“…Cách duy nhất để tránh bị đàn áp và bóp nghẹt tự do đó là đứng cùng nhau để thay đổi tận gốc rễ của vấn đề: chuyển đổi một chế độ độc tài sang một thể chế tự do qua một cuộc bầu cử dân chủ, công bằng, và minh bạch…”
Ngày 28/6 vừa rồi, chủ tịch nước ký lệnh ban hành Luật An ninh mạng. Và như vậy, trừ khi có những tác động ghê gớm, Luật An ninh mạng sẽ có hiệu lực kể từ ngày đầu năm 2019.
Cho tới nay, nhiều người vẫn chưa hiểu hết một cách trọn vẹn những nguy cơ và tác hại của Luật An ninh mạng này, và vì vậy mà sự lên tiếng vẫn chưa đủ mạnh. Nếu tìm hiểu kỹ, cả về phương diện luật học và về phương diện công nghệ, bạn sẽ thấy Luật An ninh mạng là một công cụ góp phần củng cố và thắt chặt chế độ công an trị của Việt Nam, ảnh hưởng đến tất cả các mặt của xã hội từ tầm mức cá nhân đến an ninh quốc phòng.
Thứ nhất, cho tới gần đây, các nhà hoạt động vẫn truyền cho nhau một kinh nghiệm rằng nếu cơ quan an ninh đến tra vấn mình rằng các bài viết hay tài liệu trên Facebook mình dùng có phải thực sự là của mình không, thì một số luật sư sẽ khuyên là nên chối bỏ, trả lời không. Thậm chí khi cơ quan an ninh bắt giữ bất ngờ, muốn tìm cách thâm nhập tài khoản Facebook của mình trên điện thoại thì hoặc là tìm cách khoá tài khoản Facebook lại hoặc cực đoan hơn là đập điện thoại, nhúng nước nó, để điện thoại không kích hoạt được và cơ quan an ninh không tài nào đọc được các dữ liệu trên Facebook của mình.
Nhưng, với Luật An ninh mạng khi đi vào áp dụng, các kinh nghiệm trên sẽ ngay lập tức bị vô hiệu hoá. Cơ quan công an không cần phải ép buộc chính chủ thừa nhận Facebook của mình, họ chỉ cần yêu cầu Facebook giao nộp tất cả thông tin của người dùng, lấy lý do người dùng đang vi phạm pháp luật Việt Nam. Mà cái vi phạm dễ thấy nhất được quy định ngay trong Luật An ninh mạng đó là tuyên truyền chống chế độ.
Facebook lưu lại vô số thông tin của người dùng, từ việc dùng IP nào để truy cập vào tài khoản, địa chỉ truy cập vào tài khoản ở đâu, ngay tại toạ độ nào, mấy giờ, bạn bè với ai, tương tác và liên lạc với ai, đăng bài lúc mấy giờ, ở đâu v.v. Tất cả những điều đó đủ để chứng minh chính chủ là người chủ của tài khoản Facebook và đó là bằng chứng dùng để kết tội.
Thứ hai, rất nhiều người viết bài xiển dương cho dân chủ, thúc đẩy thay đổi xã hội trong hoà bình, làm cho cái ghế của Đảng Cộng sản ngày càng lung lay, nhưng họ ẩn danh, không ai biết họ, và do đó họ là cái gai trong mắt cơ quan an ninh. Với Luật An ninh mạng, những người viết bài ẩn danh sẽ nhanh chóng bị phát hiện và tóm gọn. Đơn giản là chỉ cần cơ quan an ninh yêu cầu Facebook truy xuất địa chỉ người dùng đăng nhập vào Facebook và các thông tin liên quan là đủ để biết toạ độ của người dùng để họ khoanh vùng và bắt lấy.
Thứ ba, Luật An ninh mạng sẽ áp dụng ngay cả đối với các cá nhân mang quốc tịch Việt Nam sống ở nước ngoài. Cơ quan an ninh có thể đưa ra dữ liệu về thông tin cá nhân của người dùng, chứng minh họ là công dân Việt Nam, cho rằng họ vi phạm pháp luật Việt Nam, và yêu cầu Facebook hợp tác cung cấp thông tin từ tài khoản Facebook cá nhân. Cách làm này cũng tương tự như cách mà chính quyền Việt Nam yêu cầu chính quyền Đức giao nộp Trịnh Xuân Thanh khi cho rằng Trịnh Xuân Thanh vi phạm pháp luật Việt Nam. Nhưng ở đây vị thế của chính quyền Việt Nam so với Facebook lớn hơn nhiều khi so với Đức, và vì vậy mà có một xác suất cao sẽ có một sự hợp tác nào đó.
Thứ tư, nhiều người có vẻ ngây thơ cho rằng chỉ cần đăng ký tài khoản rồi điền thông tin đang ở nước ngoài là đủ để Facebook bảo vệ thông tin cho bạn. Đây là một sai lầm hết sức. Cơ quan an ninh có vô số cách để cho rằng một tài khoản nào đó gây phương hại đến an ninh, trật tự, chủ quyền của Việt Nam và yêu cầu Facebook chia sẻ thông tin, hoặc họ cũng có thể trình bày với Facebook các thông tin cá nhân của người dùng hiện đang là công dân Việt Nam và yêu cầu Facebook chia sẻ thông tin.
Thứ năm, dưới áp lực của chính quyền Việt Nam, Facebook có vô số cách hợp tác dưới dạng “mềm” nhằm thực hiện khoanh vùng, hạn chế ảnh hưởng của các tài khoản, các trang mạng đang gây hại đến thanh danh và vị thế của Đảng Cộng sản. Cách dễ nhất mà Facebook có thể áp dụng đó là hạn chế mức lan toả của những bài báo gây nguy hại đến chế độ, khiến ít người đọc được nó, trong khi làm cho dễ dàng việc loan tải các bài báo của những nhóm định hướng của chính quyền.
Thứ sáu, nhiều người bắt đầu nghĩ tới việc chuyển sang một mạng xã hội khác để dùng, như minds, và hi vọng nó sẽ không bị chi phối bởi chính quyền cộng sản Việt Nam. Có vài điều cần lưu ý. Trước hết, rất khó thuyết phục được vài chục triệu người bình dân chuyển sang minds ít nhất là trong một thời gian ngắn. Vì vậy mà muốn gây ảnh hưởng đến xã hội, các nhà hoạt động xã hội dù muốn dù không buộc phải tiếp tục dùng Facebook.
Hầu như không có một mạng xã hội nào mà công ty phát triển không nắm được dữ liệu của người dùng. Nhiều người cho rằng minds không nắm dữ liệu của người dùng vì họ hoạt động theo hình thức phi tập trung nên không thể chia sẻ với chính quyền Việt Nam nếu bị yêu cầu. Điều đó không đúng. Các công ty phát triển khác nhau ở chỗ họ biết bao nhiêu thông tin về người dùng và họ sẽ mã hoá chỗ nào. Ví dụ như minds biết bạn có bao nhiêu người theo dõi, đăng bài thế nào, quan điểm ra sao, bao nhiêu người ủng hộ, kiếm được bao nhiêu tiền, hoạt động giờ nào, đăng nhập ở đâu, v.v., đây là những thông tin mà chương trình quảng cáo của minds luôn nắm giữ để tối ưu hoá hoạt động quảng cáo. Quảng cáo là bao tử của những mạng xã hội như minds, không có quảng cáo minds sẽ chết. Những thông tin này, nếu minds quyết định xâm nhập vào thị trường Việt Nam và cơ quan an ninh áp lực đòi minds chia sẻ, thì cuối cùng cơ quan an ninh cũng sẽ có những thông tin này, làm hồ sơ để kết tội.
Thứ bảy, việc chính quyền bắt giữ và truy tố một vài người bằng Luật An ninh mạng sẽ khiến cho nhiều người khác cảm thấy chùn tay, tự kiểm duyệt đối với tất cả các ý kiến viết ra trên Facebook của mình.
Và cuối cùng, trong trường hợp Facebook và các trang mạng Âu Mỹ bị ràng buộc và chế tài bởi các điều luật ở các nước Âu Mỹ về việc cấm chia sẻ thông tin người dùng cho bên thứ ba, sự rút đi nếu có sẽ nhường sân chơi trên thị trường Việt Nam cho các công ty Trung Quốc. Các công ty Trung Quốc sẽ vừa hợp tác với chính phủ Việt Nam, vừa hợp tác với chính phủ Trung Quốc. Họ biết các thông tin về người dùng Việt Nam và sẵn sàng theo dõi, định hướng xã hội theo yêu cầu của hai chính quyền. An ninh và xã hội của Việt Nam tất sẽ bị đe doạ, và Việt Nam có thể đối mặt với nguy cơ mất nước. Điều này không phải là một sự suy diễn mà nó đang diễn ra, các công ty Trung Quốc đang đổ bộ vào Việt Nam.
Nói như vậy để thấy rằng không có một mạng xã hội nào là an toàn cho những người lên tiếng và yêu chuộng tự do ở Việt Nam. Cách duy nhất để tránh bị đàn áp và bóp nghẹt tự do đó là đứng cùng nhau để thay đổi tận gốc rễ của vấn đề: chuyển đổi một chế độ độc tài sang một thể chế tự do qua một cuộc bầu cử dân chủ, công bằng, và minh bạch.
“…Ở tại nơi mà bản đồ Trung Quốc phô bày “Đường Chín Đoạn”, người nhân viên hải quan Việt nam đã viết chồng lên hai lần; “F… you!”…
Ở Việt Nam, phong trào đối lập chống chính sách bành trướng và ảnh hưởng kinh tế ngày một lớn của Trung Quốc đang tăng lên. Và người dân còn muốn nhiều hơn thế nữa.
Hà Nội- Nhóm người Trung Quốc đáp xuống thành phố Cam Ranh trong tháng Năm chắc hẳn đã tưởng tượng khác đi về lần bắt đầu chuyến du lịch Việt Nam của họ. Trước khi được phép nhập cảnh, các nhân viên biên phòng Việt Nam đã tịch thu áo thun của họ.
Biên giới Trung Quốc được in trên những chiếc áo thun đó. Thêm vào đó là “Đường chín đoạn” được in trong màu đỏ – bao bọc lấy vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông. Người Việt không thông cảm cho sự khiêu khích này.
Biểu tình chống luật Đặc khu và An ninh mạng
Các quốc gia quanh đó như Việt Nam và Philippines đã to tiếng chống lại tham muốn bành trướng này của Trung Quốc từ nhiều năm nay. Một trong những tuyến chuyên chở hàng hóa quan trọng nhất của thế giới với khối lượng giao dịch hàng năm tròn 5 ngàn tỉ dollar chạy xuyên qua vùng biển đó. Thêm nữa, Biển Đông rộng 3,6 triệu km2 mang tầm quan trọng chiến lược quyết định – cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng cũng là cho Hoa Kỳ và đồng minh.
Trung Quốc và Việt Nam tuy có chung một đường biên giới dài 1281 km. Nhưng hai láng giềng này hoàn toàn không gắn bó với nhau trong tình huynh đệ cộng sản. Tuy sự gần kề trực tiếp của Trung Quốc có thể được cảm nhận nhiều nhất là ở miền bắc Việt Nam, trong vùng núi non Sapa – trên gương mặt của những con người thuộc các dân tộc thiểu số trước đây đã di dân ra khỏi Trung Quốc.
Cũng chính ở vùng này, quá khứ chung cũng mang dấu ấn của xung đột: Việt Nam đã từng là thuộc địa của Trung Quốc. Và cũng chỉ mới 40 năm nay thôi, kể từ khi hai đất nước này có một cuộc chiến tranh biên giới ác liệt.
Nhưng về mặt kinh tế thì dường như hai láng giềng này đã hòa giải. Thương mại song phương giữa Hà Nội và Bắc Kinh đi từ kỷ lục này sang kỷ lục khác. Trong năm nay, tổng giá trị trao đổi hàng hóa và dịch vụ sẽ leo lên một điểm cao mới là 100 tỉ dollar, theo như các chuyên gia tính toán. Năm ngoái đã hơn năm 2016 22 tỉ. Bốn triệu người Trung Quốc sang Việt Nam hàng năm để nghỉ mát.
Trong năm ngoái, giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang nước láng giềng đã tăng 61,5% lên tới 35,46 tỉ. Hiện nay, thương mại với Trung Quốc chiếm 22% giá trị tất cả các hàng nhập và xuất khẩu, theo các con số chính thức. Điện thoại thông minh là sản phẩm xuất khẩu quan trọng nhất. Cả hàng tấn tôm và các loại hải sản khác cũng được chở bằng tàu thủy sang nước láng giềng mỗi ngày. Và lợn con: hàng ngàn con heo sữa đi qua biên giới mỗi tuần trên xe tải.
Mặc dầu thương mại phát triển tốt đẹp, người Việt Nam vẫn nghi ngại người Trung Quốc. Từ khi Trung Quốc bắt đầu xây dựng hạ tầng cơ sở quân sự trên một vài hòn đảo ở Biển Đông thì tâm trạng thất vọng ở Việt Nam về người láng giềng hùng mạnh ngày càng có thể cảm nhận được mạnh hơn trong đời sống hàng ngày.
Cả ông tài xế taxi Duong cũng “phẫn nộ” về các động thái của Bắc Kinh tại Biển Đông, nhưng ông nói không úp mở. Người Trung Quốc cũng là khách của ông, “nhưng tôi thích người Hàn hơn”. Con người 49 tuổi này chờ khách ở bãi biển Đà Nẵng, một trong những địa điểm du lịch quan trọng nhất ở bờ biển Việt Nam.
Hàng ngàn người khách du lịch từ Hàn Quốc, Thái Lan và Trung Quốc nằm dài trên cát của bãi biển cùng với người dân trong nước. Các khách sạn đồ sộ mới xây thống lĩnh con đường dọc theo bãi biển. Nhưng nhiều ngôi nhà này hầu như là trống vắng. Chỉ có những hàng chữ tiếng Trung màu đỏ chói là nhấp nháy trong màn đêm, giống như những biểu tượng của niềm hy vọng cho một “Chinaboom”.
Điều này chỉ mới bắt đầu cho Việt Nam thôi, ông Hung, người đổi tiền và môi giới bất động sản không chuyên, dây chuyền vàng quanh cổ và điếu thuốc lá trên môi, tin là như vậy. Giới trung lưu trong nước láng giềng tăng thêm mỗi năm hàng triệu người. Hàng triệu người mà lần đầu tiên có khả năng đi du lịch lần đầu tiên. “Đến bãi biển Đà Nẵng chỗ chúng tôi”, Hung cười to.
Cô nhân viên khách sạn Kim-Ly ít hăng hái hơn thấy rõ. Cứ theo ý cô thì tất cả người Trung Quốc đừng nên sang đây. “Họ chiếm đất nước chúng tôi”, cô than phiền. Tuy là cô không muốn phê phán khách du lịch “mà tôi cũng hưởng lợi từ đó”.
Cô “bực tức, vâng rất tức giận” về các kế hoạch của chính phủ Việt Nam, thiết lập thêm ba “đặc khu kinh tế” ở ba địa phương trong nước. Theo thông tin chính thức, Hà Nội muốn tạo nên một “Singapore nhỏ” từ mỗi một đặc khu này: các nhà đầu tư không chỉ có những chính sách khuyến khích hấp dẫn và các điều kiện quan thuế và thương mại thuận lợi.
Họ có thể thuê đất cho tới 99 năm, thay vì 70 năm như ở 18 đặc khu kinh tế cho tới nay trong Việt Nam. “Rõ ràng là những vùng đó chỉ được xây dựng cho người Trung Quốc”, Kim-Ly nói. Vì Hà Nội sẽ ưu tiên cho Trung Quốc như là đối tác thương mại. Hiện nay, Bắc Kinh với tổng giá trị đầu tư trực tiếp hơn 21 tỉ dollar đã là một trong những nhà đầu tư nước ngoài quan trọng nhất ở Việt Nam. “Chính phủ chúng tôi bán đất giá rẻ mạt cho người mua với giá thấp nhất. Điều đó là không thể chấp nhận được”, Kim-Ly than phiền. Sự thất vọng đã khiến cho mắt cô đẫm lệ.
Người phụ nữ này không cô đơn với sự tức giận của mình. Từ tháng 6 đã xảy ra nhiều vụ biểu tình trong nhiều thành phố để chống lại các kế hoạch này – thật là bất thường trong một đất nước mà hầu như không xảy ra phản kháng và chính phủ khoan dung cho điều đó lại còn hiếm hơn nữa. Hàng trăm người biểu tình đã bị bắt, nhiều người khác bị cảnh sát đánh đập tàn nhẫn, tổ chức Human Rights Watch báo cáo.
Nhưng những cuộc phản kháng đó đã có hiệu quả. Quốc Hội đã tạm thời hoãn thông qua đạo luật về đặc khu kinh tế. Để xoa dịu tâm trạng, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã hứa sẽ giảm thời gian 99 năm cho thuê đất. Tuy vậy ông không nói là sẽ giảm xuống còn bao nhiêu.
Đối với các nhà bình luận, mục đích của những cuộc biểu tình này đi xa hơn lần thâu tóm đất của Trung Quốc. Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng so sánh các cuộc biểu tình này với “Mùa Xuân Ả Rập” – một dấu hiệu của lòng khát khao dân chủ cao độ. Cả nhà phân tích chính trị Nguyễn Phương Linh cũng không tin rằng người biểu tình trước hết là muốn chống lại sự bành trướng của Trung Quốc. “Đó là một dấu hiệu của sự thất vọng và bất mãn sâu sắc về sự kiểm soát toàn diện của nhà cầm quyền”, theo chuyên gia này.
Hiện Hà Nội đang tiếp tục thắt chặt những khả năng để cho người dân có thể huy động sự phản kháng và bày tỏ sự phê phán. Một đạo luật mới có nhiệm vụ giới hạn thật nghiêm ngặt việc sử dụng truyền thông kỹ thuật số và cho phép giám sát gần như không có giới hạn người dân. Tất cả những lời bình luận trong các mạng xã hội đều sẽ bị kiểm duyệt, truyền thông nói.
Đặc biệt đáng lo ngại cho doanh nghiệp nước ngoài: dữ liệu sẽ phải được lưu trữ ở Việt Nam. “Mục đích của những luật lệ mới này không chỉ là bảo vệ tính an toàn của những mạng lưới dữ liệu, mà còn bảo vệ cả sự độc quyền quyền lực của Đảng Cộng sản”, Brad Adams, Giám đốc châu Á của Human Rights Watch nói.
Chỉ có ở các cảng hàng không thì việc phát biểu ý kiến dường như là không bị hạn chế quá nghiêm ngặt – ít nhất là khi chúng xuất phát từ nhân viên nhà nước. Một bản tin của thông tấn xã AP đã khiến cho người ta phỏng đoán như vậy. Khi hộ chiếu của một nhóm người Trung Quốc được trao trả lại tại cửa nhập cảnh ở Thành phố Hồ Chí Minh sau khi được đóng dấu thì một trong số những người khách đã bị bất ngờ một cách khó chịu. Ở tại nơi mà bản đồ Trung Quốc phô bày “Đường Chín Đoạn”, người nhân viên hải quan Việt nam đã viết chồng lên hai lần; “F… you!”
“…Không như phần đông các ông các bà trong các chuyến du lịch ra nước ngoài mà tôi đã gặp, đã lên giọng khoe khoang là mình từng đi ra nước ngoài nhiều lần, nhưng vẫn có lối hành xử hết sức “Vô Văn Hóa” chẳng thua bọn Tàu là mấy…”
Hình ảnh người Nhật, đội mưa, xếp hàng trong trật tự, để chờ tới phiên mình mua đồ ăn ở một trung tâm mua sắm ở Osaka.
(Người viết bài chỉ muốn đóng góp. Chủ đích không phải là đả phá, hay bôi nhọ ai cả. Thấy sao viết vậy. Ai thấy hay thì học. Thấy chướng tai, thì bỏ đi, không nên bận tâm làm gì.)
Những năm gần đây, dân Việt mình có tiền, cũng như dân Trung Quốc, dân mình bắt đầu có mặt trên các chuyến du lịch xa xôi khắp năm châu bốn biển. Tôi đã gặp những đoàn khách du lịch mà người hướng dẫn viên giương cao ngọn cờ Việt Travel, Sai Gon Tour, TIBI Tour, từ Âu sang Mỹ, qua luôn cả Trung Đông. Ngày nay, việc đi Đài Loan, HongKong, Thailand, Korea hay Nhật Bản thì dường như trong tầm tay của khá nhiều người Việt, nhưng đau buồn mà nói, đây là những thành phần mà số đông, cho dù có mặt trong những đoàn du khách hàng năm, nhưng họ lại, không thể nào, không cách gì hấp thụ được cái hay cái đẹp của xứ người.
Dường như phần đông người Việt ngày nay chỉ thích nói, họ nói liên tục không ngưng nghỉ, toàn những chuyện tào lao, mà hễ cứ nói suốt như vậy, thì hai lỗ tai đã đóng lại để không còn thu thập, hai con mắt đã không thể nhìn nhận, và lẽ đương nhiên, trí óc quá bận rộn cho những câu chuyện rôm rả, thì còn đâu thời giờ để phân tích, để nhận xét và để gom góp những điều hay cần học hỏi ở xứ người.
Đàn ông thì nhặng xị với chuyện chính trị của thế giới, chuyện Kim-jong Un đi gặp Donald Trump, chuyện bóng đá đang diễn ra, chuyện làm ăn, chuyện chạy mánh lấy hợp đồng, chuyện ăn, chuyện nhậu và đôi khi cũng có đề cập đến chuyện Đặc Khu Kinh Tế, đến chuyện ANM nhưng lại chẳng bàn một tí gì về sự tai hại của các vấn nạn này, nhưng lại bàn về sự nóng hổi của thị trường địa ốc ở 3 Đặc Khu, ai thua lỗ, ai lời khẩm, và các chủ đầu tư ở những vị trí đó sẽ còn phải ôm đất trong bao lâu nữa!
Đàn bà thì say sưa bàn chuyện mua sắm, nói về những mode thời trang hiện tại. Họ có thể nói chính xác về giá cả cũng như những mặt hàng đang nóng trên thị trường mua sắm hiện nay, những cái bóp xách tay thời trang, những kiểu váy mà cô ca sĩ này, cô người mẫu kia đang sở hữu. Chỉ với một kiểu giày, một cái bóp, một mùi nước hoa nào đó thôi cũng đủ khiến họ bàn tán xôn xao như một cái chợ cho cả nhiều tiếng đồng hồ.
*****
Mỗi lần họ vào khách sạn, thì mặc kệ bất cứ ai đã đứng trước, chờ đợi từ lâu cho thang máy, họ mặc sức luồn lách, xô đẩy, chen nhau lên trước, đứng chặn cả ở cửa thang không chừa lối cho người trong thang máy đi ra. Họ chẳng cần biết là nếu không ra được thì chỗ đâu để mình vào! Thế là chen lấn, thế là ùn tắc y hệt như nạn ùn tắc giao thông ở Sài Gòn.
Lên xuống, ra vào những chỗ công cộng như xe buýt, máy bay, và các cửa hàng buôn bán thì ôi thôi, một toán hơn hai chục người mà nó loạn lên không khác gì một trận chiến ngoài chiến trường. Việc giành giựt thật như chuyện thời tiết nắng mưa, là nó phải như thế. Người Việt không biết nhường nhịn, vì với “tinh thần thép” một centi mét cũng không nhường. Họ luôn chiến đấu kịch liệt để về trước, cũng chẳng khác gì ở những ngã tư đèn xanh đèn đỏ, mọi loại xe máy chen chúc lên phía trước mà khoảng cách các chiếc xe ở đây, không cách nhau được ba gang tay. Rồi mạnh ai nấy vọt về phía trước, có khi cả 5-7 giây đồng hồ trước khi đèn đổi màu. Thế là dồn nhau lại một cục ngay giữa ngã tư, ai nấy lại phải phí cả mấy phút đồng hồ để thoát ra được.
Người Nhật giống người Mỹ ở việc xếp hàng.
Á mà chẳng biết việc xếp hàng đã được dân Việt nâng cấp lên thành “Phong Tục Xếp Hàng”, “Văn Hóa Xếp Hàng” từ khi nào!
Người ta xếp hàng để có được trật tự cho xã hội và công bằng cho mọi người. Đơn giản chỉ có thế, chẳng có cái Phong Tục hay cái Văn Hóa con mẹ gì ráo, đừng quan trọng hóa, đừng thi vị hóa hoặc thần thánh hóa những chuyện nhỏ nhặt như thế, để bao che cho những cái vi phạm, cái sai trái của mình.
Ai đến trước, có quyền đi trước, làm trước, đơn giản là vì họ đã đến đó trước mình, thế nhưng ở bất cứ đám đông nào cũng vậy, hung hãn thì thắng, hiền lành phải thua, việc xếp hàng không có trong tự điển của dân Việt.
*****
Cái “Phong Tục La Hét”, cái “Văn Hóa Ồn Ào” ở đám đông của du khách người Việt lại càng đáng nể. Ai cũng tranh nói, ai cũng tranh kể, chẳng ai nghe ai nói, thế là tất cả cùng nói, bởi vậy cứ thấy một đám vài người Việt Nam đi với nhau, là chỗ đó dậy lên như cái chợ. Hai dân tộc anh em Trung Quốc và Việt Nam rất giống nhau ở điểm này, mặc dù tiếng Việt có phần thanh thoát dễ nghe hơn, nên nó không quá để thiên hạ phải giựt mình mỗi khi có vài người tiến đến như người Tàu, nhưng cũng chẳng thua kém bao nhiêu. Ấy thế mà dân mình lại thường hay chê bọn Tàu là bọn ăn lông ở lỗ, bọn thiếu văn minh, bọn vô văn hóa mới ghê.
Người sống ở các quốc gia văn mình thường tôn trọng và không bao giờ xâm phạm đến những quyền lợi, những khoảng cách không gian phải có của người bên cạnh, của những người chung quanh, và việc ồn ào nơi công cộng, chính là việc xâm phạm đến cái khoảng không gian yên tĩnh của người khác. Bên cạnh đó, không thể không nói đến cái khoảng không gian bao bọc chung quanh một người đứng xếp hàng trước mình.
Người Việt nói riêng và người dân Châu Á nói chung, có cái thói quen khá sỗ sàng mà họ không biết, vì chung quanh mình ai cũng thế mà, là việc đứng quá sát vào người xếp hàng ở phía trước, nhiều khi quay qua quay lại là đụng “đến cả chỗ hiểm” của nhau. Hoặc người đàn ông “vô tình dí sát cái đó” vào đít người đàn bà đứng trước. Nếu bạn ngửi được mùi nước hoa, mùi hương phụ nữ, hoặc mùi mổ hôi thoang thoảng của người đứng trước mình, thì bạn đã đứng quá sát vào họ rồi đấy. Cứ nên xem như … ai cũng là người hôi nách, cần phải đứng xa ra một tí là được.
Việc trông trước coi sau ở đám đông cũng vậy. Chỉ khi nào ngưng nói, chăm chú để mắt ở mọi việc xảy ra chung quanh, ta mới có thể thấy được là ngay cả cái vỉa hè để đi bộ ở nước ngoài, đều phải có hai làn đường vô hình, một cho nhóm đi cùng chiều và một cho nhóm người đi ngược chiều với mình. Nếu một đám đông người Việt đi chung với nhau, ta sẽ thấy họ dàn hàng ngang hàng 3 hàng 4 vai sát vai chiếm hết cái vỉa hè đi bộ, mặc cho những người dân bản xứ nhìn bằng những cặp mắt … khó chịu, vì không muốn “gậy chuyện”, thế là họ phải … bước xuống lòng đường. Và dân ta thì, đường ta ta cứ đi, hiên ngang dưới ngọn cờ … giải phóng. Thứ nhất, đó là lối hành xử hết sức mất lịch sự, thứ hai, trong cái nhìn của một số người bản xứ, thì đó là lối hành xử côn đồ, hung hăng và mất dậy.
Lên xuống máy bay hay xe buýt cũng thế, dân Việt mình luôn hối hả, với châm ngôn “phải nhanh chân tiến lên phía trước, toàn thắng ắt về ta”, bởi vậy, xe chưa kịp dừng, máy bay chưa kịp đến bãi đậu, là đã thấy dân ta, bao gói, bị gậy tranh nhau tiến cả về phía … khán đài. Đi xa, chẳng lẽ họ không hiểu rằng, những kiện hàng ký gửi, những thủ tục hải quan, không thể nào nhanh hơn thế được? Mà cho dù đi gần mấy đi chăng nữa, họ cũng chẳng thể hơn người khác được dăm ba phút. Chẳng lẽ đây cũng lại là một thứ “Văn Hóa” cần phải được đặt tên? Văn Hóa Chậm Lại? Văn Hóa Đâu Còn Có Đó?
*****
Đi ăn buffet ở nước ngoài, thì mặc dầu dân Ta hơn dân Tàu một bậc, nhưng cả hai đều đứng cuối sổ, cũng với cái “Văn Hóa Chen Ngang”, du khách người Việt mình chen vào bất cứ chỗ nào họ muốn. Họ đi xuôi, rồi đi ngược. Họ chen ngang, rồi chen dọc, nhất định không chịu theo bất cứ thứ tự nào. Thông thường thì người ta xếp các món ăn theo dẫy, hàng phải được sắp từ một đầu, nơi đó người ta thường để chén dĩa. Mọi người phải bắt đầu từ đó, đi chầm chậm tới, không ai thúc đẩy mình, và mình cũng không được thúc đẩy ai. Gắp những thứ mình muốn vào đĩa nhưng nên lịch sự đừng đứng nguyên tại vị trí để suy nghĩ xem, tối qua ta đã ăn gì, sáng nay ta đã uống gì, và phải cần bao lâu để đi đến quyết định lấy thức ăn vào dĩa, kệ mẹ một dãy xe bị kẹt phía sau.
Cứ thế tiến tới cho đến khi chọn đã xong, gắp đã đủ. Nếu sơ sót chưa gắp món gì ở dẫy bàn đó, thì cũng đừng chen ngang vào hàng trở lại, mà nên lại bắt đầu từ cuối hàng. Tôi bảo đảm với quý ông quý bà, là thời gian sẽ không mất quá một phút. Cũng đừng nên cắt Ngang Xẻ dọc, đánh Nam phạt Bắc, chạy xuyên lục địa, và nhất là cũng đừng bao giờ chất đồ ăn cao như núi … Hành Sơn, nhìn kỳ cục lắm, nhất là khi mình đổ tháo, vương vãi đồ ăn trên đường đi về bàn mình, y như Mỵ Nương rải lông ngỗng thì thật là xấu hổ. Ở nước ngoài, không như ở Việt Nam, cứ thủng thẳng, đâu còn có đó, hễ hết thì người ta sẽ mau mắn mang cái mới ra, nhưng nếu ăn không hết, để dư bỏ phí lại, thì có khi lại có chuyện không hay xảy ra ngay đấy. Bởi có nhiều món ăn, nhìn tuy ngon mắt nhưng chưa chắc đã hợp khẩu vị. Hốt về một dĩa khổng lồ, ăn thử một miếng, nuốt không vô, thế thì giải quyết nguyên cái dĩa tổ bà nái đó đi đâu bây giờ? Cứ chỉ lấy mỗi thứ một tí thôi, nhất là những món ăn lạ của dân bản xứ, về bàn ăn thử, nếu vừa miệng, ta vòng trở lại, hốt … nguyên ổ cũng đâu có trễ!
*****
Chuyện lên xuống máy bay cũng cần phải học hỏi nhiều. Khi lên máy bay, trước tiên là hãy mau mắn bỏ những cái túi xách lên kệ khoang, nhưng đừng loay hoay ở đó cả 5-10 phút lấy cái này ra, xếp cái kia vào, dẫn đến việc “ùn tắc giao thông” ở phía sau. Ngồi vào ghế trước tiên cái đã, sau khi mọi người lên hết, thì máy bay cũng vẫn còn nằm ỳ ở đó một thời gian khá lâu, hai ba chục phút là chuyện thường. Đây là lúc mình có giờ để “sắp xếp lại đồ đạc”, lấy cái gì cần lấy, cất đi cái gì không cần.
Khi máy bay dừng hẳn và khi phi hành đoàn báo cho biết là đã được cởi bỏ giây an toàn, thì mới bắt đầu tháo giây an toàn. Tuy nhiên, PHẢI CỐ TRẤN TĨNH ĐỪNG XÔNG LÊN PHÍA TRƯỚC NHƯ KHI ĐI ĂN BUFFETS, hãy can đảm, bình tĩnh đứng yên tại chỗ, ai ở phía trước ra trước, ai ở phía sau ra sau. Thế mới là con người có bản sắc trật tự của một “Quốc Gia Văn Hóa”. Thế mới đích thực là có lối hành xử theo đà tiến hóa của xã hội. Thế mới đủ tư cách để lên án thằng Tàu là dân mọi, là quân ăn lông ở lỗ.
Chuyện các bạn đi du lịch ra nước ngoài với chủ đích mua sắm là chuyện và quyền của các bạn, nhưng PHẢI BIẾT TÔN TRỌNG NGƯỜI ĐI CHUNG ĐOÀN, vì giờ giấc eo hẹp đã được ấn định bởi công ty du lịch và xe khách của địa phương. Hễ cứ trễ 15-20 hay 30 phút ở một cái Mall nào đó, hoặc ngay cả khi kéo dài việc trang điểm, thay đổi xiêm y, thì nguyên cả đoàn 2-3 chục người còn lại phải chờ mình. Đây là một lối hành xử phải đáng lên án. Nếu các bạn đi chung đoàn với những người như thế, đừng ngại ngùng, đừng sợ sệt, vì quyền lợi, phải lên án và chấm dứt việc làm đó ngay tại chỗ. Nghĩ lại đi, nếu bạn giành giựt từng giây ở ngã tư đèn xanh đèn đỏ, mà lại cắn rang chịu đựng không lên tiếng trong việc này, thì bạn rất … (không dám nói) …
*****
Không gì khó chịu bằng, trên một chuyến xe của một chuyến du lịch, trong khi người HDV địa phương khản cổ ra giảng giải về nơi chốn mình đang đi qua, lịch sử của nó, những kỳ quan của nó, những phong tục, tập quán của dân địa phương ở đó, thì ở dưới nhao nhao bàn về chuyện mua sắm, bàn về những chốn ăn chơi mà mình nghe nói đến, ồn ào như cái chợ, rồi chỉ mấy phút sau, giơ tay lên hỏi người HDV du lịch:
“Đây là địa danh nào hả chị?”, “Ồ, cái tòa nhà đó là gì vậy chị?”, hoặc “Đặc sản ở đây là gì chị hả?”.
Lúc đó chỉ muốn thay mặt HDV trả lời: “Thưa má, đây là Vũng tàu, và đặc sản ở đây là … Mắm Ruốc Bà Giáo Thảo ạ!”
Nhiều khi nóng máu, thiệt tình chỉ muốn … chửi thề hoặc gây lộn …
Tất cả những gì tôi viết đây, chỉ cần người ta chăm chú khảo sát, cho dù thực sự mình từ trong Hóc Bà Tó mới ra hay mới lần đầu tiên có cơ hội đi ra nước ngoài, cũng vẫn có thể thấy được, nhận thức được, thu thập cũng như học hỏi được trong một ngày. Không như phần đông các ông các bà trong các chuyến du lịch ra nước ngoài mà tôi đã gặp, đã lên giọng khoe khoang là mình từng đi ra nước ngoài nhiều lần, nhưng vẫn có lối hành xử hết sức “Vô Văn Hóa” chẳng thua bọn Tàu là mấy.
NÓI ÍT, NGHE NHIỀU, NHÌN KỸ, VẬN DỤNG ĐẦU ÓC ĐỂ THẤY CÂU TRẢ LỜI, VẬY MỚI ĐÁNG GỌI LÀ ĐI DU LỊCH.
csVN không những không đề cao cảnh giác mà còn mở toang cửa cho người Tàu tràn ngập và khống chế quê hương. Họ là Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc… thời đại. Do đó, csVN còn, đất nước và dân tộc Việt Nam sẽ mất. Toàn dân Việt (nhất là dân trong nước) đã thấy được như thế, chắc chắn họ sẽ hành động. Đó là điều đáng mừng, đó là sự tin tưởng…”
Những ai lo sợ Việt Nam sẽ mất vào tay Trung cộng (TC), từ nay có quyền hy vọng điều đó sẽ khó xảy ra.
Nhân vụ quốc hội csVN đưa hai dự luật an ninh mạng và ba đặc khu kinh tế (ĐKKT) Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc ra thảo luận để biểu quyết để thông qua, đồng bào Việt Nam đã ồ ạt xuống đường biểu tình phản đối một cách quyết liệt. Theo tin trong nước, dân của một nửa trong tổng số thành phố, thị xã…trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam đã xuống đường bày tỏ thái độ. Mặc dù sự phản đối đó mới chỉ bắt đầu, chưa đạt kết quả mong muốn, nhưng chúng ta có quyền hy vọng vì từ nay người Việt Nam đã thấy rõ âm mưu thâm độc của Tàu cũng như bộ mặt bán nước trơ tráo của tập đoàn csVN.
Và họ sẽ không khoanh tay ngồi nhìn như từ trước đến nay nữa.
Trước hồn thiêng sông núi, trước hương linh của Tổ Tiên và của các bậc anh hùng dân tộc đã dựng nước và giữ nước qua bao đời, hãy vạch mặt tập đoàn csVN, những kẻ đang BÁN NƯỚC cầu vinh. Nếu quan sát kỹ những việc mà csVN đã và đang làm sẽ thấy csVN từng bước tiếp tay TC xâm chiếm lãnh thổ Việt Nam, Hán hoá dân tộc Việt Nam. Tôi tố cáo csVN không dựa trên hận thù, không do khác chính kiến, chủ nghĩa, cũng chưa phải vì dân tộc Việt mất tự do, dân quyền, nhân quyền… mà tố cáo âm mưu bán nước quá rõ của họ. Chúng ta có thể khẳng định họ là những kẻ nội thù của dân tộc.
Sau năm 1975, từng bước, từng đợt, nhân danh “nhân đạo”…csVN đã “tống xuất” TẤT CẢ người Việt Nam chống họ ra nước ngoài. Trong khi đó, cũng từng bước, từng trường hợp, họ rước người Tàu vào đất nước Việt Nam. Người Tàu qua biên giới vào Việt Nam không cần visa, họ coi Việt Nam chỉ là một phần của đất nước họ. Họ đi đâu, làm gì nhà cầm quyền csVN không cần kiểm soát. Hậu quả là người Tàu đã định cư sinh sống trên khắp mọi ngõ ngách của quê hương chúng ta. Bên cạnh sự mở cửa đón người Tàu di cư, csVN đã tiếp tay giúp TC chiếm lĩnh các cứ điểm trọng yếu của đất nước ta. Vụ cho thuê rừng đầu nguồn tại năm tỉnh phía bắc tạo điều kiện cho người Tàu trấn giữ biên giới giữa hai nước. Vụ khai thác Bauxite Tây nguyên cho phép người Tàu lập khu tự trị làm chủ nóc nhà của tổ quốc. Vụ Formosa và Đồng Bằng sông Cửu Long người Tàu đã phanh thây xẻ thịt đất đai của Việt Nam một cách tuỳ tiện mà không quan tâm đến sự độc hại của môi trường, ảnh hưởng tai hại đến đời sống người dân…
Những sự việc trên đã xảy ra trên dưới cả chục năm về trước. Người Việt trong cũng như ngoài nước đã lên tiếng chống đối nhưng chỉ giới hạn trong một số nhỏ, nhất là thành phần trí thức. Vụ ba ĐKKT như giọt nước tràn ly. Đủ mọi thành phần người dân đã ồ ạt xuống đường trên khắp cả nước, một việc chưa từng có kể từ ngày csVN một mình một chợ ngự trị trên quyền lực. Hoan hô tinh thần quật khởi của đồng bào Việt Nam. Hoan hô tinh thần yêu nước của đồng bào Việt Nam. Hoan hô sự can đảm, sáng suốt và kịp thời của đồng bào Việt Nam. Đất nước còn hay mất hoàn toàn do ý thức và sức mạnh của đồng bào.
Xem mấy video/phim tài liệu về những cái gọi là “Special Economic Zones” (đặc khu kinh tế/ĐKKT) tại Lào mà giật mình. Trên đất nước nghèo nàn và nặng tinh thần Phật giáo nầy, 13 ĐKKT do TC xây dựng trông rất nguy nga tráng lệ, so với cảnh sống nghèo nàn nhà tranh vách đất của dân địa phương. ĐKKT kiến trúc theo kiểu Tàu, với cờ Tàu (cộng) tung bay khắp nơi, có phòng trưng bày lịch sử Tàu (cộng sản) với hình ảnh của Khổng Tử, Mao Trạch Đông, do lực lượng an ninh của chính Tàu kiểm soát và canh giữ. Lực lượng an ninh Lào không có trách nhiệm gì ở đó cả. Đây là sự mất chủ quyền thứ nhất của Lào. ĐKKT hiện hữu như những nước Tàu thu nhỏ với hàng ngàn công nhân mà đại đa số là người Tàu. ĐKKT “kinh doanh” những “mặt hàng” nào? Dạ thưa đó là những sòng bài, những động đĩ, khách sạn, những trung tâm giải trí, những shopping centers bán hàng hoá Tàu... Mọi “dịch vụ” và mua sắm tại đây chỉ được chi trả bằng tiền Tàu hay tiền Thái hoặc dollar, tiền Lào trở thành vô giá trị ngay trên đất nước của mình. Đây là sự mất chủ quyền thứ hai của Lào. Đối tượng phục vụ của các ĐKKT nầy là ai? Người Lào, ngoài một số rất ít thuộc giới chức quyền và giàu có thể đủ điều kiện đến các ĐKKT nầy để “giải trí”, đại đa số người Lào với cuộc sống nghèo khó lam lũ làm sao đủ điều kiện tới đó? Thành ra, khách của các ĐKKT nầy, ngoài một ít người ngoại quốc du lịch hoặc hiếu kỳ, không ai khác là người Tàu. Người Tàu tại chính quốc sẽ du lịch đến các tiểu quốc Tàu (ĐKKT) rải rác khắp nơi du hí. Nên nhớ casino và nghề làm đĩ bị cấm tại TC, nhưng lại được tự do hành nghề tại các ĐKKT do người Tàu xây dựng ở nước ngoài. Do đó, dân Tàu tha hồ đến các ĐKKT nầy ăn chơi thoả thích. Với diện tích nhỏ bé, lại đang dung chứa 13 lãnh địa đồi truỵ và khép kín nầy, liệu Lào có thể giữ vững truyền thống dân tộc và sự toàn vẹn lãnh thổ được không?
Khác với 13 ĐKKT trong nội địa Lào, ba ĐKKT Vân Đồn, Bắc Vân Phong, và Phú Quốc tại Việt Nam có một vị trị chiến lược rất quan trọng đối với tham vọng địa chính trị của Tàu. Từ lâu, qua cái gọi là “đường lưỡi bò”, TC đã nhận bừa Biển Đông là “ao nhà” của họ. Phía đông họ đã có đảo Hải Nam, quần đảo Hoàng Sa (chiếm của VNCH), và một phần quần đảo Trường Sa. Phía Tây có Việt Nam, một xứ mà dưới mắt nhân dân Việt Nam và thế giới đang đang đóng vai là một nước có chủ quyền nên TC thông cảm đàn em, chưa dám tiến gần bờ biển Việt Nam để thực hiện tham vọng của họ. Cứ mỗi lần TC làm điều gì quá đáng, csVN cũng lên tiếng phản đối, nhưng đó chỉ là sự phản đối chiếu lệ, là trò trí trá. Thấy dân khoái Mỹ hơn TC, csVN cũng bày trò ve vãn Mỹ, mời tàu chiến Mỹ đến Việt Nam huấn luyện, tập trận…làm như họ có thể sẵn sàng theo Mỹ chống lại TC để bảo vệ tổ quốc và Biển Đông! Nhưng đó cũng chỉ đòn gió, là trò mị dân nhằm che đậy âm mưu bán nước. Sự thật là csVN đã và đang tiếp tay cho TC làm chủ Việt Nam và cả Biển Đông. Nếu ba vùng Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hoà), và Phú Quốc thuộc về TC qua hình thức ĐKKT thì TC sẽ có thành trì phía Tây rất vững chắc để kiểm soát hoàn toàn Biển Đông. TC sẽ có lý do để công khai đưa máy bay, tàu bè đến vùng biển Việt Nam. Khi “có biến”, TC sẽ đưa tàu chiến vào án ngữ dọc duyên hải Việt Nam từ bắc (Vân Đồn) đến trung (Bắc Vân Phong) và vào nam (Phú Quốc) với lý do bảo vệ kiều dân của họ đang sinh sống và làm việc tại ba ĐKKT ấy. Lúc đó, số phận Việt Nam không khác gì “con cá nằm trên thớt”, csVN sẽ không cần đóng kịch lên tiếng phản đối “tàu lạ” nữa vì tàu lúc đó là “tàu quen” rồi! CSVN quả đã “hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao”. Trên mảnh đất hình chữ S, từ Nam Quan đến Cà Mâu, TC đã chiếm cứ các trọng điểm kinh tề và quân sự, đưa dân Tàu qua sống tràn khắp mọi nơi từ bắc đến nam, lại khống chế được vùng trời, vùng biển ở phía đông…Ôi thôi rồi, Việt Nam tôi đâu?!
ĐKKT chỉ là hình thức bành trướng mới/mềm của TC. Hãy phóng tầm mắt nhìn toàn cảnh châu Á nói chung, Đông Nam Á nói riêng thì sẽ thấy tham vọng của Chú Chệt qua cái gọi là ĐKKT. Sri Lanka, Campuchia, Mã Lai, Úc, thậm chí đảo quốc nhỏ bé Vantuatu (nằm ở tây nam Thái Bình Dương, phía đông bắc nước Úc, diện tích tổng cộng chừng 12 ngàn km2) cũng có ĐKKT của Tàu. Không cần phải là chuyên gia quân sự, ai cũng thấy được, với sự hiện diện của các ĐKKT tại những nơi huyết mạch đường biển, TC đang ôm mộng bá chủ toàn cầu, trước mắt là độc bá Biển Đông. Các ĐKKT ấy có thế biến thành các căn cứ quân sự của TC bất cứ lúc nào. Là một tập đoàn duy chính trị, sống chết với lập trường thù bạn rạch ròi, csVN thừa biết âm mưu nầy của TC. Nhưng họ đã a tòng, không ngần ngại dâng đất, dâng biển cho Tàu bất chấp sự an nguy của đất nước Việt Nam. Như thế, nếu không phải bán nước thì gọi là gì?
Ngày xưa, nàng Mỵ Châu chỉ trao một “Nõ thần” cho giặc (Trọng Thuỷ) mà đã mất nước. Ngày nay, csVN trao cho giặc (Tàu) quá nhiều “Nõ thần” thì Việt Nam làm sao tồn tại được?!
“Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu Trái tim lầm chỗ để trên đầu Nõ thần vô ý trao tay giặc Đến nỗi cơ đồ đắm biển sâu”!
Xin phép tác giả (không nhớ là ai) cho tôi được chế lại mấy câu thơ ấy cho hợp với thời thế.
Tôi kể ngày nay chuyện Cộng sâu (1) Trái tim đúng chỗ để bên Tàu Nõ thần cố ý trao tay giặc Để mặc cơ đồ đắm biển sâu!!!
Nước Tàu đã từng đô hộ chúng ta cả ngàn năm. Suốt chiều dài lịch sử, qua bất cứ triều đại nào, họ luôn dòm ngó và tìm cách thôn tính nước ta. Triều đại Tập Cận Bình cũng không ngoại lệ. Âm mưu xâm chiếm Việt Nam của Tàu sẽ không gặp thuận lợi nếu không có những tên Việt gian nội ứng, hổ trợ. Nguy hiểm thay, “chính quyền csVN” đang hiện nguyên hình là một tập đoàn Việt gian. Trước kẻ thù truyền kiếp và nguy hiểm ấy, csVN không những không đề cao cảnh giác mà còn mở toang cửa cho người Tàu tràn ngập và khống chế quê hương. Họ là Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc… thời đại. Do đó, csVN còn, đất nước và dân tộc Việt Nam sẽ mất. Toàn dân Việt (nhất là dân trong nước) đã thấy được như thế, chắc chắn họ sẽ hành động. Đó là điều đáng mừng, đó là sự tin tưởng.
“…Nhưng chát hơn, cái iPhone đã vỡ kính, rồi còn đang ơ phường. Trong lúc mặt mày bầm giập, ứa gan khi đọc comment của ông Hoàng Lê Hoàng Trọng: “Bị bắt rồi hả em?”…”
Thượng Tọa Thích Vĩnh Phước (giữa) và Phật tử Huỳnh Tấn Tuyên sau khi bị đánh vì tham dự biểu tình chống Trung Quốc vào ngày Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2018, tại Sài Gòn. (Ảnh: FB Thich Vinh Phuoc)
Chiều thứ Hai, 18 giờ, tôi đi chân không, lết thết từ cơ sở Bảo trợ xã hội TP.HCM trên đường Bình Lợi ra cầu Bình Lợi.
Mặt sưng húp, người như thằng nghiện nên 3 người chạy grab đều từ chối. Góc đầu đường Bình Lợi, một bác xe ôm đứng đón khách và chở tôi kèm theo câu trách: “Còn trẻ sao không lo làm mà đi biểu tình? Sao con biết có biểu tình mà đi”….
Đã 32 giờ, tôi mới được về nhà.
10 giờ sáng, Nhà thờ Đức Bà, vừa đưa máy live stream thì có 4 người mặc thường phục lại nói cho mượn máy. Tôi chưa kịp phản ứng thì người bên trái đã giữ chặt tay. Người tay phải vừa cầm tay vừa lên gối ngay đùi tôi. Liên tiếp 2 cú lên gối vào hông, thốc lên sườn khiến tôi tê dại.
Quá quằn quại, tôi nhịp người xuống thấp trong lúc có gần chục người đang túm lấy tôi. Nhịp người để tạo đà xổng chuồng và thằng vừa lên gối xứng đáng nhận lại một đá của tôi. Nhưng lúc này thì giày đã tuột và chiếc iPhone có clip livestream đã bị tướt. Tôi được vất lên xe như con vật. Trên xe, tôi nhắm mắt và nắm chặt 10 đầu ngón tay. Tôi không còn biết ai đang đánh mình nhưng vẫn cứ nghe nói, lấy dấu vân tay.
Tay trái, rồi tay phải cứ lần lượt bị bẻ ra để lấy dấu vân tay trên iPhone. Khi chiếc xe dừng trong sân Tao Đàn việc giằng co vẫn quyết liệt nơi các đầu ngón tay tôi. Tôi giãy giụa các ngón tay thì bị tống vào mặt với những từ ngoan cố, chống đối.
Kết quả, họ thắng. 10 đầu ngón tay tôi đã xoè ra tất cả nhưng iPhone đã bị vô hiệu dấu vân tay. Không mở được, lúc này chỉ còn mở bằng pass.
Bị liệt vào thành phần chống đối, tôi bị ném vào cái sân bên trong với chiếc cửa đóng chặt. Trận đòn thứ hai này với đấm đá chan chát và những lời nói chát chúa kiểu “đụ mẹ đéo bà”.
Tôi không chống cự nữa vì biết chiếc iPhone đã an toàn từ khi có đứa an ninh thông báo tin mừng đó. Thay vào đó, tôi đón nhận trận đánh này khá thoải mái bằng luồng hít sâu.
Dừng giữa hiệp, một thằng an ninh béo, hỏi: “mày chống đối ah, hả mậy, thằng chó”. Mỗi từ hắn thốt ra là một phách vào mặt. Sau đó, tới màn còng tay vì tôi là đối tượng nguy hiểm.
Vừa ăn xong 3 trận đòn. Tôi choáng. Nhìn bên trái mình, một đôi vợ chồng, anh chồng ngoài 40 tuổi đang nằm sải lai.
5 phút sau, cánh cổng khu tôi lại mở ra. Chúng tống vào một gã trai vừa chụp hình biểu tình trên đường Nguyễn Du.
Vẫn chiêu thức cũ. Chúng đấm đá. Không gian lúc này im phăng phắt để tiếng thục, tát, đấm, đá vang lên khan, khô rốc.
Chỉ 2 phút sau, người đàn ông đó chảy máu khoé miệng và mặt bầm.
Đám cô hồn chỉ chỗ cho người đó ngồi xa tôi 5m. Và chúng tiến lại tôi… hỏi pass iPhone. Tôi nói bị đánh nên quên. “Quên, quên nè, quên cái mã mẹ mày”. Dĩ nhiên, đó là phách của dàn âm hưởng của thịt người.
Tôi mệt, nằm xuống trong trạng thái bị còng. Cái còng lại nhỏ nên siết cổ tay rất đau. Vừa nằm xuống, thì một tên an ninh bước đến. Hắn nhứ vào mặt tôi: “Ngồi dậy. Bộ sướng lắm sao nằm”. Tôi lại phải ngồi. Và lúc này mắt lim dim hít sâu thở nhẹ và nhẩm bài hát Kinh khổ của Trầm Tử Thiêng.
Một người nữa bị mang vào. Chỉ vài cái bạt tai thì người này đau quá. Túi anh ta được móc ra là cọc tiền lẻ và một cái bóp. Không giống tôi, tôi không nói tên. Còn người này thì tên Hiền nhờ vào chứng minh nhân dân. Điện thoại chắc là đã lấy được pass nên an ninh chỉ đánh và đánh.
Lại tiếp tục là một không gian với tiếng đấm đạp chát chúa. Nhưng lần này khác, anh Hiền la lên: “Đau quá mấy anh ơi! Em có làm gì đâu”. Đây cũng là người bị đánh nhiều nhất.
Vừa đánh anh Hiền xong, 2 thằng an ninh bước đến chỗ tôi và hỏi pass lần nữa. Giọng nhỏ nhẹ: “Quên rồi!” Cũng là lúc máu miệng tôi trào ra với vị mặn mặn. Răng đã có mẻ vì thằng bên phải lên gối ngay hàm dưới.
Lúc sau, chúng lại hốt một người khác. Trái với anh Hiền nói nhiều, Phong chỉ biết ôm mặt khóc. Vẻ ngoài 20 của cậu cho thấy đây là chàng trai tử tế và chưa bao giờ trải qu phút giây kinh hoàng này. 15 an ninh, dùi cúi đã vụt vào người cậu không thương tiếc. Giống tôi, an ninh hỏi: “pass là gì”. Phong không nhớ. Nhưng an ninh làm cho Phong nhớ. 0404040. An ninh:”Ê, tao đâu có giỡn với mày hả đồ chó. 7 số chứ 6 số hồi nào. Lại một trận nữa. Vừa xong, cũng chính giọng thằng vừa nói:”Phong ah, em nói đi. Tụi anh đâu có làm gì em đâu”. “Các anh đánh em”, Phong khóc.
Phong đang uống cà phê rồi Phong livestream. An ninh thấy và Phong đang ăn đòn vì chưa cho pass. Một phụ nữ dáng người mập, bước đến Phong và ra điều đạo Đức….giả. “Trời ơi, làm gì mà đánh em tui dữ vậy nè. Tụi bây tránh ra. Phong, em đau chỗ nào?”.
Đang đánh Phong thì nhóm người phía ngoài lớn tiếng. Dường như đã có cuộc làm loạn bởi nhóm người ngoài hơn 100 đang giằng co điều gì đó. Vì thế, 15 tên an ninh đa phần còn trẻ tuổi rất hăng máu lại ra ngoài ổn định. Chắc có lẽ đã có đánh đập tàn nhẫn nên sau đó, nhóm côn đồ lại vào với Phong.
Rồi Phong bị vần thêm 2 trận nữa. Phong chỉ biết ôm đầu và khóc nức nở. Ban đầu chỉ là nước mắt cay cay rồi hít hít, sau là Phong khóc thật sự. Người phụ nữ lúc nãy cũng đến bên Phong. Dường như với người như Phong không quá khó nên lát sau cũng giọng thằng an ninh chó chết: “Phong ơi, xong rồi em ơi! Về nhà thôi em”,
Người thứ 2, anh Hiền, vợ chồng anh bên trái tôi đã được gọi đi. Chỉ mình tôi năm đây. Cái nóng hầm hập khiến tôi ra nhiều mồ hôi. Cái bánh mì được phát buổi trưa sau trận đòn vẫn còn đó.
16h30’, tôi nói với an ninh là mình cần đi toilét. Trong lúc này, cái còng cũng được mở ra nhưng trên cổ tay tôi đã hằn vết đỏ của tù tội.
Sau đó, một cô gái xinh xinh, tay đeo găng xanh (đánh người không để lại dấu vân tay) cầm tờ giấy lại hỏi tên tôi. Tôi vẫn im lặng.
Đến lúc này, họ không biết tên tôi.
Khoảng 6 giờ, Sài Gòn chiều chủ nhật đã trải qua 2 cơn mưa. Có nằm đây trong thân phận người biểu tình bị đánh đập dã man mới hiểu nỗi lòng đau đớn thế nào.
Nhóm an ninh nói thấy tôi nằm đây từ sáng mà không biết từ đâu nên họ nói sẽ mang về phường. Trên đường ra sân Tao Đàn lúc này, tôi mới thấy hết sự quy mô của cuộc bố ráp sáng chủ nhật 17/6/2018. Hàng trăm người vẫn còn đang bị câu lưu. Họ đang được lấy lời khai. Tôi bị săn sóc trong kho đặc biệt nên giờ mới lò hoá ra, nhiều người cũng yêu nước nhỉ!
Trong lúc chờ để xe đưa tôi về phường Bến Thành như chỉ đạo, một anh an ninh của thế hệ trước nhìn vào móc khoá tôi đang cầm. Đó là con rùa được kết cườm. Anh này cầm thử, tôi hỏi đẹp không. Anh bảo: nếu đẹp thì có tặng không. “Không, vì cái này tôi được tặng nên không thể tặng lại cho anh”. Tôi bảo, nó đẹp vì nó được kết bằng tấm lòng người mù Việt Nam. Ơ Việt Nam, ngay cả người mù mà còn tài hoa thế mà sao đất nước tệ thế, anh biết không.
Anh công an mặc thường phục muốn nghe. Tôi nói, Việt Nam nghèo vì lực lượng an ninh của các anh quá đông, chiếm đến gần 12% GDP. Trong khi đó, đất nước sắp vỡ nợ với mức nợ công gần 65%.
“Anh trích nguồn tin từ đâu?”, cách hỏi như hỏi một tội phạm. “Trên mạng đầy chú ơi”, một an ninh trẻ trả lời thay tôi nhưng để lấy lòng sếp mình. Còn tôi thì đang nghĩ rằng mình vừa trò chuyện với một người thiếu hiểu biết.
Tôi nghĩ mình về công an phường Bến Thành nhưng cuối cùng lại đến công an phường Bến Nghé trên đường Hồ Tùng Mậu. Trên đường chở tôi, họ lại mở nhạc Thanh Tuyền. Cả một album Thanh Tuyền. Tôi nghĩ họ nên nghe nhạc Tạ Minh Tâm (hoặc Võ Hạ Trâm) mới hợp, vì bà Thanh Tuyền có dành cho họ đâu, bọn an ninh thúi.
Hết ba bài do Thanh Tuyền hát, tôi bước vào trong khi đồng hồ trên tường chỉ 18h40.
Mặc dù đồn công an Bến Nghé gần toà nhà cao nhất TP.HCM nhưng nó cũ kỹ. Gian phòng làm việc có 5 bóng đèn huỳnh quang 1,2m. Góc tường bên phải từ ngoài vào kê một cái tủ cao, trên đó ghi tên của người sở hữu: Chiến, Dũng, Duy. Bên trái của tủ có chữ M.phuc (mật phục). Kế chiếc tủ cao là một cái tủ nhỏ hơn, vài cây ba trắc để xếp dưới chân tủ. Nóc tủ là chân dung Các Mác và An Ghen chúng ta vẫn hay thấy ở các hội nghị long trọng trong Đảng. Nhưng lúc này, tôi chỉ thấy đầu của 2 ông ló ra. Hơn một chục túi xách quăng nóc tủ và che lấp 2 ông. Trên đầu của chân dung Các Mác và Anghen lúc này là chiếc máy lạnh mới cáo nhưng đang không hoạt động. Cái tem dán trên máy lạnh cho tôi nhận ra, chiếc máy lạnh này được sản xuất bên Trung cộng.
“Trên đầu lãnh tụ đang là máy lạnh của Trung cộng trong lúc mặt thì bị che mờ bằng những thứ vô giá trị”, tôi thích thú với suy nghĩ của mình.
Kế chiếc tủ hệ thống thông tin nội bộ nhưng cũ kỹ. Giữa nhà có 3 cái bàn làm việc cũng cũ kỹ. Trên đó, giấy tờ được quăng bừa bộn như một nơi quen thuộc của trụ sở công quyền thời bao cấp còn xót lại.
Ông công an tên Long đang làm việc với 2 cô gái. Bàn kế bên, một ông khác đang ăn gần xong buổi tối. Người này hỏi tôi: “Sao không nói tên? Tội cho cha mẹ anh, đặt tên cho anh mà lại không chịu nói khác nào một đứa con bất hiếu”.
Tôi nhìn qua anh ta, hỏi: “Cơm ngon không?”. “Ngon”, “Vậy ăn tiếp đi. Làm giận thì ăn không ngon đâu”. Tôi cười nhẹ. Anh Công an lại làu bàu, đi biểu tình bị bắt mà còn không khai tên.
Khi ăn xong, anh lấy phần thân trên đôi đũa lia qua miệng mình. Hành động lau mồm bằng đũa không cần khăn giấy. Tôi ghớm. Tôi cười, tôi chọc quê! Tôi nói, công an mà ăn uống kinh khủng vậy?
Anh đi luôn và đó là lần cuối tôi nói chuyện với anh nhưng gặp lại suốt ngày sau đó. Mỗi lần nhìn, tôi chỉ thấy kinh dị với hành động lau mồm bằng đũa của anh.
Anh công an tên Long qua hỏi tôi tên gì. Lúc đó, tôi sợ. Vì có quá nhiều người chết trong đồn công an phường nên tôi lo mình cũng có kết cục bi thảm. Nên tôi xin dời ra ngoài giữa phòng thay vì trong góc phòng. Vì giữa phòng tôi thấy camera an ninh đang chĩa. Kệ mịe, có còn hơn không.
Anh Long, Hoàng Duy Long hỏi tên gì? Tôi nói rằng, tôi không có nhiệm vụ khai tên với anh. Việc tôi là ai thì anh phải biết bởi đó là nghiệp vụ của anh. Tôi không có nhiệm vụ chứng minh mình có tội trong khi tôi không vi phạm pháp luật.
“Có ai bảo anh vi phạm pháp luật đâu”, công an Long nói. Nhưng không lẽ anh biết tên tôi tên Long mà tôi lại đang nói với người mà tôi không biết tên?
Tôi đồng ý. “Vậy cứ gọi tôi là Dương”. Và tôi muốn biết vì sao tôi ra Nhà thờ Đức Bà thì bị đánh.
“Ai đánh anh? Anh ăn nói cho đoàng hoàng. An ninh người ta mời anh. Nhưng anh chống đối nên người ta mới cưỡng chế anh về”. “Nhưng tôi không vi phạm pháp luật. Các anh phải thả tôi ra. “Ơ kìa, chưa làm việc sao về được”. “ Cái gì? Nãy giờ anh không làm việc?”, tôi hỏi. Long: “Ừ, anh thấy tôi nói chuyện với anh mà chứ có giấy tờ gì đâu?”. “Vậy anh đi ra đi đi. Tôi không rảnh nói chuyện với người không làm việc. Anh phải lấy giấy tờ thì mới làm việc với tôi”.
Công an Long đứng lên đi ra miệng thốt lên, chống đối. Cuối cùng là thằng này tên Hoàng chứ không phải tên Đạt. Long nói với một công an khác.
Tôi không phản bác lại nhưng trong đầu ngạc nhiên, nãy tôi nói tôi tên Dương chứ tên Hoàng hồi nào. Có 2 khả năng, Long mà tôi vừa nói chuyện không biết lắng nghe hoặc không nhớ những gì người khác nói nhưng cũng có thể đã không tin lời tôi nói vì tôi lúc này đang là đối tượng nguy hiểm, xảo quyệt.
Long lại quay ra làm việc với hai cô gái bàn bên cạnh.
Tôi trở lại ghế, nhắm mắt. Tôi mệt mỏi nên nhắm mắt và nhẩm lyrics bài Kinh khổ thật nhẹ nhàng. Lại hít thật sâu.
Một lát sau, một nhóm người khác cũng bị tống vào đây.
Đêm chủ nhật, 17/06/2018 ở đồn công an Bến Nghé bắt đầu.
Nhật ký biểu tình 3: Cởi quần trong đồn công an để phản đối.
Ba (3) người biểu tình khác được cho về công an phường Bến Nghe sau tôi là chị Vẽ (người Bình Phước), Thuý nghề lao công và Long, người rải truyền đơn hôm 10/6 mà tôi đã thấy trên mạng trước đó. Lát sau, một sinh viên của Đại học Quốc tế Miền Đông, Bình Dương cũng đưa vào đây.
Khoảng 10 giờ tối, 17/6, hai người nữa được đưa về phường Bến Nghé. Một người mặc áo đỏ tôi quên tên và anh Hiền nhà ở Hóc Môn bị đánh vì la và nói nhiều trong phần 1 tôi có kể.
Đến khuya, chị Thuỷ, người Hậu Giang cũng đến.
Mỗi người biểu tình đến đây, không có mẫu số chung nào cho họ, bao gồm cả tôi. Trong khi Long là nhân vật đặc biệt ở đồn Bến Nghé, chị Vẽ phải cởi quần khỏa thân phản đối thì Thuý và em sinh viên được “tốt nghiệp” sớm. Cùng với đó, chị Thuỷ được công an Hậu Giang đón về và anh Hiền được công an Bà Điểm, Hóc Môn tiếp nhận.
Long, sinh năm 1989, người Vũng Tàu, chủ một doanh nghiệp về xây dựng. Long đang ơ Cầu Kho trong công trình. Tôi không biết Long bị bắt khi nào nhưng trước đó, hình ảnh một thanh niên phát tờ rơi trong đoàn người biểu tình hôm 10/6 đã lan tràn trên mạng. “Em bị bắt nguội”, Long nói.
Long có riêng một an ninh canh giữ và là “đối tượng chỉ đạo của thành phố”, trong khi những người khác là do an ninh quận làm việc. Cả đêm 17 và ngày 18/6, không ai làm việc với Long. Cậu chỉ ngồi đó, mệt mỏi. Và nằm ngủ ngay trên ghế đá trong đồn công an. Áo khoác của tôi là gối nằm của Long vào ban ngày.
Một an ninh khác lại kêu tôi làm việc. Anh ta hỏi tôi tên gì, tôi nói tôi từ chối trả lời. Nhanh, anh ta xếp hồ sơ lại và nói. Ok, tôi hiểu, tôi cũng không mất thời giờ với anh.
Anh an ninh phường lại quay sang nói với người cùng đội, tôi là đối tượng chống đối, không hợp tác. Tôi lên tiếng, tôi không phải là không hợp tác mà là tôi từ chối cung cấp thông tin, vì tôi không vi phạm pháp luật. Các anh nói cho đúng bản chất, sao nói kỳ vậy.
“Ủa, nãy giờ tui tưởng anh câm?”, tên an ninh hỏi lại tôi. “Đã không nói thì anh im mẹ cái mồm anh lại”, giọng an ninh gầm gừ. Tôi im.
Tôi phải thú thật là tôi không có kinh nghiệm bị trấn áp thế này. Tôi cũng chưa từng đôi co với những người hồ đồ và côn đồ thế này. Đọc những stt của nhà báo Đoan Trang hoặc của mẹ Nấm trước đó tôi không hình dung họ đã trả lời những tên ác ôn này thông minh như thế nào. Tuy nhiên, việc đốp chát với những người này dường như không cần thiết. Bởi cách quan sát của tôi, họ không phải là người trí thức. Họ lúc nào cũng quát, nạt và coi người khác là đối tượng. Ở họ, tôi hoàn toàn mất niềm tin rằng họ tôn trọng con người hoặc pháp luật. Bởi bất cứ khi nào tôi nói tôi không vi phạm pháp luật là họ lãng đi, không đề cập.
Chị Vẽ, người Bình Phước, sinh năm 1979. Chị mặc quần thun màu xanh nước biển, áo thun đằng sau có biểu tượng Luật an ninh mạng trong vòng tròn cấm. Vì chiếc áo bị cho là nhạy cảm, chị đã bị di chuyển qua nhiều công an Phường từ Cầu Kho đến Cô Giang, qua Bến Thành và giờ có mặt tại Bến Nghé lúc nửa đêm.
“7 - 8 an ninh đã lấy lời khai”, chị Vẽ nói. Nơi nào họ hỏi đúng vấn đề ra Nhà thờ Đức Bà làm gì và in tất cả những gì có trong điện thoại ra giấy A4, kẹp với hồ sơ của chị. Sau đó chị ký tên.
Đến trưa hôm thứ Hai, đúng dịp mùng 5 tháng 5. Các an ninh vừa ăn bánh ú lá tre vừa làm án. Chị Vẽ đã xong hồ sơ và chỉ chờ an ninh Bình Phước tiếp nhận.
Khi bàn giao hồ sơ, an ninh Q.1 nói với an ninh Bình Phước rằng người này đã thừa nhận. Chị Vẽ đứng ra cãi lại, tôi không có vi phạm pháp luật. An ninh lúc này mới “đánh bài ngửa” rằng chị đã ký vào bản nhận tội, chữ ký rành rành ra đây. Lý do, khi ký nhận, một bản dài trước đó, chị Vẽ đã để trống. An ninh cứ ghi vào cho đầy tờ giấy vì chữ ký đã có bên dưới.
Nguyên tắc không ai tự đưa ra chứng cứ chống lại mình được hiểu ngay đối với chị Vẽ. Trường hợp chị theo an ninh Bình Phước về có nghĩa, chị sẽ bị tống giam vì chính mình đã nhận tội hoặc phải đóng tiền phạt.
Đoàn an ninh Bình Phước đến bảo chị về. Chị cởi quần trước mặt một ông an ninh gộc tuổi ngoài 50. Ông xấu hổ. Lùi ra, mấy ông an ninh phường nhìn và chửi um xùm. Họ bảo, hôm nay là mùng 5 tháng 5 mà cởi quần trong đồn kiểu này sẽ xui cả năm.
Trong đoàn an ninh Bình Phước có an ninh là phụ nữ. Chị này người thuộc dạng “thấp bé nhẹ cân” vào nói với chị Vẽ: “ai lại làm kỳ vậy. Người ta xem nó kỳ!”. Chị Vẽ nói mình không có tội và không về cùng với an ninh Bình Phước. Chị tự về không cần về với công an. Cô an ninh thì vừa nói mặc quần vô không là hon sẽ quấn mền cho chị rồi khiêng ra xe. Nhưng chị Vẽ nhất định không mặc quần và không chịu rời đồn Bến Nghé với đám an ninh Bình Phước.
Khi tôi bị đưa đi Trung tâm Bảo trợ xã hội thì chị Vẽ vẫn “toang hoang tác hoắc” như vậy.
Giờ thì tôi biết thêm một vũ khí lợi hại của phụ nữ, khi cần thì họ chỉ cần tụt quần, phơi... là ai cũng sợ xui mà tránh. 😳 😁 😘 💕
Còn chị Thuỷ ở Hậu Giang thì được an ninh Hậu Giang đưa về. Chị nhờ tên an ninh làm hồ sơ gọi về cho bà Nguyệt, mẹ chị để bà yên tâm. Giọng người mẹ khổ sở khi biết con mình an toàn và lời tên an ninh hứa là sẽ về Hậu Giang vào đầu giờ chiều thứ Hai. Chị Thuỷ tin là vậy nhưng tôi cho rằng đó không bao giờ là niềm tin an toàn.
Giống chị Vẽ, chị Thuỷ đã cung cấp tất cả Fb, điện thoại, tin nhắn.... và cũng đã ký tên khi làm việc với an ninh.
Sáng chủ nhật, 17/6, chị cũng đến Nhà thờ Đức Bà và bị an ninh bắt giữ đánh đập tàn nhẫn. Chị cung cấp tất cả vì chị trong sạch, không bị ai xúi giục, lôi kéo. Chị muốn chứng minh điều đó. An ninh hứa sẽ cho chị về. Kết quả, chị trải qua một đêm không ngủ trong đồn Bến Nghé và đi về công an Hậu Giang.
Dáng người nhỏ, cặp kiến cận trí thức, cách nói chuyện gãy gọn cho thấy đây là người có ăn học. “Bạn chị toàn thạc sĩ. Tụi nó không tin. Lần này về, chị sẽ nói cho tụi nó tin. An ninh thối nát, nói chuyên thô lỗ. Sau những người này dạy con họ được. Họ đánh chị như con thú. Nói là cho về sớm nhưng đi hết đồn này đến đồn khác”, chị Thuỷ Hậu Giang bức xúc.
Chị nói chị không còn tin cộng sản nữa. Nhưng tiếc thay, chị lại tin an ninh Hậu Giang.
Có lẽ bà Nguyệt, mẹ chị Thuỷ đã đau đớn lắm vì có thể con gái mình không về nhà vào ngày thứ Hai như lời an ninh nói.
P/s: Vì lý do an ninh cho bản thân nên bài 4, Thương một người tạm hoãn và sẽ viết trong lúc khác ạ! Chân thành cáo lỗi và mong mọi người đọc tiếp phần 5 sau đây.
Chiều thứ Hai, 18/06/2018, Long ngồi ghế và gục xuống, đến giờ hồ sơ “rải truyền đơn” vẫn chưa có chỉ đạo mới từ lãnh đạo thành phố.
Chị Vẽ sau khi đã tụt quần thì vẫn chưa mặc lại. Sau khi kêu gào mình không vi phạm, chị mệt và ra ghế đá sau cánh cửa sau của đồn công an nằm. Chiếc quần màu xanh chỉ để hờ đúng chỗ cần để. Mấy tay công an phường Bến Nghé đã không dám “cưỡng chế” cái quần vì sợ xui.
Lúc chị Vẽ còn bên trong đang chống cự việc mình đã ký vào tất cả giấy tờ thú tội, tôi và Long bị cho ra chiếc ghế đá ngồi. Long bảo, điều 88 đã “xác định” cho mình.
Tôi cay đắng. Ở một thể chế mà thằng làm nghề quảng cáo treo tấm pano yêu Đảng thì đúng luật còn người phát thông tin về biểu tình, vốn được hiến định lại bị khép tội là một điều không công bằng.
Tôi được một cớm an ninh quát vào làm việc. “Mày chống đối thì tao cho mày đi”, ông vừa nói vừa kêu thằng công an Lê Nguyễn Ân đưa sấp hồ sơ của tôi và ký vào.
“ Tôi không chống đối anh. Sao các anh cứ nói không chính xác vậy”, tôi lại tỏ thái độ. Với tôi, họ chỉ dùng đúng hai từ chống đối và không hợp tác.
Trước đó, một an ninh đã đến và chụp hình tôi lúc đang ngồi cùng Long ở ghế đá. Cũng người này, mặc thường phục đã cảnh báo tôi hồi sáng nếu không hợp tác sẽ cho vào Trung tâm của Sở Lao động Thương binh xã hội.
Những đợt biểu tình trước, việc người không khai tên hon sẽ đưa vào trại tâm thần, phục hồi nhân phẩm đã nhiều. Điển hình là cụ Trí Hải, người chơi violin tại các cuộc biểu tình cũng đã bị đưa vào trại phục hồi nhân phẩm và may thay đã được cứu. Sau đó, trở thành vấn đề bị coi là vi phạm nhân quyền ơ Việt Nam.
Tôi đang sống giữa một đám âm binh, khả năng tới sẽ được đưa đi mút mùa 3 tháng vì không mang theo giấy tờ tuỳ thân.
“Đúng là tôi không mang theo giấy chứng minh nhân dân nhưng tôi không vi phạm”, tôi nói với cớm công an.
“Anh là nhà báo (lúc này họ đã biết tên và nghề nghiệp của tôi - phần 4 chưa viết được) thì anh phải biết nghị định 67, công an có quyền kiểm tra giấy tờ người dân”, cớm nói luật.
“Nhưng quy định đó kiểm tra người vi phạm pháp luật. Tôi không vi phạm sao anh kiểm tra rồi kết luận tôi không mang theo giấy tờ. Hơn nữa, muốn kiểm tra phải theo chiến dịch và có giấy của lãnh đạo, giấy anh đâu mà kiểm tra tôi rồi nói tôi không có giấy?”
“Không nói nhiều. Đối tượng chống đối sẽ bị xử lý”, vị cớm với cái bụng phệ, cặp mắt kiếng tỏ vẻ trí thức đang lồng lộc đỏ quạch trong một thân thể thiếu thước tất.
Ký xong hồ sơ của tôi, tên an ninh Lê Nguyễn Ân đáng ghét làm thủ tục lần cuối, niêm phong chiếc iPhone của tôi. Lần đầu trong ngày hắn tiến lại gần tôi và nói hãy xem niêm phong và ký vào.
Tôi nói tôi không ký bất cứ thứ gì. Hắn nói: “Tuỳ anh” rồi đọc ra rả chữ hắn viết mà tôi đã không còn nhớ gì.
Xong. Số phận an bài, tôi đứng bên lề đường Nhà thờ Đức Bà biểu thị lòng yêu nước ôn hoà. Tôi chụp hình, livestream nơi công cộng nhưng bây giờ tôi bị đưa vào trường giáo dưỡng phục hồi nhân phẩm.
Tôi thấy mình giống nhân vật Nguyễn Hữu Vũ trong tiểu thuyết Đồi Fanta. Hữu Vũ chỉ vì đi tìm cha mình mà bị cộng sản bắt đi trong đợt truy quét trẻ lang thang, sau đó phải đi cải tạo trong 3 năm. Ồ, tôi may mắn hơn Hữu Vũ của Đồi Fanta chứ, vì nay là tháng 6, đến tháng 10 sẽ ra trại. Trời ơi, 3 tháng nữa, tôi thành cái gì trời?
Tôi cố nhắm mắt và lại nhép bài Kinh khổ của Trầm Tử Thiêng: “Xin cho me, một giờ im kinh động... người sẽ về dù rách áo tả tơi”.
Canh chừng chúng tôi lúc này là một bảo vệ dân phố còn trẻ, tướng cao, da trắng. Canh Long, người bị theo dõi đặc biệt là một an ninh tên Bi.
Bi mập, dùng cùng lúc điện thoại iPhone 8 plus và 6s. Trong khi anh bảo vệ dân phố xài iPhone 6 plus. Họ trao đổi vấn đề có nên mua iPhone X lúc này không vì giá đang hạ. Nhưng câu chuyện sau sự giàu sang ấy lại trở về thực tại.
Thực tế, Bi đã xin nghỉ việc và đang học lái xe tải. Tuy nhiên, sếp Bi chưa duyệt mà còn dũa cậu te tua. “Cả lương và phụ cấp giờ chỉ 4,7 triệu, sao sống nổi ở đất Q.1?”, Bi than vãn về mức lương bèo bọt của mình.
Cậu bảo vệ dân phố thì nói, lương càng ngày càng thấp nên lính trốn hết. Bi liệt kê cơ quan mình đang có 4 người xin nghỉ, trong đó có cậu.
“Sao nói xin về lái xe cho Tỉnh Uỷ Bình Phước tháng 7 triệu? Đi được thì đi đi, than hoài”, anh bảo vệ dân phố nói với Bi.
Trước đó, một bảo vệ dân phố khác, trước ca trực của anh này đã nhìn một cô bé sinh năm 1991 như quái vật chỉ vì cô nói thu nhập của mình là 14 triệu đồng/tháng. “Mình làm ngày đêm muốn chết chỉ hơn 2 triệu. Cỡ đó sao xài hết?”, anh dân phòng ngạc nhiên.
Gần 6 giờ, tôi bước ra khỏi đồn công an Bến Nghé. Như vậy là tôi đã ở trong này được 23 tiếng đồng hồ. Lần này, một đi ba tháng sau quay lại, hy vọng tôi còn là một con người.
Dòng xe Sài Gòn sau cơn mưa chiều vẫn hối hả. Xa u oát của công an gồm 2 an ninh đằng trước và 2 thanh niên xung phong kè tôi phía sau lao ra Tôn Đức Thắng để về Bình Triệu... phục hồi nhân phẩm.
Họ vòng qua D2 và ngạc nhiên khi đường đã đổi tên. “Có đăng báo”, an ninh bên phải nói. Nhưng tất cả đều ngạc nhiên, trong đó có tôi. Càng ngạc nhiên hơn khi nó mang một cái tên của một thằng cha lạ hoắc không thấy trong lịch sử.
Tôi tự hỏi, đất nước bao giờ thay tên? Và thứ cần thay tên gấp là cái thành Hồ này nè.
Chỉ vào một con hẻm trên quốc lộ 13, tay an ninh đang lái xe chỉ hướng vào nhà hắn vừa xây xong hơn một năm. Giá của nó gồm đất và nhà gần 4 tỉ mà hắn gọi vui là 4T.
Cơ sở Bảo trợ xã hội nằm trên đường Bình Lợi, quận Bình Thạnh, bên kia đường rày xe lửa nếu nhìn từ đường Phạm Văn Đồng. Buổi chiều, nơi này khá yên ắng.
2 thanh niên xung phong kêu tôi xuống xe và vào phòng tiếp nhận. Một người đàn ông mặc quần tà lỏn nhìn tôi gằm gừ như tội phạm. Sau khi kêu tôi ngồi, hắn ta ngước lên hỏi an ninh hồ sơ về tôi. Tên an ninh nói là nợ. Người đàn ông mặt tròn tà lỏn nói phải làm gấp không cho nợ hồ sơ nữa. Rồi tất cả họ đi ra ngoài.
Tôi chú ý tấm bảng theo dõi người đang bị quản lý. Bao gồm thanh niên nam - nữ, trẻ em nam - nữ, người già tàn tật và người Campuchia được viết chữ màu đỏ để không trùng với màu xanh của số liệu khác.
Tôi chú ý đến thanh niên Nam, nơi mà tôi sắp nhập trại. Hiện phòng 11 có 12 người, phòng 12 có 11 người và phòng 13 có 2 người, tổng số là 25 và tôi sẽ là người thứ 26.
Vấn đề tôi quan tâm và lo lắng là sẽ vào đâu? Hy vọng là cái buồng giam đang có 2 người.
Lãnh đạo cơ sở bước vào cùng một an ninh và 2 tên thanh niên xung phong. Lãnh đạo trung tâm là một người đàn ông nhỏ con, giọng Nghệ An. Người nhỏ nhưng mắt rất to, hỏi tôi tên gì.
Dương. Làm báo. Người Tây Ninh.
“Làm báo à? Làm ở đâu? Tôi cũng mới từ kênh 24h qua nè?”, ông lãnh đạo trung tâm nói.
Tôi cố nhớ kênh 24h nó nằm đâu nhưng không biết là nó ở đâu nên nói: làm gì có kênh 24h, chỉ có 60 giây chứ làm gì có 24h.
Mấy người kia phụ hoạ, kênh VTV24 á. Tôi ồ một cái rõ to. Hoá ra đây là người của VTV24 à.
Ông lãnh đạo trung tâm lại hỏi tiếp, biết anh Minh Quang của VTV24 không. “Anh ta tên Quang Minh chứ không phải Minh Quang”, tôi nói và nhắc tên trước đó là Lê Bình chủ xị.
Ông lãnh đạo lại hỏi làm báo sao vào đây, biểu tình à?
Tôi gật đầu.
Ông ta xem hồ sơ. Trên hồ sơ chỉ để tên đối tượng nam khoảng 35 tuổi không nơi cư trú, nên ông lãnh đạo trại... không nhận.
Ông viết rõ lý do không nhận và tiễn tôi cùng nhóm an ninh ra về. Lên xe, trước cửa trung tâm, tay an ninh lái xe hỏi tôi có tiền trong túi không. Tôi nói có, hắn ta nói sẽ thả tôi ơ đây rồi đón xe ôm về nhà. “Ai mà chứa ông”, hắn nghiêm nghị.
Người bên trái nói khoan, phải xin ý kiến lãnh đạo. “Alo, cá về”. Hắn quay xuống tôi, vậy về đi. “Nhưng cái iPhone tôi đâu?”, tôi hỏi.
Hắn lại alo hỏi cái iPhone. Nó đang niêm phong trên phường Bến Nghé. Tôi muốn lấy thì ra đó nộp phạt.
Xuống xe.
Chiếc xe u oát của công an mất hút. Đường Bình Lợi hai bên là cây xanh đang âm u sau cơn mưa chiều.
Tôi được tự do sau 32 giờ bị câu lưu vì.... livestream.
Điều đau lòng nhất, khi về xem cái livestream, chỉ có 65 lượt xem từ lúc bắt đầu. Giá hơi chát.
Nhưng chát hơn, cái iPhone đã vỡ kính, rồi còn đang ơ phường. Trong lúc mặt mày bầm giập, ứa gan khi đọc comment của ông Hoàng Lê Hoàng Trọng: “Bị bắt rồi hả em?”.