Sunday, August 12, 2018

Khi dân trí là 'thế lực thù địch' của cánh tả và CNXH?

Ánh Liên (VNTB) 'Venezuela tàn tạ. Đó không phải lỗi của chúng tôi (người Mỹ). Không phải trách nhiệm của chúng tôi (người Mỹ)'.

'Thế lực thù địch'

Bàn về khái niệm 'thế lực thù địch', nó như là sự áp đặt từ phía nhà nước cho các hoạt động của người dân nhằm làm thay đổi tình trạng chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội; nghĩa là cái khuôn khổ cũ phải được sửa đổi, thậm chí phá đi theo yêu cầu mà người dân muốn.

Ở Việt nam, cái người dân cần là kiềm tỏa quyền lực của hệ thống công an, để tránh sự lạm dùng; phòng trừ tham nhũng một cách có hệ thống và hiệu quả bắt đầu từ kê khai tài sản; theo đuổi và hiện thực các giá trị nhân quyền mà người Việt nam cam kết.

Nhưng đúng là khi cái mới và cái cũ va chạm, thì mặc nhiên sự kêu gọi thay đổi nêu trên lại trở thành yếu tố thách thức quyền lực và quyền sở hữu con người của hệ thống chính trị cũ. Và mặc nhiên, những người kêu gọi là những 'thế lực thù địch'.

Vào năm 2015, Tổng Thống Evo Morales của Bolivia đã tặng Ðức Giáo Hoàng Francis một món quà vô cùng kỳ lạ, nhân dịp vị chủ chăn Vatican đến thăm quốc gia vùng Nam Mỹ này. Ðó là một cây thánh giá, có Chúa Giêsu bị đóng đinh trên một cây búa có cái liềm nằm ngang, một biểu tượng có vẻ như trộn lẫn giữa Công Giáo và lý tưởng Cộng Sản. Ảnh: AP
Yếu tố thứ hai có thể là thế lực thù địch là dân trí, thậm chí là quan trí. Là sự hưởng thụ những cái hiện tại, chấp nhận những cái đang diễn ra (dù là bất công) như một sự hiển nhiên; thậm chí tìm cách chống lại những giá trị cốt lõi tạo nên sự bền vững của xã hội tương lai (như nhân quyền, như tam quyền phân lập,...). Và lần này 'thế lực thù địch' không trở thành khái niệm áp đặt, mà trở thành một khái niệm nghiễm nhiên đối với những thành phần thờ ờ hoặc thủ cựu. Vì mục đích gì đi chăng nữa, những bất công - phi lý diễn ra xuất phát điểm từ chính yếu tố thứ 2 này.

Nghĩa là 'dân trí' cao hay thấp, nhận thức tốt hay tồi,... đều làm nên sắc thái 'thế lực thù địch' của riêng nó.

Vậy câu hỏi được đặt ra là: làm thế nào để phê phán mạnh mẽ, có hiệu lực đối với yếu tố 'thế lực thù địch' thứ 2.

Tìm cách phê phán thành phần 'thủ cựu', những thế lực thù địch với sự phát triển và bền vững xã hội bằng báo chí chính thống, mạng xã hội,...?

Tìm cách nâng cao dân trí bằng những hội nghị bàn tròn tại quán cafe nhỏ nào đấy, bàn về tam quyền phân lập, xã hội dân sự,....?

Hay cách tốt nhất là hãy để xác chết hiện nguyên hình là xác chết?

Thắng Cộng sản bằng cách thua trước

Một câu nói thỉnh thoảng được dẫn và gán cho Moshe Dayan, vị tướng và chính khách lừng danh của Israel: Các anh không bao giờ thắng nổi Việt Cộng, mà chỉ có một cách duy nhứt là các anh rút ra khỏi Việt Nam để cho người dân họ nếm mùi Cộng Sản một thời gian, sau đó các anh trở lại khỏi cần đánh cũng thắng! Muốn thắng Cộng Sản phải thua bọn họ trước.

Câu nói này thực chất là một biện pháp nâng cao dân trí gián tiếp, tức để người dân trải nghiệm trực tiếp mô hình đó bằng cách sống - làm việc - học tập, và khi sự bất công - phi lý gia tăng một cách đan xen, chính con người đó phải nhận thức trở lại, biến đối tượng là thù địch trở thành phi thù địch và ngược lại.

Nhiều nhà hoạt động, thậm chí người dân lên tiếng về nhân quyền, dân chủ hiện nay, có không ít người từng ra sức bảo vệ Đảng và nhà nước trước luận điệu xuyên tạc. Nhiều trí thức 'lão mà chưa an' từng là những cán bộ, đảng viên trung kiên của ĐCSVN. Và nay, họ ra sức phản đối tình trạng lạm quyền, bất công, phi công bằng từ trong chính sách, chủ trương đến khi thực hiện của bộ máy đảng và nhà nước hiện tại.

Rõ ràng, cái giá của sự trải nghiệm gián tiếp này là đau đớn nhưng vô cùng quý giá.

Bước ra quốc tế một chút, vào năm 2011, trên tạp chí Quốc phòng toàn dân có đăng tải một bài viết với tiêu đề: Phong trào cánh tả Mỹ La-tinh hiện nay và triển vọng trong thời gian tới.
Bản đồ thể hiện sự đảo chiều chính trị ở Mỹ Latinh. Màu đỏ thể hiện các chính phủ theo cánh tả hay chủ nghĩa dân túy. Nguồn: Stratfor
'Trước thực tế đó, từ năm 1998 đến nay, thông qua bầu cử dân chủ, các chính phủ cánh tả tiến bộ đã lên cầm quyền ở nhiều nước Mỹ La- tinh, trong đó có một số chính phủ tái đắc cử, như: Venezuela, Chile, Brazil, Argentina, Panama, Uruguay, Bolivia, Nicaragua, Ecuador... Tại Paraguay, ngày 21.4.2008, ông Fernando Lugo - lãnh tụ phong trào cánh tả - đã đắc cử Tổng thống. Gần đây nhất, Mặt trận Dân tộc Giải phóng Farabundo Martí (FMLN) đã giành thắng lợi trong cuộc bầu cử ngày 15 tháng 3 năm 2009, đưa nhà báo Carlos Mauricio Funes Cartagena (thành viên của Mặt trận) lên làm Tổng thống. Trong các nước Mỹ La tinh do cánh tả cầm quyền hiện nay, Venezuela là nước có tiến trình cải cách sâu rộng và triệt để. Tổng thống Hugo Chavez nhiều lần công khai tuyên bố mục tiêu của cuộc cách mạng Bolivia ở Venezuela là đưa đất nước đi lên "chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI".

Tuy nhiên, xu thế cánh tả này đến năm 2016 gần như biến mất, khi con số chính phủ cánh tả ở Brazil, Argentina, Ecuador, hay thậm chí El Salvador bị phế bỏ hoặc truy tố vì tội tham nhũng (ví dụ cựu Tổng Thống Funes (El Salvador) vào năm 2016 bị Tòa án tối cao El Salvador ra phán quyết rằng về tội rửa tiền bất hợp pháp hơn 700.000 đô la trong các tài khoản ngân hàng cá nhân); chính phủ Cuba đang cải cách và từ bỏ tiến lên cộng sản; Venezuela đang ngập trong nợ nần và bế tắc; Bolivia - nơi vị tổng thống da đỏ Evo Morales muốn trở thành Hugo Chavez và tìm cách sửa Hiến pháp đã gia tăng nhiệm kỳ quyền lực đang bị dân chúng phản đối; 

Phong trào cánh tả và nhân dân các nước hiện đang còn đang có lãnh đạo cánh tả sẽ tiếp tục nếm mùi vị 'cảnh tả XHCN', đặc biệt là Venezuela đang trở thành tấm gương mà các nước châu Mỹ Latinh noi theo.

Tình trạng một quốc gia giàu có giờ dân phải chạy đi tỵ nạn và luôn trong tình trạng lạm phát đã cho thấy sự yếu kém và tham nhũng trong điều hành kinh tế - xã hội của nhà lãnh đạo tài xế. Bản thân dân Venezuela khá lười, và sự bất ổn lần này đưa họ vô bước đường cùng mà họ nhận thức được. Nhưng tại sao Mỹ lại không tranh thủ cơ hội này giúp người dân Venezuela chống lại Tổng thống tài xế? 

Trải nghiệm, lắng nghe và đòi hỏi của người dân Venezuela. Ảnh: NYT
Lý do đơn giản, họ không muốn mang tiếng xâm lược. Bản chất chế độ của Venezuela là tự khả năng diệt. Nhưng lý do đơn giản hơn, là Mỹ muốn các nước châu Mỹ Latinh phải thức tỉnh và không bị ru ngủ bởi các phong trào cánh tả, dân túy cánh tả tại đây. Phải coi Venezuela như một tấm gương cho sự tin tưởng và ủng hộ cánh tả.

Không phải ngẫu nhiên mà đài Fox Business Voices (đài của Tổng thống D.Trump) trong một video ghi lại cảnh bạo loạn, cướp bóc, dân đói ăn của Venezuela ngày 7.08, người dẫn chương trình Varney & Co đã nhấn mạnh: Hãy rõ ràng: Venezuela tàn tạ. Đó không phải lỗi của chúng tôi (người Mỹ). Không phải trách nhiệm của chúng tôi (người Mỹ). Nhưng đó là một cảnh báo mạnh mẽ đối với những người còn mơ ước xã hội chủ nghĩa.

Quan điểm này chính xác là những gì đang diễn ra tại châu Mỹ Latinh, nơi người dân đã nhận thức ai là thế lực thù địch thực sự. Và quả thật, dù trải qua một giai đoạn đầy bi đát, nhưng nếu nhận thức và dân trí Venezuela thay đổi, thì tương lai của họ là sự tươi sáng.


Cái ngày họ sẽ 'đối diện' với Nicolas Maduro - người đã biến một quốc gia giàu có trở thành một quốc gia ăn mày bằng chủ trương thiết lập lá cờ đầu tiến lên Chủ nghĩa xã hội ở Nam Mỹ sẽ không còn xa vời... Bởi dân Venezuela đã hưởng và biết họ cần làm gì để kiến tạo tương lai tốt đẹp hơn.

No comments:

Post a Comment