Báo chí trong nước dẫn lời các học sinh trong nước cho biết, các phóng viên của VTC đã “gọi một bình shisha lên bảo đó là ‘đạo cụ’ để bọn em hút và quay”.
VOA-05.04.2015
Một phóng sự về việc các học sinh mặc đồng phục ở Hà Nội hút shisha gây ra nhiều phản ứng của dư luận tới mức chính quyền phải vào cuộc và một đài truyền hình phải lên tiếng xin lỗi.
Ban biên tập Đài truyền hình kỹ thuật số VTC14 hôm 4/4 đã gửi lời xin lỗi tới các học sinh cũng như gia đình các em “về những tác động không mong muốn”, sau khi các em tham gia một phóng sự có tên gọi “Khi áo trắng học sinh chìm trong khói trắng shisha”.
Đài này cũng thông báo “tạm đình chỉ sản xuất của cả nhóm tác nghiệp chương trình nói trên để xem xét xử lý theo quy định”.
Trước đó, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã yêu cầu hai trường trung học có học sinh xuất hiện trong phóng sự “làm rõ vụ việc”, và cho biết “sẽ báo cáo sự việc” lên chính quyền TP Hà Nội".
Báo chí trong nước dẫn lời các học sinh trong nước cho biết, các phóng viên của VTC đã “nói nội dung trước cho bọn em, đưa ra những câu hỏi và gợi ý trả lời liên quan đến hút shisha” và “gọi một bình shisha lên bảo đó là ‘đạo cụ’ để bọn em hút và quay”.
Sau khi phóng sự lên sóng, nhiều tờ báo đã đặt những cái tít như: “Học sinh Hà Nội hút shisha”: Thật hay dàn dựng?” hay “Vụ phóng sự học sinh hút shisha: Có dấu hiệu vi phạm luật báo chí”.
Trong lời xin lỗi, VTC14 nói: “Khi áo trắng học trò chìm trong khói trắng shisha” không phải là một phóng sự điều tra ghi lại hình ảnh bắt gặp các học sinh đang hút shisha một cách tự nhiên, không phải là một phóng sự dàn dựng để nói về một cá nhân cụ thể hay đề cập về một vấn đề có tính chất tệ nạn".
Đài truyền hình này nói thêm: "Đây chỉ là một chương trình mang tính chất cảnh báo, có sự tham gia cộng tác và trả lời của các học sinh khi biết được thông tin về chương trình”.
Truyền thông trong nước thời gian qua đăng tải nhiều bài viết về tình trạng học sinh đổ xô đi hút shisha, mà nhiều người gọi là “thuốc lào Ảrập”, gây quan ngại trong các bậc phụ huynh. Shisha hiện không phải là mặt hàng bị cấm ở Việt Nam.
Theo Tuổi Trẻ, Dân Trí
Sunday, April 5, 2015
Cây cong hay người cong?
Thủ đô Hà Nội vốn nổi tiếng vì nét đẹp cổ kính với những ngõ phố rợp cây xanh bóng mát, trong số này có nhiều loại cây được xem là ‘di sản’ lâu đời.
Cao Huy Huân
Theo VOA-03.04.2015
Tuần trước tôi có dịp công tác ở Hà Nội. Trên đường về khách sạn, anh tài xế nghe giọng miền Nam liền huyên thuyên kể chuyện miền Nam - miền Bắc. Nào là chuyện mấy anh chàng (“con ông cháu cha” hay “con cha cháu ông” gì đấy) chạy tay ga SH không chịu đội mũ bảo hiểm. Đã vậy “ngựa non” thích đua xe lại còn “háu đá”, ngay cả khi gặp cảnh sát giao thông cũng quyết “ăn thua đủ” mới thôi. Rồi đến chuyện người dân Hà Nội thích chạy “lấn len” nên hễ tí là kẹt xe, tắc đường khiến ai cũng lắc đầu ngao ngán. “Trong Sài Gòn có vậy không anh?” – Anh tài xế hỏi tôi.
“Cũng có, nhưng ít hơn. Sài Gòn rộng hơn phố cổ, nhưng cảnh sát gay gắt và “nghiêm” lắm. Người dân đi đường sơ ý quên bật đèn xi-nhan là bị thổi vào ngay, huống chi là tội lấn đường, không đội mũ bảo hiểm, hay đua xe. Phạt nặng đấy!” – tôi đáp mà lòng có chút tự hào, nhưng cũng có chút cay cay. Anh tài xế tỏ vẻ đồng cảm và thích thú, có lẽ vì tôi đã tạm dừng câu chuyện ở chỗ cảnh sát Sài Gòn không chừa lỗi nào, thay vì nhắc nhở thì thẳng tay thổi còi, chứ chưa bàn đến chuyện thiên hạ tranh cãi cảnh sát thích “canh me, núp lùm” để thừa cơ dân sơ ý mà làm luật hay ăn mãi lộ. (Tôi nhắc lại là tôi dùng từ “mãi lộ” chứ không nói “hối lộ”, vì một vị cảnh sát giao thông cấp lớn mới đây phát ngôn trên báo chí rằng “anh em cảnh sát” nhận vài ba chục ngàn thì sao gọi là tội hối lộ”?! Nên nói mãi lộ, chắc có lẽ khi nhận tiền các anh sẽ thấy an tâm hơn?!).
Thấy đất Sài Gòn luật pháp nghiêm, anh tài xế taxi thở dài: “Phải chi Hà Nội được như trong ấy thì đỡ quá. Bớt tắc đường, đỡ kẹt xe, lại an toàn, không có đua xe”. Tôi cười trừ chứ không muốn bình luận thêm. Chưa dứt hơi thở dài, anh tài xế nói tiếp: “Anh ở trong Nam chắc có nghe báo chí nhắc vụ chặt cây đúng không? Đấy, anh xem, cả con đường cây bị chặt sạch. Không hiểu sao mà chúng nó chặt nhanh lắm, trong một buổi sáng mà không còn cây nào.” Anh chỉ tôi xem hai bên đường Nguyễn Chí Thanh – nơi tầm 8 giờ sáng đã vàng màu nắng. Chẳng ai ngờ cách đây vài hôm, con đường còn xanh mát một màu của những hàng cây vài chục năm tuổi.
Tôi hỏi lại: “Một buổi sáng mà sạch sẽ dữ vậy hả anh?” “Vâng, không chỉ một bên mà là hai bên. Người ta chặt xong, trồng lại hai hàng cây khẳng khiu thế kia. Chặt nhanh, trồng cũng nhanh lắm anh ạ. Chẳng biết bao giờ mới khôi phục lại con đường”, anh tài xế lắc đầu ngao ngán.
“Thế người ta trồng cây gì thế? Và người ta có bảo khi nào bóng mát phủ lại không?” Tôi hỏi tới. “Mấy ổng bảo là cây Vàng tâm. Nhưng thằng lái taxi như em còn biết đó là cây Mỡ. Vàng tâm có mà…” – anh tài xế bức xúc. Tôi bật cười chua xót. Hay cho một buổi sáng thi công tấp nập không ngại kẹt xe để hạ gấp hàng cây cả một tuyến đường lớn như Nguyễn Chí Thanh. Hay cho việc chặt nhanh, rồi vội lấp nhanh những hàng cây nghe tên nhân văn đến lạ - “Vàng tâm”.
Tôi chợt ngẫm nghĩ hai điều mà lòng “cười ra nước mắt”. Một là, phải chi chuyện thi công đường chống ngập, giải quyết nạn kẹt xe hay tệ nạn xã hội cũng được ngành chức trách làm trong tâm thế “đánh nhanh thắng nhanh”, hết lòng và hết sức như chuyện chặt cây, có lẽ dân gặp phúc biết bao. Hai là, từ nay không được nhắc đến chữ “Mỡ” mà phải luôn nhớ đó là “Vàng tâm”. Như kiểu “tôi bị vàng tâm trong máu”, chứ đừng nói “tôi bị mỡ trong máu” – phạm úy thì không nên. Hai hàng cây đó, dù sao cũng là “vàng tâm” của những người làm chức trách.
Thấy tôi không nói gì thêm, anh tài xế hỏi ậm ừ cho qua chuyện “trong Nam có chặt cây không anh? Em cũng nghe bảo là có, nhưng chắc là có tính toán, ngâm cứu chứ không như ngoài này nhở?” Tôi hỏi “ngâm cứu là sao anh?” “Là chặt phải có kế hoạch, có lí do rõ ràng, chứ không phải tự dưng vác cưa ra cưa ầm ầm như ngoài Hà Nội” – Anh tài xế bức xúc. Tôi thở dài nhè nhẹ “Ừ, họ có ngâm cứu và cũng có tuyên bố lý do. Nhưng nhìn chung cứ cây nào cong, họ lo cho an toàn của dân, là họ chặt. Cây ngay thì không sợ chết đứng, còn cây cong thì phải hạ trước khi nó chết anh ơi”.
Anh tài xế có vẻ không hiểu lời tôi nói. Nhưng nghe từ khóa “lo cho an toàn của dân nên họ chặt” là anh ấy gật đầu “đúng rồi, cây nào cong và có nguy cơ đổ, gãy thì chặt đi là phải. Sài Gòn hay phết nhở”. Tôi cười. Sài Gòn là nơi tôi lớn lên, và những hàng cây xanh là một trong những ký ức đẹp nhất trong những ngày rong ruổi giữa đất trời đầy nắng, khói bụi, ngập úng, kẹt xe, cướp giật và ô nhiễm. Ngày xưa nhiều lần tôi thấy mấy bác công nhân đô thị cẩn thận cưa từng cành cây nhỏ, hay chặt bớt nhánh cây sắp đổ xuống đường. Lâu lâu các bác lại cẩn thận dọn dẹp đường phố, vừa giúp cây đẹp hơn và con người cũng an toàn hơn. Mấy chục năm chưa bao giờ có ai nỡ chặt một cái cây ven đường, vì tiếc, và vì sợ sẽ thiếu đi một điều gì không quy ra của cải được. Cây cũng đáp lại, dường như chẳng có vụ nào cây giết chết người bởi Sài Gòn – đất lành, chim đậu, thời tiết và khí hậu cũng ôn hòa.
Nhưng rồi một vài năm nay, “các bác” tự dưng muốn đô thị hóa theo kiểu bê-tông hóa. Ở Tây, người ta không có khái niệm “cây cong” như ở mình – cây cong là chặt. “Người cong” thì phương Tây mới “đốn hạ” mà thôi. Tôi chẳng màng kể thêm về Sài Gòn, về những hàng cây cứ thưa dần thay cho cầu vượt, cầu qua sông hay sẽ là những công trình hiện đại hóa nào đấy nữa. Ít nhất là giữ niềm tin Sài Gòn rồi sẽ tốt hơn trong lòng người Hà Nội. Nhưng câu chuyện của một Facebooker chợt ùa về, cách đây một vài tuần tôi vô tình đọc được, lại khiến tôi suy ngẫm về chuyện chặt cây “có lý do” ở đất Sài Gòn. Tôi xin mượn lời của vị này để nói về cái lí “cong-thẳng”, không phải chỉ là chuyện “chặt cây”.
“Sài Gòn, Hà Nội và sắp tới theo kế hoạch sẽ là Huế, hàng ngàn cây xanh tiếp tục ngã xuống vỉa hè, nơi mà người dân qua qua lại lại, gắn bó đến mức thân thuộc lạ kỳ. Chủ trương của các đơn vị là 'cây cong, cây nghiêng, cây rễ lồi, rễ lõm nên phải chặt.' Các vị lãnh đạo cho rằng phải chấn chỉnh sự lộn xộn của các đô thị đang bước ngày càng sâu vào quá trình công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế.
Nhưng lòng người chẳng thể nào yên. Sự lộn xộn của Sài Gòn, Hà Nội hiện tại chưa bao giờ, và sẽ không bao giờ được định nghĩa bằng những hàng cây chịu nắng chịu mưa hàng trăm năm tuổi.
Nạn giật đồ, cướp ngày, ăn xin, trấn lột, 'chém giá' du lịch, xả rác vô thưởng vô phạt, kẹt xe, ngập nước, khói bụi, ô nhiễm tiếng ồn... mới là những thứ, lẽ ra, phải được nhìn nhận, giải quyết một cách nghiêm khắc bằng đôi bàn tay và khối óc theo kiểu Lý Quang Diệu ở Singapore. Đó mới là yếu tố hàng đầu của cái mà người ta khái niệm là đô thị sạch, đô thị văn minh.
Khách phương xa đến Sài Gòn, Hà Nội vẫn gật gù vì 'thành phố nhà mày xanh thế, chẳng bù với Bangkok (Thái Lan) nước tao, như một khối bê-tông.'
Tôi từng đọc đâu đó câu chuyện 'Nhường nhịn thiên nhiên' của một vị kiến trúc sư kể về việc quy hoạch công trình đô thị. Vị này nhấn mạnh khi xây cái nhà, con đường, hay cây cầu mà đụng cây xanh thì người vẽ công trình phải tìm mọi cách để 'né' chứ không phải 'chặt' theo kiểu 'đường ta ta cứ đi.'
Nói về cái lẽ cây cong, cây thấp. Chắc các vị lãnh đạo đã có dịp sang Nhật, Đức để tham khảo tình hình. Các con đường nội thành Levekusen hay Kyoto, thậm chí là Tokyo hay Mie đều không thiếu cây xanh trăm tuổi. Cây không quá cao, cũng chẳng phải thẳng. Nhiều tuyến đường ngoại ô cong cong vẹo vẹo chỉ vì né những khu rừng xanh mượt là mà khách du hành ai cũng muốn dừng chân ven đường nghỉ chân trên những tuyến đường dài.
Cái thuyết 'chặt hàng loạt cây để thay mới vì cây cong, cây vẹo lẽ ra phải được cân nhắc thật kỹ, chứ không phải để chuyện đã rồi.' Phải chăng chúng ta đang hướng đến những cây thẳng - trụ bê-tông cốt thép, trụ điện hay các trụ ăng-ten cao ngất cho giống đô thị, cho có chất phồn hoa?
Chặt cây vô thưởng vô phạt như vậy, có phải tại cây cong, hay chính vì là lòng người chưa được thẳng?”
* Blog của Cao Huy Huân là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Nhân quyền ở thời điểm quyết định
Đại sứ Mỹ tại Hà Nội Ted Osius
Bùi Tín
Theo VOA-02.04.2015
Cuộc hội thảo tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế CSIS ở thủ đô Washington ngày 24/3/2015 rất bổ ích cho những ai muốn biết mối quan hệ Việt- Mỹ đang ở trong tình thế cụ thể như thế nào. Đâu là nút thắt? Làm thế nào để mở ra?
Có mặt tại cuộc họp, trên ghế chủ tọa có nhà nghiên cứu Murray Hiebert, từng là phóng viên kỳ cựu của tuần báo Far Eastern Economic Review, rất am hiểu Đông Nam Á, Việt Nam, nay là Phó Giám đốc CSIS; bên phải ông là Đại sứ Mỹ tại Hà Nội Ted Osius, bên trái là Đại sứ Việt Nam ở Washington Phạm Quang Vinh.
Tham dự cuộc hội thảo để đặt câu hỏi, có Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ, học giả tại Đại học George Washington, Hoa Kỳ, và Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng thuộc Đại học George Mason, Hoa Kỳ.
Qua cuộc hội thảo, có thể rút ra những kết luận như sau:
Trong quan hệ Mỹ - Việt hiện nay có khá nhiều vấn đề: vấn đề nhân quyền, quan hệ kinh tế - thương mại 2 chiều, tăng vốn đầu tư FDI và viện trợ ODA từ Hoa Kỳ; mở rộng quan hệ Việt - Mỹ trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, chống khủng bố, việc bán vũ khí sát thương của Hoa Kỳ cho Việt Nam; vấn đề cho nước ngoài sử dụng cảng Cam Ranh; việc đào tạo cán bộ cho Việt Nam; việc gia nhập khối kinh tế xuyên Thái Bình Dương TPP; vấn đề quyền người lao động, quyền công đoàn, lập hội.
Các vấn đề trên đều quan trọng, đều cần được đặt ra để trao đổi, đàm phán, nhưng quan trọng hơn cả, «căng thẳng hơn cả, khó khăn hơn cả cho cả hai bên là vấn đề nhân quyền». Đây là vấn đề phía Việt Nam cần nhận rõ để có thể thu hẹp những bất đồng, «cần qua nhiều thử thách», «có nhiều việc phải làm», « cần có những tiến bộ đáng kể, có thể đo lường được ». Đại sứ Ted Osius nói rõ: «Chúng ta không đồng ý nhau về mọi thứ», chỉ thẳng ra chuyện Việt Nam trả tự do cho tù chính trị là theo kiểu «cửa quay vòng», nghĩa là có người cho ra tù thì lại có ngay người khác vào tù, như kiểu cửa quay ở các khách sạn. Ông nhắc lại sự kiện trong năm 2014 Việt Nam đã khởi tố 29 người bất đồng chính kiến.
Về tôn trọng nhân quyền, đại sứ Ted Osius nêu cụ thể 3 vấn đề phía Việt Nam cần quan tâm giải quyết. Một là phải sửa đổi những đạo luật không phù hợp với những văn kiện quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam đã cam kết tôn trọng. Ai nấy đều biết, trước hết đó là các điều 79, 88 và 258 trong bộ Luật hình sự, rất mơ hồ, tùy tiện về các tội «hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân», «tuyên truyền chống Nhà nước xã hội chủ nghĩa», «lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước». Nhiều nhà luật học, nhiều luật sư trong bộ máy tư pháp của Việt Nam, một số đại biểu Quốc hội cũng phải công khai thừa nhận rằng các điều này cần được tu chính lại cho rõ ràng, chặt chẽ, khắc phục những cách diễn giải tùy tiện, trái với Hiến pháp, trái với các văn kiện quốc tế. Hai là nền tư pháp Việt Nam cần tỏ rõ vai trò độc lập, nghĩa là chỉ xử theo luật pháp mà không chịu một ảnh hưởng nào khác; đây là điều rất khó khăn vì Bộ Chính trị Đảng CS Việt Nam vẫn quyết định về các mức án chính trị. Cần có một cuộc thay đổi rõ rệt về thể chế chính trị và tư pháp, theo một chế độ pháp trị công minh. Ba là cần thể hiện rõ việc tôn trọng các quyền tự do của công dân, trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do công đoàn, tự do lập hội. Về mặt này cũng còn rất nhiều điều bất cập.
Đại sứ Ted Osius cho biết sắp đến sẽ có cuộc đối thoại Mỹ - Việt về nhân quyền lần thứ 19 ở Hà Nội. Hai bên sẽ đi vào cụ thể từng vấn đề để đánh giá. Cần có cố gắng lớn vì hiện nay «vấn đề nhân quyền là vấn đề khó khăn nhất giữa 2 bên», còn có nhiều việc cụ thể cần phải làm để «có thể đánh giá được».
Trả lời phỏng vấn của đài VOA mới đây sau khi đi Việt Nam về, ông Tom Malinowski, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ đặc trách về dân chủ, nhân quyền và lao động, đã khẳng định: «Phía Việt Nam không thể lấy điểm về tôn trọng nhân quyền ở việc thả vài tù nhân bất đồng chính kiến. Việc quan trọng là sửa đổi những luật lệ về tôn trọng nhân quyền; nhất thiết phải có những tiến bộ rõ rệt về mặt này». Không có gì rõ ràng hơn, dứt khoát hơn.
Trong giới cầm quyền ở Hà Nội có luồng suy nghĩ rằng «họ cần ta hơn ta cần họ», rằng Hoa Kỳ có quan điểm thực dụng, quan tâm đến những lợi ích vật chất cụ thể hơn là những giá trị tinh thần, trong đó có quyền con người. Bộ Chính trị vẫn nghĩ rằng mình đã có Đảng CS Trung Quốc chống lưng thì không cần gì nhượng bộ về nhân quyền. Đây là tư duy cốt lõi đi ngược hoàn toàn lợi ích của toàn dân, toàn quân, đi ngược lại xu thế hội nhập quốc tế, hội nhập thời đại mới, làm cho đảng đối lập với nhân dân, đối lập với toàn xã hội.
Lúc này hơn lúc nào hết, cần một sức ép mạnh mẽ từ phía xã hội, từ phía đông đảo nhân dân, đặc biệt là các nhà trí thức dân tộc, giới tuổi trẻ gắn bó với tiến bộ, với thời đại, đi đầu là nhân dân thủ đô và các thành phố lớn, chỉ rõ con đường tôn trọng nhân quyền, dân chủ và tự do, hòa nhập với thế giới dân chủ là con đường cứu nước duy nhất hiện nay.
Chính quyền bảo thủ, giáo điều, độc đảng đã phải đình chỉ chiến dịch tàn sát cây xanh, đã phải hoãn dự án thay đổi dòng chảy sông Đồng Nai, và có thể phải hủy bỏ kế hoạch ngông cuồng xây Đài phát thanh cao nhất thế giới.
Khi lòng dân đã quyết, chí dân đã đồng thì không có gì là không thể đạt được, kể cả việc thay đổi hẳn hệ thống, từ độc đoán sang dân chủ, từ chà đạp nhân quyền sang tôn trọng quyền làm người.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Bùi Tín
Theo VOA-02.04.2015
Cuộc hội thảo tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế CSIS ở thủ đô Washington ngày 24/3/2015 rất bổ ích cho những ai muốn biết mối quan hệ Việt- Mỹ đang ở trong tình thế cụ thể như thế nào. Đâu là nút thắt? Làm thế nào để mở ra?
Có mặt tại cuộc họp, trên ghế chủ tọa có nhà nghiên cứu Murray Hiebert, từng là phóng viên kỳ cựu của tuần báo Far Eastern Economic Review, rất am hiểu Đông Nam Á, Việt Nam, nay là Phó Giám đốc CSIS; bên phải ông là Đại sứ Mỹ tại Hà Nội Ted Osius, bên trái là Đại sứ Việt Nam ở Washington Phạm Quang Vinh.
Tham dự cuộc hội thảo để đặt câu hỏi, có Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ, học giả tại Đại học George Washington, Hoa Kỳ, và Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng thuộc Đại học George Mason, Hoa Kỳ.
Qua cuộc hội thảo, có thể rút ra những kết luận như sau:
Trong quan hệ Mỹ - Việt hiện nay có khá nhiều vấn đề: vấn đề nhân quyền, quan hệ kinh tế - thương mại 2 chiều, tăng vốn đầu tư FDI và viện trợ ODA từ Hoa Kỳ; mở rộng quan hệ Việt - Mỹ trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, chống khủng bố, việc bán vũ khí sát thương của Hoa Kỳ cho Việt Nam; vấn đề cho nước ngoài sử dụng cảng Cam Ranh; việc đào tạo cán bộ cho Việt Nam; việc gia nhập khối kinh tế xuyên Thái Bình Dương TPP; vấn đề quyền người lao động, quyền công đoàn, lập hội.
Các vấn đề trên đều quan trọng, đều cần được đặt ra để trao đổi, đàm phán, nhưng quan trọng hơn cả, «căng thẳng hơn cả, khó khăn hơn cả cho cả hai bên là vấn đề nhân quyền». Đây là vấn đề phía Việt Nam cần nhận rõ để có thể thu hẹp những bất đồng, «cần qua nhiều thử thách», «có nhiều việc phải làm», « cần có những tiến bộ đáng kể, có thể đo lường được ». Đại sứ Ted Osius nói rõ: «Chúng ta không đồng ý nhau về mọi thứ», chỉ thẳng ra chuyện Việt Nam trả tự do cho tù chính trị là theo kiểu «cửa quay vòng», nghĩa là có người cho ra tù thì lại có ngay người khác vào tù, như kiểu cửa quay ở các khách sạn. Ông nhắc lại sự kiện trong năm 2014 Việt Nam đã khởi tố 29 người bất đồng chính kiến.
Về tôn trọng nhân quyền, đại sứ Ted Osius nêu cụ thể 3 vấn đề phía Việt Nam cần quan tâm giải quyết. Một là phải sửa đổi những đạo luật không phù hợp với những văn kiện quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam đã cam kết tôn trọng. Ai nấy đều biết, trước hết đó là các điều 79, 88 và 258 trong bộ Luật hình sự, rất mơ hồ, tùy tiện về các tội «hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân», «tuyên truyền chống Nhà nước xã hội chủ nghĩa», «lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước». Nhiều nhà luật học, nhiều luật sư trong bộ máy tư pháp của Việt Nam, một số đại biểu Quốc hội cũng phải công khai thừa nhận rằng các điều này cần được tu chính lại cho rõ ràng, chặt chẽ, khắc phục những cách diễn giải tùy tiện, trái với Hiến pháp, trái với các văn kiện quốc tế. Hai là nền tư pháp Việt Nam cần tỏ rõ vai trò độc lập, nghĩa là chỉ xử theo luật pháp mà không chịu một ảnh hưởng nào khác; đây là điều rất khó khăn vì Bộ Chính trị Đảng CS Việt Nam vẫn quyết định về các mức án chính trị. Cần có một cuộc thay đổi rõ rệt về thể chế chính trị và tư pháp, theo một chế độ pháp trị công minh. Ba là cần thể hiện rõ việc tôn trọng các quyền tự do của công dân, trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do công đoàn, tự do lập hội. Về mặt này cũng còn rất nhiều điều bất cập.
Đại sứ Ted Osius cho biết sắp đến sẽ có cuộc đối thoại Mỹ - Việt về nhân quyền lần thứ 19 ở Hà Nội. Hai bên sẽ đi vào cụ thể từng vấn đề để đánh giá. Cần có cố gắng lớn vì hiện nay «vấn đề nhân quyền là vấn đề khó khăn nhất giữa 2 bên», còn có nhiều việc cụ thể cần phải làm để «có thể đánh giá được».
Trả lời phỏng vấn của đài VOA mới đây sau khi đi Việt Nam về, ông Tom Malinowski, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ đặc trách về dân chủ, nhân quyền và lao động, đã khẳng định: «Phía Việt Nam không thể lấy điểm về tôn trọng nhân quyền ở việc thả vài tù nhân bất đồng chính kiến. Việc quan trọng là sửa đổi những luật lệ về tôn trọng nhân quyền; nhất thiết phải có những tiến bộ rõ rệt về mặt này». Không có gì rõ ràng hơn, dứt khoát hơn.
Trong giới cầm quyền ở Hà Nội có luồng suy nghĩ rằng «họ cần ta hơn ta cần họ», rằng Hoa Kỳ có quan điểm thực dụng, quan tâm đến những lợi ích vật chất cụ thể hơn là những giá trị tinh thần, trong đó có quyền con người. Bộ Chính trị vẫn nghĩ rằng mình đã có Đảng CS Trung Quốc chống lưng thì không cần gì nhượng bộ về nhân quyền. Đây là tư duy cốt lõi đi ngược hoàn toàn lợi ích của toàn dân, toàn quân, đi ngược lại xu thế hội nhập quốc tế, hội nhập thời đại mới, làm cho đảng đối lập với nhân dân, đối lập với toàn xã hội.
Lúc này hơn lúc nào hết, cần một sức ép mạnh mẽ từ phía xã hội, từ phía đông đảo nhân dân, đặc biệt là các nhà trí thức dân tộc, giới tuổi trẻ gắn bó với tiến bộ, với thời đại, đi đầu là nhân dân thủ đô và các thành phố lớn, chỉ rõ con đường tôn trọng nhân quyền, dân chủ và tự do, hòa nhập với thế giới dân chủ là con đường cứu nước duy nhất hiện nay.
Chính quyền bảo thủ, giáo điều, độc đảng đã phải đình chỉ chiến dịch tàn sát cây xanh, đã phải hoãn dự án thay đổi dòng chảy sông Đồng Nai, và có thể phải hủy bỏ kế hoạch ngông cuồng xây Đài phát thanh cao nhất thế giới.
Khi lòng dân đã quyết, chí dân đã đồng thì không có gì là không thể đạt được, kể cả việc thay đổi hẳn hệ thống, từ độc đoán sang dân chủ, từ chà đạp nhân quyền sang tôn trọng quyền làm người.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
'Xu thế ghét Trung Quốc'
Nguyễn Hưng Quốc
Theo VOA-02.04.2015
Phát biểu trong một hội nghị quốc gia vào đầu năm 2015, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, tuyên bố: “Tôi thấy lo lắng lắm, không biết tuyên truyền thế nào, chứ từ trẻ con đến người già [đều] có xu thế ghét Trung Quốc. Ai nói tích cực cho Trung Quốc là ngại. Tôi cho rằng, cái đó là nguy hiểm cho dân tộc.”
Chuyện tại sao ông “lo lắng” và cho đó là một sự “nguy hiểm cho dân tộc” chúng ta sẽ bàn sau. Ở đây tôi chỉ chú ý đến một hiện tượng được chính Phùng Quang Thanh ghi nhận và thừa nhận: sự căm ghét Trung Quốc là một “xu thế” rất phổ biến, “từ trẻ con đến người già” tại Việt Nam.
Thật ra, “xu thế” ấy không phải chỉ có ở Việt Nam. Chỉ cần đọc qua các bản tin trên báo chí khắp nơi, chúng ta thấy ngay một hiện tượng: dân chúng ở Tây phương cũng khá khinh ghét người Trung Quốc. Nhóm từ “người Trung Quốc xấu xí”, trước, chỉ do những người Trung Quốc tự nói về chính họ qua những cái nhìn mang tính chất tự phê phán (tiêu biểu và nổi tiếng nhất là Bá Dương, 1920-2008, người Đài Loan, với cuốn sách mang nhan đề “Người Trung Quốc xấu xí” được dịch ra nhiều thứ tiếng, trong đó có tiếng Việt). Gần đây, cách gọi “người Trung Quốc xấu xí” ấy tràn lan trên báo chí. Ở đây không phải là chuyện kỳ thị. Đó chỉ là cảm tưởng chung khi người ta nhìn thấy cách hành xử của người Trung Quốc du lịch ở nước họ. Trên báo chí đầy dẫy những hiện tượng trái tai gai mắt của người Trung Quốc, từ trên máy bay đến trên đường phố. Trên máy bay, có người tạt cả ly nước nóng lên mặt tiếp viên chỉ vì một sự bất bình nho nhỏ nào đó; có người đòi mở cửa cấp cứu trên chiếc máy bay đang bay trên không để cho “có không khí”; có người cho con ỉa ngay trên lối đi; có người doạ cho nổ máy bay vì không đổi được chỗ ngồi, v.v… Trên đường phố cũng vậy. Ở đâu có người Trung Quốc, ở đó có cảnh chen lấn, xô đẩy; cảnh khạc nhổ và vất rác bừa bãi; cảnh gây gổ, tranh giành, ầm ĩ; cảnh trố mắt nhìn vào sự riêng tư của người khác. Nhiều người cho người Trung Quốc là những du khách tệ hại nhất thế giới (the world’s worst travellers).
Ở Việt Nam, “xu thế” ghét người Trung Quốc cũng không mới mẻ gì. Ngày xưa, cha ông chúng ta cũng rất ghét người Trung Quốc. Trong Bình Ngô đại cáo viết thay cho Lê Lợi, Nguyễn Trãi xem Trung Quốc như một “thế thù”, tức kẻ thù truyền kiếp, từ đời này sang đời khác. Gần đây, sau cuộc xâm lược của Trung Quốc qua biên giới phía Bắc Việt Nam vào năm 1979, giới lãnh đạo Việt Nam cũng tuyên bố Trung Quốc là kẻ thù truyền kiếp và lâu dài của Việt Nam. Hiện nay, sự căm ghét người Trung Quốc còn phổ biến và sâu rộng hơn hẳn các thế hệ hay các thế kỷ trước. Người Việt trong nước ghét; người Việt ở hải ngoại cũng ghét. Ngày xưa, cha ông chúng ta có thể vừa ghét người Trung Quốc nhưng lại vừa ngưỡng mộ văn hóa Trung Quốc; bây giờ, phần lớn vừa ghét âm mưu xâm lấn của Trung Quốc vừa coi thường cả văn hóa Trung Quốc. Nhìn vào Trung Quốc, ở bất cứ khía cạnh nào, người ta cũng đều thấy những sự xấu xa và đầy đe dọa.
Những sự ghét bỏ ấy khiến tham vọng trở thành siêu cường quốc của Trung Quốc gặp khó khăn và thử thách. Nói chung, để trở thành một siêu cường quốc, người ta cần hai điều kiện chính: quyền lực cứng và quyền lực mềm. Quyền lực cứng thể hiện chủ yếu trên hai lãnh vực: kinh tế và quân sự. Quyền lực mềm thể hiện chủ yếu ở lãnh vực văn hóa và xã hội. Trung Quốc, với tham vọng trở thành một siêu cường quốc ít nhất ở châu Á, tập trung phát triển trên tất cả các lãnh vực ấy. Riêng về văn hóa và xã hội, họ muốn tạo sự thông cảm và ngưỡng mộ của thế giới với nền văn hóa lâu đời và đẹp đẽ của họ qua việc phát triển các Viện Khổng Tử ở khắp nơi trên thế giới. Không biết các hoạt động của các Viện Khổng Tử ấy có hiệu quả gì hay không nhưng chỉ thấy ở đâu người ta cũng căm ghét Trung Quốc.
Riêng ở Việt Nam, cho đến nay, có vô số bằng chứng cho thấy các chiến dịch vận động cho quyền lực mềm của Trung Quốc đã thất bại thảm hại. Ở đâu dân chúng cũng ghét Trung Quốc. Làm ăn với Trung Quốc, ừ, vẫn làm; mua hàng Trung Quốc, ừ, thì vẫn mua, nhưng ghét Trung Quốc thì vẫn cứ ghét. Sự căm ghét ấy lớn đến nổi bao nhiêu chiến dịch tuyên truyền cho cái gọi là “4 tốt” và “16 chữ vàng” của chính quyền Việt Nam đều thất bại, theo lời thừa nhận của Phùng Quang Thanh dẫn ở trên.
Tuy nhiên, sự căm ghét ấy có đủ để bảo vệ độc lập và chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông hay không?
Tôi sợ là không.
Lý do thứ nhất là chính phủ hoàn toàn không biết tận dụng sự căm ghét ấy để biến nó thành một vũ khí trong trận tuyến chống lại Trung Quốc. Ở đây, chúng ta lại thấy một nghịch lý: chính phủ và đảng Cộng sản Việt Nam lúc nào cũng cho họ là đại diện của nhân dân, tôn trọng ý nguyện của nhân dân, nhưng trong trường hợp này, mặc dù họ biết nhân dân rất căm ghét Trung Quốc, họ lại xem đó là điều đáng lo lắng và tìm mọi cách để ngăn chận và trấn áp những biểu hiện của những sự căm ghét ấy.
Thứ hai, bản thân người dân vừa căm ghét nhưng vừa bất lực và bế tắc. Ai cũng ghét Trung Quốc và ai cũng biết Trung Quốc đang mưu toan xâm lấn lãnh thổ và lãnh hải của Việt Nam. Nhưng rồi, tất cả đều thở dài, than: “Nhưng biết làm sao bây giờ?” Người ta cho Trung Quốc quá mạnh và Việt Nam quá yếu: tương quan lực lượng nghiêng hẳn về phía Trung Quốc. Biết thế, nhưng thay vì tiếp tục tranh đấu, người ta lại chọn biện pháp buông xuôi, để mặc chính phủ và đảng Cộng sản lo liệu.
Sự kết hợp giữa căm ghét và bất lực ấy khiến người ta hài lòng với những lời than thở hay chửi bới vu vơ.
Không có một tên lính Trung Quốc nào chết vì những lời than thở hay chửi bới vu vơ như thế cả.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Báo Trung Quốc: Mỹ sẽ thất bại khi khuấy động biển Đông
Hãng tin của Trung Quốc nhắc tới đề xuất của tư lệnh Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ, ông Robert Thomas, kêu gọi các quốc gia ASEAN thành lập một lực lượng tuần tra chung ở biển Đông.
Theo VOA-05.04.2015
Hãng tin chính thức của Trung Quốc hôm nay đăng bài bình luận chỉ trích phát biểu của một Tư Lệnh lực lượng Thái Bình Dương của Mỹ rằng Bắc Kinh đang “xây Vạn Lý Trường Thành bằng cát” thông qua các hoạt động lấn biển ở biển Đông.
Tân Hoa Xã cho rằng các bình luận gây kích động của một số sĩ quan quân sự Mỹ gần đây về “mối đe dọa của Trung Quốc” ở biển Nam Trung Hoa (mà Việt Nam gọi là biển Đông) nhằm mục đích “gây bất ổn” trong khu vực, và “chắc chắn sẽ thất bại”.
Hãng tin của Trung Quốc nhắc tới đề xuất của tư lệnh Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ, ông Robert Thomas, kêu gọi các quốc gia ASEAN thành lập một lực lượng tuần tra chung ở biển Đông với sự tham gia của Nhật Bản.
Tân Hoa Xã cho rằng những bình luận như vậy của các quan chức quân sự cấp cao của Hoa Kỳ “gây quan ngại trong khu vực”, và “làm bất ổn thêm”.
Mới đây nhất, trả lời tờ The Wall Street Journal, Tư Lệnh lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương, Đô Đốc Harry Harris Jr., nói Bắc Kinh đang xây “một vạn lý trường thành” trên vùng biển đang trong vòng tranh chấp.
Đô Đốc Harris được trích lời nói rằng: “Khi xét toàn diện các hành động khiêu khích của Trung Quốc đối với các nước giành chủ quyền nhỏ hơn, sự thiếu minh bạch của đường 9 đoạn và tình trạng bất cân xứng giữa khả năng của Trung Quốc so với các nước láng giềng nhỏ - thì thật không đáng ngạc nhiên là quy mô của các công trình xây các đảo nhân tạo đặt ra những nghi vấn nghiêm trọng về ý đồ của Trung Quốc.”
Ông cho rằng cái đường 9 đoạn mà Trung Quốc vạch ra để đòi chủ quyền trên hầu hết Biển Đông, không phù hợp với luật quốc tế. Ông nói việc Trung Quốc xúc tiến các hoạt động cải tạo các bãi đá với quy mô chưa từng thấy trước đây là điều “rất đáng lo ngại”.
Tư Lệnh lực lượng Thái Bình Dương của Mỹ khẳng định chính sách tái cân bằng lực lượng sang khu vực Thái Bình Dương của chính phủ Mỹ đang đi đúng hướng trong mục tiêu chuyển 60% lực lượng sang châu Á - Thái Bình Dương trước năm 2020.
Washington đã điều tàu đổ bộ mới nhất của Hải quân Hoa Kỳ, chiếc USS America sang khu vực. Đây là một tàu đổ bộ được thiết kế để chở một số lượng lớn binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến phục vụ các nhiệm vụ quân sự và cứu trợ nhân đạo. Tàu có bãi đáp cho các loại chiến đấu cơ và máy bay trực thăng.
Việt Nam chưa lên tiếng về các bình luận của các sĩ quan Mỹ về vấn đề biển Đông.
Theo Xinhua, The Wall Street Journal
Theo VOA-05.04.2015
Hãng tin chính thức của Trung Quốc hôm nay đăng bài bình luận chỉ trích phát biểu của một Tư Lệnh lực lượng Thái Bình Dương của Mỹ rằng Bắc Kinh đang “xây Vạn Lý Trường Thành bằng cát” thông qua các hoạt động lấn biển ở biển Đông.
Tân Hoa Xã cho rằng các bình luận gây kích động của một số sĩ quan quân sự Mỹ gần đây về “mối đe dọa của Trung Quốc” ở biển Nam Trung Hoa (mà Việt Nam gọi là biển Đông) nhằm mục đích “gây bất ổn” trong khu vực, và “chắc chắn sẽ thất bại”.
Hãng tin của Trung Quốc nhắc tới đề xuất của tư lệnh Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ, ông Robert Thomas, kêu gọi các quốc gia ASEAN thành lập một lực lượng tuần tra chung ở biển Đông với sự tham gia của Nhật Bản.
Tân Hoa Xã cho rằng những bình luận như vậy của các quan chức quân sự cấp cao của Hoa Kỳ “gây quan ngại trong khu vực”, và “làm bất ổn thêm”.
Mới đây nhất, trả lời tờ The Wall Street Journal, Tư Lệnh lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương, Đô Đốc Harry Harris Jr., nói Bắc Kinh đang xây “một vạn lý trường thành” trên vùng biển đang trong vòng tranh chấp.
Đô Đốc Harris được trích lời nói rằng: “Khi xét toàn diện các hành động khiêu khích của Trung Quốc đối với các nước giành chủ quyền nhỏ hơn, sự thiếu minh bạch của đường 9 đoạn và tình trạng bất cân xứng giữa khả năng của Trung Quốc so với các nước láng giềng nhỏ - thì thật không đáng ngạc nhiên là quy mô của các công trình xây các đảo nhân tạo đặt ra những nghi vấn nghiêm trọng về ý đồ của Trung Quốc.”
Ông cho rằng cái đường 9 đoạn mà Trung Quốc vạch ra để đòi chủ quyền trên hầu hết Biển Đông, không phù hợp với luật quốc tế. Ông nói việc Trung Quốc xúc tiến các hoạt động cải tạo các bãi đá với quy mô chưa từng thấy trước đây là điều “rất đáng lo ngại”.
Tư Lệnh lực lượng Thái Bình Dương của Mỹ khẳng định chính sách tái cân bằng lực lượng sang khu vực Thái Bình Dương của chính phủ Mỹ đang đi đúng hướng trong mục tiêu chuyển 60% lực lượng sang châu Á - Thái Bình Dương trước năm 2020.
Washington đã điều tàu đổ bộ mới nhất của Hải quân Hoa Kỳ, chiếc USS America sang khu vực. Đây là một tàu đổ bộ được thiết kế để chở một số lượng lớn binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến phục vụ các nhiệm vụ quân sự và cứu trợ nhân đạo. Tàu có bãi đáp cho các loại chiến đấu cơ và máy bay trực thăng.
Việt Nam chưa lên tiếng về các bình luận của các sĩ quan Mỹ về vấn đề biển Đông.
Theo Xinhua, The Wall Street Journal
Cách nào chính trị ảnh hưởng lên kinh tế?
Ngọc Ẩn (Danlambao) - Nền chính trị của một quốc gia có ảnh hưởng tuyệt đối quan trọng lên nền kinh tế của quốc gia. Khi chính quyền kêu gọi người dân chỉ lo làm ăn và đừng có lời lẽ và hành động chính trị thì chính quyền đó cần phải bị hạ bệ trước khi mất nước.
Làm thế nào để chỉ lo làm ăn khi bị bạn bè thế giới xa lánh chỉ vì những người cầm quyền có chủ trương chính trị sai lầm? Làm thế nào để chỉ lo làm ăn khi hàng hóa và hệ thống ngân hàng bị cấm vận bởi những quốc gia khác? Một thí dụ trước mắt là hành động chính trị của Putin ở Nga đang khiến nước Nga bị cộng đồng Âu châu và Hoa Kỳ cấm vận và đương nhiên là kinh tế nước Nga đang suy sụp. Hai hãng xe hơi lớn của Mỹ là GM và Ford đã tuyên bố đóng cửa cơ xưỡng sản xuất ở Nga và dân Nga bắt đầu thất nghiệp. Hoa Kỳ rút đầu tư ra sẽ kéo theo những nước đồng minh của Hoa Kỳ sẽ rút ra. Khi một đất nước có nhiều người thất nghiệp thì cả chính trị lẫn kinh tế sẽ hổn loạn. Trong năm 2014 thì 30$ tiền Nga (Ruble) đổi được $1 USD, trong năm 2015 thì 57$ Ruble bằng $1 USD. Chưa đến 1 năm mà đồng tiền Nga mất giá gần phân nữa thì làm thế nào người dân Nga có thể chỉ lo kinh tế mà bỏ quyên chính trị để răn dạy Putin? Hành động Chính trị của Putin làm mất giá đồng Ruble nhanh hơn cả kinh tế yếu kém. Khoảng giữa năm 2014 thì người Nga muốn mua một món hàng, hay nhập cảng vật liệu trị giá $1 USD thì họ chỉ trả 30$ Ruble, đầu năm 2015 họ phải trả 57$ Ruble thì các ngành sản xuất không thể cạnh tranh với các quốc gia khác. Khi kinh tế suy sụp thì dân sẽ nổi lên lật đổ kẻ cầm quyền và điều này đã xảy ra nhiều lần, nhiều nơi kể từ thời phong kiến cho đến nay. Kinh tế yếu kém đưa đến những cuộc cách mạng lật đổ cộng sản Nga, Đông Đức, Ba Lan, Romania. Những quốc gia không cộng sản như Tunisia, Egypt người dân đã nổi dậy khi kinh tế yếu kém và đời sống người dân quá cơ cực. Trong vài năm tới thì dân Nga sẽ thấy rõ là Putin đã hại kinh tế nước Nga và khiến dân đói khổ. Khi cuộc chiến giữa Ukraine và Nga kéo dài thì kinh tế nước Nga bị chảy máu, cộng đồng Âu châu và Hoa Kỳ chỉ cần cung cấp võ khí để Ukraine cầm chân Nga cho đến lúc kinh tế Nga kiệt quệ và dân sẽ nổi lên thanh toán Putin và vùng đất Cremia sẽ trở về với Ukraine. Biểu đồ giá trị tiền Ruble so với $US.
Hệ Quả Hành Động Chính Trị Của Tập Cận Bình (TCB)
Nếu chúng ta nhìn vào hành động chính trị của TQ từ lúc Tập Cận Bình (TCB) lên nắm quyền, ông ta xâm lấn Việt Nam, Philippines, Nhật Bản, hăm dọa tấn công Taiwan. Hành động chính trị này sẽ khiến Nhật Bản và Hoa Kỳ, Taiwan, Phillipines, Việt Nam xích lại gần nhau hơn. Đây là dịp may hiếm có cho VN, nếu bỏ lỡ sẽ đưa đến mất nước vào tay TQ. Có lẽ sự may mắn của VN là TQ đang có một lãnh tụ thiếu trí tuệ. Nhật Bản đã từ từ chuyễn đầu tư từ TQ qua Miến Điện, Thái Lan và Việt Nam vì lý do rất chính trị. Khi TQ và Nhật có tranh chấp chủ quyền lãnh hải thì đương nhiên chính phủ Nhật cần khuyến cáo công dân của họ là đầu tư vào TQ có nhiều rủi ro mất trắng. Trong kỷ nghệ đồ nhựa, Hoa Kỳ trong vòng 5 năm vừa qua chỉ còn mua khuông đúc plastics (mold) của TQ và mang khuông về Mỹ hoặc Mexico để sản xuất hàng nhựa. Đây là một mất mát rất lớn cho ngành sản xuất đồ nhựa thành phẩm và vật liệu plastics của TQ. Hoa Kỳ rời TQ vì giá nhân công cao và tiền chuyên chở đắt đỏ và mất nhiều thời gian, và dĩ nhiên có thêm lý do chính trị khi TQ đơn phương dành trọn biển đông của VN. Chuyển hàng hóa bằng tàu thủy rẽ hơn đường hàng không nhưng phải tốn khoảng 35 ngày chuyên chở từ TQ đến HK, khách hàng không thể chờ đợi 35 ngày. Theo tài liệu đầu tư từ tờ báo China Post (1) thì đầu tư từ Taiwan vào China giảm 27% trong 2013. Hiện tại đảng cầm quyền ở Taiwan KMT thân TQ đang thua đậm đảng Dân Chủ Cấp Tiến (DPP) (2). Trong kỳ bầu cử Tổng Thống (TT) năm 2016 nếu đảng DPP thắng chức TT thì đầu tư từ Taiwan vào TQ càng giảm đi. Tương lai kinh tế của TQ khá ảm đạm trong những năm sắp tới vì những quyết định chính trị sai lầm của TCB.
Hệ Quả VN Tiếp Tục Theo Đường Chính Lối Chính Trị Làm bạn Với TQ?
TBT TCB triệu hồi TBT Nguyễn Phú Trọng (NPT) sang Tàu có lẽ để ban chiếu chỉ là TQ sẽ chiếm toàn bộ biển Đông và khai thác mỏ dầu hỏa trong thềm lục địa VN qua mỹ từ cùng hợp tác khai thác để dân chúng bớt phản đối và Hoa Kỳ không có lý do can thiệp. Nếu NPT đàn áp được người dân VN thì TCB sẽ thưởng công lớn và NPT sẽ giàu sang tột đỉnh và dân VN thì mạt rệp. Nhìn vào sự hợp tác khai thác bauxite ở Tây Nguyên thì TQ mang nhôm về Tàu bán lấy tiền và VN bù lổ. Trích từ tờ báo Nhịp Sống Kinh Doanh (BizLive) (3)
"Thua lỗ kéo dài
Theo TS Nguyễn Thành Sơn, chỉ riêng trong khẩu xử lý alumina đã tổn thất 30,34% lượng bôxit. Đồng nghĩa cứ 3 tỉ hoặc 10 tỷ tấn bôxit thì mất đi khoảng 1 tỷ hoặc 3 tỷ tấn.
Trên thế giới, bình quân để có 1 tấn sản phẩm thì mất 2-5 giờ công (cho toàn nhà máy). So với quy mô của Tân Rai hiện tại thì chỉ cần 250-300 lao động. Thực tế đang có hơn 1.000 lao động.
Điều này chứng tỏ trình độ tự động hóa, điều kiện tập trung của nhà máy còn rất thấp.
Cũng theo ông Sơn, kế hoạch điều hành sản xuất năm 2014 của cả Tân Rai và Nhân Cơ là sản xuất và tiêu thụ 660.000 tấn alumina.
Giá thành bình quân tính cả chi phí vận chuyển là 403-464 USD/tấn. Trong khi đó, giá bán theo báo cáo của TKV gửi Thủ tướng Chính phủ là 324-346 USD.
Ông Sơn thông tin: “Năm 2013, tỉ lệ thua lỗ là 20%. Năm 2014 tăng lên thành 21%. Riêng năm 2015 thì dự tính là lỗ 14% với điều kiện sản xuất đủ 660.000 tấn theo kế hoạch. Nếu không đủ sản lượng này thì tỉ lệ thua lỗ cũng không giảm nhiều”. (3)
Tại sao giá thành bán nhôm từ VN qua TQ lại rẽ cả $100 USD/tấn và VN phải bán rẽ để chịu lỗ. Tại sao VN không bán nhôm cho những nước khác với giá cao hơn? Hai dự án khai thác bauxite Tân Rai và Dung Cơ tại sao lại mướn nhân viên người TQ? Tại sao nhà máy Tân Rai thực sự chỉ cần khoảng 250-300 lao động mà phải mướn đến 1000 lao động? Tiền TQ trả cho VN để lấy nhôm thì VN dùng tiền đó trả lương cho nhân viên người TQ, như thế thì tiền Tàu trả lại Tàu. Nghĩa là TQ vào VN lấy không quặng nhôm, VN lại chịu lỗ nuôi thêm 700 nhân viên thặng dư người TQ. Dĩ nhiên đảng CSVN trả lương cho lao động TQ ở khu bauxite Tân Rai bằng tiền thu thuế và cướp tiền bảo hiểm xã hội từ công nhân VN ở các ngành nghề khác. Khi TCB và NPT tuyên bố hợp tác khai thác dầu hỏa thì công nhân VN chuẩn bị đóng thuế tiền bù lỗ và quỹ bảo hiểm xã hội sẽ biến mất muôn năm. Vì lý do chiến lược và sự nhu nhược của tập đoàn CSVN, TQ tuyệt đối phải chiếm biển Đông của VN và khai thác dầu hỏa cho dù đảng CSVN có đồng ý hay không. Một quốc gia hiếu chiến như TQ mà nguồn dầu hỏa đến từ những nơi quá xa như Trung Đông (TĐ) và Nam Mỹ thì khó lòng kéo dài chiến tranh. Hoa Kỳ có quá nhiều đồng minh trên đường vận chuyển dầu hỏa từ TĐ đến TQ. Đi qua vùng biển Ấn Độ và Nhật Bản, Phillipines, Australia trước khi đến TQ đều bị chặn bởi đồng minh của HK. Nguồn cung cấp dầu hỏa gần nhất và dễ bảo vệ nhất chính là biển Đông của VN. Ý đồ TQ chiếm biển Đông và trử lượng dầu hỏa của VN càng lúc càng hiện rõ qua việc TQ xây phi đạo, xây hệ thống phòng thủ kiên cố trên các hòn đảo đã chiếm của VN. Kinh tế của TQ sẽ tăng trưởng khi chiếm được các mõ dầu hỏa của VN cho dù xuất cảng và đầu tư từ nước ngoài bị giảm.
Người dân VN không còn một chút hy vọng gì ở tập thể lãnh đạo CSVN để bảo vệ đất nước.
Người Dân Cần Làm Gì Để Bảo Vệ Quyền Lợi, Tài Nguyên và Tổ Quốc?
- Gia nhập, ủng hộ, bảo vệ những nhà đấu tranh dân chủ trong nước để họ đẩy mạnh tiến trình dân chủ hóa đất nước. Một hệ thống bầu cử dân chủ, tự do sẽ giúp người dân chọn người lãnh đạo tài ba ra giữ nước và bọn bất tài, độc đảng phải biến mất.
- Đòi bỏ điều 4 hiến pháp.
- Biểu tình đòi quyền lợi công nhân cho đến khi thành công và đừng bao giờ nghe lời hứa của CSVN.
- Hợp tác với Hoa Kỳ giúp đủ lực chống Tàu.
Người lãnh đạo cực kỳ quan trọng cho một quốc gia. Nếu ông Lý Quang Diệu đã chọn đi theo cộng sản như ông Hồ Chí Minh thì Singapore hôm nay trở thành trung tâm bán dâm của thế giới và phụ nữ Singapore cũng trần truồng sắp hàng cho khách lựa, vì Singapore hoàn toàn không có tài nguyên thiên nhiên và đất đai nông nghiệp. Singapore tốt đẹp như hôm nay vì có người lãnh đạo tài ba là Lý Quang Diệu. Đất nước VN các phụ nữ phải trần truồng cho khách lựa, qua Nga làm lao nô chỉ vì hệ thống bầu cử của đảng CSVN không có tự do và chỉ chọn ra một bầy lãnh đạo dốt nát, tham lam, hèn với giặc ác với dân.
______________________________________
Tham Khảo:
(1) http://www.chinapost.com.tw/taiwan/national/national-news/2014/11/01/420790/Taiwans-investment.htm
Giữ hay bỏ ngày quốc hận 30 tháng tư?
Bằng Phong Đặng Văn Âu (Danlambao) - Một người bạn trẻ hỏi tôi: “Gần bốn mươi năm đã trôi qua, chúng ta nên giữ hay nên bỏ Ngày Quốc Hận 30 Tháng Tư?”. Tôi trả lời lập tức, không một chút do dự: “Phải giữ Ngày Quốc Hận để cứu nước. Phải Hận mới có đấu tranh”. Dưới đây là giải thích của tôi với người bạn trẻ.
Chữ Hận có hai nghĩa: Nghĩa thứ nhất, hận là thù hận, là căm hận, là oán hận; nghĩa thứ hai là ân hận, là hối hận. Trong cả hai nghĩa ấy, chúng ta phải xem Ngày 30 Tháng Tư là Ngày Quốc Hận. Bởi vì ngày ấy là Ngày Đại Tang cho cả dân tộc Việt Nam, dù ở phe thắng hay ở phe bại”.
Cựu Thủ tướng Võ văn Kiệt nói: “Ngày 30 Tháng Tư có một triệu người vui, đồng thời cũng có một triệu người buồn”. Ý ông Kiệt là kẻ thắng trận thì vui, kẻ bại trận thì buồn”.
Tôi nói chính xác hơn: “Ngày 30 Tháng Tư là ngày bọn bán nước, buôn dân thì vui; người yêu nước, thương dân – dù thắng hay thua – đều buồn”.
Sau ngày 30 Tháng Tư, người cộng sản gọi là ngày chiến thắng hay ngày thống nhất Đất Nước. Nhưng ngày đó lại là dịp để một người yêu nước ở phía thắng trận như bà Dương Thu Hương có cơ hội nhìn thấy một chế độ man rợ nhờ xảo quyệt, dối trá, lừa đảo, tàn bạo mà chiến thắng một nền văn minh. Bà Dương Thu Hương đã ngồi xuống vệ đường và ôm mặt khóc. Trong dòng nước mắt ấy chan hòa nỗi oán hận bọn lãnh đạo đánh lừa mình và ân hận vì đã xem đồng bào Miền Nam là ngụy, là kẻ thù cần tiêu diệt. Nếu những tướng lãnh cộng sản trong cuộc xâm lăng Miền Nam có lòng yêu nước, có nhận thức sớm sủa như nhà văn Dương Thu Hương thì đã quay trở lại Miền Bắc để tiêu diệt bọn đầu nậu bán nước buôn dân ở Bắc Bộ Phủ rồi.
Chúng ta đang được đọc những bài viết của những chiến binh cộng sản từ cấp Tướng có lương tri và lòng yêu nước trở xuống, từng hy sinh xương máu để mong Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc, càng ngày càng công khai bày tỏ nỗi oán hận bọn lãnh đạo dùng chiêu bài chống ngoại xâm, nhưng thực chất là dâng hiến Đất Nước cho Trung Cộng. Những bài văn, bài thơ “Tạ Tội với Miền Nam” từ những người trót đi theo con đường cộng sản cũng đủ chứng tỏ họ ân hận. Nhà thơ Bùi Minh Quốc đã dành cả cuộc đời của mình cho “lý tưởng cộng sản”, vượt Trường Sơn để “Chống Mỹ Cứu Nước”, rồi cuối cùng uất hận than: “Quay mặt vào đâu cũng phải ghìm cơn mửa/ Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi”. Ông Bùi Minh Quốc không còn ôm niềm hãnh diện xưa khi nói đến hai chữ “Đảng Ta”, nên bây giờ ông gọi là “Đảng Nó”. Nếu tất cả những ai đã rủi chiến đấu dưới lá cờ cộng sản mà biết ăn năn, hối hận, oán hờn như ông Bùi Minh Quốc thì chắc chắn cái đảng cộng sản phải tiêu vong.
Còn người ở phía thua trận mà có lương tri và có tinh thần trách nhiệm đối với nước (nước Việt Nam Cộng Hòa) thì phải ân hận, sám hối. Dù ở địa vị lớn hay bé, dù nhiều dù ít, chính mình đã không hết lòng hết sức chống lại cái chủ nghĩa man rợ để nước bị rơi vào tay bọn vô đạo. Nếu là người lãnh đạo chính trị thì phải hối hận vì đã không đoàn kết với nhau để chiến thắng quân xâm lược. Nếu là người lãnh đạo tôn giáo từng đấu tranh (!) để gây nên bất ổn ở hậu phương nhằm lật đổ nền Cộng Hòa ở Miền Nam càng phải ân hận hơn ai hết. Ân hận để sám hối, để chấm dứt trò buôn thần bán thánh làm nhơ nhớp tôn giáo. Nếu là người trí thức mơ hồ về chủ nghĩa cộng sản bất nhân thì phải hối hận về sự ngu dốt của mình đã một thời nằm vùng tiếp tay cho cộng sản. Sau Tháng Tư năm 1975, nếu kẻ nào đã trót dùng danh nghĩa kháng chiến phục quốc mà “treo đầu heo, bán thịt chó” (chữ của nhà văn Dương Thu Hương) làm ô danh chính nghĩa chống Cộng thì cũng nên biết ân hận để công khai thú tội trước đồng bào. Chỉ có ân hận, sám hối mới mong xóa được tội lỗi.
Hồ Chí Minh lưu manh, dùng chiêu bài “Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc” để đánh lừa người yêu nước. Khi tất cả vào tròng rồi, hắn đã dựng lên bộ máy cai trị “chuyên chính vô sản” để đưa bọn vô học lên ngôi. Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện cả một đời phục vụ cộng sản, cuối cùng đã than: “Vô sản không đáng sợ bằng vô học”. Đúng thế! Bọn vô học chắc chắn không có tầm nhìn xa, lại tự hào được ngồi trên đầu thiên hạ, nên coi dân như thú vật: “Cho nói mới được nói; cho ăn mới được ăn; cho sống mới được sống; bắt chết thì phải chết”. Hậu quả: Hèn với giặc, ác với dân. Đất Nước tiêu vong!
Đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) không phải là đảng chính trị dùng sự độc tài như Lý Quang Diệu ở Tân Gia Ba, như Tưởng Giới Thạch ở Đài Loan, như Phác Chính Hy ở Nam Hàn, để dần dần đưa đất nước đến dân chủ. Đảng CSVN là một đảng cướp tệ hại hơn cả Thực dân ở bất cứ thời đại nào. Không những chúng ngang nhiên cướp công lao giành độc lập của toàn dân, cướp tài sản của đồng bào, bóc lột công nông tận xương tủy, dâng đất đai của tổ tiên cho kẻ thù truyền khiếp, chúng còn biến nền đạo đức truyền thống của dân tộc trở nên suy đồi trong chủ trương con đấu tố cha, vợ đấu tố chồng, anh chị em đấu tố lẫn nhau. Tất cả những góp ý, kiến nghị với lời lẽ chân tình, tha thiết của tầng lớp trí thức, của lão thành cách mạng “dâng lên” Đảng, bị chúng xem như giấy lộn, đều bí ném vào sọt rác.
Một bọn cầm quyền cương quyết nhắm mắt nhắm mũi đưa đất nước tiến lên “Xã hội chủ nghĩa”, mặc dù nhân loại đã đào thải, mặc dù chúng chẳng biết hình thù “Xã hội chủ nghĩa” là cái quái gì. Chúng trắng trợn làm tay sai cho bọn bành trướng phương Bắc để giữ địa vị độc tôn. Hễ ai đòi độc lập, đòi tự do là chúng ra lệnh côn đồ đánh đập, bỏ tù. Nòi giống Việt đang bị “Hán hóa” là điều quá rõ ràng.
Câu hỏi đặt ra cho chúng ta là: “Liệu người Việt Nam có chấp nhận nòi giống mình bị tận diệt hay quyết tâm bảo tồn nòi giống?”.
Nếu ai chấp nhận nòi giống mình bị tận diệt thì cứ việc “chăn gối” với bọn cầm quyền cộng sản.
Nếu ai muốn bảo tồn nòi giống thì hãy xem bọn cầm quyền cộng sản hiện nay là kẻ thù số một. Cuộc đấu tranh này là cuộc đấu tranh triệt để, quyết liệt một mất một còn; chứ không thể tương nhượng. Bởi vì bọn cầm quyền này không phải là người Việt Nam. Bọn cầm quyền này còn độc ác, tàn bạo, dã man hơn cả bọn “Hồi Giáo quá khích IS”. Cuộc chiến đấu chống lại bọn “Quỷ Đỏ Vô Thần Cộng Sản” là cuộc chiến đấu thần thánh. Cho nên trước đây tôi đã kêu gọi Thánh Chiến mà nhà báo Bùi Tín cáo buộc tôi mắc bệnh tâm thần, là một thằng điên.
Bạn hỏi tôi rằng nhân dân ta đã bị cộng sản tước hết khí giới thì lấy gì để đấu tranh bạo lực một mất một còn ư? Xin thưa: Hãy lấy nhục thân để làm vũ khí.
Người có tín ngưỡng mãnh liệt vào tôn giáo của mình thì đâu còn tiếc tấm thân? Người Phật tử nếu chết thì được về cõi trung ấm, về Niết bàn. Con Chiên Thiên Chúa nếu chết thì được về Thiên đàng để hưởng nhan Đức Chúa Trời. Ngay cả người thờ Đạo Ông Bà nếu chết thì được về với Tổ Tiên còn hơn sống lây lất với Quỷ? Đó là cái chết vinh hơn sống nhục! Hãy tùy tâm mà chọn lựa!
Không lẽ 87 triệu con người cam chịu để cho 3 triệu con quỷ biến mình thành thú vật? Hiện đang có 90 ngàn công nhân xuống đường rồi đó. Tất cả các trang mạng, những đài phát thanh dân chủ còn chờ gì nữa mà không thổi bùng ngọn lửa căm hờn “Tự Do Hay là chết” để thúc đẩy toàn dân đứng lên?
Hỡi những nhà trí thức! Hỡi những “cách mạng lão thành”! Hỡi những Chiến sĩ anh hùng!
Chỉ có bọn thương nữ mới “bất tri vong quốc hận” mà cứ mải mê với khúc “Hậu Đình Hoa”. Còn nòi giống Lạc Hồng của Bách Việt đang dần dần bị xóa sổ (tệ hơn cà mất nước), quý vị có biết hay chăng? Xin hãy biến nỗi Thù Hận này thành hành động để tiêu diệt loài Quỷ Đỏ trước khi quá muộn! Xin quý vị hãy cùng nhau viết ra lời hiệu triệu quốc dân phải liều mình bước vào Cửa Tử để Sinh Tồn.
Ngày Ba Mươi Tháng Tư là Ngày Rửa Hận để xóa sổ chế độ bạo tàn.
Đó là nghĩa vụ thiêng liêng của người yêu Dân Tộc!
Đó là nghĩa vụ thiêng liêng của người yêu Tổ Quốc!
Ngày 5 Tháng Tư, năm 2015.
Công nhân thức tỉnh chính là lời cảnh tỉnh đối với chế độ
Bất chấp những lời hứa hẹn của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, phong trào đình công vẫn được tiếp nối tại các tỉnh lân cận Sài Gòn như Bình Dương, Tiền Giang, Long An… Điều này cho thấy rõ sự bất lực của chế độ CSVN trước sức mạnh của số đông công nhân thức tỉnh.
Bước tiến mới.
Ông Trần Ngọc Thành |
“Từ trước đến nay, tại Việt Nam đã có trên 5 ngàn cuộc đình công, nhưng hầu hết vẫn là mâu thuẫn giữa công nhân và giới chủ, tập trung chủ yếu vào các vấn đề lương thưởng và điều kiện lao động… Thực chất, nguyên nhân sâu xa vẫn là do chế độ CS với chủ trương bóc lột người lao động.
Trong các cuộc đình công kéo dài từ cuối tháng 3 đến nay, giới công nhân đã nhận thức rõ thủ phạm gây ra sự bất công chính là giới lãnh đạo CSVN. Do đó, sự thức tỉnh của những người công nhân đã tạo áp lực lớn, buộc chế độ phải thay đổi những chính sách ở tầm quốc gia”, ông Trần Ngọc Thành nói.
Là người dành trọn cả cuộc đời để đấu tranh cho quyền lợi công nhân Việt Nam, ông Trần Ngọc Thành kỳ vọng các sự kiện vừa qua sẽ tạo nên sức mạnh và vị thế mới đối với hàng chục triệu người lao động cả nước.
“Lâu nay, chế độ CSVN vẫn coi khinh những người lao động. Tất cả những chính sách về quyền lợi, phúc lợi đưa ra đều không đếm xỉa gì đến người lao động. Điều này thể hiện rõ nhất qua việc quốc hội CSVN dễ dãi thông qua luật bảo hiểm xã hội mà không hề đếm xỉa gì đến ý kiến, nguyện vọng của hàng triệu lao động Việt Nam.
Một khi công nhân đã thức tỉnh thì đó cũng là hồi chuông cảnh tỉnh cho chế độ. Sự kiện vừa qua cho thấy lực lượng công nhân Việt Nam đã ngày càng trưởng thành và mạnh mẽ hơn”, ông Trần Ngọc Thành nhận định.
Dù thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã cam kết sẽ kiến nghị quốc hội sửa luật bảo hiểm, nhưng các công nhân vẫn tỏ ra hoài nghi khiến đình công tiếp diễn ở nhiều nơi. Đây cũng là minh chứng cho sự trưởng thành của phong trào đấu tranh cho quyền lợi công nhân Việt Nam.
Triển vọng mới
Nhìn chung, các cuộc đình công, biểu tình vừa qua tại Sài Gòn đều diễn ra một cách trật tự và ôn hoà, dù không ai đứng ra tổ chức. Thậm chí khi bị CA đàn áp bắt bớ, các công nhân cũng chỉ phản ứng chừng mực bằng cách phá rào để giải vây cho đồng đội. Điều này được thể hiện rõ qua các video do nhóm phóng viên Lao Động Việt ghi nhận tại hiện trường.
Dù vậy, tất cả các cuộc đình công từ trước đến nay đều bị nhà cầm quyền CSVN coi là bất hợp pháp vì không do công đoàn nhà nước tổ chức. Trên thực tế, các công đoàn này không hề đại diện cho quyền lợi công nhân, mà thậm chí còn tiếp tay cho chế độ để kiểm soát và phản bội người lao động.
Trong sự kiện vừa qua, chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là ông Đặng Ngọc Tùng còn ra lời kêu gọi công nhân ngưng đình công và đổ lỗi cho các ‘thế lực thù địch’. Là một uỷ viên trung ương đảng cộng sản, ông Đặng Ngọc Tùng không hề đứng về phía công nhân mà chỉ biết bảo vệ cho chế độ.
Chị em công nhân PouYuen rượt đuổi dân phòng để giải vây cho các đồng nghiệp đang bị đàn áp. Video: Lao Động Việt.
Trong khi đó, hoạt động công đoàn độc lập tại Việt Nam luôn bị chế độ CS đàn áp mạnh tay. Nhiều thành viên của Liên đoàn Lao Động Việt Tự Do (Lao Động Việt) hiện đang bị kết án nặng từ 7-9 năm tù giam như Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương...
Bất chấp hoàn cảnh bị đàn áp, các thành viên Lao Động Việt vẫn tiếp tục bí mật hoạt động để hỗ trợ công nhân.
Trong 7 ngày đình công liên tiếp vừa qua tại nhà máy Pou Yuen (Sài Gòn), nhóm phóng viên Lao Động Việt đã trực tiếp có mặt tại hiện trường và gửi đi những bản tin, hình ảnh, video rất có giá trị.
Ông Trần Ngọc Thành, chủ tịch Lao Động Việt trình bày quan điểm: "Từ khi thành lập vào năm 2006 đến nay, tiêu chí của Uỷ ban bảo vệ Người Lao Động và Lao Động Việt vẫn luôn luôn hỗ trợ công nhân nâng cao nhận thức bảo vệ quyền lợi chính đáng.
Một thực tế là giới công nhân hiện nay không có tổ chức đại diện chính đáng bảo vệ quyền lợi cho họ. Do đó, bất chấp hoàn cảnh bị đàn áp và bắt bớ, Lao Động Việt luôn hỗ trợ người công nhân đấu tranh đòi quyền lợi chính đáng”
Theo ông Trần Ngọc Thành, tất cả những bất công ảnh hưởng đến đời sống người công nhân đều có chung một nguyên nhân là do những chính sách từ giới lãnh đạo cộng sản. Khi quyền lợi bị xâm phạm, người công nhân có quyền tranh đấu ôn hoà.
Các cuộc đình công với sự hưởng ứng của hàng trăm ngàn người đã cho thấy tình đoàn kết và sức mạnh tập thể. Hơn ai hết, người cộng sản biết rõ chế độ của họ sẽ xụp đổ nếu chống lại công nhân. Đây cũng chính là một lời cảnh tỉnh cho họ.
Kết quả thành công như trên đã mở ra nhiều triển vọng mới đối với phong trào dân chủ Việt Nam. Công nhân và những người lao động là lực lượng không thể bỏ qua trong cuộc đấu tranh đòi tự do, dân chủ, nhân quyền Việt Nam. Do đó, sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự vào lãnh vực công nhân là rất cần thiết.
“Không thể có tự do nếu không có đoàn kết. Công cuộc đấu tranh cho dân chủ phải gắn liền với đời sống người dân, đặc biệt là những người lao động. Làm được điều này, chúng ta sẽ đạt được kết quả nhanh chóng và tốt đẹp hơn’’, ông Trần Ngọc Thành nhấn mạnh.
Lại một Việt kiều về thăm quê hương bị trục xuất
Trần Quang Thành (Danlambao) - Tết Ất Mùi vừa qua, trong số những người Việt Hải Ngoại về thăm quê hương có nhà văn Đỗ Trường và nhà báo Lê Nam Sơn tức Sông Lô từ Cộng hòa Liên bang Đức. Nhà văn Đỗ Trường có chút may mắn được ăn Tết mấy ngày ở Hà Nội. Nhưng khi ra sân bay Nội Bài để đi Sài Gòn gặp gỡ bạn bè, người thân sau đó trở lại Đức, ông đã bị an ninh sân bay chặn lại và trục xuất.
Còn nhà báo Lê Nam Sơn tức Sông Lô sau 35 năm xa quê, ngày 17/2/2015 khi vừa đặt chân đến sây bay Tân Sơn Nhất đã bị an ninh sân bay cấm nhập cảnh với lý do vi phạm an ninh quốc gia nhưng biên bản không có bằng chứng vi phạm nào được ghi lại.
Nhà báo Sông Lô Lê Nam Sơn đã kể lại với nhà báo Trần Quang Thành như sau:
Trung tâm bảo trợ trẻ em hành hạ trẻ trong bữa ăn
Nơi tiếp nhận nuôi dưỡng trẻ em nhiễm HIV/AIDS của Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân (Q.Thủ Đức, TP.HCM) có nhiều trẻ bị bảo mẫu đánh bằng tay, bằng dép... ngay trong bữa ăn.
Một vài hình ảnh bảo mẫu bạo hành trẻ nhiễm HIV trong bữa ăn - Ảnh trích từ clip của Ngọc Khải - Hải Hiếu |
Sự việc được ghi nhận sau hơn một tháng theo dõi.
Khoa măng non của trung tâm có hơn 20 trẻ nhiễm HIV độ tuổi 3-6 và một số trẻ chậm phát triển ở tuổi lớn hơn. Khoa này có hai bé gái bị mù khoảng 8 tuổi có thể trạng khá yếu là bé C.T. và M..
Trong đó bé C.T. có thể bò trên nền nhà, còn M. không tự di chuyển được. Hai bé này thường được các bảo mẫu cho ngồi yên trên ghế để ăn.
Tát, đánh
Sáng 25-2, bảo mẫu tên C. một tay giữ đầu bé trai tên T., tay còn lại đút thức ăn. Do T. không chịu nuốt thức ăn, bà C. tát vào mặt bé rồi giơ tay dọa đánh tiếp. T. khóc, liền bị bà tát thêm hai cái. T. khóc thét và la lên “không... không” với vẻ mặt sợ hãi.
Sau đó, bà C. dùng tay đánh một bé trai khác rồi quay sang cho C.T. và M. ăn. C.T. chưa kịp nuốt muỗng cháo thì bị bà C. dùng tay đập một cái vô đầu rồi quay qua chỉ vào mặt một bé trai khác bắt bé trai này đứng ăn, không cho ngồi chung bàn với những bé khác.
Cùng thời điểm trên, bảo mẫu tên Q. cho bé gái tên T. (khoảng 3 tuổi) ăn khi bé đang ngồi dưới đất. Bé T. khóc không chịu ăn thì bà Q. quát lớn, dùng tay đánh vào đầu. Bé T. nằm lăn trên nền gạch tiếp tục khóc thì bà Q. giơ tay dọa đánh.
Bà Q. lấy dép giơ lên dọa đánh hai lần sau đó vụt vào chân bé này bốn cái khiến bé khóc ré lên. T. định chạy thì bà túm áo giữ lại rồi dùng hai tay siết tay, hai chân kẹp T..
Bé gái vùng vẫy, bà Q. ghì chặt lại rồi tát vào mặt. Bà nắm hai tay giật nhiều lần sau đó buông tay ra khiến bé ngã lăn xuống nền gạch.
Trước đó sáng 23-1, bảo mẫu tên L. lần lượt đút cháo cho C.T. và M.. Trong lúc đút cháo cho C.T., bà L. kêu một bé trai lại gần và nhéo tai khiến bé kêu ré lên.
Bà L. định đút cháo cho C.T. thì buông muỗng tát vô má của bé M. đang ngồi bên cạnh.
Khi bị nhồi muỗng cháo đầy vào miệng, bé C.T. nuốt không hết liền bị bà đánh vô trán. Bà liên tục đút cháo cho bé M., mỗi muỗng cháo bà này thường nhồi liên tục 3-5 lần vào miệng bé M.. Sau khi cho ăn, bà L. cho hai bé gái này uống nước bằng cách dùng tay ấn đầu ngửa ra đằng sau rồi đổ nước vào miệng.
Sáng hôm sau (24-1), khi bảo mẫu tên Q. đang cho một bé gái ăn thì bé T. làm đổ ghế nhựa. Bà này liền đứng dậy đi tới đá hai cái vào người. Cuối bữa ăn sáng cùng ngày, bà L. dùng chân đạp bé C.T. từ khu vực cho ăn vào trong phòng.
Một vài hình ảnh bảo mẫu bạo hành trẻ nhiễm HIV trong bữa ăn - Ảnh trích từ clip của Ngọc Khải - Hải Hiếu |
Ăn vì sợ
Sáng 3-2, một bé trai đang ngồi ăn mếu máo đứng dậy bị bà Đ. vả một cái vào mặt khiến bé này khóc thét.
Tiếp đến, bà B. lấy ghế cho bé T. đứng lên rồi đánh một cái vào mông, T. tụt xuống ghế thì bà tiếp tục cho đứng lên ghế, lấy dép dưới chân lên dọa đánh.
Chiều 26-2, khi T. đang ngồi trên ghế thì bảo mẫu tên H. chạy tới lấy dép đánh liên tiếp vào chân rồi lắc chân ghế để dọa T..
Khoảng 10 phút sau, bà H. tiếp tục lắc ghế và lấy dép đánh T.. Ngoài T., bé trai khác cũng bị bà H. đánh vào đầu khi đang ăn, bà H. còn cầm tay T. để đánh vào người bé trai này.
Trong giờ ăn sáng 4-3, bà T.T. ngồi đút thức ăn cho các bé, liên tục lớn tiếng, tay chỉ trỏ, nhéo, đánh nhiều cái vô đầu các bé đang tự múc ăn.
Tiếp đến, bà T. đưa bé T. đứng lên ghế, bé này khó khăn lắm mới lấy thăng bằng thì bà này mau chóng chạy đến xách tay T. mang lên ghế... T. đứng trên ghế và khóc.
Sáng 5-3, bà T.T. giữ đầu cho bé T. ngẩng mặt lên, liên tục rót sữa vào miệng. Tiếp đến, bà này chồm người vả một cái vào mặt một bé trai khác rồi tiếp tục vả ngược lại bằng mu bàn tay làm bé này khóc thét.
Khoảng một phút sau, khi đang đút sữa cho T., một bé trai khác không có biểu hiện gì phá phách, bà T. bước tới nắm tay kéo đứng dậy, xoay cổ tay nhéo tai.
Đứa trẻ nước mắt ròng ròng liền bị bảo mẫu này xé miếng bánh bao nhét vào miệng, chỉ tay vào mặt, kéo đi. Đứa trẻ vừa khóc vừa nhai thì bị bà tiếp tục nhéo tai. Những đứa trẻ xung quanh ngồi đưa mắt nhìn bạn, cúi mặt ăn bánh.
Một vài hình ảnh bảo mẫu bạo hành trẻ nhiễm HIV trong bữa ăn - Ảnh trích từ clip của Ngọc Khải - Hải Hiếu |
Một vài hình ảnh bảo mẫu bạo hành trẻ nhiễm HIV trong bữa ăn - Ảnh trích từ clip của Ngọc Khải - Hải Hiếu |
Sẽ kiểm tra
Bác sĩ Đào Thị Huê - phó giám đốc Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân - cho biết trung tâm hiện có 120 trẻ, trong đó khoa măng non có 22 trẻ với 15 bảo mẫu.
Theo bà Huê, đối với các bé nhiễm HIV, việc chăm sóc gặp khó khăn hơn các trẻ em không có “H” do các bé này thường xuyên bị bệnh, có thể trạng yếu hơn. Đối với các bảo mẫu tại trung tâm thường xuyên được tập huấn về tâm lý trẻ vị thành niên cũng như dự phòng lây truyền.
Ban giám đốc trung tâm thường xuyên kiểm tra nhắc nhở các bảo mẫu tuân thủ những quy định chăm sóc trẻ. Thời gian qua trung tâm chưa ghi nhận được tình trạng bảo mẫu đánh trẻ. “Từ thông tin củaTuổi Trẻ, ban giám đốc trung tâm sẽ xem xét, kiểm tra và xử lý theo quy định” - bác sĩ Đào Thị Huê cho biết.
|
Thứ Hai, ngày 6/4/2015 - 10:08
Theo N.KHẢI - H.HIẾU - T.KIM.ANH/TTO
Subscribe to:
Posts (Atom)