Thursday, March 6, 2014

Dân Biểu Sanchez chất vấn lãnh đạo quân sự Hoa Kỳ về Biển Đông

VRNs (07.03.2014) – Washington DC, USA – Bà dân biều liên bang Loretta Sanchez đã yêu cầu Đô đốc Samuel J. Locklear, chỉ huy Bộ tư lệnh Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương về hợp tác quân sự giữa Hoa Kỳ và Việt Nam trước những tranh chấp Biển Đông phải đòi Việt Nam nghiêm túc thực hiện nhân quyền.
Sau đây là toàn văn của Thông cáo báo chí do Văn phòng Bà dân biểu gởi trực tiếp đến cho VRNs.
140307004
WASHINGTON, D.C. – Dân Biểu Liên Bang Loretta Sanchez (CA-46), thành viên cao cấp của Uỷ Ban Quân Sự Hạ Viện Hoa Kỳ hôm nay đặt câu hỏi cho Đô đốc Samuel J. Locklear, người hiện đang chỉ huy Bộ tư lệnh quân đội Hoa Kỳ ở khu vực Thái Bình Dương, về việc hợp tác với Việt Nam và chiến lược quân sự trước những tranh chấp Biển Đông.
“Theo tôi biết thì các quốc gia như Việt Nam đang có ý định muốn hợp tác quân sự chặt chẽ với Hoa Kỳ trước vấn đề tranh chấp Biển Đông. Tôi mạnh mẽ kêu gọi ông cùng Bộ Quốc Phòng đặt nặng vấn đề đàn áp nhân quyền trước khi cam kết hay thoả thuận bất kỳ hiệp ước nào với Việt Nam. Tôi tin rằng nếu chúng ta bỏ qua vấn đề đàn áp nhân quyền căn bản nghiêm trọng khi hợp tác với Việt Nam, sẽ đi ngược lại nền tảng lập quốc của Hoa Kỳ.
“Đô đốc Locklear, xin ông có thể cung cấp cho Ủy ban biết nhận định và quan sát của ông về những thách thức an ninh trước mặt tại vùng Biển Đông? Theo ông thì vai trò của quân đội Hoa Kỳ tại vùng Á Châu Thái Bình Dương là gì trước những tranh chấp Biển Đông?”
Trong phần trả lời câu hỏi, Đô đốc Locklear đã khẳng định rằng ông sẽ đặt vấn đề nhân quyền lên hàng đầu, và sẽ tiếp tục có những chiến lược quân sự cần thiết để duy trì hoà bình nhằm ổn định vùng Biển Đông khi cần thiết.

Quyền con người ở Việt Nam – Đám cháy đã hết thuốc chữa!

VRNs (07.3.2014) - Washington DC, USA -  Kể từ  sau ngày Nhà nước Cộng sản Việt Nam hòan thành “Báo cáo Quốc gia về thực hiện quyền con người ở Việt Nam” trước “cơ chế kiểm định kỳ phổ qúat” (UPR, The Universal Periodic Review) Chu kỳ  II của Liện Hiệp Quốc ngày 05/02/2014 ở Geneve, Thụy sỹ, bộ Ngọai giao Việt Nam đã làm việc không ngừng để chữa cháy những điều nói dối.
Trước hết, cả Thế giới  biết Việt Nam nhận được 227 khuyến nghị của  Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc yêu cầu Chính phủ Việt Nam bảo đảm và thực thi  các quyền căn bản của người dân, tập trung quan trọng vào  Tự do tư tưởng, Tự do ngôn luận, Tự do báo chí, Tự do hội họp, Tự do đi lại, Tự do lập hội và Tự do Tôn giáo.
Ngòai một số nước có quan hệ tốt với Việt Nam như Trung Cộng, Nga, Bắc Hàn, Cuba, Cao Miên, Nam Dương, Tân Gia Ba, Thái Lan, Lào v.v… không có nước tự do, dân chủ Tây phương nào khen  Việt Nam đã thực thi tốt các quyền con người.
Nhưng khi về đến Hà Nội, Trưởng đòan Việt Nam dự kỳ họp là Thứ trưởng Ngọai giao Hà Kim Ngọc đã vội vã “tô son điểm phấn” cho thành công phúc trình của Việt Nam.
Lễ Công bố Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ 2 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, năm 2013. Ảnh dantri
Lễ Công bố Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ 2 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, năm 2013. Ảnh dantri
Ông khoe với báo chí tại Hà Nội ngày 18/02 (2014): “Tôi xin nêu ra một nhận xét của đoàn Bosnia-Hezergovina và cũng là ý kiến của một số đoàn khác khi họ chia sẻ đánh giá về Báo cáo UPR của Việt Nam: “Báo cáo UPR của Việt Nam là một tuyên bố chân thực về cam kết tôn trọng quyền con người”.”
Lời tuyên bố chủ quan này không cần phải kiểm chứng vì lời khen của đòan Bosnia-Hezergovina không có trọng lượng chính trị.   Bosnia-Hezergovina là quốc gia nhỏ, nghèo mới được độc lập từ nước cũ Yugoslavia năm 1992 nằm ở Đông-Nam Châu Âu, giữa các nước Croatia, Serbia và Montegegro, có số dân trên 3 triệu người sống rải rác trong lãnh thổ núi đồi hiểm trở gần 52,000 cây số vuông.
Nhận xét về 227  khuyến nghị, phần lớn tập trung vào các quyền căn bản của con người mà Việt Nam đã viết trong Hiến pháp nhưng chưa bao giờ cho người dân được hưởng đầy đủ, Ông Ngọc nói : “Những khuyến nghị này đề cập tới tất cả các lĩnh vực liên quan đến việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người. Về cơ bản các khuyến nghị là tích cực và mang tính xây dựng. Ngay sau khi nhận được các khuyến nghị, đoàn ta gồm đại diện 11 bộ, ban, ngành đã họp và rà soát. Đoàn đánh giá sơ bộ: Phần lớn các khuyến nghị là có thể chấp nhận được vì phù hợp với đường lối đổi mới và chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và thực tiễn về nhân quyền ở Việt Nam. Đó sẽ là sự bổ sung hữu ích, giúp chúng ta có thể xác định rõ hơn những ưu tiên thúc đẩy về vảo vệ quyền con người.
Tuy nhiên, cũng còn một số khuyến nghị còn thiếu cơ sở, chưa phản ánh được đúng tình hình thực tiễn một cách khách quan của Việt Nam hoặc thể hiện định kiến. Những khuyến nghị này chúng ta không chấp thuận.”
Tại sao lại “thiếu cơ sở”, “thể hiện định kiến”  và “chưa phản ánh được đúng tình hình thực tiễn một cách khách quan của Việt Nam” ?
Bởi vì các nước phương Tây đã có những bằng chứng vi phạm của Việt Nam từ nhiều năm qua. Họ cũng đã biết Hiến pháp Việt Nam viết gì về “quyền con người và nghĩa vụ công dân”, nhưng họ không bị đánh lừa bởi nhóm 5 chữ “do pháp luật quy định”  được thòng vào đuôi nhiều điều khỏan trong  Hiến pháp 2013  được Quốc hội chấp thuận ngày 28/11/2013.
Có thể  ông Hà Kim Ngọc không thuộc Hiến pháp bằng người nước ngòai, hoặc biết các quyền con người đã bị nhà nước “vô hiệu hóa”  mà vẫn lên giọng bài bác các nước  khi họ có cơ sở và không hề định kiến yêu cầu Chính phủ Việt Nam phải thi hành những cam kết Quốc tế mà mình đã ký tôn trọng.
Lý do chính quyền Việt Nam bị nhiều nước phê phán tại diễn đàn Geneve ngày 07/02/2014 vì  các quyền căn bản của con người Việt Nam đã bị hạn chế  ngay trong 3 Điều khỏan của Hiến pháp:
Điều 23: “Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.
Điều 24: “1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. 
3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.
Điều 25: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
KHÔNG VÀ CÓ
Khi đọc những điều này, liệu ông Hà Kim Ngọc có thể trả lời cho Quốc tế tại sao có vô số công dân Việt Nam đã bị cấm không được “tự do đi lại” và “không có quyền ra nước ngòai” hay “từ nước ngoài về nước” , hoặc sau khi trở về nước lại bị câu lưu, theo dõi ?
Và khi đã cam kết “tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo” , nhưng vẫn buộc các tôn giáo phải đăng ký và gia nhập  Mặt trận Tổ quốc thì mới được ưu đãi hoạt động thì có chà đạp lên Hiến pháp không ?
Và tại sao những giáo hội không chịu đăng ký, tiêu biểu như Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (Ấn Quang), Giáo hội Phật giáo Hòa hảo Thuần túy (Cụ Lê Quang Liêm) lại bị kìm kẹp, lãnh đạo bị tù tội, trù dập, canh chừng, bị theo dõi, bị ngăn cấm đi lại ?
Về Điều 25, liệu Thứ trưởng Ngọai giao Hà Kim Ngọc có dẫn chứng được có “tự do ngôn luận” và “tự do báo chí” ở Việt Nam ? Và ông có dám tranh luận công khai với những công dân đã bị bắt tù, bị đàn áp và bị ngăn cấm biều tình, dù là biểu tình yêu nước chống ngọai xâm Trung Cộng như đã diễn ra ở Sài Gòn và Hà Nội trong hai năm 2011 và 2012 ?
Còn việc hội họp và lập hội của công dân có bị ngăn chận không ? Ông Ngọc cứ hỏi cụ Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh, Giáo sư Tương Lai ở Sài Gòn và Tiến sỹ Nguyễn Quang A ở Hà Nội sẽ biết rõ hơn.
Về quyền tự do ngôn luận thì hãy hỏi thẳng các Nhà truyền thông xã hội (Bloggers) và Nhà báo 82 tuổi Tống Văn Công, người mới tuyên bố “tự ý ra khỏi đảng” sau 55 năm làm đảng viên để biết đảng của ông Ngọc đã “nói trước quên sau” như thế nào ?
Sau khi bị Đảng Ủy lên án “Có quan điểm ủng hộ hoặc tán thành đa nguyên chính trị, đa đảng; công khai phê phán bác bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng”, Cụ Tống Văn Công cay đắng viết: “ Càng tự hào về lý tưởng cao cả mà mình đã bỏ cả đời để phục vụ, tôi càng day dứt, xấu hổ vì sự thoái hóa, tham nhũng của một bộ phận không nhỏ những người trong guồng máy lãnh đạo, khiến Đảng cầm quyền phạm nhiều sai lầm, làm mất hết niềm tin của nhân dân, làm khoảng cách tụt hậu của đất nước càng ngày càng xa so với các nước khu vực. Những người lúc nào cũng hô hào kiên trì ý thức hệ lỗi thời, cấm không được tự diễn biến, thực ra, họ chỉ nhằm duy trì quyền lực, khai thác “lợi ích nhóm”, làm giàu cho bản thân, bất chấp thiệt hại của nhân dân lao động và đất nước.”
Ông cảnh giác : “ Giặc “nội xâm” bao giờ cũng là chỗ dựạ của giặc “ngoại xâm”. Bất kể bọn bành trướng hung hăng ra rả khẳng định toàn bộ Hoàng Sa, Trường Sa, cả “lưỡi bò” Biển Đông là của Trung Quốc, lời họ đáp lại chủ yếu vẫn là kiên trì “16 chữ vàng” và “4 tốt”, vì đây là “đồng chí cùng chung ý thức hệ”, cùng chống lại các thế lực thù địch phương Tây. Truyền thống bất khuất, lòng tự tôn dân tộc bị xúc phạm nghiêm trọng, làm mất dần sự đồng thuận xã hội trước hiểm họa đe dọa sự tồn vong của dân tộc, mà thực ra cũng là sự tồn vong của chính Đảng Cộng sản Việt Nam.”
Rồi ông tuyệt vọng : “Vì những lẽ đó mà thời gian qua, tôi hết sức tự kiềm chế, cố gắng tiếp tục đứng trong hàng ngũ Đảng để cùng với các đảng viên chân chính trực tiếp đấu tranh, góp ý xây dựng Đảng, hi vọng những người lãnh đạo nhận ra sai lầm, vứt bỏ ý thức hệ lạc hậu, tiến tới một Đại hội Đảng đổi mới lần 2: Đổi mới chính trị, thực hiện nhà nước pháp quyền đúng như các thể chế chính trị hiện đại. Từ đó mà vực dậy niềm tin đang cùng kiệt của nhân dân, tiếp tục sứ mệnh mà đảng viên và nhân dân giao cho.
Hôm nay, con đường ấy đã bị chặn lại. Đau lòng lắm, nhưng phải đành vậy thôi! Từ giờ phút này, từ ngày hôm nay, 25-2-2014, tôi xin nói lời chia tay với Đảng Cộng sản Việt Nam.
PHẠM BÌNH MINH NÓI DỐI ĐẾN BAO GIỜ ?
Với trường hợp của Cụ Tống Văn Công và trước đây đối với Cố Luật sư Lê Hiếu Đằng cũng phải bỏ đảng sau 45 năm chưa đủ để cho những người cầm quyền ở Việt Nam “sáng mắt sáng lòng” hay sao ?
Vậy mà, trong bài diễn văn đọc tại kỳ họp thứ 25 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ở Geneve ngày 30/03/2014 vừa qua, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngọai giao Phạm Bình Minh vẫn có thể loè bịp Thế giới khi ông lập lại câu nói “phong trào” rằng : “Việt Nam khẳng định chính sách nhất quán về bảo đảm và phát huy quyền con người, xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình phát triển…. Nhà nước Việt Nam đã có nhiều nỗ lực đáng kể trong công tác bảo đảm và phát huy quyền con người, được cụ thể hóa trong pháp luật, chính sách và thể hiện rõ bằng những thành tựu trên thực tế.”
Phó Thủ Tướng, Bộ ngoại giao Phạm Bình Minh. Ảnh google
Phó Thủ Tướng, Bộ ngoại giao Phạm Bình Minh. Ảnh google
Ông Minh còn không biết ngượng mồm khi khoe tại diễn đàn: “Người dân Việt Nam liên tục cập nhật hơi thở và nhịp sống của thế giới bên ngoài thông qua hệ thống gần 1000 báo in, 1174 cổng thông tin điện tử, 67 đài phát thanh truyền hình, sự có mặt tại Việt Nam của nhiều hãng thông tấn, truyền hình lớn trên thế giới, nhất là sự phát triển của Internet. Theo Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU,  International Telecommunication Union), số người dùng Internet tại Việt Nam gần 31 triệu, đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á và thứ 8 tại châu Á. Ai từng đến Việt Nam cũng có nhận thấy đời sống tôn giáo, tín ngưỡng phong phú. Tất cả các tôn giáo chính trên thế giới đều có mặt và cùng chung sống hòa bình tại Việt Nam với số lượng chức sắc, tín đồ, cơ sở thờ tự, ấn phẩm ngày càng tăng.
Có thể nói rằng, chưa bao giờ người dân Việt Nam lại có mức sống cao và được thụ hưởng một cách đầy đủ, trọn vẹn tất cả những quyền và tự do của mình trên tất cả các lĩnh vực dân sự, văn hoá, kinh tế, chính trị và xã hội như hiện nay.”
Khi nói oang oang như thế, ông Minh tưởng đại biểu các nước không biết ông đang nói dối hay sao ? Chẳng nhẽ họ không biết ở Việt Nam không hề có tự do ngôn luận, chưa hề có tự do báo chí, và quyền tự do truy nhập và truyền tải thông tin tự do trên Internet  đang bị nhà nước kiểm soát và theo dõi gắt gao ?
Và liệu  ông Minh  có mảy may cảm thấy thẹn thùng khi khoe khoang hão huyền rằng: “Bản Hiến pháp được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 28/11/2013 sau một thời gian dài tiếp thu hàng chục triệu ý kiến đóng góp, dành riêng 36 điều/120 điều nói về quyền con người”, nhưng ông lại  giấu đi không biết bao nhiêu  “hầm chông” và “mãi mìn” ghi trong các Điều 14  và 15  về Quyền con người.
Điều 14 viết:”Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.”
Nhưng có ai giải thích được, hay đã có Luật nào của Việt Nam quy định thế nào là “ lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.” ?
Sang Điều 15 cũng  “lấp lửng con cá vàng” và “đánh bẫy” như thế này : 
“1. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.
2. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.
3. Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.
4. Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.”
Nhưng thế nào là “lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác” ?
Nếu chưa ai trong lãnh đạo đảng và nhà nước CSVN giải thích được thì tại sao  ông Phạm Bình Minh  phải nói dối mãi để cho đám cháy nhân quyền ở Việt Nam không còn chữa được nữa ?
 Phạm Trần

Cuộc đàm phán của những ‘ông lớn’ về khủng hoảng Ukraine


Người dân căng băng rôn chống chiến tranh ở thị trấn  Crimean , Ukraine. Ảnh Reuters
Người dân căng băng rôn chống chiến tranh ở thị trấn Crimean , Ukraine. Ảnh Reuters
VRNS (06.3.2014) – Sài Gòn - 
Cuộc đàm phán của những ‘ông lớn’ về khủng hoảng Ukraine
Reuters nhận định, những nỗ lực ngoại giao cấp cao nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraine đã có ít nhiều tiến triển rõ ràng tại cuộc đàm phán nảy lửa ở Paris hôm thứ Tư giữa Moscow và Washington.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết, các cuộc thảo luận sẽ tiếp tục trong những ngày tới trong một nỗ lực nhằm ổn định cuộc khủng hoảng và ông dự kiến ​​sẽ gặp Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov một lần nữa ở Rôma hôm thứ Năm.
“Đừng cho rằng chúng tôi không có những cuộc đối thoại nảy lửa nhằm tìm ra những ý tưởng sáng tạo và thích hợp để giải quyết vấn đề này, và chúng tôi đã có một số ý tưởng”, ông nói sau cuộc hội đàm với Bộ trưởng từ Ukraina, Nga, Anh và Pháp.
“Tôi không nghĩ rằng bất kỳ ai trong chúng ta đã có thể dự đoán được, chúng tôi đã đến đây vào thời điểm này, trong một bầu không khí căng thẳng và đối đầu, để giải quyết vấn đề đó vào chiều nay” Kerry nói tiếp và nhấn mạnh đến sự tiến triển bất ngờ.
BBC cho biết thêm, cuộc thảo luận bên lề một hội nghị tại Paris về vấn đề Libăng kết thúc mà không đạt được thỏa thuận rõ ràng nào.
Nga trước đó đã từ chối yêu cầu của phương Tây về việc rút quân đang kiểm soát tại khu vực Crimea của Ukraine về lại căn cứ của họ.
Các lãnh đạo EU tổ chức hội đàm khẩn cấp
Bên cạnh đó BBC cũng cho biết, các lãnh đạo EU đang lên kế hoạch cho một hội nghị khẩn cấp tại Brussels vào lúc 10 giờ GMT, nhằm quyết định cách thức phản ứng ‘mạnh như thế nào’ trước việc Nga triển khai quân tại khu vực Crimea, Ukraine.
Trước đó, Moscow bác bỏ thông tin cho rằng quân của họ đang kiểm soát khu vực này, tuy nhiên một số người trong lực lượng này nói với BBC rằng họ thuộc quân đội Nga.
Thủ tướng Anh David Cameron đang hy vọng rằng, trong sự liên minh với Thụy Điển, Ba Lan và các nước Đông Âu khác, ông có thể thuyết phục các đồng sự về việc Tổng thống Nga Vladimir Putin cần phải trả giá cho sự chiếm đóng của Crimea, biên tập viên chính trị của BBC Nick Robinson báo cáo.
Trong khi đó các nước khác – dẫn đầu bởi Thủ tướng Đức Angela Merkel – vẫn mong muốn thúc đẩy sự hòa giải và cho rằng đó là cách tốt nhất để thoát khỏi cuộc khủng hoảng đang leo thang.
Bà Merkel được cho là đang lo lắng trước những bước đi khó khăn trong việc thúc đẩy một cuộc đối thoại giữa Nga và Ukraine, cũng như đang xao lãng việc cần phải hỗ trợ cho chính phủ mới ở Kiev cả về kinh tế lẫn chính trị, biên tập viên của BBC cho biết thêm.
Tân Thủ tướng tạm quyền Ukraine, Arseniy Yatsenyuk cũng sẽ có mặt tại Brussels.
Hội nghị sắp tới của Liên minh châu Âu có thể sẽ áp đặt một số biện pháp trừng phạt khá tượng trưng, ​​như ngừng các cuộc đàm phán về thị thực hoặc tự do thương mại, phóng viên Chris Morris của BBC tại Brussels báo cáo.
Nhưng các biện pháp thực chất hơn – bao gồm cấm đi lại hoặc đóng băng tài sản đối với các quan chức cấp cao Nga – là không có khả năng, phóng viên BBC nhận định tiếp.
Ý tưởng có thể thấy được hiện nay là việc EU sẽ thể hiện sự hỗ trợ mạnh mẽ đối với Ukraine, và cố gắng giữ được liên lạc đàm phán với Nga.
Moscow đã luôn chỉ trích chính phủ mới tại Ukraine là bất hợp pháp, và nói rằng ông Yanukovych vẫn là nhà lãnh đạo hợp pháp.
Để đáp lại các đe dọa từ phương Tây, ông Putin từng nói trong cuộc họp báo hôm thứ Ba rằng: “Những ai đang nghĩ đến việc trừng phạt Nga cần cân nhắc các hậu quả của chúng. Trừng phạt sẽ gây thiệt hại cho cả hai bên.”
Về nhóm G8 “chúng tôi sẵn sàng tiếp đón các đồng nghiệp. Nhưng nếu họ không muốn đến thì thôi cũng chẳng cần,” ông nói tiếp.
BBC cũng cho biết, cả Mỹ và Liên minh châu Âu đã đề nghị cung cấp hỗ trợ tài chính cho Ukraine, trước cuộc khủng hoảng kinh tế đang lan rộng và nguy cơ bị cắt đứt mối quan hệ với Moscow.
Ông Kerry đã mang đến Kiev một gói trợ cấp năng lượng 1 tỷ Mỹ Kim, trong khi EU đang xem xét việc thanh toán 2 tỷ Mỹ mà Ukraine nợ Nga trong hóa đơn khí đốt.
PV.VRNs

New York: Nhiễm trùng da phát xuất từ các chợ cá người Hoa

NEW YORK, New York (AP) - Một hình thức nhiễm trùng da hiếm thấy đã được xác định là có xuất xứ từ hải sản sống mua ở các chợ cá trong ba khu vực đông đảo người Hoa sinh sống tại thành phố New York, theo giới chức y tế công cộng cho hay hôm Thứ Tư. 




Một chợ bán cá ở khu vực Chinatown, New York. (Hình: Getty Images)


Có khoảng 30 trường hợp nhiễm trùng do loại vi khuẩn mang tên Mycobacterium marinum gây ra, theo cơ quan y tế thành phố New York.

Các triệu chứng thường thấy là sưng tấy đỏ dưới da ở tay và cánh tay. Những nơi bị sưng có khi trở nên nặng hơn khiến bệnh nhân bị đau đớn và khó sử dụng bàn tay hoặc cánh tay. Những người bị nhiễm trùng cần phải được điều trị bằng thuốc trụ sinh, theo cơ quan y tế.

Tất cả các bệnh nhân đều cho hay họ đã cầm hải sản sống hoặc tươi từ các chợ cá trong các vùng như khu Chinatown ở Manhattan, khu Sunset Park ở Brooklyn và Flushing ở Queens.

Bộ Y Tế tiểu bang New York khuyến cáo mọi người nên đeo bao tay không thấm nước khi cầm các con cá tươi từ những chợ trong khu vực nêu trên. Cơ quan này cũng nói rằng không có nguy hiểm gì trong việc ăn các con cá này.


Ông Patrick Kwan, một phát ngôn viên cho Chinatown Partnership, một nhóm gồm các doanh gia, cho hay mọi người cần phải đeo bao tay và rửa tay sau khi cầm cá sống hoặc tươi từ bất cứ chợ cá nào chứ không chỉ ở Chinatown. 

Việt Nam ủng hộ Philipines tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc

MANILA (NV) .- Trò chuyện với báo chí, ông Jejomar Binay, Phó Tổng thống Philipines, cho biết, Việt Nam ủng hộ Philippines trong cuộc tranh chấp chủ quyền ở biển Đông với Trung Quốc.


Đại sứ CSVN Trương Triều Dương (phải) bầy tỏ sự hậu thuẫn của Việt Nam trong cuộc tranh chấp biển đảo với Trung Quốc khi đến thăm phó tổng thống Philipines là
Jejomar Binay hôm Thứ Ba 4/3/2014 vừa qua. (Hình: Inquirer.net)


Theo ông Binay, ông  Trương Triều Dương, Đại sứ Việt Nam tại Philippines đã bày tỏ sự ủng hộ của Việt Nam khi ông đến thăm viếng ông phó tổng thống ngày Thứ Ba 4/3/2014 vừa qua. Thậm chí ông Dương còn nói thêm rằng, Malaysia cũng đồng quan điểm với Việt Nam.

Trước đó ít ngày, ông Francis Jardeleza, chưởng lý của Bộ Tư Pháp thay mặt chính phủ Philippines kiện yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông tại Tòa án Trọng tài về Luật biển, lên tiếng mời gọi Việt Nam và các quốc gia khác trong khu vực tham gia vụ kiện này.
  
Trong một cuộc thảo luận về các tranh chấp chủ quyền ở biển Đông hôm 27 tháng 2, ông Jardeleza mời gọi Việt Nam và các quốc gia bị yêu sách của Trung Quốc xâm hại chủ quyền cùng kiện Trung Quốc. Ông nhấn mạnh, đó là phương cách duy nhất để các quốc gia nhỏ bảo vệ lãnh thổ của mình một cách hòa bình, chống lại tham vọng của Trung Quốc.

Từ nay đến cuối tháng 3, Philippines phải nộp cho Tòa án Quốc tế luận chứng và bằng chứng để phủ nhận yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông. Philippines khởi kiện Trung Quốc hồi đầu năm nay tại Tòa án Trọng tài về Luật biển, sau khi Trung Quốc cưỡng đoạt bãi Scarborough thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.

Philippines yêu cầu Tòa án Trọng tài về Luật biển phán xét yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông. Theo đó, Trung Quốc đòi chủ quyền khoảng hơn 80% diện tích Biển Đông, theo một bản đồ do Trung Quốc tự vẽ. Tuy Trung Quốc không chấp nhận vụ kiện nhưng các thủ tục tố tụng vẫn được thực hiện theo qui định của luật pháp quốc tế.

Yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông xâm hại chủ quyền của cả Philippines lẫn Việt Nam, Malaysia, Brunei, Indonesia. Ông Jardeleza cho biết, ông và Bộ Ngoại giao Philippines hết sức hoan nghênh việc Việt Nam và Malaysia khởi kiện Trung Quốc như Philippines. Ông Jardeleza cho rằng việc có thêm các quốc gia bị xâm hại chủ quyền vì yêu sách chủ quyền vô lối của Trung Quốc là “rất hữu ích”.

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Philippines không đề cập đến việc Philippines đã chính thức mời Việt Nam và Malaysia tham gia kiện Trung Quốc hay chưa. Ông này chỉ cho biết, các quốc gia có liên quan sẽ quyết định về vấn đề này tùy theo quyền lợi của họ và Philippines tôn trọng mọi quyết định. 

Việt Nam chưa bao giờ xác định sẽ kiện Trung Quốc tại Tòa án Trọng tài về Luật biển. Nhưng hồi tháng 5 năm ngoái, trong một buổi họp báo sau cuộc gặp gỡ lần thứ bảy của Ủy ban hỗn hợp Hợp tác song phương Philippines - Việt Nam, diễn ra từ 31 tháng 7 đến 1 tháng 8, tại Manila, dưới sự chủ trì của Ngoại trưởng Philippines và Ngoại trưởng Việt Nam, ông Albert del Rosario, Ngoại trưởng Philippines, tiết lộ, Việt Nam ủng hộ Philippines trong tranh chấp với Trung Quốc về chủ quyền trên biển Đông và “rất có thể” Việt Nam sẽ tham gia vào vụ kiện đó.

Lúc đó, Ngoại trưởng Philippines nói thêm rằng, chuyện Việt Nam ủng hộ Philippines trong tranh chấp với Trung Quốc về chủ quyền trên biển Đông là điều trước đây chưa từng có. Ông Albert del Rosario cho biết, quan điểm của cả Ngoại trưởng Philippines và Ngoại trưởng Việt Nam cùng là cần phải tôn trọng luật pháp để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ.

Trả lời thắc mắc liệu Việt Nam có sát cánh cùng Philippines kiện Trung Quốc hay không, Ngoại trưởng Philippines bảo rằng, đó là một tùy chọn, một khả năng, nhưng hai bên chưa đạt đến mức đó. Tuy nhiên cả Philippines lẫn Việt Nam sẽ cố gắng thuyết phục các quốc gia trong ASEAN khởi sự đàm phán về bộ quy tắc ứng xử (COC) tại biển Đông. Ông Del Rosario nhấn mạnh, lúc này, bối cảnh này, cần phải xúc tiến đàm phán để có COC.


Dẫu cũng dính líu trực tiếp tới các tranh chấp gay gắt về chủ quyền ở biển Đông với Trung Quốc như Philippnes, song Việt Nam  vẫn tỏ rất trung thành với phương thức “đối thoại”, không dám “đối đầu” với Trung Quốc như Philippines. Cho đến cuộc gặp gỡ lần thứ bảy của Ủy ban hỗn hợp Hợp tác song phương Philippines - Việt Nam như vừa kể, Việt Nam đột nhiên tán thành quan điểm của Philippines: Không chấp thuận các dự án chung như thăm dò khai thác dầu khí với Trung Quốc nếu Trung Quốc tiếp tục khẳng định chủ quyền như trước nay.

Hà Nội: Chấn động vụ cưỡng chế ngay sát Tết, tan nát cả một làng cổ!

Thứ Sáu, 07/03/2014 - 06:00

(Dân trí) - Ngày 24 Tết Giáp Ngọ, mặc dù chưa đến thời hạn cưỡng chế, chính quyền xã Bình Yên - Thạch Thất (Hà Nội) đã huy động đến 780 người cùng 4 máy ủi rầm rập đến làng Vân Lôi đập nát hàng loạt tường, nhà của 52 hộ dân khiến ngôi làng cổ tan nát. 





Gần nghìn người "bủa vây" cưỡng chế 52 hộ dân ngay sát Tết
Dù đã hơn một tháng trôi qua nhưng những người dân làng Vân Lôi - Bình Yên - Thạch Thất, (Hà Nội) vẫn chưa hết bàng hoàng trước cảnh tượng gần một nghìn người người kèm theo 4 chiếc máy ủi rầm rập tiến vào cưỡng chế đập nát hàng loạt bức tường, ngôi nhà của 52 hộ dân trong làng. Sự việc xảy ra vào ngày 24 tết Giáp Ngọ vừa qua đẩy hàng trămngười dân, trong đó có nhiều cụ già, trẻ em, thậm chí cả gia đình Mẹ Việt Nam anh hùng vào cảnh không chốn “nương thân”  ngay trong những ngày Tết đến.
Ngày 5/3, sau khi tiếp nhận đơn kêu cứu khẩn cấp của hàng chục hộ dân làng Vân Lôi, PV Báo điện tử Dân Trí đã có mặt tại đây. Chỉ vừa bước qua cánh cổng làng được làm bằng đá ong cổ kính, đập vào mắt chúng tôi là cảnh tượng tan hoang, đổ nát.
Làng cổ Vân Lôi tan nát sau vụ cưỡng chế.
Làng cổ Vân Lôi tan nát sau vụ cưỡng chế.
Làng cổ Vân Lôi tan nát sau vụ cưỡng chế.
Làng cổ Vân Lôi tan nát sau vụ cưỡng chế.
Những bức tường mới xây xen lẫn tường đá ong có tuổi thọ vài trăm nămbị đập đổ, chồng chất gạch vụn, bê tông. Từ đầu đến cuối làng, những người dân lố nhố từng tốp đang thu gom đống vật liệu xây dựng ngổn ngang.
Cây cối tại những ngôi nhà của các hộ dân cũng bị nhổ rễ, đánh bật gốc đổ ngả ngiêng. Cảnh tượng làng cổ bắc bộ Vân Lôi yên bình từng đi vào sử sách xa xưa không còn, thay vào đó là một không gian bị tàn phá như “thời chiến”.
Theo chị Phạm Thị Hoa (35 tuổi), một người dân có nhà bị cưỡng chế cho hay, làng Vân Lôi vốn có từ lâu đời, đất đai do cha ông khai phá truyền từ đời này sang đời khác. Mảnh đất của chị Hoa đang ở đã tới đời thứ 8.
Tuy nhiên, khu diện tích đất của chị Hoa cũng như nhiều người dân ở làng Vân Lôi nằm trong dự án xây dựng khu tái định cư nam đường tỉnh lộ 420 khu công nghệ cao Hòa Lạc nên chính quyền UBND huyện Thạch Thất đã có chỉ đạo UBND xã Bình Yên ra thông báo về việc thu hồi đất để bàn giao mặt bằng thi công.
Do việc đền bù giải tỏa còn gặp nhiều vướng mắc cũng như việc kiểm đếm chưa hoàn tất nên các hộ dân vẫn ‘bám’ đất ông cha đề chờ đợi giải pháp hiệu quả hơn.
Vào ngày 22/1/2014, phía UBND xã Bình Yên (Thạch Thất, Hà Nội) bất ngờ phát ra thông báo đến các hộ dân về việc thi hành quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng ở làng Vân Lôi.
Người dân làng Vân Lôi bật khóc mỗi khi nhắc tới vụ cưỡng chế kinh hoàng ngay sát Tết.
Người dân làng Vân Lôi bật khóc mỗi khi nhắc tới vụ cưỡng chế kinh hoàng ngay sát Tết.
Người dân làng Vân Lôi bật khóc mỗi khi nhắc tới vụ cưỡng chế kinh hoàng ngay sát Tết.
Người dân làng Vân Lôi bật khóc mỗi khi nhắc tới vụ cưỡng chế kinh hoàng ngay sát Tết.
Trong thông báo đã ghi rõ thời gian gia hạn đến ngày 27/1/2014 (tức 27 tết) nhưng đến ngày 24/1 (tức 24 tết) chính quyền UBND xã Bình Yên đãhuy động khoảng 800 người đến tiến hành cưỡng chế.
“Hôm đó khoảng 7h sáng, tôi vừa ngủ dậy thì bất ngờ thấy nhiều người của xã đến đập phá tường bao. Khi tôi yêu cầu dừng lại, một cán bộ địa chính xã Bình Yên đã chạy tới ngăn máy xúc lại nhưng đến khoảng 11h cùng ngày lại tiếp tục đập nát khu tường bao của nhà tôi”, chị Phạm Thị Hoa kể lại.
Đứng trên đống đổ nát của nhà mình, ông Đỗ Văn Hùng (58 tuổi) bế trên tay đứa cháu 2 tuổi vừa khóc tu tu vừa mếu máo nói: “Hôm gần Tết đang ở trong nhà bất ngờ tôi bị yêu cầu phải phá bỏ nhà. Cả cái tết vừa qua, tôi sống trong thấp thỏm lo âu, sắp tới nhà bị phá mất tôi và cháu biết sống ở đâu”.
Làng cổ xã Bình Yên đã không còn bình yên.
Làng cổ xã Bình Yên đã không còn bình yên.
Làng cổ xã Bình Yên đã không còn bình yên.
Cay đắng hơn, gia đình anh Ngô Văn Huệ (47 tuổi) có mẹ già 85 tuổi, hôm xảy ra sự việc, lực lượng cưỡng chế đã bê cả giường có mẹ anh Huệ đang nằm đem để ra vườn rồi lấy búa đập vỡ tường bao, tường nhà được cho là đã xây dựng trái phép. Khi anh Huệ ra ngăn lại đã bị lực lượng cưỡng chế còng tay.
Ngay như ngôi nhà của Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Khuyết cũng bị đập nát tan hoang trong buổi sáng ngày 24 Tết.
Ngôi nhà của bà Nguyễn Thị Khuyết là một trong số những 
Ngôi nhà của Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Khuyết cũng bị đập nát tan hoang trong buổi sáng ngày 24 Tết.
Cụ già 85 tuổi nằm trên giường bị bê đặt ra vườn để lực lượng...cưỡng chế.
Cụ già 85 tuổi nằm trên giường bị bê đặt ra vườn để lực lượng...cưỡng chế.
Theo các hộ dân, việc phải di dời khỏi phần đất ông cha từ lâu năm là điều không ai mong muốn. Khi biết đất nằm trong dự án xây dựng khu tái định cư, nhiều người đã tiến hành xây tường bao quanh diện tích đất nhà mình vì sợ sẽ bị đền bù thiếu. Ngoài ra, các hộ dân ở làng Vân Lôi cũng chưa di dời vì chưa thống nhất được phương án đền bù khi chính quyền đưa ra mức 700.000/m2.
Cưỡng chế vì bị thúc ép, hàng loạt cán bộ bị...kiểm điểm
Liên quan đến sự việc cưỡng chế ở làng Vân Lôi, phóng viên Dân Trí đã buổi làm việc với ông Lê Văn Mão - Chủ tịch UBND xã Bình Yên (Thạch Thất - Hà Nội) cho biết rằng, sở dĩ chính quyền tiến hành cưỡng chế vào ngày 24 tết là do cấp trên “thúc ép” để bàn giao mặt bằng cho việc thi công dự án tái định cư công nghệ cao Hòa Lạc.
Đồng thời do có tới 52 hộ dân tiến hành xây dựng trái phép nên xã đã lập kế hoạch trình lên huyện Thạch Thất để phối hợp đưa lực lượng tới cưỡng chế. Cụ thể có 780 người tham gia buổi cưỡng chế 4 máy ủi, 2 xe đặc chủng công an để dẫn giải các đối tượng chống đối, gây rối…
Ông Lê Văn Mão - Chủ tịch UBND xã Bình Yên thanh minh cưỡng chế do cấp trên thúc ép.
Ông Lê Văn Mão - Chủ tịch UBND xã Bình Yên "thanh minh" cưỡng chế do cấp trên thúc ép.
Khi được hỏi về trách nhiệm để xảy ra ồ ạt xây dựng trái phép trên địa bàn ông Mão thừa nhận do đã buông lỏng quản lý để dẫn tới sai phạm hàng loạt. Sau đó việc tiến hành cưỡng chế gây ảnh hưởng đến đời sống người dân, tiêu hao chi phí từ ngân sách nhà nước vào việc cưỡng chế.
Chỉ một ngày sau khi buổi cưỡng chế kết thúc, phía chính quyền UBND huyện Thạch Thất đã có buổi họp kiểm điểm chính quyền UBND xã Bình Yên về việc để xảy ra tình trạng vi phạm trật tự ồ ạt tại dự án tái định cư công nghệ cao Hòa Lạc ở làng Vân Lôi.
Buổi họp đã kiểm điểm đối với các cá nhân là ông Lê Văn Mão - Chủ tịch xã Bình Yên, cùng với đó kiểm điểm Phó bí thư đảng ủy, Chủ tịch hội đồng nhân dân, Phó chủ tịch UBND xã, Phó chủ tịch hội đồng nhân dân cùng các thành viên chuyên môn…
Về phương hướng giải quyết sắp tới đối với các hộ dân ở làng Vân Lôi, ông Mão cho biết sẽ không tiến hành cưỡng chế nữa mà sẽ tiến hành họp dân, tuyên tryền, làm công tác kiểm đếm, đền bù và thực hiện công tác tái định cư sau di dời.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc đến bạn đọc.

Anh Thế - Hoành Sơn

24.000 tiến sĩ Việt Nam đang làm gì?

Thứ Năm, 06/03/2014 - 11:59

Theo số liệu thống kê mới nhất của Bộ GD-ĐT, tính đến năm 2013 có 633 tiến sĩ là giảng viên các trường cao đẳng, 8.519 tiến sĩ là giảng viên các trường đại học.

Trong khi đó, Việt Nam có khoảng 24.300 tiến sĩ. Vậy 15.000 tiến sĩ đang làm việc ở những đâu?
Nhiều quan chức
Nếu tính từ hàm Thứ trưởng trở lên, số người có trình độ tiến sĩ ở Việt Nam cao gấp 5 lần Nhật Bản. Đó là tiết lộ của TS Nguyễn Khắc Hùng, nguyên Chuyên viên Đối ngoại, Học viện Hành chính Quốc gia khi nói về sự kiện 8 chủ tịch Tỉnh bị Thủ tướng yêu cầu kiểm điểm do báo cáo sai thiệt hại do thiên tai năm 2012.
Cách đây không lâu, Hà Nội công bố “chiến lược cán bộ công chức” với mục tiêu đến năm 2020 phấn đấu 100% cán bộ khối chính quyền diện Thành ủy quản lý có trình độ tiến sĩ. Theo đó, 100% cán bộ diện UBND TP quản lý có trình độ trên đại học, trong đó một nửa cần đạt trình độ tiến sĩ, 100% cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn có trình độ đại học, trong đó 50% trên đại học.
Lãnh đạo các tổng công ty, tập đoàn, doanh nghiệp… trên danh thiếp hầu hết đều kèm hai chữ TS.
Và tiến sĩ cho dù có đang làm gì đi nữa, thì công tác nghiên cứu khoa học đối với họ chắc chắn không phải là việc trọng yếu. Bởi, hiện nay, Việt Nam được xếp vào nước có nhiều tiến sĩ trong khu vực nhưng nghiên cứu khoa học lại nằm trong nhóm thấp nhất Đông Nam Á. Chúng ta vẫn thiếu các công trình khoa học có tầm cỡ khu vực và ít các sáng chế.
Theo thống kê của Bộ Khoa học - Công nghệ (KH-CN), cả nước có 24.300 tiến sĩ (TS) và 101.000 thạc sĩ. So với năm 1996 đội ngũ này tăng trung bình 11,6%/năm, trong đó TS tăng 7%/năm, thạc sĩ tăng 14%/năm.
PGS-TS Phạm Bích San, Phó tổng thư ký Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), cho biết: “Số giáo sư, tiến sĩ chúng ta nhiều nhất Đông Nam Á nhưng không có trường ĐH Việt Nam nào được đứng trong bảng xếp hạng 500 trường ĐH hàng đầu thế giới".
Tiến sĩ rởm “bị lộ” đã từng làm việc ở những đâu?
Có đến 21 trường đại học đã và đang có mặt tại Việt Nam không được công nhận bởi các cơ quan kiểm định giáo dục có thẩm quyền từ Hoa Kỳ.
Chắc chắn không ít lãnh đạo các tập đoàn, cơ quan Nhà nước có bằng Thạc sỹ của Đại học Irvine và bằng Tiến sĩ của Đại học Nam Thái Bình Dương. Cả hai trường Đại học này đều là trường rởm (degree-mill) bị báo chí phanh phui suốt mấy năm qua.
Đầu tháng 6/2010, dư luận tỉnh Phú Thọ xôn xao khi được biết ông Nguyễn Ngọc Ân, giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và du lịch tỉnh Phú Thọ đã có học vị tiến sĩ với đề tài “Vấn đề di sản văn hóa với việc phát triển kinh tế du lịch tỉnh Phú Thọ”. Với tấm bằng cử nhân tại chức kinh tế - quốc dân khóa 24 (lớp học được tổ chức tại thành phố Việt Trì), không biết tiếng Anh, ông Ân nâng cấp cho mình bằng tấm bằng tiến sĩ tại trường đại học Nam Thái Bình Dương của Mỹ.
“Tiến sĩ” Nguyễn Văn Ngọc, thời điểm còn là Phó Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, cũng lấy bằng Tiến sĩ ĐH Nam Thái Bình Dương chỉ trong 6 tháng với 17.000 USD.
Đang đình đám là “tiến sĩ kinh tế” Dương Chí Dũng. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, Dương Chí Dũng chọn con đường đi xuất khẩu lao động ở Cộng hòa dân chủ Đức vào những năm cuối thập niên 1980. Đầu năm 1994, ông Dũng về Việt Nam và làm cán bộ Liên hiệp Các xí nghiệp nạo vét và sau đó làm phó giám đốc cho Công ty nạo vét sông 1. Trong thời gian này, ông đã đi học lớp tại chức tại ĐH Hàng hải, tiếp đó học lấy bằng thạc sĩ, rồi tiến sĩ kinh doanh thương mại. Đến tháng 9.2003, ông Dũng được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Tổng cty Xây dựng đường thủy (Vinawaco). Hậu quả mà vị “tiến sĩ kinh tế” này để lại cho các đơn vị ông ta từng công tác đến nay ai cũng rõ.
Theo Chi Mai
VietNamNet

Bó tay trước bạo lực học đường?

Thứ Sáu, 07/03/2014 - 06:45

Gần đây, lại có thêm những vụ học trò đánh nhau gây nhức nhối. Nhà trường đã làm gì trước nạn bạo lực học đường?

Hiện tượng bạo lực học đường lại bùng phát khi hàng loạt vụ đánh nhau liên tục xảy ra ngay trong lớp học, cổng trường. Đầy rẫy hình ảnh, đoạn băng về những vụ việc này được tung lên trên các trang mạng xã hội gây nhức nhối dư luận.

Đủ kiểu đánh nhau

Ngày nào chúng ta cũng dễ dàng nghe thấy những tin tức về bạo lực, đánh nhau: Chồng đánh vợ vì nợ nần, hàng xóm đánh nhau chỉ vì mấy quả bưởi, người giữ trẻ đánh các cháu để cho ăn, thầy giáo đánh học trò, học trò đánh thầy giáo, bạn bè cùng lớp yêu nhau rồi đánh nhau... “Sao ngày nay người ta dễ dàng đánh nhau như vậy?”  là câu hỏi mà nhiều người đặt ra.

Hàng loạt vụ bạo lực học đường xảy ra gần đây được tung lên mạng.
Hàng loạt vụ bạo lực học đường xảy ra gần đây được tung lên mạng.

Một số lý giải đã được nêu, như: Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, việc thỏa mãn các nhu cầu cuộc sống có một giới hạn nhất định, từ đó con người ta trở nên bức bối, dễ bùng nổ, dễ đánh nhau. Trẻ con thiếu hoạt động vui chơi nên dễ xả năng lượng bằng “uýnh lộn”. Người lớn uống bia rượu vào dẫn đến mất kiểm soát nên “nói chuyện” với nhau bằng tay chân… Bên cạnh đó, do luật pháp, nội quy, chuẩn mực đạo đức - văn hóa không đủ mạnh để bảo vệ con người nên người ta cho rằng đánh nhau cũng là một cách tự vệ.

Chuyện học trò đánh nhau cũng dần trở nên quen thuộc giữa chốn học đường. Bé N.L.C, học sinh lớp 4, đi học về kể với mẹ : “Hôm nay, lớp con suýt có một trận đánh nhau với khối lớp 3, may nhờ có thầy con xử lý kịp”. Nguyên do, một nam sinh lớp 4 đem đồ chơi xuống “hùn” cùng với lớp 3. Sau giờ ra chơi, một em lớp 3 phát hiện mình bị mất một món đồ bèn lên lớp 4 để đòi lại và được trả một món không phải thứ đã mất. Khi quay về, em lớp 3 rủ thêm mấy bạn to con lên để đánh nhau với lớp 4…

Lớp nhỏ đánh nhau kiểu lớp nhỏ, lớp lớn đánh kiểu lớp lớn. Nhà trường đã làm gì để học trò bớt đánh nhau? Một giáo viên có thâm niên gần 10 năm làm chủ nhiệm lớp cho biết khi học sinh đánh nhau, nhiều bậc cha mẹ cho rằng việc gặp gỡ thầy cô và nhà trường để trao đổi nhằm giáo dục trẻ tốt hơn lại là một sự phiền phức đối với họ. Cho nên, chẳng đặng đừng mới mời phụ huynh, còn hầu hết thầy cô tự “dàn xếp” với học trò.

Chỉ giải quyết phần ngọn

Quy trình xử lý của các thầy cô ở trường THCS khi học sinh đánh nhau thường là tách 2 đối tượng ra, làm “công tác tư tưởng” với từng em. Với học sinh đánh bạn, thầy cô truy hỏi lý do tại sao. Câu trả lời thường là: bạn chảnh, bạn ỷ giàu, bạn nợ tiền, bạn chọc quê và nhiều khi đơn giản là... thấy ghét!

Giáo viên sẽ hỏi tiếp: “Nếu gặp trường hợp bị bạn khác “thấy ghét” và đánh như vậy, em sẽ như thế nào?” rồi để học sinh suy nghĩ. Với học sinh bị bạn đánh, thầy cô cũng thường hỏi nguyên do, giờ nên giải quyết thế nào... và để cho các em suy nghĩ.

Sau đó, giáo viên yêu cầu cả hai viết lại suy nghĩ của mình (không phải tự kiểm điểm) và xử lý nhẹ nhàng nhất có thể với từng trường hợp. Giải pháp cuối cùng mới là mời phụ huynh. Như vậy, nhà trường chủ yếu áp dụng biện pháp hòa giải và giáo dục.

Phần lớn giáo viên khẳng định  học sinh tiếp xúc mỗi ngày với thầy cô nhiều nhất, những hành xử của thầy cô sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến trẻ. Cho nên, những tác động của thầy cô thường có hiệu quả hơn. Không phải chỉ ở lời nói, khi có bạo lực, nếu giáo viên chỉ đe dọa, mắng mỏ thì không có giá trị xử lý, chỉ làm hằn sâu thêm thói quen bạo lực cho trẻ.
 
Mặt khác, chỉ một phía giáo viên thôi cũng là chưa đủ vì việc hòa giải học sinh mới giải quyết phần ngọn của chuyện đánh nhau. Để giải quyết phần gốc, cần nhiều giải pháp. Trong đó, phải tạo môi trường giáo dục thực sự thân thiện, có sự phối hợp giáo dục từ phía gia đình và nhà trường, sự mẫu mực trong hành vi của người lớn… 
 
Bà Lâm Minh Trang - Phó Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Quận Gò Vấp, TP HCM:
Cần định hướng cho trẻ

Phụ huynh cần phải phối hợp triệt để và tích cực với nhà trường trong việc xây dựng cái gốc cho con. Trong đó, cần giáo dục định hướng cho trẻ lựa chọn khuynh hướng hành vi không bạo lực trong việc giải quyết các vấn đề; cùng với nhà trường phân tích đúng sai, từ đó giúp trẻ tự mình nhìn ra cái đúng - sai khi có sự cố xảy ra.

Phụ huynh phải cư xử nhẹ nhàng với trẻ từ lời ăn tiếng nói, hành vi ứng xử mỗi ngày; không dạy trẻ tính hơn thua, không làm quá, dù là chuyện lớn hay nhỏ. Hằng ngày, cha mẹ nên trò chuyện nhiều với con, hỏi thăm những mối quan hệ của con ở trường để kịp thời chia sẻ và có lời khuyên bổ ích.

TS Đinh Phương Duy - Phó hiệu trưởng Trường Cán Bộ TP HCM, Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục TPHCM:
Dạy học sinh kỹ năng xử lý mâu thuẫn

Phụ huynh cần thường xuyên trao đổi, giúp con nhận thức rõ quan điểm: Không tham gia chuyện đánh nhau, né tránh những nhóm tiêu cực, như ông bà từng dạy “Tránh voi chẳng xấu mặt nào”. Ngoài ra, cần tập cho trẻ tính kiềm chế trong các mối quan hệ, nhất là quan hệ với nhóm bạn, trang bị kỹ năng xử lý mâu thuẫn với bạn bè. Ngoài ra, bố mẹ, anh chị em không gây gổ, đánh nhau trong gia đình. Trẻ không xem phim ảnh bạo lực. Gia đình dạy con biết cách tự vệ, ứng phó, chống đỡ, thoát nguy…
                                                                                                                                         L.Linh ghi

Theo TS Lê Thị Linh Trang
Người Lao Động