Friday, April 15, 2016

Ngăn cản cưỡng chế thu hồi đất, ông lão bị máy múc cán chết

Theo Tinhhoa.net-14.04.2016

Không đồng ý với quyết định cưỡng chế thu hồi đất của chính quyền, một ông lão 78 tuổi ở Trung Quốc đã đứng trước máy múc để ngăn cản nhưng bị cán chết ngay tại hiện trường.

Trung Quốc, máy múc, Cưỡng chế thu hồi đất,
Ảnh Internet.
Vào 9h50 ngày 26/6/2010, tại thôn Trung Phong huyện Tài Nguyên thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, trưởng thôn Trình Ngọc Hồng dẫn theo 6 nhân viên, 4 lao động phổ thông và máy múc đến cưỡng chế thu hồi đất của gia đình ông Vương Khánh Bách, 78 tuổi.
Trung Quốc, máy múc, Cưỡng chế thu hồi đất,
Ảnh Internet.
Không đồng ý với quyết định trên, ông Vương đã đứng trước bánh xe của máy múc ngăn không cho san lấp đất nhà mình.
Sau một hồi tranh cãi gay gắt, trưởng thôn nói, nếu ông Vương không tránh ra thì sẽ cho máy múc cán lên người. Nhưng ông Vương vẫn cố thủ và bị máy múc cán chết ngay tại hiện trường.
Trung Quốc, máy múc, Cưỡng chế thu hồi đất,
Ảnh Internet.
Tuy nhiên, sau đó chính quyền địa phương lại quy sự việc này vào dạng tai nạn lao động, chỉ giải quyết bồi thường cho gia đình nạn nhân mà không hề xét xử những người có liên quan.
Cho đến nay, người dân trong thôn Trung Phong vẫn rất bất bình về sự việc này, gia đình nạn nhân vẫn theo kiện, nhưng chính quyền địa phương lại phớt lờ không giải quyết.
Lê Hiếu dịch từ Ca.ntdtv.com







Những “hội nghị” đấu tố!!!

Tự do Ngôn luận - Công luận người Việt trong và ngoài nước đang chăm chú theo dõi những bi hài kịch xảy ra tại Việt Nam quanh việc phong trào tự ứng cử Quốc hội đang bị đánh phá. Dĩ nhiên ai cũng biết bàn tay lông lá chỉ đạo ráo riết việc này chính là Bộ chính trị đảng cộng sản, mà cụ thể là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tiếp xúc cử tri ngày 8 - 3, ông ta đã khẳng định: “Không để lọt vào cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước những phần tử thế này thế khác”. 

Trước đó, trong Chỉ thị số 51 ra ngày 4-1-2016 về cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, ông đã ra lệnh cho thuộc cấp rồi: “Lãnh đạo tốt công tác nhân sự, bảo đảm sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Đảng trong công tác cán bộ; gắn kết quả nhân sự của đại hội đảng các cấp và quy hoạch cán bộ với công tác chuẩn bị nhân sự để giới thiệu những người tiêu biểu, có quan điểm, lập trường chính trị vững vàng…. Việc lựa chọn, giới thiệu người ứng cử và việc tự ứng cử đại biểu… phải bảo đảm theo đúng quy định và hướng dẫn của các cơ quan Trung ương có thẩm quyền. Lãnh đạo tốt việc tổ chức hiệp thương giới thiệu người ra ứng cử...”. 

Rồi như sợ đám tay sai lãng quên, tại hội nghị xây dựng đảng ngày 26-03-2016, Trọng Lú còn nhắc lại: “Các thế lực xấu, thù địch đang rất muốn chúng ta thay đổi chế độ chính trị. Tôi đã nói đổi mới chính trị không có nghĩa là thay đổi chế độ chính trị, không có nghĩa là làm thay đổi bản chất của Đảng ta, Nhà nước ta”.

Và thế là một một lực lượng khổng lồ đã được huy động khắp cả nước (nhà cầm quyền địa phương, bộ máy đảng, mạng lưới công an, các đoàn thể của Mặt trận Tổ quốc). Đám tay sai công cụ này đã và đang sử dụng mọi thủ đoạn gian manh, thô bỉ, đê tiện nhất để loại trừ các ứng viên tự do (mà tổng số trên dưới 160 người), nhất là các ứng viên có tinh thần dân chủ, bằng cách không để họ thu thập được đủ số phiếu tín nhiệm trong cái gọi là “hội nghị hiệp thương” lần 2, hay “hội nghị cử tri”, một định chế vi hiến tự bản chất. 

Các hội nghị cử tri đểu giả này đều có một số đặc điểm chung như sau:

- Thành phần tham dự do ban tổ chức mời từ trước, ứng viên không được biết danh sách (dù có khi yêu cầu được biết trước, như ứng cử viên Nguyễn Thúy Hạnh). Cá biệt có trường hợp chính ứng viên cũng chẳng được mời (như các ông Ngô Anh Tuấn, Phan Vân Bách...). Thành phần tham dự này đa phần là người của nhà nước (như đảng viên, đoàn viên, thành viên các đoàn thể MTTQ). Hầu hết đều đã được “tập luyện phát biểu lên án” và “quán triệt bỏ phiếu bất tín nhiệm”.

- Có những cử tri ở tổ dân phố khác cũng được huy động vào họp, trong khi nhiều cử tri ở chính tổ dân phố của ứng viên thì không được tham dự (như ứng viên Lê Khánh Luận). Điều này cũng xảy ra ở nơi công tác, làm việc (như ứng viên Đỗ Anh Tuấn: công ty anh có 104 người nhưng chỉ mời 15 người còn mời các công ty khác 103 người). Đó là chưa kể việc giới hạn số cử tri. 

- Biến hội nghị tiếp xúc thành nơi chỉ trích, lên án ứng viên một cách thô bạo, vì những lý do vặt vãnh và vô căn cứ (như không sinh hoạt tổ dân phố thường xuyên, không thường xuyên thăm hàng xóm, chẳng tham gia đóng góp ủng hộ tiền trong các đợt vận động, nói xấu đảng và nhà nước trên mạng, đòi hủy bỏ điều 4 Hiến pháp, đòi đa nguyên đa đảng, hay đi biểu tình chống Trung Quốc, trẻ quá nên không đáng tín nhiệm, bằng cấp thấp sao làm đại biểu, chưa có cống hiến gì mà đòi vào quốc hội, tự ứng cử mà không xin phép đoàn thể, thậm chí để chó ỉa sang nhà hàng xóm... Nhà thơ Bùi Minh Quốc còn bị phê là “thiếu đạo đức” vì từng từ chối nhận giấy mời của công an, rồi “thiếu tình hàng xóm láng giềng”, vì đã kiện ông hàng xóm cơi nới trái phép trên đất của Nhà nước quy hoạch làm lối đi chung). Toàn là những lý do không ăn nhập gì với các tiêu chuẩn của người đại biểu Quốc hội đã được luật định. 

- Ứng viên không được tạo điều kiện để trao đổi lại với cử tri mà phải “chịu trận” cuộc đấu tố của họ. Bà Nguyễn Thúy Hạnh chỉ được cho 5 phút. Nhiều ứng cử viên độc lập khác bực tức, không chịu nổi cảnh bị đấu tố này nên đã tẩy chay vòng hiệp thương, bỏ ra khỏi hội nghị, như nhà văn Nguyễn Tường Thụy, nhà thơ Bùi Minh Quốc, cử nhân luật Nguyễn Đình Hà...

- Ứng viên bị ngăn cản, bị cấm phát tài liệu công bố tiểu sử và chương trình hành động của mình cho cử tri, không được ghi hình chụp ảnh (như thầy giáo Đỗ Việt Khoa, tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, nhà văn Nguyễn Tường Thụy).

- Nhiều dấu hiệu cho thấy có sự can thiệp, định hướng để cử tri bỏ phiếu “bất tín nhiệm”. Thạc sĩ Nguyễn Trang Nhung nhận định: “Tôi cho rằng không hề có cái gọi minh bạch hay là dân chủ. Người dân không hoàn toàn tự quyết trong việc bỏ phiếu, bởi vì họ có vẻ đã được định hướng sẽ phát biểu như thế nào để ủng hộ hay phản đối ứng cử viên”. ƯCV Đỗ Anh Tuấn thì cho biết: “Bác Chi, người bế mình từ khi mình còn bé tí, tối hôm trước còn đi vận động tranh cử với mình, sáng hôm sau bị CA đến nhà. Buổi chiều mình lên, bác bảo bác ốm, bác gái đi họp thay, được 5 phút thì bỏ về. Những nhà hôm trước mình đến vận động tranh cử và đều tỏ ý ủng hộ thì hôm sau có người đến tận nhà ‘nhắc nhở’” 

- Việc kiểm phiếu không được tiến hành công khai, minh bạch, và chẳng có sự giám sát của những cá nhân/tổ chức độc lập (như trường hợp thạc sĩ Nguyễn Trang Nhung, luật sư Võ An Đôn. Đối với vị luật sư nhân quyền này, việc kiểm phiếu đã được thực hiện lén lút trong ngôi miếu hoang).

- Bạn bè, người thân, những cử tri công khai ủng hộ ứng viên... đều bị ngăn cản, không được vào dự hội nghị tiếp xúc cử tri của người mình ủng hộ. Ngay cả chồng bà Nguyễn Thúy Hạnh cũng bị chặn cửa. Riêng bạn bè của ƯCV Hoàng Dũng đã không vào được, phải đứng ngoài, còn bị công an cho ăn mắm tôm!

- Kết quả bỏ phiếu đều có số phiếu tín nhiệm thấp một cách đáng ngờ đối với các ứng viên độc lập. Xin nêu ra vài ví dụ: Ông Hoàng Dũng (Sài Gòn): 7%. Ca sĩ Lâm Ngân Mai (Sài Gòn): 3/82. Luật sư Võ An Đôn (Phú Yên): 29/86. Ông Đỗ Anh Tuấn (Vĩnh Phúc): 1/71. Cô Nguyễn Trang Nhung (Sài Gòn): 1/63. Ông Ngô Xuân Phúc (Nghệ An): 10/106. Tiến sĩ Nguyễn Quang A (Hà Nội): 6/75.

Rút được gì từ những hội nghị “đấu tố” khốn nạn ấy?

Việc lấy ý kiến cử tri do MTTQ tổ chức kiểu này: chỉ định sắp xếp mời ứng viên, chỉ đạo đấu tố cách vô liêm sỉ, kiểm phiếu trong che giấu bí mật, không trưng ra từng lá phiếu cho toàn bộ cử tri, ứng viên chứng kiến, thậm chí chẳng thèm mời ứng viên tham dự... thì đúng là một trò cờ bạc lừa bịp quốc dân và một sự khinh bỉ tột cùng đối với định chế đáng kính của quốc gia. 

Việc một thiểu số "quần chúng" (như 75 cử tri "được mời" ở phường Gia Thụy, quận Long Biên, của TS. Nguyễn Quang A, với 69 phiếu bất tín nhiệm; 63 cử tri "được mời" ở phường 7, quận Phú Nhuận, của Th.S. Nguyễn Trang Nhung, với 62 phiếu bất tín nhiệm; 82 cử tri "được mời" ở quận Gò Vấp, Sài Gòn của ca sĩ Lâm Ngân Mai, với 79 phiếu bất tín nhiệm) đã có quyền thay cho ít nhất 270.000 cử tri của mỗi khu vực bầu cử (Cả nước với khoảng 50 triệu cử tri được chia thành 184 đơn vị bầu cử, tính trung bình mỗi đơn vị bầu cử có khoảng 270.000 người) để quyết định "tư cách ứng cử ĐBQH" của một tiến sĩ, một thạc sĩ và một nghệ sĩ, bất chấp việc những ứng viên này có được sự ủng hộ của hàng trăm nghìn người dân ở các nơi khác... thì đúng là một cơ chế bầu cử bất cập và khốn nạn. Bất cập, bởi vì nó sàng lọc và gạt bỏ những người có tâm, có tài, có óc phản biện chính quyền, có trái tim đứng về phía nhân dân. Khốn nạn, bởi vì nhờ cơ chế ấy, nhờ các vòng đấu tố ứng viên, nhà cầm quyền đã kích thích cái phần bản năng, phần thú vật nhất ở con người, đồng thời nuôi cho họ "ảo tưởng sức mạnh" rằng những kẻ tri thức thấp kém nhất cũng có thể có uy lực trước trí thức hay văn nghệ sĩ, miễn là phải biết tuân theo đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, đừng có làm "phản động" (theo nhà báo Phạm Đoan Trang). 

Việc các hội nghị cử tri diễn ra với trò đấu tố thô bỉ những công dân ứng cử ngoài ý muốn và sắp xếp của đảng CS cho người ta lại thấy bóng ma của các cuộc đấu tố thời cải cách ruộng đất lảng vảng hiện về. Cái quá khứ ghê rợn không ai muốn nhắc đến ấy hóa ra vẫn tồn tại dai dẳng đến tận ngày nay và vẫn là một thứ vũ khí được đảng sử dụng cho mục đích kiểm soát xã hội của đảng. Ngoài ra, trên mạng xã hội, đang tràn lan một làn sóng phỉ báng nhắm vào cách ứng viên tự ứng cử, cả một chiến dịch tấn công với các đòn đánh dưới thắt lưng đang nhằm vào họ. Rõ ràng chế độ cộng sản là thứ có sức tàn phá kinh khủng nhất đối với văn hóa của bất cứ dân tộc nào trên thế giới. Cũng chính nó là thứ có khả năng siêu hạng trong việc làm thoái hóa đạo đức con người và xã hội. 

Khi được hỏi liệu có thể rút ra điều gì chung ở những trường hợp này, nhà thơ Bùi Minh Quốc đáp đại ý: Cho đến nay mà nói, tôi thấy những người cầm quyền vẫn tiếp tục lao đầu vào lối mòn cũ, ngày càng bộc lộ cho thấy họ quyết thủ tiêu quyền tự do ứng cử của công dân đã ghi trong Hiến pháp... Họ có thể đạt được mục đích trước mắt là chặn, gạt hết những người tự ứng cử, không cho ai lọt vào danh sách cuối cùng, để rốt cuộc một mình một chợ tiến hành xây dựng một Quốc hội theo ý họ. Thế nhưng hậu quả mà họ nhận được đó là bước thêm một bước nữa trong quá trình tự sát về chính trị và văn hóa. Đúng thế, có lẽ Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Thiện Nhân, chủ tịch MTTQ (kẻ từng đứng đầu cái ngành có sứ mạng - trên nguyên tắc - giáo dục giới trẻ về sự đàng hoàng, chính trực, liêm sỉ, lương thiện) đang xoa tay hể hả cùng với đám tiểu yêu của họ. Thế nhưng, tất cả những màn diễn rất vụng về, giả tạo, gây căng thẳng và chia rẽ trong mọi tầng lớp dân chúng suốt mấy tuần nay đều có giá trị như cái tát nẩy lửa làm sưng má những kẻ cứ luôn mồm nhắc đến “dân chủ đến thế là cùng”, như bản cáo trạng dành cho đảng trong tòa án lịch sử muôn niên và như những nét khắc trên bia miệng ngàn đời của Dân tộc.

Vậy thì còn đợi gì mà toàn dân Việt Nam không quyết tâm đập tan mưu đồ “đảng hóa” Quốc hội bằng cách tẩy chay mạnh mẽ trò “đảng cử dân bầu” tháng 5 tới. Còn đợi gì mà các ứng viên độc lập - vốn đang được phiếu tín nhiệm từ trong trái tim của đồng bào - không kết hợp với nhau để làm thành một quốc hội đúng nghĩa của nhân dân, dù là Quốc hội trên không gian mạng?

Ban Biên Tập

Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 241 (15-04-2016)

Bà chủ tịt mới nhận nhiệm vụ mới bằng... nói phét! Ông tướng thủ mới nhận nhiệm vụ mới bằng... ba hoa!

Nhạc sĩ Tô Hải (Danlambao) - Đây! Ông Phúc, từ vai trò phó cho anh Ba, nay được “đôn” lên, thay thế anh Ba, trong cuộc họp nội các mới, lần đầu đã nghiêng đầu, hùng hồn đọc trên tờ giấy đã viết sẵn: "...yêu cầu mỗi thành viên Chính phủ phải đổi mới cách làm: dân chủ, minh bạch, cởi mở, quyết đoán, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, tạo nguồn lực cho phát triển. Cái gì kìm hãm thì phải bỏ ngay, cái gì có lợi cho dân thì nỗ lực thực hiện..."

Nghĩa là anh rút kinh nghiệm của anh Ba X, vừa lên đã hứa những điều cụ thể như "Không chống được tham nhũng thì từ chức! " để rồi... trơ mắt ếch khi bị chất vấn về cái lời hứa quá cụ thể này.

Còn anh Phúc thì... dù cái đầu có bị teo tóp tí chút, nhưng khôn vặt ra mặt, khi chỉ đưa ra những thứ khó mà sờ mó tới vì nó toàn là đỉnh cao lý tưởng hoàn chỉnh của bất cứ một chính quyền nào! Anh toàn đề ra các thứ "cần phấn đấu...", "Chúng ta sẽ...", “Chúng ta cần”...

Đố ai bắt bẻ được anh cũng như chả ai lên án người nói câu: "Nhân chi sơ, tính bản thiện" được! 

Trái lại, chị Kim Ngân, một người phó mà công chúng chỉ mới được biết trình độ qua độc có một câu nói: "Mời đại biểu X lên phát biểu, đại biểu Y chuẩn bị!" lần này, bị đôn lên làm nghề...

Phải công khai nói dối, nói láo, nói bậy, nói ngược với cái gì đang diễn ra trong thực tế đời sống! 

Khổ cho chị thiệt! Hãy nghe chị ấy lần đầu ca ngợi cái quác hụi mà chị ấy được "đôn" lên nắm nó dù đã bao năm biết nó đã bị chính ông Hùng Hói và hàng loạt các đại biểu lên án nó làm sai trái, vi hiến, vi phạm pháp luật, "bắt bớ tùy tiện", "ác độc với nhân dân"... (nhất là những ngày họp cuối cùng trước khi “gút bai” nhau). Vậy mà lên chức chủ tịt, chị đành phải nhận nghề "nói láo, nói dối, nói phét, nói phịa ra những điều chẳng hề có bao giờ, mà... cứ tỉnh bơ như... đại vương Trọng vậy! Đây nè": 

“Nhìn lại cả nhiệm kỳ, có thể khẳng định Quốc hội khóa XIII đã làm tròn trọng trách ban hành Hiến pháp năm 2013 và căn bản hoàn thành việc cụ thể hóa Hiến pháp trong các đạo luật về tổ chức bộ máy nhà nước; bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân;

Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; củng cố quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, đối ngoại và hội nhập quốc tế…” 

Tuy chẳng có phép mầu nào, chẳng có lý lẽ nào có thể "cứu" các vị khỏi con đường tội lỗi bắt đầu ngày càng nghiêm trọng do trọng trách lớn hơn, tớ chỉ còn cầu mong sao toàn bộ cái bộ chính trị nhà các vị bỗng dưng có một vài tên nào... chấp hành nghị quyết ĐH XII mà... đổi mới tư duy sâu sắc và toàn diện bằng cách:

Không ai trong bô-xê-tê quí vị ứng cử vào quốc hội cả để khỏi mang tiếng đảng trị với thế gian! 

Đảng là đảng của đảng viên các vị chứ không phải của 90 triệu dân đen chúng tôi! 

Nói thẳng, nói thật là:

Mong các ông vua quyền lực lớn nhất của các vị hãy dừng tay đẩy đảng viên các vị vào vũng lầy của tội ác nữa! Thời khắc của các nhà chánh trọe mà không có lý tưởng chính trị đã điểm! "Chuông gọi hồn ai" đã vang vọng từ Bắc Kinh sang Ba Đình rồi đó! 

14.04.2016

Công an trị và lạm dụng quyền lực

Luật sư Đào Tăng Dực (Danlambao) - Hiện tượng thượng sĩ công an Lương Việt Hà công khai đánh thanh niên Phạm Thiện Minh Phong (28 tuổi) đến chấn thương sọ não trước thanh thiên bạch nhật, chỉ là một trong hằng vạn sự cố, vốn là kết quả của quan điểm sai lầm mà đảng CSVN gọi là pháp chế xã hội chủ nghĩa (socialist rule of law).

Trên bình diện vĩ mô (macro), quan điểm lạ lùng này giả định rằng tuy hiến pháp khắc ghi những nhân quyền căn bản, nhưng người dân bản chất rất “hư hỏng” và luôn có khuynh hướng lợi dụng các nhân quyền để vi phạm những lợi ích nhà nước mà đảng đang quản lý. Chính vì thế, đảng ra lệnh cho quốc hội bù nhìn thông qua nhiều luật vi hiến và vi phạm nhân quyền để răn đe những công dân hư hỏng này.

Trong khi đó, tại các nước dân chủ, thì các chế độ pháp trị nghiêm minh chủ trương ngược lại. Tức là những nhân quyền khắc ghi trong hiến pháp rất mong manh và người dân thấp cổ bé miệng luôn có khuynh hướng bị những định chế nhà nước uy hiếp. Chính vì thế quốc hội thông qua nhiều sắc luật và thành lập nhiều định chế giám sát từng tác động của bộ máy và nhân viên công lực, hầu bảo vệ quyền hiến định của người dân.

Từ hai quan điểm vĩ mô hoàn toàn khác biệt đó, trên bình diện vi mô (micro), tại Việt Nam, công an trở nên một định chế độc đoán và đầy uy quyền, ngồi xổm trên luật pháp. Số người chết trong các đồn công an cao ngất ngưởng, bộ trưởng công an tùy tiện ra các pháp lệnh vi hiến mà không có một cơ quan độc lập nào kiểm duyệt, công an giết người không gớm tay và hình phạt còn nhẹ hơn tội ăn cắp vặt. Trong khi đó, tại một quốc gia dân chủ pháp trị tiêu biểu như Úc Đại Lợi, cảnh sát và những cơ quan hành chánh khác của bộ máy công quyền bị nhiều cơ chế độc lập canh chừng và kiềm soát như báo chí tư nhân, hệ thống tòa án độc lập, công tố viện độc lập và nhất là định chế Ombudsman độc lập.

Cách đây nhiều thập niên, lúc tôi còn trẻ, có một thời gian làm điều tra viên (investigation officer) cho Văn Phòng Ombudsman của chính phủ Tiểu Bang New South Wales, tại Úc. Đây là một chức vụ khiêm nhường và trách nhiệm là, theo lệnh của Ombudsman, điều tra những hành vi lạm dụng quyền lực (abuse of power) tắc trách (maladministration), cẩu thả (negligence) hoặc vi phạm luật (unlawful) của những công nhân viên nhà nước, từ cảnh sát đến những viên chức bình thường. Sau đó, phúc trình lại với Ombudsman, vị này sẽ có đề nghị với người bộ trưởng liên hệ và hằng năm, phúc trình trực tiếp cho Quốc Hội tiểu bang. 

Theo ký ức của tôi, tuy những đề nghị của Ombudsman không có tính cưỡng bách, nhưng không có bộ trưởng hoặc cơ quan liên hệ nào không tuân theo cả.

Bất cứ một người dân nào cũng có thể gởi một khiếu nại (complaint) cho Ombudsman’s office. Lúc đó thì chưa có email nên họ có thể gọi điện thoại, viết một tờ giấy (không cần hình thức hoặc văn hay chữ tốt gì cả, miễn là đọc được, không phải nhiều hình thức như kiện ra tòa), có thể đánh máy hoặc viết tay, gởi bằng bưu điện hoặc fax, hoặc đích thân đến văn phòng v.v... và các điều tra viên có trách nhiệm luật định phải điều tra. Nếu không điều tra và có những hậu quả di hại một đệ tam nhân nào đó, thì điều tra viên sẽ chịu trách nhiệm trước luật pháp. Bây giờ dĩ nhiên là khiếu nại bằng email cũng được.

Không biết bây giờ thì sao, nhưng lúc đó, theo ký ức của tôi thì trong giới công nhân viên nhà nước, cảnh sát là bị khiếu nại nhiều nhất, kế đó là các tòa đô chánh (city councils- tương đương với các ủy ban nhân dân tỉnh tại Việt Nam) và các nhân viên cai ngục vì tại Úc người ở tù vẫn có nhân quyền đầy đủ.

Trong suốt thời gian làm điều tra viên, tôi chưa hề bị bất cứ một áp lực nào mặc dầu đã tiếp xúc với nhiều viên chức rất cao cấp, nghe họ giải thích, vì họ luôn lo sợ cho uy tín của cơ quan và của chính cá nhân họ, nếu nhân viên của họ bị kết luận là sai trái. Lúc đó tôi còn rất trẻ, chưa có sự nghiệp, chưa quen biết nhiều và rất thấp cổ bé miệng. Tuy nhiên hệ thống luật pháp nghiêm minh của Úc giúp cho tôi điều tra, thẩm vấn các thành phần và cơ quan liên hệ một cách rốt ráo, viết phúc trình mà không hề bị một áp lực nào. Thêm vào đó, Ombudsman, tức boss của tôi là một trong những luật gia hàng đầu của Úc, uy tín rất lớn tự cá nhân của ông rồi.

Tình trạng lạm dụng quyền lực của công an, đưa đến chết nhiều người dân, hoặc di hại đến cơ thể hoặc tài sản của người dân sẽ giảm thiểu nhiều, nếu trên bình diện vĩ mô (macro), quan điểm pháp chế xã hội chủ nghĩa được thay thế bởi quan điểm pháp trị nghiên chỉnh. Thêm vào đó trên bình diện vi mô (micro) nhiều định chế giám sát độc lập tương tự Ombudsman’s office được hình thành để giám sát guồng máy chính quyền, bảo vệ cho dân. Điều này thay vì tình trạng vừa gởi thư khiếu nại với ông bộ trưởng công an, là công an đã đến nhà khủng bố và đe dọa hoặc hành hung người dân dám kiện cáo, như trường hợp hiện nay của nhà hoạt động Ngô Duy Quyền, chồng của cựu tù nhân lương tâm Lê Thị Công Nhân vậy.

16.04.2016

Ăn cháo đá bát

Thụy Vi-04-13-2016
Ngôi nhà của cụ Vương Hồng Sển thời VNCH
Ngôi nhà của cụ Vương Hồng Sển thời VNCH
Bọn Cách Mạng Ba Mươi đáng khinh nhưng tôi thấy chúng không đáng tởm bằng bọn văn nghệ sĩ Sài Gòn sau 30 Tháng Tư vẫy đuôi ca tụng lũ chủ mới. Tôi gọi bọn này là bọn Văn Nghệ Sài Gòn Ðá Bát. Ðúng ra chúng là bọn Ăn Cháo Ðái Bát.
Mời quí vị đọc vài đoạn Văn Sài Gòn Ðái Bát trong “Hơn Nửa Ðời Hư.” Tác giả Vương Hồng Sển. Nhà Xuất Bản Tổng Hợp Thành Phố Hồ chí Minh ấn hành năm 1992. Trang 421-422. Vương Hồng Sển. Trích:
 ” Ðầu năm Mậu Thân, ở đâu mà lại chẳng có cảnh bị bắn giết, đốt phá? Chính Gia Ðịnh cũng có cảnh nhà cửa tan ra cát bụi, bàn ghế, của tiền thập vật cháy ra khói, ra tro, chỉ vì người cầm quyền ngoan cố, bám theo chính sách Mỹ và Thiệu chúng nó vãi tiền ra hại cho đồng bào ta cùng một giống cầm súng bắn lẫn nhau, mà có như vậy họ mới đục nước béo cò, không khác những tên đày tớ gian tham khi chủ sai đi mua vịt quay gà quay, giả lựa chọn bốc con này, nắm kéo con kia, liếm mỡ dính tay cho đã rồi đem về cho chủ một con gà, một con vịt chỉ còn bộ xương dưới lớp da khô đét. Mỡ và thịt ai kia đã rút rỉa hết rồi! Nghĩ cũng thẹn cho con nhà văn trói gà không chặt, lúc thế bọn ấy đang mạnh cũng phải giả dại qua ải, và đợi cho đến ngày hôm nay chúng đã cút mất, mới dám nói ngay sự thật “
Hơn Nửa Ðời Hư. Vương Hồng Sển. Nhà Xuất Bản Tổng Hợp Thành Phố Hồ chí Minh xuất bản năm 1992, trg 405:
 ” Riêng anh Từ Ngươn Ðồng, năm ngoái còn gặp anh xách gậy dạo chơi vùng chợ Tân Ðịnh, mắt lờ răng rụng ráo. Năm nay, nhất là từ lễ mừng Ðộc Lập, dân ta toàn thắng, hết nạn xiềng xích, thoát ách kìm kẹp Mỹ Mẽo…”
Tôi chủ trương viết về văn phẩm nên khen chê cho đúng, sao cho vừa phải, đừng bốc quá mà cũng đừng chỉ móc ra những điểm sai lầm, yếu kém. Tác giả Vương Hồng Sển viết về Saigon hay thật nhưng trước khi kể những cái hay trong tác phẩm của ông tôi phải thanh toán ân oán tình ngãi với ông trước đã. Tôi thanh toán không phải vì những ân oán riêng của tôi với ông — tôi không được quen biết ông, tôi không gặp ông lần nào — mà là vì những ân huệ Quốc Gia VNCH đã cho ông Vương Hồng Sển hưởng, nhưng ông đã viết nhiều điều tôi cho là bội bạc về Quốc Gia VNCH của tôi.

Là người sống đến bẩy mươi năm yên lành trong Quốc gia VNCH, không có qua một chứng chỉ nào về khoa bảo tồn cổ vật, ông Vương Hồng Sển được làm Quản Thủ Viện Bảo Tàng Quốc Gia trong mười mấy năm, được chính phủ VNCH, thời Tổng Thống Ngô Ðình Diệm, cho đi công du nghiên cứu ở Pháp, Ý, Nhật, Ðài Loan. Tiền do Nhà Nước chi. Dù có nhiều chuyến đi ông Sển được chính quyền những nước bạn mời đến nghiên cứu cổ vật ở nước họ đài thọ mọi chi phí nhưng em nhỏ lên ba cũng biết họ mời ông là vì ông là viên chức chính quyền Quốc Gia VNCH. Ông là một thứ Quản Thủ, Gíám Ðốc Viện Bảo Tàng ngang xương; đã có bao nhiêu người lính VNCH ngã xuống để cho ông Sển ngày ngày đến Viện Bảo Tàng trong Vườn Bách Thảo an nhàn, thoải mái làm công việc ông thích, để ông ung dung thả bộ đi tìm mua đồ cổ, đã có bao nhiều người mẹ, người vợ Việt Nam khóc để cho vợ chồng Vương Hồng Sển-Năm Sa Ðéc sống yên ổn với nhau. Vậy mà ông Vương Hồng Sển, tỏ ra vô ân, bạc nghĩa, muối mặt viết những lời miệt thị cái chế độ đã nuôi dưỡng, đã bảo vệ họ, đã đối xử tình nghĩa có thể nói là trọn vẹn với họ, đã cho họ hưởng nhiều ân huệ. Quốc Gia VNCH của tôi đã mất rồi, tôi không mong những người như ông Vương Hồng Sển nói lời thương tiếc nó, tôi chỉ muốn những người như ông Vương Hồng Sển nếu không thương tiếc thì cũng đừng miệt thị, đừng tỏ ra vô ơn, đừng tỏ ra đểu giả với cái quốc gia, cái chế độ đã ưu đãi ông suốt bẩy mươi năm trong cuộc đời chín mươi tuổi của ông. *
thụyvi viết thêm…
Cụ ạ, chỉ sau vài năm khi nón cối vào Saigon, cuộc sống gia đình cụ ra sao ?
” Bà Hoàng Kim Ngân, ở 8/11 Nguyễn Thiện Thuật, Q.Bình Thạnh, cùng chị Hồ Thị Lệ Thu, cán bộ tiếp dân CA phường 24, Q.Bình Thạnh và nhiều người hàng xóm của cụ Vương cho biết: “Cụ Vương chỉ có 1 con trai duy nhất với bà Nguyễn Kim Chung (tức bà Năm Sa Đéc) là ông Vương Hồng Bảo nhưng ông Bảo cùng vợ sau là bà Phạm Thị Hồng đã dựa vào uy tín và tài sản của cụ Vương để ăn chơi và gây nợ rất lớn, chủ nợ có tới hơn 40 người.
Theo bản án tuyên với Vương Hồng Bảo trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân, thì tòa yêu cầu bồi thường cho người bị hại là 5,350 tỷ đồng, 1.001,5 chỉ vàng, 46.700 USD.
Đứa con quý tử duy nhất của cụ với bà Nguyễn Kim Chung (tức bà Năm Sa Đéc – giọng ca tài tử vang bóng một thời của đất phương Nam) là Vương Hồng Bảo liền bị cụ truất quyền thừa kế. ( Vương Hồng Bảo chết trong tù )
 Ngay cả lúc lâm chung, lời trăn trối sau cùng với người cháu gái Vương Thị Việt Hoa cũng mang nỗi lo âu cho bộ sưu tập: “Khi tôi mãn phần, không cần quàn quan cữu lại lâu, nếu quàn thì để lại nơi nhà sau, nhà trước phải khóa cửa niêm lại, phòng khi mất đồ…”.
Việc tặng gia sản cả đời cho Nhà nước không chỉ để thực hiện ý nguyện từ trước của cụ, mà còn là cách giữ an toàn bộ sưu tập cho hậu thế không sợ bị phát tán.
Nhưng, với hơn 800 món cổ vật của cụ hiến cho nhà nước bây giờ chỉ thấy trưng bày loe hoe, còn số lớn vào nhà ai  ?
2
Cụ c ũng nên đội mồ để về xem ngôi nhà x ưa –  .Ngôi nhà số 11 (số cũ là 9/1) Nguyễn Thiện Thuật, P.14, Q.Bình Thạnh – Nơi, từng được xem là biểu tượng của  “Văn hóa Nam bộ” – Hiện mái hiên nhà với hàng ngói lợp phía dưới bị bong tróc, nham nhở. Bước vào bên trong nghe mùi ẩm thấp ngột ngạt. Nhiều gian gỗ bị mối mọt có thể ngã đổ bất cứ lúc nào vì m ưa dột khắp nơi.
……………………………………………………………………………….
 Tấm hình kèm trên thay lời kể.
Và, tôi cũng không cần kết luận !
* Sao y bản chánh của Công Tử Hà Đông.
Theo VietNamDaily.News

VC ráng làm người tử tế (?)

 Giáo Già-04-15-2016
1

Ngày 14 tháng 4 năm 2016
H,
Báo (NLĐO) của VC cho biết: Tại phiên họp thường kỳ cuối cùng của chánh phủ nhiệm kỳ 2011-2016, diễn ra sáng ngày ­­­­­­26-3-2016, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gởi lời cám ơn các thành viên chánh phủ, các thủ trưởng cơ quan thuộc chánh phủ, các thành viên văn phòng chánh phủ. Dũng nói:
“Ngày 6-4 tới tôi sẽ kết thúc nhiệm vụ. Phiên họp tới, tôi và 9 đồng chí khác sẽ không có mặt họp với các đồng chí. Trước hết, tôi có lời cám ơn chân thành tới các đồng chí thành viên chánh phủ của chúng ta, các đồng chí thủ trưởng các cơ quan thuộc chánh phủ đã hết sức ủng hộ, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để tôi thực hiện tốt nhiệm vụ được đảng, nhà nước giao với tư cách là người đứng đầu chánh phủ”
Dịp này, đối với những người sẽ thôi nhiệm vụ trong thời gian tới đây, [ít nhứt cũng gồm 9 người không cùng có mặt], Dũng gửi lời nhắn nhủ: “Chúc các đồng chí và cũng là chúc tôi về nghỉ ráng giữ gìn sức khỏe. Sức khỏe là quan trọng nhất. Ráng làm một công dân tốt, một đảng viên tốt, làm người tử tế. Mỗi đồng chí chúng ta tùy hoàn cảnh đóng góp hết sức mình cho đảng, cho dân”. [Giáo Già in đậm và gạch dưới].
Với câu nói ngắn này, có 2 thành phần Dũng muốn nhắn nhũ:
  1. Những người sẽ thôi nhiệm vụ trong thời gian tới đây;
  2. Bản thân Dũng.
Tất cả sẽ thôi nhiệm vụ trong thời gian tới đây mới chịu làm người tử tế. Còn trước đây thì sao? Như vậy, thôi nhiệm vụ rồi mới ráng làm người tử tế? Trước đây, bọn chúng đều là những kẻ không làm người tử tế. Bây giờ mới ráng làm; nhưng không biết chúng có làm được hay không.
Xin nói riêng bản thân Dũng, để xem trong thời gian qua, nhứt là trong 10 năm Dũng làm thủ tướng, hay nói rõ hơn là làm thái thú cho Tàu cộng, Dũng có bao giờ chịu làm người tử tế cho dân được nhờ; hay chỉ là kẻ gian tham cùng cực, tận dụng mọi cơ hội phục vụ Tàu cộng và làm giàu bản thân cùng gia đình, để lại một di sản tàn hại cho quốc gia dân tộc, mà chưa một thủ tướng nào trước Dũng làm được. Xin mượn lời ông Nguyễn Quang Duy ở Melbourne, Úc Đại Lợi, trong một bài viết ngày 27/01/2016 nói về “DI SẢN NGUYỄN TẤN DŨNG”, để thấy Dũng có bao giờ làm người tử tế không. Xin trích nguyên văn:
“Sau 20 năm trong Bộ Chính Trị và 10 năm làm Thủ Tướng ông Dũng để lại di sản như sau:
  1. Thứ nhất, nợ quốc tế cao ngất trời. Nợ đến độ không còn ai muốn cho vay. Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới phải đặt câu hỏi “Việt Nam sẽ lấy nguồn ở đâu để tài trợ cho chương trình phát triển đầy tham vọng trong 5 năm tới”?
  2. Thứ hai, vay phải trả. Người Việt từ bé đến già mỗi người đã nợ quốc tế hằng ngàn Mỹ Kim và mỗi người mỗi năm phải trả cả vốn lẫn lời hằng trăm Mỹ Kim.
  3. Thứ ba, nợ thay vì đầu tư để phát triển con người như giáo dục, y tế hay phát triển nông thôn thì được đầu tư vào các công trình to lớn không mang lại lợi ích thiết thực như nhà máy lọc dầu Dung Quất, các đập thủy điện, các cao tốc, các đại doanh nghiệp nhà nước… Hệ quả khủng hoảng toàn diện: kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế, văn hóa…
  4. Thứ tư, môi trường và tài nguyên khai thác bừa bãi. Tài nguyên kiệt quê môi trường bị hủy hoại.
  5. Thứ năm, một nền kinh tế gia công mua nguyên vật liệu từ ngoại quốc về chế biến xong xuất cảng. Một đất nước dựa trên xuất cảng lao động.
  6. Thứ sáu, một thời kỳ với dân oan bị chiếm đất cao chưa từng có.
  7. Thứ bảy, một guồng máy cai trị đầy tham nhũng. Từ trung ương đến đến địa phương tiêu xài hoang phí, nhiều đơn vị đã công khai vỡ nợ.
  8. Thứ tám, một guồng máy an ninh, được giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc, ước tính ít nhất lên tới 6,7 triệu hay cứ sáu người thì một người làm cho an ninh. Số người chết trong tù càng ngày càng tăng.
  9. Thứ chín, con số tù nhân chính trị cao chưa từng có với phương cách xuất cảng tù nhân trao đổi quyền lợi với Tây Phương.
  10. Thứ mười, nói mà không làm. Biển Đông đã bị Trung cộng chiếm đóng, ngư dân mất quyền ra biển kiếm sống, hải phận, không phận thường xuyên bị xâm nhập.
Đừng lầm tưởng Nguyễn Tấn Dũng là một nhà cải cách. Ông là một nhà cai trị đã triệt để thực hiện các quyết định do Bộ Chính Trị đảng Cộng sản đưa ra. Mọi công khai tranh luận và phân hóa trong đảng thể hiện sự sai lầm do các quyết định và dẫn đến các di sản nói trên…”
Trong thời gian “chưa thôi nhiệm vụ” Dũng và bọn gia nô thái thú chưa bao giờ “làm người tử tế”. Chính giữa bọn chúng với nhau, chuyện tử tế nếu có chỉ là chuyện lợi dụng nhau, cho những quyền lợi riêng, nếu không muốn nói là cho tham vọng bản thân và phe nhóm lợi ích. Xin ghi lại đây một số vụ điển hình liên quan đến Dũng và đám gia nô thái thú.
  1. Nguyễn Xuân Phúc khi còn là phó thủ tướng thường trực, đồng thời cũng là thường trực ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, là người trực tiếp tổ chức thanh tra, chỉ đạo và nhận các báo cáo thanh tra tham nhũng. Nhờ có trong tay các hồ sơ chống tham nhũng của chiánh phủ, Phúc đem nó cho Trọng và bộ chánh trị, để thuyết phục các thành viên trong bộ chánh trị và các ủy viên trung ương gạt bỏ Dũng bằng những chứng cứ không thể bác bỏ. Điều này làm lộ nguyên hình Phúc là tên “phản thầy”, đạp lên thầy để được ngồi lên chiếc ghế thủ tướng, sau đại hội XII CSVN.
  1. Kẻ thứ hai phản Dũng ít tai ngờ là Nguyễn Văn Bình, kẻ từng có lý lịch là một trùm mafia, được Dũng cho làm Thống đốc ngân hàng nhà nước, tháng 8/2011, sau khi đẩy Nguyễn Văn Giàu sang Quốc hội. Từ đó, Bình trở thành tay “làm tiền” cho Dũng. Đặc biệt, Bình đã dàn dựng cho ra Nghị định 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất cảng vàng và nhập cảng vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng, tước quyền thao túng giá cả vàng và dollar tại thị trường Việt Nam từ suốt 30 năm, khiến mọi ngả đường, mọi nguồn vàng ngoài lề đều phải đổ dồn vào chỗ của Bình, mà phía sau Bình ai cũng biết là Dũng. Tiếp sau vụ vàng là vụ thu gom các ngân hàng thương mại và ngân hàng tư nhân. Mọi sự mua đi, bán lại, sáp nhập, hay giải thể, đều được trả bằng giá thoả thuận, thông qua những vụthương lượng ngầm, khiến một loạt các ngân hàng biến mất…; chỉ còn hệ thống ngân hàng Phương Nam cuả Trầm Bê, một đại gia gốc Tàu, kẻ được xem là tổ sòng bạc tại Campuchia, nguồn tiền đen của Dũng. Mọi thao túng quá lộ liệu trên lãnh vực kinh tài tưởng như tội lỗi của Bình không làm thành tội của Bình. Trái lại, những tiết lộ ngầm của Bình cho Nguyễn Phú Trọng khiến Dũng thất thế trong hai Hội nghị Trung ương 13 và 14; để cuối cùng Bình xuất hiện là một ủy viên mới trong Bộ Chánh trị.
Những chứng cớ về những “tội phạm” của Dũng do Phúc và Bình cung cấp đã giúp Nguyễn Phú Trọng có nhiều lợi thế khử trừ Dũng. Bên cạnh đó, công của Trần Đại Quang, Tô Lâm, Ngô Xuân Lịch, Đinh La Thăng, Hoàng Trung Hải… cũng có tầm quan trọng khiến Dũng thành người “thôi nhiệm vụ”; để Dũng ngậm ngùi nói lời cuối cùng trước Quốc hội, kèm theo lời chúc nhau làm “người tử tế”.
Như vậy, trước khi thôi nhiệm vụ, chuyện tử tế không bao giờ là chuyện của đảng và nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nếu có, thì đó chỉ là chuyện của người dân đối với nhau[nhưng cũng rất hiếm]. Hãy xem một phần bài viết của Giáo sư Nguyễn Hưng Quốc đăng trên VOA Việt ngữ, ngày 15-4-2016, xin trích nguyên văn:
“Nhớ, trong cuốn phim tài liệu “Chuyện tử tế”, sản xuất vào năm 1985, đạo diễn Trần Văn Thuỷ đã trăn trở đi tìm ý nghĩa của sự tử tế trong xã hội cộng sản thời bao cấp. Cuối cùng, ông tìm ra sự tử tế ở những nơi khuất vắng, ít người biết nhất: một bà mẹ bị bệnh cùi, hằng đêm làm gạch để xây nhà cho đứa con còn bé dại, và đặc biệt, ở bệnh viện cùi với các nữ tu Công giáo, bất chấp những hiểm nguy lây bệnh, tận tình chăm sóc cho các bệnh nhân lở loét đau đớn. Bộ phim đầy những hình ảnh tương phản: bên cạnh những người ăn nhậu thoả thuê là những người nghèo khổ rách rưới lam lũ đói khát dọc hai bên đường; bên cạnh hình ảnh hàng ngàn người chen chúc mua vé xe đò là hình ảnh những cán bộ cao cấp đi xe hơi và bước trên những chiếc thảm đỏ sang trọng mới tinh. Những sự tương phản ấy gợi lên ấn tượng: giới lãnh đạo cộng sản không hề tử tế [Giáo Già in đậm và gạch dưới].
Trong thời gian sắp tới, Dũng có ráng làm người tử tế như lời nói sau cùng của hắn trước diễn đàn Quốc hội ngày 26-3-2016 hay không, xin để thời gian trả lời. Cho tới khi Giáo Già viết Thư Cho Con kỳ này, thời gian trôi qua đã hơn 2 tuần lễ rồi nhưng chưa ai thấy Dũng… ráng làm được điều nào cụ thể để được gọi là người tử tế. Dư luận chỉ nghe người Phó thủ tướng “phản thầy” là Thủ tướng tân nhiệm Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố, khi phát ngôn trước Quốc hội; rằng: “không để tình trạng nói mà không làm”, như một thứ ám chỉ bậc đàn anh từng cưu mang Phúc trước đó, kẻ chưa một lần biết làm người tử tế; bây giờ lại chúc nhau làm người tử tế…, chỉ trong khoảng đời còn lại chưa biết ngắn hay dài của mình.
Chuyện nói mà không làm của Dũng có quá nhiều, kể không hết; chỉ xin nói riêng thời gian 5 năm đầu Dũng làm thủ tướng. Ngay ngày đầu nhậm chức, 27-6-2006, Dũng long trọng hứa “sẽ từ chức nếu không diệt được tham nhũng”. Nhưng, từ đó, tham nhũng càng lúc càng lộng hành, từ suốt 5 năm nhiệm kỳ đầu đến suốt 5 năm nhiệm kỳ sau. Nó là những thứ “tự sướng”, nói theo đúng ngôn ngữ nham nhở của Việt cộng. Dũng chỉ biết “nói cho sướng miệng” chớ chẳng làm gì hết; như vào đầu năm 2014, trong một cuộc họp báo tại Philippines, Dũng đã hùng hồn tuyên bố “không đánh đổi chủ quyền lấy tình hữu nghị viển vông”. Nghe đả lỗ tai, nhưng đó chỉ là thứ nói theo kiểu dân gian gọi là “nắm tóc kẻ… trọc đầu(!)”.
Bây giờ, nếu thực tâm muốn làm người tử tế, xin Dũng và những người sẽ thôi làm nhiệm vụ trong thời gian sắp tới, các ông có thể, bằng uy danh ngày cũ, trong hàng lãnh đạo đảng và nhà nước, chịu khó lên tiếng [chỉ xin lên tiếng thôi, chưa cần có hành động cụ thể nào] cảnh giác 3 việc làm rất cần, gồm:
  1. Lên án việc công an trấn áp cuộc biểu tình sáng ngày 08-04-2016, nhân kỷ niệm 10 năm công bố Tuyên ngôn Tự do dân chủ cho Việt Nam 2006 và thành lập Khối 8406, của hàng trăm người hoạt động vì nhân quyền (gồm các chiến sĩ dân chủ và dân oan mất đất mất nhà) đã tập hợp trước trụ sở bộ Tài nguyên Môi trường (đường Nguyễn Chí Thanh) và tại một quán cà-phê (đường Láng Hạ) rồi tuần hành đến Đại sứ quán Hoa Kỳ gần đó, để đòi trả tự do cho các tù nhân lương tâm, nhất là những người vừa bị bắt như Luật sư Nguyễn Văn Đài, cô Lê Thu Hà, Trung tá Trần Anh Kim, nhà báo Lê Thanh Tùng v..v… Chẳng những tự do không được trả cho số người này mà công an lại còn bắt thêm các anh Trương Văn Dũng, Từ Anh Tú, các cựu tù nhân lương tâm Thái Văn Dung, Nguyễn Trung Nghĩa, dân oan Cấn Thị Thêu… đem lên xe, chở về đồn công an thành phố tại số 6 Quang Trung, Hà Đông…; sau khi họ bị đám công an côn đồ hành hung đánh đập cách thô bạo.
  2. Lưu ý Bộ Chánh trị hủy bỏ Chị thị 15, ban hành ngày 7-7-2007, quy định: “Các cơ quan bảo vệ pháp luật khi phát hiện có dấu hiệu đảng viên vi phạm đều phải báo cáo bằng văn bản với tổ chức đảng, cấp ủy đảng quản lý trực tiếp đảng viên đó, khi được tổ chức đảng, cấp ủy đảng xem xét đồng ý cho điều tra, khởi tố, bắt… thì cơ quan bảo vệ pháp luật mới được tiến hành các biện pháp tố tụng” để việc bài trừ tham nhũng, cùng nhiều tội phạm nghiêm trọng, được tiến hành không còn bị cản trở vì tội phạm là các đảng viên…
  3. Nhắc nhở cán bộ các cấp, từ lãnh đạo hàng đầu đảng và nhà nước đến địa phương xã phường ráng làm người tử tế với dân, chấm dứt chuyện nói mà không làm
Hẹn con thư sau,
Giáo Già
(Đại gia đình Nguyễn Ngọc Huy)
Theo VietNamDaily.News

Nhiều tàu cá Thừa Thiên - Huế bị tàu TQ phá hoại ngư cụ

RFA 2016-04-15  
Tàu sắt của Trung Quốc ngang nhiên đâm thẳng vào tàu cá Việt Nam
Tàu sắt của Trung Quốc ngang nhiên đâm thẳng vào tàu cá Việt Nam Tàu sắt của Trung Quốc ngang nhiên đâm thẳng vào tàu cá Việt Nam hồi tháng 7 năm 2014 ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (ảnh minh họa) File photo
Nhiều tàu cá của ngư dân Việt Nam tỉnh Thừa Thiên - Huế gần đây bị tàu mang số hiệu Trung Quốc phá hoại ngư lưới cụ.
Tình trạng này được chủ tịch Hội Nghề cá xã Vinh Thanh, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế, ông Nguyễn Thanh Phát, đưa ra vào ngày hôm nay 15 tháng tư và được mạng báo Dân Việt loan đi.
Theo ông Nguyễn Thanh Phát thì vụ việc mới nhất xảy ra vào đầu tháng tư vừa qua khi tàu cá TTH-90736 của ông Đỗ Thanh Hùng, thôn 5 xã Vinh Thanh đang đánh bắt cách bờ chừng 45 hải lý thuộc vùng biển giáp ranh hai tỉnh Thừa Thiên- Huế và Quảng Trị. Lúc đó hai tàu giã cào của Trung Quốc áp sát, gây hấn rồi kéo lưới của tàu ông Hùng cắt phá.
Báo cáo của chủ tịch Hội nghề cá xã Vinh Thanh còn cho biết từ giữa tháng 11 năm ngoái cho đến nay có hơn chục tàu cá của ngư dân trong xã bị tàu Trung Quốc phá hoại ngư lưới cụ khi đang đánh bắt trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Trong khi đó phó chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ Đội Biên Phòng tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết không chỉ tàu cá của ngư dân xã Vinh Thanh mà tàu cá của ngư dân xã Phú Thuận, huyện Phú Vang trong tỉnh cũng bị tàu Trung Quốc phá hoại ngư lưới cụ khi hoạt động ngay trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
Tuy nhiên theo vị phó chỉ huy trưởng Bộ Chỉ Huy Bộ Đội Biên Phòng tỉnh Thừa Thiên - Huế thì ngư dân ngay khi gặp nạn không báo ngay cho lực lượng này mà chờ đến khi về đến bờ mới trình bày sự vụ.
Cơ quan chức năng tỉnh Thừa thiên - Huế nhắc lại báo cáo của ngư dân là khi họ bị tàu Trung Quốc gây hấn, phá hoại ngư lưới cụ đã cố gắng chống chọi, ngăn cản tình trạng xảy ra.
Bộ Đội Biên Phòng tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng cho biết có hướng dẫn cho ngư dân một số nghiệp vụ như quay hình ảnh tàu Trung Quốc phá hoại , tọa độ nơi xảy ra vụ việc… để làm bằng chứng đấu tranh với phía vi phạm sau này.

"Giai cấp tiên phong" đến đường cùng

J.B Nguyễn Hữu Vinh, viết từ Hà Nội
Theo RFA- 2016-04-15  
000_Hkg10243042
 Một nông dân cuốc đất chuẩn bị để trồng cải bắp trên một cánh đồng ở ngoại ô Hà Nội hôm 6/1/2016.  AFP photo
Vài hôm nay, báo chí nêu vấn nạn người dân nông thôn bỏ nhà ra thành phố kiếm sống. Nguyên nhân hiện tượng này, được lý giải đơn giản như trong câu nói của bà Nguyễn Thị Quá (ngụ thôn Tân Mỹ, xã Hòa Phú, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên): “Không đi thì lấy gì ăn? Vào trong ấy lê chân cả ngày còn kiếm được 50.000-100.000 đồng gửi về cho con, chứ ở đây lấy gì cho chúng học?”.
Hậu quả của hiện tượng này chưa ai thống kê được.
Trước hết, là cảnh gia đình ly tán, dẫn đến nhiều vấn đề xã hội phát sinh, trẻ em không được học hành, người già thiếu người chăm sóc. Sau đó, nông thôn dần biến thành những vùng đất hoang.
Báo chí nêu một ví dụ: "Ông Lê Duy Thắng, Chủ tịch UBND xã Thiệu Giao, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa, cho hay toàn xã có khoảng 7.800 người nhưng nay chỉ còn 2.400 người ở lại địa phương gồm 900 người già, hơn 400 học sinh và các thành phần lao động khác" - Nghĩa là 2/3 số người ở xã này đã ra đi tìm đường cứu... gia đình.
Đến thành phố, những người nông dân làm đủ mọi nghề kiếm sống, hoặc hòa nhập vào tầng lớp "tiểu thương" như bán hàng rong, bán vé số, hoặc phục vụ trong các gia đình với vai trò "osin", thậm chí nhiều thanh niên còn tham gia các hoạt động tệ nạn như nạn rải đinh, trấn lột... đủ cả.
Đa số họ đã tự chuyển từ thành phần từ "liên minh" sang thành phần "công nhân" tại các khu công nghiệp. Họ được mệnh danh là "giai cấp tiên phong và có Đảng CS là của giai cấp công nhân, trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân".
Tại các khu công nghiệp, công nhân được các "ông chủ tư bản bóc lột" tùy thích, không ai bảo vệ họ. Họ "được" bóc lột thậm tệ về ngày công, về giờ làm và nhiều mặt đời sống tinh thần.
Công nhân công ty TNHH Bluecom Vina, cho biết: Cả tuần làm việc, nhiều anh chị em thường xuyên phải tăng ca đến tận 22h đêm nên quá sức chịu đựng. Bên cạnh đó, phía công ty có quy định rõ ràng về việc thứ bảy, công nhân không phải làm tăng ca, tuy nhiên thực tế vẫn thường xuyên phải làm thêm giờ.
Công ty có cả hàng ngàn công nhân, nhưng không tìm ra một tổ chức nào để bảo vệ họ. Vì thế, ngày 11/4/2016  gần 1.000 công nhân công ty TNHH Bluecom Vina tại KCN Tràng Duệ, An Dương, Hải Phòng đồng loạt nghỉ việc đòi thành lập công đoàn.
Hài hước hơn, là nơi có các tổ chức công đoàn hoạt động, thì các tổ chức này cũng là tổ chức của nhà nước quản lý, do đảng lãnh đạo nên hầu như không có tác dụng bảo vệ quyền lợi công nhân.
Hôm nay, 15/4/2016, bức xúc vì một ngày phải làm việc liên tục 12 tiếng đồng hồ nhưng vẫn không đủ chỉ tiêu sản lượng mà công ty đặt ra, các chế độ chính sách cho người lao động cũng không được đảm bảo, hàng ngàn công nhân công ty sản xuất giầy da KaiYang (Đài Loan, đóng trên đường Hoàng Quốc Việt, TP. Hải Phòng) đã đồng loạt bỏ việc.
"Mặc dù công nhân đã kiến nghị rất nhiều lần lên tổ chức công đoàn công ty trong 5-6 tháng nay nhưng tình trạng vẫn không được cải thiện, dẫn đến việc công nhân phải ngưng việc nhằm tạo sức ép lên công ty". - Bài viết trên tờ Tuổi trẻ cho biết.
Xem ra, bây giờ đảng không mấy quan tâm đến "giai cấp tiên phong" của mình nữa thì phải? Có người nói rằng: Bản chất giai cấp của Đảng đã thay đổi từ lâu.
Chỉ là em mượn tí mà thôi
Còn nhớ, cựu Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nói chuyện với Việt Kiều về tham nhũng ở VN rằng: "Ở VN của mình, không muốn tham cũng động lòng tham. Người thủ quỹ khi nào cũng giữ khư khư tiền, khi nào cũng có số dư, cho nên khi bí quá thì em mượn chút, mượn không thấy ai đòi hết, thì em mượn thêm chứ không phải VN tham nhũng nhất thế giới đâu" - Đây có lẽ là định nghĩa về tham nhũng hay nhất thế giới cần đưa vào giáo khoa cho toàn thế giới!
Hôm nay, báo chí đưa tin: Nữ kế toán Mặt trận tổ quốc “nuốt” hơn 6,1 tỉ tiền cứu trợ lũ lụt.
Chuyện ở VN tham ô tiền cứu trợ bão lụt, thiên tai thì đã quá nhiều. Từ 2002, Hà Tĩnh đã nổ ra vụ tham ô 24,4 tỷ đồng cứu trợ bão lụt ở Hương Sơn. Thế nhưng đến tận 2006 Bộ Công an mới chỉ đạo điều tra. Người dân nói rằng: Số tiền đó, nó đã ăn, thải ra và tiêu hóa lại biết bao lượt, làm sao mà điều tra. Sau 14 năm tham nhũng, 10 năm chỉ đạo của Bộ Công an, nay sự việc không thấy sủi tăm nữa.
Trước đó ở  Nghệ An cũng đã bị Mặt trận xà xẻo mất 1 tỷ trong 3 tỷ đồng tiền cứu trợ.
400
Ngôi nhà của một người lai Mỹ tại Việt Nam hiện nay. Hình do Hội Amerasian Without Borders cung cấp.
Xem ra, cái khoản cứu trợ nhân đạo của người dân là khoản dễ kiếm và bỏ túi nên khắp nơi nở rộ. Chắc vậy nên mới có chuyện nhà nước nhiều địa phương quy định: Muốn cứu trợ thiên tai, phải qua tổ chức nhà nước.
Tổ chức quốc tế Global Financial Integrity có một bản báo cáo: Từ năm 2004-2013, có tới 92,93 tỷ USD được chuyển phi pháp từ VN ra nước ngoài. Nghĩa là mỗi năm người Việt chuyển ra nước ngoài 200.000 tỷ đồng. Nhiều người thắc mắc là tiền ở đâu mà lắm thế?
Xin thưa, tiền từ mỗi người dân, từ tài nguyên, khoáng sản của đất nước, từ xăng dầu, đường đi, thuế má đủ loại và từ những tấm lòng nhân đạo của người dân chứ đâu.
Không chỉ tham nhũng về kinh tế, tiền của, mà những quyền cơ bản của công dân cũng đang bị trấn lột nghiêm trọng. Bản Báo cáo nhân quyền của Mỹ mới đưa ra có những nội dung như sau:
"Theo nhận xét chung của bộ ngoại giao Mỹ, trong lãnh vực nhân quyền, các vấn đề nghiêm trọng nhất tại VN bao gồm: (1) hạn chế nghiêm ngặt các quyền chính trị của công dân, «đặc biệt là quyền thay đổi chính phủ của họ thông qua các cuộc bầu cử tự do và công bằng»; (2) hạn chế quyền tự do dân sự của người dân, trong đó có quyền tự do hội họp, lập hội, và ngôn luận; (3) không bảo vệ đúng mức quyền của người dân được xét xử công bằng, bao gồm quyền được bảo vệ chống lại các hành vi giam cầm vô lý".
Có lẽ, những thứ này cũng chỉ là "em mượn tí mà thôi" - chỉ có thời gian mượn đã gần 1 thế kỷ nay.
Lãnh thổ giao bạn vàng "quản lý"
Thường, mỗi khi cướp đất của tôn giáo, của người dân, câu cửa miệng của nhà cầm quyền là "Đất đai do nhà nước quản lý" để giải thích việc muốn lấy đất đai, tài sản của dân khi nào là... tự nhiên. Có lần, tôi đã nói với một Phó chánh Thanh tra TP Hà Nội rằng: Sinh ra nhà nước là để quản lý, điều đó không sai, ở đất nước VN này may ra có Hoàng Sa và một phần Trường Sa, nhà nước không chịu quả lý cho dân nhờ thôi" - Ông ta đánh trống lảng.
Báo Thanh niên cho biết: "Hai quan chức Mỹ cho hay đã có một loạt chuyến bay đến và đi từ đá Chữ Thập trong ngày 8 và 10/4, sử dụng các loại máy bay thường được dùng để chuyên chở các quan chức cấp cao Trung Quốc là Airbus 319 và Bombardier CRJ. Vì thế, đây rõ ràng là chuyến thăm của một quan chức thuộc hàng cấp cao đến Trường Sa".
Thời gian qua, nhiều thông tin về biển đảo của VN đang bị Trung Cộng xâm lược, chiếm đóng, bồi đắp hiện ra sao, lại không đến từ hệ thống phát ngôn của nhà nước Việt Nam, hài hước thay lại từ Mỹ và quan chức Mỹ.
Trên báo VN hôm nay đưa tin: "Mỹ đã quyết định triển khai binh sĩ tới 5 căn cứ quân sự Philippines do ngày càng lo ngại về sự phô bày thanh thế của Trung Quốc ở Biển Đông, nơi có tranh chấp chủ quyền biển gay gắt liên quan đến nhiều nước, bao gồm Việt Nam".
Hoặc là: "Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm tàu sân bay ở biển Đông"
Nhưng, không thấy xuất hiện các thông tin về việc quân đội VN, cảnh sát VN thực hiện bảo vệ biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa, cũng như các động tác của nhà nước như thế nào trước hành động ăn cướp lãnh thổ của Trung Quốc.
Hình như, cho đến nay, việc lãnh hải, lãnh thổ và biển đảo đang được giao cho "bạn vàng" quản lý đã là chuyện không cần bàn cãi. Và chuyện đó không còn thuộc trách nhiệm của nhà nước VN?
Cũng qua báo chí gần đây, người ta thấy những việc về nhân quyền, tù nhân chính trị..., khi động đến nhà nước cứ như đỉa phải vôi và la làng rằng đây là "can thiệp nội bộ". 12 năm trước, tháng 10 năm 2004, bà Tôn Nữ Thị Ninh từng nói tại buổi họp báo tại CLB Báo chí Quốc gia Hoa Kỳ vào về chuyện người chống đối chính quyền bị bắt rằng: “Trong gia đình chúng tôi có những đứa con, cháu hỗn láo, bướng bỉnh thì để chúng tôi đóng cửa lại trừng trị chúng nó, dĩ nhiên là trừng trị theo cách của chúng tôi. Các anh hàng xóm đừng có mà gõ cửa đòi xen vào chuyện riêng của gia đình chúng tôi".
Thế nhưng, việc chủ quyền, lãnh thổ bị "bạn vàng" cướp chiếm, thì lại để "hàng xóm" không chỉ gõ cửa đòi xen vào, mà còn đưa luôn cả súng đạn, quân đội đến thì lại im lặng?
Oái oăm thay, người đến giúp đỡ, lại chính là "kẻ thù trước mắt và lâu dài" (theo quan điểm của Đảng) là Đế quốc Mỹ.
Ngẫm đến từ "bạn 16 chữ vàng, bốn tốt" giữa Việt Nam và Trung Cộng mới thấy hài hước làm sao. Thực chất, cần phải nói rõ rằng đây là "bạn vàng" của Đảng CSVN chứ không phải của nhân dân Việt Nam. Hai chủ thể đó khác nhau và chọn lựa khác nhau. Bạn vàng của Đảng thường là các nhà, các chế độ độc tài như Saddam Hussein, Gadhaphi, Hugo Chavet, Kim Dâng Un, Tập Cận Bình và cả Putin - một tên độc tài quân phiệt mới gốc Cộng sản.
Trên thế giới, người ta đã bỏ cách kết bè, kết cánh theo kiểu "đồng chí" của cộng sản. Chỉ riêng mấy nước Cộng sản còn sót lại vẫn bám theo kiểu "bạn bè đồng chí" hết sức u mê này mà coi nhẹ quyền lợi đất nước.
Mỹ, Nhật, Đức và các nước lớn, ngay cả Nga không có bạn bè, chỉ có đồng minh và quyền lợi của đất nước là trên hết. Do vậy họ đã hành động sáng suốt không hề nhầm lẫn theo kiểu ý thức cộng sản.
Mới đây, phát biểu của Bộ trưởng Ngoại giao Nga - người bạn cũ của VN - về Biển Đông như một cái tát mạnh vào những người đang hóng hớt và hy vọng hão huyền về cái gọi là truyền thống hữu nghị một thời dĩ vãng nay vẫn bám riết đầu mấy vị lãnh đạo VN. Không hiểu những cái tát đó có làm tỉnh ra mấy cái đầu kia không?
Xem ra, với tư duy này, thì chuyện "Tàu hỏa phanh gấp nhường đường cho xe máy" không chỉ xảy ra trong đời sống xã hội, mà cả trong đời sống chính trị, đối ngoại của VN.
Hà Nội, ngày 15/4/2016
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.