểm soát toàn diện các nguồn lực, từ sông Mekong đến Biển Đông, để giúp họ thi hành kế hoạch 

Nhà nghiên cứu Alan Basist, thuộc cơ quan 

Lòng tham và sự độc địa của Trung Quốc không thể đo lường được. Trung Quốc là nơi sản xuất ra 

Tóm lại, lãnh đạo bất tài lại thất đức thì quốc gia thiệt thòi. Vì thế, không thể trách một Trung Quốc có mộng bành trướng bá quyền với bao thủ đoạn thâm độc trong tay đi cám dỗ lãnh đạo quốc gia của các nước hạ lưu sông Mekong. Cũng không thể trách lãnh đạo quốc gia của các nước hạ lưu sông Mekong vì thật ra họ cũng thừa biết những âm mưu thâm độc của Trung Quốc. Rốt cuộc thì chỉ là trò buôn bán quyền lợi và quyền lực với nhau thôi. Chuyện này có thể xảy ra bởi vì tất cả các thể chế chính trị tại đây đều độc tài hoặc không dân chủ. Người dân không có tiếng nói bao nhiêu trong các vấn đề quan trọng mang tầm quốc gia. Các quyết định chính trị sau cùng chỉ do một thiểu số thao túng gần như toàn bộ dựa trên quyền lợi và quyền lực của kẻ cầm quyền.

Tài liệu tham khảo:

1. Christina Nunez, “

2. Piman, T. and Shrestha, M. (2017). 

3. Gabriella Neusner, “

4. “

5. Tom Fawthrop, “

6. Sam Geall, “

7. “

8. Hannah Beech, “

9. “

10. Hannah Beech, “

11. Chris Baranuik, “

12. “

No comments:

Post a Comment