Thursday, January 18, 2018

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an xử lý các ‘đối tượng’ kích động gây rối các trạm BOT

RFA 2018-01-18  
Hình từ video cho thấy công an đang bắt giữ một tài xế ở BOT Cai Lậy, Tiền Giang hôm 30/11/2017.
 Hình từ video cho thấy công an đang bắt giữ một tài xế ở BOT Cai Lậy, Tiền Giang hôm 30/11/2017. screen capture
Vào tối ngày 18/1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gửi công điện yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải cung cấp cho Bộ Công an các hồ sơ, tài liệu về các đối tượng chống phá, gây rối tại các trạm thu phí BOT thời gian vừa qua.
Trong công điện, người đứng đầu chính phủ Việt Nam bày tỏ lo ngại việc các tổ chức phản động lợi dụng những phản đối ở các trạm thu phí BOT để gây mất trật tự an ninh.
Công đoạn của Thủ tướng có đoạn viết ‘tình hình phức tạp tại các trạm thu giá xảy ra ở một số tỉnh, đặc biệt các tỉnh phía Nam, nếu không được cả hệ thống chính trị, đặc biệt là các cấp chính quyền ở các địa phương tập trung phối hợp xử lý thì có thể các đối tượng xấu càng lợi dụng, lấn tới, tiềm ẩn những hành vi gây mất an ninh trật tự, kể cả các tổ chức phản động lợi dụng phá hoại chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự thông qua việc phá hoại hình thức đầu tư BOT’.
BOT là từ viết tắt của xây dựng, vận hành và chuyển giao. Các dự án BOT thời gian qua đã tiến hành mở nhiều trạm thu phí đường bộ trên khắp cả nước và gặp phải sự phản kháng của người dân, đặc biệt là các lái xe vì họ cho rằng những trạm thu phí này hoặc thu phí quá cao hoặc được lập ở vị trí không hợp lý.
Công điện của Thủ tướng chính phủ xác định rằng việc thu hút đầu tư theo hình thức PPP (hợp đồng đối tác giữa nhà nước và tư nhân), trong đó có BOT, đã góp phần tạo những tay đổi tích cực cho hệ thống giao thông, góp phần tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập khu vực và thế giới, được nhân dân ủng hộ. Thủ tướng khẳng định việc thu hút đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức BOT là chủ trương nhất quán cần tiếp tục triển khai trong thời gian tới để phát triển hệ thống hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông vận tải.
Tuy nhiên, người đứng đầu chính phủ cũng thừa nhận quá trình triển khai các dự án BOT đã có một số bất cập cần tập trung khắc phục. Ông cho rằng các bất cập này đang bị các đối tượng xấu lợi dụng, kích động, chống phá.
Trước đó, vào ngày 16/1, báo Người Lao động trích lời của một số lái xe ở tỉnh Vĩnh Long và Bình Dương cho biết họ đã bị công an mời lên làm việc trong tháng này để trả lời một số việc liên quan đến vụ gây rối trật tự.
Theo thống kê của Vnexpress, một xe hơi đi tức Bắc vào Nam phải đi qua khoảng 40 trạm thu phí với chi phí trung bình khoảng 35,000 đồng một lượt một xe. Như vậy, chi phí cho các trạm BOT cho một xe đi từ Bắc vào nam là khoảng 1,3 triệu đồng.

No comments:

Post a Comment