Monday, December 1, 2014

Các dự án ‘nhạy cảm’ của Trung Quốc đang bủa vây Đà Nẵng

Đăng Bởi  - 

Du an ‘nhay cam’ dang bua vay Da Nang

Đồ họa:  L.Hiền 
UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế đã quyết định dừng dự án World Shine-Huế trên đèo Hải Vân. Nhưng không chỉ có Thừa Thiên-Huế, các dự án ‘nhạy cảm’ đang bủa vây Đà Nẵng.
Ngày 1.12, tại cuộc tiếp xúc cử tri của Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP Đà Nẵng, vấn đề dự án nước ngoài nằm tại các vị trí ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng lại được người dân Đà Nẵng chất vấn quyết liệt.
“Mất Hải Vân là thua chắc”
Các cử tri Võ Khắc Mai, Trần Phước Cừ cùng nhiều cựu chiến binh của quận Sơn Trà, Hải Châu, Cẩm Lệ… đã yêu cầu các ĐB kiến nghị QH, Thủ tướng hủy hẳn dự án World Shine-Huế trên đèo Hải Vân, giao lại đất cho Bộ Quốc phòng quản lý. “Chúng ta không thể chỉ tạm dừng mà phải thu hồi hẳn dự án đó” - cử tri Võ Khắc Mai bày tỏ.
Cử tri Trần Phước Cừ lại đề nghị Bộ Quốc phòng nhất định phải có chỉ đạo trực tiếp thu hồi dự án này. “Chúng ta cần phải giải quyết triệt để, không để xảy ra mầm mống hậu họa về sau”.
Các cử tri Đà Nẵng cũng bức xúc về thái độ của chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh Thừa Thiên-Huế khi nói dự án World Shine-Huế không ảnh hưởng gì đến quốc phòng. Họ đặt câu hỏi về tư duy quân sự của vị chỉ huy trưởng này và đề nghị truy trách nhiệm những người liên quan đến việc cấp phép cho dự án.
Trước những bức xúc của cử tri, Phó Chủ tịch QH Huỳnh Ngọc Sơn (nguyên Tư lệnh Quân khu 5) cho hay: “Trước đây tôi chịu trách nhiệm với Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ phòng thủ khu vực đèo Hải Vân, Sơn Trà và Phước Tường. Không thể để mất một trong ba điểm này. Nếu Đà Nẵng mất Sơn Trà mà giữ được Hải Vân thì còn có thể lấy lại được Sơn Trà. Nhưng nếu Đà Nẵng mất Hải Vân thì coi như thua chắc, khó lấy lại được”.
Phó Chủ tịch QH Huỳnh Ngọc Sơn cũng nhấn mạnh Hải Vân là vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng an ninh. Quân khu 5 được giao nhiệm vụ phòng thủ tại cả khu du lịch Lăng Cô và hòn Sơn Trà Con. “Cá nhân tôi đã gặp bộ trưởng Bộ Quốc phòng, gặp cả Thủ tướng để phản ánh việc này. Không thể để chuyện đó xảy ra được. Dừng dự án là đúng, còn việc cấp phép dự án thì sau này sẽ quy trách nhiệm cụ thể, bà con cứ yên tâm” - Phó Chủ tịch QH Huỳnh Ngọc Sơn nhấn mạnh.

Cũng theo phó chủ tịch QH, không vì lý do gì để có thể bất chấp việc phát triển kinh tế mà bỏ qua an ninh quốc phòng. “Giữa Bộ Quốc phòng và các địa phương trên toàn quốc đã ký một bản đồ về đất đai, thể hiện bằng ba màu. Trong đó, màu đỏ là không được xâm phạm, màu vàng thì có thể kết hợp kinh tế nhưng chỉ đối tác trong nước, còn màu xanh thì có thể mở rộng đối tượng kinh tế khác. Các đồng chí bên quân sự cần phải xem lại bản đồ đó” - ông Huỳnh Ngọc Sơn yêu cầu.
Chi hàng trăm triệu đồng trồng rau
Theo tìm hiểu của chúng tôi, các dự án ‘nhạy cảm’ đang bủa vây Đà Nẵng. Đầu tư nhiều nhất là Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Silver Shores (gọi tắt là Công ty Silver Shores, có lãnh đạo là người Trung Quốc, trụ sở tại số 8 Võ Nguyên Giáp, TP Đà Nẵng).
Trong các dự án của công ty này, đáng quan tâm nhất là dự án trồng rau tại thôn Cẩm Toại Tây (xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang) nằm ngay trên hướng rút quân trong các cuộc diễn tập phòng thủ quốc phòng của Đà Nẵng. Theo thông tin báo Pháp Luật TP.HCM có được, UBND huyện Hòa Vang đã phê duyệt quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh rau sạch, giao UBND xã Hòa Phong lập thủ tục cho thuê 11,6 ha đất nằm cạnh núi Phước Sơn với thời hạn năm năm (đến 2019).
Sáng 30.11, khi PV tìm tới đây thì dự án này đã bị chính quyền yêu cầu tạm dừng. Khu vực dự án vẫn được bao quanh bởi bờ rào bằng cột bê tông và dây thép. Bên trong chỉ còn lại lán trại và ba người bảo vệ là người địa phương.
Ông Nguyễn Trung (bảo vệ) cho hay: Dự án khởi động mới năm tháng và thu hoạch được một mùa vụ thì đã bị yêu cầu dừng lại. Trước đó, 15 công nhân trồng rau là người địa phương, còn kỹ sư hướng dẫn đều là người Trung Quốc nói tiếng Việt rất sõi. Mỗi tháng họ bỏ chi phí đầu tư, tiền nhân công, tiền ăn… cả trăm triệu đồng nhưng đợt rồi chỉ thu hoạch được một ít bí, rau. “Ban đầu tôi có hỏi kỹ sư Trung Quốc là làm thiệt hay giỡn vì tiền thuê đất, phân bón, công nhân… khá cao mà chỉ thu về rất ít nông sản. Họ bảo làm chủ yếu lấy rau về cho công nhân ăn vì ăn rau ở ngoài không đảm bảo” - ông Trung nói. Cũng theo ông Trung, chủ đầu tư dự án này đã trả tiền thuê đất trọn ba năm.
Được biết hiện lãnh đạo Đà Nẵng đã giao Sở TN-MT chủ trì, phối hợp với UBND huyện Hòa Vang kiểm tra, đề xuất hướng xử lý dự án này trước ngày 15.12.
Cùng với dự án trồng rau, Công ty Silver Shores còn có nhiều dự án được dư luận quan tâm. Cụ thể, dự án khu ký túc xá cho nhân viên Silver Shores (tại phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn) ban đầu được duyệt độ cao tĩnh không 64,5 m. Sau đó, Sư đoàn 375 nhận thấy vị trí công trình nằm giữa hai trận địa pháo phòng không C2 và C11 nên đã yêu cầu hạ thấp độ cao xuống 43,6 m.
Công ty này còn có dự án khu phức hợp bến cảng du thuyền trên sông Hàn tại cảng cá Thuận Phước (cũ) nằm ngay khu vực cửa vịnh Đà Nẵng, nơi cửa sông Hàn giáp với biển và sát ngay cảng quân sự Tiên Sa, bán đảo Sơn Trà. Tháng 3.2014, dự án được UBND TP Đà Nẵng phê duyệt quy hoạch 1/500. Tuy nhiên, sau đó Bộ Tư lệnh Quân khu 5 đề nghị không cấp giấy phép tổ chức các hoạt động trên không như bay mô hình, bay dù lượn, canô kéo dù bay, thả khinh khí cầu… Công ty này còn muốn thực hiện dự án tàu đáy kính ngắm san hô tại khu vực Sơn Trà (phạm vi hoạt động của du thuyền lên tới 20 hải lý).
Lê Phi (Pháp luật TP.HCM)
Dừng dự án ở đèo Hải Vân là chính đáng
Chiều 1.12, trả lời câu hỏi của báo chí về dự án ở khu vực đèo Hải Vân, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho biết: Đến giờ này UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế đã quyết định dừng dự án là có cơ sở chính đáng. Các cơ quan chức năng phải tiếp tục xem xét, nghiêm túc rút kinh nghiệm trong việc cấp phép dự án. Ngay cả trong hợp đồng của dự án này cũng có những sơ hở cần lưu ý.
Chính phủ cũng đã chỉ đạo các bộ, ngành chức năng cùng địa phương phải nhanh chóng rút ra bài học kinh nghiệm từ dự án, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
T.Hằng

Campuchia trục xuất người Thượng theo yêu cầu của Việt Nam

PHNOM PENH (NV) .- Ông Nguon Koeun, một thiếu tướng cảnh sát của Campuchia vừa cho biết sẽ đáp ứng yêu cầu của Việt Nam, trục xuất những người thiểu số đang lánh nạn ở Campuchia.


 Một khu tái định cư cho những người thiểu số bị mất nhà, mất đất vì các dự án thủy điện ở Tây Nguyên. Phần lớn những khu tái định cư này bị bỏ hoang vì chất lượng quá tồi tệ, dân chúng không chịu ở. (Hình: Lao Động)

Việt Nam đã gửi một danh sách ghi tên 16 người thiểu số, cư trú tại Tây Nguyên, tháng trước đã chạy sang Campuchia lánh nạn và đề nghị Campuchia bắt giữ, trục xuất những người thiểu số này. Báo chí Campuchia cho biết, cả 16 người đang tạm trú tại vùng Lumphat, thuộc tỉnh Ratanakkiri. Một tỉnh nằm ở phía Bắc Campuchia.

Tuy tuyên bố sẽ thực hiện yêu cầu của Việt Nam, song tướng Koeun phủ nhận thông tin cho rằng, cảnh sát Campuchia đã bắt giữ 16 người thiểu số này.

Trước thông tin vừa kể, bà Vivian Tan, một nhân viên của Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) tại Campuchia, cho biết, UNHCR đang làm việc với  chính quyền Campuchia để xác định 16 người mà Việt Nam đề nghị Campuchia trục xuất có hội đủ điều kiện để được xem là người tỵ nạn hay không.

Theo bà Tan, UNHCR đã khuyến cáo Campuchia khoan trục xuất những người này vì có thể họ sẽ gặp nguy hiểm khi bị trả về Việt Nam. Tướng Sok Phal, nhân vật đứng đầu Văn phòng Di trú của Bộ Nội vụ Campuchia, vừa khẳng định, chỉ chính phủ Campuchia mới quyết định 16 người thiểu số vừa kể có phải là người tỵ nạn hay không.

Xưa nay, Campuchia vẫn là nơi mà nhiều người thiểu số ở Tây Nguyên chạy sang lánh nạn khi bị chế độ Hà Nội đàn áp vì không chịu từ bỏ niềm tin tôn giáo của họ và tranh đấu đòi quyền sống.

Các nghiên cứu của một số chuyên gia khoa học xã hội tại Việt Nam nhiều lần khẳng định, những sắc tộc bản địa ở Tây Nguyên không còn không gian sinh tồn riêng và rất nghèo khổ vì bị tước đoạt đất đai. Nam ngoái, một báo cáo của Ủy ban Dân tộc thuộc nhà cầm quyền CSVN xác nhận, tại Tây Nguyên hiện có hơn 20,000 gia đình thiếu cả đất để ở lẫn đất canh tác.

Người thiểu số ở Tây Nguyên đã nổi dậy hai lần. Ngoài lần đầu tiên vào năm 2001 và sau đó có hàng ngàn người vượt biên sang Cambodia xin tị nạn chính trị, họ còn đồng loạt nổi dậy thêm một lần nữa vào tháng 4 năm 2004.

Hiệp hội người thiểu số Việt Nam tại Hoa Kỳ đã nhiều lần lên tiếng tố cáo về việc nhà cầm quyền CSVN đang giam giữ từ vài trăm đến hàng ngàn người thiểu số tham gia các cuộc nổi dậy này. Đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế can thiệp để những tù nhân đó không “chết dần, chết mòn” trong tù.

Tuy chế độ Hà Nội đã đề ra nhiều chính sách, kế hoạch để ngăn chặn, hóa giải bất ổn song các chuyên gia nhận định, những chính sách, kế hoạch đó “chồng chéo, phân tán, không phù hợp với đặc điểm của từng sắc tộc”. Nguồn lực đầu tư phát triển từ các chính sách, kế hoạch mang tầm vóc quốc gia khi xuống đến các địa phương chỉ còn là những công việc “vụn vặt” để lấy “thành tích”.

Năm ngoái, Bộ Công an CSVN đã dùng các vụ nổi loạn của người thiểu số ở vùng Tây Bắc Việt Nam và Tây Nguyên để vận động Ủy ban Thường vụ của Quốc hội gia tăng đầu tư cho cảnh sát cơ động – lực lượng vũ trang của công an, chuyên thực hiện nhiệm vụ trấn áp.

Ngoài trang bị cá nhân, hơn hẳn quân nhân, năm ngoái, cảnh sát cơ động được trang bị thêm cả B.40, xe bọc thép. Qua “Pháp lệnh Cảnh sát cơ động”, Ủy ban Thường vụ của Quốc hội CSVN còn cho phép lực lượng này mua phi cơ, tàu thủy và “nổ súng trấn áp bạo loạn, tụ tập đông người phá rối an ninh”. (G.Đ)

12-01-2014 1:06:14 PM

Công chúng đòi hoãn xử tử hình, xét lại một án oan

SÀI GÒN (NV) .- Một số nhóm vận động cho dân chủ, nhân quyền và rất nhiều người sử dụng Internet tại Việt Nam đang kêu gọi hoãn thi hành án tử hình đối với ông Hồ Duy Hải và xét lại bản án.


 Ông Hồ Duy Hải – nhân vật mà nhiều người tin là bị kết án oan sắp bị tử hình. (Hình: Gia đình cung cấp cho tờ Lao Động)

Hôm 25 tháng 11-2014, đại diện Tòa án tỉnh Long An đã đến gặp bà Nguyễn Thị Loan, mẹ ông Hồ Duy Hải để vận động bà chấp nhận việc thi hành án tử hình ông Hải bằng cách tiêm thuốc độc. Cũng vì vậy, nhiều người cho rằng, việc vận động hoãn thi hành án tử hình đối với ông Hải cũng như đề nghị xét lại bản án cần được thực hiện rốt ráo, mãnh liệt hơn trước khi quá muộn.

Tháng 3 năm 2008, người ta phát giác hai nữ nhân viên của Bưu điện Cầu Voi ở tỉnh Long An bị giết tại nơi làm việc. Kết quả điều tra xác định, hai nạn nhân bị hung thủ dùng thớt gỗ, ghế xếp bằng inox đập vào đầu, bóp cổ, dùng dao cắt cổ. Sau đó hung thủ lấy một số tiền, vàng và khoảng 50 sim card điện thoại.

Khoảng ba tháng sau, Công an tỉnh Long An bắt Hồ Duy Hải, một sinh viên, rồi tuyên bố ông Hải là thủ phạm vụ án “giết người”, “cướp tài sản” xảy ra tại Bưu điện Cầu Voi. Cả Hội đồng xét xử sơ thẩm lẫn phúc thẩm cùng chấp nhận Kết luận điều tra của Công an, Cáo trạng của Viện Kiểm sát, tuyên án tử hình ông Hải, bất chấp ông một mực kêu oan và các luật sư nêu ra hàng loạt bằng chứng cho thấy đây là một oan án.

Bằng chứng rõ ràng và thuyết phục nhất là các dấu vân tay mà Công an tỉnh Long An thu thập được tại hiện trường không phải là dấu vân tay của ông Hải. “Kết luận giám định” của  Phòng Kỹ thuật hình sự, Công an tỉnh Long An khẳng định: “Các dấu vân tay thu được tại hiện trường vụ án không phát hiện trùng với điểm chỉ 10 ngón trên chỉ bản của Hồ Duy Hải”.

Cả Công an lẫn Viện Kiểm sát Long An không điều tra những dấu vân tay đó là của ai (?), tại sao lại có khắp nơi ở hiện trường và lập luận, ông Hải đã từng nhận tội nên ông Hải là thủ phạm.

Tương tự, kết quả giám định các mẫu máu thu được tại hiện trường chỉ được kết luận chung chung là “máu người nhưng không xác định được nhóm máu do mẫu đã bị phân hủy”, bởi bốn tháng sau khi xảy ra vụ án, Công an tỉnh Long An mới gửi mẫu máu đi giám định. Hệ thống tư pháp ở Long An không thể xác định đó là mẫu máu của ông Hải.

Kết luận Điều tra và Cáo trạng xác định, ông Hải dùng thớt gỗ đập vào đầu nạn nhân nhưng lại không thu được thớt gỗ đó. Thớt gỗ hiện được xem là “hung khí” do bạn của hai nạn nhân mua và nộp cho Công an theo yêu cầu của Công an.

Tương tự con dao mà hung thủ dùng để cắt cổ hai nạn nhân bị các Điều tra viên ra lệnh cho dân phòng dọn dẹp hiện trường đốt bỏ. Con dao hiện là “hung khí” do những nhân viên của Bưu điện Cầu Voi mua và nộp cho Công an theo yêu cầu của Công an.

Các luật sư tình nguyện bào chữa cho ông Hải còn phát giác, trong hồ sơ vụ án, có rất nhiều biên bản hỏi cung bị các Điều tra viên thêm, bớt, sửa chữa, không hề có chữ ký của cả người thêm, bớt, sửa chữa lẫn của ông Hải… Kể cả những lời khai về “hung khí” để phù hợp với “tang vật” mà Công an thu giữ…

Trong vài năm gần đây, một số luật sư và nhiều tờ báo đã liên tục đề nghị xét lại toàn bộ vụ án “giết người”, “cướp tài sản” này song hệ thống tư pháp không thèm quan tâm và nay thì Tòa án Long An dự tính thi hành bản án tử hình ông Hải.

Án oan vẫn là chuyện thường thấy tại Việt Nam, nhưng đưa một người được nhiều người cho là bị kết án oan ra tử hình như trường hợp ông Hải thì chưa từng thấy.

Hồi tháng 8 vừa qua, Tòa án Tối cao CSVN đã đề nghị hủy bản án tử hình ông Hàn Đức Long, giao vụ án này cho Viện Kiểm sát Tối cao điều tra lại. Đó là lần thứ hai Tòa án Tối cao của Việt Nam đề nghị hủy bản án tử hình ông Hàn Đức Long. Trước nay, công chúng, các luật gia, báo giới ở Việt Nam vẫn tin rằng ông Long bị kết án oan.

Hồi năm 2005, Công an tỉnh Bắc Giang kêu gọi dân chúng tố giác thủ phạm đã cưỡng hiếp và giết một bé gái. Có hai phụ nữ là mẹ con, từng tranh chấp đất với ông Long, gửi đơn tố giác ông. Đây là lý do khiến Công an tỉnh Bắc Giang bắt ông Long.

Trong tù, ông Long nhận là thủ phạm nhưng tại Tòa, ông Long kêu oan và tố giác công an đã tra tấn ông để buộc ông nhận tội. Ông Long bảo rằng, ông nhận tội “giết người” và “hiếp dâm trẻ em” với hy vọng có thể sống sót để kêu oan trước tòa.

Cả phía công tố lẫn tòa án các cấp đều không thèm nghe ông Long kêu oan. Thậm chí khi các luật sư đưa ra hàng loạt bằng chứng chứng minh, có nhiều chứng cứ cho thấy ông Long vô tội, thời điểm bé gái bị cưỡng hiếp và bị giết, ông Long đang xay thóc với hàng chục người nhưng những cơ quan này không thèm xem xét.

Ông Long bị tòa án cấp sơ thẩm và tòa án cấp phúc thẩm kết án tử hình. Tòa án Tối cao hủy án, yêu cầu điều tra lại. Khi xử sơ thẩm và phúc thẩm lần thứ hai, cả Tòa án tỉnh Bắc Giang lẫn Tòa Phúc thẩm của Tòa án Tối cao vẫn tuyên án tử hình ông Long.

Gần đây, sau khi nhiều giới (đại biểu Quốc hội, các luật gia, báo giới, công chúng) chỉ trích kịch liệt, Hội đồng Thẩm phán Tòa án Tối cao yêu cầu giám đốc thẩm, hủy bản án tử hình mà hệ thống tòa án đã dành cho ông Long thêm một lần nữa. (G.Đ)

Dân chủ và biểu tượng

Winston Churchill, cựu thủ tướng Anh quốc, có lần nói đùa nhưng rất có lý rằng, “Dân chủ là mô hình dở nhất của một chính quyền, trừ tất cả những mô hình được biết tới từ trước đến nay.”

Tức là dân chủ không phải là một mô hình hoàn hảo, nhưng là liệu pháp giải quyết tốt nhất mà nhân loại có được trong lịch sử của mình.

Nhìn nhận rõ nhất các giá trị dân chủ là những người đã từng trải qua hệ thống phi dân chủ. Karl Popper (1902-1994), nhà triết học người Áo, người đề xuất các ý tưởng về một xã hội mở trong đó sự bất đồng chính kiến được chấp nhận và được xem như một tiền đề để tiến tới việc xây dựng một xã hội hoàn thiện, viết rằng, “Một ai đó từng sống trong một mô hình quyền lực độc tài mà không thể loại bỏ nó nếu không đổ máu, sẽ hiểu rằng, mặc dù dân chủ, không phải là hoàn thiện, nhưng nó tạo nên một cái gì đó để suy nghĩ và xứng đáng chết vì nó.”

Tôi là người đã sống ở cả hai chế độ Cộng Sản ở Việt Nam và Ba Lan. Tôi đã tới và trải nghiệm tự do dân chủ ở nhiều quốc gia như Ðức, Pháp, Úc, Canada hay Mỹ, là chứng nhân của sự sụp đổ chế độ Cộng Sản ở Ba Lan (năm 1989) và chứng kiến tiến trình xây dựng dân chủ nhọc nhằn, khó khăn nhưng thành công trên đất nước này qua 25 năm nay. Vì thế tôi là người hiểu biết và trân trọng các giá trị dân chủ, mà theo tôi, trước hết là quyền được bầu cử tự do, báo chí truyền thông tự do và nhà nước được tạo nên trên nền tảng của các định chế có khả năng kiểm soát trật tự xã hội.

Dân chủ là số đông, dù không nhất thiết đồng ý, nhưng phải biết tôn trọng chính kiến của thiểu số còn lại. Bởi vì dân chủ được xây dựng trên hệ thống của các lập trường, quan điểm đối nghịch nhưng song song là sự thỏa hiệp.

Trong chế độ dân chủ, các đảng phái hoặc tổ chức chính trị, ít nhất hai, tranh giành quyền lực nhà nước, cạnh tranh nhau bằng các chương trình, mà xã hội thông qua lá phiếu cử tri ủy nhiệm cho họ quyền quản trị điều hành đất nước.

Trong trường hợp, không một đảng chính trị nào đạt được đa số tuyệt đối số phiều bầu, hoặc đa số ghế trong Quốc Hội, một chính phủ liên minh sẽ được thành lập với sự tham gia của đối thủ. Tuy nhiên, tiếng nói quyết định cuối cùng sẽ thuộc về đảng mạnh hơn.

Hans Kelsen (1881-1973), một nhà luật học người Mỹ gốc Áo nói rằng, “Dân chủ, không thể chối cãi và chắc chắn, là một nhà nước đảng trị.” Có nghĩa rằng, các đảng phái chính trị thực thi vai trò tổ chức cũng như chuyển tải ý nguyện chính trị của nhân dân, đồng thời là trung gian giữa nhân dân với các cơ quan nhà nước.

Tuy nhiên, sự tranh đua các mục đích chính trị không loại trừ khả năng tìm kiếm giải pháp chung. Dân chủ đặt ra sự tranh đua, nhưng không phải tranh đua cho bản thân nó. Logic của thể chế đòi hỏi sự sáng suốt xây dựng sự thỏa hiệp. Không có sự thỏa hiệp và đồng thuận về lập trường, nhiều khi chỉ là sự bắt buộc phải chấp nhận nó ở vị thế thiểu số, sẽ không thể vận hành được bộ máy dân chủ. Diễn đàn nằm trong khuôn khổ các định chế dân chủ để tìm kiếm sự thỏa hiệp giữa các đảng phái chính trị chính là Quốc Hội đa đảng. Dân chủ khác biệt với các thể chế không dân chủ là, sự thỏa hiệp trong nó không chỉ là khả năng có thể mà còn là sự mong muốn.

Leszek Kolakowski (1927-2009) người Ba Lan, một trong số ít các nhà triết học của Ðông Âu giành được sự thừa nhận ở đỉnh cao tri thức ở Châu Âu và thế giới, nói rằng, “Dân chủ là một công cụ chuyển tải những cuộc xung đột giữa các cá nhân và cho phép giải quyết, đôi khi thậm chí loại bỏ, đôi khi làm suy yếu đi, mà không cần sử dụng bạo lực.”

Những người tham gia các cuộc tranh luận xã hội, cần phải có ý thức tôn trọng chính kiến khác mình. Ðiều này sẽ tạo ra nên sự hài hòa, ổn định trật tự và kìm hãm những cảm xúc xã hội cực đoan. Các chế độ độc tài ở mọi nơi luôn luôn gạt bỏ sự thỏa hiệp và tiêu diệt khả năng phát triển của các khuynh hướng chính trị khác ngoài khuynh hướng mà chúng định hướng.

Việt Nam hiện nay nằm trong hệ thống chính trị độc đảng cầm quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam, không có lực lượng đối lập trong Quốc Hội. Ðây là một nền cai trị hoàn toàn áp đặt, không có sự lựa chọn tự do của cộng đồng xã hội. Không một khuynh hướng chính trị nào khác ngoài ý thức hệ Mác-Lenin chen chân được vào Quốc Hội. Cho nên tất cả các kỳ họp của cái gọi là “quốc hội” bao giờ cũng “thành công tốt đẹp” và các chủ trương, chính sách đạt đồng thuận đến hơn 90%.

Trong một bối cảnh như thế, đi tìm một biểu tượng chung cho tổ quốc Việt Nam, thậm chí cho phong trào tranh đấu dân chủ là chưa đúng thời điểm.

Hiện nay đã hình thành một số nhóm dân sự trong nước, như Hội Phụ Nữ Nhân Quyền, Hội Cựu Tù Binh Lương Tâm, Con Ðường Việt Nam, Hội Anh Em Dân Chủ, Hội Nhà Báo Ðộc Lập, Hội FC-NO U, v.v... Mỗi hội, nhóm đều có logo riêng, thể hiện đường lối, tiêu chí hoạt động của mình. Tuy nhiên những hoạt động của các hội, nhóm này đang trong bước khởi đầu, rất manh mún, chưa đủ mạnh để thu hút một phong trào xã hội rộng lớn trên bình diện cả nước, nên logo chỉ dừng lại ở vị trí biểu tượng của nhóm ấy mà thôi.

Biểu tượng của phong trào tranh đấu xã hội thường tự nó nảy sinh từ phong trào và mặc nhiên được thừa nhận, ví dụ như hoa hồng ở Georgia, màu cam ở Ukraina, mảnh vải Jeans ở Belarus, hoa lài ở Tunesia, hay cái dù ở Hồng Kông...

Chọn lựa biểu tượng của tổ quốc Việt Nam, lại càng khó hơn với một chiều dài lịch sử phức tạp, dường như triều đại sau luôn xóa bỏ mọi biểu tượng của triều đại trước, chiến tranh Nam-Bắc huynh đệ tương tàn, rồi cả nước bị đẩy vào vòng cai trị của ÐCSVN.

Do đó mọi sự chọn lựa hiện hay, cho dù lý luận như thế nào về sự ra đời hay cội nguồn, cũng đều chỉ là của một thiểu số, không được nhân dân ba miền của một nước Việt Nam thống nhất chọn lựa dân chủ thông qua một Quốc Hội do dân bầu ra, hoặc thậm chí một cuộc trưng cầu dân ý. Vì thế không thể nào áp đặt biểu tượng của một thiểu số nào đó lên phần còn lại. Mọi tranh cãi, cố lý giải cho khuynh hướng của mình đều mất thời gian và không đi đến đâu.

Tuy nhiên, vì đấu tranh và mong muốn Việt Nam có một xã hội tự do dân chủ và công bằng, từng nhóm thiểu số có quyền gìn giữ và trân trọng biểu tượng của mình, thậm chí cả khi biểu tượng chung được lựa chọn dân chủ mà không phù hợp với mong muốn riêng.

Dân chủ là một mục tiêu chung tối thượng, không thể vì biểu tượng nọ, logo kia của từng hội, nhóm thiểu số mà cản trở nó.

Dân chủ cũng là một sân chơi bình đằng và lành mạnh với những nguyên tắc phổ quát bất di bất dịch. Chấp nhận dân chủ thì phải chấp nhận các nguyên tắc ấy của luật chơi.

12-01- 2014 3:08:13 PM
Lê Diễn Ðức

Hàng chục ngàn vụ phá rừng, chỉ 10 vụ được xử

VIỆT NAM (NV) - Rừng ở Việt Nam đang bị khai thác cạn kiệt lan tràn, song số vụ xử phạt xâm hại rừng vẫn vô cùng ít ỏi.

Tờ Lao Ðộng cho biết, các vụ phá rừng không chỉ chặt hết gỗ quý, săn bắt động vật hoang dã, đào bới khai khoáng mà còn chiếm đất rừng để chuyển sang các mục đích sử dụng khác, vụ lợi cá nhân...


Hiện trường vụ phá rừng tại huyện Phước Sơn chỉ xử lý cho có. (Hình: báo Lao Ðộng)

Ðó là một trong những nội dung “làm nóng” hội nghị tổng kết công tác quản lý và bảo vệ rừng năm 2014 do Tổng Cục Kiểm Lâm, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tổ chức tại Ðà Nẵng ngày 1 tháng 12.

Theo Tổng Cục Kiểm Lâm Việt Nam, chỉ trong 10 tháng đầu năm 2014, cả nước có trên 21,000 vụ vi phạm pháp luật về quản lý và bảo vệ rừng. Tuy nhiên chỉ có 195 vụ được đưa ra xử lý hình sự. Và trong số 195 vụ đó, cũng chỉ 10 vụ được đưa ra xét xử, chiếm 5%.

Vẫn theo Tổng Cục Kiểm Lâm, có đến 2,000 vụ phá rừng trái phép với diện tích trên 600 hecta; 10,345 vụ vi phạm lâm luật về khai thác, chế biến vận chuyển và mua bán trái phép gỗ rừng, tịch thu trên 22,600 m3 gỗ; gần 400 vụ vi phạm về quản lý, mua bán vận chuyển tiêu thụ động vật hoang dã với trên 5,000 các thể động vật bị xâm hại...

Ông Ðỗ Trọng Kim, phó tổng cục trưởng Cục Lâm Nghiệp, cho biết, việc khai thác lâm sản trái phép vẫn diễn ra ở những nơi còn nhiều diện tích rừng tự nhiên, còn nhiều gỗ thương mại cao; những vùng rừng giáp ranh giữa các địa phương. Các “điểm nóng” là Ðắk Nông, Ðắk Lắk, Quảng Nam, Quảng Bình, Sơn La, Bắc Cạn... với nhiều vụ phá rừng phòng hộ, rừng sản xuất để chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng.

Ngoài việc lâm tặc đốn hạ gỗ quý, buôn bán động vật hoang dã, phá rừng để khai khoáng,... tình hình phá rừng để lấy đất trồng rừng, trồng cây công nghiệp hoặc để chiếm dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đang diễn biến phức tạp tại các địa phương.

Ông Hà Công Tuấn, thứ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn cho biết, dù đã có nhiều tiến bộ, số vụ vi phạm lâm luật giảm, song diện tích và lâm sản bị triệt hạ, buôn bán lại gia tăng.

Ðặc biệt là các vụ việc chiếm đất rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng diễn ra ở các lâm phận, các nông trường, các chính quyền cơ sở được nhà nước giao đất để quản lý xảy ra khá gay gắt thời gian qua, nhất là ở các tỉnh Tây Nguyên và Bình Phước. Số vụ chống người thi hành công vụ, ngăn cản lực lương chức năng... diễn ra nhiều, phức tạp và tồn đọng kéo dài. (Tr.N)

12-01-2014 2:37:42 PM

Làm giấy tờ xe giả, 2 sĩ quan công an bị điều tra

BẾN TRE (NV) - Nhận tiền hối lộ từ nhóm người chuyên mua bán xe gian để làm giấy tờ hợp thức hóa cho nhiều loại xe không rõ nguồn gốc, nhiều sĩ quan công an đã bị bắt và đình chỉ công việc.

Tờ Dân Trí đưa tin, liên quan đến vụ nhận hối lộ để làm giấy tờ xe giả tại công an tỉnh Bến Tre, ngày 30 tháng 11, ông Ðoàn Thế Tân, chánh văn phòng công an Bến Tre cho biết, hai sĩ quan thuộc Ðội Ðăng Ký của Phòng Cảnh Sát Giao Thông (CSGT) Ðường Bộ-Ðường Sắt, đã bị tạm đình chỉ công tác để điều tra.


Nếu không có sự tiếp tay của CSGT, giấy chủ quyền xe khó có thể bị làm giả. (Hình: Internet)

Theo đó Trung Úy Phạm Ðức Toàn, cán bộ tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận đăng bộ xe và Trung Úy Nguyễn Nhựt Cường, cán bộ kiểm tra và lưu trữ hồ sơ bị tạm đình chỉ công tác từ ngày 29 tháng 11, thời gian tạm đình chỉ là 1 tháng để điều tra vì dấu hiệu cố tình làm trái quy định khi giải quyết hồ sơ đăng ký xe.

Hai cán bộ CSGT này được cho là có dấu hiệu cố tình làm lơ một số quy định khi làm hồ sơ đăng ký xe để trục lợi cá nhân.

Việc đình chỉ công tác này nhằm phục vụ điều tra, làm rõ một số sai phạm liên quan đến đường dây nhận hối lộ để làm giấy tờ xe giả mà công an tỉnh đã khởi tố, điều tra cách đây hơn một tháng.

Trước đó, công an Bến Tre đã bắt tạm giam 4 tháng Trung Úy Nguyễn Quốc Lâm, Phòng CSGT Ðường Bộ-Ðường Sắt Bến Tre, để điều tra hành vi nhận hối lộ để làm giấy tờ, hợp thức hóa xe không rõ nguồn gốc. Ông Lâm được xác định là một mắt xích quan trọng trong đường dây này.

Cảnh sát điều tra công an Bến Tre cũng đã khởi tố và bắt giam: ông Bùi Văn Thạch, ngụ thành phố Biên Hòa, Ðồng Nai; ông Nguyễn Hoàng Khanh, ngụ tỉnh Tiền Giang; bà Nguyễn Thị Giàu, huyện Mỏ Cày Nam, Bến Tre và ông Lâm để điều tra về hành vi đưa và nhận hối lộ nhằm làm giấy tờ giả.

Theo điều tra ban đầu, Thạch, Khanh và Giàu chuyên thu gom các loại xe tải nhẹ, xe tay ga đời mới từ nhiều nguồn khác nhau nhưng chưa có giấy chủ quyền để móc nối với Lâm hợp thức hóa hồ sơ đem bán.

Vụ việc bị đổ bể khi một người dân mua một trong những xe trên gây tai nạn tại huyện Bình Ðại, tỉnh Bến Tre. (Tr.N)
12- 01-2014 2:33:43 PM

Trung Quốc: Quân đội phục vụ đất nước hay cho Đảng Cộng sản?

 Li Wenlong 2 Tháng Mười Hai , 2014

Quân đội Trung Quốc hét to trong cuộc diễu hành tại Bắc Kinh ngày 7/7/2014. Một cuộc tranh luận đang nổ ra bên trong lực lượng quân đội Trung Quốc về việc liệu nó phục vụ Đảng Cộng sản Trung Quốc hay phục vụ quốc gia (Ảnh Internet)

Cuộc tranh luận đang diễn ra trong nội bộ Đảng Cộng Sản Trung Quốc, quân đội và người dân Trung Quốc về vai trò thực sự của quân đội.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây của Đài Truyền hình Phượng Hoàng (Hồng Kông), Thiếu tướng La Viên của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã kể ra những thách thức mà quân đội Trung Quốc phải đối mặt khi sự kỳ vọng của người dân thay đổi. Người dân cho rằng quân đội nên tránh xa khỏi chủ nghĩa Mao và ý thức hệ cộng sản, hạ thấp giọng điệu hung hăng đối với các quốc gia khác và ngừng dính mắc vào các cuộc xung đột trong nội bộ Đảng.
Điểm chốt yếu đằng sau những mong muốn thay đổi là người dân Trung Quốc muốn quân đội phục vụ cho đất nước chứ không phải cho Đảng Cộng Sản.
Những lời kêu gọi quốc gia hóa quân đội không chỉ đến từ người dân Trung Quốc.
Trên một ấn phẩm của Nhật báo Phương Đông (Hồng Kông), bình luận viên Peter Vương cho hay, môi trường địa chính trị toàn cầu thay đổi đang khiến các tướng lĩnh quân đội có suy nghĩ độc lập hơn. Kết quả là, các sỹ quan cao cấp ấy đã không thể tiếp tục trung thành với Đảng và các lãnh đạo mà không cần phải hỏi tại sao như họ đã và đang làm như vậy. Ông Vương cũng phỏng đoán, các quan chức cấp cao bên trong PLA có thể cũng đã thảo luận về vấn đề này.
—————————————————–

Bằng chứng xung đột về tư tưởng trong nội bộ quân đội thường được thấy trên các ấn bản của nó

—————————————————–
Gần đây, Đảng đã chống lại các quan điểm kêu gọi quốc gia hóa.
Trong bài phát biểu tại cuộc họp công tác chính trị ở tỉnh Phúc Kiến diễn ra từ ngày 30/10 đến 2/11, Chủ tịch Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình đã nhắc lại các nguyên tắc của Đảng lãnh đạo quân đội.
Ngày 3/11, một ngày sau buổi bế mạc của hội nghị Cổ Điền, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ – thời báoHoàn Cầu đã xuất bản một bài xã luận của Thiếu tướng La Viên với tựa đề “Quốc gia hóa quân đội sẽ dẫn đến sự đổ vỡ của Đảng và Nhà nước”.

“Quyền lực có được từ nòng súng”

Động thái phản đối của Đảng không có gì là ngạc nhiên.
Tuyên bố kinh điển về vai trò của quân đội đối với chính quyền Trung Quốc thường được trích dẫn qua một câu nói của Mao Trạch Đông: “Quyền lực có được từ nòng súng”. Theo đó, việc kêu gọi quốc gia hóa quân đội sẽ đe dọa trực tiếp đến quyền lực của Đảng.
Bằng chứng xung đột về tư tưởng trong nội bộ quân đội thường được thấy trên các ấn bản của nó, trong đó Đảng trình bày những luận điểm chống lại tư tưởng quốc gia hóa.
Hôm 13/10, trang nhất của cổng thông tin điện tử của quân đội Trung Quốc, được bảo trợ bởi Nhật báo PLA, đăng tải một bài viết trong đó cảnh báo về “chiến tranh về ý thức hệ phức tạp và nguy hiểm hơn bao giờ hết” và cáo buộc “các thế lực thù địch phương Tây” đang “cố gắng gây nhầm lẫn trong lực lượng bằng việc ủng hộ quốc gia hóa quân đội” và “giải phóng quân đội khỏi sự kiểm soát của Đảng và cuộc tranh giành quyền lực chính trị”.
Ngày 27/10, một bài xã luận tiếp tục được đăng trên trang nhất kêu gọi “tầm quan trọng của việc tuân theo mệnh lệnh của Đảng trong mọi điều kiện”.
Bài xã luận được tổng hợp từ hai bài đăng trên tạp chí hồi tháng 8, gồm một bài đăng ngày 6/8, trong đó tạp chí quân đội ĐCSTQ cảnh báo “thế lực thù địch” đang cố gắng dùng “việc quốc gia hóa quân đội” để làm lung lay quân đội, và bài viết ngày 11/8 trong đó Nhật báo PLA trích dẫn lời của Tổng cục Chính trị PLA kêu gọi quân đội “kiên quyết ngăn chặn tự do chính trị”.

Quan điểm quốc tế về việc quốc gia hóa quân đội

Các luận điểm về việc quốc gia hóa quân đội được xuất bản hầu hết trên các tạp chí truyền thông nước ngoài.
Trưởng ban biên tập của tạp chí Triển vọng Trung Quốc (Mỹ), ông Trần Khuê Đức đã chỉ ra, trong thế kỷ 21, ĐCSTQ là cơ quan cầm quyền duy nhất trên thế giới công khai phản đối quốc gia hóa quân đội.
Ông Trần chỉ ra, ngay cả ở Trung Quốc, lập trường như vậy là vi phạm hiến pháp, trong đó quy định: “Các lực lượng vũ trang của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thuộc về nhân dân”.
Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) trích dẫn bình luận của Trưởng ban biên tập của tạp chí Phòng thủ Quốc tế Châu Á-Thái Bình Dương (Đài Loan), ông Trịnh Cát Văn: “Quốc gia hóa quân đội là là một tiêu chí quan trọng trong việc [nhận định] nền dân chủ của một quốc gia”.
“Nếu quân đội không thể tránh khỏi các cuộc đấu đá chính trị và để phục tùng cho một vài cá nhân hay một đảng phái, sẽ dẫn tới việc phát sinh nhiều rào cản và những vấn đề không thể tưởng tượng nổi khi đất nước hướng đến dân chủ và hiện đại hóa”.
Tào Tư Nguyên, một học giả nổi tiếng Trung Quốc đã đăng trên blog tại Đại lục một bài tổng kết nghiên cứu hiến pháp của 110 quốc gia, trong đó 84 nước quy định quân đội thuộc về nhà nước. Tại những quốc gia còn lại, nhà nước không chính thức kiểm soát toàn bộ quân đội, mặc dù hiến pháp không ghi rõ ràng về vấn đề này. Bởi vậy, việc quốc gia hóa quân đội là tiêu chuẩn toàn cầu, ông Tào kết luận.

Cuộc khủng hoảng trong nội bộ Đảng

Ngày 03/11, tại hội nghị công tác chính trị quân sự, các quan chức của PLA đã lên tiếng khẳng định sẽ trung thành tuyệt đối với Chủ tịch Tập Cận Bình. Sự kiện đánh dấu lần thứ 15 trong năm khi một số quan chức quân đội cấp cao công khai tuyên thệ trung thành lãnh đạo chế độ, vốn được coi là điều hiếm hoi trong lịch sử tồn tại của Đảng. Các nhà phân tích xem nó như dấu hiệu về cuộc khủng hoảng lớn trong nội bộ Đảng.
Quay trở lại tháng 7, Thượng tướng Lưu Á Châu đã viết trên tạp chí nổi tiếng Khứ Sự của Đảng rằng, PLA được tiếp tục giữ lại bởi sự phục tùng mù quáng, điều vốn dẫn đến sự sụp đổ của triều đại nhà Thanh.
Ông cũng đi xa hơn trong việc dự đoán chế độ sẽ “phải chịu số phận tồi tệ hơn triều đại nhà Thanh”. Một cuộc chiến quy mô lớn và kéo dài sẽ nổ ra bên trong đất nước hoặc dọc biên giới”.
Bài viết của Li Wenlong, xuất bản lần đầu trên Đài Tiếng nói Hy Vọng. Xem bài gốc tại đây.
Quan điểm được thể hiện trong bài viết này là ý kiến của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Ban biên tập Đại Kỷ Nguyên.

Hong Kong: Chính quyền tạm đóng cửa vì xung đột bùng phát

Trúc Quỳnh (tổng hợp)-06:38 ngày 02 tháng 12 năm 2014
TP - Phớt lờ lệnh yêu cầu rút lui sau hơn 2 tháng kiên trì biểu tình, hàng ngàn người biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong hôm qua xung đột với cảnh sát, khiến trụ sở chính quyền phải đóng cửa tạm thời.
Người biểu tình Hong Kong bị cảnh sát giải tán khi bao vây trụ sở chính quyền. Ảnh: NBC NewsNgười biểu tình Hong Kong bị cảnh sát giải tán khi bao vây trụ sở chính quyền. Ảnh: NBC News
Hỗn loạn nổ ra lúc người dân đi làm buổi sáng, khi hàng trăm người biểu tình thuộc phong trào sinh viên bao vây khu Admiralty, nơi tập trung nhiều văn phòng và cửa hàng mua sắm. Trụ sở cơ quan hành pháp và tư pháp cùng nhiều cửa hàng bị buộc phải đóng cửa trong buổi sáng.
Trưởng đặc khu hành chính Hong Kong Lương Chấn Anh nói rằng, cảnh sát đã rộng lượng nhưng giờ sẽ có “hành động cương quyết”. “Một số người đã nhầm lẫn sự tha thứ của cảnh sát là yếu đuối”,Reuters dẫn lời ông Lương Chấn Anh nói với báo giới. 
Lãnh đạo Liên đoàn Sinh viên Hong Kong Alex Chow nói rằng, người biểu tình có ý định làm tê liệt trụ sở của chính quyền. “Kế hoạch nhìn chung đã thất bại, thực tế là nếu chúng tôi chiếm một số nơi, cảnh sát sẽ giải tán ngay lập tức”, Chow nói.
Hàng trăm cảnh sát chống bạo động tỏa đi khắp đám đông trong nhiều đợt xung đột suốt đêm, đẩy lùi người biểu tình bằng hơi cay và dùi cui. Nhiều tình nguyện viên y tế đã trợ giúp những người bị thương, bị bất tỉnh. Nhiều người bị thương ở đầu. Cảnh sát nói rằng, ít nhất 40 người bị bắt. Trụ sở chính quyền Hong Kong được mở cửa trở lại vào chiều qua.

Trung Quốc cấm cửa nghị sĩ Anh 
Trong khi đó, một nhóm nhà làm luật người Anh nói rằng, Đại sứ quán Trung Quốc từ chối cấp visa cho họ vào Hong Kong. Trung Quốc hôm qua giải thích cho sự từ chối này, mô tả chuyến đi mà các nghị sĩ Anh lên kế hoạch là “công khai đối đầu”.
Các nhà làm luật thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Anh đang rà soát lại công việc của Bộ Ngoại giao để xem xét quan hệ của Anh với đặc khu của Trung Quốc 30 năm sau khi hai nước đưa ra Tuyên bố chung 1984, trong đó có điều khoản trao trả Hong Kong về cho Trung Quốc vào năm 1997. Nhóm nghị sĩ này được Đại sứ quán Trung Quốc tại London thông báo rằng, họ bị từ chối quyền nhập cảnh Hong Kong, The Telegraph dẫn lời Chủ tịch Ủy ban, ông Richard Ottaway.
Khi được hỏi về sự từ chối này, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói rằng, tình hình ở Hong Kong là công việc nội bộ của Trung Quốc và nước ngoài “không được can thiệp”. Phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ, bà Hoa nói rằng, chuyến đi của nhóm nghị sĩ Anh là “công khai đối đầu và không có lợi cho sự phát triển quan hệ Trung - Anh”.
Đáp lại, ông Ottaway sử dụng đúng cụm từ của Phát ngôn viên Trung Quốc khi nói: “Chính phủ Trung Quốc đang cư xử theo một cách đối đầu công khai khi từ chối quyền tiếp cận của chúng tôi để thực hiện công việc”. Công dân Anh không cần visa để vào Hong Kong, nhưng bà Hoa tuyên bố: “Mọi quốc gia đều có quyền chủ quyền để quyết định có cấp hay không cấp visa hay cấp loại visa nào”. Đại diện Trung Quốc cũng tuyên bố: “Trung Quốc nhiều lần bày tỏ với Anh rằng, chúng tôi phản đối cái gọi là cuộc điều tra của nhóm do Hạ viện Anh cử đến”. 
Tuần trước, một nhóm nhà làm luật khác của Anh cũng phải hoãn chuyến thăm Trung Quốc đại lục, sau khi một nghị sĩ công khai ủng hộ quyền tự trị cho Hong Kong không được cấp visa. Ông Richard Graham, cựu quan chức ngoại giao công tác tại Bắc Kinh và Macao hồi những năm 1980, bị từ chối visa vào phút chót trước khi lên đường thực hiện chuyến thăm 3 ngày và không lâu trước khi có thông báo Thái tử William sẽ đại diện chính phủ Anh thăm Trung Quốc vào tháng 3 tới. Chuyến đi của Thái tử được báo chí Anh nhìn nhận là nỗ lực nhằm cải thiện quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh.
Quan chức phụ trách tài chính Hong Kong John Tsang nói rằng, đợt biểu tình đã làm hỏng hình ảnh quốc tế của Hong Kong và ảnh hưởng tâm lý của giới đầu tư, khiến tăng trưởng kinh tế của đặc khu có thể còn thấp hơn mức dự báo 2,2% của chính quyền. Doanh thu bán lẻ của Hong Kong gần đây cũng giảm.

Nhật Bản lo đội tàu sân bay Mỹ vắng mặt ở Đông Á

Thục Ninh-06:28 ngày 01 tháng 12 năm 2014
TP - Theo tờ Japan Times (Nhật Bản), các nhà hoạch định chính sách quân sự của Nhật Bản và Mỹ đang lo ngại về sự vắng mặt hoàn toàn các tàu sân bay Mỹ tại Đông Á trong vòng 4 tháng của năm 2015.
Hải quân Trung Quốc gần đây liên tục tập trận. Ảnh: ChinamilHải quân Trung Quốc gần đây liên tục tập trận. Ảnh: Chinamil
Mỹ luôn duy trì 10 biên đội tàu sân bay thường trực, nhưng chiến dịch quân sự chống nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) đang khiến khu vực châu Á - Thái Bình Dương phần nào bị xao lãng. Một số nhà hoạch định chính sách của ông Obama muốn điều hai nhóm tàu sân bay sang Trung Đông để tiếp tục diệt trừ IS. Báo Nhật Bản cho rằng, 4 tháng vắng mặt tàu sân bay Mỹ trong năm 2015 có thể thúc đẩy Nhật Bản bắt đầu phát triển đội tàu sân bay của riêng mình. 
Từ khi Chiến tranh thế giới lần thứ hai và Chiến tranh Lạnh kết thúc, chính sách của Washington là luôn giữ Nhật Bản phụ thuộc vào sức mạnh quân sự của Mỹ. Nhưng tình trạng cắt giảm ngân sách và sự bùng phát các cuộc xung đột khắp thế giới đã khiến Mỹ có những ưu tiên mới. Mỹ đang làm rõ rằng, nước này muốn các đồng minh phải đủ khả năng tự xử lý những thách thức chiến lược sát sườn với lợi ích của mình.
Hải quân Mỹ thường triển khai các đội tàu sân bay tại Đông Á và vịnh Ba Tư (Péc-xích) để đề phòng các đối thủ tiềm tàng như Trung Quốc, Triều Tiên, Iran. Trung Quốc đang gấp rút xây dựng đội tàu sân bay nhằm hậu thuẫn tham vọng to lớn của mình, trong khi ngày càng tỏ ra cứng rắn, thể hiện khả năng quân sự ở biển Hoa Đông và biển Đông. Theo Japan Times, tranh chấp ở biển Đông ảnh hưởng trực tiếp đến tuyến hàng hải và lưu thông thương mại quốc tế hết sức quan trọng.
Japan Times dẫn lời đô đốc Katsutoshi Kawano, Tổng tham mưu trưởng quân đội Nhật Bản, hối thúc sớm khởi động “cơ chế quản lý khủng hoảng” với Trung Quốc trong bối cảnh tranh chấp quanh quần đảo Sankaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông tiếp tục căng thẳng. Quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba thế giới còn bị che phủ bởi vấn đề lịch sử thời thế chiến. Các tàu tuần tiễu và chiến đấu cơ của cả hai quốc gia vẫn thường xuyên theo dõi nhau gần khu vực tranh chấp, làm dấy lên lo sợ về một vụ va chạm hoặc sự cố khác có thể đẩy tình hình leo thang thành xung đột lớn hơn.
Đề xuất thiết lập cơ chế quản lý khủng hoảng đã được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nhất trí tại cuộc gặp thượng đỉnh gần đây. “Điều đó rất quan trọng. Nó cho phép người của hai phía liên lạc với nhau. Cơ chế liên lạc giữa lực lượng hải quân và không quân hai quốc gia có thể là một bước tiến lớn để tránh một tình huống không mong đợi”, tướng Kawano nói. Theo kế hoạch, ngoài đường dây nóng giữa Nhật Bản và Trung Quốc, liên lạc trực tiếp có thể sẽ được thiết lập giữa các tàu và máy bay của hai nước. Tuy nhiên, tướng Kawano cho rằng, còn quá sớm để khẳng định những kế hoạch này đem lại kết quả. “Chỉ khi nào quan hệ chính trị được xây dựng lại, trao đổi giữa quân đội hai bên mới trở nên khả thi”, ông Kawano nói.

Trung Quốc phát biểu về tranh chấp trên biển
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mới đây phát biểu, Trung Quốc có thể “giải quyết đúng đắn các tranh chấp lãnh thổ”, phản đối việc “cố ý hoặc đe dọa sử dụng vũ lực”. Tại một hội nghị đối ngoại của Đảng Cộng sản Trung Quốc diễn ra từ ngày 28 đến 29/11, ông Tập phát biểu: “Chúng ta cần cương quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, quyền hàng hải, lợi ích và sự thống nhất quốc gia”. Nhưng ông Tập cũng phát biểu rằng, Trung Quốc có thể “phát triển hòa bình” và phản đối việc “cố ý hoặc đe dọa sử dụng vũ lực”.
Phát biểu của ông Tập được đưa ra trong bối cảnh lãnh đạo các nước Mỹ, Úc, Nhật Bản tháng trước kêu gọi giải quyết các tranh chấp biển bằng biện pháp hòa bình, sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama cảnh báo về hiểm họa xung đột bùng nổ tại châu Á khi Trung Quốc gia tăng các yêu sách lãnh thổ tranh chấp. Trên chuyên san quốc phòng Mỹ, chuyên gia Michael McDevitt nhận định, biển Đông hiện là một trong các khu vực nguy hiểm nhất thế giới. 
Theo South China Morning Post (Hong Kong) ngày 30/11, quan hệ Trung - Nhật luôn trong tình trạng căng thẳng suốt hai năm qua, kể từ khi Nhật Bản quốc hữu hóa một số đảo tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Ở biển Đông, Trung Quốc hiện có tranh chấp với nhiều nước ASEAN như Philippines, Malaysia, Brunei, Việt Nam… Dù quan hệ Trung-Nhật phần nào hạ nhiệt sau cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa ông Tập và ông Abe hôm 10/11, tàu tuần duyên Trung Quốc vẫn tiếp tục tuần tiễu quanh Senkaku/Điếu Ngư.
Khủng bố tại Tân Cương, 15 người thiệt mạng
Cảnh sát khu tự trị Tân Cương (Trung Quốc) bắn hạ 11 đối tượng thực hiện một tấn công bằng dao, thuốc nổ và rìu nhằm vào dân thường chiều 29/11. Xinhua ngày 30/11 đưa tin, vụ tấn công khủng bố khiến ít nhất 15 người thiệt mạng, 14 người bị thương. “Một lượng thiết bị nổ, dao và rìu đã được tìm thấy tại hiện trường”, Xinhua đưa tin. Vụ tấn công xảy ra chỉ một ngày sau khi chính quyền Tân Cương thông báo kế hoạch tuyển dụng 3.000 cựu binh để tăng cường an ninh. Bắc Kinh đang nỗ lực đối phó tình trạng bạo lực tăng mạnh ở Tân Cương, quê hương của cộng đồng dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ theo Hồi giáo.
Gia Tùng (theo China Daily, BBC)

Bí thư Lê Thanh Hải: Tham nhũng tiền dân là tội ác!

Bảng Đỏ (Danlambao) - Phát biểu trong buổi tiếp xúc cử tri hôm 29/11/2014, bí thư thành ủy TP. HCM Lê Thanh Hải đã mạnh miệng tuyên bố “những kẻ tham nhũng tiền của của nhà nước, nhân dân thì đúng là một tội ác”, theo báo Tiền Phong.

Quả là một sự trơ trẽn tột cùng. Người dân Sài Gòn ai cũng rõ gia đình Lê Thanh Hải và nhóm tay sai dưới quyền chính là thế lực tham nhũng số một tại Sài Gòn.

Không chỉ tham nhũng tiền dân, nhóm lợi ích do Lê Thanh Hải bảo kê chính là thủ phạm cướp đất, đẩy hàng chục ngàn hộ dân ra đường. Nhiều trường hợp người dân đã phải tự thiêu phản đối, có người phải chết trong uất hận, nhiều người khác bị bỏ tù vì phản đối cướp đất…

Hầu hết các đơn thư tố cáo tội ác của bí thư thành ủy Lê Thanh Hải đều bị lờ đi, bởi lẽ nhân vật này là 1 trong 16 ủy viên bộ chính trị được đảng cộng sản bảo kê. Thậm chí, những người viết đơn tố cáo còn bị trả thù.

Tại Sài Gòn, bí thư Lê Thanh Hải không có đối thủ chính trị, mọi quyền lực đều nằm trong tay gia đình, anh em và con cái của ông này. 

Con trai đầu của bí thư Lê Thanh Hải là Lê Trương Hải Hiếu (sinh năm 1981) hiện đang giữ chức phó chủ tịch ủy ban nhân dân quận 1, đây khu vực trung tâm của Sài Gòn và cũng là nơi có mức sống cao nhất của thành phố về mọi mặt.

Em trai ông Hải là Lê Tấn Hùng hiện đang giữ chức Chỉ huy trưởng Lực lượng Thanh niên xung phong TPHCM.

Vợ ông Hải là bà Trương Thị Hiền, hiệu trưởng trường cán bộ TPHCM. Bà Trương Thị Hiền là em ruột bà Trương Mỹ Hoa, cựu phó chủ tịch nước. Sui gia với gia đình ông Lê Thanh Hải là ông Huỳnh Ngọc Sỹ hiện đang ngồi tù do tham nhũng.
Gia tộc Lê Thanh Hải
Ngoài ra, những kẻ tay sai đắc lực trong việc cướp đất dân nghèo đều được bí thư Lê Thanh Hải cất nhắc đưa lên cao. Điển hình là nhân vật Tất Thành Cang sau một thời gian ra sức cướp đất của nhân dân quận 2 nay đã được đưa lên giữ chức phó chủ tịch UBND TP.HCM.

Có thể khẳng định, thế lực tham nhũng số một tại Sài Gòn không ai khác chính là Lê Thanh Hải.

Dưới đây là một số bài viết, bằng chứng tố cáo tội ác của trùm tham nhũng Lê Thanh Hải:








HIV/AIDS tại Châu Á

Việt Hà, phóng viên RFA 2014-12-01  
Thanh niên nam và nữ mặc đồng phục y tá (đặc biệt hấp dẫn) trong một chiến dịch phòng chống AIDS và phát bao cao su vào Ngày Thế giới phòng chống AIDS tại một tàu điện ngầm ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc, ngày 01 tháng mười hai năm 2014.
Thanh niên nam và nữ mặc đồng phục y tá (đặc biệt hấp dẫn) trong một chiến dịch phát bao cao su phòng chống AIDS vào Ngày Thế giới phòng chống AIDS trên các tàu điện ngầm ở thành phố Vũ Hán, của Trung Quốc, ngày 01/12/2014. AFP
Nhân ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS, 1 tháng 12 năm nay, Tổ chức Y tế Thế giới công bố báo cáo mới cho thấy một số vùng trên thế giới vẫn còn tồn tại những cách biệt trong việc người dân được tiếp cận các dịch vụ điều trị và phòng chống HIV/AIDS. Nhân dịp này, Việt Hà phỏng vấn bác sĩ Yng Ru Lo, điều phối viên văn phòng các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục, bệnh viêm gan và HIV, thuộc Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực châu Á Tây Thái Bình Dương.  Trước hết nói về tình hình phòng chống và điều trị HIV/AIDS ở khu vực châu Á Thái Bình Dương trong năm qua, bác sĩ  Lo cho biết:
BS. Ying Ru Lo: Hôm nay chúng ta đã đạt được những tiến bộ trong năm 2014 so với năm trước đó nhưng khi nhìn vào các số liệu thống kê, tôi thấy rằng chúng ta vẫn có những khủng hoảng. Chúng ta có những khủng hoảng vì HIV/AIDS vẫn là một khủng hoảng đối với những nhóm người có nguy cơ nhiễm bệnh cao, đặc biệt ở khu vực châu Á Thái Bình Dương. Hãy lấy ví dụ ở Manila, Philipine, 9 trong 10 trường hợp nhiễm HIV/AIDs là đàn ông có tình dục đồng giới hay như ở Bangkok, Thái Lan, cứ 3 người đàn ông có tình dục đồng giới thì có 1 người dương tính với HIV, phần lớn các trường hợp có HIV/AIDS ở Trung Quốc là ở đàn ông có tình dục đồng giới. Đây là điều mà chúng tôi cũng thấy ở nhiều vùng khác trên thế giới thậm chí vùng hạ Sahara nơi mà bây giờ chúng tôi cũng đã có số liệu thống kê. Chúng tôi không thấy nhiều đầu tư cho những nhóm người có nguy cơ cao này trong dân số. Những nhóm có nguy cơ cao quan trọng này bao gồm đàn ông có tình dục đồng giới, người chuyển giới, người tiêm thuốc gây nghiện và người hoạt động trong công nghiệp tình dục. Hò tiếp tục bị coi là vi phạm pháp luật, bị truy tố, bị phân biệt và vì vậy họ phải ẩn mình và do đó họ không tiếp cận được những dịch vụ bảo vệ và điều trị bệnh cho mình.
HIV/AIDS vẫn là một khủng hoảng đối với những nhóm người có nguy cơ nhiễm bệnh cao, đặc biệt ở khu vực châu Á TBD. Hãy lấy ví dụ ở Manila, Philipine, 9 trong 10 trường hợp nhiễm HIV/AIDs là đàn ông có tình dục đồng giới hay như ở Bangkok, Thái Lan, cứ 3 người đàn ông có tình dục đồng giới thì có 1 người dương tính với HIV
BS. Ying Ru Lo
Việt Hà: Theo báo cáo mới đây của WHO, chỉ có khoảng 1/3 trong số những người nhiễm HIV/AIDS ở các nước có thu nhập thấp và trung bình được tiếp cận với thuốc điều trị ART. Vậy ngoài nguyên nhân phân biệt như bác sĩ đã nói, còn nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng này?
BS. Ying Ru Lo: phân biệt và quy định của luật pháp đã khiến những nhóm người quan trọng này trong dân số không được tiếp cận với điều trị HIV/AIDS vì theo luật ở đây họ đã vi phạm luật pháp. Cũng như ở nhiều vùng khác trên thế giới, nhứng nhóm người này ở châu Á bị đẩy vào việc phải che giấu mình, và không tiếp cận các dịch vụ điều trị. Điều này là đáng tiếc ở châu Á vì còn nhiều điều phải làm với HIV/AIDS. Hãy để tôi bắt đầu bằng những tin tốt, ví dụ vào giữa những năm 1990, Campuchia phải đối mặt với dịch HIV gia tăng có thể nói là nhanh nhất ở châu Á và bây giờ những người nhiễm mới HIV ở nước này đã giảm hơn 20 lần và họ đang trên đường để xóa bỏ những ca nhiễm mới HIV ở châu Á. Tuy nhiên vẫn phải nói là những nhóm người nhiễm HIV/AIDS chính ở châu Á vẫn là những người đàn ông có tình dục đồng giới, người hoạt động trong công nghiệp tình dục và người tiêm thuốc gây nghiện. Càng nhiều những người nhiễm ở những nhóm người này thì càng khó để đề cập đến vấn đề này. Một nguyên nhân nữa phải nói đến là đầu tư cho những người này ở châu Á là rất thấp. Những nỗ lực trên toàn thế giới phối hợp với các nhóm xã hội dân sự như đối với những người nghiện thuốc chẳng hạn vẫn còn hạn chế. Nếu chúng ta tiếp tục phối hợp với các nhóm dân sự, với các nhóm hoạt động cho người có tình dục đồng giới, như chúng ta đã làm trong suốt 30 năm qua thì những nỗ lực này có thể được gia tăng ở châu Á.
Việt Hà: Bác sĩ có nói đến Campuchia là nước đã đạt được những kết quả đáng kể trong việc phòng chống và điều trị HIV/AIDS mặc dù nước này nằm trong số các nước có thu nhập thấp. Bài học nào mà các nước khác trong khu vực có thể học được từ Campuchia?
BS. Ying Ru Lo: Campuchia có lãnh đạo tốt và có sự cam kết về chính trị cao đối với HIV/AIDS. Họ rất sáng tạo trong điều trị và phòng chống HiV/AIDS. Họ áp dụng chương trình chung chống HIV/AIDS đối với những người hoạt động trong công nghiệp tình dục vốn được bắt đầu từ Thái Lan nhưng Campuchia đã áp dụng theo cách để ngăn chặn và kiểm soát HIV trong công nghiệp tình dục. Khi các dịch vụ điều trị sẵn có, họ phân quyền về tận các phường xã để đạt được mức độ bao phủ điều trị cao.
Việt Hà: Trong hướng dẫn mới của WHO, những người có nguy cơ bị nhiễm HIV được khuyên nên sử dụng thuốc ART để phòng chống nhiễm virut do phơi nhiễm. Liệu các nước ở khu vực châu Á Thái Bình Dương có gặp khó khăn nào trong việc thực hiện hướng dẫn này khi mà họ vẫn còn những khủng hoảng như bác sĩ vừa đề cập?
BS. Ying Ru Lo: tôi vẫn còn nhớ rất rõ khi tôi tham gia vào WHO ở châu Á vào năm 1998, một trong những điều quan trọng nhất là làm sao đưa điều trị đến cho mọi người. Vào lúc đó có rất ít người ở châu Á tiếp cận được thuốc điều trị ART, bây giờ thì có gần 11,6 triệu người tiếp cận với ART. Tin tốt mà bây giờ chúng ta biết được là ART không chỉ tốt trong điều trị người đã nhiễm HIV mà còn có tác dụng ngăn chặn với những người âm tính với virut HIV. Nói ví dụ tôi là bác sĩ điều trị và bị phơi nhiễm với HIV và tôi có thể dùng ART trong một thời gian quy định nhất định và nó có tác dụng ngăn chặn việc nhiễm HIV ở mức độ cao. Điều tương tự cũng áp dụng đối với những người có tình dục không được bảo vệ hoặc do tai nạn trong quan hệ tình dục như bao cao su bị thủng. Người bị phơi nhiễm có thể dùng điều trị này ngay sau phơi nhiễm. Thuốc ART cũng có thể áp dụng cho những người trước khi bị phơi nhiễm. Ví dụ như theo hướng dẫn mới của WHO, những người có nguy cơ cao như đàn ông có tình dục đồng giới mà không sử dụng bao cao su thì có thể sử dụng thuốc trước và sau phơi nhiễm.
Việt Hà: với phương pháp này, hiệu quả của việc ngăn chặn bệnh là thế nào?
BS. Ying Ru Lo: không phương pháp ngăn chặn nào có tỷ lệ tuyệt đối. Nó phụ thuộc vào sản phẩm mà người ta dùng. Ví dụ người ta dùng bao cao su để bảo vệ liên tục giữa một người âm tính với HIV với một người dương tính với HIV thì tỷ lệ bảo vệ là trên 80%. Nếu dùng ART trước phơi nhiễm trong trường hợp quan hệ tình dục giữa một người âm tính và một người dương tính với HIV, nó phụ thuộc vào việc người đó tuân thủ liều dùng thế nào, tức là nếu người đó không bỏ liều nào thì tỷ lệ bảo vệ có thể là 70, 80 hay 90%.
Không phương pháp ngăn chặn nào có tỷ lệ tuyệt đối. Nó phụ thuộc vào sản phẩm mà người ta dùng. Ví dụ người ta dùng bao cao su để bảo vệ liên tục giữa một người âm tính với HIV với một người dương tính với HIV thì tỷ lệ bảo vệ là trên 80%
BS. Ying Ru Lo
Việt Hà: Mục tiêu mà WHO đặt ra cho khu vực châu Á Thái Bình Dương trong việc phòng chống HIV/AIDS sắp tới là gì và đâu là những thách thức mà các nước phải đối mặt trong việc đạt được mục tiêu đề ra?
BS. Ying Ru Lo: con số mục tiêu được đưa ra là đến 90% người nhiễm được điều trị chậm nhất đến năm 2030. Thách thức mà chúng ta đang đối mặt là nguồn quỹ cho HIV đang giảm xuống, bao gồm các đầu tư cho HIV ở những nhóm người có nguy cơ cao nhiễm HIV ở châu Á, châu Âu, Mỹ latin,… có nhiều phân biệt đối với các nhóm người này vì quy định luật. Cũng bởi vậy mà không có đủ đầu tư trong các dịch vụ điều trị cho các nhóm người này. Đó là điều mà chúng ta đang phải đối mặt. Tại châu Á chúng tôi đang làm việc với các nhóm xã hội dân sự, những nhóm người nhiễm HIV, và với cách làm việc phối hợp này chúng tôi hy vọng có thể làm giảm những phân biệt đối xử dành cho những nhóm người có nguy cơ cao vốn rất cần có sự can thiệp.
Việt Hà: Bác sĩ nói đến việc đầu tư cho HIV/AIDS trong khu vực đang giảm xuống. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này?
BS. Ying Ru Lo: đó là một câu hỏi quan trọng. Theo tôi đó là một tổng hợp của nhiều yếu tố. ở vùng châu Á Thái Bình Dương, nhiều nước đang trở thành các nước có thu nhập trung bình và những nước từ thu nhập trung bình thấp lên thu nhập trung bình cao hơn, và vì vậy những nhà tài trợ miễn cưỡng hơn trong việc tiếp tục đầu tư vào nỗ lực này. Mặt khác những khó khăn và khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng ảnh hưởng đến đầu tư trong lĩnh vực này. Đó là lý do chính. Thêm một lý do nữa là HIV/AIDS đã ở trong chương trình phòng chống một thời gian dài và các nhà tài trợ có xu hướng nhìn vào những thách thức mới. Nhưng tôi muốn nhấn mạnh là chúng ta đã đặt ra một mục tiêu lớn và đạt được những tiến bộ nhưng nếu chúng ta vẫn muốn tiếp tục duy trì những gì đã đạt được thì chúng ta cần phải làm mới những tập trung và đầu tư vào phòng chống HIV/AIDS vượt qua năm 2015. Đối với khu vực châu Á Thái Bình Dương, chúng ta cần tập trung hơn vào những nhóm người có nguy cơ cao và đảm bảo môi trường nhân quyền cho họ để đảm bảo có sự tiếp cận đầy đủ đối với các dịch vụ điều trị cho những người cần điều trị.
Việt Hà: Xin cảm ơn bác sĩ đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn.

Hồng Kông: Joshua Wong tuyên bố tuyệt thực

Tối 1-12, thủ lĩnh học sinh Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) tuyên bố sẽ tuyệt thực cùng 2 thành viên trong nhóm Scholarism cho đến khi Tổng thư ký Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) chịu đàm phán trở lại về cải cách chính trị.

"Sống trong thời buổi phức tạp này, đây là một nghĩa vụ. Hôm nay, chúng tôi sẵn sàng trả giá" - tuyên bố của Wong và 2 bạn - trong đó có 1 học sinh cấp 2 - cho biết.

Khẳng định không có điều kiện nào được đặt ra, Wong nói thêm: "Bà Carrie Lam từng nói cánh cửa đối thoại luôn mở. Yêu cầu của chúng tôi là đối thoại để thảo luận về khả năng cải cách chính trị".

Đại diện sinh viên Hồng Kông từng đàm phán với chính quyền đặc khu hồi tháng 10 nhưng không đạt kết quả.

Các thủ lĩnh sinh viên xin lỗi tối 1-12 tại khu Kim Chung vì không đạt được mục tiêu. Ảnh: SCMP
Các thủ lĩnh sinh viên xin lỗi tối 1-12 tại khu Kim Chung vì không đạt được mục tiêu. Ảnh: SCMP

Trước đó cùng ngày 1-12, Trưởng đặc khu Hồng Kông Lương Chấn Anh tuyên bố các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ là “vô ích” sau khi cảnh sát dùng hơi cay, dùi cui để tấn công sinh viên tìm cách xông vào trụ sở chính quyền.

Ông Lương còn khuyên người biểu tình đừng toan tính tái chiếm các khu vực biểu tình vào tối 1-12, đồng thời bóng gió về khả năng cảnh sát sẽ tiếp tục mạnh tay. “Người dân yêu cầu cảnh sát phải dọn dẹp đường phố và từ giờ trở đi, cảnh sát sẽ thực thi pháp luật mà không nương tay” - ông Lương phát biểu trước báo giới chiều 1-12.

Tổng Thư ký Liên đoàn Sinh viên Hồng Kông (HKFS) Chu Vĩnh Khang (Alex Chow) cho biết họ muốn làm tê liệt các trụ sở chính phủ nhưng thừa nhận đã thất bại vì “một số nơi chiếm đóng được lại bị cảnh sát giải tán”.

Sáng 1-12, tòa nhà chính quyền Hồng Kông phải đóng cửa, nghị viện thành phố cũng ngừng hoạt động do người biểu tình phá vỡ các hàng rào cảnh sát để chiếm một con đường lớn bên ngoài nhưng tất cả hoạt động lại vào buổi chiều.

Cảnh sát khống chế một người biểu tình Ảnh: Reuters
Cảnh sát khống chế một người biểu tình Ảnh: Reuters

Sau đêm xung đột dữ dội ở một đường hầm tại quận Kim Chung (Admiralty), ngày 1-12, nhiều người biểu tình đòi dùng bạo lực để trả đũa cảnh sát. Về phía chính quyền, họ nói không còn cách nào khác ngoài dùng vũ lực và hơi cay.

Trong khi đó, tờ Bình quả dẫn nguồn tin cho biết 3 cảnh sát mặc thường phục bị cáo buộc lăng mạ người biểu tình ở trung tâm khu Kim Chung. Người phát ngôn cảnh sát thông báo bắt giữ 40 người biểu tình và đang truy tìm vài đối tượng gây náo loạn ở Kim Chung. Chiều cùng ngày, Tòa án Tối cao Hong Kong đã ra quyết định giải tỏa một số khu vực biểu tình tại Kim Chung.

Phát biểu với Minh báo, Ủy viên Lập pháp thuộc Đảng Công dân Thang Gia Hoa (Ronny Tong) nói cảnh sát và người biểu tình nên chấm dứt chỉ trích nhau và tập trung tìm tiếng nói chung về cải cách chính trị. Trong khi đó, Thư ký tài chính Hồng Kông Tăng Tuấn Hoa (John Tsang Chun-wah) nhận định việc sinh viên, học sinh chiếm giữ khu Thiêm Mã thật thiếu trách nhiệm, đồng thời cảnh báo về thiệt hại lâu dài nếu biểu tình tiếp diễn.

Thủ tướng Anh chỉ trích Trung Quốc
Thủ tướng Anh David Cameron khẳng định Trung Quốc đã sai lầm khi ngăn cản đoàn nghị sĩ Anh đến Hồng Kông điều tra tình hình áp dụng Tuyên bố chung Trung - Anh, vốn là cơ sở để trao trả Hồng Kông năm 1997. "Hành động này chỉ làm căng thẳng thêm tình hình Hồng Kông" - người phát ngôn của ông Cameron nói hôm 1-12.
Trước đó cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nhấn mạnh Bắc Kinh đã nhiều lần nói rõ với London rằng nước này phản đối chuyến đi trên và gọi đây là "sự đối đầu công khai".
Việc ăn miếng trả miếng này khiến căng thẳng ngoại giao giữa 2 nước gia tăng và đe dọa mối quan hệ kinh tế, thương mại đang được thắt chặt gần đây.
Thứ Hai, 22:30  01/12/2014
Huệ Bình - Hải Ngọc
Theo NLĐO

Lãnh đạo Hồng Kông dọa mạnh tay hơn nữa với người biểu tình

Dân trí Lãnh đạo Hồng Kông hôm nay nói rằng các cuộc biểu tình đòi bầu cử tự do chỉ “vô ích” sau khi cảnh sát dùng hơi cay và dùi cui nhằm vào những người biểu tình cố gắng xông vào trụ sở chính quyền đêm qua, trong đợt bùng phát bạo lực nghiêm trọng nhất kể từ khi nổ ra các cuộc biểu tình. 

Người biểu tình cản trở lối vào trụ sở chính quyền Hồng Kông ngày 30/11.
Người biểu tình cản trở lối vào trụ sở chính quyền Hồng Kông ngày 30/11. 
 
Trong bối cảnh các cuộc biểu tình giờ đây đã bước sang tháng thứ 3 và sự giận dữ ngày càng gia tăng, lãnh đạo Hồng Kông Lương Chấn Anh hôm nay đã ám chỉ rằng hành động tiếp theo của cảnh sát sắp diễn ra. Đây là những bình luận mạnh mẽ nhất của ông Lương trong những tuần gần đây.
“Tôi đã chỉ ra trước đó rằng phong trào “Chiếm trung tâm” không chỉ mất hợp pháp mà còn vô ích”, ông Lương nói, miêu tả làn sóng biểu tình tiếp diễn là “quá đáng”.
“Giờ đây yêu cầu của công chúng đối với sự can thiệp của cảnh sát đang gia tăng. Kể từ bây giờ, cảnh sát sẽ thực thi pháp luật mà không có sự nương nay”, Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông phát biểu trước báo giới.
 
Cảnh sát dùng dui cui với người biểu tình vào tối ngày 30/11.
Cảnh sát dùng dui cui với người biểu tình vào tối ngày 30/11.
 
Tuy nhiên, lãnh đạo một nhóm biểu tình của sinh viên vốn đi đầu trong phong trào đòi bầu cử tự do tuyên bố rằng hành động vào đêm qua là một thành công.
“Trụ sở chính quyền đã bị tê liệt vào sáng nay… Ở một mức độ nào đó, chúng tôi đã đạt được mục tiêu hành động”, Alex Chow, thủ lĩnh Liên đoàn sinh viên Hồng Kông tuyên bố tại địa điểm biểu tình chính ở quận Admiralty vào hôm nay.
Các văn phòng chính quyền đã bị đóng cửa vào sáng nay 1/12 và cơ quan lập pháp Hồng Kông bị gián đoạn sau khi những người biểu tình vượt qua các hàng rào cảnh sát và chiếm đóng một con phố chính bên ngoài trụ sở chính quyền vào đêm qua.
 
Cảnh sát dùng dui cui với người biểu tình vào tối ngày 30/11.
Giới chức nói rằng họ “không có lựa chọn nào khác” là phải sử dụng hơi cay và dùi cui để buộc họ rút lui.
Vào sáng nay, các đám đông đã quay trở lại địa điểm biểu tình Admiralty gần đó, nơi họ bày tỏ thái độ giận dữ.
“Tôi cảm thấy giận dữ nhưng tôi không có thể làm gì về điều đó”, Justin Yan, 22 tuổi, một nhân viên kế toán nói. “Cảnh sát có nhiệm vụ bảo vệ người dân chứ không phải làm tổn thương chúng tôi. Nhưng chúng tôi nhìn thấy điều mà họ đã làm, vì vậy chúng tôi không còn tin tưởng họ nữa”.
 
Tính tới sáng nay, cảnh sát đã bắt giữ 40 trong đợt bùng phát bạo lực mới nhất. 11 cảnh sát cũng bị thương. Giới chức cho hay tổng cộng 37 người đã phải vào bệnh viện để điều trị do các vụ xô xát.
 
Người biểu tình được điều trị ngay trên phố sau các vụ xô xát với cảnh sát.
Người biểu tình được điều trị ngay trên phố sau các vụ xô xát với cảnh sát.
Người biểu tình đã cắm trại trên các đường phố Hồng Kông kể từ cuối tháng 9 để phản đối các quy định mới của Bắc Kinh nhằm hạn chế các ứng viên trong cuộc bầu cử lãnh đạo đặc khu hành chính này vào năm 2017.
Giới chức Trung Quốc nói rằng các ứng viên cho cuộc bầu cử phải do một uy ban trung thành với Bắc Kinh xem xét. Tuyên bố này đã làm bùng phát làn sóng biểu tình phản đối, đòi bầu cử tự do tại Hồng Kông.
An BìnhTheo AFP

Thực chất sự 'trỗi dậy hòa bình' của Trung Quốc...

(Baodatviet) - Bộ Quốc phòng Trung Quốc lên tiếng không có kế hoạch lập căn cứ quân sự ở nước ngoài, họ đang thực bụng hay lừa phỉnh?

Thời gian vừa qua, Trung Quốc bị nhiều cáo buộc từ nước ngoài, đặc biệt từ Ấn Độ, Nhật Bản, Mỹ... về việc Bắc Kinh đang tích cực xây dựng các căn cứ quân sự ở nước ngoài.
Cụ thể, Ấn Độ cáo buộc Trung Quốc đang gia tăng sức ảnh hưởng của mình trên vùng biển Ấn Độ Dương. Mục đích của Trung Quốc là thực hiện chiến lược "dải ngọc trai" nhằm kiểm soát sự phát triển của Ấn Độ và thực hiện tham vọng khống chế vùng biển then chốt của tuyến hàng hải Đông - Tây.
Đáp lại những cáo buộc này, ngày 28/11, trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, người phát ngôn Geng Yansheng đã phủ nhận hoàn toàn những cáo buộc của các nước. Ông Geng nói: "Hiện tại, Trung Quốc không có kế hoạch xây dựng căn cứ quân sự ở nước ngoài."
Trước câu hỏi trong điều kiện nào Bắc Kinh sẽ điều động tàu chiến và binh lính ra ngoài lãnh thổ, ông Geng trả lời: "Trung Quốc sẽ làm như vậy nếu thấy cần thiết và an ninh của quốc gia bị đe dọa. Ngoài ra, Bắc Kinh không đe dọa bất kỳ quốc gia nào."
Tuy nhiên, thực tế đang chứng minh ngược những gì Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói. Bắc Kinh đang theo đuổi một chiến lược dài hơi nhằm thao túng các điểm trọng yếu về địa chính trị thông qua các dự án đầu tư về cơ sở vật chất tại quốc gia bản địa đó.
Ấn Độ đã dẫn chứng ra một số điểm nóng mà thế giới cần chú ý. Tháng 1/2013, Pakistan đã chấp nhận chuyển quyền kiểm soát cảng Gwadar ở biển Arab từ một công ty của Singapore cho công ty quốc doanh của Trung Quốc mang tên Overseas Port Holdings Limited.
Cảng Gwadar tại Pakistan đang thuộc sự quản lý của một công ty quốc doanh Trung Quốc
Cảng Gwadar tại Pakistan đang thuộc sự quản lý của một công ty quốc doanh Trung Quốc
Ấn Độ nhấn mạnh công ty quốc doanh này là cánh tay vươn dài để Bắc Kinh thâu tóm cơ sở vật chất chiến lược ở vùng biển quan trọng này nhằm kiểm soát đường hàng hải và năng lượng. Nó cũng là bàn đạp để Trung Quốc có thêm những thỏa thuận xây dựng căn cứ hải quân tại biển Arab. Mối quan hệ ngày càng nồng thắm giữa Trung Quốc và Pakistan khiến Trung Quốc dễ dàng đạt được điều đó.
Năm 2012, Trung Quốc đầu tư cho Sri Lanka vay 450 triệu USD xây dựng một cảng nước sâu ở Hambantota, phía nam quốc gia này. Năm 2013, Trung Quốc cho vay thêm 500 triệu USD để xây dựng cảng biển ở thủ đô Colombo.
Tờ Yomiuri Shimbun của Nhật Bản đã liệt kê danh sách một loạt các nước mà Trung Quốc có cổ phần hoặc đầu tư chính (thực tế là kiểm soát) ở các cảng biển quan trọng, thậm chí là chiến lược. Bao gồm: Seychelles, Mauritius, Maldives, Sri Lanka, Bangladesh, Campuchia... Và Bắc Kinh có khả năng cao đạt được đàm phán với chính quyền sở tại về việc xây dựng căn cứ hải quân trong tương lai.
Những động thái đó được tờ Yomiuri Shimbun phân tích, trong tương lai gần, Bắc Kinh dễ dàng thành lập một chuỗi căn cứ quân sự bao vây Ấn Độ và kiểm soát tuyến hàng hải từ Đông sang Tây, thông qua Ấn Độ Dương.
Chưa dừng ở Ấn Độ Dương, tờ Japan Business Press có bài đăng về việc mục đích thực sự của việc xây dựng cảng nước sâu lớn nhất Đông Bắc Á trên lãnh thổ của Nga ở vùng Biển Nhật Bản. Với Nga, đây đơn thuần là lợi ích kinh tế khi họ có thể dễ dàng vận chuyển dầu khí từ vùng Siberia tới Đông Á. Nhưng với Trung Quốc, ngoài việc gia tăng giá trị hàng hóa, Bắc Kinh đang chuẩn bị xây dựng một quân cảng ở đây, có khả năng đánh tập hậu Nhật Bản từ phía Bắc.
Tàu ngầm Type 039 của Trung Quốc thăm Sri Lanka làm dấy lên lo ngại về một căn cứ tàu ngầm trong tương lai
Tàu ngầm Type 039 của Trung Quốc thăm Sri Lanka làm dấy lên lo ngại về một căn cứ tàu ngầm trong tương lai
Chiến lược thâu tóm cơ sở vật chất nhằm kiểm soát kinh tế toàn cầu và xây dựng thế lực quân sự của Bắc Kinh không chỉ dừng lại ở các tuyến hàng hải, mà còn áp dụng với những tuyến đường sắt.
Những năm gần đây, đường sắt Trung Quốc nổi lên như một hiện tượng trên thế giới. Họ liên tiếp đạt được các hợp đồng trị giá nhiều tỷ USD ở các nước thuộc top đầu tàu kinh tế của mỗi khu vực, như Nigeria của châu Phi, Nga của châu Âu, Mexico của Mỹ Latinh...
Tờ Railyway đã từng có bài viết về việc những tuyến đường sắt của Bắc Kinh là "giấy thông hành" để chi phối kinh tế nước ngoài. Từ việc chi phối huyết mạch giao thông kinh tế, Bắc Kinh có thể triển khai tới việc chi phối huyết mạch quốc phòng, quân sự.
Cụm từ “chuỗi ngọc trai” được sử dụng lần đầu tiên trong một tài liệu của Lầu Năm Góc vào năm 2004, có ý chỉ một mạng lưới căn cứ hải không quân trên khắp thế giới.
Trung Quốc luôn cố chứng tỏ rằng việc nước này trở thành nền kinh tế số 1 trên thế giới trong tương lai sẽ không đe doạ đến quyền lợi của bất cứ quốc gia hay khu vực nào. Tuy nhiên, sau những lời lừa phỉnh đó, tham vọng và những gì Trung Quốc đang thực hiện ở Biển Đông, Hoa Đông hay biên giới với Ấn Độ đủ để hiểu sự "trỗi dậy hòa bình" của họ thực chất là gì.
  • Đỗ Phong (Tổng hợp)
Thứ Hai, 01/12/2014 07:16