Friday, January 15, 2016

Trung Quốc ra điều kiện với Canada về thương mại tự do hơn

OTTAWA, Canada (NV) - Trung Quốc muốn tiến tới một thỏa thuận thương mại tự do lịch sử với Canada, nhưng một quan chức cao cấp Trung Quốc cho biết điều này đòi hỏi sự nhượng bộ của Canada về các hạn chế đầu tư và cam kết xây dựng một đường ống dẫn dầu đến bờ biển.

(Hình minh họa: loc.gov)
Theo tin từ tờ Globe anh Mail hôm Thứ Sáu, Trung Quốc vừa cử ông Han Jun, một viên chức tài chính cao cấp có vị trí ngang hàng thứ trưởng, đến Ottawa để thảo luận với phía Canada về triển vọng đàm phán một thỏa thuận thương mại tự do đầu tiên của mình với một nước Bắc Mỹ.

Cuộc viếng thăm diễn ra một tháng trước khi Thủ Tướng Justin Trudeau dự kiến sẽ dẫn đầu một phái đoàn thương mại đến Trung Quốc và Ấn Độ, đặc biệt tập trung vào việc mở rộng các cuộc đàm phán thương mại tự do với Bắc Kinh.

Nói chuyện với tờ Globe and Mail, ông Han Jun cho biết: “Hiện đang có những cơ hội lịch sử hiếm có giữa Trung Quốc và Canada dưới nhiệm kỳ của Thủ Tướng Trudeau.”

Ông cho biết một thỏa thuận tự do thương mại sẽ tốt đẹp cho cả Canada và Trung Quốc.

“Trung Quốc cần gì nhất? Chúng tôi thiếu hụt các sản phẩm nông nghiệp. Trung Quốc là nước nhập cảng sản phẩm nông nghiệp lớn nhất trên thế giới và cũng là một trong những nước có mức độ phụ thuộc cao nhất về năng lượng nhập cảng từ các nước khác,” ông Han nói.

Trung Quốc đang nhanh chóng phát triển tầng lớp trung lưu thành thị, mở ra một thị trường tiêu thụ cá, rượu, thịt và các hàng hóa khác sản xuất tại Canada.

Riêng xuất cảng thủy sản của Canada sang Trung Quốc trong năm 2012-23 đã tăng 16.2 %. Nhu cầu này sẽ chỉ tăng lên, khi như tầng lớp trung lưu của Trung Quốc dự báo sẽ đạt tới 854 triệu vào năm 2030.

Hội Đồng Doanh Nghiệp Canada-Trung Quốc ước tính một hiệp ước thương mại tự do có thể đẩy mạnh xuất cảng của Canada đến $7.7 tỷ vào năm 2030 và tạo thêm 25,000 công ăn việc làm cho người dân Canada.
Tuy nhiên, ông Han cho biết Trung Quốc sẽ phải bàn thảo về các yêu cầu riêng của mình, cụ thể là việc Canada phải loại bỏ các hạn chế thương mại, đầu tư từng do chính phủ bảo thủ trước đây đặt ra đối với Trung Quốc trong lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt.

“Chúng tôi rất quan tâm về điều này,” ông Han nói. “Tôi cảm thấy chúng tôi đã bị phân biệt đối xử trong quá trình này.”

Một cuộc đàm phán thương mại từng dự kiến với chính phủ Harper đã sụp đổ khi Ottawa áp đặt các quy tắc đầu tư chặt chẽ hơn trong năm 2012 sau khi công ty quốc doanh China National Offshore Oil đồng ý mua Nexen Inc., công ty năng lượng lớn nhất Canada tại Calgary với giá $15 tỷ vào năm ngoái.

Việc Trung Quốc mong muốn một hệ thống đường ống dẫn dầu là có thể khó đạt được. chính quyền mới của đảng Tự Do vừa loại bỏ hệ thống dẫn năng lượng của Northern Gateway khi họ quyết định ngăn cấm tất cả các tàu chở dầu thô giao thông trên bờ biển phía Bắc của British Columbia, trong khi chính phủ tỉnh bang này cũng từ chối ủng hộ việc mở rộng đường ống Trans Mountain. Ứng cử viên hàng đầu hiện nay trong lãnh vực này là Energy East Pipeline, một hệ thống dẫn dầu 4,600 km, vận chuyển khoảng 1.1 triệu thùng dầu mỗi ngày từ Alberta và Saskatchewan đến các nhà máy lọc dầu ở miền Đông Canada, một cảng biển ở New Brunswick và có thể cả Quebec.

Tại Ottawa, ông Han Jun cũng trấn an dư luận, bảo đảm rằng những biến động thị trường tại Trung Quốc và tăng trưởng kinh tế chậm lại không phải là dấu hiệu của một nền kinh tế đang gặp khó khăn. Ông lưu ý dự báo tăng trưởng kinh tế vẫn ở mức 6.5 %, lớn hơn nhiều so với “tốc độ tăng trưởng ở Hoa Kỳ.”

Canada hiện bị mất cân bằng thương mại rất lớn với Trung Quốc. Tổng thương mại song phương giữa hai nước đạt $63 tỷ trong chín tháng đầu năm ngoái, trong đó có gần $49 tỷ là từ nhập cảng Trung Quốc. (L.Q.T.)

01-15- 2016 6:27:41 PM 

Trưởng Công an xã “ôm” 600 viên ma túy đi bán

(Công lý) - Trưởng Công an xã đang vận chuyển 600 viên ma túy tổng hợp tới nơi tiêu thụ thì bị lực lượng chức năng phát hiện bắt giữ.

Ngày 16/1, thông tin từ Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với ông Lò Văn Khiệm (sinh năm 1974, là Phó Chủ tịch UBND xã, kiêm Trưởng Công an xã Tam Thanh, huyện Quan Sơn) để điều tra về hành vi vận chuyển, buôn bán chất ma túy.

Trưởng Công an xã “ôm” 600 viên ma túy đi bán
Công an Thanh Hóa bắt giữ 1000 viên ma túy tổng hợp trong một vụ án khác

Trước đó, lực lượng Cảnh sát phòng chống ma túy Công an tỉnh Thanh Hóa đã bắt quả tang ông Khiệm đang vận chuyển trái phép 600 viên ma túy tổng hợp dạng hồng phiến tại địa bàn huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa).

Tại cơ quan điều tra, bước đầu ông Khiệm khai

Được biết, ngay sau khi xảy ra sự việc, Huyện ủy, UBND huyện Quan Sơn đã ra các quyết định tạm đình chỉ sinh hoạt đảng, tạm đình chỉ chức vụ Phó Chủ tịch, kiêm Trưởng Công an xã đối với ông Lò Văn Khiệm.

Hiện, vụ việc vẫn đang được lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa điều tra mở rộng.
16/1/2016 11:17
Quách Du

Luật pháp xói mòn

Nhạc sĩ Tuấn Khanh, viết từ Sài Gòn 
Theo RFA-2016-01-15 
000_Hkg10244314-622.jpg
Hàng ngàn người Hồng Kông xuống đường hôm 10/1/16, yêu cầu chính quyền đặc khu phải có một cuộc điều tra khẩn thiết về việc một người bán sách bị mất tích. AFP
Chủ nhật vừa rồi (10 tháng 1/2016), có hàng ngàn người Hồng Kông xuống đường, yêu cầu chính quyền đặc khu phải có một cuộc điều tra khẩn thiết về việc một người bán sách bị mất tích. Ông Lee Bo, 65 tuổi, là một trong 5 người của nhà xuất bản Causeway Bay Books đột nhiên mất tích một cách lạ lùng từ tháng 10 vừa qua. Câu chuyện một công dân không có gì là nổi bật ấy, vắng mặt trong đời sống hàng ngày, lại đang là đề tài cho nhiều vụ bình luận của báo giới quốc tế, và cũng khiến cho mối quan hệ ngoại giao giữa Anh và Trung Quốc bất ngờ trở nên trầm trọng.

Vì sao lớn chuyện?

Chỉ là một người bán sách thôi mà? Nhưng tại sao lại trở nên lớn chuyện như vậy?
Theo lời tố cáo của các tổ chức nhân quyền tại Hồng Kông, thì Causeway Bay Books đang trong chiến dịch ấn hành các loại sách mà Bắc Kinh có vẻ không vui. Một trong những cuốn đó, nghe đồn đoán là nói về cuộc đời tình ái của ông Tập Cận Bình. Ngoài ra, tiêu đề của nhiều cuốn sách khác là những bình luận mang tính phản kháng, chỉ trích những vấn nạn của chính quyền Trung Quốc hiện nay.
Việc tìm kiếm ông Lee Bo bất ngờ bùng lên, sau khi có một bức fax từ đại lục chuyển về cho vợ con ông, nói rằng đừng tìm ông nữa, vì ông ta vẫn ổn. Tuy nhiên, giới luật sư và tranh đấu nhân quyền ở Hồng Kông nói rằng họ tin rằng Bắc Kinh đã bắt cóc ông Lee Bo và ép buộc ông phải viết lá thư đó.
Trong dòng người diễu hành qua trung tâm đặc khu Hồng Kông, người ta nhìn thấy biểu ngữ “Nếu luật pháp không còn, Hồng Kông có còn là Hồng Kông không?”. Rất nhiều người Hồng Kông nói rằng họ đã sống qua thời kỳ thượng tôn pháp luật, sự kiện đầy tính trấn áp và côn đồ này khiến ai nấy đều cảm thấy thương tổn và lo ngại cho tương lai Hồng Kông về sau, khi phải ngày càng gần với Trung Quốc.
Đó chỉ là một câu chuyện thoáng qua trong đời sống. Có lẽ sẽ mau quên trong tâm trí người Việt. Nhưng nếu để dừng lại, ngắm nghía câu chuyện đó như bài học của đời, thì quả là bất ngờ khi chúng ta nhận ra rằng thượng tôn pháp luật là lằn ranh cuối cùng, phân chia rõ đời sống văn minh và thế giới khuôn phép giả tạo của kẻ cầm quyền giỏi mị dân.
Một công dân bình thường của Hồng Kông bị mất tích vô cớ, đủ gây nên một sự phẫn nộ về xã hội bất an và nghi hoặc về tính liêm chính của chính quyền. Mọi tầng lớp hành chính, xã hội, tự pháp… đều lên tiếng và đòi làm rõ. Vậy ở Việt Nam, hàng trăm người chết lạ lùng trong các trại tạm giam, sau khi qua một đêm, thậm chí vài giờ với các công an viên điều tra, sẽ nói lên điều gì?

Luật pháp xói mòn là như thế nào?

Theo VTV ngày 8 tháng 1/2016, dẫn lời ông Nguyễn Văn Bốn, Cục trưởng Cục Bồi thường nhà nước (Bộ Tư pháp) cho biết, tiền dự chi bồi thường oan sai trong năm 2015 đã vượt mức 100 tỷ đồng cho người bị hại, bất bất chấp 20 Bộ, ngành, 39 địa phương gửi báo cáo tổng kết 2015 hớn hở khẳng định rằng đã không hề để xảy ra vụ oan sai nào. Ấy vậy mà những vụ án oan khuất như Đỗ Đăng Dư, Nguyễn Văn Chưởng, Hồ Duy Hải, Nguyễn Thanh Chấn, Huỳnh Văn Nén… vẫn bùng nổ, làm xáo động nhân tâm từ Bắc chí Nam. So với Hồng Kông, người Việt đang mất tích vô cớ, tù vô cớ, bị nhục hình vô cớ, và chết vô cớ trong tay từng chính quyền địa phương – chỉ riêng trong năm 2015 đã có 11 người chết vô cớ trong trại tạm giam được thông báo – sao mọi thứ cứ nhẹ nhàng như chuyện con bò được đưa vào lò sát sinh cho tô phở sáng.
000_Hkg10242334-622.jpg
Một tiệm sách ở Hồng Kông hôm 05/01/2016.
Michael Davis, chuyên gia về vấn đề Luật Hồng Kông và Đại lục tại Đại Học Hồng Kông, nói với tờ Time rằng “pháp luật bị xói mòn, đó chính là điều người dân lo lắng nhất”. Michael Davis nhắc lại cuộc biểu tình dài 79 ngày, năm 2014, mà mục đích lớn nhất – cũng như nhục nhã nhất – là người dân nhắc chính quyền phải biết tuân thủ nơi pháp luật của mình bày ra, chứ không thể cai trị ngẫu hứng như những tên cướp trên hoang đảo. “Nếu một chính quyền tự cho mình quyền thao túng xã hội, thì lúc đó người dân trở thành luật pháp và tố cáo sự lạm dụng luật pháp”, Michael Davis nói.
Luật pháp xói mòn là như thế nào? Hãy nghe câu chuyện về bà Nguyễn Thị Tâm (sinh năm 1960), bị đưa ra xử TAND Bù Đăng, Bình Phước, đã quỳ xuống phiên tòa gào lên “Tôi bị oan, điều tra viên khi dựng hiện trường đã chỉ thẳng súng vào đầu tôi nói, nếu không ký, tao bắn…”. Nhưng thật ra bà Tâm không quỳ, bà bị điều tra viên Nguyễn Văn Huyên dùng gậy cao su đánh hơn 20 cái đánh vào ống quyển, rồi bắt quỳ xuống và đánh vào đùi, chân và bả vai nên bà không đứng lâu được nữa”. Bà Tâm bị cài đặt vào một vụ án là đánh người gây thương tích, điều tra viên đánh và đưa bút bắt ký vào giấy mà bà không biết đó là giấy tờ gì.
Đó có phải là luật pháp bị xói mòn không? Hay luật pháp trở thành công cụ của bóng đêm, của những kẽ quay về nhà biết cười và đùa với vợ con, nhưng quay ra thì nhe nanh múa vuốt với đồng bào mình?
Bà Tâm liều chết gào thét được giữa phiên tòa. Thật may mắn. Còn những ai đã chết trước khi được may mắn ra vành móng ngựa, sẽ cất tiếng thét của mình ở đâu? Những con người vô danh chịu nạn như bà Tâm, lại gợi nhớ chuyện ông Y Két Bdap (trú buôn Kmar, Ea Bhốk). Năm 2014, người đàn ông dân tộc thiểu số không rành tiếng Việt này, do bị nghi là ăn cắp bò bị công xã bắt đi, trói treo lên và dùng gậy đánh đến chết. Cho đến khi đi chôn, ông vẫn không được nói trọn vẹn tiếng Kinh rằng “tôi không phải là kẻ cắp”. Gia đình ông Y Két Bdap được Ủy ban xã đền mạng bằng 29 triệu đồng, chỉ bằng hơn phân nửa số tiền thưởng (50 triệu) cho việc tìm ra kẻ bắn một người Trung Quốc tại Đà Nẳng (ngày 26/11/2015).
Viết bao nhiêu cho đủ, những chuyện đã được đưa lên báo, và những chuyện mà người dân ngày ngày vẫn cầm những lá đơn, bạc phơ tóc, ngơ ngác chạy khắp ngõ công đường lúc này? Viết bao nhiêu cho đủ để đo cho đủ vực sâu của luật pháp bị xói mòn, mà chuyện xin lỗi, bồi thường… nhẹ nhàng như một chiếc nắp vung đậy vào nỗi niềm con người, che khuất mọi thứ đang sôi sùng sục?
Joshua Wong, nhà tranh đấu trẻ của Hồng Kông, năm nay đã bước sang tuổi 19, nói với Time rằng “Luật pháp không còn, Hồng Kông không còn là Hồng Kông nữa”. Hãy thử cùng tôi thay đổi chút trật tự chữ nghĩa trong câu nói trên: Hồng Kông đổi bằng Việt Nam. Bạn đã nhận ra điều gì chưa?
Nhạc sĩ Tuấn Khanh, viết từ Sài Gòn
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.
---
Tham khảo:
http://vtv.vn/van-de-hom-nay/tien-boi-thuong-oan-sai-trong-nam-2015-len-...
http://news.zing.vn/Cong-an-danh-chet-nghi-can-trom-bo-lanh-an-18-thang-...
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=237919339872775&set=a.1054796797...

Bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà” nên dùng bản dịch nào?

 Theo daikynguyen.vn-15/01/2016 @ 11:47 
nam quốc sơn hà
Tranh minh họa Lý Thường Kiệt - vị anh dân tộc , người có nhiều đóng góp cho sự bền vững của nước Đại Việt (Ảnh: baodatviet.vn)
Bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà” (Sông núi nước Nam) với những câu thơ quen thuộc, nay đã được in trong SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 với những bản dịch khác, khiến nhiều người cảm thấy “ngỡ ngàng”.
Chỉ 28 chữ, với những lời thơ hào hùng và chí khí, bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà” của Lý Thường Kiệt được ví như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam, khẳng định chủ quyền lãnh thổ bất khả xâm phạm và nêu cao tinh thần không bao giờ khuất phục trước giặc ngoại xâm của dân tộc.
Bản dịch quen thuộc của nhà sử học Trần Trọng Kim:
Nguyên bản chữ Hán
南國山河
南 國 山 河 南 帝 居
截 然 分 定 在 天 書
如 何 逆 虜 來 侵 犯
汝 等 行 看 取 敗 虛
Bản phiên âm Hán-Việt:
Nam quốc sơn hà
Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên phân định tại Thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Bản dịch thơ:
Sông núi nước Nam
Sông núi nước Nam, vua Nam ở,
Rành rành định phận tại sách Trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.
Nhiều người dân Việt Nam từ xưa tới nay đã quen với bản dịch cũ này thì nay ở sách Ngữ văn lớp 7, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành lại 3 bản dịch như sau:
Bản dịch của của Lê Thước – Nam Trân có từ năm 1977, là năm ra đời của cuốn Thơ văn Lý Trần.
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng mày nhất định phải tan vỡ.
tranh-cai-ve-ban-dich-moi-bai-tho-nam-quoc-son-ha
Bản dịch thơ bài Nam Quốc Sơn Hà của Lê Thước – Nam Trân trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7, Tập 1. (Ảnh: vnexpress.net)
Ngoài ra còn 2 bản dịch khác được đăng kèm để học sinh tham khảo là:
Bản dịch trên nguyên bản bức sơn mài ở Viện Bảo tàng Lịch sử:
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Sách trời phân định đã rạch ròi
Cớ sao giặc cướp xâm phạm tớiChúng bay thất bại hãy chờ coi.
Bản dịch của nhà thơ, dịch giả Ngô Linh Ngọc:
Đất nước Đại Nam, Nam đế ngự
Sách trời định phận rõ non sông
Cớ sao nghịch tặc sang xâm phạm?Bay hãy chờ coi, chuốc bại vong.
Việc thay đổi này không những gây nhiều bàn tán trong dư luận mà cũng được các đại biểu quốc hội đưa ra ý kiến chất vấn tới Bộ trưởng Bộ Giáo dục Phạm Vũ Luận vào tháng 11/2015.
Nhiều người cho rằng bản dịch của nhà sử học Trần Trọng Kim đã đi sâu vào lòng của người dân Việt Nam từ xưa tới nay, đọc nghe hào hùng và vần điệu hơn, còn các bản dịch khác khó đọc, câu chữ “ngang ngang” và không hay bằng bản dịch cũ. Cũng có người ý kiến rằng, vì là tiếng Hán dịch ra nên dịch theo cách nào cũng được.
Từ Ân tổng hợp

Dự thảo Luật tiếp cận thông tin: Cần chỉ rõ thông tin nào “đóng dấu mật”

Theo Daikynguyenvn - 16/01/2016 @ 08:25 
van ban mat tiep can thong tin
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn sinh Hùng đề nghị nghiên cứu thông tin những loại nào là mật, loại nào không mật đề đưa vào ngay trong Luật tiếp cận thông tin. (Ảnh minh họa internet)
“Nếu không quy định cụ thể, thì các ông tỉnh, huyện, xã cứ đóng cái dấu mật vào là xong, người dân không thể tiếp cận được, như vậy thì luật này không có ý nghĩa”.
Đây là ý kiến của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 14/1 về dự án Luật tiếp cận thông tin tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 14/1, theo báo Tuổi Trẻ đưa tin.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết: “Nếu thông tin mật không được xác định đúng, không được giải mật kịp thời sẽ làm hạn chế quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Hiện nay, về tài liệu mật ở nước ta được quy định tại Pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước năm 2000 và tại một số pháp lệnh, nghị định có hạn chế quyền tiếp cận thông tin của công dân là không phù hợp với Hiến pháp. Bởi vì, theo quy định của Hiến pháp thì việc hạn chế quyền công dân chỉ có thể được quy định bằng luật.”
Trao đổi về dự luật, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho hay, công dân có quyền yêu cầu cung cấp tất cả các thông tin không mật và thông tin đã được giải mật. Tất nhiên, thông tin nào là mật, được bảo mật trong bao nhiêu năm, thì tới đây khi xây dựng Luật bảo vệ bí mật Nhà nước sẽ được quy định cụ thể.
Không đồng tình với quan điểm này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị phải nghiên cứu quy định ngay trong Luật tiếp cận thông tin những loại nào là mật, loại nào không mật.
Chủ tịch Quốc hội nói: “Nếu không quy định cụ thể, thì các ông tỉnh, huyện, xã cứ đóng cái dấu mật vào là xong, người dân không thể tiếp cận được, như vậy thì luật này không có ý nghĩa”.
tiep can thong tin van ban mat
Công dân có quyền tiếp cận thông tin một cách minh bạch. (Ảnh minh họa)
Theo thông tin trên báo Lao Động, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, luật này quan trọng nhất là thông tin, thông tin nào được luật cho tiếp cận, thông tin nào không cho tiếp cận thì cần phải được quy định rõ ngay trong luật này, còn việc bảo vệ thông tin lại là chuyện khác.
Chủ tịch Quốc hội cũng cho rằng, nếu luật này không giải quyết được vấn đề ông đã nêu thì luật này không có giá trị, các vấn đề khác đều không quan trọng bằng việc này, cấm cái gì cũng cần phải đưa vào luật.
Về Luật bảo vệ bí mật Nhà nước, ông Hùng cho rằng: “Luật bảo vệ bí mật nhà nước chỉ được quy định những cái nào là mật, mật ở mức độ nào, khi nào giải mật được, chứ không được quy định hạn chế quyền tiếp cận thông tin”.
Việc thiếu các quy định ràng buộc trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc công khai thông tin trong một số trường hợp là nguyên nhân dẫn đến tình trạng lợi dụng vị trí đặc quyền trong tiếp cận thông tin để trục lợi, gây nên sự bất bình đẳng, thiếu công bằng trong xã hội.
Điều 69 Hiến pháp năm 1992 ghi rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.”
Trong Hiến pháp năm 2013, theo Điều 25 của Hiến pháp quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp…”.  Quyền tiếp cận thông tin của công dân là quyền hiến định, được pháp luật ghi nhận đầy đủ và rõ ràng.
Quyền được tiếp cận thông tin thuộc nhóm quyền dân sự, chính trị, là quyền cơ bản của con người, được pháp luật các quốc gia và cộng đồng quốc tế công nhận.
Điều 19, Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 khẳng định: “Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tuỳ theo sự lựa chọn của họ”.
Cho đến nay đã có khoảng 100 nước ban hành đạo luật riêng quy định về quyền tiếp cận thông tin của công dân. Nước đầu tiên ban hành luật là Thụy Điển (năm 1766). Ở châu Á, một số nước đã ban hành luật về tiếp cận thông tin như Thái Lan (năm 1997), Hàn Quốc (năm 1996 và sửa đổi năm 2004, năm 2008), Nhật Bản (năm 2001), Ấn Độ (năm 2005), Trung Quốc (năm 2007), Indonesia (năm 2008)…
Từ Ân tổng hợp

Bình cứu hỏa Trung Quốc được mùa



Theo Daikynguyenvn -15/01/2016
binh cuu hoa trung quoc
Các bình cứu hỏa mini chủ yếu là hàng có nguồn gốc từ Trung Quốc. (Ảnh: baodatviet.vn)
Bộ công an đã ban hành Thông tư 57 quy định xe ôtô 4 chỗ trở lên phải trang bị bình cứu hỏa, hiệu lực từ ngày 6/1/2016. Các xi ve phạm sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đến 500.000 đồng.

Bình cứu hỏa Trung Quốc được mùa

Sau khi thông tư được ban hành, bình cứu hỏa Trung Quốc được bán rất chạy.
Hiện nay trên thị trường có 3 loại bình cứu hỏa thông dụng là bình cứu hỏa Faucon của Slovakia, bình cứu hỏa của Hàn Quốc và bình cứu hỏa của Trung Quốc.
Bình cứu hỏa Trung Quốc không có tem chất lượng và giá rất rẻ, loại 500ml giá 80.000 đến 100.000 đồng; bình loại 1000 ml có giá 100.000 đến 110.000 đồng.
Trong khi đó, bình cứu hỏa Faucon chất lượng và giá đắt hơn nhiều, giá 800.000 đồng cho bình 600ml, bình của Hàn Quốc có giá 500.000 đồng/bình.
Do bình cứu hỏa Trung Quốc rẻ và thấp hơn mức phạt nhiều lần, nên các tài xế đều chọn phương án mua loại bình này để tránh… bị phạt, tạo thành ‘làn sóng’ mua bình cứu hỏa Trung Quốc, các chủ cửa hàng được mùa thi nhau ‘hét giá’. Thời điểm đắt hàng nhất, người bán nâng giá bình cứu hỏa Trung Quốc tăng lên 200.000 đến 300.00 đồng/bình, nay đã xuống giá lại như cũ.
Một chủ cửa hàng cho phóng viên Báo Đất Việt biết: “Bình cứu hỏa như hôm nay (ngày 9/1) là còn rẻ đấy. Loại bình 0,5 kg là 180.000 đồng, loại 1 kg là 200.000 đồng, loại 2kg thì trên 300.000 đồng. Ngày hôm qua giá còn tăng chóng mặt lên mức 250.000 đồng đến 280.000 đồng/bình mà không có để bán cơ”.

Bình chữa cháy lắp trên ô tô: Coi chừng hàng nhập nhằng xuất xứ - Ảnh 1
Trên thị trường hiện nay bày bán rất nhiều các loại bình cứu hỏa có xuất xứ khác nhau. (Ảnh: vnexpress.net)

Nhiều ý kiến, cho rằng Thông tư 57 của Bộ công an đã vô tình giúp những ai kinh doanh bình cứu hỏa Trung Quốc được mùa bởi hàng ‘đắt như tôm tươi’.
Hôm 12/1, trong buổi lễ ra mắt xe mới tại Hà Nội, Tổng giám đốc Toyota Việt Nam, ông Yoshihisa Maruta đã trả lời báo chí rằng: “Trên cả thế giới, tôi chỉ thấy bắt buộc trang bị bình cứu hoả trong xe ôtô là một quy định đặc thù của Việt Nam”.

Lo ngại bình cứu hỏa phát nổ

Trên các vỏ bình cứu hỏa đều ghi nhiệt độ an toàn từ âm 40 độ C đến 50 độ C, nếu ở nhiệt độ ngoài ngưỡng an toàn thì có nguy cơ gây nổ.
Những lúc trời nóng, nếu trong xe không bật máy lạnh thì nhiệt độ có thể lên đến hơn 60 độ C, và theo lý thuyết thì bình cứu hỏa có khả năng phát nổ.
Trước đó, vào 31/7/2014, đã xảy ra vụ nổ bình cứu hỏa, phá nát nội thất xe BMW tại đường Hoàng Ngân, phường Trung Hoà, Cầu Giấy (Hà Nội). Bình cứu hỏa được chủ nhân xe là anh Lê Hồng D (trú tại huyện Gia Lâm) mua tại siêu thị BigC được ít ngày, có xuất xứ từ Trung Quốc. Lúc xảy ra vụ nổ, may mắn không có người ở trong xe.
Ngọn Hải Đăng

Du khách nước ngoài nhảy từ lầu 2 sân bay

Theo Daikynguyenvn -15/01/2016 @ 16:34 
sân bay tân sơn nhất
Khu vực khách nhảy xuống (Ảnh: nld.vn.com)

Đang ở trên lầu 2 ga đi quốc tế của sân bay Tân Sơn Nhất, du khách người Úc bất ngờ nhảy xuống tầng trệt.
Sáng nay, ngày 15/1, một nam du khách nước ngoài đang cùng dòng người lên lầu 2 nhà ga quốc tế ở sân bay Tân Sơn Nhất chờ làm thủ tục lên máy bay, đột nhiên người này ném balo xuống dưới tầng trệt rồi leo qua lan can nhảy xuống, rơi trúng bồn hoa phía dưới và nằm bất tỉnh.
Sự việc xảy ra quá nhanh nên không ai kịp can thiệp. Ngay sau đó, nam du khách đã được đưa tới Bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu.
nguoi-dan-ong-nuoc-ngoai-nhay-tu-lau-2-san-bay-tan-son-nhat-1
Bồn hoa nơi du khách rơi xuống. (Ảnh: vnexpress.net)

Được biết, du khách trên tên là Choat Anthony Paul, 38 tuổi, quốc tịch Australia.
Báo Người Lao Động đưa tin, theo thông tin ban đầu của cơ quan điều tra, sau khi được cấp cứu tại bệnh viện, sức khoẻ ông Choat Anthony Paul đã hồi phục và cho biết nguyên nhân ông nhảy lầu là vì buồn việc gia đình.
Sự việc đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra.
Bạch Liên tổng hợp

Việt Nam có tên trong 5 quốc gia thải rác ra đại dương

Tạp chí Quartz.com dẫn phúc trình được công bố trong tuần cho biết, rác rưởi tràn ngập các đại dương.
Rác bao gồm vỏ bao nylon, các mảnh vụn của con người ném ra từ các chiếc tàu, bị chìm xuống các vùng nước xoáy, và thường được các sinh vật biển nuốt vào bụng. Theo tài liệu nghiên cứu của Công ty McKinsey, tổ chức nghiên cứu môi sinh và Ocean Conservancy, một tổ chức vô vụ lợi, khoảng 60% các loại bao nhựa xuất hiện trên mặt biển toàn cầu xuất phát từ 5 quốc gia là Hoa Lục, Philippines, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam. Phần lớn các loại rác rưởi này được ném vào lòng biển cả khắp thế giới, không từ các du thuyền hay tàu đánh cá, mà từ đất liền.
Không có quốc gia nào trong 5 quốc gia nói trên nhận thức được sự cần thiết làm giảm tình trạng ô nhiễm bằng một hệ thống tái chế thông thường. Họ có những người chuyên thu nhặt, tìm kiếm trong đống rác chất cao như núi những chất hữu dụng có thể bán lấy tiền. Những người này được coi là những anh hùng không hề được ca ngợi, trong lĩnh vực bảo vệ môi sinh tại Á châu, lẽ ra cần được trợ giúp để làm công việc cần thiết đó.
Tính ra, chỉ có khoảng 20% bao nhựa bị vất ra là có giá trị đối với người nhặt rác. Bao nylong vì thế không được thu nhặt. Các tác giả của phúc trình trên đề nghị chi 5 tỉ Mỹ Kim hàng năm cho kế hoạch thu nhặt rác thải trong vòng 10 năm tới, như là một sách lược đầy ý nghĩa để cải thiện môi sinh.
01/15/2016 - 17:27
Song Châu / SBTN

Việt Nam yêu cầu chỉnh sửa bản đồ hàng không có chữ Tam Sa

Hôm 15 tháng 1, theo thông báo của Bộ Ngoại giao CSVN, trang mạng chính thức của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) đã đăng bản đồ hàng không về Vùng thông báo bay Tam Á, trong đó có ghi dòng chữ tiếng Trung là "thành phố Tam Sa – Trung Quốc", và có biểu tượng phi trường trên bãi đá Chữ Thập với dòng chữ tiếng Anh là "Phi trường Vĩnh Thử - Tam Sa".
Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Lại Xuân Thanh chỉ rõ khu vực máy bay Trung Quốc hoạt động trong FIR Hồ Chí Minh, bất chấp các quy định và nguyên tắc của hàng không quốc tế. (Ảnh: Người Lao Động)
Tiếp tục chuỗi các hành động phản đối việc xâm phạm Vùng thông báo bay (FIR) Sài Gòn của máy bay Trung Cộng, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao CSVN - ông Lê Hải Bình đã đưa ra lời yêu cầu Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) thay thế chữ “Tam Sa” trên bản đồ của FIR Tam Á.
Ông Lê Hải Bình nhấn mạnh, Việt Nam đã nhiều lần lên án Trung Cộng thiết lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”, làm thay đổi hiện trạng tại 2 quần đảo đang tranh chấp và xem các hành động này của Trung Cộng đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và các quyền hợp pháp khác của Việt Nam ở Biển Đông.
Phát ngôn nhân Bộ ngoại giao Việt Nam cho biết: “Các cơ quan chức năng của Việt Nam đã có công thư gửi ICAO khẳng định rõ chủ quyền của Việt Nam, lưu ý việc Trung Quốc mở đường bay ra đá Chữ Thập đã vi phạm các quy định của ICAO về an toàn hàng không”.
Trong cùng ngày, Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam tiếp tục khẳng định không nhận được bất cứ thông báo nào của phía Trung Cộng khi nước này cho máy bay bay thử nghiệm tới Đá Chữ Thập, thuộc Trường Sa của Việt Nam từ 28/12/2015 đến nay; hoạt động của máy bay Trung Cộng vừa qua đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam và vi phạm các qui định, qui tắc an toàn bay theo Công ước Chicago về hàng không dân dụng quốc tế năm 1944 và các Phụ ước có liên quan.
Lời khẳng định này của Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam nhằm đáp trả lại lời tuyên bố trong ngày 14/1/2016 của phát ngôn nhân Hồng Lỗi của Bộ Ngoại giao Trung Cộng rằng Trung tâm bay hiệu chuẩn của Trung Cộng đã thông báo cho FIR Sài Gòn về kế hoạch bay, đường bay và các thông tin kỹ thuật khác liên quan đến hoạt động của máy bay nước này.
Theo Thông tấn xã Việt Nam, ngày 7 tháng Giêng, Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên Hợp quốc đã có công hàm gửi Tổng Thư ký Liên Hợp quốc đề nghị cho lưu hành 2 công hàm Bộ Ngoại giao CSVN đã trao cho phía Trung Cộng ngày 2 và ngày 7 tháng Giêng phản đối hoạt động bay của Trung Cộng ra đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa, khẳng định rõ hoạt động này vi phạm chủ quyền của Việt Nam, đe dọa hòa bình, ổn định cũng như an toàn, an ninh hàng không trong khu vực Biển Đông.
Cũng theo Thông tấn xã Việt Nam, Liên Hợp Quốc hôm 14 tháng Giêng đã cho lưu hành hai công hàm này như tài liệu chính thức của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 70.
01/15/2016 - 15:32
Thanh Lan / SBTN

Đại Hội XII - đại hội của… tâm linh

Cụm từ “đại hội của niềm tin” mà báo giới đảng biệt đãi đại hội 12 của đảng cầm quyền đã hoàn toàn bị xao lãng bởi thế giới tâm linh.

Điện Tam Thế - Chùa Bái Đính ở Gia Viễn, Ninh Bình
Quả thực, lịch sử đảng cộng sản từ trước đến nay chưa bao giờ được chứng kiến một mùa đại hội nào nhiều đồn đãi tử vi và bói toán như hiện thời.
Vào đầu tháng năm mới 2016, xuất hiện một bài viết có tựa đề "Tứ trụ" tương lai của Việt Nam” của tác giả ký tên mới cáo Phạm Văn Viêm. Bài viết này, sau khi phân tích tình hình biến động nhân sự và đấu đá phe phái trong Bộ chính trị Việt Nam, đã dẫn đến một cái kết bất ngờ:  
Hồi 2011, cũng trong bối cảnh tương tự bây giờ, có nhờ người bạn (Người này học “Thiếu sinh quân” bên Trung Quốc, giỏi tiếng Tàu hơn tiếng Việt, chủ yếu sống ở Hồng Kông) đoán xem ai là TBT Đảng CS nhiệm kỳ 2011-2016. Thầy bảo:” Đoàn khách Chính phủ VN vừa sang Ấn Độ về. Rất nhiều người đi vòng vòng xung quanh cây bồ đề, nơi xưa kia Phật Thích ca giác ngộ, nhưng duy nhất một chiếc lá bay xuống đầu bác Cả Trọng”.
Hôm mồng một tết vừa rồi gọi điện cho thầy, hỏi câu tương tự. Thầy phán:
- Xem trong “Tứ trụ” hiện tại ai là người giống …Lê Nin nhất!
Bài viết trên xuất hiện khoảng 2 tuần sau khi Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng bất ngờ đi Trung cộng, viếng lăng Mao Trạch Đông và được Tập Cận Bình đón tiếp khá long trọng. Ngay sau đó đã dậy lên dư luận và tin đồn về việc ông Nguyễn Sinh Hùng đã được Trung cộng “chấm” làm tổng bí thư.
Nếu so lại nhân dạng của những khuôn mặt trong “tứ trụ” hiện thời, ông Hùng quả có vầng trán giống Lê Nin nhất. Đó cũng là lý do tại sao có dư luận đặt cho ông biệt hiệu “Hùng hói”.
Đến gần trung tuần tháng Giêng năm 2016, đạo diễn phim Đỗ Minh Tuấn - một trong số ít nghệ sĩ quan tâm đến chính trị và gần đây được coi là “fan” của Thủ tướng Dũng, đã viết bài “Kế "Đà đao" và "vườn không nhà trống" của Thủ tướng Dũng”:
Cách đây mấy tháng, khi thấy có tín hiệu TT Nguyễn Tấn Dũng bị cánh thân Tàu vây, có một thầy Tử vi thuộc loại cao thủ bậc nhất ở VN có điện cho tôi nói:” Tôi xem TV và xem tướng cho ông Dũng rồi, ông ấy thuộc loại Chân mệnh đế vương, không ai đánh được ông Dũng đâu, càng đánh ông ấy càng lên. Cậu nói với mấy ông lớn đừng để họ đánh nhau, không đánh được đâu, mà tan nát hết!”. 
Một đại hội của tâm linh, nơi hội tụ những niềm mê tín của các lãnh tụ!
Điều đó càng khiến người dân nhớ lại về một ngôi chùa có tên là Bái Đính ở tỉnh Ninh Bình. Nơi này, nghe nói rộng đến hàng trăm mẫu đất và được xây dựng hết sức uy nghi từ tiền của một số đại gia và chính khách, nhưng lại không hề có sư trụ trì. Nhiều dịp trong năm, giới lãnh đạo trung ương và địa phương tấp nập kéo nhau đến Bái Đính để bái tạ ân đức trời đất, cùng cầu nguyện cho đường công danh tài lộc thăng hoa, tránh bớt tai nguy đao thương hoặc tên bay đạn lạc…
Cứ theo lời phán của những thầy bói và thầy tử vi loại một ở Việt Nam, hãy chờ xem số phận hai ông Nguyễn Sinh Hùng và Nguyễn Tấn Dũng sẽ được “chứng quả” ra sao sau đại hội 12.
01/15/2016 - 16:58
Lê Dung / SBTN