Saturday, September 6, 2014

VN dọn nhầm sư tử đá Iran hay Ấn Độ?

Nguyễn Giang bbcvietnamese.com
BBC-12:21 GMT - thứ bảy, 6 tháng 9, 2014
Tin từ Việt Nam cho hay đang có một phong trào dọn ‘Sử tử đá Trung Quốc’ khỏi nhiều đền chùa.

 
Cọ rửa cho sư tử đá ở Mumbai, Ấn Độ

Thực ra, đây không phải là vấn đề mới vì từ cả năm trước, vào tháng 8/2013, trang web Đài Tiếng nói Việt Nam (Bấm VOV) đã nêu chuyện ‘Loạn’ sư tử đá ở đền chùa, doanh nghiệp.

Nhưng nay, sau một đợt thanh tra của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, nhiều đình chùa ở Việt Nam đã dọn những đôi sư tử đá theo mẫu Trung Quốc bị xếp hạng 'linh vật ngoại lai'.Bấm
Là quốc gia độc lập, gồm cả độc lập về văn hóa, hiển nhiên Việt Nam có quyền dọn đi những gì không phù hợp với văn hóa nước này.

Quá ghét sư tử đá?

Nhưng câu hỏi là chuyện bê đi mấy con sư tử đá mà hiện ở Trung Quốc cũng đang là mốt có giải quyết được những vấn đề quan trọng hơn ở Việt Nam?
Trước hết là về nguồn gốc của sư tử trấn ngự trước các đền chùa.
Trong đợt hô hào ‘thoát Trung’ hiện nay, phong trào dọn sư tử đá Trung Quốc được một phần không nhỏ dư luận trên báo chí Việt Nam ủng hộ mà ít người để ý rằng sư tử đá ở Trung Quốc cũng có nguồn gốc ngoại lai.
Tiếng Anh gọi là ‘guardian lion’, chúng được cho là cùng dòng văn hóa từ Ấn Độ hoặc Tây Á vào Trung Quốc thời Hán.
Có nguồn nghiên cứu còn cho rằng chữ ‘Sư’ (Shi trong Hán tự) có gốc từ tiếng Ba Tư ‘Shiar’ chỉ sư tử.
Có thể từ đó, sư tử được Phật giáo nhận làm một biể̀u tượng rồi truyền vào Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.
"Phật giáo bắt đầu từ Ấn Độ vào Trung Quốc, tới bán đảo Triều Tiên, rồi qua biển tới Nhật Bản vào thế kỷ thứ 6. Cùng các tượng Phật và tượng đôi sư tử trấn giữ tượng. "
Bảo tàng Kyoto

Trang web của Bảo tàng Quốc gia Kyoto viết:
“Phật giáo bắt đầu từ Ấn Độ, sau đó dọc theo Con đường Tơ lụa vào Trung Quốc, tới bán đảo Triều Tiên, rồi qua biển tới Nhật Bản vào thế kỷ thứ 6. Vào lúc đó, tôn giáo này đã đem vào Nhật Bản những tác phẩm điêu khắc kiểu Phật giáo. Cùng các tượng Phật và tượng đôi sư tử trấn giữ tượng. Từ đây bắt đầu truyền thống hai sư tử đứng trước tượng Phật ở Nhật Bản.”
Vào trang Bấmweb này của bảo tàng Kyoto bạn sẽ thấy hình hai con sư tử bằng đồng rất đẹp, không phải loại trắng phớ như thứ ở Việt Nam làm đại trà ngày nay.
Ở Việt Nam cũng vậy, báo chí nước này đã viết rằng trong Phật giáo, sư tử biểu tượng cho sức mạnh, oai linh nhưng tuân phục, trợ giúp cho Phật pháp như tượng Hộ pháp cưỡi sư tử ở chùa Bà Tấm (Gia Lâm, Hà Nội).
Trong thế giới cổ đại, hiển nhiên không phải chỉ có người Iran hay Ấn Độ thần thoại hóa con sư tử.
Người Tây Tạng thờ 'sư tử tuyết' (snow lion), và Hoàng gia Anh ngày nay vẫn dùng huy hiệu sư tử đội vương miện.
Con thú này cũng là biểu tượng các đội rugby của Anh và Ireland.
Văn hóa luôn là dòng chảy có giao lưu nên nhấn mạnh vào một góc, một đoạn sẽ dễ bị sai.
Có người tin rằng con nghê và lân của vùng Đông Á đã hình thành qua sự vay mượn từ hình tượng sư tử có cánh (Shedu – winged lion) trong thần thoại Iran.
Vì thế không nên gán ghép cho Trung Quốc là nguồn căn của nhiều thứ rồi có thái độ bài xích mà không hiểu thực sự mình ghét cái gì.
Qua hàng nghìn năm, lục địa Trung Hoa là điểm đến, điểm giao lưu của rất nhiều dòng văn hóa, từ Tây Á, Trung Á tới, từ Đông Nam Á hải đảo đi lên.
Con sư tử đá cũng được 'chính trị hóa' từ thời phong kiến Trung Hoa và những cặp sư tử to được đặt ngay ở Thiên An Môn, ngày nay nằm dưới ảnh ông Mao.
Và cũng như thế, chuyện thờ ảnh Mao ở Trung Quốc thời nay cũng là di sản của một thời ‘sùng bái lãnh tụ’ có nguồn gốc Liên Xô.
Người Trung Quốc ngày nay còn ‘thị trường hóa’ bằng cách bán huy hiệu ông Mao khắp mọi nơi.
Mao tuyển cũng được in lại bán ngoài chợ cho du khách, khiến nhiều người Phương Tây không hiểu đây là sự sùng bái, là trò đùa hay là chuyện thuần tuý kiếm tiền.
Vậy người Việt Nam 'bứng' sư tử đá đi nhưng có dám 'thanh lọc' luôn cả chủ nghĩa Mao không, hay chỉ làm một góc vì cảm hứng nhất thời?
Ngược lại, sự du nhập nào cũng cần được địa phương hóa nếu không sẽ tạo cảm giác lố lăng.
Bạn thử hình dung nếu vì thích Anh hay Mỹ mà một ngày đẹp trời người Việt Nam bê tượng David Beckham hay ông già MacDonald cho vào mọi sân chơi thể thao hoặc quán ăn thì chúng sẽ lố bịch đến mức nào.

Sạch đầu óc, sạch môi trường


Bỏ sư tử đá đi là việc đúng nhưng có lẽ không cần thiết phải nhấn mạnh đến 'nguồn gốc 'Trung Quốc' của chúng.
Sư tử được coi là một loại thú lành, có thể giải trừ được nhiều loại hình sát trước nhà, đồng thời còn có tác dụng tăng thêm uy phong của cơ quan."

Điều quan trọng là cần theo nguyên tắc chung của ngành bảo tồn di tích trên thế giới: không vì nổi hứng mà ta tự thêm vào cấu trúc, trang trí mới làm hỏng đi cảnh quan của nguyên bản.
Cùng lắm, như tại nhiều di tích, phế tích La Mã còn sót lại ở Anh, Hội bảo tồn (National Trust) cho dựng một căn nhà bên cạnh, có hình vẽ, thậm chí hình ba chiều trên máy tính để người xem thưởng thức.
Phần thực địa có khi chỉ còn là một cái hố đất có vài tấm gốm mosaic, mấy viên gạch, luôn được giữ nguyên, không thêm bớt.
Không chỉ đặt sư tử đá mới toanh hay đặt tượng voi, ngựa, tượng người thời nay vào đền chùa mà mọi sự áp đặt ‘mô-đéc’, kể cả dán và treo quá nhiều cờ quạt, biểu ngữ không thuộc thời đại của di tích cũng gây phản cảm như vậy.
Ngoài ra, sư tử đá cũng không tự nhiên hiện ra ở Việt Nam.
Chúng sinh ra từ nhu cầu tâm linh, mê tín, tín ngưỡng dân gian, tin vào phong thủy, cầu tài lộc, ham cúng bái mà từ dân chúng đến không ít quan chức, lãnh đạo Việt Nam đều đang say mê.
Các bạn thử gõ ‘Sư tử đá’ vào Google sẽ thấy hàng trăm trang quảng cáo.
Nào là ‘nhận thi công thiết kế lắp đặt các mẫu sư tử đá đẹp trên toàn quốc’, hay là mô tả đặc điểm phong thủy cho cả nhà riêng và cơ quan nhà nước.
Có trang viết:
Thủ tướng Anh cùng đội tuyển rugby và chú sư tử bông
"Sư tử được coi là một loại thú lành, có thể giải trừ được nhiều loại hình sát trước nhà, đồng thời còn có tác dụng tăng thêm uy phong của cơ quan."
Hay là:
"Sư tử đá biểu trưng cho sự uy nghiêm, hóa giải tà khí và thu hút tài lộc, trấn phong thủy trước cổng nhà, cửa công ty."
Sư tử đá thực ra chỉ là cục đá, chẳng có lỗi gì và cũng chỉ có uy phong vì người ta tin là thế.
Chừng nào người ta vẫn cứ tin vào những điều như vậy thì có dẹp sư tử đá đi sẽ có các con khác dần dần quay lại chiếm lĩnh cảnh quan và đầu óc người Việt Nam.

Hãy lên tiếng


Ngọc Ẩn (Danlambao) - Lên tiếng là phương cách thực hiện tự do ngôn luận đơn giản nhất cho dù phía nhà cầm quyền có trả lời hay không. Chúng ta lên tiếng cho ĐCSVN biết chúng ta muốn gì và cần gì. ĐCSVN luôn luôn ca ngợi tài lãnh đạo của họ, chúng ta im lặng là chấp nhận sự dối trá và kết quả là phải sống trong dối trá. Thành phần trẻ dưới 25 tuổi chính là mục tiêu mà ĐCSVN cần lường gạt khiến họ tôn sùng lãnh tụ Hồ Chí Minh và đương nhiên là mang ơn "Bác" và đảng. Khi những người trẻ bị đảng CSVN dùng lịch sử gian dối để lường gạt thì họ khó lòng đứng lên làm cách mạng để dành lại quyền tự quyết của dân tộc từ bàn tay độc tài CSVN. Một đất nước có 30 đến 40% dân số trẻ tuổi vẫn bị lường gạt để tin vào tài lãnh đạo của ĐCSVN và tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh thì khó lòng có thể có một cuộc cách mạng lật đổ cộng sản.

Chúng ta viết lên áo “hãy lên tiếng” và mang thông điệp đó đến với giới trẻ càng nhiều càng tốt. Hãy lên tiếng những vấn đề thiết thực.

Sinh viên lên tiếng hỏi đảng CSVN tại sao sinh viên ra trường thất nghiệp tràn lan? Tại sao giáo dục của VN bắt sinh viên phải học chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh là những thứ không cần thiết? Sinh viên học sinh hãy lên tiếng chống lại chương trình học có chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tường HCM.

Công nhân lên tiếng hỏi tại sao tiền lương công nhân của VN thấp hơn Thái Lan, Malaysia? Tại sao công nhân làm việc kiệt sức mà vẫn không đủ sống một cuộc sống bình dị? Tại sao cán bộ Nhà Nước giàu có quá độ?

Quân đội hãy lên tiếng hỏi đảng CSVN tại sao đất liền và biển cứ mất dần vào tay Tàu cộng mà đảng CSVN vẫn tuyên bố Tàu cộng là bạn vàng? Quân đội hãy lên tiếng đòi truất phế chức Bộ Trưởng bộ quốc phòng Việt gian Phùng Quang Thanh. Quân đội hãy lên tiếng tại sao VN không có liên minh quân sự khi chính Tàu là kẻ xâm lược mạnh hơn VN lại có liên minh với Nga? Ai ra chỉ thị VN không cần liên minh quân sự với bất cứ nước nào?

Tôn giáo hãy lên tiếng hỏi đảng CSVN tại sao công an đánh đập và bỏ tù người hành đạo khi họ không làm bất cứ điều gì phạm pháp luật? Tại sao đảng CSVN phá chùa, cướp đất nhà thờ? Hồ Chí Minh giết hơn cả trăm ngàn người trong CCRĐ thì hắn là hiện thân của loài ác quỷ thì tại sao đảng CSVN mang tượng quỷ sứ để lên bàn thờ Phật? Lịch sử thế giới mấy ngàn năm qua có ông Phật nào giết trên 100 ngàn người vô tội? Phật tử hãy lên tiếng quyết liệt và bắt buộc CSVN vứt tượng HCM ra khỏi chùa.

Ký giả hãy lên tiếng hỏi đảng CSVN tại sao không được quyền tự do viết? Tại sao ký giả viết bài tố cáo chống tham nhũng bị đảng CSVN bỏ tù?

Ngư dân hãy lên tiếng hỏi đảng CSVN tại sao tàu đánh cá của Tàu cộng vào vùng biển của VN đánh cá và Tàu khựa có quyền xua đuổi, đánh đập, cướp phá thuyền của ngư dân Việt? Hãy lên tiếng hỏi đảng CSVN có phải đã bán cả biển Đông cho Tàu?

Quốc hội hãy lên tiếng hỏi tại sao những người lãnh đạo đảng CSVN ký những hiệp ước bí mật triều cống đất nước VN cho Tàu cộng? Quốc hội hãy lên tiếng hỏi đảng CSVN là quốc hội có phải là cơ quan quyền lực cao nhất nước, có phải là cơ quan làm ra luật pháp hay đảng CSVN làm ra luật pháp?

Toàn dân hãy lên tiếng hỏi đảng CSVN tại sao tất cả đảng viên CSVN bị bắt buộc học tập đạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh mà hầu như tất cả những cán bộ có chút chức quyền đều tham nhũng, gian ác?

Toàn dân hãy lên tiếng hỏi tại sao Việt Nam có mỏ dầu đang khai thác mà giá xăng ở VN cao hơn giá xăng ở các quốc gia không có mỏ dầu? Người dân hãy lên tiếng đòi hạ giá xăng, giá điện.

Mỗi người dân hãy tự lên tiếng hỏi là tại sao chúng ta có thể khom lưng, cúi đầu chịu đựng bọn cầm quyền đang bán nước, tham nhũng, bóc lột, cướp của, giết người, thối nát từ thượng tầng đến hạ tầng khiến dân nghèo nước nhược? Có phải là dân VN quá hèn hay vì lý do nào khác?

Theo suy nghĩ của tôi thì người dân VN không hèn mà lý do chính là giới thanh thiếu niên vẫn bị đảng CSVN lường gạt, nhất là giới trẻ ở tuổi 12 đến 25. Việt kiều ở các nước tự do hưởng được tự do dân chủ, được tiếp cận nhiều luồng thông tin nên họ thấy được toàn cảnh thối nát, ác độc, độc tài và từ đó họ không hiểu nỗi tại sao người Việt trong nước không đứng lên đạp đổ CSVN. Khi có 40-50% dân số VN trong nước vẫn còn tin vào sự lừa gạt là đảng CSVN có công với đất nước và Hồ Chí Minh là anh hùng dân tộc thì khó có thể có một cuộc cách mạng xảy ra. Trường tiểu học, trung học và đại học là nơi đảng ĐCSVN áp đặt công việc lừa gạt, tẩy não các em. ĐCSVN dùng rất nhiều ngân quỹ quốc gia và một số lượng nhân lực khổng lồ như trường học, báo chí, TV, đài phát thanh, công an phường để tuyên truyền những thành tích bịa đặt, gian dối, ngỏ hầu dụ dỗ, lừa bịp cả một thế hệ trẻ. 

Chúng ta cần một nguồn nhân lực rất lớn để tuyên truyền sự thật và chống lại sự lừa gạt giới trẻ trong trường học. Blog “Dân Làm Báo” và những bloggers yêu chuộng tự do đã và đang làm việc rất tích cực để vạch trần sự bịp bợm của cộng sản. Những người yêu chuộng tự do cần tập trung thông tin vào giới trẻ trung học và đại học. Những video hoặc những tấm hình riêng lẻ không đủ sức gửi đi một thông điệp mạnh mẽ. Chúng ta cần tập hợp những clips, hình ảnh công an giết dân thành một phim ngắn có lời thuyết minh, tập hợp những tấm hình có cùng một đề tài thành một bộ phim có phụ đề giải thích ý nghĩa của hình ảnh. Những người có khả năng làm phim, viết truyện phim làm những phim hoạt họa về cuộc đời thật của Hồ Chí Minh như giết vợ, bỏ rơi con, giết người tập thể trong CCRĐ, làm Việt gian bán nước cho Tàu khựa. Phim dành cho các em tiểu học cho đến trung học và phát tán phim trên Facebook của các em và Youtube. Tập hợp những clips cảnh công an hối lộ, đánh đập, giết dân, cướp đất của dân, đánh đập người yêu nước thành một vài bộ phim sống của xả hội cộng sản VN. Tập hợp những clips những cảnh đời cơ cực của người dân thành một bộ phim. Tập hợp những clips về cách sống đế vương của bọn tham quan thành vài tập phim. Khi đa số giới trẻ đã biết bị đảng CSVN lừa gạt, bóc lột thì cách mạng sẽ bùng nổ.

Có hai thứ khiến loài người dám hy sinh tính mạng để bảo vệ hoặc tiêu diệt, đó là tình yêu và lòng hận thù. Tình yêu thương đất nước và lòng hận thù kẻ bán nước, lừa gạt cả một dân tộc sẽ khiến con người hy sinh tính mạng chiến đấu. Nhạc Sĩ Việt Khang đã viết “cội nguồn ở đâu khi thế giới này đã không còn Việt Nam”. Cái xác Hồ Chí Minh là lá bùa do Tàu khựa yểm vào giữa thành Thăng Long để dân Việt không còn cội nguồn và bị diệt vong và điều đó đang xảy ra trong giới trẻ và trong bộ chính trị ĐCSVN.



Việt Nam: 20 cựu sĩ quan đòi Nhà nước minh bạch quan hệ với Trung Quốc


Hội kiến giữa các lãnh đạo Việt Nam (từ phải qua, các ông Phạm Văn Đồng, Đỗ Mười, Nguyễn Văn Linh) và Trung Quốc (từ trái qua, Lý Bằng, Giang Trạch Dân). Cuộc hội kiến trong ảnh được cho là diễn ra tại thành phố Thành Đô, Trung Quốc, năm 1990. (DR)

RFI-Trọng Thành
Thứ bảy 06 Tháng Chín 2014

Ngày 02/09/2014, 20 cựu sĩ quan tướng lãnh quân đội và công an Việt Nam đã gửi một bản Kiến nghị đến các lãnh đạo Nhà nước và Chính phủ yêu cầu Chủ tịch và Thủ tướng chính phủ không huy động quân đội và công an vào « bất cứ việc gì có hại cho Nhân dân », làm rõ các khuất tất trong quan hệ với Trung Quốc, « khôi phục danh dự và quyền lợi đã bị lãng quên của các liệt sĩ và thương binh » trong các xung đột vũ trang với Trung Quốc.

RFI đặt câu hỏi với cựu Đại tá công an Nguyễn Đăng Quang (Hà Nội), một trong những người ký tên vào bản kiến nghị này.

Kiến nghị đầu tiên của các thành viên lực lượng vũ trang

RFI : Thưa ông, trong Kiến nghị này các cựu sĩ quan Việt Nam muốn chuyển tới chính quyền thông điệp gì ?

Ông Nguyễn Đăng Quang : Theo trí nhớ của tôi, đây là Kiến nghị đầu tiên của một số sĩ quan Quân đội Nhân dân và Công an Nhân dân gửi đến lãnh đạo Nhà nước và Chính phủ liên quan đến các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp đối với hai lực lượng này. Trước đây, nhiều sĩ quan quân đội và công an có tham gia ký vào nhiều Kiến nghị, nhưng những Kiến nghị đó thuộc nhiều thể loại khác nhau. Còn đây là Kiến nghị riêng của các sĩ quan thuộc các lực lượng vũ trang, tức của quân đội và công an, đề cập đến các vấn đề cụ thể. Đây là Kiến nghị đầu tiên của chúng tôi, 20 sĩ quan tham gia ký, không ký chung với các vị ngoài lực lượng vũ trang.

RFI : Thưa Đại tá, vì sao lại cần đến một Kiến nghị riêng của các thành viên lực lượng vũ trang như vậy, trong khi những vấn đề được nói đến ở đây, về nguyên tắc, liên quan đến mọi công dân Việt Nam ?

Ông Nguyễn Đăng Quang : Ngồi trao đổi với nhau, chúng tôi thấy cần phải có một Kiến nghị đi theo một chuyên đề, theo từng lĩnh vực. Chúng tôi trong lực lượng vũ trang thì có thể nắm vững hơn, hiểu biết sâu sắc hơn, những mục đích, nhiệm vụ chúng tôi được giao phó.

Kiến nghị đầu tiên của chúng tôi (trong bản Kiến nghị này) là chúng tôi muốn lực lượng vũ trang nói chung phải làm tròn nhiệm vụ mà Hiến pháp và pháp luật quy định.

Quân đội được giao phó nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, chống xâm lăng, thì chỉ được sử dụng quân đội vào mục đích đó mà Hiến pháp quy định, chứ không thể sử dụng vào các mục đích ngoài nhiệm vụ đó. Ví dụ như, không được huy động quân đội vào các vụ việc mang tính đối kháng với Nhân dân, chẳng hạn như vấn đề giải tỏa đất đai, hay ngăn chặn các cuộc biểu tình yêu nước ôn hòa của người dân.

Còn đối với công an, có nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp, pháp luật là bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội… Thì lực lượng công an được huy động vào những việc như thế. Nhưng trong vấn đề này, có những việc như giải tỏa đất đai chẳng hạn, lực lượng công an được sử dụng vào việc này, nhưng phải phân biệt cho thật rạch ròi, tức là công an được phái đến để bảo đảm trật tự cho việc thu hồi đất đai, chứ chiến sĩ công an không phải là người trực tiếp để vào làm những động tác hay hành động thu hồi, giải tỏa.

RFI : Trong ý thứ hai của Kiến nghị có nhận xét chính quyền « cố tình phớt lờ » cuộc chiến biên giới phía Bắc 1979 và một số cuộc chiến khác tại các vùng biển đảo. Thực tế trong ít năm gần đây, có hiện tượng chính quyền một số địa phương quan tâm đến việc thăm hỏi, quà cáp, hay đãi ngộ đối với một số gia đình tử sĩ và cựu chiến binh. Vậy ông nghĩ như thế nào về điều này ?

Ông Nguyễn Đăng Quang : Chúng tôi cũng ghi nhận trong hai, ba năm gần đây, Nhà nước ở trung ương, cũng như chính quyền ở một số địa phương có những việc làm cụ thể để ghi nhận công lao và thành tích của những người đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, cũng như các thương binh, gia đình liệt sĩ có công trong cuộc chiến tranh này. Chúng tôi ghi nhận điều đó, nhưng chúng tôi thấy điều đó chưa đủ. Cuộc chiến tranh 1979 cho đến bây giờ vẫn chưa được Nhà nước tổng kết như là các cuộc chiến tranh khác. Và Nhà nước chưa có chính sách công khai, đầy đủ với những người đã ngã xuống, gia đình những người có con em hy sinh hoặc bị thương tật trong cuộc chiến tranh này. Cho nên đây là một việc mà Nhà nước cần công khai làm rõ.

Nhà nước Việt Nam vẫn chưa nhìn nhận chiến tranh với Trung Quốc như các cuộc chiến khác

Thứ nhất phải tổng kết đầy đủ, thứ hai, đối với học sinh phổ thông phải nói rõ đây là cuộc chiến tranh chống xâm lăng bảo vệ biên giới, bảo vệ Tổ quốc ở phía Bắc. Trước kia, kể từ năm 1979 đến 1989, trong 10 năm sau chiến tranh, Nhà nước tổ chức rất đàng hoàng các cuộc mít tinh kỷ niệm cuộc chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược 6 tỉnh biên giới phía Bắc, để Nhân dân được biết. Nhưng từ năm 1990, tức sau Hội nghị Thành Đô, thì cuộc chiến tranh này đã bị lãng quên, thậm chí hoạt động kỷ niệm của người dân bình thường để tưởng nhớ đến cuộc chiến tranh này, thì cũng không được hoan nghênh, hoặc là bị ngăn cản, bị trấn áp, hạn chế.

Về mặt chính thức, theo chúng tôi, Nhà nước phải có đối xử với cuộc chiến tranh này giống như hai cuộc chiến chống Pháp, Mỹ trước đây.

RFI : Xin Đại tá cho biết ông suy nghĩ như thế nào về những điều tồn nghi, hay còn nằm trong vùng tối của lịch sử liên quan đến cuộc chiến tranh biên giới kéo dài ở phía Bắc, hay xung đột tại quần đảo Trường Sa năm 1988 (các binh sĩ Việt Nam gần như không vũ khí được đưa ra đối mặt với đối phương với vũ trang hùng hậu) ?

Ông Nguyễn Đăng Quang : Đối với cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc ở 6 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam năm 1979 nổ ra dồn dập hơn 1 tháng. Quân đội Trung Quốc rút đi rồi thì không phải là kết thúc. Có những trận chiến tại điểm cao 1509 (tỉnh Hà Giang trước đây), mà Trung Quốc gọi là Lão Sơn, thì diễn ra tới cả năm 1984. Những cuộc chiến sau tháng 2/1979, thì nên gặp hỏi Thiếu tướng Lê Duy Mật, lúc đó ông là Tư lệnh phó, kiêm Tham mưu trưởng Mặt trận Hà Giang, là người trong cuộc hiểu rõ nhất. Trung Quốc đã xâm lược, chiếm lĩnh được một diện tích tương đối lớn, hàng mấy trăm km² đất của Việt Nam. Hiện nay, nhiều sĩ quan quân đội nói với tôi là có hàng ngàn chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam hy sinh còn nằm trên đất Trung Quốc hiện nay, mà mình chưa đưa về được.

Hàng ngàn thi hài bên kia biên giới và những người tay không "bảo vệ" đảo

Còn cuộc chiến trên biển đảo tại đảo Gạc Ma năm 1988. Tại đảo chìm này lúc đó có một đại đội công binh thực hiện việc xây dựng, chỉ được trang bị các vũ khí nhẹ. Trước một lực lượng rất hùng hậu của hải quân Trung Quốc, cấp trên ra lệnh không được nổ súng, sợ « mắc mưu địch ». Với hỏa lực như thế, mình không đủ sức chống chọi, gần 100 người hy sinh. Và sau đó, Việt Nam mất đảo Gạc Ma về tay Trung Quốc. Bây giờ Trung Quốc đổ đất đá để đảo này nổi lên để biến nơi này thành một căn cứ quân sự tại quần đảo Trường Sa.

RFI : Có thể nói là lãnh đạo Việt Nam lúc đó đã không có chiến lược để bảo vệ đảo này ?

Ông Nguyễn Đăng Quang : Nói như thế cũng có thể đúng.

RFI : Liên quan đến vấn đề Hội nghị Thành Đô, trong khi chờ đợi câu trả lời rõ ràng từ phía các lãnh đạo Việt Nam, xin ông cho biết quan niệm của ông : Liệu có những bằng chứng nào cho thấy một thỏa thuận như vậy là có thật ?

Ông Nguyễn Đăng Quang : Hội nghị Thành Đô diễn ra cách đây 24 năm rồi. Nhưng nội dung của thỏa thuận Hội nghị Thành Đô mà hai bên ký kết cho đến nay vẫn nằm trong vòng bí mật, tức là cả hai bên chưa bên nào công khai hóa.

Nhưng qua thực tiễn, xã hội có thể thấy rõ, từ năm 1990, sau khi có thỏa thuận Thành Đô, thì Nhà nước, chính quyền không nhắc đến cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc nữa. Đấy là điều rõ ràng nhất. Còn cái tin của Hoàn Cầu thời báo của Trung Quốc, và có người nói cả Tân Hoa Xã cũng nói rằng trong Hội nghị Thành Đô này, Việt Nam mong muốn trở thành một khu tự trị của chính quyền trung ương Bắc Kinh, như Trung Quốc đã dành cho Tây Tạng, Nội Mông hay Quảng Tây của Trung Quốc…

"Thỏa thuận Thành Đô" : Âm mưu chia rẽ của truyền thông Trung Quốc ?

Về chuyện này, cá nhân tôi, tôi không tin là có thật. Tôi không tin là lãnh đạo Việt Nam thời đó đã làm một việc như thế này. Họ bịa ra thông tin này, để phân hóa, chia rẽ nội bộ Việt Nam. Như trong Kiến nghị nói : « Chúng tôi không biết thật giả thế nào, yêu cầu Chủ tịch và Thủ tướng cho chúng tôi và nhân dân biết rõ ».

Tôi cho rằng đây là một việc làm rất cần thiết, vì qua việc này, mình có thể phủ nhận thông tin mà phía Trung Quốc, cụ thể là tờ Hoàn Cầu thời báo tung lên. Cho nên, tôi hy vọng rằng lãnh đạo Nhà nước và Chính phủ nên lấy dịp này để chính thức phủ nhận thông tin của Hoàn Cầu thời báo và Tân Hoa Xã.

RFI : Trong công luận, về thỏa thuận tại Hội nghị Thành Đô, mọi người thường nghe nói đến Hồi ký của Thứ trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ, hay quan điểm của cố Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch về « một thời kỳ Bắc thuộc mới », các cựu sĩ quan nghĩ như thế nào về nhận định của các lãnh đạo ngoại giao Việt Nam thời đó, thưa Đại tá ?

Ông Nguyễn Đăng Quang : Câu đánh giá, nhận xét của Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch về kết quả hội nghị Thành Đô, tức là câu « Thế là một thời kỳ Bắc thuộc mới rất nguy hiểm đã bắt đầu », mà người ta cho rằng đây là câu nói của Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch, thì thực ra cho đến nay, cá nhân tôi cũng như nhiều người khác thấy rằng chưa thấy có đủ cơ sở để chứng minh. Ngoại trưởng nói với ai, cụ thể như thế nào, chưa có tài liệu nào xác nhận điều này cả. Nhưng nếu Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch có nhận định như thế, thì tôi tin trong Hồi ký của ông, chắc chắn sẽ đề cập đến vấn đề này, khẳng định vấn đề này. Còn Hồi ký của Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch đến khi nào sẽ công bố, tôi cũng không biết được có công bố hay không, và nếu có thì khi nào. Điều đó thuộc về gia đình quyết định.

RFI : Kiến nghị này, thưa ông, đã nhận được phản hồi gì chưa ?

Ông Nguyễn Đăng Quang : Kiến nghị này được gửi đi từ ngày 02/09. Bản thân tôi cũng như các vị khác ký Kiến nghị này nhận được rất nhiều điện thoại, thư từ email hoặc tin nhắn, của nhiều người trong công an và quân đội, bạn bè trên toàn quốc, và cả ở nước ngoài, tỏ sự hưởng ứng, ủng hộ, đồng tình với Kiến nghị rất cao. Nhiều người còn đề nghị cho họ tham gia việc ký tên. Nhưng chúng tôi trả lời là Kiến nghị đã được gửi bằng đường chuyển phát nhanh cho Chủ tịch Nước và Thủ tướng chính phủ rồi. Bây giờ chúng tôi không chủ trương lấy chữ ký nữa. Còn việc hưởng ứng đồng tình với Kiến nghị, thì các vị cứ thể hiện trên phương tiện thông tin đại chúng. Điều đó chúng tôi rất hoan nghênh.

Đối với nơi nhận, tức Chủ tịch nước và Thủ tướng, thì chúng tôi chưa nhận được hồi âm. Trong một hai tuần nữa, hy vọng sẽ có hồi âm.

Ảo tưởng chung ý thức hệ

Về đất nước, chúng tôi có nhiều trăn trở lắm. Hiện nay, nhiều người có xu hướng (nghĩ rằng) các quốc gia có cùng ý thức hệ với nhau, thì không có khả năng xẩy ra chiến tranh, nhưng thực tế lịch sử có nhiều việc phủ nhận suy nghĩ này. Chiến tranh biên giới Trung – Xô năm 1969 rất lớn. Rồi chiến tranh biên giới phía Bắc 1979, rồi cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam, Trung Quốc cũng mượn tay Khmer Đỏ gây hấn với Việt Nam, và có ý đồ sử dụng lực lượng này làm suy yếu Việt Nam, gây nên đại diệt chủng. Những ai còn hy vọng là cùng một ý thức hệ, sẽ nhân nhượng nhau, hòa hoãn với nhau không để xảy ra chiến tranh, thì tôi cho đó là ảo tưởng.

RFI : Xin chân thành cảm ơn Đại tá Nguyễn Đăng Quang.
Ông Nguyễn Đăng Quang (Hà Nội)
(16:29)

Hai phi công Trung Quốc tử nạn trên hàng không mẫu hạm Liêu Ninh


Hàng không mẫu hạm Liêu Ninh.Reuters

RFI-Thanh Phương
Thứ bảy 06 Tháng Chín 2014
Hai phi công Trung Quốc đã tử nạn khi tập hạ cánh và cất cánh trên hàng không mẫu hạm Liêu Ninh, chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên của nước này. Hãng tin AP hôm nay, 06/09/2014 cho biết Tân Hoa Xã đã gián tiếp loan báo thông tin nói trên khi cho biết là chủ tịch Tập Cận Bình vừa ký sắc lệnh truy tặng huy chương cho hai phi công của phi đội chiến đấu cơ tập hạ cánh và cất cánh trên hàng không mẫu hạm Liêu Ninh.

Bản tin của Tân Hoa Xã viết : « Hai phi công bay thử của phi đội đã hy sinh trong các cuộc tập luyện ». Nhưng hãng tin chính thức của Trung Quốc không cho biết thêm chi tiết về tai nạn.

Bản tin nói trên của Tân Hoa Xã đã được phát đi từ ngày 28/08, nhưng không ai để ý, đến hôm qua, 05/09/2014, mới được lấy lại và loan tải trên trang blog của Viện Hải quân Hoa Kỳ ( U.S. Naval Institute )

Theo hãng tin AP, thao tác cất cánh và hạ cánh trên hàng không mẫu hạm có rất nhiều rủi ro và sự kiện hai phi công tử nạn khi tập huấn là chuyện không có gì bất thường. Thế nhưng, Bắc Kinh vẫn thường giữ bí mật về các hoạt động quân sự và cho tới nay chưa có thông tin nào về những tai nạn gây chết người trên hàng không mẫu hạm Liêu Ninh.

Trung Quốc đã loan báo bắt đầu các chuyến bay thử trên hàng không mẫu hạm Liêu Ninh từ cuối năm 2012. Thông tin này lúc đó đã khiến người dân Trung Quốc rất tự hào về khả năng quân sự ngày càng lớn mạnh của nước họ. Đài truyền hình Nhà nước vào thời gian đó đã liên tục phát hình các chiến đấu cơ cất cánh và hạ cánh trên hàng không mẫu hạm Liêu Ninh.

Hiện nay, các phi công của hàng không mẫu hạm này bay trên chiến đấu cơ J-15, một bản sao chép của chiếc Sukhoi-33 của Nga. Chiếc Liêu Ninh thì hiện vẫn còn chạy thử trên biển.

Ngày 05/12/2013, một chiếc tàu của Trung Quốc tháp tùng Liêu Ninh suýt nữa đã đụng vào tuần dương hạm USS Cowpens của Mỹ trên Biển Đông. Đây là sự cố nghiêm trọng nhất giữa hải quân hai nước từ nhiều năm qua.

Nhật tranh giành ảnh hưởng với Trung Quốc ở Nam Á


Thủ tướng Nhật Shinzo Abe công du Nam Á - từ 06/09/2014 - hầu đối trọng với Trung Quốc.Reuters

RFI-Thanh Phương
Thứ bảy 06 Tháng Chín 2014
Hôm nay, 06/09/2014, thủ tướng Nhật Shinzo Abe đặt chân đến Dhaka mở đầu chuyến viếng thăm kéo dài 3 ngày tại Bangladesh và Sri Lanka nhằm tranh giành ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc tại khu vực Nam Á.

Theo lịch trình dự kiến, ông Shinzo Abe gặp thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina hôm nay tại thủ đô Dhaka và ngày mai sẽ gặp tổng thống Sri Lanka Mahinda Rajapakse tại thủ đô Colombo để thúc đẩy quan hệ kinh tế và an ninh giữa Nhật với hai quốc gia này.

Chuyến công du hai nước Nam Á của thủ tướng Nhật diễn ra tiếp theo sau chuyến viếng thăm của thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đến Tokyo trong tuần qua. Trong chuyến viếng thăm đó, hai nước, mà hiện đều gặp căng thẳng với Trung Quốc, đã đồng ý sẽ nâng quan hệ song phương lên một « cấp độ mới ».

Nói chuyện với các phóng viên trước khi lên máy bay, ông Abe nhấn mạnh ông là thủ tướng đầu tiên đến thăm Bangladesh từ 14 năm nay và thăm Sri Lanka từ 24 năm qua. Đối với thủ tướng Abe, Banglades và Sri Lanka là hai quốc gia « có ảnh hưởng ngày càng lớn về mặt kinh tế và chính trị ».

Tháp tùng ông Shinzo Abe trong chuyến công du Nam Á lần này là lãnh đạo của 50 công ty hàng đầu của Nhật Bản, bởi vì theo lời thủ tướng Abe, ông hy vọng sẽ đưa sự năng động của hai quốc gia nói trên vào nền kinh tế Nhật Bản.

Về phần Bangladesh thì hy vọng sẽ nhận được đầu tư của Nhật Bản vào các dự án cơ sở hạ tầng, như dự án xây một cầu trên tuyến xe lửa và dự án đường hầm dưới dòng sông Brahmaputra.

Nhân chuyến viếng thăm của thủ tướng Bangladesh đến Nhật Bản vào tháng 5 vừa qua, Tokyo đã loan báo khoản viện trợ 6 tỷ đôla cho Dhaka. Khoản viện trợ này đã giúp củng cố uy thế của nữ thủ tướng Hasina, vốn đã đắc cử trong một cuộc bầu cử bị tố cáo là có nhiều gian lận phiếu và bị phe đối lập tẩy chay.

Vào tháng trước chính phủ Bangladesh cũng đã loan báo là Nhật Bản sẽ cho vay 4 tỷ đôla cho dự án nhà máy nhiệt điệt chạy bằng than, bao gồm cả việc xây dựng một cảng nước sâu. Cơ quan viện trợ của Nhật đã tỏ ra rất quan tâm đến dự án xây cảng nước sâu ở miền Nam Bangladesh, dự án mà ban đầu chính quyền Dhaka đã muốn nhờ Trung Quốc xây dựng.

Chính quyền Dhaka còn dự trù xây một khu công nghiệp dành riêng cho các nhà đầu tư Nhật Bản. Hiện nay đầu tư của Nhật vào Banglades còn thấp hơn nhiều so với đầu tư của Trung Quốc và Hàn Quốc.

Vấn đề là Nhật Bản và Bangladesh hiện đang tranh chiếc ghế không thường trực của Hội đồng Bảo an cho nhiệm kỳ 2015-2016, cho nên, hai thủ tướng Abe và Hasina phải bàn cách tránh mọi tranh chấp giữa hai quốc gia trên vấn đề này.

Bangladesh cũng như Sri Lanka đều nằm trên tuyến hàng hải giữa vùng Trung Đông giầu nguồn dầu hỏa với vùng Đông Á. Trung Quốc đã giúp xây nhiều hải cảng tại các quốc gia nằm trên tuyến đường có tính chất huyết mạch này. Nay đến lúc Nhật Bản mở cuộc « phản công » để đối lại với ảnh hưởng của Bắc Kinh ở các nước này.

Khi sang thăm Sri Lanka, thủ tướng Abe sẽ bàn với tổng thống Rajapaksa về việc hợp tác về lãnh hải vào lúc mà Trung Quốc ngày càng tỏ ra hung hăng trong việc xác quyết chủ quyền trên các vùng biển Hoa Đông và Biển Đông. Theo tin báo chí Sri Lanka, Nhật Bản sẳn sàng cung cấp tàu tuần tra cho Sri Lanka để giúp nước này tăng cường khả năng bảo vệ lãnh hải.

Trung úy công an tắm chung với ... vợ người

CÀ MAU (NV) - Trong một lần đi thăm vuông tôm đột ngột trở về, người chồng tá hỏa phát hiện tay trung úy phó công an CSVN thị trấn Thới Bình, Cà Mau có trụ sở bên cạnh nhà đang tắm chung với vợ mình.


Trụ sở công an Thới Bình sát vách với ngôi nhà xảy ra sự vụ. (Hình: báo Dân Trí)

Ngày 5 tháng 9, sau 4 lần tổ chức hòa giải bất thành về việc phân chia tài sản giữa ông Liêu Hôn, thị trấn Thới Bình với người vợ trẻ là Nguyễn Mỹ N., tòa án huyện Thới Bình đã tiến hành các thủ tục ly hôn và phân chia tài sản vợ chồng trên theo luật định.

Liên quan đến sự vụ trên, báo Dân Trí đưa tin khoảng 20 giờ ngày 13 tháng 10 năm 2013, ông Liêu Hôn đi thăm vuông tôm trở về nhà bắt gặp ông Tô Quốc Việt, trung úy phó công an thị trấn Thới Bình có trụ sở sát vách nhà đang “trần truồng như nhộng” ở chung phòng tắm với vợ mình.

Bắt quả tang 2 người quan hệ bất chính, ông Hôn lập tức nắm chặt tay ông Việt định kéo sang trụ sở công an lập biên bản. Tuy nhiên, vợ ông Hôn xin tha và đòi cầm dao tự sát.

Sợ ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, xấu mặt thiên hạ, người đàn ông đáng thương này đã chùn tay. Nhân lúc ông chồng dao động, tay trung úy “trời ơi” nhân cơ hội này vùng chạy thoát khỏi nhà tắm.

Mấy ngày sau đó, bà N. thú nhận chuyện đã vụng trộm cùng ông Việt và ông chồng đã ghi âm lại.

Do quá yêu vợ, muốn bỏ qua mọi chuyện nhưng ông Hôn nghe tin vợ mình và tay trung úy công an thông đồng muốn lật lọng kiện ngược lại với lý do là ông Hôn đặt điều, vu khống và chủ động gửi đơn tố cáo hành vi phá hạnh phúc gia đình phó công an thị trấn.
Thấy không thể tha thứ, trước những bằng chứng thú nhận của bà N. trước đây, ông Hôn đã làm đơn tố cáo gởi đến nhà chức trách.

Sau khi xác minh, công an tỉnh Cà Mau đã cách chức phó công an đối ông Tô Quốc Việt, chuyển sang làm cán bộ an ninh công an huyện Thới Bình. Riêng bà N. đề đơn ly hôn, đòi chồng chia tài sản khoảng 40 ngàn Mỹ kim.

Trước đó cũng tại Cà Mau, ông chồng tên Huỳnh Chí Th. (30 tuổi) nghi ngờ vợ mình là cô giáo mầm non Nguyễn Thùy D. (28 tuổi) ở huyện Cái Nước “có quan hệ ngoài luồng” với người khác. Anh Th. liền theo dõi và “điếng người khi phát hiện vợ mình và một công an viên dắt nhau vào nhà trọ.”

Chỉ trong thời gian ngắn đã có đến 2 vụ công an Cà Mau “tòm tèm” với vợ người bị chính nạn nhân vạch mặt, tung hê trước công luận. Ðiều này cho thấy, công an CSVN không chỉ “hèn với giặc, ác với dân” mà còn là những tên dâm ô, trụy lạc “lấy vợ người,” vi phạm đạo lý nghiêm trọng.

Chưa hết, cùng lúc Viện Kiểm Sát Tối Cao CSVN đã tống đạt cáo trạng truy tố 7 bị can nguyên là công an tỉnh Thái Nguyên trong vụ án Nguyễn Viết Hòa cùng đồng phạm lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản; đưa và làm môi giới hối lộ; mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; vu khống; che giấu tội phạm đang gây xôn xao dư luận ở địa phương này. (N.T)
09-06-2014 2:33:45 PM
Theo Người Việt

Câu chuyện cái đũa



Như tờ Financial Times đã nhận xét, đôi đũa là một trong những thứ thuộc loại kỹ thuật lâu đời nhưng vẫn hoàn toàn tốt và không ai cảm thấy cần phải sửa đổi cả. 

Cái kỹ thuật “trưởng thành” của hai cây gậy chuốt nhỏ dùng để gắp thức ăn này hẳn đã được phát minh ra từ nhiều ngàn năm nay. Người ta cũng có một chút sáng kiến cải tiến. Vắt cho nó thật nhọn ở một đầu như đũa của người Nhật để có thể dùng nó làm cái xiên luôn cho tiện. Chuyển cho nó thành vuông để cho nó dễ làm bằng máy. Người ta cũng có thể thay đổi vật liệu. Ðũa cổ truyền thường được chuốt bằng tre nhưng sau người ta làm đũa gỗ, đũa kim loại. Ðũa cũng có thể làm bằng thép đúc, và gần đây nhất đũa được làm bằng nhựa. Cái thời xa xưa, đũa cho các nhà quyền quý còn được bịt vàng, bịt bạc, làm bằng sứ, bằng ngà hay ngay cả bằng ngọc thạch. Người Nhật thích làm đũa sơn mài.



Ðũa có lẽ đã phát triển từ thời cổ đại ở Trung Quốc khoảng đời nhà Thương, tức là khoảng 1,766 đến 1,122 trước Công nguyên. Bằng cớ sớm nhất trong khảo cổ học là sáu đôi đũa làm bằng đồng, dài 26cm (10inc) và rộng 1.1 đến 1.3cm, được tìm thấy ở tỉnh Hà Nam, được khẳng định khoảng 1,200 năm trước Công nguyên. Văn bản đầu tiên nhắc đến đôi đũa xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên.
Wikipedia giải thích có lẽ cây đũa đầu tiên được sử dụng để nấu nướng hơn là để ăn. Phải mãi đến thời nhà Hán thì đũa mới trở thành một dụng cụ để gắp thức ăn. Nhưng phải đến nhà Minh thì việc sử dụng đũa mới phổ biến.

Ðũa cũng thay đổi hình dạng tùy theo quốc gia. Tuy phát xuất từ Trung Hoa, đũa thay đổi khi được xuất cảng sang các nước khác.

Ðũa ở Tàu là dài nhất, thường khoảng 25cm, vuông hay tròn một đầu còn đầu kia có thể rộng, bằng hay nhọn. Ðũa Tàu được làm bằng đủ loại vật dụng nhưng thông dụng nhất ngày nay là đũa làm bằng melamine.
Ðũa Nhật ngắn hơn và có đầu chuốt thật nhọn. Ðũa Nhật cổ truyền thường làm bằng tre hay gỗ và thường được sơn mài. Ở Nhật còn có tập tục đũa ông, đũa bà với đũa bà thường ngắn hơn đũa ông. Dĩ nhiên đũa trẻ con là ngắn nhất. Ðũa Nam Hàn ngắn trung bình nhưng có mặt bẹt hơn và thường làm bằng kim loại.

Truyền thống đũa Hàn làm bằng đồng hay bạc. Nhiều đôi đũa kim loại của Hàn quốc được chạm trổ ở chỗ cầm tay. Và thường bao giờ cũng đi đôi với cái muỗng nhỏ. Ở Viện bảo tàng Victoria & Albert ở Luân Ðôn, trong khu triển lãm Hàn Quốc, còn có một đôi đũa và muỗng nhỏ bằng bạc chạm trổ tinh vi của một vị tướng được đặt trong một cái túi đeo ngay cổ của các quân nhân ra trận.

Ðũa Việt Nam ta thì đầu tuy có chuốt nhỏ lại nhưng không nhọn hoắt. Truyền thống Việt Nam cho đũa gỗ mun là tốt nhất vì gỗ này càng rửa càng bóng. Ngày nay thì toàn là mun dỏm vì hẳn cây mun đã bị đốn sạch rồi. Việt Nam chúng ta cũng có lẽ là quốc gia duy nhất có đũa cả để xới cơm. Ðũa cả, như chúng ta đều biết rộng bản và dẹp cho dễ quệt cơm.

Nhưng chả bao giờ có ai nghĩ đến cải tiến đôi đũa cả. Thế mà mới đây Baidu, một địa chỉ tương đương với Google ở Trung quốc, đã loan tin là họ đã “upgrade” đôi đũa để biến nó thành một thứ kỹ thuật hitech. Thành ra cũng như chúng ta có smart phone, nay Baidu nói họ đã phát minh ra đũa smart.

Baidu loan báo là sở dĩ sản xuất ra đôi đũa “thông minh” này là để cho nó trở thành “Thành trì cuối cùng” để bảo vệ cho sức khỏe của thực khách ở Trung Quốc chống lại những thứ như “dầu ăn nước cống”, hay là các loại thực phẩm kinh hồn khác.

Dầu nước cống, hẳn ai trong chúng ta cũng biết, là loại dầu ăn rẻ tiền làm lậu được chế ra từ các loại dầu thải ra từ các chảo dầu phế thải của các nhà hàng, những ống cống gần nhà hàng và gần các tiệm đồ tể xả thịt. Mới năm ngoái thôi, hơn 20 người đã đi tù ở Trung Quốc, hai người bị đến tù chung thân, trong một cuộc ruồng bố về việc sản xuất và bán các loại dầu bẩn thỉu này.

Cái đôi đũa mới, có tên là Kuaisou, sẽ cho phép thực khách tự mình bảo đảm là thực phẩm mình ăn được an toàn. Ðược gắn vào đó một số sensor điện tử sẽ bật đèn đỏ khi đụng phải những thứ dầu mà có hơn 25% của một chỉ số cho biết độ tươi của nó. Ðó là nếu chúng ta tin vào Baidu.

Những dữ kiện được đôi đũa smart nhận được sẽ được chuyển sang cho thực khách qua cái smartphone, và dĩ nhiên sẽ phải qua một cái app, một cái ứng dụng đặc biệt. Ðôi đũa này, Baidu khoe, có thể đọc được nhiều cách để xem là thức ăn có tươi không, đo độ acid và các chất dinh dưỡng khác, cũng vẫn theo Baidu.
Ngoài khả năng đo được những chất dinh dưỡng trong thức ăn, đôi đũa 'smart' này còn cho chúng ta biết liệu nó có quá date hay chưa. Ðôi đũa dĩ nhiên cũng biết đo độ muối trong thức ăn để giúp thực khách điều hòa lượng muối tiêu thụ hàng ngày. Ngoài smart phone, nó còn có thể nối mạng với một cái computer qua wi-fi hay là Bluetooth.

Có điều nghe ra thì hay lắm nhưng Baidu chưa thấy nói đến ngày nào sẽ cho tung ra thị trường.

Tổng quản trị Robin Li của Baidu tuyên bố hôm thứ tư khi trình làng đôi đũa này là “Trong tương lai, qua đôi đũa của Baidu, quý vị có thể biết nguồn gốc của dầu ăn, nước và tất cả các loại thức ăn khác, liệu nó đã hư chưa và lượng dinh dưỡng của nó là bao nhiêu.”

Sở dĩ ông Baidu thấy cần phải có “đũa thông minh” cũng tại vì trong mấy năm gần đây ở Trung Quốc, scandal về thực phẩm là chuyện thường ngày, phải nói là quá thường ngày. Người tiêu thụ ở Trung Quốc hết hốt hoảng vì sữa độc bị lẫn protein từ da thú vật, đến nạn bán hàng 'treo đầu dê bán thịt... chuột', đến các loại bánh bao bị nhiễm chất aluminium ở mức độ nguy hiểm, chưa kể là loại thịt heo được mệnh danh là “heo avatar” vì nó chiếu sáng màu xanh da trời trong bóng tối. Tưởng ăn rau cho an toàn thì lại có giá độc.

Mới đây nhất, một công ty sản xuất burger cho McDonald's đã được quay video trộn thịt hư và lượm burger rớt đất cho vào xài tiếp.

Vụ scandal mà trong nước nay hẳn gọi là scandal khủng là vào năm 2008, khi các công ty sản xuất sữa bột và các loại thức ăn cho baby cho các loại melamine kỹ nghệ vào sữa. Sữa này được dùng để điều chế các loại sữa trẻ em sơ sinh baby formula. Sáu em nhỏ chết ngay tức thời vì sạn thận, hơn 300,000 em lâm bệnh và có lẽ có em tật nguyền suốt đời. Sở dĩ người ta bỏ thêm melamine kỹ nghệ vào sữa là để cho nó có vẻ có lượng chất đạm cao hơn vì sữa đã bị pha loãng, nếu kiểm tra thì có thể không đủ lượng protein đòi hỏi.

Ðiều đáng sợ hơn nữa là sở dĩ những nhà sản xuất sữa biết được “mánh lới” này là nhờ một bản nghiên cứu của các vị trong Hàn lâm viện Khoa học cho biết là sữa thêm melamine sẽ đo được độ nitrogen cao. Ðo độ chất đạm trong thực phẩm vốn đơn giản nhất là đo độ nitrogen. Tổ chức Y tế Thế Giới WHO đã gọi vụ này là vụ lớn nhất về an toàn thực phẩm mà họ đã phải đối phó trong những năm gần đây. Một phát ngôn nhân của WHO nói là mức độ của vấn đề chứng minh là “rõ ràng đây không phải là một vụ đơn lẻ, mà một hoạt động đại trà cố tình để đánh lừa người tiêu thụ đơn giản chỉ vì lợi ngắn hạn.” WHO nói rằng cuộc khủng hoảng về niềm tin trong người tiêu thụ ở Hoa lục sẽ khó mà vượt qua.

Mà quả thật thế. Một trong những khách hàng của Baidu, khi được hỏi nghĩ sao về những đôi đũa “thông minh” đã thản nhiên trả lời “Tôi nghĩ nếu chúng ta dùng loại đũa này ở nước chúng ta thì rút cuộc chỉ có chết đói mất thôi.”

Chí lý lắm thay.
09-06-2014 12:16:06 PM
Lê Phan
Theo Người Việt

Giàn khoan Trung Quốc và Việt Nam: Cứ làm ăn như bình thường là được sao?

Việc Trung Quốc đặt một giàn khoan ngay bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hồi Tháng Năm là một sự thức tỉnh cho giới lãnh đạo Việt Nam. Sự kiện diễn ra vào lúc ở Hà Nội đầy dẫy những đồn đoán về một cuộc tranh giành quyền lực gay gắt và những giao dịch kín, chuẩn bị cho kỳ Ðại Hội Ðảng Cộng Sản năm 2016.

Tướng Martin Dempsey (phải) tổng tham mưu trưởng quân đội Hoa Kỳ, được Tướng Ðỗ Bá Tỵ, tổng tham mưu trưởng quân đội Việt Nam, tiếp trong lần viếng thăm Việt Nam hồi Tháng Tám. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)

Trong khi những người bất đồng chính kiến hy vọng xảy ra những thay đổi trong lãnh đạo và chính sách do kết quả của vụ khủng hoảng giàn khoan, thì các lãnh đạo đảng vẫn tiếp tục hành xử “công việc như bình thường.” Dù sao thì cuộc khủng hoảng có ảnh hưởng đến chính trị Việt Nam ở nhiều mặt. Thứ nhất, cuộc khủng hoảng khiến cho chính sách ngoại giao, đặc biệt ở vấn đề làm thế nào để đối phó với sự xâm lấn của Trung Quốc, tập trung của sự tranh luận quần chúng, sự lu mờ của các vấn đề quốc nội như mối nguy của tham nhũng hoành hành và kinh tế trì trệ. Thứ hai, cuộc khủng hoảng khiến tạm thời làm cứng rắn ý chí của giới lãnh đạo Việt Nam chống lại sự khiêu khích của Trung Quốc. Thứ ba, cuộc khủng hoảng làm yếu đi sự chống đối của những người thường chống lại mối quan hệ thân thiết với Hoa Kỳ.

Trong suốt nhiều năm, giới lãnh đạo Việt Nam từng bị phân ra làm hai nhóm: nhóm những người muốn đẩy mạnh cải cách và mở rộng cửa với Tây Phương, đối lại với nhóm những người e ngại về hệ lụy chính trị của sự cải cách và muốn dựa vào Trung Quốc để cứu lấy xã hội chủ nghĩa.

Cuộc khủng hoảng giàn khoan giúp thu hẹp mối bất đồng giữa những người cải cách và bảo thủ này. Sự gia tăng tinh thần dân tộc và nỗi oán ghét đối với hành vi xâm lược của Trung Quốc khiến đẩy mạnh vấn đề bức bách, làm sao để đối phó với Trung Quốc trở thành vấn đề nổi bật. Các nhà lãnh đạo Việt Nam hiện nay phân chia giữa “các nhà giải phóng” vốn chán ngán sự áp lực không ngừng của Trung Quốc, mong muốn tìm cách thoát khỏi quĩ đạo của nước này, và “các nhà thích nghi” vốn hy vọng kêu gọi sự đoàn kết xã hội chủ nghĩa và tình thân hữu truyền thống để khuyến dụ Trung Quốc tìm đến một giải pháp hòa giải cho cuộc xung đột.

Hành động xâm lăng trắng trợn của Trung Quốc thổi mạnh tinh thần dân tộc cả trong lẫn ngoài đảng Cộng Sản Việt Nam. Ý niệm quần chúng về sự yếu kém của giới lãnh đạo trong việc đối phó với Trung Quốc làm suy yếu tính hợp pháp và ảnh hưởng của các nhà chủ trương thích nghi. Nhiều tiếng nói đồng thanh đòi hỏi tiết lộ công khai nội dung của thỏa ước ký kết ở Thành Ðô bên Trung Quốc vào năm 1990, trong đó giới lãnh đạo Việt Nam bị cho đã có những nhân nhượng bí mật với Bắc Kinh.

Vào Tháng Sáu, một diễn đàn công khai chưa từng có trước đây với tiêu đề “Thoát Trung” (thoát khỏi quĩ đạo của Trung Quốc) được tổ chức tại Hà Nội. Ðến Tháng Bảy, 61 đảng viên đồng ký tên vào một thư ngỏ gửi lên đảng và Ủy Ban Trung Ương, đặc biệt cảnh cáo về mối nguy cơ Việt Nam đang trở thành một “chư hầu kiểu mới của Bắc Kinh,” và kêu gọi cải cách triệt để, để đất nước bớt bị lệ thuộc vào Trung Quốc. Giữa Tháng Sáu và Tháng Bảy, ba hội nghị quốc tế do nhà nước bảo trợ về tranh chấp hàng hải ở Biển Ðông được tổ chức, mà trong đó phần lớn các diễn giả đều chỉ trích Trung Quốc.

Nhiều lý thuyết gia mang sứ mệnh tường thuật về chính sách của đảng đã bắt đầu hoài nghi về sự khôn ngoan trong việc dựa vào tinh thần xã hội chủ nghĩa anh em và cùng chung ý thức hệ để bảo vệ chủ quyền Việt Nam và tiếp tục duy trì sự cai trị của Cộng Sản. Giờ đây thật khó cho bất kỳ một lãnh đạo nào có thể cưỡng lại với làn sóng bài Hoa đang dâng cao. Bộ Chính Trị họp nhiều lần và cùng đạt đến thỏa thuận đứng lên chống lại Trung Quốc. Hồi Tháng Bảy, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng tỏ cho thấy rằng Bộ Chính Trị đang cân nhắc khả năng đưa Trung Quốc ra trước một tòa án quốc tế.

Sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ vào vị thế của Việt Nam trong cuộc khủng hoảng giàn khoan, với chiến lược bắt nạt của Trung Quốc và thái độ mơ hồ của Nga, đã làm cho giới lãnh đạo Việt Nam thấy rõ rằng họ có thể tin vào nỗ lực thực tế của chính mình để thoát khỏi quĩ đạo của Trung Quốc. Ðiều này đưa đến những cuộc nói chuyện về việc gia tăng hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, khiến Thượng Nghị Sĩ John McCain (Cộng Hòa-Arizona) phải lên tiếng về sự khả dĩ của một “bước nhảy vọt vĩ đại” trong quan hệ song phương.

Dẫu sao chính sách đối ngoại chưa phải là phương thuốc trị bá bệnh, và rằng không trợ giúp bên ngoài duy nhất nào có thể đưa Việt Nam ra khỏi sự nguy nan. Nền kinh tế Việt Nam đang trực diện với nhiều vấn đề nghiêm trọng. Nợ công của đất nước này, theo các kinh tế gia độc lập, đạt đến mức không thể chống đỡ nổi, đó là tỉ lệ 100% của tổng sản lượng quốc nội. Các ngân hàng mang gánh nặng với các khoản nợ xấu. Nếu nền kinh tế suy sụp, chỉ một mình Trung Quốc là sẵn sàng cứu nguy cho Việt Nam mà không đặt điều kiện nào về cải thiện nhân quyền và cải cách kinh tế toàn diện.

Thoát khỏi quĩ đạo Trung Quốc đo đó không chỉ đòi hỏi vào sự cân bằng sức mạnh của ngoại bang, mà Việt Nam còn phải chịu sự cải cách quan trọng và đau đớn mới có thể nhận được sự trợ giúp hữu hiệu của Tây Phương, một đòi hỏi chưa chắc gì đạt được với một cấp lãnh đạo bị phân hóa. Ðối với Việt Nam hiện nay, “cứ hành xử như bình thường” không phải là một chọn lựa nghiêm túc. (TP)
09-04-2014 8:14:04 PM
Giáo Sư Nguyễn Mạnh Hùng
Theo Người Việt

Bọn móc đống rác

Người đàn ông đứng cạnh một chiếc thùng rác. Ông ta đang dùng tay móc cái thùng rác không biết để tìm kiếm cái gì. Nhưng nhìn kỹ một chút thì người ta thấy ngay: cái thùng rác có hàng chữ Soviet Union, chứa những thứ phế thải chưa kịp đem đi đổ.

Lúc ấy Liên Bang Xô Viết vừa tan rã. Ðảng cộng sản bị cấm hoạt động ở ngay cái nôi của chủ nghĩa cộng sản. Cái thùng rác là nơi an nghỉ cuối cùng của những thứ rác rưởi người ta vừa thải ra. Trong bức hí họa, người đàn ông là Nelson Mandela. Ông vừa được thả sau gần ba chục năm ngồi trong những nhà tù khủng khiếp nhất của nhân loại. Nên nếu ông có lúi húi móc cái thùng rác mong kiếm được cái gì mang về xài đỡ thì việc làm ấy của ông cũng có thể hiểu nổi. Trong suốt thời gian gần ba chục năm dài ngồi trong những nhà tù apartheid của người da trắng, ông đã bị đối xử bằng những cách đối xử còn thua cả cách đối xử dành cho những con vật. Mà cách đối xử ấy cũng chẳng chỉ dành cho riêng mình ông, mà còn cho luôn cả những người Phi Châu khác cùng mầu da, cùng quê hương với ông nữa. Ông có lý do để đi tìm sự cứu rỗi mà ông nghĩ là có ở những thứ bị quăng không một chút tiếc thương vào trong cái thùng rác ấy.

Nelson Mandela, dĩ nhiên, sau đó, đã nhìn ra được sự thật. Ông bỏ ý định ôm lấy cái đống rác dơ bẩn đó và chọn đi một con đường khác để dẫn dắt đất nước Nam Phi của ông.

Bức hý họa tôi không nhớ xuất hiện trên tờ báo Tây phương nào. Nhưng thời gian nó xuất hiện chắc phải là khoảng năm 1992, tức là sau khi Liên Bang Xô Viết sụp đổ. Nelson Mandela lãnh đạo “quê hương yêu dấu” của ông (Cry My Beloved Country/Alan Paton) qua đời năm ngoái (5 tháng 12, 2013) và được cả thế giới thương tiếc.

May mà ông nhận ra được cái thùng ấy chỉ chứa toàn rác rưởi để chọn đi con đường tử tế hơn cho dân tộc và đất nước Nam Phi của ông.

Vậy mà từ ngày Liên Bang Xô Viết lăn đùng ra chết (26 tháng 12, 1991) đến nay đã được gần 1/4 thế kỷ, vẫn còn một bọn xuẩn động ôm lấy cái thùng rác ấy để moi ra ăn với nhau. Lẽ ra chẳng ai thèm nhắc đến trò chơi ngu dốt của chúng nhưng vì trò xuẩn động này của mấy thằng ranh con lại được tờ Tuổi Trẻ nhắc đến trong một bài báo có cái tựa nguyên văn “Những Chàng 'Bônsêvích.'” Bài báo cho biết mấy ranh con này là sinh viên của Ðại Học Quốc Gia Hà Nội trong một tiết mục của Festival hôm 2 tháng 9 vừa qua. Mấy thằng ranh con này, khoảng hơn 20 đứa ở khắp nước (ở Hà Nội có được 5 mống) đã liên lạc với nhau để “trao đổi” những kỷ niệm và kiến thức về Liên Xô. Bọn này thỉnh thoảng gặp nhau ở một quán cà phê CCCP (Liên Xô) ở Kim Mã, Hà Nội. Chúng tìm mua vài ba thứ quân phục của hồng quân, sách vở tài liệu liên quan đến Liên Xô trước đây để cho...đỡ nhớ. Chúng gọi nhau là “thanh niên cơm sườn” thay cho hai chữ cộng sản.

Tội nghiệp cho những thằng ranh con ngu dốt này. Ðến bây giờ mà còn moi thùng rác ra mà ăn với nhau. Nhưng mà chúng nó cũng còn khôn chán. Gọi nhau là “cơm sườn” thay vì cộng sản vì theo cộng sản thì chỉ có đói rã họng ra mà chết cả lũ hay sao!

Bài báo có một bức ảnh đi kèm chụp năm thằng ranh con quỳ và đứng như tư thế của những người lính thủy quân lục chiến Mỹ đang dựng lá cờ Mỹ ở Iwo Jima trong bức tượng ở đài tưởng niệm thủy quân lục chiến Mỹ bên ngoài nghĩa trang quốc gia Arlington, Virginia. Những chi tiết khác cũng làm không nên thân. Lính hồng quân nào lại mặc áo trấn thủ, nón sắt ngụy trang bằng lá cây, đi giày jogging. Có được mỗi một cái mũ calot là chính xác.

Học đòi có thế mà cũng láo toét hệt như thằng cha gốc gác mù mờ đem mấy cuốn sách về Tân Trào, về Pác Bó dịch ra tiếng Việt để bịp cả nước như nó đã làm bên con suối mà nó đặt tên lại là Le Nin...trong nhưng lúc tạm gác chuyện đi vào bản vồ vài ba chị đàn bà Tày cho vui đời cách mạng.

Tháng 7 năm 2013, Nguyễn Tấn Dũng ký một sắc lệnh miễn học phí cho các sinh viên ghi tên học chương trình 4 năm về chủ nghĩa Mác-Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh mà không có con chó nào chịu học. Ðài BBC cho biết cả nước không có được nổi 100 sinh viên ghi tên.

Lý do không phải là vì tốt nghiệp khó kiếm ra việc, mà là vì không thể kiếm ra việc.

Ðành làm “thanh niên cơm sườn” vậy.

Lý do là vì hồi này đất khó kiếm, không còn cạp ra mà ăn được nữa.
09-06-2014 1:38:05 PM
Bùi Bảo Trúc
Theo Người Việt

10 nước hợp sức chống Nhà nước Hồi giáo

NATO khẳng định sẽ không điều động quân đội vào Ukraine.
Báo Le Monde (Pháp) đưa tin hội nghị thượng đỉnh 28 nước thành viên NATO tại Newport (Wales) trong hai ngày 4 và 5-9 đã ra tuyên bố chung quyết định các vấn đề quan trọng như sau:
Cải tổ lực lượng phản ứng nhanh: Lực lượng phản ứng nhanh hiện nay của NATO gồm 5.000 binh sĩ. Phải cần 30-60 ngày để huy động lực lượng này, như vậy là quá chậm. Lực lượng này cũng chỉ được sử dụng trong các chiến dịch nhân đạo.
Do đó NATO quyết định cải tổ lực lượng phản ứng nhanh với chỉ tiêu thời gian huy động một tiểu đoàn (800 quân) trong hai ngày, huy động một lữ đoàn (5.000-7.000 quân) trong 5-7 ngày.
Các bộ tham mưu đa quốc gia ở Pháp, Anh và Ba Lan sẽ được củng cố. Các cơ sở hậu cần tiên tiến sẽ được bố trí ở các nước vùng Baltic, Romania và Ba Lan. NATO bác bỏ đề nghị của các nước Đông Âu về lập căn cứ mới hoạt động thường xuyên.
Tổng thống Obama trong hội nghị NATO ngày 5-9 ở Newport. Ảnh: AP
Viện trợ cho Ukraine: NATO cam kết bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. NATO khẳng định không đưa quân vào Ukraine. Ukraine sẽ đàm phán song phương vấn đề này với các nước.
Các biện pháp về tương lai NATO: Trọng tâm là các biện pháp củng cố an ninh trên không gian mạng. Một kế hoạch mang tên “Sáng kiến phát triển khả năng phòng thủ” (bao gồm các biện pháp giúp đỡ các nước đào tạo quân đội) sẽ được mở rộng cho Gruzia, Moldavia và Jordan. Trong tương lai, kế hoạch này sẽ được áp dụng ở Iraq và Libya nếu có yêu cầu.
NATO đã thông qua gói biện pháp giúp đỡ quân đội Gruzia. Năm 2015, NATO sẽ bắt đầu thảo luận về vấn đề Montenegro gia nhập NATO.
Cam kết về ngân sách: Các nước NATO cam kết chi 2% GDP cho quốc phòng, trong đó dành 20% đầu tư cho thiết bị quân sự tương lai. Mốc thời gian được ấn định vào năm 2025. Mục tiêu này không mang tính chất ràng buộc nhưng đây là lần đầu tiên NATO long trọng đặt vấn đề tại hội nghị cấp cao.
Bên lề hội nghị thượng đỉnh NATO ngày 5-9, các bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại giao của 10 nước (Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Ý, Đan Mạch, Úc, Thổ Nhĩ Kỳ, Canada và Ba Lan) đã tham dự cuộc họp về thành lập liên minh quốc tế chống phiến quân Nhà nước Hồi giáo do Mỹ đứng đầu.
Các nước nhất trí sẽ không điều động bộ binh đến Iraq. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel khẳng định để hoạt động hiệu quả, liên minh cần phải hoạt động trên nhiều trục gồm yểm trợ quân sự cho Iraq, ngăn chặn luồng di chuyển của các phần tử thánh chiến nước ngoài, ngăn chặn nguồn tài chính của phiến quân, giải quyết khủng hoảng nhân đạo và ngăn chặn phiến quân truyền bá tư tưởng.
Tại cuộc họp báo sau khi hội nghị thượng đỉnh NATO bế mạc, Tổng thống Obama bảo đảm với một liên minh quốc tế rộng rãi, phiến quân Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Syria sẽ thất bại. Mỹ dự kiến liên minh chống Nhà nước Hồi giáo sẽ chính thức thành hình từ nay đến phiên họp Đại hội đồng LHQ ở New York vào cuối tháng 9.
Cadada thông báo sẽ điều động nhiều chục binh sĩ đến Iraq làm cố vấn cho quân đội Iraq. Tổng thống Pháp François Hollande cho biết Pháp đã sẵn sàng hành động ở Iraq nhưng không phải ở Syria. Ngày 6-9, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố Mỹ không có ý định hợp tác về quân sự với Iran trong công cuộc đấu tranh chống Nhà nước Hồi giáo.
Hội nghị thượng đỉnh NATO lần tới sẽ được tổ chức ở Ba Lan vào năm 2016.

Chủ Nhật, ngày 7/9/2014 - 04:45
DẠ THẢO

Khi nữ quan tòa bị đe ‘xử đẹp’

Nhiều đương sự chẳng những không hợp tác với tòa mà còn nhắn tin đe dọa, nhục mạ thẩm phán, nhất là khi biết chắc tòa tuyên mình thua kiện.
Khi mới được bổ nhiệm lên làm thẩm phán TAND quận 9 (TP.HCM), đang hòa giải một vụ án ly hôn, nữ Thẩm phán C. bị đương sự chỉ thẳng tay vào mặt: “Liệu hồn mà tuyên theo ý tao, nếu không tao sẽ cho xã hội đen đến xử mày!”. Những ngày sau đó, trong điện thoại của chị C. những tin nhắn nặc danh có nội dung đe dọa, miệt thị gửi đến liên tục…
“Tuyên không đúng ý tao sẽ biết hậu quả”
Người chồng bị nhiễm HIV, chẳng chịu làm ăn và thường xuyên thượng cẳng chân hạ cẳng tay với vợ. Lúc đầu vì muốn con có cả cha mẹ và vì đứa bé còn nhỏ, người vợ cố nhẫn nhịn tìm cách cảm hóa chồng. Đến một ngày, chị quyết định ra tòa ly hôn để giải thoát cho mình. Trong đơn chị tha thiết xin tòa cho mình được quyền nuôi con vì sợ anh bị bệnh sẽ chẳng có thời gian chăm đứa nhỏ.
Trong buổi hòa giải, người chồng khăng khăng: “Con là của tôi, nó phải ở với tôi! Cô đã cạn tình, cạn nghĩa ra đi thì đừng nhìn mặt con. Bằng mọi cách tôi phải có được thằng bé!”.
Thấy người vợ tha thiết năn nỉ chồng, Thẩm phán C. phân tích rằng hiện giờ anh đang bị bệnh, sẽ chẳng sống được bao lâu nữa đâu, thằng bé còn nhỏ nên rất cần được mẹ chăm sóc. “Anh không vì vợ thì hãy vì con mà tạo điều kiện cho thằng bé có một tương lai tốt” - Thẩm phán C. nói.
Người chồng đập bàn đứng dậy, chỉ thẳng tay vào mặt thẩm phán chửi té tát, đồng thời đe dọa thẩm phán. Sau đó, anh ta bỏ về.
Những ngày sau đó, điện thoại của Thẩm phán C. thường xuyên xuất hiện những tin nhắn nặc danh có nội dung đe dọa, miệt thị. Hôm thì năn nỉ “xin thẩm phán cho tôi được nuôi con”, hôm thì “nếu mày tuyên không đúng ý tao thì biết hậu quả thế nào rồi đó”. Có hôm nội dung tin nhắn sặc mùi xã hội đen: “Tao đã thuê giang hồ theo dõi mày rồi…”.
Dù thế, Thẩm phán C. vẫn giữ chính kiến của mình để phân xử theo đúng pháp luật. Chị C. tâm sự: “Nói thật, tình huống này nếu xử đúng luật thì người vợ sẽ được quyền nuôi con, vì đứa bé còn nhỏ, rất cần được mẹ chăm sóc, trong khi người chồng đã không có thu nhập lại đang bị bệnh”.
Nhưng rồi khi vụ án đưa ra xét xử, người vợ lại bày tỏ không muốn nuôi con, muốn giao con cho người chồng để yên tâm xây dựng hạnh phúc với người khác. “Tuyên chấp nhận cho nguyên đơn được ly hôn và người chồng được quyền nuôi con, tôi đã ray rứt vô cùng. Hôm đó tôi chỉ chờ người vợ sẽ đổi ý hay đưa ra tình tiết nào đấy có thể nuôi con để tôi có thể tuyên ngược lại. Nhưng đáp lại chỉ là sự dửng dưng của người vợ. Nhìn các đương sự ra về mà bao câu hỏi liên quan đến đứa nhỏ cứ vây quanh trong suy nghĩ của tôi” - Thẩm phán C. nói.
“Tao sẽ đập vào mỏ mày”
Là người có thâm niên công tác, không ít lần Thẩm phán H. ở TAND quận 4 (TP.HCM) bị đương sự đe dọa. Có khi chị bị chửi thẳng vào mặt, có khi bị chặn đường đe dọa, có khi điện thoại liên tục bị khủng bố. “Nhưng một khi đã làm nghề thì phải chấp nhận” - Thẩm phán H. cười.
Chị kể cách đây mấy tháng, khi xử một vụ án tranh chấp tài sản của một cặp vợ chồng đã ly hôn từ năm 2005, sau đó tiếp tục sống chung và… có thêm một đứa con. Thời gian sống chung này họ tạo dựng được thêm một căn nhà và nay thì đưa nhau ra tòa tranh chấp căn nhà đang ở ấy.
Lúc nộp đơn, người chồng chỉ xuất trình được giấy tờ căn nhà mua năm 2011, do hai vợ chồng đứng tên nhưng trong sổ hộ khẩu thì chỉ có tên người chồng và các con. “Nhiều lần mời nhưng bị đơn không lên tòa, tôi phải lập hội đồng định giá xuống tận nhà để xem xét và thẩm định tại chỗ. Thấy chúng tôi, bị đơn hỏi: “Chị theo đạo nào?”. Rồi chị ta lấy ra một tượng Phật đặt trước mặt tôi nói: “Nó là thằng lừa đảo, đòi chia là đổ máu. Tài sản này là của tôi, ông ta không có đồng nào hết!”. Tôi phải tìm mọi cách phân tích, khuyên nhủ chị ta mới dịu giọng” - Thẩm phán H. kể.
Hòa giải bất thành, Thẩm phán H. đưa vụ án ra xét xử. “Nói thật, lúc đầu tôi nghĩ cùng là phụ nữ với nhau, bị đơn tinh thần đang hoảng loạn, phải nuôi hai con nhỏ, không yêu cầu cấp dưỡng, tôi định sẽ chia cho bị đơn phần nhiều hơn. Thế nhưng khi đưa ra xét xử thì tôi không thể quyết một mình được. Hơn nữa, trong giấy tờ cung cấp cho tòa, nguyên đơn là người đứng tên trước, bị đơn cũng chẳng đưa ra được bằng chứng gì chứng minh căn nhà là do mình bỏ tiền mua. Vì vậy, cuối cùng tôi phải chia đôi”.
Án vừa tuyên xong, bên dưới bị đơn la mắng chủ tọa. Những ngày sau đó, điện thoại Thẩm phán H. có dòng tin nhắn: “Mày có mỏ mà không biết hót thì để đó bọn giang hồ sẽ giúp mày hót tốt hơn. Còn không nữa, tao sẽ tự tay đập vào mỏ mày”. Đúng như thế, lúc lên tòa để làm thủ tục kháng cáo, bị đơn đưa ba người đàn ông đi theo tháp tùng. Gặp Thẩm phán H., bị đơn nói: “Mày nhìn ra cổng tòa đi, không làm được thì bọn nó làm thay nhá!”. Nói xong, chị ta cầm giấy ném vào mặt Thẩm phán H.
Bị quậy đủ kiểu
Trong một lần giải quyết vụ án tranh chấp hợp đồng vay tài sản giữa hai người bạn thân, nữ Thẩm phán T. (ở tòa án một quận của TP.HCM) cũng phải “lên bờ xuống ruộng”.
Lần đó chị ra quyết định chấp nhận đơn kiện của nguyên đơn, yêu cầu bị đơn phải hoàn trả 1 tỉ đồng đã vay trước đó. Do bị đơn ủy quyền cho người khác tham gia tranh tụng nên khi làm kháng cáo, người này cũng đến tòa để làm thủ tục. Theo quy định người ủy quyền không thể ký vào đơn kháng cáo nên Thẩm phán T. yêu cầu phải có mặt của bị đơn thì mới có thể làm thông báo để nộp tiền tạm ứng án phí kháng cáo. Đại diện bên bị đơn cãi: “Tôi được bị đơn ủy quyền thì phải làm hết các thủ tục”. “Không được, anh cứ mở hợp đồng ra đi, hợp đồng ủy quyền đến đâu thì anh làm tới đó. Tôi chấp nhận ủy quyền của anh nhưng lên tòa trên người ta không chấp nhận, quá hạn thì bị đơn sẽ bị thiệt thòi” - Thẩm phán T. nói.
Buộc phải đến tòa, bị đơn chửi bới, đe dọa, la lối: “Nó ra đường sẽ đâm chết mẹ nó. Cái đồ bỏ đi, rác rưởi của pháp luật!”.
“Hôm đó tôi phải báo công an đến giải quyết. Sau khi phải viết bản tường trình, cam kết không có hành động gì làm ảnh hưởng đến thẩm phán, ông ta mới chịu để tôi làm việc. Nhưng khi ông ta bị tòa phúc thẩm bác kháng cáo, tự nhiên trong điện thoại của tôi lại xuất hiện những tin nhắn lạ chửi bới, bảo tôi thế này thế kia” - Thẩm phán T. cho biết.
Chị T. tâm sự: “Nghề của chúng tôi đôi khi bạc bẽo lắm. Chúng tôi chẳng muốn làm gì trái với lương tâm, trái với đạo đức nghề nghiệp nhưng do chứng cứ buộc phải tuyên thế này, tuyên thế kia mà đương sự họ chẳng hiểu. Có nhiều đương sự không chịu hợp tác, không cung cấp chứng cứ, toàn làm khó tòa nhưng lại bắt tòa phải làm theo ý mình. Đến khi ra hòa giải hoặc xét xử, họ lại chửi mắng thẩm phán không ra gì…”.
Thứ Bảy, ngày 6/9/2014 - 02:35
NGỌC THÂN

Sau nỗi đau mang tên “vượt biên”

Thời gian gần đây, tại nhiều vùng nông thôn của nước ta đã xảy ra thực trạng người dân nghèo, thất nghiệp, rủ nhau tìm cách vượt biên sang các nước láng giềng để tìm việc. Do thiếu hiểu biết nên khi họ bị cơ quan chức năng bắt giữ, thậm chí bị xử lý hình sự thì mọi việc đã rồi…
 
Đâu là nguyên nhân?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng vượt biên trái phép nêu trên, nhưng theo tìm hiểu của chúng tôi thì có 3 nguyên nhân chính. Thứ nhất, chính sách giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng lao động nông thôn chưa hiệu quả. 
Thứ hai, để được đi lao động xuất khẩu, người dân phải trải qua nhiều thủ tục như: Khám sức khỏe, học ngoại ngữ, học nâng cao tay nghề, trình độ… 
Thứ ba, mặc dù Nhà nước đã quy định mức trần phí xuất khẩu lao động nhưng việc quản lý chưa hiệu quả, để xảy ra tình trạng nhiều doanh nghiệp “xé rào”, nâng phí; chưa kể tới những chi phí ăn ở, học tiếng, bồi dưỡng tay nghề, làm hộ chiếu…
Những chi phí này vượt quá khả năng kinh tế của người dân nghèo vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa…Do vậy, nhiều người dân đã tìm cách sang Trung Quốc, Campuchia…tìm việc làm thông qua những kẻ đưa người trái phép qua biên giới với chi phí rất thấp. Khi tiến hành tìm hiểu về thực trạng này, chúng tôi nhận thấy, để ngăn chặn vấn nạn vượt biên trái phép đi lao động, Nhà nước phải thực hiện đồng bộ các biện pháp với sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng liên quan. 
Trong đó, cơ bản nhất là việc giải quyết việc làm, hạn chế những bất cập tồn tại trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, xử lý nghiêm các đối tượng đưa người khác trốn đi nước ngoài trái phép, đồng thời kết hợp các biện pháp tuyên truyền, phổ biến pháp luật tới từng người dân.
Có nên xử lý người chỉ có nhu cầu tìm việc?
Trong quá trình tìm hiểu, xác minh theo đơn thư bạn đọc, chúng tôi tiếp cận với một vụ việc đã được xét xử. Tuy nhiên, với một bản án được “hình sự hóa” một cách cứng nhắc đã đẩy người dân nghèo vào vòng lao lý không cần thiết. Theo bản án sơ thẩm ngày 25/02/2014 của TAND tỉnh Vĩnh Phúc thì bị cáo Lê Thị Thanh và Đỗ Văn Thái (trú tại Lập Thạch, Vĩnh Phúc) can tội tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép. Tuy nhiên, bản chất vụ việc theo chúng tôi thu thập được thì chỉ đơn thuần là do thất nghiệp, đói nghèo nên người dân đã trốn ra nước ngoài để tìm việc. 
Đầu năm 2013, Thanh có ý định sang Trung Quốc làm thuê. Một số người trong và ngoài xã có hỏi Thanh cho đi cùng, Thanh đồng ý. Khi đã có 23 người đồng ý đi (trong đó có Thái), Thanh liên hệ với Vũ Thị Liệt, nhờ Liệt đưa đoàn vượt biên từ Móng Cái sang Trung Quốc. Vì nhanh nhẹn, biết đi xe máy nên Thái được mọi người trong đoàn cử đứng ra đại diện đi thuê xe để đoàn cùng đi từ xã Liên H.a, Lập Thạch đến Móng Cái. 
Ngày 8/3/2013, cả đoàn lên đường. Trên đường đi, theo yêu cầu của Liệt, Thanh và Thái đứng ra thu số tiền phí đi sang Trung Quốc của mọi người (trong đó có cả Thanh và Thái), sau đó nộp toàn bộ số tiền đã Thu cho Liệt. Liệt đưa đoàn của Thanh sang đất Trung Quốc và bố trí 2 xe ô tô chở đoàn vào sâu nội địa. Tuy nhiên, chỉ có 1 xe đi trót lọt, xe còn lại chở Thanh, Thái và một số người khác bị công an Trung Quốc bắt giữ, trả về nước.
HĐXX kết luận: Dù Thanh, Thái tổ chức để mình và người khác trốn đi nước ngoài chỉ vì mục đích kiếm việc làm, không có mục đích vụ lợi, nhưng cần xử lý nghiêm nhằm giáo dục riêng và phòng ngừa chung. HĐXX đã áp dụng điểm d, khoản 3.2, phần I của Thông tư Liên tịch số 09/2006/TTLT/ BLĐTBXH-BCA-VKSNDTC-TANDTC ngày 4/8/2006 hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động ở nước ngoài hướng dẫn đối với hành vi “Tổ chức, cưỡng ép từ 16 người lao động trở lên ở lại nước ngoài trái phép”, xác định Thanh, Thái phạm tội thuộc trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng theo khoản 3 Điều 275 BLHS, xử phạt Thanh 5 năm 6 tháng tù, Thái 5 năm tù.
Bản án có trái pháp luật ?
Trao đổi với chúng tôi về vụ việc này, Luật sư Nguyễn Quang Anh – Giám đốc Cty Luật TNHH Sao Việt, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội bày tỏ quan điểm: “Hiện chưa có hướng dẫn cụ thể cho tội tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trái phép quy định tại Điều 275 BLHS. Tuy nhiên, trong kết luận của Chánh án TAND Tối cao tại Hội nghị tổng kết công tác ngành Tòa án năm 1989, trường hợp người tổ chức cho người khác trốn đi nướcngoài trái phép, không nhằm mục đích trục lợi và cũng cùng trốn đi với họ (như Thanh và Thái) không được liệt kê vào các trường hợp phạm tội tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trái phép quy định tại Điều 88 BLHS1985 (Điều 275 BLHS hiện hành). Bởi người tổ chức để người khác đi nước ngoài trong trường hợp này không có mục đích cá nhân nào khác mà là để tổ chức cho chính họ cũng có thể đi ra nước ngoài trái phép cùng với những người khác được”.
Nghiên cứu hồ sơ vụ án, chúng tôi nhận thấy, về vấn đề định khung hình phạtgiả sử hành vi của các bị cáo là có tội thì việc áp dụng Thông tư 09/2006 của TAND tỉnh Vĩnh Phúc để xử các bị cáo với mức án rất nặng cũng là trái luật. Bởi vì, Thứ nhất, việc áp dụng tương tự pháp luật hình sự chỉ được cho phép khi có quy định pháp luật cho phép; hoặc việc áp dụng tương tự pháp luật đảm bảo nguyên tắc có lợi cho bị can, bị cáo. Thứ hai, đối tượng của hành vi tổ chức, cưỡng ép ở lại nước ngoài trái phép được hướng dẫn tại Thông tư 09 là công dân Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài dưới hình thức xuất khẩu lao động. 
Những hành vi này không chỉ đơn thuần xâm phạm đến hoạt động quản lý hành chính về lĩnh vực xuất nhập cảnh (như hành vi tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài trái phép để tìm việc làm), mà còn ảnh hưởng đến hoạt động quản lý cư trú, quản lý giấy tờ tuỳ thân,... và đặc biệt là trực tiếp ảnh hưởng đến việc thực hiện các hiệp định, thỏa thuận hợp tác về cung ứng và tiếp nhận lao động, từ đó đe dọa mối quan hệ hợp tác kinh tế - lao động giữa Việt Nam với các nước khác, nên có mức độ nguy hiểm cao hơn hành vi tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài trái phép để tìm việc làm.
Trong quá trình tiếp cận vụ việc và chứng kiến việc xét xử tại tòa, chúng tôi không khỏi xót xa khi các bị cáo vẫn chưa hết ngỡ ngàng trước việc bị xét xử tội vượt biên trái phép. Thậm chí, nhiều bị cáo và những người lien quan, khi ra hầu tòa rồi vẫn ngơ ngác không hiểu vì sao mình lại phạm tội?
Một thực trạng đau lòng khiến chúng tôi phải trăn trở trong quá trình tìm hiểu về vụ việc nêu trên là khi rơi vào cảnh ngộ khó khăn, nhiều người dân đã lao vào con đường tệ nạn (trộm cướp, ma túy, mại dâm…). Những người dân chất phác như Thanh, Thái lại giải quyết khó khăn bằng cách đi tìm việc làm, mưu sinh bằng chính sức lao động của mình, đồng thời giúp những người đồng cảnh ngộ tìm việc làm mà không một chút tư lợi gì. 
Mục đích đó vừa chính đáng, vừa phản ánh truyền thống “tương thân tương ái” bao đời nay của người Việt. Nhưng, chính những hạn chế trong chính sách xuất khẩu lao động lại là nguyên nhân cơ bản buộc người lao động phải dung cách vượt biên trái phép để thực hiện mục đích tốt đẹp đó. Bởi vậy, chúng tôi thiết nghĩ, chúng ta cần phải tuyên truyền, giáo dục rộng rãi hơn nữa để cho người dân hiểu và đi theo con đường xuất khẩu lao động hợp pháp; còn đối với những trường hợp tổ chức vượt biên như trong vụ án trên thì chỉ nên áp dụng chế tài xử lý vi phạm hành chính để răn đe, giáo dục. Bởi lẽ, nếu cố tình “hình sự hóa” vụ việc như trên, không những không giải quyết được tận gốc vấn đề mà còn đẩy nhiều cảnh đời nghèo khó vào con đường tù tội, bần cùng. “Bản án” nếu có thì phải dành cho chính các cơ quan chức năng liên quan đến việc thực hiện chính sách xuất khẩu lao động.
Thứ Bảy, ngày 6/9/2014 - 14:00
Theo QUANG BÌNH (Công luận)