Tuesday, January 13, 2015

Đạo Kitô ở Trung Quốc có thể bị đàn áp khốc liệt hơn

Joshua Philipp, Epoch Times 13 Tháng Một , 2015
Chinese Christians pray during a service at an underground independent Protestant Church on Oct. 12, in Beijing, China. China, an officially atheist country, places a number of restrictions on Christians and allows legal practice of the faith only at state-approved churches. (Kevin Frayer/Getty Images)
Các tín đồ Kitô giáo tại Trung Quốc cầu nguyện tại một Nhà thờ Tin lành dưới lòng đất vào ngày 12 tháng 10 năm 2014 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Là một quốc gia công khai sùng bái chủ nghĩa vô thần, Trung Quốc áp đặt một số giới hạn đối với tín đồ Kitô giáo và chỉ cho phép thực hành đức tin tại những nhà thờ mà nhà nước cho phép (Kevin Frayer/Getty Images)

Phân tích tin tức

Đạo Kitô ở Trung Quốc hiện nay đang trong tình trạng nguy hiểm: tôn giáo này đang trở nên phổ biến, và dưới quan niệm vô thần của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, điều này được xem là một mối đe dọa.
Trung Quốc ước tính hiện nay có khoảng 100 triệu tín đồ Đạo Kitô. Con số này thực sự quan trọng, hãy nhớ rằng Pháp Luân Công cũng từng có 100 triệu học viên khi Trung Quốc tiến hành đàn áp dã man môn tu luyện hòa ái, khuyến khích người học thực hành theo nguyên tắc Chân, Thiện, Nhẫn.

Nếu Đạo Kitô không có sự ủng hộ mạnh mẽ từ bên ngoài thì cũng bị Trung Quốc đàn áp như với Pháp Luân Công?

The Guardian.

Vấn đề là, như Pháp Luân Công vào thời điểm cuộc đàn áp bắt đầu năm 1999, số lượng tín đồ Đạo Kitô ở Trung Quốc ngày nay đã vượt quá con số 85 triệu thành viên của Đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Và chính quyền Trung Quốc đã ra tay tăng cường đàn áp Đạo Kitô.
Theo tờ Nhật báo New York, vào lễ Giáng sinh chỉ riêng tại tỉnh Chiết Giang, chính quyền Trung Quốc đã phá bỏ dấu thập tự của hơn 400 nhà thờ.
Trong suốt tuần lễ Giáng sinh ở thành phố Ôn Châu tỉnh Chiết Giang, theo tờ Nhật báo, chính quyền Trung Quốc cấm tất cả các hoạt động kỷ niệm Giáng sinh ở trường mẫu giáo và trường học các cấp.
Tờ Nhật báo trích dẫn lời một quan chức ngành giáo dục như sau “Trước đây chúng tôi đã có hướng dẫn về những ngày lễ ngoại quốc như là lễ Giáng sinh, nhưng năm nay là lần đầu tiên chúng tôi ban hành một thông báo rõ ràng hơn”.
Nhưng thông tin quan trọng nhất lại thể hiện ở mức độ tinh vi hơn.
Theo tờ Nhật báo, chính quyền Trung Quốc buộc các mục sư và học giả tôn giáo tham gia một buổi hội thảo ở Bắc Kinh vào tháng Tám. Tại buổi hội thảo, họ được giáo dục để giữ cho đức tin Thiên chúa thoát khỏi ảnh hưởng từ bên ngoài và thích nghi với Trung Quốc.
Giữ cho đức tin Thiên chúa “thoát khỏi ảnh hưởng từ bên ngoài” là một cụm từ đầy hàm ý. Ngôn từ ở đây rất quan trọng, nó gợi nhớ lại thời kỳ chính quyền Trung Quốc phá hủy những tôn giáo truyền thống và thay thế bằng hình thức tôn giáo của riêng mình.

Những tôn giáo mới

Vào những năm 1950, Đảng Cộng Sản Trung Quốc bận rộn xóa bỏ tất cả văn hóa và tín ngưỡng truyền thống. Một mặt Đảng Cộng Sản bắt bớ và giết hại các nhà sư trụ trì và đạo trưởng, mặt khác họ cũng tạo ra hai tổ chức với những hình thức tôn giáo riêng.
Với Phật giáo, Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã tạo Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc vào năm 1952. Đối với Đạo giáo, nó tạo ra các Hiệp hội Đạo giáo Trung Quốc vào năm 1957. Cả hai hiệp hội mới bắt đầu khuyến khích những hình thức cải biên so với các tôn giáo truyền thống, tức là vứt bỏ rất nhiều điều cơ bản trong hệ thống tín ngưỡng ấy. Cả hai hiệp hội đều tuyên bố họ là “dưới sự lãnh đạo của chính quyền nhân dân”.

Những người tin vào tôn giáo phải thừa nhận một thế lực khác

The Guardian

Những người từ chối tin vào tôn giáo mới sẽ bị đàn áp. Loạt bài xã luận Cửu Bình – một tác phẩm củaThời báo Đại Kỷ Nguyên đã gặt hái được rất nhiều giải thưởng – viết như sau: “Những Phật tử và Đạo sĩ tận tâm và tuân theo giới luật bị cáo buộc là thành phần phản cách mạng hoặc thành viên của giáo phái mê tín dị đoan và tầng lớp xã hội bí mật”.
Cửu Bình cho biết thêm “Dưới khẩu hiệu cách mạng là ‘thanh lọc các tín đồ Phật giáo và Đạo giáo’” ” họ đã bị bắt giam, buộc phải  ‘cải cách thông qua lao động’, hoặc thậm chí bị hành hình. ”

Nhà thờ Ba Tự Chủ

Vào thời điểm đó Kitô giáo và Công giáo ở Trung Quốc cũng chịu sự thay đổi tương tự – nó liên quan mật thiết đến việc giữ “đức tin thoát khỏi ảnh hưởng bên ngoài”.
Cụm từ này gợi nhớ lại Nhà thờ Ba Tự Chủ được khởi xướng năm 1950 bởi ông Ngô Diệu Tông – thành viên ủy ban thường trực của Hội nghị chính trị Hiệp thương Trung Quốc.
Nhà thờ mới được xây dựng dựa trên ý tưởng về sự độc lập khỏi ảnh hưởng từ bên ngoài, với khẩu hiệu “tự quản lý, tự hỗ trợ và tự tuyên truyền”.
Ông Ngô cũng bác bỏ niềm tin vào phép màu của Chúa Jesus, và như Thời báo Đại kỷ nguyên đã lưu ý trong Cửu Bình “Không thừa nhận phép mầu của Chúa Jesus là không công nhận Chúa Jesus trên trời. Làm thế nào một người được xem là một Kitô hữu khi họ không còn tin tưởng vào thiên đường của Chúa?”
Khi ông Ngô bước vào Đại Lễ đường Nhân Dân, Cửu Bình viết “ông ta hẳn đã toàn toàn quên đi lời răn của Chúa ‘Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đây là điều răn thứ nhất và lớn nhất’ (Matthew, 22: 37-38) và ‘Thế thì của Caesar, trả về Caesar; của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa’” (Matthew, 22:21)
Về cơ bản, giống như chính quyền Trung Quốc đã làm với Phật giáo và Đạo giáo, nó muốn tạo ra một tôn giáo mới “dưới sự lãnh đạo của chính quyền nhân dân”. Tương tự như vậy, tín đồ Công giáo ở Trung Quốc không được thừa nhận Giáo Hoàng.

Những thế lực khác

Tờ The Guardian lưu ý trong một câu chuyện gần đây về sự đàn áp Kitô giáo ở Trung Quốc như sau: “Điều mà Đảng cộng sản vô thần bận tâm không phải ở bản thân tôn giáo, sự thật là, những người tin tưởng vào tôn giáo thừa nhận một thế lực khác, vì thế có thể đe dọa tới kẻ cai trị đất nước. Đây tất nhiên cũng là vấn đề của vua Herod (một vị vua của người Do Thái được nhắc đến trong Kinh Thánh) khi gửi quân lính tàn sát trẻ sơ sinh ở thành phố của David. Như vậy, khi Kitô hữu nói rằng Jesus là chúa là vua, họ đã thể hiện một quan điểm chính trị: Caesar không phải là vua của họ. Đây là vấn đề về sự trung thành tuyệt đối. Chẳng ngạc nhiên khi chính quyền Trung Quốc lo lắng về điều này”.
Những phát triển gần đây của Kitô giáo tại Trung Quốc thực sự quan trọng. Những nhóm Kitô giáo truyền thống đang bị đàn áp ở Trung Quốc là một bộ phận của phong trào Ngôi nhà Kitô giáo, là những người không tham gia vào tôn giáo do nhà nước kiểm soát.
Sự đàn áp khắc nghiệt hơn của chính quyền Trung Quốc đối với những nhà thờ được cấp phép, biểu tượng tôn giáo, ngày lễ thể hiện rằng chế độ này đang dần xiết chặt đối với tôn giáo và những truyền thống gắn liền với tôn giáo.

Nguy cơ sẽ bức hại nhiều hơn

Như vậy, liệu chính quyền Trung Quốc có duy trì được giáo phái Kitô đã qua sửa đổi hay các Kitô hữu Trung Quốc tiếp tục trung thành với giáo phái truyền thống và chấp nhận rủi ro sẽ bị đàn áp mạnh mẽ hơn.
Như tờ The Guardians nói “Nếu Đạo Kitô không có sự ủng hộ mạnh mẽ từ bên ngoài thì cũng bị Trung Quốc đàn áp như với Pháp Luân Công?”.
Câu trả lời không đơn giản như vậy. Pháp Luân Công trên thực tế được hỗ trợ rất nhiều từ nước ngoài và nhất là từ khi bắt đầu cuộc đàn áp; tuy nhiên, sự hỗ trợ này không thể ngăn cản nổi Đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Hạ viện Mỹ đã thông qua nghị quyết đầu tiên lên án việc đàn áp của Trung Quốc đối với Pháp Luân Công vào ngày 18 tháng 11 năm 1999, ngay sau khi Trung Quốc phát động cuộc đàn áp ngày 20 tháng Bảy năm 1999. Kể từ đó, Hạ viện đã thông qua thêm ba nghị quyết vào các năm 2002, 2003, và 2010.
Pháp Luân Công nhận được sự hỗ trợ tương tự – đã có những lời kết tội tương tự đối với cuộc đàn áp pháp môn này tại Trung Quốc – từ Liên Hợp Quốc, chính phủ của nhiều quốc gia, tổ chức Ân xá Quốc tế và tổ chức Theo dõi Nhân Quyền.
Vấn đề mà Pháp Luân Công thực sự phải đối mặt là khi cuộc đàn áp bắt đầu năm 1999, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tuyên truyền vu khống bịa đặt những thông tin sai lệch về một môn tu luyện vẫn ít được biết đến bên ngoài Trung Quốc.
Chính quyền Trung Quốc đã xây dựng chiến dịch tuyên truyền bằng cách gây sức ép lên giới truyền thông nước ngoài khi viết về Pháp Luân Công – một chiến dịch đàn áp mà cứ 12 người Trung Quốc thì  có 1 người bị ảnh hưởng, và đây vẫn là một trong những câu chuyện lớn nhất của đất nước này hiện nay. Một trong những ví dụ gần đây là vào tháng Tư khi Trung Quốc yêu cầu tờ Reader’s Diggest gỡ một câu chuyện – được xuất bản bên ngoài Trung Quốc – vì nó đề cập đến cuộc đàn áp Pháp Luân Công.
Vấn đề quan trọng mà chúng ta cần xem xét – liên quan đến việc chính quyền Trung Quốc đang gia tăng đàn áp đối với các Kitô hữu – là liệu Trung Quốc bằng cách nào đó sẽ cố gắng thuyết phục thế giới bên ngoài rằng các phong trào Kitô giáo độc lập là một mối nguy cho đất nước hay họ sẽ đánh lạc hướng hoặc buộc dư luận nước ngoài im lặng.
Theo Vietdaikynguyen

No comments:

Post a Comment