Tuesday, April 10, 2018

Sài Gòn: Người dân tố cáo Tiền ảo- Lừa đảo đa cấp lớn nhất lịch sử

Người dân treo băng rôn tố iFan, Pincoin lừa đảo tiền ảo hơn 15 nghìn tỷ đồng (Ảnh; Huy Hùng- VNF)
Ngày 8/04/2018 vừa qua, hàng chục người dân căng băng rôn, biểu ngữ trước Công ty cổ phần Modern Tech (gọi tắt là Công ty Modern Tech) ở Sài Gòn tố cáo công ty này lừa đảo hơn 15.000 tỷ đồng. Cho đây là vụ lừa đảo đa cấp lớn nhất lịch sử, việc làm của số người dân này nhằm mục đích đánh động sự quan tâm của dư luận và cầu cứu đến các cấp chính quyền can thiệp để giúp đỡ họ đòi lại vốn…
Theo người dân tố cáo cũng như báo đài Việt Nam cho biết Công ty Modern Tech là công ty được dự án huy động vốn có tên Ifan và Pincoin ủy quyền làm đại diện pháp lý tại Việt Nam nhằm qua mặt các cơ quan chức năng. Modern Tech là nơi ban hành đồng tiền ảo Ifan, đồng tiền này giống như phát hành cổ phiếu rồi kêu gọi nhà đầu tư bỏ tiền thật ra mua và đồng tiền Ifan chỉ lưu hành nội bộ của công ty.
Modern Tech hứa hẹn với nhà đầu tư với mức hưởng lợi nhuận từ 48% trở lên, thời gian hoàn vốn từ 2-4 tháng. Ngoài ra, nếu kéo được người đầu tư vào dự án thì sẽ được hưởng thêm 8% số tiền người mới tham gia. Tuy nhiên, để trở thành nhà đầu tư thì người tham gia phải bỏ tiền mua đồng Ifan tối thiểu là 1000 USD.
Theo công ty Modern Tech thì những đồng tiền ảo Ifan được tạo ra để thanh toán ứng dựng V-Fan, một ứng dựng dành cho người hâm mộ các ngôi sao âm nhạc, MV, đặt vé trực tuyến
Theo Cali Today tìm hiểu thì chính người đầu tư sau này tạo nguồn lãi để Modern Tech trả lãi cho người đầu tư trước và đây cũng chính là cách kéo dài thời gian sinh tồn của dự án Ifan và Pincoin. Rõ ràng đây là một hình thức kinh doanh đa cấp, chiêu trò thu hút nguồn vốn này được một số công ty đa cấp hoạt động ở Việt Nam sử dụng không hề hề xa lạ với người dân nhưng người dân vẫn bị mắc lừa.
Ifan và Pincoin là dự án huy động vốn gồm 7 người Việt sáng lập chính nhưng lại gắn mác dự án đến từ Singapor và Ấn Độ. Những cái tên Lê Ngọc Tuấn với biệt hiệu “Tuấn Scam”, Vũ Hữu Lợi, Diệp Khắc Cường, Nguyễn Thu Thủy…bị cho là tham gia vai trò nhà đầu tư thế hệ F1, kêu gọi rất nhiều nhà đầu tư tham gia dự án để lấy phần trăm.
Công ty Modern Tech đăng ký mã số thuế ngày 5/10/2017, tức là tính đến thời điểm hiện tại chỉ mới hoạt động khoảng hơn nữa năm nhưng theo báo chí Việt Nam phản ánh thì có khoản hơn 32.000 người tham gia dựa án Ifan và Pincoin với tổng số tiền bị tố cáo lừa đảo lên đến 15.000 tỷ đồng.
Người dân tụ tập trước trụ sở Công ty Cổ phần Modern Tech (ảnh; Huy Hùng- VNF)
Để thu hút được con số hơn 32.000 tham gia đầu tư dự án hẳn Modern Tech phải tổ chức rất nhiều sự kiện, Ifan và Pincoin mở rộng mạng lưới từ nông thôn cho đến thành thị, đủ mọi thành phần xã hội tham gia trong đó kể cả sinh viên.
Sau khi nắm trong tay được số tiền lớn từ nhà đầu tư thì Ifan và Pincoin lập sàn giao dịch nội bộ, tuyên bố quy đổi hình thức bằng cách quy đổi các đồng tiền ảo Ifan quy định giá công bố 5USD/1Ifan nhưng thực tế trên thị trường giá 1 Ifan chỉ khoảng 0,001 USD. Chưa dừng, một số nhà đầu tư F1 của dự án Ifan và Pincoin còn tuyên bố làm ăn không may, dự án thất bại để thoái thác trách nhiệm, điều này khiến nhiều nhà đầu tư mất trắng, tán gia bại sản thậm chí có người đột tử.
Trước áp lực của dư luận, hiện tại Công ty Modern Tech là pháp nhân của dự án tiền ảo Ifan và Pincoin đã bị cơ quan chức năng ở Sài Gòn buộc phải di dời văn phòng và tạm ngưng mã số thuế.
Ở Việt Nam có rất nhiều công ty đa cấp hoạt động công khai như công ty Thiên Ngọc Minh Uy, công ty Everrichs Global, công ty Liên Kết Việt, công ty CP đầu tư toàn cầu Đại Dương Xanh, CLB Yêu bản thân (Vital Group), công ty TNHH TM Lô Hội, công ty CP TM Merro, công ty TNHH SX TM DV Thiên Thuận Mới… Có những công ty khá nổi tiếng vì từng bị người dân tố cáo là lừa đảo như công ty Thiên Ngọc Minh Uy, công ty Everrichs Global, CLB Yêu bản thân…
Các công ty hoạt động kinh doanh đa cấp bất chính thường yêu cầu người đầu tư đặt cọc một lượng tiền và phải mua sản phẩm với giá đắc đỏ của chính công ty vào thời điểm ban đầu, vẽ lợi ích khủng để chiêu dụ nhiều người đầu tư cùng tham gia, thông tin không đúng về lợi ích khi người đầu tư mạng lưới…
Thông thường để thu hút hiệu quả người đầu tư, các công ty đa cấp thường đánh bóng, thổi phồng tên tuổi những cá nhân thành đạt, có địa vị trong xã hội khi tham gia mạng lưới, hoặc ăn theo những ca sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng để tạo niệm tin cho người đầu tư và song hành đó là vạch ra nhiều ưu đãi, lợi ích ngất ngưỡng hòng đánh động vào sự mơ ước hay lòng tham của những người đầu tư. Thực tế báo đài Việt Nam có thông tin khá nhiều về những hoạt động của công ty đa cấp bất chính nhưng đông đảo người dân vẫn lao vào những lợi ích ảo để rồi trở thành nạn nhân rất khó rút ra, mất tiền của mà còn làm liên lụy thêm nhiều người khác trong đó có người thân, người quen./.

No comments:

Post a Comment