Thursday, December 20, 2018

Sự hèn hạ tuy “lạ” mà quen

Mẹ Nấm (Danlambao) - “Vật thể lạ giống ngư lôi có chữ Trung Quốc” mắc vào lưới ngư dân huyện Tuy An , tỉnh Phú Yên là chủ đề được bàn tán nhiều trong ngày 20/12. Đã bao năm qua, nhắc đến những vấn đề trên biển, liên quan đến Trung Cộng, từ “lạ” được mặc nhiên sử dụng như một tính từ ngầm hiểu, để tránh sự nhạy cảm. Tôi lược tìm thông tin trên báo Quân Đội Nhân Dân và báo Nhân Dân, không thấy nhắc đến tin này. Thật nực cười khi các thông tin liên quan đến quân sự, an ninh quốc gia lại rất khó tìm thấy trên hai trang báo chuyên san của đảng Cộng sản.

Trước đó, ngày 22/5/2018, đã có 3 ngư dân tại xã An Hải, huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi tử vong do một “vật thể lạ” vớt được phát nổ (*). Không có thêm thông tin về vụ việc thương tâm này sau khi báo chí đưa tin lực lượng Bộ đội biên phòng, công an, viện kiểm sát tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với địa phương tiến hành các thủ tục theo qui định của pháp luật và bàn giao thi thể các ngư dân cho gia đình chôn cất.

Vật thể lạ phát nổ là gì? Người dân phải tự ngầm hiểu đó là ngư lôi, đầu đạn hay mìn từ trên trời rơi xuống ngay trên ngư trường Hoàng Sa?

Đây là một vụ giết người, đã có 3 sinh mạng bị tước đoạt trong khi bám biển, và thời gian này tôi đang ở Trại giam số 5 Thanh Hoá.

Không thấy đài Truyền hình quốc gia đưa tin. Kênh An ninh quốc phòng thì bận với việc chống diễn biến hoà bình, cách mạng màu.

Tôi vẫn nhớ trong bản Kết luận Điều tra “Vụ án Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tuyên truyền chống Nhà nước CHXHVN Việt Nam” ký ngày 3/5/2017 do Đại tá Trương Vinh Quang Phó thủ trưởng Thường trực Cơ quan ANĐT tỉnh Khánh Hoà, tại trang 10 có viết: "Nguyễn Ngọc Như Quỳnh lợi dụng các hiện tượng tiêu cực trong xã hội...  để viết bài đăng lên Facebook… xuyên tạc những động thái sách lược vừa mềm dẻo, vừa kiên quyết trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Nhà nước là biểu hiện ươn hèn, “bán nước”, tạo cho người đọc sự bất an, thiếu tin tưởng và tương lai đất nước và công cuộc xây dựng CNXH tại Việt Nam."

Các bằng chứng để kết tội tôi là những chia sẻ, cập nhật về tình hình xây dựng sân bay quân sự trên các đảo mà Trung Cộng hiện đang lấn chiếm của Việt Nam trong quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa. Họ in không sót một bài nào, kể cả danh sách người like và toàn bộ các comment của người đọc.

Việc Trung Cộng rải mìn khắp biển Đông chưa bao giờ là chuyện lạ bởi các trang quân sự và báo chí nước ngoài đều có thông tin và hình ảnh chụp vệ tinh. 

Né tránh gọi tên kẻ giết người, lẩn tránh vấn đề bằng tính từ “lạ” là hành động mà các lãnh đạo đảng CSVN đã chọn trong nhiều năm qua, và họ bắt giữ hết những người chỉ ra sự ươn hèn của họ với hy vọng chuyển “lạ” thành quen?

Ngư dân vẫn bám biển, vẫn nghĩ rằng đó là ngư trường từ bao đời nay của ông cha mình và rồi ra đi trong tức tưởi.

Biển mặn, máu và nước mắt của ngư dân mặn... và sự hèn hạ tuy lạ mà quen!


Tay vót chông, miệng chửi bác Hồ

Ông Bút (Danlambao) - Đến nhà người quen, tình cờ tôi thấy một cháu trai, chừng ngoài hai mươi tuổi, đang xem laptop, trình diễn bản nhạc: Ba cô gái vót chông!!

Tôi hỏi: Cháu hiểu bản nhạc này, nó nói gì không?

Cháu nói: Dạ không, nhưng nghe nó hu hú, hu hú, lạ tai quá, cháu nghe thử vậy mà.

Tôi nói: Nhạc của tụi Cộng Sản đó cháu, cháu ấy tự động chuyển qua chương trình khác, tôi bảo cháu mở lại chú xem, tôi gọi vợ tới hỏi: Cô ca sĩ nào đây?

Vợ tôi: Cẩm Ly, ngoài ra tôi còn kịp nhận được những khuôn mặt: Đàm Vĩnh Hưng, Quang Lê, và vài tên khác, trong đó có em trai của danh hề Hoài Linh (tôi không biết tên gì) đang say sưa tru tréo theo điệu nhạc, như chó tru ma.

Điều đáng nói một phần nhỏ giới nghệ sĩ Việt Nam, chưa nhận biết thảm trạng đất nước, đang ở trong tay bọn Tàu, đảng CSVN bán nước cho Tàu, sao các bạn không hát các nhạc phẩm: Hội Nghị Diên Hồng, Đáp Lời sông núi, Việt Nam tôi đâu, Anh là ai? Hoặc trước đớn đau Thủ Thiêm, Đồng Tâm, Dương Nội v.v... người dân rất cần nghe nhạc phẩm: Chúng đi buôn.

Thực tế quân lực Hoa Kỳ, giúp Việt Nam Cộng Hòa, ngăn chận làn sóng đỏ từ Phương Bắc, sự việc không thành, nhưng không vì vậy mà VNCH, cùng quân đội Hoa Kỳ và đồng minh, mất đi tính chính nghĩa, quân đội nào kỷ luật cũng phải nghiêm minh, quân đội Hoa Kỳ ngày ấy, họ rất thương dân, đặc biệt các em bé, cụ già. Quân đội họ giàu, đơn vị bao giờ cũng có Bác Sĩ, Y Tá, thuốc men dồi dào, hành quân qua thôn xóm, họ khám bịnh, phát thuốc cho người dân, trong vùng giao tranh, đôi khi người dân bị thương, họ dùng trực thăng cấp cứu rất nhanh, quê tôi có người được đưa ra tới Hạm Đội 7 chữa trị, khi về mập mạp, đỏ au. Trường hợp quá đặc biệt của cá nhân Trung úy Calley, tại làng Mỹ Lai, Quảng Ngãi, không thể xóa nhòa tính nhân đạo, của toàn thể quân nhân Hoa Kỳ ngày ấy, nỗi đớn đau mất mát của đồng bào Mỹ lai, nhưng lại là cơ may, để bọn CS tuyên truyền lính Mỹ loài lang sói, khát máu, cọp beo v.v... Calley, một ngoại bang, giết người trong lúc giao tranh, còn có thể hiểu được, Hồ Chí Minh và đảng CSVN, theo lệnh Tàu, giết hàng trăm ngàn đồng bào miền Bắc, trong cái gọi "Cải cách ruộng đất" hơn năm ngàn đồng bào cố đô Huế, dịp Tế Mậu Thân... thì lang sói, cọp beo nào bằng? Tôi nghĩ rằng nhạc sĩ Việt Nam, quá thiếu sót qua hai đại tang này của quốc gia.

Cô gái trên non nào vót chông cho Cộng Sản?

Thực tế chẳng có cô nào cả, chỉ là vô hình, chỉ có trong óc tưởng tượng của bọn "đỉnh cao trí tuệ," Bàn Cờ ở ngay trước mắt người dân Sài Gòn, làm gì có:

"Hỡi người mẹ Bàn cờ! Hỡi người em Bàn cờ! Hỡi người chị Bàn cờ! Có người mẹ Bàn cờ, tay gầy tóc bạc phơ, chuyền cơm qua vách cấm, khi ngoài trời đổ mưa. 

Có người chị Bàn cờ, lính ngồi gác đầy sân, nhận sinh viên làm chồng, rồi đưa về đầu đường. Có người em Bàn cờ, tảo tần trao tin thơ, đưa anh về cuối lối, và nhìn theo bơ vơ. Người VIỆT NAM Bàn cờ, tình VIỆT NAM như tơ, đồng VIỆT NAM lầy lội, giặc đợi chết từng giờ." (Trần Long Ẩn) Chúng nó láo, không sợ đối chiếu, ngay Sài Gòn còn dám láo, ở tuốt Cao Nguyên, Hoàng Việt muốn diễn tả sao cũng được, cô gái Thượng vót chông, ngăn lính Mỹ vào bản thượng ăn cắp gà, ăn cắp heo?! Mai đây hết giặc, tre làm nhà sàn cao? Bọn CS cưỡng chế cướp sạch đất, lấy đâu ra làm nhà sàn cao?

Từ bà mẹ Bàn Cờ, tới huyền thoại mẹ, của Trịnh Công Sơn, cùng một giuộc láo khoét trơ trẽn, láo tới nạo vét không còn một tí liêm sĩ, tôi từng ở chung với người Thượng, đừng nghĩ họ rừng rú, không biết gì về CS mà lầm, lầm to lắm. Người Thượng cũng như nông dân mình, ban ngày lên nương rẫy, ban đêm về ngồi bệt dưới đất, nghe CS tuyên truyền, một lần cán bộ huyện nói: "Rồi đây bản làng mình sẽ được đảng xây dựng thành, thành phố", tôi ngồi gần một anh Thượng, anh buột miệng: "Nếu vậy tôi chế....t," anh kéo dài chữ chết như vô tận, sáng hôm sau tôi mới dám hỏi: "Sao tối qua cán bộ nói bản làng được đảng xây dựng thành, thành phố, thì anh chết?

Anh Thượng trả lời: Tụi nó láo miế...t, chữ miết anh kéo dài tới da diết. Ở quận Tánh Linh, có anh Đinh Lủi, sinh quán ở bản Nà Sản, anh đi lính Nghĩa Quân, bắn đại liên rất giỏi, CS hăm rằng bắt được Đinh Lủi, giết tức khắc, sau 30/4/1975, bắt được anh, đảng CS "khoan hồng", tha chết, nhưng tháo khớp 2 cái bàn tay, chỉ còn 2 cái cùi loi, anh sống với bà mẹ, tuy không có 2 bàn tay, nhưng anh đi đơm cá rất tài nghệ, đem về cho bà mẹ bán kiếm gạo, hai mẹ con nuôi nhau, nhìn anh ăn cơm mà ứa lệ, anh dùng 2 cái đầu gối kẹp tô cơm, 2 cùi loi kẹp muỗng, cứ thế đưa cơm vào miệng. Ngày rời bản Thượng, tôi ôm anh từ giã, nghèo quá chẳng có gì tặng anh, anh lại cho tôi một ống tre, bên trong nén chặt những cọng thuốc lá, hút thơm và dịu chi lạ, đường xuống triền núi dốc đứng, tôi đi muốn chúi nhủi, nhưng còn kịp, níu một thân cây, xoay người lại, căn nhà sàn mờ khuất, cơ hồ như có anh mắt Đinh Lủi và người mẹ Thượng nhìn theo, à còn nữa, một nắm cơm được khoét, bới ra từ giữa chính nồi đất, (1) vắt cho tôi mang theo ăn đi đường. Năm 1981 mà bà mẹ Thượng cứ hỏi tôi hoài: "Bao giờ thì lính Quốc Gia trở lại?" Câu hỏi làm tôi lạnh suốt sống lưng.

Thế kỷ này, thôi đi chuyện say máu chống Mỹ, Mỹ chỉ có hy sinh và bỏ lại trên quê hương này rất nhiều, và hết sức ngược ngạo, Mỹ xấu sao cứ ùn ùn tới Mỹ, ca sĩ tới Mỹ hát, Nguyễn Công Khế, đồng sáng lập, và tổng biên tập báo Thanh Niên, chửi Mỹ to mồm nhất, nhưng con cái Khế, không du học "nước mẹ" Trung Quốc, mà đến Mỹ du học, Khế còn tậu nhà ở Mỹ, chỉ tội người dân mình bị phỉnh phờ, bị lường gạt mãi mãi.

Nhà riêng của Nguyễn Công Khế ở Bắc Cali: 3565 Seven Hills Rd Castro Valley, CA 94546. 

Cứ thế, chửi cứ chửi, mà vẫn mang mặt tới Mỹ, Ngoài NC Khế, và những: Đàm Vĩnh Hưng, Cẩm Ly, Quang Lê, cùng nhiều người khác nữa chửi Mỹ, không biết đã mua nhà ở Mỹ chưa? Nhớ nhé, nhớ vót chông, vì đang ở chổ

"Còn giặc Mỹ cọp beo, khi còn giặc Mỹ cọp beo
Em chưa ngừng tay vót chông rào buông rẫy" 

Các người vót chông, rào quanh nhà, vì đang ở giữa xứ Mỹ, chứ oan lắm, không có cô gái Thượng Tây Nguyên nào vót chông chống Mỹ, như bài hát của Hoàng Hiệp, nếu có thì tay vót chông miệng chửi bác Hồ, họ biết bác là thằng láo, một tên rước voi giày mã tổ.




(1) Cơm giữa nồi, người Thượng cho là ngon nhất, họ chỉ đãi người mà họ thương nhất.

Trung cộng nắn gân Quân đội Việt Nam trước ngày thành lập

Nhật Phong (Danlambao) - Tập đoàn quân 75 lục quân thuộc Bộ Tư lệnh chiến trường miền Nam của Trung cộng vừa tiến hành diễn tập thực binh gần biên giới phía bắc, giáp với các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên của Việt Nam.

Truyền thông Trung cộng đưa tin cho biết chủ đề chính của diễn tập là mô phỏng đối đầu trực diện giữa quân đội Trung Quốc và “quân đội nước láng giềng X”. 2 lữ đoàn tham gia diễn tập đối kháng, một lữ được trang bị các loại phương tiện của Trung cộng trước khi cải cách mà các nước láng giềng hiện có và một lữ hợp thành sau cải cách được trang bị các phương tiện mới. Cuộc diễn tập mang tính đối kháng rất mạnh.

Quy mô khí tài quân sự lớn và hiện đại được Trung cộng đưa vào tham gia diễn tập như: Xe tăng hạng nhẹ Type-15, xe tăng chủ lực Type-96, Type-96A, xe bọc thép chở quân T-86A, T-04, pháo tự hành 07A, máy bay không người lái và pháo phản lực loại mới...

Việc đưa 2 lữ đoàn hạng nặng (thuộc Tập đoàn quân 75 lục quân, Bộ Tư lệnh chiến trường miền Nam TQ) có tiền thân từng tham gia cuộc Chiến tranh xâm lược biên giới phía bắc Việt Nam hồi tháng 2/1979 diễn tập được cho là có chủ đích của giới lãnh đạo Trung cộng.

Cũng trong ngày 18 tháng 12 vừa qua, một ngư lôi của Trung cộng được phát hiện ở cách bờ biển tỉnh Phú Yên chỉ khoảng 4 hải lý (tức 7,4km). Một số chuyên gia về vũ khí cho biết đây là loại ngư lôi có tính năng săn ngầm, phạm vi hoạt động trong khoảng 40-50km. Lực lượng hải quân Việt Nam hoàn toàn thụ động trong việc phát hiện ngư lôi này, dù nó đã ở mức cảnh báo đỏ.

Những diễn biến trên diễn ra ngay trước ngày kỷ niệm thành lập quân đội của CS Việt Nam 22 tháng 12, không gì hơn là những đòn nắn gân của Bắc Kinh gởi đến giới lãnh đạo cộng sản ở Hà Nội. Trong cách nhìn của Trung cộng, cái “quân đội nhăn răng” kia hoàn toàn vô dụng trong việc bảo vệ lãnh thổ của mình, vì vậy CSVN phải tiếp tục “quỳ phục thiên triều” để tiếp tục níu giữ quyền lực độc tài của mình ở Việt Nam.

Trong khi Bắc Kinh ra đòn nắn gân "quân đội nước láng giềng X" thì 1 tuần trước Bộ trưởng Côn an Tô Lâm đã quyết định và Thứ trưởng Côn an Nguyễn Văn Thành thừa lệnh đã trân trọng trao "Kỷ niệm chương "Bảo vệ an ninh Tổ quốc" để khen thưởng quân xâm lược đã "có thành tích xuất sắc trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc..."

21.12.2018

Ông Trọng có dám “đốt lò” ở Hà Nội?

CTV Danlambao - Những ngày gần đây dư luận tiếp tục xôn xao về việc ông Nguyễn Thành Tài, nguyên Phó chủ tịch UBND thành Hồ bị bắt giam vì tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" theo Điều 219 Bộ luật hình sự năm 2015. Ông Tài và 3 cựu cán bộ khác bị cáo buộc giao khu "đất vàng" 8-12 Lê Duẩn (quận 1) không qua đấu thầu, gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Liên quan đến các dự án đất đai tại Sài Gòn như Thủ Thiêm, Quận 1... nhiều cán bộ viên chức đã bị xử lý.
Tuy nhiên, ngay tại chính thủ đô Hà Nội, chương trình “đốt lò” chống tham nhũng của Tân thái thú Nguyễn Phú Trọng vẫn đang còn nguội lạnh.

Đơn cử như tại quận Long Biên, mặc dù các vi phạm trong quản lý đất đai dẫn đến cưỡng chế, thu hồi đất trái pháp luật đã bị phanh phui sau khi người dân tố cáo và báo chí vào cuộc từ nhiều năm nay nhưng vẫn chưa có một cách giải quyết thích đáng cho cư dân địa phương.

Các lãnh đạo quận Long Biên (Hà Nội) chiếm giữ nhiều khu đất đắc địa tại đường Hoàng Như Tiếp (phường Bồ Đề), đường Cổ Linh (phường Long Biên). 

Liệu ông Nguyễn Phú Trọng có dám thành lập đoàn kiểm tra toàn diện các dự án đấu giá đất, các khu đất công ích, khu vực hồ ao bị san lấp, các dự án xây dựng của quận Long Biên trong 15 năm thành lập vừa qua hay không? Không quá khó để lần ra những tài sản địa ốc của người nhà, doanh nghiệp sân sau của các lãnh đạo quận. 

Bí thư đương nhiệm của quận Long Biên là ông Đỗ Mạnh Hải, cũng đang bị dư luận nghi ngờ về những tài sản địa ốc có giá trị lớn lên đến hàng trăm tỷ tại khu Vincom Long Biên.

Người dân tại đại phương đã phẫn nộ đến độ ghi lời tố cáo lên những tấm tôn che chắn khu đất dự kiến sẽ đưa ra đấu giá.

Đơn thư tố cáo đã có đây rồi, người dân chờ đợi sự minh bạch, cách giải quyết vấn đề rốt ráo cũng đã lâu rồi. Liệu ông Trọng có dám “đốt lò” ở Hà Nội để thể hiện quyết tâm chống tham nhũng của mình hay chỉ là những tuyên bố nhằm trình diễn mị dân.

Đảng chưa tan nhưng đã rã

Phạm Trần (Danlambao) - Trước thềm Hội nghị Trung ương 9, đảng cầm quyền Cộng sản Việt Nam (CSVN) phải đối diện với thực tế Đảng chưa tan nhưng đã rã. 

Theo tin chính thức thì lịch lấy phiếu tín nhiệm Bộ Chính trị (17 người), Ban bí thư (14 người) và Ban Chấp hành Trung ương (gồm 178 Ủy viên chính thức và 20 Ủy viên dự khuyết) đã được chuẩn bị cho Hội nghị này để chọn “cán bộ cấp chiến lược” cho đảng Khóa XIII, bắt đầu từ tháng 01/2021.

Nhưng chất lượng đảng viên và tình trạng bỏ sinh hoạt đảng lan nhanh trong nội bộ đã được báo động tại phiên họp ngày 18/12 (2018) của Ban Bí thư. Tình hình xấu này được Ban Tổ chức Trung ương báo cáo vào lúc cuộc bỏ phiếu tín nhiệm lãnh đạo cấp Ủy đảng địa phương đang diễn ra trên toàn quốc. Kết quả bỏ phiếu sẽ phản ảnh trong thành phần đại biểu của mỗi địa phương được chọn tham dự Đại hội đảng XIII. Cho đến giữa tháng 12/2018, không thấy có thay đổi nào của các tổ chức đảng địa phương.

Trước bức tranh “vẫn dậm chận tại chỗ” u ám này, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tỏ vẻ ngán ngẩm nói rằng: "Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, dân số nước ta có 25 nghìn người thì có 5 nghìn đảng viên, vậy mà Đảng đã lãnh đạo cách mạng thành công. Bây giờ cả nước có hơn 90 triệu dân, trong đó có khoảng 5 triệu đảng viên, đông nhưng không mạnh chính là vì chất lượng đảng viên." (báo Công Lý, ngày 18/12/2018)

Ông Trọng không nói tại sao đảng viên sa sút, yếu kém. Nhưng ẩn ý của ông trong lời nói sau đó đã phơi ra sự thật là đảng viên đã chán đảng và không còn tha thiết vớ sinh hoạt đảng nữa.

Ông tự nghi vấn với mọi người có mặt tại Trụ sở Trung ương Đảng rằng: "Trước hết là về tư tưởng chính trị, có trung thành tuyệt đối với Đảng, với đất nước, với nhân dân không; phẩm chất đạo đức có gương mẫu đi đầu, đi trước thiên hạ, vui sau thiên hạ hay không..."

Đó là những tiêu chuẩn của Bộ Chính trị do ông Trọng đứng đầu đã đặt ra "về nâng cao chất lượng kết nạp đảng viên và rà soát, sàng lọc, đưa những người không còn đủ tư cách đảng viên ra khỏi Đảng." Nhưng ông không cho biết liệu đã có bao nhiêu đảng viên đã suy thoái tư tưởng rồi đoạn tuyệt với đảng.

Chỉ thấy ông Trọng nói: "Cần nâng cao chất lượng kết nạp đảng viên; sàng lọc, rà soát, kiên quyết đưa ra khỏi đảng những đảng viên không còn đủ tư cách, động cơ mục đích không trong sáng, vào đảng không phải để chiến đấu hy sinh, mà để được đề bạt, lên lương, thăng quan tiến chức…"

Lo âu hàng đầu của đảng CSVN từ 10 năm qua là tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị trong một bộ phận không nhỏ đảng viên, nhất là trong số khoảng 600 lãnh đạo cốt cán được gọi là “cán bộ chiến lược”.

Nhiều người trong họ đã không còn tin vào thứ gọi là “kim chỉ nam cho mọi hành động” của Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Họ chỉ trích đảng đang đi sai đường; không muốn làm theo lệnh đảng, hay làm khác đi để thu lợi cho bản thân, gia đình và phe nhóm. Quan trọng hơn, nhiều người còn công khai phủ nhận vai trò lịch sử của đảng và đòi đảng nhìn nhận sai lầm của mình đối với đất nước.

Bị xoá hay tự xoá?

Vì vậy cuộc thanh lọc hàng ngũ đảng trong thực tế đã bắt đầu ngay từ khi ông Trọng nắm quyền khóa đảng XI thay Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh. Theo báo cáo thì: "Từ năm 2011 đến năm 2017, toàn Đảng đã sàng lọc, đưa ra khỏi Đảng bằng hình thức xóa tên 50.938 đảng viên, trong đó xóa tên do vi phạm 38.519 đảng viên, chưa kể 12.499 đảng viên bị kỷ luật khai trừ khỏi Đảng.

Việc rà soát, sàng lọc, đưa những người không còn đủ tư cách đảng viên ra khỏi Đảng có chiều hướng gia tăng, năm 2011 là 6.005 đảng viên, năm 2013 là 7.413 đảng viên, năm 2015 là 6.458 đảng viên, năm 2017 là 9.822 đảng viên." (theo báo CAND, Công an Nhân dân, ngày 19/12/2018)

Đó là những con số không nhỏ và có ý nghĩa chính trị có lợi cho cá nhân ông Trọng. Dưới thời các Tổng Bí thư tiền nhiệm, từ thời Nguyễn Văn Linh (1986-1991), Đỗ Mười (1991-1997), Lê Khả Phiêu (1997-2001) đến Nông Đức Mạnh (2001-2011) chưa bao giờ có báo cáo thanh lọc hàng ngũ được công khai như thế.

Tuy nhiên, số đảng viên bị kỷ luật khai trừ, bị loại vì nhiều lý do hay tự ý bỏ sinh hoạt đảng dưới thời ông Trọng còn có ý nghĩa số đảng viên thiếu phẩm chất cũng rất nhiều. 

Nhưng không phải chỉ có bấy nhiêu chuyện không hay mà ngay trong kế hoạch kết nạp đảng viên thay thế cũng không dễ dàng. Theo lời Ban Tổ chức Trung ương thì: "Chất lượng đảng viên mới kết nạp ở một số nơi còn thấp, không ít đảng viên dự bị không đủ điều kiện chuyển đảng viên chính thức, phải xóa tên khỏi danh sách đảng viên, chỉ riêng năm 2017 đã có 2076 đảng viên dự bị xóa tên."

Thêm vào đó, đảng cũng thừa nhận: "Việc phát triển đảng viên trong các doanh nghiệp, nhất là khu vực kinh tế ngoài nhà nước, địa bàn dân cư, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào tôn giáo còn nhiều khó khăn, chưa đáp ứng yêu cầu, có biểu biện chạy theo số lượng đơn thuần, chưa coi trọng chất lượng đảng viên mới được kết nạp."

Từ năm 2011 đến năm 2017, theo báo cáo, toàn Đảng kết nạp được 1.461.701 đảng viên, bình quân mỗi năm kết nạp 209.572 đảng viên. Nhưng số người bỏ sinh hoạt đảng cũng lên cao.

Đảng xác nhận: "Việc quản lý đảng viên ở một số nơi chưa chặt chẽ, cấp ủy không nắm được số đảng viên không nộp hồ sơ chuyển sinh hoạt đảng về nơi đến, tự bỏ sinh hoạt đảng; số đảng viên thường xuyên đi làm xa nơi cư trú, xin miễn sinh hoạt đảng nhiều năm…" (theo Công Lý, ngày 18/12/2018)

Tính đến ngày 31/12/2017, Đảng CSVN có 4.921.129 đảng viên, sinh hoạt ở 270.046 chi bộ thuộc 57.794 tổ chức cơ sở đảng. 

Thanh niên ngại vào đảng

Từ chuyện đảng viên thoát đảng, nhiều thanh niên và người lao động ngày nay còn không muốn vào đảng. 

Lý do rất nhiều, nhưng chỉ cần đọc câu mở đầu bài phân tích của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV, Voice of Việt Nam) ngày 08/10/2018, sẽ biết tại sao: "Bây giờ lớp trẻ nhìn vào đội ngũ cán bộ, bộ máy chúng ta, có những cán bộ, đảng viên, một bộ phận không nhỏ thoái hóa, biến chất. Trong tất cả những đối tượng thất hứa đối với nhân dân, ai thất hứa nhiều nhất?. Bộ máy của chúng ta thất hứa nhiều nhất. Lớp trẻ cảm thấy chán."

VOV viết tiếp: "Trong thời gian gần đây, tại các tỉnh miền Trung, số lượng đảng viên kết nạp năm sau thấp hơn năm trước. Năm 2017, 12 tỉnh khu vực Bắc Trung bộ và Duyên hải Nam Trung bộ kết nạp hơn 35.000 đảng viên, giảm hơn 2.900 người so với năm 2016. Có chi bộ 5 năm liền không kết nạp được đảng viên nào. Đáng lo ngại là một bộ phận thanh niên giảm sút niềm tin, ngại vào Đảng…"

"...Những năm gần đây, một số cán bộ lãnh đạo, quản lý, trong đó có cả cán bộ cấp chiến lược uy tín thấp, thiếu gương mẫu, chưa gắn bó mật thiết với nhân dân; vướng vào tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm…"

Trong bài khác ngày 08/10/2018, VOV viết: "Trong thời gian gần đây, tại các tỉnh miền Trung, số lượng đảng viên kết nạp năm sau thấp hơn năm trước. Năm 2017, 12 tỉnh khu vực Bắc Trung bộ và Duyên hải Nam Trung bộ kết nạp hơn 35.000 đảng viên, giảm hơn 2.900 người so với năm 2016. Có chi bộ 5 năm liền không kết nạp được đảng viên nào. Đáng lo ngại là một bộ phận thanh niên giảm sút niềm tin, ngại vào Đảng."

VOV viết tiếp: "Hai anh em Hồ Tấn Phương và Hồ Việt Phương sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng ở thành phố Đà Nẵng, bố mẹ đều là đảng viên. Ông bà nội, ngoại cũng là những đảng viên, cán bộ lão thành cách mạng. Hai anh em chưa qua tuổi 30, rất giỏi chuyên môn được lãnh đạo đơn vị và đồng nghiệp đánh giá cao nhưng cả 2 còn ngại vào Đảng."

Hồ Tấn Phương chia sẻ: "Việc vào Đảng hay không bản thân tôi chưa nghĩ tới. Nếu tôi vào Đảng thì cũng chẳng tạo ra điểm khác biệt gì".

Nhạt đảng - khô đoàn

Ngay đến ông Nguyễn Phú Trọng, trong lần phát biểu tại Đại hội Đoàn toàn quốc Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (TNCSHCM) lần thứ XI khai mạc sáng 11/12/2018 tại Hà Nội đã cảnh giác đang có tình trạng "nhạt Đảng", "khô Đoàn", "xa rời chính trị" trong đội nghị đoàn TNCSHCM. Ông nói: "Bên cạnh những thành tích, tiến bộ, công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ qua cũng còn những hạn chế, bất cập. Một bộ phận thanh niên giảm sút niềm tin, phai nhạt lý tưởng cách mạng, sống thực dụng, xa rời truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc; một số ít thanh niên bị các thế lực xấu, thù địch lôi kéo, kích động, đã có những việc làm đi ngược lại, thậm chí chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta. Tình trạng tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh thiếu niên diễn biến phức tạp."

Vì vậy ông Trọng khuyến cáo: "Đoàn cần định hướng, giáo dục thanh niên có ý thức nhạy bén chính trị, tích cực đấu tranh ngăn chặn, phản bác những thông tin và luận điệu sai trái, tăng sức đề kháng cho thanh niên trước sự chống phá, xuyên tạc của các thế lực thù địch, nhất là trên mạng xã hội; tránh tình trạng "nhạt Đảng", "khô Đoàn", "xa rời chính trị"."

Lời cảnh giác của ông Trọng cho thấy Thanh niên Việt Nam đã chán đảng đền tận cổ vì đảng không phải là “của dân”, “do dân” và “vì dân” mà chỉ biết bóc lột dân, buộc dân là chủ nhân của đất nước, phải lao động ngày đêm để phục vụ cho quyền lợi của đảng.

Công nhân cũng chán

Trong khi đó, dưới chủ đề "Nhìn thẳng thực trạng công nhân, sinh viên ngại vào Đảng - Bài 1: Băn khoăn, chần chừ”, báo Sài Gòn Giải Phóng viết ngày 15/10/2018: "Công tác phát triển Đảng trong công nhân và sinh viên tại TPHCM luôn được Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Nhưng thực tế những năm qua cho thấy, hiệu quả công tác này còn nhiều hạn chế, số lượng đảng viên là sinh viên, công nhân chưa tương xứng với tiềm năng. Vì sao các tổ chức Đảng không đạt được mục tiêu quan trọng này, đâu là lực cản?"

“Ngày xưa mình “ngỏ ý” là người ta theo mình liền, bây giờ thì phải đi theo người ta để vận động, vận động nhiều lần mới được. Có người còn hỏi vào Đảng có phải là bắt buộc không, nếu bắt buộc thì họ mới vào, còn tự nguyện thì không”. Câu chuyện ông Võ Văn Lợi, Bí thư chi bộ, Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại Tường Vy (huyện Nhà Bè), chia sẻ là ví dụ điển hình của tình trạng phần lớn công nhân và sinh viên hiện nay không mặn mà chuyện được đứng vào hàng ngũ Đảng Cộng sản Việt Nam - điều mà mấy chục năm về trước là niềm vinh dự của thế hệ cha anh.

Báo SGGP viết tiếp: "Việc phát triển đảng viên tại Công ty cổ phần Địa ốc Phú Long càng khó khăn hơn. Ông Vũ Hoài Nam, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Địa ốc Phú Long, Bí thư Chi bộ Thanh Phong (thuộc Đảng ủy Doanh nghiệp huyện Nhà Bè), cho biết 3 năm qua chi bộ chưa phát triển thêm đảng viên mới nào, dù công ty có mấy ngàn người lao động. Năm nay, chỉ tiêu cũng rất khiêm tốn như mọi năm là “mỗi năm một người”, nhưng vẫn có nguy cơ không đạt được. Nhiều người được vận động nhiều lần cũng không vào Đảng."

Cuối cùng, ông Vũ Hoài Nam trăn trở: "Thật sự, người lao động nói họ không có nhu cầu vào Đảng. Họ cho rằng vào Đảng không mang lại lợi ích dù trực tiếp hay gián tiếp. Chúng tôi cũng vận động, thuyết phục, song chưa được”. Không những chưa kết nạp được đảng viên mới, mà nhiều đảng viên trong chi bộ đã ngỏ ý muốn xin ra khỏi Đảng. Chi bộ Thanh Phong phải động viên, đảng viên mới tiếp tục sinh hoạt!" (SGGP Thứ Hai, 15/10/2018)

Như vậy thì những câu tuyên truyền rẻ tiền và lừa bịp trong các bản nhạc như: "Đảng đã cho tôi sáng mắt sáng lòng” (Nhạc sỹ Phạm Tuyên), “Đảng cho ta một mùa Xuân”(Nhạc sỹ Phạm Tuyên), “Đảng là cuộc sống của đời tôi” (Nhạc sỹ Nguyễn Đức Toàn) có còn xứng đáng lưu giữ không ?

(12/018)

Đồng chí bán nước trao "kỷ niệm chương bảo vệ an ninh tổ quốc" cho đồng chí cướp nước

CTV Danlambao - Đồng chí bán nước là Thượng tướng Việt cộng Nguyễn Văn Thành, Thứ trưởng Bộ Côn an của đảng chư hầu. Đồng chí cướp nước là Uông Tế Châu, Trưởng Đại diện Bộ An ninh quốc gia Tàu cộng. Hai đồng chí bán và cướp tổ quốc Việt Nam này đã diễn tuồng vinh danh công trạng bảo vệ an ninh tổ quốc vào tuần trước - ngày 11.12.2018 (1). Dưới thời đại Hồ BC sáng chói đèn lồng Bắc Kinh, đây là chuyện rất... logic nếu dân ta hiểu ngầm ý đảng chúng rằng: tổ quốc này là tổ... tàu. 

Quyết định ban hành kỷ niệm chương "bảo vệ an ninh tổ quốc" và quy định xét tặng kỷ niệm chương cho cá nhân có thành tích xuất sắc bảo vệ an ninh tổ quốc đã được trùm côn an Lê Hồng Anh ký từ năm 2006 (2) 

Theo quyết định của côn an thì "Kỷ niệm chương "Bảo vệ an ninh Tổ quốc" là một hình thức khen thưởng của Bộ Công an để tặng cho cá nhân có thành tích xuất sắc trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc... Đối tượng được nhận kỷ niệm chương do Bộ trưởng Côn an quyết định. 

Do đó, có thể nói rằng tên Việt gian cộng sản Nguyễn Văn Thành chỉ là kẻ thừa hành trong việc vinh danh và ghi nhận công lao cướp nước Việt bảo vệ tổ quốc Tàu đối với Uông Tế Châu. Thủ phạm của vụ "kỷ niệm chương" này chính là Bộ trưởng côn an Tô Lâm. 

Trong buổi lễ của đầy tớ gắn kỷ niệm chương cho chủ này, Nguyễn Văn Thành đã thay mặt Tô Lâm, thay mặt đảng chư hầu nâng bi quân xâm lược rằng: 

"Đánh giá cao sự đóng góp tích cực của đồng chí Uông Tế Châu trong việc củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai nước nói chung, quan hệ giữa Bộ Công an Việt Nam với Bộ An ninh quốc gia Trung Quốc nói riêng trên nhiều lĩnh vực: Thúc đẩy các cuộc tiếp xúc, làm việc giữa lãnh đạo cấp cao Bộ Công an Việt Nam và Bộ An ninh quốc gia Trung Quốc; Phối hợp với Bộ Công an Việt Nam đảm bảo an ninh, an toàn cho lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước sang thăm lẫn nhau; Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an Việt Nam duy trì trao đổi thông tin và liên lạc thông suốt 24/24 giờ trong xử lý các yêu cầu nghiệp vụ..." 

Và nâng cấp trình độ bưng bô và nâng bi lên tầng cao mới: 

"Đất nước và con người Việt Nam sẽ để lại những kỷ niệm đẹp, ấn tượng sâu sắc và tình cảm đối với đồng chí (Uông Tế Châu)." 

Qua sự việc này, một lần nữa Bộ Côn an Việt Cộng tiếp tục khẳng định phương hướng và châm ngôn được chỉ định bởi đảng chư hầu Ba Đình: Hèn với giặc và ác với dân. 

*

Chú thích:



Chuyên tu, tại chức và chính quy – cá mè thì một lứa

bang dh chinh quy tai chuc khong nen tam thuong hoa bang cap

Luật Giáo dục đại học sửa đổi được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 6 vừa qua quy định không phân biệt bằng cấp loại hình đào tạo Tại chức hay Chuyên tu… với đào tạo chính quy dài hạn đã làm cả xã hội dấy lên những thắc mắc và phản ứng.
Chuyện cũ kể lại
Thời tôi còn đi làm nhà nước ở công ty xây dựng của ngành Bưu điện. Thời đó, Bưu điện là một ngành “độc quyền toàn diện và sâu sắc”. Tất cả mọi thứ đều theo “kế hoạch phân bổ” từ con người, sản xuất, giá cả, đầu tư…  
Còn nhớ thời đó, để mắc một chiếc điện thoại cố định, giá của nó là cả vài cây vàng. Mỗi phút điện thoại viễn liên sang Mỹ có giá là 3,84 đola. Điều hẳn nhiên của độc quyền là tiền đổ về cứ như chuyện đùa khi mà đơn giá ngành tự lập nên và thực hiện, kế hoạch ngành tự vạch  ra và giao xuống. Và xã hội khi đó coi chuyện độc quyền là tất yếu mà không hề có băn khoăn.
Chính vì chế độ bao cấp, nên con người được chọn vào cơ quan không hẳn là vì trình độ, tài năng mà quan trọng nhất là “con ai, bố nó làm gì, mẹ nó là ai…”.
Bởi Công ty làm việc ra sao, hiệu quả như thế nào thì tất cả đều theo kế hoạch, vốn nhà nước cấp, việc nhà nước giao, giá nhà nước quy định… cứ thế là làm.
Thế nên việc có người tài, người giỏi vào cơ quan chưa hẳn đã là cần thiết. Bởi tài, giỏi chỉ rách việc do ít khi chịu cúi đầu và vâng lời mù quáng, ít khi câm lặng trước những điều không thể câm lặng.
Cả cơ quan, trừ Giám đốc và Phó Giám đốc là bạn với nhau học từ nước ngoài, còn lại hệ thống từ Bí thư đảng ủy, các trưởng phòng, phó phòng… hầu hết là tốt nghiệp chuyên tu và tại chức, hoặc học theo hệ “vừa học vừa làm”.
Con, cháu ban giám đốc thì được ưu tiên đưa vào cấp tập khi có người. Bắt đầu từ làm công nhân, lái xe, tạp vụ… rồi cho đi học tại chức, rồi bổ nhiệm lên đội trưởng, rồi về văn phòng làm phó phòng, trưởng phòng. Ngoài ra là các “đối tác” là con cái các Giám đốc, trưởng ban, trưởng phòng nơi này nơi khác từ các bưu điện tỉnh, thành gửi đến lấy chỗ làm việc. Cơ quan như một trại tị nạn từ muôn phương nhằng nhịt với các mối quan hệ của giám đốc công ty. Cái người cầm đến xin việc không phải là hồ sơ mà là thư tay, cuộc điện thoại hoặc người giới thiệu.
Phần còn lại, những người học chính quy, tốt nghiệp dù là loại ưu hay bình thường, đều là nhân viên, cao nhất cũng chỉ đến chức đội trưởng.
Khỏi phải nói về việc kinh doanh và sản xuất sẽ có những điều gì khó khăn, rắc rối khi hệ thống “chuyên tu và tại chức” này đi vào làm việc.
Xuất thân từ công nhân, lao động tạp dịch nên sau khi được đưa đi “đào tạo tại chức” về bổ nhiệm, thì đa số tỏ ra rất oách và ra oai với cấp dưới, nhiều khi rất kệch cỡm và nhố nhăng, nhất là những khi họ thể hiện trình độ nhằm để lấp đi cái mặc cảm “chuyên tu, tại chức” dù không ai nói ra.
Điều oái oăm, là các cán bộ thường ra oai với cấp dưới bằng những ngôn từ của lớp công nhân lao động nặng nhọc đã nhiễm vào máu. Những từ như “ngu, dốt” được đem tặng cho nhân viên không hạn chế, nhất là những khi có khách khứa đến liên hệ công tác.
Thế nhưng, oái oăm hơn, là hầu hết các cán bộ dưới quyền đều im thin thít mỗi khi được tặng những “danh hiệu” không mấy tốt đẹp, thậm chí nhục mạ. Bởi được nhận vào cơ quan nhà nước bao cấp và sản xuất theo kế hoạch có mức lương khá cao đã là may mắn và nhiều khi là ân sủng.
Một lần, Trưởng và Phó phòng của tôi tiếp khách sai một nhân viên là Kỹ sư Xây dựng, học giỏi từ hệ chính quy, một công việc gì đó, và chỉ vài phút sau là tôi đã nghe thấy ông ta quát ầm lên rằng: “Mày ngu, dốt…” Cả khách và cả phòng ngơ ngác trước sự ra oai của Phó Phòng.
Tôi bực mình đứng dậy trả lời hộ anh bạn:
- Tôi thường thấy từ ngu thường chỉ để chỉ súc vật chứ con người bình thường ít khi dùng từ ngu. Huống chi nó là kỹ sư hẳn hoi sao bảo nó ngu là sao? Mặt khác, trong thực tế người ta thường bảo: “Dốt như chuyên tu, ngu như tại chức”. mà ở cái cơ quan này, từ Trưởng, Phó phòng và cán bộ trở lên toàn loại chuyên tu, tại chức.
Này nhé, như anh là Tại chức, Trưởng phòng là “vừa học vừa làm”, Trưởng, phó phòng Hành Chính, Tài vụ, Kế Hoạch, Phó Giám đốc, Bí thư Đảng ủy, Chánh văn phòng đều là tại chức, còn Phó Giám đốc kiêm Trưởng Phòng xuất nhập khẩu thậm chí chẳng học gì sau khi đi xuất khẩu lao động nước ngoài về. Còn chúng tôi ở đây toàn kỹ sư chính quy, đào tạo dài hạn và học tập kết quả xuất sắc, sao anh bảo nó ngu?
Cả phòng cười như vỡ chợ và chỉ mấy phút sau, cả văn phòng chuyền tai nhau câu chuyện “dốt như chuyên tu, ngu như tại chức”.
Ông ta im bặt, và từ đó về sau, cứ mỗi lần dù nóng đến đâu, từ ngu, dốt anh ta dùng đến.
Kể lại câu chuyện này,để thấy rằng hệ đào tạo chuyên tu, tại chức được sử dụng trong thực tế ra sao dưới chế độ và nền kinh tế “định hướng XHCN”.
Vì sao cần chuyên tu và tại chức?
Có thể nói, trên thế giới có nhiều loại hình đào tạo khác nhau, nhằm đảm bảo cho người có nhu cầu và khả năng học tập được cơ hội để học hành. Đó là điều hết sức chính đáng. Bởi không phải ai cũng có những điều kiện như nhau về nhiều mặt như hoàn cảnh, công việc,  tuổi tác, địa lý, kinh tế… tác động.
Do vậy đào tạo Chuyên tu, Tại chức hay “vừa học vừa làm” cũng là điều cần thiết, miễn là mỗi cá nhân sau quá trình học tập đó tích lũy cho mình được một vốn kiến thức nhất định để phục vụ xã hội.  
Thế nhưng, ở Việt Nam thời cộng sản, điều đó có một ý nghĩa rất khác, thậm chí trái ngược với thông thường.
Hệ thống đào tạo tại chức, chuyên tu vốn đã từng bị cả xã hội kêu ca, phàn nàn về chất lượng đào tạo. Bởi từ cách tổ chức, chương trình tuyển sinh, đào tạo lỏng lẻo và kém chất lượng.
Thậm chí nhiều người đã từng kêu gọi bãi bỏ những phương pháp đào tạo được mệnh danh là “Dốt như chuyên tu, ngu như tại chức” này.
Với chế độ chính trị hiện nay, nguồn cán bộ phần lớn được xác định từ “con ông cháu cha” được coi là “hồng phúc của dân tộc” – Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND Tp HCM.
Thế nhưng, khốn nỗi là con ông cháu cha thường sớm trở lại với cội nguồn xuất phát của nó, nói theo ngôn ngữ dân gian là “sớm lại giống” nền đầu óc không được thông minh, mẫn tuệ mà chủ yếu là thừa hưởng những mưu đồ, những tư duy của bần nông, của “giai cấp tiên phong” là chính. Bởi cha ông nó xuất phát từ những thành phần Công nông liên minh, chỉ có “mo cơm, quả cà và tấm lòng cộng sản” mà lên đến chức nọ chức kia trong hệ thống chính trị Cộng sản. Rồi con cái họ lại tiếp tục phè phỡn trên đống của cải cướp được, thì đầu óc đâu có thể học hành.
Thế nên, việc con cái cán bộ học hành chăm chỉ, có đầu óc thông minh, sáng suốt là vô cùng khó khăn và việc trang bị cho mình tấm bằng chính quy có chất lượng là điều không dễ dàng.
Xã hội Việt Nam đi từ chỗ coi “trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ”, coi sinh viên thuộc thành phần Tiểu tư sản, theo Mao định nghĩa “Trí thức như cục phân”, rồi đi ngược lại khi sính bằng cấp đủ mọi cách và coi như một lá bùa để hộ mệnh. Dù đó là bằng cấp có được từ bất cứ cách nào, nguồn nào mà không hề coi trọng thực chất hàm lượng tri thức trong đó, thì việc trang bị cho mình, cho con cháu mình một tấm bằng với loại hình đào tạo tượng trưng là điều hết sức cần thiết.
Do vậy, việc đào tạo Tại chức, Chuyên tu, thậm chí cả đào tạo dài hạn đã bị thay đổi về khái niệm, nội dung và nở rộ như nấm sau mưa.
Rồi hàng loạt các trung tâm tại chức, chuyên tu cũng như các trường đại học mọc lên khắp nơi, khắp chốn, từ cấp Trung ương, phát triển đến cấp Tỉnh, Thành phố và với tinh thần này, thì chắc sẽ có Trường Đại học cấp… xã.
Cũng vì vậy, khắp nơi người ta mới phát hiện ra hiện tượng không học cấp 2, cấp 3, nhưng có thể học xong đại học và thậm chí Thạc sĩ, Tiến sĩ… Đến khi bị phát hiện mới về học lại cấp 2 để bổ sung, hoàn thiện bằng cấp.
Điều oái oăm ở đây, là nhiều trường Đại học mà đầu vào chỉ có 3, 4 điểm. Thế rồi cũng đào tạo dài hạn hẳn hoi trong một hệ thống gọi là Trường Đại học, nhưng giáo viên đi thuê, chương trình chắp vá, học hành chệch choạc… để rồi cuối cùng đổ ra xã hội một đám người “dở thầy, dở thợ”.
Rất nhiều trong số đó, sau khi ra trường đã phải xé bằng để đi học lại làm công nhân.
Thế nhưng, cũng trong đám đó, con ông cháu cha lại chễm chệ ngồi lên ghế lãnh đạo, lại là “tinh hoa dân tộc, miễn là sau khi có được một tấm bằng.
Thậm chí, cái bằng tại chức của Trần Đại Quang cũng đã góp phần đưa ông ta leo lên đến chức Bộ Trưởng rồi Chủ tịch nước.
Trong khi đó, các cử nhân thủ khoa, học từ nước ngoài về hẳn hoi lại trở về nhà chăn lợn, đi xuất khẩu lao động làm nô lệ ở nước ngoài.
Những nghịch lý ấy vẫn tồn tại trong xã hội Việt Nam, trong ngành giáo dục – một ngành giáo dục mà Hồ Chí Minh đã tự hào từ 1945 rằng: Nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam.
Thế nên, hệ thống đào tạo Tại chức, chuyên tu hay đại học tượng trưng vẫn cứ cần và luôn cần cho chế độ cộng sản.
Ngày 20/12/2018
J.B Nguyễn Hữu Vinh

Top ten phát ngôn ấn tượng 2018


10 phát ngôn ấn tượng nhất, trong hàng núi những phát ngôn ấn tượng của quan chức Việt, qua bình xét từ Một Góc Nhìn Khác.
1- “Trình độ, năng lực, sự hạn chế của tôi là rất rõ, sự hiểu biết là không đáp ứng được yêu cầu, trong khi đó tuổi tác đã lớn rồi” - Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước.
2- “Đã đến lúc phải chinh phục thế giới, mang thế giới về Việt Nam” - Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng chính phủ.
3- “Việt Nam là cô gái đẹp, tất cả cơ thể này chỗ nào cũng đẹp. Chúng ta phải lựa chọn những bàn tay tinh tuý nhất, chứ không phải là ai cũng cho vào…” - Phùng Quốc Hiển, Phó chủ tịch quốc hội.
4- “Chúng ta phải có những nỗ lực đến mức khiến thế giới ngạc nhiên, thậm chí kinh ngạc” - Vương Đình Huệ, ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng.
5- “Soi sáng cuộc cách mạng 4.0 bằng tư tưởng của Các Mác” - Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch hội đồng lý luận trung ương, giám đốc học viện quốc gia Hồ Chí Minh.
6- “Đói khát là một lợi thế” - Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng thông tin - truyền thông.
7- “Người bán trà đá tại Việt Nam có tỷ suất lợi nhuận cao nhất thế giới” - Nguyễn Mạnh Tiến, Phó chủ nhiệm uỷ ban đối ngoại quốc hội.
8- “Ngân sách Việt Nam không còn gì là không minh bạch nữa rồi, đã là đỉnh cao của quốc tế, đỉnh cao về minh bạch" - Đinh Văn Nhã, Phó chủ nhiệm uỷ ban ngân sách quốc hội.
9- “Chiến thắng kỳ diệu của U23 Việt Nam đã thêm một sở cứ chứng minh vận nước đang lên, đất nước thật sự đang chuyển mình để chào đón vận hội mới” - Nguyễn Sĩ Dũng, cựu Phó chủ nhiệm văn phòng quốc hội.
10- “Tạo hoá cho tôi một bộ não quá bé, nhưng lại cho tôi một tham vọng quá lớn” - Nguyễn Thanh Hoá, thiếu tướng, cục trưởng cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao C50, Bộ Công an.

Một nền giáo dục thất bại. Một nhà nước thất bại. Một quốc gia thất bại.


Song Chi
Đánh giá ngắn gọn về VN sau hơn 43 năm đảng cộng sản giành quyền lãnh đạo tuyệt đối trên toàn lãnh thổ là gì:
Một nền giáo dục thất bại.
Trong bài “Năm 2018-Một năm quá nhem nhuốc của ngành giáo dục Việt Nam” tôi đã phân tích về điều này. Khi một nền giáo dục đào tạo ra những thế hệ “sản phẩm” không chỉ bị thiếu hụt, yếu kém về mặt kỹ năng sống, trình độ, kiến thức, mà còn khiếm khuyết mặt này mặt khác về mặt nhân cách, thì đó là một nền giáo dục thất bại.
Khi một nền giáo dục thường xuyên xảy ra đủ thứ tệ nạn, từ chạy điểm, chạy bằng, đạo văn, gian lận trong thi cử ; cho tới bạo lực học đường, bạo hành học sinh, lạm dụng tình dục học sinh v.v…thì đó là một nền giáo dục thất bại.
Khi một nền giáo dục mà thành tích trên những bản báo cáo, những trang giấy hoàn toàn khác biệt với thực tế, năng lực học sinh, sinh viên cách một trời một vực với cái bằng Cử Nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, với những học hàm Phó Giáo Sư, Giáo Sư…nhận được, đó là một nền giáo dục thất bại.
Và khi cứ mỗi năm, VN lại có hàng ngàn bậc phụ huynh tìm mọi cách cho con em đi du học, đến mức trở thành một phong trào “tỵ nạn giáo dục”, đó là một nền giáo dục thất bại.
Hậu quả của nền giáo dục thất bại đó cả xã hội đã và đang phải gánh lấy, về mặt chuyên môn là sự lãng phí thời gian, con người, khi học xong bao nhiêu năm, thậm chí tốt nghiệp Cử nhân, Thạc sĩ mà vẫn không thực sự có đủ trình độ, năng lực, không thể tìm được một việc làm tốt, “dở thầy dở thợ”. Về mặt đạo đức con người là bao nhiêu “sản phẩm” tồi, ngay cả những người mang danh nhà giáo, quan chức làm việc trong ngành giáo dục mà vẫn có những việc làm vô đạo đức, thiếu lương tâm, thậm chí vi phạm pháp luật.
Một nhà nước thất bại.
Một chính phủ/nhà nước không đem lại được sự phát triển kinh tế bền vững, môi trường sống bình an, trong sạch cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, một cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, không lo cho dân có được những điều kiện an sinh xã hội tối thiểu trong học tập, y tế, lúc đau ốm, tuổi già, khi tai nạn… là một nhà nước thất bại.
Một nhà nước không tạo được một môi trường sống đủ tốt cho người dân, khiến cho họ phải tìm mọi cách ra đi, tìm một môi trường khác, là một quốc gia thất bại.
Một nhà nước không tạo được niềm tin trong dân, luôn luôn cai trị dân bằng bạo lực, sự sợ hãi, và những chính sách ngu dân; luôn tìm cách ngăn cấm, bịt miệng dân, cướp mọi quyền tự do, dân chủ của dân, ngược lại luôn đối đầu với dân, coi dân như kẻ thù là một nhà nước thất bại.
Một nhà nước không bảo vệ được sự toàn vẹn về lãnh thổ lãnh hải, chủ quyền của quốc gia, không bảo vệ được đất nước, nhân dân trước sự xâm lăng của ngoại bang dưới mọi hình thức khác nhau, trên mọi mặt trận khác nhau, từ quốc phòng đến kinh tế, văn hóa, môi trường, sự an toàn trong thực phẩm…, là một nhà nước thất bại.
Hậu quả của một nhà nước thất bại thì quá rõ ràng: dẫn đến hiện trạng VN là một quốc gia tụt hậu về nhiều mặt so với các nước trong khu vực và trên thế giới, VN bị phụ thuộc nặng nề trong mối quan hệ bất xứng và nguy hiểm với Trung Quốc, người dân VN không được hưởng những quyền tự do dân chủ tối thiểu, không được ấm no, hạnh phúc.
Một quốc gia thất bại.
Một quốc gia thất bại không chỉ bị đánh giá bởi những gì có thể nhìn thấy trên bề mặt như GDP tính trên đầu người, khối lượng tiền dự trữ, tiềm lực về kinh tế, quốc phòng, sự tụt hậu so với các nước khác, mức độ phát triển về nông nghiệp, công nghiệp, ngư nghiệp, kỹ thuật, quân sự… cho tới mức sống của người dân, trình độ dân trí, mức độ văn minh của xã hội v.v…
Một quốc gia thất bại không chỉ bị đánh giá trên những số liệu thống kê, sắp hạng hàng năm như chỉ số về tự do dân chủ, chỉ số chất lượng cuộc sống, tự do kinh tế, phát triển con người, chỉ số bển vững môi trường v.v…
Một quốc gia thất bại không chỉ bị đánh giá bởi vị trí trên thế giới, trong mối quan hệ ngoại giao với các nước khác, độ tin cậy của các nước đối với quốc gia đó.
Một quốc gia thất bại còn bị đánh giá qua một thể chế chính trị thất bại, một nhà nước thất bại và một dân tộc mang những nét tâm lý, tính cách thất bại-khi không có đủ nỗi đau, nỗi nhục, sự phẫn nộ và lòng tự tôn dân tộc để quyết tâm thay đổi vận mệnh của đất nước, khi nỗi tự hào dân tộc và khát khao chiến thắng chỉ đổ dồn vào việc thắng thua một trận bóng đá, chẳng hạn, thay vì chiến thắng trên những mặt trận lớn lao hơn.
Liệu chúng ta sẽ chấp nhận là một dân tộc thất bại, một quốc gia thất bại cho đến bao giờ?