Tuesday, July 31, 2018

Còn hoài nghi về đề án cấm xe máy ở nội thành Hà Nội từ 2030

Theo VOA-31/07/2018
Cảnh ùn tắc thường xuyên xẩy ra trên các đường phố ở Hà Nội dịp giáp Tết, kể cả trên các tuyến đường một chiều.
 Cảnh ùn tắc thường xuyên xẩy ra trên các đường phố ở Hà Nội dịp giáp Tết, kể cả trên các tuyến đường một chiều.
Hà Nội, một thành phố có hơn 5 triệu xe gắn máy và dân số lên vượt quá 7 triệu người mới đây đã thông qua kế hoạch cấm xe máy trong nội thành kể từ năm 2030. Mục đích, theo Ủy ban Nhân dân Hà Nội là để “tránh ùn tắc giao thông và giảm ô nhiễm”.
Hãng tin Aljazeera hôm 29/7 nói mức độ ô nhiễm tại thủ đô của Việt Nam thuộc hàng tệ thứ nhì trong khu vực, chỉ đứng sau Saraburi, cái nôi công nghiệp khét tiếng là ô nhiễm của Thái Lan. Hãng tin này trích dẫn Tổ chức Y tế Thế giới nói rằng trong năm 2017, chỉ có vỏn vẹn 38 ngày là chất lượng không khí tại Hà Nội được đánh giá tốt, ‘đạt tiêu chuẩn’ của Tổ chức Y tế Thế giới.
APTOPIX Ảnh chụp vào tháng Năm, 2012, hàng ngàn xe gắn máy ở Hà nội
APTOPIX Ảnh chụp vào tháng Năm, 2012, hàng ngàn xe gắn máy ở Hà nội
Với dân số ước lượng 7,7 triệu người, Hà Nội - thủ đô của Việt Nam, nổi danh về hàng ngàn xe gắn máy đủ loại chạy như mắc cửi trên các đường phố mỗi ngày.
Các xe gắn máy này cùng với các nhà máy điện sử dụng than, cùng với các nhà máy của lĩnh vực công nghiệp nặng, và bên cạnh đó sự tăng vọt của các dự án xây dựng và nạn đốt rừng canh tác theo mùa là những nguyên nhân đóng góp làm trầm trọng thêm tình trạng ô nhiễm không khí.
Theo bản tin của Al- Jazeera thì nạn ô nhiễm lên tới đỉnh điểm từ tháng 12 tới tháng Hai, những tháng khô hạn trong năm. Đây cũng là thời điểm khi mà những ngọn gió đưa không khí ô nhiễm từ miền Nam Trung Quốc lan rộng ra khắp khu vực.
Al- Jazeera trích dẫn các cuộc nghiên cứu cho thấy nạn ô nhiễm không khí ở Việt Nam về phần lớn xuất phát từ các thành phố công nghiệp của Trung Quốc như Thành Đô và Trùng Khánh.
viễn cảnh tốt đẹp về một xã hội lành mạnh, người dân “vừa đi tàu điện ngầm vừa đọc sách”, và khi đi làm và lúc tan sở, người dân “sẽ được đi bộ, tập thể dục”
Dân biểu Nguyễn Tiến Minh, huyện Thường Tín
Từ khi được phê duyệt, quyết định hoàn toàn cấm xe máy ở nội thành Hà Nội đã gây nhiều tranh cãi và dư luận trái chiều, tuy nhiên các giới chức Việt Nam cho biết kế hoạch này vẫn được tiến hành theo theo tinh thần đề án "Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn 2030".
Giai đoạn 2017 - 2030, Hà Nội từng bước hạn chế hoạt động trên một số khu vực và thời gian, đồng thời chuẩn bị các điều kiện cần thiết để dừng hoạt động xe máy ở các quận vào năm 2030.
Có người chỉ trích rằng nếu kế hoạch này được tiến hành thì Việt Nam sẽ đi ngược lại với xu hướng của phần còn lại của thế giới, nơi đa số các nước đều cho phép người dân tự do đi xe gắn máy.
Tháng 7 năm ngoái đề án này đã được lôi ra mổ xẻ. Một số đại biểu tán thành các mục tiêu đề ra, như dân biểu Nguyễn Tiến Minh thuộc huyện Thường Tín, đã bày tỏ lạc quan về một cơ sở hạ tầng Bộ Giao thông Vận tải phát triển, dân chúng sẽ tham gia các phương tiện giao thông công cộng với số lượng lớn. Ông vẽ ra viễn cảnh tốt đẹp về một xã hội lành mạnh, người dân “vừa đi tàu điện ngầm vừa đọc sách”, và khi đi làm và lúc tan sở, người dân “sẽ được đi bộ, tập thể dục”. Tuy nhiên muốn bức tranh màu hồng này trở thành hiện thực, thì văn hóa giao thông tại Việt Nam sẽ phải thay đổi triệt để, đó là điều dễ nói mà rất khó làm.

No comments:

Post a Comment