Thursday, May 5, 2016

Việt Nam cố gắng chứng minh ‘cá sạch’ trên thị trường

Theo công văn của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, người dân không được chế biến, tiêu thụ các loại hải sản chết trôi vào bờ hoặc hải sản đánh bắt cách bờ 20 hải lý tại các tỉnh bị ảnh hưởng gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, và Thừa Thiên Huế.
Theo công văn của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, người dân không được chế biến, tiêu thụ các loại hải sản chết trôi vào bờ hoặc hải sản đánh bắt cách bờ 20 hải lý tại các tỉnh bị ảnh hưởng gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, và Thừa Thiên Huế.
Việt Nam đang tìm cách thuyết phục người dân tiêu thụ ‘cá sạch’, tức không phải cá chết do thảm họa môi trường đang diễn ra ở khu vực biển miền Trung, bằng nhiều cách, trong đó có việc định vị tọa độ để xác định ngư trường đánh bắt cá và cấp giấy xác nhận cho hải sản. Nhưng những nỗ lực trên dường như đem lại kết quả rất thấp, vì hiện tượng cá chết hàng loạt vẫn tiếp diễn và nguyên nhân gây chết cá vẫn chưa được tìm ra.
Kể từ khi xảy ra thảm họa cá chết hàng loạt, được cho là do nhiễm chất độc từ con người, hồi đầu tháng 4 đến nay, không chỉ người dân địa phương, mà ngay cả những người sống ở các tỉnh thành khác tại Việt Nam cũng không dám ăn cá biển.
Báo Vietnamnet hôm nay (5/5) trích lời ông Nguyễn Quang Vinh Bình, Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy hải sản, thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên – Huế, cho biết, đã phân công cán bộ có mặt 24/24 tại các cảng cá, cửa biển để xem xép, cấp giấy chứng nhận hải sản ‘sạch’ nhằm hỗ trợ ngư dân tiêu thụ sản phẩm.
Ngay bây giờ người dân ở miền Trung người ta cũng rất lo sợ sau này, ngay cả muối ăn người ta cũng tìm cách mua dự trữ, tức là mua muối sản xuất trước khi biển bị ô nhiễm. Ngay ở Hà Nội, chúng tôi bây giờ cũng không dám ăn cá biển. Cá biển trông rất ngon, rất tươi, thế nhưng mà không dám ăn nữa.”Đại tá Nguyễn Đăng Quang, nguyên cán bộ Bộ Công an ở Hà Nội, nói.
Hôm qua (4/5), báo chí trong nước đồng loạt đưa tin lãnh đạo Đà Nẵng đã cùng với 300 công chức ăn cá ủng hộ ngư dân và nhằm tạo niềm tin cho người dân yên tâm ăn cá sạch.
Tuy nhiên, những nỗ lực chứng minh ‘cá sạch’ của Việt Nam chưa đem lại kết quả trên thực tế. Đại tá Nguyễn Đăng Quang, nguyên cán bộ Bộ Công an ở Hà Nội, cho VOA biết gia đình ông cũng không dám ăn cá biển:
“Bây giờ nhà chức trách nói là biển an toàn, đánh bắt cá ngoài 20 hải lý thì cá đánh bắt được là cá sạch. Thế nhưng cũng có thể có những con cá đã nhiễm độc đi ra vùng xa đấy mà đánh bắt được, rồi mình về đông lạnh, bán cho người dân hoặc xuất khẩu ra nước ngoài xong rồi người ta phát hiện ra thì cái đó nó còn hiểm họa xấu hơn nữa. Ngay bây giờ người dân ở miền Trung người ta cũng rất lo sợ sau này, ngay cả muối ăn người ta cũng tìm cách mua dự trữ, tức là mua muối sản xuất trước khi biển bị ô nhiễm. Ngay ở Hà Nội, chúng tôi bây giờ cũng không dám ăn cá biển. Cá biển trông rất ngon, rất tươi, thế nhưng mà không dám ăn nữa.”
Một bạn trẻ đang khảo sát thực tế ở khu vực Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh, nơi có nhà máy sản xuất thép của Đài Loan mà nhiều người dân tin là thủ phạm gây ra thảm họa, đã phỏng vấn một ngư dân tên Thạnh ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, và được cho biết hiện nhà nước đang có chính sách thu mua hải sản của ngư dân với giá khoảng 30% giá thực tế trước đây. Cụ thể theo ngư dân này, giá thu mua mực sống bình thường là 250.000 đồng/kg, chết là 200.000 đồng/kg, nhưng mực câu về trong thời điểm bị thảm họa ô nhiễm hiện nay chỉ được thu mua với giá 50.000 đồng/kg – 60.000 đồng/kg.
Chúng tôi chỉ thấy công an chạy dọc đường rồi thấy ai biểu tình thì bắt...Lẽ ra phải ủng hộ cho dân họ đi biểu tình chớ. Formosa đem về đây xả rác làm cho cá chết, con người đây sống đây rồi sẽ chết theo cá luôn chứ có mô mà, hiện tại đây dân có nhiều gia đình chết đói. Thực tế là vậy. Giờ đóng bờ, không có cá mà bắt, cá chết về ăn là ô nhiễm. Gạo thì nhà nước cấp cho mỗi khẩu 22 cân gạo, mà gạo ngon thì không có, mà gạo gà ăn cũng không được, chó ăn cũng không được.”Ngư dân Thạnh, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh, nói.
Ngoài ra, ngư dân này còn cho biết ông chưa nhận được sự trợ giúp hay thăm hỏi từ các cán bộ địa phương như báo chí đưa tin.
“Chúng tôi chưa thấy ai hết, mà chúng tôi chỉ thấy công an chạy dọc đường như kiểu sợ dân biểu tình, cứ chạy dọc vậy rồi thấy ai biểu tình thì bắt. Cái việc ấy thì cần gì phải biểu tình nữa. Lẽ ra phải ủng hộ cho dân họ đi biểu tình chớ. Formosa đem về đây xả rác làm cho cá chết, con người đây sống đây rồi sẽ chết theo cá luôn chứ có mô mà, hiện tại đây dân có nhiều gia đình chết đói. Thực tế là vậy. Giờ đóng bờ, không có cá mà bắt, cá chết về ăn là ô nhiễm. Gạo thì nhà nước cấp cho mỗi khẩu 22 cân gạo, mà gạo ngon thì không có, mà gạo gà ăn cũng không được, chó ăn cũng không được.”
Trước tình cảnh nhiều người dân đang gặp khó khăn vì thảm họa, nhiều tổ chức dân sự và tôn giáo đã lên tiếng kêu gọi chính phủ Việt Nam phải nhanh chóng tìm ra nguyên nhân gây ra thảm họa và kịp thời giải quyết các hậu quả, làm rõ trách nhiệm của cá nhân, tổ chức gây ra thảm họa, đồng thời hỗ trợ cuộc sống của người dân làm các ngành nghề liên quan đến đánh bắt hải sản cho đến khi chấm dứt thảm họa.
Tin cho biết theo chỉ đạo của tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, 2 tổ liên ngành đã đến kiểm tra các doanh nghiệp ở Khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh, hôm 5/5.
Dự kiến, đoàn kiểm tra sẽ tiếp tục làm việc với Formosa cho đến ngày 7/5. Sau đó, các thông tin về kết luận điều tra sẽ được công bố công khai, minh bạch, theo cam kết của thủ tướng.

No comments:

Post a Comment