Monday, April 2, 2018

Ngư dân Việt lại kêu đau

TTVN-2018-04-02  
Ngư dân Việt luôn cảm thấy cô đơn ngay trên vùng biển Việt Nam
Ngư dân Việt luôn cảm thấy cô đơn ngay trên vùng biển Việt Nam-RFA
Lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông một lần nữa lại ban hành bởi nhà cầm quyền Trung Quốc. Và cái lệnh đầy tính áp đặt, xâm phạm chủ quyền, lãnh hải các nước trong khu vực này đã gây ảnh hưởng, thiệt hại không nhỏ đến ngư dân các nước khu vực. Đặc biệt, ngư dân Việt Nam chịu thiệt hại nặng nề nhất bởi Hoàng Sa là ngư trường truyền thống của Việt Nam cả mấy trăm năm nay. Hầu hết ngư dân Việt Nam chỉ có một trong hai lựa chọn, hoặc là tiếp tục đánh bắt ở Hoàng Sa, hoặc là bỏ biển.

Một cổ hai tròng

Ông Trần Triều Điển, ngư dân Đà Nẵng, tỏ ra bức xúc:“Mùa này đi làm đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Đảo thì làm các loại cá nổi nhiều như cá thu, cá ngừ đại dương... Khi mình làm ở vùng biển Việt Nam mình a, mình cào nó cũng cào vậy mà nó ỉ tàu to, tàu nó là tàu sắt, tàu mình tàu nhỏ, tàu gỗ nên nó ăn hiếp. Mỗi lúc đó ai biết cảnh sát biển ở đâu mà ứng cứu, mà mấy ổng tới thì chỉ có tốn thêm tiền chứ được gì đâu.”
Mùa này đi làm đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Đảo thì làm các loại cá nổi nhiều như cá thu, cá ngừ đại dương... Khi mình làm ở vùng biển Việt Nam mình a, mình cào nó cũng cào vậy mà nó ỉ tàu to, tàu nó là tàu sắt, tàu mình tàu nhỏ, tàu gỗ nên nó ăn hiếp. Mỗi lúc đó ai biết cảnh sát biển ở đâu mà ứng cứu, mà mấy ổng tới thì chỉ có tốn thêm tiền chứ được gì đâu.
-Trần Triều Điển
Ông Điển từng bị Trung Quốc đâm tàu, đánh gãy cột buồm nhiều lần. Và những lần bị Trung Quốc xâm hại trên ngư trường truyền thống Hoàng Sa, dường như không có bất kỳ tàu hải cảnh nào của Việt Nam đến tiếp ứng, hỗ trợ cho ngư dân Việt Nam. Ngư dân chỉ còn một cách duy nhất là cố gắng duy trì tàu khỏi bị chìm và nhờ các tàu bạn lai dắt vào biên phòng. Cơ quan biên phòng tiếp nhận các trường hợp bị đâm tàu có vẻ nồng nhiệt, cảm thông và quyết liệt hơn. Nhưng mọi thái độ cũng chỉ dừng ở thái độ bởi biên phòng Việt Nam không thể dính vào những câu chuyện dân sự. Đó là sự thật mà ông Điển cảm thấy cay đắng cho thân phận ngư dân Việt Nam.
Bên cạnh đó, ông Điển cũng tỏ ra bức xúc bởi các tàu hải cảnh Việt Nam cũng chẳng khác gì mấy so với cảnh sát giao thông trên bộ. Họ chủ yếu cho tàu nằm vào một vị trí nào đó để nghỉ ngơi, ăn chơi, thỉnh thoảng lại cặp tàu vào các tàu đánh bắt của Việt Nam để xin đểu một ít tiền, một ít hải sản mà ăn nhậu. Cuối cùng, ngư dân Việt Nam chẳng khác nào những nô lệ một cổ hai tròng trên biển. Nếu không may mắn thì bị tàu Trung Quốc đâm chìm, đánh đập, ám toán, cướp giật… May mắn hơn một chút thì bị tàu cảnh sát biển Việt Nam ghé xin đểu một chút tiền, một chút hải sản. Nhìn chung là tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa.
Một ngư dân khác, không muốn nêu tên, chia sẻ:“Cái đợt trước thì thường được ăn hơn, được sung sướng hơn. Đợt này không được sung sướng, mình đau khổ, dân đau khổ quá sức nhiều.”
Theo vị này, vấn đề ngư dân Việt Nam bị uy hiếp, bị cướp bóc và đánh đập trên ngư trường Việt Nam là chuyện xảy ra như cơm bữa. Điều làm ông ngạc nhiên nhất là hầu như cảnh sát biển Việt Nam chẳng làm gì được để bảo vệ ngư dân Việt Nam. Không riêng gì tàu Trung Quốc mà các tàu cảnh sát biển của một số quốc gia khu vực như Indonesia hay Phillipines cũng sẵn sàng nuốt trộng ngư dân Việt Nam bằng cách vào thẳng hải phận Việt Nam và kéo tàu của ngư dân Việt Nam về hải phận của quốc gia họ, sau đó lập biên bản, bắt nhốt. Trong những lúc như vậy, mặc dù ngư dân Việt Nam đã phát tín hiệu cầu cứu rất lâu nhưng chẳng có hồi đáp nào từ phía cảnh sát biển Việt Nam.

Biển đang hẹp dần

Ông Trần Văn Hiền, ngư dân Thăng Bình, Quảng Nam, chia sẻ:“Nó ảnh hưởng nói chung mọi mặt, mặt biển cũng ảnh hưởng mà mặt bờ cũng ảnh hưởng. Biển bữa nay thất bát lắm, nói chung là thiệt hại cá mắm bữa nay nhiều lắm nhưng dân không biết làm sao hết, dân phải chịu hết, đường nào dân cũng phải gánh hết.”
Theo ông Hiền, trước đây ngư dân Quảng Nam và Đà Nẵng được mệnh danh là những con rái mực biển. Nghĩa là riêng ngư dân Quảng Nam, Đà Nẵng được đánh giá là những con rái biển chuyên câu mực ngoài khơi. Sản lượng mực câu của ngư dân Quảng Nam, Đà Nẵng bao giờ cũng đứng đầu và có chất lượng cao nhất nước.
Nó ảnh hưởng nói chung mọi mặt, mặt biển cũng ảnh hưởng mà mặt bờ cũng ảnh hưởng. Biển bữa nay thất bát lắm, nói chung là thiệt hại cá mắm bữa nay nhiều lắm nhưng dân không biết làm sao hết, dân phải chịu hết, đường nào dân cũng phải gánh hết.
-Trần Văn Hiền
Thường thì một tàu lớn chở các thúng rái và các bộ đàm, các phao câu, đèn câu và đến ngư trường Hoàng Sa, khi đêm đến, mỗi ngư dân sẽ ngồi trên một thúng rái với đầy đủ ngư cụ, sau đó được thả xuống biển, nương theo dòng hải lưu, hướng gió mà lên đèn và câu. Họ câu lênh đênh như vậy trên biển cho đến sáng hôm sau thì gọi bộ đàm cho tàu lớn đến đón về.
Những năm 2009 trở đi, ngư dân Quảng Nam, Đà Nẵng đi câu mực gặp phải một chuyện không hay là hầu hết các thúng rái đều bị cướp cạn trong đêm bởi những tàu mang số hiệu Trung Quốc. Và sau đó ngư dân muốn câu mực trên vùng biển Hoàng Sa thì phải mua vé thông hành. Mỗi năm tốn chừng 40 triệu đồng cho mỗi người.
Với số tiền bỏ ra quá lớn nhưng lượng mực thu về bán không được vì biển nhiễm độc, uy tín hải sản Việt Nam xuống mức thấp nhất, càng về sau, số lượng ngư dân đi câu mực ở Quảng Nam và Đà Nẵng xuống thấp đáng kể. Và hiện tại, chẳng còn mấy ngư dân đi câu mực bởi độ rủi ro và tính nguy hiểm quá cao.
Ông Hiền cho rằng hầu hết ngư dân đi câu mực nói riêng và đi đánh bắt xa bờ nói chung đều rất cô đơn, lẻ loi trên chính hải phận Việt Nam. Nếu may mắn thì gặp tàu hải cảnh Việt Nam, gặp họ nói năm điều bảy chuyện rồi tặng họ một ít mực tươi để họ ăn nhậu, vui vẻ, nếu chủ tàu gặp họ thì tặng thêm một ít tiền cho họ mua bia, rượu ngon để uống.
Trường hợp ngược lại, khi bị tàu Trung Quốc rượt đuổi, bị cướp bóc ngay trên ngư trường truyền thống thì đừng hi vọng gọi họ đến ứng cứu. Bởi rất có thể lúc đó họ đang nhậu say, đang tìm một góc khuất nào đó trên các đảo để nghỉ ngơi. Mặc dù đây chỉ là nghi vấn của ông Hiền nhưng điều này lại cho ông niềm xác tín rất cao bởi hầu hết cảnh sát biển Việt Nam đều không có khả năng hoặc không muốn ứng cứu khi ngư dân Việt Nam gặp nạn.

No comments:

Post a Comment