Monday, June 20, 2016

XHDS kêu gọi quốc tế gắn nhân quyền vào các khoản vay của Việt Nam

 RFA 2016-06-20  
000_907P5.jpg
Những người ủng hộ Basam Nguyễn Hữu Vinh biểu tình trước Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội vào ngày 23 Tháng Ba năm 2016.  AFP photo
Sáu tổ chức xã hội dân sự tự phát ở Việt Nam hôm nay ra khuyến nghị cài nhân quyền vào điều kiện cho vay tín dụng quốc tế, để buộc chính phủ Việt Nam phải trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm, tôn trọng quyền tự do biểu đạt và lập hội.
Trong thư đề ngày 20/6/2016, gởi Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Phát triển Á Châu, Chính phủ Nhật Bản, Chính phủ Hoa Kỳ, Quốc hội Hoa Kỳ, Chính phủ Australia và Liên minh Châu Âu, một số tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam nêu ra những vấn đề mà họ mô tả là khẩn thiết như, Viện trợ quốc tế đang gián tiếp nuôi dưỡng bộ máy an ninh Việt Nam.
Bộ máy này được sử dụng để hạn chế những quyền cơ bản và trấn áp người dân Việt Nam. Như đàn áp người biểu tình ôn hòa, người bị mất đất đòi quyền lợi, cũng như bắt giữ và tra tấn những người tranh đấu nhân quyền.
Thư khuyến nghị của các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam lập lại các cáo giác về tình hình nhân quyền tồi tệ trên cả nước, xuất phát từ tổ chức Freedom House, Human Rights Watch và từ nhận xét tiêu cực của ông Tom Malinowski, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách dân chủ, nhân quyền và lao động, theo đó Việt Nam chưa đáp ứng cam kết về cải cách pháp lý.
Thư khuyến nghị kêu gọi quốc tế cài điều kiện nhân quyền vào các chương trình cung cấp tín dụng, hoặc mạnh hơn nữa là có thể áp dụng lệnh cấm cho vay đối với chính phủ Việt Nam. Một trong những vấn đề được nhấn mạnh, là tình trạng tham nhũng nghiêm trọng trong sử dụng vốn vay ODA.
Thư khuyến nghị nhắc lại thông tin của Human Rights Watch, theo đó chính quyền Việt Nam vẫn đang giam giữ khoảng 150 tù nhân chính trị. Riêng trong năm 2015 có ít nhất 45 bloggers và nhà tranh đấu tại Việt Nam đã bị công an thường phục đánh đập.
Sáu Tổ chức Xã hội Dân sự ký tên trong thư khuyến nghị bao gồm, Hội Nhà báo độc lập, Hội Cựu tù nhân lương tâm, Hội Anh em dân chủ, Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo thuần túy và Giáo hội Liên Hữu Lutheran Việt Nam-Hoa Kỳ.

No comments:

Post a Comment