Sunday, October 7, 2018

Quyền lực của chủ tịch nước Việt Nam?

Thảo Vy (VNTB) Dường như chính cụm từ “nhất thể hóa” đã tạo nên tranh luận rằng đảng đang ra mặt công khai lấn quyền của Quốc hội.

Ông Nguyễn Phú Trọng có thể ngồi vào ghế Chủ tịch nước đúng luật

Bởi nếu chỉ căn cứ vào Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, chỉ cần mỗi thủ tục đề cử với Ủy ban Thường vụ Quốc hội về ông Nguyễn Phú Trọng với tư cách đại biểu Quốc hội, sẽ ứng cử vào chức danh Chủ tịch nước, là hợp lý và không cần phải viện dẫn thêm bất kỳ văn kiện nào từ phía cơ quan đảng.

“Quốc hội bầu Chủ tịch nước trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội”. Điều 8.2, Luật Tổ chức Quốc hội đã quy định rõ như vậy. Trong tất cả 102 điều ở luật này, không có bất kỳ điều khoản nào mang tính giới hạn liên quan đến việc hạn chế quyền lựa chọn đảng phái của cá nhân chủ tịch nước.

Một khi ông Nguyễn Phú Trọng đắc cử chức danh Chủ tịch nước, thì công việc là người đứng đầu đảng chính trị của cá nhân ông, nếu như vẫn được sự tín nhiệm của số đông thành viên Bộ Chính trị, ông có thể tiếp tục giữ chức vụ Tổng Bí thư theo đúng nghĩa là chủ tịch của đảng phái chính trị.
Ảnh minh họa. 
Người viết thực sự hoang mang khi cuối giờ chiều ngày 6-10, báo chí đưa tin với trích dẫn phát biểu: “Phó Chánh Văn phòng Trung ương Lê Quang Vĩnh cho biết: “Tổng Bí thư đồng thời là Chủ tịch nước là việc hết sức tự nhiên trong đời sống chính trị của nhiều nước, không phải là cái gì lạ và càng không phải chúng ta học ai. Chúng ta đã có sẵn định chế chủ tịch đảng kiêm chủ tịch nước”. [Nguồn: http://bit.ly/2zW8526]

Hoang mang còn là vì lục tìm toàn bộ văn bản trên trang https://thuvienphapluat.vn, vẫn chưa tìm ra “định chế chủ tịch đảng kiêm chủ tịch nước” nằm trong văn bản pháp quy nào.

Người viết cũng không đủ dữ liệu để đánh giá vì sao phương thức phù hợp với Hiến pháp và pháp luật như nói trên không được ưu tiên lựa chọn, mà lại viện dẫn Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, do Tổng Bí thư ký ban hành cho việc “nhất thể hóa” ở cấp cao nhất – hợp nhất chức danh của Tổng Bí thư và Chủ tịch nước. Đã vậy còn mạnh dạn tuyên bố “định chế chủ tịch đảng kiêm chủ tịch nước” là có sẳn.

Chắc chắn mức lương không phải là vấn đề của ‘nhất thể hóa’, vì mức lương tháng từ ngày 1-7-2018 của Tổng Bí thư ngang bằng với Chủ tịch nước: 18.070.000 đồng. [Các văn bản pháp lý liên quan về lương của quan chức, có thể tải về http://bit.ly/2y3nEDLhttp://bit.ly/2Cx3A08]

Vì sĩ diện hay đam mê quyền lực?

Câu hỏi đặt ra là những quyền lực nào mà Chủ tịch nước có, nhưng chức vụ Tổng Bí thư thì không có, dẫn đến việc ông Nguyễn Phú Trọng kiên quyết bằng mọi giá phải ngồi vào được ghế Chủ tịch nước?

Trong quy định tại Điều 88, Hiến pháp 2013, Chủ tịch nước có lẽ chỉ hơn Tổng Bí thư mỗi thẩm quyền mang tính hành chính là ký ban hành ‘Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh’. Còn tất cả chuyện cơ cấu nhân sự bộ máy chính phủ, tòa án, viện kiểm sát… thì lâu nay ai cũng rõ đều thuộc quyền ‘cơ cấu’ của Bộ Chính trị, của Ban Bí thư.

Nội dung ở Điều 90, Hiến pháp 2013: “Chủ tịch nước có quyền tham dự phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội, phiên họp của Chính phủ. Chủ tịch nước có quyền yêu cầu Chính phủ họp bàn về vấn đề mà Chủ tịch nước xét thấy cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước”.

Tháng 12-2017, báo chí đưa tin: “Tổng bí thư được mời dự họp Chính phủ cuối năm. Việc Chính phủ mời Tổng bí thư tham dự một cuộc họp tổng kết được xem là việc chưa có tiền lệ...” [Nguồn:http://bit.ly/2IGQe1G], là một ví dụ cho thấy quyền lực của ghế Tổng Bí thư.

Theo thông lệ ‘nguyên thủ quốc gia’ là Người đứng đầu Nhà nước. Theo Hiến pháp Việt Nam, thì Chủ tịch nước là Nguyên thủ quốc gia của Việt Nam. Do đó có lẽ tính chính danh là lý do dễ thấy nhất, mà ông Nguyễn Phú Trọng cần có trong những chuyến công cán nước ngoài.

Ở Việt Nam ai cũng biết vai trò của Chủ tịch nước, phần nhiều mang tính lễ nghi và hình thức, song khi ra nước ngoài, với tư cách là người đứng đầu đảng phái chính trị, cho dù là độc đảng toàn trị, thì quan hệ ngoại giao vẫn chưa thể coi ông Nguyễn Phú Trọng là nguyên thủ quốc gia.

Ông Nguyễn Phú Trọng khi công cán quốc tế (ngoại trừ Trung Quốc), dù rất muốn thể hiện quyền lực thực tế, song ông không thể thực hiện đầy đủ chức năng của một nguyên thủ quốc gia, là thay mặt Nhà nước về đối ngoại. Giả dụ nếu như vài tuần lễ tới, Quốc hội vẫn chưa làm các bước thủ tục để ông Nguyễn Phú Trọng ngồi vào ghế Chủ tịch nước, thì trong chuyến sang Mỹ vào cuối năm nay, ông không được đón tiếp theo nghi thức “thăm nhà nước”, mà chỉ có thể là “thăm làm việc chính thức”, hoặc tệ hơn khi chỉ là “thăm làm việc”.

Theo quy định của Bộ Ngoại giao Mỹ, các chuyến thăm của lãnh đạo nước ngoài được phân thành 5 cấp từ cao đến thấp gồm: thăm nhà nước, thăm chính thức, thăm làm việc chính thức, thăm làm việc và thăm cá nhân. Trong đó, thăm nhà nước là chuyến thăm của nguyên thủ nước ngoài, còn thăm chính thức được thực hiện bởi người đứng đầu chính phủ, thường là Thủ tướng.


Người viết tin rằng người dân sẽ ủng hộ ông, khi bằng quyền lực đối ngoại của tân Chủ tịch nước, ông Nguyễn Phú Trọng thực sự giúp được nền kinh tế lẫn chính trị của Việt Nam thoát được sự lũng đoạn của Trung Quốc. Khi đó, ông sẽ được lịch sử ghi nhận là một Gorbachev ở Việt Nam (tham khảo thêm tại

No comments:

Post a Comment