Thursday, May 26, 2016

Hồ sơ Panama - Không ai chọn đường bờ, đường bụi để đi cả

Mai Tú Ân-26-05-2016
Ông J. Hạnh Nguyễn, bà Đàm Bích Thủy và bà Nguyễn Thị Phương Thảo
Vụ thế giới phanh phui thiên đường thuế ở Panama đã đưa một quả bom nổ tung ra 200.000 tên tuổi và 13 triệu tài khoản, địa chỉ công ty ma ra trước ánh sáng đã làm rúng động cả thế giới. Cùng với nhiều đảo quốc, nhiều xứ sở nhỏ bé xinh đẹp nhưng luôn mờ ám tiền bạc như hai quần đảo Trinh Nữ (British Virgin Islands) và Cá Sấu (Cayman Islands) là các lãnh thổ hải ngoại của Anh quốc. Rồi Bahamas - một “thiên đường” có những ngân hàng luôn giấu thông tin khách hàng thì vụ việc có tên gọi là Hồ Sơ Panama đã dần dần sáng tỏ. Những nghi vấn của thế giới rằng đó là Thiên Đường trốn thuế, rửa tiền, cất giấu tiền tham nhũng, buôn bán ma túy, cùng với những ma trận những đường đi zíc zác của tiền bạc mà giới nhà giàu, mafia, các chế độ độc tài, đại gia thế giới… đổ vào đó đã chẳng sai chút nào.

Các cái tên to tướng như Tập Cận Bình, Ôn Gia Bảo, V. Putin, thủ tướng Anh Đ. Cameroon, Thủ tướng Island, Tây Ban Nha…cùng hàng ngàn các đại gia của mọi ngành nghề trên thế giới đều dính dáng đến Hồ Sơ này. Với hàng triệu tài liệu đã, đang và sẽ giải mật sẽ còn cho ra nhiều thông tin hơn nữa trước sự run rẩy của giới đại gia nhà giàu. Thủ tướng Island, bộ trưởng Tây Ban Nha…đã từ chức vì dính dáng đến Hồ Sơ này. Mọi việc đang mới ở thời gian bắt đầu, cùng với công cuộc điều tra quốc tế đang tiến hành song song với việc giải mật sẽ còn tìm ra nhiều điều nữa ở cái gọi là Thiên Đường thuế này.

Việt Nam ta có 189 người cùng hàng trăm công ty ma cũng đã vinh dự được phát giác ra với đầy đủ tên tuổi thật cùng địa chỉ công ty thật khi Hồ Sơ Panama được công bố. Có rất nhiều những cái tên Việt Nam (các bạn có thể tham khảo trên internet) đã hiện ra rõ ràng. 

Nhưng sẽ có câu hỏi cắc cớ rằng, tại sao lại lấy tên tuổi địa chỉ thật để làm cái việc mờ ám bên xứ đó ? Xin thưa rằng đó là Tiền, chính tiền đã quyết định việc lấy tên tuổi thật, địa chỉ thật. Họ có thể lấy tên giả, địa chỉ giả hay nhờ người khác đứng tên nhưng như thế sẽ phiêu lưu lắm với số tiền của họ. Đồng tiền liền khúc ruột. Cho dù nhiều tiền đến đâu đi nữa.

Thành phần tham gia thì đa dạng, khác nhau lắm, như đàn ông, đàn bà, già, trẻ, lớn, bé... Có đủ Việt Kiều, Việt Cộng, Việt Gian…nhưng có một điểm giống nhau duy nhất. Đó đều là những đại gia giàu sụ, có nhiều tiền và rất nhiều tiền thì mới dính phần vào Hồ Sơ Panama được. Chớ còn ít tiền hoặc ba cọc ba đồng thì đi chỗ khác chơi.

Ta xem xét vài tên tuổi đại gia nhé, và chỉ trên cơ sở những gì mà ta biết ở Việt Nam, chứ không xét gì về việc ở Panama nhé. Tiền ở đâu ra, và họ phải chứng minh nguồn gốc...

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, TGĐ Hãng Hàng Không Vietjet Air, người vừa mới đây ký một Hợp Đồng mua máy bay đáng nể trước sự chứng kiến của TT Mỹ Obama và Chủ Tịch Nước Trần Đại Quang, trị giá hơn 13 tỷ đô la để mua 100 máy bay Boing. Khi được hỏi về việc có tên trong bảng Phong Thần Panama thì bà bảo đó là chuyện bình thường trong giới làm ăn.

Rồi Bà Đàm Bích Thủy, cựu Giám đốc Ngân hàng ANZ thì cũng nói đó là chuyện bình thường và bà vui lắm nếu có ai hỏi để bà nói.

Ông Jonathan Hạnh Nguyễn. Chủ tịch tập đoàn IPP, ông trùm của hệ thống siêu thị bán hàng hiệu cao cấp và hàng loạt các thị phần trải dài đủ mọi lĩnh vực và là người mới đây đã dẫn mối cho TP.HCM một hợp đồng hơn 4 tỷ đô la của các doanh nghiệp Mỹ để xây dựng BĐS bên Thủ Thiêm là người vui tính nhất. Ông bảo ông vui lắm vì tên ông có trong Hồ Sơ Panama sẽ khiến cho ông được quảng cáo tên tuổi…(hình)

Đó mới là 3/189 người có tên trong Hồ Sơ Panama, và họ đều đã trả lời tỉnh bơ giống nhau. Và chắc hẳn giờ này có hỏi ai trong số các tên tuổi Panama thì người ấy cũng nói là việc bình thường. Trong công cuộc kinh doanh thì ai mà chả dính dáng đến ngân hàng, ngân hàng Tây ngân hàng Ta đủ cả nên việc có tên ở Hồ Sơ Bên Nớ thì có sai cái chi mô. Nhưng Chuông Đã Nguyện Hồn Ai rồi. Ngành thuế đang vào cuộc để làm việc. Lúc này ai có tên trong Hồ Sơ Panama đều chưa phải là tội phạm cả. Và cũng chưa thể kết họ tội phạm tội gì, nặng hay nhẹ trong một loạt các tội danh như trốn thuế, rửa tiền, tham nhũng, đầu tư ma, đứng tên cho người khác rửa tiền, thu nhập bất chính (không khai báo) , tham gia vào việc quay vòng vốn, huy động vốn trái phép, tẩu tán tài sản..v..v.. Chỉ biết rằng họ đã tham gia vào Điểm Chết Panama và họ đầu tư vào đó số tiền rất lớn, trong một thời gian rất dài.

Trong khi chờ đợi điều tra thì ta có thể thấy nhiều điều. Đang đi đường rộng thì không ai chọn đường bờ đường bụi để đi cả. Nên cho dù điều tra họ không phạm tội gì trong hàng chục tội trên thì họ cũng phạm tội ở Việt Nam. Với việc đem tiền ra nước ngoài không khai báo, gửi tiền ra nước ngoài không khai báo là những tội thuộc hàng trốn thuế, né thuế…

Điều nữa là họ vẫn phạm tội không khai báo tài sản, che dấu tài sản khi kinh doanh. Phạm tội với nhà nước Việt Nam nếu họ là công dân VN. Và nếu họ không phải là công dân VN thì họ vẫn phạm tội đó với nước sở tại nào mà họ là công dân. Chuyển tiền không khai báo ra nước ngoài, thì cũng vẫn là có tội, cho dù ở nước nào đi nữa.. 

Cuối cùng và cao hơn cả là họ đã phạm tội về đạo đức kinh doanh khi không khai báo tài sản, che dấu tài sản để khỏi nộp thuế cho đến khi bị phát giác. Trong khi ở Việt Nam mở một công ty nhỏ bé cũng phải đóng tiền thuế thì những người giàu có như họ lại không phải đóng, hay đóng ít thì có công bằng không ?

Một nhà văn nước ngoài đã nói : “Trên một con đường mà mọi người đang đi thì bỗng có người phải chui vào bờ bụi để đi, cũng như đang ở ngoài sáng mà phải chui vào bóng tối thì hẳn ta đã biết người đó là ai rồi".

Chuyến đi thăm Việt Nam gây ít nhiều sự thất vọng của ông Obama

Mai Tú Ân-26-05-2016
Chuyến đi thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Obama được trông đợi rất nhiều, từ người dân bình thường cho đến người đấu tranh dân chủ và nhiều hơn cả là những người đấu tranh đòi tự do cho các tù nhân lương tâm. Một phong trào đang nổi lên rất mạnh mẽ . Đó là một sự thực mà TT Mỹ và phái đoàn đã hiểu rất rõ ràng. Những lời tuyên bố của TT Mỹ về việc này cùng với việc ông cử hai trợ lý ngoại trưởng liên tiếp đến Việt Nam trước chuyến đi với yêu cầu cũng rõ ràng không kém cho Hà Nội. Đó là phải thả những tù nhân lương tâm trước chuyến đi của TT Mỹ Obama. Những việc làm của ông và nước Mỹ khiến đã làm nức lòng người dân Việt Nam và cũng kích hoạt những người đấu tranh dân chủ ngây thơ và ảo tưởng về sức mạnh vô song của người Mỹ trong mọi vấn đề. Điều này cũng không có gì lạ khi dân tộc VN đã bị lún quá sâu và quá lâu trong vũng bùn nên họ có quyền để mơ ước nhiều hơn, có quyền để hy vọng nhiều hơn vào chuyến đi của một tổng thống của một quốc gia dân chủ và hùng mạnh nhất. Đó là sự thật.

Việc linh mục Nguyễn Văn Lý, một chiến sĩ đấu tranh dân chủ hàng đầu được phóng thích trước chuyến đi của ông Obama càng nối thêm hy vọng về việc sẽ có nhiều nhà đấu tranh dân chủ khác được phóng thích tiếp theo. Nhưng đó là tất cả những gì mà những người cầm quyền ở Hà Nội đã buông tay để giữ gìn thể diện cho ông khách Obama. Và linh mục Nguyễn Văn Lý cũng chỉ còn 2 tháng nữa là hết thời hạn ở tù. Hai tháng tù của Lm Lý là cái giá tối đa mà chính quyền Hà Nội chấp nhận xuống nước với TT Mỹ Obama.

Cuộc đi thăm của ông Obama là một sự chuẩn bị tồi của bộ máy dưới quyền ông và có vẻ chuyến đi bị Hà Nội chi phối ít nhiều. Thời điểm đến Việt Nam của ông luôn thay đổi để tránh cho ông gặp mặt với người dân VN giữa lúc đang có những cuộc xuống đường biểu tình của người dân. Và ông Obama cùng phái đoàn đã đáp máy bay xuống Hà Nội vào buổi tối, về khách sạn chờ sáng để đến Phủ chủ tịch làm lễ ngoại giao chính thức. Một hành động chưa từng có đối với một nguyên thủ quốc gia quan trọng bậc nhất thế giới, và ông Obama lại xuất hiện giống như một người lén lút viếng thăm bằng sân sau vậy. Mặc dù vì bất cứ lý do gì thì điều đó cũng không nên được chấp nhận, bởi như thế là giảm giá trị của mình. Và cũng không sai khi có nhiều người nói là ông Obama đã bị CSVN lừa cho một vố về uy tín quốc tế. Theo tôi thì không phải như vậy, vì CS VN luôn luôn là những kẻ giả dối, và họ sẽ làm bất cứ chuyện gì, hay không làm bất cứ chuyện gì chỉ để bảo vệ cho Đảng của họ trước tiên.

Thực lòng họ cũng chẳng cần bỏ cấm vận bán vũ khí sát thương của ông đâu, nếu điều đó gây hại cho họ. Ngay sau khi ông Obama rời khỏi Việt Nam thì TTg Nguyễn Xuân Phúc đã trả lời tỉnh bơ và vô trách nhiệm rằng, Việt Nam không có nhu cầu quân sự ở Biển Đông. Vậy thì Việt Nam đừng xin Mỹ bỏ cấm vận vũ khí làm gì, và nếu không có nhu cầu thì có thể nói thẳng ra và không nhận Lệnh bãi bỏ cấm vận vũ khí sát thương mà TT Mỹ Obama đã hào phóng trao tặng trước đó vài ngày. Nhưng có lẽ ông thủ tướng VN đã nói thật lòng. Bởi quan hệ với Mỹ nhưng họ luôn dòm chừng động tĩnh bên Trung Cộng. Giống như một ả gian xảo tiếp đón tình nhân nhưng luôn dòm chừng ông chồng vậy. Đó là một sự thật khi nhìn thẳng vào bối cảnh thực tế Việt Nam khi chính quyền Hà Nội luôn chơi trò bắt cá hai tay, kiêm đu dây giữa hai siêu cường.

Thậm chí những người cầm quyền Hà Nội cũng chẳng cần đến cả TPP đâu nếu điều đó gây thiệt hại đến sự tồn vong của Đảng CS . Họ phải vì Đảng chứ họ không vì dân, không do dân và không của dân.

Ngay khi TT Mỹ còn đang ở Hà Nội thì chính quyền VN cũng chẳng nể nang gì mà không bắt giữ một số người đấu tranh dân chủ hàng đầu và là khách mời của TT Mỹ trong một cuộc gặp mặt, khiến cho cuộc gặp mặt hết ý nghĩa khi chỉ có 6/13 người có mặt. TT Obama đã không có một hành động đáp trả xứng đáng với chủ nhà bằng việc như tổ chức họp báo phản đối, thậm chí cắt ngắn chuyến đi. Ông cũng chỉ buồn buồn thổ lộ sự bất mãn trong khuôn khổ riêng tư của cuộc họp thiếu người nói trên. Ông cũng không có lời nào khi một công dân Mỹ gốc Việt bị bắt giữ trái phép trong cùng thời gian đó. Cô Nguyen bị chính quyền bắt giữ trái phép vì tội về VN để kích động biểu tình.

Ông cũng nói về nhân quyền nhưng chung chung, ai muốn hiểu sao thì hiểu. Nhưng có lẽ ông Obama và các cố vấn của ông không đọc về Hiến Pháp Việt Nam. Vì trong Hiến Pháp đó nói rất nhiều về quyền tự do dân chủ cho người dân, quyền lập hội đoàn, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng… nghĩa là đủ cả về mọi thứ quyền tự do của người dân và không thua gì ngay cả đem so sánh với Hiến Pháp Hoa Kỳ. Nhưng đó là chỉ nói thôi chứ không làm. Đó là những việc làm xuyên suốt của những người CS từ khi khai quốc đến bây giờ. Từ hồi ông Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập 2/9/1945 với trích dẫn của Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ 1779 rằng : 

“Mọi người sinh ra đều có những quyền mà tạo Tạo Hóa đã ban cho. Trong đó có những quyền sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc"

Và cho đến tận bây giờ khi ông TBT Đảng Nguyễn Phú Trọng đã hoan hỉ nói :”Dân chủ đến thế là cùng” thì cũng chỉ là lời nói thật kêu, chứ không phải là việc làm đúng nghĩa.

Và sự thất vọng lớn nhất là TT Mỹ đã không tận dụng vai trò lãnh tụ, vai trò dẫn dắt mà Thượng Đế đã đặt lên vai một tổng thống Mỹ một cách hiển nhiên rằng, ông phải có sứ mạng binh vực kẻ yếu, người bị áp bức… trước khi giải quyết những vấn đề giữa hai nước. Sự nhún nhường không phải là giải pháp đúng với những người thủ cựu, luôn chống lại sự tiến bộ mà phải là sự mạnh mẽ, đanh thép trong vòng xã giao, cùng với các điều kiện Cho và Nhận rõ ràng và không thể hiểu sai. Và TT Mỹ Obama đã bỏ qua cơ hội để cứu được biết bao người ra khỏi nhà tù cũng như cứu bao người không phải vào tù ở Việt Nam.
TT Obama cũng không nói một câu nào về khủng hoảng cá chết, không nói một câu nào về các cuộc biểu tình cùng sự đàn áp tàn khốc đang diễn ra cùng với chuyến đi thăm VN của ông. Ông cũng không có lời nào nói về yêu cầu của hơn 100.000 chữ kỹ của người dân VN đã làm để gửi Nhà Trắng yêu cầu ông lên tiếng. Và cuối cùng cũng không một lời nào về tên tuổi của các tù nhân lương tâm. Nên không có một tù nhân nào nữa được ra tù trước chuyến đi của ông. Thật sự đáng tiếc bởi ông có thể làm được nhiều hơn những gì ông đã làm.

Thành công duy nhất của ông Obama ở những nơi đến là thái độ cuồng nhiệt đến bất ngờ của người dân Việt Nam. Hàng chục ngàn người dân ở Hà Nội, Sài Gòn kiên nhẫn chực chờ ở những nơi ông Obama có thể đi qua để chào đón. Hoàn toàn tự phát và nhiệt tình tới mức không thể tin được của người dân Việt Nam đối với ông. Với phong thái giản dị, bình thường và với sự PR rất tốt của người Mỹ nên TT Mỹ Obama chiếm được tuyệt đối lòng yêu mến của người dân VN. Ông xuất hiện và ở lại lòng dân Việt Nam như một tổng thống giản dị, chân thành và có pha vào đó là sự chói sáng như của một ngôi sao điện ảnh hay một nghệ sĩ thần tượng của công chúng. Họ yêu mến ông cuồng nhiệt như thế bởi ngoài con người ôítng Obama thì còn là niềm tin, lòng yêu mến đến nước Mỹ mà ông là người đại diện xứng đáng, của những người dân Việt Nam yêu tự do dân chủ. 

Đó là sự thành công duy nhất trong chuyến đi thăm Việt Nam gây ít nhiều thất vọng ở những nơi đến của TT Mỹ Barak Obama.

MƯỜI CHIẾN LƯỢC THAO TÚNG ĐÁM ĐÔNG

Nghệ Thuật Tuyên Truyền

A. Hitler thao túng người dân Đức bằng cách nào - Mười chiến lược thao túng đám đông. Các chế độ độc tài, cộng sản cũng áp dụng các chiến lược này.

Có bao giờ bạn hỏi vì sao một dân tộc văn minh và hiện đại như Đức, thời bấy giờ là một trung tâm kinh tế, lại bị thao túng bởi Hitler và Đảng Quốc Xã không? Bài học này tới giờ vẫn còn làm nhiều người khó hiểu.

Noam Chomsky, nhà ngôn ngữ học, triết học, nhà hoạt động chính trị nổi tiếng, thì có 10 cách để thao túng đám đống và khiến họ đi theo mình. Nếu nhìn về quá trình lên cầm quyền của Hitler thì ông ta và Đảng Quốc Xã đã thực hiện rất bài bản và chuyên nghiệp. - Ku Búa 

1 / Chiến lược phân tâm

Yếu tố thiết yếu của việc kiểm soát xã hội, chiến lược chuyển hướng bao gồm chuyển hướng sự chú ý của công chúng đối với các vấn đề quan trọng và những thay đổi do giới tinh hoa chính trị và kinh tế quyết định, thông qua việc đưa ra một loạt thông tin tràn ngập liên tục nhưng ít có ý nghĩa. Chiến lược phân tâm cũng rất quan trọng nhằm ngăn cản công chúng tiếp cận những kiến thức cần thiết trong các lĩnh vực khoa học, kinh tế, tâm lý học, sinh học thần kinh, và điều khiển học. "Hãy làm phân tâm sự chú ý của công chúng khỏi các vấn đề xã hội thiết thực, hấp dẫn họ bằng những vấn đề không quan trọng. Tiếp tục làm họ bận rộn, bận rộn, bận rộn, không có thời gian để suy nghĩ, và trở lại chuồng với các động vật khác. " (Trích từ " Vũ khí im lặng cho cuộc chiến thầm lặng”- “Armes silencieuses pour guerres tranquilles”)

2/ Tạo ra vấn đề và sau đó cung cấp các giải pháp

Phương pháp này còn được gọi là "vấn đề-phản ứng-giải pháp." Đầu tiên, người ta tạo ra một vấn đề, một "tình huống" dự định để gây nên phản ứng nhất định đối với công chúng, khiến công chúng yêu cầu thực thi các biện pháp mà kẻ thao túng muốn công chúng chấp nhận. Ví dụ: để cho bạo lực đô thị phát triển, hoặc tổ chức các cuộc tấn công đẫm máu, để công chúng yêu cầu luật về an ninh với giá phải trả là quyền tự do hạn chế. Hoặc tạo ra một cuộc khủng hoảng kinh tế mà sự suy giảm các quyền xã hội và loại bỏ các dịch vụ công được chấp nhận như một “điều ác cần thiết”.

3 / Chiến lược suy giảm dần

Để chấp nhận một biện pháp khó chấp nhận, đơn giản là chỉ việc áp dụng nó dần dần trong khoảng thời gian 10 năm. Đó là cách mà theo cách này các điều kiện kinh tế xã hội mới hoàn toàn (theo chủ nghĩa tân tự do) đã được áp đặt trong những năm 1980-1990. Thất nghiệp tràn lan, bấp bênh, tính linh hoạt, phi địa phương hóa, tiền lương không còn có thể đảm bảo một thu nhập xứng đáng, nhiều thay đổi như vậy có thể đã mang lại một cuộc cách mạng nếu như được áp dụng đột ngột.

4 / Chiến lược trì hoãn

Một cách khác để những quyết định không được lòng dân được chấp nhận là trình bày nó như là một "đau đớn nhưng cần thiết", đạt được sự chấp nhận của công chúng trong hiện tại cho việc áp dụng trong tương lai. Luôn luôn là dễ dàng hơn nếu chấp nhận sự hy sinh trong tương lai thay vì ngay lập tức. Trước tiên, bởi vì những hiệu quả này không xảy ra ngay lập tức. Thứ hai, bởi vì công chúng vẫn có xu hướng mong đợi một cách ngây thơ rằng "tất cả mọi thứ sẽ tốt hơn vào ngày mai" và rằng sự hy sinh cần thiết có thể tránh được. Cuối cùng, nó cho phép công chúng có thời gian làm quen với ý tưởng về sự thay đổi và chấp nhận nó miễn cưỡng khi thời điểm đến. Vdu: một đạo luật đánh thuế hay thu phí sẽ không áp dụng bây giờ mà áp dụng sau đó từ 6 tháng đến 1 năm.

5 / Nói với công chúng như nói với trẻ em còn ít tuổi

Hầu hết các quảng cáo nhằm vào công chúng sử dụng một diễn ngôn, lý luận, nhân vật ,và phong cách “trẻ con hóa” (infantilizing) , như thể người xem là một đứa trẻ nhỏ tuổi hoặc tâm thần khuyết tật. Chúng ta càng tìm cách đánh lừa người xem thì càng sử dụng một phong cách “trẻ con hóa” . Tại sao? "Nếu người ta nói với một người như nói với một đứa trẻ 12 tuổi, thì do ám thị, người này với một xác xuất lớn sẽ trả lời hoặc phản ứng giống như lập luận của một đứa trẻ 12 tuổi. " (Trích từ " Vũ khí im lặng cho cuộc chiến thầm lặng”- “Armes silencieuses pour guerres tranquilles”)

6/ Kêu gọi tình cảm hơn là lý trí

Kêu gọi tình cảm là một kỹ thuật cổ điển khiến người ta bỏ qua các phân tích lý tính hay các lý luận phê bình. Ngoài ra, việc sử dụng ngôn ngữ cảm xúc mở cánh cửa cho vô thức để đưa vào các ý tưởng, ham muốn, sợ hãi, xung động, hoặc hành vi …

7 / Duy trì công chúng trong tình trạng ngu độn

Làm sao để công chúng không có khả năng hiểu biết về kỹ thuật và các phương pháp được sử dụng để kiểm soát và nô lệ họ. "Chất lượng giáo dục cho các tầng lớp thấp kém hơn phải là kém nhất, do đó hố sâu ngăn cách dốt nát cách biệt giữa tầng lớp thấp với tầng lớp thượng lưu luôn tồn tại và mãi khó hiểu đối với tầng lớp thấp hơn.”(Trích từ " Vũ khí im lặng cho cuộc chiến thầm lặng”- “Armes silencieuses pour guerres tranquilles”)

8/ Khuyến khích công chúng thỏa mãn trong trạng thái tồi tệ

Khuyến khích công chúng cảm thấy “thú vị” (cool) đối với những thứ tồi tệ, tầm thường, vô học.

9 / Thay thế sự phản kháng bằng cảm giác tội lỗi

Làm các cá nhân tin rằng duy nhất mình chịu trách nhiệm cho sự bất hạnh của mình, vì thiếu thông minh, khả năng, hay nỗ lực. Vì vậy, thay vì nổi loạn chống lại hệ thống kinh tế, cá nhân tự phá giá và cảm thấy tội lỗi, tạo ra trầm cảm, điều này gây nến tình trạng suy sụp mà một hiệu quả là sự ức chế hành động. Và không có hành động, không có phản kháng! …

10 / Biết từng cá nhân tốt hơn so với họ biết mình

Trong 50 năm qua, những tiến bộ nhanh chóng trong khoa học đã tạo ra một hố ngăn cách ngày càng tăng giữa kiến thức công chúng và kiến thức do tầng lớp tinh hoa cầm quyền nắm giữ và sở hữu. Nhờ vào tiến bộ cách ngành sinh học, sinh học thần kinh và tâm lý học ứng dụng, “hệ thống” đã đạt được kiến thức tiên tiến về con người, cả về thể chất và tâm lý. Hệ thống đã hiểu một các nhân bình thường hơn là họ hiểu bản thân mình. Điều này có nghĩa rằng trong nhiều trường hợp, hệ thống có quyền kiểm soát và nhiều quyền lực với cá nhân hơn so với cá nhân đối với chính họ.

25-05-2016
Ku Búa 

Dịch bởi: We Wegreen Vietnam

Hiện tượng Obama và những cái đầu con hoang

Lê Hải Lăng-26-05-2016
1
Chuyến đi VN của Obama được dân chúng quan tâm và tự nguyện chào đón một cách thiện cảm mà bài viết này gọi là hiện tượng Obama.Một vị Tổng Thống nước dân chủ lãnh đạo số 1 thế giới đi thăm một nước độc tài đảng trị cộng sản, được dân chúng ái mộ vô vàn. Đó cũng là thể hiện sự trắc nghiệm lòng dân mà nhà cầm quyền VN cần phải tìm con đường thay đổi hệ thống để đáp lại nguyện vọng và nhu cầu của dân chúng trong tiến trình phát triển đất nước.
Trong những ngày qua , đọc các cái tít một số tờ báo lớn đảng loan tin Obama đi thăm chỗ này,Obama thế nọ thế kia.Có nhiều tiết mục bài báo thay vì dùng TP HCM lại viết lên hai chữ Sài Gòn .Có báo nhảy rào dùng những lời phát biểu của Obama như chạy tít : “Nước lớn không được xâm chiếm nước nhỏ ” hoặc bài “Hoàn cầu ấm ức Mỹ bỏ cấm vận vũ khí với VN ,sao không dỡ với TQ”.
Có thể nói rằng thay vì xiết chặt báo chí trong vụ săn tin cá chết như ban tuyên giáo trung ương đã làm, đằng này hầu như có một cởi trói nào đó cho báo đảng được thảnh thơi chạy tít cho sự kiện Obama viếng thăm.Gây chú ý và lôi cuốn hấp dẫn người đọc chẳng hạn như là : Người dân túa ra phố xem siêu xe chở ôngObama.Giây phút đầu tiên Obama tới Hà Nội.TT Obama thưởng thức bún chả HàNội.Cuộc gặp gỡ bất ngờ với Obama dưới trời mưa.Người dân Sài Gòn đội mưa ,hào hứng chờ đón ôngObama.Obama cởi áo vét ,xắn tay áo trò chuyện cùng bạn trẻ Việt.
Hiện tượng Obama đơn giản từ cử chỉ hòa đồng bắt tay nồng ấm với dân nơi khu vực quán ăn tại Hà Nội,tác phong hài hòa biểu hiện qua chụp hình tươi cười cùng người dân khi ghé quán trong cơn mưa ở Mễ Trì .Một vài chi tiết nhỏ báo đưa tin,nhưng đó là cả một dịp may,cơ hội để cho dân so sánh cách sống của người nước dân chủ do dân bầu với quan đỏ của đảng tự bán tự bầu.
Từ lời khuyên lớp trẻ đứng lên bằng đôi chân của mình.Từ chuyện đề cập hành xử cường quốc để cảnh cáo : Nước lớn không được xâm chiếm nước nhỏ.Obama như muốn truyền đạt giấc mơ độc lập tự chủ cho cho một dân tộc nhỏ, láng giềng với một cái bang luôn dòm ngó muốn thôn tính.
Như sau một cơn bão tàn phá khủng khiếp ,gặp ân nhân mang phẩm vật cứu trợ tới.Người dân VN đón chào Obama trong tâm trạng khát khao được ai đó cho miếng bánh trong cảnh tượng mang sức sống với nguồn gió mới .Họ đã chán ngấy độc tài độc diễn trước ngày bầu cử vừa qua với những màn đấu tố diễn lại cách đây nửa thế kỷ.Họ đã thất vọng mất sạch cả niềm tin dù là rất nhỏ nhoi vào nhà nước .Vì đảng không có người tài đức giải quyết vấn nạn khủng hoảng kinh tế cũng như âm mưu che đậy tội ác trong vụ cá chết.
Đón tiếp TT một nước dân chủ ,lại là cường quốc số 1.Người dân đã thể hiện quan điểm cuả mình qua các phản hồi trong tất cả các báo nhà đảng kiểm soát.Phần đông là chào mừng và khen tư cách của vị khách quý. Trong thâm tâm của người dân ủng hộ Obama có nghĩa là nêu cao tự do dân chủ mà dưới thể chế độc tài CS người dân không có quyền hưởng.
Xin đơn cử một vài ý kiến ngắn của người dân lo lắng đến vận mạng đất nước trước giặc ngoại xâm:
Trong bài Giây phút đầu tiên TT Obama đến Hà Nội. Ý kiến của Thanh Đức : “ Kính chào ông OBAMA, rất hân hạnh được ông đến thăm đất nước và nhân dân VN chúng tôi. Hy vọng ông sẽ tiếp thêm sinh khí dân chủ , hòa bình, hữu nghị tốt đẹp vào đất nước và con người Việt Nam. Quan hệ hữu nghị Việt – Mỹ là nhân tố quan trọng nhất cho công cuộc đổi mới và bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của VN trước họa xâm lược của T.Q. (Vnnet)
Trong bài TT Mỹ Obama đến Hà Nội. Ý kiến của Mồi Câu Cá Chép: “Trong đời tôi chưa từng chứng kiến sự thật nào trọng đại và tuyệt vời như thế này.Chúc Việt-Mỹ mãi mãi là anh em một nhà(Vnexpress)
Người dân so sánh sự cách biệt giữa quan đỏ trong thể chế độc tài với tác phong của TT nước dân chủ :
Trong lúc quan chức VN đi họp đường bị lụt bắt bảo vệ cõng .Thì trong bài Cuộc gặp bất ngờ với ông Obama dưới mưa. Ý kiến cuả Thủy: “ TT tự cầm ô”.Và đây là ý kiến của Hiên : “Xúc động và ước gì chúng ta có nhiêu lãnh đạo cao cấp dành cho nhân dân sự thân thiện tự đáy lòng như thế”
Hiện tượng Obama đã xảy ra như một trận bóng hào hứng,người dân tung hô quả banh Obama đá ra bằng đường chuyền từ nhân cách cầu thủ đội dân chủ đá qua lưới toán quân độc tài cần mở mắt có tầm nhìn .
Dẹp bỏ qua mọi khía cạnh khác trong chuyến đi của TT Obama.Cá nhân ông có thể mất vui khi nhà cầm quyền bắt cóc những nhà hoạt động XHDS không được tiếp xúc với ông .Nhưng về lâu về dài ,với tư cách của ông đã gây ra hiện tượng Obama mà nơi đó người dân VN nhất là giới trẻ vượt qua sợ hãi để từng bước tìm cho mình đất đứng trong một nước thật sự độc lập,tự do,dân chủ mà ông Obama được hưởng trong nước Mỹ của ông.
Ông Obama đi ra nước ngoài bắt tay dân nói chuyện với dân.Còn lãnh đạo VN chỉ biết ra lệnh đánh dân ,hành hạ dân, bắt dân bỏ tù khi dân lên tiếng.
Hiện tượng Obama là một bài học cho những người ngồi trên con thuyền biết:
Chèo ngược dòng nước sẽ bị lật trong dòng thác dân tộc vươn lên để sinh tồn.
Hiện tượng Obama cho những cái đầu con hoang Ba Đình thấy rằng:
Tinh thần dân tộc Việt Nam muốn thoát Trung cho khỏi họa nô vong là điều tối cần cho tiền đồ đất nước.
Theo VietNamDaily.News

Thế nào là dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí?

BÙI ANH TRINH-25-05-2016
1.JPEG
Ngày 22-5-2016 VOA đưa tin với tựa đề : “Tân chính phủ Việt Nam chuẩn bị ra mắt ông Obama” với câu kết thúc :
“Tháng trước, Việt Nam miễn nhiệm trước thời hạn một loạt các vị trí chủ chốt trong chính phủ, … .. việc làm đó nhằm chuẩn bị cho tân chính quyền “ra mắt” kịp trong chuyến công du của Tổng thống Mỹ”.
Người ta khá là ngạc nhiên trước lời lẽ của bài viết này.  Nó có vẻ như quan hệ giữa Mỹ và CSVN trong “triều đại Nguyễn Phú Trọng” là quan hệ mẫu quốc với chư hầu, Tổng thống Mỹ đến VN để làm lễ tấn phong tân nội các?… Đây là lời của VOA ( Tiếng nói của quốc gia Mỹ ) chứ không phải là lời đoán quẻ của các tiến sĩ giấy.
Phải chăng giờ đây quan hệ giữa Mỹ và CSVN còn mật thiết hơn triều đại Nguyễn Tấn Dũng; một triều đại được đánh giá là thân Tây Phương nhất ? Có lẽ là không phải, không có dấu hiệu nào chứng tỏ Nguyễn Phú Trọng là người tiếp tục thân Mỹ sau Nguyễn Tấn Dũng.
Ngoài Nguyễn Phú Trọng, bộ sậu Bộ chính trị của CSVN cũng không ai tỏ dấu hiệu muốn tiếp bước Nguyễn Tấn Dũng.  Trái lại BCT/CSVN công khai đòi hỏi Tổng thống Mỹ bãi bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí đối với nước Cọng sản Việt Nam để chứng tỏ sự tin tưởng nhau, hợp tác với nhau như là đồng minh.
Đồng minh hay là liên minh ?
Trước sau Mỹ chưa bao giờ tuyên bố sẽ đi tới quan hệ đồng minh với nước Cọng sản Việt Nam, nhưng họ luôn luôn kêu gọi một liên minh cùng nhau chống lại Trung Cọng trên Biển Đông.  Một khi liên minh thì có nghĩa là cùng nhau hợp tác trong một mục đích nào đó, có tính cách giai đoạn chứ không dài lâu.
Và một khi không đồng ý được với nhau thì có quyền chia tay, mỗi bên có quyền đi theo hướng riêng của mình.  Cho nên không có hứa hẹn, không có cam đoan, cam kết, không có chuyện “mấy tốt” hay “mấy chữ vàng”.  Tất cả đều sòng phẳng cho từng mục và từng giai đoạn.
Vì vậy hiện nay Mỹ không thể nào tiến tới đồng minh với CSVN như là CSVN mong đợi.  Vả lại Mỹ cũng chưa giải quyết xong món nợ đồng minh với nhân dân Miền Nam Việt Nam.  Và Mỹ cũng chưa giải quyết xong chuyện nồi da xáo thịt trong nội bộ nhân dân Mỹ vì cuộc chiến tranh Việt Nam.
Hội nghị mổ xẻ những tranh cãi về chiến tranh Việt Nam của 5 ngàn người Mỹ tại Austin, TX trước khi Obama đi Việt Nam đã cho thấy vết thương trong lòng dân Mỹ vẫn còn đang còn chờ bộc phát chứ chưa giải quyết xong.  Chẳng qua là lâu nay người ta đợi cho thời gian sẽ phôi pha nhưng những phát biểu trong hội nghị vừa rồi cho thấy mọi chuyện vẫn chưa qua.
Giờ đây chính phủ Mỹ chưa trả lại danh dự cho những chiến binh Mỹ đã từng tham chiến tại VN, chưa trả lại niềm tin cho nhân dân Miền Nam Việt Nam thì chính phủ Mỹ không có tư cách gì để tiến tới tình đồng minh với CSVN. Lâu nay CSVN nêu tiêu chí “tiến tới đồng minh với Mỹ” chỉ nhằm tranh thủ sự đồng tình của dân chúng mà thôi.  Dĩ nhiên dân chúng Việt Nam sẽ rất mừng nếu được “kết đồng minh” với Mỹ.
Không phải là đồng minh thì không thể mua mọi loại loại vũ khí của Mỹ
CSVN cũng luôn luôn đòi hỏi Mỹ phải tỏ ra thành tâm thành ý liên minh với nhau bằng cách bán mọi loại vũ khí mà phía “bạn CSVN” thấy cần.  Nhưng nước Mỹ có một đạo luật cấm buôn bán vũ khí với các nước Cọng sản hoặc các nước có đường lối, chính sách chống lại nhân loại ( Đạo luật Jackson-Vanik ).  Một trong những chính sách chống lại nhân loại là không có nhân quyền.
Do đó CSVN không thể nào đòi hỏi chính phủ Mỹ phải bãi bỏ hoàn toàn luật cấm buôn bán vũ khí cho Cọng sản, tức là bãi bỏ đạo luật Jackson-Vanik.  Hơn nữa, quốc gia nào cũng có luật hạn chế những loại vũ khí của nước mình bán ra nước ngoài.  Cho nên việc CSVN đòi hỏi Mỹ bãi bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí chỉ có có tính cách trả treo chính trị chứ không thực tế.
Ngoài ra, có những loại vũ khí tối tân mà Mỹ có thể bán cho đồng minh đều phải nằm trong những quy định sử dụng sao cho những bí mật kỹ thuật của loại vũ khí đó không thể nào bị ăn cắp để bán cho nước khác. Cho nên dỡ “rào cản” ( barrier ) không có nghĩa là tháo bỏ rào cản.
Riêng giữa Mỹ và CSVN thì vấn đề bán những chiếc máy bay do thám PE.3 vẫn còn lấn cấn bởi vì CSVN đòi hỏi phi hành đoàn phải là người của CSVN.  Nhưng phía Mỹ thì lo ngại có thể phi công CSVN lái máy bay đáp xuống đảo Hải Nam, hoặc nhân viên trong đoàn có thể đánh cắp bí mật kỹ thuật của các thiết bị để đem bán.
Ngược lại phía CSVN lại không muốn phi hành đoàn trên máy bay do thám là người Mỹ gốc Việt bởi vì nó chứng tỏ không tin tưởng nhau, trong khi trên danh nghĩa họ là chủ bỏ tiền ra mua các chiếc máy bay đó.
Thỏa thuận điều kiện mua bán xong thì mới hợp thức hóa giấy tờ nhân quyền
Một khi Mỹ và CSVN đã thỏa thuận mua bán một loại vũ khí nào đó thì sẽ ký hợp đồng mua bán.  Nhưng muốn ký hợp đồng phải xin phép Quốc hội.  Và Quốc hội chỉ chấp thuận gia hạn bỏ qua đạo luật Jackson-Vanik trong năm có ký hợp đồng để hợp pháp hóa tình trạng mua bán một loại vũ khí nào đó với một nước Cọng sản.
Vì vậy lâu nay phía Mỹ vẫn buộc phía CSVN phải đính kèm vấn đề nhân quyền với việc mua bán vũ khí.  Hay nói một cách ngược lại, khi nào CSVN và Mỹ đã đạt được thỏa thuận mua bán thì lúc đó chính phủ Mỹ mới chạy giấy chứng nhận CSVN “đã có tiến bộ” về nhân quyền.
Không có một tiêu chuẩn nào ấn định như thế nào gọi là “đã có tiến bộ về nhân quyền” cho nên chỉ khi nào Mỹ tuyên bố CSVN đã có tiến bộ về nhân quyền thì người ta biết rằng hai bên đã thỏa thuận xong một thương lượng nào đó, về kinh tế hay về chính trị.
Một ví dụ có thể minh họa :  Ngày xưa các quản giáo CSVN nói với những người bị giam trong trại tập trung rằng “Khi nào các anh học tập tốt thì các anh sẽ được thả về”.  Nhưng nếu những trại viên hỏi lại “Như thế nào thì gọi là học tập tốt?”.  Thì câu trả lời sẽ là “Khi nào các anh được thả về thì các anh biết rằng các anh đã học tập tốt” (sic).
Nghĩa là không có gì ấn định thế nào là học tập tốt, chuyện “tốt” đó chỉ là chuyện bịp thế gian.  Còn thực tế là khi nào người ta muốn thả thì người ta nói “tốt”.  Chuyện nhân quyền của Mỹ cũng y như vậy. Chỉ khi nào người ta thỏa thuận với nhau về một cuộc mua bán nào đó thì người ta sẽ tuyên bố CSVN đã có nhân quyền.  Còn nếu như cuộc thương lượng mua bán bất thành thì người ta nói là “bất thành vì CSVN chưa có nhân quyền”.
Phải chăng là việc mua bán vũ khí không cần điều kiện nhân quyền ?
Ngày 23-5-2016 phóng viên VOA đưa tin từ Hà Nội :
“Tại cuộc họp báo chung ngày 23/5 cùng Tổng thống Mỹ, với tư cách chủ nhà, Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang là người đã đầu tiên đưa ra thông tin Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.
Ông Quang phát biểu: “Việt Nam đánh giá cao quyết định của Hoa Kỳ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương đối với Việt Nam. Việc này cho thấy quan hệ hai nước đã được bình thường hóa hoàn toàn”.
Lời phát biểu trên đây của ông Quang cho thấy lệnh giải tỏa cấm bán vũ khí khiến cho ông vui mừng vì “quan hệ hai nước đã được bình thường hóa hoàn toàn”, chứ không phải vui mừng vì ông có trong tay những thứ vũ khí khả dĩ có thể chống TC.  Đối với ông Quang thì việc bãi bỏ lệnh cấm bán vũ khí chỉ có ý nghĩa là “Mỹ sát cánh với CSVN”.  Còn chuyện bình thường hóa thì hai bên đã bình thường hóa từ 20 năm về trước.
Tuy nhiên câu phát biểu tiếp sau đó của ông Obama đã “khoanh vùng” ý nghĩa tuyên truyền của ông Quang :  “ Cũng như các đối tác quốc phòng khác, việc bán vũ khí sẽ phải đáp ứng các yêu cầu khắt khe, kể cả những gì liên quan đến nhân quyền”.
Và bản tin của VOA cũng nhấn mạnh : “Tổng thống Mỹ cũng lưu ý việc bán các mặt hàng quân sự cho Việt Nam sẽ được xem xét về tính phù hợp của từng trường hợp một và điều này cũng áp dụng ngay cả với các đồng minh của Mỹ”
Nghĩa là Mỹ dỡ thanh chắn ( barrier ) “cấm bán vũ khí sát thương” cho chiếc xe mua vũ khí của CSVN chạy ra khỏi cổng.  Nhưng thực ra những gì chứa trong xe chỉ được chất lên sau khi đã được kiểm soát bởi đạo luật Jackson- Vanik, tức là phải hội đủ tiêu chuẩn về nhân quyền.  Và rồi sau khi chiếc xe chạy qua thì thanh chắn lại được hạ xuống như cũ.  Lần sau muốn mua thì phải mang theo giấy chứng nhận nhân quyền mới.
Ảnh hưởng chính trị của lệnh dỡ rào cản cấm vận vũ khí
Báo chí trong nước và quốc tế nhanh chóng loan tin lệnh dỡ bỏ cấm vận vũ khí của ông Obama như là một bùng nổ quan trọng. Trong khi sự thực thì đâu vẫn vào đấy, vẫn là tùy từng trường hợp và tùy điều kiện nhân quyền.
VOA đưa tin :
“  Bày tỏ quan điểm của mình với VOA Việt ngữ về sự kiện này, cựu đại biểu Quốc hội Việt Nam, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết nói:
“Bởi vì nếu chính phủ Việt Nam đặt mua các vũ khí tối tân của Mỹ thì đó là để bảo vệ đất nước Việt Nam trước những đe dọa của nước ngoài, chứ không dùng những vũ khí tối tân, hạng nặng ấy để đối xử với nhân dân của mình. Chắc chắn đó là những vũ khí để bảo vệ tổ quốc, chứ không phải là những vũ khí để đàn áp nhân dân chẳng hạn”.
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết đinh ninh lâu nay Mỹ cấm bán vũ khí cho CSVN chỉ vì sợ chính quyền đem vũ khí đó đi giết dân (sic)…  Giáo sư dân biểu của CSVN mà còn suy nghĩ cao siêu đến như vậy thì những người dân trong nước với trình độ học trò của giáo sư sẽ lầm đến mức nào nữa !?
Trong khi đó tại Mỹ những người Mỹ gốc Việt cảm thấy hụt hẫng, không ít báo chí Việt ngữ cho rằng Obama đã biếu không vũ khí lợi hại cho CSVN mà chẳng lấy lại một xu nhân quyền nào cho dân chúng Việt Nam.  Họ trách ông Obama, và trách Mỹ.
Thực ra họ không hiểu Mỹ. Và vì không hiểu cho nên họ đánh giá cao lời tuyên bố của ông Obama tại Hà Nội.  Thực ra lời tuyên bố đó cũng như không,  từ trước tới nay Mỹ luôn luôn khẳng định việc bán vũ khí phải đi đôi với nhân quyền.  Bởi vì đó là quy định của luật pháp nước Mỹ, chứ không phải vì áp lực của các tổ chức tranh đấu cho nhân quyền.
Còn đối với dân chúng trong nước thì họ không lo bị đàn áp bởi vũ khí của Mỹ, mà họ lo không có công ăn việc làm.  Thay vì mong ông Obama tuyên bố dở bỏ lệnh cấm bán vũ khí thì dân chúng Việt Nam mong ông Obama hãy khẳng định rằng kế hoạch TPP có thực hiện được hay không để họ biết đường mà liệu hướng làm ăn cho tương lai.
Thực ra ông Obama có đề cập tới vấn đề đó : “Với tư cách là Tổng thống Mỹ, tôi ủng hộ mạnh mẽ TPP, bởi vì bản thân tôi sẽ giúp cho Việt Nam xuất khẩu nhiều sản phẩm hàng hóa đến Mỹ. Điều này sẽ giúp cho Việt Nam không phải phụ thuộc thương mại với quốc gia nào duy nhất”.
Nhưng người Việt tin lời ông Obama được bao nhiêu phần trăm khi mà VOA đưa tin :  “Một thượng nghị sĩ Dân chủ khác, Dick Durbin của bang Illinois, nói không ai trong số những ứng cử viên tổng thống còn lại Donald Trump, Hillary Clinton và Bernie Sanders ủng hộ TPP”.
Tất cả những người có thể kế vị Obama đều không ủng hộ TPP thì những lời động viên hão của ông Tổng thống sắp về vườn chỉ là những lời gió thoảng mây bay. Kế hoạh TPP sẽ ra đi cùng ông Obama.
Theo VietNamDaily.News


Kêu gọi cùng tuyệt thực đợt hai với Trần Huỳnh Duy Thức

SÀI GÒN (NV) - Hội Cựu Từ Nhân Lương Tâm Việt Nam kêu gọi tiếp tục tuyệt thực đợt hai để bày tỏ sự đồng hành với tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức tuyên bố tuyệt thực đến chết trong tù.

“Cuộc tuyệt thực 24 giờ đợt 2, bắt đầu vào ngày 27 Tháng Năm 2016, đánh dấu anh Thức đã ba ngày không ăn trong lao tù, vì nỗi trăn trở nước nhà, vì quyền con người và hạnh phúc của tất cả chúng ta.” Lời kêu gọi phổ biến trên mạng xã hội của Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam kêu gọi như vậy và nói rằng, “Hãy tham gia tuyệt thực 24 giờ, một người hay cùng với nhiều người, nơi công cộng hay tại tư gia.”


Trần Huỳnh Duy Thức trong một lần gặp gia đình đến thăm. (Hình: RFA)

Kỹ sư Trần Huỳnh Duy Thức, 50 tuổi, tuyên bố tuyệt thực vô thời hạn cho đến khi chết bắt đầu từ ngày 24 Tháng Năm 2016 đúng 7 năm kể từ ngày ông bị bắt rồi sau đó vu cho ông tội “Âm mưu lật đổ...”
Ông Trần Huỳnh Duy Thức đã lợi dụng cơ hội gặp người thân ngày 14 Tháng Năm 2016 để thông báo quyết định tuyệt thực để đòi hỏi thay đổi chính trị tại Việt Nam. Hiện không ai biết bất cứ một thức tin tức gì về ông cũng như cuộc tuyệt thực của ông trong nhà tù CSVN. Cuộc tuyệt thực càng kéo dài, càng nguy hiểm cho tính mạng.

Khi ông bắt đầu tuyệt thực ngày 24 Tháng Năm 2016, đã có những lời kêu gọi tuyệt thực cùng với ông tại bất cứ nơi nào, tư gia hay nơi công cộng, chùa hay nhà thờ, trong cũng như ngoài nước Việt Nam. Trên facebook, nhiều người gồm cả LM Phan Văn Lợi hiện đang bị công an canh chừng ở Huế loan báo hưởng ứng tuyệt thực. Một số nơi ở nước ngoài gồm cả Quận Cam, California, cũng có nhiều người loan báo tuyệt thực.

Trong bản kêu gọi tuyệt thực đợt 2 nói trên, Hội Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam thông báo: “Chúng ta sẽ tổ chức đợt 3, đợt 4,... cho đến khi có tin cuối cùng của TNLT Trần Huỳnh Duy Thức.” Mỗi đợt tuyệt thực kéo dài 24 tiếng đồng hồ.

Ông Trần Huỳnh Duy Thức vốn là một doanh nhân thành đạt, nhưng đã tham gia vận động dân chủ hóa Việt Nam qua một số bài viết phổ biến trên mạng Internet, đụng chạm đến nhà cầm quyền CSVN, đặc biệt là Nguyễn Tấn Dũng, lúc bấy giờ còn là thủ tướng.

Ông bị bắt ngày 24 Tháng Năm, 2009 và bị truy tố cùng một vụ với Luật Sư Lê Công Ðịnh, thạc sĩ tin học Nguyễn Tiến Trung và ông Lê Thăng Long vì bị cáo buộc tội “Âm mưu lật đổ chính quyền...” theo Ðiều 79, Bộ Luật Hình Sự. Ông bị kết án nặng nhất, tới 16 năm tù; ông Ðịnh bị kết án 5 năm tù, ông Trung 7 năm tù, và ông Long 3 năm rưỡi.

Các ông Lê Công Ðịnh, Nguyễn Tiến Trung và Lê Thăng Long được thả trước hạn tù qua các áp lực từ ngoại quốc trong khi ông Trần Huỳnh Duy Thức vẫn còn trong tù.

Bản tin của ông Lê Công Ðịnh trên facebook ngày 16 Tháng Năm, 2016, kêu gọi “cùng nhau cầu nguyện cho anh Trần Huỳnh Duy Thức, một nhà tranh đấu lớn vì quyền con người của người Việt Nam và sự hùng cường của đất nước Việt Nam. Anh là một biểu tượng khổng lồ của phong trào tranh đấu vì nền dân chủ giữa ngục tù cộng sản trên quê hương chúng ta hiện nay.”

Dòng cuối của bài viết có câu: “Nếu anh Thức chết vì chúng ta, chắc chắn chúng ta sẽ không thể để cái chết của anh trở nên vô nghĩa. Nhà cầm quyền dứt khoát phải trả giá!” (TN/ÐB)

26-05-2016 4:33:00 PM 

Trung Quốc giận dữ khi G7 quan tâm Biển Đông

VIỆT NAM (NV) - Ông Vương Nghị, ngoại trưởng Trung Quốc, vừa tuyên bố quốc gia này “không muốn thấy bất kỳ cuộc thảo luận hoặc hành động nào làm tăng mức độ căng thẳng tại Biển Đông.” Tuyên bố này nhắm vào Hội Nghị Thượng Đỉnh G7, đã khai mạc tại Nhật hôm 25 Tháng Năm và sẽ kéo dài cho đến cuối tuần này.


Các ngoại trưởng của G7 tại Hội Nghị Thượng Đỉnh G7 đang diễn ra ở Hiroshima, Nhật. (Hình: AFP)


G7 là một liên kết giữa bảy cường quốc công nghiệp gồm Hoa Kỳ, Canada, Anh, Pháp, Đức, Ý và Nhật để phát triển kinh tế, thương mại. Hội Nghị Thượng Đỉnh G7 là hoạt động thường niên.

Bất kể các khuyến cáo của Trung Quốc, Tháng Sáu năm ngoái, tuyên bố chung của Hội Nghị Thượng Đỉnh G7, 2015, từng nhấn mạnh, G7 chống mọi hành động đơn phương nhằm làm thay đổi nguyên trạng Biển Đông. Đồng thời khẳng định sự cương quyết chống việc hăm dọa, cưỡng ép bằng vũ lực tại các vùng biển Châu Á và kêu gọi tất cả các bên có liên quan đến những tranh chấp về chủ quyền tôn trọng luật pháp quốc tế.

Dẫu không bị chỉ trích trực diện, Trung Quốc đã phản ứng ngay lập tức, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc xem tuyên bố chung đó là “hoàn toàn sai sự thật.”

Sở dĩ Trung Quốc tìm mọi cách ngăn cản G7 đề cập đến Biển Đông vì sự quan tâm và quan điểm của nhóm cường quốc công nghiệp này về Biển Đông chắc chắn sẽ khiến các quốc gia Đông Nam Á nói riêng và Châu Á nói chung, tự tin hơn, hành xử mạnh mẽ hơn trong quan hệ với Trung Quốc, phá hỏng kế hoạch chi phối Đông Nam Á, Châu Á và độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.

G7 sẽ tiếp tục cho thấy nhóm này coi Trung Quốc chẳng ra gì khi dự trù sẽ chỉ trích trực tiếp những “hành động thái quá của Trung Quốc tại Biển Đông” trong tuyên bố chung. Thậm chí có khả năng, năm nay, khi thảo luận về an ninh hàng hải, các thành viên G7 sẽ tiếp tục thảo luận đề cập đến Biển Đông và quyền tự do lưu thông.

Đó cũng là lý do ngoại trưởng Trung Quốc phải vội vàng tuyên bố như vừa kể. Ngoài ông Vương Nghị, Tân Hoa Xã cũng vừa có cảnh báo, Biển Đông hoàn toàn không liên quan đến mục tiêu hoạt động của G7. G7 nên lo chuyện của mình thay vì can dự vào chuyện của người khác, gây ảnh hưởng tiêu cực tới hòa bình và sự ổn định toàn cầu.

Dẫu là cường quốc công nghiệp, kinh tế của các quốc gia thành viên G7 đều có sự phụ thuộc nhất định vào thị trường Trung Quốc nên các quốc gia thành viên G7 không thể không cân nhắc về những vấn đề có liên quan đến quan hệ với Trung Quốc.

Tuy nhiên chính sự hung hăng và thái độ trịch thượng của Trung Quốc trong thời gian vừa qua đang đẩy Trung Quốc đến chỗ bất lợi. Chẳng hạn ông Donald Tusk, chủ tịch Hội Đồng Châu Âu, vừa lên tiếng khuyến cáo rằng, G7 cần có “lập trường cứng rắn” đối với vấn đề Biển Đông bởi tình hình tại đó càng ngày càng tồi tệ hơn do sự thái quá của Trung Quốc.

Ông David Cameron, thủ tướng Anh, cũng vừa công khuyến cáo là Trung Quốc phải tôn trọng phán quyết của Tòa Trọng Tài Quốc Tế về Luật Biển trong vụ Philippines kiện yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền tại Biển Đông. Ông Cameron bảo rằng, cần khuyến khích Trung Quốc trở thành một phần của thế giới có luật lệ.


Như vậy là sau Hoa Kỳ và Nhật, đã có thêm hai thành viên của G7 là Đức và Anh, tuyên bố một cách rất rõ ràng rằng, Trung Quốc phải tuân thủ phán quyết của Tòa Trọng Tài Quốc Tế về Luật Biển. (G.Đ)

26-05-2016 4:05:10 PM 

Trung Quốc biện bạch về vụ chặn máy bay Mỹ trên Biển Đông

Theo Vnexpress-26/5/2016 | 21:08
Trung Quốc nói rằng chiến đấu cơ nước này đã tuân thủ các quy tắc khi áp sát máy bay do thám Mỹ trên Biển Đông hồi tuần trước.

trung-quoc-bien-bach-ve-vu-chan-may-bay-my-tren-bien-dong
Chiến đấu cơ J-11 của Trung Quốc. Ảnh: china-defense-mashup
Một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết hai chiến đấu cơ J-11 của Trung Quốc hôm 17/5 chặn hai máy bay do thám EP-3 của Mỹ trên Biển Đông. Máy bay Trung Quốc chỉ cách phi cơ Mỹ 15 m. Các quan chức cho biết vụ việc xảy ra tại phía đông của đảo Hải Nam.
Vụ việc xảy ra ở không phận quốc tế vào tuần trước, khi máy bay Mỹ tiến hành "một cuộc tuần tra thường xuyên", Lầu Năm Góc cho biết.
Theo Reuters, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân hôm nay nói trong một cuộc họp báo rằng Trung Quốc đã hành động hoàn toàn chuyên nghiệp và phù hợp với thoả thuận giữa các nước về nguyên tắc xử lý các cuộc chạm trán như vậy.
Tuy nhiên, ông nói rằng thỏa thuận có tên Quy tắc về Hành vi Ứng xử đối với Chạm trán trên không và trên biển chỉ có thể cung cấp "tiêu chuẩn về mặt lý thuyết", và cách tốt nhất để giải quyết vấn đề là Mỹ dừng các chuyến bay như vậy.
"Đó là nguồn gốc nguy hiểm thực sự cho an toàn quân sự Trung - Mỹ trên biển và trên không", ông nói.
Cuộc chạm trán trên không diễn ra một tuần sau khi Trung Quốc triển khai chiến đấu cơ bám đuôi tàu hải quân Mỹ đi vào phạm vi 12 hải lý quanh đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nơi Trung Quốc cải tạo và xây dựng trái phép.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với hầu hết diện tích Biển Đông. Bắc Kinh còn cải tạo đất, xây dựng trái phép trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, biện hộ rằng các cơ sở nhằm phục vụ tìm kiếm, cứu nạn trên biển và mang lại lợi ích cho cả những nước khác.
Việt Nam khẳng định việc chiếm đóng của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa cũng như các đá ở Trường Sa là vô giá trị, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hoạt động vi phạm chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo này.
Mỹ cũng từng nhiều lần bày tỏ quan ngại về những biện pháp Trung Quốc thực hiện để theo đuổi yêu sách chủ quyền tại Biển Đông. Lầu Năm Góc tháng trước kêu gọi Trung Quốc phải tái khẳng định không có ý định điều thêm phi cơ quân sự ra quần đảo Trường Sa, sau khi Bắc Kinh sử dụng một phi cơ quân sự để sơ tán công nhân bị ốm từ đá Chữ Thập.
Phương Vũ

Biển Đông: Chính Bắc Kinh đang thúc đẩy "bộ tứ" chống TQ?

Hải Võ | 26/05/2016 19:47
Biển Đông: Chính Bắc Kinh đang thúc đẩy "bộ tứ" chống TQ?
Ảnh các tàu của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tham gia tập trận ở Tây Thái Bình Dương ngày 22-23/5. (Nguồn: 81.cn)

Càng gần thời điểm phán quyết vụ kiện biển Đông, chính phủ Trung Quốc càng đẩy chiến dịch "công kích" Mỹ, Philippines lên cao trào.

Thời báo Hoàn Cầu dọa tuần tra... biển Caribbean
Ngày 24/5, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị lên tiếng chỉ trích Mỹ tại Hội nghị ngoại trưởng Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO). Bắc Kinh cũng thông báo tuyên bố chung của hội nghị trên "ủng hộ lập trường của Trung Quốc về biển Đông".
Cùng ngày, Bộ ngoại giao Trung Quốc thông báo nội dung cuộc gặp giữa Thứ trưởng ngoại giao nước này, ông Lưu Chấn Dân với giới truyền thông Mỹ.
Trả lời câu hỏi của tạp chí Newsweek về việc "Trung Quốc có 'lằn ranh đỏ' ở biển Đông hay không", ông Lưu tuyên bố giới hạn của Bắc Kinh là Mỹ không được chọn bên ở biển Đông.
"Nghĩa là các anh [Mỹ] không được hỗ trợ đồng minh của mình để chống lại Trung Quốc," ông này nói.
Đề cập đến việc Philippines tích cực thúc đẩy tiến trình vụ kiện "đường chín đoạn" của Trung Quốc tại Tòa trọng tài thường trực (PCA) The Hague, Lưu Chấn Dân gay gắt gọi đây "hoàn toàn là thủ đoạn chính trị mà một bên muốn 'hạ nhục' bên còn lại".
Thứ trưởng Trung Quốc chỉ trích vụ kiện "sẽ trở thành án lệ xấu xí trong lịch sử luật pháp quốc tế", "các âm mưu đằng sau sẽ bại lộ theo thời gian".
Trong khi đó, tờ Thời báo Hoàn Cầu do báo đảng Trung Quốc Nhân dân Nhật báo chủ quản ngày 26/5 khơi lại việc Mỹ có kế hoạch bố trí 60% lực lượng trên biển của nước này tới châu Á-Thái Bình Dương trước năm 2030.
Tờ báo Trung Quốc tỏ ra bất mãn và đe dọa Mỹ về viễn cảnh "nếu Bắc Kinh cũng quyết định bố trí phần lớn lực lượng hải quân và không quân tới vùng biển Caribbean".
Hoàn Cầu cảnh cáo Washington khi giả thiết "tàu chiến Trung Quốc tiến vào vùng biển Caribbean tuần tra mỗi quý hai lần" và "kêu gọi các quốc gia vùng Caribbean đứng ra tranh giành lãnh thổ với Mỹ".
Biển Đông: Chính Bắc Kinh đang thúc đẩy bộ tứ chống TQ? - Ảnh 1.
Tàu sân bay USS John C. Stennis của Mỹ tuần tra trên biển Đông hôm 20/5. (Ảnh: Huanqiu)
Trung Quốc "cứng đầu" về vụ kiện biển Đông sẽ thúc đẩy "bộ tứ" chống Bắc Kinh
Trang The Christian Science Monitor của Mỹ cho biết, biện pháp Mỹ áp dụng để bảo vệ lợi ích của nước này tại Đông Á trong vài chục năm qua là củng cố hàng loạt mối quan hệ song phương.
Tín hiệu thành công đáng kể nhất của chính sách này là đến nay các đồng minh của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương đã hợp tác trực tiếp với nhau.
Đầu tiên là "quan hệ tam giác". Kể từ năm 2015, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ đã triển khai các cuộc đối thoại cấp cao về mọi vấn đề trên biển.
Tiếp đó là "quan hệ thương mại song phương", như việc Ấn Độ cho Philippines thuê máy bay trinh sát.
Tuy nhiên, các diễn biến này chưa cho thấy hiệu quả bởi Bắc Kinh gần như không có dấu hiệu "nhượng bộ" Mỹ và đồng minh ở châu Á.
Theo The Christian Science Monitor, vài tuần sắp tới sẽ là "khoảng thời gian then chốt".
Nếu Trung Quốc giữ lập trường cứng rắn "không thừa nhận, không tham dự, không chấp hành" khi đối diện với phán quyết của PCA, nhiều khả năng tổ hợp "bộ tứ" (Mỹ, Nhật, Australia và Ấn Độ) đối đầu Bắc Kinh sẽ hình thành.
John Rennie Short, giáo sư Trường chính sách công, Đại học Maryland (Mỹ) nhận định, mâu thuẫn Mỹ-Trung vốn có thể được xử lý ổn thỏa bởi lợi ích kinh tế của hai nước trên toàn cầu tương đồng ở nhiều phương diện.
"Nhưng hiện nay điều đáng ngại nhất là các 'sự cố nhỏ' ở biển Đông bị mất kiểm soát và diễn biến thành xung đột, kéo theo sự tham gia của nhiều bên," ông Short cho biết.
Thời gian qua, Bộ ngoại giao Trung Quốc đã liên tục cho các Đại sứ của mình ra mặt để "cướp tiếng nói" trên trường quốc tế về tranh chấp chủ quyền ở biển Đông.
Đại sứ Trung Quốc tại Anh Lưu Hiểu Minh sau khi đăng tải bài viết "Ai tạo ra tình hình căng thẳng ở biển Đông?" đăng trên tờ Financial Times, đã tiếp tục tổ chức buổi diễn thuyết tại Sở nghiên cứu chiến lược quốc tế London với chủ đề "Trung Quốc là sức mạnh kiên định gìn giữ hòa bình và ổn định ở biển Đông".
Đại sứ Trung Quốc tại Maldives Vương Phúc Khang đăng bài viết "Sự thật về vụ kiện biển Đông" trên báo chí nước này.
Đại sứ Trung Quốc tại Romania Từ Phi Hồng gửi bài "Bạn có hiểu về biển Đông?" trên tờ Chân lý, một báo lớn của Romania.
Đại sứ Trung Quốc tại Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) Thường Hoa tung bài "Vụ kiện biển Đông của Philippines vi phạm pháp lý quốc tế", đăng trên tờ Khaleej Times.
Theo Thế giới trẻ