Monday, October 22, 2018

Tinh hoa

“…Tinh thần công dân không cho phép bạn thờ ơ với những công việc chung của cộng đồng. Thấy việc nghĩa không làm là đồ hèn. Thấy việc thiện mà làm ngơ là đồ ích kỉ. Còn sức khỏe, trí lực mà tìm chỗ ẩn cư thì cũng là phường vô đạo!...”
chosoi_songchung_voi_dancuu
Isaiah 11:6-10 : The wolf will live with the lamb
Dạo này trên facebook rùm beng bởi nhiều bài viết và bình luận về “tinh hoa/quý tộc”, xuất phát từ việc ông chồng ca sĩ Mỹ Linh vì bênh vực vợ mà cho rằng “không có nhà hát giao hưởng thì Việt Nam liệu có tồn tại tầng lớp tinh hoa/quý tộc hay không?”. Kẻ bênh, người chê “náo loạn” new feeds của mình. Ở đây phải rạch ròi 2 vấn đề:

1. Xây nhà hát giao hưởng ở Thủ Thiêm.

2. Có xây nhà hát giao hưởng thì mới phát triển tầng lớp tinh hoa, từ đó kéo xã hội đi lên.
Vấn đề 1: ý kiến cá nhân, khẳng định luôn: SAI BÉT NHÈ.
Tại sao?
Lý do 1: Đất đó là của dân, chính quyền sửa quy hoạch trái luật, tịch thu đất trái luật (dù là luật cộng sản). Chính quyền cũng biết sai nên tìm cách hợp thức hóa bằng cách xây nhà hát giao hưởng trên đất đó để khỏi phải đền bù. Rõ ràng là SAI ngay từ đầu trong việc tịch thu đất, rồi từ đó kéo theo 1 việc ÁC hơn là khiến gia đình người ta tan nhà nát cửa hơn hai chục năm nay. Không thể sửa sai một việc bằng một việc khác, dù có nhân danh bất kỳ lý do tốt đẹp nào đi chăng nữa. Có ai ủng hộ quan điểm của 1 kẻ giết người cướp của khi hắn nói phải đi cướp tiền về nuôi mẹ già, con thơ hay không? Đó là NGỤY BIỆN trơ trẽn nhất. Một hành động tốt phải có động cơ tốt, được thực hiện bởi 1 phương tiện tốt đẹp mới được gọi là Tốt. Hành động “xây nhà hát giao hưởng” nhân danh thành phố hiện đại phải có nhà hát giao hưởng, để phát triển tầng lớp tinh hoa/quý tộc v.v…có động cơ là lấp liếm cái SAI trong việc thu hồi đất, được yểm trợ bằng phương tiện “cướp đất của người dân”. Điều này hoàn toàn sai trái dù xét dưới bất kỳ hệ quy chiếu nào. Mọi ý kiến ủng hộ quan điểm xây nhà hát giao hưởng đều là những ngụy biện trơ trẽn và vụng về. Nhà hát giao hưởng được xây lên từ nỗi uất hận, khóc than, tài sản bị chiếm đoạt liệu có xứng đáng tấu lên những giai điệu trác tuyệt của nhân loại? Nhà hát đó có xứng đáng là nơi tôn vinh những bản nhạc tuyệt vời đó khi nó là hiện thân của một sai trái đầy tội ác? Một cách dân dã hơn, có người tử tế nào muốn vui chơi ở căn biệt thự/quán café tuyệt đẹp có nền được xây từ một nghĩa địa với nhiều oan hồn?
Không thiếu công ty Âu Mỹ trừng phạt hay chỉ trích đối tác vì công nhân làm việc dưới những điều kiện tồi tệ. Ví dụ Foxconn bị chỉ trích gây gắt vì bóc lột nhân công bằng cách bắt buộc làm thêm giờ, tăng ca và ko có ngày nghỉ. các siêu thị Úc tẩy chay công ty Thái Lan do công ty này sử dụng trẻ em làm công nhân. Hay Hoàng Anh Gia Lai bị tỷ phú Soros đưa vào black list cách đây không lâu. Điều này cho thấy thế giới không ai ủng hộ khi anh dùng phương tiện xấu để đạt mục đích, dù nhân danh bất cứ điều gì.
Nhiều thằng đần sẽ cố cãi: nhà mới, đẹp, hiện đại, dịch vụ tốt thì cứ vô. Quan tâm mịa gì nó từ đâu đến và như thế nào. Không phải việc của mình. Nói thẳng 1 câu: thứ rác rưởi như ngươi thì vứt đi. Thấy đồng bào đau khổ mà vẫn vui chơi thì chỉ là đồ bất lương!
Lý do 2: Xây nhà hát giao hưởng phục vụ nhu cầu của người dân thành phố?
Tui ở Saigon hơn 18 năm, chưa từng vô nhà hát thành phố nghe nhạc lần nào. Tui cũng rất thích âm nhạc. Có khả năng phân biệt nhạc Yanni (không dám nói đến thính phòng) và nhạc Đờm – Sơn Tường… khác nhau ra sao. Những người như tui rất nhiều, nếu không nói chiếm đến 98% dân số thành phố. Vậy nên cái lập luận “phục vụ nhu cầu của người dân thành phố”, xét kỹ lại phạm lỗi ngụy biện: phục vụ cho người dân nào ? Bao nhiêu % người dân được phục vụ?
Một nguyên tắc cơ bản khác để nhìn nhận vấn đề này. Theo thuyết Utilitarism (tạm dịch: Thuyết Công lợi) của Triết gia người Anh Jeremy Bentham, đại loại như sau: Một hành động được cho là có đạo đức khi nó tạo ra hạnh phúc/lợi ích lớn nhất cho nhiều người nhất. Nhấn mạnh: hạnh phúc/lợi ích lớn nhất VÀ cho nhiều người nhất.

Trở lại việc xây nhà hát giao hưởng. Ai được hưởng lợi? Tầng lớp tinh hoa, có tiền. Cho rộng rãi 10% dân số thành Hồ luôn, khoảng 1 triệu người.

Dễ dàng nhận thấy hạnh phúc/lợi ích của 1 triệu người “tinh hoa/quý tộc” không thấm gì với bất hạnh/thiệt hại của 9 triệu người còn lại. Đem tất cả lên bàn cân, cân đo đong đếm sẽ thấy việc xây nhà hát giao hưởng là hành động trái đạo đức theo triết lý của Bentham.

Vả lại, theo quan điểm triết học… Mác-Lê, một chính quyền “của Dân, do Dân và vì Dân” lại đem ngân sách phục vụ cho 1 nhóm nhỏ người, mà nhóm đó lại là thành phần tinh hoa/quý tộc, vốn phải bị tiêu diệt trong đấu tranh giai cấp, là điều không thể chấp nhận. Thế giới đại đồng nào có chỗ cho tụi quý tộc/tinh hoa chứ! Hahahaha..
Lý do 3: Tầng lớp tinh hoa/quý tộc có quyền có nhà hát giao hưởng
Lý lẽ này càng sai bét nhè. Quyền có nhà hát giao hưởng? OK, tự bỏ tiền ra mua khu đất rồi xây nhà hát lên. Cướp đất của dân đã là tước quyền tư hữu của họ, rồi lấy ngân sách, tức tiền thuế của mọi người dân đóng góp, để xây phục vụ cho nhóm thiểu số quý tộc/tinh hoa?

Phản biện: thiểu số tinh hoa đó đóng thuế nhiều nên họ có quyền đòi xây những thứ phục vụ cho ho? Xin lỗi nhé! Thiểu số đó đã được hưởng lợi một cách không công bằng do những lợi thế mà họ có được nên việc đóng thuế là để bù đắp lại cho những thành phần yếm thế trong xã hội. Ví dụ: Một người sinh ra đã may mắn có trí tuệ hơn hẳn số đông, do đó tiếp cận được nhiều cơ hội và thành công. Như vậy việc anh ta đóng thuế nhiều hơn, và chính quyền dùng tiền thuế đó phục vụ lại cho số đông yếm thế hơn anh ta là cách anh ta bù đắp. Anh đã có lợi thế/may mắn và thành công trong cuộc sống rồi, bây giờ lại đi hơn thua/ giành giật công trình lợi ích công cộng với số đông thì anh cũng chỉ loại rác rưởi mà thôi. Giới elite thực thụ, họ chả hèn mọn như anh đâu. Các tỷ phú thế giới có bao nhiêu tỷ dollar, họ còn cho hết nữa kìa. Ngài Nobel giàu sụ dành tài sản của mình để lập ra những giải thưởng cho những người có đóng góp cho nhân loại. Elite thực thụ đó. Người ta tôn vinh những con người đó, chứ có phải mấy tay trọc phú như anh đi “cò kè bớt 1 thêm 2” với người dân thấp cổ bé họng đâu.

Về quyền, cho dù anh có đóng góp nhiều cách mấy đi nữa, anh cũng không có quyền cướp tài sản của người khác để phục vụ cho tầng lớp của anh. Cướp là Cướp. Không gì có thể thay đổi được điều này. Còn nếu nói Quyền của kẻ cướp? Vậy thì nói thẳng mẹ ra đi, tao cướp. Ngưng tranh luận ngay và luôn. Ai cũng có kết luận rồi.
Vấn đề 2: TẦNG LỚP QUÝ TỘC/TINH HOA.
Nhìn chung qua những comment hay bài viết đều ít nhiều đề cao tầng lớp tinh hoa/quý tộc và đặt câu hỏi về sự tồn tại của tầng lớp này trong xã hội Việt Nam hiện nay. Từ đó mong ước (nếu) có tầng lớp này thì Việt Nam đã thay đổi đáng kể, có thể “hóa rồng”. Cái suy nghĩ mong chờ ai đó hoặc 1 nhóm người nào đó xuất hiện để giải quyết những vấn đề chung, làm cho đất nước cường thịnh, với tôi, là 1 trong những ý tưởng tệ hại nhất. Tập quán mong chờ/ dựa dẫm này có nguồn gốc lịch sử. Lúc xưa mong chờ minh quân dẹp tan triều đại của nhà này, rồi sau đó minh quân lên làm vua, con cháu trở nên tệ hại dần qua thời gian, dân chúng lại chửi bới, lại mong chờ 1 minh quận khác đứng lên lật đổ, thành lập triều đại khác. Cứ như vậy, dân chúng vẫn mong chờ minh quân/quý tộc thượng lưu/tinh hoa xuất hiện như đấng cứu thế qua hàng ngàn năm. Tập quán này cần phải thay đổi, không chỉ đơn giản bây giờ không còn là thời phong kiến để giữ mãi lối suy nghĩ cổ hủ bạc nhước ấy, mà còn là một tư tưởng mới của nền văn minh nhân loại. Tư tưởng mới này thật ra đã tồn tại 2500 trước ở 1 nơi gọi là… Hy Lạp. Văn minh Hy lạp cho chúng ta một cách nhìn khác về sự dựa dẫm/mong chờ này. Aristotle – triết gia xuất chúng của văn minh Hy Lạp nói riêng và văn minh phương Tây nói chung – đề cập đến trách nhiệm và tinh thần công dân. Công dân có địa vị nào không? Nó là gì? Tự do và bình đẳng chính trị có mối liên hệ nào với địa vị công dân? Dù nó đã ra đời cách đây 2500 năm ở Hy Lạp nhưng có lẽ ít người trong chúng ta hiểu rõ những vấn đề này. Là công dân của nước Việt Nam, chúng ta có tự hào là những công dân tự do và bình quyền hay không? Nếu chúng ta tự do và bình quyền, có tiếng nói trong việc tạo ra luật pháp và lựa chọn người cai trị theo luật do chúng ta đồng ý tạo ra, chúng ta có cần 1 tầng lớp cao hơn mình được gọi là tinh hoa/quý tộc không? Nếu là bình quyền thì….thằng nào cũng như nhau chớ, sao có vụ phân biệt giai cấp thế này? Ai là công dân cũng có tự do thì tinh hoa/quý tộc gì cũng không được xâm phạm quyền tự do của người khác. Và do đó, không có tầng lớp tinh hoa/quý tộc với những “kẻ mạt hạng chính trị” có hàm ý phân biệt đẳng cấp/giai tầng như hiện nay.
Tinh thần công dân không cho phép bạn thờ ơ với những công việc chung của cộng đồng. Thấy việc nghĩa không làm là đồ hèn. Thấy việc thiện mà làm ngơ là đồ ích kỉ. Còn sức khỏe, trí lực mà tìm chỗ ẩn cư thì cũng là phường vô đạo!

Tinh thần công dân tự do khiến một cá nhân quan tâm đến lợi ích của toàn cộng đồng chứ không phải quyền lợi riêng của anh ta và được hướng dẫn bởi những kiến thức lành mạnh và am hiểu vấn đề.
Chỉ cần mỗi công dân tự nhận thức được vai trò và địa vị của mình, đủ can đảm để đập bàn nói: “Enough”. Sự thay đổi sẽ đến ngay lập tức khi mỗi công dân làm điều đó Emoticon. Tầng lớp tinh hoa/quý tộc, nếu có, cũng chỉ là phương tiện để giúp xã hội phát triển. Nói cho cùng, nó chỉ là phượng tiện để đạt đến 1 cứu cánh/mục đích ấy mà thôi. Có phương tiện nào khác để cũng đạt mục đích/cứu cánh như trên? Câu trả lời là Có. Chỉ cần bạn thực hiện tinh thần công dân, giành lấy địa vị công dân, không cần như các nước phương Tây hiện nay đâu, chỉ cần như Hy Lạp cổ đại 2500 trước thôi. Chừng đó là đủ.
Đừng làm cừu, hãy làm Người. Đừng làm người hèn mọn, hãy làm Công dân Tự do.
You are what you choose to be. Your choice. (Bạn chính là con người bạn muốn chọn. Đó là lựa chọn của bạn)
Đinh Phát

No comments:

Post a Comment