Friday, January 11, 2019

Đừng gài bẫy dân!

Mẹ Nấm (Danlambao) - Nhiều người tranh cãi về giá trị pháp lý và nguyên tắc cư xử đúng sai của nhà cầm quyền và người dân trong vụ cưỡng chế Vườn Rau Lộc Hưng. Nhưng xét cho cùng vẫn né tránh bản chất vấn đề - đó là “đất đai là sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý”. 

Bản chất vấn đề cuối cùng là chúng ta đã tranh cãi đúng sai trên một lổ hổng trầm trọng về quyền sống, quyền được mưu sinh của công dân.

Cưỡng chế hàng trăm hộ gia đình trước dịp Tết đoàn viên, chưa và sẽ không bao giờ là hành động có thể mang lại sự ấm no hạnh phúc cho xã hội. 

Ai cũng biết, với sự quản lý gắt gao từ cấp xã đến thành phố, việc xây dựng hàng chục ngôi nhà không thể diễn ra ngay giữa lòng thành phố như chốn không người. Nếu nhà cầm quyền muốn trị dân bằng cách cứ để dân sai ta ắt giành phần đúng thì đó là một bộ máy lãnh đạo lưu manh, luôn muốn cướp trắng thành quả lao động của người dân bằng hệ thống luật rừng. 

Nguồn gốc đất nông nghiệp được sử dụng ổn định qua nhiều thế hệ, không được cấp giấy chứng nhận khiến nhiều gia đình trong gần hai chục năm qua sống trong sự phập phồng lo sợ. Đó là an dân, là ấm no hạnh phúc hay sao?! 

Lấy đất xây công viên, thấy không ổn đổi sang xây trường học và liệu có ai dám bảo đảm đó sẽ là trường học khi đã đập phá nhà dân, đẩy họ vào cảnh khốn cùng?! Hãy nhìn ví dụ cụ thể nhất là chung cư cao cấp Mường Thanh ngay đầu cầu Trần Phú (Nha Trang) với lời hứa hẹn sẽ xây công viên, tháp nước phục vụ nhân dân. 

Đừng gài bẫy dân, đừng đổ tội chống phá nhà nước cho dân khi chính nhà nước được lãnh đạo bởi những người cướp chính quyền luôn nuôi dã tâm cướp trắng tài sản của nhân dân qua nhiều thời kỳ bằng nhiều thủ đoạn. 

12.01.2019

Đảng cướp

Thanh Lan (Danlambao) - Mấy ngày nay, việc nhà cầm quyền CS tổ chức cướp đất của bà con tại Phường 6, Quận Tân Bình, TP.HCM đã làm nóng dư luận trong và ngoài nước. Điều đáng nói là vào thời điểm giáp tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 này, trong lúc mọi người đang háo hức chuẩn bị đón một năm mới với bao hy vọng và ước nguyện sẽ có nhiều đổi thay cho đất nước, cho dân tộc thì nhà cầm quyền Quận Tân Bình lại tổ chức đàn áp và đập phá nhà dân bằng cách dùng xe cơ giới ủi sập tan hoang hàng trăm ngôi nhà của người dân tại đây, làm cho những hộ dân đang sống yên bình phải lâm cảnh màn trời chiếu đất, không cửa không nhà.

Mọi người đều biết rằng, vùng đất này trước năm 1954 có nguồn gốc là đất của Hội Thừa sai Pari, vốn là vùng đất hoang vu, sình lầy, cỏ mọc ngút ngàn đầy rẫy muỗi mòng rắn rít. 

Năm 1954, khi gần một triệu nhân dân miền Bắc đã phải nhắm mắt nén nỗi đau thương, phải xa rời mảnh đất quê hương, xa rời mồ mả tổ tiên, nơi chôn rau cắt rốn, đã bồng bế dắt dìu nhau vượt ngàn cây số, để vào miền Nam chạy loạn cộng sản, và được Tổng thống Ngô Đình Diệm ổn định cuộc sống bằng cách giao cho họ những vùng đất để sản xuất. Trong đó có một số người đã về đây khai hoang lập nghiệp trên vùng đất Lộc Hưng này. 

Với đức tính cần cù chịu khó của những người nông dân, cùng với bao mồ hôi xương máu đã đổ xuống trên mảnh đất này, mỗi con người nơi đây đã tự sức mình, với hai bàn tay lao động cần cù, họ đã biến vùng đất hoang vu sình lầy đầy rẫy rắn rết này thành những mảnh đất màu mỡ tốt tươi, thì mới có những vườn rau xanh tốt như hôm nay, để nuôi sống gia đình, và cung cấp nguồn rau xanh cho thành phố. Và cánh đồng rau Sơn Tây bắt nguồn từ đây, cho đến nay đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, với bao thế hệ liên tiếp truyền nhau canh tác và sinh sống trên mảnh đất này. 

Cũng bởi những bàn tay của những người nông dân này, họ đã xây dựng nên nhà thờ, trường học, chợ búa, biến vùng đất hoang sơ nơi đây thành một vùng quê Bắc Bộ thu nhỏ giữa đô thành Sài Gòn hoa lệ. 

Vậy mà… đúng là “chạy trời không khỏi nắng”; “tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa”. 

…………………………………………….. 

Nếu như ngày xưa, nhân dân ta dùng chữ “Cướp ngày” để chỉ bọn tham quan vô đạo, dùng quyền lực của mình ngồi trên công đường để ức hiếp dân lành, tìm mọi cách vơ vét làm giàu bất chính như trong câu ca dao: 

“Con ơi nhớ lấy câu này: 
Cướp đêm là giặc cướp ngày là quan” 

Mà trong đó, số quan tham ấy chỉ là thiểu số. 

Thì ngày nay, dưới thế chế độc tài đảng trị của đảng Cộng sản Việt Nam, đang đè đầu cưỡi cổ và tìm mọi cách đè nén, áp bức, vơ vét và hút máu đến tận xương tủy đối với nhân dân ta hơn bảy mươi năm qua, dưới những chiêu bài được đảng ngụy trang bằng những Bộ Luật, những Nghị định, Thông tư, những chủ trương chính sách do đảng đề ra, thì câu ca dao mới của dân ta đã lột tả bộ mặt thật của một đảng cướp giả nhân giả nghĩa, núp bóng dưới mỹ từ “của dân, do dân, vì dân”. Ấy là: 

“Con ơi nhớ lấy câu này: 
Ngày nay nó cướp cả ngày lẫn đêm”. 

Đúng vậy. Lịch sử đã chứng minh: Đảng Cộng sản Việt Nam là một ĐẢNG CƯỚP. 

Đầu tiên là Cướp Chính Quyền 

Ngày 9/3/1945, sau khi Nhật đảo chính Pháp, Hoàng đế Bảo Đại ký vào bản tuyên cáo độc lập và thành lập chính quyền mới với chính phủ do ông Trần Trọng Kim làm Thủ tướng. 

Ngày 19/8/1945, trong một cuộc mít tinh do nhân dân Hà Nội tổ chức nhằm ủng hộ chính phủ non trẻ Trần Trong Kim, thì Việt Minh (cộng sản trá hình) đã lợi dụng và biến cuộc mít tinh này thành ngày mà họ gọi là Cách mạng Tháng Tám, ngày Cướp Chính Quyền. Và ngày 02/9/1945, Hồ Chí Minh tuyên bố độc lập tại Ba Đình, lập nên nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH). 

Trước đây đảng vẫn tự hào ghi vào sử sách là “Cướp chính quyền”. Nhưng sau này với những lời phê phán nặng nề của dư luận về hành động phi pháp và hèn hạ này, nên đảng sửa lại là “Giành chính quyền”. Nhưng bản chất vẫn là CƯỚP. 

Sau khi cướp được chính quyền, việc tiếp theo là: đảng Cướp Quyền Tư Hữu của người dân, một hành động phi đạo đức, trái quy luật, trái với lương tâm đạo lý truyền thống ngàn đời của nhân dân ta. 

Chính từ hành động thủ tiêu quyền tư hữu này, đã dẫn đến hàng loạt hành động CƯỚP tiếp theo, làm cho hàng triệu người dân vô tội phải đầu rơi máu chảy, và chết thê lương trên rừng dưới biển. Làm cho hàng triệu con người phải bỏ nước ra đi. 

Thực hiện “Chuyên chính vô sản”

Năm 1953, theo lệnh của Mao Trạch Đông (Chủ tịch ĐCS Trung Quốc), Quốc hội nước VNDCCH thông qua Luật Cải Cách Ruộng Đất (CCRĐ) trong khoá họp lần thứ III ngày 4 tháng 12 năm 1953. 

Ngày 19/12/1953, Hồ Chí Minh ký Sắc Lệnh số 197/SL, thực hiện cái gọi là “Cải Cách Ruộng Đất”, mà họ cho là “cuộc cách mạng long trời lở đất” (1). 

Thực chất đây là vụ cướp có tổ chức, có chủ trương từ Hồ Chí Minh. Họ đã nhắm vào các đối tượng là những người nông dân do cần cù chịu khó làm ăn và có tích tụ được một ít ruộng đất, có “của ăn của để”. Và trong quá trình thực hiện chủ trương CƯỚP này, họ đã “tiêu diệt” được 172.008 người dân vô tội, bị họ quy là “địa chủ” (2). 

Điều trớ trêu là trong số những nạn nhân trong vụ CƯỚP này, đa số là những người có công với đảng, đã dâng hết tiền bạc của cải cung phụng cho đảng khi đảng còn chui rúc trong hang. 

Phát súng đầu tiên mà “cuộc cách mạng long trời lở đất” này nhắm tới là bà Cát Hanh Long-Nguyễn Thị Năm, người đã 2 lần hiến tám trăm lạng vàng cho đảng, và nuôi dấu dàn cán bộ lãnh đạo chóp bu của đảng trong nhiều năm. 

Đảng còn gây ra cuộc chiến “Huynh đệ tương tàn” hơn 20 năm nhằm cướp miền Nam, là một quôc gia có chủ quyền, đã cướp đi sinh mạng hơn ba triệu người Việt ở hai miền Nam Bắc dưới chiêu bài bịp bợm là “giải phóng miền Nam”, quyết “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”. Nay đảng lại trơ trẽn cắp cặp sang Mỹ năn nỉ xin xỏ và vay mượn về nuôi bảo cô hàng mấy triệu đảng viên “ngồi chơi xơi nước” trong hệ thống cai trị của đảng. 

Cải tạo Công Thương Nghiệp

Năm 1958, đảng đề ra chủ trương “Cải tạo Công-Thương nghiệp” tại miền Bắc. Thực chất đây cũng là chủ trương CƯỚP. Đảng tịch thu hết cơ sở sản xuất và các hãng buôn bán của tư nhân. Tất cả hàng hóa phục vụ nhân dân đều do Cửa Hàng Quốc Doanh của đảng độc quyền. Người dân không có quyền trả giá, lựa chọn. Những mặt hàng tương đối có giá trị thì đảng phân phối, cung cấp cho cán bộ. Người dân chỉ được mua lại đồ thừa thãi đo đảng loại ra mà thôi. 

Chiến dịch CƯỚP dưới mỹ từ “Cải Tạo Tư Sản Miền Nam” tiến hành từ tháng 12 năm 1976. Những tên cán bộ đảng viên đầu trâu mặt ngựa dẫn lũ khố rách áo ôm và những tên cơ hội, bất ngờ nửa đêm xông vào từng cơ xưởng, từng tiệm buôn bán, từng cửa hàng phở v.v... 

Chúng đóng chốt, bắt gia chủ kê khai tài sản, sau đó dồn tất cả người trong gia đình vào một góc rồi chia nhau lục lạo, lật từng viên gạch, đổ đất trong các chậu cảnh, lật nắp cầu tiêu, tháo gỡ các khung hình treo tường, thậm chí lật cả bàn thờ, đập các bức tượng để tìm tòi vàng ngọc châu báu tiền bạc của chủ nhà có thể cất dấu trong đó. Hột xoàn ngọc thạch kim cương thì ghi vào biên bản là đá quý. Vàng thì ghi là kim loại màu vàng. Và chúng tịch thu hết những tài sản đó, người dân khóc thét vang trời vì họ đổ bao sức lao động cực nhọc, gom góp nhiều năm trời, nay phút chốc bị đảng cướp trắng tay. 

Đảng còn trả thù những người phục vụ dưới chế độ cũ bằng cách lùa họ vào các trại tù, được mệnh danh là “học tập cải tạo”, với hàng chục năm giam giữ hành hạ và lao động khổ sai không một bản án. Hàng ngàn người bỏ xác nơi những trại tù này. Những người may mắn sống sót cũng trở về thành thân tàn ma dại. 

Sau đó đảng tiến hành mấy vụ đổi tiền, hòng cào bằng làm cho tất cả người dân đều bần cùng như nhau. Đây cũng là những vụ cướp trắng trợn và vô nhân đạo. Nhiều người vì tiêc của đã nhảy lầu hoặc nhảy xuống sông tự tử. 

Vì không thể sống với lũ cướp, gần ba triệu người Việt đã liều chết vượt biển đi tìm bến bờ tự do, tạo nên cuộc di tản lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Trong số đó có đến một nửa chết vì hải tặc, vì chìm thuyền, vì thiếu lương thực, và làm mồi cho cá. 

Bán nước và hèn với giặc 

Biển đảo và đất liền thì đảng dâng cho Tàu cộng dưới nhiều chiêu bài, như Công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng, như các Hiệp ước phân định Vịnh Bắc Bộ và phân định trên đất liền. 

Về Hiệp ước trên bộ về biên giới Việt-Trung, ký ngày 30-12-1999. 

Cho tới nay, đã 20 năm trôi qua, mặc dù tọa độ của các cột mốc đã được công bố, đảng vẫn chưa dám cung cấp thông tin đầy đủ và minh bạch về cuộc đàm phán dẫn đến những Hiệp định này. Nhiều câu hỏi đặt ra là với Hiệp ước trên bộ này, Việt Nam mất bao nhiêu diện tích đất? Tuy đảng tìm mọi cách bưng bít, che giấu, nhưng dư luận cho rằng, qua Hiệp ước này so với Công ước Pháp-Thanh 1887 giữa Pháp (đại diện cho Việt Nam) và Nhà Thanh (đại diện cho Trung Quốc), thì diện tích trên bộ Việt Nam bị mất bằng diện tích tỉnh Thái Bình (1.542 km²). 

Những điều mà nhân dân có thể kiểm chứng được rõ ràng Việt Nam đã mất như sau: 

Trong sử sách dạy cho học sinh trước đây, có câu đất nước Việt Nam hình chữ S, từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau. Nhưng hiện nay Ải Nam Quan(thuộc tỉnh Lạng Sơn), nơi trước đây Nguyễn Phi Khanh bị giặc Minh bắt nhốt trong cũi mang về Tàu, con là Nguyễn Trãi chia tay cha tại đây,thì nay đã hoàn toàn thuộc về Trung Quốc. Vì vậy nhà thơ Bùi Chí Vinh có câu: “Nước mắt Nguyễn Trãi khóc Nguyễn Phi Khanh rơi mãi tận đất Tàu”. 

Bãi Tục Lãm là một bãi đất bồi dài khoảng 1,5 km, diện tích 52 ha nằm tại cửa sông Ka Long đổ ra vịnh Bắc Bộ thuộc phường Hải Hoà, thành phố Móng Cái, Quảng Ninh, nay cũng đã hoàn toàn thuộc về Trung Quốc. 

Dãy núi Lão Sơn (tên Việt Nam gọi là Núi Đất) thuộc huyện Vỵ Xuyên tỉnh Hà Giang, nơi trong cuộc chiến biên giới 1984-1988, có nhiều trận đánh rất ác liệt, nay cũng hoàn toàn thuộc về Trung Quốc. 

Thác Bản Giốc: Theo Công ước Pháp-Thanh 1887, biên giới Việt Nam cách thác Bản Giốc 2km về phía Trung Quốc, nghĩa là thác Bản Giốc hoan toàn thuộc chủ quyền của Việt Nam. Nay con thác đẹp nhất Việt Nam này đã bị chia đôi, mỗi nước quản lý một nửa. 

Và Hiệp ước Vịnh Bắc Bộ Việt Nam và Trung Quốc ký kết ngày 25/12/2000. 

Hiệp ước Vịnh Bắc Bộ Việt Nam và Trung Quốc ký kết ngày 25/12/2000, phía Việt Nam được 53.23% và Trung Quốc được 46.77% diện tích Vịnh. So với Công ước Pháp-Thanh 1887, thì với Hiệp ước Vịnh Bắc Bộ, Việt Nam bị thiệt đến 3.200 hải lý vuông (khoảng 11.000 km2) lãnh hải (3). 

Tất cả hai Hiệp ước này đều được ký kết dưới thời TBT Lê Khả Phiêu, bị dư luận cho là hèn nhát và nhượng bộ Tàu quá nhiều. Vì vậy chỉ làm được nửa nhiệm kỳ, Lê Khả Phiêu bị phế truất khỏi chức TBT ĐCSVN. 

Ngoài ra Việt Nam còn cho Tàu thuê đất rừng tại những vị trí xung yếu và nhạy cảm. Theo cựu Phó Thủ tướng Đồng Sỹ Nguyên, diện tích đất rừng Việt Nam cho Tàu thuê là trên 300.000 ha. Còn theo điều tra của nhà văn Phạm Viết Đào là 305,3534 ngàn ha (4), (5). 

Và với Phormosa Hà Tĩnh và Bô xít Tây Nguyên, hai vị trí chiến lược quan trọng này thì Việt Nam đã hoàn toàn mất chủ quyền vào tay Trung Quốc. 

Đối với ngư dân: Dù được đảng lừa phỉnh và cấp xăng dầu cho ra khơi để làm “cột mốc sống” cho đảng, nhưng đến khi “Tàu lạ” đến đánh cướp thì chỉ ngư dân là thiệt thân, còn lực lượng hải quân được đảng khoe là hùng hậu, được trang bị mấy chiếc tàu ngầm mấy tỷ đô, và các tàu chiến hiện đại khác thì im thin thít nằm nấp bờ, và vẽ ra các kiểu hoạt động trên giấy để bòn rút tiền thuế của dân. 

Khi tàu HD 981 của Tàu cộng xâm phạm lãnh hải nước ta, thì lực lượng “Hải quân anh hùng” của đảng nằm im re không dám ho he. Đảng cho mấy chiếc tàu cảnh sát biển chạy vo ve phun nước như trẻ con chơi đùa, và hễ thấy tàu giặc đến là bỏ chạy như vịt để thoát thân. Vì vậy dân ta có câu ca: 

“Biển Đông dậy sóng 
Tàu cộng tràn vô 
Ngư dân bám biển 
Hải quân nấp bờ 
Bao giờ biển lặng sóng yên 
Hải quân ta sẽ tiến lên hàng đầu”. 

Ác với dân 

Sau này tư sản, địa chủ không còn, nhà máy, xí nghiệp, đảng ôm hết, những cánh rừng vàng được thiên nhiên ban tặng với bao loài gỗ quý, được cha ông gìn giữ hàng ngàn năm nay, đảng cho khai thác và bán sạch, đến khi hết rừng thì đảng lập tức nhanh chóng ra lệnh đóng cửa rừng. Tài nguyên dưới lòng đất như các loại mỏ kim loại quý, và dầu khí thì đảng nạo vét và hút cho đến cạn kiệt đem bán, đảng bán lây tiền chia nhau, đầu tư cho con cái đi du học và mua nhà ở nước ngoài để lót ổ phòng khi hoạn nạn. 

Bây giờ đất đai là tài nguyên quý giá cuối cùng còn lại của người dân, đảng tìm mọi cách để CƯỚP tiếp. 

Theo Luật Đất đai năm 2013, trong đó tại điều 62: thu hồi đất để “phát triển kinh tế-xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng”. Đây là điều khoản mơ hồ nhất và dễ bị lợi dụng nhất, là điều luật nhuộm biết bao máu của người dân. Vì vậy các nhóm lợi ích, các tập đoàn sân sau của các lãnh đạo cao cấp tại các Bộ, Ngành và Trung ương đã cấu kết, xâu xé những khu đất vàng nấp bóng dưới các “Dự án”. 

Từ khi đảng thực hiện chủ trương cướp đất bằng Luật Đất đại, với quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước đại diện chủ sở hữu và quản lý”, đã có hàng chục ngàn vụ cưỡng chế cướp đất trên cả nước diễn ra. Theo dõi các vụ cướp đất, chúng ta thấy rằng đối tượng đầu tiên mà chúng nhắm tới là các tôn giáo, trong đó đặc biệt là các cơ sở của Công giáo, là mục tiêu chính. 

Đối với Công giáo, từ các giáo phận, giáo xứ đến các dòng tu từ Nam chí Bắc, từ 1954 đến nay, dã có hàng trăm ngàn cơ sở bị chúng cướp dưới nhiều hình thức. 

Trở lại vụ cướp đất tại Lộc Hưng 

Câu hỏi đặt ra là tại sao lại là Lộc Hưng? 

Tại khu đất Lộc Hưng, không những là vùng đất có vị trí quá đẹp, là miếng mồi ngon mà bọn quan thăm thèm rõ giải lâu nay, thì nơi đây ngoài đa số là dân Công giáo miền Bắc di cư, còn là nơi có nhiều Thương phế binh VNCH, những người tàn tật yếu ớt không còn nơi nương tựa, và một số cựu Tù nhân lương tâm trú ngụ, được các cha Dòng Chúa Cứu Thế hết lòng giúp đỡ. Dưới con mắt của người cộng sản, đây là thành phần đảng muốn loại trừ. Cướp Lộc Hưng là trả thù các vị TPBVNCH, là trả thù các gia đình cựu TNLT, là gián tiếp trả thù DCCT mà đảng vô cùng căm ghét, vì các ngài dám nói lên sự thật, dám tố cáo những tội ác của đảng. 

Lý luận mà đảng cướp đưa ra là đây là đất công thổ, người dân sử dụng không có giấy tờ, và những ngôi nhà xây dựng trên mảnh đất này là bất hợp pháp? 

Đất đai là tài nguyên do tạo hóa ban tặng, có trước bất cứ thứ nhà nước và những thứ luật pháp nào. Từ ngàn đời nay, người dân chiếm hữu và sử dụng đất đai một cách tự nhiên, bằng khai hoang, phục hoá hoặc sang nhượng. Giấy tờ không phải là căn cứ duy nhất để xác lập quyền sở hữu của người dân với tài sản của mình. Đừng lấy lý do chưa có giấy tờ mà cướp đất của dân. Giấy tờ là do nhà nước, mà cụ thể tại vùng đất Lộc Hưng này là Quận Tân Bình cấp. Qua nhiều năm, nhiều lần người dân kê khai và làm các thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất. Nhưng vì có ý đồ cướp nên nhà cầm quyền không cấp thì dân làm sao có giấy? 

Nhà cầm quyền CSVN vốn quen thói “ngậm máu phun người”,”bốc lửa bỏ tay người” bằng cách đổ cho những người đấu tranh giữ đất tại Lộc Hưng hôm nay là do Việt Tân, do “Thế lực thù địch” xúi dục. Đúng là vừa ăn cướp vừa la làng. 

Trong số 849 tờ báo của đảng với hơn 28.000 nhà báo đeo thẻ, trước sự hung hãn của bọn cướp ngày này, trong cơn “nước sôi lửa bỏng”, tất cả đều câm như hến. Chỉ đến ngày 10/1/2019, khi gần 200 căn nhà bị ủi sập, thì một vài tờ báo mới lên tiếng, nhưng không phải để bênh vực lẽ phải, mà là sủa theo chỉ thị của đảng, rằng việc nhà cầm quyền Quận Tân Bình cho máy ủi phá nhà dân như này là đúng pháp luật? 

Kinh nghiệm cho thấy, qua hàng ngàn vụ cướp đất từ xưa đến nay, chỉ mới có hai vụ là nhân dân giành thắng lợi, bọn bạo quyền phải cúi mặt chịu thua trước sự đoàn kết chống trả kiên cường của người dân. Là vụ Dương Nội và vụ Đồng Tâm. 

Vì sao? Bà con Dương Nội đoàn kết một lòng, làm lễ ăn thề quyết giữ đất, với vị thủ lãnh kiên trung dũng cảm và sắc sảo,hai lần ngồi tù là bà Cấn Thị Thêu và gia đình. Người dân Dương Nội coi nhau như máu mủ, ruột thịt, đoàn kết một lòng, sẵn sàng hy sinh để giữ đất. 

Đối với bà con dân Đồng Tâm cũng vậy. Họ đoàn kết thành một khối vững chắc xung quanh cụ Lê Đình Kình. Họ rào làng chiến đấu, tay không bắt giữ hơn ba chục tên cướp đất, cuối cùng đảng cướp chịu thua. 

Hôm nay là những ngày năm cùng tháng tận. Những người có lương tri trên toàn thế giới đều cực lực lên án hành động cướp đất phá nhà vô nhân đạo này của nhà câm quyền ĐCSVN, biến những người họ gọi là “đồng bào” của mình thành những kẻ vô gia cư ngay trên tổ quốc và quê hương mình, phải sống cảnh màn trời chiếu đất trong những ngày đông giá lạnh. 

Trong số những nạn nhân của vụ cướp đất này, xót xa cay đắng nhất là gia đình cựu TNLT Huỳnh Anh Tú và Phạm Thanh Nghiên. Người chồng bị đọa đày 14 năm trong ngục tù cộng sản. Người vợ mảnh khảnh hèn yếu bệnh tật cũng bị giam cầm 4 năm. Họ chỉ đấu tranh cho lẽ phải, cho dân tộc quê hương được tự do dân chủ và bảo vệ chủ quyền biển đảo. Những đòn thù của đảng cướp trong tù đã làm cho họ kiệt quệ. Ra tù họ đã đến với nhau bằng tình yêu của những kẻ cùng cảnh ngộ với hai bàn tay trắng. 

Được sự giúp đỡ của những tấm lòng hảo tâm, căn nhà 40m2 vừa mới được dựng lên, nay cũng bị đảng cướp ủi sập tan tành. 

Một câu hỏi làm bao người phải xót xa ngậm ngùi, không cầm được nước mắt, là “Tết này anh chị và bé Tôm ở đâu?” 

Lịch sử nhân loại từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây, đã ghi nhận rằng, không có chế độ nào tàn ác, khát máu, hung tàn, gian tham và tần độc như chế độ cộng sản. Nếu lấy tre trên rừng làm bút, nước biển Đông làm mực cũng không ghi hết tội ác của chúng đã gây ra cho nhân loại, trong đó có nhân dân Việt Nam. 

Đài Tưởng niệm Nạn nhân của Chủ nghĩa Cộng sản (Victims of Communism Memorial) được xây dựng tại Washington, D.C. để tưởng nhớ hơn 100 triệu nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản đã chứng minh điều đó. 

Những hành động cướp đất và ủi nhà dân tại Lộc Hưng của nhà cầm quyền cộng sản hôm nay,chính là những nhát cuốc chúng đang tự đào mồ chôn chúng một ngày không xa. 

12.01.2019


_______________________

Chú thích





Tươi cười 40 năm Cao Miên - cúi mặt 40 năm Tàu cộng

Phạm Trần (Danlambao) - Đảng Cộng sản Việt Nam đã chính thức kỷ niệm 40 năm để khoe công đã cứu nhân dân Cao Miên thoát chế độ diệt chủng Pol Pot-Khmer đỏ, nhưng lại không dám tưởng niệm những người Việt Nam đã hy sinh trong cuộc chiến chống quân xâm lược Tầu ngày 17/02/1979.

Dấu mốc lịch sử 40 năm của hai cuộc chiến chỉ cách nhau 30 ngày. Tại Cao Miên, bắt đầu từ ngày 23/12/1978, khoảng 200,000 quân Việt Nam đã vượt biên giới để tấn công mở đường và yểm trợ lực lượng 20,000 lính của Mặt trận Đoàn kết Dân tộc cứu nước Campuchia, do Heng Samrin lãnh đạo và được Việt Nam yểm trợ, chiếm Thủ đô Nam Vang ngày 07/01/1979. 

Mười ngày sau, 17/01/1979, quân Việt Nam là chính, đã kiểm soát gần hết lãnh thổ xứ Chùa Tháp. Pol Pot và Khmer đỏ, dù có Trung Cộng đứng sau lưng, đã phải rút quân về cố thủ dọc biên giới Thái Lan.

Để trả đũa thay cho Pol Pot, ngày 17/02/1979, lãnh tụ Trung Cộng Đặng Tiểu Bình, đã tung 600,000 quân vượt biên giới đánh vào 6 tỉnh của Việt Nam gồm Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tuyên (Hà Giang, Tuyên Quang), Hoàng Liên Sơn (Lào Cai và Yên Bái) và Lai Châu. Họ Đặng gọi cuộc hành quân là “dạy cho Việt Nam một bài học”.

Chiến tranh huỷ diệt

Ngày 14/3/1979, Trung Cộng rút hết quân về nước, nhưng sau đó lại mở mặt trận đẫm máu thứ hai ở vùng biên giới, đặt trọng tâm vào Vỵ Xuyên (Tỉnh Hà Tuyên) từ 1984 đến 1990 để chiếm hai vị trí chiến lược núi Lão Sơn (Laoshan, điểm cao 1059, Việt Nam gọi là núi Đất) và Giả Âm Sơn (điểm cao 1250, Việt Nam gọi là đồi 722) và các điểm cao chiến lược khác dọc biên giới hai nước. Việt Nam đã mất vĩnh viễn phần lãnh thổ quan trọng này kể từ ngày 14/07/1984.

Vậy thương vọng đôi bên ở mặt trận Vị Xuyên (Hà Tuyên) ngày ấy ra sao?

Phóng viên Hòang Thùy của Việt Nam Express viết ngày 25/07/2014: "Mặt trận Vị Xuyên - Thanh Thuỷ được xác định là vùng chiến sự ác liệt nhất trong cuộc chiến tranh chống lấn chiếm biên giới phía Bắc 1984-1989. Trong vòng 4 tháng (4/1984 - 8/1984), Việt Nam đã loại khỏi vòng chiến đấu khoảng 7.500 quân Trung Quốc…"

Thương vong của phía quân đội Việt Nam thì nhiều tài liệu nói là có khoảng 4,000 người đã hy sinh, một nửa trong số này vẫn còn nằm ở chiến trường.

Thiếu tướng Lê Mã Lương, người đã chiến đấu 8 năm ở biên giới Việt-Trung và được phong tặng “anh hùng lực lượng võ trang”, kể về chiến sự ác liệt tại Vị Xuyên: "Đã có cả chục ngàn người lính và thường dân ngã xuống và chừng đó người khác bỏ lại một phần thân thể mình dọc biên giới phía Bắc những năm 1979-1988. Khi nói về lịch sử, dân tộc, chúng ta phải công bằng, không ai được phép lãng quên, không ai được cố tình lãng quên sự thật này". (Theo báo Tuần Việt Nam, 27/07/2017)

Chuyện bi thương thứ hai nên kể về Pháo đài Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn.

Đó là khi: "Nhắc đến những ngày đương đầu với quân Trung Quốc tại Lạng Sơn, không thể không kể đến trận đánh tại pháo đài Đồng Đăng. Người trực tiếp chiến đấu tại pháo đài này là Đại tá - Anh hùng Nông Văn Pheo, năm nay 61 tuổi. Ông may mắn sống sót sau trận đánh vô cùng chênh lệch về lực lượng với quân xâm lược.

Để bảo toàn lực lượng, Đại tá Pheo và một số đồng đội đã phải rút lui khỏi pháo đài tìm đường về đơn vị tiếp tục chiến đấu. Theo thống kê, sau 3 ngày đêm chiến đấu anh dũng, Đại tá Nông Văn Pheo đã trực tiếp tiêu diệt 70 tên địch, góp phần gây tổn thất nặng nề cho quân địch.

Nhưng đau xót thay, sau khi pháo đài Đồng Đăng thất thủ, quân Trung Quốc đã sát hại hàng trăm đồng bào ta. Pháo đài trở thành ngôi mộ tập thể lớn nhất trong chiến tranh biên giới của nhân dân Lạng Sơn.

Trước sự tấn công ồ ạt của quân Trung Quốc, Đồng Đăng và thị xã Lạng Sơn đều bị thất thủ. Quân xâm lược đi đến đâu là tiến hành đốt phá nhà xưởng, công sở, kho tàng bến bãi tới đó. Thị xã Lạng Sơn và nhiều địa phương khác gần như bị phá huỷ hoàn toàn sau khi quân Trung Quốc rút đi." (Báo Dân Việt, ngày 17/02/2018 ) 

Chi tiết hơn, nhân chứng Hoàng Văn Liên là một trong hai người sống sót tại pháo đài Đồng Đăng, nấm mồ chung của gần 400 người cả dân thường và bộ đội Việt Nam. 

Báo Tuần Việt Nam viết ngày 10/02/2018: "Nhóm của ông cùng lực lượng biên phòng chiến đấu quyết liệt. Sau ba ngày, bộ đội tại các lực lượng đã hy sinh gần hết. Những người còn lại rút vào cố thủ trong pháo đài và bắn qua lỗ châu mai. Pháo đài có 3 cửa, một cửa đã bị lấp từ trước, 2 cửa còn lại bị lính Trung Quốc chiếm giữ. Đến ngày thứ 4, lính Trung Quốc thả bộc phá và khí ngạt vào hang khiến toàn bộ gần 400 người cả dân và quân thiệt mạng. Ông và một đồng đội khác lợi dụng đêm tối đã lên khỏi hang rút đi, trở thành 2 nhân chứng cuối cùng cho câu chuyện bi tráng ở pháo đài Đồng Đăng."

"Pháo đài Đồng Đăng vẫn ở đó, trở thành chứng tích của một sự kiện lịch sử, là nấm mồ chung của gần 400 người Việt Nam."

(Tuần Việt Nam, ngày 10/02/2018)

Cuộc chiến biên giới Việt -Trung dài 11 năm đã gây tổn thất cho cả hai phía, nhưng so với thiệt hại và thất bại chính trị của Trung Cộng thì sự phá hoại và tàn bạo của lính Trung Cộng để lại cho nhân dân 6 tỉnh đã vượt qua sự chịu đựng của người Việt Nam.

Theo thống kê bán chính thức của Bách khoa Toàn thư mở thì Việt Nam thừa nhận có 10,000 thường dân thiệt mạng, nhưng không công bố tổn thất quân sự. Các chuyên gia quân sự Tây phương ước tính có 20,000 quân lính Việt Nam chết và bị thương. Tây phương cũng phỏng định có lối 28,000 quân Trung Cộng tử thương và hàng chục ngàn lính bị thương.

Thế nhưng, đáng tiếc nhưng phải lên án đảng CSVN đã vì sợ bị Trung Cộng trừng phạt mà không dám tổ chức tưởng niệm và ghi công những công dân và người lính đã hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc chống quân Tầu xâm lược từ 1979 đến 1990.

Nghĩa vụ cho ai, vì ai?

Trong khi đó tại chiến trường Cao Miên, ngược với trông đợi Việt Nam sẽ rút quân sau khi đánh bật Pol Pot ra khỏi Nam Vang, quân Việt Nam đã sa lầy ở đó đến 10 năm. Cho đến khi sức cùng lực kiệt Việt Nam đã buộc phải rút quân từ tháng 06 năm 1989, trước áp lực cấm vận của Quốc tế và là điều kiện bắt buộc của Bắc Kinh nếu Hà Nội muốn nối lại bang giao.

Vậy Việt Nam đã được gì sau cuộc chiến gọi là “nghĩa vụ quốc tế” của lực lượng “tình nguyện” ở Cao Miên? Hà Nội chẳng được gì, dù đã tổn thất khoảng 100,000 mạng sống gồm chết, bị thương và mất tích. Đất nước Cao Miên ngày nay, tuy quyền hành nằm trong tay cựu Trung đoàn trưởng Hun Sen, người được quân Việt Nam cứu và đưa trở lại Nam Vang nắm quyền sau Heng Samrin, đã nằm gọn trong tay Trung Cộng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Trung Hoa Hoa Tập Cận Bình đã có ảnh hưởng chính trị tuyệt đối với Cao Miên hơn cả Hoa Kỳ. 

Ông Hun Sen đã nắm quyền lãnh đạo Campuchia 33 năm, sẽ tiếp tục được Bắc Kinh ủng hộ để thực hiện kế hoạch bành trướng “một vành đai, một con đường” của ông Tập Cận Bình, nhưng đồng thời cũng bao vây Việt Nam ở phía tây.

Một bài viết phổ biến trên Internet cho biết: "Là quốc gia viện trợ lớn nhất cho Campuchia, Trung Quốc đã hỗ trợ quốc gia Đông Nam Á này 11 triệu USD để tổ chức các cuộc bầu cử địa phương trong năm nay. Ở chiều ngược lại, chính phủ Campuchia mở cửa cho làn sóng đầu tư chưa từng có của các doanh nghiệp Trung Quốc. Hiện đã có 30 sòng bạc của doanh nghiệp Trung Quốc đi vào hoạt động ở Campuchia và 70 sòng bạc khác đang trong quá trình xây dựng. 

Số lượng khách du lịch Trung Quốc đổ tới Sihanoukville, thành phố vốn chỉ có 90.000 dân, tăng gấp đôi trong vòng hai năm 2016-2017. Mọi nhà hàng, khách sạn, ngân hàng, cửa hàng mua sắm miễn thuế, siêu thị và ngân hàng ở Sihanoukville đều trưng biển hiệu viết bằng tiếng Trung Quốc."

Theo thống kê, năm 2017 Việt Nam đã dầu tư ở Cao Miên 184.5 triệu Mỹ kim, so với 501.5 triệu của Trung Cộng.

Ngoài mất ảnh hưởng chính trị vì không có khả năng kinh tế và tài chính bao bọc cho Hun Sen bằng Trung Cộng, đảng cầm quyền CSVN còn phải đối phó với mối hiềm khích lịch sử dai dẳng với Cao Miên về tranh chấp lãnh thổ và chủng tộc. Dù ngoài mặt thân thiện, nhưng trong thâm tâm, người Miên vẫn lạnh nhạt với người Việt Nam. Nó giống hệt như mối thù tiềm ẩn không bao giờ ra khỏi máu người Việt đối với Trung Quốc mỗi khi người Việt nhớ đến cuộc tấn công vào 6 Tỉnh biên giới của Đặng Tiểu Bình năm 1979 để không quên rằng Việt Nam đã từng bị người Tầu đô hộ 1,000 năm trong nhiều Thế kỷ trước.

Do đó, khi tổ chức kỷ niệm chiến thắng Pol Pot-Khmer đỏ tại Hà Nội ngày 05/01/2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc của Việt Nam đã ngụ ý kỷ niệm chiến thắng quân Khmer đỏ ở mặt trận biên giới Tây Nam là chính, sau đó mới đến chuyện đánh bật Pol Pot và Khmer đỏ khỏi Thủ đô Nam Vang ngày 07/01/1979.

Ông Phúc muốn lồng 2 hành động vào một khung là muốn tránh mở lại vết thương xung đột với Trung Cộng vì Bắc Kinh đã để mất quân bài Pol Pot trước cuộc tấn công của quân Việt Nam.

Hơn nữa khi Thủ tướng Việt Nam gọi lễ kỷ niệm là "Ngày Chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và cùng quân, dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng (07/01/1979- 07/01/2019)" còn ngụ ý muốn thanh minh quân Việt Nam vượt biên vào Cao Miên 40 năm trước không phải là hành động “xâm lược chiếm đóng” như đã có lần bị chính Nhà vua Norodom Sihanouk tố cáo tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc. Ông Phúc muốn mọi người hiểu rằng Việt Nam chỉ phản công hành động đánh phá của Pol Pot-Khmer đỏ, và tình nguyện giúp người Miên thoát khỏi chế độ diệt chủng.

Ông Phúc nói: "Sau khi đập tan chiến tranh xâm chiếm biên giới Tây Nam - Việt Nam của Tập đoàn phản động Pôn Pốt, theo yêu cầu của cách mạng Campuchia, Việt Nam đã đưa quân tình nguyện sang giúp lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia giải phóng dân tộc khỏi nạn diệt chủng, khôi phục, xây dựng đất nước. Đến ngày 7/1/1979 thủ đô Phnôm Pênh đã được giải phóng. Đây là Chiến thắng có ý nghĩa lịch sử vô cùng trọng đại, từ đó nhân dân Campuchia hoàn toàn thoát khỏi chế độ diệt chủng, bước vào kỷ nguyên độc lập, tự do, dựng xây đất nước."

Nhóm chữ “cách mạng Campuchia” mà ông Phúc nhắc đến là tổ chức “Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia” được Việt Nam yểm trợ thành lập do Heng Samrin lãnh đạo và Hun xen là Ủy viên.

Báo chí Việt Nam, theo chỉ đạo của Ban Tuyên giáo đảng và Bộ Thông tin và Truyền thông, đã viết bài ca tụng quân đội Việt Nam đã “hoàn thành nghĩa vụ quốc tế vẻ vang.”

Nhưng trong khi kỷ niệm 40 năm chiến thắng mặt trận biên giới Tây Nam và giải phóng Cao Miên khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot được tổ chức cấp nhà nước thì trong 39 năm qua, những hy sinh cao cả và đẫm máu của quân-dân 6 tỉnh biên giới trong cuộc chiến chống quân Tầu xâm lược 1979-1990 đã bị đảng cầm quyền CSVN cố tình làm ngơ.

Chẳng những đớn hèn như thế mà Chính phủ còn ra lệnh chống phá, ngăn cấm mọi cố gắng tự phát của cựu chiến binh và người dân muốn tổ chức truy điệu và dâng hương ghi ơn quân-dân đã nằm xuống trong cuộc chiến hào hùng này.

Không có bất cứ lời giải thích nào từ phía Lãnh đạo đảng và nhà nước Việt Nam cho thái độ vô ơn bạc nghĩa này, nhưng nếu 40 năm sau ngày Quân Tầu xâm lược 17/02/1979 mà hương khói vẫn lạnh tanh ở biên giới Việt-Trung thì vong linh của trên 45,000 quân-dân làm sao mà thảnh thơi nơi chín suối? -/-

(01/019)

Lịch của Trần bộ trưởng và lịch của Hổ - giả dối có vô vàn biến thể!


*

Đọc bài trên Danlambao “Dư âm về lá thư xin lỗi của ông bộ trưởng Trần Tuấn Anh” ngày 9/1/2019, có đoạn: “Vậy có phải vào chiều ngày 4/1/2019, một lúc ông Tuấn Anh phải làm bốn việc: vừa phải vào TP.HCM để dự họp, vừa "nằm điều trị tích cực" tại bệnh viện Bạch Mai, vừa làm việc với ông Bộ trưởng Năng lượng và Mỏ nước CHDCND Lào Khammany Inthirath, và trao Quyết định bổ nhiệm cho ông Lê triệu Dũng?”

Ngó sang câu chuyện Hồ Chí Minh tiếp “chị và anh ruột”, liền thấy cái gì đó giông giống… và liền thấy cái gì đó… tương tự và liền thấy cái gì đó … sai sai và liền thấy cái gì đó… đêu đểu và liền thấy cái gì đó… gia giả!

I. Này, lịch Hồ Chí Minh tiếp… “chị”.

1. Tiếp muộn vì còn bận “bàn chuyện cấp gạo cho quân Tàu Tưởng”.

Bài báo trên báo “Công An Nhân Dân” “Chuyện Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp người anh ruột Nguyễn Sinh Khiêm...” (cand.com.vn, 18/05/2018) có viết: “Nhớ lần trước, lúc Bác Hồ đang chủ trì cuộc họp quan trọng bàn chuyện cấp gạo cho quân Tàu Tưởng, khi nghe thư ký thông báo rất nhỏ là có cô Nguyễn Thị Thanh ra thăm, Bác Hồ bàng hoàng cả người, hai tay bám chặt vào bàn để kìm nén nỗi xúc động quá lớn; nhiều người lúc ấy thấy đôi mắt của Bác Hồ rớm lệ…”


Ấy vậy nhưng cũng trên báo “Công An Nhân Dân” ở một bài báo khác lại có một lý do khác: “Ngày 27/10/1946 bà Nguyễn Thị Thanh từ Nghệ An ra Hà Nội thăm Bác. Vừa nhìn thấy Bác, bà Thanh vừa gọi, vừa chạy lại ôm lấy Bác: “Cậu, cậu, cậu khoẻ không?” . Bác khóc, nước mắt Bác thấm vào cánh tay áo của bà, mắt Bác chớp chớp, Bác lấy khăn lau mắt mình và nói: “Chị khoẻ không? em biết chị chờ lâu, nhưng vì em đang bận tiếp các đồng chí Nam Bộ ra.” (Những cuộc gặp cảm động của Bác Hồ với người thân ,cand.com.vn, 18/02/2007) 


1. Tiếp vào “Đêm đầu năm 1946 ấy…”!

“Nghe người Bí thư Vũ Đình Huỳnh báo cáo, Bác Hồ căn dặn lại đại ý:

- Nhờ chú Huỳnh lo tiếp anh tôi - Anh tôi ở tù ra, cũng thích uống rượu. Nhờ kiếm cho anh tôi một ít rượu trắng, loại ngon; một ít sách báo để anh tôi đọc. Cảm thông với anh là tối nay tôi sẽ đến...

Đêm đầu năm 1946 ấy, trời mưa. Bác Hồ hóa trang mặc áo the, đội ô cùng đi bộ với hai người là Bí thư Vũ Đình Huỳnh và người Thư ký Vũ Kỳ. Sau khi vào phòng làm việc của đồng chí Lê Giản ở phố Trần Hưng Đạo có cửa ra vào phía phố Dã Tượng, Bác Hồ cởi áo the ra.

Đồng chí Lê Giản mở cửa phòng riêng. Vừa thấy anh trai, Bác Hồ chạy đến ôm lấy anh khẽ kêu lên: "Anh Cả!".”

2. Tiếp “cũng vào khoảng 11h30’ – ngày… cuối năm 46”!

Ấy vậy nhưng cũng trên báo “Công An Nhân Dân” ở một bài báo khác lại có một lý do khác: “Ngày 27/10/1946 bà Nguyễn Thị Thanh từ Nghệ An ra Hà Nội thăm Bác… Hôm ấy, vào lúc 11h30’ ngày 27/10/1946 vừa nhìn thấy Bác, bà Thanh vừa gọi, vừa chạy lại ôm lấy Bác: “Cậu, cậu, cậu khoẻ không?” và Bác khóc, nước mắt Bác thấm vào cánh tay áo của bà,… Cũng theo lời kể của ông Hồ Quang Chính thì sau chuyến thăm của bà Nguyễn Thị Thanh, ít ngày sau, người anh ruột của Bác là ông Nguyễn Sinh Khiêm cũng đã ra thăm Bác. Hôm ấy cũng vào khoảng 11h30’, cánh cửa phòng làm việc của Bác từ từ mở. Bác Hồ vẫn đôi mắt sáng ngời và hiền từ, vẫn trong bộ kaki vàng, bạc màu, đi thẳng về phía ông cháu tôi.

Cũng như khi bà Thanh gặp Bác, ông cả Khiêm chạy lại ôm chầm lấy Bác Hồ: “Chú, chú Cung (tên Bác Hồ hồi nhỏ), chú có khoẻ không?…” (Những cuộc gặp cảm động của Bác Hồ với người thân, cand.com.vn, 18/02/2007)

III. Hồ Chí Minh giống… hệt người “anh ruột” như… 2 giọt nước! 

Bài báo: “Chuyện Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp người anh ruột Nguyễn Sinh Khiêm... ” (cand.com.vn, 18/05/2018), còn khẳng định Hồ Chí Minh giống… hệt người “anh ruột” như… 2 giọt nước: 

1. Dân Nghệ cũng… tưởng: “Năm 1946, sau khi cô Nguyễn Thị Thanh ở Hà Nội về, bác Nguyễn Sinh Khiêm lên đường từ Nghệ An ra Hà Nội. Lúc đầu bác đi bộ từ huyệnNam Đàn ra ga Cầu Giát, huyện Quỳnh Lưu quãng đường ước chừng 70 cây số. Lúc bác lấy vé tàu từ ga Cầu Giát, nhiều bà con ở đây đã chạy đến vây kín lấy bác, ai cũng khẳng định đây chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh cải trang để vi hành.”

2. Và đến xứ Tràng An cũng… thấy: 

“Tàu đến ga Hàng Cỏ - Hà Nội, cụ Nguyễn Sinh Khiêm vừa bước ra khỏi cổng ga thì đồng bào ở đây lại nhanh chóng ùa đến vây kín. Đông đảo bà con Hà Nội cứ khẳng định đây là Cụ Hồ cải trang để vi hành xem xét tình hình.”

Đâu là sự thật?

IV. “Anh” được uống rượu hay… không? “Chị” được ăn hay… nhịn?

1. “Anh” được uống… rượu - “Chị” được ăn... cơm.

Bài báo “tiếp đêm” thì được uống rượu: “Nhờ chú Huỳnh lo tiếp anh tôi - Anh tôi ở tù ra, cũng thích uống rượu. Nhờ kiếm cho anh tôi một ít rượu trắng, loại ngon…”

Trưa thì… nhịn để đến “chiều ở lại ăn cơm”

“Người mời bà Thanh cùng hai cháu đến chiều ở lại ăn cơm với Người, có Cụ Huỳnh cùng dự.” (Năm 1946 - Tháng 10 - Cơ quan trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam) (http://hochiminh.vn/news/Pages/news.aspx?CateID=14&ItemID=233)

2. “Chị”… nhịn đói và “anh” cũng… chẳng no!

Bài báo “tiếp ngày” thì… không! “Hôm chị ra đây, có hai cháu này cùng đến với em, nhưng em bận quá, không tiếp được nhiều. Em có mời chị và hai cháu ở chơi đến chiều, nhưng chị về…” (Những cuộc gặp cảm động của Bác Hồ với người thân.)

Đâu là sự thật?

Và: “Nghe tin anh Cả mất, lòng tôi rất buồn rầu. Vì việc nước nặng nhiều…” Vần quá, nhưng liệu… có thật?

***
Và liệu có thật “giống hệt như… 2 giọt nước”?

Dân Nghệ và xứ Tràng An cho hỏi:

Đâu rồi một bức ảnh chụp chung?



Đúng là “nhục quốc thể”

David Thiên Ngọc (Danlambao) - Hôm nay tôi xin nói về cụm từ "nhục quốc thể" tuy có muộn nhưng tôi xét thấy cũng không thừa…Cái cụm từ mà tà quyền csVN phun ra và được dẫn qua lời của đám "bút nô" để chụp lên đầu 152 người Việt nhập cảnh Đài Loan và từ đây họ đã "bỏ phiếu bằng chân" như hàng triệu người dân VN qua các đợt ồ ạt bất chấp cả mạng sống của mình vào các thời điểm 1954, 1955, 1975 và kéo dài mãi đến hôm nay mà không có hồi kết.

Để đi vào chi tiết của cái gọi là “nhục quốc thể” đó, trước hết tôi xin mượn lời của “ngài Tổng Bí-Chủ” Nguyễn Phú Trọng rằng “mình có sao thì người ta mới vậy…” mà ông đã phát biểu khi trở về nước sau đợt Mỹ du mấy năm về trước. Thưa “ngài” đúng vậy! Tôi xin ngưng dòng chảy vài phút…-tôi nói thật khi tôi dùng chữ “ngài” để nói về ông có một phần nhỏ là tôi cũng cố gắng lịch sự với ông vì rằng dù sao ông cũng đang tạm gọi là “lãnh đạo” hay “ngồi xổm” trên đầu gần 90 triệu đồng bào, cùng dòng máu Việt Lạc của tôi (trừ hơn 4 triệu đảng viên csVN và người thân của họ đều là loài khác máu với tôi và đồng bào tôi). Ngoài ra nếu có ai đó cho rằng tôi “chơi chữ” để mắng ông vì chữ “ngài” trong Hán tự (mẫu Quốc của ông và tập đoàn csVN) có một chữ ngài () mà nghĩa nôm là “con tằm”. Mà loài tằm thì ôi thôi chúng ăn dữ lắm… ăn kinh sợ luôn. Do đó dân gian có ví “ăn như tằm ăn dâu” vậy, chắc ông không lạ gì. Cũng từ thực tế này mà bà cựu PCT nước csVN Nguyễn thị Doan nói công khai và nói thật trước hội trường “nghị gật” rằng “chúng ăn của dân không từ một thứ gì” chúng ở đây là tập đoàn của ngài đấy và không từ thứ gì là bao gồm cả chất thải của dân! Thì đó là sự tự do suy luận của người khác.

Trở lại với việc nhục quốc thể. Đúng là mình có sao thì người ta mới vậy. Người ta ở đây là 152 công dân VN đại diện phơi bày sự thật của hàng triệu người khốn khổ, không ổn định, không an toàn trong cuộc sống chưa nói là “bị bóc lột lâm vào cảnh cơ cực tột cùng không lối thoát” trong xã hội VN thời cộng sản. Và “mình” ở đây là tập đoàn tà quyền csVN. Cái điều rõ ràng mà ai cũng biết là từ đợt chạy bỏ quê hương nơi chôn nhau cắt rốn năm 1954 từ Bắc chạy vào Nam rồi sau đó là liều chết bỏ xứ sở kể cả người thân vợ/chồng con cái… bị kẹt lại và mồ mả tổ tiên để chạy ra nước ngoài cho dù bất cứ nơi đó là đâu… từ năm 1975 đến nay vẫn chưa chấm dứt miễn nơi đó không phải là “thiên đường cộng sản”. Nếu như cái thiên đường xã nghĩa VN là có thật cho dù là một phần nhỏ thôi thì thử hỏi có một ai mà cam lòng bỏ nước ra đi? Đất lành chim đậu-một đứa trẻ trâu cũng biết.

Thế thì “nhục quốc thể” ở đây là sao? Từ năm 1975 đến nay hơn 4 triệu người Việt Nam trong thân phận “thuyền nhân” khi chạy ra nước ngoài tránh họa cộng sản trong gần 44 năm qua đã làm nhục quốc thể? Đúng! hàng năm cộng đồng người Việt hải ngoại đã chuyển về cho chùm khế ngọt gần 20 tỉ USD là bầu sữa béo ngọt tiếp sức cho cây cộng sản được kéo dài tuổi thọ để chúng “làm nhục quốc thể”! Tôi nói không cường điệu hay cực đoan chút nào. Cụ thể quý vị là những người đã sống qua thời VNCH trước 1975 rằng có những cảnh và hình ảnh sơ lược tôi nêu ra sau đây không hay đó toàn là những điều chưa từng có và chưa từng thấy như:

- Khi ra nước ngoài du khách cầm trên tay cái Passport (hộ chiếu) mang dòng chữ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thì tự khắc biết là bị kỳ thị, khinh khi và đối xử như thế nào?

- Nếu là phụ nữ trẻ thì bị gọi riêng ra và tra xét rất kỹ thời hạn và mục đích nhập cảnh vì bị nghi ngờ là qua nước họ “làm đĩ” gây ra tệ nạn xã hội và bôi xấu hình ảnh đất nước của họ (Singapore). Nếu có điểm gì khả nghi là họ từ chối cho nhập cảnh và bắt quay về lại thiên đường.

- Thường xuyên phát hiện và bắt giữ tang vật lẫn người và đưa ra tòa xét xử về tội “ăn cắp” trong đó có nhiều kẻ là cán bộ csVN và kể cả du sinh… và không thiếu mặt con gái rượu của UV T Ư đảng GĐ đài PTTH VN nhưng “nữ đạo chích” đó sau khi được cứu thoát bằng phù phép cho là có bị bịnh tâm thần nên cầm nhầm, nhưng khi thoát được về nước vẫn muối mặt, đường đường là “con bịnh tâm thần” vô tư chường mặt ra trên TV nói những lời không giống tiếng người. Nghe đâu nữ quái đó quen tay nên hành nghề “đạo chích” không phải 1 lần khi đi nước ngoài.

- Trước các cửa hiệu mua sắm, nhà hàng ăn uống thường có những tấm bảng cảnh báo ghi bằng tiếng Việt về nạn mất trộm và thiếu văn minh, tham lam khi lấy đồ ăn thức uống ở những nhà hàng Buffet và vệ sinh với “văn hóa xả rác”. Họ viết bằng tiếng Việt cho ai xem? Chả lẽ cho người Pháp, Mỹ…?

- Phi công, tiếp viên hàng không csVN tiếp tay, đồng lõa với tội phạm ăn cắp và chuyển hàng ăn cắp được để đem về thiên đường tiêu thụ…

- ….

Ôi thôi kể ra thì không giấy mực nào cho xiết. Thế thì những thói quen và hành động làm nhục quốc thể đó có từ đâu? Đã là con người ai ai cũng thấy xấu hổ trước những hành động vô văn hóa của mình. Tuy nhiên họ vô tư hành xử như vậy bởi họ sinh ra và lớn lên hấp thụ vào trí não, vào thân thể cái nét văn hóa “bầy đàn” trong trại súc vật từ rừng rú mà ra. Tội nghiệp cho họ là họ ngụp lặn trong ao tù thối tha triết lý, văn hóa của chủ nghĩa Mác-Lê mà nhuộm đen thân thể từ khi mới lọt lòng nên tự thấy cái màu “đen huyền” trong ý thức và văn hóa đó là ưu việt. Do đó họ không nhận thức ra những điều phản cảm, vô giáo dục, vô đạo đức và phi nhân tính.

Mình (chế độ) có sao thì người dân mới ùn ùn bỏ nước ra đi chứ? Trong nhiều năm qua chính những tên trùm đầu sỏ csVN cũng trốn bỏ đi… khi đã thâu tóm máu xương của người dân, mà chúng đi đến các nước giãy chết như Mỹ, Canada, Úc và Châu Âu…chứ không qua các thiên đường ưu việt Trung cộng, Bắc Triều Tiên, Cu Ba…??? Điều đáng nói là chúng đi công khai bằng đường hàng không, bằng mọi mánh lới, thủ đoạn… Trong đó chúng đi bằng hàng núi tiền ăn cướp từ xương máu của người dân Việt.

152 thân phận đau thương lại đang bị chúng (csVN và đám bồi bút) lôi ra bêu riếu rằng họ đã làm nhục quốc thể? Chính tập đoàn csVN mới công khai và ngang nhiên làm nhục quốc thể như đã nêu trên và năm ngoái chúng lại đưa một bọn côn đồ hành xử theo kiểu xã hội đen do tên tướng bộ trưởng côn an Tô Lâm dẫn đầu qua một nước văn minh dân chủ ở Châu Âu mà bắt cóc người rồi chối bai bải khi chứng cớ, nhân chứng, vật chứng đã rõ ràng trước tòa án công khai minh bạch ở Berlin-Germany trong vụ bắt cóc TXT? Và rất nhiều hành động tham nhũng trong vốn ODA khiến họ khinh bỉ ra mặt và phải rút vốn chối từ viện trợ (Đan Mạch, Nhật Bản…)

Chính 152 nạn nhân của chế độ trong hàng triệu nạn nhân là những bản cáo trạng vạch trần bộ mặt thật lọ lem, thối tha của chế độ. Tà quyền csVN lươn lẹo lấy 152 tấm vải thưa đánh tráo khái niệm gắp lửa bỏ tay người, đánh bùn sang ao hòng che đậy hố phân hôi thối đang gây ô nhiễm nặng cho đất nước VN và các nước lân bang được sao?

Kết thúc bài viết tôi xin lập lại câu nói của “ngài” Tổng Bí-Chủ csVN Nguyễn phú Trọng rằng:’Mình có sao người ta mới (trốn đi) như vậy”!